Luận văn Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway

MS: LVVH-VHNN010 SỐ TRANG: 98 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG 1: Truyện ngắn và truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway 1. 1. Truyện ngắn 1. 2. Truyện ngắn E. Hemingway 1. 3. Truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway - những dấu hiệu nhận biết CHƯƠNG 2: Không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway 2. 1. Khái niệm không gian 2. 2. Không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway 2. 2. 1. Không gian tàn phá, hủy diệt, chết chóc 2. 2. 2. Không gian di tản, rút lui 2. 2. 3. Không gian trú ẩn CHƯƠNG 3: Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway 3. 1. Nhân vật và nhân vật truyện ngắn 3. 1. 1. Nhân vật 3. 1. 2. Nhân vật truyện ngắn 3. 2. Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway 3. 2. 1. Những người tham chiến 3. 2. 2. Những người lính trở về 3. 2. 3. Đoàn người di tản 3. 2. 4. Nhân vật xác chết PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 : BẢNG THỐNG KÊ TRUYỆN NGẮN CỦA ERNEST HEMINGWAY PHỤ LỤC 2 : BẢNG THỐNG KÊ TRUYỆN NGẮN CHIẾN TRANH CỦA ERNEST HEMINGWAY PHỤ LỤC 3 : TRUYỆN NGẮN CHIẾN TRANH ERNEST HEMINGWAY NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN TỰ DỊCH

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5129 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tp. Hồ Chí Minh, (Số 2). [25] Đào Ngọc Chương, “Hiện tượng đối thoại trong sáng tác của Ernest Hemingway”, Mục Tập san, [26] Đào Ngọc Chương, “Về nguyên lí tảng băng trôi của Ernest Hemingway”, Mục Tập san, [27] Lê Đình Cúc (1983), “Bi kịch của Hemingway”, Tạp chí Văn học, (Số 6). [28] Lê Đình Cúc (1985), “Nghệ thuật tiểu thuyết Ernest Hemingway”, Tạp chí Văn học, (Số 2). [29] Lê Đình Cúc (1985), Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway, Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1985. [30] Lê Đình Cúc (1997), “Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông”, Tạp chí Văn học, (Số 6). [31] Lê Đình Cúc, Tiểu thuyết của Hemingway, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999. [32] Lê Đình Cúc (2002), “Văn học Mỹ thử nhận diện”, Tạp chí Văn học, (Số 4), tr.52-57. [33] Đinh Xuân Dũng (2003), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. [34] Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, NXB Văn học, Hà Nội. [35] Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. [36] Đặng Anh Đào (Viết chung-1997), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.701-730. [37] Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. [38] Phan Quang Định (1997), Cuộc đời sôi động đam mê của Hemingway, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. [39] Hà Minh Đức (chủ biên-2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [40] Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên- 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [41] Bùi Thị Kim Hạnh (2002), Hemingway ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [42] Hansen, Arlen J. (1998), Lược sử truyện ngắn, mục từ Short Story, chương The Art of Literature, Encyclopaedia, tập 23, tr.138-143. [43] Hoàng Ngọc Hiến (1986), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. [44] Bùi Hiển (1987), Tuyển tập Bùi Hiển, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. [45] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội. [46] Lại Văn Hùng (2001), Truyện ngắn nhìn trong nguồn mạch, Tạp chí Văn học, (Số 2), tr. 66-76. [47] Nguyễn Tuấn Khanh (1986), “Hemingway nhà văn, nhà báo bậc thầy về chiến tranh đế quốc”, Báo Quân đội nhân dân. [48] Hemingway, E. (2003), Mặt trời vẫn mọc, Bùi Phụng dịch, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. [49] Hemingway, E. (2005), Chuông nguyện hồn ai, Nguyễn Vĩnh, Hồ Thể Tần dịch, NXB Văn học, Hà Nội. [50] Hemingway, E.(2004), Giã từ vũ khí, Giang Hà Vị dịch, NXB Văn học, Hà Nội. [51] Hemingway, E. (1999), Tác phẩm Ernest Hemingway, truyện ngắn và tiểu thuyết, Lê Huy Bắc-Đào Thu Hằng dịch và giới thiệu, NXB Giáo dục, Hà Nội. [52] Hemingway, E. (2004), Truyện ngắn, Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội. [53] Hemingway, E. (2001), Truyện cực ngắn của Hemingway, Đào Ngọc Chương-Nguyễn Thị Huyền Linh dịch, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. [54] Nguyễn Thị Khánh (chủ biên-1997), Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại, Viện thông tin Khoa học Xã hội-Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội. [55] Khravchenko M. (1978), Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn-Nguyễn Minh dịch, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. [56] Kundera, K. (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. [57] Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [58] Tô Phương Lan (1980), “Tiểu thuyết về chiến tranh viết sau 1975”, Tạp chí Văn học, (Số 5). [59] Phạm Gia Lâm (1995), “Tiểu thuyết chiến tranh Nga Xô-viết hiện đại: Những vấn đề thi pháp của thể loại”, Tạp chí Văn học, (Số 11), tr.37-40. [60] Huy Liên (1997), “Tìm hiểu phong cách nghệ thuật qua các truyện ngắn của Ernest Hemingway”, Tạp chí Văn học, (Số3). [61] Nguyễn Thành Long (1972), Giữa trong xanh, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. [62] Phương Lựu (1985), Tìm hiểu lý luận phương Tây hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội. [63] Nguyễn Đức Nam (1986), Văn học phương Tây hiện đại, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. [64] Nguyễn Đức Nam (chủ biên, 1985), Truyện ngắn Việt Nam 1945- 1985, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. [65] Vũ Thị Tố Nga (2006), “Khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người”, Tạp chí Văn học (Số 5) [66] Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ văn hoá Mỹ, NXB Thế giới, Hà Nội. [67] Vương Trí Nhàn (1986), (Lời giới thiệu) Hạnh phúc ngắn ngủi của Mác- Côm- bơ , NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. [68] Vương Trí Nhàn (1986), “Bắt đầu từ chỗ đứng của một người lính”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (Số 7). [69] Vương Trí Nhàn (Sưu tầm, biên soạn, dịch-2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Tp. Hồ Chí Minh. [70] Hoàng Nhân (1989), Ba nhà văn hiện đại, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. [71] Pôxpêlôp, G. N (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. [72] Lưu Quỳnh (1963), “Bút pháp của nhà văn Hemingway”, Tạp chí Văn học, (Số 163). [73] Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [74] Trần Đình Sử (2003), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội. [75] Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. [76] Bùi Việt Thắng (1999) - Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội. [77] Hoàng Thị Thập (1996), Nguyên lý tảng băng trôi và thực tiễn sáng tác của Hemingway, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. [78] Trần Thị Thuận (1994), “Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Hemingway”, Kỉ yếu Khoa học trẻ, NXB ĐHTH Tp. Hồ Chí Minh. [79] Trần Thị Thuận (1999), “Hình tượng người hùng trong thế giới truyện ngắn Hemingway”, Tạp san Bình luận văn học-Hội nghiên cứu và giảng dạy Tp. Hồ Chí Minh, NXB Khoa học Xã hội. [80] Trần Thị Thuận (2000), “in our time, những nét phác thảo của một phong cách nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, (Số 3). [81] Trần Thị Thuận (2000), Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện ngắn của Hemingway, Luận án tiến sĩ, ĐHKHXH và NV Tp. Hồ Chí Minh. [82] Đinh Từ Bích Thuý (ngày 22/01/2007), Giới thiệu truyện thình lình (Sudden Fiction), internet. [83] Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. [84] Hoàng Trinh (1971), Phương Tây văn học và con người, 2 tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [85] Phan Công Thiện (1961), “Ernest Hemingway”, Tạp chí Mai, (Số 28). [86] Nguyễn Đăng Vũ (1986), Ngôn từ người kể chuyện trong Giã từ vũ khí của Ernest Hemingway, Luận văn sau đại học, Hà Nội. [87] Young, P. (1965), “Thế giới của Hemingway “(Lê Bá Công dịch), Tạp chí Văn, (Số 41). 2-TÀI LIỆU TIẾNG ANH [88] Ahnebrink, Lars (1965), Hemingway in Sweden, The Library Reputation of Hemingway in Europe, M. J Minard Lettres Modernes, Paris, p.151-164. [89] Arthur, Waldhorn (1972), A Reader’s Guide to Ernest Hemingway, Farrar, Straus, and Gironx, New York. [90] Anthony, Burgess (1978), Ernest Hemingway and His World, Charles Sribner’s sons, New York. [91] Cowley, Malcolm (1961), (Introduction), Tender is the Night, F. Scott Fitzgerald, Penguin Books, Great Britain. [92] Cowley, Malcolm, Nightmate and Ritual in Hemingway, Hemingway, A Collection of Critical Essay, p.40-51. [93] Edel, Leon, The Art of Evasion, Folio XX, Sprring, 1955, p.20. [94] Einkeshchein. I (1971), Introduction, Selected Stories by Ernest Hemingway, Progress Publishers, Mosscow. [95] Hemingway, E. (1925), in our time, Charles Sribner’s, New York, Copyright. [96] Hemingway, E. (1987), The Complete Short Stories of Ernest Hemingway, Charles Scribner’s Sons, New York. [97] Hemingway, E. (1995), The Collected Short Stories, The Millennium library. [98] Hemingway, E. (1995), E. Hemingway: The Collected Stories, James Fenton, Everyman’s Library, United Kingdom. [99] Jonsson, Thorten (1942), 6 Amerikaner, Hemingway, Faulkner, Steinbeck, Caldwell, Farrell, Saroyanan. 172 sidor. [100] Kashkeen, Ivan (1956), “Alive in the Midst of Death: Ernest Hemingway”, Soviet Literature (No 7), p.160-172. [101] Killinger, Jonh (1965), Hemingway and Dead Gods, Citated Press, New York. [102] Lukács, George (1990), The Theory of the Novel, The Mit Press Cambridge, Massachusetts. [103] Lewis, Wyndham, The Dumb Ox in Love and War, Twentieth Century Interpretations of A Farewell to Arms, Jay Gellens, Prentice-Hall, Inc, 1970, p.76. [104] Mangum, Bryant (2008), (Introduction) Short Stories of Ernest Hemingway, Virginia Commonwealth University, internet. [105] O’Connor, W.V. (1965), Seven Modern American novelists, The New American library, New York. [106] O’ Faolain, Sean, Ernest Hemingway, the Vanishing Hero, Atlantic Monthly Press, 1957, tr.112-145. [107] Papajewski, Helmut, The Critical Reception of Hemingway’s Works in Germany since 1920, The Literary Reputation of Hemingway in Europe, p.75-88. [108] D. S. R. Welland, Hemingway’s English Reputation, The Literary Reputation of Hemingway in Europe, p.10-35. [109] Wilson, Edmund (1941), Hemingway: Gauge of Moral, The Would and the Bow, Oxford University Press, London, tr.214- 242. [110] Young, Philip, The World, and An American Myth, Ernest Hemingway, Eight Essays, Anchor Books, New York, 1954, p.80-91. [111] Young, Philip, Ernest Hemingway, Rinahart & Company, New York, Toronto, 1952. PHỤ LỤC 1 BẢNG THỐNG KÊ TRUYỆN NGẮN CỦA ERNEST HEMINGWAY Để tiện theo dõi, chúng tôi căn cứ vào cách sắp xếp của ấn phẩm Ernest Hemingway: The Collected Stories [98], tuyển tập khá đầy đủ truyện ngắn của Hemingway và đối chiếu, so sánh các ấn phẩm khác như in our time [95], The Complete Short Stories of Ernest Hemingway [96], The Collected Short Stories [97]… để sắp xếp các truyện ngắn Hemingway. Part One: Stories Collected in Hemingway's Lifetime (Những truyện ngắn được xuất bản khi Hemingway còn sống) From Three Stories and Ten Poems (1923) (Những truyện ngắn trong Ba truyện ngắn và mười bài thơ -1923) TT Tên tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 Up in Michigan (1923, revised 1938) Trên miệt Michigan From in our time (1924) (Những truyện ngắn, chương trong Thời đại của chúng ta- 1924) 2 Chapter I-‘Everybody was ...’ (1924) Chương I 3 Chapter II-‘Minarets stuck...’ (1924) Chương II 4 Chapter III-‘We was in a ...’ (1924) Chương III 5 Chapter IV-‘It was a ...’ (1924) Chương IV 6 Charpter V-‘The Shot the ...’ (1924) Chương V 7 Chapter VI-‘Nick sat ...’ (1924) Chương VI 8 Chapter VII-‘While the ...’ (1924) Chương VII 9 Chapter VIII-‘At two ...’ (1924) Chương VIII 10 Chapter IX-(1924) Chương IX 11 Chapter X-(1924) (A Very Short Story ) Chương X (Một truyện rất ngắn) 12 Chapter XI (1924) (The Revolutionist ) Chương XI (Nhà cách mạng) 13 Chapter XII (1924) Chương XII 14 Chapter XIII (1924) Chương XIII 15 Chapter XIV (1924) Chương XIV 16 Chapter XV- (1924) Chương XV 17 Chapter XVI (1924) Chương XVI 18 Chapter XVII (1924) Chương XV 19 Chapter XVIII -L’ Envoi Chương XVIII (Đoạn kết) In Our Time (1925 and 1930) (Những truyện ngắn trong Thời đại của chúng ta, 1925 và 1933) 20 On the Quai at Smyrna (1930) Trên cảng Smyrna 21 Indian Camp (1925) Trại người da đỏ 22 The Doctor and the Doctor's Wife (1925) Bác sĩ và vợ bác sĩ 23 The End of Something (1925) Kết thúc một vấn đề 24 The Three-Day Blow (1925) Cơn gió ba ngày 25 The Battler (1925) Đấu sĩ 26 Solider’s Home (1925) Nhà của lính 27 Mr. And Mrs. Elliot (1925) Chàng và nàng Eliot 28 Cat in the Rain (1925) Con mèo trong mưa 29 Out of Season (1925) Tàn mùa 30 Cross-Country Snow (1925) Trượt tuyết việt dã 31 My Old Man (1925) Ông già tôi 32 Big two-Hearted River, Part I(1925) Sông lớn hai lòng, phần I 33 Big two-Hearted River,Part II(1925) Sông lớn hai lòng, phần II Men Without Women (1927) (Những truyện ngắn trong Thế giới đàn ông không có đàn bà -1927) 34 The Undefeated (1936) Bất khả chiến bại 35 In Another Country (1927) Nơi xứ lạ 36 Hills Like White Elephants (1927) Rặng đồi tựa đàn voi trắng 37 The Killers (1927) Những kẻ giết người 38 Che Ti Dice La Patria? (1927) Tổ quốc nói gì với mày? 39 Fifty Grand (1927) Năm mươi ngàn dollar 40 A Simple Enquiry (1927) Cuộc thẩm vấn đơn giản 41 Ten Indians (1927) Mười người da đỏ 42 A Canary for One (1927) Chim bạch yến cho ai 43 An Alpine Idyll (1927) Câu chuyện tình thơ mộng miền sơn cước 44 A Pursuit Race (1927) Một cuộc đua 45 Today is Friday (1927) Hôm nay là thứ sáu 46 Banal Story (1927) Chuyện phiếm 47 Now I Lay Me (1927) Bây giờ tôi nằm nghỉ Winner Take Nothing (1933) (Những truyện ngắn trong Chiến thắng hư vô -1933) 48 After the Storm (1932) Sau cơn bão 49 A Clean, Well-Lighted Place (1933) Nơi sạch sẽ và sáng sủa 50 The Light of the World (1933) Ánh sáng của thế giới 51 God Rest You Merry, Gentlemen (1933) Chúa ban phước lành, Thưa quý ông 52 The Sea Change (1933) Đổi thay lớn 53 A Way You'll Never Be (1933) Con đường bạn sẽ chẳng hề theo 54 The Mother of a Queen (1933) Mẹ của gã pê-đê 55 One Reader Writes (1933) Một bạn đọc viết 56 Homage to Switzerland (1933) Thụy Sĩ tôn kính 57 A Day's Wait (1933) Một ngày chờ đợi 58 A Natural History of the Dead (1932, 1933) Lịch sử tự nhiên của cái chết 59 Wine of Wyoming (1930) Rượu Wyoming 60 The Gambler, the Nun, and the Radio (1933) Can bạc, bà xơ và radio 61 Fathers and Sons (1933) Cha và con Stories from The Fifth Column and the First Forty-Nine Stories (1938) (Những truyện ngắn trong Năm vở kịch và bốn mươi chín truyện ngắn) 62 The Capital of the World Thủ đô của thế giới 63 The Snows of Kilimanjaro Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro 64 The Short Happy Life of Francis Macomber (1936) Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber 65 Old Man at the Bridge (1938) Ông lão bên cầu Part Two: Stories and Fragments from Posthumous Collections (Những truyện ngắn và những truyện chưa hoàn thành được xuất bản sau khi Hemingway qua đời) Uncollected Stories published in Hemingway's Lifetime (Những truyện chưa truyển chọn xuất bản khi Hemingway còn sống) 66 The Denunciation (1938) Tố giác 67 Night Before Battle (1939) Đêm trước trận đánh 68 Under the Ridge (1939) Dưới mỏm đất 69 Nobody Ever Dies (1939) Không có ai chết 70 The Good Lion (1951) Con sư tử tốt bụng 71 The Faithful Bull (1951) Chú bò thủy chung 72 A Man of the World (1957) Con người của thế giới 73 Get a Seeing-Eyed Dog (1957) Là con chó dẫn đường 74 The Butterfly and the Tank (1938) Con bướm và cỗ xe tăng Drafts and Fragments first published in The Nick Adams Stories (1972) ( Những bản thảo và những truyện chưa hoàn thành được xuất bản lần đầu tiên trong tuyển tập Những câu chuyện về Nick Adam) 75 Three Shots Ba phát súng 76 The Indians Moved Away Những người da đỏ đi rồi 77 The Last Good Country (1972) Chỗ tốt lành cuối cùng 78 Crossing the Mississippi Vượt sông Mississippi 79 Night Before Landing Đêm trước đổ bộ 80 Summer People (1972) Người mùa hạ 81 Wedding Day Ngày cưới 82 On Writing Đang viết First published in The Complete Short Stories (1987) (Những truyện được xuất bản đầu tiên trong Tổng tập truyện ngắn -1987) 83 A Train Trip (1987) Chuyến du hành bằng xe lửa 84 The Porter (1987) Người phục vụ 85 Black Ass at the Crossroads (1987) Lỗ trôn đen chỗ giao lộ 86 Landscape with Figures (1987) Cảnh sắc muôn màu 87 I Guess Everything Reminds You of Something (1987) Con nghĩ mọi thứ gợi lại cho bố điều gì đó 88 Great News from the Mainland (1987) Tin tốt lành đến từ đất liền 89 The Strange Country (1987) Đất nước xa lạ Juvenilia and Pre-Paris Stories (Những truyện lúc còn trẻ và trước khi đến Paris của Hemingway ) 90 Judgment of Manitou (1916) Sự phán xử của Mannitou 91 A Matter of Colour (1916) Chuyện màu sắc 92 Sepi Jingan (1916) Sepi Jingan 93 The Mercenaris (1985) Lính đánh thuê 94 Crossroads – an Anthology (1985) Giao lộ-Hợp tuyển 95 Portrait of the Idealist in Love (1985) Chân dung người yêu lý tưởng 96 The Ash Heel's Tendon (1985) Gót chân Asin 97 The Current (1985) Hiện tại Ngoài ra, chúng tôi bổ sung thêm 05 truyện trong các ấn phẩm sau: -The Complete Short Stories of Ernest Hemingway [96] In The Garden of Eden (trong Vườn Thiên đường) 98 An African Story Một chuyện châu Phi -Truyện cực ngắn E. Hemingway [53] 99 Bob White Bob White 100 Billy GilBert Billy GilBert 101 Ed Paige Ed Paige 102 Lão Hurd và bà Hurd Tổng cộng: 102 truyện. PHỤ LỤC 2 BẢNG THỐNG KÊ TRUYỆN NGẮN CHIẾN TRANH CỦA ERNEST HEMINGWAY Từ 102 truyện ngắn ở Phụ lục số 1, chúng tôi chọn 41 truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway. Part One: Stories Collected in Hemingway's Lifetime From in our time (1924) TT Tiếng Anh Tiếng Việt 1 Chapter I-‘Everybody was ...’ (1924) Chương I 2 Chapter II-‘Minarets stuck ...’ (1924) Chương II 3 Chapter III-‘We was in a ...’ (1924) Chương III 4 Chapter IV-‘It was a ...’ (1924) Chương IV 5 Charpter V-‘The Shot the six...’ (1924) Chương V 6 Chapter VI-‘Nick sat againt ...’ (1924) Chương VI 7 Chapter VII-‘While the ...’ (1924) Chương VII 8 Chapter VIII-‘At two o’clock...’ (1924) Chương VIII 9 Chapter X-(1924) (A Very Short Story ) Chương X (Một truyện rất ngắn) 10 Chapter XI (1924) (The Revolutionist ) Chương XI (Nhà cách mạng) 11 Chapter XV-‘They hanged ...’ (1924) Chương XV 12 Chapter XVIII -L’ Envoi Chương XVIII (Đoạn kết) In Our Time (1925 and 1930) 13 On the Quai at Smyrna (1930) Trên cảng Smyrna 14 The End of Something (1925) Kết thúc một vấn đề 15 The Three-Day Blow (1925) Cơn gió ba ngày 16 Solider’s Home (1925) Nhà của lính 17 Big two-Hearted River, Part I (1925) Sông lớn hai lòng, phần I 18 Big two-Hearted River, Part II (1925) Sông lớn hai lòng, phần II Men Without Women (1927) 19 In Another Country (1927) Nơi xứ lạ 20 Che Ti Dice La Patria? (1927) Tổ quốc nói gì với mày? 21 A Simple Enquiry (1927) Cuộc thẩm vấn đơn giản 22 Today is Friday (1927) Hôm nay là thứ sáu 23 Now I Lay Me (1927) Bây giờ tôi nằm nghỉ Winner Take Nothing (1933) 24 A Way You’ll Never Be (1933) Con đường bạn sẽ chẳng hề theo 25 One Reader Writes (1933) Một bạn đọc viết 26 A Nature History of the Dead (1932) Lịch sử tự nhiên của cái chết The fifth Column and the First Fouty-Nine Stories (1938) 27 The Capital of the World (1936) Thủ đô của thế giới 28 Old Man at the Bridge (1938) Ông lão bên chiếc cầu Part Two: Stories and Fragments from Posthumous Collections Uncollected Stories published in Hemingway's Lifetime 29 The Denunciation (1938) Tố giác 30 The Butterfly and the Tank (1938) Con bướm và cỗ xe tăng 31 Night Before Battle (1939) (tự dịch) Đêm trước trận đánh 32 Under the Ridge (1939) Dưới mỏm đất 33 Nobody Ever Dies (1939) Chẳng có ai chết Drafts and Fragments first published in The Nick Adams Stories (1972) 34 Summer People Người mùa hè 35 The Last Good Country Đất nước tốt đẹp cuối cùng 36 Night Before Landing (tự dịch) Đêm trước đổ bộ First published in The Complete Short Stories (1987) 37 Black Ass at the Crosroads (tự dịch) Điểm đen chỗ giaolộ 38 Landscape with Figures (tự dịch) Cảnh sắc muôn màu Juvenilia and Pre-Paris Stories 39 The Mercenaris (1985) Lính đánh thuê Hai truyện bổ sung trong Truyện cực ngắn E. Hemingway [49] 40 Bob White Bob White 41 Billy GilBrt Billy GilBert Tổng cộng: 41 truyện ngắn chiến tranh E. Hemingway PHỤ LỤC 3 : TRUYỆN NGẮN CHIẾN TRANH ERNEST HEMINGWAY NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN TỰ DỊCH Để phục vụ cho luận văn, chúng tôi cố gắng dịch được bốn truyện ngắn sau đây: Đêm trước trận đánh (Night Before Battle), Đêm trước đổ bộ (Night Before Landing), Lỗ trôn đen chỗ giao lộ (Black Ass at the Crossroads) và Cảnh sắc muôn màu (Landscape with Figures ). Đây là những truyện được in trong Ernest Hemingway: The Collected Stories [98] và cho đến thời điểm này chưa được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể in tất cả bốn truyện được mà chỉ in một truyện tiêu biểu có số trang vừa phải. Ở phụ lục này chúng tôi chỉ in truyện Điểm đen chỗ giao lộ. Còn các truyện khác chúng tôi sẽ in trong một phụ lục khác ngoài luận văn. ĐIỂM ĐEN CHỖ GIAO LỘ (BLACK ASS AT THE CROSS ROADS- [96, tr.660]) Chúng tôi đã tiến đến chỗ giao lộ trước buổi trưa và đã bắn một dân thường người Pháp do tình cờ. Anh ta dã chạy băng qua cánh đồng bên phải chúng tôi phía xa bên kia ngôi nhà trong nông trại khi anh ta thấy chiếc xe jeep đầu tiên lao đến. Claude đã yêu cầu anh ta dừng lại nhưng anh ta cứ chạy băng qua cánh đồng. Red đã bắn anh ta. Đó là người đầu tiên Red giết trong ngày hôm đó; cậu ta rất hài lòng. Tất cả chúng tôi đều nghĩ anh ta là người Đức ăn cắp quần áo thường dân nhưng hoá ra anh ta là người Pháp. Dù sao đi nữa những giấy tờ của anh ta chứng minh anh ta là người Pháp. Các giấy tờ cho biết anh ta là người vùng Soissons. -“Không nghi ngờ gì nữa. Đó là một tên chỉ điểm”, Claude nói bằng tiếng Pháp. -“Anh ta chạy có phải không?” Red hỏi. “Claude bảo anh ta dừng lại bằng tiếng Pháp rất rõ cơ mà.” -“Cứ coi anh ta hành động như vậy đi”, tôi nói. “Hãy bỏ giấy tờ lại cho anh ta.” -“Nếu anh ta đến từ Soissons thì anh ta đang làm gì ở đây?” Red hỏi. “Soissons là con đường đến với địa ngục tối tăm.” -“Anh ta chạy trốn trước mũi tiến công của chúng ta; Có thể anh ta là một tên chỉ điểm”, Claude giải thích. -“Anh ta có khuôn mặt khắc khổ”, Red nhìn xuống anh ta. -“Anh đã tước cái gì đó của hắn?” tôi hỏi Claude. “Nghe đây Claude. Hãy trả giấy tờ và tiền bạc cho anh ta.” -“Kẻ khác sẽ lấy nó mất.” -“Anh không được lấy cái gì cả”, tôi nói. “Sẽ có nhiều tiền bạc hơn khi chúng ta thắng bọn Krauts.” Sau đó tôi chỉ cho họ nơi để hai chiếc xe tải và sửa soạn chỗ phục kích. Rồi tôi cử Onésime băng qua cánh đồng vượt qua giao lộ vào một quán rượu bình dân có cửa chớp để quan sát những gì diễn ra trên con đường rút lui của địch. Quả có một ít dấu hiệu địch đã qua nơi đây và chúng luôn đi bên phải đường. Càng đi tôi càng có hiểu biết nhiều hơn về vùng này. Tôi phải dò dẫm khoảng cách từ con đường đến nơi đặt hai ổ mìn mà chúng tôi gài. Chúng tôi sử dụng vũ khí Kraut nên âm thanh của chúng không đánh thức được bọn họ. Nếu có người nào đó nghe tiếng súng sẽ vượt qua đường. Chúng tôi bố trí các ổ mìn rất khéo phía trước chỗ giao lộ cốt để không làm hư hại đến con đường trông như lò sát sinh. Chúng tôi muốn địch đụng giao lộ nhanh hơn. Chúng tôi đợi. -“Đó là một cuộc mai phục đẹp mắt”, Claude nói bằng tiếng Pháp và Red hỏi tôi Claude nói gì. Tôi bảo với cậu ta đó chỉ là một cái bẫy như mọi khi. Red nói rằng cậu phải nhớ từ cái bẫy ấy. Bây giờ cậu ta nói những suy nghĩ của mình một nửa tiếng Pháp và một nửa câu trả lời bằng tiếng khác, ai mà biết được. Thật hài hước làm sao! Và tôi thích cách nói như vậy. Đó là một ngày hè muộn thật đẹp và có cảm giác nhiều hơn đó là mùa hè. Chúng tôi nằm tại nơi chúng tôi vừa bố trí một ổ phục kích. Hai chiếc xe tải che chắn chúng tôi từ đằng sau đống phân chuồng. Đó là một đống phân chuồng lớn rất chắc. Chúng tôi nằm trên đám cỏ đằng sau con mương. Mùi của cỏ cũng giống như tất cả những mùi vị mùa hè. Hai cây to đổ bóng lên hai ổ mìn. Có lẽ tôi cũng bố trí quá gần nhưng không bao giờ có thể gần hơn nữa; nếu có hoả lực phản kháng và mọi thứ trôi qua rất nhanh hơn. Một trăm yard là được. Năm mươi yard thì lý tưởng hơn. Chúng tôi có thể nằm phục gần hơn thế. Dĩ nhiên trong điều kiện đó, nó dường như luôn gần hơn. Có một số người không đồng ý với cách bố trí ổ mìn này. Nhưng chúng tôi đã tính toán làm sao lúc bắt đầu và kết thúc cuộc mai phục đều giữ cho con đường sạch sẽ thì càng tốt. Không có gì nhiều để bạn xử lý chiếc xe tải đầu tiên; sao cho chiếc xe tải khác đến cho rằng chiếc xe kia bị phá huỷ do máy bay. Dẫu cho ngày hôm nay không có máy bay nhưng không có ai nghĩ rằng không có máy bay qua đây. Nếu để tên nào chạy thoát thì mới phát hiện sự khác nhau đó. -“Thưa đại uý”, Red nói với tôi bằng tiếng Pháp. “Nếu có mũi quân nào đến họ sẽ không bắn bừa vào chúng ta khi nghe tiếng súng Kraut chứ?” -“Chúng tôi quan sát trên đường, nơi có mũi quân đến từ phía hai chiếc xe tải. Họ sẽ ra hiệu bằng cờ. Đừng sốt ruột.” -“Tôi không lo lắng lắm đâu”, Red nói. “Tôi đã bắn một tên chỉ điểm để làm bằng chứng rồi. Tôi chỉ có thể tiêu diệt lũ ấy trong ngày hôm nay. Chúng ta sẽ giết nhiều tên Kraut trong trận phục kích này, có phải không, Onie?” (tiếng Pháp). Onésime nói: “Đồ cứt ỉa”. Ngay khi đó chúng tôi nghe tiếng ô tô đến rất nhanh. Tôi thấy nó chạy xuống hướng con mương có cây sồi mọc cạnh con đường. Đó là một chiếc Volkwagen sơn ngụy trang màu xanh xám chở rất nặng. Nó chở đầy nhóc lính đội mũ sắt có vẻ như đang đua để bắt kịp tàu lửa. Có hai viên đá tôi đã nhặt ở một bức tường trong nông trại được đặt bên cạnh con đường. Chiếc Volkwagen vượt qua khúc eo của ngã tư chạy hướng về phía chúng tôi trên con đường tẩu thoát thẳng tắp ngang qua trước mặt chúng tôi và lao về phía đồi. Tôi nói với Red: “Giết tên lái xe khi chúng chạy đến viên đá đầu tiên.” Rồi tôi nói với Onésime: “Quay ngang súng bắn vào thằng cao to.” Tên lái xe Volkwagen không điều khiển được chiếc xe sau khi Red bắn. Tôi cũng không thấy khuôn mặt của tên này vì hắn đội mũ sắt. Tay của hắn duỗi dài, không cử động và cũng không cầm vô lăng nữa. Súng máy bắt đầu nhả đạn trước khi tên lái xe duỗi thẳng. Chiếc xe từ từ lao xuống mương. Có mấy tên nhảy xuống đường và bọn thứ hai nhảy ra khỏi xe. Một tên lăn qua và một tên khác bắt đầu trườn tới phía trước. Trong khi đó tôi nhìn Claude bắn cả hai tên này. -“Tôi nghĩ rằng tôi bắn tên lái vào đầu”, Red nói. -“Đừng quá vội mừng như vậy.” -“Tầm ngắm lệch hơi cao”, Red nói. “Tôi chỉ nhắm vào phần thấp nhất mà tôi thấy.” -“Bertrand”, tôi gọi tên nhóm thứ hai. “Anh và bọn người của anh phải ra khỏi ngay trục đường này. Đem cho tôi tất cả Feldbuchen và anh hãy cầm tiền được chia. Mang chúng đi nhanh. Đi ngay, Red. Quẳng chúng xuống mương.” Khi việc thu dọn đang diễn ra, tôi quan sát con đường đi đến phía tây bên kia quán rượu. Tôi chưa bao giờ được xem con đường dọn sạch sẽ trừ khi tôi phải nhúng tay vào. Quan sát con đường được làm sạch sẽ có khi không tốt đối với bạn nhưng nó lại không tồi tệ đối với tôi hơn bất cứ ai khác. Nhưng tôi đang ở vị trí chỉ huy. -“Anh nhận bao nhiêu, Onie?” -“Tôi nghĩ tất cả tám. Tôi cho là vừa phải.” -“Ở tầm này à?” -“Không có vẻ gì là mạnh mẽ lắm. Nhưng quý nhất là thu được khẩu súng máy của chúng.” -“Chúng ta bố trí mai phục lại, nhanh lên thôi.” -“Tôi không nghĩ chiếc xe tải bị bắn tệ như vậy.” -“Chúng ta sẽ kiểm tra sau.” -“Nghe đây” Red nói. Tôi nghe cậu ta nói và rồi huýt gió hai lần để mọi người nấp trở lại. Red kéo tên Kraut sau cùng bằng chân với cái đầu của anh ta run bắn lên. Ổ mai phục đã chuẩn bị lại nhưng không có tên nào đến. Tôi lo lắng. Chúng tôi đã mai phục một cách đơn điệu của tư thế người tấn công trên đường tháo chạy của địch. Nói một cách nghiêm túc, chúng tôi không có tư thế đó. Bởi vì chúng tôi không đủ người để mai phục cả hai bên đường. Chúng tôi cũng không chuẩn bị một cách nghiêm túc để đương đầu với các xe quân sự bọc thép. Mỗi ổ phục kích chỉ có hai khẩu Panzerfausten của Đức. Hoả lực của nó mạnh hơn và cách sử dụng đơn giản hơn bzooka của Mỹ, có đầu đạn lớn hơn và bạn có thể quẳng ống phóng đi. Nhưng gần đây, chúng phát hiện nhiều bẫy treo trên đường rút lui của quân Đức và phá huỷ các thứ khác. Chúng tôi chỉ sử dụng loại còn mới tinh như vừa bóc tem. Chúng tôi thường hỏi các tù binh Đức để sử dụng loại này với chức năng khác nhau. Những tù binh Đức sử dụng rất linh hoạt không theo nguyên tắc nào cả; giống như một tiếp viên trưởng hoặc nhà ngoại giao bậc thường. Hầu hết chúng tôi so với người lính Đức như anh chàng trinh sát tồi. Nói cách khác: họ là những người lính tuyệt vời; chúng tôi không được như vậy. Chúng tôi chỉ là những chuyên gia trong một cuộc mua bán dơ bẩn. Chúng tôi nói bằng tiếng Pháp là: “un métier très sale” (một nghề rất bẩn thỉu). Chúng tôi biết qua nhiều lần thẩm vấn tù binh là bọn Đức đi qua con đường rút lui ở Aachen. Chúng tôi biết tất cả những thứ mà chúng tôi đang giết hại hiện nay. Chúng tôi không tham gia chiến đấu ở Aachen và cũng không tham gia mặt trận đằng sau Bức tường phía Tây. Điều này thì đơn giản. Tôi hài lòng khi bất cứ điều gì cũng thật đơn giản. Bọn người Đức đang đến, chúng tôi đang nhìn thấy, đi trên những chiếc xe đạp. Có bốn tên tất cả. Chúng đi rất vội vàng và có vẻ rất mệt nhọc. Chúng không phải là đội quân xe đạp. Chúng chỉ là những người Đức đi bằng những chiếc xe đạp đánh cắp. Tên đi đầu nhìn thấy vết máu còn tươi trên đường; hắn quay đầu và thấy chiếc xe tải cạnh đó. Hắn dồn hết sức lên chiếc bi-đan tìm lối thoát cho hắn và đồng bọn. Một tên bị bắn ngã khỏi chiếc xe đạp. Đây là điều luôn đáng buồn khi phải chứng kiến. Tuy nhiên không buồn đến mức như một con ngựa bị bắn có người đang cưỡi hoặc một con bò sữa bị bắn lòi ruột đi trong lửa đạn. Nhưng cũng có điều người đàn ông ngã khỏi chiếc đạp ở tầm ngắm quá quen thuộc. Đó là bốn tên và bốn chiếc xe đạp. Điều này thật là quen. Bạn có thể nghe những âm thanh thảm thương của chiếc xe đạp phát ra khi chúng lăn trên đường. Đó là âm thanh của những kẻ bị ngã xuống và tiếng loảng xoảng của các xe đạp cũ. -“Hất chúng ra khỏi con đường nhanh lên”, tôi nói. “Và giấu bốn chiếc xe đạp.” Khi tôi trở lại quan sát con đường thì một cánh cửa quán rượu mở ra. Có hai người dân thường đội mũ lưỡi trai, mang đồ lao động bước ra, mỗi người cắp theo hai chai rượu. Họ đi ung dung qua giao lộ và xuất hiện ở cánh đồng sau nơi chúng tôi đang mai phục. Họ mang áo len dài tay và áo khoác cũ, quần nhung kẻ và đôi ủng nông thôn. -“Hãy bao vây họ lại, Red”, tôi nói. Họ tiến tới từ từ rồi đưa các chai rượu qua khỏi đầu, mỗi tay mỗi chai. -“Lạy Chúa, nằm xuống”, tôi gọi. Họ nằm xuống và bò qua đám cỏ mang theo chai rượu dưới nách. -“Chúng ta là bạn bè” (tiếng Pháp), một tên gọi với giọng lè nhè nồng nặc mùi rượu. -“Tiến tới đi, các ông bạn bét nhè và coi chừng bị phát hiện”, Claude trả lời. -“Chúng tôi đang tiến tới đây.” -“Chúng mày muốn làm gì dưới mưa ở ngoài này?” Onésime gọi. -“Chúng tôi mang một ít quà.” -“Tại sao chúng mày không đưa món quà khi tao còn ở đằng kia?” Claude hỏi. -“À, có một số thay đổi, đồng chí ạ.” -“Đưa nhiều hơn.” -“Thật thô bạo (tiếng Pháp), tên nồng nặc rượu thứ nhất nói. Còn người kia đang nằm dài dưới đất đưa cho chúng tôi một trong những chai rượu hắn cầm và nói với giọng thảm hại: “On dit pas bonjour aux nouveaux camarade?” (Người ta đã chào tức là bạn bè rồi mà!). -“Xin chào”, tôi nói: Mày muốn đánh nhau à? (tiếng Pháp) -“Nếu đó là cần thiết. Nhưng chúng tôi đến đây để xin mấy chiếc xe đạp.” -“Để sau trận đánh đã”, tôi nói. “Các anh đã phục vụ trong quân đội rồi chứ?” -“Đương nhiên”. -“Được rồi. Các anh, mỗi người mang một cây súng của những tên Đức bị bắn và hai túi đạn rồi đi dọc con đường cách đây khoảng 200 yard về phía bên phải chúng tôi và giết bất cứ tên Đức nào qua đây cùng với chúng tôi.” -“Chúng tôi không thể ở lại với các anh được sao?” -“Chúng tôi là những chuyên gia.” Claude nói. “Hãy làm theo lời của đại uý.” -“Đi lên chỗ kia đi, chọn chỗ nấp kín đáo và đừng bắn vào hướng này.” -“Đeo băng đạn vào đi”, Claude nói. Anh ta có một chiếc túi căng phồng. “Các anh là quân du kích (tiếng Pháp)”. Anh ta không còn chỗ nào để nhét thêm các thứ vào nữa. -“Sau này chúng tôi có thể lấy mấy chiếc xe đạp chứ?” -“Mỗi người một chiếc nếu không tham gia trận nào. Hai chiếc nếu anh có tham gia.” -“Còn về tiền bạc thì sao?” Claude hỏi. “Họ đang sử dụng súng của chúng ta mà.” -“Để họ giữ tiền.” -“Họ không xứng đáng để giữ.” -“Mang tiền lại đây và anh sẽ được chia phần của anh. Đi nhanh lên. Cư thế mà làm.” (tiếng Pháp) -“Họ là những kẻ say rượu hôi hám”, Claude nói. -“Họ cũng có rượu rum thời Napoleon .” -“Có thể họ có”. -“Họ chắc chắn có”, tôi nói. “Anh có thể lấy nó ở đằng kia một cách dễ dàng.” Chúng tôi nằm trên cỏ. Hoa cỏ mang đậm mùi vị của mùa hè thật sự. Những con ruồi, ruồi thường, ruồi xanh lớn bắt đầu bay đến chỗ xác chết nằm dưới con mương. Có những con bướm bay quanh những vũng máu trên mặt đường đen loang lổ. Có những con bướm màu vàng và những con bướm màu trắng bay quanh những vệt máu cạnh các xác chết đã bị tơi tả. -“Tôi không biết những con bướm kia có ăn máu không”, Red nói. -“Tôi cũng không biết.” -“Dĩ nhiên khi chúng ta đi săn thì thời tiết rất lạnh đối với lũ bướm.” -“Khi chúng ta đi săn ở Wyoming những con chuột vàng lông xù và những con chó thảo nguyên đã đào lỗ xong. Đó là ngày 15 tháng chín.” -“Tôi sẽ quan sát và xem chúng có ăn thật sự hay không”, Red nói. -“Có muốn lấy ống nhòm của tôi để xem không?” Anh ta quan sát và sau đó nói: “Tôi sẽ bị nguyền rủa nếu tôi có thể nói. Nhưng điều đó chắc chắn hứng thú đối với chúng.” Rồi anh ta quay sang Onésime và nói: “Mẹ kiếp thứ Kraut tồi tàn, Onie. Không súng ngắn, không ống nhòm (tiếng Pháp). Đồ chết tiệt-chẳng có gì cả.” -“Đừng nhắc chuyện đó nữa” (tiếng Pháp), Oné sime nói. “Chúng ta đang làm mọi chuyện để có tiền.” -“Cũng chả có chỗ mà tiêu sài nó”. -“Một ngày nào đó thôi.” -“Tôi muốn tiêu tiền ngay bây giờ.” (tiếng Pháp) Claude mở một trong hai chai rượu bằng con dao Đức có đồ mở khoá như lò xo. Anh ta ngửi rồi đưa cho tôi. -“Đây là rượu mạnh.” (tiếng Pháp) Mấy người khác đang chia chiến lợi phẩm. Họ là những người bạn thân thiết nhất của chúng tôi nhưng khi tách ra dường như họ trở thành kẻ xa lạ. Chiếc xe tải dường như là tuyến sau của hậu phương. Tôi nghĩ bạn cũng tách ra một cách dễ dàng. Và bạn có thể thấy điều đó. Điều đó cũng là một trong nhiều điều mà bạn có thể chứng kiến. Tôi uống một ngụm rượu từ chai mới khui ra. Đó là thứ rượu nguyên chất rất mạnh, như có lửa trong nó. Tôi đưa chai rượu lại cho Claude và anh ta chuyển nó cho Red. Nước mắt của Red chảy dài khi vừa nuốt ngụm rượu. -“Ở đây họ làm ra rượu này bằng cách nào hả Onie?” -“Tôi nghĩ bằng khoai tây và những mẫu vụn của móng ngựa mà họ lấy ở các lò rèn.” Tôi dịch cho Red. “Tôi nếm đủ thứ nhưng khoai tây thì chưa”, Red nói. “Họ nấu chín nó trong những chiếc thùng móng ngựa già han gỉ để tạo thêm hương vị.” -“Tôi thà nếm bằng cách khác còn hơn nếm bằng miệng của tôi.” Red nói. “Thưa đại uý, chúng ta cùng chết chứ?” -“Xin chào, tất cả mọi người” (tiếng Pháp), tôi nói. Đây là một câu nói đùa trước đây. Chúng tôi nói về một người Angiêri, người đã bị chém đầu bên lề đường Santé. Ông ấy đã nói như vậy khi được hỏi: Nếu cho anh nói lời cuối cùng thì anh sẽ nói gì? -“Với bướm”, Onésime ngà ngà say. -“Với thùng móng”, Claude giơ chai rượu lên. -“Nghe đây”, Red nói và đưa chai cho tôi. Chúng tôi đều lắng nghe tiếng xe tải vọng tới. -“Vớ bở rồi”(tiếng Pháp), Red nói. “Còn đây nữa, tổ quốc kẻ chiến thắng khốn kiếp hay là cái chết” (“Along ongfong de la patree, le fucking jackpot ou le more”). Anh ta hát khe khẽ. Bây giờ nước của thùng móng cũng không thú vị gì đối với anh ta. Tôi uống một thứ nước ép trái cây rồi nằm xuống kiểm tra mọi thứ, quan sát lại con đường bên trái chúng tôi, từ đó bao quát xung quanh. Đó là một xe bánh xích Kraut. Nó quá đông người chỉ đủ cho bọn lính đứng trong thùng xe. Khi bạn gài một ổ mìn trên đường rút lui thì bạn có bốn hoặc năm quả mìn để đủ sức chống cự lại đối phương và chúng được gài đặt ở phía xa của con đường. Chúng được đặt như con cóc nằm sát đất trong một vòng tròn rộng, lớn hơn đĩa súp một tí. Quanh đó là vòng sát thương của nó. Chúng nằm trong vòng trong bán nguyệt giữa đám cỏ được cắt và nối với một cái khuôn hắc ín nặn hình chiếc thuyền được làm như đắp nến. Phạm vi mai phục để xác định mục tiêu trong vòng một kilomet, gọi là cột mốc (borne-tiếng Pháp) hay khoảng một trăm mét ở địa hình núi đá hoặc tìm một mục tiêu chắc chắn khác. Dây nối được kéo không căng lắm ngang qua đường và quấn chỗ thứ nhất hoặc thứ hai của nơi đặt mìn. Chiếc xe tải chở nặng đến gần khu vực như đã thấy; lúc đó súng máy hạng nặng của chúng đang ngắm bắn máy bay. Chúng tôi tập trung quan sát một cách tỉ mỉ cho tới khi nó đến gần. Rất đông bọn S.S. Bây giờ chúng tôi có thể thấy cả cổ áo và các gương mặt bọn Đức một cách rõ ràng. -“Kéo dây”, tôi gọi tổ thứ hai và lúc đó dây thừng kéo căng. Đầu dây bắt đầu kéo căng quả mìn văng ra ngoài vòng tròn bán nguyệt lăn ra đường. Tôi nghĩ lúc ấy sao không phủ một ít cỏ xanh lên nó. Lúc này chiếc xe tải thấy quả mìn dừng lại thay vì nó sẽ húc phải. Bạn không phải tấn công chiếc xe tải bọc thép khi nó đang chạy nhưng nếu nó thắng lại tôi sẽ nã chúng một phát bằng khẩu bazooka đạn đầu to của Đức. Chiếc xe bánh xích lao đến rất nhanh. Chúng tôi có thể thấy rõ những khuôn mặt trên xe ấy. Bọn chúng nhìn xuống đường ngay vị trí đặt mìn. Claude và Onie thì mặt trắng bệch và Red thì gò má động đậy. Tôi luôn cảm thấy trống rỗng. Sau đó một tên trên chiếc xe bánh xích thấy những vết máu cùng với chiếc xe Volkwagen dưới mương và nhiều xác chết. Họ bắn vào những người Đức, tên lái xe và viên sĩ quan chắc hẳn đã thấy mìn bên kia đường. Họ đổi hướng, đột ngột khi tiếng bazooka nện tới. Cùng lúc đó, hai tổ phục kích cùng phát hoả. Đám người trên chiếc xe bánh xích va phải mìn gai vội vã tìm chỗ nấp. Bazooka thụt vào, chiếc xe tải bị nổ tung. Chúng tôi hứng một trận mưa các mảnh sắt vỡ và đủ thứ khác rơi xuống đầu như từ nguồn phun nước. Tôi kiểm tra lại Claude và Onie, cả hai đều đang nả đạn. Tôi cũng đang bắn với khẩu Smeizer qua các khe hở. Lưng của tôi ướt đẫm và quanh cổ tôi dính đủ thứ; nhưng tôi thấy cái gì trên người chảy như suối. Tôi không hiểu tại sao chiếc xe tải không bị thổi văng ra xa hoặc lật nhào. Nó chỉ bị văng đi một đoạn. Có khoảng năm mươi người trong chiếc xe tải đang bị cháy và nhiều tiếng kêu gào mà bạn không thể nghe được gì. Không có ai ló mặt ra khỏi chiếc xe bánh xích. Tôi nghĩ thế là xong và định vẫy tay ra hiệu cho họ xuống. Lúc đó có người nào đó ném một quả lựu đạn và nó nổ tung ở mép đường bên kia. -“Họ đang tự sát” Claude nói. “Tôi có thể leo lên và bồi thêm một phát vào trong nữa không?” -“Tôi có thể bắn một phát nữa.” -“Không. Một phát thì không đủ. Toàn bộ đằng sau lưng tôi đã tập trung quân rồi.” “OK. Làm đi.” Anh ta trườn về phía trước như con rắn trong đám cỏ dưới làn đạn từ những tên trong xe bắn ra. Rồi Claude kéo chốt lựu đạn và thả ra. Claude cầm lựu đạn đợi nhả khói xám và xoay xoay trong bàn tay rồi ném vào trong chiếc xe bánh xích. Lựu đạn nổ cùng với tiếng la hét vang lên. Bạn có thể nghe những tiếng kêu đôm đốp của các mảnh vỡ của kim loại. -“Ra đi”, Claude nói bằng tiếng Đức. Tiếng súng máy và súng ngắn Đức bắt đầu nhả đạn từ khe phía tay phải. Red bắn vào khe ấy lần thứ hai. Tiếng súng ngắn bắn trở lại. Dĩ nhiên không trúng mục tiêu. -“Ra đi”, Claude gọi. Tiếng súng ngắn bắn trở lại nổ lốp bốp như bọn trẻ dùng gậy gõ vào cột hàng rào. Tôi bắn trả và cũng gây ồn ào tương tự. -“Quay lại, Claude” tôi nói. “Anh bắn vào một khe, Red. Còn Onie bắn vào khe khác.” Lúc Claude trở lại vội vã, tôi nói: “Mẹ cha ngữ Kraut này. Chúng ta loại một tên khác. Chúng ta có thể loại thêm nữa. Cho mũi nhọn này tiêu luôn. -“Đây là vật che chắn của chúng”, Onie nói. “Chiếc xe tải này.” -“Đi ra phía trước và bắn nó”, tôi nói với Claude. Anh ta bắn và không có gì chắn phía trước. Rồi họ đi chỗ khác sau khi bỏ lại tiền bạc và các quyển sổ lương. Tôi uống một chút rượu và vẫy chiếc xe tải. Những gã đàn ông trong số năm mươi tên bắt tay trên đầu như các tù binh. Một lát sau, tôi ngồi tựa lưng vào gốc cây nghĩ ngợi và nhìn xuống con đường. Họ mang những quyển sổ lương. Tôi đặt chúng vào trong một túi vải bạt cùng với những thứ khác. Không có gì khô ráo cả. Hầu hết số tiền đều ướt. Onie và Claude và các người khác cắt các miếng vải có chữ S.S, những khẩu súng ngắn hữu dụng và một vài thứ khác được bỏ trong chiếc bao bố có sọc xung quanh. Tôi chưa bao giờ động đến tiền bạc. Đó là công việc làm ăn của họ. Dù sao tôi nghĩ chạm vào tiền chẳng may tí nào. Nhưng tiền rất nhiều. Bertrand cho tôi cây thánh giá bằng sắt, loại hảo hạng. Tôi cất nó trong túi áo sơ mi. Chúng tôi giữ các thứ một lúc và sau đó cho mọi người tất cả. Tôi không bao giờ thích giữ thứ gì. Cuối cùng chỉ là sự may rủi. Tôi cảm thấy ngột ngạt. Tôi ước gì bỏ lại phía sau hoặc cho gia đình của họ. Những thành viên của đơn vị trông như bị tắm bởi các mảnh vụn thịt bị nổ tung như trong lò sát sinh. Những người khác thì không thấy sạch sẽ gì khi họ dọn các thi thể trong chiếc xe bánh xích. Tôi không biết nó tồi tệ như thế nào. Tôi phải xem lại mình khi tôi để ý có rất nhiều ruồi quanh lưng, cổ và vai của tôi. Chiếc xe bánh xích nằm ngang giao lộ và bất cứ chiếc nào muốn qua phải giảm tốc độ. Mọi người bây giờ đều rủng rẻng tiền bạc. Chúng tôi không mất ai cả, chỉ một số nơi bị phá huỷ, đổ nát. Chúng tôi phải chuẩn bị một trận khác. Tôi chắn chắn đây là quân cản hậu. Bây giờ tất cả chúng tôi chuẩn bị những nơi đặt mìn và những chỗ phục kích khác. -“Tháo gỡ hết mìn và thu gọn các thứ. Chúng ta về nông trại tắm rửa. Chúng ta có thể phong toả con đường từ đó như đã quy định.” Họ khuân vác các thứ một cách nặng nhọc và ai cũng phấn khởi. Chúng tôi rời chiếc xe tải. Họ tắm giặt trong sân nông trại. Red rửa các vết thương bị mảnh kim loại cắt và các vết trầy sướt bằng i-ốt rồi rắc sun-fa-mít cho Onie, Claude và tôi. Sau đó, Claude chăm sóc lại cho Red. -“Có gì uống được trong nông trại đó không?” Tôi hỏi René. -“Tôi không biết. Chúng ta rất bận rộn.” -“Đi vào trong xem thử.” Anh ta tìm được vài chai vang đỏ có thể uống được. Tôi ngồi vòng quanh kiểm tra lại vũ khí và nói đùa với mọi người. Chúng tôi thực hiện rất kỉ luật nhưng không câu nệ tính hình thức trừ khi chúng tôi trở lại Division hoặc chúng tôi muốn giải tán đội ngũ này. -“Một thứ còn thiếu đấy” (tiếng Pháp), tôi nói. Đó là một câu chuyện vui cũ và đó là cách diễn tả một cây gậy có móc mà chúng tôi mang theo luôn nói đến. Chúng tôi để cái vô dụng trôi qua để chờ cái tốt hơn đến với mình. -“Thật tồi tệ”, Claude nói. -“Quá quắt lắm”, Michel thốt lên. -“Còn tôi, tôi có thể đi không xa hơn nữa”, Onésime nói. -“Còn tôi, tôi là cả nước Pháp đấy” (tiếng Pháp), Red nói. -“Anh đánh nhau không?” Claude hỏi anh ta. -“Không phải tôi đấy!” (tiếng Pháp), Red trả lời. “Tôi ra lệnh.” -“Anh đánh nhau không?” Claude hỏi tôi. -“Không khi nào”.(tiếng Pháp) -“Tại sao chiếc áo của anh dính đầy máu vậy?” -“Tôi chăm sóc một con bê mới sinh.” -“Anh là bà mụ đỡ đẻ hay là bác sĩ thú y?” -“Tôi cho rằng đó chỉ là cái tên, cấp bậc hoặc chỉ là dãy số.” Chúng tôi uống thêm rượu rồi quan sát con đường, chờ đợi và sắp xếp chỗ mai phục. -“Hay là chỗ chết tiệt kia?” Red hỏi. -“Tôi không phải kẻ tâm phúc của họ.” -“Tôi vui mừng là chúng không xuất hiện lúc chúng ta có một cuộc cai nhau (tiếng Pháp) nho nhỏ”, Onie nói. “Hãy nói với tôi, thưa đại uý, anh cảm thấy thế nào khi anh để chúng đi?” -“Cực kì trống rỗng”. -“Anh nghĩ về điều gì?” -“Tôi hy vọng vào Chúa, nó sẽ không chảy ra ngoài.” -“Chúng ta chắc chắn gặp may, chúng chở đủ thứ vớ vẩn.” -“Hay là chúng không triển khai quân nữa.” -“Đừng làm hỏng buổi chiều của tôi”, Marcel nói. -“Hai tên Kraut đi xe đạp”, Red nói. “Đến từ hướng tây.” -“Bọn chúng cả gan thật!” tôi nói. -“Còn thiếu một thứ đấy” (tiếng Pháp), Onie nói. -“Ai muốn xơi chúng?” Không có ai muốn. Chúng đang đạp một cách đều đặn và ngồi sụp về phía trước. Đôi ủng của chúng quá to so với bàn đạp. -“Tôi sẽ xử một thằng với khẩu M-i nhé”, tôi nói. Auguste đưa nó cho tôi. Tôi đợi cho đến khi tên Đức đầu tiên đi trên chiếc xe đạp vượt qua chiếc xe bánh xích và dọn những cành cây. Sau đó ngắm hắn nhưng chệch mất. -“Không tốt rồi” Red nói. Tôi thử lại lệch xa hơn phía đằng trước. Tên Đức rơi xuống một cách luống cuống, đau đớn và nằm ngay trên đường với chiếc xe đạp đè lên trên và bánh xe vẫn đang quay tròn. Tên Đức lái chiếc khác chạy hết tốc lực song chẳng mấy chốc bị các anh bạn khác nổ súng. Chúng tôi nghe tiếng bùm bùm của những phát súng của họ mà không trúng cho đến khi hắn chạy biến mất. -“Anh bạn bắn không tốt” Red nói. Sau đó chúng tôi thấy anh bạn ngả lưng một cách nặng nề để nghỉ ngơi. Một người Pháp trong đội cảm thấy xấu hổ và xót xa. -“Các anh có thể là những tên lính biết bắn?” (tiếng Pháp) Claude nói. -“Không. Chúng tôi không bắn mấy thằng say rượu ấy.” -“Còn thiếu một thứ đấy” (tiếng Pháp), Onie nói và mọi người cảm thấy khá hơn song tình hình cũng không gì tốt cho lắm. Người bạn đầu tiên, khi hắn dừng lại chìa tay ra với chai rượu để lộ trong túi áo và món quà trong tay, nói: “Thưa đại uý, người ta đã tàn sát nhau thật sự”.(tiếng Pháp) -“Câm mồm đi”, Onie nói. “Và đưa tôi phần của anh.” -“Nhưng chúng ta là quân chính nghĩa”, anh bạn nói với giọng nồng nặc rượu. -“Mày là đồ bỏ đi” Claude nói. “Mày chỉ làm bạn với rượu thôi. Câm mồm đi và cút xéo ngay.” -“Nhưng người ta đánh nhau rồi!” (tiếng Pháp) “Đánh nhau à, xạo!” Marcel nói. “Đưa tôi về doanh trại.” (tiếng Pháp). -“Các anh biết chúng là những tay súng cừ đấy.”(tiếng Pháp) Red hỏi. Anh ta nhớ như vẹt. -“Anh cũng câm mồm đi”, tôi nói. “Claude, tôi hứa cho họ hai chiếc xe đạp.” -“Thật chứ”, Claude nói. -“Anh và tôi đi xuống. Còn họ di chuyển hai khẩu Kraut và chiếc xe đạp đi. Các anh khác án ngữ con đường đã cắt”. -“Ngày trước không làm giống như thế này” một người bạn nói. “Không có gì giống như ngày trước cả. Mặc dù ngày trước anh có thể uống say sưa.” Trước tiên, chúng tôi đi đến chỗ các người Đức trên đường. Hắn không chết nhưng bị bắn xuyên qua phổi. Chúng tôi đỡ hắn dậy một cách nhẹ nhàng và đặt xuống chỗ thuận tiện hơn. Tôi tháo thắt lưng và sơ-mi của hắn. Chúng tôi rắc sun-fa-mít vào vết thương của hắn. Claude băng bó tạm cho hắn. Hắn có khuôn mặt đẹp và độ trên 17 tuổi. Hắn cố nói điều gì nhưng không được. Hắn cũng cố nghe điều gì đó. Claude lấy một bộ quân phục từ xác chết gần đấy làm vật gối đầu cho hắn. Rồi anh ta vuốt đầu hắn và nắm tay hắn để đo nhịp tim. Cậu nhóc quan sát hắn từ đầu đến cuối nhưng cậu không nói gì. Cậu cũng tránh nhìn hắn. Claude cúi xuống hôn trán tên Đức. -“Mang chiếc xe đạp kia ra khỏi đường”, tôi bảo anh bạn lạ mà quen kia. -“Cuộc chiến bỉ ổi”(tiếng Pháp), Claude nói. “Cuộc chiến bỉ ổi nhơ nhớp này”. Cậu con trai không biết rằng tôi là người bắn tên tù binh vừa rồi. Vì vậy cậu ta không biết sự ái ngại của tôi. Tôi cũng cảm thấy nhịp đập của tên Đức. Và tôi biết tại sao Claude đã làm như vậy. Nếu tôi muốn nhẹ nhõm thì tôi nên hôn hắn. Đó là một trong những thứ mà bạn nghĩ rằng bạn làm tròn bổn phận. Nó sẽ ám ảnh bạn. -“Tôi muốn ở lại với tên này thêm một chút nữa”, Claude nói. -“Cảm ơn anh rất nhiều”, tôi nói. Tôi đi khỏi chỗ đó. Chúng tôi có bốn chiếc xe đạp dựng đằng sau gốc cây; anh bạn đã dựng ở đó một đống. -“Lấy chiếc này hoặc lấy chiếc kia”, tôi tháo băng tay cất trong túi. -“Nhưng chúng ta đánh nhau nữa chứ. Đó là hai thằng đáng ghét.” -“Mẹ kiếp có gì nào?”, tôi nói. “Anh có nghe tôi không? Cút xéo ngay.” Họ bỏ đi trong sự bất mãn. Một cậu nhóc khoảng 14 tuổi đi ra từ quán rượu hỏi xin chiếc xe đạp mới. -“Họ sẽ lấy lại chiếc xe đạp này vào sáng sớm nay.” -“Được. Lấy đi.” -“Còn hai chiếc khác thì sao?” -“Đi khỏi con đường này trước khi du kích đặt mìn.” -“Nhưng chính các chú là người gài mìn.” -“Không” tôi nói. “Rất tiếc các chú không phải là đội quân gài mìn.” Cậu con trai cưỡi xe đạp còn nguyên và chạy xuống quán rượu. Tôi đi bộ trở lại sân nông trại dưới cái nóng mùa hè và chuẩn bị phục kích. Tôi không biết tôi cảm giác tồi tệ như thế nào. Nhưng bạn cứ yên tâm. Tôi có thể hứa với bạn điều đó. -“Tối nay chúng ta sẽ vào thị trấn chứ?” Red hỏi tôi. -“Chắc chắn rồi. Bây giờ chúng hành động. Chúng đến từ hướng tây. Anh có nghe tiếng xe của chúng không?” -“Có. Anh có thể nghe từ lúc trưa. Đó là một thị trấn sung túc chứ?” -“Anh sẽ thấy chốc nữa thôi, khi bố trí mai phục xong. Chúng ta sẽ hợp đồng tác chiến và đi xuống đường, phía trên quán rượu”. Tôi chỉ cho anh ta trên bản đồ. “Anh có thể thấy nó trong vòng một dặm. Anh xem kĩ đoạn đường cong này trước khi anh rót đạn xuống đó chứ?” -“Chúng ta đánh thêm trận nào không?” -“Ngày hôm nay thì không.” -“Anh nên mặc chiếc áo khác.” -“Chiếc kia còn tệ hơn chiếc này.” -“Không có chiếc áo nào tệ hơn chiếc này được. Tôi sẽ giặt nó. Nếu anh cứ mặc chiếc áo nhễ nhại mồ hôi và máu như vậy sẽ rất khó chịu trong ngày nóng nực như hôm nay. Anh không cảm thấy khó chịu à?” -“Vâng. Không sao cả.” Claude nán lại làm gì thế?” -“Anh ta ở lại với thằng nhóc tôi đã bắn chết.” -“Đó là một thằng nhóc à?” -“Vâng.” -“Ồ, một kẻ đê tiện”, Red nói. Sau đó một lúc Claude chạy đến với chiếc xe đạp. Anh ta giao cho tôi cái Feldbuch của thằng bé. -“Đưa áo của anh tôi giặt cho, Claude. Tôi lấy chiếc áo của Onie và của tôi để giặt và chúng sắp khô.” -“Cảm ơn rất nhiều”. Claude nói. “Red, có mang rượu không?” -“Chúng tôi tìm thêm vài chai và một ít xúch xích.” -“Tốt”, Claude nói. Anh ta cùng trở lại điểm đen. -“Chúng ta đi vào thị trấn sau khi địch phá huỷ. Sẽ không còn xa đâu”, Red nói. -“Trước đây tôi đã đến đó”, Claude nói. “Đó là một thị trấn sầm uất.” -“Chúng ta sẽ đánh vào đó mấy ngày nữa.” -“Chúng ta đánh vào ngày mai đi.” -“Có lẽ không.” -“Có lẽ có.” -“Chúc mừng.” -“Thôi im đi. Tôi chúc mừng.” -“Tốt”, Red nói. “Mang chai rượu và xúc xích ra đi, tôi đi giặt chiếc áo và vào ngay.” -“Cảm ơn rất nhiều”, Claude nói. “Chúng ta chia ra đi, không ai là không có phần.” ----------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN010.pdf
Tài liệu liên quan