MS: LVVH-VHVN065
SỐ TRANG: 125
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6. Cấu trúc của luận văn:
CHƯƠNG I : NHẤT LINH, KHÁI HƯNG NHƯ LÀ NHỮNG NHÀ VĂN VIẾT TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
1.1. Truyện ngắn và nhìn chung về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945
1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng
1.1.2. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945
1.2. Truyện ngắn – một bộ phận sáng tác quan trọng và có thành tựu đáng ghi nhận trong sự nghiệp văn học của Nhất Linh, Khái Hưng
1.2.1. Tự Lực Văn Đoàn như là một tổ chức văn học
1.2.2. Nhất Linh, Khái Hưng – hai cây bút chủ lực của văn xuôi nghệ thuật Tự Lực Văn Đoàn
1.2.3. Nhìn chung về truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NHẤT LINH, KHÁI HƯNG TRONG KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
2.1. TLVĐ - từ “tôn chỉ mục đích” đến các chủ đề tiểu thuyết
2.1.1. “Tôn chỉ mục đích” – những định hướng về nội dung cảm hứng văn chương
2.1.2. Những chủ đề tự sự mang tính quan niệm của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ
2.2. Nội dung tự sự và những nguồn cảm hứng chính bộc lộ khuynh hướng tư tưởng của TLVĐ trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng
2.2.1. Ủng hộ quan niệm mới về tình yêu - hôn nhân, gia đình; công khai đề cao, cổ vũ con người hành động cải cách, cải tạo xã hội
2.2.2. Vẻ đẹp thể chất và thế giới tinh thần của con người cá nhân
2.2.3. Hình ảnh quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và những vẻ đẹp khuất lấp
2.2.4. Những băn khoăn về cảnh ngộ, nhân cách của giới bình dân và âm hưởng phân tích xã hội, phê phán hiện thực
CHƯƠNG BA : CÁC LOẠI HÌNH TRUYỆN NGẮN NHẤT LINH, KHÁI HƯNG TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CÁC LOẠI HÌNH TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
3.1. Đặc điểm hình thức và những cách tân nghệ thuật của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ
3.1.1. Thể tài và quá trình vận động của tiểu thuyết TLVĐ
3.1.2. Về “mô hình chung” của tiểu thuyết TLVĐ
3.2. Đặc điểm loại hình – cấu trúc của truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng
3.2.1. Truyện ngắn thiên về khuynh hướng luận đề
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63”),
1905-1963-a-3799/
29. Nguyễn Duy Diễn (1967), Luận đề về Tự Lực văn đoàn, NXB Thăng Long, Sài Gòn.
30. Nguyễn Duy Diễn (1970), “Chân dung của Nhất Linh giữa cuộc đời và vai trò của
Nhất Linh trước Văn học sử”, Tạp chí Văn học,(109), tr.25 – 49.
31. Nguyễn Đức Đàn (1958), “Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng – hai nhà văn tiêu
biểu trong Tự Lực văn đoàn”, Tập san văn - sử - địa, (46)
32. Nguyễn Đức Đàn (1963), “Nhất Linh trên bước đường sáng tác hiện nay”, Tạp chí
Văn học,(1), tr.60 – 68.
33. Trọng Đạt, “Đọc bài “Làm sáng tỏ một sự kiện văn học” của ông Nguyễn Tường
Thiết”,
34. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1), NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp.
35. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn: con người và văn chương, NXB văn học, Hà
Nội.
36. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945, NXB Giáo dục.
37. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam – lịch sử – thi pháp – chân
dung, NXB Giáo dục.
38. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975, NXB đại học và
trung học chuyên nghiệp.
39. Trịnh Bá Đĩnh (truyển chọn và giới thiệu) (2000), Nhất Linh truyện ngắn, NXB Văn
học, Hà Nội.
40. Tự Lực Văn Đoàn (1943), “Tự Lực Văn Đoàn”, Phong Hóa,(87)
41. Hà Minh Đức (1998), Khảo luận văn chương, NXB khoa học xã hội Hà Nội.
42. Hà Minh Đức (2006), “Hoàng Đạo (1907 – 1948)”, Tạp chí Nghiên cứu Văn
học,(8),(414), tr.75 – 86.
43. Hà Minh Đức (2007), Tự Lực Văn Đoàn – trào lưu – tác giả, NXB Giáo dục.
44. Hà Minh Đức (2007), “Trần Tiêu (1900- 1954)”, Tạp chí Nghiên cứu Văn
học,(6),(424), tr.3 – 8.
45. Bằng Giang (1998), Văn học quốc ngữ ở Nam Kì 1865 – 1930; NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh.
46. Vu Gia (1993), Khái Hưng – nhà tiểu thuyết, NXB Văn hóa, Hà Nội.
47. Vu Gia (1994), “Một ít tư liệu chung quanh Thạch Lam”, Tạp chí Văn học,(8),
tr.53,54,55.
48. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội.
49. Nhiều tác giả (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột của Tự Lực văn đoàn, NXB Văn hóa
thông tin.
50. Nhiều tác giả (1957), Lược thảo Văn học Việt Nam, tập III (từ giữa thế kỷ X đến
1945), NXB Xây dựng, Hà Nội.
51. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
52. Nhiều tác giả (1983-1984), Từ điển văn học, Tập I, II, NXB KHXH, Hà Nội.
53. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam (1990 – 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
55. Nhiều tác giả (1976), Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 – 1945,NXB Giáo dục.
56. Nhiều tác giả (1972), Khái Hưng – thân thế và tác phẩm, Nam Hà.
57. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
58. Phan Thị Ngọc Giàu (2007), Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 (Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nam Cao, Khái Hưng, Nhất Linh), Luận văn Thạc sĩ Văn học, TP. Hồ Chí Minh.
59. Hoàng Bích Hà, Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn) (2004), Truyện ngắn Khái
Hưng, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
60. Dương Quảng Hàm (1960), Việt Nam văn học sử giản yếu, Bộ giáo dục quốc gia xuất
bản, Hà Nội.
61. Hoàng Xuân Hãn (tháng 4/1989), Sông Hương,(37)
62. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự Lực Văn Đoàn”, Tạp
chí Văn học,(3)
63. Lê Thị Đức Hạnh (1993), “Tự Lực văn đoàn và thơ mới”, Tạp chí Văn học,(2)
64. Đặng Thị Hạnh – Lê Hồng Sâm, Văn học lãng mạn và Văn học hiện thực phương
Tây thế kỷ XIX, NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp.
65. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học, vấn đề và suy
nghĩ, NXB Giáo dục, TP.HCM .
66. Nguyễn Hữu Hiếu (1994), Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam,
Tạp chí Văn học, số 4, trang 50, 51, 53.
67. Đỗ Đức Hiểu (1977), “Đọc Đôi bạn của Nhất Linh”, Tạp chí Văn học (1),(299), tr.15
– 20.
68. Đỗ Đức Hiểu (1996), “Đọc Bướm trắng của Nhất Linh”, Tạp chí Văn học,(10),(296),
tr.3 – 8.
69. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn.
70. Huỳnh Thị Hoa (2006), Vấn đề tiếp nhận văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn, Luận văn Thạc
sĩ Văn học, TP. Hồ Chí Minh.
71. Nguyễn Kim Hồng (2001), “Xu hướng hiện thực tâm lý qua các tác phẩm viết về
làng quê của Thạch Lam”, Tạp chí Văn học,(12), (358), tr.53 – 60.
72. Khái Hưng, Anh phải sống, (1994), NXB Văn nghệ TP. HCM.
73. Khái Hưng (ngày 17/6/1958), “Tình tuyệt vọng”, Tạp chí Văn hóa Ngày nay, Tập 1,
tr.109 – 112.
74. Khái Hưng (1958), “Nhân đọc bài Tình tuyệt vọng”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập
9, tr.70.
75. Khái Hưng (1958), “Đợi chờ”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8, tr.131 – 134.
76. Khái Hưng (1958), “Trăng xưa”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 5, tr.85.
77. Khái Hưng (1958), “Thế thì hòa”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8, tr.155.
78. Khái Hưng (1958), “Trăng trong văn của Khái Hưng”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay,
Tập 5, tr.169 – 171.
79. Khái Hưng (1958), “Trăng thu”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 5, tr.150 – 155.
80. Mai Hương, tuyển chọn và biên soạn (2000), Nhất Linh – cây bút trụ cột, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
81. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Tự Lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc,
NXB Văn hóa thông tin.
82. Phạm Thị Thu Hường (1993), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
ngắn Thạch Lam”, Tạp chí Văn học,(3), (261), tr.16 – 18.
83. Trần Đình Hượu (1991), “Tự Lực Văn Đoàn – nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử
qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông”, Sông Hương,(4)
84. Tam Ích (1967), “Hồn bướm mơ tiên”, Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945),
NXB Văn học, Hà Nội.
85. Thụy Khuê, “Nhất Linh (1906 – 1963)”,
86. Nguyễn Hoành Khung (1998), Lời giới thiệu “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 –
1945)”, NXB Khoa Học Xã Hội.
87. Nguyễn Hoành Khung (sưu tầm và soạn tuyển) (1997), Tổng tập Văn học Việt Nam,
tập 29B, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
88. Lê Đình Kỵ (1992), “Vấn đề đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945”,
Tạp chí Văn học,(6)
89. Lê Đình Kỵ (biên soạn) (1984), Mac – Anghen – Lenin Bàn về Văn học Nghệ thuật,
Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
90. Thạch Lam (1958), “Trăng trong văn của Thạch Lam”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay,
Tập 5, tr.166.
91. Thạch Lam (1974), “Giới thiệu chân trời cũ của Hồ Dzếnh”, Tạp chí Văn học,(185),
tr.47 – 48.
92. Thạch Lam, 33 truyện ngắn (2009), NXB Văn học, Hà Nội.
93. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 32, tập 3, NXB Phong trào Văn hóa, Sài
Gòn.
94. Phong Lê (1998), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
95. Nhất Linh (1933), “Bắc Kỳ thể thao với Phong Hóa”, Phong Hóa,(37)
96. Nhất Linh (1958), “Bao giờ em về”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8, tr.37 – 49.
97. Nhất Linh (17/6/1958), “Bắn vịt trời”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 1, tr.72 – 80.
98. Nhất Linh (1958), “Búng ruồi”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 5, tr.159 – 165.
99. Nhất Linh (1958), “Con thuyền ngược nước”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 9,
tr.86, 87.
100. Nhất Linh (1958), “Cúng rượu”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 5, tr.95 – 103.
101. Nhất Linh (1958), “Dân quê”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 9, tr.98.
102. Nhất Linh (1958), “Giao thừa Quý Tỵ 1953”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8,
tr.12-13.
103. Nhất Linh (1933), “Hai cái thái cực”, Phong Hóa,(42)
104. Nhất Linh (1934), “Ngược lên chiều gió”, Tạp chí Văn học Việt Nam, (92), tr.108 –
111.
105. Nhất Linh (1965), “Những di chúc của Nhất Linh”, Tạp chí Văn học, (41), tr.32.
106. Nhất Linh (1999), Lạnh lùng, NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh.
107. Nhất Linh, tập truyện ngắn “Những ngày diễm ảo” (1993), NXB Văn học, Hà Bắc.
108. Nhất Linh (1958), “Lòng tử tế”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8, tr.76 – 79.
109. Nhất Linh (1969), “Tìm một cái chết”, Tạp chí Văn học, (98), tr.76 – 81.
110. Nhất Linh (1933), “Tựa truyện “Hồn bướm mơ tiên”, Phong Hóa, (61).
111. Nhất Linh (1958), “Tranh ngoại bản cúc xưa”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8,
tr.11.
112. Nhất Linh (1958), “Thơ mới”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay, Tập 8, tr.165-166.
113. Nhất Linh (1958), “Trăng trong văn của Nhất Linh”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay,
Tập 5, tr.167, 168.
114. Nhất Linh (1934), “Văn bác học và Văn bình dân”, Tạp chí Văn học Việt Nam,
(118), tr.139 – 141.
115. Nhất Linh (1965), “Viên độc dược”, Tạp chí Văn học, (41), tr.28 – 31.
116. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết – biên khảo, NXB Đời Nay.
117. Nhất Linh (1965), “Văn trong tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (41), tr.15 – 18.
118. Nhất Linh (1965), “Xóm Cầu Mới”, Tạp chí Văn học, (41), tr.20 – 27.
119. Nhất Linh (17/6/1958), “Xóm Cầu Mới – Cô Mùi”, Tạp chí Văn hóa Ngày Nay,
Tập 1, tr.45 – 58.
120. Nhất Linh, tập truyện ngắn “Những ngày diễm ảo” (1993), NXB Văn học, Hà
Bắc.
121. Phạm Quang Long (1990), “Tự Lực Văn Đoàn – một kiểu tư duy văn học”, Tạp chí
Khoa Học, (2), Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
122. Trần Triệu Luật (1965), “Ý tưởng cải tạo xã hội của nhóm Tự Lực Văn Đoàn”, Tạp
chí Văn học, (41), tr.33 – 43.
123. Phan Quốc Lữ (2003), Văn xuôi trữ tình thời kỳ 1930 – 1945 – mấy vấn đề về đặc
điểm thi pháp.
124. Phan Quốc Lữ (2003), “Tính chất phi cốt truyện trong văn xuôi Thạch Lam, Xuân
Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh”, Tạp chí Văn học, (6), tr.55 – 62.
125. Thế Lữ (2003), “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”, Thạch Lam, về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
126. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lý luận Văn học, tập 1, NXB Giáo
dục, TP. Hồ Chí Minh.
127. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác
(1976), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 5, phần 1 (in lần thứ 4), NXB
Giáo dục.
128. C. Mac – F. Ăng ghen (1977), Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội.
129. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2008), Tiểu thuyết Nhất Linh trong và sau Tự Lực Văn
Đoàn, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, TP. HCM.
130. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), Lời giới thiệu Hợp tuyển Văn học Việt Nam (1920 –
1945), tập 1, NXB Văn Học, Hà Nội.
131. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
NXB Giáo dục.
132. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX”, Tạp chí Văn học, (5)
133. Nam Mộc (1962), Sai lầm chủ yếu trong cuốn “Viết và đọc tiểu thuyết” của Nhất
Linh, Tạp chí Văn học số 7 (31), trang 49 – 55.
134. Phương Ngân (2000), Khái Hưng – nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự Lực Văn Đoàn,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
135. Phan Ngọc (1993), “Ảnh hưởng của Văn học Pháp tới Văn học Việt Nam 1932 –
1940”, Tạp chí Văn học, (4)
136. Phạm Thế Ngũ (1997), tái bản, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Văn
học hiện đại 1862 – 1945, NXB Đồng Tháp.
137. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh.
138. Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
139. Trần Thị Mai Nhi, Văn học hiện đại – Văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ, NXB Văn
học.
140. Phạm Thị Ninh (2006), “Thử vận dụng lý thuyết mạch lạc phân tích truyện ngắn
“Hai đứa trẻ””, Tạp chí Ngôn ngữ, (3), tr.37 – 44.
141. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, tập 2, (1994), NXB Văn học, Hội nghiên cứu và
giảng dạy Văn học, TP. HCM.
142. Võ Phiến, “Văn học miền Nam, tổng quan”,
143. Thế Phong (1974), Nhà tiểu thuyết tiền chiến 1930 – 1945.
144. Vũ Đức Phúc (1964), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945.
145. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt
Nam hiện đại 1930 – 1945.
146. Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi Việt Nam những năm 80 và những vấn đề
dân chủ mới của nền văn học”, Tạp chí văn học, (4)
147. Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn), Phê bình – Bình luận Văn học: Khái
Hưng, Thạch Lam, Hồ Biểu Chánh, NXB Tổng Hợp Khánh Hòa.
148. Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn) (1999), Phê bình – Bình luận Văn học:
Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
149. Tạ Văn Ru, Nguyễn Duy Diễn (1958), Luận đề về Tự Lực Văn Đoàn, tập II, NXB
Thăng Long – Sài Gòn.
150. Băng Sơn (2006), “Thạch Lam và ga Cẩm Giàng”, Tạp chí Nhà Văn, (10), tr.142 –
146.
151. Trương Bảo Sơn (1964), “Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời Nhất Linh – Nguyễn
Tường Tam”, Văn, (14)
152. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB
Đại học Sư Phạm.
153. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học, Nhà xuất
bản Giáo dục.
154. Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (truyển chọn) (2005), Văn học so sánh
– nghiên cứu và triển vọng, NXB Đại Học Sư Phạm.
155. Doãn Quốc Sỹ (1960), Tự Lực Văn Đoàn, NXB Hồng Hà, Sài Gòn.
156. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB TP.HCM.
157. Nguyễn Tường Tam (23/2/1934), “Tựa “Nửa chừng xuân”, Phong Hóa, tr.450-451.
158. Văn Tạo (2006), “Nên có nhà lưu niệm về Tự Lực Văn Đoàn”, Tạp chí Nghiên cứu
Văn học, (Số 3), (409), tr.125 – 131.
159. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
160. Bùi Việt Thắng (1992), Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học Hà Nội.
161. Nguyễn Thị Thế (1974), Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường – Nhất Linh, Hoàng
Đạo, Thạch Lam, Sài Gòn.
162. Bạch Năng Thi – Phan Cự Đệ (1961), Văn Học Việt Nam 1930 – 1945, tập 1.
163. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam.
164. Nguyễn Thành Thi (2001), Thạch Lam – văn và người, NXB Trẻ, Hội Nghiên cứu
và Giảng dạy Văn học TP. HCM.
165. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, NXB Khoa
học xã hội.
166. Nguyễn Thành Thi (2008), “Lược đồ” văn học Quốc Ngữ Việt Nam trước 1945 –
nhìn từ qua trình hình thành và tương tác thể loại…
167. Nguyễn Thành Thi (1999), “Từ quan niệm về con người cá nhân đến thế giới cảm
giác trong văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam”, Kỉ yếu khoa học Hội nghị các nghiên
cứu sinh Ngữ Văn, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
168. Nguyễn Thành Thi (2010), “Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác như một đòi học
tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945”, Nghiên cứu văn
học, (số 4), 2010.
169. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học - thế giới mở, NXB Trẻ TP HCM.
170. Nguyễn Thành Thi (2010), “Tự Lực Văn Đoàn – Những lằn ranh văn học”,
Phongdiep.net.
171. Nguyễn Tường Thiết (1970), “Những ngày cuối cùng của thân phụ tôi”, Tạp chí Văn
học, (109), tr.50 – 67.
172. Nhật Thịnh (19..?), Chân dung Nhất Linh hay thân thế sự nghiệp Nguyễn Tường
Tam, NXB Sống Mới.
173. Lâm Nhựt Thuận (2000), Tiếp nhận Văn học (Qua một số tiểu thuyết của Khái Hưng
– Nhất Linh – Hoàng Đạo), Luận văn Tốt nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
174. Ngô Văn Thư (2005), “Quan niệm văn chương của Khái Hưng”, Tạp chí nghiên cứu
Văn học, (3), Viện văn học, Viện KHXHVN.
175. Ngô Văn Thư (2005), Tiểu thuyết của Khái Hưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Hà
Nội.
176. Phan Trọng Thưởng (1998), Vài nét về Tự Lực văn đoàn, (lời giới thiệu “văn
chương Tự Lực văn đoàn” tập 1), NXB Giáo dục.
177. Đặng Tiến (1965), “Hạnh phúc trong tác phẩm của Nhất Linh”, Tạp chí Văn, (37)
178. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP.HCM.
179. Nguyễn Trác (1989), Về Tự lực văn đoàn, NXB Thành phố HCM.
180. Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh (1989), Về Tự Lực Văn Đoàn, NXB TP. HCM.
181. Nguyễn Thị Thu Trang (2007), “Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn
1954 – 1975”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, (5)
182. Trần Khánh Triệu (1964), “Ba tôi”, Văn, (số 22)
183. Hoàng Trinh (chủ biên) (1978), Văn học cuộc sống Nhà văn, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
184. Nguyễn Hữu Trọng (1970), “Nhất Linh – con phượng hoàng gẫy cánh”, Tạp chí Văn
học, (109), tr.15 – 21.
185. Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 (1990), tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
186. Lê Thị Dục Tú (1994), “Quan niệm về con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự Lực
Văn Đoàn”, Tạp chí Văn học, (4), tr.30 – 33.
187. Lê Thị Dục Tú (1994), “Miêu tả nội tâm trong Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học,
(8), tr.20 – 24.
188. Lê Thị Dục Tú (2003), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn,
NXB Thanh Niên.
189. Lê Dục Tú (2005), “Tìm hiểu truyện ngắn Khái Hưng”, Tạp chí nghiên cứu Văn
học, (3)
190. Nguyễn Thị Tuyến (2004), Mô hình tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
191. Hồ Hữu Tường (1964), “Khái Hưng – người thứ nhất muốn làm nguyên soái của
“văn chương sáng giá”, Văn, (22)
192. Huỳnh Vân (1990), “Quan hệ văn học – hiện thực với vấn đề tiếp nhận, tác động và
giao tiếp thẩm mỹ”, Văn học và hiện thực, NXB KHXH, Hà Nội.
193. Nguyễn Văn Xung (1958), Bình giảng về Tự Lực Văn Đoàn, NXB Tân Việt, Sài
Gòn.
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Các bảng thống kê, khảo sát văn bản tác phẩm truyện ngắn Nhất Linh, Khái
Hưng do tác giả luận văn thực hiện
Bảng 1: Khảo sát các khuynh hướng thể tài truyện ngắn Nhất Linh
TT Tên truyện Luận
đề
Phân
tích
xã
hội
Phân
tích
tâm
lý
LĐ -
PTXH
LĐ -
PTTL
PTXH-
TL
Tập Người quay tơ
1 Người quay tơ x
2 Nô lệ x
3 Chiến tranh x
4 Giấc mộng Từ Lâm x
5 Sư bác chùa Kênh x
6 Làm gì mà băn khoăn
thế
x
7 Giật mình tỉnh dậy x
8 Truyện người ca
kỹ họ Nguyễn
x
9 Bạch Liên x
10 Vuông vải trắng x
11 Sự thật ở miệng trẻ
(Kịch)
x
Tập Anh phải sống
12 Tháng ngày qua x
13 Dưới bóng hoa đào x
14 Bóng người trên sương
mù
x
15 Nắng mới trong rừng
xuân
x
16 Giết chồng báo
thù chồng
x
17 Đầu đường xó chợ x
18 Nước chảy đôi dòng x
Tập Tối tăm
19 Thế rồi một buổi chiều x
20 Chết dở x
21 Nghèo x
22 Hai cảnh ngoài phố x
23 May quá x
24 Hai vẻ đẹp x
25 Hai chị em x
26 Tiếng kêu thương x
Tập Hai buổi chiều
vàng
27 Hai buổi chiều vàng x
28 Mười năm qua x
29 Cái tẩy x
30 Vết thương x
31 Câu chuyện mơ trong
giấc mộng
x
32 Lan rừng x
Tập Mối tình chân
33 Mối tình chân x
34 Một buổi sáng x
35 Cúng rượu x
36 Lòng mẹ x
37 Tam chiến Lã Bố x
38 Bao giờ em về x
Tập Những ngày diễm
ảo
39 Những ngày diễm ảo x
40 Thương chồng x
Tổng cộng 9 7 11 4 8 1
Bảng 2: khảo sát các khuynh hướng thể tài truyện ngắn Khái Hưng
TT Tên truyện Luận
đề
Phân
tích
xã
hội
Phân
tích
tâm
lý
LĐ –
PTXH
LĐ -
PTTL
PTXH-
TL
Tập Dọc đường gió
bụi
1 Dọc đường gió bụi x
2 Tiếng dương cầm x
3 Bên đường dừng
bước
x
4 Cô hàng nước x
5 Hai cảnh trụy lạc x
6 Bãi sậy vườn cam x
7 Con chim vành
khuyên
x
8 Trong nhà thương x
9 Thưa chị x
10 Điên X
Tập Anh phải sống
11 Anh phải sống x
12 Tình tuyệt vọng X
13 Sóng gió Đồ Sơn x
14 Bên dòng sông
Hương
x
15 Tình điên X
Tập Số đào hoa
16 Đi Nam Kỳ x
17 Linh hồn thi sĩ X
18 Hoàng Oanh X
19 Cái thù ba mươi
năm
X
Tập Đợi chờ
20 Đợi chờ x
21 Bến Hòn Gai X
22 Biến đổi X
23 Chùa Hương x
24 Bến đò năm xưa X
25 Cháu nhà quan X
26 Sín Sáng X
27 Ngày giỗ x
28 Điếu thuốc lá x
29 Tiếng khèn x
30 Tống tiền x
31 Đào Mơ x
32 Đồng xu x
33 Tập ảnh x
34 Dưới ánh trăng x
Tập Hạnh
35 Hai người bạn x
36 Tương tri x
37 Thời chưa cưới x
38 Một buổi chầu x
Tập Cái Ve
39 Một nhà hiền triết x
40 Xanh cà bung x
41 Người vợ mù x
42 Sư Tuệ x
43 Lòng tốt x
44 Linh hồn x
45 Trăng thu x
46 Biển x
47 Cái Ve x
Các truyện in báo
48 Lá thư rơi X
49 Tuổi mơ mộng x
50 Một tập thư x
51 Cháu Tạ x
52 Giai nhân x
53 Nhà phê bình x
54 Đêm giao thừa x
55 Vui tính x
56 Cô áo trắng x
57 Những ngày vui x
58 Cô dâu x
59 Mười năm yêu dấu x
60 Người hầu sáng x
61 Thời xưa x
62 Lưu Bình – Dương
Lễ
x
63 Chàng thi nhân x
64 Ái tình x
65 Nghiện x
66 Cái nhà x
67 Quá khứ x
Tổng cộng 7 12 12 22 14
Bảng 3: Đối chiếu tổng hợp số liệu truyện ngắn theo thể tài của hai tác giả
Nhất Linh, Khái Hưng
Tác
giả
Luận
đề
(SL:%)
Phân
tích xã
hội
(SL:%)
Phân
tích tâm
lý
(SL:%)
LĐ –
PTXH
(SL:%)
3
LĐ –
PTTL
(SL:%)
4
PTXH-
TL
(SL:%)
5
Số
truyện
KS
Nhất
Linh
9:22.50
7: 17.50
11:27.50
4: 10.00
8: 20.00
1:2.50
40
Khái
Hưng
7:10.60 12:17.88 12:17.88 22:32.78 14:20.86 0:0.00 67
Bảng 4.1: TẦN SUẤT ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
TT Tên tập và thời gian
sáng tác; Tên truyện
Số
trang
Số lượt
thoại
Số
cuộc
thoại
Số lượt
trên
trang
Số lượt
trên
cuộc
1. Tập Dọc đường gió
bụi
3 Anh phải sống
Tiếng dương cầm 8 29 6 4,8
Bên đường dừng
bước
17 90 16 > 5,3 > 5,6
Cô hàng nước 8 47 13 > 5,8 > 3,6
Con chim vành
khuyên
9 0 0 = 0,0 = 0,0
Cái thù ba mươi
năm
14 73 15 >5,2 > 4,8
Đi Nam Kỳ 6 44 7 > 7,3 > 6,28
Sóng gió Đồ Sơn 13 61 10 < 4,7 = 6,1
Bảng 4.2: TẦN SUẤT ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NHẤT LINH
TT Tên tập và thời gian sáng
tác; Tên truyện
Số trang Số lượt
thoại
Số cuộc
thoại
Số lượt
trên
trang
Số lượt
trên
cuộc
1. Tập Anh phải sống
2
Tháng ngày qua 10 14 4 = 1,4 3,5
Bóng người trên sương mù 9 8 1 < 1,0 8,0
Giết chồng báo thù chồng 12 18 6 = 1,5 3,0
Nước chảy đôi dòng 10 34 4 = 3,4 8,5
Tập Người quay tơ
Sư bác chùa Kênh 5 0 0 = 0,0 0,0
Làm gì mà băn khoăn thế 6 0 0 = 0,0 0,0
Giật mình tỉnh dậy 5 0 0 = 0,0 0,0
Kết quả tổng hợp:
20 truyện ngắn của Khái Hưng được khảo sát với tổng cộng 192 trang, có 717 đơn vị
diễn ngôn (lượt lời). Trung bình cứ một trang truyện ngắn, Khái Hưng sử dụng 3,88 lượt lời.
20 truyện với tổng số 299 trang, nhân vật của Nhất Linh đối thoại 377 lượt lời. Trung
bình cứ mỗi trang, Nhất Linh sử dụng 1,26 lượt lời.
Bảng 5:
Khảo sát đặc điểm tổ chức văn bản diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Nhất
Linh, Khái Hưng
5.1. Truyện ngắn Nhất Linh
TT Tên tập và thời
gian sáng tác;
Tên truyện
Số
trang
Số đoạn Đặc điểm
nghệ thuật
nổi bật
Nhân vật chính Điểm
nhìn
vai kể
Đặc
điểm
lời
văn
1. Tập Người quay
tơ:
Người quay tơ 6 1 Phân tích
tâm lý
Từ Nương NKC
Nô lệ 4 1 Phân tích
tâm lý
Chàng nông phu NKC
Chiến tranh 3 1 Phân tích
tâm lý
Tôi NKC
+ tôi
Giấc mộng
Từ Lâm
20 1 Phân tích
tâm lý
Trần Lưu NKC
+ tôi
Sư bác chùa
Kênh
5 1 Phân tích
tâm lý
Sư bác NKC
Làm gì mà băn
khoăn thế
6 1 Phân tích
tâm lý
Phạm Đài NKC Chất
triết
lý
Giật mình tỉnh
dậy
5 1 Yếu tố kỳ
ảo
Tôi NKC
+ tôi
Truyện người ca
kỹ họ Nguyễn
6 1 Yếu
tố lịch sử
Vũ Khâm Lân NKC
Bạch Liên 7 1 Yếu tố kỳ
ảo
Bạch Liên NKC
Vuông vải trắng 5 1 Phân tích
tâm lý
Minh Tử NKC
Sự thật ở miệng
trẻ
(Kịch)
13 4 đoạn
(mỗi đoạn
có NVC khác
nhau)
Phân tích
tâm lý
Đ1:Mẹ và con;
Đ2: Trinh và bác
Mạch; Đ3: Ngọc,
Ngọ, Dần; Đ4:
ông Lý, Minh.
NKC
2. Tập Anh phải
sống:
Tháng ngày qua 10 3 Phân tích
tâm lý
Giao NKC
Dưới bóng hoa 11 1 Phân tích Tống Bình, Nam NKC
đào tâm lý Chân
Bóng người trên
sương mù
9 1 Yếu tố kỳ
ảo
Trạch NKC
+ tôi
Nắng mới trong
rừng xuân
10 1 Phân tích
tâm lý
Phương NKC
Giết chồng báo
thù chồng
12 4 Phân tích
tâm lý
Liệt NKC
Đầu đường xó
chợ
8 2 Phân tích
tâm lý
Tôi NKC
+ tôi
Nước chảy đôi
dòng
10 2 Phân tích
tâm lý
Sinh NKC
3. Tập Tối tăm:
Thế rồi một
buổi chiều
28 5 đoạn lớn,
đoạn 5 có 2
đoạn nhỏ
Phân tích
tâm lý
Dũng NKC
Chết dở 10 1 Phân tích
tâm lý
Khương NKC
Nghèo 9 3 Phân tích
tâm lý
Trọng NKC
Hai cảnh ngoài
phố
7 1 Phân tích
tâm lý
Sửu NKC
May quá 3 1 Phân tích
tâm lý
Nhiêu Tích NKC
Hai vẻ đẹp 40 4 (dấu La Mã) Phân tích
tâm lý
Doãn NKC
Hai chị em 11 2 Phân tích
tâm lý
Bìm, Lạch NKC
Tiếng kêu
thương
8 1 Phân tích
tâm lý
Người đàn
bà hàng nước
NKC
4. Tập Hai buổi
chiều vàng:
Hai buổi chiều
vàng
41 Đ1: 3 đoạn
nhỏ; Đ2: 1
đoạn nhỏ; Đ3:
2 đoạn nhỏ;
Đ4: 2 đoạn
nhỏ; Đ5: 1
đoạn nhỏ.
Phân tích
tâm lý
Triết NKC
Mười năm qua 7 1 Phân tích
tâm lý
Lan Hà NKC
Cái tẩy 11 2 Phân tích
tâm lý
Huy NKC
Vết thương 9 3 Phân tích
tâm lý
Dung NKC
Câu chuyện
mơ trong giấc
mộng
6 1 Yếu tố kỳ
ảo
Sinh NKC
Lan rừng 18 6 Yếu tố kỳ
ảo
Quang NKC
5. Tập Mối tình
chân:
Mối tình chân 27 3 Phân tích
tâm lý
Bé NKC
Một buổi sáng 21 1 Phân tích
tâm lý
Gia đình bác Lê NKC
Cúng rượu 34 1 Phân tích
tâm lý
Gia đình bác Lê NKC
Lòng mẹ 17 1 Phân tích
tâm lý
Gia đình bác Lê NKC
Tam chiến
Lã Bố
11 1 Phân tích
tâm lý
Gia đình bác Lê NKC
Bao giờ em về 32 2 Phân tích
tâm lý
Bé, Đỗi NKC
6. Tập Những
ngày diễm ảo:
có thêm truyện:
Những ngày
diễm ảo
36 4 Phân tích
tâm lý
Hiệp, Diên NKC
Thương chồng 26 2 Phân tích
tâm lý
Nhung NKC
5.2. Truyện ngắn Khái Hưng.
TT Tên tập và thời
gian sáng tác;
Tên truyện
Số trang Số đoạn Đặc điểm
nghệ thuật
nổi bật
Nhân vật
chính
Điểm nhìn
vai kể
Đặc
điểm
lời
văn
1. Tập Dọc đường
gió bụi (?):
Dọc đường
gió bụi
9 5 Yếu
tố phân
tích tâm lý
Mơ Người
kể chuyện
(NKC)
Mượt
mà,
giàu
chất
thơ
Tiếng dương
cầm
8 1 Phân tích
tâm lý
Minh(?) NKC Chất
triết
lý
Bên đường
dừng bước
17 1 Phân tích
tâm lý
Bằng NKC Giàu
chất
thơ
Cô hàng nước 8 2 Phân tích
tâm lý
Ban(?) NKC Mượt
mà,
trau
chuốt
Hai cảnh trụy
lạc
9 2 Phân tích
tâm lý
Hải, Bản
Bãi sậy vườn
cam
6 1 Phân tích
tâm lý
Hùng
Con chim vành
khuyên
9 3 Phân tích
tâm lý
Tôi(?)
Trong
nhà thương
8 2 Phân tích
tâm lý
Lực(?)
Thưa chị 8 3 Phân tích
tâm lý
Địch, Nga(?)
Điên 14 2 Phân tích
tâm lý
Mã
2. Tập Anh phải
sống (?):
Anh phải sống 8 3 Phân tích
tâm lý
Thức, Lạc
Tình tuyệt vọng 7 2 Phân tích
tâm lý
Văn Châu
Sóng gió Đồ
Sơn
13 6 Phân tích
tâm lý
Bạch Tuyết,
Thu Cúc, Văn
Hải
Bên dòng sông
Hương
8 8 Phân tích
tâm lý
Vinh Sơn,
Diễm Lan
Tình điên 15 7 Phân tích
tâm lý
Cúc, Giao
3. Tập Số đào
hoa:
Đi Nam Kỳ 6 5 Phân tích
tâm lý
Lan
Linh hồn thi sĩ 9 8 Yếu Trần Can
tố lịch sử
Hoàng Oanh 8 4 Yếu
tố lịch sử
Hoàng Oanh
Cái thù ba
mươi năm
14 5 Phân tích
tâm lý
Giang(?)
4. Tập Đợi chờ
(?):
Đợi chờ 8 6 Phân tích
tâm lý
Linh
Bến Hòn Gai 8 2 Phân tích
tâm lý
Tôi
Biến đổi 11 7 Phân tích
tâm lý
Lực, Đoàn(?)
Chùa Hương 11 3 Yếu tố kỳ
ảo
Tôi
Bến đò năm
xưa
7 3 Phân tích
tâm lý
Nguyên
Cháu nhà quan 7 3 Phân tích
tâm lý
Tôi (?)
Sín Sáng 7 5 Yếu
tố lịch sử
Sín Sáng
Ngày giỗ 7 1 Phân tích
tâm lý
Tôi (?)
Điếu thuốc lá 7 3 Phân tích
tâm lý
Tôi
Tiếng khèn 12 2 Phân tích
tâm lý
Tôi
Tống tiền 6 2 Phân tích
tâm lý
?
Đào Mơ 6 1 Phân tích Mơ
tâm lý
Đồng xu 7 2 Phân tích
tâm lý
Phiên
Tập ảnh 7 1 Phân tích
tâm lý
Lý
Dưới ánh trăng 33 11 Phân tích
tâm lý
Văn, Tẹo
5. Tập Hạnh (?):
Hai người bạn 10 1 Phân tích
tâm lý
Phúc, Tảo
Tương tri 7 2 Yếu tố kỳ
ảo
Tôi, cụ Tú
Thời chưa cưới 11 2 Phân tích
tâm lý
Phát, Hoàn
Một buổi chầu 7 4 Yếu
tố lịch sử
Hà thị lang
6. Tập Cái Ve (?):
Một nhà hiền
triết
7 5 Phân tích
tâm lý
Đoàn
Xanh cà bung 11 4 Phân tích
tâm lý
Văn
Người vợ mù 6 2 Phân tích
tâm lý
Vợ chồng
người mù
Sư Tuệ 10 1 Phân tích
tâm lý
Sư Tuệ
Lòng tốt 8 2 Phân tích
tâm lý
Nhân
Linh hồn 11 1 Yếu tố kỳ Tôi
ảo
Trăng thu 11 3 Phân tích
tâm lý
Nhiễu(?)
Biển 10 1 Phân tích
tâm lý
Tuất (?)
Cái Ve 31 3 đoạn
lớn, 3
đoạn nhỏ
Phân tích
tâm lý
Ve
7. Tập truyện mới
in báo:
Lá thư rơi 17 5 Phân tích
tâm lý
Chung,
Thuyết,
Trường, Soạn
Tuổi mơ mộng 16 5 Phân tích
tâm lý
Ái
Một tập thư 7 4 Phân tích
tâm lý
Độ
Cháu Tạ 11 7 Phân tích
tâm lý
Bà lão
Giai nhân 8 1 Phân tích
tâm lý
Bông
Nhà phê bình 9 1 Phân tích
tâm lý
Hát
Đêm giao thừa 11 2 Phân tích
tâm lý
Nhà bà Ty
Vui tính 8 3 Phân tích
tâm lý
Tê
Cô áo trắng 8 2 Yếu tố kỳ
ảo?
Tôi
Những ngày vui 11 3 Phân tích
tâm lý
Độ
Cô dâu 29 7 Yếu
tố lịch sử?
Thúy Lan
Mười năm yêu
dấu
8 2 Phân tích
tâm lý
Bản
Người hầu sáng 6 3 Người hầu
sáng
?
Thời xưa 5 1 Phân tích
tâm lý
Tôi
Lưu Bình -
Dương Lễ
27 5 đoạn
lớn, 3
đoạn nhỏ
Yếu
tố lịch sử
Lưu Bình,
Châu Long
Chàng thi nhân 9 6 Yếu tố kỳ
ảo
Thi nhân
Ái tình 9 1 Phân tích
tâm lý
?
Nghiện 9 3 Phân tích
tâm lý
P. và R.
Cái nhà 16 2 Phân tích
tâm lý
Liễn, Thuyết
Quá khứ 10 4 Phân tích
tâm lý
Tôi
PHỤ LỤC 2
Bài viết đã công bố của tác giả liên quan trực tiếp đến luận văn
(Bài đã đăng trong “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Hội
Nghiên cứu và Giảng dạy TP HCM – Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, năm
2010, tr.829-838)
CHÙM TÁC PHẨM VIẾT VỀ “CÔ HÀNG NƯỚC VIỆT NAM”
CỦA KHÁI HƯNG, NHẤT LINH, THẠCH LAM
KHUÊ VĂN NGUYỄN ĐĂNG VY
1. Những thiên truyện, ký như một “chùm” tác phẩm
Thạch Lam, tác giả Hà Nội 36 phố phường, trong lúc “phiếm du” khắp nẻo, đã nhận ra
cái phong vị Hà Nội, phong vị Việt Nam trong hình ảnh một “cô hàng nước”. Và, chính ông
đã không tiếc lời tôn vinh cái ý vị “tiểu thuyết” hay bản sắc văn hóa của một ngôi hàng bình
dị, quen thuộc – “hàng nước” Việt Nam:
“Cô hàng nước Việt Nam, từ xưa đến nay đã chiếm một địa vị quan hệ trong lịch sử và
trong văn chương: đã có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng nước và kết cục cũng ở đấy.”1.
Thật vậy, hình ảnh “cô hàng nước” “dưới gốc đa, bên ruộng lúa hay ở mái hiên của
thành phố” đã thành đề tài, cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà văn thế hệ ông. Bài viết này sẽ
chỉ nói đến hình ảnh cô hàng nước trong một số sáng tác văn xuôi của Tự lực văn đoàn mà
Thạch Lam – tác giả của sự tôn vinh trên – và Nhất Linh, Khái Hưng là những thành viên
quan trọng.
Tác giả bài viết này muốn nói đến một “chùm” tác phẩm nhỏ gồm: Cô hàng nước in
trong tập truyện ngắn Dọc đường gió bụi của Khái Hưng (1932-1935); Tiếng kêu thương
(lời một người đàn bà bán hàng nước) in trong tập truyện ngắn Tối tăm của Nhất Linh
(1936); và, Hàng nước cô Dần in trong tùy bút Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam
(1943). Câu hỏi đặt ra ở đây là khi viết các tác phẩm này, liệu các nhà văn có chịu ảnh hưởng
gì nhau không và các tác phẩm này tương tác soi chiếu lẫn nhau không?
1 Thạch Lam: Hàng nước cô Dần trong Hà Nội 36 phố phường, NXB Văn nghệ TP HCM, 1998, tr.186. Các trích dẫn khác về
Hàng nước cô Dần trong bài viết này đều rút từ cuốn sách trên của Thạch Lam.
Về thời điểm sáng tác, Khái Hưng viết Cô hàng nước sớm nhất là 1932, muộn nhất là
1935, Nhất Linh viết Tiếng kêu thương năm 1936, và Thạch Lam viết Hàng nước cô Dần
muộn nhất là năm 1943. Như vậy chắc chắn, Nhất Linh có đọc truyện ngắn của Khái Hưng
trước khi viết Tiếng kêu thương, và Thạch Lam có đọc truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất
Linh trước khi viết Hàng nước cô Dần. Điều này càng có cơ sở khẳng định chắc chắn hơn
khi chúng ta biết rằng, trong một tổ chức văn học gần gũi, thân thiết như trong một gia đình,
các nhà văn này thường giữ mối liên hệ mật thiết với nhau trong sáng tác, công bố tác phẩm
của mình. Vì vậy khi cùng viết về một đề tài, cùng lấy cảm hứng từ một đối tượng cụ thể
trong đời sống, họ phải làm sao để đối tượng miêu tả này không hề trở nên mòn cũ mà còn
được khơi sâu thêm từ nhiều phía và có thêm cơ hội tốt để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của
mình.
Vậy, hoàn toàn có cơ sở để chúng ta xem đây như một “chùm” tác phẩm viết về cô
hàng nước Việt Nam (tuy ba mà một, tuy một mà ba) và nên chăng hãy đọc chúng trong mối
quan hệ bổ sung, đối chiếu, “liên văn bản”?
2. Một cái nhìn đối sánh
Có chăng những điều thú vị về đề tài “cô hàng nước Việt Nam” mà người đọc chỉ có
thể nhận thấy rõ rệt, khi đặt các tác phẩm nói trên cạnh nhau? Sau đây là một vài cảm nhận,
thu hoạch riêng khi đọc Cô hàng nước (Khái Hưng), Tiếng kêu thương (Nhất Linh), và
Hàng nước cô Dần (Thạch Lam) như một “chùm” tác phẩm.
2.1. Nhân vật hư cấu và nhân vật phi hư cấu – những lựa chọn, xử lý đầy dụng ý
của các tác giả
Ba tác phẩm cùng hướng đến một đối tượng trong đời sống, nhưng viết bằng ngôn ngữ
thể loại khác nhau theo cảm hứng và phong cách nghệ thuật khác nhau, tất nhiên sẽ mang lại
cho người đọc những cảm quan thẩm mĩ khác nhau.
Vẫn là cô hàng nước ấy, song, với Khái Hưng thì đó là một nhân tố mới của đời sống
– một cô hàng nước mang cốt cách trí thức, “tân thời”; dù cô có phần hơi lạc lõng ở chốn
làng quê, song cô chính là người phát ra cái tín hiệu đáng lạc quan của cuộc sống. Với Nhất
Linh, cô hàng nước là một chứng nhân bi kịch của một đời sa sút, bi thương – một sự sa sút
bi thương như được báo trước, như định mệnh nghiệt ngã và chua xót, nhưng đồng thời cũng
là hình ảnh để nhà văn dóng lên tiếng nói cảnh tỉnh bất bình, không phải là tiếng nói con
người chung chung mà là tiếng nói của cái tôi phụ nữ – và cụ thể là “lời một người đàn bà
bán hàng nước”. Với Thạch Lam, cô hàng nước ấy lại là một kết tinh cho vẻ đẹp của 36 phố
phường Hà Nội, cho phong vị quê hương Việt Nam.
Cả ba nhân vật đều đáng mến, đáng trọng, song nhân vật của Khái Hưng thì vừa là mĩ
nhân vừa là một tài nữ tân thời. Nhân vật của Nhất Linh chỉ là nạn nhân của cuộc đời “lên
voi xuống chó”. (Cả hai đều là sản phẩm của trí tưởng tượng, của hư cấu nghệ thuật). Còn,
nhân vật của Thạch Lam, thì giản dị chỉ như là một hình ảnh thân thương – một hình ảnh
không thể thiếu trong cuộc sống gồm đủ vui buồn thường nhật của người Việt Nam ở khắp
các làng quê lẫn các phố phường.
Là những tác phẩm hư cấu, Cô hàng nước của Khái Hưng và Tiếng kêu thương của
Nhất Linh, hòa chung vào tiếng nói nồng nhiệt của văn chương Tự Lực Văn Đoàn hồi bấy
giờ: cải thiện dân trí, cải cách nông thôn và giải phóng phụ nữ. Ở đây, hư cấu là một ưu thế
giúp nhà văn tác động mạnh mẽ đến cái “não trạng” đáng buồn của cả xã hội hay những định
kiến, những nếp nghĩ đã thành xơ cứng của người đọc.
Là tác phẩm phi hư cấu, Hàng ngước cô Dần của Thạch Lam đơn giản chỉ là bức
chân dung khắc họa những nét đẹp bình dị, đằm thắm, có thực mà dễ khuất lấp, để đưa vào
“bảo tàng” văn hóa Việt Nam, “bảo tàng” văn hóa của Hà Nội băm sáu phố phường. Đây chỉ
là bức chân dung bé nhỏ, mà nếu thiếu nó, Hà Nội phồn hoa hay miền quê êm ả không có sự
đảo lộn gì ghê gớm, nhưng sẽ là một sự trống vắng đáng tiếc vô cùng, trống vắng những
“hạt bụi vàng” làm nên cái lấp lánh của phong vị đời sống Việt Nam.
Sau Cô hàng nước của Khái Hưng, Tiếng kêu thương (lời một người đàn bà bán
hàng nước) của Nhất Linh là một sự lật trở, bổ sung cần thiết có tác dụng trực tiếp hay gián
tiếp tránh cho người đọc cái nhìn đơn giản một chiều về cuộc sống, cũng như số phận người
phụ nữ tân học đương thời – hai nhân vật nữ này đều là người tân học – qua hình ảnh hư cấu
về những “cô hàng nước”.
Nhưng nghệ thuật và đời sống, dù quan hệ mật thiết với nhau, không phải là một. Con
người có nhu cầu về những vẻ đẹp hư cấu, vẻ đẹp sáng tạo bằng nghệ thuật hội họa, diêu
khắc,… thì cũng có nhu cầu về cái đẹp không hư cấu, vẻ đẹp sáng tạo bằng thứ ngôn ngữ của
nhà nhiếp ảnh, của người ghi chép sự thật, ghi chép lịch sử, văn hóa,.... Nhu cầu của người
thưởng thức văn học cũng thế. Có nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người trong của tiểu
thuyết, truyện ngắn thì cũng có nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người trong phóng sự,
tùy bút. Sau hai truyện ngắn nói trên của Khái Hưng, Nhất Linh, việc Thạch Lam viết Hàng
nước cô Dần là một sáng tạo có ý nghĩa bổ sung như thế. Tác giả Hà Nội 36 phố phường đã
không phải tìm kiếm đâu xa, cũng không cần đến những hành trình tưởng tượng, hư cấu.
Ông chỉ “phiếm du” nơi phố xá, làng quê và ghi chép về những “cô hàng nước”, để kí họa
hình ảnh một cô Dần cụ thể, song lại thâu tóm được nét đẹp của hàng trăm hàng nghìn cô
Dần khác, để làm nên bức vẽ sinh động về “cô hàng nước Việt Nam” của muôn đời.
2.2. Những thể nghiệm thành công của mỗi nhà văn trong cách viết
2.2.1. Cô hàng nước (Khái Hưng) là truyện ngắn xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của
một chàng trí thức từ thành phố về với một cô thôn nữ bán hàng nước ở một làng quê xa. Cô
hàng nước này cũng có học thức, xinh đẹp, thông minh, hóm hỉnh, quan niệm sống tự do
phóng túng. Càng trò chuyện càng thấy hòa hợp với nhau và đem lòng yêu nhau. Trong
truyện ngắn này, nhân vật của Khái Hưng là hình ảnh một cô hàng nước “tân thời” hiện thân
cho những cô gái mới của văn chương đầy mơ mộng của Tự Lực Văn Đoàn trong chặng đầu
(1932-1935). Nhà văn say mê khám phá cái đời “huyền bí” của một cô hàng nước tân học
chốn thôn quê, theo cái nhìn của Ban, một trí thức thông minh, đa tình và nhạy cảm.
Để thể hiện được một vẻ đẹp như thế, trong một cái nhìn như thế, Khái Hưng tập trung
quan sát, miêu tả hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt là giọng nói, cách nói của cô hàng nước. Đây là
một sự lựa chọn, xử lý kỹ thuật thích đáng và đầy ý nghĩa. Điều gì giúp người ta dễ dàng
nhận diện một thiếu nữ chưa quen biết là cô gái mới, người tân học giữa đám đông phụ nữ
lao động lam lũ tất bật nếu không phải là hành vi, phong thái, giọng nói riêng biệt của cô ta?
Dĩ nhiên muốn khắc họa một cô hàng nước thôn quê thì phải chú ý đến ngôi hàng của
cô: cánh đồng, con đường quê, túp lều, cái chõng, những chiếc bát uống nước, không khí
khách ra, khách vào hàng,… Thiếu những thứ đó thì nhà văn không thể dựng lên được một
bối cảnh thích hợp. Song đó chưa phải là dụng công và hứng thú nghệ thuật chủ yếu. Lựa
chọn quan trọng nhất của Khái Hưng khi viết Cô hàng nước là: tập trung làm nổi nét riêng
biệt trong cách trò chuyện, đối đáp, bày tỏ ý kiến của cô. Vì thế, nhà văn phải tập trung vào
việc sáng tạo ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong những tình huống thích hợp. Vốn là nhà
văn có tài quan sát và dựng đôi thoại, Khái Hưng đã rất thành công trong lựa chọn kỹ thuật
này. Nhìn chung, cách dựng đối thoại của Khái Hưng khá tự nhiên, tươi tắn, linh hoạt, lột tả
được tính cách; khi cần sử dụng cả các nhận xét mang tính “siêu ngôn ngữ” – đúng như một
nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi khi bàn đến ngôn ngữ đối thoại trong truyện
ngắn này2.
Giọng nói của cô hàng nước ngay từ đầu đã khiến người ta phải chú ý: “một câu mời
giọng trong trẻo khiến Ban thò vội đầu nhìn vào hàng”. Sau đó là những cuộc thoại mà lời
thoại của cô hàng nước luôn mang đến bất ngờ, thậm chí khiến người nghe phải giật mình vì
vốn hiểu biết tân học, khiếu hài hước và thái độ tự tin, quyết đoán của cô hàng nước trong
các cuộc thoại.
Ví dụ, sau đây là một tình huống: nghe người làng gọi cô hàng nước là “cô Tú”, cũng
như nhân vật Ban – một trang thư sinh “dọc đường gió bụi” – người đọc muốn biết hai chữ
ấy nghĩa là thế nào. Khái Hưng dựng lên một cuộc thoại hé lộ nhiều điều thú vị, bất ngờ từ
những “tham thoại” của “cô hàng nước”:
“Ban nhìn cô hàng thấy cô đang vuốt lại món tóc mai và sửa lại cái khăn vuông thêu
hoa.
- Cô tú lấy ông tú?
Điềm nhiên cô hàng đáp:
- Nếu thế thì phải gọi bà tú chứ?
2 Nguyễn Thành Thi: Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác như một đòi học tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt
Nam trước 1945, Nghiên cứu văn học số 4/ 2010. In lại trong tập tiểu luận phê bình của cùng tác giả với nhan đề Văn học - thế
giới mở, NXB Trẻ TP HCM, 2010.
- Hay cô…đỗ?
- Đỗ “bắc”?
Sự kinh ngạc của Ban lên tột điểm. Mơ màng, vì chàng có một tâm hồn lãng mạn, Ban
tưởng tượng sống trong cảnh huyền ảo thần tiên như nhân vật trong truyện Liêu trai chí dị.
Một cô hàng nước có học thức? Một cô gái quê có Tây học?
Lúc đó chàng ngắm cô hàng, sắc đẹp tăng bội phần, nước da bánh mật đã hây hây
nhuốm mầu hồng và cặp mắt cặp môi cho chí hai đồng tiền bên má, chàng cảm thấy có giấu
cái thông minh kín đáo mà tinh quái ở trong.
Nhưng cô hàng nói tiếp:
- Đỗ “bắc” thì quả không; ở đây họ coi tôi là một con chim lạ, vì tôi biết, biết quốc
ngữ, nên họ gọi đùa tôi là cô tú đó đấy thôi. Nhưng ông thì chắc là ông Tú?
- Sao cô biết?
- Đoán có đúng không, thưa ông?
- Đúng lắm, thưa cô tú.
Cô hàng vờ nghiêm trang.”3.
Những điều bất ngờ thú vị ấy sẽ được cắt nghĩa đầy đủ hơn ngay sau đó khi cô chủ
hàng nước và người khách mới quen “đem chuyện riêng kể cho nhau nghe”.
2.2.2. Truyện ngắn Tiếng kêu thương của Nhất Linh – như cái tên của nó – là câu
chuyện về một cuộc đời sa sút và bất hạnh trong hôn nhân4. Nhân vật của Nhất Linh là nhân
vật bi kịch: một phụ nữ trẻ không cam lòng chịu đựng sự thua thiệt, bất hạnh cuộc đời bất
công, vô lý dành cho mình. Lựa chọn có ý nghĩa của Nhất Linh là hình thức tự thuật với
điểm nhìn nội qun của nhân vật “người đàn bà bán hàng nước”. Tác phẩm từ đầu đến cuối là
một lời độc thoại: “lời người đàn bà”, véo von như tiếng sáo, như lời than khóc của chính
tâm hồn chị và những nạn nhân chung quanh chị (anh bạn tên Lương, người chồng tên Đàn).
Cái tôi của nhân vật người đàn bà bán hàng nước trong truyện này không mạnh mẽ táo bạo
như cô Tuyết (Đời mưa gió), cô Nhung (Lạnh lùng) trong tiểu thuyết của ông, song cũng
chứa chất bao nhiêu nỗi niềm, tiềm ẩn những phản ứng mạnh mẽ đối với số phận.
3 Truyện ngắn Khái Hưng, (Hoàng Bích Hà sưu tầm, Vương Trí Nhàn biên soạn), NXB Hội Nhà văn, 2004. Tr. 45-46. Các trích
dẫn khác về truyện ngắn Cô hàng nước trong bài viết này đều rút từ tập truyện đã dẫn của Khái Hưng.
4 Nhân vật tôi, người đàn bà bán hàng nước tự thuật chuyện mình trong truyện vốn là một thiếu nữ con nhà khá giả, có học. 16
tuổi cô kết hôn với một anh học trò cũng con nhà khá giả. Họ sống với nhau một quãng đời đầy đủ, sung túc. Nhưng anh chồng
thất bại trên đường học vấn, sự nghiệp, thành kẻ vô công rồi nghề, sống ăn bám gia đình. Anh ta phẫn chí nghiện ngập, nướng cả
gia tài vào thuốc phiện. Cả nhà lâm vào cảnh khốn khó. Người chồng phải tự kiếm tiền hút bằng đường trộm cắp. Còn người vợ
phải mở một ngôi hàng nước tần tảo nhọc nhằn nuôi mẹ chồng, bản thân và những đứa con. Mỗi lần nghe ông chồng buồn tình
thối sáo, nhân vật tôi, người đàn bà bán hàng nước trong truyện tưởng như cảm nhận hết cái cảnh sống tối tăm, trụy lạc của mình
và cất lên “tiếng kêu thương”. Truyện ngắn này in trong tập Tối tăm của Nhất Linh.
Ở đây, cách chọn vai kể, điểm nhìn của Nhất Linh kéo theo cách lựa chọn một số thủ
pháp kể chuyện tương ứng khác như thủ pháp đối lập, thủ pháp láy lại. Đặc biệt là cách láy
lại tạo những điểm nhấn tâm trạng trước những biến thiên tai ác của cuộc đời. Đặt mình vào
hoàn cảnh tâm trạng của một người đang từ cuộc sống sung túc, trưởng giả bị nhấn chìm vào
trong cảnh ngộ “tối tăm”, “khốn nạn”, “trụy lạc”, mà kể cho người đọc nghe câu chuyện, cất
lên tiếng kêu thương từ đáy lòng của một người đàn bà bán hàng nước, Nhất Linh láy đi láy
lại một cách diết da, thê thiết âm điệu tiếng sáo bên ngoài (tiếng sáo trúc do những người đàn
ông thổi lên) và tiếng sáo bên trong (tiếng lòng của cô hàng nước). Nó buộc người ta không
thể không lắng nghe, chia sẻ và suy nghĩ.
Sau một đoạn mở đầu với tiết tấu nhanh: “Thuở bé, hồi tôi lên mười một, mười hai
tuổi, tôi đã có cắp sắch đi học, học ở một trường con trai huyện G… Tôi không có một người
bạn gái nào, vì độ ấy con gái đi học còn hiếm lắm.”5, nhân vật tự thuật dẫn người đọc ngay
vào cái thế giới “tăm tối” âm u của những đồng vọng trong “tiếng sáo”:
Tiếng sáo của Lương, anh bạn trẻ sa sút nghèo hèn thuở nào bỗng trở thành tiếng sáo
thời hiện tại của chồng nghiện ngập phẫn chí:
“(…) tiếng sáo não nùng như tiếng than vãn cái cảnh nghèo của con một ông Án ở trong túp
lều tranh xơ xác với bà mẹ già đầu tóc bạc phơ, chiều hôm ấy đã gieo vào tâm trí non nớt
của tôi một nỗi buồn chán nản và lần đầu tiên đã cho tôi cảm thấy rõ cái dau khổ của những
cảnh sa sút ở đời.
Tiếng sáo ấy, tiếng sáo của một buổi chiều trong kí vãng xa xăm lúc nào cũng như văng
vẳng trong đời tôi, đến nay thì cái dư thanh ấy đã biến thành tiếng sáo thực, cứ chiều chiều
lại đến nỉ non trong người tôi… ngay ở trong nhà tôi mà ngưoiừi thổi sáo bây giờ lại là Đàn,
chồng tôi.” [tr 276. ]
Sau khi gặp lại một người bạn thiếu thời nay thành đạt, sang trọng, người đàn bà tự
thuật trong truyện ngắn tự đặt lời nghi vấn như cất lên một “tiếng kêu thương”:
“Khi Hải lên xe đi rồi, cả ngày hôm ấy tôi như người mất hồn.
- Vì cớ gì mình lại phải sống cái đời khốn nạn như thế này?
Tôi tự hỏi thế, nhưng không tìm được câu trả lời”. [tr. 280-281]
Và lại vẳng nghe tiếng sáo, lại ngẫm nghĩ trong tiếng sáo:
“Chồng tôi lúc thổi sáo không biết lòng có rung động gì không, còn tôi thì khi nghe
tiếng sáo tôi tưởng như là tiếng than khóc của tâm hồn tôi, tâm hồn một người đàn bà đương
độ thanh xuân, đáng được sống một cuộc đời tốt đẹp mà số phận đã bắt phải mãi mãi sống
những ngày tuyệt vọng của cái đời trụy lạc này.
5 Nhất Linh truyện ngắn, (Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn giới thiệu), NXB Văn học, 2000, tr. 275. Các trích dẫn khác về truyện ngắn
Tiếng kêu thương trong bài này đều từ rút tập truyện nói trên của Nhất Linh.
Tôi yên lặng ngồi ngắm cái cảnh nhìn đã quen mắt trước cửa hàng, cái cảnh tồi tàn
đìu hiu, hình ảnh cuộc đời tôi; một bụi chuối xơ xác, mấy chiếc xe sắt mui đã tả tơi đổ bên
cái cầu gỗ sơn đen, bắc ngang một con sông nước không bao giờ chảy.” [tr. 282]
2.2.3. Nhân vật cô Dần của Thạch Lam là hình ảnh hiện thân cho một vẻ đẹp truyền
thống của “cô hàng nước Việt Nam” cùng sự bền vững của vẻ đẹp ấy.
Khi viết tùy bút và dựng chân dung cô Dần, Thạch Lam, tất nhiên phải tuân thủ thi
pháp thể loại: kết hợp khéo léo quan sát, ghi chép, miêu tả đối tượng (cô hàng nước) với bộc
lộ suy cảm hay trữ tình - chính luận khi cần. Tuy nhiên điều đáng nói là ở đây nhà văn đã có
một lựa chọn, ứng xử kỹ thuật rất đáng lưu ý: trong khi khắc họa những nét riêng của cô Dần
và hàng nước cô Dần, nhà văn luôn luôn có ý thức nâng tầm khái quát cho nhân vật. Đây là
cách hiệu qua giúp cho nhân vật của ông vừa là cô Dần vừa không phải cô Dần, tức là thoát
xác một cô hàng cụ thể để hóa thân thành cô hàng nước Việt Nam mà người ta vẫn gặp đâu
đó “dưới bóng đa, bên ruộng lúa hay ở mái hiên của thành phố”…
Vì thế, nhà văn thường đan xen vào lời miêu tả cô Dần những vế câu, cụm từ liên hệ
đến đất nước, dân tộc mình:
- “Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào,
một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như các bát uống nước ở tất cả các hàng
nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng.”; “cô bán nước chè uống sôi, dù trời rét hay trời
nóng, mùa đông hay mùa hạ, ấm nước chè bọc một cái áo gai rất cẩn thận, dựng bên một cái
hỏa lò than cũng hồng, mang một ấm nước bao giờ cũng réo sôi.” [tr. 184-185]
- “Cô nhũn nhặn lắn: mặc một cái áo tứ thân nâu cũ giản dị và đảm đang như cô gái
Việt Nam. Trong mấy ngày Tết, người ta mới thấy khoác cái áo mới hơn một chút, ván vành
khăn tròn trặn và chặt chẽ hơn. Và dưới mái tóc đen, lúc đó mới lấp lánh mặt đá đôi hoa
vàng, bà cụ đánh cho cô năm còn trẻ, làm cái vốn riêng, chắc thế.” [tr. 186]
Cứ thế, tác phẩm của Thạch Lam sử dụng rộng rãi lối viết đan xen giữa nét riêng của
một người và đặc tính chung mang tính “cộng đồng”:
- Riêng: “Cô Dần là một thiếu nữ còn trẻ, cứ nghe tên cô thì đủ biết (…). Tuy vậy cô
là một thiếu nữ đảm đang lắm.” [tr.184]. Chung: “Tất cả các cô hàng nước đều đảm đang.”
- Riêng: “Cô nhũn nhặn lắm. Cô không đẹp, chỉ xinh thôi” [tr186]. Chung: cô Dần
chị, cô Dần em “kéo dài mãi cái phong vị bình dân và mộc mạc của các cô hàng nước cùng
với các cô hàng xén kĩu kịt đi chợ đông chợ đoài, là cái tinh hoa của người Việt Nam từ xưa
đến giờ.” [tr. 187]
- Riêng: cô Dần có “cái nhìn của đôi mắt nhỏ, lanh lẹ, hai con ngươi đen bóng loáng,
như hai con mắt của một con vật non nào” [tr.185]; hoặc: “Thấy khách hàng nói một câu
bông đùa, cô dã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại, và ngoe ngoẩy cái
nhìn. (…) Nhưng cô không giận lâu: chỉ một lát cô lại vui tính ngay.” [tr. 187]. Chung: “Một
hàng nước đắt khách vì các thức quà bán đã đành, nhưng đôi khi cũng đắt khách vì cả cô
hàng. Cô hàng nước Việt Nam – dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay dưới mái hiên thành
phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp mọi người.” [tr. 186]
3. Những “cô hàng nước” – tuy ba mà một, tuy một mà ba…
Quả thật hình tượng “cô hàng nước Việt Nam” hiện lên trong ba tác phẩm với những
đặc điểm thẩm mĩ khá phong phú đa dạng. Vẫn là những cô hàng nước ấy, nhưng qua tưởng
tượng hư cấu của Khái Hưng, Nhất Linh thì nhân vật trở thành những số phận, những suy tư
mang âm vang của các luận đề xã hội quen thuộc trong văn chương Tự Lực Văn Đoàn; qua
quan sát ghi chép, trữ tình chính luận của Thạch Lam sau những cuộc phiếm du thì nhân vật
lại trở thành một biểu trưng văn hóa Việt Nam. Tương tự, qua cái nhìn mơ mộng, bút pháp
lãng mạn của Khái Hưng thì nhân vật trở thành một hình tượng tươi vui, lạc quan tràn đầy
sức sống; còn qua cái nhìn suy cảm, triết luận và bút pháp thiên về lột tả tâm lý nhân vật của
Nhất Linh thì lại trở thành một hình tượng thấm đượm nỗi buồn nhân thế.
Chân dung “cô hàng nước” trong chùm tác phẩm này vừa phong phú, đa dạng vừa có
nét trùng khớp thống nhất: tuy ba mà một tuy một mà ba. Điều đó giúp người đọc hiểu sâu
sắc, đầy đủ hơn về một chân lý phổ quát trong sáng tạo nghệ thuật: con người và cuộc sống
là muôn màu, nhà văn hãy chọn lấy một góc nhìn một mục tiêu mà sáng tác, điều quan trọng
là có tác phẩm phải có tính sáng tạo, tính nghệ thuật; không gian thẩm mĩ trong văn chương
nghệ thuật luôn tươi mới, sống động, song đó là sự tươi mới sống động được tạo ra không
phải tùy tiện mà luôn tuân thủ những qui luật, đặc trưng thể loại.
TP HCM, tháng 7 năm 2010
Khuê Văn Nguyễn Đăng Vy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN065.pdf