Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam - Truyện ngắn Pauxtốpxki: Sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật

MS: LVVH-VHVN056 SỐ TRANG: 126 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc của luận văn Chương 1: THẠCH LAM – PAUXTỐPXKI: CON NGƯỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1.1. Thạch Lam – Pauxtốpxki: Con người 1.1.1. Hoài niệm tuổi thơ 1.1.2. Biến động cuộc đời 1.1.3. Sáng tạo nghệ thuật 1.2. Thạch Lam – Pauxtốpxki: Quan niệm nghệ thuật 1.2.1. Văn chương đòi hỏi “sự thật và giản dị” 1.2.2. Đi tìm cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp 1.2.3. Chắt chiu “bụi quý”, đúc “bông hồng vàng” 1.3. Thạch Lam – Pauxtốpxki: nhà văn của thể loại truyện ngắn 1.3.1. Sự gặp gỡ trong sở trường truyện ngắn 1.3.2. Khái quát về truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki Chương 2: NỘI DUNG TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ PAUXTỐPXKI 2.1. Cảm xúc mới mẻ, bất chợt 2.1.1. Trong tình yêu lứa đôi 2.1.2. Trong khoảng tối tâm hồn 2.1.3. Trong sự “giải mã” bản thân 2.2. Cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp 2.2.1. Trong những con người dung dị, đời thường 2.2.2. . Trong thiên nhiên làng quê, tỉnh lị Chương 3 : NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ PAUXTỐPXKI 3.1. Phương thức và điểm nhìn trần thuật 3.2. Tự sự phi cốt truyện 3.2.1. “Giải phóng” cốt truyện 3.2.2. Dựng tình huống truyện 3.2.3. Xây dựng nhân vật 3.2.4. Tạo bối cảnh, không khí trữ tình 3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật 3.3.1. Giọng thủ thỉ, tâm tình, thương mến 3.3.2. Ngôn ngữ của đời sống và của tâm hồn KẾT LUẬN THƯ MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam - Truyện ngắn Pauxtốpxki: Sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- “Thoạt nhìn đôi mắt cô ta, tôi choáng váng như người nhắp cốc rượu mạnh” [44, tr. 122]. - “Một cảm giác đê mê dâng lên ngập cả người nàng vào trong đó, như lúc tắm bể” [44, tr. 138]. - “Tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi” [44, tr. 173]. - “Tôi sung sướng như một người sắp được đi phiêu lưu mạo hiểm” [44, tr. 191]. - “Bính tưởng mùi hương dịu dàng và bên ngoài cửa sổ ấy lại xanh lên một mảng trời và có gió ấm thổi” [65, tr. 265]. - “Tình yêu giống như gió thoảng” [65, tr. 285]. - “Chỉ có con đường nhựa là bóng loáng như một dòng sông đen” [65, tr. 285]. - “Lá tùng nhỏ như những sợi tóc ngắn vàng óng rụng xuống không ngừng, mặc dầu trời lặng gió”[65, tr. 292]. - “Trong giọng nói của Êlêna Pêtrốpna có cả sự dịu dàng và sự lo âu như đêm tháng chạp” [65, tr. 330]. - “Sau bức điện tất cả chuyển động như một cơn lốc tuyết, làm lóa mắt, ngạt thở, biến thế giới thành chiếc cầu vồng trắng” [65, tr. 330]. - “Mùa xuân lướt trên đồng cỏ như một nữ chủ nhân trẻ tuổi” [65, tr. 352]. - “Có cái gì ngân vang trong rừng như có ai đang lắc những quả chuông nhỏ” [65, tr. 354]. - “Những bông hoa điểm tuyết trắng rung rinh chào đón bình minh, mỗi bông hoa đều ngân nga như trong đó có một con bọ dừa đánh chuông và đang đập chân vào những sợi mạng nhện bằng bạc” [65, tr. 354] - “Chàng nói lớn một lần thứ ba và bất thần một âm thanh lanh lảnh vang dội cao quý cũng như tình yêu của mẹ chàng đối với chàng” [44, tr. 253]. - “Lòng chàng đau đớn như chảy máu” [44, tr. 260]. - “Vân thấy khổ sở như chính chàng bị hành hạ” [44, tr. 260]. (...) khắp lều như thể có hàng trăm viên pha lê rơi xuống sàn” [65, tr.375]. - “Rêu từ trên cành cây xõa dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh” [65, tr. 386]. - “Đôi khi cuộc sống bỗng nhiên trở nên giống như âm nhạc trong phút chốc” [65, tr. 409]. - “Những cây bạch dương đã điểm những dải lá vàng giống như những đốm tóc bạc đầu tiên của một người chưa đến tuổi già” [65, tr. 411]…v.v Ở truyện ngắn Thạch Lam, phần lớn các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh đều dựa vào cảm giác của thân thể và tâm hồn. Còn Pauxtốpxki thường chọn những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, âm nhạc và vẻ đẹp của người con gái, đặc biệt là hình ảnh mái tóc để làm “khuôn” để so sánh. Tóm lại. từ việc so sánh, đối chiếu những phương diện chủ yếu của một tác phẩm tự sự, chúng tôi nhận thấy giữa truyện ngắn và truyện ngắn có sự gặp gỡ về phong cách nghệ thuật. Kế thừa quan niệm của các nhà lí luận và nghiên cứu văn học, chúng tôi cho rằng phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm. “Phong cách nghệ thuật của một nhà văn, suy cho cùng là vấn đề cái nhìn, nhưng cái nhìn ấy phải toát lên từ tất cả các yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm… Tuy vậy, các yếu tố này không đồng đẳng với nhau mà có quan hệ thứ bậc tạo thành một cấu trúc mà ở đó có những yếu tố biểu hiện trên bề mặt và những yếu tố tiềm ẩn ở những tầng sâu, chìm khuất của nó” [93, tr. 17]. Nói đến phong cách nghệ thuật của một nhà văn người ta nghĩ đến cái riêng, cái độc đáo và dấu ấn cá nhân của nhà văn ấy. Thực tế cho thấy mặc dù phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng chúng cũng có những điểm giống nhau. Ngày nay trong điều kiện giao lưu rộng rãi của thế giới hiện đại, khoảng cách giữa các nền văn học dân tộc, khoảng cách của các nhà văn đã được rút ngắn lại, cho nên mặc dù có sự đa dạng hóa về phong cách nhưng chúng tôi cho rằng có sự “gặp gỡ” giữa các phong cách, và chính sự “gặp gỡ” ấy (bao gồm trong nó cái riêng và cái chung, dấu ấn cá nhân và xu hướng cộng đồng) đã tạo nên những dòng, những xu hướng phong cách nhất định. Thạch Lam cùng với Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh đã có những đóng góp đáng kể trong trên hành trình canh tân và hiện đại hóa văn học dân tộc. Truyện ngắn của ông góp phần làm nên diện mạo của văn xuôi trữ tình thời kì 1930 – 1945, phản ánh việc xây dựng và phát triển văn xuôi dân tộc theo quỹ đạo hiện đại ở Việt Nam. Tương tự, thế kỷ XX có thể nói là thời kì rực rỡ của văn học hiện đại Nga với nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực văn xuôi. Kế tục và phát huy chất thơ trong văn xuôi vốn đã có trong truyền thống văn học Nga với các cây bút tên tuổi như Tuôcghênhép, Bunhin, Prisvin… Pauxtốpxki đã biến phương tiện chuyển tải ý tưởng của văn học thành nghệ thuật, tạo ra những truyện ngắn trữ tình với phong cách độc đáo. Thạch Lam, Pauxtốpxki, mỗi nhà văn một cội nguồn văn hóa dân tộc nhưng lại có sự gặp gỡ bất ngờ, thú vị về phong cách nghệ thuật. Đó là quan niệm về cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp; sự chú trọng khai thác thế giới nội cảm của nhân vật, cách viết truyện ngắn trữ tình phi cốt truyện. Đặt ra những tình huống tâm lí bất ngờ, những khuất khúc ở tâm hồn con người và tìm cách lí giải chúng, truyện ngắn Thạch Lam – Pauxtốpxki lần lượt mở các cánh cửa để bước vào thế giới nhân học. Dấu ấn văn hóa, thời đại của mỗi quốc gia, dân tộc được khúc xạ qua lăng kính nhân học ấy. KẾT LUẬN Việc đặt truyện ngắn Thạch Lam – Pauxtốpxki trong thế so sánh đã mở ra cho người nghiên cứu văn học và độc giả quan tâm nhiều vấn đề mới mẻ và thú vị. 1. Như người lữ khách rong ruổi trên con đường kiếm tìm cái đẹp, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã có cuộc hội ngộ bất ngờ. Đây là sự gặp gỡ giữa hai con người có cái nhìn chuyên chú phát hiện chất thơ trong cuộc sống bình dị hằng ngày, biết chi chút cái đẹp đời thường, gom nhặt từng hạt bụi quý, mang đến cho tác phẩm văn chương vẻ đẹp chân thật, giản dị, sống động và tươi mới. Từ sự tương đồng về quan niệm nghệ thuật, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã có sự gặp gỡ trong việc lựa chọn thể loại truyện ngắn trữ tình “phi cốt truyện” để biểu đạt cái đẹp dung dị, đời thường trong những cái tưởng chừng như vặt vãnh, xoàng xĩnh. Việc dung nạp một trữ lượng chất thơ dồi dào vào văn xuôi và kĩ thuật hòa phối nhuần nhụy giữa chất thực và chất thơ đã đem lại cho truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki vẻ sâu lắng, mượt mà. Chất thực được khúc xạ qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, của nhân vật đã trở thành cái neo níu giữ cho con diều chất thơ, cảm xúc trữ tình bay bổng, lan tỏa. 2. Lựa chọn và xem thế giới tâm trạng, cảm xúc của con người như một hiện thực phong phú để đặt những “đường cày”; khám phá cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp từ thiên nhiên tỉnh lị và con người dung dị, đời thường, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã tạo ra trong truyện ngắn của mình những nội dung tự sự phong phú, hấp dẫn, có sức lay động sâu xa. Điều đó đã đưa lại cách lí giải, cắt nghĩa mới mẻ về cái đẹp bằng nghệ thuật, đồng thời biểu lộ cách tiếp cản, lối nhìn đời đầy trân trọng, nâng niu, phù hợp với xu hướng của thời đại. Mặt khác, đặt nhân vật trong các giềng mối, quan hệ để tình cảm, tâm trạng của họ được phơi bày, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã mở ra một diện rộng để tìm hiểu về con người và văn hóa mỗi dân tộc. Ở đây ta bắt gặp lối sống trọng nghĩa tình, nếp nghĩ duy cảm người Việt thấm sâu vào từng mảnh đời, từng số phận nhân vật. Bên cạnh đó, ta cũng bắt gặp tâm hồn, tính cách Nga vừa rất riêng lại vừa gần gụi, thân quen. Đó là con người Nga hăng hái, nhiệt tình, hồn nhiên hòa quyện với tính chất thông minh, năng động, con người hiền hòa, đôn hậu hòa quyện với sự từng trải, uyên thâm. 3. Có thể nói truyện ngắn Thạch Lam – Pauxtốpxki ít “sự kiện” nhưng giàu “sự tình”. Chúng hấp dẫn người đọc không phải bởi cốt truyện li kì, những xung đột, tình tiết gay cấn mà ở tài dựng truyện phi cốt truyện, cách kể chuyện đầy lôi cuốn của tác giả. Việc kiến tạo bối cảnh, không khí trữ tình đã bồi đắp sức sống cho câu chuyện vốn được tinh giản các sự kiện, hành động. Với cảm quan của một thi sĩ, họa sĩ, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã chắt gợn vẻ đẹp từ thiên nhiên và làng quê, tỉnh lẻ, hòa phối nhuần nhụy giữa màu sắc, đường nét, ánh sáng để tạo nên những bức tranh đặc sắc, mang dấu ấn của dân tộc mình. Việc lấy chất giọng trữ tình làm bè chủ cho giọng điệu nghệ thuật của Thạch Lam và Pauxtốpxki đã tạo một ấn tượng đầy chất thơ cho những trang văn. Cũng chất giọng thủ thỉ, tâm tình, trữ tình đằm thắm, giọng điệu nghệ thuật của Thạch Lam còn vang vọng âm hưởng man mác, buồn thương, in dấu cái buồn chung của cả thế hệ. Ở Pauxtốpxki, sự chi phối của cảm hứng lạc quan cách mạng đã mang lại cho giọng điệu nghệ thuật của ông những tiết tấu trong trẻo, vui tươi, tràn đầy hi vọng. Tựa con tằm rút ruột ra tơ, con trai chắt chiu giọt máu để kết thành ngọc sáng, mỗi nhà văn đều sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách tinh tế, phát huy tối đa vẻ đẹp và sự trong sáng nó để dệt nên những trang văn mượt mà, sâu lắng 4. Hành trình nghệ thuật là hành trình bản ngã. Vì rằng, những sự khai phá trong sáng tác cũng chính là do nhu cầu thể hiện ý thức cá nhân mãnh liệt nơi tác giả. Thạch Lam và Pauxtốpxki là những nhà văn tài năng, có sự đóng góp đáng kể ở thể loại truyện ngắn trữ tình “phi cốt truyện” – một hướng tìm tòi, thể nghiệm trong lịch sử tiến hóa của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của các ông luôn đứng trên các cung bậc của sự thách thức và trên bậc cao nhất của nhu cầu nội cảm cá nhân. Chừng nào cái đẹp còn được tôn thờ, chừng nào nhân loại còn hướng đến những lí tưởng cơ bản nhất thì truyện ngắn của Thạch Lam – Pauxtốpxki vẫn còn làm say đắm lòng người. Sự gặp gỡ về phong cách nghệ thuật giữa truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki trước hết là sự gặp gỡ của hai cá tính sáng tạo, hai “tạng người” nghệ sĩ, đằng sau đó là mạch nguồn văn hóa dân tộc. Hai gương mặt văn hóa Việt – Nga, Đông – Tây có sự gần gũi, giao thoa bên cạnh bản sắc riêng của mỗi dân tộc. 5. Mặc dù không cưỡng lại được hấp lực mà truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki mang lại, chúng tôi đành tự bằng lòng với công việc đã làm. Nhiều tầng ý nghĩa ẩn chứa sau lớp ngôn từ, yếu tố hư và thực trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki... vẫn còn là những vỉa đá ngầm tiềm ẩn bao lớp quặng quý, chờ người đi sau đặt những mũi khoan. THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Nguyên An (1999), Kể chuyện tác gia văn học nước ngoài, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Vũ Tuấn Anh (chủ biên) (1995), Thạch Lam – Văn chương và cái đẹp, (Kỉ yếu hội thảo khoa học về Thạch Lam nhân 50 năm ngày mất của Thạch Lam), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2007), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, tái bản lần 2, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng. 4. Lê Bảo (1999), Thạch Lam – Hồ Dzếnh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn – Lí luận tác gia và tác phẩm (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Ngô Vĩnh Bình (2003), “Đi tìm cái “bí quyết” của nghệ thuật viết truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số (1), Hà Nội. 7. Bunhin, I (2002), Tuyển tập tác phẩm, (Phan Hồng Giang giới thiệu), Nxb Lao động, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Châu (1994), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb. Văn học, Hà Nội. 9. Phạm Vĩnh Cư (1994), “Mấy suy nghĩ về giao lưu văn hóa Việt Nam – Nga”, Tạp chí Văn học số (6), Hà Nội. 10. Phạm Vĩnh Cư (1996), “Đọc lại mấy bậc thầy truyện ngắn Nga – Xô viết”, Tạp chí Văn học nước ngoài số (3), Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kì đầu những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, Luận án phó tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội I. 13. Nguyễn Nhật Duật (1971), “Thạch Lam – hương thơm và nỗi u hoài”, Tạp chí Giao Điểm, Sài Gòn. 14. Hoàng Xuân Dũng (2007), Giáo trình địa lí kinh tế thế giới (tập 2), Đại học Sư phạm TP.HCM. 15. Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Trần Hữu Tá (1988), Tổng tập văn học Việt Nam tập 29A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội. 17. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Phan Cự Đệ chủ biên (2007), Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử – Thi pháp – Chân dung, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 19. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Hà Văn Đức (1998), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), tái bản lần hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Vu Gia (1994), Thạch Lam – Thân thế và sự nghiệp, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 22. Ngô Văn Giá (1994), “Trong bóng tối mênh mông và hiu quạnh”, Tiếng nói tri âm, tập I, Nxb Trẻ, TP. HCM. 23. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà (1987 – 1988), Văn học Xô viết (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2003), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Lê Thị Đức Hạnh (1983), “Gió đầu mùa”, Tạp chí Văn học, số (5). 27. Lê Thị Đức Hạnh (1993), “Mấy nét về màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch Lam”, Tạp chí Sông Hương, số (5). 28. Lê Thị Đức Hạnh (2001), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Vũ Thư Hiên (1961), Bông hồng vàng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Hoàng Ngọc Hiến (1985), Văn học Xô Viết những năm gần đây, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 31. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 32. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Khái Hưng – Thạch Lam, Nxb Văn nghệ Tp. HCM. 33. Vũ Thị Hồng (1994), “Những giấc mơ có thực” (Truyện ngắn chọn lọc 1992 – 1994), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 34. Phạm Thị Thu Hương (1993), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam”, Tạp chí văn học, số (6). 35. Phạm Thị Thu Hương (1995), Dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945, nhìn từ ba tác giả tiêu biểu: Thạch Lam- Hồ Dzếnh- Thanh Tịnh, Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm I Hà Nội. 36. Đỗ Đức Hiểu, Trần Hữu Tá (2003), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 37. Khrapchenkô, M. B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 38. Khrapchenkô, M. B (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 39. Nguyễn Hoành Khung (1984), “Thạch Lam”, Từ điển văn học, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Lê Đình Kỵ (1998), Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 41. Huyền Kiêu (1965), “Thạch Lam - Một người Việt Nam thành thực”, Tạp chí Văn, Sài Gòn số (36). 42. Thạch Lam (1998), Tuyển tập, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 43. Thạch Lam (2007), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 44. Thạch Lam (2009), 33 truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Phong Lê (2009), “Phác thảo mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỉ XX”, Nghiên cứu Văn học số (6), Hà Nội. 46. Phan Quốc Lữ (2003), Văn xuôi trữ tình thời kì 1930 – 1945, Mấy vấn đề về đặc điểm thi pháp, Luận án tiến sĩ văn học, Đại học Sư phạm.Tp. HCM. 47. Thế Lữ (1943), “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”, Báo Thanh Nghị, số (9). 48. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Đăng Mạnh (1978), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (tập IV), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An (1987), Tác gia văn học Việt Nam (tập I và II), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, Nxb Tác phẩm Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 53. Marx, Engels, Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 54. Macxim Gorki, A.M (2004), Tuyển tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 55. Vương Trí Nhàn (1990), “Cốt cách trí thức ở ngòi bút Thạch Lam”, Tạp chí văn học, số (5). 56. Vương Trí Nhàn (1992), “Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”, Tạp chí văn học, số (6). 57. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp. HCM. 58. Nhiều tác giả (1977), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Tp. HCM. 59. Nhiều tác giả (1983), Chân dung văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 60. Nhiều tác giả (1983), Nhà văn bàn về nghề văn, Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam, Đà Nẵng. 61. Nhiều tác giả (1994), Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 62. Hoàng Kim Oanh (2008), Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm. Tp. HCM. 63. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Tập I, II, Nxb. KHXH, Hà Nội. 64. Pauxtôpxki, K (1984), Một mình với mùa thu (Phan Hồng Giang dịch và giới thiệu), Tác phẩm mới, Hà Nội. 65. Pauxtôpxki, K (2007), Bông hồng vàng và Bình minh mưa (Kim Ân và Mộng Quỳnh dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 66. Pauxtôpxki, K (2002), Kônxtantin Pauxtôpxki – Tự truyện, (Tạ Hồng Trung dịch), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 67. Phạm Phú Phong (1992), “Mấy vấn đề thi pháp truyện ngắn Thạch Lam”, Tạp chí sông Hương, số (5). 68. Vũ Trọng Phụng (2005), Tuyển tập truyện ngắn, (tập 1), Nxb Văn học. 69. Pospelov, G.N chủ biên (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 70. Ngô Văn Phú, Vũ Đình Bình (tuyển chọn) (1998), 100 truyện ngắn hay Nga (tập 1, 2, 3, 4), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 71. Đào Trường Phúc (1971), “Thạch Lam những lời thủ thỉ của truyện ngắn”, Tạp chí Giao điểm, Sài Gòn. 72. Phạm Văn Phúc (1989), “Nghĩ về Thạch Lam”, Báo Giáo viên nhân dân, (Số đặc biệt 7/1989). 73. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn, Tp. HCM. 74. Nguyễn Thu Phương (1997), “Dư vị truyện ngắn Thạch Lam”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số (24). 75. Sêkhôp, A. P (2001), Tuyển tập truyện ngắn, (Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Thông tin, Hà Nội. 76. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Trần Đình Sử (1997), Lý luận và Phê bình văn học, Nxb Giáo dục. 78. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 79. Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 80. Thúy Toàn biên soạn (1982), Các nhà văn Xô viết – Tập chân dung văn học, Nxb Tác phẩm mới – Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 81. Thúy Toàn tuyển chọn và giới thiệu (1997), Những kỉ niệm không dễ gì phai lạt, Nxb Văn học, Hà Nội. 82. Thanh Tịnh (1994), Quê mẹ, Nxb Văn nghệ, Tp.HCM. 83. Thanh Tịnh (1998), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội 84. Nguyễn Tuân (1982), “Thạch Lam”, (viết 1957, in lại trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập (2)), Nxb Văn học, Hà Nội. 85. Xuân Tùng (2000), Thạch Lam và văn chương, Nxb Hải Phòng. 86. Đào Thản (1994), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học, số (2). 87. Bùi Việt Thắng (1992), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học Hà Nội. 88. Bùi Việt Thắng (2000), “Một bước đi của truyện ngắn”, Tạp chí Nhà văn, tháng 1. 89. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 90. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM. 91. Nguyễn Thành Thi (1994), “Tối ba mươi và khoảnh khắc ngoại ứng của hai kẻ vô loài”, Báo Lao động và xã hội. 92. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 93. Nguyễn Thành Thi (2001), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM. 94. Nguyễn Thành Thi (2001), Thạch Lam văn và người, Nxb Trẻ – Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học, Tp. HCM. 95. Nguyễn Huy Thiệp (1994), Những ngọn gió Hua tát, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 96. Đỗ Đức Thu (1965), “Thạch Lam”, tạp chí Văn, (36), Sài Gòn. 97. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 98. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của văn hoá – Thách thức của sáng tạo, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 99. Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh (1989), Về Tự lực văn đoàn, Nxb Tp. HCM. 100. Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập kỉ 90, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP. Tp.HCM. TÀI LIỆU TỪ INTERNET 101. www.nuocnga.net 102. 103. 4nx3f91yic 104. nvnvntnqn3n31n343tq83a3q3m3237nvn PHỤ LỤC 1. Một số tài liệu về Pauxtốpxki 1.1 Паустовский Константин Георгиевич (1892 - 1968), прозаик. Родился 19 мая (31 н.с.) в Москве в Гранатном переулке, в семье железнодорожного статистика, но, несмотря на профессию, неисправимого мечтателя. В семье любили театр, много пели, играли на рояле. Учился в Киеве в классической гимназии, где были хорошие учителя русской словесности, истории, психологии. Много читал, писал стихи. После развода родителей должен был сам зарабатывать себе на жизнь и ученье, перебивался репетиторством. В 1912 закончил гимназию и поступил на естественно- исторический факультет Киевского университета. Через два года перевелся в Московский на юридический факультет. Началась первая мировая война, но его как младшего сына в семье (по тогдашним законам) в армию не взяли. Еще в последнем классе гимназии, напечатав свой первый рассказ, Паустовский решает стать писателем, но считает, что для этого надо "уйти в жизнь", чтобы "все знать, все почувствовать и все понять" - "без этого жизненного опыта пути к писательству не было". Поступает вожатым на московский трамвай, затем санитаром на тыловой санитарный поезд. Тогда он узнал и навсегда полюбил среднюю полосу России, ее города. Паустовский работал на металлургическом Брянском заводе, на котельном заводе в Таганроге и даже в рыбачьей артели на Азовском море. В свободное время начал писать свою первую повесть "Романтики", которая вышла в свет только в 1930-х в Москве. После начала Февральской революции уехал в Москву, стал работать репортером в газетах, оказавшись свидетелем всех событий в Москве в дни Октябрьской революции. После революции много ездил по стране, бывал в Киеве, служил в Красной Армии, сражаясь "со всякими отпетыми атаманами", уехал в Одессу, где работал в газете "Моряк". Здесь попал в среду молодых писателей, среди которых были Катаев, Ильф, Бабель, Багрицкий и др. Вскоре им снова овладела "муза дальних странствий": живет в Сухуми, Тбилиси, Ереване, пока наконец не возвращается в Москву. Несколько лет работает редактором РОСТА и начинает печататься. Первой книгой был сборник рассказов "Встречные корабли", затем повесть "Кара-Бугаз". После выхода в свет этой повести навсегда оставляет службу, и писательство становится его единственной любимой работой. Паустовский открывает для себя заповедную землю - Мещеру, которой обязан многими своими рассказами. Он по-прежнему много ездит, и каждая поездка - это книга. За годы своей писательской жизни он объездил весь Советский Союз. Во время Великой Отечественной войны был военным корреспондентом и тоже изъездил много мест. После войны впервые был на Западе: Чехословакия, Италия, Турция, Греция, Швеция и т.д. Встреча с Парижем была для него особенно дорогой и близкой. Паустовский написал серию книг о творчестве и о людях искусства: "Орест Кипренский", "Исаак Левитан" (1937), "Тарас Шевченко" (1939), "Повесть о лесах" (1949), "Золотая роза" (1956) - повесть о литературе, о "прекрасной сущности писательского труда". В последние годы жизни работал над большой автобиографической эпопеей "Повесть о жизни". К.Паустовский умер 14 июля 1968 в Тарусе, где и похоронен. {От редакции сайта - ошибка в словаре ! Правильно: умер в Москве, похоронен в Тарусе}. Русские писатели и поэты. Краткий биографический словарь. Москва, 2000. 1.2 Nguyên văn: Родился и умер К. Паустовский в Москве. Его отец, потомок запорожских казаков, был железнодорожным статистиком, мать происходила из интеллигентной польской семьи среднего достатка. Детство и отрочество его прошли в Киеве. Окончив первую киевскую гимназию (1912), поступил на естественное отделение физико-математического факультета Киевского университета. Проучившись первый курс, перешел на философское отделение историко-филологического факультета. В 1914 году перевелся в Московский университет. К. Паустовский был неутомимым путешественником. Он жил в шумной Москве и зеленом Киеве, слышал сочную и живописную речь одесситов, был в Прибалтике и в Сибири, восхищался белыми ночами Карелии, пил воду из черных болотных озер Мещорского края, благоговейно ходил по Михайловскому. Бывал он и за границей: посетил Чехословакию, Болгарию, Польшу, совершил путешествие вокруг Европы, в 1965 году жил на острове Капри. Его путешествия не проходили даром. Он возвращал их людям щедро и неутомимо – новым рассказом, повестью, новой книгой. В первые месяцы первой мировой войны работал кондуктором и вожатым московского трамвая, а затем – санитаром на тыловом и полевом санитарных поездах. Писать начал в последних классах гимназии. Это были стихи, часто подражательные. Сочинив целый ворох стихов, Паустовский почувствовал искушение попытать свои силы в прозе. Первые его рассказы «На воде» (1912), «Четверо». Затем он вновь вернулся к поэзии. Житейские обстоятельства – необходимость зарабатывать на хлеб – обратили К.Паустовского к журналистике. Он перепробовал почти все газетные специальности. Паустовский писал о самых разнообразных событиях и людях. Писал рассказы, повести, романы. В литературу Паустовский пришел в 20-е годы. Произведения Паустовского этого периода отмечены абстрактностью; это объясняется мироощущением писателя. Во второй половине 30-х годов взгляд Паустовского-художника обращен на пленительную в своей скромной красоте природу. В восприятии и изображении природы К.Г. Паустовский родственен И. Бунину и М. Пришвину. Природа притягивала Паустовского как умиротворяющая, прекрасная в неистощимом разнообразии среда, где человек освобождается от всего мелкого и суетного и обретает душевное равновесие. С севером К. Паустовский впервые встретился в 1925 году, когда он, сотрудник газеты «На вахте», был командирован в Ленинград на проводы в кругосветное путешествие первого советского парусного корабля. Первая поездка писателя на север просто ошеломила его, здесь он узнал пленительную власть севера. Первая белая ночь над Невой дала ему больше для познания русской поэзии, чем десятки книг и многие часы размышлений над ними. С тех пор писателя не покидало желание снова побывать на севере, ближе познать его. «С давних пор, - признается он в «Книге скитаний», - Олонецкий край привлекал меня. Мне давно хотелось попасть туда. Почему-то мне всегда казалось, что именно там со мной случиться что-то очень хорошее». И такая возможность вскоре представилась. В 1931 году по предложению А.М. Горького в нашей стране создается «История фабрик и заводов». Из множества предложенных заводов Паустовский выбирает старинный завод в Петрозаводске. Весной 1932 года он отправляется на север. Свою поездку Паустовский начинает с Мурманска, куда заехал по простому любопытству. Прожив в Мурманске несколько дней, Паустовский уехал в Петрозаводск. О том, что случилось с ним в этом городе, писатель рассказал в «Золотой розе». Сначала Паустовский жил в доме колхозника (теперь в этом здании находится филармония), а затем снял комнату у бывшей учительницы Серафимы Ионовны. У него долго не получалось работа по книге о заводе, что он даже хотел покинуть город. Но старушка-учительница попросила его не горячиться и просто погулять по городу. В Петрозаводске в те годы было два так называемых «немецких кладбища». Одно из них находилось на Зареке, через дорогу от церкви. Там были похоронены многие иностранные специалисты, некогда служившие на Александровском заводе. Среди всех могил выделялась одна надгробная плита. Она была обнесена чугунной оградой великолепного тяжелого литья. К этому памятнику и пришел однажды Паустовский. Надпись на памятнике заинтересовала его, и он стал собирать сведения об этом человеке. Все это описано автором в его книге «Золотая роза» (гл. «Белая ночь»). Так родилась его повесть «Судьба Шарля Лонсевиля», которую он начал писать в Петрозаводске, а закончил в Мещорских лесах. История Онежского, бывшего Александровского завода нашла отражение не только в повести «Судьба Шарля Лонсевиля», но еще и в очерках «Онежский завод». Несомненной заслугой Паустовского является то, что он по существу первым обратился к истории одного из крупнейших в России «чугунопушечных и железоделательных» заводов. Он собрал богатый, в том числе и архивный материал по истории завода, использовал многие подлинные имена и события. Но до 1932 года, когда писатель работал над этой темой, систематизированных исследований по истории завода не имелось. По этой причине у автора имеются некоторые неточности. Жанр повести, в отличие от очерка, дает писателю возможность творческого вымысла и выхода за рамки фактографии события, и К. Паустовский использовал это право. Внимание автора к Карелии не ограничилось его интересом к Онежскому заводу. В 1933 году выходит в свет его историко-революционная повесть «Озерный фронт» (впервые была опубликована в журнале «30 дней» под названием «Озерная война»). В книге под пером художника оживают события гражданской войны в Карелии, «смелая и блестящая Видлицкая операция» 1919 года. Находясь в Карелии, Паустовский посетил водопад Кивач, Кижи, Пудож и Заонежье, побывал на Ладожском и Онежском озерах. В своих заонежских встречах писатель повествует в рассказе очеркового типа «страна за Онегой» (1932). Интерес Паустовского к Заонежью не случаен. Оно населено «потомками новгородцев. Они сохранили чистый новгородский язык, сохранили старые сказания, песни, былины». Также Заонежье привлекло его и народным искусством северного старинного зодчества. Паустовский видит истоки богатств русского языка в народной поэзии. Вот почему с такой теплотой рассказывает он о своих встречах с народными сказителями, вспоминает имена многих удивительных собирателей и исполнителей народных песен. В своих произведениях о Карелии писатель создал целую галерею их портретов. Очень часто в произведениях Паустовского можно встретить обращение к имени русского поэта А.С. Пушкина, и это не случайно. «Первая половина 19 века… ближе мне, чем любая другая историческая эпоха. Это начало золотого века русской культуры. Это время Пушкина…». В повести «Судьба Шарля Лонсевиля» тоже присутствует ссылка на Пушкина. Северный цикл повестей создавался писателем в 30-е годы. Это были годы творческого становления Паустовского, когда он уходит от писания «туманных и надуманных» рассказов раннего периода, когда экзотика, к которой он был так привержен в 20-е годы, начинает тяготить писателя и сковывать его творческие возможности. Этот перелом в творчестве художника происходит не сразу. Север явился непродолжительным, но интересным этапом в творческой биографии писателя. Впечатления, полученные на Севере, сыграли определенную роль в становлении его мировоззрения и мастерства. В последние 15 лет жизни Паустовский активно выступал как публицист. Он призывал оградить природу от варварских покушений на нее, заступался за гонимых и преследуемых, отстаивал свободу и независимость человеческой личности, осуждал жестокость и насилие, угодничество и бесчеловечность, поддерживал талантливых молодых писателей. Его творчество и совестливая позиция, которую он неизменно занимал, создали ему высокий нравственный авторитет в России и за рубежом. Книги Паустовского переведены на большинство языков мира и изданы на всех 5 континентах. Bản dịch: K. Pauxtốpki sinh ra và qua đời ở Mátxcơva Bố của ông là dòng dõi của những người Côdắc vùng Dapa-rô-de làm nghề thống kê đường sắt, còn mẹ xuất thân từ một gia đình trí thức Ba-lan bậc trung. Thời thơ ấu và niên thiếu của ông trôi qua ở Ki-ép.Tốt nghiệp trường phổ thông (năm 1912), ông vào học ở phân ban tự nhiên thuộc khoa toán lí trường Tổng hợp Ki-ép. Học hết năm thứ nhất, ông chuyển sang phân ban triết học của khoa sử-ngữ văn. Vào năm 1914, ông chuyển tới Trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va. K. Pauxtốpxki là một người đi du lịch không biết mệt mỏi. Ông đã nghe giọng nói âm vang và du dương của những người Ô-đéc-xa, ông đã đến vùng Ban tích, đã đến Xi-bi-ri, đã ngỡ ngàng với những đêm trắng ở Ka-re-li, đã uống nước của những hồ trong đầm lầy đen kịt ở vùng Me-sor, đã rảo chân thong dong trên những nẻo đường ở vùng Mi-khai-lốp. Ông cũng đi ra nước ngoài: ông đã đến thăm Tiệp khắc, Bun-ga-ri, Ba-lan, đã đi du lịch vòng quanh châu Âu. Vào năm 1965 ông đã sống ở đảo Ca-pri. Những chuyến đi của ông không phải là vô ích. Từ những chuyến đi, ông mang về cho mọi người những truyện ngắn, truyện vừa, cuốn sách mới. Vào những tháng đầu tiên của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông làm người bán vé và lái tàu điện ở Mát-xcơ-va, rồi sau đó làm y tá trên những con tàu cứu thương ở hậu phương và ở tiến tuyến. Ông bắt đầu viết vào những năm cuối của trường phổ thông. Những bài thơ đó thường là những bài bắt chước. Khi đã viết một loạt các bài thơ, Pauxtốpxki muốn thử sức mình trong văn xuôi. Những truyện ngắn đầu tay của ông là “Dưới nước” (1912), “Bốn người”. Sau đó ông lại quay lại với thơ ca. Nhưng hoàn cảnh sống – sự cần thiết phải kiếm cơm đã làm cho Pauxtốpxki đến với nghề làm báo. Ông hầu như đã làm hết những công việc của nghề báo. Ông viết đa dạng về những sự kiện và những con người. Ông đã viết truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Pauxtốpxki đến với văn học vào những năm 20. Những tác phẩm của Pauxtốpxki thời kì này được đánh dấu bằng tính trừu tượng. Điều này được giải thích là do cách thụ cảm thế giới của nhà văn. Vào cuối những năm 30, Pauxtốpxki nhà nghệ sĩ chú ý đến thiên nhiên quyến rũ với cái vẻ đẹp đơn sơ của nó.Trong sự cảm nhận và miêu tả thiên nhiên, Pauxtốpxki giống như I. Bu-nhin và M. Pri-svin. Thiên nhiên tuyệt vời, với cái đa dạng của nó, nơi mà con người được giải phóng khỏi cái nhỏ nhen, cái bận rộn đã lôi cuốn Pauxtốpxki, trấn tĩnh ông, làm cho ông có được sự cân bằng về tinh thần Lần đầu tiên Pauxtốpxki đến với miền Bắc nước Nga là vào năm 1925 khi đó ông là cộng tác viên của tờ báo “Bảo vệ” đi công tác đến Lê-nin-grát để tiễn chiếc tàu buồm đầu tiên của Liên xô chạy vòng quanh thế giới. Chuyến đi phương Bắc thực sự đã làm cho ông ngạc nhiên. Ở đây ông đã cảm nhận được sức quyến rũ của phương Bắc. Đêm trắng đầu tiên trên sông Nê-va đã cho ông nhận thức nhiều hơn về thơ Nga hơn là đọc hàng chục cuốn sách và suy ngẩm về chúng. Kể từ đó, nhà văn mong muốn được đến phương Bắc lần nữa, để nhận biết nó sâu hơn. Nhà văn đã thú nhận trong cuốn “Phiêu bạt” : “Đã từ lâu vùng Olen-nhi-xki đã quyến rũ tôi. Đã từ lâu tôi muốn tới đó. Không hiểu vì sao tôi luôn cảm giác rằng chính ở đó có điều gì đó rất tốt đẹp sẽ đến vối tôi.” Và mong ước này chẳng bao lâu nũa đã thành hiện thực. Vào năm 1931 theo đề nghị của Gorki trong đất nước của chúng ta thành lập “Lịch sử các nhà máy và công xưởng”. Trong hang loạt các nhà máy được giới thiệu, Pauxtốpxki chọn một nhà máy cũ ở Pe-trô-da-vốt-xcơ. Mùa xuân 1932 ông lên phương Bắc. Pauxtốpxki bắt đầu chuyến đi từ Mur-man-xcơ, nơi mà ông ghé lại là do tò mò. Pauxtốpxki sống một vài ngày ở Mur-man-xcơ rồi ông đến Pe-trô-da-vốt-xcơ. Chuyện gì xảy ra với nhà văn ở thành phố này, ông đã kể trong Bông hồng vàng. Đầu tiên, Pauxtốpki sống trong nhà của một người nông trường viên (bây giờ trong ngôi nhà này là nhà khuyến nhạc), sau đó ông thuê một phòng ở nhà bà Xe-ra-phima Iô-nốp- na, một cựu giáo viên. Pauxtốpxki mãi không viết được cuốn sách về nhà máy, thậm chí ông còn muốn rời thành phố. Nhưng bà giáo già nói ông đừng tức giận và nên đi dạo phố. Ở Pe-trô-da-vốt-xcơ vào những năm đó có hai nghĩa địa được gọi là “nghĩa địa Đức”. Một nghĩa địa nằm ở Da-re-ka, hướng từ nhà thờ sang bên kia đường. Ở đó chôn cất nhiều những chuyên gia nước ngoài đã làm việc tại nhà máy A-lếch-xăng đờ -rốp-xcơ. Trong những ngôi mộ đó nổi hẳn lên một tấm bia mộ. Tấm bia được viền bằng gang đúc trông nặng nề nhưng tuyệt đẹp. Một lần Pauxtốpxki đã đến ngôi mộ này. Những dòng chữ trên tấm bia đã làm ông chú ý và ông bắt đầu thu tập tư liệu về con người này. Tất cả những tư liệu này đã được tác giả miêu tả trong cuốn Bông hồng vàng (chương “Đêm trắng”). Và như vậy truyện vừa “Số phận của Sác-lơ Lông-xe-vil “đã được ra đời. Cuốn này ông bắt đầu viết ở Pe-trô-da-vốt-xcơ và kết thức ở vùng rừng núi Me-sô-xki.. Lịch sử của nhà máy Ô-nhét-xki , trước đây là nhà máy A-lếch –xăng đờ-rốp-xcơ đã được phản ánh không những trong truyện “Số phận của Sác-lơ Lông-xe-vil” mà còn trong bút ký “Nhà máy Ô-nhét-xki”. Không còn nghi ngờ gì nữa, công lao của Pauxtốpxki là ở chỗ, thực chất ông là người đầu tiên đề cập đến lịch sử của một trong những nhà máy luyện gang thép lớn nhất nước Nga. Ông đã thu tập được một kho tài liệu phong phú, trong đó có cả tài liệu lưu trữ về lịch sử của nhà máy, ông đã sử dụng nhiều những tên tuổi và sự kiện có thực. Nhưng cho đến trước năm 1932, khi nhà văn bắt đầu viết về chủ đề này, những nghiên cứu có hệ thống về lịch sử nhà máy vẫn chưa có. Do vậy, ở tác giả đã có những chi tiết thiếu chính xác. Thể loại truyện vừa, khác với thể loại bút ký, cho phép nhà văn khả năng hư cấu sáng tạo và vượt qua khuôn khổ của việc ghi chép sự kiện. Pauxtốpxki đã sử dụng cái quyền này. Sự chú ý của Pauxtốpxki tới vùng Ka-re-li không làm hạn chế sự hứng thú của ông đối với nhà máy Ô-nhét-xki. Vào năm 1933 cuốn truyện vừa lịch sử – cách mạng “Mặt trận vùng hồ” được xuất bản (lần đầu tiên truyện này đăng trong tạp chí “30 ngày “ dưới nhan đề “Chiến tranh vùng hồ”. Trong cuốn sách, dưới ngòi bút của nhà văn những sự kiện của cuộc nội chiến, “chiến dịch Vit-đờ-lit-xki quả cảm tuyệt vời “ của năm 1919 được sống lại. Khi ở Ka-re-li, Pauxtốpxki đã đến thăm thác Ki-vat, Ki-di, Pu-đóc và Da-ô-nhe-de, đã đến hồ La-đô-ga và Ô-nhe-ga. Về những cuộc gặp gỡ ở Da-ô-nhe-de, nhà văn đã thuật lại trong truyện ngắn dạng bút ký “Xứ sở Da-ô-nhe-de” (1932). Sự chú ý của Pauxtốpxki đến Da-ô-nhe-de không phải là sự tình cờ. Vùng này có nhiều “dòng dõi của những người ở thành phố Nôv-gô-rốt. Họ giữ giọng nói của Nôv-gô-rốt, giữ lại những chuyện cổ tích, những bài hát, cách làm bánh xèo”. Da-ô-nhe-de còn quyến rũ ông bởi nghệ thuật dân gian kiến trúc cổ ở phương Bắc. Pauxtốpxki đã nhìn thấy sự phong phú của tiếng Nga trong thơ dân gian. Vì vậy mà tại sao với lòng nhiệt thành, ông kể về những cuộc gặp gỡ với những người kể chuyện dân gian, ông nhớ lại tên tuổi của nhiều người sưu tầm và những người hát dân ca tuyệt vời. Trong những tác phẩm về Ka-re-li, ông đã tạo nên một loạt những chân dung của họ. Trong những tác phẩm của Pauxtốpxki thường thấy ông chú ý đế tên tuổi của nhà thơ Nga Pus-kin và điều này không phải là sự tình cờ. “Nửa đầu thế kỷ 19 gần gũi với tôi hơn bất kỳ thời đại nào khác. Đó là sự bắt đầu của thế kỷ vàng của nền văn hóa Nga. Đó là thời đại Pus-kin…” Trong truyện vừa “Số phận của Sác-lơ Lô-xe-vil” cũng có lời viện dẫn ca ngợi Puskin. Hàng loạt các truyện về phương Bắc được nhà văn viết vào những năm 30. Đó là những năm hình thành sáng tác của Pauxtốpxki, khi mà ông thoát khỏi việc viết những truyện ngắn “Mơ hồ và giả tạo” của thời kì đầu, khi mà những chuyện kì lạ mà ông gắn bó trong những năm 20 bắt đầu đè nặng nhà văn, kìm hãm những khả năng sáng tạo của ông. Phương Bắc không phải là giai đoạn dài nhưng là giai đoạn thú vị trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Những ấn tượng mà nhà văn nhận được ở phương Bắc đã có một vai trò nhất định trong việc hình thành thế giới quan và nghệ thuật của nhà văn. Trong 15 năm cuối đời, Pauxtốpxki hoạt động tích cực như một nhà chính luận. Ông kêu gọi bảo vệ thiên nhiên khỏi những cuộc tàn phá dã man, ông bênh vực những người bị truy bức, bị theo dõi, bảo vệ tự do và tính độc lập của cá nhân, lên án bạo lực và sự tàn bạo, ủng hộ những nhà văn trẻ có tài. Sáng tác và lập trường có lương tâm mà Pauxtốpxki đã kiên trì đã làm cho ông có uy tín cao về đạo đức ở nước Nga và ở nước ngoài. Sách của Pauxtốpxki đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được phát hành trên khắp năm châu. (Tiến sĩ Nguyễn Nam Phong dịch) 2. Thạch Lam – Pauxtốpxki và những trang thơ Thạch Lam và Pauxtốpxki – người đan dệt những sợi tơ cảm giác, nhà văn của thể loại truyện ngắn trữ tình với những trang văn mượt mà chất thơ. Cuộc đời, con người và những tác phẩm của hai nhà văn cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thơ. Bản thân người viết cũng tìm thấy ở những truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki những điều thật gần gũi với điệu tâm hồn mình. 1. HOÀI NIỆM ĐINH HÙNG (Trích) Chiều mùa đông, Đốt ngọn lửa hồng, Ta đọc tập thơ sầu, cười với bóng Khói thuốc xanh bay về hư không. Trăng lên đầu phố vắng, Ồ bóng ta say ! Nhớ cố nhân tình sâu nặng, Cốc rượu ngọt uống cay nồng. * * * Bạn là người bạn chung tình, Đôi hồn lữ thứ Bốn phương lỡ gót đăng trình. Trời giăng sao tỏ, Bao mùa thu Cửa phòng ta để ngỏ ? Giấc mộng ta hững hờ ? Bạn với tôi xưa Đứng bên hồ Nằm chung mộng Ân ái cùng thơ. * * * Đêm hoa, cành nguyệt, Gió giăng xao động ngoài màn Bạn hát bài ca phóng đãng, Cười lên trăng xanh, tôi dạo đàn, Xuân đến giấc mơ đầy thiếu nữ, Ta nằm ta ngủ, Lệ đa tình chưa chan. Ôi thời gian ! Thời gian tình tự ! Mặc nỗi lòng người thở than Mộng cung tần Xoay nghiêng mặt gối. Ai cười ? Ai nói ? Ai xênh ca ? Lênh đênh nước biển trăng nhòa, Những vì sao lạ đã sa xuống gần. Trời buồn dáng điệu giai nhân... 2. BAO GIỜ LẠI GIÓ ĐẦU MÙA? NGUYỄN VŨ TIỀM Trăm đường phố chọc trời xa khuất mấy Dễ quên sao ba mươi sáu phố phường Một thoáng gió đầu mùa sâu thẳm ấy Sợi tóc mềm trên ngưỡng cửa tha hương... 3. NHỮNG NGÔI SAO MƯỜI TÁM PHẠM NGỌC LAN “Chưa bao giờ anh ước đâu em Một ngôi nhà bão dừng sau cánh cửa.” (Bằng Việt) Những vì sao sáng đến tận cùng đêm khi em mười tám tuổi Trang sách Pauxtốpxki giấu ánh mắt thật hiền Ngọn nến lung linh cạn mình để cháy Có thể nào là cuộc sống của em? Anh chúc gì cho em những ngày em mười tám tuổi Bản sonat quê hương mang khát vọng dâng triều Những bông tuyết tan dần trong lòng tay ấm nóng Hay bông hồng vàng... những mảy bụi tình yêu Cho em khóc cùng Đanhi niềm vui mười tám tuổi Lãng quả thông thêm giấc mộng êm đềm Cho em mở những lá thư phập phồng hy vọng Để trao đi một tấm lòng và nhận lại một trái tim Cuộc sống sẽ là gì từ trang sách của em? Nghe bàng hoàng ngày sóng xô biển động Nghe rừng thu xao xác lá muôn chiều Bao nỗi đau đi qua mới cháy thành hạnh phúc Trăm niềm thương lắng lại một niềm yêu. Anh có kết giùm em bông hồng từ gió bụi Mỗi nẻo em qua... vàng trong cát thầm thì Một thoáng ngậm ngùi len trong lòng hạnh phúc Để ta nhắc lại Pauxtốpxki Gửi lại Pauxtốpxki nỗi buồn mười tám tuổi Nhật ký tuổi thơ khép lại... Nhớ thương nhiều Lật trang sách từ một thời bão nổi Em soi cuộc đời minh trong đáy mắt tình yêu. Anh chúc gì cho em khi bầu trời tím đến tận cùng đêm. 4. LẠI NGHĨ VỀ PAUXTỐXKI BẰNG VIỆT Đồi trung du phơ phất bóng thông già Rừng thông đứng. Hồn trong chiều lặng gió Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu "Lẵng quả thông " trong suối nhạc nhiệm màu Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm Mùi cỏ dại trong cánh đồng xa thẳm Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa. – "Có thể ngày mai ta cũng sẽ đi qua Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"? Có tiếng chuông rung và con mèo "Áckhíp" Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..." Xa xôi sao!... Thời thơ ấu sau lưng Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu! Cuộc đời không phải thế! Giọt nước trên tay không cùng mầu sóng bể Bể mặn mòi sôi sục biết bao nhiêu Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều Ta thu hết xa khơi vào lòng ngực trẻ Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt tới Dấu đen sầm khi đáy bóng đêm trôi Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng Nốt cao quá trong đời xao động quá! Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả Lại ngọt ngào kì lạ lớn lao hơn. Anh đã đi qua bão lốc từng cơn Cây rụng lá trong chiều thanh thản nhất Anh qua cả màu không gian ngây ngất Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao Em đến rồi đi như một giấc chiêm bao...! Còn bây giờ anh biết nói gì hơn Có thể, ngày mai thôi...Có thể.. "Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ" Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xót lòng thêm... Pauxtốpki là dĩ vãng trong em Thành dĩ vãng hai ta bây giờ anh ngoảnh lại Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, Anh hiểu rằng không phải... Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời...! Đưa em đi.Tất cả thế xong rồi, Ta đã lớn. Và Pauxtốpxki đã chết ! ...Anh vẫn khóc khi nghĩ về chuyện "Tuyết" Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em! 5. THƠ TÌNH NGÀY BIỂN ĐỘNG BẰNG VIỆT Chưa bao giờ anh ước đâu em Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa… Trời ơi! Buổi sớm quá chừng thơm Anh gặp lại hương sen, năm anh mười tám tuổi, Một ánh vui táo tợn của mùa hè, Khi những vệt ong hôn vào nhuỵ hoa cháy bừng như vệt lửa, Những trận lốc, những cơn mưa trước hồn anh bỏ ngỏ… Và ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa Có thể nào anh ước đâu em?… Rất nhiều chuyện qua rồi. Rất nhiều chuyện giống như quên Sau tuổi hai mươi, ngỡ không cần đến nữa: Chút xôn xao trong hàng cây nắng nhỏ, Giọt nước tròn rung rinh trong lá sen, Cả gợn sóng mơ hồ trong ánh mắt riêng em, Màu trời xám mênh mông ngày động biển, Cánh bướm mai hồng, cơn mưa chiều tím, Một cửa sổ lặng thầm chi chút những sao rơi… Hạnh phúc ta cần, thực cũng giản đơn thôi Như chỉ ở trước ta trên một tầm tay với, Ngỡ rảo bước là sớm chiều đã tới Suốt cuộc đời, sao vẫn giục mình đi? Em có thể là gì sau trang sách Pauxtốpxki Là một ánh bình minh xanh mờ không thể tắt? Hay hương mát rừng thông cao ẩm ướt? Một bóng mây khắc khoải cả mùa hè? Anh không biết dãy phố ta đi hôm ấy gọi là gì? Không biết lá cây trên đầu sao buổi chiều phát sáng? Giọt nước mắt long lanh giữa tình yêu, tình bạn, Những kỷ niệm nơi này xáo trộn với nơi kia Anh và em (chỉ thế thôi). Và không có Pauxtốpxki “Ta đã lớn. Mà Pauxtốpxki đã chết!” Chỉ còn lại cuối cùng những cảm thông da diết Của tất cả những gì vừa có lại vừa không… Tất cả có thế thôi! Em – Màu trong suốt của trời xanh trên phố thợ, Chỗ mặn nhất của đầu bọt sóng tự khơi xa, Lại cũng là vết thương của anh, tuổi thơ của anh, nơi ẩn kín của hồn anh bão tố, Lá cỏ bồng gió ru trên bãi cát khô cằn, Đốm lửa nhỏ bất ngờ trong một đêm ngủ rừng, hai bàn tay lạnh cóng, Hay màu ngói đỏ đầu tiên, sau cả cuộc chiến tranh dài! Em thao thức trong anh lòng yêu lớn – Con Người! Yêu những thứ bị tàn phá đi, bây giờ cần dựng lại Yêu một cái cây tự lúc phải gây mầm cho đến khi ra trái, Yêu cái đẹp của cuộc đời, để buộc nó sản sinh thêm… Chưa bao giờ anh ước đâu em Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa! 6. HOÀI NIỆM NƯỚC NGA (Cho Matx 1) TRẦN THỊ THẮM “Anh và em (chỉ thế thôi). Và không có Pauxtốpxki “Ta đã lớn. Mà Pauxtốpxki đã chết!” Chỉ còn lại cuối cùng những cảm thông da diết Của tất cả những gì vừa có lại vừa không…” (Bằng Việt) Những trang sách bên em từ thủa bé Như con thuyền chở ước mộng tuổi thơ Mãi trong em một nước Nga huyền thọai Xa xôi sao, xanh ngát một khoảng trời Mùa xuân đến dạo bản nhạc không lời Đường bạch dương thênh thang tràn nắng ấm Thảo nguyên xanh và con đường xa thẳm Một cánh đồng rực rỡ ngát hương hoa Thật diệu kì khi đàn sếu bay qua Mang sắc đỏ rải xuống nghìn mắt lá Thu quyến rũ dịu dàng đến kì lạ Cả không gian miên man nét thu vàng Em mơ về rừng thông mỗi chiều sang Cái rét ngọt giữa mùa đông tuyết trắng Cỗ xe ngựa trôi về miền xa vắng Ánh sao xanh trên nóc mỗi ngôi nhà… Cho em khóc cùng cô bé Đa–nhi Niềm vui sướng vỡ òa tuổi mười tám Pauxtốpki giấu tình thương sâu thẳm Trái tim Người ấm áp mỗi trang văn Hạnh phúc gần sao quá đỗi khó khăn Bông hồng vàng kết từ nghìn tim vỡ Trong bình yên lòng dâng lên nỗi sợ Cả niềm tin cũng có lúc mong manh… Anh kể em nghe về một nước Nga Của riêng anh. Của một thời trai trẻ 1 Chúng tôi thường gọi Mátxcơva bằng cái tên thân mật là Matx Rất đời thường mà bao điều mới mẻ Chín năm rồi thành máu thịt trong anh Giảng đường xa rộn rã bước chân Bao mùa dài lòng cồn cào cơn đói Bóng quê nhà chìm vào sương khói Những chiếc lá mang khuôn mặt người say Không giản đơn những phép cộng nồng, cay… Hạnh phúc còn rộng dài hơn thế Triết lí đời rồi chìm vào dâu bể Điều giản dị sẽ ở lại bên anh Vẫn trong anh tình yêu – Matx nguyên lành Dẫu bão thổi bốn bề miền đất hứa Bao khát vọng tuổi xanh thành điểm tựa Đã đẩy lùi những cay cực ngày qua Anh để lại gì cho Matxcơva? Mùa lá rụng khẽ chạm vào nỗi nhớ Bông tuyết tan trong lòng tay nóng bỏng Phải anh về Matx lạnh hơn không?! Từ bao giờ em nhớ những mùa đông Dẫu bên em đang giữa mùa nắng ấm Và thương cả cô gái Nga mắt biếc Tha thiết trong anh một mối duyên đầu Mãi trong em trong trẻo một tình yêu Lật trang sách về nước Nga –xứ tuyết Còn anh sẽ nói Matx lời từ biệt Nhưng trong lòng nào có dễ nguôi quên. VN, Tp.HCM, cuối tháng 10/2008. 7. CHIỀU MƯA (Nhân đọc truyện ngắn Tình xưa của Thạch Lam) TRẦN THỊ THẮM Ngày anh trở lại – một chiều mưa Con đường xưa hàng cây run rẩy Quán cóc trầm tư tiếng cười ấy Kỷ niệm gọi về hơi ấm bàn tay Trắng xóa trời thành phố mưa bay Những luồng xe trôi đi vội vã Lướt qua nhau dòng người xa lạ Còn mình anh với biển hoàng hôn Sóng nghĩ gì mà lặng lẽ hơn Gió trở mình hàng dương xào xạc Nghe đâu đây vọng về tiếng hát Bản tình ca sôi nổi đầu tiên Nghe xa xôi từng bước chân quen Ánh mắt ai buổi đầu hò hẹn Phía trời xa cánh chim lẻ bạn Trong tiếng kêu thảng thốt giật mình ( Trích tre/105185/Thanh-pho-khong-mua-dong.html)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN056.pdf