Luận văn Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở sách giáo khoa các lớp THPT

MS: LVVH-PPDH016 SỐ TRANG: 123 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Giới hạn của đề tài 7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 8. Đóng góp của luận văn 9. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ SỰ KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 1.1. Lý thuyết tiếp nhận và những vấn đề lý luận: 1.1.1. Một số vấn đề về lý thuyết tiếp nhận. 1.1.2. Tính chất tác động của hình tượng văn học – cơ sở của lý thuyết tiếp nhận. 1.2. Sự kết hợp giữa lý thuyết tiếp nhận và phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm 1.2.1. Vai trò của lý thuyết tiếp nhận trong việc dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. 1.2.2. Sự kết hợp giữa lý thuyết tiếp nhận và phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. CHƯƠNG 2: NHỮNG HÌNH THỨC TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC TRONG THƠ CA VÀ VIỆC DẠY TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI Ở SGK CÁC LỚP 11, 12 THPT 2.1. Tác động của hình tượng văn học lên người tiếp nhận trong thơ ca. 2.1.1. Tính hình tượng của thơ ca và sự tác động của nó đến người đọc. 2.1.2. Những hình thức tác động của hình tượng văn học tới người tiếp nhận trong thơ ca và những lưu ý trong dạy học. 2.2. Vấn đề giảng dạy tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình SGK. 2.2.1. Giảng dạy tác phẩm thơ ca trong phong trào Thơ mới. 2.2.2. Giảng dạy tác phẩm thơ cách mạng: CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG THPT 3.1. Thiết kế bài học thực nghiệm. 3.1.1. Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. 3.1.2. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 3.1.3. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 3.1.4. Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. 3.2. Phân tích, đánh giá kết quả dạy học các tác phẩm văn chương từ dạy thực nghiệm: 3.2.1. Phân tích kết quả khảo sát: 3.2.2. Đánh giá kết quả: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG THU THẬP Ý KIẾN GIÁO VIÊN PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỌC SINH

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở sách giáo khoa các lớp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gánh hàng rong đã lam lũ, vất vả trong thời bình lại càng khốn khó hơn khi giặc tràn đến. Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Hai hình ảnh con cò trắng bay trên cao và bà mẹ nghèo phất phơ đầu bạc dưới đất bổ sung cho nhau. Cánh cò hoảng hốt chạy trốn đạn bom không biết về đâu, hay chính là tâm tưởng của tác giả đang băn khoăn lo buồn về người mẹ già lòng đói dạ sầu, mẹ biết về đâu khi làng quê đã tan tác? Hình ảnh bà mẹ già bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh đã nói thật thấm thía thân phận bơ vơ, tội nghiệp của những bà mẹ trong chiến tranh. GV gợi ý cho HS phân tích hình ảnh các em nhỏ trong chiến tranh và số phận tội nghiệp của chúng. Lòng căm hận của nhà thơ bùng lên dữ dội: Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn Đoạn thơ thứ hai diễn tả cảnh bộ đội về làng và nhân dân đứng dậy chủ động tiến công vào kẻ thù, giọng thơ không còn nhớ tiếc xót thương mà chuyển thành phẫn nộ, căm thù. Nhân vật trữ tình trung tâm không còn là nhân vật hoài niệm mà là con người hành động Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích dòng cảm xúc trong Bên kia sông Đuống Câu hỏi tương tác: Em hãy cho biết cảm xúc chủ đạo trong bài thơ? Những tác động của dòng cảm xúc đó lên người đọc? GV bình giảng: Có hai đặt điểm nổi bật, xoắn xuýt, hòa quyện tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bên kia sông Đuống. Đó là dòng cảm xúc vừa núi tiếc xót thương, vừa uất ức căm giận cuồn cuộn tuôn trào và cái hồn của quê hương của dân tộc phảng phất trong suốt bài thơ. Dòng cảm xúc ấy vốn mạnh mẽ, lại bị tác động bởi tin quê hương nhồi trong máu lửa khiến nhân vật trữ tình xót xa, chìm trong hoài niệm; chìm trong nỗi xót thương. Lời cảm thán, niềm hoài niệm ở đầu bài thơ chuyển biến thành lời hứa hẹn, một niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng: khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về trên quê hương Kinh Bắc, cô gái Kinh Bắc lại hiện ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của những ngày hội: Em đi trẩy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. Bài thơ Bên kia sông Đuống ở những phần thành công nhất đậm đà màu sắc dân gian và rất dân tộc. Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết: 1. Nội dung: Bên kia sông Đuống là kết tinh của những cảm xúc trong lòng tác giả đối với quê hương: vừa nuối tiếc nhớ thương vừa uất ức căm hờn. Và cái hồn của quê hương chính là nét đẹp truyền thống, bình dị dân gian của dân tộc 2. Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ cụ thể, sinh động và hàm súc; điệp khúc là một câu hỏi tu từ: vừa tố cáo giặc, vừa thể hiện tâm trạng đau đớn xót xa; tác phẩm đậm đà màu sắc dân gian và trữ tình, gợi cảm trong sự biến đổi linh hoạt của nhịp thơ. C. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: 1. Củng cố: - Quê hương Kinh Bắc trong thanh bình là một vùng đất như thế nào? - Tâm trạng của tác giả khi hay tin giặc tràn về tàn phá, thái độ của tác giả đối với lũ giặc - Cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới D. Rút kinh nghiệm 3.2. Phân tích, đánh giá kết quả dạy học các tác phẩm văn chương từ dạy thực nghiệm: 3.2.1. Phân tích kết quả khảo sát: 3.2.1.1. Khảo sát giáo viên:  Vấn đề cảm thụ trong dạy học tác phẩm văn chương: (N=45) Bảng 3.1: Kết quả khảo sát cảm thụ văn học trong dạy học tác phẩm Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý - Rất không đồng ý Không có ý kiến Các lĩnh vực TS % TS % TS % Bình giảng là phương pháp khơi gợi cảm hứng cho học sinh hiệu quả nhất trong việc dạy tác phẩm văn chương 42 93,3 3 6,7 0 0 Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề… làm cho giáo viên ít có thời gian bình giảng sâu tác phẩm 41 91,1 4 8,9 0 0 Giáo viên chỉ khai thác những nội dung, chi tết nghệ thuật tiêu biểu có tính chất ghi nhớ làm cho học sinh khó cảm thụ sâu sắc ý nghĩa của hình tượng văn học 25 55,5 15 33,3 5 11,2 Học sinh thường gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc khi bình giảng một chi tiết, hình ảnh của tác phẩm 38 84,4 0 0 7 15,6 Học sinh thường đi theo lối mòn, hiểu theo nghĩa câu chữ nhiều hơn trong cảm thụ văn chương 45 100 0 0 0 0 Học sinh thiếu kiến thức, khả năng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng trong học tác phẩm văn chương 34 75,6 11 24,4 0 0 Học sinh thường phân tích, bình giảng một cách máy móc các tác phẩm văn chương 40 88,9 5 11,1 0 0 Qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3.1 chúng ta thật không khó để nhận ra những vấn đề còn tồn tại trong dạy học tác phẩm, nhất là vấn đề học tập của HS. 100% GV thừa nhận HS bây giờ thường phân tích, cảm thụ tác phẩm theo những lối mòn cũ, chủ yếu chỉ diễn xuôi tác phẩm chứ không liên tưởng, so sánh để thấy được tính chất đa tầng đa nghĩa của hình tượng. Gần 90% ý kiến GV cho biết HS bình giảng tác phẩm một cách máy móc, tùy tiện. Điều này không phải chỉ qua khảo sát này chúng ta mới nhận ra. Sau mỗi đợt thi tốt nghiệp, tuyển sinh chúng ta lại có dịp đọc những bài văn cười ra nước mắt, những cách diễn giải ngô nghê, liên tưởng thái quá làm sai lệch ý nghĩa của hình tượng, của tác phẩm. Do thiếu kiến thức (75,6%), do hạn chế về mặt thể hiện cảm xúc nên việc cảm thụ, thể hiện những điều các em cảm thụ được còn kém. Hiện nay, việc dạy học áp dụng PP dạy học lấy HS làm trung tâm đòi hỏi GV trong một tiết dạy phải vận dụng đủ các PP để phát huy tính chủ động của HS. Điều đó vô tình làm cho GV phải chạy đua với thời gian, phải máy móc trong việc áp dụng PP và điều tất yếu là không thể bình giảng, phân tích sâu sắc những ý nghĩa mà hình tượng văn học thể hiện. Lẽ dĩ nhiên, muốn HS cảm thụ được những ấn tượng tình cảm mà tác phẩm mang lại, GV cần phải bình giảng (93,3% đồng tình), phải có những khoảng lặng. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, tác phẩm văn chương chính là một tác phẩm nghệ thuật. Dạy học tác phẩm không phải chỉ dạy cho HS hiểu nội dung tác phẩm là viết về cái này cái kia, nghệ thuật là sử dụng biện pháp tu từ này, biện pháp nghệ thuật khác mà HS phải nắm được cái thần của tác phẩm, hiểu được ánh sáng bên trong câu chữ mà tác phẩm muốn thể hiện. Nếu chỉ dạy đơn thuần khai thác theo hướng ghi nhớ nội dung là gì, nghệ thuật có gì thì sẽ ngày một thui chột khả năng cảm thụ của HS, làm cho các em có thói quen tiếp nhận theo kiểu “gạch đầu dòng” các tác phẩm văn học.  Sự tác động của hình tượng văn học đến tiếp nhận của HS: (N=45) Khảo sát GV về những tác động trong quá trình học tác phẩm ở Bảng 3.2 cho thấy các hình tượng trong tác phẩm chính là nguyên nhân tạo ra hứng thú học tập cho HS (91,1%). Khi dạy Tây Tiến, hình ảnh người lính “mắt trừng gởi mộng qua biên giới” làm xao động trái tim nhiều học trò bởi lẽ nó phù hợp với tâm lý thích thần tượng, anh hùng của giới trẻ. Hình ảnh sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” dịu dàng, đằm thắm tưới nhuần tình yêu quê hương đất nước. Có người con gái như hư như thực đâu đó “áo em trắng quá nhìn không ra” gợi nhớ về tình yêu xa xưa với những ray rứt băn khoăn, ai biết tình ai có còn đó không mà chờ đợi. Có thể nói hình tượng văn học là cơ sở bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn của HS, 71,1% GV đồng tình với quan điểm này. Khảo sát cũng chỉ ra rằng các tác phẩm thơ có những hình ảnh độc đáo thi vị thường kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng của HS tốt hơn và các tác phẩm trữ tình lãng mạn là lựa chọn số một của HS về hứng thú học tập (100% GV nhất trí với ý kiến này). Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn nhất định khi có nhiều hình tượng trong tác phẩm khó hiểu đối với HS. Không phải tất cả HS đều có thể hiểu hết ý nghĩa ẩn bên trong khung cảnh xứ Huế mộng mơ hư thực khi mới đọc qua vài lần. Có nhiều em còn hiểu nghĩa lệch lạc, diễn xuôi ngôn từ và bóp méo hình ảnh văn chương. Có lẽ với đời sống hiện đại như hiện nay, HS với game online, với chat, với công nghệ số, với những vật chất dư thừa không thể hiểu hết được ý nghĩa của chiến tranh, của những hy sinh mất mát, của những bản sắc mà qua bao gian khó dân ta mới giữ gìn được. Vì các hình tượng văn học không phù hợp với thực tế đời sống hiện nay hay vì thói quen được nuông chiều khiến các em vô cảm với những cảm xúc, biểu hiện của thơ ca. 40% GV cho rằng các hình tượng văn học bây giờ không gắn với đời sống nên HS không thích học. Tuy nhiên, việc không thích học Văn của HS xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không chỉ riêng tác động của văn chương đến HS. Dạy văn là dạy người. Tác phẩm văn học không chỉ chứa đựng trong nó các vấn đề về văn hóa lịch sử xã hội, mà còn là những con người qua nhiều thời đại kết tinh thành những hình tượng văn học sống mãi với thời gian. Sự tác động của các hình tượng đến HS bồi dưỡng lối sống, hình thành nhân cách, xây dựng tinh thần nhân văn. Tất nhiên, GV chính là người chuyển tải những kênh tác động đó đến HS. Và HS tiếp nhận được đến đâu, sức tác động của hình tượng đến HS ở mức độ nào đều tùy thuộc vào bản lĩnh và tài năng của GV. Hình ảnh người lính Tây Tiến trên núi rừng Tây Bắc, hình ảnh “những cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu tỏa nắng”, hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh của xứ Huế mộng mơ, hình ảnh mùa thu với “áo mơ phai dệt lá vàng”… và biết bao nhiêu hình ảnh tươi đẹp, lung linh của các tác phẩm văn học luôn sống mãi trong lòng người đọc, người học không chỉ một thế hệ mà trường tồn mãi với thời gian. Có thể nói, việc dạy tác phẩm văn chương dù sử dựng PP dạy học nào đi nữa thì vai trò của người học và sự tác động của tác phẩm đến người học là vấn đề cần được chú ý đầu tiên trong việc kết hợp các PP. Bảng 3.2: Kết quả khảo sát sự tác động của tác phẩm đến tiếp nhận Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Không có ý kiến Các lĩnh vực TS % TS % TS % Sự tác động của các hình tượng trong tác phẩm văn học là nguyên nhân tạo nên hứng thú học tập của học sinh 41 91,1 0 0 4 8,9 Các hình tượng văn học luôn tác động tích cực đến nhận thức, cảm thụ của học sinh 24 53,3 15 33,3 6 13,4 Hình tượng văn học là cơ sở bồi đắp tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn của học sinh 32 71,1 13 28,9 0 0 Học sinh thường thích thú học tác phẩm văn chương có hình 45 100 0 0 0 0 ảnh lãng mạn, trữ tình hơn các tác phẩm khác. Các tác phẩm thơ thường có những hình ảnh độc đáo, thi vị kích thích trí tưởng tượng của học sinh hơn các tác phẩm khác 42 93,3 0 0 3 6,7 Các hình tượng văn học thường khó hiểu đối với khả năng của học sinh 27 60 18 40 0 0 Các hình tượng văn học không gắn với thực tế đời sống hiện nay nên học sinh không thích học 18 40 12 26,7 15 33,3  Giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho HS: (N=45) Trước thực tế học tác phẩm văn chương của HS qua phân tích ở trên, cần phải có những giải pháp để giải quyết vấn đề. Hiện nay, việc dùng từ, đặt câu, viết những đoạn văn, bài văn là một trong những khó khăn mà rất nhiều HS gặp phải. Các em không nắm được những kiến thức cơ bản trong việc hành văn, cũng như những ngữ pháp căn bản. Thực tế cho thấy, việc học tác phẩm văn chương là phần mà HS yêu thích và say mê hơn những phân môn còn lại. Thế nhưng, không phải tất cả các em đều học tốt môn này. Cải cách giáo dục đồng nghĩa với việc phải đổi mới hàng loạt như chương trình, SGK, PP cũng như cách đánh giá, kiểm tra HS. Từ năm 2002, khi nhà nước thực hiện thí điểm phân ban cũng là lúc các GV bắt buộc phải thay đổi PP dạy học và một phong trào ứng dụng PP dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, phát huy tích chủ động, tích cực, sáng tạo của HS hình thành. Mỗi một cuộc thay đổi đòi hỏi phải được giải quyết từ bản chất. GV cứ phải ứng dụng những cái mới mẻ nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như tiến trình của các PP, ứng dụng một cách máy móc, vì thế dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Ví dụ, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. GV hào hứng soạn bài Power Point, trình chiếu cho HS trong giờ dạy thì nghĩ rằng đã ứng dụng tốt PP. Đối với dạy học tác phẩm văn chương, việc ứng dụng công nghệ thông tin cần phải thận trọng, linh hoạt và nhất là yêu cầu về kỹ thuật soạn bài giảng rất cao. Có một giáo sư nói rằng cô Nguyệt của tôi (Nguyệt trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu) đẹp đẽ, thánh thiện, sáng long lanh là thế mà các thầy các cô trình chiếu minh họa một cô văn công không nhìn nỗi thì còn gì là hình tượng văn học. Có thể thực tế không đến nỗi như vị giáo sư đó nói nhưng việc ứng dụng PP một cách máy móc, hình thức là điều hiện nay các giáo viên đang mắc phải. Và cũng cần phải chú ý, nếu lạm dụng hình thức dạy học này, vô tình sẽ biến việc dạy từ đọc - chép sang nhìn – chép. Dạy học văn phụ thuộc rất nhiều vào GV. Người thầy là người thắp lửa, nếu không khêu được ngọn đèn tư duy tưởng tượng của HS thì việc dạy học tác phẩm văn chương thất bại. Các giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ cho HS mà phiếu khảo sát đề xuất chưa đủ đi sâu vào phân tích vấn đề. Kết hợp PP phù hợp tất nhiên 100% GV đồng ý (theo Bảng 3.3), nhưng PP thế nào là phù hợp cho việc dạy tác phẩm văn chương? Điều đó phụ thuộc vào người thầy. Cũng với PP bình giảng, nhưng với GV này thì HS nghe như nuốt từng lời, nhưng GV khác thì HS lại ngồi ngáp ngắn ngáp dài hay ngủ gục. Khuyến khích HS đọc các tác phẩm cùng thể loại, so sánh đối chiếu để tìm ra những cái tinh hoa của hình tượng tác phẩm, đọc để tích lũy, đọc để trải nghiệm, và đọc để bồi bổ kiến thức văn chương được 100% GV tán thành (theo bảng 3.3). Tuy nhiên cách này hoàn toàn không khả thi khi ứng dụng hiện nay. Bởi lẽ truyện tranh, game, chat là những niềm đam mê lớn của các em bên ngoài giờ đầu tư cho trường lớp, học thêm, học ở nhà. Trừ phi em nào thật sự đam mê văn học và có truyền thống gia đình. Một vấn đề cũng cần phải nói đến khi nhắc đến giải pháp này, đó là đọc phải có định hướng, chọn lọc và có PP đọc. Có lẽ GV chúng ta chưa thực hiện tốt điều này đối với HS. Đọc, viết là những cách để HS rèn luyện tư duy cảm thụ, đó cũng là những cách mà mức độ đồng ý của GV chiếm tỉ lệ cao nhưng có những tồn tại mà chúng ta không thể không đề cập. Hiện nay, việc soạn bài trước ở nhà bằng cách đọc và trả lời các câu hỏi được HS đối phó bằng cách chép từ các sách hướng dẫn ra, thậm chí các em còn không nhớ tiêu đề sau khi đã soạn bài thì nói gì đến việc các em tự viết ra những bài cảm nhận về bài học. Biên soạn chương trình phù hợp với tâm lý lứa tuổi là vấn đề chúng ta đã nói đến nhiều và giảm áp lực thi cử là vấn đề nóng mà dư luận hiện nay đang rất quan tâm. Việc học tập đòi hỏi GV phải phát huy năng lực sáng tạo của HS nhưng kiểm tra đánh giá lại theo hình thức ghi nhớ khiến cho GV phải đối phó trong việc dạy học, chỉ cần dạy những phần chính chủ yếu để phục vụ cho thi cử. Với tình hình kiểm tra đánh giá như hiện nay cộng với việc chạy theo thành tích trong dạy học, chạy đua theo thị hiếu của thị trường lao động làm cho việc dạy học văn chương không còn mang ý nghĩa tự thân của nó. Bảng 3.3: Kết quả khảo sát giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Không có ý kiến Các lĩnh vực TS % TS % TS % Giáo viên cần kết hợp các phương pháp phù hợp với bài học để kích thích hứng thú học tập cho học sinh 45 100 0 0 0 0 Khuyến khích học sinh đọc nhiều tác phẩm văn học, có so sánh, liên tưởng với các tác phẩm cùng thể loại 45 100 0 0 0 0 Khuyến khích học sinh viết cảm nhận về tác phẩm văn học đã học, đã đọc 40 88,9 0 0 5 11,1 Tổ chức các cuộc thi sáng tác quy mô lớp, khối, trường… có giải thưởng khuyến khích 34 75,6 10 22,2 1 2,2 Tổ chức cho học sinh tự bình giảng, phân tích, cảm nhận, tác phẩm trước khi tiến hành dạy tác phẩm 21 46,7 16 35,6 8 17,7 Tổ chức các buổi báo cáo mời các tác giả đương thời để học sinh tiếp cận, trao đổi kinh 43 95,6 0 0 2 4,4 nghiệm về chuyện học văn, viết văn Biên soạn lại chương trình, chọn lọc những tác phẩm văn chương phù hợp với tâm lý lứa tuổi 35 77,8 5 11,1 5 11,1 Giảm áp lực kiểm tra thi cử 39 86,7 0 0 6 13,3 Những giải pháp nêu trong kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 vẫn chỉ là những vấn đề đã nói đi nói lại nhiều lần. Muốn HS tập trung vào môn Văn, hứng thú học tập cần phải nhận thức lại tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong nhà trường, nhận thức lại những lựa chọn nghề nghiệp trước xu hướng phát triển thiên về khoa học công nghệ của xã hội hiện nay. Đương nhiên vấn đề hướng nghiệp cho những HS muốn lựa chọn học ngành văn để giảng dạy sau này cũng quan trọng. Môn Ngữ văn trong trường vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất nghệ thuật nên việc tuyển chọn giáo viên cho nghề dạy văn đòi hỏi một sự đam mê văn chương, tâm huyết và đặc biệt có khiếu thẩm mỹ và nghệ thuật giảng dạy. Đào tạo con người học để hiểu, học để biết, học để làm và học để sống. Để hiểu, để biết, để làm thì khoa học có thể đáp ứng rất tốt nhưng học để sống thì cần những kỹ năng mềm, những nhận thức, lối sống, nhận cách cần phải được rèn luyện. Đó chính là nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong nhà trường, nhiệm vụ giáo dục con người. 3.2.1.2. Khảo sát học sinh: Khảo sát 300 HS lớp 11 và 250 HS lớp 12 (N = 550)  Về việc cảm thụ tác phẩm văn chương của HS: (N = 550) Đề tài tiến hành khảo sát theo tiêu chí những yếu tố ảnh hưởng và tự bản thân HS ý thức việc học tập của mình. Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.4, trên 90% HS học tác phẩm văn chương theo kiểu ghi nhớ về nội dung và nghệ thuật. Các em thường không nắm bắt được chủ đề tác phẩm và những ấn tượng ban đầu khi các em tiếp xúc với tác phẩm. Gần 30% theo kết quả khảo sát các em viết lại những cảm xúc của mình sau khi học xong một tác phẩm. Tuy nhiên con số này chỉ có tính chất chính xác tương đối bởi lẽ việc dạy học hiện nay thì việc làm này HS cho là không cần thiết. Với năng lực ngôn ngữ có giới hạn, HS không thể hiểu hết được những hình tượng mà ngôn từ chuyển tải. Ví dụ khi học bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, những hình ảnh thơ: “sắc đỏ rủa màu xanh”, “những luồng run rẩy rung rinh lá”… là những hình ảnh mà người đọc phải cảm nhận bằng tất cả các giác quan những giao cảm, rung động của đất trời. Tác động của hình ảnh, của âm thanh, của những biến chuyển đất trời, giao thoa những hiện tượng và giao thoa những cảm giác đến tâm tưởng, tình cảm của người học. Chỉ nghe đọc câu thơ thôi người nghe cũng có cảm giác như chính bản thân mình đang đứng giữa cảnh sắc thu ấy, bâng khuâng giữa những giao hòa ấy. HS có thể hiểu sai từ ngữ như từ “rủa”, và dẫn đến những cảm nhận sai. Nên, dạy học tác phẩm văn chương cũng chính là cách bổ sung vốn từ, kinh nghiệm sử dụng từ ngữ cho HS. Bảng 3.4: Kết quả khảo sát cảm thụ tác phẩm văn chương của HS Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Không có ý kiến Các lĩnh vực TS % TS % TS % Em rất khó nắm được chủ đề của tác phẩm khi tự tìm hiểu 281 51 225 41 44 8 Em không hiểu hết ý nghĩa của 267 48,5 189 34,4 94 17,1 các hình tượng thể hiện qua câu chữ của tác phẩm Em thường học tác phẩm văn chương theo ghi nhớ về nội dung và nghệ thuật 513 93,3 26 4,7 11 2 Em thường viết lại những cảm xúc của mình sau khi học, đọc xong một tác phẩm 163 29,6 336 61,1 51 9,3 Các tác phẩm thơ có nhiều hình ảnh thi vị, lãng mạn tạo nhiều liên tưởng hơn các tác phẩm văn xuôi 545 99,1 5 0,9 0 0 Các nhân vật trữ tình trong thơ thường khó xác định 299 54,4 241 43,8 10 1,8 Hình ảnh thiên nhiên là cầu nối để tác giả thể hiện tâm tình trong tác phẩm thơ 480 87,3 37 6,7 33 6 Ngôn từ trong tác phẩm thơ thường khúc chiết, tinh tế, có độ gợi mở 521 94,7 29 5,3 0 0 Các biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thơ đa dạng, phong phú 432 78,6 83 15 35 6,4  Về những khó khăn khi học tác phẩm văn chương của HS: (N = 550) Theo kết quả ở Bảng 3.5, trên 60% các em phản đối các tác phẩm văn chương trừu tượng khó hiểu nhưng cũng trên 50% ý kiến khẳng định các tác phẩm vốn không phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đó là một trong những lý do mà các em không thích học môn văn. Trên 70% các em gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc và 57% yếu về khả năng liên tưởng, tưởng tượng khi phân tích tác phẩm trong mối tương quan của các hình tượng văn học và hình tượng trong tác phẩm với các tác phẩm khác. Bên cạnh những yếu tố chủ quan từ bản thân các em, thì các yếu tố khách quan cũng đáng lo ngại không kém. Trên 90% các em khẳng định chương trình học có quá nhiều tác phẩm cần phải học, phải ghi nhớ. Điều quan trọng là các em đều không có thời gian đầu tư nhiều cho môn học, không có thời gian để đọc những tác phẩm văn chương khác để tích lũy thêm kiến thức về xã hội, lịch sử văn học và rèn luyện tư duy hình tượng. Nhìn chung, những khó khăn HS mắc phải cộng với những tác động về mặt xã hội vô hình trung làm cho môn Văn mất dần những lợi thế vốn có trong nhà trường phổ thông. Bảng 3.5: Kết quả khảo sát khó khăn của HS khi học tác phẩm văn chương Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Không có ý kiến Các lĩnh vực TS % TS % TS % Phần lớn các tác phẩm văn chương thường trừu tượng, khó hiểu 152 27,6 341 62 57 10,4 Có nhiều thể loại tác phẩm 227 41,3 289 52,5 34 6,2 không phù hợp với tâm lý của em Em gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt những cảm thụ của em về tác phẩm 427 77,6 123 22,4 0 0 Em không thích thú khi học tác phẩm văn chương 128 23,3 401 72,9 21 3,8 Em không có khả năng liên tưởng, tưởng tượng khi cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương 314 57 167 30,4 69 12,6 Chương trình học có quá nhiều tác phẩm phải học, phải ghi nhớ 503 91,5 40 7,3 7 1,2 Em không có nhiều thời gian để đọc các tác phẩm văn chương khác ngoài chương trình học 495 90 38 6,9 17 3,1  Về cảm nghĩ sau khi học hai bài thơ: Đồng thời với việc khảo sát các vấn đề cơ bản của việc dạy học tác phẩm văn chương, đề tài thực hiện những câu hỏi nhỏ về phía HS, cảm nhận của các em sau khi học các tác phẩm thơ theo giáo án thực nghiệm. Vì bài giảng được thiết kế có tính chất định hướng giải quyết vấn đề tác động của hình tượng tác phẩm lên tiếp nhận của học sinh, khai thác về mặt lý luận nên đề tài không đi sâu khảo sát phân tích chi tiết nội dung của từng bài dạy. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi cảm nhận chung về các tác phẩm các em đã được học. Dù thiết kế những câu hỏi giống nhau cho cả khối lớp 11 và khối lớp 12 nhưng các em học những tác phẩm khác nhau nên sẽ có những cảm nhận khác nhau. Do vậy chúng tôi thống kê thành hai Bảng 3.6 là kết quả của khối lớp 11 và Bảng 3.7 là kết quả của khối lớp 12. Đối chiếu kết quả giữa hai khối lớp về các mục khảo sát chúng tôi thấy cảm nhận của các em không chênh lệch nhau nhiều nên chúng tôi tiến hành phân tích chung các vấn đề khảo sát của cả hai khối lớp. Bài giảng thiết kế thiên về khai thác hình tượng văn học, tác động của nó đến người học nên PP bình giảng là chủ đạo cho toàn bộ tiết dạy, chú trọng đến tiếp nhận của HS. Vì thế nên kết quả khảo sát cho thấy trên 80% HS thừa nhận các hình tượng trong thơ được thầy cô phân tích một cách sâu sắc, tinh tế và giàu liên tưởng, gợi mở. Chỉ khoảng 13% có cảm giác buồn chán còn lại trên 90% các em đều có cảm giác hứng thú, say mê khi học các tác phẩm thơ trữ tình này. Cũng dễ hiểu bởi lẽ ngôn từ trong thơ thường giàu hình ảnh, thi vị hóa hơn văn xuôi (trên 80% các em đều đồng ý về điều này, thể hiện trong Bảng 3.4) và nhất là các bài thơ lựa chọn soạn giảng đều là những bài thơ về thiên nhiên, về quê hương đất nước và về tình yêu đầy lãng mạn, bay bổng, đề tài mà lứa tuổi dậy thì các em luôn quan tâm háo hức. Những mong muốn mà HS lựa chọn sau khi học tác phẩm như muốn có tâm hồn tinh tế, lãng mạn như tác giả; bồi dưỡng tâm hồn… thì lựa chọn muốn trở thành nhân vật trữ tình trong tác phẩm chiếm tỉ lệ khá cao ở cả hai khối lớp, nhất là khối lớp 12 chiếm 99,6% (Bảng 3.7). Có lẽ hình ảnh người lính Tây Tiến “trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” của các chàng trai trẻ Hà thành ra tận chi phối lựa chọn này. Điều đáng nói ở đây là sự tác động của hình tượng trong tác phẩm lên tâm tư, tình cảm của các em không nhỏ. Với lứa tuổi mười bảy thích thần tượng hóa, thích những điều vĩ đại; cá tính bay bổng trẻ trung, tâm hồn “treo ngược cành cây” thì việc khơi gợi cho các em những bài học đẹp từ hình tượng trữ tình trong tác phẩm không phải là khó. Cái khó ở đây là dung hòa giữa những PP dạy học sao cho bài học thật sự ấn tượng, vui thú, nghệ thuật mà GV không mắc phải những lỗi hình thức của việc giảng dạy trong áp lực đánh giá giáo viên. Bảng 3.6: Kết quả khảo sát sau khi học thực nghiệm khối 11 (N = 300) STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời TS % 1 Các hình tượng thơ trong hai tác phẩm được phân tích - Đơn giản - Sâu sắc - Tinh tế - Giàu liên tưởng 11 253 287 291 3,7 84,3 95,7 97 2 Những suy nghĩ của em sau khi học xong các tác phẩm trên: - Muốn có tâm hồn tinh tế như thi sĩ - Muốn được làm nhân vật trữ tình trong tác phẩm - Muốn viết những bài thơ hay như các tác giả - Tập lối sống giữ cho tâm hồn, cảm xúc luôn trong sáng - Học tập cách quan sát, cảm nhận cuộc sống - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, con người 213 242 183 195 294 216 71 80,7 61 65 98 72 3 Cảm xúc của em sau khi học xong hai bài thơ: - Hứng thú - Say mê - Buồn chán - Không muốn học các tác phẩm thơ 276 298 41 125 92 99,3 13,7 41,7 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát sau khi học thực nghiệm khối 12 (N = 250) STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời TS % 1 Các hình tượng thơ trong hai tác phẩm được phân tích - Đơn giản - Sâu sắc - Tinh tế - Giàu liên tưởng 0 178 236 245 0 71,2 94,4 98 2 Những suy nghĩ của em sau khi học xong các tác phẩm trên: - Muốn có tâm hồn tinh tế như thi sĩ - Muốn được làm nhân vật trữ tình trong tác phẩm - Muốn viết những bài thơ hay như các tác giả - Tập lối sống giữ cho tâm hồn, cảm xúc luôn trong sáng - Học tập cách quan sát, cảm nhận cuộc sống - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, con người 137 249 136 193 224 237 54,8 99,6 54,4 77,2 89,6 94,8 3 Cảm xúc của em sau khi học xong hai bài thơ: - Hứng thú - Say mê - Buồn chán - Không muốn học các tác phẩm thơ 248 239 52 107 99,2 95,6 20,8 42,8 3.2.2. Đánh giá kết quả: 3.2.2.1. Đánh giá kết quả dạy học: Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo trình tự dự giờ những giờ học theo phân phối chương trình của HS. GV thực hiện đủ các hoạt động dạy học với các PP theo yêu cầu của chương trình hiện nay như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, có cả ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy học. Sau đó, HS sẽ học những bài dạy thực nghiệm mà luận văn đề xuất. Cuối cùng là thực hiện khảo sát các vấn đề liên quan đến PP cũng như những vấn đề còn tồn tại của việc dạy tác phẩm văn chương nói riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung. Bài dạy thực nghiệm được soạn vẫn áp dụng những PP dạy học văn thông thường GV vẫn thực hiện. Chỉ khác một điểm là khai thác những tác động của hình tượng văn học trong tác phẩm văn chương lên HS. Vì thế, khai thác quá trình tương tác giữa GV – tác phẩm – HS là chủ đạo, cho nên giáo án thiên về bình giảng, tương tác kích thích tư duy hình tượng cũng như niềm hứng thú học tác phẩm. Có thể những tác phẩm chúng tôi lựa chọn là thơ trữ tình lãng mạn, thơ ca cách mạng cũng thuộc chủ đề trữ tình, lãng mạn cách mạng nên HS khá thích thú trong quá trình học tập. Theo đánh giá của tác giả luận văn, quá trình dạy học tác phẩm văn chương hiệu quả nhất phải chú trọng tới vai trò của GV và nghệ thuật phân tích, bình giảng. Hình tượng văn học trong tác phẩm tác động đến HS hay không, tác động như thế nào, tâm tư tình cảm của các em chuyển biến ra sao, tư duy hình tượng, tư duy văn học có phát triển hay không tùy thuộc vào năng lực và việc dạy học của giáo viên. Dạy học tác phẩm văn chương không giống như dạy các môn khoa học khác, nó đòi hỏi người thầy phải có tố chất nghệ sĩ. Trong dạy học tác phẩm, vấn đề chủ đạo là tạo nên được những dư âm sau giờ học. Quá trình dạy học và tham gia dự giờ cho một số đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng có những GV vào lớp chỉ nói từ đầu đến cuối nhưng HS vẫn nghe như nuốt từng lời, vẫn cảm hiểu tác phẩm một cách sâu sắc; trong khi có nhiều GV vẫn vận dụng đầy đủ các thao tác của các PP dạy học tích cực nhưng cả GV và HS đều căng thẳng, đều chạy đua tốc độ với việc học. Nghệ thuật cần có độ lặng, cần có sự từ tốn khoan thai, thẩm thấu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Dạy học tác phẩm văn chương tuy không phải hoạt động thẩm bình tác phẩm đơn thuần, nhưng nó cũng cần giữ đúng nguyên tắc dạy học nghệ thuật. PP chỉ là phương tiện, đừng quá đặt nặng vấn đề PP mà bỏ qua bản chất của việc dạy học tác phẩm văn chương. 3.2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát: Từ phân tích kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường còn có nhiều tồn tại. Những tồn tại này cần phải được giải quyết tận gốc, nhất là vấn đề về PP. HS vẫn hứng thú, say mê môn học nếu như việc dạy học không quá nhàm chán, đi theo lối mòn, chạy theo yêu cầu của đổi mới mà phủ định những lợi thế của những PP vẫn dùng xưa nay vốn rất phù hợp với việc dạy tác phẩm văn chương. Qua những đề tài mà chúng tôi có dịp thực hiện về việc đổi mới PP giảng dạy, tiến hành dự giờ và phỏng vấn GV chúng tôi cũng nhận ra những vấn đề tương tự về việc đổi mới PP. Việc áp dụng không đúng PP trong mỗi hoạt động dạy học hạn chế những tác động tích cực của tác phẩm đến người học. Ví dụ khi phân tích hình ảnh: Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ… đòi hỏi người thầy phải bình giảng được hình ảnh con sông quê hương hiền hòa êm đềm, lấp lánh trôi, nằm nghiêng theo chiều dài đất nước và nằm nghiêng theo cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, liên tưởng đến hình ảnh những con sông trải mình bao bọc, che chở cho cuộc khác chiến khác. Nếu phần này GV chỉ cho HS thảo luận, sau đó cho các em phát biểu ý kiến rồi đúc kết lại mà thiếu phần bình sâu của GV thì tác động của hình tượng đến tiếp nhận của HS sẽ kém hiệu quả. Các nhà nghiên cứu và dư luận xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề xung quanh việc dạy và học môn Văn, từ những vấn đề chung như chương trình, SGK, kiểm tra đánh giá, đến các vấn đề cảm thụ, tiếp nhận, nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực văn chương cho HS. Nhiều giải pháp cũng đã được đề xuất để việc dạy học văn đạt hiệu quả cao hơn. Thế nhưng việc dạy học văn vẫn ngày càng đáng báo động. Việc rèn chữ, rèn câu trong một thời gian nhất định có thể kiểm chứng hiệu quả. Còn việc nâng cao năng lực tiếp nhận, bồi dưỡng vốn sống, nhân cách qua việc dạy học tác phẩm thì phải trải qua thời gian trải nghiệm lâu dài. KẾT LUẬN 1. Thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ thống tri thức phát triển như vũ bão, lượng thông tin tăng vọt. Điều đó đòi hỏi con người phải có cách tự nắm bắt tri thức, nắm bắt thông tin một cách năng động và sáng tạo. Trước tình hình đó, nhà trường phải có PP dạy học phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS để HS tự nắm bắt thông tin chứ không phải chỉ học thuộc lòng những tri thức sẵn có. Trước yêu cầu đổi mới, các nhà nghiên cứu về PP cũng như các GV đang trực tiếp giảng dạy đã nghiên cứu, tìm tòi đổi mới PP. Nhiều PP dạy học mới được vận dụng vào trong giờ giảng dạy và trở thành phong trào đổi mới rộng rãi. Song, có một số vấn đề xung quanh việc đổi mới dạy học môn văn cần phải phân tích. Vẫn còn nhiều GV dạy học theo lối truyền thụ một chiều, còn nặng áp đặt, chưa tạo điều kiện để HS tự tìm tòi kiến thức, tự bộc lộ bản thâ, chưa phát huy được vai trò chủ thể sáng tạo trong tiếp nhận của HS. Một số khác không hiểu rõ bản chất của PP, áp dụng PP dạy học tích cực một cách thái quá, đưa nhiều PP dạy học vào làm rối bài dạy, không có thời gian và độ lắng cần thiết trong việc dạy học tác phẩm văn chương. Một thực tế là hiện nay phần lớn HS bị thu hút bởi các phương tiện nghe nhìn, công nghệ game nên việc đọc tác phẩm bị các em xem nhẹ. Hệ quả là việc nắm bắt tác phẩm văn chương của các em còn rất hời hợt, thuộc lòng. Đặc trưng của giờ học tác phẩm văn chương là tiếp cận với thế giới hình tượng tác phẩm nên luôn đòi hỏi phải có sự rung cảm thẩm mỹ. Nếu các em không tư duy, không nắm bắt, không thâm nhập được vào thế giới hình tượng của tác phẩm thì không thể có sự lay động về tình cảm và cảm xúc tự thân. 2. Với đề tài “Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Ứng dụng giảng dạy phần thơ Việt Nam hiện đại ở sách giáo khoa các lớp trung học phổ thông”, tác giả luận văn chỉ mong muốn góp một ý kiến nhỏ trong việc nhìn nhận lại việc dạy học tác phẩm văn chương hiện nay ở nhà trường phổ thông. Đổi mới PP là yêu cầu chính đáng, hạn chế lối dạy học áp đặt, kích thích tính tích cực, chủ động và hình thành nếp tư duy sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận văn học của HS là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, việc vận dụng các PP vào dạy học, nhất là dạy học tác phẩm văn chương cần phải được chọn lọc, cân nhắc. GV vận dụng PP như thế nào để HS vẫn có cảm hứng, rung động trước tác phẩm và không bị gò ép, chạy đua tốc độ trong giờ học mới gọi là thành công. 3. Thông qua việc phân tích vấn đề lý thuyết tiêp nhận đến việc dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường, chúng tôi xin có mấy đề xuất sau: - Theo như phân tích, việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường đòi hỏi GV không những phải có tri thức, còn cần phải có năng khiếu thẩm mỹ và có nghệ thuật giảng dạy. Nên bên cạnh việc phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ sự phạm và bồi dưỡng tư tưởng sư phạm mới cho GV; bên cạnh yêu cầu giáo viên tự nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận dạy học hiện đại nắm các thành tựu của khoa học liên ngành như tâm lý giáo dục, giáo dục học, ngôn ngữ học,…đặc biệt là các thành tựu khoa học chuyên ngành thì đối với GV môn Ngữ văn việc nuôi dưỡng tinh thần, tìm tòi nghiên cứu các loại hình nghệ thuật để bổ sung cho việc dạy học tác phẩm văn chương và việc tìm tòi, định hình nghệ thuật giảng dạy cho bản thân là cực kỳ cần thiết. - Để phát huy năng lực cảm thụ cho HS, cần xem xét lại chương trình học tập sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Xem lại thời lượng tiết dạy cho phù hợp để GV có thời gian chủ động hơn trong việc dạy học. - Cần xem xét lại vấn đề kiểm tra đánh giá, tránh cách đánh giá theo kiểu học thuộc lòng như hiên nay. Cần xem xét lại tư duy đánh giá, đánh giá nhằm mục đích gì? - Với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của đông đảo HS là chú trọng ngành nghề về kinh tế, khoa học kỹ thuật, các ngành xã hội không phải là lựa chọn của các em, vì thế môn học không dùng để thi tuyển sinh các em sẽ không đầu tư. Cần xem xét lại vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường, và xem xét vấn đề môn thi đại học cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn An (chủ biên), (1995), Lý thuyết dạy học, ĐHSP TP.HCM. 2. Nguyễn Đức Ân, Dạy học giảng văn, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 3. Lại Nguyên Ân, (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐH QG Hà Nội. 4. Lê Bảo – Hà Minh Đức - …, (2003), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. 5. Lê Huy Bắc, (2002), Giải phẫu văn chương trong nhà trường, Nxb ĐH QG Hà Nội, Hà Nội. 6. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2001), Taøi lieäu hoäi nghò taäp huaán phöông phaùp daïy hoïc moân Vaên-Tieáng Vieät THPT, Hà Nội. 7. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Taøi lieäu boài döôõng giaùo vieân thöïc hieän chöông trình saùch giaùo khoa lôùp 11 THPT - Ngöõ vaên naâng cao, Hà Nội. 8. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Taøi lieäu boài döôõng giaùo vieân thöïc hieän chöông trình saùch giaùo khoa lôùp 11 THPT-Ngöõ vaên, Hà Nội. 9. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Ngöõ vaên 11,, taäp 1, Nxb Giáo dục. 10. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Ngöõ vaên 11 naâng cao, taäp 1, Nxb Giáo dục. 11. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Ngöõ vaên 11, Saùch giaùo vieân, taäp 1, Nxb Giáo dục. 12. Boä Giáo dục và Đào tạo, (2007), Ngöõ vaên 11 naâng cao, saùch giaùo vieân, taäp 1, Nxb Giáo dục. 13. Boä Giáo dục và Đào tạo, Văn học 11,, taäp 1, Nxb Giáo dục. 14. Boä Giáo dục và Đào tạo, Văn học 11, saùch giaùo vieân, taäp 1, Nxb Giáo dục. 15. Boä Giáo dục và Đào tạo, Văn học 12,, taäp 1, Nxb Giáo dục. 16. Boä Giáo dục và Đào tạo, Văn học 12, saùch giaùo vieân, taäp 1, Nxb Giáo dục. 17. Nguyễn Viết Chữ, (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể), Nxb ĐHSP. 18. Thiều Chữ, Tự điển Hán Việt, Nxb TP.HCM. 19. Nguyễn Văn Dân, (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội. 20. Lê Tiến Dũng, Giáo trình lý luận văn học (Phần tác phẩm văn học), Nxb ĐHQG Tp.HCM. 21. Trần Thanh Đạm – Huỳnh Lý – Hoàng Như Mai – Phan Sĩ Tấn – Đàm Gia Cẩn, (1971), Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục. 22. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoàng Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức, (2000), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục. 23. Phạm Văn Đồng, (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu Giáo Dục, (số 28 tháng 11),. 24. Hà Minh Đức, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 25. G.N.Pospelow (chuû bieân), (1985), Daãn luaän nghieân cöùu vaên hoïc, taäp II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Lê Bá Hán (chủ biên), (2003), Tinh hoa Thơ mới – thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục. 27. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục. 28. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương, (1999), Lý luận văn học: Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục. 29. Hoàng Ngọc Hiến, (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học. 30. Đỗ Đức Hiểu, (2000),Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn. 31. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (2004), Từ điển Văn Học (Bộ mới), Nxb Thế giới mới. 32. Nguyễn Trọng Hoàn, (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giao dục. 33. Nguyễn Minh Hùng, (2003), Văn chương nhìn từ góc sân trường, Nxb Văn học. 34. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 35. Nguyễn Thanh Hùng, (2001), Hiểu văn – Dạy văn, Nxb Giáo dục. 36. Đỗ Huy, (2002), Đạo đức học – Mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội. 37. I.P. Ilin và E.A. Tzurganova (chủ biên), (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, Nxb ĐH QG Hà Nội, Hà Nội. 38. I.IaLeene, (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. 39. John Dewey, (2008), Dân chủ và Giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Tri Thức. 40. Nguyễn Kì, (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục. 41. Nguyễn Lân, (2000), Từ điến từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tp.HCM, Tp.HCM. 42. Nguyễn Tấn Long, (2000), Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập, Nxb Văn học. 43. Nguyễn Văn Long, (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục. 44. Phan Trọng Luận (chủ biên), (2001), Phương pháp dạy học văn (2 tập), Nxb Giáo dục. 45. Phan Trọng Luận, (2000), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục. 46. Phan Trọng Luận, (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 47. Phan Trọng Luận, (2002), Xã hội Văn học nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 48. Phan Trọng Luận, (2002), Văn học giáo dục thế kỷ XXI, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 49. Phan Trọng Luận, (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (3 tập), Nxb Giáo dục. 50. Phương Lựu (chủ biên), (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 51. M. Bakhtin, (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn. 52. M.F. Ốp-xi-an-nhi-cốp, (2001), Mỹ học cơ bản và nâng cao, Nxb Văn hóa thông tin. 53. Đặng Thai Mai, (2002), Trên đường nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Nguyễn Đăng Mạnh, (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 55. Nguyễn Thị Ngân, (2001), Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn ở THPT, Luận án tiến sĩ ngành Phương pháp giảng dạy văn học, Hà Nội. 56. Nguyeãn Huy Quaùt - Hoaøng Höõu Boäi, (2001), Moät soá vaán ñeà veà Phöông phaùp daïy hoïc vaên trong nhaø tröôøng, Nxb Giáo dục. 57. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo, (2002), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, những con đường khám phá, 3 tập, Nxb Giáo dục,. 58. Traàn Ñình Söû, Thi phaùp Vaên hoïc Trung ñaïi Vieät Nam, Nxb ÑHQG. 59. Traàn Ñình Söû, (2003), Lyù luaän vaø pheâ bình vaên hoïc, Nxb Giáo dục. 60. Hoài Thanh – Hoài Chân, (2000), Thi nhân Việt Nam (1932-1941), Nxb Văn học, Hà Nội. 61. Leâ Töû Thaønh, Logic hoïc vaø phöông phaùp luaän nghieân cöùu khoa hoïc, Nxb Treû. 62. Ñaëng Theâm, Cuøng hoïc sinh khaùm phaù qua moãi giôø vaên, Nxb Giáo dục. 63. Lưu Khánh Thơ (Tuyển chọn), (2001), Xuân Diệu, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 64. Nhoùm bieân soaïn Ñaøo Quùi Vaên Thuyû, Taâm lyù giaùo duïc: Lyù thuyeát vaø thöïc haønh, Nxb Thoáng keâ. 65. Chu Quang Tieàm, Taâm lyù vaên ngheä, Nxb Tp.HCM. 66. Nguyeãn Tri - Nguyeãn Troïng Hoaøn, Ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc Vaên- Tieáng Vieät ôû tröôøng phoå thoâng, Nxb ÑH QG Hà Nội, Hà Nội. 67. Nguyễn Cảnh Toàn, (1997), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục. 68. Phạm Toàn, (2000), Công nghệ dạy văn, Nxb ĐH QG Hà Nội. 69. Ủy ban khoa hoïc xaõ hoäi Vieät Nam, (1980), Lòch söû vaên hoïc Vieät Nam, Nxb Khoa hoïc xaõ hoäi, Hà Nội. 70. V.A NhiKonxki, (1978), Phöông phaùp giaûng daïy vaên hoïc ôû tröôøng phổ thông, taäp I, Ngoïc Toaøn - Buøi Leâ dòch, Nxb Giáo dục. 71. Viện ngôn ngữ học, (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội. 72. Leâ Trí Vieãn, (1984), Nhöõng ñaëc ñieåm coù tính qui luaät cuûa Lòch söû phaùt trieån Vaên hoïc Vieät Nam, Tröôøng ÑHSPTPHCM. 73. Trònh Xuaân Vuõ, Vaên chöông vaø Phöông phaùp giaûng daïy vaên chöông, ÑHSPTPHCM. 74. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng – Đỗ Việt Hùng – Đặng Ngọc Lệ, (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục. 75. Z.Ia.Rez (chủ biên), (1983), Phương pháp dạy học văn học, Nxb Giáo dục. 76. Ñoåi môùi giôø hoïc taùc phaåm vaên chöông ôû tröôøng THPT (saùch boài döôõng thöôøng xuyeân chu kì 1997-2000 cho giaùo vieân THPT), Nxb Giáo dục. PHỤ LỤC CÁC PHIẾU KHẢO SÁT (có 2 mẫu phiếu khảo sát: giáo viên và học sinh) BẢNG THU THẬP Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để thực hiện luận văn thạc sĩ “Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Ứng dụng giảng dạy phần thơ Việt Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT”, chúng tôi cần thu thập một số thông tin từ những giáo viên dạy môn Văn tại các trường THPT về những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy tác phẩm vãn chương trong nhà trường phổ thông. Kính mong Quý Thầy/cô vui lòng dành chút thời gian điền đầy đủ vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể để trống) Họ và tên giáo viên: ……………………….. Giới tính: ……………………… Trường:……………………………………………………………………………. Cấp lớp giảng dạy: ……………………………………………………………….. Môn phụ trách: ............................................................... Tuổi (đánh dấu x vào ô phù hợp): 20 - 30 31 đến 40 trên 40 Thâm niên công tác:……………………………………………………………….. Trình độ học vấn: Dưới Cao đẳng: Cao đẳng: Cử nhân: Thạc sĩ hay cao hơn: CÂU HỎI KHẢO SÁT Quý Thầy/ Cô vui lòng đọc kỹ những phát biểu dưới đây và nêu mức độ đồng ý của Quý Thầy/ Cô bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp theo quy ước: 4 = rất đồng ý 3 = đồng ý 2 = không đồng ý 1 = rất không đồng ý 0 = không có ý kiến 1. Vấn đề cảm thụ trong dạy học tác phẩm văn chương: STT Nội dung 4 3 2 1 0 1. Bình giảng là phương pháp khơi gợi cảm hứng cho hoc sinh hiệu quả nhất trong việc dạy tác phẩm văn chương 2. 1. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề… làm cho giáo viên ít có thời gian bình giảng sâu tác phẩm 3. Giáo viên chỉ khai thác những nội dung, chi tết nghệ thuật tiêu biểu có tính chất ghi nhớ làm cho học sinh khó cảm thụ sâu sắc ý nghĩa của hình tượng văn học 4. Học sinh thường gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc khi bình giảng một chi tiết, hình ảnh của tác phẩm 5. Học sinh thường đi theo lối mòn, hiểu theo nghĩa câu chữ nhiều hơn trong cảm thụ văn chương 6. Học sinh thiếu kiến thức, khả năng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng trong học tác phẩm văn chương 7. Học sinh thường phân tích, bình giảng một cách máy móc các tác phẩm văn chương Sự tác động của hình tượng văn học đến tiếp nhận của học sinh: STT Nội dung 4 3 2 1 0 1. Sự tác động của các hình tượng trong tác phẩm văn học là nguyên nhân tạo nên húng thú học tập của học sinh 2. Các hình tượng văn học luôn tác động tích cực đến nhận thức, cảm thụ của học sinh 3. Hình tượng văn học là cơ sở bồi đắp tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn của học sinh 4. Học sinh thường thích thú học tác phẩm văn chương có hình ảnh lãng mạn, trữ tình hơn các tác phẩm khác. 5. Các tác phẩm thơ thường có những hình ảnh độc đáo, thi vị kích thích trí tưởng tượng của học sinh hơn các tác phẩm khác 6. Các hình tượng văn học thường khó hiểu đối với khả năng của học sinh 7. Các hình tượng văn học không gắn với thực tế đời sống hiện nay nên học sinh không thích học Giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh: STT Giải pháp 4 3 2 1 0 1. Giáo viên cần kết hợp các phương pháp phù hợp với bài học để kích thích hứng thú học tập cho học sinh 2. Khuyến khích học sinh đọc nhiều tác phẩm văn học, có so sánh, liên tưởng với các tác phẩm cùng thể loại 3. Khuyến khích học sinh viết cảm nhận về tác phẩm văn học đã học, đã đọc 4. Tổ chức các cuộc thi sáng tác quy mô lớp, khối, trường… có giải thưởng khuyến khích 5. Tổ chức cho học sinh tự bình giảng, phân tích, cảm nhận tác phẩm khi tiến hành dạy tác phẩm 6. Tổ chức các buổi báo cáo mời các tác giả đương thời để học sinh tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm về chuyện học văn, viết văn 7. Biên soạn lại chương trình, chọn lọc những tác phẩm văn chương phù hợp với tâm lý lứa tuổi 8. Giảm áp lực kiểm tra thi cử Những giải pháp khác (xin nêu rõ dưới đây): ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô. PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỌC SINH Phần 1: Em hãy đọc kỹ những phát biểu dưới đây và nêu mức độ đồng ý của em với các phát biểu này bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp theo quy ước: 4 = rất đồng ý 3 = đồng ý 2 = không đồng ý 1 = rất không đồng ý 0 = không có ý kiến * Chú ý: các phát biểu sau đều liên quan đến việc giảng dạy và học tập tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. 1. Về việc cảm thụ tác phẩm văn chương: STT Nội dung 4 3 2 1 0 1. Em rất khó nắm được chủ đề của tác phẩm khi tự tìm hiểu 2. Em không hiểu hết ý nghĩa của các hình tượng thể hiện qua câu chữ của tác phẩm 3. Em thường học tác phẩm văn chương theo ghi nhớ về nội dung và nghệ thuật 4. Em thường viết lại những cảm xúc của mình sau khi học, đọc xong một tác phẩm 6. Các tác phẩm thơ có nhiều hình ảnh thi vị, lãng mạn tạo nhiều liên tưởng hơn các tác phẩm văn xuôi 7. Các nhân vật trữ tình trong thơ thường khó xác định 8. Hình ảnh thiên nhiên là cầu nối để tác giả thể hiện tâm tình trong tác phẩm thơ 9. Ngôn từ trong tác phẩm thơ thường khúc chiết, tinh tế, có độ gợi mở 10. Các biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thơ đa dạng, phong phú 2. Khó khăn của em khi học tác phẩm văn chương: STT Nội dung 4 3 2 1 0 1. Phần lớn các tác phẩm văn chương thường trừu tượng, khó hiểu 2. Có nhiều thể loại tác phẩm không phù hợp với tâm lý của em 3. Em gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt những cảm thụ của em về tác phẩm 4. Em không thích thú khi học tác phẩm văn chương 5. Em không có khả năng liên tưởng, tưởng tượng khi cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương 6. Chương trình học có quá nhiều tác phẩm phải học, phải ghi nhớ 7. Em không có nhiều thời gian để đọc các tác phẩm văn chương khác ngoại chương trình Các khó khăn khác (nếu có): …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………… 3. Về hai tác phẩm thực nghiệm: Các hình tượng thơ trong hai tác phẩm được phân tích:  Đơn giản  Sâu sắc  Tinh tế  Giàu liên tưởng Những suy nghĩ của em sau khi học xong các tác phẩm trên: Muốn có tâm hồn tinh tế như thi sĩ Muốn được làm nhân vật trữ tình trong tác phẩm Muốn viết những bài thơ hay như các tác giả Tập lối sống giữ cho tâm hồn, cảm xúc luôn trong sáng Học tập cách quan sát, cảm nhận cuộc sống Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, con người Các ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………. Cảm xúc của em sau khi học xong hai bài thơ:  Hứng thú  Say mê  Buồn chán  Không muốn học các tác phẩm thơ Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các em

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH016.pdf
Tài liệu liên quan