TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM
LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Đông Nam Á có nền
văn minh nông nghiệp lúa nước điển hình. Xã hội lúa nước Việt Nam đã để
lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức
phong phú phản ánh những tri thức của người Việt về một thế giới xung
quanh cây lúa nước. Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của người Việt
cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Văn
hoá nông nghiệp lúa nước Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá
lúa nước cùng khu vực, nhưng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành
bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc
thiểu số. Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em
đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Để xây dựng một nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải
giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng
phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời,
chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất
của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó.
Trong số các dân tộc ít người ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng
đồng tộc người có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu người. Cư trú trên những
cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn như
Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, người Tày đã có
một nền tảng kinh tế trồng lúa nước khá phát triển. Việc trồng lúa nước thay
cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nương là đặc điểm văn hoá vật chất lớn
nhất của người Tày. Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trưng về
văn hoá vật chất như ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi . của người Tày. Đặc
biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản
phẩm, chế phẩm lúa gạo do con người tạo ra.
Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa
gạo của người Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ
ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày. Mặt khác nó
giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu
đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu
văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và
sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm
đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là người dân tộc Tày nên việc chọn vấn
đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính người viết tìm tòi
và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến
trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt khác,
việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác
hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của người Tày.
Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của
người Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực
tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày
có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc.
MỤC LỤC
trang
MƠ ĐÂU . 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ . 4
5. Tư LIÊU VA PHưƠNG PHAP . 5
6. CÁI MỚI VÀ Y NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CUA ĐÊ TAI . 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 9
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA 9
1.1.1. Hình vị 9
1.1.2. Khái niệm từ 11
1.1.3. Ngữ . 13
1.1.4. Nghĩa . 14
1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo 16
1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH . 18
1.2.1. Khái niệm định danh . 18
1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả 19
1.3. VÀI NÉT VỀ NGưỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 19
1.3.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam 19
1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam . 23
1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 33
1.4.1. Khái niệm văn hóa . 33
1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa 35
1.5. TIỂU KẾT . 36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ
LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 38
2.1. DẪN NHẬP 38
2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG
TÀY . 39
2.2.1. Tình hình tư liệu 39
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của từ chỉ lúa gạo . 40
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa . 42
2.2.4. Đặc điểm phương thức định danh 45
2.2.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo 48
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN
PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO . 49
2.3.1. Tình hình tư liệu 49
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ 51
2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa . 54
2.3.4. Đặc điểm phương thức định danh 55
2.3.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo 58
2.4. SỰ TưƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA
GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ
TIẾNG VIỆT 60
2.4.1. Sự tương đồng . 60
2.4.2. Sự khác biệt . 63
2.5. TIỂU KẾT . 65
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN
PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI
TIẾNG VIỆT) . 67
3.1. DẪN NHẬP 67
3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM
LÀM TỪ LÚA GẠO . 67
3.2.1. Đặc điểm phương thức canh tác nông nghiệp 69
3.2.2. Văn hóa ẩm thực 70
3.2.3. Văn hóa ứng xử . 78
3.2.4. Văn hóa tâm linh . 80
3.3. NHỮNG TưƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ
NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG
TÀY VÀ TIẾNG VIỆT 90
3.3.1. Sự tương đồng . 90
3.3.2. Sự khác biệt . 94
3.4. TIỂU KẾT . 97
KẾT LUẬN . 98
PHỤ LỤC
140 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lúa, bên cạnh những đặc
điểm phổ quát trong tƣ duy con ngƣời khi phân chia thực tại khách quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
KẾT LUẬN
Nghiên cứu "Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng
Tày so sánh với tiếng Việt", chúng ta có thể rút ra những kết luận sau đây:
1.1. Khi nói tới các đơn vị cơ bản của ngữ pháp, ngƣời ta nói tới đơn vị
đƣợc gọi hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ có kích
thƣớc vật chất nhất định, có ý nghĩa nhất định, có cấu trúc nội tại tƣơng đối
ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa.
Đơn vị này có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng
để cấu tạo nên từ... và có khả năng giải thích đƣợc cấu trúc ngữ pháp của đơn
vị đó. Còn từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ
nghĩa, là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, có
khả năng tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. Chính nhờ vào đặc điểm này
mà ta có thể phân biệt từ với các đơn vị khác ở bậc cao hơn và thấp hơn trong
hệ thống các đơn vị ngôn ngữ
1.2. Tiếng Tày là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, mang đầy đủ các
đặc điểm của các ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung nhƣ: ngôn ngữ có thanh
điệu, từ không có hình thái, có hiện tƣợng đơn vị cấu tạo từ - hình vị trùng với
âm tiết. Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp nằm ở ngoài từ và đƣợc
biểu thị bằng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ.
2.1. Hầu hết các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo ở tiếng Tày
là các từ ngữ có cấu trúc phức, giữa các thành tố tham gia cấu tạo chúng có
mối quan hệ ngữ pháp nhất định, mà phổ biến là quan hệ chính phụ. Thành tố,
từ giữ vai trò chính luôn đứng ở vị trí đầu từ, ngữ và đƣợc các thành tố phụ đi
sau phụ nghĩa.
2.2. Về phƣơng thức định danh, các từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ
lúa gạo trong tiếng Tày thƣờng đƣợc đặt tên trên cơ sở mối quan hệ về mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
đích sử dụng, đặc điểm chất lƣợng, đặc điểm cách chế biến, về đặc điểm của
thành tố phụ.
2.3. Các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo trong hai ngôn ngữ
Tày và Việt có sự tƣơng đồng cả về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định
danh do chúng có cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập. Tuy có những sự khác
biệt nhất định về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh của những từ
ngữ giữa hai ngôn ngữ này, nhƣng không nhiều. Chính sự tƣơng đồng và khác
biệt đó cho ta hiểu hơn về mối quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa giữa hai
dân tộc Tày - Việt với nhau và với các dân tộc khác vùng và khác khu vực
Đông Nam Á trong lịch sử và hiện tại.
3. Sự tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa qua vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và
các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày và tiếng Việt đƣợc thể hiện trên
nhiều phƣơng diện khác nhau: phƣơng thức canh tác nông nghiệp, sự ứng xử
của con ngƣời với môi trƣờng, văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực. Chính cảnh
quan môi trƣờng sống tác động tới ứng xử của con ngƣời với xã hội, tới văn
hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực của các tộc ngƣời. Những tƣơng đồng và khác
biệt ấy không chỉ do môi trƣờng mà còn chịu ảnh hƣởng của sự tiếp xúc ngôn
ngữ-văn hóa đa tầng, với nhiều lớp chồng lấn, đan xen lẫn nhau đã có từ lâu
đời bên cạnh đặc điểm của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa, cùng những đặc
điểm phổ quát trong tƣ duy con ngƣời khi phân chia thực tại khách quan.
4. Do điều kiện và khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi
không thể nghiên cứu đƣợc sâu hơn. Đề tài này còn gợi ý cho chúng ta những
suy nghĩ về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa Tày và Việt. Thực tế, có
nhiều từ ngữ ở tiếng Tày và Việt có thể gợi ý cho ta những cách vay mƣợn từ
vựng trong vốn tiếng Việt của ngƣời Tày và ngƣợc lại theo những mô hình
nhất định thông qua nghiên cứu mối quan hệ, tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đoàn Văn Phúc, Ngôn Thị Bích (2009), “Quan niệm văn hóa của ngƣời Tày
qua một số loại bánh làm từ lúa gạo, Văn hóa dân gian, 132(3), tr.16-21.
2. Ngôn Thị Bích (2009), “Các loại bánh làm từ lúa gạo – một cách nhìn văn
hóa và quan niệm văn hóa của ngƣời Tày”, Nghiên cứu Đông Nam Á,
112(7),tr.58-63.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alieva, N.F. (1990), “Về biến dạng của cơ cấu phân tích tính các ngôn ngữ
Nam Đảo, hải đảo và lục địa”, Ngôn ngữ, (1), (TTVNNH).
2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1-2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
3. Benedict, P.K. (1942), Thai, Kadai and Indonesia, a new alignment in
Southeastern Asia, Americal Anthropologist, N. 4, (Bản dịch tiếng Việt),
Trung tâm thông tin - tƣ liệu thƣ viện Viện Ngôn ngữ học.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng - từ ghép - đoản ngữ,
Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu , Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học , tập 1,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn
ngữ Đông Nam Á, Trƣờng ĐHSPNN xuất bản, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt , Nxb
KHXH, Hà Nội.
11. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1998), Cơ sở ngôn
ngữ học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Mai ngọc Chừ (chủ biên) (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Dân (1982), Ngôn ngữ học thống kê, Nxb ĐH&THCN,
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
14. Trần trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
15. Lạc Dƣơng (1969), “Tính phong phú của tiếng Tày -Nùng” , Việt Nam độc
lập, V. Bắc.
16. Nguyễn Hàm Dƣơng (1969), “Xây dƣ̣ng và phát triển hệ thống tƣ̀ vƣ̣ng
Tày - Nùng”, Việt Nam độc lập, V.Bắc.
17. Phạm Đức Dƣơng (2007), Bức tranh ngôn ngữ-văn hóa tộc người ở Việt
Nam và Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
18. Phạm Đức Dƣơng (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á,
Nxb KHXH, Hà Nội.
19. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Thiện Giáp (1970), “Cách làm giàu vốn tƣ̀ vƣ̣ng Tày Nùng” , Việt
Nam độc lập, V.Bắc
21. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt , Nxb ĐH & THCN,
Hà Nội.
22. Nguyễn Thiện Giáp , Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2005), Dẫn
luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt , Nxb Giáo dục ,
Hà Nội.
24. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2004), Lược sử Việt ngữ học, tập 1, Nxb
KHXH, Hà Nội.
25. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội,.
27. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng Việt:
Hình thái- cấu trúc- từ láy- từ ghép- chuyển loại, Nxb KHXH, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
28. Harris, Z.S. (2001), Các phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Hồng (1994), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb KHXH,
Hà Nội.
31. Jakhontov, S.E. (1991), “Về sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông Nam châu
Á”, Ngôn ngữ, (1),
32. Khoa ngôn ngữ học (2006), Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
33. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân gian
Tày, Sở văn hóa - thông tin Thái Nguyên xuất bản.
34. Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ (1984), Văn hóa Tày-Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
35. Đoàn Lƣ (1999), Lạ mà quen, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
36. Lyons, J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Hoàng Văn Ma , Lục Văn Pảo (1970), “Một vài ý kiến về các tƣ̀ mƣợn
trong tiếng Tày-Nùng”, Tạp chí ngôn ngữ, (1), tr. 35-61.
38. Hoàng Văn Ma , Lục Văn Pảo (1970), “Vài nét về sƣ̣ phát triển của tiếng
Tày-Nùng sau CMT8”, Tạp chí ngôn ngữ,(3), tr.42-48.
39. Hoàng Văn Ma , Lục Văn Pảo (2006), Từ điển Tày Nùng - Việt, Nxb Tƣ̀
điển bách khoa, Hà Nội.
40. Hoàng Văn Ma (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt nam: một số vấn đề
về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH, Hà Nội.
41. Hoàng Văn Ma (2004), “Tộc danh trong các nhóm dân tộc Thái – Kađai”,
Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.
42. Phan Ngọc, Phạm Đức Dƣơng (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á,
Viện ĐNA xuất bản, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
43. Lục Văn Pảo , Hoàng Văn Ma (1971), Ngữ pháp tiếng Tày -Nùng, Nxb
KHXH, Hà Nội.
44. Hoàng Quyết , Ma Văn Bằng ,..., (1984), Văn hóa truyền thống Tày -Nùng,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
45. Robert Lado (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
46. Sapir, E. (2000), Ngôn ngữ - Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói,
Trƣờng ĐHKHXH & NV, TPHCM.
47. Saussure F.D. (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH,
Hà Nội.
48. Solncev (1986), “Những thuộc tính về mặt loại hình của các ngôn ngữ đơn
lập”, Ngôn ngữ (3), tr.60 – 66.
49. Nguyễn thị Sửu (2009), Cấu tạo từ tiếng Ta Ôi (trong sự so sánh với tiếng
Việt), Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội.
50. Lƣu Nhuận Thanh (2004), Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây,
Nxb Lao động, Trƣờng ĐHNN Hà Nội, Hà Nội.
51. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
52. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
54. Đoàn Thiện Thuật (1986), “Về kho tƣ̀ vƣ̣ng chung Việt - Tày”, Những vấn
đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội. tr. 34-46.
55. Nguyễn Đƣ́c Tồn (2008), Đặc trưng Văn hóa-Dân tộc của Ngôn ngữ và Tư
duy, Nxb KHXH, Hà Nội.
56. Trung tâm KHXH& Nhân văn, (2002), Hội thảo Bàn về tiêu chí xác định
thành phần dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Kỉ yếu Hội nghị khoa học), Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
57. UBKHXH (2002), Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ
dân tộc, Nxb KHXH, Hà Nội.
58. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm
từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng.
59. Viện ngôn ngữ học (1972), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt
nam, Hà Nội.
60. Viện Ngôn ngữ học (1993), Vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
61. Viện Thông tin, Ủy ban KHXH (1984-1985), Ngôn ngữ học - Khuynh
hướng, lĩnh vực, khái niệm, tập 1-2, Nxb KHXH, Hà Nội.
62. Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ
các dân tộc ở Việt nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
63. Nguyễn Nhƣ Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ (1998),
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC1: CÁC TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO
1.Từ đơn
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 khẩu lúa, thóc, gạo
2 chả mạ
3 chăm tẻ
4 màn đòng
5 nua nếp
2. Từ ghép
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 khẩu sliếu mjều lúa xuân
2 khẩu tai mjều lúa thu
3 khẩu hua lúa sớm
4 khẩu lả lúa muộn
5 chả bốc mạ nƣơng
6 chả nặm mạ nƣớc
7 chả dọm mạ cấy dự phòng
8 khẩu nà lúa nƣớc
9 khẩu rẩy lúa nƣơng
10 khẩu rằng lúa chét
11 khẩu fằn/khẩu fẻ thóc giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12 khẩu nua lúa nếp
13 khẩu lào nếp con
14 khẩu chăm lúa tẻ
15 khẩu lâu một loại lúa tẻ
16 khẩu tác một loại lúa tẻ
17 khẩu vàng lân một loại lúa tẻ
18 khẩu vài nhăm một loại lúa tẻ
19 khẩu vàng khéo một loại lúa tẻ
20 khẩu đoàn kết một loại lúa tẻ
21 khẩu nhị ƣu 63 lúa nhị ƣu 63
22 khẩu nhị ƣu 838 lúa nhị ƣu 838
23 khẩu sin 6 lúa sin 6
24 khẩu xay gạo lức
25 khẩu slan gạo
26 khẩu nua fằn thóc nếp giống
27 khẩu nua mảo nếp cái
28 khẩu nua hom một loại lúa nếp
29 khẩu nua fầy một loại lúa nếp
30 khẩu nua phjẩng một loại lúa nếp
31 khẩu nua mum một loại lúa nếp
32 khẩu nàng lúa con gái
33 co khẩu cây lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3. Ngữ
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 bâu khẩu lá lúa
2 ruồng khẩu bông lúa
3 lạc khẩu rễ lúa
4 Khẩu màn lúa có đòng
5 Khẩu fú fí lúa trổ bông
6 khẩu đỏi lúa chín rũ
7 khẩu slúc lƣơng lúa chín vàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 2: CÁC TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO
1.Từ đơn :
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 khẩu thóc, gạo, cơm
2 kép trấu
3 rằm cám
4 nhù (phần trên của thân cây lúa
nếp đã tuốt hết hạt)
5 vàng rơm
6 chảo cháo, chè
7 lẩu rƣợu
8 pẻng bánh
9 pủn bún
10 hem mẻ
2.Từ ghép :
z
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 khẩu cooc thóc
2 khẩu chăm thóc
3 khẩu nua thóc
4 khẩu slan gạo
5 khẩu xay gạo lức
6 hua cooc (phần thóc lẫn với gạo
đƣợc lấy ra khi sàng )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7 khẩu piên tấm
8 khẩu cán vạn cơm cán vạn
9 khẩu khủa cơm rang
10 khẩu lam cơm lam
11 khẩu pẳn cơm nắm
12 khẩu vạn cơm oản
13 Khẩu lẩu đồ lễ
14 chảo cáy cháo gà
15 chảo tắc kè cháo tắc kè
16 chảo đai cháo hoa
17 chảo cốp cháo ếch
18 chảo fặc đeng cháo bí đỏ
19 chảo lây cháo lƣơn
20 chảo đúc cháo xƣơng
21 chảo nộc cháo chim
22 chảo ca rộc cháo cóc
23 chảo thƣơng chè đƣờng
24 chảo poòng pủ cháo bong bóng
25 chảo xáy cháo trứng
26 lẩu tắc kè rƣợu tắc kè
27 lẩu da rƣợu thuốc
28 lẩu ết rƣợu ngọn
29 lẩu nhỉ rƣợu nƣớc hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30 lẩu slam rƣợu nƣớc ba
31 lẩu ngù rƣợu rắn
32 lẩu sliêu rƣợu
33 lẩu to rƣợu ong
34 lẩu van rƣợu nếp
35 lẩu vạng một loại rƣợu
36 pẻng cooc mò bánh sừng bò
37 coong fù/fù noòng/phongfù bánh trôi
38 khẩu sli bánh bỏng mật
39 pẻng áp chao bánh áp chao
40 pẻng ben bánh chƣng
41 pẻng to hom một loại bánh chƣng
42 pẻng lăng khoòng một loại bánh chƣng
43 pẻng cáy một loại bánh chƣng
44 pẻng cao/pẻng cao bông bánh khảo
45 pẻng cao chằng bánh cao chằng
46 pẻng chen bánh rán
47 pẻng chì bánh
48 pẻng đắng bánh tro
49 pẻng đéc/ pẻng tằn bánh giầy
50 pẻng đổng bánh đúc
51 pẻng fạ bánh trời
52 pẻng hai bánh Trung Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53 pẻng khinh chè lam
54 pẻng khỉ mạ bánh khúc
55 pẻng khủa bánh phồng
56 pẻng mằn bánh khoai lang
57 pẻng nét bánh cốm
58 pẻng phƣớc bánh khoai sọ
59 pẻng phợ bánh phở
60 pẻng pút bánh bò
61 pẻng pông bánh phồng
62 pẻng quyển bánh cuốn
63 pẻng rày bánh trứng kiến
64 pẻng rọi bánh rọi
65 pẻng tải / pẻng phắc bánh gai
66 pẻng tẹ bánh tẻ
67 thua théc/thua théc bánh bỏng mật
68 lục gặc một loại bánh
69 fằn thèo phở
70 fằn pết phở vịt
71 fằn ngụ vị phở ngũ vị
72 khẩu mẩu cốm
73 hem nựa mẻ muối thịt
74 hem pia mẻ muối cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3. Ngữ
STT tiếng Tày Trùng Khánh tiếng Việt
1 khẩu nua xáo xôi xào
2 khẩu nua khẳn mỉn xôi nghệ
3 khẩu nua đăm đeng xôi đỏ đen
4 khẩu nua chắm ché xôi cẩm
5 khẩu nua mác bây xôi trám đen
6 khẩu nua ngà xôi vừng
7 khẩu nua rày xôi trứng kiến
8 khẩu nua thua xôi vò
9 khẩu nua thua đin xôi lạc
10 khẩu mẩu mác lịch cốm hạt dẻ
11 khẩu mẩu thƣơng cốm đƣờng
12 cốc vàng rạ
13 khẩu xăm mằn Cơm độn khoai
14 mò mè - su héc mò mè - su héc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 3: CÁCH CHẾ BIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM
TỪ HẠT LÚA CỦA NGƢỜI TÀY
1. CÁCH LÀM CÁC LOẠI BÁNH
1.1. Pẻng cooc mò: bánh sừng bò
Cooc mò trong tiếng Tày có nghĩa là “sừng bò”. Về hình thức bên
ngoài trông Cooc mò chẳng khác gì cái sừng bò. Để làm loại bánh này, ngƣời
ta lấy lá cây mai hoặc lá chuối có kích thƣớc 30cm x 20cm cuộn lại thành
hình cái phễu hay cái loa, cho gạo nếp đã vo kỹ có tẩm muối vào phễu, gập
mép lá ở đầu to của cái bánh thành hình tam giác, dùng lạt buộc lại rồi đem
luộc chín.
1.2. Coong fù (hoặc fù noòng, phoong fù): bánh trôi
Gạo nếp loại ngon pha gạo tẻ với một tỷ lệ nhất định ngâm một đêm
với nƣớc lã vớt ra rửa sạch, xay kỹ, bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép chặt lại,
khi bột ráo nƣớc đem ra nhào và cán kỹ, vê thành viên hình cầu to bằng đầu
ngón tay cái. Bánh có thể đƣợc thả vào nồi nƣớc sôi, khi bánh nổi thì vớt ra
bỏ vào bát nƣớc đƣờng phên nóng có gừng hoặc bánh đƣợc thả thẳng vào nồi
nƣớc đƣờng đang sôi, khi nổi thì vớt bánh ra. Coong fù đƣợc ăn khi còn
nóng.
Coong fù thƣờng đƣợc làm vào dịp tết đông chí, lúc khí hậu lạnh, mọi
ngƣời trong gia đình quây quần quanh bếp lửa để thƣởng thức loại bánh này.
1.3. Khẩu sli: bánh bỏng mật
Gạo nếp loại ngon, đều hạt, ngâm với nƣớc vắt từ cây nghải cứu hoặc
nƣớc vắt từ cây diếp cá, nƣớc rễ gấc rồi vớt ra cho vào chõ đồ chín thành xôi.
Xôi đƣợc đánh cho tơi và trộn với cám mịn cho rời từng hạt, phơi nơi râm,
thoáng. Khi hạt xôi hơi se lại thì cho xôi vào cối đá giã cho thật dẹt, sàng, xảy
bỏ cám mịn rồi lại đem phơi. Sau đó cho xôi vào chảo rang với mỡ, khi hạt
xôi phồng to, chín giòn, có mùi thơm thì xúc ra, để nguội. Đổ xôi đã rang vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nồi nƣớc đƣờng phên đã đƣợc thắng, đảo đều và nhanh, đổ ra mâm hoặc
khuôn. Dùng đũa gạt phẳng, dùng vỏ chai lăn để ép bánh chặt vào nhau, khi
nguội dùng dao cắt thành từng miếng, dùng giấy xanh đỏ gói lại hoặc cho vào
túi bóng.
Khẩu sli có vị ngọt đậm. Nhƣng để làm đƣợc khẩu sli thơm ngon là cả
một bí quyết chỉ có đƣợc ở những ngƣời quen làm loại bánh này.
1.4. Pẻng áp chao: bánh áp chao
Bột nếp sền sệt đƣợc cho vào khuôn bằng nhôm hoặc i-nốc, đƣờng kính
4cm, sâu 1cm. Đặt một miếng thịt lợn hay thịt vịt đã đƣợc tẩm gia vị vào lẫn
bột trong khuôn rồi nhúng vào chảo mỡ đang sôi. Khi bánh róc khỏi khuôn,
nổi trên mặt mỡ và chín vàng thì vớt bánh ra đặt lên giá thƣa trên miệng chảo
cho đỡ nóng và chảy bớt mỡ.
Khi ăn, bánh đƣợc cắt ra thành từng miếng nhỏ, chấm với nƣớc dấm ớt,
kèm với nộm đu đủ, rau diếp, rau mùi.
1.5 Pẻng ben: bánh chƣng
Pẻng ben đƣợc chế biến từ gạo nếp ngon đã vo kỹ, nhân thịt mỡ, hạt
tiêu, đỗ xanh đã đƣợc đãi vỏ và nấu chín. Để gói loại bánh này, ngƣời ta dùng
hai lá dong đặt chồng lên nhau nhƣ hình chữ thập, cho gạo nếp và nhân vào
giữa lá. Sau đó gói chặt lại thành hình vuông dùng lạt buộc lại và đem luộc
chín. Loại bánh này đƣợc gói trong dịp Tết Nguyên Đán, tết tháng bảy.
1.6. Pẻng to hom: một loại bánh chƣng
Pẻng to hom đƣợc chế biến từ gạo nếp ngon đã vo kỹ, nhân thịt mỡ,
hạt tiêu, đỗ xanh đã đƣợc đãi vỏ và nấu chín. Cách gói pẻng to hom nhƣ sau:
Dùng bốn miếng lá dong gấp nếp, dựng khuôn bánh hình lập phƣơng để hở
mặt trên, cho gạo nếp vào khuôn lá với độ dầy hai phân, gạt mặt gạo cho bằng
phẳng, rải nhân đỗ (dày khoảng một phân) lên mặt gạo, đặt miếng thịt mỡ lên
trên đỗ, tiếp tục rải một lần nhân đỗ và một lần gạo nếp với độ dày hai phân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sau đó, ngƣời ta gập chéo các mép lá dong lại rồi dùng lạt buộc chặt và đem
luộc chín. Thời gian luộc bánh từ mƣời đến mƣời hai tiếng đồng hồ.
1.7. Pẻng lăng khòong : một loại bánh chƣng
Pẻng lăng khòong là loại bánh chƣng làm bằng gạo nếp, có nhân đỗ
xanh, hạt tiêu và thịt. Để gói loại bánh này, ngƣời ta dùng hai lá dong đảo đầu
đuôi, cho gạo nếp và nhân vào giữa lá, gập hai mép lá đè lên nhau. Sau đó gập
hai đầu lá lại để chiếc bánh dài và phồng ở giữa nhƣ hình ngƣời lƣng gù, dùng
lạt buộc lại và đem luộc chín. Ngƣời Tày gọi tên loại bánh này dựa vào đặc
điểm hình dáng, lăng khòong trong tiếng Tày có nghĩa là lƣng gù. Pẻng lăng
khòong có nhân đƣợc gói trong dịp tết. Các dịp khác ngƣời ta thƣờng gói loại
không nhân.
1.8 Pẻng cáy: một loại bánh chƣng
Đây là loại bánh chƣng làm bằng gạo nếp, ít nhân đậu xanh và thịt.
Loại bánh này đƣợc gói bằng lá chuối, đƣợc bán hàng ngày. Hiện nay ngƣời
ta dùng cả trong lễ cúng đám ma.
1.9 Pẻng cao (hoặc pẻng cao bông): bánh khảo
Pẻng cao là loại bánh quý của ngƣời Tày. Đây là loại bánh đƣợc làm
phổ biến vào dịp Tết Nguyên Đán, dùng để cúng tổ tiên. Loại bánh này đƣợc
chế biến khá cầu kỳ. Ngƣời ta chọn loại gạo nếp hạt tròn, vo qua để khô
nƣớc, rang trong chảo nóng cho chín giòn. Sau đó xay thành bột mịn. Bột
bánh khảo đƣợc rải trên mặt giấy bản hoặc róc mía cho vào trong bột để bột
bánh ẩm. Khi bột đủ độ ẩm, ngƣời ta cho bột vào trong cái mẹt trộn với
đƣờng phên (đã đƣợc giã nhuyễn) rồi dùng tay vừa vo, vừa miết đến khi bột
bóp thành cục không bở thì đƣa vào đóng khuôn. Ngƣời Tày có hai kiểu
khuôn: khuôn vuông và khuôn đục lỗ theo hình trụ có hoa văn.
Với khuôn vuông, ngƣời ta đổ một nửa bột đã vo vào khuôn rồi san mặt
bột cho phẳng, dùng miếng ván ấn nhẹ lên mặt bột, khi bột ở độ dày 1.5cm thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đổ nhân (lạc rang chín, giã nhỏ hay vừng rang chín giã nhỏ hòa với đƣờng,
thịt mỡ lợn luộc chín thái hạt lựu đã ƣớp đƣờng) rải đều trên mặt bột, tiếp tục
đổ bột lần hai dày 1.5cm rải đều trên nhân. Dùng ván nhỏ ấn, ép bột dính vào
nhau liền một khối. Sau đó dùng dao mỏng rạch và cắt thành từng miếng đều
hình chữ nhật rồi gói từng cặp vào trong giấy mầu xanh, đỏ, tím, vàng…
Với khuôn hình trụ, ngƣời ta đổ bột đã vo vào khuôn, dùng miếng ván
nhỏ tròn nén chặt. Sau đó úp ngƣợc khuôn, lấy tay đập nhẹ cho bánh rời ra,
xếp bánh vào đĩa. Đây l loại bánh khảo không nhân, chỉ dùng để thờ cúng,
không dùng làm quà.
1.10. Pẻng cao chằng: bánh cao chằng
Gạo tẻ ngâm đƣợc xay thành bột nƣớc. Bột đƣợc đổ vào khay kim loại
(khay bằng nhôm hoặc i-nốc) chuyên dùng để hấp Pẻng cao chằng. Lƣợng
bột ban đầu chỉ đổ vừa nửa khay rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Khi bột se lai
thì rắc đều trên lớp bột đó một lớp nhân (nhân là thịt lợn nạc băm nhỏ trộn với
mộc nhĩ hoặc phi với hành mỡ). Sau đó, đổ tiếp lƣợng bột còn lại vào khay và
hấp cho tới lúc chín thì bỏ ra. pẻng cao chằng đƣợc cắt thành miếng cỡ bàn
tay. Khi ăn bánh đƣợc chan nƣớc xƣơng hầm hoặc canh kiểu bánh cuốn.
1.11. Pẻng chen: bánh rán
Gạo nếp có pha gạo tẻ với một tỷ lệ nhất định. Gạo đƣợc ngâm kỹ, xay
kỹ, gạn lọc bằng túi vải, khi bột ráo nƣớc sẽ đƣợc đem ra nhào và cán kỹ, nặn
thành những cái bánh, trong có nhân (đỗ xanh nấu chín trộn đƣờng). Bánh
đƣợc thả vào chảo mỡ đang xôi, khi bánh chín, vỏ khá giòn thì vớt ra cho vào
chảo có đƣờng đang sôi già đảo đều để đƣờng dính đều mặt bánh, vớt ra để
nguội. Bánh rán ăn ngon, dẻo.
1.12. Pẻng đắng: bánh tro
Gạo nếp loại ngon, đều hạt ngâm với nƣớc tro, khi hạt gạo chuyển sang
màu vàng thì vớt ra dội qua nƣớc lã. Ngƣời ta dùng lá tre hoặc lá dong gói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
gạo đã ngâm lại theo chiều dài của lá dài khoảng 15cm đến 20cm, đƣờng kính
3cm. Gấp mép lá bên cạnh và hai đầu lại, dùng lạt quấn tròn buộc ở một đầu.
Thời gian luộc bánh khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Pẻng đắng để
nguội ăn mới ngon. Khi ăn, pẻng đắng đƣợc chấm với đƣờng phên đã đƣợc
cô thành mật hoặc chấm với mật ong. Ngƣời Tày làm pẻng đắng để ăn và
cúng tổ tiên vào dịp tết mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết sâu bọ).
1.13. Pẻng tằn (hoặc pẻng đéc): bánh giầy
Pẻng tằn là loại bánh đƣợc ngƣời Tày sử dụng nhiều nhất trong cuộc
sống. Ngƣời ta chọn loại gạo nếp ngon đem ngâm khoảng nửa ngày, vớt ra
rửa sạch,để ráo nƣớc rồi cho vào chõ đồ. Khi xôi đã chín, ngƣời ta rẩy nƣớc
vào xôi để ƣớt, mềm, đậy vung lại khoảng 5 phút thì cho vào cối giã. Khi xôi
đã thật nát mịn thì đem ra chia thành những cái bánh. Bột nếp chín giã mịn rất
dính, ngƣời làm bánh phải dùng sáp ong đun chảy hòa với nƣớc mỡ rán từ tủy
lợn xoa vào tay hoặc chày cối để chống dính. Tùy theo mục đích sử dụng mà
bánh đƣợc nặn theo những kích cỡ khác nhau. Pẻng tằn có hai loại: loại có
nhân (nhân vừng rang chín giã nhỏ trộn với đƣờng hoặc nhân đỗ) và loại
không nhân . Nếu làm để ăn thì ngƣời ta làm bánh có nhân.
1.14. Pẻng đổng: bánh đúc
Gạo tẻ loại ngon đem ngâm với nƣớc lã từ ba đên bốn tiếng, vớt ra rửa
sạch, pha thêm cơm nguội rồi xay thành bột nƣớc, pha một ít nƣớc vôi trong
với bột. Sau đó, bột đƣợc đổ vào nồi, vừa đun lửa vừa quấy. Khi bột chín,
sánh lại thì đổ bột vào trong cái mẹt cho đông thành tảng. Để bánh nguội thì
cắt thành từng miếng. Pẻng đổng đƣợc ăn với canh xƣơng.
1.15. Pẻng fạ: bánh trời
Gạo nếp loại ngon ngâm một đêm với nƣớc lã vớt ra rửa sạch, xay kỹ,
bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép chặt lại, khi bột ráo nƣớc đem ra nhào trộn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
với nƣớc rau cải xanh. Bột đƣợc nhào và cán kỹ, nặn thành những viên nhỏ
bằng đầu ngón tay cái. Bánh đƣợc thả vào chảo mỡ, nƣớc rau cải sẽ làm cho
bánh phồng lên. Khi bánh chín và giòn ở một mức độ vừa phải thì vớt ra.
Bánh đƣợc thả tiếp vào nồi nƣớc đƣờng phên đã đƣợc đun thành mật, cho
nƣớc đƣờng ngấm vào trong bánh với một lƣợng nhất định thì vớt bánh ra.
Sau đó, ngƣời ta xoa một lớp bột bánh khảo bên ngoài để bánh khỏi dính vào
nhau. Pẻng fạ là một loại bánh rất ngon. Bánh có vị ngậy béo của mỡ, vị ngọt
đậm của đƣờng phên, mùi thơm của bột bánh khảo. Ngƣời Tày coi pẻng fạ là
một loại bánh quý.
Pẻng fạ đƣợc làm vào dịp tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, bánh đƣợc
dùng làm quà khi đi thăm thông gia...
1.16. Pẻng hai: bánh Trung Thu
Gạo nếp loại ngon đƣợc vo qua để ráo nƣớc, rang trong chảo nóng cho
hạt nở xốp, chín giòn, nghiền xay thành bột mịn. Bột nếp này đƣợc cho xuống
nồi hoặc chảo nƣớc đƣờng đang sôi, quấy đều, khi cạn nƣớc thì đổ ra mâm
nhôm đã rải một lớp bột nếp chống dính, cán bột cho dẻo quánh lại. Bột đƣợc
chia thành những cái bánh nhỏ, cho thêm nhân (nhân bằng đỗ xanh trộn với
đƣờng hoặc nhân lạc, thịt mỡ...), đƣa bột vào khuôn đóng, dùng miếng ván
nhỏ tròn nén lại. Sau đó úp ngƣợc khuôn, lấy tay đập nhẹ cho bánh rời ra rồi
dùng giấy bóng gói lại.
1.17. Pẻng khinh: chè lam
Nấu đƣờng phên pha với nƣớc gừng cho sôi, cho bột gạo nếp (bột bánh
khảo) vào quấy đều, khi bột khá đặc thì cho nhỏ lửa, tiếp tục cho bột vào và
dùng bàn sản miết mạnh, đảo quánh đều, cho lạc rang đã sạch vỏ vào đảo
cùng bột. Khi bột trộn đều với lạc thì bỏ bột ra mâm nhôm đã trải lớp bột
bánh khảo để chống dính, lăn bánh thành khúc rồi điều chỉnh bánh thành khối
vuông. Pẻng khinh đƣợc gói bằng giấy màu xanh, đỏ. Khi ăn, hay đem cúng,
ngƣời ta dùng kéo cắt lát thành từng miếng và xếp ra đĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Pẻng khinh có vị ngọt đậm đà của đƣờng phên, vị béo của lạc, mùi
thơm của gừng, của bột bánh khảo. Đây là loại bánh để đƣợc khá lâu, khó bị
thiu. Chè lam thƣờng đƣợc làm trong dịp Tết Nguyên Đán, hoặc đƣợc dùng
làm quà biếu ngƣời thân.
1.18. Pẻng khỉ mạ: bánh khúc
Lá cây khúc đƣợc đun trong nồi nƣớc có pha với nƣớc vôi trong, khi lá
mềm thì vớt ra rửa sạch với nƣớc, vắt lá cho ráo nƣớc, cho vào cối giã mịn rồi
đem lên chảo rang cho khô.
Gạo nếp loại ngon ngâm một đêm với nƣớc lã vớt ra rửa sạch, xay kỹ,
bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép chặt lại, khi bột ráo nƣớc ra thì đem ra trộn
với lá cây khúc. Bột đƣợc đem vào cối giã cho nhuyễn, nặn bột thành những
cái bánh có hình tròn nhỏ, trong có nhân đỗ xanh trộn đƣờng. Bánh đƣợc xếp
thành hai hàng trên một chiếc lá dong, ở giữa mỗi chiếc bánh có một miếng lá
nhỏ để bánh khỏi dính vào nhau. Bánh đƣợc cho vào nồi hấp cách thủy.
Bánh khúc đƣợc làm vào dịp tết Đắp Nọi.
1.19. Pẻng khủa: bánh phồng
Pẻng khủa là một loại bánh gần giống với bánh phồng của ngƣời Việt.
song cách làm hai loại bánh này hoàn toàn khác nhau. Pẻng khủa đƣợc rang
trong chảo gang sau đó tẩm đƣờng còn bánh phồng lại nƣớng.
Nguyên liệu gồm gạo nếp, đƣờng phèn và nhựa khoai môn. Gạo nếp
đƣợc ngâm và đồ lên. Sau đó đổ vào cối giã. Trong quá trình giã có trộn với
nhựa khoai môn. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Giã cho thật đều, thật kỹ,
giã cho đến khi nào bột thật dẻo, thật mịn và phồng lên lúc đó mới đạt yêu
cầu. Sau khi giã xong thì đổ ra nong, dùng chai thủy tinh lăn, vát mỏng thành
từng mảng rồi cắt thành từng miếng vuông vắn có kích thƣớc bằng ngón chân
giữa. Rắc bột gạo lên từng miếng để khỏi dính bết vào nhau, đem phơi khô.
Sau đấy đƣa vào chậu ủ, ủ càng lâu càng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Gần đến ngày lễ tết mới đem lên chảo mỡ rang, dùng bàn sản khuấy
đều cho bánh nở phồng to tròn nhƣ quả bóng bàn. Khâu cuối cùng là thắng
đƣờng đến độ kết dính tốt mới cho bánh vào trộn với đƣờng và vớt ra thúng.
Nhiều khi bánh giầy đã cứng, ngƣời ta rang lên làm pẻng khủa. Nhƣng
độ phồng nở không đƣợc bằng pẻng khủa chính hiệu.
1.20. Pẻng nét: bánh cốm
Pẻng nét đƣợc làm từ cốm. Khi cốm bị cứng, ngƣời ta đổ nƣớc sôi để
cốm mềm lại, dùng lá giong gói cốm thành bánh. Sau đó, bánh đƣợc đặt giữa
hai mảnh cối đá cho bánh bẹp dí lại.
1.21. Pẻng pút: bánh bò
Bột gạo tẻ loãng pha với nƣớc bã rƣợu làm men cho bột nở, pha đƣờng
phên cho đủ độ ngọt vào bột, ủ bột từ ba đến bốn tiếng đồng hồ. Khi bột sủi
bọt lăn tăn ở phía trên thì đổ bột vào khuôn nhôm mỏng, lƣợng bột chiếm
khoảng nửa chiều cao của khuôn, đem vào nồi hấp cách thủy, khi chín bánh
đƣợc cắt thành từng miếng nhỏ.
1.22. Pẻng mằn: bánh khoai lang
Khoai lang thái miếng mỏng, dầy khoảng 1cm trộn với bột gạo nếp ở
dạng sền sệt. Ghép hai miếng khoai lang lại rồi cho vào chảo mỡ đang sôi, khi
bánh chín vàng thì vớt ra. Bánh khoai thƣờng đƣợc làm vào mùa đông. Bánh
có vị ngọt đậm của khoai lang, mùi thơm của nếp và vị béo của mỡ.
1.23. Pẻng phƣớc: bánh khoai sọ
Gạo nếp ngon sau khi ngâm đƣợc đem đồ chín thành xôi, trộn với khoai
sọ đã đƣợc luộc chín, cho vào cối giã thật mịn. Bột đã giã đƣợc nặn thành
những chiếc bánh hình tròn dẹt có nhân đỗ xanh ở trong.
1.24. Pẻng phợ: bánh phở
Gạo tẻ lọai ngon đem ngâm với nƣớc lã một đêm, vớt ra rửa sạch, pha
thêm cơm nguội vào gạo đã ngâm với tỷ lệ 1/5 để cho bánh có độ dẻo và dai.
Gạo đƣợc đem xay với nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khuôn để tráng bánh phở to hơn khuôn bánh cuốn. Đó là một khuôn
hình trụ bằng gỗ có đƣờng kính từ 45cm đến 50cm, cao khoảng 15cm đến
20cm,một đầu đƣợc bịt kín bằng vải trắng mỏng, căng nhƣ da mặt trống, bên
mép để hở một lỗ nhỏ hình bán nguyệt rộng khoảng 2cm, dài khoảng 3cm, úp
khuôn vào nồi đun sôi nƣớc. Khi nƣớc sôi, ngƣời ta múc bột tráng lên mặt vải
khuôn với độ dày nhất định rồi đậy vung lại. Khi bánh chín, dùng một thanh
tre luồn xuống dƣới bánh, lăn một vòng kẹp bánh vào que rồi đƣa bánh vắt
qua một thanh tre và phơi ở chỗ thoáng, khi bánh se lại thì thu bánh xếp lên
nhau, dùng dao sắc thái nhỏ, đều sợi. Sơi phở đƣợc đựng trong rổ rá. Khi ăn,
ngƣời ta cho phở vào một chiếc làn nhỏ, xóc qua nƣớc xôi, đổ ra bát, thêm
thịt, gia vị , mỡ nƣớc, tƣới nƣớc canh lên bánh.
1.25. Pẻngchao: bánh phồng
Gạo nếp loại ngon ngâm một đêm với nƣớc lã vớt ra rửa sạch, xay kỹ,
bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép chặt lại, khi bột khô đem ra cán kỹ, pha
thêm đƣờng phên đủ độ ngọt và cho thêm bột nở.
Bột đƣợc nặn và lăn thành những viên tròn to bằng ngón chân cái, có
nhân đỗ xanh ở bên trong, bên ngoài đƣợc lăn qua một lớp vừng trắng hoặc
vừng đen. Bánh đƣợc thả vào chảo mỡ đang sôi, khi bánh chín, giòn, vỏ có
màu vàng nâu thì vớt bánh ra.
1.26. Pẻng quyển: bánh cuốn
Gạo tẻ loại ngon đem ngâm với nƣớc lã từ ba đên bốn tiếng, vớt ra rửa
sạch, pha thêm cơm nguội vào gạo đã ngâm với tỷ lệ 1/5 để cho bánh có độ
dẻo và dai. Gạo đƣợc đem xay với nƣớc.
Khuôn để tráng bánh cuốn là khuôn hình trụ bằng gỗ có đƣờng kính từ
40cm đến 45cm, cao khoảng 15cm đến 20cm,một đầu đƣợc bịt kín bằng vải
trắng mỏng, căng nhƣ da mặt trống, bên mép để hở một lỗ nhỏ hình bán
nguyệt rộng khoảng 1cm, dài khoảng 3cm, úp khuôn vào nồi đun sôi nƣớc.
Khi nƣớc sôi, ngƣời ta múc bột tráng nhanh, đều, mỏng lên mặt vải khuôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khi bánh chín, dùng một thanh tre luồn xuống dƣới bánh, lăn một vòng kẹp
bánh vào que rồi đƣa ra mâm, rải nhân (nhân là thịt lợn nạc băm nhỏ, ƣớp gia
vị, rang chín vừa phải), gập bốn mép lại tạo thành hình chữ nhật, quệt lên
bánh một ít mỡ nƣớc để cho bánh ẩm và bóng.
Bánh cuốn ngon hay không phụ thuộc nhiều vào nƣớc dùng. Nƣớc
dùng của bánh cuốn là nƣớc canh xƣơng,có thêm phần nhân của bánh. Tùy
theo sở thích ngƣời ăn bánh tự thêm gia vị cho nƣớc canh nhƣ ớt, măng ngâm
với mác mật, tỏi, hạt tiêu, rau thơm...
1.27. Pẻng rày: bánh trứng kiến
Gạo nếp loại ngon ngâm khoảng mƣời tiếng với nƣớc lã vớt ra rửa sạch,
xay kỹ, bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép cho ráo nƣớc, khi bột khô đem ra nhào
và cán kỹ. Sau đó, nặn bánh to bằng quả trứng gà, ép mỏng rải đều lên lá vả non,
rải nhân trứng kiến đều khắp bột (trứng kiến đã đƣợc rang qua mỡ) rồi lật phần
bánh bên này úp khít lên phần bánh bên kia thành hình bán nguyệt, cho bánh vào
nồi hấp khoảng tiếng rƣỡi thì gắp bánh ra, cắt thành từng miếng nhỏ.
Trứng kiến là loại thực phẩm quý hiếm, chứa một lƣợng đạm rất cao,
ngƣời ăn không quen vị có thể bị dị ứng. Khi ăn bánh, ngƣời ta ăn cả lá vả
non. Pẻng rày đƣợc làm vào tết mùng 3/3 âm lịch.
1.28. Pẻng rọi: bánh rọi
Gạo nếp loại ngon ngâm khoảng mƣời tiếng với nƣớc lã vớt ra rửa
sạch, xay kỹ, bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép cho ráo nƣớc, khi bột khô đem
ra nhào và cán kỹ nặn thành viên nhỏ bằng đầu ngón tay cái, bỏ vào chảo mỡ
rán cho chín giòn, vớt ra trộn với đƣờng phên đã đƣợc thắng thành mật. Sau
đó, lấy các que tre xâu bánh lại thành từng chuỗi.
1.29. Pẻng tải: bánh gai
Lá gai đƣợc đun trong nồi nƣớc có pha với nƣớc vôi trong, khi lá mềm
thì vớt ra rửa sạch với nƣớc, vắt lá cho ráo nƣớc, cho vào cối giã mịn rồi đem
lên chảo rang cho khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đƣờng phên loại ngon đƣợc thắng thành mật, trộn lá gai vào nồi đƣờng,
bắc ra để nguội.
Bột nếp (bột nƣớc đã đƣợc ép ráo nƣớc) nhào với đƣờng và lá gai, cho
vào cối giã cho nhuyễn. Sau đó, chia bột thành cục, cho nhân vào giữa (nhân
đỗ xanh nấu chín, giã nát, nhào kỹ với đƣờng hoặc nhân lạc rang giã nhỏ, trộn
với đƣờng), bóp bột cho liền kín. Đặt bột vào giữa lá chuối, điều chỉnh bột dài
ra. Gập lá gói kín bột rồi cho vào nồi hấp khoảng ba tiếng. Khi vớt bánh ra,
dùng khăn khô vuốt bánh từ trên xuống dƣới cho phẳng, cắt tỉa lá gói cho gọn,
dùng tăm xâu từng cặp một và treo lên sào cho thoáng để tránh thiu.
Bánh gai đƣợc làm nhiều nhất vào dịp tết tháng bảy (14 / 7), tết Đắp Nọi.
1.30. Pẻng tẹ: bánh tẻ, bánh giò
Gạo tẻ loại ngon đem ngâm với nƣớc lã từ ba đến bốn tiếng, vớt ra rửa
sạch, pha thêm cơm nguội rồi xay thành bột nƣớc. Bột đƣợc cho vào nồi quấy
chín, khi bột đặc sánh lại thì nhấc xuống. Dùng muôi xúc bột đã chín vào lá
chuối, rắc lên trên một ít nhân (nhân lạc giã nhỏ hoặc nhân làm bằng thịt băm
xào với mộc nhĩ, hành, hạt tiêu...). Sau đó,gấp các mép lá lại với nhau, bỏ vào
nồi hấp gần hai tiếng đồng hồ thì vớt bánh ra. Bánh đƣợc ăn với canh xƣơng
hoặc nƣớc ƣớp mác mật
Bánh tẻ thƣờng đƣợc dùng làm quà thăm ngƣời ốm, ngƣời thân.
1.32. Thúa théc: bánh bỏng mật
Thóc nếp (loại nếp hạt tròn) đều hạt đƣợc đem vào chảo rang, khi hạt
thóc nổ đều thì vớt ra, nhặt bỏ vỏ thóc. Nhân của hạt thóc nổ đƣợc gọi là
bỏng. Đƣa bỏng vào chảo đƣờng đã đƣợc thắng thành mật, đảo đều tay cho
đƣờng bao đều vào hạt bỏng thì xúc bổng ra, dùng hai tay bóp thành từng cục
tròn to bằng nắm tay, sau đó dùng túi bóng gói lại.
1.33. Lục gặc: một loại bánh
Lục gặc là một loại bánh đƣợc làm từ bột bún còn thừa hoặc bột dính ở
khuôn khi ép bún. bột đƣợc nặn thành từng chiếc bánh hình tròn, dẹt rồi thả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bột vào nồi nƣớc sôi, khi bánh nổi lên thì vớt ra, cắt miếng nhỏ,chan nƣớc
canh khi ăn.
1.34. Mò mè – su héc: mò mè – su héc
Gạo nếp trộn với gạo tẻ ngâm khoảng năm tiếng với nƣớc lã vớt ra rửa
sạch, xay kỹ, bột đƣợc cho vào túi vải buộc ép cho ráo nƣớc. Bột đƣợc trộn với
một lƣợng đƣờng phên cho đủ độ ngọt, nhào và cán cho dẻo, đủ độ cứng để nặn
bột thành những con vật nhƣ con ngựa, con chó, con chim, con cá, cái kéo...
đƣợc gọi là con mò mè; nặn thành những vòng tròn nối nhau gọi là “su héc”.
Bánh đƣợc thả vào trong chảo mỡ đang sôi, khi bánh nổi, có màu vàng
sậm thì vớt ra để vào mâm theo tƣ thế nhƣ ngựa chạy, én bay, cá bơi.Đây là
loại bánh dùng cho trẻ nhỏ sau tết Nguyên Đán.
2. CÁCH LÀM CÁC LOẠI XÔI
2.1. Khẩu nua: xôi
Gạo nếp loại ngon ngâm nƣớc ba đến bốn tiếng thì vớt ra, rửa sạch
nƣớc ngâm cũ , để gạo ráo nƣớc rồi cho vào chõ đồ, khi xôi chín rẩy một chút
nƣớc vào xôi cho ƣớt, đậy vung lại khoảng năm phút thì xới xôi ra.
Ngƣời Tày làm xôi khi nhà có giỗ, nhà có đám cƣới, khi hàng xóm
đến giúp làm nhà hoặc khi mùa gặt...
2.2. Khẩu nua đăm đeng: xôi đỏ đen
Loại xôi này có năm màu cơ bản: đỏ thẫm, vàng, trắng, đen, xanh thẫm.
Cách làm nhƣ sau:
Gạo nếp chọn loại ngon, đều hạt ngâm trong nƣớc mầu đƣợc chế từ lá
cây chắm ché cho màu đỏ thẫm, lá cây sau sau cho màu đen, hoa bjoóc phón
cho màu vàng, nƣớc tro của nhù (phần trên của thân cây lúa nếp đã tuốt hết
hạt) cho màu xanh thẫm.
Khi gạo có màu ổn định, vớt ra để ráo nƣớc, để từng phần gạo màu vào
chõ đồ chín. Sau khi đổ xôi ra mâm, dùng đũa trộn lẫn các màu với nhau, tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thành xôi có nhiều màu. Xôi đỏ đen đƣợc làm để cúng tổ tiên vào ngày lễ tảo
mộ mùng 3/3 âm lịch.
2.3. Khẩu nua chắm ché: xôi cẩm
Gạo nếp chọn loại ngon, đều hạt ngâm trong nƣớc mầu đƣợc chế từ lá
cây chắm ché cho màu đỏ thẫm.Khi gạo có màu ổn định, vớt ra để ráo nƣớc,
để phần gạo màu vào chõ cùng với phần gạo nếp không ngâm nƣớc màu, đồ
chín. Sau khi đổ xôi ra mâm, dùng đũa trộn lẫn màu đỏ thẫm với màu trắng
tạo thành xôi có hai màu.
2.4. Khẩu nua mác bây: xôi trám đen
Quả trám đen đã đƣợc om dừ, bỏ vỏ ngoài và hạt, trộn thịt trám có
muối với xôi vừa đồ chín trong chảo nóng. Đảo đều tay, đánh tơi hạt xôi rồi
múc ra đĩa. Xôi trám đen có vị ngọt và béo.
2.5. Khẩu nua ngà: xôi vừng
Hạt vừng rang chín, giã mịn với muối rồi trộn với xôi vừa đồ chín. Xôi
vừng để đƣợc lâu, ít thiu, chất dầu trong vừng làm cho xôi có độ bóng, ẩm
đều, không khô.
2.6. Khẩu nua rày: xôi trứng kiến
Trứng kiến đƣợc làm sạch, sào trong chảo có mỡ, khi trứng kiến chín
thì đổ xôi từ chõ sang trộn đều. Xôi trứng kiến đƣợc làm nhiều vào ngày lễ
tảo mộ mùng 3/3 âm lịch.
2.7. Khẩu nua thua: xôi vò
Đỗ xanh loại đều hạt, xay vỡ đôi, ngâm xuống nƣớc lã khoảng năm
tiếng, đãi sạch vỏ rồi nấu chín. Đỗ nấu chín đƣợc cho vào chảo xào với mỡ và
dùng bàn sản miết cho mịn, tơi đều. Sau đó, trộn đỗ xanh với xôi vừa đồ chín.
Ngƣời Tày làm vôi vò khi nhà có giỗ, tết, cƣới hỏi, nhà có khách...Đặc
biệt trong lễ ăn hỏi của đồng bào, xôi đƣợc coi là đồ lễ quý không thể thiếu
(nhà trai mang đến nhà gái).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3. CÁCH LÀM CÁC LOẠI CƠM
3.1. Khẩu chăm: cơm tẻ
Gạo tẻ đƣợc cho vào nồi vo sạch, thêm nƣớc, bắc lên kiềng, đun lửa
cháy to, khi cơm bắt đầu sôi thì dùng đũa cả đảo qua một lần. Khi nồi cơm
cạn nƣớc, dùng đũa cả đảo kỹ, đậy vung, rút củi để lại than hồng cho cơm
chín đều.
3.2. Khẩu pẳn: cơm nắm
Cơm tẻ nấu để nắm cần nấu dẻo, hơi nát, khi cơm chín thì lấy bát đơm
cơm đổ lên lá chuối, gói lá cho kín lại, dùng tay ấn, bóp bên ngoài, ép những
hạt cơm liền lại thành một khối nhỏ, dùng lạt hay dây buộc kỹ lại. Khi ăn,
ngƣời ta dùng dao cắt thành những miếng nhỏ.
3.3. Khẩu khủa : cơm rang
Cơm nguội đã đƣợc đánh tơi, cho vào chảo có mỡ nóng rắc thêm ít
muối và nƣớc mắm, dầm nhẹ và đảo đều cho tơi cơm. Khi cơm ngấm mỡ
nóng đều, xúc ra bát ăn nóng. Cơm rang thƣờng dùng cho các bữa ăn sáng.
3.4. Khẩu oản : cơm oản
Cơm tẻ đƣợc nấu hơi nát, khi cơm chín thì lấy bát đơm cơm đổ lên lá
chuối, lăn đi lăn lại cho cơm dính kết vào nhau tạo thành thỏi dài, hình trụ.
Khi nguội, dùng dao cắt ngang làm thành từng khoanh tròn nhƣ những chiếc
bánh giầy. Ngƣời Tày dùng loại cơm này ăn chay trong đám tang, trong lễ
cúng thần linh. Trong lễ cấp sắc cho bụt tào, cơm oản đƣợc lót giấy xanh đỏ
làm thành mâm cúng. Trong lễ này cơm oản đƣợc làm nhiều để thầy cả và các
con ăn lúc hành lễ và đƣợc dùng để chia lộc.
3.5. Khẩu lam: cơm lam
Gạo nếp ngon ngâm nƣớc khoảng nửa tiếng đồng hồ,sau đó bỏ vào ống
tre (loại tre vừa mọc vài lá non), cho ít nƣớc xâm xấp, dùng lá chuối nút
miệng ống tre lại. Nếu muốn cơm lam ngon hơn thì bỏ thêm lạc rang đã bỏ vỏ
vào cùng với gạo nếp. Dựng cọc gác cây rồi xếp những ống tre theo cây, đốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lửa phía dƣới, đảo đều những ống tre, khi vỏ ống đã cháy đều thì ủ trong tro
nóng. Khi than tắt dần khều ống cơm ra ngoài, dùng dao cùn róc lớp vỏ ngoài
ống tre, không để xƣớc vào phần cơm.
Ngƣời Tày có câu: Pjạ côm vịt thu
Pjạ lu vịt khẩu lam
(Dao sắc vót đũa
Dao cùn vót cơm lam)
Cơm lam là loại cơm đƣợc đồng bào dùng để ăn chơi, để làm quà,
không dùng trong các bữa ăn hàng ngày, không dùng để cúng tế.
3.5. Khẩu cán vạn: (?)
Gạo nếp hạt tròn, vo qua để khô nƣớc, rang trong chảo nóng cho chín
giòn. Sản phẩm này đƣợc dùng làm lƣơng thực dự phòng trong chiến tranh.
3.7. Khẩu xăm mằn: cơm độn khoai
Khoai lang hoặc sắn đƣợc bóc vỏ, rửa sạch cắt miếng nhỏ cho và nồi
cơm đang sôi rồi đảo nhanh để khoai trộn đều cùng gạo. Khi cơm cạn đặt trên
than nóng và vần đều cho chín.
3.8. Khẩu nua: cơm nếp
Gạo nếp vo kỹ để ráo nƣớc, bỏ vào nồi nƣớc đang sôi, khi nƣớc sôi lần
hai thì chắt cạn nƣớc, dùng đũa cả đảo đều, đậy vung, rút củi để lại than hồng
cho cơm chín đều.
3.9. Khẩu nua khản mỉn: cơm nếp nghệ
Nghệ chọn củ già, rửa sạch, băm kỹ cho vào nồi nƣớc đun cho sôi. Gạo
nếp loại ngon đƣợc vo kỹ, ráo nƣớc thì đổ vào nồi nƣớc nghệ đang xôi, đảo
nhanh rồi đậy vung, để trên bếp khoảng 5 phút rồi nhấc nồi xuống vần. Cơm
nếp nghệ là món ăn bổ, dễ tiêu ... thƣờng đƣợc dùng cho sản phụ, bệnh nhân
bị dạ dày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.10. Khẩu nua xáo: Cơm nếp xào
Gạo nếp ngâm nƣớc từ 15 đến 20 phút vƣớt ra vo sạch, rồi cho vào
chảo có mỡ nóng, đậy vung kín. Đun lửa nhỏ và cháy đều, thỉnh thoảng vẩy
nƣớc vào gạo và đảo đều, xào om cho đến khi chín.
Cơm nếp xào có vị ngậy béo của mỡ, mùi thơm của nếp.
4. CÁCH LÀM CỐM
4.1 Khẩu mẩu: cốm
Lúa nếp đã chín nhƣng bông lúa vẫn còn xanh, cắt về tuốt, luộc chín,
rang khô (bóc hạt mỏng nhất thấy nhân không dính vỏ trấu là vừa) đổ ra mẹt
hong gió cho nguội. Sau đó cho thóc vào cối giã, vừa giã vừa đảo đều, đổ ra
để sàng sẩy, lại bỏ vào cối giã tiếp, khi hạt cốm dẹt, sạch vỏ là đƣợc.
4.2 Khẩu mẩu mác lịch
Hạt dẻ luộc chín, rang khô, bóc bỏ vỏ, giã cho mịn trộn với cốm,
cốm hạt dẻ có vị ngọt, ngậy của hạt dẻ, có màu vàng pha màu xanh nhìn rất
đẹp mắt.
5. CÁCH LÀM CÁC LOẠI CHÁO
5.1. Chảo đai: cháo hoa
Gạo tẻ đƣợc vo sạch cho vào nồi, đổ đủ nƣớc (nƣớc gấp bốn lần gạo),
bắc lên bếp nấu. Khi cháo sôi, dùng đũa cả khoắng đều để gạo không dính
nồi, đun nhỏ lửa đến lúc hạt gạo dừ nở to là đƣợc. Cháo đƣợc múc ra bát, bỏ
thêm ít muối, mỡ. Cháo hoa thƣờng dùng cho ngƣời ốm, trẻ cai sữa...
5.2 Cháo cáy: cháo gà
Gà đƣợc làm sạch, lọc bỏ xƣơng, băm nhỏ cho vào chảo xào giòn. Khi
gạo nấu chín dừ thì bỏ thịt gà vào nồi cháo, nêm gừng, hạt tiêu ...
Ngƣời Tày thƣờng nấu cháo gà để tiếp bạn thân, bố mẹ nuôi, thông gia ...
5.3 Cháo tắc kè: cháo tắc kè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chọn tắc kè loại to, lột da, bỏ ruột gan, rửa sạch bằng rƣợu, sau đó băm
nhỏ (tận dụng cả xƣơng). Cho thịt vào chảo phi hành mỡ, muối, tiêu cho đến
khi giòn, cho thịt tắc kè vào nồi cháo, múc ra ăn nóng.
Cháo tắc kè là vị thuốc quý. Cháo thƣờng đƣợc dùng cho trẻ em suy dinh
dƣỡng, ngƣời mới ốm dậy... Cháo còn là vị thuốc quý bổ thận, cƣờng dƣơng.
5.4 Cháo cốp: cháo ếch
Ếch đƣợc lột sạch da và rửa sạch, bỏ tứ chi rồi băm nhỏ. Cho thịt vào
chảo phi hành mỡ, muối, tiêu cho đến khi giòn, cho thịt ếch vào nồi cháo,
múc ra ăn nóng. Khi ăn cho thêm một chút rƣợu.
5.5 Cháo fặc đeng: Cháo bí đỏ
Bí nếp bóc vỏ, bỏ ruột, thái miếng vừa, rửa sạch rồi bỏ vào nồi cháo
đang sôi, tiếp tục ninh cho dừ, cho vài miếng gừng đã đƣợc đập dập, ít muối
vào nồi cháo, đảo đều cho cháo nát ra, khi cháo trong nồi ở dạng sền sệt thì
bắc nồi cháo xuống, rắc thêm hạt tiêu và vài giọt rƣợu.
5.6 Cháo lây: cháo lƣơn
Lƣơn chọn loại to, màu vàng, dùng lá mƣớp hoặc lá bí đỏ rửa tuốt sạch
nhớt của lƣơn, thả lƣơn vào nồi cháo đang sôi. Khi lƣơn chín thì vớt ra, bỏ
xƣơng một nửa cho vào nồi cháo nấu cùng gạo, nửa còn lại rang thơm với
muối, mỡ, gia vị và thêm một chút rƣợu. Khi cháo chín múc ra bát to, cho
thêm thịt lƣơn rang, hạt tiêu, rau răm ...Món cháo này thƣờng đƣợc dùng để
bồi dƣỡng sức khỏe ngƣời ốm.
5.7. Chảo nộc: cháo chim
Chim đƣợc làm sạch, bỏ cả con vào nồi cháo đang sôi, khi chín thì vớt
cả con ra băm nhỏ, xào thịt với hành, hạt tiêu...Sau đó bỏ thịt vào nồi cháo đã
dừ, để cháo sôi thêm khoảng 20 phút rồi múc ra ăn nóng, khi ăn cháo đổ thêm
vào bát cháo một thìa rƣợu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5.8 Cháo ca rộc: cháo thịt cóc
Thịt đùi con cóc đƣợc lột da làm sạch, băm nhỏ, cho vào chảo mỡ rang với
nghệ. Khi thịt dậy mùi thơm thì bỏ vào nồi cháo đã dừ, để sôi khoảng 10 phút rồi
bỏ cháo ra. Cháo thịt cóc giàu chất đạm. Đây là món ăn dành cho trẻ em.
5.9. Chảo thƣơng: chè đƣờng
Gạo nếp vo sạch bỏ vào nồi, đổ một lƣợng nƣớc vừa đủ, đun cho hạt
gạo dừ. Khi cháo chín thì cho đƣờng hoặc mật ong vào đảo kỹ, đánh tan đều
rồi múc cháo ra ăn.
5.10. Chảo poòng pủ: cháo bong bóng
Bọng đái lợn cắt một lỗ thủng, cạo và rửa sạch. Cho thịt băm, gan thái
nhỏ, tiết tƣơi, phổi băm viên, gan thái nhỏ, tim cật thái miếng vào trong bong
bóng rồi buộc túm lại cho vào nồi cháo. Khi cháo sôi, dùng que nhọn chọc
vào bong bóng để nƣớc cháo ngấm vào trong và để nƣớc trong bong bóng tràn
ra trộn vào nồi cháo. Khi cháo dừ thì cho thêm gừng, hạt tiêu...
Cháo bong bóng thƣờng đƣợc nấu vào bữa ăn đêm trong các đám cƣới,
vào nhà mới, mừng thọ...
5.11. Cháo xáy: cháo trứng
Cháo hoa nấu dừ, cho thêm muối mỡ, đập thêm trứng gà vào, rắc hành
lá thái nhỏ, khoắng đều, múc ra ăn nóng.
5.12. Cháo quắt thùng: cháo xƣơng
Xƣơng lợn rửa sạch, chặt miếng to,bỏ gạo và xƣơng vào nồi đun nhỏ
lửa cho đến lúc cháo dừ, thịt ở xƣơng róc ra, cho thêm muối mỡ, hạt tiêu.
6. CÁCH LÀM BÚN
Gạo tẻ loại ngon ngâm nƣớc lã một đêm vớt ra rửa sạch, cho thêm cơm
nguội vào rồi nghiền thành bột. Bột đƣợc cho vào túi vải ép ráo nƣớc, nặn
thành cục tròn và thả vào nồi nƣớc sôi luộc. Khi cục bột chín khoảng 1/3 thì
vớt ra. Bột đƣợc đem vào cối giã cho dẻo, sau đó dùng tay nhào bột cho
nhuyễn và đƣa vào khuôn ép thành sợi. Sợi bún đƣợc ép vào chảo nƣớc đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sôi, khi bún nổi lên thì dùng rổ vớt bún chuyển sang chảo nƣớc lã, ngâm
khoảng 3 phút rồi dùng tay vớt bún lên và đặt những sợi bún thành những
nắm lên mặt sàng.
Bún đƣợc làm nhiều nhất vào dịp tết khoăn vài (hồn trâu), tết ríp ri
(ngày 14/7 âm lịch)...
7. CÁCH LÀM PHỞ VỊT (fằn pết)
Vịt ngon đƣợc làm sạch, nhồi gia vị vào trong bụng vịt (gia vị gồm có: mác
mật, rau răm thái nhỏ, hành thái nhỏ, hạt tiêu, ớt...), xoa một lớp mật ong lên thân
vịt rồi đặt vịt lên bếp than hồng quay đến khi vịt có màu vàng rộm là đƣợc.
Bánh phở đã cắt thành sợi đƣợc cho vào làn nhỏ, xóc qua nƣớc sôi rồi
xúc vào bát, đặt thịt vịt đã chặt thành miếng lên trên phở, thêm gia vị và cho
vào bát phở một thìa mỡ vịt quay rồi đổ nƣớc canh vào bát.
8. CÁCH LÀM RƢỢU
8.1. Lẩu: rƣợu
Gạo tẻ đƣợc nấu thành cơm (một mẻ rƣợu nấu khoảng 6kg gạo) để
nguội, cho men vào trộn đều, ủ men vào trong chum, khi cơm phát rƣợu và
hạt cơm hơi se lại thì đổ thêm nƣớc lã vào chum, sau đó lấy túi ni lông bịt
miệng chum lại, tiếp tục ủ từ 10 đến 15 ngày (cái và nƣớc trong chum đƣợc
gọi là lẩu vạng). Khi nấu , ngƣời ta đổ lẩu vạng xuống chảo, đổ thêm nƣớc,
úp bộ đồ chuyên dùng để nấu rƣợu lên chảo và đun đều lửa.
Rƣợu cất lấy ở nƣớc thứ nhất gọi là lẩu ết, cất lấy ở nƣớc thứ hai gọi là
lẩu nhi, cất lấy ở nƣớc thứ ba gọi là lẩu slam. Đồng bào dùng lẩu ết để ngâm
các cây thuốc, ngâm rắn, ngâm ong...
8.2. Lẩu van: rƣợu nếp
Gạo nếp loại ngon đem đồ thành xôi. Khi xôi chín thì múc ra để nguội,
cho men vào trộn đều. Sau đó cho nếp vào trong chum nhỏ hoặc liễn đậy kín.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vài ngày sau nếp sẽ phát rƣợu, có vị ngọt, có mùi rất thơm. Lúc này có thể
lấy rƣợu nếp ra ăn.
Lễ đầy tháng trẻ em, lễ kỷ yên (cầu an) của ngƣời Tày không thể thiếu
món rƣợu nếp này.
9. CÁCH LÀM HEM (MẺ), HEM FJA (MẺ MUỐI CÁ),HEM
NỰA (MẺ MUỐI THỊT).
Gạo nếp chọn loại ngon, vo sạch rồi đồ thành xôi, khi xôi chín múc ra
để nguội, cho men vào trộn đều (loại men dùng để ủ rƣợu). Sau đó cho xôi
vào chum nhỏ hoặc liễn, đậy kín lại, vài ngày sau nếp sẽ phát rƣợu, có vị
ngọt, có mùi rất thơm. Lúc này hem đƣợc dùng để ƣớp thịt hoặc cá.
Để làm hem nựa, ngƣời ta rán thịt lợn cho vàng. Khi thịt nguội thì bỏ
thịt vào trong mẻ. Sau đó đƣa vào trong chum ủ khoảng 10 ngày là đƣợc
Để làm hem fja, ngƣời ta rán cá cho vàng. Khi cá nguội thì bỏ cá vào
trong mẻ. Sau đó đƣa vào trong chum ủ khoảng 10 ngày là đƣợc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 177LV09_SP_NgonNguNgonThiBich.pdf