Luận văn Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn

MS: LVVH-PPDH008 SỐ TRANG: 97 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Mục đích, ý nghĩa và những đóng góp của luận văn Chương 1: PHÂN MÔN LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 1.1. Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT 1.1.1. Phân môn Làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT 1.1.2. Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn (Phần Làm văn) THPT 1.2. Thực trạng dạy học Làm văn trong nhà trường THPT 1.2.1. Về phía GV 1.2.2. Về phía HS 1.3. SGK về Làm văn 1.3.1. SGK hợp nhất năm 2000 1.3.2. SGK mới Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM VĂN 2.1. Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn THPT 2.1.1. Hệ thống bài tập làm văn trong SGK hợp nhất năm 2000 2.1.2. Hệ thống bài tập làm văn trong SGK Ngữ văn mới 2.1.3. Việc sử dụng bài tập làm văn trong dạy học làm văn 2.2. Việc xây dựng hệ thống bài tập làm văn bổ sung phù hợp với năng lực của HS 2.2.1. Khảo sát thực trạng viết văn của HS 2.2.2. Hướng đến xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn Chương 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HS 3.1. Bài tập về tìm hiểu và phân tích đề 3.1.1. Lỗi về tìm hiểu và phân tích đề của HS 3.1.2. Một số đề xuất định hướng tìm hiểu và phân tích đề cho HS 3.1.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề 3.2. Bài tập về tìm ý và lập dàn ý 3.2.1. Lỗi về tìm ý và lập dàn ý của HS 3.2.2. Một số đề xuất định hướng tìm ý và lập dàn ý cho HS 3.2.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng tìm ý và lập dàn ý 3.3. Bài tập về diễn đạt, liên kết 3.3.1. Một số lỗi về diễn đạt, liên kết thường gặp ở HS 3.3.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt, liên kết 3.4. Bài tập xây dựng đoạn văn 3.4.1. Một số lỗi về xây dựng đoạn văn của HS 3.4.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn 3.5. Bài tập xây dựng lập luận 3.5.1. Một số lỗi về lập luận của HS 3.5.2. Bài tập xây dựng lập luận KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c em thường lúng túng trong việc viết kết bài. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn kết bài, đoạn mở bài cũng là yêu cầu hết sức cần thiết trong dạy học làm văn, giúp HS có kĩ năng viết được những lời dẫn dắt vấn đề có sức hấp dẫn và những lời kết luận thỏa đáng, có sức thuyết phục. Thử tham khảo một vài đoạn kết bài của HS: * Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay. 1. Qua hai ý trên đã cho chúng ta thấy được mặt xấu của lòng ích kỉ và cái tốt của lòng vị tha cho nên những người còn đang tồn đọng trong chính bản thân mình những tính ích kỉ xấu xa ấy thì hãy nên cố gắng khắc phục và từ bỏ, cũng vì người Việt Nam nhân hậu, có lòng vị tha nên các bạn hãy cố gắng dứt bỏ đi và họ sẽ tha thứ cho dù các bạn đã có những lỗi lầm nhưng đừng bao giờ có ý định vẫn để tính ích kỉ phát triển nhé vì nó không tốt cho bạn đâu. ( Đ. T. L, lớp 10E2) 2. Vì vậy chúng ta phải noi gương theo những người có lòng vị tha. Tuy không làm được như họ nhưng chúng ta không được ích kỉ. (Ng. Th. L, lớp 10 E3) 3. Những đức tính cao quý này bản chất của mỗi người. Nó không để tính ích kỉ che đậy là bước tiến mới, giúp bản thân sống có ích, tốt hơn . Luôn hành động luôn đạo đức, luôn lẽ phải mà lương tâm mình. (Tr. O, lớp 10E2) * Đề bài : “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.” (Tố Hữu) Em hãy phân tích bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy để làm sáng tỏ ý thơ trên. 1. Qua câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng không nên tin tưởng quá mức và nên phân biệt tình yêu cá nhân và tình yêu chung của đất nước. (Ph. D. Th, lớp 10B) 2. Qua bài thơ trên cho ta thấy được hoàn cảnh mất nước Âu lạc và chuyện tình của Mị Châu và Trọng Thủy. Qua cái chết của Mị Châu tác giả đã thể hiện hình ảnh ngọc trai – giếng nước coi đó là chút đền bù của nhân dân đối với nàng. (Th. L, lớp 10E3) 3. Đây là một câu chuyện bi thương giữa đôi nam nữ trong xã hội thời đó vì đất nước nên họ đã phải chết rất bi thảm do vậy trong cuộc sống con người chúng ta phải chân trọng và giữ gìn tình yêu đó đừng vì cuộc sống hay hoàn cảnh mà hi sinh tình yêu đó, mà hãy chân trọng tình yêu đó. (L. Th. H, lớp 10E2) Từ những kết quả khảo sát trên có thể thấy cùng với những yếu kém khác HS cũng rất yếu về kĩ năng xây dựng đoạn văn. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng làm văn phải mang tính toàn diện, vì như một chỉnh thể chúng ta không thể bỏ sót bất kì kĩ năng làm văn nào – dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến cả bài văn . 3.4.2 . Bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn Kiểu 1: * Sau đây là một số đề văn: 1. Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . 2. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao. 3. Những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ ” – Vũ Trọng Phụng) Hãy viết cho mỗi đề bốn đoạn mở bài theo nhiều cách khác nhau: Trực tiếp, gián tiếp (quy nạp, diễn dịch, tương liên, đối lập). Và mỗi đề bốn đoạn kết bài theo bốn cách khác nhau: Tóm lược, vận dụng, phát triển mở rộng và liên tưởng. Kiểu 2: * Sau đây là một số lời mở bài. Hãy phân tích và cho biết chúng thuộc kiểu mở bài nào? Qua những đoạn mở bài trên em thấy người viết thường hay dùng cách mở bài nào nhiều hơn. Vì sao? 1. Văn chương xưa nay không ít hình tượng lứa đôi. dân gian thì bến và thuyền, bến đò và cây đa, kiểng với hồ, đũa ngọc với mâm vàng…Bác học thì chim liền cánh, cây liền cành, sen cùng gốc …Và ở thế giới lứa đôi ấy, tình cảm lớn lao nhất vẫn là sum họp và xa cách, biền biệt và đợi trông, nhớ thương và hờ hững, phụ bạc và thủy chung…Tình yêu nhiều lận đận của Xuân Quỳnh cũng không ngoài những điều như thế, nhưng vẫn có chỗ khác . (Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay) 2. Thơ duyên là một trong “ngũ đại thi” của Xuân Diệu. Xuân Diệu là một tâm hồn khao khát sự sống mà sự sống biểu hiện sâu sắc nhất trong cuộc đời là tình yêu lứa đôi và trong thiên nhiên là sức sống và vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật. Xuân Diệu khao khát hòa hợp và giao cảm với thiên nhiên và với cuộc đời. Giữa hai phạm vi này cũng không tách rời. Trong nhiều bài thơ ông miêu tả con người gắn bó yêu thương nhau và thiên nhiên cũng không thể vô tình, cũng quyến luyến tha thiết theo cách riêng của mình. Đó là quy luật , là đặc điểm phổ biến trong thơ Xuân Diệu, nhưng trong Thơ duyên thì dường như ngược lại, thiên nhiên tạo vật quyến luyến, giao hòa và tác động đến con người . ( Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại ) 3. Sử sách nói không cùng về tình trạng ruỗng nát và sụp đổ không cưỡng nổi của chế độ Lê – Trịnh . Hoàng Lê nhất thống chí thêm một bức tranh xuất thần. Đoạn văn này là một mẫu. K.Marx có một câu chính trị tuyện vời văn chương “Một gia cấp sắp rời vũ đài lịch sử bao giờ cũng tự nó diễn lấy vở hài kịch của chính bản thân nó”. Chỉ bốn trang sách nhỏ, hơn một nghìn chữ, mà toàn bộ cái “triều đình” ngụy trang là “phủ liêu” của Chúa Trịnh phô ra tận đáy chất hài của nó. (Dương Ngọc Vân trích Tiếng nói tri âm) 4. Sự kiện lịch sử thường diễn ra rất đỗi nghiêm túc và được nhắc lại một cách trang trọng. Tuy nhiên vẫn có những sự kiện lịch sử trông khá nghiêm túc bề ngoài nhưng lại chứa đầy tính đùa cợt bên trong (Ví dụ lịch sử chiếc huân chương Corset của đế chế Anh). Với một số nhân vật lịch sử , ý thức về thể thống, về “phương diện quốc gia” nơi họ lắm khi lỏng lẻo, hời hợt đến mức khó thể ngờ nổi, điển hình là vụ “Trịnh tông lên ngôi chúa” được mô tả trong Hoàng Lê nhất thống chí . ( Ngô Văn Quang , trích Tiếng nói tri âm ) Kiểu 3: * Đề bài: Giải thích ý của nhà thơ Chế Lan Viên: Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho lẽ sống cũng như định hướng sáng tác của Tố Hữu. Sau đây là một số mở bài của các bạn HS , em có nhận xét gì về cách viết của các bạn ? Hãy viết lại đoạn mở bài cho đề văn trên theo nhiều cách khác nhau mà em có thể . 1. Tố Hữu đã mở đầu cho lẽ sống của mình cũng như định hướng sáng tác của chính ông bằng bài thơ Từ ấy . 2. Bài thơ Từ ấy thể hiện một sức sống mãnh liệt, sống vì tổ quốc vì đồng bào dân tộc, gắn bó với mọi người qua lời thơ, muốn chia xẻ những khó khăn đối với anh em trên đất nước mình. 3. Tác phẩm Từ ấy thuộc thơ mới của nhà thơ Tố Hữu đã cho ta thấy được lẽ sống với nhiều cuộc đời và nỗi khổ khác nhau, tác phẩm vừa mang đậm cảnh sắc thiên nhiên vừa pha trộn cuộc sống đời thường của con người, tác giả đã nhìn thấy được chiều sâu về lòng người, thấy được sự khao khát cháy bỏng muốn gần gũi nhau. 4. Trong phong trào thơ mới đã qua, đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật như: Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ …Và bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu cũng là một trong những tác phẩm đó. Bài thơ Từ ấy là bài thơ trích trong phần “Máu lửa” đã cho ta thấy được lý tưởng sống của tác giả . 5. Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ mới rất nổi tiếng trong thời đại cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp ở nước ta. Ông cũng có nhiều cống hiến trong nền văn học thơ mới Việt Nam và ông cũng có nhiều bài nổi tiếng viết về cách mạng nhưng trong số những bài tôi đã được học và đọc nhưng tôi chỉ duy nhất thích bài Từ ấy. Vì bài thơ này cho tôi thấy lý tưởng sống của thanh niên thời nay. * Đề bài: Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng của Phan Châu Trinh qua đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) * Sau đây là một số kết bài của các bạn HS, em có nhận xét gì về cách viết của các bạn? Hãy viết lại đoạn kết bài cho đề văn trên theo nhiều cách khác nhau mà em có thể . 1. Có lẽ với Phan Châu Trinh, luân lí xã hội là một vấn đề đáng quan tâm. 2. Qua đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” cho thấy xã hội Việt Nam trước thế kỉ XX là một xã hội đầy bất công, lạm dụng quyền chức. Tầm nhìn của Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ vấn đề đó, ông thấy chỉ có đoàn kết, đấu tranh mới có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Để có được điều đó Phan Châu Trinh phải có tấm lòng yêu nước một tầm nhìn rộng để có thể đưa ra cách giải quyết. Và chỉ có tình yêu nước dạt dào thì Phan Châu Trinh mới có thể làm cách mạng. 4. Với tác phẩm “Về luân lí xã hội ở nước ta” cho thấy tấm lòng yêu quê hương đất nước của Phan Châu Trinh. * Đọc những đoạn văn sau và hãy cho biết chúng đã mắc lỗi như thế nào? Viết lại thành đoạn hoàn chỉnh. 1. Mị Châu đã đắm chìm trong tình yêu nên không có suy nghĩ, mất cảnh giác. Trọng Thuỷ đã dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi Trọng Thuỷ liền tráo cái nỏ thần đó và xin về thăn cha. Trọng Thuỷ đã nói trước mà Mị Châu không quan tâm gì đến lời nói đó. 2. Phan Châu Trinh quả là một nhà cách mạng tài ba. Ông đã nhận diện rõ xã hội Việt Nam, ông chủ trương đưa ra những chính sách cải cách xã hội. Những lý lẽ dẫn chứng của ông vẫn còn giá trị nguyên vẹn cho đến ngày nay. Xã hội hiện nay coi như đã có luân lý nhưng ở một số nơi vẫn còn chuyện mua quan bán tước, tham ô tham nhũng. Những con người này thì thời nào cũng có. 3. Tấm đã được hồi sinh bốn lần nhưng cả bốn lần đều bị mẹ con Cám giết hại. Cuối cùng Tấm hoá thành quả thị được bà già đem về và được hoá kiếp thành người và được vào cung lại. Còn hai mẹ con Cám thì nhận được kết cục là chết trong sự đau khổ. Kiểu 4: * Từ đoạn văn không có câu chủ đề dưới đây, em hãy viết lại thành đoạn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn mà em cho là thích hợp nhất. 1.Trước hết là hình ảnh những đứa trẻ vất vả ở phố huyện: “Mấy đứa trẻ con nhà ngèo ở ven chợ cúi lom khom…của các người bán hàng để lại”. Hàng nước của mẹ con chị Tí cũng góp phần vào bức tranh chung về cuộc sống vất vả của người lao động nghèo khổ ở phố huyện. Gia đình bác xẩm làm cho bức tranh phố huyện thêm buồn. Cả gia đình ngồi trên manh chiếu, chiếc thau để trước mặt, tiếng nhị và tiếng hát buồn thu hút đôi người qua lại. Rồi hình ảnh bác siêu vất vả với hàng gánh rong kiếm sống mà gánh phở của bác đã là món hàng xa xỉ đối với mọi người ớ phố huyện. 2. Chỉ xem cung cách, thái độ lão đối xử với con chó Vàng của lão, đã thấy lắm mâu thuẫn rồi: lão thương “cậu Vàng” như “một mụ hiếm hoi” thương “đứa con cầu tự” nhưng lại giả bộ ghét bỏ nó để tỏ ra thương hơn; lão an ủi nó “ông để cậu Vàng ông nuôi” nhưng lại rồi “bán phắt đi” và, lúc bán rồi , lão “cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng trông lão “cười như mếu”, mắt ầng ậng nước” …! Kiểu 5: * Cho các câu chủ đề sau : 1. Trao duyên là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời Thúy Kiều: Bi kịch tình yêu. 2. Thu điếu là bức tranh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. 3. Thị Nở - Chí Phèo, một tình yêu kỳ lạ trong văn học Việt Nam. Hãy triển khai những câu chủ đề trên thành hai đoạn văn: đoạn quy nạp và đoạn diễn dịch. 3.5 . Bài tập xây dựng lập luận Văn nghị luận được xây dựng trên cơ sở tư duy lôgic trừu tượng và lý tính. Vì vậy đối với HS một bài văn nghị luận không chỉ cần có ý mà cần phải có lý, vì đích cuối cùng của nghị luận là thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Sự kết hợp chặt chẽ về ý và lý là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận. Lý là cái cốt lõi lôgic của nội dung, nền tảng của sức thuyết phục . Để bài văn bảo đảm tính có lý, cần thiết phải có lập luận, nói cách khác lập luận là thao tác chính, quan trọng nhất khi viết văn nghị luận. Cho nên văn nghị luận còn có người gọi là văn lập luận. Quan niệm về lập luận trong nhà trường THPT hiện nay đã có nhiều đổi thay. Nếu trước đây chúng ta dạy HS xây dựng luận cứ, cách luận chứng …thì đến nay những thao tác đó được bao quát trong những thao tác lớn hơn, xây dựng luận cứ, cách luận chứng… trong thao tác phân tích, trong thao tác bình luận, trong thao tác bác bỏ… (những thuật ngữ như luận cứ , luận chứng cũng còn rất ít được sử dụng). Những vấn đề về lập luận đã được chương trình mới triển khai một cách thấu đáo, chặt chẽ và được nhìn từ một góc độ mới mẻ. Các bài học về văn nghị luận chủ yếu là bài học về các thao tác lập luận, như phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận …Nhưng trên thực tế phần lớn HS vẫn chưa biết cách lập luận, các em chủ yếu sử dụng thao tác phân tích cho tất cả các đề văn, kể cả nghị luận xã hội – kiểu nghị luận cần được bình luận, so sánh, bác bỏ… mặc dù theo chương trình mới các em đã được rèn luyện rất nhiều, có tiết thực hành làm bài tập sau mỗi bài học. Vì vậy bài tập về lập luận cũng cần được bổ sung cho HS luyện tập thực hành nhiều hơn nữa để các em có thể sử dụng thành thạo nhiều thao tác lập luận hơn, cho bài làm giàu sức thuyết phục hơn, linh hoạt trong từng đề văn khác nhau. 3.5.1. Một số lỗi về lập luận của HS Lỗi lớn nhất về lập luận là bài viết không có lập luận, lan man, kể lể, những điều các em viết không thể gọi là lý lẽ, lập luận, bài viết cũng không mang tính chất của bài văn nghị luận. Thực tế là khái niệm lập luận HS nắm rất lơ mơ nên khi viết các em không thể vận dụng được các thao tác lập luận vào bài văn của mình. Đây là một đoạn trong bài viết của HS. 1. Đối với HS chúng ta thì càng phải có đức tính tôn sư trọng đạo. Chúng ta phải biết kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo. Quan tâm, cởi mở hoặc trong quá trình học phải hoạt động, phát biểu xây dựng bài. Khi thầy cô đã dạy cho chúng ta những điều chúng ta chưa biết, những điều tốt đẹp nhất, những bài học mà thầy cô dạy cho chúng ta thì khi về chúng ta phải học bài và làm những bài tập mà thầy cô giao cho. Khi gặp các thầy cô ở ngoài thì có thể hỏi thăm hay chào cũng là một biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo. 2. Trọng đạo là chúng ta phải biết tôn trọng mọi người. Thì chúng ta cũng sẽ được mọi người kính trọng, nể phục. Trong cuộc sống có những đạo lý mà chúng ta cần phải tôn trọng. Vì những đạo lý đó khuyên chúng ta sống theo lẽ phải. Không vì những danh lợi mà bán rẻ lương tâm mình. Những người như vậy sẽ không được mọi người tôn trọng, ngược lại còn bị khinh rẻ. Trọng đạo không đủ để hoàn thiện con người mà nó cần kết hợp với tôn sư. Vì vậy mới có câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo” . Một lỗi thường gặp trong bài viết của các em nữa là lập luận thiếu logic, kết luận không rõ ràng, không nêu được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình về vấn đề đang được nghị luận. 1. Bạn nghĩ thế nào khi lòng vị tha không còn tồn tại? Thật kinh khủng nếu như chỉ còn lại trên đời tính ích kỉ nhỏ nhen. Tôi cũng không biết rằng xã hội sẽ ra sao và sẽ như thế nào nếu như lòng vị tha của con người vĩnh viễn mất đi. Tóm lại một con người có lòng vị tha khoan dung độ lượng sẽ được mọi người kính trọng. 2. Đã từng có câu: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”. Và câu này ý muốn nói là không ai để bụng những người mà biết hối lỗi cả, khi mà ai đó có lỗi thì hãy xem xét lại cái lỗi của họ có nặng hay không thì khi đó bạn hãy đưa ra quyết định, nếu ai cũng như vậy thì lòng vị tha sẽ lấn áp đi tính ích kỉ trong mình. Thứ ba là vì không nắm vững nội dung tác phẩm, không thuộc thơ nên những dẫn chứng các em đưa ra không chính xác, không đáng tin cậy, trích dẫn sai làm cho bài viết phản tác dụng thuyết phục người đọc. An Dương Vương nghe tin Mị Châu giúp chồng mình liền lấy giao chém đứt đầu nàng và lấy sừng tê bảy tấc rẻ xuống biển và chết. Sau đó Trọng Thủy đã hối hận và nhảy xuống sông tự vẫn. Đó là ba lỗi thường gặp nhất về lập luận trong bài viết của HS, chúng ta nên lưu ý để có thể xây dựng bài tập bổ sung hiệu quả và thực tế nhất. 3.5.2. Bài tập xây dựng lập luận Hệ thống bài tập làm văn nghị luận trong chương trình mới phần lớn và chủ yếu là bài tập về lập luận, vì đó là những bài tập tương ứng với hệ thống bài học trong SGK. Vì vậy ở đây chỉ xin đề xuất một số bài tập bổ sung mang tính ứng dụng chung để sửa lỗi và rèn luyện thêm về lập luận cho HS. Kiểu 1: * Từ những đoạn văn thiếu lập luận sau em hãy dùng cách lập luận của mình viết lại thành những đoạn văn có lập luận lôgic, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục theo như ý người viết muốn trình bày. 1. Câu tôn sư trọng đạo hầu như rất gần gũi với con người không ai mà không hiểu câu này. Câu này nói lên chúng ta cần tôn trọng thầy cô mà đã dạy chúng ta. Vì thầy cô là người mà dạy cho chúng ta biết được nhiều điều hay và tốt. Trong cuộc sống của chúng ta thì có rất nhiều câu thơ, danh ngôn, tục ngữ về công ơn của thầy cô chẳng hạn như có câu sau:“Không thầy đố mày làm nên” câu này nói lên công ơn thầy cô rất to lớn. Vì thầy cô là người dạy chúng ta thành một người tốt , một người con ngoan. 2. Ở nước ta thì chưa có luân lý xã hội bởi nước ta ít ăn học, ít hiểu biết và không có tính đoàn thể. Tình hình nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, số lượng dân mù chữ khá nhiều, nhân dân chỉ biết cày thuê cuốc mướn , làm việc cực nhọc để kiếm tiền nuôi sống bản thân, không được ăn học tới nơi tới chốn , không coi trọng học hỏi, tìm hiểu các vấn đề về luân lý xã hội. 3. Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng yêu nước thương dân của Phan Châu Trinh qua đoạn trích “Về luân lý xã hội ở nước ta”. Ông đã phê phán được những lũ học trò trong nước ham quyền thế ham bả vinh hoa mà không biết pháp luật là gì. Ông đã phê phán và biết lo cho xã hội sống vì lý tưởng và luân lý xã hội đạo đức và nâng cao dân trí và có tấm lòng yêu quê hương đất nước mà không ham sống bỏ đất nước. 4. “Xay hết lò than đã rực hồng” hình ảnh ngọn lửa hồng đỏ rực cho thấy trời đã tối đi nhiều, khi cô gái xay hết thì trời đã tối sẫm đi chỉ còn ngọn lửa đã đỏ rực lên thể hiện sự vất vả của người con gái cũng như người dân phải cực khổ thể hiện ước mơ của Bác muốn đất nước mình được giải phóng thoát khỏi áp bức bóc lột, có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. 5. Ý nghĩa của Chế Lan Viên là nói đến cách sống của Tố Hữu. Ông là một người có lý tưởng cách mạng cao, có một cuộc sống luôn gắn bó với những người khốn khổ. Ông là một người cao thượng, không ham giàu sang mà luôn muốn sống như những người nghèo khổ, cơ cực, không có một cuộc sống ổn định, nay đây mai đó, xem những người đó là đại gia đình của mình. Kiểu 3: 1. Giả sử phải trình bày một luận điểm nào đó về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta từ xưa đến nay, anh (chị) sẽ chọn luận điểm nào để trình bày? Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các thao tác lập luận đã học để trình bày luận điểm ấy. 2. Hãy trình bày lập luận của anh (chị) về luận điểm: Con người luôn cần phải có lòng vị tha. Kiểu 4: * Từ những đoạn văn có lý lẽ không lôgic, không có sức thuyết phục và dẫn chứng không chính xác sau em hãy viết lại sao cho chuẩn xác, hợp lôgic. 1. Khi cha Tấm mất đi dì ghẻ bắt Tấm làm hết mọi việc. Cám thì toàn tranh đồ của chị, cả chiếc yếm đỏ phần thưởng của giỏ tép Cám cũng không để cho chị tuy mình có rất nhiều đồ đạc. Mẹ con Cám đã làm nhiều chuyện không đúng, làm hại đến mọi người xung quanh, làm hại mọi người nên cuối cùng phải chịu kết cục đau buồn, trên đường về quê hai mẹ con bị sét đánh chết , đền tội cho những việc độc ác mà mình gây nên. 2. Xem được nỏ thần Trọng Thủy cười với nụ cười đắc ý. Từ đó ngày đêm Trọng Thủy đọc sách Mị Châu hỏi thì Trọng Thủy đáp đang đọc những quyển sách của các nhà thơ nổi tiếng nhưng thật ra Trọng Thủy đang rèn luyện binh thư, vẽ bản đồ bày binh bố trận cửa vào nước Âu Lạc và tìm cách lấy nỏ thần. Vậy mà Mị Châu cứ tưởng chồng mình đang làm việc miệt mài vì sự nghiệp của cha mình, ngày ngày cơm canh tươm tất cung phụng. 3. Vua bảo ai ướm vừa giày sẽ là vợ mình, quan trong triều đi đến từng nhà và khi đến nhà Cám thì mụ dì ghẻ bắt Tấm phải ở trên gác không được ướm giày. Khi mẹ con Cám đã ướm xong thì các quan vô tình nhìn thấy bóng người trên gác và kêu xuống ướm giày. Tấm mang vào vừa khít và về cung làm hoàng hậu. KẾT LUẬN Dạy học làm văn nói chung và việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng trong dạy học Ngữ văn. Làm văn là phần thực hành tổng hợp của cả quá trình học Ngữ văn, vì vậy chúng ta không thể bỏ qua việc làm bài tập của HS. SGK Ngữ văn mới là một thành tựu lớn trong dạy học Ngữ văn, riêng về làm văn đã có một bước tiến khá xa so với trước đây. Với việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập bổ sung đề tài góp phần khẳng định tính thực hành của dạy học làm văn, học làm văn là học thực hành, học làm văn là phải làm bài tập. Đề tài đi từ việc phân tích những hệ thống bài tập đã có từ trước đến nay và dựa vào một số dạng, loại bài tập cơ bản trong SGK để làm nền tảng cho việc xây dựng bài tập bổ sung. Một bài văn chỉ là một bài tập lớn và phải có quá trình luyện tập thực hành nhiều kĩ năng mới có thể viết được bài văn hoàn chỉnh, đạt yêu cầu. Nó là kết quả tổng hợp của tất cả những kiến thức văn học, vốn sống, tri thức xã hội, quan điểm, tình cảm và những kĩ năng xây dựng bài văn. Cả khi có những tri thức về văn học và về xã hội dồi dào, phong phú cũng chưa thể tổ chức chúng thành một bài văn nếu không nắm vững và thành thạo các kĩ năng làm văn. Từ trước đến nay trong nhà trường THPT khái niệm về bài tập làm văn còn mờ nhạt, cả GV và HS đều chưa nghiêm túc trong việc thực hiện chúng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm chất lượng của những bài văn HS. Từ thực tế khảo sát cho thấy đa số HS chưa biết làm văn, không nắm được các kĩ năng làm văn và chỉ viết theo cảm tính. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng “Ở đây một phần do lý thuyết làm văn của ta chưa xây dựng được một hệ thống khoa học, thống nhất chặt chẽ” [42, tr.42] Vì vậy để khắc phục được tình hình trên, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, ở đây đề tài dựa vào bài viết của HS, xác định những yếu kém cụ thể về kĩ năng làm văn để thiết kế bài tập rèn luyện. Trên thực tế, những đề xuất về bài tập làm văn của đề tài vẫn chưa được thực hiện một cách rộng rãi mà mới chỉ được khảo sát thực nghiệm, vì vậy chúng tôi mong muốn có được sự góp ý, nhận xét, bổ sung của nhiều người để tạo ra một hệ thống bài tập thực sự có hiệu quả. Điều làm chúng tôi băn khoăn nhất khi thực hiện đề tài này là làm thế nào để bài tập làm văn có thể gây hứng thú cho HS thực hiện được và khi phải rèn luyện lại các kĩ năng làm văn chúng ta phải phân bố thời gian như thế nào khi mà trong chương trình không có bài học.Và sao cho ngày càng có nhiều hệ thống bài tập bổ sung phong phú, đa dạng hơn nữa để việc làm bài tập làm văn trở thành việc làm thường xuyên, thành thói quen như là thực hiện bài tập của các môn học khác, để bài tập làm văn thực sự trở thành một phần của dạy học làm văn. Thực tế cho thấy HS rất cần phải được thực hành rèn luyện các kĩ năng làm văn, rất cần được tự sửa lỗi trong bài viết của mình qua hệ thống bài tập bổ sung của thầy cô giáo. Theo chúng tôi nếu bài tập làm văn có được một vị trí xứng đáng trong dạy học làm văn thì HS hoàn toàn có thể thực hiện được các bài tập làm văn và con đường đi đến những bài văn đạt yêu cầu của các em cũng ít gian nan hơn. Vì vậy hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất và xây dựng cũng chỉ là một phương án, chủ yếu là nêu vấn đề và đưa ra một giải pháp mang tính thực tế - rèn luyện kĩ năng làm văn thông qua hệ thống bài tập sửa lỗi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 2. Lê A (chủ biên), Nguyễn Trí (2001), Làm văn , Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (2000), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục. 4. Trần Thanh Bình (1983), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và môn học tiếng Việt – làm văn” , Đại học và THCN , số 4 . 5. Trần Thanh Bình (1985), “Bàn thêm một số vấn đề của nguyên tắc dạy tiếng Việt”, Đại học và THCN, số 3. 6. Trần Thanh Bình (1986), “Về một hướng gắn bó ngữ pháp với tập văn”, Tập san Giáo dục cấp III, số 1. 7. Đỗ Hữu Châu, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Cao Đức Tiến (1994), Tiếng Việt – Làm văn 10 (Bồi dưỡng chuyên ban), Vụ giáo viên. 8. Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Lưu, Nguyễn Quốc Túy (1982), Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn bậc THPT cấp III, Nxb Giáo dục. 9. Trương Dĩnh (1990), Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Làm văn, ĐHSP Huế. 10. Trần Thanh Đạm (chủ biên), (200), Làm văn 10, Nxb Giáo dục. 11. Trần Thanh Đạm (chủ biên), (2000), Dàn bài tập làm văn 10, Nxb Giáo dục. 12. Trần Thanh Đạm (chủ biên), (2000), Làm văn 10 (SGV), Nxb Giáo dục. 13. Thẩm Thệ Hà (1959), Phương pháp làm văn nghị luận, Nxb Sống mới. 14. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ , Nxb Giáo dục. 15. Đỗ Kim Hồi (1997), Nghĩ từ công việc dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Đỗ Kim Hồi (2000), “Thêm một lời nói ngắn về dạy học Làm văn”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11. 17. Đỗ Kim Hồi (1986), “Vài ý nghĩ xung quanh vấn đề kiểu bài văn nghị luận”, Tập san Giáo dục cấp III, số 1. 18. Nguyễn Thanh Hùng (1995), Một số vấn đề về văn nghị luận ở cấp 2, Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Thanh Hùng (1992), “Sự tồn tại của phương pháp dạy học là cụ thể”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2. 20. Hà Thúc Hoan (2006), Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành, Nxb Huế - Thuận Hóa. 21. Hà Thúc Hoan (2003), Tiếng Việt thực hành, Nxb Tổng hợp TPHCM. 22. Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt – Làm văn (Tóm tắt giáo trình), Trường ĐHSP TP.HCM . 23. I.F.Khalamôp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nxb Gíáo dục. 24. Lê Phước Lộc (1997), Giáo trình lý luận dạy học cho các môn học, ĐHCT. 25. Phan Trọng Luận (2006), “Đề văn và câu chuyện thi cử”, Văn nghệ trẻ, số 29. 26. Phan Trọng Luận (2000), Phương pháp dạy học Văn, Nxb Giáo dục. 27. Phan Trọng Luận (1969), Rèn luyện tư duy qua giảng dạy Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn – Tài liệu bồi dưỡng GVVH cấp III miền Nam , Nxb Giáo dục. 29. Phan Trọng Luận (1995), “Chặng đường 40 năm của chuyên ngành PPGD Văn”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2. 30. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (T1, T2), (SGV), Nxb Giáo dục. 31. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (T1, T2), (SHS), Nxb Giáo dục. 32. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1, T2), (SGV), Nxb Giáo dục. 33. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1, T2), (SHS), Nxb Giáo dục. 34. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007), Bài tập Ngữ văn 10 (T1, T2), Nxb Giáo dục. 35. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2000), Làm văn 11, Nxb Giáo dục. 36. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2000), Làm văn 11(SGV), Nxb Giáo dục. 37. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2000), Dàn bài tập làm văn 11(SGV), Nxb Giáo dục. 38. Luật giáo dục, (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Hữu Lương (2002), Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc, Nxb Văn hóa thông tin. 40. Nguyễn Công Lý (1997), Giáo trình dành cho sinh viên khoa Ngữ văn và ĐH Đại cương, Nxb Đà Nẵng. 41. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002), 217 đề và bài văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 42. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (1995), Muốn viết được bài văn hay, Nxb Giáo dục. 43. Hoàng Như Mai (2005), “Sự rung cảm và sáng tạo của học sinh có nguy cơ mòn” , Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 6. 44. Nhiều tác giả (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường PT theo chương trình và SGK mới, Nxb Nghệ An. 45. Nhiều tác giả (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 46. Nhiều tác giả (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội. 47. Nhiều tác giả (2006), Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận, Nxb Giáo dục. 48. Những bài văn đạt giải quốc gia học sinh giỏi THPT (2006), Nxb Giáo dục. 49. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH –Trung tâm từ điển học. 50. Nguyễn Khắc Phục (2007), “Nền móng giáo dục chính là niềm tin”, báo Tuổi trẻ, số 3 / 9. 51. Hải Phương (2006), Cách sửa chữa những tật xấu của trẻ, Nxb VH thông tin. 52. Bảo Quyến (2003), Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục. 53. Tài liệu bồi dưỡng dạy SGK Làm văn 10, 11 , 12, (1990, 1991, 1992),Vụ Giáo viên, Nxb Giáo dục. 54. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn Văn, Trường ĐHSP TPHCM. 55. Thủy Thanh (lược ghi) (2008), “Những câu văn “kinh dzị”, báo Thanh niên, số 164. 56. Đỗ Ngọc Thống (2001), “Đề văn nghị luận”, Văn học và tuổi trẻ, số 11. 57. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục. 58. Đỗ Ngọc Thống (1997), Làm văn từ lý thuyết đến thực hành, Nxb Giáo dục. 59. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tài liệu cho chuyên đề, Tài liệu lưu hành nội bộ. 60. Hà Bình Trị (2002), “Thực trạng dạy học Ngữ văn ở THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 10. 61. Rez , Z .Ia (1983), Phương pháp luận dạy văn học, Nxb Giáo dục. 62. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2008), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục. 63. Lê Xuân Soan (2006), Giảng dạy tập làm văn ở trường THCS, Nxb ĐHQG TPHCM. 64. Lê Xuân Soan (2007), Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, Nxb ĐHQG TPHCM. 65. Nguyễn Quốc Siêu (2001), Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb Giáo dục. 66. Trần Đình Sử (2001) , “Về vấn đề dạy làm văn ( Tạo lập văn bản trong chương trình , SGK Tiếng Việt , Làm văn ở trường PT ( từ lớp 1 – lớp 12)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 16. 67. Trần Đình Sử (1998), “Môn văn thực trạng và giải pháp”, báo Văn nghệ, số 7. 68. Trần Đình Sử (chủ biên), (2006) Làm v ăn 12, Nxb Giáo dục. 69. Trần Đình Sử (chủ biên), (2006) Dàn bài tập làm văn 12, Nxb Giáo dục. 70. Trần Đình Sử (chủ biên), (2006) Làm v ăn 12(SGV), Nxb Giáo dục. 71. Hà Hồng Vân, Nguyễn Minh Chính (1995), Giáo trình phương pháp dạy Tiếng Việt – Làm văn, ĐH Cần Thơ. 72. Hà Hồng Vân (1995), Phương pháp dạy câu Tiếng Việt cho học sinh THPT ( Luận án Thạc sĩ KH Ngữ văn ), ĐHSP TPHCM. 73. Hà Hồng Vân (1998), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT trong việc dạy học Tiếng Việt (Giáo trình BDTX chu kỳ 1996- 2000), ĐH Cần Thơ. 74. Trịnh Xuân Vũ (2000), Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, Nxb ĐHQG TPHCM. 75. Dantri.com.vn, Bài văn đạt điểm 10 còn thiếu sự sáng tạo. 76. Dantri.com.vn, Vui buồn chuyện chấm thi môn văn . 77. Dantri.com.vn , Những bài văn cười ra nước mắt . 78. evan.com.vn, Sự xuống cấp về chất lượng bài văn của HS và những biện pháp . 79. Vietnamnet. com. vn, Một quan niệm giáo dục mới. PHỤ LỤC MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC LÀM VĂN 1.Trong môn Ngữ văn em thích giờ học nào nhất? A. Đọc - hiểu tác phẩm văn học. B. Tiếng Việt. C. Làm văn. 2. Em suy nghĩ như thế nào về giờ học Làm văn ? A. Rất thích. B. Bình thường . C. Nhàm chán, tẻ nhạt. D. Ý kiến khác (……………………………………………………… …………………………………………………………………) 3. Theo em học Làm văn và làm bài tập Làm văn có tác dụng như thế nào? A. Giúp em viết văn tốt hơn. B. Chưa thấy tác dụng. 4. Em thường làm bài tập Làm văn trong SGK như thế nào? A. Đúng theo yêu cầu của thầy cô. B. Làm tất cả bài tập trong SGK. C. Chưa biết cách làm bài tập. 5 . Em có làm bài tập Làm văn trong sách Bài tập Ngữ văn không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Không bao giờ. 6 . Em có đọc những bài đọc thêm về Làm văn trong SGK không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Không bao giờ. 7 . Thầy cô hướng dẫn các em sử dụng sách Bài tập Ngữ văn như thế nào? A. Hướng dẫn cặn kẽ , kĩ càng . B. Nói sơ sài về việc sử dụng sách. C. Không đề cập đến . 8 . Thầy cô kiểm tra việc làm bài tập làm văn của em như thế nào ? A. Kiểm tra kĩ tất cả bài tập được giao . B. Thỉnh thoảng mới kiểm tra . C. Không bao giờ kiểm tra . * Kết quả khảo sát : Chỉ có khoảng 10% HS trả lời thích học Làm văn, có đến 60% HS nghĩ rằng giờ học làm văn rất tẻ nhạt, nhàm chán, buồn ngủ. Còn những ý kiến khác đa số cho là do thầy cô. Có khoảng 40% HS chưa biết cách làm bài tập làm văn và chưa thấy hiệu quả, tác dụng của việc làm bài tập. Rất ít HS sử dụng sách Bài tập Ngữ văn, thầy cô giáo cũng chưa đề cập đến sách Bài tập Ngữ văn, chưa hướng dẫn cho HS sử dụng sách và chưa kiểm tra kĩ lưỡng. Từ kết quả khảo sát trên cho phép chúng tôi khẳng định lại một lần nữa thực trạng về dạy học làm văn trong nhà trường THPT như đã đề cập ở các chương trên. Tuy chúng chưa thật đầy đủ để có thể nhìn nhận một cách toàn diện những vấn đề trong dạy học làm văn nhưng phần nào cũng cho chúng ta thấy rằng việc dạy học phân môn này trong nhà trường vẫn chưa có hiệu quả. MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA GV XUNG QUANH VẤN ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN Cô Nguyễn Thị Ngọc Giai (Trường THPT Trần Phú) Ý tưởng và đề xuất xây dựng hệ thống bài tập làm văn bổ sung dựa vào lỗi trong bài viết của HS là rất hay và thiết thực, có thể vừa sửa lỗi cho HS vừa luyện tập thêm kĩ năng làm văn. Tuy nhiên đây là hệ thống bài tập bao gồm tất cả các kĩ năng làm văn mà trong chương trình không có những bài học tương ứng. Vậy vấn đề là chúng ta làm sao cho HS có thể thực hiện được những bài tập này. Cô Hoàng Thị Thanh Tâm (Trường THPT Nguyễn Huệ - TP Vũng Tàu) Về phía GV chúng ta có thể theo ý tưởng của luận văn để xây dựng bài tập sửa lỗi cho HS, nhưng từ trước đến nay HS vốn dành rất ít thời gian cho bài tập làm văn và làm theo kiểu đối phó, qua loa, mà đó mới chỉ là bài tập trong SGK. Bây giờ còn có thêm bài tập bổ sung tôi không dám chắc HS sẽ thực hiện được. Vì vậy phải áp dụng vào thực tế mới có thể đánh giá được. Cô Lữ Thị Trà Giang (Trường THPT Trần Văn Quan) Nếu chỉ xét riêng về hệ thống bài tập làm văn mà luận văn xây dựng dành cho những HS có trình độ tương đương với số HS được khảo sát thì như vậy là khá đầy đủ. Vì đây chỉ là bài tập bổ sung mà là bổ sung theo kiểu sửa lỗi nên chủ yếu phụ thuộc vào từng kiểu lỗi của HS mà thiết kế bài tập cho phù hợp, mỗi kiểu lỗi khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau. Ở đây đóng góp lớn nhất chính là ý tưởng về một hệ thống bài tập mang tính sửa lỗi, tuy nhiên làm được điều này không phải dễ. Cô Hoàng Thị Xuân Khai (Trường THPT Trần Phú) Tôi cho rằng rất khó thực hiện những bài tập này vì đa số HS vốn không dành nhiều thời gian cho môn Ngữ văn nói chung, làm văn nói riêng và không có hứng thú với làm văn. Tuy nhiên nếu trực tiếp cho các em sửa lỗi trong bài viết của mình thì có thể sẽ có hứng thú, nhưng liệu chúng ta có thời gian để thực hiện điều này không khi mà áp lực về chương trình, về tiến độ bài học còn nặng, hơn nữa giờ học cho làm văn không có nhiều.Tôi rất băn khoăn về vấn đề này và bản thân tôi cũng chưa thể thực hiện được. Cô Nguyễn Thị Hà (Trường THPT Trần Phú) Tôi cho rằng vấn đề không phải là thời gian, vì nếu so với chương trình cũ chương trình mới còn có giờ học thực hành làm bài tập làm văn, nếu sắp xếp hợp lý chúng ta vẫn có thể làm được. Cô Tống Thị Mai Khanh (Trường THPT Hòa Hội) Vấn đề này còn khá mới mẻ đối với cả GV và HS, chỉ với một số bài tập trong SGK HS đã tỏ ra lơ là và thực hiện theo kiểu đối phó, các em thường làm theo những hướng dẫn, gợi ý trong các sách bài tập. Nếu có thêm bài tập bổ sung tôi rất nghi ngờ về khả năng làm bài của HS. Nhưng nếu không có chỗ dựa từ các sách bài tập và phải tự lực tôi hy vọng các em sẽ khá hơn. Điều này tôi cho rằng phần lớn phụ thuộc vào GV, phải là người có tâm huyết mới có thể làm được. Cô Phạm Thị Linh Sa (Trường THPT cấp II-III Hoàng Văn Thụ, Nha Trang) Điều này phụ thuộc chủ yếu vào GV. Nếu chúng ta có yêu cầu và kiểm tra chặt chẽ thì dù muốn hay không, thích hay không thích HS cũng phải thực hiện, vì đối với việc này nói đến thích thì ngay cả GV cũng không thích. Nhưng để giúp HS tiến bộ và nếu thực hiện có hiệu quả thì sẽ tạo được sẽ tạo được hứng thú cho cả HS và GV. Tôi cho rằng đây là một ý tưởng khá hay. Cô Huỳnh Hoa Hồng Tú (Trường THPT Chư-sê, Gia Lai) Đề tài mang tính thực tế, rất gần gũi, thiết thực với việc dạy học ở trường THPT. Tôi nghĩ rằng đối với đa số GV đây là việc làm không dễ thực hiện, nhưng tôi rất mong những hệ thống bài tập như thế này sẽ được áp dụng thực hiện trong dạy học làm văn. Cô Nguyễn Thị Yến Trinh (Trường THPT Trần Khai Nguyên, TPHCM) Việc thực hiện những bài tập làm văn cũng có những khó khăn nhất định cả về phía GV và phía HS, những khó khăn này tác giả luận văn đã phân tích. Nếu chúng ta làm cho HS thấy được tính thực hành của làm văn thì HS nhất định sẽ tự giác thực hiện tất cả các bài tập. Đây là hệ thống bài tập sửa lỗi mà theo tôi chúng rất cần thiết trong dạy học làm văn. Cô Nguyễn Thị Kim Thùy (Trường THPT DTNT Ngọc Hồi, Kon Tum) Đối với HS vùng xa như HS của chúng tôi, tôi cho rằng bài tập sửa lỗi là rất cần thiết vì các em yếu hơn nhiều so với HS ở đồng bằng. Những bài tập như thế này không phải là dễ thực hiện nhưng vì nó khá gần gũi với HS nên tôi nghĩ các em có thể làm được, và qua đó cũng nâng cao tính thực hành của dạy học làm văn. MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA HS * Đề bài 1: Có ý kiến cho rằng: Truyện cổ tích thể hiện mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, trong đó người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị . Anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy dựa vào truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ ý kiến của mình. Bài làm: Có ý kiến: Truyện cổ tích thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng trong đó người hiền sẽ gặp lành kẻ ác sẽ bị trừng trị Theo tôi thì đồng ý với nhận xét trên Tấm mồ côi cha mẹ từ nhỏ ở với mụ dì ghẻ và con của mụ. Tấm làm việc vất vả suốt ngày đêm. Còn cô con gái của mụ thì cứ ăn sung mặt sướng không phải làm gì cả Có một lần mụ dì ghẻ treo giải thưởng cái yếm đỏ cho ai được nhiều tép nhất sẽ được thưởng. Cám lừa lấy hết giỏ tép của Tấm để nhận thưởng Tấm được Bụt cho một con cá Bống mẹ con Cám biết được dụ Tấm ra khỏi nhà rồi giết cá Bống ăn thịt. Một lần mở hội mẹ con Cám không cho Tấm đi đã trộn thóc và gạo bắt Tấm nhặt Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm và đã cho Tấm trang phục để đi hội khi nhà vua bắt gặp được Tấm và đem lòng yêu nàng,nàng đã làm mất chiếc giày nhà vua đã lấy giày của nàng đem đi thử cho tất cả cô gái cuối cùng đã tìm được nàng và tấm được làm hoàng hậu mẹ con Cám rất tức giận cho đến ngày giỗ tổ của cha Tấm đã xin vua cho về quê để giỗ cha bắt Tấm trèo lên cây cao để hái cao cúng cha khi Tấm trèo lên tới ngọn mẹ con Cám đã chặt cây để cho Tấm té chết. Mẹ con cám đã nói láo với vua là Tấm đã ngã bệnh chết. và con gái của mụ đã vào cung thay thế cho chị của cô lúc bấy giờ Tấm đã trải qua bốn kiếp hồi sinh: chim vàng anh, sau đó thành cây xoan đào và tiếp theo là khung cửi và cuối cùng là quả thị do mẹ con cám mà ra. Và cuối cùng Tấm đã trở lại thành người .Cám đã trở về kể tất cả với nhà vua. Lúc đó Tấm đã trả thù bằng cách bắt mụ dì ghẻ và chặt mụ ra làm mắm đem về cho cám ăn còn cám thì Tấm đã sai người nấu nước sôi bỏ xuống hố và bắt cám bỏ xuống hố. Thật đúng vậy mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng trong đó người hiền sẽ gặp lành kẻ ác sẽ bị trừng phạt trong câu chuyện này Tấm là người hiền đã gặp lành chết đi sống lại và được làm hoàng hậu còn mẹ con cám là kẻ ác chắc sẽ bị trừng trị. Tấm đã trừng trị họ một cách xứng đáng. (Bài làm của Tr. A. H, lớp 10E3) * Đề bài 2: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.” (Tố Hữu) Em hãy phân tích bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy để làm sáng tỏ ý thơ trên. Bài thơ “Tố Hữu” đã gợi lên tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy qua từng chi tiết, với câu thơ “tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, trái tim lầm chổ để trên đầu “ nhà thơ đã muồn gợi lên tình cảm của hai người. vào trong bài thơ thể hiện nỗi lòng của nhân dân qua nhân vật Mị Châu, nàng là một người con gái hiền lành, chăm chỉ, đôn hậu, nhưng Mị Châu cũng rất trân trọng tình cảm, Mị Châu được nhà thơ thể hiện qua xã hội ngày xưa. Sau khi An Dương Vương được rùa vàng giúp đỡ nhà vua xây thành chế nỏ trong khi đó rùa thần giúp nhà vua xây nửa tháng là xong, để có thể bảo vệ đất nước không bị giặc ngoại xâm nhập vào lãnh thổ của mình. Nhà vua An Dương Vương xây thành giúp nhân dân được sống trong hạnh phúc, ấm no. Nhà thơ “Tố Hữu” đã nói lên Châu là một người rất trọng tình cảm. Sau khi Trọng Thủy mang lễ vật sang cưới Mị Châu. Trọng Thủy với một lòng rầt thương Mị Châu, đây là một tình cảm rất thủy chung của Trọng Thủy với Mị Châu. Sau khi Trọng Thủy cưới lấy Mị Châu, Trọng Thủy lấy mọi cách để kêu Mị Châu đưa Trọng Thủy vào xem lấy nỏ thần như thế nào? Mị Châu rất mềm lòng liền đồng ý với Trọng Thủy, khi Trọng Thủy xem được nỏ thần của An Dương Vương, Trọng Thủy tìm đủ mọi cách để lấy nỏ thần vế nước và mang quân sang xâm lược An Dương Vương. Trong khi đó An Dương Vương với tư tưởng chủ quan đã để nước rớt vào tay giặc làm cho đất nước rớt vào tình cảnh éo loe. Nhà thơ “Tố Hữu” đã gợi lên với câu thơ “Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu” cũng như Mị Châu và Trọng Thủy. Mị châu đã lầm lỡ tin lấy lời Trọng Thủy mà để cho đất nước ngày hôm nay rơi vào tay giặc. “Tố Hữu” đã gợi lên nỗi lòng của mình vào trong bài thơ khi Mị Châu vẫn còn rất trọng tình với Trọng Thủy, nhưng Trọng Thủy chỉ muốn lấy được nỏ thần mà đã nhiều lần phản bội với Mị Châu. Trọng Thủy chỉ một lòng lấy nỏ thần chứ chưa bao giờ yêu thương Mị Châu thật lòng. Khi nỏ thần rơi vào tay giặc nhà vua An Dương Vương đã nghi ngờ lấy Mị Châu làm cho đất nước ngày hôm nay trở nên như vậy. An Dương Vương vẫn nghi ngờ lấy Mị Châu đã lấy nỏ thần trao cho tay giặc. làm cho cơ đồ của ngày hôm nay trở nên như vậy. Nhà thơ đã phân tích qua bài thơ rất rõ ràng để Mị Châu ngày càng u mê. Khi Mị Châu bị nhà vua An Dương Vương kết tội làm giặc cho đất nước rơi vào khủng hoảng ,Còn Trọng Thủy một lòng muốn lấy được cả đất nước và trái tim người đẹp mà đã phản bội lấy tình yêu của Mị Châu, khi đất nước rơi vào hoàn cảnh như vậy? còn Trọng Thủy thì một lòng thương về Mị Châu. Khi An Dương Vương đã hiểu lầm về Mị Châu là giặc, An Dương Vương chẳng hiểu nỗi sao khi rùa vàng tức “sứ thanh giang” nói nhưng vậy, làm cho Mị Châu khó sự sử về việc khi bị nhà vua An Dương Vương kết làm tội giặt liền quất kiếm lên để mà chém chết Mị Châu, lúc đó Trọng Thủy liền biết được chuyện An Dương Vương chém chết Mị Châu, Trọng Thủy hối hận khi đã phản bội lấy tình yêu của Mị Châu, lúc khi Mị Châu chết còn nói, Mị Châu không làm gì phản bội với quốc gia. Nếu như phản bội thì tùy thuộc vào sự chết của mình. Mị Châu lúc khi chết để hóa thành ngọc trai để rửa sạch hết tội lỗi của mình. Khi An Dương Vương đã biết sự thật Mị Châu không phải là người phản bội với nước, An Dương Vương liền cầm sừng tê bảy tức xuống biển. Theo nhà thơ “ Tố Hữu” đã nêu lên đây chính là một người phụ nữ yêu nước, nhưng vì tình cảm mà Mĩ Châu đã từng phản bội quốc gia. (Bài làm của Gi. Ph. Ph, lớp 10E3) * Đề bài 3: Cảm nghĩ về hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. Bài làm: Qua bài thơ “Chiều Tối”của Hồ Chí Minh, bác đã gợi lên hình ảnh buổi chiều thật đẹp nhưng cũng thấm đượm buồn, sự lẻ loi của con người đối với vũ trụ bao la. Và qua đó cũng gợi lên được cảm xúc trữ tình của tác giả khi gặp những hình ảnh trong một buổi chiều buồn khi đang bị giải đi qua một xóm núi nhỏ. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò thang đã rực hồng. Hình ảnh buổi chiều đã được tác giả gợi tả qua các hình ảnh như: cánh chim, chòm mây. Đây là những ảnh hết sức bình thường mà nơi nào cũng có được hình ảnh cánh chim mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, khao khác có một chốn dừng chân hình ảnh chòm mây trôi lững lờ trên không trung. Qua đó tác giả đã gợi tả nên một hình ảnh lẻ loi cô độc của một chòm mây giữa một không trung bao la rộng lớn. Qua đó gợi lên cho người đọc, một buổi chiều buồn mang mác, êm đềm của một xóm nhỏ. Qua những hình ảnh nhỏ bé, yếu ớt giữa một bầu trời bao la rộng lớn là hình ảnh cánh chim và chòm mây đã gợi nên một buổi chiều trên xóm núi như một sự lẻ loi cô độc. một buổi chiều như vậy đã gợi lên nỗi lòng của nhà thơ, sự khác khao bình yên, một nơi để nghĩ ngơi như hình ảnh con chim nhỏ bay vào rừng tìm chốn ngủ. Hình ảnh buổi chiều còn được gợi tả qua hình ảnh của con người qua hai câu thơ là “cô em xóm núi xay ngô tối, xay hết lò than đã rực hồng” Hình ảnh một cô thiếu nữ đơn độc, yếu ớt mà lại xay ngô ở một nơi vắng vẻ, ít người sống.đã nói lên hình ảnh một buổi chiều buồn, hiu quạnh. nhưng vẫn có sự hoạt động không ngừng nghỉ của cô gái. Hình ảnh ngọn lửa trong câu “xay hết lò thang đã rực hồng” đã gơị lên một tia sáng hi vọng cho cuộc sống nơi này. Qua đó cũng thể hiện sự khác khao ngày mai có một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Qua bài thơ đã gợi nên được một buổi chiều hiu quạnh,nhưng một sự sống, hoạt động không ngừng nghỉ. một ngọn lửa đã lóe lên sau một công việc. qua đó gợi lên nỗi lòng của tác giả khao khác ngày mai có ngày mai có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Qua bài thơ bằng những hình ảnh trữ tình trong một không gian buồn đã nói lên tâm trạng cảm xúc của nhà thơ. Tâm trạng của một con người nhỏ bé trong cái vũ trụ bao la rộng lớn, ước mơ của một sự tươi sáng hơn cho cuộc sống. qua những hình ảnh của cô gái đã gợi nên sự buồn hiu quạnh nhưng qua đó nói lên nỗi lòng yêu quê hương đất nước của một người yêu quê hương, xa tổ quốc. có một khác khao trở về quê hương. Qua bài thơ cũng thể hiện nét trữ tình của tác giả. Có một tinh thần lạc quan, yêu đời không chịu khuất phục có một khác khao cháy bỏng cho một ngày mai tươi sáng. Hình ảnh buổi chiều trong bài thơ “Chiều Tối” của Hồ Chí Minh là một buổi chiều buồn mang mác, hiu quạnh qua đó thể hiện cảm xúc yêu đời, khao sự tự do cho một ngày mai tươi sáng. và niềm yêu quê hương đất của một người xa quê, xa tổ quốc. Bài thơ cũng gợi nên nét trữ tình bằng những hình ảnh con người có một cuộc sống mãnh liệt. (Bài làm của em Tr. Đ. Ng, lớp 11B) * Đề bài 4: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị) truyền thống ấy được tiếp nối như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay. Bài làm: Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống đã có từ lâu đời của người dân Việt Nam mà cho đến nay truyền thống đó vẫn được lưu giữ và phát triển mạnh mẻ. Con người lúc mới sinh ra đâu đã biết nói, biết chạy đi đứng rồi lớn chút nữa phải biết ăn nói cho đàng hoàn, có câu nhất tự vi sư bán tự vi sư là thế. Cha mẹ chúng ta dạy cho chúng ta ăn nói và đạo đức đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta. Thầy cô dạy cho chúng ta dạy chữ, viết và đạo đức. Tôn sư tức là không chỉ kính nể, tôn trọng thầy cô giáo mà còn phải biết kính nể, tôn trọng cha mẹ. Trọng đạo tức là phải biết trọng đạo lý và giữ gìn đạo đức của bản thân. Có hai điều có thể phân biệt con người với con vật đó là con người có ngôn ngữ và đạo đức. Nếu con người chỉ có ngôn ngữ và không có đạo đức thì chẳn khác gì con vật, chúng ta chỉ hành động như một con vật tức là chỉ biết làm theo bản năng, như thế chả khác nào chúng ta quay lại thời kì của tổ tiên chúng ta cách đây hàng nghìn năm. Bác Hồ đã từng nói “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” cho chúng ta thấy sự quan trọng của đạo đức là như thế nào. Hiện nay Việt Nam chúng ta là nước đang phát triển. Chúng hòa nhập với thế giới nhưng không vì thế mà những truyền thống tốt đẹp từ xa xưa để lại bị phai mờ dần. Chúng ta không chỉ còn giữ lại những truyền thống đó mà còn làm nó phát triển hơn. Như qua trường học học sinh có thể tiếp thu kiến thức của thầy cô. Chúng ta có thể thấy các môn như Văn, GDCD, Lịch Sử điều có nêu cao đạo đức như môn Văn thì có bài Thái Sư Trần Thủ Độ môn GDCD thì có bài quan niệm về đạo đức còn môn sử thì giới thiệu về Các Mác, Angghen hai người sáng lập ra xã hội chủ nghĩa. Nhưng bên cạnh cái tốt còn tồn tại cái xấu đó chính là những quan chức nhà nước không lo cho dân mà chỉ mong sao túi tiền của mình đầy thêm họ bòn rút các công trình, nhận hối lộ… Nhưng thật may vì theo tôi biết thì những người như thế cuối cùng cũng bị pháp luật trừng trị. Cuối cùng tôi muốn nhắn gởi đến các học sinh hãy rèn luyện đạo đức của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường vì chúng ta là tương lai của Đất nước. (Bài làm của H. H. H. Nh, lớp 10E2) * Đề bài 5: Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng của Phan Châu Trinh qua đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta ” ( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây). Bài làm: Đoạn trích “về luân lý xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh sáng tác. Ông là một trong những nhà văn cũng nổi tiếng và được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM. Những bài văn ,thơ của ông sáng tác điều thể hiện lòng yêu nước và điều liên quan đến xã hội ở nước ta và cả ở Đông Tây. Cảm nhìn về tầm nhìn và tấm lòng yêu nước thương dân của Phan Châu Trinh qua đoạn trích “về luân lý xã hội ở nước ta”. Ông đã phê phán được những lũ học trò trong nước ham quyền thế ham vinh hoa mà không biết pháp luật là gì. Ông đã phê phán và biết lo cho xã hội sống vì lý tưởng và luân lý xã hội đạo đức và nâng cao dân trí và có tấm lòng yêu quê hương đất nước mà không ham sống bỏ đất nước. Ông đã diễn tả được tấm lòng cô đơn của ông. Ông đã làm nên sự đoàn kết của xã hội ta và bon học trò trong nước không biết pháp luật ra gì. Bây giờ thì tất cả bọn học sinh và lũ trò của ông đã hiểu và lấy ông làm gương là phải biết,phải có tấm lòng nhân hậu yêu nước yêu tổ quốc đồng bào. Qua đoạn trích của Phan Châu Trinh cho ta thấy tinh thần yêu nước có ý thức cao luôn hướng tới mọi khó khăn. Ông càng thấy tự hào về làm văn thơ cho nước nhà để lại thật nhiều thơ văn cho nước ta. Vần thơ của ông là một kho tàng rộng lớn. Và để lại cho ta một thói sống theo ông phải biết yêu quê hương đất nước sống phải biết quý trọng không khinh bỉ một người có tinh thần cao, lòng tự trọng phải càng lớn lao để giữ gìn được và cũng như những nhà thơ văn khác. (Bài làm của Ng. M. T, lớp 11B)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH008.pdf