Ứng dụng chiến lược PBL (problem –based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm
MS: LVVL-PPDH022
SỐ TRANG: 97
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giữa thế kỷ XIX khoa học kỹ thuật đã bắt đầu phát triển mạnh, những
kiến thức mà học sinh học được từ hôm nay thì có thể xem là lạc hậu với ngày
mai, và dĩ nhiên đối với giáo viên thì kiến thức họ học được trong quá trình
học đến khi ra giảng dạy thì không còn mới mẻ đối với học sinh. Đặc biệt thế
kỷ XXI được xem là thế kỷ của sự “bùng nổ” thông tin thì đòi hỏi người giáo
viên không thể dạy cho học sinh tất cả những gì mà chúng cần trong tương
lai, bên cạnh những kiến thức cơ bản thì giáo viên cần phải dạy cho học sinh
khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, giải quyết với những vấn đề thách
thức trong cuộc sống và dạy cho HS các kỹ năng sống Hội nhập với xu
hướng đổi mới giáo dục trên thế giới, việc đổi mới công tác giáo dục ở nước
ta diễn ra rất sôi động trong thời gian gần đây.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề-PBL là một trong những phương
pháp dạy học mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo con
người trong thời đại ngày nay. Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả
ở một số trường đại học và phổ thông trên thế giới. Ở nước ta phương pháp
này được áp dụng ở một số trường đại học nhưng phổ thông thì còn rất hạn
chế. Để hòa nhập với xu thế thời đại, việc đưa phương pháp dạy học PBL vào
giảng dạy chương trình phổ thông là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này nhằm những mục tiêu sau:
Nghiên cứu lí luận, tìm hiểu sâu, so sánh, phân tích và đánh giá mô
hình dạy học truyền thống và một số chiến lược (mô hình) dạy học tích
cực, đặc biệt là chiến lược PBL (problem/project-based learning)
Áp dụng sáng tạo chiến lược dạy học tích cực - PBL (problem-based
learning) vào dạy học một số bài trong chương “Động lực học chất
điểm”
Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin, kỹ
năng giải quyết vấn đề làm việc nhóm và khả năng tự học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A3 và 10A4 ban trường THCS-
THPT Đinh Thiện Lý, khu P1 lô A Đô thị mới nam thành phố P.Tân
Phong Q.7
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình ứng dụng chiến lược PBL
vào chương trình Vật Lý lớp 10 Nâng Cao cụ thể là áp dụng vào giảng
dạy chương II “ Động lực học chất điểm” thông qua giải quết vấn đề
“trạng thái không trọng lượng”
4. Giả thuyết khoa học- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Việc ứng dụng chiến lược vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh rèn luyện khả
năng giải quyết vấn đề vào các tình huống có thật trong thực tiễn, khả năng
tìm kiến tài liệu thông tin, phát triển tư duy phê phán và sáng tạo, khả năng
cộng tác làm việc nhóm, khả năng quản lí, lãnh đạo và ra quyết định và thông
qua đó đảm bảo học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức của bài học.
Chiến lược dạy học này sẽ phát huy tính tính cực, tự lực học tập, niếm đam
mê của học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng nắm vững kiến thức
của học sinh
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của chiến lược dạy học PBL (project/problem-
based learning) và so sánh chiến lược PBL với các chiến lược dạy học
khác để làm nổi bật ưu điểm của chiến lược dạy học này.
Tìm hiểu thực tế dạy học một số nội dung kiến thức chương II (lực hấp
dẫn, hệ quy chiếu có gia tốc - lực quán tính, lực hướng tâm và lực quán
tính li tâm- hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng, chất lỏng-hiện
tượng căng bề mặt của chất lỏng). Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân
của những khó khăn, sai lầm và sơ bộ đề ra hướng khắc phục.
Soạn thảo tiến trình dạy học các kiến thức trên bằng cách sử dụng chiến
lược dạy học dựa trên vấn đề (problem-based learning) để khắc phục
những khuyết điểm của cách dạy truyền thống và phát huy được nhiều
mặt tích cực cho học sinh.
Soạn thảo tiêu chí đánh giá phù hợp với chiến lựơc dạy học để kiểm tra
quá trình và kết quả học tập mà học sinh đạt được sau khi học xong.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ
phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc áp dụng chiến lược dạy
học dựa trên vấn đề (PBL).
Đề xuất ý kiến, nhận xét, biện pháp để nâng cao chất lựơng dạy và học
khi áp dụng chiến lược này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học nhằm tìm hiểu về các quan
điểm dạy học truyền thống và hiện đại. Tìm hiểu các chiến lược dạy
học tích cực, phân tích đặc điểm của các chiến lược để áp dụng có
hiệu quả vào việc dạy học, đặc biệt là chiến lược giải quyết dựa trên
vấn đề (problem-based learning).
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo để xác định nội dung và cấu trúc của kiến thức mà học sinh cần
nắm vững.
Phương pháp điều tra, khảo sát dạy học phần nội dung kiến thức đề tài
quan tâm
Tìm hiểu thông qua việc dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu
điều tra cho học sinh để thấy được khó khăn, sai lầm từ đó đưa ra
hướng khắc phục bằng cách áp dụng chiến lược PBL.
Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành dạy học theo chiến lược giải quết dựa trên vấn đề
Phân tích tình hình diễn biến của lớp học
Phân tích kết quả đánh giá học sinh
Đưa những nhận xét sau khi thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả
thi của đề tài. Phân tích ưu nhược điểm để điểu chỉnh cho phù hợp
nếu cần thiết.
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng chiến lược PBL (problem –based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tra?
5. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta cần phải biết những gì?
6. Em nghĩ gì về ý kiến đề nghị ?
7. Em muốn nói gì khi phát biểu điều trên ?
8. Em có thể giải thích rõ hơn được không?
Liệt kê ra những ý kiến giải quyết vấn đề
9. Những hướng giải quyết nào thuyết phục em khi đọc tài liệu?
10. Dựa vào đâu em có thể đưa ra một kết luận như vậy?
11. Có bạn nào đồng ý với em về hướng giải quyết trên, hay có bạn
nào có ý kiến khác?
Tập hợp và chia sẻ thông tin
12. Em nào có thể tóm tắt lại những gì đã thảo luận ?
13. Làm sao em biết tư liệu trên là chính xác ?
14. Chúng ta còn những vấn đề gì chưa giải thích được?
Đưa ra giải pháp chung
15. Cuối cùng những giải pháp nào thuyết phục nhất có thể giải thích
được vấn đề này?
16. Làm thế nào em có thể thuyết phục các nhóm khác là giải pháp
của nhóm em thuyết phục nhất?
IV.Đặc điểm người học
- học lực khá
- làm việc nhóm chưa hiệu quả
- đa số HS năng động, tích cực
V.Kế hoạch cụ thể
Thời gian Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Buổi 1 (2 tiết)
T3/14/10/2008
Giới thiệu PBLvà sáu bước giải
quyết vấn đề theo PBL
Giới thiệu vấn đề
Chia nhóm
Phương pháp và qui tắc hoạt
động nhóm
Cung cấp một số câu hỏi định
hướng
Đưa ra tiêu chí đánh giá cho HS
Yêu cầu HS bắt đầu thảo luận
hướng đi
Quan sát hoạt động của HS
Đưa ra một số câu hỏi định
hướng
Phân công nhóm trưởng, thư ký,
lập kế hoạch làm việc nhóm
Bước 1:HS làm việc theo nhóm.
HS trình bày vấn đề, bắt đầu
thảo luận các khái niệm, xác
định vấn đề và xác định những
thông tin nào đã biết, chưa biết
và cần phải biết.
Bước 2: HS tự tìm kiếm thông
tin, thu thập tài liệu ngay trên lớp
Bước 3: HS trình bày và phân
tích thông tin, chia sẻ những ý
kiến của mỗi cá nhân suy nghĩ,
chia sẻ tài liệu tìm được, thảo
luận để đưa ra giải pháp tạm thời
đồng thời bàn bạc những vấn đề
chưa rõ ràng để mỗi cá nhân về
nhà tìm hiểu chuẩn bị cho buổi
làm việc tiếp theo
Buổi 2( 2 tiết )
T6/17/10/2008
Quan sát hoạt động của HS
Đưa ra một số câu hỏi định
hướng để tập trung HS vào vấn
đề
Thực hiện lại bước 3: HS trình
bày thông tin mỗi cá nhân đã tìm
hiểu đượcvà cùng nhau phân tích
thông tin, nghiên cứu và lại thảo
luận đưa ra ý kiến thống nhất
(phương pháp” brainstorming”)
Nếu vẫn còn những chi tiết chưa
rõ ràng thì tiếp tục quay lại bước
2 và bước 3.
Bước 4: xác định các mục tiêu
cụ thể dưới dạng các công việc
nhỏ rồi phân chia cho các thành
viên trong nhóm và quy định
thời gian hoàn thành chuẩn bị
cho đợt họp nhóm tiếp theo
Buổi 3(2 tiết)
T3/22/10/2008
Quan sát hoạt động của HS
Giúp đỡ HS đi đúng hướng,
động viên, khích lệ HS làm việc
Giới thiệu cho HS một số trang
web để các nhóm có thể ở nhà
cùng thảo luận, soạn văn bản
trực tuyến như trang Google
Docs
Bước 5: tổng hợp và so sánh,
mỗi thành viên trình bày kết quả
làm việc của mình, cả nhóm tổng
hợp so sánh đưa ra một kết quả
thống nhất và chuẩn bị cho việc
trình bày, từ đó HS tiếp thu được
kiến thức mới
Buổi 4 (2 tiết)
T6/25/10/2008
Chất vấn HS báo cáo
Đánh giá quá trình làm việc của
HS
Bước 6: nhận xét, đánh giá
Nộp báo cáo viết
HS tự đánh giá
HS trình bày kết quả, quan sát
các nhóm khác trình bày và đánh
giá các nhóm
VI.Tài liệu:
1. Tài liệu hỗ trợ giáo viên:
- sách giáo viên Lý 10
- sách giáo khoa Lý 10
- sách cơ sở Vật Lý
- tạp chí :”vật lí và tuổi trẻ”
-
-
-
-
VII.Tiêu chí đánh giá:
Chủ đề: Hành trình bay ra ngoài không gian
Giáo viên: Minh Uyên
Nhóm:
Lớp: 10A4
Tiến trình (process) Dưới TB Khá Xuất sắc Điểm
1. Có một cái nhìn rõ ràng, đúng đắn
về vấn đề đưa ra 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
2. Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả để
giải quyết vấn đề 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
3. Sắp xếp kế hoạch phương hướng
làm việc hợp lí, rõ ràng 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
4. Chủ động, tích cực tìm kiếm kiến
thức, thông tin mới cần thiết để giải
quyết vấn đề
1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
Kết quả (Result) Dưới TB Khá Xuất sắc Điểm
1. Logic giải quyết vấn đề hợp lí,
chính xác 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
(x2)
2.Trình bày vấn đề hệ thống, dễ
hiểu, thú vị và có sức thuyết phục
và có ứng dụng CNTT
1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
3.Vấn đề được giải quyết thỏa đáng,
hợp lí 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9
4. Thể hiện sự sáng tạo 1, 2, 3 4, 5, 6 7, 8, 9, 10
5. Tranh luận tích cực để làm sáng
tỏ vấn đề 1, 2, 3 4, 5, 6
7, 8, 9, 10
Tổng cộng
KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Nhóm:
Thời gian Công việc cần làm – phương tiện hỗ trợ - thời gian
(trên lớp và ở nhà)
Buổi 1 (2 tiết)
T3/14/10/2008
Buổi 2 ( 2 tiết )
T6/17/10/2008
Buổi 3 (2 tiết)
T3/22/10/2008
Buổi 4 ( 2 tiết )
T6/25/10/2008 (Báo cáo
trình bày kết quả)
Hạn chót nộp file trình
chiếu vào lúc 17h
T4/23/10/2008
Making plan
Presentation
Debate
Solving problem
Team work
Creativity
Team work
VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
“Giả sử nhóm của bạn gồm năm người đang cùng chung một cuộc hành
trình trên một tàu con thoi được phóng từ Trái Đất lên quỹ đạo tròn đều
xung quanh Trái Đất (lúc lên tới quỹ đạo này thì động cơ của con tàu sẽ
không còn hoạt động nữa và không có ma sát của khí quyển). Nhiệm vụ
của các bạn là ở trên tàu vũ trụ trong vòng 1 tuần và hợp tác để thiết kế ra
những phương án thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn
đúng trong môi trường trên tàu vũ trụ lúc đó hay không. Hãy cẩn thận với
những sự thay đổi khi bạn ở trên tàu vũ trụ (kể từ lúc phóng cho tới lúc lên
đến quỹ đạo tròn đều quanh Trái Đất) so với khi bạn ở trên mặt đất?
Những sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày
của các bạn như thế nào, và các bạn hãy đưa ra các giải pháp khắc phục sự
thay đổi đó để các bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Hãy
lý giải bằng những căn cứ khoa học thật chính xác cho những sự thay đổi
khi trên tàu và về phương án, kết quả dự đoán thí nghiệm của các bạn.”
Sau khi HS tiến hành giải quyết vấn đề rồi tiến hành trình bày phương
án và nhận xét đánh giá, GV sẽ có một bài giảng tổng kết lại những kiến thức
vật lý có liên quan và là mục tiêu của bài học này, kết hợp với phát phiếu học
tập cho HS điền thông tin, hoặc GV có thể phát cho HS phiếu học tập để HS
điền vào trước sau đó GV tổng kết lại một số kiến thức chính.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sự phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học mà đề tài đã đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc ứng dụng
phương pháp PBL vào dạy học một số bài trong chương động lực học chất điểm.
Xử lí, phân tích kết quả TNSP để rút ra kết luận về các yêu cầu đặt ra:
Việc dạy học theo PBL
Có góp phần nâng cao niềm đam mê, hứng thú học tập và phát huy tính tích
cực hoạt động và khả năng tự học của HS hay không?
Có góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng mềm như: giải quyết vấn đề, làm
việc nhóm, ra quyết định, tìm kiếm thông tin…hay không?
Có góp phần nâng cao việc lĩnh hội tri thức vật lý của HS hay không?
Việc xây dựng các tiến trình giảng dạy có phù hợp với thực tế giảng dạy ở
trường phổ thông chưa?
Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung
để đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lý
và đổi mới PPDH ở trường phổ thông.
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Quá trình TNSP được tiến hành tại trường THPT-THCS Đinh Thiện Lý- Khu
P1 lô A đô thị mới Nam Sài Gòn P.Tân Phong Q7 TP HCM. Lý do chọn thực
nghiệm tại trường này:
- Trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện cơ sở vật chất
đầy đủ phục vụ cho việc đổi mới giảng dạy
- Sỉ số HS của mỗi lớp không quá 30 HS, HS của trường có chất lượng học
tập tương đối đồng đều thuộc loại khá
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho việc đổi mới PPDH.
3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức dạy học một số bài trong phần động lực học chất điểm cho các lớp đối
chứng và thực nghiệm.
Với lớp thực nghiệm (TN): sử dụng phương pháp PBL vào giảng dạy
Với lớp đối chứng (ĐC): sử dụng PPDH truyền thống (lấy người học làm trung
tâm), các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
So sánh đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực
nghiệm và đối chứng.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chọn thực nghiệm và đối chứng là 2 lớp HS khối 10 trường THPT-THCS Đinh
Thiện Lý-Q7 TP Hồ Chí Minh gồm 1 lớp thực nghiệm là 10A4 sỉ số là 27 HS và 1
lớp đối chứng là 10A3 sỉ số là 27 HS, chất lượng học tập của các lớp được đánh giá
là tương đương nhau (căn cứ vào kết quả của năm học lớp 9 và bài kiểm tra đầu
năm)
Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song chương động lực học chất điểm
ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
Tất cả các giờ học trên lớp đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của GV
và HS diễn biến giờ học
Cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đều làm một bài kiểm tra dưới hình thức trắc
nghiệm khách quan gồm 20 câu trong vòng 45 phút. Bài kiểm tra được xáo thứ tự
câu và thứ tự phần lựa chọn thành 4 đề. Riêng lớp thực nghiệm HS có tính riêng
điểm HS tự đánh giá và các bạn đánh giá chéo và GV đánh giá (phần phụ lục).
Ngoài tổ chức kiểm tra, đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò ý kiến, tìm hiểu ý
kiến về việc sử dụng phương pháp PBL trong dạy học vật lý từ đó có điều chỉnh và
bổ sung kịp thời.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học
Quan sát giờ học của lớp thực nghiệm được thực thực hiện theo tiến trình dạy học
đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Sự định hướng và cách tổ chức của GV theo phương pháp PBL phù hợp
với thời gian và khả năng của HS. Các vấn đề đưa ra, các bước tổ chức kế
hoạch hoạt động, sự hướng dẫn của GV, các tiêu chí đánh giá của GV đưa ra
ngay từ ban đầu đã hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS, đặc biệt rèn luyện cho
HS khả năng tự học.
- Thực tế diễn biến quá trình học tập của HS và kết quả khảo sát cho thấy
phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả khả quan có tính khả thi và phù hợp
với định hướng giáo dục của nước ta hiện nay: tăng cường tính tích cực, chủ
động sáng tạo của HS và dạy học hướng đến cá thể.
- Phương pháp này có tính tích cực hóa, làm cho quá trình học vật lý trở
nên sinh động thực tiễn, HS tỏ ra thích thú với môn học, rất năng động và tích
cực tham gia vào giải quyết vấn đề và qua đó sẽ hình thành cho HS các kỹ năng
chìa khoá.
3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của HS
Sau khi tiến hành giảng dạy bằng phương pháp PBL chúng tôi tiến hành
đánh giá kết quả học tập qua hai hình thức:
HS tự đánh giá, đánh giá chéo và GV đánh giá HS theo các tiêu chí
mà GV đưa ra khi bắt đầu giải quyết vấn đề. Điểm số được phân bố
như bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng phân bố điểm của các tiêu chí đánh giá
Hình thức đánh giá Phần trăm điểm số
Tự đánh giá cá nhân 5% HS tự đánh giá kết quả
học tập của mình Tự đánh giá nhóm của
mình
5%
HS đánh giá chéo nhóm bạn 30%
GV đánh giá HS 60%
Tổng cộng 100%
Bảng 3.2. Bảng phân nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Nguyễn Vũ Mai Anh Trần Tuyết Trân Trần Ngọc Thúy Nhi
Lê Bích Thủy Tiên Nguyễn Anh Minh Đào Ngọc Trang Thư
Dương Bằng Chí Khâu Nguyễn Du Linh Huỳnh Vĩnh Tùng
Lê Đăng Khoa Hoàng Ngọc Thảo Ly Hoàng Tuấn Anh
Văn Phạm Nhật Lan Huỳnh Như Ngọc
Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
Lê Thị Hải Yến Vũ Tuấn Gia Ân Nguyễn Song Thiên Hải
Châu Yến Trinh Trần Phương Anh Lê Minh Huy
Ngô Ngọc Phương
Trang
Lê Quỳnh Anh Lương Thị Lan Khanh
Đặng Minh Tuấn Dương Tường Vi Ng. Đoàn Trang Thiên
Uyên
Đỗ Thanh Tịnh
Sau khi cho HS tự đánh giá và kết hợp với đánh giá chéo và GV tự đánh giá
chúng tôi thu được điểm trung bình của mỗi nhóm như sau:
Bảng 3.3 Bảng thống kê điểm số làm nhóm của các nhóm lớp thực nghiệm
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Điểm TB 61 73 67 53 78 81
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Đi
ểm
tr
un
g
bì
nh
1 2 3 4 5 6
Nhóm
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm làm nhóm của nhóm thực nghiệm
Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 45 phút gồm 20 câu trắc nghiệm
khách quan để kiểm tra kiến thức của HS. Sau khi tổ chức cho HS làm
bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả theo
phương pháp thống kê toán học để lập: các bảng thống kê điểm số,
bảng thống kê số phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống, vẽ đường cong
tần suất lũy tích. Đồng thời chúng tôi cũng đánh giá bài trắc nghiệm
và câu trắc nghiệm bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá bài trắc
nghiệm khách quan
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm kiểm tra theo nhóm của lớp thực nghiệm
Nhóm 1 2 3 4 5 6
Điểm TB 11,8 11,4 12,5 10,8 13,5 15,5
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Đi
ểm
tr
un
g
bì
nh
1 2 3 4 5 6
Nhóm
Điểm trung bình của các nhóm
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra theo nhóm của lớp thực nghiệm
So sánh kết quả ở bảng 3.3 và 3.4 đồng thời dựa vào biểu đồ 3.1 và 3.2 cho
thấy nhóm sáu có số điểm trung bình sau khi làm việc nhóm là cao nhất, chứng
tỏ nhóm sáu làm việc rất có hiệu quả khi giải quyết vấn đề đưa ra và các em sẽ
hiểu rõ và sâu hơn về những kiến thức vật lý dẫn đến điểm trung bình kiểm tra
của nhóm này là cao nhất so với các nhóm. Kết quả của nhóm hai cũng khẳng
định nhóm này làm việc cũng rất tốt. Nhóm bốn làm việc nhóm kém hiệu quả
nhất nên có số điểm trung bình kiểm tra thấp nhất so với các nhóm. Đối với
nhóm một, hai và ba kết quả có sự sai khác về thứ tự giữa điểm làm nhóm và
điểm trung bình kiểm tra tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể.
Kết quả đánh giá thực nghiệm sư phạm: tham khảo từ phần mềm xử lý đánh
giá kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách quan của thầy Lý Minh Tiên (giảng viên
khoa tâm lý giáo dục thuộc trường ĐHSP TP.HCM). Kết quả đánh giá dựa trên
điểm trắc nghiệm của bài kiểm tra (mỗi câu trắc nghiệm được tính là một điểm
trắc nghiệm).
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số của Xi của các bài kiểm tra
Số học sinh đạt điểm Xi
Nhóm (Tổng số HS)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 1 0 0 1 1 1 3 3 5 3 3 2 2 0 1 1 0 0 0
TN(27) 0 0 0 1 0 1 0 2 1 2 3 5 2 3 2 1 2 1 1 0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
S
ố
h
ọ
c
s
i
n
h
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số Xi
ĐIỂM SỐ HỌC SINH
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố điểm hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất
Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi Nhóm
(Tổng số
HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 3,7 0 0 3,7 3,7 3,7 11,1 11,1 18,5 11,1 11,1 7,4 7,4 0 3,7 3,7 0 0 0
TN(27) 0 0 0 3,7 0 3,7 0 7,4 3,7 7,4 11,1 18,5 7,4 11,1 7,4 3,7 7,4 3,7 3,7 0
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số
S
ố
%
h
ọ
c
s
i
n
h
đ
ạ
t
đ
i
ể
m
X
i
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống Nhóm
(Tổng số HS) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐC(27) 0 0 0 3,7 3,7 7,4 11,1 14,8 25,9 37,0 55,6 66,7 77,8 85,2 92,6 92,6 96,3 100 100 100
TN(27) 0 0 0 0 3,7 3.7 7,4 7,4 14,8 18,5 25,6 37,0 55,6 63.0 74,1 81.2 85,2 92,6 96,3 100
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Điểm số
T
ỉ
l
ệ
%
H
S
đ
ạ
t
đ
i
ể
m
X
i
t
r
ở
x
u
ố
n
g
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM LOP THUC NGHIEM
# Trac nghiem : VATLY10
# Ten nhom : LOP10A4
* So cau TN = 20
* So bai TN = 27
Thuc hien xu ly luc 9g 3ph Ngay 11/ 3/2009
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 12.333
Do lech TC = 3.573
Do Kho bai TEST = 61.7%
Trung binh LT = 12.000
Do Kho Vua Phai = 60.0%
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.678
* Sai so tieu chuan cua do luong : SEM = 2.028
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Câu TD câu MEAN (cau) Rpbis Nhận xét
1 20 0.741 0.197 Câu TN khá dễ, tạm được
2 17 0.630 0.608 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
3 17 0.630 0.308 Câu TN vừa sức, khá tốt
4 23 0.852 0.019 Câu TN dể, kém
5 22 0.815 0.062 Câu TN dễ, kém
6 16 0.593 0.330 Câu TN vừa sức, khá tốt
7 13 0.481 0.242 Câu TN khó, tạm được
8 21 0.778 0.199 Câu TN dễ, tạm được
9 21 0.778 0.374 Câu TN dể, khá tốt
10 16 0.593 0.415 * Câu TN vừa sức, rất tốt
11 8 0.296 0.303 Câu TN quá khó, khá tốt
12 16 0.593 0.584 ** Câu TN vừa sức, tốt
13 17 0.630 0.737 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
14 16 0.593 0.520 ** Câu TN vừa sức, tốt
15 15 0.556 0.417 * Câu TN khó, rất tốt
16 17 0.630 0.415 * Câu TN vừa sức, rất tốt
17 14 0.519 0.484 * Câu TN hơi khó, rất tốt
18 15 0.556 0.313 Câu TN khó, khá tốt
19 11 0.407 0.513 ** Câu TN khó, rất tốt
20 18 0.667 0.264 Câu TN dễ, tạm được
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM LOP DOI CHUNG
# Trac nghiem : VATLY10
# Ten nhom : 10A3
* So cau TN = 20
* So bai TN = 27
Thuc hien xu ly luc 9g 10ph Ngay 11/ 3/2009
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 10.259
Do lech TC = 3.265
Do Kho bai TEST = 51.3%
Trung binh LT = 12.000
Do Kho Vua Phai = 60.0%
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.590
* Sai so tieu chuan cua do luong :
SEM = 2.090
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Câu TD câu MEAN (cau) Rpbis Nhận xét
1 14 0.519 0.417 * Câu TN hơi khó, rất tốt
2 17 0.630 0.061 Câu TN dễ, kém
3 17 0.630 0.037 Câu TN dễ, kém
4 16 0.593 0.281 Câu TN vừa sức, tạm được
5 17 0.630 0.037 Câu TN vừa sức, kém
6 15 0.556 0.391 * Câu TN khó, khá tốt
7 3 0.211 0.225 Câu TN quá khó, tạm được
8 15 0.556 0.208 Câu TN khó, tạm được
9 16 0.593 0.158 Câu TN khó, kém
10 17 0.630 0.484 * Câu TN tạm được, rất tốt
11 6 0.222 0.531 ** Câu TN quá khó, rất tốt
12 17 0.630 0.578 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
13 16 0.593 0.458 * Au TN vừa sức, rất tốt
14 13 0.481 0.332 Câu TN khó, khá tốt
15 15 0.556 0.550 ** Câu TN khó, rất tốt
16 13 0.481 0.514 ** Câu TN khó, rất tốt
17 16 0.593 0.504 ** Câu TN vừa sức, rất tốt
18 16 0.593 0.258 Câu TN vừa sức, tạm được
19 4 0.148 0.254 Câu TN quá khó, tạm được
20 14 0.519 0.531 ** Câu TN khó, rất tốt
Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá, chúng tôi còn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của
HS lớp thực nghiệm (lớp 10A4) về cách học theo phương pháp PBL để chúng tôi kịp
thời nắm bắt được thái độ và nhu cầu học tập của HS cũng như những ưu khuyết điểm
để bổ sung và chỉnh sửa cho những lần áp dụng tiếp theo. Chúng tôi tiến hành khảo sát
ý kiến với những tiêu chí theo bảng như sau:
Bảng 3.7. Bảng khảo sát đánh phản hồi của HS
Học tập theo phương pháp PBL
Rất
tốt
(4)
Tốt
(3)
Bình
thường
(2)
Không
tốt
(1)
Rất
tệ
(0)
1. Nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin
2. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám
đông, khả năng thuyết phục
3. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
4. Rèn luyện và tăng cường khả năng tự học
5. Rèn luyện kảh năng làm việc hợp tác
6. Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả
làm việc
7. Thông qua việc giải quyết vấn đề giúp em
hiểu sâu và kỹ hơn về kiến thức vật lý
8. Việc học vật lý trở nên thực tiễn, hấp dẫn
và lôi cuốn hơn
9. Việc cá nhân tự đánh giá giúp em có cơ
hội tổng kết lại quá trình học tập của
mình, tăng cường các ưu điểm và khắc
phục nhược điểm
10. Em đã đánh giá các bạn một cách khách
quan, công bằng, không để tình cảm cá
nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá,
mong muốn đóng góp ý kiến cho các bạn
một cách thật sự
11. Việc đánh giá chéo giúp em học tập
được nhiều các giải quyết vấn đề hay của
các bạn
12. Việc đánh giá chéo thật sự giúp các bạn
thấy được ưu khuyết điểm của mình, giúp
bạn tiến bộ hơn ở lần sau
Vì thang điểm cao nhất cho mỗi nhận xét là 4 và thấp nhất là 0 và chúng tôi tiến
hành khảo sát phản hồi của 27 HS lớp 10A4 điểm số cuối cùng cho mỗi nhận xét được
tính theo công thức:
Điểm số= 1
N
i
i
n
N
, trong đó N=27
Chúng tôi thu được kết quả tính theo điểm số như sau:
Bảng 3.8. Bảng kết quả phản hồi của HS
Học tập theo phương pháp PBL Điểm số
1. Nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin 3,51
2. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, khả
năng thuyết phục
2,85
3. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 3,63
4. Rèn luyện và tăng cường khả năng tự học 3,33
5. Rèn luyện khả năng làm việc hợp tác 3,00
6. Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả làm việc 3,07
7. Thông qua việc giải quyết vấn đề giúp em hiểu sâu và
kỹ hơn về kiến thức vật lý
3,14
8. Việc học vật lý trở nên thực tiễn, hấp dẫn và lôi cuốn
hơn
3,18
9. Việc cá nhân tự đánh giá giúp em có cơ hội tổng kết lại
quá trình học tập của mình, tăng cường các ưu điểm và 2,22
khắc phục nhược điểm
10
ng muốn đóng góp ý kiến cho các bạn một
2,48
. Em đã đánh giá các bạn một cách khách quan, công
bằng, không để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến kết quả
đánh giá, mo
cách thật sự
11 ập được nhiều các 3,29 . Việc đánh giá chéo giúp em học t
giải quyết vấn đề hay của các bạn
12
khuy
2,70 . Việc đánh giá chéo thật sự giúp các bạn thấy được ưu
ết điểm của mình, giúp bạn tiến bộ hơn ở lần sau
Dựa vào điểm số có thể thấy được phần nào hiệu quả của phương pháp dạy học
theo PBL đặc biệt HS yêu thích và hứng thú học vật lý hơn, thông qua đó HS rèn
luyện được một số kỹ năng mềm. Tuy nhiên ý kiến của HS về việc tự đánh giá và
đánh giá chéo chưa được khả quan, một phần lí do là có thể HS của mình chưa
quen với các hình thức đánh giá này, dựa vào đó chúng tôi sẽ thiết kế lại các tiêu
chí đánh giá cho thật phù hợp để hình thành cho HS thói quen đánh giá như thế
này
ả phân tích bài trắc nghiệm của lớp đối chứng (10A3)
c tập của HS nhiều
HS giúp đỡ và học tập lẫn nhau qua quá trình làm việc nhóm, HS hiểu rõ
.
Phân tích đánh giá hiệu quả của tiến trình TNSP dựa trên cơ sở điểm số đánh
giá quá trình hoạt động của HS và phiếu phản hồi của HS lớp thực nghiệm và trên
cơ sở tổng hợp so sánh kết qu
và lớp thực nghiệm (10A4):
HS lớp TN đã có phản hồi khá tốt về cách học theo phương pháp PBL:
HS đã rèn luyện được một số kỹ năng như giải quyết vấn đề, kỹ năng làm
việc nhóm, đặc biệt là rèn luyện cho HS khả năng tự học… và phương
pháp học này đã tăng cường tính tích cực chủ động họ
hơn và HS cảm thấy hứng thú hơn khi học môn vật lý.
Qua phiếu đánh giá kết quả làm việc (tự đánh giá, đánh giá chéo, GV tự
đánh giá) đã cho thấy HS đã ban đầu hình thành được những kỹ năng chìa
khoá và vận dụng vào giải quyết một vấn đề vật lý ở mức độ khá tốt, các
được vấn đề vật lý qua quá trình tìm hiểu và đặc biệt là quá quá trình
tranh luận diễn ra rất sôi nổi
Dựa vào bảng và biểu đồ phân phối tần suất đường biểu diễn của lớp TN
lệch về bên phải điểm TB nhiều hơn lớp ĐC cho thấy chất lượng học tập
của nhóm TN thật sự tốt hơn nhóm ĐC
So sánh kết quả thể hiện ở bảng dưới đây với các tiêu chuẩn đánh giá bài
trắc nghiệm khách quan đã nêu ở trên:
Bảng 3.9. Bảng so sánh kết quả giữa hai nhóm ĐC và TN
Các tiêu chuẩn đánh giá Lớp đối chứng (ĐC) Lớp thực nghiệm
(TN)
Điểm trung bình 10.259 12.333
Độ lệch tiêu chuẩn 3.265 3.573
Độ khó của bài trắc nghiệm 51.3% 61.7%
Hệ số tin cậy 0.590 0.678
Sai số đo lường tiêu chuẩn 2.090 2.028
1. So giữa điểm trung bình X và điểm TBLT (12.000), lớp TN có điểm trung
bình tương đương với điểm TBLT còn lớp ĐC thì điểm trung bình thấp
hơn điểm TBLT chứng tỏ bài trắc nghiệm đối với lớp ĐC là khó hơn
2. So về độ lệch tiêu chuẩn (ĐLTC) giữa hai lớp này thì lớp TN có ĐLTC cao
hơn chứng tỏ lớp TN có sự phân tán điểm trắc nghiệm nhiều hơn so với
điểm trung bình cho thấy trình độ của HS ở lớp TN có sự chênh lệch nhiều
hơn lớp ĐC
3. So với ĐKVP của bài trắc nghiệm (60%) thì độ khó của bài trắc nghiệm ở
lớp ĐC(51,3%) nhỏ hơn ĐKVP của lớp TN và nhỏ hơn ĐKVP cho thấy
bài trắc nghiệm đối với HS ở lớp ĐC nhìn chung là khó hơn so với HS ở
lớp TN
4. Bài trắc nghiệm phù hợp với trình độ HS của lớp TN hơn vì bài trắc
nghiệm ở lớp này có HSTC cao hơn (0,678) so với HSTC của bài trắc
nghiệm ở lớp ĐC (0,590)
5. Đối với lớp TN, bài TN có hệ sai số đo lường tiêu chuẩn thấp hơn so với
lớp ĐC. Chứng tỏ bài trắc nghiệm ở lớp TN đạt độ tin cậy cao hơn.
3.5. Kết luận chương3
Qua một số tiết thực nghiệm sư phạm, với số lượng HS còn hạn chế, chưa đủ
khẳng định giá trị phổ biến của phương pháp dạy học PBL. Tuy nhiên kết quả thực
nghiệm sư phạm cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn,
việc dạy học theo phương pháp PBL là phù hợp và có tính khả thi, nâng cao chất
lượng dạy học vật lý.
Phương pháp PBL có tác dụng giúp HS tích cực chủ động, sáng tạo, kích thích trí
tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em, rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và qua đó HS có thể học tập lẫn nhau thấy được nhiều
cách thức phương pháp học tập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt HS rèn
luyện được khả năng tự học là khả năng rất quan trọng cho mỗi HS. Dựa vào hiệu quả
của các giờ học theo phương pháp PBL đã cho thấy các em hiểu bài tốt hơn, khắc sâu
kiến thức hơn, giúp các em có khả năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức và ứng dụng
các kiến thức và các vấn đề thực tiễn.
Thay đổi hình thức đánh giá đã giúp cho HS biết cách đánh giá lẫn nhau và tự đánh
giá chính bản thân mình để tự rút kinh nghiệm cho bản thân, có thể đánh giá và học
hỏi được cách làm việc của bạn. Sau đó dựa vào đánh giá của GV và bài kiểm tra để
HS thấy được hiệu quả làm việc của mình
HS đối diện với những vấn đề thực tiễn đầy thách thức nên các em bị lôi cuốn
khám phá, tìm tòi. Qua đó HS học được nhiều điều bổ ích thú vị và cảm thấy yêu thích
môn vật lý hơn.
Phương pháp PBL có thể được hỗ trợ thêm internet với việc sử dụng công cụ
“Moodle”. Tuy nhiên khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã gặp phải một số
khó khăn chẳng hạn như: diễn đàn trao đổi thông tin giữa một số nhóm cần được bảo
mật và các HS trong một nhóm cần cùng nhau soạn thảo văn bản soạn thảo bài trình
diễn khi ở nhà thông qua Internet thì công cụ “Moodle” chưa đáp ứng được. Trong quá
trình thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng công cụ “Google docs” thuộc trang web
, nó cho phép HS thảo luận theo nhóm và có thể cùng nhau
soạn thảo bài trình diễn khi ở nhà. Tuy nhiên nó chỉ cho phép lưu giữ thông tin theo
từng trang riêng cá nhân của nhóm làm việc mà không cho phép công khai thông tin
và kết quả đến tất cả mọi người.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quá trình thực
nghiệm sư phạm nhằm ứng dụng PBL vào dạy một số bài trong chương “Động lực học
chất điểm” trong chương trình vật lý lớp 10-THPT, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ
giả thuyết khoa học đã đề ra bước đầu chúng tôi thu được một số kết luận sau:
HS có thái độ và nhận thức tích cực hơn về việc học vật lý
HS có cơ hội rèn luyện, phát triển tư duy thông qua việc giải quyết vấn đề
HS thu nhận và tổng hợp kiến thức tốt hơn
HS rèn luyện được một số kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống
HS được tiếp cận với các PPDH học mới
Tuy nhiên đây là PPDH mới đòi hòi nhiều kỹ năng ở HS nên bước áp đầu dụng vào
giảng dạy tôi phải chuẩn bị rất kỹ về rèn luyện cho các em các kỹ năng như: tìm kiếm
thông tin, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, làm cho các hiểu mục đích của việc tự
đánh giá và đánh giá chéo là điều mà HS chưa quen vì các em chỉ quen với cách GV
đánh giá một chiều và HS chưa quen lắm với việc học bằng “khám phá”, học bằng giải
quyết vấn đề vì các em cũng quen với việc học bám sát SGK và ghi chép đầy đủ bài
giảng của thầy cô.
Bên cạnh đó thì tôi lại có nhiều điều kiện thuận lơi là tôi được làm việc tại trường
THCS-THPT Đinh Thiện Lý là ngôi trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế có
đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như sự ủng hộ của nhà trường, ban giám hiệu và
các giáo viên bộ môn tạo điều kiện thuận lợi để đề tài được thực hiện có hiệu quả tốt.
Chúng ta đã biết tuỳ thuộc vào mục tiêu, chương trình nội dung, phương tiện dạy
học và cách kiểm tra đánh giá mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp
nhất. Những kết quả mà đề tài đạt được có thể góp phần khẳng định vai trò cùa
phương pháp PBL trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất
lượng dạy học vật lý ở phổ thông.
Hướng phát triển của đề tài
Xây dựng riêng một trang web gắn với trang web của trường và tìm một số công cụ
hỗ trợ tốt việc dạy học theo PBL và dạy học dự án. Ở đó sẽ tập hợp vấn đề và dự án đã
làm và sẽ làm để HS có thể tham khảo và lựa chọn và trên đó sẽ có hướng dẫn của GV
và diễn đàn của HS. Rộng hơn nữa thông qua internet sẽ liên kết với một số trường
phổ thông của Việt Nam và một số trường quốc tế ở Việt Nam để phát triển việc dạy
học bằng PBL và dạy học dự án được rộng hơn và chất lượng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc
Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tương, Vật lý 10 Nâng
cao, Nhà xuất bản Giáo dục, TP.HCM
2. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker (1998), Cơ sở vật lý- tập 2, Nhà
xuất bản Giáo Dục, TP.HCM
3. IA.PERELMAN, (người dịch Trương Quang Giáo)(2001), Vật lý giải trí, Nhà xuất
bản Văn hóa-thông tin Hà Nội
4. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát
triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản
đại học sư phạm
5. Robert J. Marzano, DebraJ. Pickering, Jane E. Poolock, Các phương pháp dạy học
hiệu quả, NXB giáo dục, TP.HCM
6. Trần Thị Loan, Vận dụng quan điểm dạy học tích cực của Robert Marzano vào các
quá trình giảng dây về ”các lực cơ học” trong chương trình vật lý 10 THPT,
Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Đại học sư phạm TP.HCM
7. TSKHGD Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,
Trường đại học tổng hợp TP.HCM
8. D.J Rane, Sarah Symons, A Practic Guide to Problem based Learning in Physics
and Astronomy (2005), Higher Education Academy Subject Centre for
History, Classics and Archaeology
9. Dorothy H. Evensen, Cindy E. Hmelo, The Power of Problem-Based Learning,
Lawrence Erlbaum Associate, Publisher 2000 Mahwah, New Jersey London
10. Dave S.Knowlton, David C.Sharp, Problem Based Learning in the Informaton Age
(2003), Jossey Bass, San Francisco
11. Linda Torp and Sara Sage, Problem Based Learning for K-16 Education,
Association for Supervision and Curriculum Development, Alexandria
12. Unesco, Positive and Discipline in the Inclusive Learning-Friendly Classroom,
Inclusive Learning-Friendly Environments
13. S J van Luijk,*MD, PhD, C P M van der Vleuten,**PhD, “Assessment in
Problem-based Learning (PBL)”
14. Magdeleine D.N. Lew1, W.A.M. Alwis1, Henk G. Schmidt2, “Peer Assessment in
Problem-Based Learning: Students’ views”
15. Robert Waters and Michael McCracken, “Assessment and Evaluation in Problem
Based Learning”, Georgia Institute of Technology
16. Susan Pedersen, Doug Williams, Saniye T. Bulu, “Teachers’ Beliefs Underlying
Their Assessment Practices in a Problem-Based Learning Activity”
17.
18.
19.
%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_c%C3%A1c_m%E1%BB%A5c_ti%C3%AA
u_c%E1%BB%A7a_Bloom
20.
21.
22.
23. Problem Solving Introduction.mht
24.
25.
26.
27.
28. https://chico.nss.udel.edu/Pbl/
29.
30.
hill.co.uk/html/0335227775.htmlttp://eduscapes.com/tap/topic69.htm
31.
32.
33.
34.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bài giảng mở đầu
PBL và sự đổi mới trong dạy học
Môi trường học và sự thay đổi vai trò của
người học
- Vai trò của giáo viên
• giáo viên không còn là người duy nhất truyền thụ kiến thức và đại diện
kiến thức nữa
• là Digital Immigrants (Susan, B, 2006)
- Học sinh không còn là người bị động tiếp thu kiến thức mà có thể chủ động
khám phá học tập
• học sinh hôm nay là thế hệ trưởng thành từ thế giới kỹ thuật số, thời đại
Internet thời đại bùng nổ thông tin
• là Digital Native (Susan, B, 2006)
- Giáo viên trở thành lực lượng lao động trí óc
• hiểu học sinh
• có vốn kiến thức IT (intelligent technology)
• là thành viên trong diễn đàn học tập
• Digital Native
Phân tích về nhu cầu của người học
Tố chất đặc
biệt của
người học
Sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật
Internet
Nhu cầu thay
đổi của xã hội
• Web 2.0
• Thiết bị di động
• Thế giới thực qua web
• Tổng hợp thông tin Hợp tác với mọi người
• Khả năng giao tiếp Giải quyết vấn đề
Mục tiêu của nhà trường
Intentional
(Reflective/
Regulatory)
Active (Manipulative
Observant)
Constructive
(Articulate/
Reflective)
Authentic
(Complex/
Contextualized)
Cooperative
(Collaborative/
Conversational)
Năng động
Xây dựng
Hợp tácTin cậy
Có mục đích
Năm yếu tố này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
Problem –based Learning, PBL
(dạy học dựa trên giải quyết vấn đề)
Tại
sao
chúng
ta
cần?
PBL
là
gì?
Thực
hiện
như
thế
nào?
LẤY VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
LÀM PHƯƠNG HƯỚNG
CUNG CẤP NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT
SỰ CHỈ DẪN, CƠ HỘI KHÁM PHÁ
CHỦ ĐỘNG TÍCH LUỸ KIẾN THỨC
VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÁCH HỌC TẬP CHỦ YẾU LÀ THẢO LUẬN
NHÓM VÀ HỢP TÁC
THỬ, KIỂM TRA CÁCH GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CÓ TÍNH KHẢ THI
ỨNG DỤNG NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC
TIỄN LÀM TÀI LIỆU HỌC TẬP
HỌC SINH TỰ PHÁT TRIỂN MỤC TIÊU
HỌC TẬP
What they know, what they don’t’ know but need to know
How to know it?
ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP NHỮNG
NGUỒN TƯ LIỆU CŨNG NHƯ NHỮNG
TRI THỨC CÓ LIÊN QUAN
HỌC SINH TRỞ THÀNH NGƯỜI
CHỦ ĐỘNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GIÁO VIÊN ĐÓNG VAI TRÒ LÀ
NGƯỜI HUẤN LUYỆN, NGƯỜI CHỈ ĐẠO
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ,PHẢN BIỆN, NĂNG LỰC HỢP
TÁC VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
CHÚ TRỌN G VIỆC TỔNG HỢP NHỮNG
QUY TẮC KHOA HỌC VÀ BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PBL là gì?
Chiến lược này cố gắng giúp học sinh
1. Bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề
MỤC ĐÍCH VÀ NÉT ĐẶC SẮC CỦA PBL
có thực trong đời
sống
2. Phát triển tư duy phê phán và sáng tạo
3. Thích nghi và tham gia vào quá trình thay đổi
4. Công tác hiệu quả trong nhóm
5. Giao tiếp hiệu quả
6. Đề cao sự tự học
7. Bổ sung kiến thức cơ bản
8. Rèn luyện khả năng quản lý, khả năng ra quyết định
NHU CẦU CỦA XÃ HỘI
VÀ CÁ NHÂN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
Chủ động đương đầu với thực tiễn là
phẩm chất cần thiết để con người
thành công
Tư duy độc lập, tư duy phê phán là cần
thiết để giải quyết các vấn đề thực tiễn
Liên môn, liên lĩnh vực là bản chất
của mọi vấn đề trong cuộc sống
Các kỹ năng sống là điều kiện tiên
quyết để thành công trong mọi lĩnh vực
Thế kỷ XXI là thế kỷ thành công của
nhân cách đa dạng, khả năng thích
nghi và óc sáng tạo
Công nghệ thông tin là phương tiện hỗ
trợ để giải quyết mọi vấn đề trong thời
đại ngày nay
Cần phải tập cho học sinh chủ động đối
diện với các vấn đề của thế giới thực
đang và sẽ xảy ra
Tư duy bậc cao có thể phát triển ở mọi lứa
tuổi nếu có chiến lược dạy học phù hợp
Tích hợp liên môn là yêu cầu bắt buộc của
dạy học hướng vào người học
Phát triển toàn diện nhân cách, tạo cơ hội cho
học sinh có các phong cách khác nhau, phát
triển nhiều loại hình thông minh
Hình thành các kỹ năng sống, làm việc với
thông tin, giao tiếp, hợp tác, ra quyết định..
Các quá trình, sản phẩm phải chú trọng
sử dụng và tích hợp công nghệ thông
tin
Tại sao cần sử dụng PBL?
PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
VẤN ĐỀ
DỰA VÀO NGUYÊN NHÂN CỦA
VẤN ĐỀ LẬP BIỆN PHÁP
KHẢ THI
NHỮNG BIỆN PHÁP
KINH NGHIỆM
KHÁI NIỆM TỔNG HỢP
VẤN ĐỂ MỚI
CÁC BƯỚC HỌC BẰNG PBL
GIAI ĐOẠN ĐỊNH NGHĨA
(A) Định nghĩa vấn đề đang tồn tại
(B) Xácđịnh thông tin cần thiết
PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM
(A) Xác định phạm vi thông tin
(B) Liệt kê theo thứ tự ưu tiên
LẤY THÔNG TIN
(A) Tìm được nguồn thông tin
(B) Lấy thông tin
SỬ DỤNG THÔNG TIN
(A) Đọc thông tin
(B) Tóm tắt thông tin
TỔNG HỢP THÔNG TIN
(A) Phân nhóm (B) Trình bày
NHẬN XÉT
(A) Nhận xét kết quả
(B) Nhận xét quá trình
6 BƯỚC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
HỌC SINH
TỔNG HỢP
SO SÁNH
TIẾP THU
KIẾN THỨC MỚI
GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
TRÌNH BÀY
THÔNG TIN
SỬ DỤNG
THÔNG TIN
THU THẬP
TÀI LIỆU
GIỚI HẠN
VẤN ĐỀ
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP PP PBL
CÁCH ĐÁNH GIÁ PBL
• TỰ ĐÁNH GIÁ (self-assessment): PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
• SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CỘNG TÁC: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHÉO
• ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN (teacher assessment)
• KIỂM TRA KẾT QUẢ; TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
• PHIẾU KIỂM TRA; BẢNG CÂU HỎI
• PHỎNG VẤN; TÁC PHẨM
Nhóm 1: Mai Anh + Tiên + Chí + Đ.Khoa +
N.Lan
Nhóm 2: Trân + Minh + D.Linh + T.Ly
Nhóm 3: Ngọc + Nhi + Thư + Tùng+ T.Anh
Nhóm 4: Yến + Trinh + Trang + Vân Anh
+M.Tuấn
Nhóm 5: Gia ân +P.Anh + Q.Anh + + P.vi
Nhóm 6: Hải + Huy + Khanh + T.Uyên + Tịnh
Hoạt động 1: Ném trứng (30’)
• Mỗi nhóm được phát các thứ sau:
– 2 quả trứng
– 4 tờ báo cũ
– 2 cuộn băng keo
– Một bó ống hút
– Một vài sợi thun
• Yêu cầu: Trong thời gian 10’ “trang bị”
cho 2 quả trứng để ném xa bằng chiều
dài phòng học mà không bị vỡ.
Hoạt động 4: Phóng máy bay
• Mỗi nhóm được phát 10 tờ giấy A4.
• Trong vòng 3 phút, nhóm nào phóng
được nhiều máy bay nhất vượt qua
đích (có giới hạn độ cao) thì sẽ chiến
thắng.
• Trước khi bắt đầu, mỗi nhóm có 3 phút
thảo luận và thử nghiệm 3 lần/nhóm.
“Giả sử nhóm của bạn gồm năm người đang cùng chung một
cuộc hành trình trên một tàu con thoi được phóng từ Trái Đất
lên quỹ đạo tròn đều xung quanh Trái Đất (lúc lên tới quỹ đạo
này thì động cơ của con tàu sẽ không còn hoạt động nữa và
không có ma sát của khí quyển). Nhiệm vụ của các bạn là ở
trên tàu vũ trụ trong vòng 1 tuần và hợp tác để thiết kế ra
những phương án thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của
Newton có còn đúng trong môi trường trên tàu vũ trụ lúc đó hay
không. Hãy cẩn thận với những sự thay đổi khi bạn ở trên tàu
vũ trụ (kể từ lúc phóng cho tới lúc lên đến quỹ đạo tròn đều
quanh Trái Đất) so với khi bạn ở trên mặt đất? Những sự thay
đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của
các bạn như thế nào, và các bạn hãy đưa ra các giải pháp khắc
phục sự thay đổi đó để các bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ
một cách tốt nhất. Hãy lý giải bằng những căn cứ khoa học thật
chính xác cho những sự thay đổi khi trên tàu và về phương án,
kết quả dự đoán thí nghiệm của các bạn.”
Đối mặt với vấn đề:
1. Em hãy gạch dưới những từ khoá (keyword)
trên đoạn văn cung cấp thông tin
2. Những sự thay đổi nào có thể xảy ra khi các
bạn ở trên tàu vũ trụ?
3. Em có thể nêu ý tưởng về công việc trước
mắt mà nhóm em có thể bắt tay vào làm
được không?
Những cái đã biết và những điều cần biết:
1. Các bạn đã biết được những gì cần thiết để giải
quyết vấn đề này? Dựa trên cơ sở khoa học nào?
2. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta cần phải
biết thêm những gì?
3. Chúng ta cần phải làm gì để biết được những thông
tin mới?
4. Chúng ta có thể tìm tài liệu ở đâu, có những công
cụ hỗ trỡ nào?
Phụ lục 2 Phiếu học tập
Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý Họ và tên:……………
Lớp: 10A4
PHIẾU HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ
LỰC HẤP DẪN
1. Định luật vạn vật hấp dẫn:
Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như………………..) có độ lớn tỉ lệ thuận
…………………….. và tỉ lệ nghịch…………………………………….
.....
.....hd
F G , G: hằng số hấp dẫn, G =……………..
2. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở độ cao h:
........
........
g
3. Trường hấp dẫn, trường trọng lực:
Mỗi vật luôn tác dụng lực hấp dẫn lên các vật xung quanh. Ta nói mỗi vật
xung quanh đều có một trường…………….
Trường trọng lực
là…………………………………………………………………
CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM
1. Quỹ đạo của vật bị ném xiên:
Chọn Oxy như hình vẽ, gốc thời gian là thời
điểm ném vật. Ta có
0v
y
Quỹ đạo của vật là:……………
2. Tầm bay cao: là độ cao cực đại mà vật đạt được
.........
.........
H
3. Tầm bay xa: là khoảng cách giữa điểm ném và điểm rơi
.........
.........
L
HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC- LỰC QUÁN TÍNH
1. Hệ quy chiếu có gia tốc:
Trong hệ quy chiếu có gia tốc so với một hệ quy chiếu quán tính, các định luật
Newton……………Ta gọi hệ đó là hệ quy chiếu……………
2. Lực quán tính:
Trong hệ quy chiếu quán tính các hiện tượng cơ học xảy ra như là mỗi vật có khối
lượng m chịu thêm tác dụng của một lực bằng…………. Lực này gọi là
lực…………..
.............qtF
O
0 y
v
0
0 0x 0 0y
xv
.....v v0 0y0 0 .....xv v
x ......xa ......ya
0( cos )x v t ...........................y
...............v t 0( sin ).............yv v
( ) ...............................y f x
LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM- HIỆN TƯỢNG TĂNG,
GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG
1. Lực hướng tâm:
Khi một vật chuyển động…………., hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực
hướng tâm
2. Lực quán tính li tâm:
Nếu xét hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động tròn đều thì vật đặt trong đó sẽ chịu
tác dụng của lực quán tính li tâm
. ...........qF
Lực quán tính li tâm có:
Phương:………………
Chiều:……………….
Độ lớn:……………..
3. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng:
Trọng lực của một vật là hợp lực của lực……………………………………và
lực…………………………..xuất hiện do Trái Đất quay quanh trục của nó
......... ...............P
Trọng lượng là độ lớn của……………
Một cách gần đúng ta có thể xem như hdF P
Hiện tượng tăng trọng lượng
Hiện tượng giảm trọng lượng
Hiện tượng mất trọng lượng
Phụ lục 3 Đề kiểm tra
Bảng phân bố mức độ các câu trắc nghiệm
Mức độ
Kiến thức
Biết Hiểu Vận dụng Tổng cộng
Định luật I, II, III
Newton
1 2 3
Lực hấp dẫn 1 1 2 4
Chuyển động của vật bị
ném
1 1 2
Hệ quy chiếu có gia tốc-
Lực quán tính
2 1 2 6
Lực hướng tâm và lực
quán tính li tâm- Hiện
tượng tăng giảm mất
trọng lượng
2 2 2 5
20
ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ LỚP 10
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Trường hợp nào vật chịu tác dụng của một hợp lực F cùng hướng với hướng
chuyển động?
a. Vật chuyển động thẳng đều
b. Vật chuyển động nhanh dần đều
c. Vật chuyển động chậm dần đều
d. Vật chuyển động tròn đều
e. Không xác định được vì thiếu yếu tố
Câu 2: Lực có độ lớn không đổi. F
Khi tác dụng vào vật có khối lượng m1 thì gia tốc của vật thu được có độ lớn
là a1. Khi
F
F
tác dụng vào vật có khối lượng m2 thì gia tốc của vật thu được có
độ lớn là a2. Nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn m=m1+m2 thì gia tốc mà vật
thu được có độ lớn là:
F
a. a1+a2
b. 1 2
1 2
a a
a a
c. 2 21 2a a
d. 1 2
1 2
a a
a a
e. 2 21 2 a a
Câu 3: Khi ném một hòn đá bằng một lực F thì:
a. hòn đá không tác dụng lên tay người một lực nào cả
b. lực của người tác dụng lên hòn đá lớn hơn nên hòn đá mới bay đi
c. lực mà hòn đá tác dụng lên người cân bằng với lực mà người tác dụng lên
hòn đá, lực làm hòn đá bay đi là một lực khác
d. lực mà hòn đá tác dụng lên người cân bằng với lực mà người tác dụng lên
hòn đá nên người thì đứng yên trong khi hòn đá chuyển động
e. lực mà hòn đá tác dụng lên người bằng với lực mà người tác dụng lên hòn
đá, tuy nhiên vì khối lượng viên đá nhỏ hơn nên thu được gia tốc lớn hơn
nên bay đi
Câu 4: Hai chất điểm bất kỳ hút nhau với một lực:
a. Tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng
cách giữa chúng
b. Tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng
c. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng
d. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách
giữa chúng
e. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng
Câu 5: Hai vật có khối lượng m1 và m2, cách nhau một khoảng r. Khi khối lượng của
một vật tăng gấp đôi và khoảng cách giữa hai vật tăng gấp đôi thì lực hấp dẫn
giữa chúng thay đổi như thế nào?
a. Giảm 2 lần
b. Tăng 2 lần
c. Giảm 4 lần
d. Tăng 4 lần
e. Không đổi
Câu 6: Lực hấp dẫn do một quả táo ở cành cây tác dụng lên Trái Đất thì có độ lớn:
a. lớn hơn trọng lượng của quả táo
b. nhỏ hơn trọng lượng của quả táo
c. bằng trọng lượng của quả táo
d. bằng 0
e. không có mối liên hệ với trọng lượng của quả táo
Câu 7: Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do
ở mặt đất? Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km.
a. 3200 km
b. 80 km
c. 9050 km
d. 400 km
e. 2650 km
Câu 8: Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc đầu v0. Tầm
bay xa của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a. m và v0
b. m và h
c. v0
d. v0 và h
e. m, v0 và h
Câu 9: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức
cản của không khí. Thời gian bay của vật từ lúc ném đến lúc chạm đất là:
a. 2t g h
b. 2ht
g
c.
2
ht
g
d. 2ht
g
e. 2gt
h
Câu 10: Tìm phát biểu SAI:
a. Các vật đều đứng yên trong hệ qui chiếu phi quán tính
b. Hệ qui chiếu phi quán tính là hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc đối với
một hệ qui chiếu quán tính
c. Để áp dụng định luật II trong hệ qui chiếu phi quán tính, hợp lực các lực tác
dụng lên vật cần phải thêm lực quán tính
d. Lực quán tính có biểu thức 0a qtF m trong đó 0a là gia tốc của hệ qui
chiếu phi quán tính
e. Lực quán tính chỉ tồn tại và thực sự tồn tại trong hệ qui chiếu phi quán tính
Câu 11: Trong một toa xe lửa chuyển động thẳng theo phương ngang với gia tốc 0a ,
một sợi dây nhẹ một đầu treo trên trần của toa xe lửa, đầu kia treo một vật nhỏ,
khối lượng m. Dây treo lệch một góc như hình vẽ. Có thể khẳng định
chuyển động của toa tàu:
a. Chuyển động nhanh dần đều
b. Chuyển động châm dần đề
c. Chuyển động thẳng đều
d. Không thể khẳng định vì thiếu dữ kiện
e. Ban đầu chuyển động nhanh dần rồi chậm dần
Câu 12: Bằng cách so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P của
vật treo vào lực kế ta có thể:
a. biết được thang máy đang đi lên hay đi xuống
b. biết được chiều của gia tốc thang máy
c. biết được thang máy chuyển động nhanh dần hay chậm dần
d. không xác định được chiều chuyển động hay gia tốc của thang máy hay
thang máy chuyển động nhanh dần hay chậm dần vì thiếu dữ kiện
e. xác định cả được chiều chuyển động hay gia tốc của thang máy hay thang
máy chuyển động nhanh dần hay chậm dần
Câu 13: Một vật có khối lượng 0,5 kg được móc vào lực kế treo trong buồng thang
máy. Thang máy đang đi xuống và được hãm với gia tốc 1 m/s2. Số chỉ của lực
kế là bao nhiêu? Lấy g=9,8 m/s2.
a. 0,5 N
b. 5,4 N
c. 4,9 N
d. 4,4 N
e. 0,6 N
Câu 14: Một quả cầu nhỏ, khối lượng 300 g , buộc vào một đầu dây treo vào trần của
toa tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc là 10 m/s. Tính lực căng của
sợi dây. Lấy g=10 m/s2
a. T=3000 N
b. T= 300 N
c. T=30 N
d. T= 3 N
e. T=0,3 N
Câu 15: Hãy chọn câu đúng
Các nhà du hành vũ trụ trên con tàu quay quanh Trái Đất đều ở trong trạng thái
mất trọng lượng là do:
a. con tàu ở rất xa Trái Đất nên lực hút của Trái Đất giảm đáng kể
b. con tàu ở vào vùng mà lực hút của Trái Đất và lực hút của Mặt Trăng cân
bằng nhau
c. các nhà du hành cùng con tàu cùng “rơi” về Trái Đất với gia tốc g nên
không còn lực của người đè lên sàn của tàu
d. con tàu thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất
e. lực do tàu vũ trụ tác dụng lên các phi hành gia cân bằng với lực do các phi
hành gia tác dụng lên tàu vũ trụ
Câu 16: Một xe (được coi như là chất điểm) khối lượng m chạy qua cầu cong coi như
một cung tròn có bán kính R. Xe ở đỉnh cầu có tốc độ là v. Lực nén do xe tác
dụng lên mặt cầu có biểu thức nào sau đây?
a. mg
b.
2vmg
R
c.
2
( )vm g
R
d.
2
( )vm g
R
e.
2vmg
R
Câu 17: Một chiếc xe chuyển động tròn đều, nếu vận tốc của xe tăng gấp 3 lần thì lực
hướng tâm:
a. tăng gấp 6 lần
b. tăng gấp 9 lần
c. tăng gấp 3 lần
d. giảm đi 3 lần
e. giảm đi 9 lần
Câu 18: Chọn câu SAI
a. Lực quán tính li tâm xuất hiện trong hệ qui chiếu phi quán tính
b. Lực hướng tâm là hợp của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật chuyển
động tròn đều
c. Khi vật chuyển động tròn, lực (hay hợp lực) gây ra cho vật gia tốc hướng
tâm gọi là lực hướng tâm
d. Lực hướng tâm cân bằng với lực quán tính li tâm
e. Các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất lực hướng tâm là lực hấp dẫn
Câu 19: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh tâm Trái Đất ở độ cao h
(tính từ mặt đất)
G: hằng số hấp dẫn
M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất
Tính tốc độ dài của vệ tinh.
a. 2( )
GM
R h
b. 3( )
GM
R h
c. không thế tính được vì thiếu dữ kiện
d. 2( )
GM
R h
e.
( )
GM
R h
Câu 20: Khi con tàu vũ trụ được phóng lên thẳng đứng với gia tốc a=4g, nhà du hành
vụ trũ sẽ cảm thấy mình đè lên sàn tàu một lực bằng:
a. 4mg
b. 3mg
c. 5mg
d. 2 mg
e. 0
Phụ lục 4
Điểm tổng kết của Hs bao gồm điểm tự đánh giá, đánh giá chéo và GV đánh giá
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Nguyễn Vũ Mai Anh 63 Trần Tuyết Trân 79 Trần Ngọc Thúy Nhi 65
Lê Bích Thủy Tiên 60 Nguyễn Anh Minh 70 Đào Ngọc Trang Thư 68
Dương Bằng Chí 65 Khâu Nguyễn Du Linh 75 Huỳnh Vĩnh Tùng 69
Lê Đăng Khoa 59 Hoàng Ngọc Thảo Ly 71 Hoàng Tuấn Anh 67
Văn Phạm Nhật Lan 60 Huỳnh Như Ngọc 70
Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
Lê Thị Hải Yến 52 Vũ Tuấn Gia Ân 75 Nguyễn Song Thiên Hải 81
Châu Yến Trinh 58 Trần Phương Anh 78 Lê Minh Huy 85
Ngô Ngọc Phương Trang 50 Lê Quỳnh Anh 83 Lương Thị Lan Khanh 79
Đặng Minh Tuấn 52 Dương Tường Vi 75 Ng. Đoàn Trang Thiên Uyên 80
Đỗ Thanh Tịnh 54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH022.pdf