Luận văn Ứng dụng giao thức định tuyến Ospf để kết nối mạng diện rộng chi nhánh điện thoại Củ Chi

Qua 3 tháng nghiên cứu việc tìm hiểu và xây dựng đề tài chúng em đã giải quyết được yêu cầu đặt ra của đề tài cũng như của Ban Lãnh Đạo. Các chi nhánh có thể kết nối về trung tâm một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo cho việc chuyển đổi dữ liệu và thông tin liên lạc từ đó giúp cho công việc trong ngành ngày càng được phát huy tác dụng cũng như kịp thời nắm bắt được các thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng để kịp thời phục vụ khách hàng và nâng cao uy tín cho ngành bưu điện TP. Hồ Chí Minh nói chung và chi nhánh điện thoại Củ Chí nói riêng. Qua đề tài này giúp chúng em hiểu sâu hơn về các mô hình kết nối, các giao thức định tuyến trên môi trường CISCO Router.

doc78 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng giao thức định tuyến Ospf để kết nối mạng diện rộng chi nhánh điện thoại Củ Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là giao thức định tuyến dạng classful, nghĩa là không chứa subnet mask trong các cập nhật định tuyến. IGRP dùng cơ chế advanced vector, dựa trên cơ chế link-state kết hợp với distance vector nghĩa là chỉ cập nhật thông tin khi có sự thay đổi cấu trúc. Việc xác định đường được thực hịên linh hoạt thông qua nhiều yếu tố: số hop, băng thông, thời gian chờ, độ tin cậy IGRP có khả năng hỗ trợ tối đa là 255 hop (so với giới hạn 15 hop của RIP), có đợ hội tụ nhanh hơn RIP nhờ cơ chế flash update, và hỗ trợ cho nhiều đường liên kết với khả năng cân bằng tải cao. Các giao thức nhóm classful gồm RIPv1 và IGRP. IGRP tính metric dựa trên tham số băng thông (bandwidth), thời gian chờ (delay), độ ổn định cao (stability) và tải (load). IGRP có thời gian update dài hơn RIP, có khả năng hỗ trợ cân bằng tải với đơn giá không bằng nhau. IGRP không hỗ trợ mạng không liên tục và VSLM. IGRP sẽ tự động tóm tắt một mạng (auto summarization) trước khi quảng cáo nó. Mặc định: Update Router sẽ gửi bảng định tuyến để cập nhật thông tin sau khỏng thời gian trung bình là 90 giây (update timer), địa chỉ đích của update này là 255.255.255.255 (all-hosts broadcASt). Invalid Thời gian đường đi tồn tại trong bảng định tuyến khi không có cập nhật mới là270giây (invalidtimer/timeout/expiration) timer các đường đi sẽ ở tron gtình trạng không hiệu lực. Holddown Router sẽ không nhận bất cứ cập nhật mới của đường đi này trong khoảng thời gian 280 giây (hloddown timer). Flush Khoảng thời gian router phải chờ trước khi xoá đường đi ra khỏi bảng định tuyến là 630 giây (flush timer/garbage collection timer). IGRP cung cấp với giới hạn lớn hơn các giao thức định tuyến khác. Ví dụ: Độ ổn định và tải có giá trị từ 1 đến 255, băng thông có thể lên đến tốc độ từ 1200 bps đến gbps. Thời gian chờ có thể từ 1 đến 224, nhà quản trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn đường đi bằng cách tăng thêm hay giảm bớt giới hanï cho metric. Điều này cho phép nhà quản trị có thể thay đổi sự chọn lựa đường đi tự động của IGRP. Cập nhật định tuyến IGRP IGRP là giao thức hoạt động dạng broadcast, mặc định sẽ gửi update đến tất cả các thiết bị trên Ethernet Lan của router mà nó sẽ gửi packet đến. Điều này sẽ rất lãng phí. Để tránh điều này, interface Ethernet của router muốn truyền packet đi phải đựơc cấu hình passive và dùng thêm câu lệnh neighbor để cho phép gửi cập nhật định tuyến đến router láng giềng xác định. 4.3 Metric của định tuyến IGRP Giao thức định tuyến sử dụng công thức dưới nay để tính metric: IGRP metric = [ K1 * BW + (K2*BW) + K3 ] * Delay * K5 (256-Load) (Reli + K4) K1, K2, K3, K4, K5 là hằng số. BW=107/ băng thông nhỏ nhất trên đường đi (kbps). Delay = tổng delay trên tuyến đường /10 (ms). Load: tải trên interface, mang giá trị 1-255 (255-100% truyền thông, 1-không có truyền thông). Reli: độ tin cậy của interface, mang giá trị 1-255 (1-không tin cậy, 255-100% đáng tin cậy). Mặc định: K1-K3 =1, K2 = K4 = K5 = 0. Khi đó: IGRP metric=BW+ Delay. Môi trường Băng thông Delay Ethernet Fast Ehternet Gigabit Ethernet 10.000Kbps 100.000 Kbps 1.000.000 Kbps 1000 micro giây 100 micro giây 10 micro giây FDDI Tokken Ring (16 M) T1 100.000 Kbps 16.000 Kbps 1544 Kbps 100 micro mgiây 630 micro giây 20.000 micro giây 4.4 Tính ổn định IGRP cung cấp 1 số tính năng để nâng cao tính ổn định của IGRP bao gồm holddown, spilit horizon, và poison-reverse. IGRP không hổ trợ mạng không liên tục và VLSM. IGRP và default route Trong router của Cisco, IGRP không nhận biết đựơc mạng 0.0.0.0/0, trong mạng IGRP can sử dụng lệnh ip default-network để áp đặt metric cho đường đi đó. Lệnh ip default-network được dùng để chỉ định địa chỉ major network và đánh dấu mạng này là default network. Major network phải là mạng nối trực tiếp, được định nghĩa bởi định tuyến tĩnh hay học được từ các giao thức định tuyến khác. Mạng được chỉ định bởi lệnh ip default-network phải tồn tại trong bảng định tuyến khác. Mạng được chỉ định bởi lệnh ip default-network phải tồn tại trong bảng định tuyến trước khi lệnh này có hiệu lực. 4.6 Hoạt động cân bằng tải IGRP cũng cung cấp khả năng cân bằng tải đến 6 tuyến đường có chi phí bằng nhau giống như RIP. Ngoài ra IGRP cho phép định tuyến theo nhiều đường với mỗi đường đi đều có thể có metric khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Lợi ích của tính năng này là tăng khả năng linh hoạt, sử dụng hiệu quả đường truyền. IGRP sử dụng lệnh Router(config-router)#variance để thực hiện cân bằng tải với các đường đi có chi phí khác nhau. 4.7 IGRP timer IGRP duy trì một số bộ đếm thời gian bao gồm: Bộ đếm thời gian cập nhật (update timer), mặc định là 90 giây. Bộ đếm thời gian tồn tại của đường đi (invalid timer), mặc định gấp 3 lần giá trị cuả update timer là 270 giây. Bộ đếm holddown (holddown timer), mặc định gấp 3 lần giá trị update timer cộng thêm 10 giây là 280 giây. Bộ đếm thời gian giảiphóng đường đi (flush timer), mặc định gấp 7 lần giá trị update timer là 630 giây. Các câu lệnh cơ bản khi cấu hình IGRP Router IGRP AS nuber: chọn giao thức định tuyến là IGRP trong hệ thống AS với AS number (só AS nuber là số nguyên từ 1 đến 65535). Network network-number: địa chỉ mạng muốn cấu hình. No router IGRP AS number: vô hiệu giao thức IGRP đang hoạt động. Timers basic update-timer invalid-timer holddown-timer flush-timer: qui định thời gian cập nhật định tuyến (update-timer), thời gian route tồn tại trong bảng định tuyến khi không có cập nhật mới (invalid-timer), thời gian router sẽ không nhận bất cứ cập nhật mới nào của route (holddown-timer) và thời gian trước khi xoá route ra khỏi bảng định tuyến (flush-timer). Tóm lại: IGRP là một phát triển riêng của Cisco nên chỉ dùng cho các router của Cisco, các router của các hãng khác không có tích hợp giao thức này. Nếu ta sử dụng toàn bộ router là của cisco ta có thể chọn IGRP vì IGRP có tính ổn định, dễ cấu hình. IGRP có khả năng hỗ trợ đến 255 hop nghĩa là đường kính của mạng IGRP có thể lean đến 225 hop, IGRP tính toán metric dựa vào nhiều yếu tố nên có tính linh hoạt hơn RIP, và có độ hội tụ nhanh hơn RIP vì có cơ chế flash update nên thích hợp cho các hệ thống lớn. Tuy nhiên cũng như RIP, IGRP là giao thức dạng distance-vector nên nó sẽ gửi toàn bộ bảng định tuyến đi sau một khoảng thời gian update-timer. Như vậy cũng sẽ rất lãng phí tài nguyên mạng. IGRPcũng không hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM. Vì vậy Cisco đã phát triển IGRP theo hướng riêng để khắc phục những nhược điểm của IGRP, đó là Enhanced IGRP (EIGRP). EIGRP: 5.1 Tổng quan về EIGRP EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là giao thức định tuyến kế thừa từ IGRP và là dạng lai giữa distance-vector và link-state. Hơn nữa, EIGRP tích hợp nhiều giaot hức quan trọng để nâng cao khả năng xử lý hiệu quả khi liên kết với giao thức khác. EIGRP là một phát triển riêng của Cisco nhằm khác phục nhược điểm của RIP/IGRP và có những ưu điểm như dễ cấu hình, độ hội tụ nhanh, tiết kiệm tài nguyên mạng khi trao đổi thông tin, sử dụng địa chỉ multicast để liên lạc, khả năng sử dụng hiệu quả băng thông, hỗ trợ VSLM và mạng không liên tục, thuộc nhóm classless. 5.2 Một số thuật ngữ của EIGRP Neighbor Một router đang chạy EIGRP và kết nốt trực tiếp Neighbor table Một danh sách của các router, bao gồm địa chỉ IP, các cổng của router đi ra ngoài, hold-time, SRTT và thời gian uptime. Bảng này cũng chứ các thông tin chỉ ra router láng giềng đã thêm vào bảng được bao lâu. Bảng này xây dựng được từ các thông tin nhận được từ cá gói hello Route table Bảng định tuyến, bảng này chúa danh sách các mạng hiện có và đường đi tốt nhất của mạng này. Một route EIGP dẽ được đưa vào bảng định tuyến khi route loại feasible successor được chỉ ra Topology table Một bảng chứa tất cả các đường đi được quảng bá bởia các router láng giềng, nay là danh sách của các route dự phòng, route tốt nhật giá trị AD và các cổng của router. Giải thuật DUAL sẽ tính toán trên bảng topo để xác định successor và feasible successor để xây dựng một bảng định tuyến Hello Một thông điệp được dùng để duy trì các bảng của router láng giềng. Các gói hello này gửi định kỳ và gửi theo kiểu thông tin tin cậy Feasible successor Khi router báo về giá trị láng giềng AD thấp hơn giá trị FD (feasible distance) của router. FS là router kế tiếp trong trạng thái FC ( feasible condition ) DUAL (Diffusing Update Algorithm) Một giải thuật được dùng trên bảng topo logy để gíu mạng nội bộ hội tu. Giải thuật này dựa trên việc router phát hiện những thay đổi trong một lhoảng thời gian xác định, vì giải thuật được tính toán đồng thời, nó sẽ đảm bảo mạng không bị loops Active Trạng thái của route khi có một thay đổi về mạng nhưng sau khi kiểm tra topo, không có FS (feasible successor) nào được tìm thấy. Route sẽ được dùng gán giá trị active và router sẽ truy vấn các router láng giềng cho những rute dự phòng Passive Một đường đi ngang trong trạng thái passive. Nếu đường bị đánh mất, router sẽ kiểm tra bảng topo để tìm ra FS. Nếu có một FS, route này sẽ được cài đặt trong bảng định tuyến. Nếu không, router sẽ truy vấn các router láng giềngvà đưa route và trạng thái active .. 5.3 Metric EIGRP EIGRP và IGRP có cùng cách tính metric, tuy nhiên metric của EIGRP bằng metric nhân với 256 do IGRP có field metric là 24 bit trong khi EIGRP có field metric là 32 bit: 5.4 Thiết lập các quan hệ láng giềng trong EIGRP Không giống như IGRP, EIGRP can phải thiết lập quan hệ láng giềng trước khi gửi cập nhật định tuyến bằng cách trao đổi packet hello qua địa chỉ multicast 224.0.0.10 sau khoảng thời gian 5s (hay 60s đối với kết nối có băng thông thấp hơn T1). Thời gian holdtime là thời gian tối đa mà router phải chờ trước khi thiết lập lại quan hệ láng giềng nếu không nhận được packet hello, thời gian này gấp 3 lần thời gian đợi gửi packet hello là 15s hay 180s (đối với kết nối có băng thông thấp hơn T1). EIGRP cung cấp 4 khái niệm cơ bản: Bảng Neighbor Bảng topology Trạng thái route Route tagging 5.4.1 Bảng Neighbor Khi router tìm thấy một router láng giềng, nó sẽ lưu địa chỉ láng giềng và interface như là một entry trong bảng neighbor và gửi packet hello. Bảng neighbor là một giao thức theo dạng module, khi router láng giềng gửi packet hello, nó sẽ quảng cáo thời gian hold-time. Nếu quá trình thời gian holdtime mà router không nhận được packet hello thì nó sẽ thiếp lập lại quan hệ láng giềng. Khi thiết lập quan hệ láng giềng, bảng neighbor như sau: RouterA#show ip EIGRP neighbor H Address Interface Hold Uptime SRTT RTO Q Seq 1 0 10.0.0.1 192.168.1.1 S0 S0 20 30 00:00:25 00:00:35 1 372 4500 2232 0 0 3 2 H – danh sách các quan hệ router láng giềng mà router thiếp lập được Address – địa chỉ IP của router EIGRP láng giềng Hold – Thời gian holddown –timer, nếu mang giá trị 0 sẽ xóa bỏ quan hệ láng giềng router. Uptime – thời giam thiết lập quan hệ láng giềng SRTT (Smooth Round TRIP Time) – thời gian trung bình để đảm bảo hửi và nhận gói tin EIGRP RTO (Round TRIP Timeout) – thời gian router phải chờ để truyền lại gó tin nếu router không nhận được gói tin Qcount (Queue Count) – Số lượng gói tin EIGRP chờ gửi đến router EIGRP láng giềng. Nếu giá trị Qcount > 0, mạng có dấu hiệu nghẽn. Sequence number – Số tuần tự của gói tin EIGRP update/request/reply cuối cùng nhận được từ router EIGRP láng giềng. RTP sẽ theo dõi chỉ số này để đảm bảo rằng các gói tin từ láng giềng nhận đúng thứ tư.ï 5.4.2 Bảng topology Sau khi các router đã biết cá router láng giềng, nó có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu của các feasible successor. Các router láng giềng và các đường đi tốt nhất được giữ trong bảng topology này. Điều càn chú ý là bảng topology chứa đường đi của tất cả các routes trong một hệ thống mạngchứ không chỉ là các router có đường đi tốt nhất và các routes dự phòng. Các tuyến đường đi khác được gọi là các khả năng. Bảng topology trong EIGRP sẽ quản lý việc chọn lựa route để thêm voà bảng định tuyến của router. Bảng định tuyến của router. Bảng topology bao gồm các thông tin như sau: Một route nào đó là ở trạng thái active hay passive. Cập nhật có gửi đến các router láng giềng hay không. Một gói tin truy vấn đã gửi về router láng giềng. Nếu có thông tin trong cột này của bảng định tuyến, đã có ít nhất một route đang được đánh dấu như active. Nếu một gói tin đã được gửi đi, một cột khác trong bảng định sẽ theo dõi là có bất cứ một trả lời nào từ router láng giềng. Các mạng ở xa. Địa chỉ mạng và giá trị subnet của các mạng. Giá trị metric của các mạng ở xa, gọi là FD. Giá trị metric của các mạng ở xa được quảng bá bởi router kết nối trực tiếp, giá trị này còn gọi là AD. Gía trị next-hop. Cổng đi ra của các router được dùng để đến router next-hop. Tuyến đường tốt nhất được chỉ ra ở dạng hop-count. 5.4.3 Trạng thái route Một entry của bảng topology tồn tại trong 2 trạng thái: hoạt động (active) hay thụ động (thụ động). Passive route là router láng giềng đúng đi đến đích. Active route là router mất quyền làm láng giềng và không có router láng giềng dự phòng. Khi đó router phải tìm các route khác để đi đến đích. Mạng đích ở trạng thái active khi khôgn có thông tin router láng giềng dự phòng. Khi mạng đích ở trạng hái active, router sẽ tính toán lại bằng cách gửi một packet để gửi một packet để hỏi đến các router láng giềng. Router láng giềng có thể gửi một packet trả lời. Trong khi mạng đích đang ở trạng thái active router sẽ không thể thay đổi thông tin bảng định tuyến. Sau khi router nhận được sự trả lời từ các router láng giềng, entry của bảng topology cho mạng đích sẽ trở lại trạng thái passive, và router có thể chọn đường đi kế tiếp. 5.4.5 Route tagging EIGRP hỗ trợ route trong và route ngoài. Route trong sử dụng trong hệ thống nội bộ EIGRP. Route ngoài được học bởi giao thức định tuyến khác hoặc nằm trong bảng định tuyến như là route tĩnh. Route ngoài được ghi dưới dạng thẻ (tag) chứa các thông tin như:router ID của router EIGRP mà được phân phối lại đường đi, số AS của mạng đích tag của nhà quản trị có thể cấu hình, ID của giao thức ngoài, metric từ giao thức ngoài và bit cờ của định tuyến mặc định. Route tagging cho phép nhà quản trị mạng to tuỳ chỉnh định tuyến và duy trì việc quản lý chính sách phức tạp. Route tagging thường được sử dụng trong truyền thông AS. EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng và chọn đường đi đến đích. Một số khái niệm dùng trong giải thuật này như sau: Feasible distance (FD) – FD là metric nhỏ nhất để đi đến đích theo một tuyến xác định. Feasibily condition (FC) - FC là điều kiện yêu vầu để RD < FD nhằm bảo đảm hình thnàh các loop-free đường đi khi xây dựng bảng topology. Đích FD RD Láng giềng 5 130 30 H 5 121 21 B 5 240 140 D EIGRP successor-successor là router EIGRP thoã mãn điều kiện FC và có metric nhỏ nhất đi đến đích. Successor được dùng như là next hop để chuyển tiếp gói tin đi đến mạng đích. Feasible successor-feasible successor là router EIGRP láng giềng thoã mãn điều kiện FC nhưng không được chọn là successor nên thường dùng các tuyến dự phòng. RouterB được chọn là successor vì routerB có FD nhỏ nhất (metric=121) để đến network 7 khi xuất phát từ routerA. Để chọn feeaible successor, routerA kiểm tra RD của các router EIGRP láng giềng (RD(H) =30, RD(D) =140 ) xem có nhỏ hơn FD của successor vì có RD= 140 >121 của successor. RouterD không là successor hay feasible passive route - passive route là router có một successor đúng đi đến đích. Active route- active route là router mất quyền làm successor và không có feasible successor thay thế, khi đó router phải tìm các route khác để đi đến đích. 5.5 EIGRP reliable transport protocol Có 5 lọai gói thông tin EIGRP chia làm 2 loại: tin cậy (update, query, reply) và không tin cậy (hello, acknowledgment). Hello - gói thông tin hello được dùng để thiết lập quan hệ láng giềng trên đường truyền. Acknowledgment – gói tin Acknowledgment được dùng làm báo hiệu nhằm đảm bảo phân phối tin cậy các gói tin EIGRP. Tất cả các gói tin EIGRP được gửi đến địa chỉ multicast nhóm EIGRP là 224.0.0.10. vì có nhiều thiết bị nhận nên cần một giao thức để đảm bảo phân phối tin cậy các gói tin EIGRP là giao thức để đảm bảo phân phối tin cậy các gói tin EIGRP là giao thức RTP (reliable transport protocol). Khi gói tin reliable EIGRP được gửi đến router. EIGRP láng giềng, router gửi mong muốn được hồi đáp để đảm bảo gói tin này đã được nhận. Update - gói tin update chứa các cập nhật định tuyến eirgp gửi đến EIGRP router EIGRP láng giềng. Query – các gói tin query được gửi đến router EIGRP láng giềng khi route EIGRP không sẵn sàng và router can biết trạng thái của route để đạt hội tụ nhanh. Reply - các gói tin reply chứa trạng tháicác route được gửi để đáp lại gói tin query. 5.6 Tiến trình truy vấn của EIGRP EIGRP không dựa vào thời gian flush-timer như IGRP mà EIGRP sẽ tiến hành các tuyến đường bị mất kết nối để đạt hội tụ nhanh. Tiến trình này gọi là tiến trình truy vấn (query process). Khi đó, các gói tin try vấn sẽ được gửi đi khi các tuyến bị mất kết nối. Lúc này route được xem là đang ở trạng thái active. Các gói tin try vấn được gửi đến tất cả các router EIGRP láng giềng ngoại trừ router làm successor. Nếu các router láng giềng không có thông tin về tuyến bị mất thì các gói tin truy vấn tiếp tục được gửi đến các router láng giềng khác cho đến khi hết AS. Khi gói tin truy vấn được gửi đi, router phải chờ hồi đáp từ router láng giềng trước khi router thực hiện tính toán để chọn successor. Nếu trong khoảng thời gian 3 phút mà router láng giềng không hồi đáp lại, router được gọi là Stuck In Active (SIA), và router sẽ tiến hành thiết lập quan hệ láng giềng. 5.7 Tuyến đường mặc định trong EIGRP EIGRP cũng sử dụng lệnh ip default-network để quảng bá tuyến mặc định giống như EIGRP. Lệnh này chỉ định địa chỉ của major network và đánh dấu tuyến đường là mặc định. EIGRP không nhận biết được mạng 0.0.0.0, do đó cần cấu hình trên router 1 lệch ip default-network 192.168.1.0 để mạng 192.168.1.0 làm tuyến đường mặc định. Khi router ở xa nhận thông tin về mạng 192.168.1.0, nó sẽ đánh dấu tuyến đường đi này là mặc định và thiết lập đường đi đến mạng 192.168.1.0 làm gateway of last resort. 5.8 Cân bằng tải trong EIGRP EIGRP tự động tải qua những đường có cùng một giá trị cost. Ta có thể cấu hình cân bằng tải qua những đường có cost không bằng nhau bằng cách sử dụng lệnh variance như trong IGRP. 5.9 Các câu lệnh cơ bản Router EIGRP AS number: chọn EIGRP trong hệ thống AS với AS number làm giao thức định tuyến Network network-number: địa chỉ mạng muốn cấu hình No router eigrp As number: vô hiệu giao thức EIGRP đang hoạt động No auto-sumary: tắt chế độ tự động tóm tắt route V.TÌM HIỂU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF: Open shortest path first (OSPF) là giao thức định tuyến được Cisco phát triển dựa trên giao thức Interior Gateway Protocol (IGRP) dành cho mạng IP. OSPF là giao thức định tuyến tiên tiến dựa trên cơ chế link-state nghĩa là không broadcast toàn bộ thông tin về bảng định tuyến giống như RIP, IGRP và thay vào dó, OSPF sẽ dùng một quá trình để khám phá các láng giềng (neighbor), do vậy OSPF chỉ cập nhật những thay đổi trong khi RIP và IGRP phải cập nhật cả bảng định tuyến. Vì vậy OSPF có khả năng cập nhật sự thay đổi một cách nhanh nhất trong khi RIP, IGRP phải chờ một khoảng thời gian để cập nhật những thay đổi đó. OSPF sử dụng multicast IP làm phương pháp truyền nhận thông tin, thích hợp với các hệ thống lớn với nhiều router liên kết với nhau nên thường được dùng để triển khai trên hệ thống mạng phức tạp. OSPF tự xây dựng cơ chế để đảm bảo độ tin cậy chứ không sử dụng các giao thức chuyển vận như TCP. OSPF là giao thức định tuyến dạng classless nên hỗ trợ VLSM và mạng không liên tục. OSPF sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 (cho tất cả router sử dụng thuật toán SPF) và 224.0.0.0 (cho router DR và BDR) để gửi các thông điệp hello và thông điệp update. OSPF còn khả năng hỗ trợ chứng thực dạng plain text và dạng MD5. OSPF sử dụng giải thuật SPF (còn gọi là giải thuật dijkstra) để xây dựng bảng định tuyến. Nay là giải thuật xây dựng đường đi ngắn nhất SPT (shortest-path tree) để đến đích. Thông điệp quảng cáo là mạng thông tin học của router và trạng thái các láng giềng lân cận. Dựa trên các thông tin học được trao đổi các thông điệp là OSPF sẽ xây dựng topology mạng. OSPF hoạt động trong môitrường phân cấp như hệ thống nôi bộ (AS). Trong AS có thể chi ra làm nhiều vùng (area). Vùng ( area ) này sẽ không biết topology mạng của các vùng khác. Router biên sẽ truyền thông giữa các vùng. Điều này sẽ giảm bớt các route trong tiến trình OSPF. Các loại packet OSPF OSPF có 5 loại packet là: Hello: packet hello dùng để phát triển trao đổi thông tin của các láng giềng. Database descRIPtion (DBD): packet này dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền trao đổi thông tin trước (master / slave). Link state request: packet này dùng để chỉ định loại LSA dùng trong tiến trình trao đổi các packet DBD. Link state update: packet này dùgn để gửi các packet LSA đến láng giềng yêu cầu packet này khi nhận thông điệp request. Link state acknowledge: packet này dùng để báo hiệu đã nhận packet update. @ Các loại thông điệp LSA Loại LSA Chức năng 1 Router Mô tả trạng thái, đơn giá của kết nối đến láng giềng và ip prefix của các kết nối point-to-point. 2 Network Mô tả số lượng router và subnet mask trên nhánh mạng 3 Summary Network Mô tả đích đến ở ngoài area nhưng cùng OSPF domain. Thông tin tóm tắt của một vùng sẽ được gửi đến vùng khác. 4 Summary ASBR Mô tả thông tin của ASBR. Không có sự tóm tắt LSA. Loại 4 này ở trong một area đơn. 5 External Mô tả các tuyến đường đi đến các đích ở ngoài OSPF domain. Mỗi extermal lsa biểu diễn cho mỗi mạng con. Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast OSPF (MOSPF). 6 Group membership Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast OSPF (MOSPF). 7 NSSA Mô tả các tuyến đường đến các đích ở xa. 8 Unused Không sử dụng 9-11 Opaque Được sử dụng để tính toán các tuyến đường sử dụng cho kỹ thuật quản lý lưu lượng của công nghệ MPLS OSPF Area OSPF hỗ trợ 2 mức phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi area là một con số 32 bit biểu diễn ở định dạng IP (area 0.0.0.0) hay dạng thập phân (area 0). Area 0 là trung tâm hay còn gọi là backbone area và nó kết nối đến tất cả các area khác còn lại trong as. Nếu một area nào đó muốn nối đến area 0 nhưng không phải là area láng giềng của area 0 thì phải kết nối bằng virtual link đến area khác đang kết nối với area 0. Router ID là địa chỉ IP lớn nhất của interface loopback (ảo) trên router. Nếu khôngcó interface loopback thì router router ID là địa chỉ IP lớn nhất trong số các interface của router. Router sẽ chọn địa chỉ router ID cao nhất của router trong vùng mà nó muốn kết nối virtual link làm địa chỉ kết nối đến. Ta thấy area sẽ kết nối virtual link với area 2 để kết nối với area 0. router 3 sẽ chọn đại chỉ 10.0.4.1 để kết nối virtual link đến vì đó là địa chỉ IP cao nhất trong các interface của router 2 (router ID). Tương tự router 2 sẽ chọn router ID 10.0.5.1 của router 3 để kết nối virtual link đến area 3. OSPF có một số loại area như nhau: normal area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area (NSSA), totally not-so-stubby area. Router biên giữa các mạng mạng nội bộ gọi là ASBR (Autonomous System Boundary Router) Router biên giữa các area gọi là ABR (Area Border Router) 2.1 Normal area Mặc định, area mang những đặc tính sau: Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các area khác. Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Nhận dạng các thông tin mặc định từ bên ngoài (external LSA). Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA). 2.2 Stub area Stub area mang những thông tin đặc tính sau: Nhận các thông tin cập nhật từ các area láng giềng (summary LSA –type 3 LSA). Nhận các thôn gtin mặc định (default route) xem như là các thông tin tóm tắt (summary route). Không nhận các thông tin cập nhật từ bên ngoài (external LSA- type 5 LSA). 2.3 Totally Stubby Area Totally Stubby Area bị hạn chế nhất vì không nhận bất cứ cập nhật định tyến nào ngoại trừ các thông tin tóm tắt mặc định (default summary route) từ router biên của area (ABR). Bảng định tuyến chỉ có 1 route ra ngoài duy nhất là default route. Vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài. Totally stubby area nmang những đặc tính sau: Không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA). Không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Nhận các thông tin mặc định (default route) và xem như là các thông tin tóm tắt (summary route). 2.4 Not –So-Stubby Area (NSSA) NSSA là một mở rộng của stub area. Nay là vùng được sử dụng khi kết nối đến ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. NSSA cho phép nhận các route từ bẹn ngoài vào OSPF domain thông qua stub area. Khi router biên mạng nội bộ (ASBR) nhận một route đi vào mạng nội bộ (AS), router sẽ tạo ra thông điệp LSA type 7 (xem các thông điệp LSA) là NSSA. Router ABR sẽ chuyển đổi NSSA thành external (LSA type 5) để quảng cáo tiếp vào AS. Do đó, NSSA chỉ tồn tại trong NSSA area. NSSA được hỗ trợ từ Cisco ios 11.2 trở lên, NSSA có các đặc tính sau: Các là type 7 mang các thông tin từ bên ngoài vào NSSA. Các LSA type 7 sẽ được chuyển đổi thành LSA type 5 tại các router biên NSSA ABR để quảng cáo đi tiếp trong mạng OSPF. Không chấp nhận các external LSA. Chấp nhận các summary LSA. Lưu ý: nếu riuter ASBR cũng là router ABR thì router NSSA ABR sẽ không chuyển đổi thnàh là type 5. Totally Not-So-Stubby Area Loại area này là một mở rộng của NSSA. Totally NSSA mang có những đặc tính sau: Không chấp nhận summary LSA. Không chấp nhận external LSA. LSA type 7 sẽ được chuyển đổi thành LSA type 5 router NSSA ABR, Các kiểu môi trường truyền dẫn OSPF Có 4 loại môi trường truyền dẫn OSPF là: Môi trường multicast. Môi trường point-to-point. Môi trường non-broadcast multi-access. Môi trường demand circuit. DR (Designated Router): router được chỉ định là DR sẽ ưu tiên trao đổi thông tin với các router trong as khác. BDR (Backup Designated Router): router được chọn là router dự phòng của router DR. 3.1 Môi trường Multi-access Môi trường multi-access là một môi trường truyền dẫn như Ethernet, Fast Ehternet, Gigabit Ethernet, FDDL. Trong môi trường mạng broadcast, OSPF sẽ tiến hành tuyển chọn DR, DBR để giảm thiểu lưu lượng trên nhánh mạng. 3.2 Môi trường point-to-point Môi trường point-to-point là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC /PPP, frame relay/atm point to point subinterface. Không có sự tuyển chọn DR /BDR trong môi trường này. Các packet OSPF được gửi đi ở dạng multicast. 3.3 Môi trường Non-Broadcast Multi-Access Môi trường non-broadcast multi-access (NBMA) là môi trường như frame relay, x25, atm. Có 3 mô hình truyền dẫn trong môi trường NBMA: mô hình broadcast, mô hình point-to-pointvà mô hình point-to-multipoint. 3.4 OSPF demand circuit Ban đầu quan hệ liền kề adjacency được thiết lập để trao đổi thông tin. Sau một khoảng thời gian sẽ thiết lập lại quan hệ adjacency để trao đổi thông tin. Điều này rất có lợi để giảm thiểu các chi phí không cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Ví dụ khi sử dụng công nghệ ISDN, mỗi kết nối ISDN hoạt động (up) thì cần có chi phí, khi sử dụng demand circuit sẽ giảm thiểu chi phí. Các đặc tính của demand circuit : Ngăn chặn các packet hello. Ngăn chặn sự làm tươi các gói LSA. Chỉ vờ kiểu mạng là point là point to multipoint thì mới có tính năng định kỳ ngăn chặn các packet hello. Đối với kiểu mạng khác packet hello vẫn gửi được qua interface. Sự làm tươi các gói LSA sẽ không xảy ra định kỳ sau 30 phút khi cấu hình damand circuit. Có 2 tình huống mà cáa LSA sẽ được gửi đi: Khi có sự thay đổi topology mạng. Khi router trong OSPF domain không hiểu được demand circuit. Thiết lập mối quan hệ giữa các router (adjacency) OSPF thiết lập quan hệ liền kề adjacency giữa các router láng giềng nhằm mục đích trao đổi các thông tin định tyến. Trong môi trường broadcast, không phải router nào cũng có khả năng thiết lập quan hệ adjacency với tất cả các router khác. Packet hello chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì mối quan hệ này. Đầu tiên router ospt sẽ gửi packet hello đến địa chỉ multicast 224.0.0.5. packet này sẽ định kỳ gửi đến tất cả các interface có hỗ trợ OSPF với khỏng thời gian gửi tuỳ thuộc vào từng loại interface. Trong môi trường broadcast như Ethernet hay point-to-point, thời gian này là 190 giây. Trong môi trường non-broadcast như frame relay hay atm, khoảng thời gian này là 30 giây. Packet hello sẽ định kỳ gửi đi đến tất cả các interface OSPF của router. Khi router phát hiện có router láng giềng nhờ vào packet hello nhận được , tryền thông hai chiếu sẽ được thiết lập. Trong môi trường broadcast và NBMA, packet hello còn được sử dụng để chọn ra các router chỉ định DR/ bDR. Sau khi thiết lập được truyền thông hai chiều, route sẽ thiết lập quan hệ liền kề adjacency, việc ra quyết định thiết lập quan hệ adjacency dựa trên trnạg thái của router láng giềng và kiểu mạng. Nếu kiểu mạng là broadcast hay non-broadcast thì quan hệ adjacency được thiết lập giữa các router chỉ định DR/DBR. Các trường hợp còn lại, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các router láng giềng. Để thiết lập quan hệ adjacency, đầu tiên router sẽ tiến hành đồng bộ hoá cơ sỏ dữ liệu bằng cách gửi các packet DBD mô tả cơ sở dữ liệu cho nhau. Tiến trình này gị là tiến trình trao đổi cơ sở dữ liệu database exchange process. Khi đó, 2router sẽ thiết lập quan hệ master / slave. Mỗi packet mô tả cơ sở dữ liệu được gửi đi bởi master sẽ chứa số tuần tự đánh dấu packet. Slave sẽ báo nhận packet này bằng cách gửi packet tuần tự này để hồi đáp. Các trạng thái của router sau khi thiết lập quan hệ liền kề adjacency: Down state: router không nhận được các thông tin về láng. Attemp state: trạng thái này chỉ tồn tại trong mạng NBMA. Ơû trạng thái này, router sẽ không nhận được các thông tin từ láng giềng nhưng vẫn nỗ lực tạo ra quan hệ với láng giềng bằng cách định kỳ gửi các packet hello đến láng giềng. Init state: tiến trình gửi các packet hello một chiều. Router gửi packet hello láng giềng, router láng giềng nhận được packet này nhưng không biết được tình trạng bản thân (router IP) nên được đặt ơ trạng thái một chiều one-way-state. 2-way State: khi không thiết lập quan hệ liền kề adjacency, các router chỉ định DR/BDR sẽ được chọn. Exstart state: trạng thái này là sự bắt đầu tiến trình đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu. Master và slave trong trạng thái này. Router 1 gửi packet DBD đầu tiên, router 2 cũng gửi packet DBD đầu tiên. Router 2 được chọn làm master vì có router ID cao hơn. Exchange state: ở trạng thái này, router mô tả trạng thái cơ sở dữ liệu link-state thông qua packet DBD. Mỗi packet DBD được đành số tuần tự để phân biệt. Tại mỗi thời điểm chỉ cho phép gửi đi một packet DBD. Packet request cũng được gửi đi để yêu cầu cập nhật các gói tin LSA. Loading state: ở trạng thái này, gói tin ls request được gửi đi để yêu cầu trạng thái mới nhất của LSA. Router 1 gửi gói tin LS request để nhận được trạng thái mới nhất của LSA. Full state: sau khi nhận được gói tin LSA update, cơ sở dữ liệu của 2 router đã đồng bộ hoá và router sẽ chuyển sang trạng thái full. Chứng thực láng giềng OSPF (Neighbor authentication) Chứng thực láng giềng cho phép router xem xét nguồn gốc của các routing update nhận được. Mả chứng thực (authentication key) được trao đổi các router, nếu mã không trùng nhau thì routing update không được chấp nhận. Cisco có 2 loại chứng thực láng giềng: Plain text: là chứng thực gửi ma trên đường truyền, mã ở dạng plain text nên nó cò thẻ được được trong quá trình truyền. Chứng thực MD5 (Message Digest) gửi các bản tin đã được đồng hoá (digest message) thay vì mã. Thuật đoán MD5 dùng để thực hiện băm mã (hash) và sau đó gửi đi. Kể từ Cisco IOS 12.0.8 trở đi ta có thể cấu hình authentication trên từng interface của router.ác tham số của interface OSPF Các tham số của Interface OSPF Cisco ios cho phép nhà quản trị thay thế các thông số của interface OSPF. Có 3 thông số thường dùng là: Tham số cost: đặt chi phí OSPF gửi một gói qua interface. Mặc định chi phí được tính theo công thức 100 / 10 triệu =10. Tham số cost rất hay dùng trong quản lý luồng. Tham số hello interval: là khoảng thời gian giữa các lần gửi packet hello trên một interface. Hello interval phải phù hợp trẹn tấtcã các router chạy trên mạng, giá trị này khác nhau tuỳ theo các loại interface (broadcast + 10, non-broadcast + 30, point-to-point = 10 và point-to-multipoint = 30). Tham số dead interval: là khoảng thời gian trước khi mất quan hệ láng giềng khi không nhận được packet hello. Tuỳ thuộc vào loại mạng, giá trị này khác nhau (broadcast =40, non-broadcast = 120, point-to-point =40 và point-to-multipoint = 120). Định dạng packet Các Cisco cho phép các địa chỉ tóm tắt (summary) để tiết kiệm tài nguyên và hạn chế số lượng route quảng cáo giữa các vùng. Hai loại địa chỉ summary mà router của cisco hỗ trợ là: Inter-area-router: thực hiện summary giữa các vùng. External route: thực hiện summary các route ở bên ngoài đi vào trong vùng. Câu lệnh cơ bản khi cấu hình OSPF Packet OSPF có thể chứa đến 24 byte header. Version number Type Packet Length Router ID Area ID Checksum Authentication type Authentication Data 1 1 2 4 4 2 2 8 Change Version number - xác định version của OSPF được sử dụng. Type - xác định loại packet OSPF như: hello, database descRIPtion, link-state request, link-state update, link-state acknowledgment. Packet length - xác định chiều dài packet, bao gồm OSPF header và số byte chứa tối đa. Router ID -xác định nguồn của packetgửi đến, dùng để phân biệt các router tron gcùng một AS. Area ID- xác định packet đang ở area nào. Mỗi packet OSPF chỉ tồn tại trong một area duy nhất. Checksum -kiểm tra toàn bộ nội dung packet để tránh lỗi khi truyền packet. Authentication type - chứa kiểu chứng thực. Tất cả các trao đổi dữ liệu của giao thức OSPF đều được chứng thực. Kiểu chứng thực có thể được thiết lập dựa trên đặc đểm của mỗi khu vực. Authentication -chứa thông tin chứng thực. Data – chứa thông tin tóm tắt về lớp trên. Router OSPF process-id: chọn OSPF với các process ID là giao thức định tyến trên router. Network network-number wildcard-mask area-id: chọn mạng là thuộc area nào xác định bởi area ID, wildcark là một mặt nạ để xác định bit nào trong địa chỉ IP sẽ được bỏ qua khi so sánh địa chỉ đó với địa chỉ khác. Bit ‘1’ trong wildcard mask có nghĩa là bỏ qua vị trí bit đó khi so sánh với địa chỉ ip, và bit ‘0’ xác định vị trí bit phải giống nhau. No router OSPF process-id: vô hiệu giao thức OSPF đang hoạt động. Area area-id: cấu hình area với area id là loại area nào (stub, NSSA), nếu không có lệnh này, area đó được hiểu là vùng normal. Area area-id range ip-address subnet-mask: tóm tắt các riute của vùng với area id và địa chỉ mạng của vùng đó. Lệnh này được dùng để tóm tắt route giữa các vùng OSPF, dùng trên các router ABR. Summary – adress ip-address subnet-mask: lệnh này được dùng trên các router ASBR, lệnh này chỉ tóm tắt các route từ các gioa thức định tuyến khác được redistribute voà route. Clear ip OSPF process: Kích hoạt lại quá trình định tuyến OSPF. Lệnh này chỉ có từ ios version 11.2 trở lên. Tóm lại: OSPF là giao thức định tuyến quốc tế có thể cấu hình với router của nhiều hãng khác nhau. Với bài toán của công ty a ở trên, OSPF lả một giải pháp khá hiệu quả vì OSPF là giao thức định tuyến dạng link-state, sử dụng thuật toán spf trong tiến trình định tuyến nên chỉ gửi những cập nhật về sự thay đổi trong mạng đến đến các router láng giền một cách nhanh nhất. OSPF là giao thức có độ hội tụ nhanh, hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM, tiết kiễm tài nguyên mạng, thời gian chờ, và tăng cường tính bảo mật. Tuy OSPF có cấu hình phức tạp hơn các giao thức khác nhau nhưng rất thích hợp với các hệ thống lớn với nhiều mạng AS và có nhiều vùng khác nhau. VI.PHÂN TÍCH XÂY DỰNG MẠNG DIỆN RỘNG TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CỦ CHI Bảng so sánh các giao thức định tuyến : Protocol Metrics: Rip : đếm router IGRP: băng thông, độ trễ, tải, độ tin cậy, đon vị truyền tải tối đa EIGRP: băng thông, độ trễ, tải, độ tin cậy, đon vị truyền tải tối đa OSPF: chi phí mặt định của một giao diện là tỉ lệ nghịch với băng thông của giao diện đó, băng thông càng cao có nghĩa là chi phí càng thấp IS – IS: chi phí giống như OSPF. So sánh : Distance vector ( RIP, IGRP) Link- State ( EIGRP, OSPF) Gởi toàn bộ bảng định tuyến theo chu kỳ, là tất cả mọi giao diện nó cùng gởi những cập nhật bất thường để phản ánh thay đổi trong mạng Gởi cập nhật từng phần nhỏ khi phát hiện sự thay đổi. OSPF cũng gởi những thông tin tóm tắt mỗi 30 giây mà không cần biết mạng thay đổi hay không Gởi cập nhật bằng phương cách quản bá đi tất cả các liên kết Chỉ gởi những cập nhật cho các bộ định tuyến là thành viên của một vùng định tuyến, thông qua phương thức đa quản bá Sử dụng một Metric tính độ xa gần của một mạng Có thể sử dụng một Metric phức tạp Nắm được thông tin của toàn mạng dựa vào thông tin học được từ hàng xóm Nắm được thông tin của toàn mạng dựa vào thông tin học được từ mỗi bộ định tuyến trong vùng Chứa đựng bảng định tuyến như là một cơ sở dữ liệu dưới gốc nhìn từ bản thân bộ định tuyến Có cơ sở dữ liệu mô hình giống nhau cho tất cả các bộ định tuyến trong vùng, bảng định tuyến được xây dựng từ cơ sở dữ liệu duy nhất của mỗi bộ định tuyến Sử dụng giải thuật Bellman Ford Sử dụng giải thuật Dijkstra Không sử dụng nhiều tài nguyên của bộ định tuyến nhưng sử dụng nhiều tài nguyên của mạng Sử dụng nhiều tài nguyên của bộ định tuyến nhưng ích sử dụng nhiều tài nguyên của mạng Duy trì một vùng ở trong đó các bộ định tuyến biết tất cả lẫn nhau Được thiết kế phân cấp theo vùng cho phép tóm tắt và phát triển Không bị giới hạn bởi sơ đố địa chỉ Để sử dụng hiệu quả sở đồ địa chỉ sẽ phản ánh một thiết kế phân cấp của mạng Có độ hội tụ chậm vì thông tin thay đổi phải đến từ toàn mạng. Mỗi bộ định tuyến cần phải được cập nhật trước khi thông tin thay đổi có thể đến xa hơn trong mạng Có độ hội tụ nhanh vì cập nhật được phát tán ra ngay tức khắc ra toàn mạng Sau đây là bảng so sánh 2 giao thức điển hình nhất của RIP và OSPF về Distance vector và Link state RIP OSPF RIP là giao thức đơn giản, dễ thiết kế cấu hình và duy trì Giao thức phức tạp để thiết kế trong một vài trường hợp rất khó cấu hình và duy trì Không đòi hởi sơ đồ đánh địa chỉ phân cấp Là một giao thức mang lại nhiều lợi ích do việc sử dụng sơ đồ đánh địa chỉ phân cấp Không gởi những thông tin về mặt nạ con trong cập nhật định tuyến do vậy không hỗ trợ Classless và VLSM Có mang thông tin về mặt nạ trong những gói cập nhật do vậy hỗ trợ Classless và VLSM tóm tắt. Có một bán kính mạng giới hạn ở 15 hop Không có giới hạn về bán kính nhưng được khiến cáo một vùng không được quá 15 mạng Không báo nhận thông tin cập nhật định tuyến chỉ lập lại chu kỳ 30 giây Báo nhận cập nhật Có bảng định tuyến được gởi đi mỗi 30 giây ra mỗi giao diện Cập nhật được gởi đi khi có sự thay đổi và 30 phút đều có gởi cập nhật dù không có sự thay đổi Có thể truyền thông tin về mạng trong hai loại gói tin: gói tin cập nhật định tuyến và gói tin thay đổi bất thường Có những giao thức để phát hiện ra láng giềng và tạo dựng quan hệ cũng như có những giao thức gởi đi những cập nhật định tuyến ra toàn bộ mạng những giao thức này gồm 9 loại Sử dụng Metric là đếm bộ đo để lấy dữ liệu Sử dụng Metric là chi phí. Chi phí không được chỉ rõ trong RFC nhưng có dung luợng cho những tính toán rất phức tạp Bảng chỉ số AD mặc định ( Adminnistator distance) Nguồn định tuyến AD Những giao diện kết nối trực tuyến hoặc những tuyến đường tĩnh xác định giao diện hướng ra ngoài hơn là bộ định tuyến kế tiếp 0 Tuyến đường tĩnh 1 Tuyến đường tóm tắt EIGRP 5 Vùng ngoài BGP 20 EIGRP 90 IGRP 100 OSPF 110 RIP 120 Vùng ngoài EIGRP 170 Vùng trong BGP 200 Tuyến đường chưa biết 255 hoặc vô hạn Nhận xét từ việc so sánh các giao thức định tuyến : Từ việc so sánh các giao thức định tuyến như đã trình bày ở trên từ đó cho thấy những mặt ưu và khuyết điểm của từng giao thức EIGRP, IGRP, RIP so với giao thức OSPF mà chúng em đã chọn để phát triển cho luận văn, mặc dù còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp thu các vấn đề vả lại đây là những kiến thức mới mà chúng em thu thập được chắc chắc sẽ còn rất nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn này. VII. DEMO KẾT NỐI CÁC ĐIỂM TRONG HỆ THỐNG MẠNG CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CHI VỚI GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF : Trong phần này dùng lệnh Show ip ospf database để kiểm tra kết nối của mô hình và nhận thấy mô hình hoạt động theo yêu cầu. PHƯỚC THẠNH : PHUOC_THANH#sh ip ospf database OSPF Router with ID (192.168.7.1) (Process ID 64) Router Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.6.1 192.168.6.1 1045 0x80000003 0x650A 2 192.168.7.1 192.168.7.1 924 0x80000005 0x8861 3 Summary Net Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.1 192.168.6.1 37 0x80000002 0x934B 192.168.2.0 192.168.6.1 37 0x80000002 0x8857 192.168.3.1 192.168.6.1 37 0x80000002 0xFA22 192.168.4.0 192.168.6.1 37 0x80000004 0xEB30 192.168.5.1 192.168.6.1 279 0x80000002 0x62F8 TÂN TRUNG : TAN_TRUNG#sh ip ospf database OSPF Router with ID (192.168.6.1) (Process ID 64) Router Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.4.1 192.168.4.1 1760 0x80000003 0x13E6 3 192.168.6.1 192.168.6.1 1808 0x80000005 0xEC06 3 Summary Net Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.1 192.168.4.1 1817 0x80000001 0x2101 192.168.2.0 192.168.4.1 1817 0x80000001 0x160D 192.168.6.0 192.168.6.1 831 0x80000003 0xD743 192.168.7.1 192.168.6.1 831 0x80000001 0xD049 Router Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.6.1 192.168.6.1 957 0x80000003 0x650A 2 192.168.7.1 192.168.7.1 837 0x80000005 0x8861 3 Summary Net Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.1 192.168.6.1 1793 0x80000001 0x954A 192.168.2.0 192.168.6.1 1797 0x80000001 0x8A56 192.168.3.1 192.168.6.1 1757 0x80000001 0xFC21 192.168.4.0 192.168.6.1 1757 0x80000003 0xED2F 192.168.5.1 192.168.6.1 193 0x80000002 0x62F8 CỦ CHI : CU_CHI>sh ip ospf database OSPF Router with ID (192.168.4.1) (Process ID 64) Router Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.4.1 192.168.4.1 122 0x80000004 0x11E7 3 192.168.6.1 192.168.6.1 241 0x80000006 0xEA07 3 Summary Net Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.1 192.168.4.1 122 0x80000002 0x1F02 192.168.2.0 192.168.4.1 122 0x80000002 0x140E 192.168.6.0 192.168.6.1 1124 0x80000003 0xD743 192.168.7.1 192.168.6.1 1124 0x80000001 0xD049 Router Link States (Area 1) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.1.1 192.168.1.1 115 0x80000008 0x7C87 3 192.168.4.1 192.168.4.1 122 0x80000004 0xD6A8 2 Summary Net Link States (Area 1) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.3.1 192.168.4.1 122 0x80000002 0x86D8 192.168.4.0 192.168.4.1 127 0x80000002 0xFD22 192.168.5.1 192.168.4.1 127 0x80000002 0xF22A 192.168.6.0 192.168.4.1 1128 0x80000003 0x6874 192.168.7.1 192.168.4.1 1128 0x80000001 0x617A AN NHƠN TÂY : ANNHONTAY>sh ip ospf database OSPF Router with ID (192.168.1.1) (Process ID 64) Router Link States (Area 1) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.1.1 192.168.1.1 176 0x80000008 0x7C87 3 192.168.4.1 192.168.4.1 185 0x80000004 0xD6A8 2 Summary Net Link States (Area 1) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.3.1 192.168.4.1 185 0x80000002 0x86D8 192.168.4.0 192.168.4.1 185 0x80000002 0xFD22 192.168.5.1 192.168.4.1 185 0x80000002 0xF22A 192.168.6.0 192.168.4.1 1185 0x80000003 0x6874 192.168.7.1 192.168.4.1 1185 0x80000001 0x617A KẾT LUẬN : Qua 3 tháng nghiên cứu việc tìm hiểu và xây dựng đề tài chúng em đã giải quyết được yêu cầu đặt ra của đề tài cũng như của Ban Lãnh Đạo. Các chi nhánh có thể kết nối về trung tâm một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo cho việc chuyển đổi dữ liệu và thông tin liên lạc từ đó giúp cho công việc trong ngành ngày càng được phát huy tác dụng cũng như kịp thời nắm bắt được các thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng để kịp thời phục vụ khách hàng và nâng cao uy tín cho ngành bưu điện TP. Hồ Chí Minh nói chung và chi nhánh điện thoại Củ Chí nói riêng. Qua đề tài này giúp chúng em hiểu sâu hơn về các mô hình kết nối, các giao thức định tuyến trên môi trường CISCO Router. Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc tìm tòi và học hỏi nhưng do sự tiếp thu còn hạn chế và đây là lĩnh vực còn mới mẽ đối với chúng em. Vì vậy chắc chắn luận văn này sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết cho nên mong có sự góp ý của Thầy hướng dẫn và các Thầy, Cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin cũng như các bạn cùng khoá. Xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docBIA.DOC
  • cdrRouter.cdr
  • docSUON.DOC