1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ thông
Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong “Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X” của Đảng Cộng Sản Việt Nam là: “Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới tổ chức cơ cấu, cơ chế quản lý, nội
dung, phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[28].
Trong luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua
tháng 12 năm 1998 ở mục 2 trong điều 4 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên” [12].
Văn kiện hội nghị lần thứ IX ban chấp hành TW khóa X tiếp tục khẳng
định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo toàn diện, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN”.
Như vậy, định hướng cơ bản của đổi mới PPDH là: “hướng tới hoạt
động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả
năng tự học của người học và đề cao vai trò của người thầy về khả năng dạy
cho người học cách học có hiệu quả nhất” [9].
Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH, một trong những hướng tiếp cận
phù hợp với xu thế chung của thế giới là ứng dụng những thành tựu của
CNTT trong giáo dục. Chỉ thị 58- CT/ TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000
về đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học,
ngành học” [7].
1.2. Xuất phát từ những ưu điểm của việc sử dụng PTTQ trong dạy học
Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT nói riêng và PTTQ nói chung
trong dạy học có những kết quả nhất định, nhằm góp phần phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Quan điểm Giáo dục đề
cao vai trò của người thầy về khả năng truyền đạt cho người học cách học có
hiệu quả, bỏ lối dạy cổ truyền: Thầy đọc - trò chép, ít kích thích học sinh suy
nghĩ, hạn chế sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh, thay vào đó là
phương pháp dạy học mới - phương pháp tích cực (PPTC), trong đó trò là chủ
thể của việc học, tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Thầy là tác nhân của quá
trình dạy học, là nhân tố hỗ trợ hướng dẫn, trọng tài, cố vấn cho sự phát huy
cao độ tính năng động của người học.
Trong giáo dục, vấn đề trực quan đã được nghiên cứu từ lâu và được
xem là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản nhất. Trực quan không chỉ
là phương tiện nhận thức mà còn là phương tiện để phát triển tư duy. Từ lâu
trong lý luận dạy học, trực quan được xem là nguồn thông tin phong phú và
đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác. Trực quan
là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần
khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm
tòi, khám phá và vận dụng tri thức. Đồng thời, giúp giáo viên tổ chức điều
khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, đạt hiệu quả cao.
Để phát huy vai trò của PTTQ trong nâng cao chất lượng dạy học ở
trường phổ thông, hai khâu cơ bản nhất là trang bị phương tiện và sử dụng
phương tiện. Trong đó, việc sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện
trực quan như đưa hình ảnh, âm thanh, video sinh động kết hợp với bài giảng
điện tử . sẽ là yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng, phát huy được tính
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh [6],[11].
1.3. Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm FlipAlbum
Phần mềm CNTT ứng dụng trong quá trình dạy - học cũng là một loại
PTTQ đặc biệt, nó có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
người học, giúp thực hiện tốt việc phân hóa, cá thể hóa trong dạy học. Theo ý
kiến của một số giáo viên dạy học sinh học ở trường PT thì việc mô tả bằng
lời các quá trình sinh học như nguyên phân, giảm phân, sự vận chuyển các
chất qua màng sinh chất . gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không hiểu hoặc
hiểu không trọn vẹn. Khi đó việc có mặt của hình ảnh trở nên rất cần thiết.
Phần mềm FlipAlbum Vista Pro 7.0.1.363 là một trong những phần mềm
thể hiện được rất nhiều ưu điểm: Giúp tạo được album với đầy đủ hình ảnh
sinh động kèm âm thanh, các đoạn video clip, mục lục, chú thích . trình bày
giống một quyển album thực sự phù hợp với chương trình và sách giáo khoa,
đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học hình thành kiến thức mới, ôn
luyện, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Khắc phục được những hạn chế của sách
giáo khoa và thiết bị dạy học tĩnh như đưa âm thanh, hình ảnh động, video để
minh hoạ, đồng thời đảm bảo trính trực quan, tính kĩ thuật và tính sư phạm .
Với những lý do trên tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu: “Ứng dụng phần
mềm FlipAlbum xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy học
sinh học 10 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng PTTQ theo hướng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
- Sử dụng phần mềm FlipAlbum để thiết kế ngân hàng hình ảnh hỗ trợ
dạy học Sinh học 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở
trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng PTTQ trong quá trình dạy
học ở trường phổ thông, phát triển và hoàn thiện một số khái niệm, phạm trù
về PTTQ và vấn đề sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh.
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy
học Sinh học 10 bằng phần mềm FlipAlbum theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của HS.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng hình ảnh SH 10 xây dựng bằng phần
mềm FlipAlbum.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 10 ở THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương
pháp dạy học.
- Nghiên cứu tài liệu quy trình thiết kế ngân hàng hình ảnh bằng phần
mềm FlipAlbum .
- Nghiên cứu CSLL của PTTQ trong quá trình dạy học ở trường THPT.
- Nghiên cứu tài liệu về tâm lý, giáo dục và lí luận dạy học Sinh học, tạp
chí giáo dục, đề tài, luận văn.
5.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia giàu kinh nghiệm,
tham khảo, chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện phương pháp và nội dung nghiên cứu.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết
khoa học của đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng phần mềm FlipAlbum để thiết kế ngân hàng hình ảnh sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10 ở trường phổ thông.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh
trong dạy học.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy học Sinh học 10.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ 7
DỤNG NGÂN HÀNG HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC
1.1. Lược sử nghiên cứu, sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học 7
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến phương tiện trực quan 12
1.3. Vai trò, sự ảnh hưởng của phương tiện trực quan trong quá trình dạy 17
học ở trường phổ thông
CHưƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NGÂN HÀNG HÌNH ẢNH
25
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10
2.1. Giới thiệu về phần mềm FlipAlbum 25
2.2. Cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10 28
2.3. Nguyên tắc thiêt kế ngân hàng hình ảnh bằng phần mềm dạy học 29
2.4. Xây dựng ngân hàng hình ảnh hỗ trợ giảng dạy sinh học 10 33
2.5. Sử dụng ngân hàng hình ảnh vào giảng dạy sinh học 10 39
CHưƠNG 3: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 60
3.1. Mục đích thực nghiệm 60
3.2. Phương pháp thực nghiệm 60
3.3. Nội dung TN 61
3.4. Phân tích kết quả TN 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phần mềm flipalbum xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy học sinh học 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng dạy học bài 11 (SGK SH 10). Gồm 12 hình ảnh
cả ảnh động và ảnh tĩnh mô tả các quá trình vận chuyển các chất qua màng tế
bào.
Bài 7: Các dạng năng lƣợng và chuyển hoá vật chất
Album được sử dụng dạy học bài 13, 14 (SGK SH 10). Gồm 6 hình ảnh
mô tả cấu trúc của ATP, quá trình phân giải tổng hợp ATP, cơ chế tác động
của enzim.
Bài 8: Hô hấp tế bào
Album được sử dụng dạy học bài 16 (SGK SH 10). Gồm 6 hình ảnh cả
hình ảnh tĩnh và động tóm tắt quá trình hô hấp tế bào và các giai đoạn của quá
trình hô hấp tế bào.
Bài 9: Quang hợp
Album được sử dụng dạy học bài 17 (SGK SH 10). Gồm 6 hình ảnh mô
tả các pha của quá trình quang hợp.
Bài 10: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Album được sử dụng dạy học bài 18 (SGK SH 10). Gồm 11 hình ảnh
cả ảnh động và tĩnh mô tả từng kì của quá trình nguyên phân cũng như toàn
bộ quá trình nguyên phân.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
Bài 11: Giảm phân
Album được sử dụng dạy học bài 19 (SGK SH 10). Gồm 11 hình ảnh
cả ảnh động và ảnh tĩnh mô tả từng kì của quá trình giảm phân và toàn bộ quá
trình giảm phân.
Bài 12: Dinh dƣỡng, chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở VSV
Album được sử dụng dạy học bài 22 (SGK SH 10). Gồm 2 hình ảnh mô
tả quá trình hô hấp và lên men ở VSV.
Bài 13: Cấu trúc các loại Virut
Album được sử dụng dạy học bài 29 (SGK SH 10). Gồm 6 hình ảnh mô
tả hình thái cấu tạo của một số loại virut.
Bài 14: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Album được sử dụng dạy học bài 30 (SGK SH 10). Gồm 12 hình ảnh
động mô tả các giai đoạn, quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ và cấu
tạo virut HIV, chu trình nhân lên của virut HIV.
Bài 15: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
Album được sử dụng dạy học bài 31 (SGK SH 10). Gồm 9 hình ảnh mô
tả một số virut gây bệnh cho thực vật và động vật cùng hình ảnh về các lá cây
bị bệnh.
Bài 16: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Album được sử dụng dạy học bài 32 gồm 9 hình ảnh mô tả những virut
gây một số bệnh truyền nhiễm.
2.5. Sử dụng ngân hàng hình ảnh trong dạy học sinh học 10
Chương trình sách giáo khoa sinh học 10 đề cập đến những kiến thức
mang tính khái quát và trừu tượng hoá cao, không chỉ liệt kê sự kiện hay hiện
tượng cụ thể như ở THCS mà đề cập nhiều đến khái niệm bản chất và cơ chế
của các quá trình sinh học rất phức tạp, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải
phát huy óc tư duy logic chứ không đơn thuần học vẹt, học nhớ.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
Chính vì thế sử dụng ngân hàng hình ảnh giúp học sinh quan sát một
cách dễ dàng, cụ thể, tổng quát về các cấu trúc phức tạp của tế bào cũng như
giúp học sinh hiểu được bản chất của các quá trình chuyển hoá vật chất diễn
ra trong tế bào, sự nhân lên của vi rút, sự sinh sản của vi sinh vật...
Để giúp các thầy, cô giáo trong việc vận dụng ngân hàng hình ảnh vào
thực tiễn giảng dạy một cách thuận lợi thì có thể sử dụng ngân hàng hình ảnh
hỗ trợ giảng dạy sinh học 10 theo các cách sau đây.
2.5.1. Sử dụng ngân hàng hình ảnh một cách trực tiếp
Ở phương pháp này, hình ảnh (phương tiện trực quan) phải gắn liền với
phương pháp trực quan. Giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan trong tiến
trình bài giảng của mình bằng cách kết hợp với sử dụng máy vi tính.
Đưa đĩa vào máy vi tính, chạy file start CD, một màn hình hiện ra như
một trang sách (hình 1).Trong đó hiển thị nhiều hình ảnh và trang mục lục liệt
kê tên tiêu đề ứng với từng trang của hình ảnh ở trang đó.
Hình 2.1. Cửa sổ Flip Album
Muốn xem trang nào ta chỉ cần ấn chuột vào hình đó hoặc tên tiêu đề ở
trang đó, màn hình hiển thị có dạng như hình 2.2.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
Hình 2.2. Các trang trong FlipAlbum
Giáo viên muốn trình chiếu riêng một slide ảnh thì kích chuột vào slide
đó chọn Zoom Page\ Zoom In hoặc Zoom Out để phóng to thu nhỏ hình.
2.5.2. Sử dụng ngân hàng hình ảnh phối hợp với phần mềm PowerPoint
Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong giờ học, việc
phối hợp hình ảnh với phần mềm dạy học thường được sử dụng có hiệu quả
cao, vì nó phát huy được ưu thế của phương tiện trực quan (hình ảnh). Nếu
các phương tiện trực quan sử dụng một cách đơn lẻ dẫn đến học sinh không
nhận thức được đầy đủ, chính xác bản chất của sự vật hiện tượng nghiên cứu.
Một trong những phương tiện trực quan được sử dụng phối hợp với
ngân hàng hình ảnh là phần mềm dạy học Power point. Microsoft Pwerpoint
là chương trình ứng dụng trong bộ sản phẩm nổi tiếng của Microsoft mang tên
Microsoft office. Cùng với Microsoft Word và Excel, powerpoint cần thiết
cho cơ quan, công sở, trường học, văn phòng.
Hiện nay phần mềm Powerpoint được sử dụng rất nhiều với mục đích
và càng được khẳng định tầm quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Nó cũng được
nghiên cứu sâu những chức năng vốn có để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn về
giảng dạy và học tập ở nhà trường. Powerpoint là phần mềm cho phép chúng
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
ta thiết kế ở diện rộng phù hợp với tất cả các môn học, nó có tác dụng giúp
GV trình bày nội dung kiến thức một cách logic, dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng
vấn đề cụ thể, đặt các em trước chuỗi tình huống có vấn đề cần phải giải quyết.
Với các tính năng của mình, PowerPoint khi kết hợp với phương tiện
trực quan (Hình ảnh) sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, vừa phát huy
được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh đồng thời giúp giáo viên tổ chức
điều khiển quá trình học tập của học sinh một cách tích cực, chủ động, đáp
ứng được nhu cầu và hứng thú học tập của người học.
Để phối hợp ngân hàng hình ảnh mà giáo viên đã thiết kế với phần
mềm Flip Album chúng ta thực hiện ở bước 3 của quy trình thiết kế bài giảng
bằng PowPoint: Thiết kế hình ảnh cho bài giảng.
* Các thao tác để đưa hình ảnh từ Album vào các slide:
- Chèn ảnh lên slide: Chọn Insert/picture/fromfile, xuất hiện hộp thoại:
Hình 2.3. Hộp thoại Insert Pictrure
Lựa chọn ảnh cần chèn -> insert.
- Chèn ảnh động lên slide:
Chọn Insert/Movies and Sounds/Move fromfile.(Với điều kiện máy ta
đang sử dụng có thư mục chứa ảnh động)
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
- Chèn siêu liên kết:
Muốn tạo siêu liên kết ta thực hiện các thao tác sau:
+ Chọn đối tượng cần tạo liên kết
+ Chọn Insert/HyperLink, xuất hiện hộp thoại:
Hình 2.4. Hộp thoại Insert Hyperlink
- Nếu ta liên kết với file nào đó ta chọn:
Exsting file or WebPage -> Kích chọn file cần liên kết -> OK.
Nhờ các tính năng chèn hình ảnh của Power point sẽ hỗ trợ rất nhiều cho
phương tiện trực quan có thể phát huy tối đa vai trò của nó trong giảng dạy.
2.5.3. Sử dụng ngân hàng hình ảnh kết hợp với dạy học giải quyết vấn đề
Do đặc thù, bộ môn sinh học có nhiều kiến thức thực nghiệm nên việc
vận dụng "dạy học giải quyết vấn đề" cần được thực hiện theo tinh thần tiếp
cận phương pháp khoa học sinh học. Tức là tổ chức học sinh tìm tòi kiến thức
theo con đường các nhà khoa học đã khám phá ra kiến thức đó [8].
Giai đoạn 1: Phát hiện vấn đề
Giai đoạn này nhiệm vụ của giáo viên là làm nảy sinh nhu cầu giải
quyết vấn đề (nảy sinh tình huống có vấn đề), tổ chức cho học sinh tác động
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
vào vấn đề để phát hiện yêu cầu và cấu trúc logic của vấn đề. Người giáo viên
phải gợi được động cơ, hứng thú cho học sinh; tạo cho học sinh sự đam mê,
trí tò mò giải quyết vấn đề đó. Giáo viên có thể sử dụng nhiều cách tác động
để xây dựng tình huống có vấn đề.
Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề
Khi học sinh đã phát hiện ra vấn đề cần tổ chức cho học sinh giải quyết
vấn đề bằng phân tích vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ tức là đã bóc tách
tổng thể vấn đề lớn ra thành những vấn đề nhỏ rồi hướng dẫn học sinh giải
quyết từng bộ phận nhỏ đó. Nhiệm vụ đặt ra sẽ dẫn đến học sinh trả lời các
câu hỏi: “vì sao lại thế”, “giải thích như thế nào?”, “phải làm thế nào?”... Câu
trả lời của học sinh có thể đúng, sai. Dù đúng hay sai điều ấy vẫn hoàn toàn
có lợi cho việc phát huy tính tích cực, tự lực xây dựng kiến thức của học sinh
và việc phát triển năng lực sáng tạo vì trong đầu óc học sinh đã nảy sinh ra
một loạt hoạt động tư duy.
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá và vận dụng kiến thức mới.
Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của kiến thức, tính đúng đắn tối
ưu của lời giải và tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
- Để kiểm tra, đánh giá có thể sử dụng hệ thống bài tập ngắn củng cố
kiến thức vừa học hoặc xem xét lại quá trình đi tìm kiến thức mới…
- Giáo viên tổ chức cho học sinh những câu hỏi nêu vấn đề ứng dụng
kiến thức vào thực tiễn.
2.5.4. Một số giáo án mẫu
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân chuẩn và phân biệt với tế bào
nhân sơ.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan: Lưới nội chất,
gôlgi, ribôxôm, ti thể.
2. Kỹ năng
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh- phân tích - tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ
Thấy được tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào và
ribôxôm.
II. Phƣơng tiện dạy – học
- Tranh 8.1, 8.2 , 9.1 SGK phóng to.
- Các tranh bổ sung về tế bào nhân thực.
III. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ? Trình bày cấu tạo và chức
năng của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi?
3. Bài mới
Mở bài
Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có sự khác nhau như thế nào? Bài mới
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
4. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy và học Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân chuẩn
GV: Chiếu hình cấu tạo tế bào nhân sơ,
tế bào thực vật, tế bào động vật
Yêu cầu HS quan sát 3 tế bào và làm bài
tập 1
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân
chuẩn
Bài tập 1
Hãy chọn đặc điểm của tế bào nhân sơ và đặc điểm của tế bào nhân thực
A Kích thước lớn
B Kích thước nhỏ
C Tế bào chất chứa nhiều bào quan có màng bọc
D Tế bào chất không có các bào quan có màng bao bọc
E Nhân có màng bao bọc
G Nhân không có màng bao bọc
HS: Quan sát hình và nghiên cứu SGK
hoàn thành bài tập
GV: Nhận xét, đánh giá.
tế bào nhân sơ tế bào nhân thực
B. D. G A. C. E
- Kích thước lớn
- Tế bào chất có hệ thống nội màng và
chứa nhiều bào quan có màng bọc
- Nhân có màng bao bọc
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nhân tế bào
GV: chiếu hình nhân tế bào
Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời 3
câu hỏi
? Hình dạng của nhân
? Cấu tạo của nhân
HS: Quan sát và trả lời
HS khác nhận xét và bổ xung
GV: Chốt kiến thức
GV: Đưa ra ví dụ: Khi phá nhân của TB
trứng ếch loài A rồi lấy nhân của TB
sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều
lần thí nghiệm, đã nhận được các con ếch
con từ các tế bào đã được chuyển nhân.
Cho biết các con ếch con mang đặc điểm
loài nào? Từ đó cho biết vai trò của nhân
tb?
HS: Suy nghĩ và trả lời
Yêu cầu: Nêu được các con ếch con mang
đặc điểm loài B và nêu được vai trò của
nhân.
II. Cấu tạo tế bào nhân thực
1. Nhân tế bào
- Hình dạng : Phần lớn là hình cầu
- Cấu tạo
+ Màng nhân: Màng kép (2 lớp), trên
có lỗ màng nhân.
+ Dịch nhân: Chứa NST và nhân con
- Vai trò của nhân tế bào:
+ Chứa đựng VCDT.
+ Điều khiển mọi hoạt động của TB.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
Hoạt động 3
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào
GV: Chiếu hình lưới nội chất
Yêu cầu HS : Chú thích hình
So sánh cấu trúc và chức năng của lưới
nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
HS: Nghiên cứu SGK để ghi chú thích.
So sánh được cấu trúc và chức năng của
2 loại lưới nội chất.
GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức
GV: Yêu cầu hs quan sát lưới nội chất
nhận biết ribôxom. Nghiên cứu sgk và
trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo ribôxôm?
- Chức năng của ribôxôm?
GV yêu cầu HS quan sát tranh bộ máy
gôngi và trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo của bộ máy gôngi?
- Bộ máy gôngi có chức năng gì?
2. Lƣới nội chất
Là hệ thống các ống và xoang phân
nhánh.
- Mạng lưới nội chất hạt:
+ Là hệ thống xoang dẹp nối với màng
nhân.
+ Trên mặt ngoài có chứa các hạt
ribôxom.
+ Là nơi tổng hợp prôtêin.
- Lưới nội chất không hạt:
+ Hệ thống xoang hình ống.
+ Chứa nhiều E, không có ribôxôm +
Là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa
đường, phân giải chất độc.
3. Ribôxôm
- Cấu trúc
+ Không có màng.
+ Cấu trúc từ Prôtêin và rARN.
- Chức năng
Nơi tổng hợp prôtêin
4. Bộ máy gôngi
- Cấu trúc
Gồm nhiều túi dẹp có màng xếp cạnh
nhau nhưng tách biệt.
1
2
3 4
5
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
HS : Quan sát hình đọc thông tin SGK và
trả lời.
Mở rộng
GV: Dựa vào hình vẽ hãy cho biết những
bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc
vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào? Nêu
cơ chế của quá trình?
HS: Suy nghĩ và trả lời. Yêu cầu nêu
được:
- Prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất
hạt
- Prôtêin được tái tiết mang tới bộ máy
gôngi.
- Prôtêin tiếp tục được tái tiết mang tới
màng sinh chất để tiết ra ngoài.
- Chức năng
Thu nhận lắp ráp, phân phối sản phẩm
của tế bào.
IV. Củng cố
- HS đọc kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài
V. Rút kinh nghiệm
VI. Kiến thức bổ sung
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- HS nêu được cấu trúc và chức năng của khung xương TB, màng sinh chất, thành TB.
- Trình bày được chức năng của không bào, lizôxôm.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức
- Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ
Hình thành ý thức rèn luyện, bảo vệ cơ thể.
II. Chuẩn bị
- Phiếu học tập
- Tranh vẽ SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Đặt vấn đề
4. Các hoạt động dạy và học
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Cho HS quan sát hình vẽ nhận
biết không bào và lizôxôm.
- Hãy mô tả cấu trúc của không bào?
HS: Quan sát hình vẽ và nghiên cứu
sgk trả lời.
- Không bào có vai trò gì?
Mô tả cấu trúc của lizôxôm?
HS: Quan sát hình và mô tả được
cấu trúc của lizôxôm.
Lizôxôm có vai trò gì?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
khung xương tb và trả lời câu hỏi:
- Khung xương tb có cấu trúc như
nào?
VII. Một số bào quan khác
1. Không bào
- Có màng bao bọc (màng đơn)
- Bên trong là dịch chứa chất hữu cơ và
ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của
tế bào
+ ở tế bào động vật có không bào thức
ăn(không bào tiêu hoá), không bào co bóp
(ở một số sinh vật đơn bào)
- Vai trò: Dự trữ chất dinh dưỡng và giúp
tế bào hút nước.
2. Lizôxôm
- bào quan dạng túi có màng đơn giới hạn
- Chứa nồng độ cao các enzim thủy phân-
tiêu hóa.
- Vai trò:
+ Xúc tác cho các phản ứng thủy phân,
phân giải nhanh các hợp chất cao phân tử
(prôtêin, axitnucleeic..).
+ Tạo phương thức đổi mới thành phần
trong tb già.
VIII. Khung xƣơng tế bào
- Chỉ có ở tế bào nhân chuẩn
* Cấu tạo:
- Là một hệ thống gồm các vi ống, vi sợi
và sợi trung gian.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
HS: Trả lời
Yêu cầu: Nêu được gồm các vi ống,
vi sợi và sợi trung gian.
- Khung xương tb có chức năng gì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
và hoàn thành phiếu học tập:
HS: Hoàn thành phiếu học tập.
GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến
thức.
- Tại sao màng tế bào lại có cấu trúc
khảm động? ý nghĩa của cấu trúc
này?
+ Phân tử photpholipit có đầu ưa
nước (chứa nhóm photphat) và đầu
kỵ nước (chứa các axitbéo). Hai lớp
photpholipit luôn quay đầu kỵ nước
vào nhau và hai đầu kỵ nước ra
ngoài để tiếp xúc với môi trường
nước. Do bị nước dồn ép lên các
phân tử photpholipitcủa hai lớp
màng phải liên kết với nhau bằng
tương tác kỵ nước (liên kết yếu), vì
vậy các phân tử protêin và lipit có
* Chức năng:
- Giá đỡ cơ học cho tế bào, quy định hình
dạng tế bào động vật
- Là nơi neo đậu của các bào quan
- Giúp tế bào di chuyển
IX. Màng sinh chất
1. Cấu trúc (Mô hình khảm động của
Singơ và Nicônsơn, năm 1972)
Thành phần
màng tế bào
Chức năng
Lớp kép
photpho lipit
Giúp màng tế bào biến
đổi hình dạng
Prôtein
+ Pr. xuyên
màng
+ Pr. bề mặt
(Lipoprôtêin,
Glicôprôtêin,
enzim)
Tạo các kênh vận chuyển
các chất qua màng
Các thụ thể tiếp nhận,
các dấu chuẩn nhận biết
đặc trưng cho từng loại
tế bào
Colesterol Làm tăng tính ổn định
của màng sinh chất
2. Chức năng
- Trao đổi chất với môi trường một cách
có chọn lọc => Màng sinh chất có tính bán
thấm.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
thể dễ dàng di chuyển bên trong
cùng một lớp photpholipit mà ít khi
dịch chuyển từ lớp này sang lớp kia
=> màng sinh chất linh động, dễ
dàng biến đổi hình dạng => cấu trúc
khảm động
VD:
- Lớp photpholipit cho những phân
tử nhỏ tan trong đầu mỡ đi qua
- Kênh protêin cho các chất phân cực
và tích điện đi qua
HS nghiên cứu SGK
- Protein thụ thể giúp tế bào thu nhận
thông tin => điều chỉnh hoạt động của tế
bào cho phù hợp
- Glicoprotêin (dấu chuẩn) mang tính đặc
trưng cho từng loại tế bào => nhận biết tế
bào quen và tế bào lạ.
- Prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các
tế bào trong một mô.
- Là nơi định vị của nhiều loại enzim
X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh
chất
1. Thành tế bào
- Bao bọc bên ngoài tế bào
- Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
- Có ở tế bào thực vật, nấm
+ Thực vật: thành xenlulơ
+ Nấm: thành kitin
2. Chất nền ngoại bào
- Bên ngoài màng sinh chất của tế bào
động vật
- Cấu tạo chủ yếu bằng các sợi
glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và
hữu cơ khác nhau.
- Chức năng: giúp các tế bào liên
kết với nhau tạo nên các mô nhất định,
giúp tế bào thu nhận thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
5. Củng cố
- HS đọc KL trong SGK.
- So sánh cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu trúc
6. Bài tập về nhà
- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Ôn tập lại những kiến thức đã học -> giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra
một tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
VI. KIẾN THỨC BỔ SUNG
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
Bài 11 SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các kiểu vận chuyển thụ động.
- Giải thích được thế nào là vận chuyển thụ động.
- Giải thích được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và chủ động.
- Mô tả được hiện tượng thực bào và xuất bào.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình phát hiện kiến thức mới.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, so sánh.
- Vận dụng kiến thức liên bài liên môn và kết hợp kiến thức thực tế.
II. Thiết bị dạy – học
- Tranh hình SGK, tranh cấu trúc màng sinh chất.
- Sơ đồ thí nghiệm về trao đổi chất qua màng.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
3. Bài mới
Mở bài
4. Các hoạt động dạy và học
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương thức vận chuyển thụ động
GV: Giới thiệu một số hiện tượng:
Mở nắp lọ nước hoa
Nhỏ vài giọt mực tím vào cốc nước. Sẽ
có hiện tượng gì?
HS: Quan sát và nêu được, mùi nước hoa
lan tỏa khắp phòng, mực tím hòa dần vào
nước.
Từ những hiện tượng trên kết hợp SGK
và quan sát hình 12.1.
- Thảo luận nhóm về những nội dung
sau:
- Giải thích thế nào là vận chuyển thụ
động?
- Nguyên lý của vận chuyển thụ động?
- Điều kiện để các chất tan khuếch tán
qua màng?
HS: Thảo luận nhóm theo hướng dẫn.
Yêu cầu: Sự vận chuyển theo gradien
nồng độ. Điều kiện có sự chênh lệch
nồng độ.
GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 11.1 tìm
hiểu có mấy con đường vận chuyển thụ
động các chất qua màng?
HS: Nghiên cứu thông tin, quan sát hình
vẽ, thảo luận nhóm rút ra kiến thức:
GV: Nhận xét đánh giá giúp HS hoàn
thiện kiến thức:
I. Vận chuyển thụ động
a. Khái niệm
- Phương thức vận chuyển các chất
qua màng sinh chất không tiêu tốn
năng lượng và theo gradien nồng độ.
- nguyên lý: Khuếch tán các chất từ
nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp.
- Điều kiện: Cấu trúc của màng và
bản chất lý hóa của các chất.
b. Các kiểu vận chuyển
- Các chất được vận chuyển trực tiếp
qua màng không cần sự giúp đỡ của
protein màng: Các chât có kích thước
nhỏ, các chất hòa tan trong lipit…
- Các chất được vận chuyển nhờ
protein màng: Các chất tích điện, các
phân tử phân cực..
+ Các ion được vận chuyển nhờ kênh
ion do protein tạo kênh tạo nên (kênh
Na
+
, Ca
2+
..).
+ Các phân tử glucozo, axitamin
được vận chuyển nhờ protein mang.
- Các chất hòa tan, nước được vận
chuyển nhờ hiện tượng thẩm thấu và
khuếch tán.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
GV: Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào
yếu tố nào?
HS: nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Tại sao bón nhiều phân cho cây, cây
lại héo và chết?
Tại sao ngâm măng khô trong nước vài
ngày lại trường phồng lên?
=>Từ đó cho biết có mấy loại môi
trường?
HS: Trả lời và đưa ra 3 loại môi trường
c. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ
khuếch tán
- Nhiệt độ môi trường
- Sự chênh lệch nồng độ các chất
trong và ngoài màng tế bào:
+ Môi trường ưu trương
+ Môi trường nhược trương
+ Môi trường đẳng trương
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận chuyển chủ động
GV: Đưa ra ví dụ: Người đi xe đạp xuôi
dốc và ngược dốc để minh họa cho vận
chuyển chủ động và thụ động.
Ở ống thận của người nồng độ Glucozơ
trong nước tiểu thấp hơn trong máu,
nhưng glucozơ trong nước tiểu vẫn thu
hồi về máu. Kết hợp đọc SGK và cho
biết:
- Thế nào là vận chuyển chủ động? Cơ
chế?
HS: Đọc SGK và quan sát hình 11.1 trả
lời
Yêu cầu: Nêu được tính chất, khái niệm
vận chuyển chủ động.
II. Vận chuyển chủ động
a. Khái niệm
- Sự vận chuyển các chất thông qua
các permeaza (kênh hoặc chất mang)
của màng, ngược chiều gradien nồng
độ, tiêu tốn năng lượng ATP.
- Cơ chế:
+ Các ion được vận chuyển nhờ kênh
có hoạt tính ATPaza (Có khả năng
phân giải ATP): Bơm ion (Bơm K+,
Na+…)
+ ATP + Protein đặc chủng cho từng
loại chất. Protein biến đỏi để liên kết
với các chất rồi đưa từ ngoài vào TB
hay ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương thức xuất – nhập bào
GV: Treo tranh trùng đế giầy đang bắt
mồi và tiêu hóa, hãy mô tả cách lấy tă và
tiêu hóa tă của 2 loại động vật + đọc
thông tin SGK và quan sát hình 11.2 cho
biết:
- Thế nào là hình thức nhập bào?
- Nhập bào có mấy hình thức? Căn cứ
vào đâu để phân chia như vậy?
HS: Quan sát tranh và đọc thông tin SGK
trả lời:
Yêu cầu: Giải thích được hiện tượng
màng sc biến đổi hình thành bóng ẩm
bào, thực bào.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình
và cho biết:
Thế nào là xuất bào?
HS: Trả lời
a. Nhập bào
- Là pt tế bào đưa các chất vào bên
trong tb bằng cách biến dạng màng
sinh chất.
- Có 2 kiểu nhập bào. Căn cứ vào bản
chất phần tử được vận chuyển và
trạng thái biến đổi của màng:
+ Thực bào: Là trường hợp phần tử
được vận chuyển vào tb ở dạng các
phần tử rắn màng sc biến đổi hình
thành chân giả bao lấy phần tử chất
rắn hình thành bóng thực bào.
+ Ẩm bào: Là trường hợp phần tử
được nhập vào tb là giọt lỏng. Màng
tb biến đổi bao lấy giọt lỏng tạo thành
bóng ẩm bào.
Các bóng ẩm bào và thực bào được
vận chuyển tới lizoxôm và được tiêu
hóa bởi các enzim lizoxôm.
b. Xuất bào
- Là hiện tượng tb bài xuất, chế tiết ra
ngoài các chất, các phần tử bằng cách
hình thành các bóng xuất bào, các
bóng liên kết với màng. Màng biến
đổi và bài xuất các phần tử ra ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
IV. CỦNG CỐ
- HS đọc kết luận SGK trang 50
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM
VI. KIẾN THỨC BỔ SUNG
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Triển khai trong thực tiễn dạy - học để kiểm chứng giả thuyết khoa học
của đề tài đã nêu ra: Nếu sử dụng hợp lý phần mềm Flip album sẽ thiết kế
được ngân hàng hình ảnh giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học SH 10,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học.
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.2.1. Chọn các trƣờng thực nghiệm
Các trường thực nghiệm có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học tương
đối đồng đều so với các trường khác trong cùng địa phương.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Hòn Gai thuộc
TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là trường chuẩn Quốc gia với trang thiết
bị hiện đại, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo.
3.2.2. Chọn giáo viên và lớp tham gia
Sau khi chọn trường thực nghiệm, chúng tôi tiến hành chọn lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm. Để đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên, việc
rút chọn được tiến hành theo phương pháp: rút mẫu trực tiếp từ tổng thể [7].
Chúng tôi đã chọn 4 lớp TN và 4 lớp ĐC, GV dạy các lớp TN cũng là
GV dạy lớp ĐC.
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm được tiến hành 3 đợt.
- Đợt 1 là TN thăm dò (Sau khi biên soạn tài liệu). Thông tin thu được từ TN
đợt 1 sẽ giúp điều chỉnh tài liệu và phương pháp dạy – học cho hợp lý.
- Đợt 2 là TN chính thức. Từ kết quả TN đợt 1, điều chỉnh nội dung, rút kinh
nghiệm và tiếp tục tập huấn thêm. Số liệu thu được từ đợt 2 là cơ sở để đánh
giái tính hiệu quả và tính khả thi của nội dung dạy – học mới.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
- Đợt 3 là TN bổ sung. Kết quả thực nghiệm đợt 3 cùng với kết quả thực
nghiệm đợt 2 cho phép rút ra kết luận một cách chính xác.
3.3. Nội dung TN
TN được tiến hành với các bài mà nội dung cho phép sử dụng ngân
hàng hình ảnh dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
Chúng tôi cho rằng dạy học SH 10 bằng sử dụng ngân hàng hình ảnh theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS phải được tiến hành một cách
liên tục, hệ thống mới bộc lộ hết những ưu và nhược điểm của phương pháp
này. Nếu chỉ chọn một vài bài để TN thì kết quả chưa thực sự khách quan. Vì
vậy chúng tôi đã tổ chức TN hầu hết các bài.
Trong các bài TN chúng tôi chọn một số bài để khảo sát kết quả học tập
của HS. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành dạy 3 bài (bài 8, bài 9, bài 11) thuộc
phần 2 SH 10 THPT - Ban khoa học cơ bản bằng giáo án điện tử có sử dụng
ngân hàng hình ảnh.
3.4. Phân tích kết quả TN
Kết quả TN được phân tích để rút ra kết luận khoa học mang tính khách
quan. Lập bảng phân phối TN; tính giá trị trung bình và phương sai mỗi mẫu.
So sánh giá trị trung bình để đánh gia khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống
hóa kiến thức của các lớp TN so với lớp ĐC
3.4.1. Phân tích kết quả TN đợt 1
Sử dụng phiếu trắc nghiệm 15p ở các lớp TN và ĐC, kết quả dùng
Excel thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tần số điểm trắc nghiệm đợt 1
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X S2
ĐC 1 2 5 15 27 41 32 24 11 4 162 6.27 2.9
TN 0 1 3 12 21 35 38 29 16 7 162 6.70 2.7
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp
thực nghiệm cao hơn so với ĐC; phương sai của lớp TN nhỏ hơn phương sai của
lớp ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC.
Từ số liệu bảng 3.1 dùng quy trình vẽ đồ thị của Excel, lập đồ thị tần số
điểm của các bài trắc nghiệm đợt 1 (hình 3.1)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.1. Biểu đồ tần số điểm trắc nghiệm đợt 1
Trên hình 3.1 nhận thấy giá trị mod điểm trắc nghiệm các lớp TN là 7,
lớp ĐC là điểm 6. Từ giá trị mod trở xuống (điểm 6 đến điểm 1), tần suất
điểm của các lớp ĐC cao hơn so với lớp TN. Ngược lại từ giá trị mod tở lên
tần suất điểm của các lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết
quả của các bài trắc nghiệm ở lớp TN cao hơn so với kết quả của lớp ĐC.
Từ số liệu thu được lập bảng tần số điểm trắc nghiệm đợt 1, dùng Excel
lập bảng tần suất điểm (bảng 3.2)
Bảng 3.2. Tần suất điểm trắc nghiệm đợt 1
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 0.6 1.2 3.1 9.3 16.7 25.3 19.8 14.8 6.8 2.5
TN 0.0 0.6 1.9 7.4 13.0 21.6 23.5 17.9 9.9 4.3
Từ số liệu bảng 3.2, dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất
điểm số bài trắc nghiệm đợt 1 (hình 3.2)
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.2. Biểu đồ tần suất điểm trắc nghiệm đợt 1
Từ số liệu bảng 3.2. Dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.3)
để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên
Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm đợt 1
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 100 99.4 98.1 95.1 85.8 69.1 43.8 24.1 9.3 2.5
TN 100 100.0 99.4 97.5 90.1 77.2 55.6 32.1 14.2 4.3
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên.
Ví dụ, tần suất điểm 7 trở lên của các lớp ĐC là 43.8%, còn các lớp TN là
55,6%. Như vậy tần số điểm 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn ở các lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.3, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài
trắc nghiệm đợt 1 (hình 3.3)
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.3. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm đợt 1
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
Trong hình 3.3 đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp thực nghiệm
nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp ĐC. Như
vậy kết quả điểm số bài trắc nghiệm đợt 1 của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Để khẳng định điều này, phải so sánh giá trị trung bình và phân tích
phương sai kết quả điểm trắc nghiệm của các lớp TN và ĐC.
Giả thuyết H0 dặt ra là “không có sự khác biệt giữa kết quả học tập của
lớp ĐC và các lớp TN”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết
quả kiểm định băng Excel thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Kiểm định X điểm trắc nghiệm đợt 1
Kiểm định X của hai mẫu ĐC TN
Mean 6.27 6.70
Known Variance (Phương sai) 2.9 2.7
Observations (Số quan sát) 162 162
Hypothesized Mean Difference (Giả thuyết H0) 0
z (Trị số z=U) -2.32
P(Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của z) 0.01
z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán) 1.64
P(Z<=z) two-tail (Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán) 0.02
z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuấn SX 0,05 hai chiều) 1.96
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: XTN > XĐC (XTN= 6.7;
XĐC = 6,27). Trị số tuyệt đối của U = 2,32, giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị
tuyệt đối của trị số U > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn) với xác suất (P) là 1,64>0,05.
Như vậy sự khác biết giữa XTN và XĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là
95%.
Phân tích phương sai để khẳng định kết luận này. Đặt giả thuyết HA là:
“Tại TN đợt 1, dạy – học SH10 bằng sử dụng ngân hàng hình ảnh theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhân thức của HS và các phương pháp khác tác động
như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân
tích phương sai được thể hiện trong bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Trong bảng 3.5, phần tổng hợp cho thấy số bài trắc nghiệm (count), trị
số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai
cho biết trị số FA = 5,35 >Fcrit (tiêu chuẩn) = 3,87, nên giả thuyết HA bị bác
bỏ, tức là 2 phương pháp dạy học khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chất
lượng học tập của HS.
Bảng 3.5. Phân tích phương sai
Anova: Single Factor(Phân tích phương sai một nhân tố)
SUMMARY (Tổng hợp)
Nhóm Số lượng Tổng Trung bình
Phương
sai
(Groups) (Count) (Sum) (Average) (Variance)
ĐC 162 1016 6.27 2.91
TN 162 1086 6.70 2.74
ANOVA (Phân tích phương sai)
Nguồn biến động
(Source of Variation)
Tổng biến
động
(SS)
Bậc tự
do (df)
Phương
sai (MS)
FA=SA
2
/S
2
N
Xác suất
FA
(P-value)
F-crit
Giữa các nhóm
(Between Groups)
15.12 1 15.12 5.35 0.02 3.87
Trong nhóm
(Within Groups)
909.83 322 2.83
Total 924.95 323
* Bàn luận kết quả thực nghiệm
Phân tích kết quả TN đợt 1, nhận thấy khả năng hiểu bài và tổng hợp
kiến thức của học sinh khi học bằng sử dụng ngân hàng hình ảnh theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức tốt hơn khi học bằng các phương pháp dạy
học khác.Trong quá trình thực nghiệm đợt 1 chúng tôi đã rút ra một số kết
luận sau:
- Do HS bước đầu làm quen với phương pháp dạy học mới nên chưa
thực sự quen và chủ động trong việc lĩnh hội tri thức.
- Vẫn chỉ dùng hình ảnh minh họa cho HS là chủ yếu, chưa sử dụng
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
Kết quả học tập ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC, nó biểu hiện sự chênh
lệch của điểm số trung bình của các lớp TN và ĐC chỉ là 0,43 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2
Dùng bài kiểm tra một tiết để đánh giá khả năng hệ thống hóa kiến thức
của HS sau khi học bằng phương pháp tích cực hóa thông qua sử dụng ngân hàng
hình ảnh trong bài giảng. Kết quả các bài kiểm tra được thống kê trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tần suất điểm kiểm tra một tiết đợt 2
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2
ĐC 0 1.2 1.2 5.6 22.2 27.8 22.2 9.9 6.2 3.7 6.3 2.42
TN 0 0.0 0.0 2.5 5.6 15.4 23.5 28.4 17.3 7.4 7.5 1.99
Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy giá trị trung bình điểm kiểm tra một tiết
của các lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Phương sai của lớp TN nhỏ hơn
lớp ĐC. Như vậy điểm kiểm tra một tiết của lớp TN tập trung hơn lớp ĐC.
Từ bảng số liệu, dùng quy trình vẽ đồ thị của Excel, lập đồ thị tần suất
điểm các bài kiểm tra một tiết đợt 2 (Hình 3.4).
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.4. Tần suất điểm kiểm tra đợt 2
So sánh tần số điểm kiểm tra đợt 2 của lớp ĐC và của lớp TN, ta thấy
giá trị mod của lớp ĐC (6) thấp hơn so với mod của các lớp TN (8). Tần suất
điểm ở dưới điểm mod của lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN và ngược lại
tần suất điểm trên điểm mod của lớp TN lại cao hơn lớp ĐC. Điều này cho
thấy kết quả trắc nghiệm đợt 2 cao hơn hẳn so với đợt 1.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên.
Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra đợt 2
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 100 100 98.8 97.5 92.0 69.8 42.0 19.8 9.9 3.7
TN 100 100 100 100 97.5 92.0 76.5 53.1 24.7 7.4
Từ số liệu của bảng 3.7, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến để so sánh.
Đường biểu thị hội tụ tiến điểm số của các lớp thực nghiệm nằm bên
phải đường biểu diễn kết quả thực nghiệm của lớp ĐC. Như vậy có thể nói kết
quả điểm kiểm tra một tiết của các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp ĐC.
Để khẳng định nhận xét này chúng tôi tiến hành phân tích một số tham
số đặc trưng.
0
20
40
60
8
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.5. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm kiểm tra đợt 2
Dùng tiêu chuẩn U để so sánh X TN và X ĐC. Kết quả bảng 3.8
Giả thuyết H0 đặt ra là: “HS các lớp TN và lớp ĐC hiểu bài như nhau”.
Trong bảng 3.8, điểm trung bình của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC
(XTN= 7.51; XĐC = 6.33). Trị số U = -7.15. Như vậy trị tuyệt đối của trị số z
lớn hơn so với trị số z tiêu chuẩn là 1,96, giả thuyết H0 bị bác bỏ. Sư khác biệt
giữa XTN và XĐC có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua đó cho thấy, giá trị điểm số
của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Tức là HS ở các lớp tiến hành TN
hiểu bài hơn sơ với các lớp học theo phương pháp thông thường.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
Bảng 3.8. Kiểm định X điểm kiểm tra đợt 2
Kiểm định X của hai mẫu ĐC TN
Mean 6.33 7.51
Known Variance (Phương sai) 2.42 1.99
Observations (Số quan sát) 162 162
Hypothesized Mean Difference (Giả thuyết H0) 0
z (Trị số z=U) -7.15
P(Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của z) 0.00
z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán) 1.64
P(Z<=z) two-tail (Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán) 0.00
z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuấn SX 0,05 hai chiều) 1.96
Hai cách dạy học khác nhau cho kết quả học tập khác nhau, để khẳng
định nguồn dẫn đến sự khác biệt về mức độ hiểu bài của HS là do phương
pháp dạy học bằng ngân hàng hình ảnh theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS. Chúng tôi tiến hành phân tích phương sai.
Bảng 3.9 cho thấy số bài trắc nghiệm của lớp ĐC là 162 và lớp TN
cũng là 162. Điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp
ĐC. Phương sai mẫu của TN nhỏ hơn của ĐC. Điều này cho thấy kết quả
kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC
Bảng 3.9. Phân tích phương sai điểm kiểm tra đợt 2
Anova: Single Factor(Phân tích phương sai một nhân tố)
SUMMARY (Tổng hợp)
Nhóm Số lượng Tổng Trung bình Phương sai
(Groups) (Count) (Sum) (Average) (Variance)
ĐC 162 1026 6.33 2.42
TN 162 1217 7.51 1.9
ANOVA (Phân tích phương sai)
Nguồn biến động
(Source of Variation)
Tổng biến
động (SS)
Bậc tự
do (df)
Phương sai
(MS)
FA=SA
2
/S
2
N
Xác suất FA
(P-value)
F-crit
Giữa các nhóm
(Between Groups)
112.60 1 120.60 51.03 6.1E-12 3.87
Trong nhóm
(Within Groups)
710.48 322 2.21
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
Trong bảng phân tích phương sai, giả thuyết HA được nêu ra: “Kết quả
TN cao hơn ĐC không phải do phương pháp dạy học”. Những tính toán cho
thấy trị số FA = 51.03, lớn hơn nhiều so với Fchuẩn = 3,87. Do đó giả thuyết HA
bị bác bỏ. Điều này cho thấy phương pháp dạy- học đã ảnh hưởng đến kết quả
học tập của HS.
* Bàn luận về kết quả TN đợt 2
Từ những kết quả phân tích cho thấy, trong TN đợt 2, các lớp TN có
kết quả học tập tốt hơn rất nhiều so với lớp ĐC. Tức là dạy – học SH 10 bằng
ngân hàng hình ảnh học sinh hiểu bài và hệ thống hóa kiến thức tốt hơn so với
dạy bằng phương pháp khác.
Qua dự giờ và sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp chúng tôi rút ra
một số nguyên nhân sau:
- Rút kinh nghiệm về TN đợt 1 chúng tôi đã điều chỉnh lại cách dạy,
Sau khi tiến hành dạy TN, giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn
trong sử dụng phương pháp dạy học bằng ngân hàng hình ảnh theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
- GV đã tổ chức cho HS chủ động học tập, từ khám phá giải quyết tình
huống có vấn đề từ đó chiếm lĩnh tri thức.
3.4.3. Phân tích kết quả TN đợt 3
Rút kinh nghiệm từ hai đợt TN 1 và 2, chúng tôi thấy hiệu quả của việc
dạy – học bằng phương pháp sử dụng ngân hàng hình ảnh theo hướng tích cực
hóa hoạt động nhận thức của HS đã được nâng lên một cách rõ rệt. Chúng tôi
tiếp tục tiến hành TN đợt 3, cùng với kết quả đợt 1 và 2 để rút ra kết luận một
cách chính xác nhất.
Dùng bài kiểm tra học kì để khảo sát khả năng hiểu bài của HS, kết
quả được thể hiện tại bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tần suất điểm kiểm tra đợt 3
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2
ĐC 0 1.2 1.9 7.4 17.3 24.7 23.5 12.3 8.6 3.1 6.4 2.66
TN 0 0.0 0.0 0.0 4.3 11.7 17.3 21.0 30.9 14.8 8.1 1.94
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
Số liệu trong bảng 3.10 cho thấy điểm trung bình của các lớp TN cao
hơn so với lớp ĐC, phương sai lớp ĐC cao hơn lớp TN. Như vậy điểm kiểm
tra ở lớp TN tập trung hơn so với lớp ĐC. Từ số liệu bảng 3.10 lập đồ thị tần
suất điểm số của các bài kiểm tra đợt 3.
Trên hình 3.6 nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của lớp TN là 9 của
lớp ĐC là 6. Từ giá trị mod trở xuống, tần suất đểm của các lớp ĐC cao hơn
lớp TN, ngược lại từ giá trị mod trở lên, tần suất của các lớp TN cao hơn so
với lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả của các bài kiểm tra của lớp
TN cao hơn so với kết quả của lớp ĐC. Điều này được thể hiện ở đồ thị 3.6.
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.6. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra đợt 3
Từ bảng số liệu 3.6, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài
đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
Bảng 3.11. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra đợt 3
Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 100 100 98.8 96.9 89.5 72.2 47.5 24.1 11.7 3.1
TN 100 100 100 100 100 95.7 84 66.7 45.7 14.8
Số liệu ở bảng 3.11 cho biết tỉ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên.
Tần suất đạt điểm 7 của lớp ĐC là 47.5%, lớp TN là 84%. Như vậy số điểm
từ 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với ở các lớp ĐC. Từ số liệu bảng
3.11, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài trắc nghiệm đợt 3.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra đợt 3
Trong hình 3.7, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về
bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy kết quả
điểm số bài trắc nghiệm đợt 3 của các lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Để khẳng định điều này phải so sánh giá trị trung bình và phân tích
phương sai kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC. Giả thuyết Ho đặt ra
là: “không có sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC”. Dùng
tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết Ho, kết quả kiểm định bằng Excel được
thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kiểm định X điểm kiểm tra đợt 3
Kiểm định X của hai mẫu ĐC TN
Mean 6.44 8.07
Known Variance (Phương sai) 2.66 1.94
Observations (Số quan sát) 162 162
Hypothesized Mean Difference (Giả thuyết H0) 0.00
z (Trị số z=U) -9.67
P(Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của z) 0.00
z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán) 1.64
P(Z<=z) two-tail (Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán) 0.00
z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuấn SX 0,05 hai chiều) 1.96
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.12 cho thấy X trung bình TN lớn
hơn so với lớp ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 9.67, giả thuyết Ho bị bác bỏ vì
U> 1,96 (trị số z tiêu chuẩn). Như vậy sự khác biệt giữa X trung bình của TN
và ĐC có ý nghĩa thống kê.
Phân tích phương sai để khẳng định kết luận này. Đặt giả thuyết HA là:
“Tại thực nghiệm đợt 3, dạy học bằng sử dụng ngân hàng hình ảnh theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS và phương pháp khác tác
động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả
phân tích thể hiện ở bảng 3.13.
Trong bảng, nhận thấy phần tổng hợp cho thấy số bài trắc nghiệm, trị
số trung bình, phương sai. Bảng phân tích phương sai cho biết trị số FA =
93.59> Fcrit =3,87, nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức là phương pháp dạy học
ảnh hưởng chất lượng học tập của HS.
Bảng 3.13. Phân tích phương sai điểm kiểm tra đợt 3
Anova: Single Factor(Phân tích phương sai một nhân tố)
SUMMARY (Tổng hợp)
Nhóm Số lượng Tổng Trung bình Phương sai
(Groups) (Count) (Sum) (Average) (Variance)
ĐC 162 1043 6.44 2.66
TN 162 1307 8.07 1.94
ANOVA (Phân tích phương sai)
Nguồn biến động
(Source of Variation)
Tổng biến
động (SS)
Bậc tự
do (df)
Phương sai
(MS)
FA=SA
2
/S
2
N
Xác suất FA
(P-value)
F-crit
Giữa các nhóm
(Between Groups)
215.11 1 215.11 93.59 1E-19 3.87
Trong nhóm
(Within Groups)
740.14 322 2.30
Total 955.25 323
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Ngày nay PTTQ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh
trong quá trình day-học. Đã có hàng loạt sản phẩm phần cứng và phần mềm ra
đời là thành quả từ sự nghiên cứu của các Bộ, công ty, tổ chức và cá nhân
nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.
2. Phần mềm FlipAlbum là một trong những phần mềm hỗ trợ dạy học
và có nhiều ưu điểm như : dễ sử dụng, khắc phục được những hạn chế của
sách giáo khoa và thiết bị dạy học tĩnh như đưa âm thanh, hình ảnh động bằng
video để minh hoạ. Đảm bảo trính trực quan, tính kĩ thuật và tính sư phạm...
3. Luận văn đã đề xuất quy trình chung để xây dựng và sử dụng ngân
hàng hình ảnh trong dạy học sinh học 10 bằng phần mềm FlipAlbum. Bộ
ngân hàng hình ảnh gồm 17 Album (17 bài) với bố cục hài hòa, sinh động,
phù hợp với mục tiêu, nội dung của chương trình và tâm lý học sinh.
4. Sử dụng ngân hàng hình ảnh giúp học sinh quan sát một cách dễ
dàng, cụ thể, tổng quát về các cấu trúc phức tạp của tế bào cũng như giúp học
sinh hiểu được bản chất của các quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra trong tế
bào, sự nhân lên của virut, sự sinh sản của vi sinh vật… cho thấy chất lượng
học tập của học sinh ở những lớp thực nghiệm được nâng cao rõ rệt, học sinh
học tập tích cực, chủ động và hứng thú.
B. ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện ngân hàng hình ảnh, quy trình
thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm FlipAlbum trong dạy học sinh học 10.
2. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn cho các
giáo viên, hướng dẫn cho học sinh về phương pháp dạy học mới.
3. Tăng cường đầu tư cho các trường phổ thông về hệ thống các trang
thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, PMDH, phòng học bộ
môn... để phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hoài Anh (2008), “Đố dung dạy học ảo thao tác được trong dạy
học Toán ở trường trung học”, Tạp chí giáo dục số 182.
[2] Nguyễn Viết Ban (2008), “Quy trình xây dựng phần mềm dạy học phần
giải phẫu sinh lý và vệ sinh người Sinh học 8”, Tạp chí giáo dục số186, Tr 55.
[3] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học Sinh học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Nguyễn Ngọc Báo, Ngô Hiệu (1985), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường
Trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5] Đinh Quang Báo (1981), "Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh
trong các bài học về sinh học trường phổ thông nớc CHXHCN”
[6] Võ Chất (1971), Hoàn thiện phương tiện trực quan trong chương trình
hoá vô cơ của trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn Phúc Chỉnh (2007), Ứng dụng Tin học trong nghiên cứu khoa học
giáo dục và dạy học Sinh Học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8] Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), “Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong
dạy học sinh thái học ở trường trung học phổ thông”, báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số B2002-03-19, nghiệm thu
tháng 12 năm 2004, xếp loại tốt.
[9] Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[10] Phạm Huy Điển (2001), “Phần mềm và máy tính hỗ trợ giảng dạy Toán
học”, Tạp chí giáo dục, số 13.
[11] Tô Xuân Giáp (1992), Phương tiện dạy học, NXB ĐH và GD chuyên
nghiệp, Hà Nội.
[12] Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại
cương, Tập I. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
[13] Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp
dạy học tích cực trong dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[14] Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp
dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15] I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào, NxB Giáo dục, Hà Nội.
[16] Vũ Đức Lưu (1994), “Dạy học các quy luật di truyền ở PTTH bằng bài
toán nhận thức”, Luận án phó tiến sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội.
[17] Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ
điển học, Hà nội.
[18] Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hoá học tập 1, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[19] Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[20] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường
Cán bộ quản lý trung ương I.
[21] M.H. Sacmaep (1976), Các vấn đề lý luận dạy học của việc sử dụng
phương tiện kĩ thuật dạy học ở trường trung học, Công ty TBTH.
[22] Dương Tiến Sĩ (2003), “Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm
PowerPoint trên máy vi tính”, Tạp chí Giáo dục, số 52.
[23] T.V. Cuđriaxep (1971), “Tâm lý học tư duy kỹ thuật”, tóm tắt luận án
tiến sĩ, Maxcơva.
[24] Nguyễn Đức Thành (1989), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
các định luật di truyền”, Luận án phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội.
[25] Nguyễn Thị Thân Thủy (2008), “Một số biện pháp sử dụng Phương tiện
trực quan giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học hòa nhập”, Tạp chí
giáo dục số 187, Tr 34.
Số hóa bởi Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
[26] Phan Minh Tiến (1995), “Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục
học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Đổi mới PPGD & nghiên cứu Tâm lý học & Giáo dục học”, ĐHSP Hà Nội.
[27] Lê Đình Trung (1994), “Thiết kế và sử dụng bài toán nhận thức để nâng
cao hiệu quả dạy học phần Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương
trình sinh học ở bậc PTTH”, Luận án Phó tiến sỹ Trường ĐHSP Hà Nội.
[28] Lê Xuân Trường (2008), “Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học môn phương pháp dạy
học Toán”, Tạp chí giáo dục số 186 Tr 141.
[29] Từ điển sư phạm tập 1 (1960), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[30] V. Okon (1968), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Maxcơva.
[31] Phạm Thị Hồng Việt (1998), “Phương tiện dạy học”, Bài giảng chuyên
đề thạc sĩ PPGD VL, Huế.
[32] Phan Gia Anh Vũ, “Bài giảng phương tiện dạy học”, Trường Đại học Sư
phạm Huế.
[31] Ngô Thị Hải Yến (2008), “Phát huy hiệu quả sử dụng tranh ảnh trong
dạy học môn Địa lý”, Tạp chí giáo dục số 183, Tr 132.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8LV09_SP_LLampPPDHNguyenThiHongTrang.pdf