MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2001), hàng năm có tới 30%
dân số ở các nước phát triển bị bệnh do thực phẩm, chủ yếu là ngộ độc thực phẩm
(NĐTP), ở các nước đang phát triển các trường hợp ngộ độc thực phẩm lại cao hơn
nhiều [25].
Ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây được ghi nhận khá thường
xuyên và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Ở các nước phát triển, tình hình
ngộ độc thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm vì những tổn thất lớn về kinh tế và
con người do ngộ độc thực phẩm gây ra. Tại Mỹ, theo thống kê của trung tâm Kiểm
soát và Phòng chống bệnh (CDC), hàng năm có khoảng 76 triệu ca ngộ độc thực
phẩm và 5.000 trường hợp tử vong. Thiệt hại do các trường hợp ngộ độc thực phẩm
ước tính khoảng từ 5 đến 17 tỉ USD [34]. Cũng như nhiều quốc gia khác, tại Việt
Nam vấn đề ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, đặc biệt trong hai năm gần đây
hiện tượng này càng phổ biến hơn. Mỗi năm, nước ta có 250 - 500 vụ ngộ độc thực
phẩm với 7.000 - 10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi
trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và truy tìm nguyên nhân [50]. Theo thống
kê chưa đầy đủ của cục Vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2000 đến năm 2006, cả
nước đã xảy ra 988 vụ ngộ độc thực phẩm với 23.190 người bị ngộ độc và 263 người
chết [44]. Trong đó, có 155 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể với 14.653 người bị ngộ độc
bao gồm: 97 vụ NĐTP tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 9.989 người bị ngộ
độc; 58 vụ NĐTP trong các trường học với 3.790 cháu bị ngộ độc và 2 cháu tử vong.
Riêng tại TP. HCM có 113 vụ NĐTP với 7.688 người bị ngộ độc và 7 người tử vong.
Tại Hà Nội xảy ra 37 vụ NĐTP với 370 người ngộ độc và 2 người tử vong [49].
Trong tổng số 988 vụ ngộ độc thực phẩm của cả nước (từ năm 2000 đến năm
2006), có 161 vụ NĐTP do thức ăn đường phố (thực phẩm chế biến sẵn bán trên vỉa
hè trước các chợ, công viên, trường học) với 3.759 người bị ngộ độc và 7 người tử
vong. Thực trạng vấn đề ngộ độc do thức ăn đường phố hiện nay ở nước ta ngày càng
gia tăng, hiện tượng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm
thực phẩm đường phố phổ biến. Trong khi đó, tình hình kiểm tra, giám sát của cơ
quan chức năng đối với nhóm thực phẩm này gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu
quả [48].
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm như
nhiễm vi sinh, nhiễm các hóa chất độc hại hoặc dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo
vệ thực vật trong thực phẩm quá mức cho phép, nhưng phần lớn các trường hợp có
nguồn từ vi sinh vật, do sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh hay sự hiện diện của
độc tố tiết ra bởi các vi sinh vật gây bệnh [46].
Ngày nay, yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là về phương diện vi sinh
trở thành một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu đối với chất lượng thực phẩm.
Việc phân tích, phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm và thực hiện các biện
pháp đảm bảo đạt tiêu chuẩn về an toàn vi sinh trong sản xuất chế biến thực phẩm,
đặc biệt là nhóm thực phẩm đường phố ngày càng được quan tâm [43].
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp PCR
(Polymerase Chain Reaction) và phương pháp nuôi cấy để khảo sát sự nhiễm vi sinh
vật gây bệnh trong thực phẩm đường phố”
2. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, việc phát hiện các vi sinh vật gây bệnh chủ yếu dựa vào phương
pháp nuôi cấy truyền thống, tốn nhiều thời gian, thao tác phức tạp và độ nhạy chưa
cao. Trong khi đó, nhiều phương pháp mới như: phương pháp ELISA, phương pháp
PCR, phương pháp sử dụng mẫu dò, phương pháp phát hiện vi sinh vật dựa trên kỹ
thuật phát quang sinh học, có nhiều ưu điểm về thời gian, độ nhạy và độ chính xác
cao đang được phát triển rộng rãi trên thế giới và đang dần thay thế cho phương pháp
truyền thống. Cũng như các nước, nhu cầu thực tế tại Việt Nam hiện nay là cần ứng
dụng những kỹ thuật mới này vào việc kiểm tra, giám sát tình hình nhiễm vi sinh vật
trong thực phẩm để nhanh chóng phát hiện các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
và ngăn ngừa một cách có hiệu quả các tác hại từ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật
gây ra.
Với nhu cầu thực tiễn như trên, Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học phân tử
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP. HCM đã tiến hành xây dựng các quy
trình và bộ kit PCR phát hiện nhanh các vi sinh vật gây ngộ độc trên thực phẩm như:
Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Clostridium
perfringens. Để được công nhận như một phương pháp chuẩn và được phép lưu hành
rộng rãi tại các phòng thí nghiệm phân tích vi sinh trong cả nước, các quy trình này
đã được tiến hành đánh giá hiệu lực bằng việc phân tích và so sánh kết quả thu nhận
được giữa phương pháp nuôi cấy và phương pháp PCR tại các phòng thí nghiệm
trọng điểm phía Nam. Đồng thời, để có thể sử dụng vào thực tế, các quy trình này đã
được ứng dụng để khảo sát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên các mẫu thực tế
và so sánh với kết quả theo phương pháp nuôi cấy truyền thống. Tuy nhiên, trong
thực phẩm đường phố chưa được nghiên cứu và khảo sát để đưa ra kết luận cụ thể về
mức độ nhiễm vi sinh ở nhóm thực phẩm này. Vì thế, đề tài luận văn này phần nào
đáp ứng được nhu cầu thực tế về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố hiện
nay ở nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn này là ứng dụng các quy trình và bộ
kit PCR nói trên để phát hiện E. coli, S. aureus, Salmonella, B. cereus và C.
perfringens trong thực phẩm đường phố tại TP. HCM, đồng thời so sánh với kết quả
theo phương pháp nuôi cấy. Từ đó, khảo sát được tình hình nhiễm vi sinh vật gây
bệnh trong thực phẩm đường phố trên địa bàn TP. HCM so với chỉ tiêu cho phép của
nhà nước.
Nội dung của luận văn này là một phần thuộc đề tài khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật sinh học phân tử vào việc kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm” mã số
KC. 04. 30 do Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG, TP. HCM chủ trì và PGS.
TS. Trần Linh Thước chủ nhiệm đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự hiện diện của E. coli, Salmonella, S. aureus, B. cereus và C.
perfringens trong nhóm thực phẩm đường phố (thực phẩm được chế biến sẵn bán trên
vỉa hè trước các chợ, trường học, công viên, ), bao gồm: nhóm sữa như sữa tươi,
sữa đậu nành, sữa đậu xanh và sữa chua; nước sâm, nước mía và nước rau má thuộc
nhóm nước giải khát và các loại kem: kem tươi, kem ký, kem ly, kem cây, kem chiên
và kem marino.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên thực phẩm đường phố thuộc nhóm sữa, nước giải khát và kem
tại các Quận: 3, 5, 8, 10 và quận Tân Bình thuộc địa bàn TP. HCM.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong các mẫu thực phẩm đường
phố bằng phương pháp PCR và phương pháp nuôi cấy truyền thống.
- Đánh giá tình hình nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nhóm thực phẩm đường
phố trên so với chỉ tiêu cho phép của Bộ Y tế.
- So sánh, đánh giá kết quả phân tích của phương pháp PCR so với phương
pháp nuôi cấy truyền thống.
- Rút ra kết luận của đề tài
- Đề nghị và hướng phát triển của đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp phân tích chỉ tiêu vi sinh: phương pháp PCR, phương pháp
nuôi cấy, phân lập, các phương pháp thử nghiệm hóa sinh
- Xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học đơn giản
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và biện luận
Kết luận và đề nghị
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phương pháp PCR (polymerase chain reaction) và phương pháp nuôi cấy để khảo sát sự nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm đường phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 giờ
Hút 0,2ml dịch tiền tăng sinh sang môi trường RV
ủ 42oC 24 giờ
Ria cấy trên môi trường XLD
ủ 37oC 24 giờ.
Chọn khuẩn lạc điển hình: trong suốt, có tâm đen
Thử sinh hóa Thử kháng huyết thanh
Đọc kết quả
- Thử tính chất sinh hóa của vi khuẩn Salmonella, bao gồm các thử nghiệm
sau: KIA/TSI (+); Urease (-); Indol (-); MR-VP (-) và LDC (+).
- Kết quả khẳng định có sự hiện diện của Salmonella khi hội đủ tất cả các
điều kiện thử nghiệm sinh hóa trên.
b. Kiểm E. coli (TCVN 5155:90)
Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml TSB
Pha loãng 3 lần Dịch đồng nhất
Hút 0,2ml dung dịch mẫu cấy láng trên EMB
ủ 44oC 24giờ
Đếm và chọn khuẩn lạc điển hình: màu tím thẩm, có hoặc không có ánh kim
Thử tính chất sinh hóa bằng phản ứng IMViC (+/ +/ -/ -)
Đọc kết quả
- Thử tính chất sinh hóa của E. coli bao gồm các thử nghiệm sau:
IMViC: Indol (+); MR (+); VP (-) và Citrate (-).
- Kết quả khẳng định sự hiện diện của E. coli khi cho kết quả thử nghiệm sinh
hóa IMViC là: +/ +/ -/-
c. Kiểm S. aureus (TCVN 5156:1990)
Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml đệm pepton
Dịch đồng nhất Pha loãng mẫu 10 lần
Hút 0,2ml dung dịch mẫu cấy láng trên môi trường Baird Paker
ủ 37oC 24giờ
Chọn khuẩn lạc điển hình: có bờ đều, lồi, màu vàng nhạt đến vàng sậm
Thử tính chất sinh hóa
Đọc kết quả
- Thử tính chất sinh hóa của S. aureus bao gồm các thử nghiệm sau:
Phản ứng đông huyết tương (+) và Catalase (+). Nhuộm Gram bắt màu
gram (+), hình chùm nho.
- Kết quả khẳng định sự hiện diện của vi khuẩn này khi hội đủ tất cả các điều
kiện như trên.
d. Kiểm B. cereus (AOAC 2000 - 980.30)
Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml đệm pepton
Hút 0,2ml dung dịch mẫu trải trên môi trường MYP
ủ 44oC 24 giờ
Chọn khuẩn lạc điển hình: bờ răng cưa, màu hồng,
xung quanh có vòng đục
Thử nghiệm sinh hóa
Đọc kết quả
- Thử tính chất sinh hóa của B. cereus bao gồm các thử nghiệm sau: Phản ứng
Glucose kị khí (+), VP (+), Lysozym (+), Tyrosin (+), di động (+).
- Khẳng định sự hiện diện của vi khuẩn này khi có phản ứng đúng với những
thử nghiệm sinh hóa trên.
e. Kiểm C. perfringens (QĐ 3348/QĐ-BYT)
Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml đệm pepton
Dịch đồng nhất Pha loãng mẫu 10 lần
Hút 0,2ml dung dịch mẫu cấy sâu ống môi trường TSN
ủ 37oC 24 giờ
Chọn khuẩn lạc điển hình: hình tròn (bầu dục), màu đen
Thử nghiệm sinh hóa
Đọc kết quả
- Thử tính chất sinh hóa của C. perfringens bao gồm các thử nghiệm sau: phản
ứng Nitrit (+), Iron-milk (+), Lactose (+), Gelatin (+), hơi (+).
- Khi kết quả phản ứng đúng với những thử nghiệm sinh hóa thì kết luận có sự
hiện diện của C. pefringens trong mẫu.
* Các quy trình thử nghiệm sinh hóa sử dụng trong phương pháp nuôi cấy
được tóm tắt như sau:
Sau khi nuôi cấy phân lập các vi khuẩn, chọn những khuẩn lạc điển hình đem
thử nghiệm sinh hóa hoặc nuôi cấy chọn lọc trên môi trường thích hợp cho từng
chủng, hút dịch nuôi cấy để tiến hành các thử nghiệm sinh hóa
+ Thử nghiệm KIA/TSI: (Salmonella)
- Chọn khuẩn lạc trong suốt, có hoặc không có tâm đen cấy sâu và ria trên bờ
mặt ống nghiệm thạch nghiên chứa môi trường KIA. Ủ ở 37oC trong 18 - 24 giờ
- Xem kết quả: kết tủa nâu trong môi trường (+), không có hiện tượng kết
tủa (-)
+ Thử nghiệm urease (Salmonella)
- Chọn khuẩn lạc điển hình cấy vào ống nghiệm chứa 3ml môi trường RSUB,
lắc nhẹ, ủ ở 37oC trong 48 giờ.
- Xem kết quả: chuyển từ màu vàng cam sang đỏ tím (+)
+ Thử nghiệm Indol (Salmonella và E. coli)
- Cho 1ml mẫu (sau khi nuôi cấy) vào 10ml môi trường trypton water, ủ 37oC
trong 24 giờ, bổ sung 1ml xylen, lắc nhỏ 5 giọt thuốc thử kovac’c. Để yên theo dõi
sự tạo màu.
- Đọc kết quả: chuyển từ màu vàng sang màu đỏ (+)
+ Thử nghiệm MR-VP (Salmonella, B. cereus và E. Coli)
- Cho 1ml mẫu vào ống nghiệm chứa 10ml môi trường MR-VP, bổ sung 0,1ml
methyl đỏ, lắc.
- Đọc kết quả: có sự chuyển màu từ vàng/ cam sang màu đỏ (+)
+ Thử nghiệm LDC (Salmonella)
- Cho 1ml mẫu vào ống nghiệm chứa 5ml môi truừơng LDC, bổ sung 2 - 3 ml
dầu khoáng, ủ 37oC trong 24 – 48 giờ
- Đọc kết quả: môi trường đục, có màu tím (+), môi trường trong, màu vàng
(-).
+ Thử nghiệm Citrate (E. coli)
- Cấy 1ml mẫu vào ống thạch nghiên chứa môi trường Simon citrare agar, ủ ở
37oC trong 24 - 48 giờ.
- Đọc kết quả: có sự chuyển màu của môi trường từ xanh lục sang xanh dương
(+)
+ Thử nghiệm nitrare (B. cereus, C. perfringens )
- Cấy 1ml mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường Nitrate Broth lỏng, ủ 37oC,
trong 24 giờ. Acid hóa môi trường bằng HCl 1N, bổ sung 0,5ml dung dịch
sulphanilamide và N-napthylenediamine hydrochlo- -ride.
- Đọc kết quả: kết luận (+) khi môi trường xuất hiện màu hồng
+ Thử nghiệm tính di động (B. cereus và C. perfringens)
- Dùng que cấy khuẩn lạc chủng cần thử nghiệm vào ống nghiệm chứa môi
trường thạch mềm chứa 0,5% agar/KIA, ủ ở 37oC trong 18 -24 giờ.
- Đọc kết quả: thử nghiệm (+) khi vi sinh vật mọc lan khỏi đường cấy và làm
đục môi trường xung quanh
+ Thử nghiệm gelatin (C. perfringens)
- Cấy 2ml mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng chứa gelatin
nutrient, ủ ở 37oC trong 3 - 14 ngày.
- Thử nghiệm (+) khi môi trường bị tan chảy
+ Thử nghiệm khả năng lên men Glucose (B. cereus)
- Cấy 1ml mẫu vào ống nghiệm chứa môi trường phenol Red Glucose Broth, ủ
ở 37oC trong 18 - 24 giờ trong điều kiện kỵ khí
- Thử nghiệm (+) khi môi trường chuyển từ màu đỏ màu vàng
2.2.3.5. Xử lý kết quả:
Phương pháp nuôi cấy
Phương pháp PCR Số kết quả
dương tính
Số kết quả
âm tính
Số kết quả dương tính PA PD
Số kết quả âm tính ND NA
Độ chính xác tương đối (AC%)
ND PD NA PA
100)NA(PA
X
Độ khác biệt giữa hai phương pháp ( 2 ) PDND
PDND
21
Kết quả thu nhận được từ hai phương pháp sẽ được thống kê như sau:
PA (positive agreement): tổng số mẫu dương tính (PCR (+) và nuôi cấy (+))
NA (negative agreement): tổng số mẫu âm tính (PCR (-) và nuôi cấy (-))
PD (positive deviation): độ lệch dương (PCR (+), nuôi cấy (-))
ND (negative deviation): độ lệch âm (PCR (-), nuôi cấy (+))
Phương pháp PCR được xem là tương đương với phương pháp nuôi cấy khi
không có sự khác biệt về kết quả giữa hai phương pháp ( 2 < 3,84). Theo tiêu chuẩn
“AOAC international methods committee guidelines for validation for qualitative and
quantitative food microbiological official methods of analysis” [74].
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhóm thực
phẩm đường phố trên địa bàn TP. HCM
Trong quá trình kiểm nghiệm mẫu bằng phương pháp nuôi cấy, để kết luận
mẫu dương tính hay âm tính, mẫu sau khi tăng sinh và phân lập sẽ được tiến hành các
thử nghiệm sinh hóa đặc trưng cho từng vi khuẩn. Kết quả nuôi cấy và khẳng định
sinh hóa của các chủng vi sinh vật nghiên cứu được thể hiện ở Hình 3.1, Hình 3.2,
Hình 3.3, Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7, Hình 3.8, Hình 3.9 và Hình 3.10.
Hình 3.1. Khuẩn lạc Salmonella
LDC (+) KIA (+) VP (-) Indole (-) Urê (-)
(1): Đối chứng
(2): Thử nghiệm
Hình 3.2. Thử nghiệm sinh hóa khẳng định Salmonella
1 2 1 2
2
1 2 1 2
1
2
1
Hình 3.3. Khuẩn lạc E. coli
Methyl red (+) Indol (+) VP (-) Citrate (-)
(1): Đối chứng
(2): Thử nghiệm
Hình 3.4. Thử nghiệm sinh hóa khẳng định E. coli
Hình 3.5. Khuẩn lạc S. aureus
Hình 3.6. Thử nghiệm sinh hóa khẳng định S. aureus
Hình 3.7. Khuẩn lạc B. cereus
2
1
2
2
1
1 2 1
1
2 1
2 2
2
1
Di động (+) Nitrate (+) VP (+) Lên men (kỵ khí)
(1): Đối chứng Glucose
(2): Thử nghiệm
Hình 3.8. Thử nghiệm sinh hóa khẳng định B. cereus
Đông tụ sữa (+) Di động (-) Nitrate (+) Gelatin (+)
(1): Đối chứng
(2): Thử nghiệm
Hình 3.9. Thử nghiệm sinh hóa khẳng định C. perfringens
Hình 3.10. Khuẩn lạc C. perfringens
Để phân tích các chỉ tiêu vi sinh bằng kỹ thuật PCR, mỗi bộ kit PCR cho từng
chủng đều sử dụng những cặp mồi đặc hiệu cho từng vi sinh vật và cho ra tín hiệu
1 2 2 1 1 2
2
1
1
1
2
2
1 2
1 2
khuếch đại với những kích thước nhất định cho mỗi chủng. Kết quả được xem dưới
đèn UV tương ứng với những vạch khuếch đại đặc hiệu của từng vi sinh vật. Dựa trên
những tín hiệu khuếch đại này mà xác định được sự có mặt hay không của các chỉ
tiêu E. coli, Salmonella, B. cereus, S. aureus và C. perfringens trong mẫu phân tích.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh hiện diện trong các mẫu thực phẩm
đường phố được phân tích (sữa, kem và nước giải khát) bao gồm các vi khuẩn: E.
coli, Salmonella, B. cereus, S. aureus và C. perfringens bằng phương pháp PCR. Kết
quả của phản ứng PCR đối với các chủng trên được thể hiện ở Hình 3.11.
Hình 3.11. Kết quả phát hiện E. coli, Salmonella, B. cereus, S. aureus và C.
perfringens bằng kỹ thuật PCR
Giếng 1: thang 100bp
Giếng 2: vạch khuếch đại PCR của C. perfringens
Giếng 3: vạch khuếch đại PCR của E. coli
Giếng 4: vạch khuếch đại PCR của Salmonella
Giếng 5: vạch khuếch đại PCR của S. aureus
Giếng 6: vạch khuếch đại PCR của B. cereus
Giếng 7: kết quả mẫu PCR âm tính
3.1.1. Kết quả phân tích mẫu sữa
3.1.1.1. Kết quả phân tích nhóm mẫu sữa bằng hai phương pháp được thống kê
ở phần phụ lục.
3.1.1.2. Nhận xét về tình hình vệ sinh thực phẩm trên nhóm sữa
600bp
500bp
300bp
520bp
365bp
283bp
276bp
299bp
1 2 3 4 5 6
Trong 21 mẫu sữa kiểm tra bao gồm các loại: sữa đậu xanh, sữa chua, sữa đậu
nành, sữa đậu phộng, được phân tích theo phương pháp PCR và nuôi cấy. Kết quả
được ghi nhận theo Bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên nhóm sữa tại TP.
HCM theo phương pháp PCR và nuôi cấy
Salmonella E. coli S. aureus B. cereus
Chỉ tiêu thống kê
PCR NC PCR NC PCR NC PCR NC
Mẫu không đạt
(N = 21)
0 0 1 10 7 6 9 8
Tỉ lệ mẫu không đạt
(%)
0 0 47,62 47,62 33,33 28,57 42,86 38,1
NC: phương pháp nuôi cấy; PCR: phương pháp PCR
Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trong nhóm sữa trên địa bàn TP.
HCM bằng cả hai phương pháp được thể hiện trên Biểu đồ 3.1.
0 0
47.6247.62
33.33
28.57
42.86
38.1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Salmonella E. coli S. aureus B. cereus
PCR
NC
Biểu đồ 3.1. Tình hình nhiễm vi sinh vật trong nhóm sữa trên địa bàn TPHCM
Trong quá trình khảo sát lấy mẫu thực tế ở hầu hết các điểm bán sữa (sữa tươi,
sữa chua, sữa đậu xanh, sữa đậu nành) cho thấy tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm
đều không được đảm bảo:
- Sản phẩm sữa chứa trong những chai nhựa hoặc thủy tinh mà nắp đậy chỉ là một
mảnh nilong nhỏ được buộc bởi một sợi thun, hay cho vào những can nhựa lớn mà
nắp đậy chỉ là một mảnh nhựa, đôi khi chỉ là một mảnh giấy carton, nên các vi khuẩn
gây bệnh dễ nhiễm vào sản phẩm; khi bán hết những chai nhựa hoặc thủy tinh nhỏ thì
sản phẩm được lấy ra từ thùng nhựa lớn mà không cần vệ sinh dụng cụ, do vậy các vi
sinh vật gây bệnh có thể nhiễm từ tay người sang dụng cụ và sang người tiếp theo;
chưa kể đến tình trạng sản phẩm không đảm bảo chất lượng do còn thừa lại từ hôm
trước mà vẫn được đem bán, với dụng cụ không đảm bảo vệ sinh cùng sự biến đổi
chất lượng sữa là điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm và phát triển của các vi sinh vật
gây bệnh.
- Mặt khác trong khi tìm hiểu thực tế cũng cho thấy, một số nơi đã dùng nước máy
để làm sữa chua, sữa tươi (pha từ sữa đặc có đường đóng hộp) khuấy bằng tay, có thể
làm S. aureus từ tay người nhiễm sang sản phẩm, vi khuẩn này có nhiệt độ thích hợp
cho sự phát triển rất cao: từ 5 - 50oC, tối ưu ở 28 - 40oC, bào tử của chúng có thể chịu
được nhiệt độ trên 100oC và khả năng chịu nhiệt của S. aureus được gia tăng trong
các thực phẩm có dầu và hàm lượng chất béo cao như sữa, nên khi đun tiệt trùng có
thể chưa tiêu diệt hết. Chính vì vậy, các mẫu sữa rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này.
Trong thời gian lên men, sản phẩm được chứa trong một thau hoặc thùng nhựa không
được vệ sinh sạch và không có nắp đậy, để dưới sàn bằng xi măng đã lâu ngày ẩm
thấp, đây là điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm của các loại vi sinh vật gây bệnh.
- Hơn nữa, tại các tủ lạnh đựng các sản phẩm sữa còn chứa thêm các loại thực
phẩm tươi sống như: rau, cá tươi, thịt tươi, hoặc các loại thực phẩm khác nhằm tận
dụng không gian chứa và tiết kiệm chi phí. Như vậy dễ làm cho các vi sinh vật gây
bệnh trong thực phẩm tươi sống nhiễm sang các mẫu sữa. Vì vậy, kết quả khảo sát
trên các mẫu sữa tại một số quận trên địa bàn TP. HCM đã cho kết quả như sau:
* Kết quả kiểm tra theo phương pháp nuôi cấy
- Phân tích 21 mẫu sữa: số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là: 10 mẫu (E. coli),
6 mẫu (S. aureus), 8 mẫu (B. cereus), số mẫu không đạt chung là 11 mẫu chiếm tỷ lệ
52,4% và nhiễm chủ yếu là E. coli (47,62%).
* Kết quả kiểm tra theo phương pháp PCR
- Phân tích 21 mẫu sữa: số mẫu không đạt tiêu chuẩn là: 10 mẫu (E. coli), 7 mẫu
(S. aureus), 9 mẫu (B. cereus), số mẫu không đạt chung là 11 mẫu chiếm tỉ lệ 52,4%
và chủ yếu cũng do nhiễm E. coli (47,62%).
Như vậy, mẫu sữa không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do nhiễm E.
coli là chủ yếu chiếm 47,62% (cả phương pháp PCR và nuôi cấy), tiếp theo là do
nhiễm B. cereus (42,86%: PCR và 38,1%: nuôi cấy) và sau đó là do nhiễm S. aureus
(33,33%: PCR và 28,57%: nuôi cấy). Đây cũng là nguyên nhân của các vụ ngộ độc
thực phẩm tại các trường học trên địa bàn TP. HCM, chẳng hạn vụ ngộ độc thực
phẩm vào ngày 16/01/2006 tại 3 trường tiểu học Chu Văn An, Thanh Đa và Tầm Vu
quận Bình Thạnh, với 238 học sinh bị ngộ độc. Nguyên nhân được xác định là do
nhiễm E. coli và S. aureus trong sữa chua được cung cấp bởi cơ sở bánh Vinh Khoa
(P. An Bình, Q.2).
3.1.1.3. Nhận xét về tính tương đồng kết quả phân tích của 2 phương pháp
PCR và nuôi cấy trong mẫu sữa
Trong 21 mẫu sữa được kiểm tra theo phương pháp PCR và phương pháp nuôi
cấy, bao gồm các loại: sữa đậu xanh, sữa chua, sữa đậu nành và sữa đậu phộng. Tính
tương đồng về kết quả của phương pháp PCR so với phương pháp nuôi cấy được
thống kê, phân tích và tổng hợp ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra trên mẫu sữa tại TP. HCM bằng
phương pháp PCR và nuôi cấy
Salmonella E. coli S. aureus B. cereus
Chỉ tiêu thống kê
PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-)
NC (+) 0 0 9 1 5 1 8 0
NC (-) 0 21 1 10 2 13 1 12
Độ chính xác tương đối
(AC%)
100% 90,48% 85,71% 95,24%
Độ khác biệt giữa hai
phương pháp ( 2 ) 0 0,5 1,33 0
NC: phương pháp nuôi cấy; PCR: phương pháp PCR
Kết quả phân tích 21 mẫu sữa cho thấy tính tương đồng của phương pháp PCR
và nuôi cấy như sau:
a. Đối với chỉ tiêu Salmonella
Kết quả giữa phương pháp PCR và phương pháp truyền thống hoàn toàn khớp
nhau. Tỉ lệ tương đồng giữa hai phương pháp đạt 100%. Không có sự khác biệt giữa
hai phương pháp. Chứng tỏ độ tin cậy của phương pháp PCR và nuôi cấy là như nhau
.
b. Đối với chỉ tiêu E. coli
+ Kết quả tương đồng (+) của cả hai phương pháp: 9/21 mẫu, chiếm tỉ lệ
42,86%
+ Kết quả tương đồng (-): 10/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 47,62%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 1/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,76%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 1/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,76%
Như vậy, bộ kit E. coli cho kết quả tương đồng giữa hai phương pháp PCR và
NC là 90,48%, kết quả không tương đồng giữa PCR và NC là 9,52%. Độ khác biệt
giữa hai phương pháp là 0,5 nhỏ hơn 3,84. Chứng tỏ không có sự khác biệt về kết quả
giữa hai phương pháp PCR và nuôi cấy.
c. Đối với chỉ tiêu S. aureus
+ Kết quả tương đồng (+) của cả hai phương pháp: 5/21 mẫu, chiếm tỉ lệ
23,81%
+ Kết quả tương đồng (-): 13/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 61,9%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 2/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 9,52%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 1/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,76%
Bộ kit S. aureus cho kết quả tương đồng giữa hai phương pháp PCR và NC là
85,71%, kết quả không tương đồng PCR (+), nuôi cấy (-) là 14,29%. Nguyên nhân là
do số trường hợp PCR cho kết quả dương tính nhiều hơn so với nuôi cấy. Kết quả này
có thể giải thích là do độ nhạy của phương pháp PCR cao hơn so với phương pháp
nuôi cấy. Tuy nhiên, độ khác biệt giữa hai phương pháp là 1,33 vẫn nhỏ hơn 3,84.
Điều này khẳng định độ tin cậy về kết quả giữa hai phương pháp PCR và nuôi cấy là
tương đương nhau.
d. Đối với chỉ tiêu B. cereus
+ Kết quả tương đồng (+) của hai phương pháp: 8/21 mẫu, chiếm 38,1%
+ Kết quả tương đồng (-): 12/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 57,14%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 1/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,76%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 0/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 0%
Bộ kit B. cereus cho kết quả tương đồng giữa hai phương pháp PCR và NC là
95,24 %, kết quả không tương đồng PCR (+), NC (-) là 4,76%. Độ khác biệt giữa hai
phương pháp là 0 nhỏ hơn 3,84, chứng tỏ độ tin cậy về kết quả giữa hai phương pháp
PCR và nuôi cấy là tương đương nhau.
3.1.2. Kết quả phân tích nhóm mẫu nước giải khát
3.1.2.1. Kết quả phân tích mẫu nước giải khát (nước sâm, nước mía và nước
rau má) tại TP. HCM bằng phương pháp PCR và nuôi cấy được thống
kê ở phần phụ lục.
3.1.2.2. Nhận xét về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên nhóm nước giải
khát tại TP. HCM
Phân tích 26 mẫu nước giải khát (nước sâm, nước mía và nước rau má) theo
phương pháp PCR và nuôi cấy, kết quả được tổng hợp ở Bảng 3.3
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên nước giải khát tại TP.
HCM theo phương pháp PCR và nuôi cấy
E. coli S. aureus C. perfringens
Chỉ tiêu thống kê
PCR NC PCR NC PCR NC
Mẫu không đạt(N = 26) 17 19 0 0 6 5
Tỉ lệ mẫu không đạt (%) 65,38 73,1 0 0 23,08 19,23
NC: phương pháp nuôi cấy; PCR: phương pháp PCR
Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trong nhóm nước giải khát trên địa
bàn TP. HCM bằng cả hai phương pháp được thể hiện ở Biểu đồ 3.2
65.38
73.1
0 0
23.08
19.23
0
10
20
30
40
50
60
70
80
E. coli S. aureus C.perfringens
PCR
NC
Biểu đồ 3.2. Tình hình nhiễm vi sinh vật trên nước giải khát tại
địa bàn TP. HCM
* Kết quả kiểm tra 26 mẫu nước giải khát (nước sâm, nước mía và nước rau má) theo
phương pháp nuôi cấy
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn là: 19 mẫu nhiễm E. coli, 5 mẫu nhiễm C.
perfringens, số mẫu không đạt chung là 20 mẫu chiếm tỷ lệ 76,9% và nhiễm chủ yếu
là E. coli (73,1%).
* Kết quả kiểm tra 26 mẫu nước giải khát theo PCR
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn là: 17 mẫu nhiễm E. coli, 6 mẫu nhiễm
C.perfringens, số mẫu không đạt chung là 20 mẫu chiếm tỉ lệ 76,9% và chủ yếu
cũng do nhiễm E. coli (65,38%).
Như vậy mẫu nước giải khát không đạt tiêu chuẩn chủ yếu là do nhiễm E. coli
(73,1%: nuôi cấy, 65,38%: PCR), tiếp theo là nhiễm C. perfringens (23,08%: PCR,
19,23%: nuôi cấy).
Kết quả trên đã phản ánh rõ thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với nhóm nước giải khát (nước sâm, nước mía và nước rau má) trên địa bàn TP.
HCM hiện nay:
- Trong quá trình khảo sát lấy mẫu thực tế nước giải khát tại một số quận ở TP.
HCM đã cho thấy tình trạng dùng tay cho đá lạnh vào thùng chứa nước sâm; sử dụng
lại đá lạnh, ống hút và hiện tượng dùng ca múc nước sâm có khi nhúng cả tay vào
thùng nước sâm rất mất vệ sinh, đây là điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm của các vi
khuẩn gây bệnh vào nước sâm.
- Một số xe ép mía không được vệ sinh, bị gỉ sét, do còn dính lại nhiều đường
nên ruồi, nhặng bu bám vào rất nhiều. Ruồi, nhặng thường sống ở những nơi rất bẩn,
cơ thể chúng (nhất là chân) thường mang theo rất nhiều sinh vật gây bệnh. Mặt khác,
những cây mía đã bỏ vỏ không được bảo quản cẩn thận mà chỉ cho vào bao tải để
dưới sàn xi măng có khi để trên vỉa hè làm cho các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, S.
aureus, C. perfringens rơi vãi trong đất nhiễm vào dễ dàng.
- Trong khi tìm hiểu thực tế còn cho thấy, rau má mua về chỉ rửa sơ qua một
lần nước, thậm chí có lúc không rửa nên các vi sinh vật gây bệnh từ đất, phân bám
vào rau má vẫn còn, sử dụng nước máy để xay và không vệ sinh tay trước khi vắt bã.
Do vậy dễ dàng nhiễm các vi khuẩn E. coli, B. cereus, C. perfringens, Salmonella từ
đất và S. aureus từ tay người.
3.1.2.3. Nhận xét về tính tương đồng kết quả phân tích của 2 phương pháp
PCR và nuôi cấy
Trong 26 mẫu nước giải khát được kiểm tra bao gồm các loại: nước sâm, nước
mía và nước rau má. Tính tương đồng về kết quả của phương pháp PCR so với
phương pháp nuôi cấy truyền thống được thống kê, phân tích và tổng hợp ở Bảng 3.4
Bảng 3.4. Thống kê kết quả kiểm tra trên nhóm nước giải khát tại TP. HCM theo
phương pháp PCR và nuôi cấy
E. coli S. aureus C. perfringens Thống kê
PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-)
NC (+) 17 2 0 0 5 0
NC (-) 0 7 0 26 1 20
Độ chính xác tương
đối (AC%) 92,31% 100% 96,15%
Độ khác biệt giữa hai
phương pháp ( 2 ) 0.5 0 0
Qua bảng thống kê cho thấy:
a. Đối với chỉ tiêu S. aureus
Kết quả giữa phương pháp PCR và phương pháp truyền thống hoàn toàn khớp
với nhau. Tỉ lệ tương đồng giữa hai phương pháp đạt 100%.
b. Đối với chỉ tiêu E. coli
+ Kết quả tương đồng (+) của hai phương pháp: 17/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 65,38%
+ Kết quả tương đồng (-): 7/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 26,92%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 2/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 7,69%
Như vậy, bộ kit E. coli cho kết quả tương đồng giữa hai phương pháp PCR và
NC là 92,31%, kết quả không tương đồng giữa PCR và NC là 7,69%. Nhưng độ khác
biệt giữa hai phương pháp là 0,5 vẫn nhỏ hơn 3,84, chứng tỏ không có sự khác biệt về
kết quả giữa phương pháp PCR và nuôi cấy.
c. Đối với chỉ tiêu C. perfringens
+ Kết quả tương đồng (+) của hai phương pháp: 5/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 19,23%
+ Kết quả tương đồng (-): 20/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 76,92%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 1/26 mẫu, chiếm tỉ lệ 3,85%
Bộ kit C. perfringens cho kết quả tương đồng giữa hai phương pháp PCR và
NC là 96,15%, kết quả không tương đồng PCR (+) và NC (-) là 3,85%. Độ khác biệt
giữa hai phương pháp là 0 nhỏ hơn 3,84. Chứng tỏ độ tin cậy về kết quả giữa phương
pháp PCR và nuôi cấy là tương đương.
3.1.3. Kết quả phân tích nhóm mẫu kem
3.1.3.1. Thống kê kết quả phân tích bằng hai phương pháp
Phân tích 30 mẫu kem (kem ly, kem ký, kem tươi, kem chiên, kem marino và
kem cây) theo phương pháp PCR và nuôi cấy, kết quả được thống kê ở phần phụ lục.
3.1.3.2. Nhận xét về tình hình vệ sinh thực phẩm trên nhóm kem
Trong khi lấy mẫu và khảo sát thực tế tại các điểm bán kem trên địa bàn một số
quận của TP. HCM đã ghi nhận:
- Dùng nước máy để pha chế các nguyên liệu, sử dụng dụng cụ đã cũ, không
sạch sẽ và dùng tay để trộn các nguyên liệu rất mất vệ sinh.
- Tủ đựng kem còn chứa các thực phẩm tươi sống khác như: rau, thịt, cá, hải
sản,… nên các vi sinh vật gây bệnh từ các loại thực phẩm này dễ dàng nhiễm sang
kem. Chính vì vậy mà qua khảo sát sự nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong mẫu kem tại
TP. HCM cho kết quả như sau:
Kết quả đánh giá tình hình nhiễm vi sinh vật trong 30 mẫu kem trên địa bàn
TP. HCM theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế được ghi nhận ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên nhóm kem tại TP.
HCM theo phương pháp PCR và nuôi cấy
Salmonella E. coli S. aureus C. perfingens
Thống kê
PCR NC PCR NC PCR NC PCR NC
Số mẫu không đạt
(N = 30)
0 0 25 21 7 9 0 0
Tỉ lệ mẫu không
đạt (%) 0 0 83,33 70 23,33 30 0 0
NC: phương pháp nuôi cấy; PCR: phương pháp PCR
Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên nhóm kem tại TP. HCM bằng cả
hai phương pháp được thể hiện ở Biểu đồ 3.3
65.38
73.1
0 0
23.08
19.23
0
10
20
30
40
50
60
70
80
E. coli S. aureus C.perfringens
PCR
NC
Biểu đồ 3.3. Tình hình nhiễm vi sinh vật trên nhóm kem tại TP. HCM
* Kết quả kiểm tra 30 mẫu kem theo phương pháp nuôi cấy
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn là: 21 mẫu nhiễm E. coli chiếm 70%, 9 mẫu nhiễm S.
aureus chiếm 30%, số mẫu không đạt chung là 20 mẫu chiếm tỷ lệ 70% và nhiễm chủ
yếu là E. coli (70% ), sau đó là do S. aureus (30%).
* Kết quả kiểm tra 30 mẫu kem theo phương pháp PCR
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn là: 25 mẫu nhiễm E. coli chiếm 83,33%, 7 mẫu
nhiễm S. aureus chiếm 23,33%, số mẫu không đạt chung là 20 mẫu chiếm tỉ lệ 70%
và chủ yếu cũng do nhiễm E. coli (83,33%), sau đó là do nhiễm S. aureus (23,33%).
Như vậy, mẫu kem không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do nhiễm
E. coli là chủ yếu (PCR: 83,33%, nuôi cấy: 70%), sau đó là do nhiễm S. aureus
(PCR: 23,33%, nuôi cấy: 30%).
Như vậy tỉ lệ nhiễm vi sinh vật trên mẫu kem rất cao, cao nhất trong ba nhóm
mẫu được khảo sát, trong đó hiện diện nhiều nhất là E. coli, kế tiếp là do S. aureus,
điều này cho thấy tình trạng không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, bảo quản và
sử dụng sản phẩm rất phổ biến. Do vậy, cần đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với các loại thực phẩm là điều cần thiết và cấp bách hiện nay.
3.1.3.3. Nhận xét về tính tương đồng về kết quả phân tích giữa phương pháp
PCR và nuôi cấy
Kết quả kiểm tra 30 mẫu kem theo phương pháp PCR và nuôi cấy. Tính tương
đồng của hai phương pháp được thể hiện ở Bảng 3.6
Bảng 3.6. Thống kê kết quả kiểm tra trên nhóm kem tại TP. HCM
theo phương pháp PCR và nuôi cấy
Salmonella E. coli S. aureus C. perfringensKý hiệu mẫu
PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-)
NC (+) 0 0 21 0 7 2 0 0
NC (-) 0 30 4 5 0 21 0 30
Độ chính xác tương
đối (AC%) 100% 86,67% 93,33% 100%
Độ khác biệt giữa
hai phương pháp
( 2 )
0 2,25 0,5 0
Qua bảng thống kê cho thấy tính tương đồng của phương pháp PCR so vớiu
phương pháp nuôi cấy như sau:
a. Đối với chỉ tiêu Salmonella và C. perfringens
Độ tương đồng giữa hai phương pháp là 100%, cả hai phương pháp đều không
pháp hiện Salmonella và C. perfringens trong các mẫu kem.
b. Đối với chỉ tiêu E. coli
+ Kết quả tương đồng (+) của hai phương pháp: 21/30 mẫu, chiếm 70%
+ Kết quả tương đồng (-): 5/30 mẫu, chiếm tỉ lệ 16,67%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 4/30 mẫu, chiếm tỉ lệ 13,33%
Như vậy, bộ kit PCR phát hiện E. coli cho kết quả tương đồng giữa hai phương
pháp PCR và NC là 86,67%, kết quả không tương đồng giữa là 13,33%. Nhưng độ
khác biệt giữa hai phương pháp là 2,25 vẫn nhỏ hơn 3,84. Chứng tỏ không có sự khác
biệt về kết quả phân tích giữa phương pháp PCR và nuôi cấy.
c. Đối với chỉ tiêu S. aureus
+ Kết quả tương đồng (+): 7/30 mẫu, chiếm tỉ lệ 23,33%
+ Kết quả tương đồng (-): 21/30 mẫu, chiếm tỉ lệ 70%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 2/30 mẫu, chiếm tỉ lệ 6,67%
Như vậy, bộ kit PCR phát hiện S. aureus cho kết quả tương đồng giữa hai
phương pháp PCR và NC là 93,33%, kết quả không tương đồng giữa PCR và NC là
6,67%. Tuy nhiên, độ khác biệt giữa hai phương pháp là 0,5 nhỏ hơn 3,84, chứng tỏ
không có sự khác biệt về kết quả giữa phương pháp PCR và nuôi cấy.
Từ các kết quả phân tích trên đã khẳng định: các quy trình, bộ kit PCR phát
hiện E. coli, S. aureus, Salmonella, B. cereus và C. perfringens hiện diện trong thực
phẩm đều cho kết quả tương đương với phương pháp nuôi cấy truyền thống. Vì vậy,
có thể áp dụng quy trình và các bộ kit này để phát hiện sự có mặt của các vi sinh vật
trên trong các mẫu thực phẩm.
3.2. Kết luận chung
3.2.1. Mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm đường phố trên
địa bàn TP. HCM
Chúng tôi đã tiến hành thu thập và kiểm tra tổng cộng 77 mẫu, bao gồm: 21
mẫu sữa (sữa đậu xanh: 6 mẫu, sữa đậu nành: 5 mẫu, sữa chua: 5 mẫu và sữa tươi: 5
mẫu); 26 mẫu nước giải khát (nước sâm: 8 mẫu, nước mía: 8 mẫu và nước rau má: 10
mẫu) và 30 mẫu kem (kem tươi: 10 mẫu, kem ký: 6 mẫu, kem ly: 4 mẫu, kem cây: 8
mẫu, 1 mẫu kem Marino và 1 mẫu kem chiên) tại các địa điểm: Quận 3 (chợ Bùi
Phát, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Võ Văn Tần và đường Cách Mạng
Tháng Tám); Quận 5 (đường Nguyễn Biểu, đường Hồng Bàng, đường Trần Bình
Trọng và đường Nguyễn Văn Cừ); Quận 8 (chợ Rạch Ông, đường Nguyễn Biểu,
đường Nguyễn Thị Tần, đường Phạm Thế Hiển, đường Dạ Nam và đường Âu Dương
Lân); Quận 10 (đường Nguyễn Tri Phương, đường 3 tháng 2, đường Lê Hồng Phong
và đường Sư Vạn Hạnh) và Quận Tân Bình (đường Cách Mạng Tháng Tám, đường
Bàu Cát và đường Bình Giã). Qua kết quả kiểm tra cho thấy tình hình nhiễm các loại
vi sinh vật gây bệnh trên nhóm thực phẩm đường phố tại địa bàn TP. HCM như sau:
3.2.1.1. Đối với nhóm sữa
Tiến hành thu và phân tích 21 mẫu sữa, kết quả phân tích theo phương pháp
nuôi cấy và PCR cho thấy tình hình nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nhóm sữa
chiếm tỉ lệ 52,4% so với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mẫu sữa của
Bộ Y tế (867/QĐ-BYT, 04/1998). Trong đó tỉ lệ nhiễm cao nhất là E. coli (47,62%),
sau đó là nhiễm B. cereus (40,48%) và cuối cùng là do nhiễm S. aureus (30,95%),
không phát hiện sự hiện diện của Salmonella.
3.2.1.2. Đối với nhóm nước giải khát
Phân tích 26 mẫu nước giải khát theo hai phương pháp, kết quả cho thấy tình
hình nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nhóm thực phẩm này chiếm 76,9% so với chỉ
tiêu cho phép của Bộ Y tế (867/QĐ-BYT, 04/1998), trong đó nhiễm cao nhất vẫn là
E. coli (69,24%), sau đó là do nhiễm C. perfringens (21,16%), trong nhóm này không
phát hiện sự hiện diện của S. aureus.
3.2.1.3. Đối với nhóm kem
Phân tích 30 mẫu kem, kết quả của hai phương pháp cho thấy, số mẫu không
đạt so với chỉ tiêu cho phép của Bộ Y tế (867/QĐ-BYT, 04/1998) chiếm tỷ lệ 70% ,
trong đó, tỉ lệ nhiễm cao nhất vẫn là E. coli (76,67% ), tiếp đó tới S. aureus (26,67%),
ở nhóm này không phát hiện sự hiện diện của Samonella và C. perfringens.
Như vậy qua khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật gây bệnh trên nhóm thực
phẩm đường phố tại địa bàn TP. HCM cho thấy tình hình nhiễm vi sinh trong nhóm
thực phẩm này rất cao so với quy định của Bộ Y tế. Chính vì thế cần phải có những
giải pháp để khắc phục hiện trạng này, nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân
và sự phát triển bền vững của đất nước.
3.2.2. Nhận xét chung về độ chính xác tương đối của phương pháp PCR so
với phương pháp nuôi cấy
Kết quả khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong ba nhóm thực
phẩm đường phố là sữa, nước giải khát và kem trên địa bàn TP. HCM đều cho thấy
tính tương đồng của phương pháp PCR so với phương pháp nuôi cấy là tương đương
nhau.
Tính tương đồng về kết quả giữa phương pháp PCR và nuôi cấy được thống
kê, phân tích và tổng hợp theo Bảng 3.7 và Bảng 3.8.
Bảng 3.7. Tính tương đồng của phương pháp PCR so với phương
pháp nuôi cấy đối với chỉ tiêu Salmonella, E. coli, S. aureus
Salmonella E. coli S. aureus Chỉ tiêu
PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-) PCR(+) PCR(-)
NC (+) 0/51 0/51 48/77 3/77 12/77 3/77
NC (-) 0/51 51/51 4/77 22/77 2/77 60/77
Độ chính xác tương đối AC%) 100 90,91 93,51
Độ khác biệt giữa hai phương
pháp ( 2 ) 0 0 0
Bảng 3.8. Tính tương đồng của phương pháp PCR so với phương pháp nuôi
cấy đối với chỉ tiêu B. cereus C. perfringens
B. cereus C. perfringens
Chỉ tiêu PCR(+) PCR (-) PCR(+) PCR (-)
NC (+) 8/21 0/21 5/56 0/56
NC (-) 1/21 12/21 1/56 50/56
Độ chính xác tương đối (AC%) 95,24 98,21
Độ khác biệt giữa hai
phương pháp ( 2 ) 0 0
Kết quả phân tích tính tương đồng cuả phương pháp PCR và nuôi cấy ở Bảng
3.7 và Bảng 3.8 cho thấy:
a. Trường hợp các chỉ tiêu Salmonella
Bộ kit PCR phát hiện Salmonella trong thực phẩm cho kết quả tương đồng
giữa phương pháp PCR và nuôi cấy là 100%. Độ chính xác tương đối đạt 100%. Độ
khác biệt giữa hai phương pháp là 0. Chứng tỏ độ tin cậy về kết quả giữa phương
pháp PCR và phương pháp nuôi cấy trong phân tích này là tương đương nhau.
b. Trường hợp các chỉ tiêu E. coli
+ Kết quả tương đồng (+) của cả hai phương pháp: 48/77 mẫu, chiếm tỉ lệ
62,34%
+ Kết quả tương đồng (-): 22/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 28,57%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-): 4/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 5,19%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+): 3/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 3,90%.
Bộ kit PCR phát hiện E. coli trong thực phẩm cho kết quả tương đồng giữa
phương pháp PCR và nuôi cấy là 90,91%, kết quả không tương đồng giữa hai phương
pháp là 9,09%. Độ khác biệt giữa hai phương pháp là 0. Chứng tỏ độ tin cậy về kết
quả giữa phương pháp PCR và nuôi cấy là tương đương.
c. Trường hợp các chỉ tiêu S. aureus
+ Kết quả tương đồng (+) của cả hai phương pháp: 12/77 mẫu, chiếm tỉ lệ
15,58%
+ Kết quả tương đồng (-) : 60/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 77,92%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-) : 2/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 2,60%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+) : 3/77 mẫu, chiếm tỉ lệ 3,89%
Bộ kit PCR phát hiện S. aureus trong thực phẩm cho kết quả tương đồng giữa
hai phương pháp PCR và nuôi cấy là 93,51%, kết quả không tương đồng giữa hai
phương pháp là 6,49%. Không có sự khác biệt giữa hai phương pháp. Chứng tỏ độ
tin cậy về kết quả giữa phương pháp PCR và nuôi cấy là tương đương.
d. Trường hợp các chỉ tiêu B. cereus
+ Kết quả tương đồng (+) : 8/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 38,1%
+ Kết quả tương đồng (-) : 12/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 57,14%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-) : 1/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,76%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+) : 0/21 mẫu, chiếm tỉ lệ 0%
Bộ kit PCR phát hiện B. cereus trong thực phẩm cho kết quả tương đồng giữa
hai phương pháp PCR và nuôi cấy là 95,24 %, kết quả không tương đồng giữa hai
phương pháp là 4,76%. Độ khác biệt giữa hai phương pháp là 0. Chứng tỏ độ tin cậy
về kết quả giữa hai phương pháp PCR và nuôi cấy là như nhau.
e. Trường hợp các chỉ tiêu C. perfringens
+ Kết quả tương đồng (+) của cả hai phương pháp: 5/56 mẫu, chiếm tỉ lệ
8,93%
+ Kết quả tương đồng (-) : 50/56 mẫu, chiếm tỉ lệ 89,29%
+ Kết quả PCR (+) và NC (-) : 1/56 mẫu, chiếm tỉ lệ 1,78%
+ Kết quả PCR (-) và NC (+) : 0/65 mẫu, chiếm tỉ lệ 0%
Bộ kit PCR phát hiện C. perfringens trong thực phẩm cho kết quả tương đồng
giữa hai phương pháp PCR và nuôi cấy là 98,21%, kết quả không tương đồng giữa
hai phương pháp là 1,78%. Độ khác biệt giữa hai phương pháp là 0. Chứng tỏ độ tin
cậy về kết quả giữa hai phương pháp PCR và nuôi cấy là tương đương.
Từ các kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh ở trên, có thể khẳng định: quy
trình và các bộ kit PCR phát hiện sự hiện diện của Salmonella, E. coli, S. aureus, B.
cereus và C. perfringens trong thực phẩm là đáng tin cậy và tương đương với phương
pháp nuôi cấy truyền thống.
3.2.3. Nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp PCR so với
phương pháp nuôi cấy truyền thống
3.2.3.1. Ưu điểm
- Các kết quả phân tích giữa phương pháp PCR và phương pháp nuôi cấy
truyền thống trên các chỉ tiêu vi sinh: E. coli, Salmonella, S. aureus, B.cereus và C.
perfringens đều cho thấy kết quả của phương pháp PCR là tương đương với phương
pháp nuôi cấy. Trong đó có một số trường hợp sai khác như sau:
+ Trong nhóm sữa
Ở chỉ tiêu S. aureus, kết quả phân tích theo phương pháp PCR có 7/21 mẫu (+),
kết quả phân tích theo phương pháp nuôi cấy có 6/21 mẫu (+). Chỉ tiêu B. cereus, kết
quả theo phương pháp PCR có 9/21 mẫu (+), theo phương pháp nuôi cấy có 8/21 mẫu
(+). Các chỉ tiêu khác đều như nhau.
+ Trong nhóm nước giải khát
Ở chỉ tiêu E. coli, kết quả phân tích theo phương pháp PCR có 17/26 mẫu (+),
kết quả theo phương pháp nuôi cấy có 19/26 mẫu (+).
Chỉ tiêu C. perfringens, kết quả theo PCR có 6/26 mẫu (+), theo nuôi cấy có 5/26
mẫu (+). Các chỉ tiêu khác thì tương đương.
+ Trong nhóm kem
Ở chỉ tiêu E. coli, kết quả phân tích theo phương pháp PCR có 25/30 mẫu (+),
kết quả theo phương pháp nuôi cấy có 21/30 mẫu (+). Chỉ tiêu S. aureus, kết quả theo
phương pháp PCR có 7/30 mẫu (+), theo nuôi cấy có 9/30 mẫu (+). Các chỉ tiêu còn
lại như nhau.
Mặc dù có một vài sai khác về kết quả khi phân tích chỉ tiêu vi sinh trong các
mẫu thực phẩm trên, nhưng độ khác biệt giữa hai phương pháp trong tất cả các
trường hợp đều nhỏ hơn 3,84. Chứng tỏ, hai phương pháp này có độ tin cậy như
nhau. Mặc khác, trong một số trường hợp phương pháp PCR tỏ ra có độ nhạy cao hơn
phương pháp nuôi cấy truyền thống và đây cũng là ưu điểm của phương pháp PCR
đối với mục đích xét nghiệm nhanh truy tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
hiện nay ở nước ta.
- Ngoài ra, phương pháp PCR còn có ưu điểm là cho kết quả nhanh, trong vòng
24 giờ đối với tất cả các vi sinh vật cần xét nghiệm. Vì thế, phương pháp PCR giúp
tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc nhanh hơn so với phương pháp nuôi cấy. Đây là
điểm vượt trội của phương pháp PCR so với phương pháp nuôi cấy trong việc xác
định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
- Hơn nữa, phương pháp PCR có thể xét nghiệm dễ dàng hầu hết các vi sinh
vật gây ngộ độc thực phẩm trong cùng một thời gian, cùng một nguyên tắc và cùng
một thiết bị, do đó ít tốn nhiều nhân lực, thời gian khi tiến hành xét nghiệm.
- Hiện nay, Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử Trường ĐHKHTN, ĐHQG TP.
HCM, đã và đang cung cấp các bộ kit xét nghiệm này cho các cơ quan, xí nghiệp có
nhu cầu với giá khoảng 30.000 VND [51].
3.2.3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, phương pháp PCR cũng có một số hạn chế là giá thành bộ kit phân
tích ở các chỉ tiêu E. coli, S. aureus, B. cereus và C. perfringens vẫn còn cao hơn so
với phương pháp truyền thống. Nhưng, giá thành của các bộ kit này vẫn còn thấp hơn
nhiều lần so với các bộ kit cùng chủng loại được nhập từ nước ngoài mà vẫn đảm bảo
ưu điểm về thời gian cũng như tính chích xác về kết quả của bộ kit. Mặc khác,
phương pháp PCR đòi hỏi phải có các trang thiết bị hiện đại như máy PCR, máy ly
tâm, máy vortex, hệ thống điện di và máy xem kết quả điện di thì mới có thể tiến
hành kỹ thuật PCR.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Với các kết quả thực nghiệm thu được đã trình bày ở phần trên, chúng tôi có
một số kết luận như sau:
- Kết quả ứng dụng quy trình, bộ kit PCR phát hiện E. coli, Salmonella, S.
aureus, B. cereus và C. perfringens trong thực phẩm để kiểm tra tình hình an toàn vệ
sinh thực phẩm trên nhóm thực phẩm đường phố tại TP. HCM cho thấy đa số các
thực phẩm thuộc nhóm sữa, kem và nước giải khát trên địa bàn TP. HCM đều có chỉ
tiêu vi sinh cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế đối với nhóm thực phẩm
này. Cụ thể là:
+ Đối với nhóm sữa (sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa tươi và sữa chua), tỉ lệ
nhiễm các vi sinh vật gây bệnh cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế
(04/1998) là 52,4%, trong đó hiện diện nhiều nhất là E. coli (chiếm 47,62%), sau đó
là nhiễm B. cereus (chiếm 42,86%) và cuối cùng do nhiễm S. aureus (chiếm 33,33%).
+ Đối với nhóm nước giải khát (nước sâm, nước mía và nước rau má) có tỉ lệ
nhiễm vi sinh cao hơn so với chỉ tiêu cho phép của Bộ Y tế là 76,9%, trong đó nhiễm
chủ yếu cũng là E. coli (chiếm 73,1%), sau đó là do sự hiện diện của C. perfringens
(chiếm 23,08%).
+ Đối với nhóm kem (kem tươi, kem ký, kem ly, kem cây, kem Marino và kem
chiên), tình hình nhiễm vi sinh vật cao hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 70%,
đứng đầu là do nhiễm E. coli (chiếm 83,33%), sau đó là do nhiễm S. aureus (chiếm
30%).
- Từ các kết quả về tính tương đồng và độ tin cậy giữa phương pháp PCR và
phương pháp nuôi cấy như ở trên, có thể kết luận rằng: kết quả phân tích của quy
trình, bộ kit PCR phát hiện E. coli, Salmonella, S. aureus, B. cereus và C. perfringens
bằng phương pháp PCR là hoàn toàn tương đương với phương pháp nuôi cấy. Kết
quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh hiện diện trong thực phẩm bằng phương pháp PCR
là đáng tin cậy.
- Ưu điểm của phương pháp PCR so với phương pháp nuôi cấy là độ nhạy và độ
đặc hiệu cao, có thể phát hiện sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh ở mức 1 -
10CFU/25g mẫu thực phẩm. Thời gian cho kết quả nhanh, trong vòng 24 giờ, ngắn
hơn rất nhiều so với phương pháp nuôi cấy (từ 3 - 7 ngày). Hơn nữa, các thao tác cuả
kỹ thuật PCR đơn giản, dễ thực hiện và có thể xét nghiệm hầu hết các vi sinh vật
trong cùng một thời gian và thiết bị. Với những ưu điểm này, phương pháp PCR có
thể thay thế phương pháp nuôi cấy truyền thống và phổ biến rộng rãi hơn nữa trong
việc xét nghiệm sự hiện diện của các vi sinh vật gây ngộ độc trong thực phẩm. Tuy
nhiên, phương pháp PCR cũng có nhược điểm là giá thành còn cao và đòi hỏi các
trang thiết bị hiện đại.
4.2. Đề nghị
- Cần ứng dụng quy trình, bộ kit PCR xét nghiệm các vi sinh vật gây bệnh
trong thực phẩm ở nhiều lĩnh vực trong việc giám sát tình hình an toàn vệ sinh thực
phẩm trong nước và xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp PCR để khảo sát sự nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong
nhiều nhóm thực phẩm khác thuộc thức ăn đường phố tại nhiều địa phương trong cả
nước, nhằm đưa ra kết luận chung về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố
ở nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Thị Thu Thuận, Phạm Văn Sổ (1975), Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm (Theo TCVN và
867/1998/QĐ - BYT).
3. Lê Đình Hùng (1998), Đại cương về phương pháp kiểm tra vi sinh vật thực phẩm,
Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực III, TP. HCM.
4. Lê Huy Chính (2005), Cẩm nang vi sinh vật y học, Nhà xuất bảm Y học, TP.
HCM
5. Lương Đức Phẩm (2000), Vi sinh vật và an toàn vi sinh thực phẩm, Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Lương Đức Phẩm và một số tác giả (1980), Vi sinh vật trong lương thực, thực
phẩm, tạp chí lương thực, thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Chúc, Lê Văn Việt Mẫn (2001), Thực tập vi sinh vật
học thực phẩm, Trường Đại học Kỹ Thuật TP. HCM.
8. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, TP. HCM
9. Trần Thị Nhài (2005), Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn trong thịt tươi
sống trên thị trường Hà Nội, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
10. Adams abd M.O.Moss (2001), Food Microbiology, published by the Royal
society of chemistry, 60 - 81.
11. C. Schultsz et. Al (1994), Detection of enterotoxigenic Escherichia coli in stool
samples by using nonradioactively labeled oligonucleotide DNA probes and
PCR, J Clin Microbiol. 32 (10), 2392 – 2397.
12. Collins, Lyne (1995), Microbiological Methods. 7th ed. Butterworth.
13. Cynthia W. Brasher, Angelo Depaola, Daniel D. Jones, Asim K. Bej (1998),
Detection of Microbial Pathogens in Shellfish with Multiplex PCR, Curren
Microbiology, 37 (2), 101 – 108.
14. E. Augustynowicz, A. Gzyl and J. Slusarczyk. Detection of enterotoxigenic
Clostridium perfringens with a duplex PCR. J. Med. Microbiol. Patrick. Vol.
54.
15. George A. Wistreich (1997), Microbiology Laboratory Fundamentals and
Applications, Prentice-Hall, Inc., USA
16. Hau-Yang Tsen et. Al. (2002), Bacillus cereus group strains, their hemolysin
activity and their detection in foods using a 16S RNA ang hemolysin gene-
targeted multiplex polymerase chain reaction system, Journal of Food
Protection, 63 (11), 1496 – 1502.
17. James M.Jay (1996), Modern food and microbiology.
18. James P. Nataro, James B. Kaper (1998), Diarrheagenic Escherichia coli,
Clinical Microbiology Reviews, 11 (1), 142 – 201.
19. Microbiological analysis. FAO food and nutrient paper. Rome.
20. Patrick Fach and Michel R. Popoff (1997), Detection of enterotoxigenic
Clostridium perfringens in food and fecal samples with a duplex PCR and
the slide latex agglutination test. Applied and Enviromental Microbiology
Journal. Vol. 63. No. 11.
21. W. Andrews (1992), Manual of food quality control 4 Rev. 1. Microbiological
analysis. FAO food and nutrient paper. Rome.
22. Wijnands LM., Dufrenne JB., Leusden FM (2002), Characterization of Bacillus
cereus, 2509 – 12002.
23. William C., Frcezier and Denmis C.Westhoff. Food Mcrobiology, Mc Graw- Hill
Book Company,.
24. Ziemer CJ,Steadham SR (2003), Evaluation of the specifity of Salmonella PCR
primers using intestinal bacterial species, Lett Appl Microbiol. 37 (6), 463 –
469.
Từ Internet
25. vne.xpress.net/Vietnam/suc_khoe/2001/06/3B9B1E63/13K.
26. www.biotechvn.com.vn/
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39. poisoning
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46. www.kcom.edu/faculty/chamberlain/website/lectures/lecture/G14.htm
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56. B cereus FAR.pdf
57. www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=222&cat=1909&ID=33
79 - 49k
58. www19.dantri.com.vn/suckhoe/2006/7/127935.vip - 88k
59.
D=2
60.
61.
62.
63.
64. www.moh.gov.vn/tainanthuongtich/details.asp?CatMainID=2&Cat_ID=7&NewsI
D=781 - 44k
65. www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/07/26/FoodSafetyBelowStandards_TMi/ -
24k
66.
67.
68.
6
69.
nelID=46
70.
71.
72.
73.
D=2079
74.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ KIỂM MẪU THEO PHƯƠNG PHÁP PCR VÀ NUÔI
CẤY
1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU SỮA
Salmonella E. coli S. aureus B. cereus Địa điểm thu
mẫu
Tên
mẫu PCR NC PCR NC PCR NC PCR NC
SX3 KPH < 3 KPH KPH KPH
SC3 KPH < 3 KPH KPH KPH Quận 3
Chợ Bùi
Phát
ST3 KPH ≥ 3 3,0.102 4 KPH
SX5 KPH ≥ 3 2,0.103 KPH 2,4.102
SN5 KPH < 3 KPH KPH 7
SX5 KPH < 3 KPH 1,2.102 1,5.102
SC5 KPH < 3 KPH 4 4
Quận
5
Đường
Nguyễn
Biểu
ST5 KPH ≥ 3 2,7.103 KPH KPH
SX8 KPH < 3 1,0.101 4 KPH
SN8 KPH < 3 KPH 2,6.102 KPH
SC8 KPH < 3 KPH KPH KPH
Quận
8
Chợ
Rạch
Ông
ST8 KPH ≥ 3 1,2.101 KPH KPH
SX10 KPH ≥ 3 2,0.105 KPH 4,3.101
SN10 KPH ≥ 3 2,8.101 KPH 1,5.101
SN10 KPH ≥ 3 1,3.101 KPH 9
SC10 KPH < 3 KPH KPH KPH
Quận
10
Chợ
Nguyễn
Tri
Phương
ST10 KPH ≥ 3 8,0.101 KPH KPH
SXTB KPH ≥ 3 KPH KPH KPH
SNTB KPH < 3 KPH 3,5.102 KPH
SCTB KPH < 3 KPH KPH KPH
Quận
Tân
Bình
Đường
Cách
Mạng
Tháng
Tám STTB KPH ≥ 3 4,5.104 KPH 4
SX: sữa đậu xanh; SN: sữa đậu nành; SC: sữa chua; ST: sữa tươi ; KPH:
không phát hiện
2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC GIẢI KHÁT
E. coli S. aureus C.perfringens Địa điểm thu mẫu Tên mẫu Ký hiệu mẫu PCR NC PCR NC PCR NC
Nước
sâm H11 KPH KPH KPH
Nước mía H12 9 KPH KPH
Nước rau
má H13 KPH KPH 2,3.10
1
Nước rau
má H14 KPH KPH KPH
Quận 5 Đường Hồng
Bàng
Nước
sâm H15 KPH KPH KPH
Nước mía H16 1,1.102 KPH KPH
Nước rau
má H17 3 KPH KPH
Nước rau
má H18 KPH KPH KPH
Nước
sâm H19 9 KPH 2
Nước
sâm H20 3 KPH KPH
Nước mía H21 4 KPH KPH
Quận 8
Đường
Nguyễn
Biểu –
Nguyễn
Thị Tần
Nước mía H22 9,3.101 KPH KPH
Nước rau
má H25 9,3.10
1 KPH KPH Quận
10
Đường
3/2 Nước rau
má H26 4 KPH KPH
Nước
sâm H27 3,2.10
3 KPH KPH
Nước
sâm H28 1,1.10
2 KPH KPH
Nước mía H29 3,0.102 KPH KPH
Nước mía H30 9,3.101 KPH KPH
Nước rau
má H31 9,3.10
1 KPH 8,0.102
Quận 3
Đường
Nguyễn
Thị
Minh
Khai –
Võ Văn
Tần
Nước rau
má H32 6,0.10
4 KPH KPH
Nước
sâm H33 1,0.10
3 KPH KPH
Nước
sâm H34 (+) 9,3.10
1 KPH KPH
Nước rau
má H35 KPH KPH 2,0.10
2
Nước rau
má H36 15 KPH 6,0.10
1
Nước mía H37 KPH KPH KPH
Quận
Tân
Bình
Đường
Cách
Mạng
Tháng
Tám
Nước mía H38 1,5.103 KPH KPH
3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU KEM
Salmonella E. coli S. aureus C.perfringensĐịa điểm thu mẫu Tên mẫu
Ký
hiệu PCR NC PCR NC PCR NC PCR NC
Kem
tươi H75 KPH 9 KPH KPH
Kem
tươi H76 KPH 1,0.10
1 < 10 2,3.101 KPH
Kem ký H77 KPH 2,0.101 ≥ 10 2,3.101 KPH
Kem ký H78 KPH 2,0.103 ≥ 10 2,3.101 KPH
Kem
cây H79 KPH 4,0.10
1 < 10 2,3.101 KPH
Quận
3
Đường
Cách
mạng
tháng tám
Kem
cây H80 KPH 2,0.10
2 ≥ 10 2,3.101 KPH
Đường
Trần Bình
Trọng
Kem
tươi H81 KPH 1,0.101 KPH KPH
Kem
cây H82 KPH KPH KPH KPH
Quận
5
Đường
Trần Tuấn
Khải Kem cây H83 KPH 6,3.10
2 KPH KPH
Kem
tươi H84 KPH 2,0.10
1 KPH KPH
Kem
tươi H85 KPH 3,0.10
1 KPH KPH
Đường
Nguyễn
Văn Cừ Kem
tươi H86 KPH 9 KPH KPH
Kem
cây H87 KPH KPH KPH 10 KPH
Kem ký H88 KPH 7,0.101 ≥ 10 2,3.101 KPH
Đường
Phạm Thế
Hiển Kem
cây H89 KPH 1,7.10
2 ≥ 10 2,3.101 KPH
Kem
Marino H90 KPH KPH KPH KPH Đường Dạ Nam Kem ký H91 KPH KPH KPH KPH
Quận
8
Đường
Âu
Dương
Lân
Kem
tươi H92 KPH 2,0.101 KPH < 10 KPH
Kem ly H93 KPH 4,2.102 KPH KPH Kem Baby
Lê Hồng
Phong
Kem ly H94 KPH 5.103 ≥ 10 9,3.101 < 10 KPH
Tin A - Sư
Vạn Hạnh
Kem ly H95 KPH KPH KPH < 10 KPH
Đường
Sư Vạn
Hạnh
Kem ly
H96 KPH KPH KPH KPH
Sư Vạn
Hạnh
Kem
chiên H97 KPH KPH KPH KPH
Quận
10
Đường
3/2
Kem
tươi H98 KPH KPH KPH KPH
Kem
tươi H99 KPH 1,0.10
1 KPH KPH Đường
Bàu Cát Kem
tưoi H100 KPH 2,0.10
1 ≥ 10 9,3.101 KPH
Kem
cây H101 KPH 4,0.10
1 KPH KPH Đường
Bình Giã Kem
cây H102 KPH 1,3.10
2 KPH KPH
Kem ký H103 KPH 1,0.103 KPH KPH
Quận
Tân
Bình
Cách
Mạng
Tháng
Tám
Kem ký
H104 KPH KPH <10 KPH KPH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89764LVSHVSV005.pdf