Đề tài:
ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Nghiên cứu điển hình : SÔNG THỊ VẢI
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.1. Những nét chung về sông Thị Vải . 1
I.2. Những vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải . 4
I.3. Vấn đề nghiên cứu . 8
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1. Giới thiệu các phương pháp đánh giá giá trị môi trường . 13
II.2. Phương pháp chi phí thay thế áp dụng cho nghiên cứu 18
II.3. Qui trình thực hiện một nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường . .
CHƯƠNG III – THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
III.1. Phương pháp đánh giá đề nghị cho nghiên cứu . 22
III.2. Phương pháp khảo sát - Lựa chọn đám đông và mẫu 36
III.3. Thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn thử 38
CHƯƠNG IV – PHÂN TÍCH KINH TẾ
IV.1. Nhận xét kết quả khảo sát định tính . 46
IV.2. Kết quả phân tích định lượng . 46
CHƯƠNG V – CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
V.1. Lợi ích các doanh nghiệp hưởng được và những tác hại các doanh nghiệp
gây ra cho môi trường sông Thị Vải 51
V.2. Những vấn đề chính sách rút ra từ nghiên cứu . 51
KẾT LUẬN . 54
TÀI LI ỆU THAM KHẢO . 56
PHỤ LỤC
Tóm tắt kết quả nghiên cứu :
Đề tài đã vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và đã ứng dụng được lý thuyết kinh tế môi trường để lượng hoá thiệt hại của các doanh nghiệp khi không thể sử dụng vận tải thủy qua sông Thị Vải.
Từ đó, tạo cơ sở cho các giải pháp chính sách để bảo vệ môi trường sông để phục vụ cho phát triển công nghiệp trong lưu vực sông Thị Vải. Các giải pháp chính sách đề nghị mang tính khả thi do dựa trên cơ sở phân tích lợi ích và chi phí của các đối tượng bị ảnh hưởng hay bị chi phối liên quan đến sự ô nhiễm của dòng sông.
Tác giả cũng đề nghị việc thành lập một tổ chức thực hiện việc thu lệ phí đường sông để làm tạo kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp chính sách liên quan đến việc bảo vệ môi trường sông cho sự phát triển công nghiệp, đây là một điểm mới của đề tài.
Đề tài mang tính điển hình, phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng để ước lượng giá trị vận tải thủy cho các dòng sông khác, và cũng là cơ sở để xác định toàn bộ giá trị kinh tế của một dòng sông nói chung cho các quyết định chính sách liên quan đến môi trường và kinh tế.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ước lượng giá trị kinh tế vận tải thủy ( Nghiên cứu điển hình: sông Thị Vải), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nas Vietnam 180000 6,28 1130400
3 Công ty TNHH Surint Omya (Vietnam) 22500 7,00 157500
4 Công ty TNHH thép bê tông Nhật Kiều 318000 5,50 1749000
5
Chi nhánh Công Ty cổ phần thương mại và sản
xuất Đại Phát 13000 6,28 81640
6 Công ty TNHH Công Nghiệp Rock Team 18000 5,50 99000
7 Công ty TNHH AK Vina 37000 7,00 259000
8 Nhà máy Super Phosphat 98000 5,50 539000
9 Công ty gốm sứ Toàn Quốc 127000 5,50 698500
10 Công ty TNHH nhựa và hoá chất TPC 95000 6,28 596600
11 Công ty TNHH EXXON - MOBIL Vietnam 122000 6,28 766160
12 Công ty TNHH U.I.C Việt Nam 21500 7,00 150500
13 Công ty gốm sứ Taicera - 5,50 -
14 Công ty phân bón Việt Nhật 158000 5,50 869000
15 Công ty Shell Việt Nam TNHH 185780 5,50 1021790
16 Công ty thương mại kỹ thuật dầu khí Petec - 7,00 -
17
Công ty cổ phần dầu khí Vũng Tàu – Kho cảng
xăng dầu Cái Mép. 65000 7,00 455000
18
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu mỏ- Nhà máy chế biến condensate - 7,00 -
19 Công ty TNHH INTERFLOUR Việtnam 57000 5,50 313500
20 Công ty TNHH nhựa và hoá chất Phú Mỹ - 7,00 -
21
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
khí (PV Gas) 74000 6,28 464720
22 Công ty TNHH AGS - 6,28 -
23
Công ty cổ phần hoá dầu Vạn An - Kho chứa
dầu khí Vạn An 43000 7,00 301000
24 Công ty khoáng sản quốc tế Việt Mỹ - 5,50 -
25
Công ty cổ phần HảI Việt - Xưởng tinh chế hải
sản - 5,50 -
26 Công ty TNHH SCT GAS Việt Nam 45600 7,00 319200
27 Công ty TNHH xay xát lúa mì Việt Nam 135400 5,50 744700
28
Tổng Công Ty Xây Dựng Việt Nam
VINACONEX - Trạm nghiền xi măng Cẩm
Phả. - 5,50 -
29 Doanh nghiệp tư nhân Liêm Chính - Nhà máy kéo cán thép 85000 5,50 467500
30
Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Ánh
Minh - Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Bà
Rịa
- 5,50
-
31 Công ty cổ phần giấy Sài Gòn - Nhà máy giấy Mỹ Xuân 18500 5,50
101750
32 Công ty TNHH Pak Việt Nam - 5,50 -
33
Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Bàn Tay
Mẹ - 5,50 -
34 Công ty TNHH Gas Việt - Nhật 12300 7,00 86100
35 Công ty thép không rỉ Qian Ding 16800 5,50 92400
36 Công ty gốm sứ Mỹ Xuân - 5,50 -
37
DNTN sản xuất thương mại và dịch vụ Đồng
Tiến – Nhà máy thép Đồng Tiến - 5,50 -
38 Công ty thép Vina Kyoei 184000 5,50 1012000
39 Tổng Công ty thép miền Nam 245000 5,50 1347500
40 Công ty thép tấm Phú Mỹ - 5,50 -
41 Công ty liên doanh BACONCO - 5,50 -
42
Công ty TNHH chế biến bột mì Mê-Kông –
Mekong Flour Mills 74000 5,50 407000
43 Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí - 7,00 -
44 Công ty TNHH YARA Việt Nam. - 5,50 -
45 Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí 82000 5,50 451000
46 Công ty thép Bluescope 94000 5,50 517000
47
Công ty liên doanh Holcim Việt Nam – Nhà
máy nghiền Clinker - 5,50 -
Tổng (USD) 15.436.460
V.1. Lợi ích các doanh nghiệp hưởng được và những tác hại các
doanh nghiệp gây ra cho môi trường sông Thị Vải :
Các doanh nghiệp đang sử dụng vận tải thủy qua sông Thị Vải trong hoạt động
sản xuất kinh doanh là những đối tượng đang hưởng lợi từ nguồn tài nguyên
môi trường thông qua:
- Lợi ích thu được từ vận tải đường thủy qua sông Thị Vải là gần 7 USD / tấn
sản phẩm đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoá chất lỏng hay dầu khí ,
và gần 5,5 USD / tấn đối với các doanh nghiệp khác.
- Hoạt động vận tải thủy cũng gây tác hại đáng kể đến sự ô nhiễm của dòng
sông, thể hiện qua các chỉ số dầu khoáng và hàm lượng nhiên liệu nguồn
gốc hydro-carbon có trong nước vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
(theo báo cáo của Sở KH-CN-MT Đồng Nai : “Ngoài hàm lượng dầu
khóang là khá cao trong tất cả các mẫu và đều vượt chuẩn cho phép của dầu
khóang trong nước mặt. Nguyên nhân do toàn bộ đoạn sông là đường giao
thông thủy cho tàu bè ra vào các cảng và nhà máy nằm dọc bờ sông (Cảng
Gò Dầu A & B; Phú Mỹ; Cái Mép; Cảng nhà máy Vedan; Holcim; Thép
Phú Mỹ …)”).
- Ngoài ra, theo kết quả điều tra, đa số các doanh nghiệp còn sử dụng dòng
sông như là môi trường để tiếp nhận và phân hủy chất thải do các hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp tạo ra. Các loại chất thải này không chỉ làm
ảnh hưởng đến chức năng vận tải thủy của dòng sông mà còn gây ảnh
hưởng đến nguồn lợi thủy sản trên sông, đến ngành nuôi trồng thủy sản hai
bên bờ sông và giá trị đa dạng hóa sinh học rừng ngập mặn trong khu vực
.v.v..mà không thuộc phạm vi của nghiên cứu này.
V.2. Những vấn đề chính sách rút ra từ nghiên cứu :
Trước thực trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông Thị Vải và những ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động công nghiệp hai bên bờ sông, các giải pháp chính
sách để “cứu” dòng sông là rất cấp thiết, phải hiện thực và có tính khả thi cao.
Dựa vào kết quả nghiên cứu nêu trên, một số giải pháp được đề nghị để bảo vệ
môi trường sông Thị Vải như sau :
a) Đối với các doanh nghiệp có sử dụng vận tải thủy trong hoạt động sản
xuất kinh doanh :
Nhà nước cần phải áp dụng một loại phí “lệ phí đường sông”, tương tự như
các loại phí cầu đường trong vận tải đường bộ. Phí này dùng để cải thiện và
bảo vệ môi trường sông để đảm bảo chức năng vận tải thủy, và cũng là đảm
bảo lợi ích cho các doanh nghiệp.
Mức “lệ phí đường sông” có thể xác định dựa trên cơ sở tính toán mức
chênh lệch đơn phí sản xuất Y đã ước lượng ở trên và áp dụng cho các
ngành sản xuất khác nhau, cụ thể là ngành hoá chất lỏng & dầu khí và các
ngành sản xuất khác.
Tổng “lệ phí đường sông” được xác định đựa vào mức “lệ phí đường sông”
và tải trọng theo mớn nước của tàu (DWT) cho mỗi lần tàu ra vào dòng
sông.
b) Đối với các Ban Quản Lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp có phát
thải vào dòng sông :
Phần lớn các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước tải đạt yêu cầu
trước khi phát thải vào sông Thị Vải. Phần lớn các doanh nghiệp hiện hữu
không có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, nước thải sản xuất được xả
vào đường cống của khu công nghiệp, từ đó thải trực tiếp vào dòng sông
hoặc qua hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp.
Vì vậy, Ban Quản Lý các khu công nghiệp cần phải đầu tư hệ thống xử lý
nước thải trung tâm, đảm bảo đủ công suất cho tất cả các doanh nghiệp hoạt
động và sự phát triển của các khu công nghiệp trong tương lai.
Thông qua các Ban Quản Lý khu công nghiệp, nhà nước cần áp dụng một
loại phí hay thuế phát thải dựa vào số lượng và mức độ ô nhiễm của chất
thải từ nhà máy xả vào đường cống nước thải của khu công nghiệp, đồng
thời với việc áp đặt giới hạn số lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải.
Điều này sẽ bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho
nhà máy và cải tiến công nghệ sản xuất, và góp phần vào việc cải thiện môi
trường sông.
Nguồn kinh phí từ phí hay thuế phát thải thu được từ các doanh nghiệp sẽ
bù đắp cho kinh phí đầu tư cho đầu tư hệ thống xử lý nước thải trung tâm
của các khu công nghiệp, và không ngừng cải tiến công nghệ xử lý nước
thải để đạt kết quả tốt hơn.
c) Sử dụng các nguồn kinh phí thu được :
Cần thiết phải thành lập một tổ chức bảo vệ môi trường sông trực thuộc Bộ
Tài Nguyên Môi Trường, có nhiệm vụ thu “lệ phí đường sông”; kiểm tra
phát thải vào dòng sông ; và phối hợp với Bộ Tài Nguyên – Môi Trường
nghiên cứu công nghệ áp dụng để cải thiện môi trường sông.
Kinh phí cho hoạt động của tổ chức này là nguồn thu từ “lệ phí đường
sông”.
d) Phê duyệt và sàng lọc các dự án đầu tư :
- Thống nhất các qui định về môi trường và bảo vệ môi trường đối với các
dự án đầu tư trên phạm vi cả nước, do bộ Khoa học – Công nghệ - Môi
trường qui định, và là cơ quan thực hiện đánh giá tác động môi trường
(EIA) cho các dự án đầu tư, và phải được thanh tra độc lập.
- Cấm các địa phương qui định dễ dãi về môi trường như là một yếu tố cạnh
tranh để thu hút đầu tư.
- Thực hiện sàng lọc, lựa chọn các dựa án đầu tư, lệ phí đường sông được
coi như là chi phí cơ hội khi phải chấp nhận các dự án làm ô nhiễm dòng
sông.
e) Xử lý vi phạm :
Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng dòng sông (Vedan; các
nhà máy thép ...) mà công luận đã lên tiếng . Nếu không có giải pháp cải
thiện thì phải xem tổng chi phí thiệt hại do không thể vận tải thủy qua dòng
sông như là chi phí đánh đổi khi ta chấp nhận các doanh nghiệp ô nhiễm
này. Từ đó, có cơ sở về chi phí - lợi ích cho quyết định có nên chấp nhập sự
tồn tại của các doanh nghiệp này hay không.
KẾT LUẬN :
Kết quả của phát triển kinh tế hiện nay được xác định bằng các chỉ tiêu tăng
trưởng, bằng doanh thu, lợi nhuận, bằng các khoản thuế đóng góp vào
ngân sách nhà nước.
Nhưng trên thực tế, các kết quả thể hiện dưới các hình thức nêu trên chưa
phản ảnh “lợi ích ròng” do sự phát triển kinh tế hiện nay đang đi kèm với
sự suy thoái về môi trường nói chung, và các thiệt hại về môi trường chưa
được phản ánh như là chi phí trong quá trình phát triển.
Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông Thị Vải không chỉ gây tác hại
nhiều mặt về môi trường mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp hai bên bờ sông.
Việc các hãng tàu từ chối vận tải vào sông Thị Vải do mức độ ô nhiễm cao
của dòng sông làm hư hỏng vỏ tàu và chân vịt là một thách thức lớn về chi
phí đối với các doanh nghiệp đang sử dụng vận tải thủy qua dòng sông
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhằm hổ trợ cho các giải pháp chính sách, nghiên cứu này đã áp dụng
phương pháp chi phí thay thế để ước lượng giá trị vận tải thủy của dòng
sông.
Kết quả hồi qui trên mô hình hai biến giả đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
như sau :
a) Chênh lệch đơn phí sản xuất cho khi sử dụng vận tải đường bộ sẽ là :
o 7 USD / Tấn : Khi sử dụng vận tải bằng xe bồn chuyên dùng.
o 5,5 USD / Tấn : Khi sử dụng vận tải bằng xe tải thông thường.
o 6,28 USD / Tấn : Khi sử dụng vận tải hổn hợp.
b) Chênh lệch đơn phí sản xuất khi sử dụng vận tải đường bộ thay thế giữa
các ngành sản dầu khí ; hoá chất lỏng vời các ngành sản xuất khác từ
0,72 USD / Tấn đến 1,5 USD / Tấn.
c) Các giải pháp chính sách cần thiết để bảo vệ môi trường sông cho sự
phát triển công nghiệp trong khu vực :
Dựa vào ước lượng giá trị vận tải nêu trên để quyết định mức lệ phí
đường sông và thuế phát thải để tạo động lực cho các doanh nghiệp cải
tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, tạo nguồn
kinh phí để hổ trợ dân nghèo bị ảnh hưởng do ô nhiễm và để cho các
hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường sông.
Đối tượng của nghiên cứu và cũng là đối tượng chịu chi phối của kết quả
nghiên cứu là các doanh nghiệp có sử dụng vận tải thủy trong hoạt động
sản xuất kinh doanh và có phát thải ra dòng sông.
Hạn chế của nghiên cứu :
Ô nhiễm của dòng sông là do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và
hoạt động vận tải thủy gây nên, những ảnh hưởng của ô nhiễm không chỉ
gây thiệt hại cho vận tải thủy mà còn gây nhiều tác hại khác. Vì vậy, chênh
lệch đơn phí sản xuất Y chỉ là một yếu tố để làm cơ sở cho việc xác định
mức “lệ phí đường sông” mà thôi. Để xác định mức lệ phí đường sông đầy
đủ thì cần phải có những nghiên cứu tương tự cho những mặt thiệt hại khác
do ô nhiễm của dòng sông, ví dụ : Những thiệt hại về nguồn lợi thủy sản
trên sông; thiệt hại của nông nghiệp và nghề nuôi trồng thủy sản trong khu
vực; thiệt hại của ngành du lịch trong khu vực; thiệt hại về đa dạng hoá sinh
học của vùng rừng ngập mặn; thiệt hại về môi sinh của dân cư trong khu
vực...
Đánh giá đầy đủ các thiệt hại về môi trường giúp tạo cơ sở về chi phí - lợi
ích cho những quyết định trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế,
giúp cho phát triển kinh tế đạt hiệu quả và tạo nguồn kinh phí cho bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, đánh giá giá trị toàn bộ của một yếu tố môi trường
là rất phức tạp, do liên quan đến nhiều mặt xã hội và liên quan đến nhiều
ngành khoa học khác nhau, và có những giá trị không thể thể hiện bằng
tiền.
Nghiên cứu này mang tính học thuật, khẳng định một số yếu tố giá trị môi
trường liên quan đến hoạt động công nghiệp và phát triển kinh tế là có thể
đánh giá được. Dù chưa thể hiện giá trị toàn bộ của dòng sông Thị Vải,
nhưng cũng có thể làm cơ sở tham khảo cho những quyết sách trong ngắn
hạn, và cũng là cơ sở cho những đánh giá các mặt thiệt hại khác để có được
một ước lượng cho tổng thiệt hại do ô nhiễm của dòng sông, làm cơ sở cho
những quyết định chính sách trong dài hạn.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO :
- David Pearce and Ece Ozdemiroglu at al, (2002) : Economic Valuation with
Stated Preference Technique – Summary Guide published by Department for
Transport, Local Government and the Region – Publication Sales Center ;
Printed in Great Britain.
- Phạm Khánh Nam (2006) : Phương pháp đánh giá giá trị môi trường – Kinh
tế môi trường, bài giảng 7, khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ
Chí Minh.
- Phùng Thanh Bình (2006) : Đánh giá giá trị môi trường – Kinh tế môi trường,
bài giảng 4, khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.
- Nhà xuất bản bản đồ (4-2007) - Bản Đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long (2007) -
Số ĐKXB : 15-2007/CXB/145-492/BaĐ.
- Website của tỉnh Đồng Nai, , truy xuất trong
thời gian từ tháng 3-2008 đến tháng 6-2008.
- Website sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai
i_truong, truy xuất trong thời gian từ tháng 3-2008 đến tháng 6-2008.
- Website của Ban Quản Lý các khu công nghiệp Đồng Nai,
truy xuất trong thới gian từ tháng 3-2008 đến
tháng 6-2008.
- Website của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ,
,truy xuất trong thời gian từ tháng 3 – 2008 đến tháng 6-2008.
- Website của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ,
truy xuất trong thời gian từ tháng 3-2008
đến tháng 6-2008.
- Web của Sở Khoa Học – Công Nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
truy cập trong thời gian từ tháng 3-2008
đến tháng 6-2008.
- Bộ môn toán kinh tế - Đại học kinh tế Tp. HCM (2006) : Giáo trình kinh tế
lượng – Nhà xuất bản Tp. HCM .
- Techniques for environmental economic valuation – Web link
truy xuất trong thời gian từ tháng 3-
2008 đến tháng 8-2008.
- Environment / Evaluation Method – Ricoh Global,
truy xuất từ tháng
3-2008 đến tháng 6-2008
- Environmental Economics – Environmental Valuation,
truy xuất từ
tháng 3-2008 đến tháng 8-2008
- Techniques for Environmental Economic Valuation,
ronmental_economic_valuation.pdf, truy xuất ngày 10 tháng 4 -2008
Phụ lục I - Tiêu chuẩn nước mặt – TCVN 5942 –1995 :
1 Phạm vi áp dụng.
1.1 Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các
chất ô nhiễm trong nước mặt.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước
mặt.
2 Giá trị giới hạn.
2.1 Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép trong nước
mặt nêu trong bảng.
2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số và nồng
độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.
Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mặt
Giá trị giới hạn TT
1
Thông số
PH
Đơn vị
- A
6 đến 8,5
B
5,5 đến 9
2 BOD5 (200C) mg/l < 4 < 25
3 COD mg/l < 10 < 35
4 Oxy hoà tan mg/l >= 6 >= 2
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80
6 Asen mg/l 0,05 0,1
7 Bari mg/l 1 4
8 Cadimi mg/l 0,01 0,02
9 Chì mg/l 0,05 0,1
10 Crom (VI) mg/l 0,05 0,05
11 Crom (III) mg/l 0,1 1
12 Đồng mg/l 0,1 1
13 Kẽm mg/l 1 2
14 Mangan mg/l 0,1 0,8
15 Niken mg/l 0,1 1
16 Sắt mg/l 1 2
17 Thuỷ ngân mg/l 0,001 0,002
18 Thiếc mg/l 1 2
19 Amoniac ( tính theo N) mg/l 0,05 1
20 Florua mg/l 1 1,5
21 Nitrat ( tính theo N) mg/l 10 15
22 Nitrit ( tính theo N) mg/l 0,01 0,05
23 Xianua mg/l 0,01 0,05
24 Phenola (tổng số) mg/l 0,001 0,02
25 Dầu, mỡ mg/l không 0,3
26 Chất tẩy rửa mg/l 0,5 0,5
27 Coliform MPN/100 ml 5000 10 000
28 Tổng hoá chất bảo vệ thực
vật (trừ DDT)
mg/l 0,15 0,15
29 DDT mg/l 0,01 0,01
30 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
31 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
Chú thích:
- Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (
nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
-Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho
nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng.
Phụ lục II - Báo cáo của Tokyo – Marine :
Báo Đồng Nai - Các hãng tàu từ chối vào sông Thị Vải :
Nước sông Thị Vải ô nhiễm:
Nhiều tàu thuyền không muốn vào cảng Gò Dầu B (23:01 06/06/2008)
(ĐN)- Hơn tháng nay, nhiều tàu thuyền vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Gò Dầu B
(huyện Long Thành) đã từ chối vận chuyển nguyên liệu cho các nhà máy ở KCN Gò
Dầu B vì e ngại nước sông Thị Vải quá ô nhiễm, sẽ gây hư hỏng vỏ tàu (do bị ăn
mòn). Tình trạng này gây khó khăn không ít về nguyên liệu sản xuất cho nhiều công
ty như: Exon, TPC, Mobil, Shell... Trong đó, nặng nề nhất là Công ty phân bón Việt
– Nhật đã thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu. Một số công ty có giao dịch vận
chuyển hàng hóa từ cảng này cho biết sẵn sàng bỏ tiền để khảo sát tình trạng ô
nhiễm sông Thị Vải, làm cơ sở thuyết phục các công ty vận tải biển tiếp tục giao
nguyên liệu tại các cảng thuộc cảng Gò Dầu B như trước đây.
Phương Liễu
Phụ lục III - Phản ánh của công luận :
Đồng Nai: Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải từ KCN Gò
Dầu – Vedan
Công an nhân dân, ngày 13/07/2007
Lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Gò Dầu – Vedan và 4.152m3/ngày nước thải nhiệt của Công ty VeDan đã
và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải.
Hiện nay, Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan có 21 dự án đăng ký, trong đó có 20
dự án đã đi vào hoạt động. Trong khu công nghiệp này luôn tồn tại một khối lượng
nguyên liệu có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, độc hại. Ngoài ra, ở đây
còn có 10 cảng biển và cảng sông (gồm 8 cảng chuyên dùng, 2 cảng tổng hợp) cho
tàu có trọng tải từ 2.000-5.000 tấn, mỗi tháng 30-40 lượt tàu ra vào cảng.
Đặc biệt, các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại chủ yếu được vận chuyển qua
cảng và hệ thống đường ống dẫn từ cầu cảng vào đến bồn chứa trong các doanh
nghiệp, lượng hàng hóa bốc dỡ hàng năm qua hệ thống cảng của Khu công nghiệp
Gò Dầu - VeDan rất lớn từ 450.000-500.000 tấn. Nhưng điều đáng báo động là
lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp và nước thải nhiệt của
Công ty VeDan là 4.152m3/ngày đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước sông Thị Vải.
Qua kiểm tra 24 mẫu nước thải ra sông Thị Vải đã qua xử lý của 7 doanh nghiệp
thì tất cả 24 mẫu nước đều không đạt tiêu chuẩn theo quy định (TCVN 5945-1995.
Loại B). Các thông số đều vượt quá quy định, như: SS tỉ lệ khoáng 29,2%, BOD5:
12%, COD: 28,5%, Coliform 45%, dầu khoáng: 100%.
Đó là chưa tính tới khí thải cũng vi phạm nghiêm trọng TCVN 5939,5940-1995,
cụ thể: CO tới 50%, NOX: 33,3%, SO2: 33,3% và bụi: 100%. Trong 15 doanh
nghiệp (chưa tính Công ty VeDan) chỉ có 1 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng
ký xử lý chất thải, có thực hiện giám sát về môi trường.
Riêng Công ty VeDan, từ tháng 10/1994 đến tháng 3/1995, các hộ nuôi tôm, ngư
dân thuộc các xã: Long Thọ, Phước An (huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai), xã
Phước Thái (huyện Long Thành - Đồng Nai), xã Mỹ Xuân (huyện Tân Thành - Bà
Rịa - Vũng Tàu) gửi đơn đến Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành, thông tấn báo
chí… phản ánh sông Thị Vải bị ô nhiễm làm chết tôm cá thiệt hại trị giá 21 tỷ
384,7 triệu đồng. Sau đó, Công ty Ve Dan đồng ý đền bù cho nhân dân các huyện
Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) 2 tỷ 702 triệu đồng, huyện Tân Thành 6 tỷ 960,5 triệu
đồng, huyện Nhơn Trạch trên 7 tỷ 233,2 triệu đồng và huyện Long Thành 4 tỷ
453 triệu đồng.
Hiện tại các cơ quan chức năng về quản lý môi trường ở Đồng Nai và Trung ương
đã đưa Công ty Ve Dan vào danh sách sổ đen về ô nhiễm môi trường cần phải
được xử lý triệt để. Nguồn nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đến mức báo động từ
lâu, nhưng các cơ quan chức năng ở tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có biện pháp xử lý.
Có chăng là chỉ mới đóng cửa được một phân xưởng sản xuất axít của Nhà máy
Super lân Long Thành (doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty Phân bón miền
Nam) mà thôi.
Thu Thảo
Dư luận xã hội với vấn đề môi trường
Hiện trạng ô nhiễm nước sông Thị Vải do hoạt động công nghiệp
Ngày 12-2-1998 tại Hà Nội Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức
hội thảo khoa học về hiện trạng nước sông Thị Vải dưới sự chủ tọa của Thứ
trưởng Phạm Khôi Nguyên. Tham dự Hội thảo có hơn 40 đại biểu đại diện cho các
nhà khoa học (sinh học, hoá học, thuỷ văn học, luật học, cơ học, môi trường...) và
các nhà quản lý (địa phương, Trung ương các Bộ, Ngành) có liên quan tới sử dụng
tài nguyên nước sông Thị Vải và hiện trạng phát triển công nghiệp trong khu vực.
Hội thảo đã nghe trình bày tóm tắt 3 đề tài nghiên cứu do Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường chủ trì và một đề tài nghiên cứu do Sở Khoa học, Công nghệ
và Môi trường Đồng Nai chủ trì. Kết quả của các đề tài nghiên cứu này đã xác
nhận, so với những năm 1990-1992 chất lượng nước sông Thị Vải đã có dấu hiệu
bị ô nhiễm rõ rệt do các hoạt động công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở lưu
vực. Đã có thời điểm đo được giá trị DO<1, tương ứng với trạng thái gây ngạt và
làm chết thuỷ sinh vật. Tại một số khu vực đã xuất hiện các vi sinh vật chỉ thị ô
nhiễm hữu cơ. Đặc biệt số liệu đo đạc, phân tích quanh khu công nghiệp Gò Dầu
đã cho thấy đây là khu vực ô nhiễm nặng nề nhất, phù hợp với bằng chứng tảo lam
nở hoa, trùng bánh xe phát triển dầy đặc, các loài nhuyễn thể không tồn tại trên
nền đáy.
Các đại biểu đã phát triển nhiều ý kiến về nguyên nhân gây ô nhiễm và biện pháp
khôi phục lại chất lượng nước sông Thị Vải nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái
trong khu vực. Hội thảo đã nhất nhất trí kết luận:
1. Hiện nay, sông Thị Vải đã bị ô nhiễm, đặc biệt tại đoạn sông chảy qua khu
công nghiệp Gò Dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên toàn sông, hàm
lượng ô xy hoà tan (DO) đã giảm xuống giá trị gây chết hệ thuỷ sinh, thể
hiện rõ nét qua màu đen của nước, sự xuất hiện bùng nổ các loài tảo chỉ thị
ô nhiễm hữu cơ, và giảm sút số lượng và chất lượng các loài cá, động vật
đáy. Một số vị trí đã có biểu hiện nhiễm độc nước do hàm lượng H2S cao.
2. Hầu như tất cả các cơ sở công nghiệp hoạt động dọc trên sông Thị Vải đều
thải nước thải sản xuất chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn môi trường
quy định, đặc biệt là nước thải chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, cao vượt gấp
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
3. Đề nghị tổ chức thanh tra về bảo vệ môi trường tất cả các cơ sở không
nghiêm chỉnh tuân thủ các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
4. Có giải pháp nghiên cứu hoàn chỉnh, điều chỉnh quy hoạch phát triển công
nghiệp toàn vùng, đặc biệt là Khu công nghiệp Gò Dầu và các Khu công
nghiệp Nhơn Trạch là những khu Công nghiệp đã triển khai hoạt động và
đang dự kiến phát triển thành những khu công nghiệp có tiềm năng gây ô
nhiễm lớn tại một khu vực nhạy cảm có khả năng tự làm sạch kém.
5. Sớm ban hành tiêu chuẩn thải (kể cả tiêu chuẩn về tải lượng thải) cho các
cơ sở công nghiệp hoạt động tại khu vực sông Thị Vải.
Lê Hoàng Lan - Cục Môi trường
Nước sông Thị Vải ô nhiễm: Cá chết, người khóc
16:06' 22/12/2005 (GMT+7)
Trong mấy ngày qua, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm ở đùng ven sông Thị Vải,
trên địa bàn xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đang
điêu đứng vì cá của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ. Cá không bán
được phải cho người khác làm phân, phải đốt. Nhiều người khẳng định hiện
tượng cá chết như vậy là do nguồn nước của sông Thị Vải ngày càng ô nhiễm
nặng...
Sau một đêm vài tấn cá thành...nước!
Đó là tình cảnh của đùng rộng 30ha của các ông Ngô Văn Lượng, Phạm Văn
Lạng, Vũ Văn Quý và Vũ Văn Mộng. Tối ngày 13-12, vì nước triều lên ông
Lượng mở cống cho nước từ sông Thị Vải vào đùng của mình. Sáng sớm ngày 14-
12, ông Lượng phát hiện cá trong đùng ông chết hàng loạt. Vợ chồng ông Lượng
cùng những người đồng sở hữu đùng vớt sơ sơ được khoảng… 1 tấn cá chết.
Cá bán không ai mua, cho không ai ăn, vợ chồng ông Lượng đành phải cho người
họ hàng để làm phân. Ngoài 1 tấn cá chết vớt được theo ước tính của ông Lượng
thì còn khoảng 2 tấn không vớt trong đùng. Cá chết dạt vào bờ, ông Lượng phải
vớt lên trên bờ để đốt hoặc hốt đổ ra sông để đùng khỏi hôi thối. Sau ngày 14-12
đó, cá trong đùng của ông Lượng còn tiếp tục rả rích "rụng" dần như lá mùa thu.
Chiều ngày 19-12, sau gần 1 tuần xảy ra hiện tượng cá chết, chúng tôi có mặt tại
đùng ông Lượng. Men dọc theo bờ đùng, chúng tôi không khỏi xót mắt, xót lòng
tiếc thay cho ông Lượng và những người đồng sở hữu. Mặc dù đã nhiều ngày
nhưng xác cá chết vẫn còn nhan nhãn nằm dọc mép nước nằm lẫn với lá vàng và
rác. Nếu quan sát kỹ thì thấy rất rõ xác cá nhiều hơn lá vàng và rác. Có con còn
đang phân rữa, có số bị phân huỷ hết chỉ còn xương trắng. Cá lớn, cá nhỏ; cá
chẻm, cá tráp, cá đối… đều có cả.
Vợ ông Lượng xót xa: "Chưa bao giờ, chúng tôi gặp cảnh này. Cá chết cứ từng bè,
từng bè nổi trên nước mà toàn là cá loại 30.000-40.000 đồng/kg". Theo ước tính
của ông Lượng thì thiệt hại do cá chết khoảng trên 100 triệu đồng. Cá chết nổi lên
thì còn thể ước được số lượng, còn tôm chết thì chịu không biết là bao nhiêu vì
chìm dưới đáy nước. Người làm thuê của gia đình ông Lượng cho biết trước đây
cất một mẻ tôm cỡ chục ký là thường nhưng bây giờ chỉ có vài con trong lưới.
Mặc dù biết nước bị ô nhiễm nhưng ông Lượng vẫn phải lấy nước vào đùng vì nếu
không thì mực ngoài sông sẽ cao hơn mực nước trong đùng làm bờ đùng rất dễ bị
vỡ. Ông cho biết, đùng của ông có 14 cống để xả, lấy nước nhưng đêm 13 ông chỉ
lấy nước ở một cống. Hôm cá chết, ông Lượng không dám cho vợ mình ra đùng vì
sợ vợ thấy cá chết mà hoảng. Ngày sau biết cá chết, bà Lượng đã ngồi khóc trên
bờ đùng.
Cùng chung tình cảnh với đùng của ông Lượng còn có đùng của ông Ngô Văn
Vãng rộng 30 ha, đùng của ông Nguyễn Văn Tuấn, Trương Trọng Ngân, đùng
chuyên nuôi cá chẽm của ông Nguyễn Văn Thiện…
Thủ phạm: Nguồn nước sông Thị Vải
Những người dân có cá, tôm bị chết khẳng định với chúng tôi là do nguồn nước
sông Thị Vải bị ô nhiễm quá nặng. Đó là do nước thải của các nhà máy công
nghiệp đổ ra. "Mấy năm trở lại đây, đùng nào ở dọc sông này cũng đều bị "dính"
như tôi hết", ông Lượng cho hay. Theo chiếc ghe nhỏ của gia đình ông Lượng ra
đùng, đi trên sông Thị Vải chúng tôi đã ngửi thấy mùi hôi khó chịu. Càng đi gần
vào những bờ đùng thì mùi càng nặng hơn. Nước ở giữa sông còn có màu vàng
nhưng đi vào trong thì chuyển sang màu đen dần.
Anh Ngô Văn Vãng cho biết, nước sông vào ban ngày còn đỡ hôi chứ vào ban
đêm hôi lắm. Vì theo anh Vãng do ban đêm các nhà máy dọc sông Thị Vải mới xả
nước thải ra sông. Có những lúc màu nước đen như nước kẹo đắng. Nhiều người
nuôi cá tôm ở đùng dọc sông Thị Vải cho chúng tôi biết những năm gần đây cá,
tôm đã chết do nước nhưng lai rai còn bây giờ thì hiện tượng cá chết hàng loạt đã
đến. Ông Lượng nói: "Vào đầu năm 2005 chúng tôi nghe nói có đoàn kiểm tra của
Nhà nước đến làm việc thì nước sông đỡ hôi, đỡ đen nhưng được một thời gian
sau đâu lại vào đấy".
Nhiều gia đình đang sống bằng nghề nuôi cá đùng như
ông Lượng, ông Vãng đang rất lo lắng. "Nước cứ như thế
này thì chúng tôi không làm ăn gì được", anh Vãng than
thở. Cá chết hàng loạt gần cả đùng trước mặt như vậy
nhưng những người dân như anh Vãng, ông Lượng chỉ
biết xót xa nhìn của cải mất đi mà không biết kêu với ai.
Thực tế thì mới đây, khi cơ quan chức năng tiến hành
kiểm tra một số nhà máy đóng dọc sông Thị Vải đã phát
hiện việc đổ nước thải ra sông không qua xử lý, lượng
nước thải đổ ra sông vượt quá quy định cho phép.
Để bảo vệ môi trường, đề nghị các cơ quan chức năng
tiến hành giám sát liên tục, có hiệu quả việc đổ nước thải
của các nhà máy dọc sông Thị Vải. Phải có các chế tài
mạnh để phạt những đơn vị vi phạm. Về phía các nhà
máy phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về
thải nước bẩn ra môi trường. "Chúng tôi chỉ mong sao
cho nước sông không còn ô nhiễm nữa để yên tâm và
tiếp tục làm ăn", đó là điều mong mỏi lớn của ông Lượng
và những người nuôi cá, tôm dọc sông Thị Vải.
Đình Thìn (BR-VT)
Vừa qua, khi kiểm tra
18 nhà máy có nguồn
nước thải lớn vào sông
Thị Vải, Thanh tra Sở
Tài nguyên-Môi
trường tỉnh BR-VT
phát hiện có 7 đơn vị
đã vi phạm Luật Bảo
vệ Môi trường gồm:
Nhà máy Gạch men
Hoàng Gia, Nhà máy
Gạch men Mỹ Ý, Nhà
máy phân bón
Baconco, Cảng Baria-
Serece, Nhà máy chế
biến hải sản Tiến Đạt,
Nhà máy chế biến bột
cá East Wind và Nhà
máy chế biến bột cá
Phúc Lộc. Sau ngày
30-12-2005, nếu các
nhà máy trên tiếp tục
vi phạm thì Sở Tài
nguyên-Môi trường sẽ
kiến nghị tỉnh ra quyết
định tạm đóng cửa cho
đến khi khắc phục
xong.
Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng
19:25' 18/11/2006 (GMT+7)
Mặc dù đã được báo động từ nhiều năm nay, nhưng hiện sông Thị Vải vẫn
đang bị ô nhiễm nặng. Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam phát đi ngày 18/11.
Sông Thị Vải với chiều dài gần 80 km chảy qua TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh:
Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu.
Đây là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với với chế độ bán nhật triều và hệ
động thực vật từ thượng đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, hiện nay
dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục ngàn
khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào.
Tại cửa cảng Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu ở xã Phước
Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống tuôn màu đen
đặc.
Còn cửa xả nước thải của Công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự và
nước thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng
Thị Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi
thối bốc lên.
Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng
bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi
cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không
những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa.
Qua đợt kiểm tra và khảo sát mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức độ
ô nhiễm của nguồn nước sông Thị Vải hiện rất đáng báo động.
Mỗi ngày dòng sông phải hứng chịu khoảng 24.500m3 nước thải từ các nhà máy
xí nghiệp trực tiếp xả thẳng ra sông.
Mặc dù đã có nhiều đoàn kiểm tra khảo sát từ trung ương đến địa phương lên tiếng
cảnh báo, những tình trạng xả nước thải trực tiếp ra sông vẫn chưa hề được ngăn
chặn.
(Theo TTXVN) Thứ hai, 06/08/2007, 12:55 GMT+7
Đề nghị cấm 4 loại hình công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải
Ngày 25/5, Cục bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường)
cho biết đã có kết quả kiểm tra các khu công nghiệp và cơ sở sản
xuất đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải theo yêu cầu của
Chính phủ.
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 76 km, tiếp giáp với các tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 271 cơ sở và
khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên lưu vực sông này, trong đó
có 6 KCN và 83 cơ sở ở Bà Rịa – Vũng Tàu và 175 cơ sở ở Đồng Nai.
Hầu hết các cơ sở và KCN đang đổ nước thải chưa xử lý xuống sông.
Theo kết quả điều tra, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng trên sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ
xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đến xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành (Bà Rịa –
Vũng Tàu). Khu vực này đang tập trung nguồn thải của 7 KCN ở Đồng Nai và 3 KCN ở Bà
Rịa – Vũng Tàu đổ vào. Trên toàn bộ lưu vực sông Thị Vải, chỉ có 7/77 cơ sở sản xuất thực
hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động (được liệt vào sách xanh về
môi trường). Nhưng có đến 15/77 cơ sở sản xuất và KCN nằm trong “sách đen” về môi
trường vì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, còn lại 55 cơ sở hiện cũng đang gây ô nhiễm
môi trường sông Thị Vải vì chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (nằm trong sách nâu
về môi trường).
Cục Bảo vệ môi trường đề nghị xử lý kịp thời các cơ sở ô nhiễm trong sách đen và nâu ngay
trong năm 2006. Đồng thời, không cho phép đầu tư thêm 4 loại hình công nghiệp có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên lưu vực sông Thị Vải là chế biến tinh bột sắn, sản
xuất hoá chất cơ bản, nhuộm và thuộc da. Và hạn chế cho phép đầu tư 4 loại hình công
nghiệp khác là công nghiệp xi, mạ; chế biến thuỷ sản; hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón./.
Sông Thị Vải,
đoạn chảy qua
Nhà máy Điện
Phú Mỹ đã bị
ô nhiễm nặng
Phụ lục IV – Danh sách các doanh nghiệp trong mẫu điều tra:
KHU CÔNG NGHIỆP GÒ DẦU :
ST
T
TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
1 Công ty TNHH SSJ Vina
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3551784
Fax: 061 3551782
2
Công ty TNHH Petronas
(Việt Nam)
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3828056
Fax: 08 4101309
3
Công ty TNHH Surint Omya
(Vietnam)
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3
551050
Fax: 061 3551052
4
Công ty TNHH thép bê tông
Nhật Kiều
Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác
Tel : 061 3551223
Fax: 061 3554225
5
Chi nhánh Công ty cổ phần
thương mại và sản xuất Đại
Phát
Hoá chất; kho bãi và các
hoạt động hỗ trợ cho vận
tải
Tel : 0903817189
6
Công ty TNHH công nghiệp
Rock Team (Việt Nam)
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3541099
Fax: 061 3541098
7 Công ty TNHH AK Vina
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3543730
Fax: 061 3543731
8 Nhà máy Super Phosphat
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3844406
Fax: 061 3841207
9
Công ty CPHH gốm sứ Toàn
Quốc
Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác
Tel : 061 3542125
Fax: 061 3542129
10
Công ty TNHH nhựa và hoá
chất TPC Vina
Sản xuất sản phẩm từ cao
su và plastic
Tel : 061 3841461
Fax: 061 3841460
11
Công ty TNHH ExxonMobil
Việt Nam
Bán buôn (trừ ô tô,mô tô,
xe máy và xe có động cơ
khác)
Tel : 061 3543056
Fax :061 3841670
12
Công ty TNHH U.I.C Việt
Nam
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3826651
Fax :061 3934556
13
Công ty CP công nghiệp
gốm sứ Taicera
Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác
Tel : 061 3841595
Fax: 061 3841592
14 Công ty phân bón Việt Nhật
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3841149
Fax: 061 3841184
15
Công ty Shell Việt Nam
TNHH
Sản xuất hóa chất và các
sản phẩm từ hóa chất
Tel : 061 3841313
Fax : 061
3841042
KHU CÔNG NGHIỆP VEDAN :
STT TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
16 C ông ty TNHH Vedan VN Hoá chất - Thực phẩm
Tel : 061 3543149
Fax : 061
3825138
KHU CÔNG NGHIỆP CÁI MÉP :
STT TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
17
Công ty thương mại kỹ thuật
& đầu tư Petec
Xăng dầu
Tel : 08 9303299
Fax : 08 9305686
18
Công ty cổ phần dầu khí
Vũng Tàu – Kho cảng xăng
dầu Cái Mép.
Xăng dầu
Tel : 064 523456
Fax : 064 855108
19
Công ty chế biến & kinh
doanh các sản phẩm dầu mỏ
- Nhà máy chế biến
condensate
Xăng dầu
Tel : 064 936789
Fax : 064 936367
20
Công ty TNHH
INTERFLOUR Việt Nam
Chế biến bột mì
Tel : 064 936936
Fax : 064 936946
21
Công ty TNHH nhựa và hoá
chất Phú Mỹ (PMPC)
Sản xuất nhựa
Tel : 064 895310
Fax : 064 894459
22
Công ty chế biến và kinh
doanh các sản phẩm khí
(PVGAS)
Khí
Tel : 064 838610
Fax : 064 838838
KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG XUYÊN :
ST
T
TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
23 Công Ty TNHH AGS Chiết nạp gas
Tel: 064 812536
Fax:064812537
24
Công ty cổ phần hóa dầu Vạn
An – Kho chứa dầu khí Vạn
An
Xăng dầu
Tel : 064 611080
Fax: 064 840045
25
Công ty khóang sản quốc tế
Việt Mỹ
Đá ốp lát
Tel : 064 815446
Fax: 064 815110
26
Công ty cổ phần Hải Việt -
Xưởng tinh chế hải sản
Thủy Hải sản
Tel : 064 848255
Fax: 064 848353
27
Công ty TNHH SCT GAS
Việt Nam
Chiết nạp gas
Tel : 064.852752
Fax : 064 852752
KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN A :
ST
T
TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
28
Công ty TNHH xay xát lúa
mì Việt Nam
Lương thực - thực phẩm
Tel : 064.893833
Fax : 064.894882
29
Tổng Công Ty Xây Dựng
Việt Nam VINACONEX -
Trạm nghiền xi măng Cẩm
Phả.
Xi măng
Tel :064.899186
Fax: 064.899186
30
Doanh Nghiệp Tư Nhân
Liêm Chính – Nhà máy kéo
cán thép.
Thép
Tel : 064.899014
Fax: 064.899014
31
Công ty TNHH thương mại
& dịch vụ Ánh Minh – Nhà
máy chế biến rau quả xuất
khẩu Bà Rịa.
Chế biến rau quả
Tel : 064 731061
32
Công ty cổ phần giấy Sài
Gòn – Nhà máy giấy Mỹ
Xuân
Giấy
Tel: 08.8940359
Fax: 08.8940359
33
Công ty TNHH Pak Việt
Nam
Giấy
Tel : 064 899351
Fax : 064 899353
34
Công ty TNHH chế biến thủy
hải sản Bàn Tay Mẹ
Thủy hải sản
Tel : 064.899065
35
Công ty TNHH Gas Việt -
Nhật
Chiết nạp gas
Tel : 061.836706
Fax: 061.836710
36
Công ty thép không rỉ Qian
Ding
Thép
Tel : 064.899065
37 Công ty gốm sứ Mỹ Xuân Gốm sứ, thủy tinh Tel : 064 932112
KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 :
ST
T
TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
38
DNTN sản xuất thương mại
& dịch vụ Đồng Tiến.
Thép
Tel: 064 895775
Fax: 064 895774
KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ 1 :
ST
T
TÊN DOANH NGHIỆP NGÀNH NGHỀ LIÊN LẠC
39 Công ty thép Vina Kyoei Thép Tel : 064 876280
40
Tổng Công ty thép miền Nam
Thép
Tel :064 922440
Fax: 064 922256
41
Công ty thép tấm Phú Mỹ
Thép
Fax: 064 921458
Tel: 064 921457
42
Công ty liên doanh
BACONCO
Phân bón
Tel : 064 893400
Fax: 064 876030
43
Công ty TNHH chế biến bột
mì Mê-kông – Mekong Flour
Mills
Chế biến bột mì
Tel :064.895588
Fax: 064.895588
44
Công ty chế biến và kinh
doanh sản phẩm khí.
Khí
Tel :064.832628
Fax: 064.838838
45
Công ty TNHH YARA Việt
Nam.
Phân bón
Tel :064.895738
Fax: 064.895739
46
Công ty phân đạm và hoá
chất dầu khí.
Phân bón
Tel : 064.899032
Fax: 064.899062
47
Công ty thép Bluescope
Thép
Tel :064.922666
Fax: 064.922888
48
Công ty liên doanh Holcim
Việt Nam – Nhà máy nghiền
Clinker
Sản xuất Clinker
Tel : 064 573323
Fax: 064 921070
Phụ lục V - Bảng câu hỏi hoàn chỉnh :
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHI PHÍ THAY THẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHO VẬN TẢI THỦY QUA SÔNG THỊ VẢI
Ngày
:……………………………….....
......
Thời gian : Từ …………đến :
……............
Phỏng vấn số
:……………………………..
Người phỏng vấn
:…………………………
Thông tin về Doanh Nghiệp được phỏng vấn :
- Tên Doanh Nghiệp
:………………………………………………………………...
- Địa chỉ
:……………………………………………………………………………..
- Điện thoại : ……………………………… Fax :
……………………………….….
- Tên người trả lời phỏng vấn
:……………………………………………………….
- Bộ phận
:…………………………………………………………………………….
Mục đích phỏng vấn :
Sự phát triển của các khu công nghiệp dọc theo sông Thị Vải đã đóng góp đáng kể
vào sự phát triển kinh tế khu vực nói chung.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh này đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến các yếu tố môi
trường của dòng sông, và những ảnh hưởng này đang có tác động tiêu cực đến sự
phát triển kinh tế khu vực.
Trong nổ lực tìm kiếm sự cân đối giữa phát triển kinh tế khu vực và bảo vệ môi
trường sông Thị Vải để có những đảm bảo cho sự phát triển kinh tế khu vực trong
vòng 10 năm tới. Chúng tôi, nhóm nghiên cứu kinh tế môi trường của Đại Học
Kinh Tế Tp.HCM mong được sự cộng tác của quý doanh nghiệp trong lĩnh vực
này .
Những trả lời của doanh nghiệp sẽ rất có ích cho nghiên cứu của chúng tôi, sẽ chỉ
được sử dụng cho nghiên cứu này nhằm áp dụng các kiến thức về kinh tế môi
trường cho một luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ, không sử dụng cho ngoài mục đích
trên.
Câu hỏi 1 :
Là một doanh nghiệp hoạt động bên dòng sông Thị Vải, doanh nghiệp của Ông
(Bà) quan tâm đến những vấn đề gì sau đây liên quan đến dòng sông (đánh dấu từ
1 đến 5 cho các lựa chọn, lựa chọn 5 cho vấn đề quan tâm nhất và lựa chọn 1 cho
vấn đền ít quan tâm nhất).
Ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp của
Ông /Bà.
Ô nhiễm dòng sông làm tăng chi phí vận tải đường thủy và chi phí
sản xuất của doanh nghiệp.
Ô nhiễm ảnh hưởng đến cảnh quan dòng sông.
Ô nhiễm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.
Những quan tâm khác về ô nhiễm
(Xin liệt kê :
.…………….………..………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………...)
Câu hỏi 2 :
Dòng sông Thị Vải đóng vai trò gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Ông (Bà) (đánh dấu từ 1 đến 6 cho những lựa chọn, lựa chọn 6 cho vai trò quan
trọng nhất và lựa chọn 1 cho vai trò ít quan trọng nhất)
Vận tải thủy.
Tiếp nhận nước thải và các chất thải khác.
Cung cấp nước cho sản xuất.
Tạo môi trường cần thiết cho sản xuất .
Tạo cảnh quan và môi trường cho nhân viên giải trí.
Những vai trò khác :
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
................................................
Tình huống giả thiết :
Giả sử do ô nhiễm của dòng sông làm cho các tàu không thể ra vào dòng sông (
mức độ ô nhiễm làm hư hỏng tàu nghiêm trong chi phí bảo trì cao các hãng
tàu từ chối vận chuyển; tốc độ bồi lắng cao lòng sông không đủ an toàn cho
tàu)
Câu hỏi 3)
Trong trường hợp đó, giải pháp của doanh nghiệp là gì để vẫn tiếp tục sản xuất
kinh doanh ( lựa chọn theo thứ tự ưu tiên giảm dần từ 1 đến 3 , lựa chọn 1 cho
giải pháp ưu tiên nhất và 3 cho giải pháp lựa chọn cuối cùng).
Sử dụng vận chuyển đường bộ thay thế :
Các phí hiện tại ( bốc xếp hàng hoá tại
cầu cảng gần nhà máy, trên dòng sông
Thị Vải)
Các chi phí khi sử dụng gỉai pháp thay
thế - Vận chuyển bằng đường bộ
Mô tả qui trình nhập và xuất hàng :
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Mô tả qui trình nhập và xuất hàng :
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Số chuyến vận chuyển bằng xe
tải thông thường trong một năm
Tổng số lượng hàng xuất /
nhập trong năm
Số chuyến vận chuyển bằng xe
bồn chuyên dùng trong một năm
Chi phí vận chuyển bằng xe tải
thông thường trong một năm
Chi phí vận chuyển từ cầu
cảng vào kho của nhà máy
(hay từ kho nhà máy xuống
tàu)
Chi phí vận chuyển bằng xe bồn
chuyên dùng một năm.
Chi phí xếp dỡ trực tiếp (từ tàu
lên phương tiện vận tải và từ
phương tiện vận tải vào kho của
nhà máy; hay ngược lại).
Chi phí xếp dỡ trực tiếp (từ tàu
lên phương tiện vận tải và từ
phương tiện vận tải vào kho
của nhà máy; hay ngược lại).
Chi phí bốc xếp trung gian (từ
phương tiện vận tải xuống kho
bãi trung gian và từ kho bãi trung
gian lên phương tiện vận tải).
Chi phí cho nhân viên giao nhận
và kho bãi trực tiếp (tại kho của
nhà máy và tàu).
Chi phí cho nhân viên giao nhận
và kho bãi trung gian.
Chi phí cho nhân viên giao
nhận và kho bãi trực tiếp (tại
kho của nhà máy và tàu)
Chi phí thuê cầu cảng.
Các chi phí khác
Các chi phí khác (bao gồm cầu
cảng bị nghẽn, chậm trễ trong
xếp dỡ hàng, bi phạt trễ tàu….).
Di dời nhà máy đi nơi khác thích hợp hơn – Chi phí liên quan ?
Hạng mục Chi phí
- Chi phí tiền dự án
- Chi phí thíêt kế và xây dựng
- Di dời trang thiết bị
- Những chi phí khác
- Những thiệt hại kinh doanh do gián
đoạn sản xuất ( tình theo tương quan
thời gian gián đọan sx)
Những giải pháp khác và chi phí phát sinh liên quan ?
Giải pháp Chi phí phát sinh liên
quan
Câu hỏi 4)
Xin cho biết quan điểm của doanh nghiệp về vấn đề này :
.........................................................................................................................
................
.........................................................................................................................
................
.........................................................................................................................
................
Câu hỏi 5)
Ngành sản xuất của công ty bạn :
(Hướng dẫn trả lời : Đánh dấu X vào ô bên cạnh sự lựa chọn )
Hoá chất . Chế biến thực phẩm .
Dầu khí. Sành sứ.
Năng lượng. Bao bì.
Phân bón. Ngành khác.
Sản xuất thép.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà).
TM. Nhóm nghiên cứu:Lê- Hữu - Hiền.
Điện thoại : 0913901516.
Email : le-huu.hien@shell.com
Phụ lục VI - Phân tích kinh tế :
Sử dụng phần mềm Eviews 4.0 và dữ liệu thu thập được tại bảng 3.4 (trang
44), chênh lệch chi phí sản xuất giữa sử dụng vận tải đường bộ thay thế và vận
tải thủy hiện nay) vào mô hình toán III.1 (trang 34) , kết quả hồi qui như sau :
Theo kết quả trên Adjusted R-squared có giá trị 0,453725 thể hiện biến Z2 và Z3
chỉ giải thích được gần 45 % sự thay đổi của đơn phí sản xuất Y mà thôi. Cần
thực hiện các kiểm định khác để kiểm tra kết quả :
- Sử dụng kiểm định White để xác định có hay không sự thay đổi trong phương
sai của các β2ι và β3ι :
Theo kết quả trên nR2 (Obs*R-squared) tồn tại với giá trị 2,665175 với xác
suất 0,263794.
Theo kiểm định White có sự thay đổi trong phương sai của các sai số của β2ι
và β3ι. Vì vậy, cần thực hiện hồi qui có trọng số cho mô hình :
- Tiếp sử dụng kiểm định White để xác định có hay không sự thay đổi trong
phương sai của các β2ι và β3ι trong hồi qui có trọng số :
Theo kết quả trên nR2 (Obs*R-squared) tồn tại với giá trị rất nhỏ (1,43*10-14) với
xác suất tuyệt đối 100%. Theo kiểm định White, không có sự thay đổi trong giả
thiết của các β2ι và β3ι trong kết quả hồi qui có trọng số. Kết quả hồi qui có trọng
số đủ tin cậy.Từ kết quả trên cho ta quan hệ ước lượng giữa đơn giá vận tải Y
(USD/tấn) và các biến Z2 và Z3 như sau :
Với :
Z2 = 1 và Z3 = 0, khi chỉ vận chuyển bằng xe bồn chuyên dùng.
Z3 = 1 và Z2 = 0, khi chỉ vận chuyển bằng xe tải thông thường.
Z2 = 0 và Z3 = 0, khi chỉ vận chuyển hổn hợp.
Phụ lục VII – Tổng chênh lệch chi phí sản xuất trong năm 2007 của
29 doanh nghiệp :
STT Tên doanh nghiệp
Sản
lượng
năm
2007
(Tấn)
Y
(USD/Tấn)
Tổng
(USD)
1 Công ty TNHH SSJ Vina 34.000 7,00 238.000
2 Công ty TNHH Petronas Vietnam 180.000 6,28 1.130.400
3 Công ty TNHH Surint Omya (Vietnam) 22.500 7,00 157.500
4 Công ty TNHH thép bê tông Nhật Kiều 318.000 5,50 1.749.000
5
Chi nhánh Công Ty cổ phần thương mại và sản
xuất Đại Phát 13.000 6,28 81.640
6 Công ty TNHH Công Nghiệp Rock Team 18.000 5,50 99.000
7 Công ty TNHH AK Vina 37.000 7,00 259.000
8 Nhà máy Super Phosphat 98.000 5,50 539.000
9 Công ty gốm sứ Toàn Quốc 127.000 5,50 698.500
10 Công ty TNHH nhựa và hoá chất TPC 95.000 6,28 596.600
Y = β1 + β2Ζ2 + β3Ζ3 = 6,283333 + 0,625000Z2 – 0,769540Z3
( IV.4.1-1 )
11 Công ty TNHH EXXON - MOBIL Vietnam 122.000 6,28 766.160
12 Công ty TNHH U.I.C Việt Nam 21.500 7,00 150.500
13 Công ty gốm sứ Taicera - 5,50 -
14 Công ty phân bón Việt Nhật 158.000 5,50 869.000
15 Công ty Shell Việt Nam TNHH 185.780 5,50 1.021.790
16 Công ty thương mại kỹ thuật dầu khí Petec - 7,00 -
17
Công ty cổ phần dầu khí Vũng Tàu – Kho cảng
xăng dầu Cái Mép. 65.000 7,00 455.000
18
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu mỏ- Nhà máy chế biến condensate - 7,00 -
19 Công ty TNHH INTERFLOUR Việtnam 57.000 5,50 313.500
20 Công ty TNHH nhựa và hoá chất Phú Mỹ - 7,00 -
21
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
khí (PV Gas) 74.000 6,28 464.720
22 Công ty TNHH AGS - 6,28 -
23
Công ty cổ phần hoá dầu Vạn An - Kho chứa
dầu khí Vạn An 43.000 7,00 301.000
24 Công ty khoáng sản quốc tế Việt Mỹ - 5,50 -
25
Công ty cổ phần HảI Việt - Xưởng tinh chế hải
sản - 5,50 -
26 Công ty TNHH SCT GAS Việt Nam 45.600 7,00 319.200
27 Công ty TNHH xay xát lúa mì Việt Nam 135.400 5,50 744.700
28
Tổng Công Ty Xây Dựng Việt Nam
VINACONEX - Trạm nghiền xi măng Cẩm
Phả. - 5,50 -
29 Doanh nghiệp tư nhân Liêm Chính - Nhà máy kéo cán thép 85.000 5,50 467.500
30
Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Ánh
Minh - Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Bà
Rịa
- 5,50
-
31 Công ty cổ phần giấy Sài Gòn - Nhà máy giấy Mỹ Xuân 18.500 5,50
101.750
32 Công ty TNHH Pak Việt Nam - 5,50 -
33
Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Bàn Tay
Mẹ - 5,50 -
34 Công ty TNHH Gas Việt - Nhật 12.300 7,00 86.100
35 Công ty thép không rỉ Qian Ding 16.800 5,50 92.400
36 Công ty gốm sứ Mỹ Xuân - 5,50 -
37
DNTN sản xuất thương mại và dịch vụ Đồng
Tiến – Nhà máy thép Đồng Tiến - 5,50 -
38 Công ty thép Vina Kyoei 184.000 5,50 1.012.000
39 Tổng Công ty thép miền Nam 245.000 5,50 1.347.500
40 Công ty thép tấm Phú Mỹ - 5,50 -
41 Công ty liên doanh BACONCO - 5,50 -
42
Công ty TNHH chế biến bột mì Mê-Kông –
Mekong Flour Mills 74.000 5,50 407.000
43 Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí - 7,00 -
44 Công ty TNHH YARA Việt Nam. - 5,50 -
45 Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí 82.000 5,50 451.000
46 Công ty thép Bluescope 94.000 5,50 517.000
47
Công ty liên doanh Holcim Việt Nam – Nhà
máy nghiền Clinker - 5,50 -
Tổng (USD) 15.436.460
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Final Thesis 1.pdf