Lời nói đầu
Công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với vấn đề nhận thức xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội và đặc biệt là đối với nhân tố con người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đất nước ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm và là yếu tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế, tri thức. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục tri thức và hướng nghiệp cho con cái là yếu tố rất cần thiết đối với lớp trẻ khi bước vào xã hội. Đó cũng là nội dung được trình bày trong luận văn "Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay" qua khảo sát tại phường Tràng Tiền - thành phố Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt thày giáo đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song đề tài khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các thày cô cùng với những ý kiến đóng góp của các bạn.
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. ý nghĩa khoa học
2.2. ý nghĩa thực tiễn
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.3. Mẫu khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp cụ thể
6. Giả thuyết - khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết
6.2. Khung lý thuyết
Phần II: Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Hệ thống khái niệm cơ sở
1.2.1. Khái niệm vai trò
1.2.2. Khái niệm gia đình
1.2.3. Khái niệm định hướng
1.2.4. Khái niệm giá trị
1.2.5. Khái niệm định hướng giá trị
1.2.6. Khái niệm nghề nghiệp
1.2.7. Khái niệm bậc học
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những kết luận và khuyến nghị
2.1. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học cho con ở các gia đình đô thị hiện nay
2.1.3. Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con
2.2. Những kết luận và khuyến nghị
2.2.1. Kết luận
2.2.2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẵn sàng đầu tư cho con học hết khả năng của mình, mong muốn con học giỏi, thi đỗ vào các trường chất lượng cao, có uy tín... nên đã cố gắng đầu tư về vật chất một cách tốt nhất để con có điều kiện học hành, có được tri thức hiểu biết. Khi được hỏi: Ông (bà) đã đầu tư những phương tiện học tập nào cho con? Ông N. phường Tràng Tiền đã trả lời: "...Gia đình tôi đã tạo điều kiện tốt nhất ở mức có thể cho việc học tập của nó. Chúng tôi đầu tư cho việc học tập của con ngay từ những ngày đầu mới vào cấp III, tìm lớp tìm thày giỏi để gửi con vào học, thậm chí mời thày về nhà dạy riêng. Gia đình có máy vi tính và thường xuyên mua sách nâng cao, sách tham khảo chỉ mong cho con có kết quả học tập tốt..." [Phỏng vấn sâu số 1]. Bên cạnh đó cũng có những gia đình khó khăn, việc đầu tư cho con cái học tập chiếm một phần rất lớn trong tổng chi tiêu của gia đình. "... Chi phí cho học tập của con cái chiếm gần một nửa so với tổng chi tiêu trong gia đình. Tuy vậy tôi cũng cố gắng chắt bóp, nhịn ăn, nhịn mặc một chút để nó học hành đến nơi đến chốn" [Phỏng vấn sâu số 2]. Đó là sự hy sinh lớn lao đáng được trân trọng của các bậc cha mẹ khi đã tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
Song dường như vẫn tồn tại một nghịch lý thể hiện ở thái độ đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái. Có một số ít những gia đình khá giả thì trường học không thực sự trở thành nơi thu hút sự đầu tư của cha mẹ. Với vị trí thuận lợi là có nhà mặt đường để mở cửa hàng buôn bán, những gia đình này thay vì khuyến khích cho con cái học lên cao họ lại có những tính toán thực dụng hơn, ngầm "ủng hộ" con cái bỏ học để đi làm kiếm tiền. "... Thằng út nhà tôi năm nay hết cấp III mà chẳng thấy nó học hành gì, suốt ngày ở ngoài đường thôi. Xét cho cùng học hành cũng chỉ là để sau này kiếm tiền nuôi thân chứ làm gì. Nhà tôi 3 đời sống bằng nghề buôn bán kinh doanh này rồi, được cái nhà ở mặt đường nên làm ăn cũng thuận lợi. Tôi tính để nó tốt nghiệp xong rồi phụ giúp gia đình trông coi cửa hàng. Có khi ở nhà tu chí làm ăn thì lại ngoan chứ đến trường, bạn bè lôi kéo đâm ra hư hỏng..." [Phỏng vấn sâu số 5]. Trong khi đó không ít những gia đình khó khăn lại cố gắng cho con ăn học. Tâm lý và nguyện vọng chung của họ là muốn con mình có tương lai tốt đẹp bằng con đường học hành.
Cùng với việc đầu tư về vật chất, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là thời gian mà các bậc phụ huynh dành để quan tâm đến việc học hành của con. Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ ở phường Tràng Tiền với việc học tập của con cái được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2 : Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con (%)
Mức độ quan tâm
Tần số (người)
Tần suất (%)
Thường xuyên
65
54,2
Thỉnh thoảng
43
35,8
Không bao giờ
12
10
Tổng
120
100
Theo số liệu ở bảng trên ta nhận thấy trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay tuy các gia đình đầu tư nhiều thời gian vào việc lo làm giàu, lo đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng số đông các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của con. Mặc dù đối với học sinh phổ thông trung học thì sự quan tâm của cha mẹ đến vấn đề học tập của con cái chỉ ở mức độ nhắc nhở, đôn đốc con học hành chứ không kèm cặp, chỉ bảo cụ thể như đối với học sinh cấp dưới. Sự quan tâm ấy ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (54,2%), mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ thấp hơn (35,8%), và không bao giờ quan tâm tới việc học của con chiếm tỷ lệ rất ít (10%). Sự quan tâm của các bậc cha mẹ ở mức độ "thỉnh thoảng" cũng khá cao vì ở bậc PTTH họ coi con cái mình đã trưởng thành, muốn để con được tự chủ, tự giác trong học tập. Tuy chưa phải 100% các bậc cha mẹ đều luôn quan tâm đến việc học hành của con song với mức độ quan tâm thờng xuyên như trên đã cho chúng ta thấy ở một chừng mực nào đó truyền thống coi trọng học vấn của người dân Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dù bên cạnh đó vẫn có những tư tưởng sai lệch về vấn đề này. Con cái là niềm tự hào của cha mẹ, việc đầu tư cho con về mặt vật chất ở mỗi gia đình là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nhưng sự quan tâm mà bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào cũng có thể đó là việc dành thời gian để quan tâm tới việc học tập của con.
Bên cạnh đó 35,8% chỉ thỉnh thoảng mới chú ý tới việc học hành của con và số rất ít không bao giờ quan tâm đến việc học hành của con cái. Liệu có phải sự quan tâm của các bậc phụ huynh này chỉ ở nghĩa vụ bắt buộc, phải chăng họ không lo lắng cho tương lai của con em họ? Khi tìm hiểu vấn đề này được biết: "Con trai tôi học đến cấp III rồi nên giờ giấc học tập của nó để nó tự giác là chính... Không phải tôi không quan tâm đến việc giáo dục con cái nhưng công việc bán hàng bận rộn từ sáng sớm đến tối, nhà lại chỉ có hai mẹ con nên không thể bảo ban, đôn đốc việc học cho nó được..." [Phỏng vấn sâu số 3]. Qua ý kiến trên chúng ta thấy các bậc cha mẹ không phải là không quan tâm tới việc học của con nhưng do hoàn cảnh gia đình nên việc quan tâm còn bị hạn chế. Theo kết quả điều tra thì đối với những gia đình có cha mẹ làm cán bộ viên chức nhà nước, mức độ quan tâm tới việc học tập của con thường xuyên hơn so với những gia đình làm nghề buôn bán - dịch vụ. Bởi lẽ tính chất công việc buôn bán đòi hỏi có nhiều thời gian chứ không chỉ đi làm 8 tiếng như cán bộ, viên chức nhà nước nên thời gian dành cho con cái bị hạn chế là điều tất yếu. Đặc biệt đối với những gia đình thiếu khuyết do cha mẹ chia tay hay do mất mát một trong hai người thì việc quan tâm chăm sóc đương nhiên là thiếu hụt không đầy đủ như những gia đình bình thường. Nhìn chung, các bậc cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho tương lai của con. Điều đó thể hiện qua những mong muốn, dự định bậc học của cha mẹ đối với con cái.
Về dự định bậc học cho con cái, số đông trong các gia đình ở phường Tràng Tiền, các bậc cha mẹ đều mong cho con mình có trình độ cao, đạt đến bậc học có thể tham gia tốt vào thị trường lao động trong xã hội công nghiệp (Xem biểu đồ 1).
Con trai
Con gái
Biểu đồ 1: Dự định bậc học cho con cái (%)
Biểu đồ trên cho chúng ta thấy phần lớn các bậc cha mẹ đều muốn con mình học đến bậc đại học - cao đẳng, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các bậc học khác. Điều đó chứng tỏ trong các gia đình đô thị hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ đã nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của học vấn đối với con cái. Mặt khác điều kiện về kinh tế - xã hội ở đô thị khác so với nông thôn nên cha mẹ nào cũng muốn con mình học đến bậc đại học để có được kiến thức, để sau này xin việc và không phải làm những công việc nặng nhọc. Kiến thức cũng là của cải quý giá mà bố mẹ để lại cho con cái. Muốn có cuộc sống tương lai tốt thì cần phải có kiến thức. Những gia đình biết rõ thực lực của con nên không hướng con theo học tiếp. "... Con gái tôi năm nay học lớp 12, khả năng của con tôi khó mà thi đỗ được đại học... Mong muốn là một chuyện nhưng cũng phải tính đến chuyện xin việc mà tôi thì không quen biết rộng, thôi thì để nó tốt nghiệp xong rồi giúp bố mẹ bán hàng ở nhà vậy..." [Phỏng vấn sâu số 4]. Tuy nhiên tỷ lệ không hướng con theo học tiếp chiếm rất ít: 8,1% với con trai và 11,8% với con gái. Biểu đồ trên còn cho thấy có một số cha mẹ định hướng cho con vào các trường trung học chuyên nghiệp, chiếm 18,0% với con trai và 1,5% với con gái. Sở dĩ tỷ lệ của con trai cao hơn con gái ở bậc PTCN là vì cơ cấu các trường THCN ở Hà Nội chủ yếu là các trường đào tạo về cơ khí máy móc, chỉ phù hợp với khả năng của con trai. Và có cha mẹ muốn con học bậc trên đại học chiếm tỷ lệ 3,9% với con gái và 5,8% với con trai. Việc dự định cho con học cao như vậy xác định tư tưởng của cha mẹ là muốn con có học hàm, học vị cao để sau này con đường tiến thân dễ dàng. Trong xã hội hiện đại, những người tài giỏi rất được trọng dụng, không phân biệt giới tính. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã dần được xóa bỏ trước những đòi hỏi về tri thức, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao. Bởi vậy mà trong việc định hướng bậc học cho con cha mẹ không có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Mong muốn của cha mẹ là con cái được thành đạt nên với những gia đình có học đại học, trên đại học thì cha mẹ cảm thấy rất mãn nguyện và đáng tự hào. Cũng chính bởi những mong muốn như vậy mà đôi khi việc định hướng bậc học cho con mang tính hình thức, sĩ diện đã tạo ra một sức ép quá tải cho con. Vì vậy nhiều học sinh phổ thông trung học hiện nay chưa có động cơ học lên, thể hiện: các em chưa có khát vọng, hoài bão vươn lên trong học tập, chưa có mục đích học tập rõ ràng. Thực tế nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm tới việc hình thành ở con nhu cầu hiểu biết, động cơ học không ngừng để tự khẳng định mình, giúp con có phương pháp và kỹ năng tự học, biến các thông tin thu được thành tri thức của bản thân.
Nhìn chung qua những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng cha mẹ hiện nay có mong muốn và dự định cho con học đại học không phân biệt đó là con trai hay gái. Xu hướng nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học vấn ngày càng theo chiều hướng tích cực. Họ hiểu rằng chỉ có học tập mới giúp con họ có tương lai tốt đẹp, cuộc sống vững vàng hơn với nghề nghiệp sau này. Song vấn đề nhận thức về việc định hướng bậc học cho con còn phụ thuộc vào trình độ học vấn của các bậc cha mẹ
Trình độ học vấn của cha mẹ cao hay thấp có ảnh hưởng nhất định đến việc dự định bậc học cho con (xem bảng 3)
Bảng 3. Dự định bậc học cho con gái xét theo học vấn của cha mẹ (%)
Dự định bậc
học cho con
Học vấn của
cha mẹ
Trên ĐH
CĐ- ĐH
THCN
PHTH
CĐ- ĐH- trên ĐH
8,4
83,7
6,7
1,2
THCN
1,3
72,0
18,9
7,8
PTTH
1,4
70,6
21,1
6,9
PTCS
0
71,9
20,7
7,4
Bảng 4: Dự định bậc học cho con trai xét theo học vấn của cha mẹ (%)
Dự định bậc
học cho con
Học vấn
của cha mẹ
Trên ĐH
CĐ- ĐH
THCN
PHTH
CĐ- ĐH- trên ĐH
8,7
82,4
7,9
1,0
THCN
1,1
67,2
24,3
7,4
PTTH
1,3
63,1
28,5
7,1
PTCS
0,2
68.0
25,6
6,2
Qua hai bảng số liệu trên để nhận thấy học vấn của các bậc cha mẹ khác nhau để ảnh hưởng tới việc định hướng bậc học cho con cái cũng khác nhau. Nhóm cha mẹ có trình độ học vấn cao (cao đẳng- đại học và trên đại học) thường có dự định cho con học đại học và trên đại học. Họ nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc học tập, họ hiểu được rằng ở bậc đại học con cái họ tiếp thu những kiến thức rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống sau này. Chính vì vậy họ biết cách truyền đạt những kiến thức của mình cho con và tạo điều kiện thuận lợi để con học tập đạt kết quả tốt. Còn đối với nhóm cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì việc định hướng bậc học cho con cái có nhiều hạn chế do thiếu hiểu biết, nhận thức chưa đúng đắn về vấn đề học tập.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ dự định cho con học cao đẳng, đại học tăng dần lên từ những bâc cha mẹ có trình độ học vấn thấp đến những bậc cha mẹ có học vấn cao. Điều này cho ta thấy cha mẹ có trình độ học vấn cao thì mong muốn, dự định cho con học cao. Họ nhìn thấu đáo được vấn đề học tập có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai, nghề nghiệp của con cái sau này như thế nào. Còn những bậc cha mẹ có trình độ hoc vấn thấp do hạn chế hiểu biết nên đôi khi nghĩ rằng học cao chẳng để làm gì, ra trường chưa chắc đã xin được việc. Chính suy nghĩ tiêu cực đó lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của con cái, hình thành nên trong đầu óc con em họ những quan niệm sai lệch về vấn đề học tập. Nhóm cha mẹ có trình độ đại học và trên đại học dự định cho con học đến bậc đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (83,7% đối với con gái, 82,4% đối với con trai) và rất ít người trong số họ chỉ dự định cho con học chỉ hết PHTH (1,2% với con gái và 1,0% với con trai). Nhóm cha mẹ có trình độ học vấn phổ thông dự định cho con vào đại học là thấp hơn cả so với những nhóm khác (70,6% đối với con gái 63,1% đối với con trai). Tuy nhiên tỷ lệ đó không quá chênh lệch so với các nhóm khác. Điều đó càng chứng tỏ rằng nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề học tập của con cái theo chiều hướng tích cực ngày càng tăng. Những gia đình mà cha mẹ có trình độ học vấn cao thì điều kiện kinh tế gia đình cũng có thể đáp ứng được đối với việc cho con theo học, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất, thời gian cũng như truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm học tập cho con. Còn những bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì thường gắn với cái nghèo, nghèo về kiến thức, nghèo về kinh tế và như vậy họ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cho con theo học. Họ băn khoăn tính đến chuyện có lo đủ tiền cho con học được không, liệu có xin được việc hay không. Nhiều bậc cha mẹ mải lo làm ăn buôn bán, vất vả lo cho cuộc sống của gia đình mà quên đi trách nhiệm rất quan trọng là quan tâm tới việc học tập của con cái. So sánh bảng 3 và 4 ta cũng nhận thấy các nhóm cha mẹ dù ở trình độ học vấn nào cũng không có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Họ đều nhận thức được rằng con trai hay con gái cũng cần phải có học vấn.
Nói tóm lại: Các bậc cha mẹ tuy ở những nhóm học vấn khác nhau nhưng đều có những dự định cho con ở những bậc học cao. Bên cạnh đó có một số ít các bậc cha mẹ do nhận thức hạn chế nên có cách nhìn sai lệch và có những tư tưởng không tốt đối với vấn đề cấp học của con cái.
Một yếu tố không kém phần quan trọng có ảnh hưởng đến việc dự định bậc học cho con cái đó là nghề nghiệp của cha mẹ.
ở các nghề nghiệp khác nhau cha mẹ có sự định hướng bậc học cho con cái cũng khác nhau. Do ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp mà bên cạnh những tác động tích cực cũng có những tác động tiêu cực đối với việc học tập của con.
Chúng ta xem bảng 5
Bảng 5: Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ
với việc định hướng bậc học cho con (%)
Nghề của cha mẹ
Dự định
bậc học cho con
Công nhân
Giáo viên
Kỹ sư
Bác sĩ
Bộ đội công an
Buôn bán dịch vụ
không nghề
khác
Trên ĐH
1,0
2,5
2,5
2,8
1,7
0,3
0
0,8
CĐ- ĐH
80,8
86,7
86,2
84,5
81,1
75,9
62,2
79,9
TH CN
93,3
8,7
10,1
9,2
14,8
12,7
15,1
14,5
PTTH
4,9
4,3
1,2
1,3
2,4
11,1
22,7
4,8
Nhìn chung cha mẹ ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau song tỷ lệ muốn con học đến bậc cao đẳng- đại học là cao nhất so với các bậc học khác, trung bình: 79,7%. Cha mẹ làm công nhân dự định cho con học đại học là 80,8%, cha mẹ làm buôn bán dịch vụ dự định cho con học đại học là 75,9%. Nhóm cha mẹ làm cán bộ viên chức Nhà nước có tỷ lệ dự định cho con học đại học là cao nhất. Cụ thể là với nghề giáo viên: 86,7%, nghề kỹ sư: 86,2%, bác sĩ: 84,5%, bộ đội - công an: 81,1%. Thấp nhất là nhóm cha mẹ không nghề nghiệp dự định cho con học đại học chỉ chiếm 62,2%.
Qua bảng số liệu trên ta thấy các bậc cha mẹ làm cán bộ viên chức nhà nước dự định cho con học đại học là rất cao. Đặc biệt là nhóm cha mẹ làm nghề giáo viên. Điều này dễ hiểu bởi khi là một nhà giáo đứng trên bục giảng để truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ, họ coi học trò như con của mình thì tất nhiên họ phải định hướng cho con em họ những cái tốt đẹp. Ông N. cho biết: "...Tôi là giảng viên dạy ở trường đại học, ở bậc đại học, sinh viên được cung cấp những kiến thức khác hẳn với bậc phổ thông và nó rất có ích cho cuộc sống sau này của các em. Vì thế tôi muốn con tôi phải học đến ít nhất là bậc đại học..." [Phỏng vấn sâu số 1]. Đối với những bậc cha mẹ là cán bộ viên chức nhà nước, họ là những người có trình độ học vấn cao, có tầm hiểu biết sâu rộng vì vậy họ nhận thức được rõ hơn về giá trị của học vấn với cuộc sống con người, vai trò của trí thức cũng như ý nghĩa của quá trình giáo dục đào tạo ở môi trường đại học. Họ có khả năng tạo dựng môi trường văn hóa trong gia đình, truyền đạt những tư tưởng đúng đắn cho con cái cũng như nắm bắt được nhu cầu của xã hội. Mặt khác đối với những người làm cán bộ Nhà nước thì họ có mức thu nhập khá ổn định, đủ để đáp ứng được những chi phí học tập cho con. Như vậy mong muốn con cái là nhân vật tái tạo lại hình ảnh của cha mẹ, kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình đã thúc đẩy những sự quan tâm, đầu tư những thái độ tích cực của các bậc phụ huynh đối với việc dự định bậc học cho con.
Qua bảng số liệu ta còn nhận thấy nhóm cha mẹ làm công nhân có mong muốn, dự định cho con lên đại học cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy thấp hơn so với những người làm cán bộ hành chính nhưng độ chênh lệch không phải là lớn. Có lẽ trải qua bao nhiêu năm vất vả với đồng lương eo hẹp, cuộc sống gia đình không được đầy đủ, sung túc nên họ đã nhận ra được tầm quan trọng của học vấn. "...Hai vợ chồng tôi cùng làm công nhân nên thu nhập không mấy dư dật... Gia đình cũng sẽ đầu tư hết khả năng có thể cho việc học tập của con" [Phỏng vấn sâu số 2]. Họ muốn con cái mình sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn, có vị trí trong xã hội và trở thành niềm tự hào của họ.
Nhóm cha mẹ làm nghề buôn bán dự định cho con vào đại học là thấp hơn. Đối với những người làm nghề buôn bán nhỏ cuộc sống của họ bấp bênh, thu nhập không ổn định nên họ dù muốn cũng không dám dự định cho con vào đại học. Bên cạnh đó một số gia đình buôn bán lớn lại có tư tưởng sai lầm khi cho rằng ở nhà buôn bán kiếm được nhiều tiền hơn còn học xong chưa chắc đã xin được việc. Tỷ lệ định hướng cho con học đại học ở nhóm cha mẹ không nghề nghiệp là thấp hơn cả. So với các bậc cha mẹ thuộc nhóm nghề nghiệp khác họ thường là những người có trình độ học vấn thấp, thu nhập chính trong gia đình bấp bênh nên việc quyết định cho con học đến bậc nào cũng không rõ ràng. Mặt khác những gia đình đó đa phần cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên việc dự định cho con học cao cũng rất hạn chế.
Tóm lại những bậc cha mẹ có nghề nghiệp ổn định có thu nhập cao, dễ dàng tạo điều kiện cho con cái được học hành cho nên họ không mấy do dự khi quyết định cho con mình học cao. Họ tin tưởng vào sự đầu tư cũng như những quyết định đúng đắn của họ sẽ tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho con cái. Đối với những bậc cha mẹ có thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định xuất hiện hai xu hướng: Một là họ không đủ khả năng cho con đi học nên quyết định cho con đi làm một nghề gì đó. Hai là cố gắng hết khả năng có thể để tạo điều kiện học tập cho con nhưng không dám tin tưởng lắm vào sự thành đạt của con sau này. Như vậy nghề nghiệp của cha mẹ là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tương lai sau này của con. Nó có thể tạo dựng một nền tảng vững chắc cho con nhưng đồng thời nó cũng là yếu tố kìm nén cơ hội và điều kiện phát triển của con.
Hai nhân tố học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ là hai nhân tố chính quyết định đến mức sống của mỗi gia đình. Chính vì vậy bên cạnh quan điểm về giá trị học vấn của các bậc cha mẹ thì mức sống cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến việc định hướng bậc học cho con. Như đã trình bày ở trên, với những nhóm cha mẹ có học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá thì họ luôn khẳng định sẽ cho con học lên đại học hoặc trên đại học. Khi cuộc sống đã đầy đủ về mặt vật chất thì quan tâm đến việc học hành của con nhiều hơn là tất yếu. Còn với những gia đình có mức sống còn khó khăn thì việc định hướng bậc học cho con lại phụ thuộc vào nhận thức của các bậc cha mẹ.
Một yếu tố nữa cũng có tác động đến việc dự định bậc học cho con đó là mối quan hệ trong gia đình. Với những gia đình đầy đủ bình thường, việc nuôi dạy con cái nên người đã là một trách nhiệm to lớn của cha mẹ thì với những gia đình khuyết thiếu, làm tròn được trách nhiệm bổn phận đó lại còn khó khăn hơn nhiều. Với những gia đình khuyết thiếu do mất mát một trong hai thành viên cha hoặc mẹ hay do cha mẹ chia tay nhau thì quan tâm, chăm sóc tới việc học hành của con không được đầy đủ. Bởi lẽ cùng một lúc họ phải đảm nhận hai vai trò vừa làm cha vừa làm mẹ, vừa phải lo kinh tế đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống của gia đình vừa phải chăm sóc bảo ban con cái.
Qua số liệu điều tra cho thấy việc học tập của con cái là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Ai cũng muốn con mình nên người, thoát ly khỏi cuộc sống nghèo khổ. Muốn vậy chỉ có cách cho con mình học đến nơi đến chốn. Tình thương mà cha mẹ dành cho con không chỉ là của cải vật chất mà là sự giúp đỡ cho con có một vốn liếng tri thức. Đó là thứ vốn liếng sẽ tồn tại mãi mãi và là hành trang quan trọng nhất để con em bước vào đời. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng, nếu không có học thì không lấy gì để đảm bảo cho cuộc sống sau này.
2.1.3. Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con :
Đã tới thời điểm những học sinh cuối cấp băn khoăn đứng giữa hai "dòng nước": Chọn một trường dạy nghề để làm công nhân hay thi vào cao đẳng, đại học? Thi trường nào, ngành học nào? Đó là tâm trạng của hầu hết học sinh trước một mùa thi nhưng thật đáng tiếc là trong tay các em không có hoặc có rất ít các thông tin về các ngành nghề trong tương lai, về nhu cầu lao động - việc làm, về yêu cầu của ngành đào tạo so với khả năng, sở trường của mình. Sự mất cân đối giữa việc đào tạo nghề và đào tạo đại học, cao đẳng, mất cân đối ngay trong các ngành đào tạo ở bậc cao đẳng - đại học là thực trạng tồn tại rất lâu. Hậu quả của nói đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề lao động- việc làm trong xã hội và đội ngũ nhân lực trong các lĩnh vực thiết yếu. Nhiều ngành khi sinh viên ra trường lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm trái nghề. Những ngành học được coi là "thời thượng" chịu sức ép lớn trong việc tuyển sinh, số lượng sinh viên được đào tạo tăng lên trong khi tỷ lệ sinh viên có việc làm ở ngành này lại có xu hướng giảm. Có ngành nhu cầu nhân lực rất lớn nhưng qui mô đào tạo lại chưa phù hợp. Đứng trước tình hình đó, vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các đích cuối cùng mà bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn đạt tới đó là tạo dựng cho con một sự nghiệp vững vàng. Để đạt tới cái đích đó thì cha mẹ phải biết được sở thích của con, hiểu rõ được năng lực của con để từ đó mới có được định hướng đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp cho con. ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp cho con phải kể đến những nhân tố sau:
Định hướng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc:
Những quan niệm về giá trị nghề nghiệp có vai trò khá quan trọng đến việc hướng nghiệp cho con cái.
Không phải ngẫu nhiên mà đa số các bậc làm cha, làm mẹ, đặc biệt là những người có học vấn và mức sống cao hơn lại muốn con cái họ làm cán bộ nhà nước. ở đây, trong quan niệm của họ cán bộ nhà nước chưa hẳn là một nghề cụ thể nào đó mà trước hết là một vị thế, một thứ tự "lập nghiệp" cao hơn với những điều kiện làm việc được đảm bảo. Dù ở thời bao cấp trước đây hay trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay thì cán bộ nhà nước vẫn luôn được coi trọng. Để có được việc làm thuộc khu vực nhà nước thì con cái phải học hành và thi cử nhiều hơn mà sự tiến thân bằng con đường học hành lại cũng là nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Do vậy trong cái biểu tượng về cán bộ nhà nước dường như đã kết hợp những giá trị truyền thống với việc coi trọng thành phần kinh tế nhà nước trong mấy chục năm qua. Hướng nghiệp theo con đường đó cũng có nghĩa là thăng tiến và thành đạt trong xã hội. Quan niệm về giá trị hướng nghiệp như vậy đã phản ảnh những giá trị xã hội ở thế hệ sinh ra và lớn lên dưới thời bao cấp.
Bảng 6: Bảng tần suất dự định khu vực làm việc cho con (%)
Khu vực
Tần số (người)
Tần suất (%)
Nhà nước
74
61,6
Tư nhân
20
16,7
Liên doanh nước ngoài
26
21,7
Tổng
120
100
Theo bảng số liệu trên tỷ lệ các bậc cha mẹ hướng con vào làm ở khu vực nhà nước là cao nhất (61,6%). Bởi lẽ trong khu vực nhà nước, nghề nghiệp có tính chất ổn định lâu dài. Còn tỷ lệ cha mẹ muốn con vào khu vực tư nhân và liên doanh chỉ chiếm (16,7% và 21,7%). Phải chăng họ đề cao giá trị làm giàu của nghề nghiệp?
Nghề nghiệp là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Nhưng trong quá trình phát triển, nghề nghiệp lại cũng gắn liền với những giai tầng xã hội và việc coi trọng nghề phụ thuộc vào vị thế xã hội của giai tầng đó. Trước kia trong xã hội truyền thống, bảng giá trị được xếp theo thứ tự: sĩ - nông - công - thương thì ngày nay trật tự thứ bậc đã có sự thay đổi, giá trị kinh tế và giá trị xã hội đã phần nào được tách ra trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ. Khi được hỏi: "Theo ông (bà) một nghề nghiệp tốt hiện nay cần đáp ứng những tiêu chí nào? (xếp theo thứ tự)". Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy giá trị nghề nghiệp được chọn theo thứ tự sau:
- Nghề có thu nhập cao (34,3%)
- Nghề có địa vị và cơ hội thăng tiến (32,1%)
- Nghề có điều kiện làm việc tốt (27,2%)
- Nghề có thời gian rảnh rỗi (6,4%).
Trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay, đồng tiền cũng là yếu tố chi phối đến mọi mặt trong cuộc sống của từng gia đình vì thế chọn nghề cho con với lý do kinh tế cũng là điều tất nhiên.
Như vậy qua cách đánh giá và thẩm định giá trị nghề nghiệp của các bậc cha mẹ thì tuy đã có những thay đổi ở một số khía cạnh nhưng nhìn chung những quan niệm, cách suy nghĩ của một thời bao cấp vẫn còn chi phối đến việc hướng nghiệp cho con khá mạnh mẽ.
Bảng 7: Bảng tần suất về định hướng nghề nghiệp cho con.
Nghề được chọn
Tần số (người)
Tần suất (%)
Kỹ sư
22
18,3
Giáo viên
20
16,6
Bác sĩ
13
10,8
Quản trị kinh doanh
21
17,5
Công nhân
9
7,5
Buôn bán
5
4,2
Không định hướng
18
15,0
Khác
12
10,1
Tổng
120
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy xu hướng chung là các bậc cha mẹ muốn con mình làm những nghề thuộc khu vực quốc doanh như giáo viên, kỹ sư... Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì những ngành nghề đó mang tính chất ổn định và khả năng phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo là nhiều hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ các bậc cha mẹ muốn con vào quản trị kinh doanh cũng khá cao. Phải chăng sự lựa chọn đó là do trong những năm gần đây, ngành này thu hút được các em học sinh thi vào khá đông hay bởi nghề đó có cơ hội tạo ra thu nhập khá? "Tôi thấy nó và các bạn nó rủ nhau đăng ký vào ngành quản trị kinh doanh. Thời buổi này ngành đó cũng được nên tôi cũng khuyến khích..." [Phỏng vấn sâu số 1]. Có rất ít cha mẹ hướng con đi làm công nhân hay buôn bán bởi những công việc đó vừa vất vả lại không đảm bảo được cho cuộc sống sau này đầy đủ. Hơn nữa họ hiểu con cái họ sẽ không thể có địa vị và cơ hội thăng tiến bằng nghề dó được. Sự lựa chọn nghề cho con cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ yếu số học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ.
Định hướng nghề nghiệp cho con cái xét theo học vấn cha mẹ.
Yếu tố học vấn của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. Tùy theo trình độ của các bậc cha mẹ khác nhau mà việc định hướng nghề nghiệp cho con cái cũng khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng 8.
Bảng 8 : Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ
với việc định hướng nghề nghiệp cho con (%)
Dự định nghề
cho con
Học vấn
Của cha mẹ
Kỹ sư
Giáo viên
Bác sĩ
Quản trị
KD
Công nhân
Buôn bán
Không định hướng
Khác
CD-ĐH - Trên ĐH
17,2
12,8
13,0
18,7
2,1
0
18,5
17,7
THCN
18,8
14,9
10,5
16,2
9,3
3,2
14,3
12,8
PTTH
19,1
19,3
8,7
17,5
11,6
5,3
10,2
8,3
PTCS
17,3
20,1
8,5
15,8
9,2
5,1
17,6
6,4
Qua bảng số liệu trên ta thấy các bậc cha mẹ tuy ở những trình độ học vấn khác nhau nhưng đa số đều hướng con vào những ngành như kỹ sư, giáo viên, quản trị kinh doanh (kinh tế, thương mại, du lịch...). Tuy nhiên đối với những bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao thì tỉ lệ dự định cho con vào những ngành này là cao hơn cả. Đặc biệt không có bậc cha mẹ nào có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên muốn con làm nghề buôn bán. Mong muốn đó trùng hợp với dự định cho con học lên bậc cao như đã phân tích ở phần trước. Họ hướng con vào những ngành nghề trong biên chế nhà nước. Người Việt Nam vẫn luôn có quan niệm cho rằng phải làm ở một công ty, một nhà máy thuộc biên chế nhà nước thì mới gọi là nghề ổn định. Còn nghề buôn bán thì tâm lý chung là họ không thích. Ông N. cho biết: "... Nghề buôn bán nói chung chẳng biết thế nào mà nói trước. Theo nghề đó thì tương lai không thể ổn định được..." [Phỏng vấn sâu số 1].
Còn với nhóm cha mẹ có trình độ học vấn thấp khi họ đã nhận thức được tầm quan trọng của học vấn, họ đã đầu tư cho con học đến bậc cao đẳng - đại học thì tất nhiên họ cũng muốn con mình làm những nghề ổn định. Tỷ lệ các bậc cha mẹ có trình độ phổ thông cơ sở muốn con mình làm kỹ sư là 17,3%, giáo viên 20,1%, quản trị kinh doanh 15,8%. Tuy nhiên vẫn có những bậc cha mẹ định hướng cho con đi làm công nhân hay buôn bán. Một mặt do trình độ nhận thức của các bậc cha mẹ có hạn, mặt khác do họ không có khả năng cho con học cao hay khả năng của con cái họ không học được. Bên cạnh đó, tỷ lệ các bậc cha mẹ trả lời là "Tùy các cháu" cũng khá cao. Những bậc cha mẹ này thường có học vấn thấp nên họ không hiểu được tính chất của từng ngành nghề cũng như không xác định được khả năng của con phù hợp với ngành nào. Chính vì vậy vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con cái vẫn được cha mẹ tìm hiểu sâu rộng để định hướng cho con có được một công việc phù hợp với năng lực và sở thích của con.
Dự định nghề nghiệp cho con xét theo nghề nghiệp của cha mẹ:
Qua cuộc khảo sát trên địa bàn phường Tràng Tiền cho thấy các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái mình có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao... Nếu như nghề nghiệp của cha mẹ hội tụ đủ những điều kiện trên thì đa phần là họ hướng con theo đúng nghề của mình. Hơn nữa nếu theo nghề của cha mẹ thì có điều kiện thuận lợi hơn khi xin việc sau này. Kết quả điều tra cũng cho thấy đối với con trai thì đa số các bậc cha mẹ muốn con trai thi khối A vào những trường kỹ thuật để trở thành kỹ sư tin học, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư... Còn với con gái thì ngành sư phạm được cha mẹ định hướng chiếm tỷ lệ nhiều hơn các ngành khác. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 9 : Dự định nghề nghiệp cho con gái xét theo nghề nghiệp cha mẹ (%)
Dự định nghề
cho con
Nghề
của cha mẹ
Kỹ sư
Giáo viên
Bác sĩ
Quản trị
KD
Công nhân
Buôn bán
Không định hướng
Khác
Công nhân
12,5
25,3
10,4
12,1
9,1
5,7
14,5
10,4
Giáo viên
10,4
27,2
11,6
17,5
2,2
-
12,7
18,4
Kỹ sư
14,2
19,7
11,0
19,2
1,8
-
16,2
17,9
Bác sĩ
13,0
18,8
18,5
18,8
1,7
-
13,9
15,3
Bộ đội công an
14,9
20,7
15,3
16,7
1,6
0,7
12,5
17,6
Buôn bán dịch vụ
15,1
17,3
14,2
18,2
8,2
9,8
10,1
7,1
Không nghề
13,4
18,5
8,2
8,8
9,8
13,3
10,9
17,1
Khác
14,1
18,0
12,4
18,2
4,3
1,9
13,7
17,4
Bảng 10 : Dự định nghề nghiệp cho con trai xét theo nghề nghiệp cha mẹ (%)
Dự định nghề
cho con
Nghề
của cha mẹ
Kỹ sư
Giáo viên
Bác sĩ
Quản trị
KD
Công nhân
Buôn bán
Không định hướng
Khác
Công nhân
20,4
10,7
13,1
13,3
13,6
3,2
14,1
11,6
Giáo viên
22,1
12,3
15,3
14,7
6,3
-
15,4
13,9
Kỹ sư
23,9
13,3
14,6
17,8
5,3
-
13,2
11,9
Bác sĩ
20,8
11,0
17,8
16,2
5,1
-
18,3
10,8
Bộ đội công an
21,2
9,6
16,6
18,5
5,7
0,4
16,2
11,8
Buôn bán dịch vụ
19,8
9,9
12,5
16,4
8,6
10,8
13,2
8,8
Không nghề
11,7
12,1
12,3
9,2
14,2
8,9
18,9
12,7
Khác
20,6
10,5
14,2
17,6
7,5
1,7
15,2
12,7
Theo tương quan nghề nghiệp, nhìn chung các bậc cha mẹ ở bất cứ nhóm ngành nghề nào cũng định hướng cho con trai làm kỹ sư, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ngành nghề khác. Những người làm cán bộ viên chức định hướng cho con theo nghề này với tỷ lệ rất cao đặc biệt là cha mẹ làm kỹ sư thì định hướng cho con trai theo nghề kỹ sư nhiều nhất, chiếm 23,9%. Họ có học vấn cao, họ định hướng cho con họ học đến đại học chiếm tỷ lệ cao thì việc định hướng cho con trai vào những ngành này là lẽ tất nhiên. Mặt khác những ngành ngày phù hợp với khả năng, trình độ, sức khỏe cũng như sở thích của con trai. Trong khi đó đối với con gái thì các bậc phụ huynh ở các nhóm nghề khác nhau đều dự định chọn ngành sư phạm với tỉ lệ cao. Tuy nhiên nổi trội lên vẫn là nhóm cha mẹ làm cán bộ viên chức nhà nước. Cụ thể là với nghề giáo viên: 27,2%, kỹ sư: 19,7%, bác sĩ: 18,8%. Bên cạnh đó nhóm cha mẹ làm công nhân cũng hướng con gái vào sư phạm với tỷ lệ rất cao: 25,3%. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy vì ngành nghề đó phù hợp với con gái như nghề giáo viên đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo mà đức tính đó dễ tìm thấy hơn ở con gái. Mặt khác với mức thu nhập ổn định, tính chất công việc nhàn hơn so với các ngành khác nên có thể dành được nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình, làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ trong tương lai. Thêm vào đó sự tác động của chính sách nhà nước đối với sinh viên sư phạm cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với việc dự định nghề cho con của các bậc cha mẹ. Dựa vào số liệu ta thấy cũng có sự nối tiếp thế hệ. Với những bậc cha mẹ làm cán bộ hành chính thì xu hướng chung là cha mẹ làm nghề gì thì tỷ lệ muốn con theo nghiệp của mình nhiều hơn so với các nhóm cha mẹ làm nghề khác. Bên cạnh đó cũng có những nghề mà tỷ lệ cha mẹ dự định nối nghiệp cho con là rất thấp. Ví dụ như là công nhân và buôn bán dịch vụ. Với con trai làm công nhân chiếm 13,6%, nghề buôn bán dịch vụ chiếm 10,8%. Với con gái tỉ lệ tương ứng cũng là 9,1% và 9,8%. Cô H. khi được phỏng vấn đã nói: "... Công nhân như chúng tôi đi làm ca kíp vất vả lắm, sáng phải đi sớm tối thì về muộn. Tôi không muốn con mình theo nghề này mà muốn nó làm cán bộ hành chính. Như thế cuộc sống được nhàn hạ hơn" [Phỏng vấn sâu số 2]. Như vậy các bậc cha mẹ làm những nghề có trình độ học vấn thấp cũng đã nhận thức được rằng nếu con cái theo nghề của mình thì vừa vất vả, nặng nhọc lại vừa có thu nhập thấp.
Nhìn chung các bậc cha mẹ định hướng cho con vào những ngành nghề có trình độ học vấn cao, như vậy sẽ có một công việc ổn định và có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống tương lai sau này. Và lí do mà các bậc cha mẹ muốn con vào những cơ quan của Nhà nước không chỉ là do có mức thu nhập ổn định mà còn bởi họ muốn con cái họ có vị trí, có chỗ đứng trong xã hội. Trong môi trường làm việc đó, có thể thăng tiến được bằng trình độ học vấn và năng lực chuyên môn.
Cũng giống như việc định hướng bậc học cho con, mức sống của gia đình cũng phần nào tác động đến việc hướng nghiệp của các bậc cha mẹ đối với con cái. Các đặc trưng của cha mẹ như học vấn, nghề nghiệp là những đặc trưng quyết định trực tiếp đến mức sống của gia đình. Vì vậy thông qua việc phân tích ảnh hưởng của các đặc trưng của cha mẹ qua việc hướng nghiệp cho con thì chúng ta cũng thấy rõ mức sống của gia đình có ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề này. Một điều dễ dàng nhận thấy là các bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao, có nghề nghiệp tốt thì mức sống của gia đình luôn khá giả. Họ không khó khăn trong việc đầu tư cho con học cao cũng như không do dự khi hướng cho con theo ngành nghề của mình hay một nghề nào đó mà cha mẹ cho là tốt và phù hợp với khả năng của con. Còn với những gia đình có mức sống khó khăn thì các bậc cha mẹ thường đắn do, suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho con. Các bậc cha mẹ này thường có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp vất vả, nặng nhọc hay không ổn định, thậm chí là không có nghề chính thức để tạo ra thu nhập. Chính vì thế mà đối với những gia đình này cha mẹ có xu hướng chọn nghề công nhân hoặc mở cửa hàng buôn bán nhỏ, tự do không cần phải nhờ vả ai. Như vậy yếu tố mức sống cũng tác động rất lớn đến tương lai của con em trong các gia đình.
Một yếu tố nữa không thể không nhắc tới khi nó cũng có ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho con, đó là mối quan hệ trong gia đình. ở đây điều đáng quan tâm là trong các gia đình khuyết thiếu thì việc định hướng nghề nghiệp cho con đa phần là không rõ ràng. Khi gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình dồn lên vai người cha hay người mẹ thì việc định hướng bậc học cũng như định hướng nghề nghiệp không còn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ nữa. Bà D. khi được phỏng vấn cho biết: "... Việc học tập của con cái tôi ít khi quan tâm nên sở thích của nó là gì, sở trường của nó ra sao tôi cũng không rõ... Nghề nghiệp của nó sau này tôi để nó quyết định lấy, tùy theo ý thích của nó, miễn là có thu nhập khá"[Phỏng vấn sâu số 3]. Trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay, đồng tiền cũng là yếu tố chi phối đến mọi mặt trong cuộc sống gia đình, là nhu cầu tối thiểu để có thể tồn tại nên chọn nghề cho con với lý do kinh tế cũng là điều tất nhiên.
Một điều đáng nói ở đây là kết quả của cuộc điều tra cho thấy có một tỷ lệ nhất định các bậc cha mẹ dự định cho con họ học đến bậc cao nhất có thể nhưng lại không định hướng được một cách rõ ràng về nghề nghiệp của con sau này. Qua phỏng vấn ông N. được biết: "... Tôi muốn nó trở thành giáo viên theo nghề của tôi nhưng còn tùy thuộc vào sở thích của nó... Thôi thì để nó tự quyết định, muốn làm gì sau này cũng được nhưng công việc phải ổn định lâu dài..." [Phỏng vấn sâu số 1]. Nhiều trường hợp khác khi được hỏi cũng trả lời như vậy. Điều đó thể hiện trong bảng tương quan khi tỷ lệ trong phần định hướng nghề khác hay không định hướng chiếm khá cao.
Trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, động cơ thúc đẩy lựa chọn nghề nghiệp là rất quan trọng. Động cơ đúng sẽ dẫn đến hoạt động của con người mang theo những ý nghĩa tốt đẹp. Động cơ sai làm cho nhân cách con người trong hoạt động trở thành bé nhỏ. Vậy "Đi vào nghề nào? Vì sao lại chọn nghề đó?" là những câu hỏi đang đặt ra cho các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Chọn nghề là một hành động cụ thể. Điều thôi thúc các bậc cha mẹ chọn nghề này hay nghề kia sẽ quyết định con đường lao động lâu dài, có thể là suốt đời đối với các em. Sự phát triển nhân cách của mỗi chúng ta sẽ phụ thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp lao động nghề nghiệp mà chúng ta đã lựa chọn.
Trên đây là những mong muốn, dự định mà cha mẹ nào cũng hướng tới khi lựa chọn nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay.
2.2. Những kết luận và khuyến nghị
2.2.1. Kết luận :
Đất nước ta đang đi lên theo con đường đổi mới xã hội chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị nói chung cũng như thành phố Hà Nội nói riêng. Trước tình hình thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình với việc giáo dục con cái. Ngoài việc rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, nhân cách, các bậc cha mẹ đã quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái và tạo mọi điều kiện để con học tập tốt và sau này có công ăn việc làm ổn định. Đa số các bậc cha mẹ đặt nhiệm vụ giáo dục tri thức và định hướng nghề nghiệp lên vị trí hàng đầu trong chức năng giáo dục của gia đình.
Trong việc định hướng bậc học cho con, các bậc cha mẹ tuy ở những nhóm học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng phần đông trong số họ đều có mong muốn và dự định cho con học lên cao đẳng - đại học. Điều đó chứng tỏ các bậc phụ huynh đã nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của học tập đối với cuộc sống tương lai sau này. Việc định hướng bậc học cho con trai và cho con gái là không có sự khác biệt bởi trong xã hội ngày nay, trước những đòi hỏi của tri thức thì người tài giỏi luôn được trọng dụng mà không có sự phân biệt là nam hay nữ. Tuy nhiên sự khác nhau về học vấn, về nghề nghiệp của các bậc cha mẹ cũng như sự khác nhau về mức sống giữa các gia đình cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc định hướng bậc học cho con. Cụ thể là nhóm cha mẹ có trình độ học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá dự định cho con học cao đẳng - đại học với tỷ lệ cao hơn nhóm cha mẹ có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn.
Dù muốn con học đến bậc nào thì cái đích cuối cùng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng hướng tới đó là tạo dựng cho con một sự nghiệp vững vàng. Vì vậy, đa số các bậc cha mẹ ở phường Tràng Tiền đều mong muốn cho con vào làm ở khu vực Nhà nước bởi trong môi trường làm việc đó con đường thăng tiến và thành đạt trong xã hội dễ dàng hơn cũng như khả năng phù hợp giữa công việc với chuyên môn được đào tạo là nhiều hơn. Nghề kỹ sư, giáo viên và quản trị kinh doanh được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều hơn cả. Đối với con trai, cha mẹ định hướng làm kỹ sư chiếm tỷ lệ cao bởi so với các ngành nghề khác nó phù hợp với khả năng, trình độ, sức khỏe cũng như sở thích của con trai. Còn đối với con gái thì ngành sư phạm được cha mẹ dự định với tỷ lệ cao nhất. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy vì nghề đó phù hợp với con gái. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những bậc cha mẹ làm cán bộ viên chức Nhà nước có xu hướng muốn con theo nghiệp của mình, đó là sự nối tiếp thế hệ.
Mặc dù ai cũng muốn mọi điều tốt đẹp đến với con cái nhưng những mong muốn đó lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bối cảnh xã hội, điều kiện, hoàn cảnh gia đình... đồng thời cũng phụ thuộc vào chính bản thân các bậc cha mẹ. Sự nhận thức, những quan điểm về giá trị học vấn và giá trị nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng cho con. Hơn nữa trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại sự phân bố không đồng đều giữa các gia đình về mức sống, sự khác nhau về học vấn, nghề nghiệp của các bậc cha mẹ. Một số ít các bậc cha mẹ đã có cách nhìn tiêu cực, sai lệch do đó dễ dẫn đến những sai lầm, hạn chế trong việc định hướng cho con. Do đó những mong muốn và dự định không phải cha mẹ nào cũng thực hiện được. Như vậy tùyvào từng điều kiện, hoàn cảnh mà cha mẹ nên có sự lựa chọn phù hợp cho con cái.
2.2.2. Khuyến nghị :
Qua kết quả nghiên cứu "Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái ở các gia đình đô thị hiện nay", chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghề nghiệp của lớp trẻ Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Hà Nội nói riêng.
Về phía các bậc cha mẹ:
- Các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong gia đình, tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục con cái để từ đó có những quyết định hợp lý khi tham gia vào việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái.
- Cha mẹ nên cố gắng đầu tư hết khả năng của mình cho con cả về vật chất lẫn tinh thần, quan tâm hình thành ở con nhu cầu hiểu biết, động cơ học không ngừng để tự khẳng định mình, giúp con có phương pháp và kỹ năng học, biến các thông tin thu được thành tri thức của bản thân.
- Cha mẹ không nên áp dụng một cách cứng nhắc các phương pháp giáo dục áp đặt, ép buộc mà phải dựa vào khả năng của con để hướng dẫn, định hướng cho con một cách hợp lý nhất.
- Trong việc chọn nghề cho con, cha mẹ cần căn cứ vào thực tế, nhu cầu xã hội, không nên chạy theo ảo vọng. Cha mẹ không nên có thành kiến với một số nghề trong xã hội như: lao động chân tay là nghề thấp hèn mà chỉ trọng những công việc của kỹ sư, bác sĩ. Không đánh giá đúng năng lực của con nên dẫn tới động cơ chọn nghề sai, ảnh hưởng đến tương lai sau này của con trẻ.
Về phía xã hội:
Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương sở tại nên đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về học vấn và nghề nghiệp, xóa bỏ những tư tưởng, những quan niệm lạc hậu, sai lầm trong việc chăm sóc và giáo dục con cái. Cố gắng thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, toàn dân tham gia giáo dục để "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Cần phải mở rộng quy mô đào tạo theo hướng đa cấp, đa bậc, đa nghề, tăng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cần phải tìm ra cách thức đào tạo, phương pháp giảng dạy phù hợp để đưa kiến thức khoa học đến với đông đảo thanh niên nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn lao động nhằm góp phần hoàn thiện mỗi cá nhân cũng như quá trình phát triển của đất nước.
Quy mô đào tạo ở các trường đại học - cao đẳng cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý khi có ngành mở rộng quá, có ngành lại thu hẹp không cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một số ngành nghề được ưa chuộng như: tin học, ngoại ngữ... trong khi những ngành khoa học cơ bản lại không được thế hệ trẻ quan tâm. Vì vậy ngay từ bây giờ không chỉ ngành giáo dục vào cuộc, quan niệm đánh giá của xã hội, của các bậc cha mẹ cũng như suy nghĩ của người học cũng cần thay đổi. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề nhân lực cho các ngành trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới và tránh lãng phí trong đào tạo mà không đem lại hiệu quả.
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để những người lao động có trình độ tay nghề, có học thức được làm đúng với sở trường và năng lực của họ, tránh tình trạng những người có trình độ, chuyên môn không tìm được việc làm hay không được làm đúng nghề mà mình đã được đào tạo.
Tài liệu tham khảo
Chung á - Nguyễn Đình Tấn: Chủ biên Nghiên cứu Xã hội học - NXB Chính trị quốc gia năm 1997.
Mai Huy Bích: Lối sống gia đình ngày nay. NXB Phụ nữ 1987
Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng: Xã hội học đại cương. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Phạm Tất Dong - Nguyễn Như ất: Sự lựa chọn tương lai. NXB Thanh niên - năm 2000
Lê Như Hoa - Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay -Viện Văn hóa - NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội năm 1993.
Trịnh Duy Luân: Chủ biên Tìm hiểu môn Xã hội học đô thị - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1996.
Lê Minh. Chủ biên: Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội. NXB Lao động năm 1994.
Hoàng Phi chủ biên: Từ điển tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội năm 1994.
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục - NXB Giáo dục năm 2000
Tạp chí Xã hội học - Viện nghiên cứu Xã hội học năm 1999, 2000
Thái Duy Tiên: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận - NXB Hà Nội 1995
Lê Ngọc Văn : Gia đình Việt Nam và chức năng xã hội hóa - NXB Giáo dục năm 1998.
Nguyễn Khắc Viện: Chủ biên: Từ điển Xã hội học - NXB Thế giới 1994.
Nguyễn Như ý: Đại từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hóa Thông tin năm 1998.
Phụ lục
phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu số 1
Tên người được phỏng vấn: Hà Hải N.
Giới tính: Nam
Tuổi: 51
Nghề nghiệp: Giáo viên.
Thời gian phỏng vấn: 20h ngày 10 - 4 - 2001
"...Gia đình tôi đã tạo điều kiện tốt nhất ở mức có thể cho việc học tập của nó. Chúng tôi đầu tư cho việc học tập của con ngay từ những ngày đầu mới vào cấp III, tìm lớp tìm thày giỏi để gửi con vào học, thậm chí mời thày về dạy nhà riêng. Gia đình có máy vi tính và thường xuyên bổ sung sách nâng cao, sách tham khảo, chỉ mong cho con có kết quả học tập tốt. Tôi là giảng viên dạy ở trường đại học. ở bậc đại học, sinh viên được cung cấp những kiến thức khác hẳn với bậc phổ thông và nó rất có ích cho cuộc sống sau này của các em. Vì thế tôi muốn con tôi phải học đến ít nhất là bậc đại học. Còn nghề nghiệp sau này, tôi muốn nó trở thành giáo viên theo nghề của tôi, nhưng còn tùy thuộc vào sở thích của nó. Tôi thấy nó và các bạn nó rủ nhau đăng ký vào ngành quản trị kinh doanh. Thời buổi này thì ngành đó cũng được nên tôi cũng khuyến khích. Thôi thì để nó tự quyết định muốn làm gì sau này cũng được nhưng công việc phải ổn định lâu dài... Nghề buôn bán nói chung chẳng biết thế nào mà nói trước. Theo nghề đó thì tương lai không thể ổn định được..."
Phỏng vấn sâu số 2:
Người được phỏng vấn: Hoàng Thị H.
Giới tính: Nữ
Tuổi: 43 tuổi
Nghề nghiệp: Công nhân
Thời gian phỏng vấn: 9h30' ngày 11 - 4 - 2001
"...Hai vợ chồng tôi cùng làm công nhân nên thu nhập không mấy dư dật. Chi phí học tập cho con cái chiếm gần một nửa so với tổng chi tiêu trong gia đình. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng chắt bóp, nhịn ăn nhịn mặc một chút để nó học hành đến nơi đến chốn. Công nhân như chúng tôi đi làm ca kíp vất vả lắm, sáng đi sớm, tối thì về muộn. Tôi không muốn con mình theo nghề này mà muốn nó làm cán bộ hành chính. Như thế thì sau này cuộc sống được nhàn hạ hơn. Gia đình cũng sẽ đầu tư hết khả năng có thể cho việc học tập của con..."
Phỏng vấn sâu số 3:
Người được phỏng vấn: Trịnh Thị D.
Giới tính: Nữ
Tuổi: 49
Nghề nghiệp: Buôn bán dịch vụ
Thời gian phỏng vấn: 16h30' ngày 11 - 4 - 2001
"... Con trai tôi học đến cấp III rồi nên giờ giấc học tập tôi để nó tự giác là chính. Việc học tập của nó tôi ít khi quan tâm nên sở thích của nó là gì, sở trường ra sao tôi cũng không rõ. Không phải tôi không quan tâm đến việc giáo dục con cái nhưng công việc bán hàng bận rộn từ sáng sớm đến tối, nhà chỉ có hai mẹ con nên không thể bảo ban, đôn đốc việc học cho nó được. Nghề nghiệp của nó sau này tôi để nó quyết định lấy, tùy theo ý thích của nó, miễn là có thu nhập khá..."
Phỏng vấn sâu số 4:
Người được phỏng vấn: Nguyễn Văn T.
Giới tính: Nam
Tuổi: 45
Thương binh không nghề nghiệp
Thời gian được phỏng vấn: 9h ngày 12 - 4 - 2001
"... Con gái tôi năm nay học lớp 12, khả năng của nó khó mà thi đỗ được đại học. Tôi ốm đau luôn nên cũng không giúp đỡ được gì cho gia đình. Thu nhập của cả nhà trông chờ vào cửa hàng bán cà phê - giải khát. Mong muốn là một chuyện nhưng cũng phải tính đến chuyện xin việc mà tôi thì không quen biết rộng, thôi thì để nó tốt nghiệp xong rồi giúp bố mẹ bán hàng ở nhà vậy..."
Phỏng vấn sâu số 5:
Người được phỏng vấn: Hoàng Đình C.
Giới tính: Nam
Tuổi: 68
Nghề nghiệp: Buôn bán
Thời gian phỏng vấn: 17h ngày 12 - 4 - 2001
"... Thằng út nhà tôi năm nay hết cấp III mà chẳng thấy nó học hành gì, suốt ngày ở ngoài đường thôi... Xét cho cùng học hành cũng chỉ là để sau này kiếm tiền nuôi thân chứ làm gì. Nhà tôi 3 đời sống bằng nghề buôn bán kinh doanh này rồi, được cái nhà ở mặt đường nên làm ăn cũng thuận lợi. Tôi tính để nó tốt nghiệp rồi phụ giúp gia đình trông coi cửa hàng. Có khi ở nhà tu chí làm ăn thì lại ngoan chứ đến trường, bạn bè lôi kéo đâm ra hư hỏng..."
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. ý nghĩa khoa học
2.2. ý nghĩa thực tiễn
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.3. Mẫu khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp cụ thể
6. Giả thuyết - khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết
6.2. Khung lý thuyết
Phần II: Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Hệ thống khái niệm cơ sở
1.2.1. Khái niệm vai trò
1.2.2. Khái niệm gia đình
1.2.3. Khái niệm định hướng
1.2.4. Khái niệm giá trị
1.2.5. Khái niệm định hướng giá trị
1.2.6. Khái niệm nghề nghiệp
1.2.7. Khái niệm bậc học
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những kết luận và khuyến nghị
2.1. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học cho con ở các gia đình đô thị hiện nay
2.1.3. Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con
2.2. Những kết luận và khuyến nghị
2.2.1. Kết luận
2.2.2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH10t.doc