Luận văn Vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng thanh sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Nông thôn mới là một chương trình phát triển nông thôn Việt Nam, nhằm cải thiện và phục vụ lợi ích của hơn 70% dân số đang lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta. Với mục đích cải tiến nông thôn Việt Nam trở thành nông thôn hiện đại vào năm 2020 với chủ trương “Dựa vào nội lực do cộng đồng làm chủ”. Mô hình nông thôn mới được đưa vào thí điểm tại 15 điểm trên cả nước với hàng loạt các hoạt động diễn ra từ năm 2007 đến nay, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần xây dựng lên những làng quê Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, gìn giữ được những nét truyền thống văn hóa ông cha để lại. Phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng người Việt. Hiện nay, xây dựng nông thôn kiểu mới đang là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT đã đưa nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ tới mô hình điểm, được sự hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình của người dân. Sau khi nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, tôi rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, trọng tâm của các chương trình phát triển mô hình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợ nguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn, trong việc tham gia xây dựng các hoạt động phát triển làng xóm. Thứ hai, mô hình còn huy động được sự hỗ trợ về vốn cho phát triển nông thôn của bà con đi làm ăn xa muốn đóng góp xây dựng quê hương. Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của Chính phủ và dưới sự tư vấn của Viện QH&TKNN các hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ tư, mô hình nông thôn mới sau hai năm đưa vào thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa nền kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới. Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng lên 27,52% từ tước (năm 2006) và sau khi có Đề án (năm 2008), thu nhập bình quân đầu người cũng tăng 131,45% . Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp. Về văn hóa - xã hội, các phong tục tập quán tại các địa phương đang dần được phục hồi, khu vực đình chùa được tôn tạo phục vụ cho việc sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Làng Thanh Sầm đã cho cải tạo khu thần Hoàng Ngự với 150 triệu đồng, sửa kiệu và quần áo rước với 70 triệu đồng, kè bờ ao quanh các khu di tích 17,05 triệu đồng .Đời sống người dân đang từng bước nâng cao. Về cơ sở hạ tầng, các công trình nông thôn được cung cấp và cải tạo, người dân hưởng nhiều phúc lợi từ các hoạt động đó. Chất lượng sinh hoạt đời sống ngày càng tăng. Làng đã đổ 1052m đường bê tông liên thôn là trục đường chính lối từ giữa làng đến đường 205, con đường mà người dân thường đi lại, giao lưu buôn bán hàng hóa. Về phát triển con người, trình độ dân trí đang dần phát triển, nhận thức của người dân về kiến thức khoa học kỹ thuật không còn khoảng cách quá xa như trước. Ai cũng được mời tới dự các lớp chuyển giao KHKT đưa giống cây trồng mới vào sản xuất: lúa cao sản Sin 6 và Thục Hưng 6, tăng năng suất 2,5-3 tạ/sào/vụ; đưa giống cam đường canh vào trồng được người dân hưởng ứng tăng diện tích gieo trồng so với kế hoạch 440%

doc114 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng thanh sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khuyến khích họ đi tham gia các cuộc họp vì sự phát triển chung của cả cộng đồng. Bảng 4.7 Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp thôn Số lần gặp mặt Số người dân trong làng (1) Số người tham gia (2) So sánh (%) (2)/(1) Lần thứ 1 1300 694 53.38 Lần thứ 2 1300 843 64.85 Lần thứ 3 1300 759 58.38 Nguồn: Tổng hợp số liệu diều tra 4.2.2 Sự tham gia của người dân trong việc thành lập ban phát triển thôn Để người dân tích tực tham gia vào các hoạt động phát triển của địa phương ngay từ đầu, cần có những tổ chức phù hợp đảm bảo yêu cầu phát triển của cộng đồng. Đó là một tổ chức đại diện cho tiếng nói của người dân, do người dân bầu lên, những người có năng lực và khả năng đảm nhận công việc mà thôn giao cho. Vì vậy BPPT có một lợi thế là tổ chức do dân bầu lên, có quyền hạn lãnh đạo các hoạt động phát triển trong phạm vi thôn đó. Điều này làm tăng thêm tính cộng đồng trong thôn. Nhằm hiểu rõ hơn tính tích cực tham gia xây dựng của người dân ta tìm hiểu qua bảng 4.8. Trong làng có 321 hộ, thì có 282 hộ tham gia vào chương trình, chiếm 87,85% tổng số hộ trong làng. Trong đó tỷ lệ nhóm hộ tham gia nhiều nhất nhóm hộ trung bình chiếm 43,97%, nhóm hộ khá cũng chiếm tỷ lệ cao 38,3%, nhóm hộ nghèo là thấp nhất chiếm 6,38%. Đặc biệt số hộ giàu trong thôn đều tham gia vào thành lập BPTT. Với tổng số nhân khẩu tham gia, nam chiếm 63,38%; nữ chiếm 36,62%. Chúng tỏ sự tham gia của nam nhiều hơn nữ. Do thường đàn ông là chủ gia đình, nên có nhiều thời gian hơn tham gia các buổi hội họp, hoạt động của làng xóm. Sau khi được thỏa thuận, bàn bạc công khai làng đã bầu ra được BPTT gồm 12 thành viên là đại diện của các dòng họ trong làng. Đặc biệt các thành viên còn là đại diện của các tổ chức đoàn thể tại địa phương, UBND xã. Thể hiện rõ ở hình 4.1. Bảng 4.8 Tỷ lệ các nhóm hộ tham gia thành lập BPTT Sự tham gia của người dân Số lượng và cơ cấu Chỉ tiêu Tổng số Tổng số tham gia Tỷ lệ (%) SL (hộ) CC (%) I: Phân theo loại hộ tham gia Hộ giàu 32 32 100 32 11.35 Hộ khá 118 108 91.53 108 38.30 Hộ TB 146 124 84.93 124 43.97 Hộ nghèo 25 18 72 18 6.38 Tổng 321 282 87.85 282 100 II: Phân loại theo chủ hộ tham gia Nam 804 244 30.35 244 63.38 Nữ 496 141 28.43 141 36.62 Tổng 1300 385 29.62 385 100 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ năm 2008 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu các nhóm hộ tham gia thành lập BPTT Viện QH&TKNN Mặt trận tổ quốc UBND xã Chi bộ Đảng BPTT Làng Thanh Sầm Hội Nông dân Hội người cao tuổi Hội phụ nữ Đoàn thanh niên Hôi Cựu Chiến binh Hội chữ thập đỏ Cộng đồng làng Thanh Sầm Hình 4.1 Mối quan hệ giữa BPTT với các đơn vị tổ chức Mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm có những nét đặc trưng, nổi bật là sự lồng ghép giữa các tổ chức, các nguồn lực, các thành phần trong làng và xã tham gia vì sự phát triển chung. Điều này càng làm gắn kết giữa BPTT với các tổ chức trong làng, xã. Trưởng thôn là người chịu trách nhiệm chính về mặt hành chính, điều hành việc thực hiện các hoạt động chung của làng. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các lãnh đạo Bí thư chi bộ thôn, cùng các ban hội khác. Gồm các tổ chức đờn thể: Hội nông dân, Hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phật giáo, Đoàn thanh niên…. Đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức quần chúng về kinh tế-xã hội. Chi bộ Đảng Làng Thanh Sầm là tổ chức chính trị có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới các hoạt động và mọi quyết định của BPPT. Mọi hoạt động đều được Chi bộ thông qua và định hướng. Hội người cao tuổi cũng có vai trò rất quan trọng, bởi những ý kiến đóng góp của người luôn là những bằng chứng cho các bài học đã từng trải nghiệm. Vì vậy các ý kiến đều được rất coi trọng, nhằm góp phần vào việc vận động xây dựng xã hội mới văn minh Sự lồng ghép hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể trong làng đã tạo ra một thể thống nhất, dưới sự chỉ đạo của UBND xã Đồng Thanh và Viện QH&TKNN. Việc thành lập và duy trì BPTT đã thu hút được tất cả thành phần của thôn tham gia, từ các tổ chức đoàn thể toàn thôn. Còn có sự tham gia đầy đủ của các thành phần hộ giàu, khá, trung bình, nghèo đều hưởng ứng. Không có sự phân biệt nam nữ. Tất cả đều được bình đẳng như nhau tạo ra một mối quan hệ công bằng trong xã hội. 4.2.3 Vai trò của người dân trong việc lập kế hoạch phát triển thôn BPTT được thành lập là một tổ chức có vai trò hết sức quan trọng. Vì không phải chỉ thể hiện sự đồng nhất giữa các tổ chức ban ngành tại địa phương, mà còn tiếng nói của người dân, đem những suy nghĩ của dân đi vào các hành động. Trong quá trình thành lập BPTT, người dân là một yếu tố quyết định cấu thành nên tổ chức này. Do dân bầu ra, thể hiện mức độ tham gia của họ. Ngoài việc tham gia thành lập BPTT, người dân còn chủ động xây dựng kế hoạch phát triển các hoạt động phục vụ chính nhu cầu của mình. Càng thể hiện rõ hơn tính tự chủ của người dân trong mỗi hoạt động. Đã khích lệ được sự tham gia nhiệt tình của người dân tham gia, tự tay mình xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tính tự chủ này thể hiện rõ nhất qua bảng 4.9. Qua bảng cho ta thấy, những khâu của hoạt động từ khi thành lập kế hoạch cho tới khi nghiệm thu kết quả đều có sự tham gia của người dân. Họ đã tự biết tìm ý kiên riêng của mình, tham gia nhiệt tình vào việc xây dựng kế hoạch; xây dựng các quy chế và quyết định cho chính công việc của họ. Bảng 4. 9 Người dân tham gia xây dựng quy chế và lập kế hoạch phát triển thôn STT Nội dung Thời lượng Thành phần tham gia Hình thức tham gia Kết quả 1 XD bản cam kết và Quỹ trao đổi Việt Nam (CEEVN) 7 Người dân và nhóm dự án Họp bàn toàn dân Văn bản cam kết 2 Họp bầu BPPT 5 Người dân Họp bàn toàn dân Văn bản cam kết 3 XD quy chế BPTT 2 BPTT và người dân Họp bàn toàn dân Bản quy chế quy định 4 XD kế hoạch năm 2007-2008 và mục tiêu đến năm 2012 6 BPTT, người dân và các đơn vị thiết kế kỹ thuật Họp bàn toàn dân Bản kế hoạch chi tiết vàquy chế 5 Tham gia giám sát các chương trình 4 Ban chỉ đạo chi cục HTX, tổ công tác huyện, BPTT, đại diện người dân Họp và đi thực tế Văn bản tham gia trong khảo sát thiêt kế, XD 6 Nghiệm thu quyết toán công trình 3 Sở Nông nghiệp, Chi cục HTX, phòng kinh tế huyện, BPTT, ban giám sát, đại diện dân Họp từng bộ phận Văn bản nghiệm thu, văn bản quyết toán công trình Nguồn: Báo cáo năm 2007 của BPTT Tính tự chủ còn khơi dậy động viên, khích lệ tình thần mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là người nghèo hay tự ti, ít tham gia các hoạt động của thôn xóm. Nhưng giờ đây họ đã có thể nói ra được tiếng nói chung của mình, đóng góp, đưa ra các hoạt động đem lại lợi ích cho chính họ và toàn thể người dân. Để đảm bảo tính dân chủ, việc bầu họp BPTT đã được tổ chức họp toàn dân trong 4 ngày. Sau khi BPTT được thành lập, người dân và BPTT tiến hành xây dựng các quy chế của BPTT và xây dựng kế hoạch phát triển năm 2007-2008, mục tiêu phát triển đến năm 2012. Bản kế hoạch chi tiết, bản quy chế đã được đưa ra, là cơ sở định hướng cho mọi hoạt động của làng. Các hoạt động sau khi được thực hiện, sẽ được ban chỉ đạo chi cục HTX, tổ công tác huyện, BPTT, ban giám sát, đại diện cho người dân tiến hành khảo sát trên địa bàn trong 4 ngày. Hình thức tham gia là đi họp và đi thực tế. Việc khảo sát giúp có thể đánh giá được khách quan, chính xác. Ngoài ra giúp cho các công trình được diễn ra đúng thời điểm, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật được thống nhất từ trước. Công việc cuối cùng là nghiệm thu, quyết toán với sự tham gia của Sở Hoạt động đưa giống mới vào sản xuất có tỷ nguồn đóng góp của dân cao nhất chiếm 26,686% tổng nguồn kinh phí. Đặc biệt nhà nước chỉ hỗ trợ trồng 2 ha giống lúa cao sản, 5 sào cây cam đường canh. Nhưng họ vẫn tự mình tiến hành sản xuất vượt chỉ tiều đề ra. Cây cam đường canh rất thích hợp với điều kiện đất cát của làng, cam sẽ ngọt và đảm bảo chất lượng đem lại thu nhập cao cho người dân. Cải thiện đời sống chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp, chi cục HTX, phòng kinh tế huyện, BPTT, ban giám sát, đại diện người dân. Trong giai đoạn này, vai trò của từng bộ phận trong làng sẽ được tiến hành theo đúng chức năng của bộ phận dó. Sau cuộc họp, văn bản nghiệm thu và văn bản quyết toán được đưa lên cơ quan cấp trên. Như vậy, việc xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển làng đã kêu gọi được sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Nâng cao tính tự chủ của họ, đây là nét đặc trưng và nổi bật nhất thể hiện vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới. 4.2.4 Vai trò của người dân trong huy động vốn vào xây dựng nông thôn mới Người dân đóng góp của cải vật chất vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng Qua bảng 4.10 cho ta thấy, người dân tham gia tích cực vào việc đóng góp nguồn kinh phí thực hiện những hoạt động chung của làng. Với tổng nguồn kinh phí là 662,711 triệu đồng, người dân đã đóng góp được 112,054 triệu đồng (chiếm 16,908%). Bảng 4.10 Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động năm 2007 STT Hoạt động Tổng kinh phí (Tr đ) (1) Kinh phí thôn (Tr đ) (2) So sánh (%) (2)/(1) 1 Đưa giống mới vào sản xuất 17.05 4.55 26.686 2 Làm đường giao thông 540.476 92.384 17.093 3 Kè bờ ao 105.185 15.12 14.375 Tổng cộng 662.711 112.054 16.908 Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007 BPTT Biểu đồ 4.2 Nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động Mặc dù nguồn kinh phí do người dân đóng góp chưa cao, nhưng cũng phân nào thể hiện được sự nhiệt tình tham gia vào các hoạt động phát triển thôn của họ. Trong hoạt động làm đường giao thông là đòi hỏi nhiều nguồn kinh phí nhất nên người dân đóng góp kinh phí ở mức khá cao 92,384 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ so với tổng nguồn kinh phí của làng thấp chỉ có 17,093%, do đây là hoạt động được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước nhất 540,476 triệu đồng. Hoạt động kè bờ ao khu di tích đình chùa cũng đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn 105,185 triệu đồng, nhưng kinh phí do làng đóng có tỷ lệ thấp nhất (chiếm 15,375% trong tổng nguồn kinh phí).sản xuất hàng hóa. Như vậy, trong các hoạt động của thôn người dân đều có sự tham gia đóng góp tiền của. Là nguồn kinh phí rất cần thiết để làng hoàn thành đúng tiến độ công việc đề ra. Tuy nhiên mô hình nông thôn mới đang được đưa vào thí điểm nên đòi hỏi sự tham gia tích cực hơn nữa của người dân trong các hoạt động phát triển thôn, để nâng cao hơn tính khả quan của mô hình. Người dân tham gia đóng góp ngày công lao động vào những hoạt động của làng. Ngoài việc tham gia đóng góp tiền của cho các hoạt động của làng, người dân còn tích cực tham gia đóng góp ngày công lao động cho việc xây dựng, tu sửa các công trình. Số ngày công người lao động trong làng trực tiếp tham gia, sẽ được BPTT thuê và trả tiền. Bao gồm các công việc lao động phổ thông, một số ít thuộc về kỹ thuật như các hoạt động: người dân tham gia cắt cỏ đường, gánh gạch vỡ san phẳng mặt đường, đào móng tát ao, đổ đất hàn lấp,….Giá thuê mỗi công lao động 15.000 đồng/ngày. Với tổng trị giá 48,136 triệu đồng. Sự tham gia tự nguyện của người dân trong làng vào những công việc chung, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng tiến độ, các hoạt động ưu tiên được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đó cũng là nền tảng cho sự thành công trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm. 4.2.5 Vai trò của người dân trong việc tham gia giám sát, điều chỉnh và đánh giá Người dân tham gia giám sát các hoạt động của làng trong khuôn khổ kế hoạch đã được xây dựng từ trước. Quá trình tham gia giám sát được thực hiện do người dân tự bầu ra một ban giám sát riêng của làng, dưới sự xác nhận của xã. Kết hợp với việc thuê thêm một số chuyên gia giám sát từ bên ngoài nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của các công trình đúng kỹ thuật đề ra. Mỗi nhóm giám sát đứng ra đảm nhận từng khâu của các hoạt động. Đối với hoạt động kè bờ ao đình chùa và làm đường bê tông ngõ xóm. Mỗi ngõ sẽ có một đại diện được cử ra. Người này cùng với BPTT và các chuyên gia giám sát khác chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng công trình đang được thi công. Hoạt động này đã gắn kết trách nhiệm của người dân với từng hoạt động của làng trong việc thi công các công trình. Nâng cao ý thức của người dân về vai trò lãnh đạo và sự đóng góp của Nhà nước. Trong trường hợp cần điều chỉnh các kế hoạch hoạt động của làng cho phù hợp hơn với những biến động tác động có thể làm thay đổi kế hoạch. Tổng kết cuối năm, làng sẽ tổ chức các cuộc họp để đánh giá các hoạt động đã thực hiện, có được diễn ra theo đúng kế hoạch không, các vấn đề khác liên khác. Từ đó làng có thể đưa ra các kinh nghiệm cho các hoạt động khác sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong những năm sau. 4.3 Kết quả đạt được của mô hình nôn thôn mới làng Thanh Sầm 4.3.1 Kết quả chung đạt được Sau khi xây dựng thành công mô hình nông thôn mới qua hai năm 2007-2008 tại làng Thanh Sầm, bộ mặt của làng đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến chuyển rõ rệt. Tình hình cơ sở vật chất của làng ngày càng được nâng cao. Các công trình đình chùa được tu sửa, kè bờ ao khu vực chùa. Cụ thể năm 2007-2008 đã tu sửa được 2 khu đền thờ Hoành Phi và Hoàng Ngự, ngoài ra sân khu di tich cũng được nâng cấp 900m2, mua sắm đồ cúng lễ, quần áo rước trị giá 15 triệu phục vụ cho lễ hội. Các hoạt đông văn hóa trên tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt hội hè, khôi phục những truyền thống văn hóa. Nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh. Đây có thể được coi là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng mô hình nông thôn mới. Hệ thống công trình đường làng, ngõ xóm ngày càng được kiên cố hóa, cải thiện 1052m đường liên thôn, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn vào mùa mưa. Đặc biệt tạo điều kiện giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa trong hoạt động nông nghiệp. Làng còn mở thêm lớp dạy nghề phụ thêu ren hat cườm xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao. Lúc đầu khởi điểm chỉ có 20-30 hộ cho tới nay đã lên tới 60 hộ, hoạt động này rất được sự ủng hộ của bà con, lại càng thêm hứng khởi. Vì tạo thêm một nguồn thu nhập cho gia đình, tận dụng những lúc thời gian nông nhàn. Nhờ những hoạt động trên mà tỷ lệ số hộ nghèo trong làng giảm hẳn đi từ 60 hộ nghèo giờ chỉ còn 25 hộ với tỷ số rất cao 58,33%. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng rất nhanh đạt 66,67% ( từ 3% năm 2006 lên đến 5% năm 2008). Thu nhập bình quân đầu người tăng 131.45% (từ 1,24 triệu lên tới 2,87 triệu năm 2008). Sau hơn một năm xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm, những kết quả đã đạt được năm 2007, kết quả đã và đang đạt được năm 2008 đã tạo ra những nét đổi mới rất lớn cho người dân trong làng. Chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, truyên thống văn hóa ngày càng được chú trọng và giữ gìn. Như vậy, mô hình nông thôn mới đã tạo nên nhưũng thay đổi của làng Thanh Sầm. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân được ấm lo, hạnh phúc tạo môi trường nông thôn sạch, đẹp. Bảng 4.11 Kết quả đạt được của mô hình nông thôn mới làng Thanh Sầm năm 2007-2008 Chỉ tiêu ĐVT Trước kia (2006) Hiện nay (2008) SS (%) 08/06 Đường được bê tông hóa km 2.19 3.24 147.95 Chiều dài bờ ao được kè m 1 3.05 305 Số đình chùa được tu sửa cái 1 2 200 Hộ được học nghề mới hộ 20 60 300 Tỷ lệ nghèo hộ 60 25 41.67 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp % 3 5 166.67 Thu nhập bình quân đầu người triệu 1.24 2.87 231.45 Quy chế có hương ước và thực hiện quy chế dân chủ - Đã có hương ước Duy trì hoạt động thực hiện - Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007-2008 4.3.2 Một số tác động của mô hình nông thôn mới ở thôn Thanh Sầm Về kinh tế Tác động của mô hình đến tăng trưởng kinh tế Sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh tế của làng có những thay đổi đáng kể. Sự thay đổi được thể hiện rõ qua bảng 4.12. Qua bảng ta thấy, tổng giá trị kinh tế của làng sau 2 năm áp dụng xây dựng mô hình nông thôn mới tăng nhanh (đạt 27,52%); cụ thể năm 2006 giá trị kinh tế đạt 6,54 tỷ đồng đến năm 2008 đạt 8,34 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, ở làng có tốc độ phát triển lớn hơn ở xã. Ở xã năm 2006 thu nhập bình quân là 6,84 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 9,94 triệu đồng (tốc độ 45,32%); ở làng năm 2006 thu nhập bình quân 1,24 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 2,87 triệu đồng (tốc độ 131,45%). Tốc độ tăng trưởng của làng gấp 3 lần của xã. Lương thực bình quân đầu cũng có xu hướng tăng lên cả ở làng và xã, xã có tốc độ tăng trưởng 44,71%, thôn cũng có tốc độ tăng trưởng không kém 46,85%. Qua những so sánh trên ta thấy, việc xây dựng mô hình nông thôn kiểu mới rất phù hợp với làng Thanh Sầm và với nhiều địa phương có xuất phát điểm thuần nông khác. Làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, tác động chung đến tăng trưởng toàn xã. Tác động của mô hình đến sản xuất nông nghiệp Trước kia sản xuất nông nghiệp của làng chủ yếu là trồng lúa, thu nhập chủ yếu từ cây lúa. Nhưng từ khi áp dụng chương trình mô hình nông thôn mới đến nay, sau khi được phổ biến khoa học kỹ thuật mới, đưa giống lúa cao sản và cây cam đường canh về sản xuất; kết hợp đi thực tiễn tai những địa phương lân cận Khoái Châu, Văn Giang. Bà con nông dân đã đổi mới tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thu được kết quả cao, cả làng có tới 7ha cây cam đường canh, 3ha trồng giống lúa cao sản. Bảng 4.12 Một số chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế làng Thanh Sầm Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có mô hình (2006) Sau khi có mô hình (2008) So sánh (%) Xã Thôn SS (%) Xã Thôn SS (%) Xã Thôn Tổng giá trị sản xuất tỷ đồng 40.2 6.54 16.27 56.063 8.34 14.88 139.46 127.52 Thu nhập bình quân/người/năm triệu đồng 6.84 1.24 18.13 9.94 2.87 28.87 145.32 231.45 Lương thực bình quân/người/năm kg 454 397 87.44 657 583 88.74 144.71 146.85 Nguồn: Ban Thống kê xã Một mặt là hỗ trợ của nhà nước về cây giống, phần lớn từ sự lỗ lực của người dân và tinh thần ham học hỏi đưa họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, tự sức mình làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Kết quả đạt được, hàng năm 1ha cam đường canh cho thu hoạch từ 50-60 triệu. Mặt khác thu nhập từ giống lúa cao sản cũng khá cao từ 2,3-3 tạ/sào/vụ. Hộp 1. Tác động của mô hình nông thôn mới đến đời sống người dân Tôi rất biết ơn sự quan tâm của Nhà nước đã hỗ trợ vốn cho gia đình chúng tôi trồng cây cam đường canh cải thiện đời sống gia đình. Hiện nay thu nhập từ cam đường canh kinh tế gia đình tôi tăng nhanh, có của ăn của để! (Ông: Vũ Văn Luận, 46 tuổi, làng Thanh Sầm) Tuy nhiên, còn một số khó khăn cho người dân là khoản kinh phí đầu tư cho việc trồng cây cam đường canh đòi hỏi lâu dài và một khoản vốn lớn. Nên có tính mạo hiểm khá cao. Tác động đến thu nhập của người dân Mô hình nông thôn mới làng Thanh Sầm phát huy được lợi ích rất lớn của mình, nó vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp tạo nên sự đa dạng trong thu nhập cho người dân. Qua điều tra hộ nông dân tại làng cho thấy. Người dân đều có cùng một kết luận, việc vận dụng mô hình nông thôn mới vào làng tác động làm tăng thêm thu nhập của người dân. Như trước kia ngoài khoản thu nhập từ lúa 3-4 triệu/sào, người dân không có thêm khoản thu nhập nào. Nhưng từ khi các hoạt động mô hình nông thôn thôn mới người dân còn có thêm các khoản thu nhập khác như từ việc thêu ren hạt cườm ngày cũng kiếm được 10.000-15.000 đồng /người. Nhiều hộ chuyển sang trồng cây cam đường canh, xen cây đỗ tương hay rau màu hàng ngày cũng cho thu nhập 10.000-15.000 đồng/ngày. Hộp 2. Vấn đề việc làm được giải quyết khi có mô hình nông thôn mới Hiện nay xưởng thêu đan hạt cườm nhà tôi thuê được tới 100 lao động của làng. Tôi thấy việc hỗ trợ vốn của nhà nước cho phát triển ngành nghề phụ ở nông thôn là rất cần thiết. Vì tăng ý thức tự làm việc của người dân hay còn gọi là “Châm ngòi kích cầu”! (Ông: Lê Xuân Thúc, 49 tuổi, làng Thanh Sầm) Như vậy sự hỗ trợ của nhà nước về giống cây mới và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật giúp người dân nhận thưc cao hơn, vận dụng đầu mình vào việc phát triển nông nghiệp có hiệu quả Về xã hội Cùng với sự tác động phát triển về mặt kinh tế, thì mặt xã hội đặc biệt nhận được sự quan tâm của người dân trong làng. Sau 2 năm thực hiện đổi mới đã có nhiều công trình đền thờ được tu sửa, mua sắm thêm trang thiết bị. Năm 2007 có 305m bờ ao các Bác Hồ được kè lại, đổ bê tông tránh sạt lở bờ ao, việc đi lại cúng bái thuận tiện hơn. Ngoài ra khu đền thờ Hoàng Phi cũng được tu sửa. Hộp 3.Các bản sắc văn hóa được khôi phục và phát triển Trước đây, các hoạt động lễ hội chỉ là cho có lệ. Nhưng nhờ ơn Đảng và Chính phủ đưa mô hình nông thôn mới về thôn, xóm. Các hoạt động thờ cúng, lễ hội dần được phục hồi, tôi cảm thấy rất phấn khởi! (Bà: Phạm Thị Vinh 67 tuổi, làng Thanh Sầm) Năm 2008, khu thần Hoàng Ngự cũng được cải tạo,đường lối khu di tích để rước kiệu đổ bê tông, mua sắm quần áo rước. Ngoài ra còn có các hoạt động khác đang được thực hiện kè bờ ao khu di tích, tu sửa khu di tích. Hệ thống đường giao thông thôn xóm được quan tâm nâng cấp, tu sử thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Trong những năm gần đây các công trình cở sở hạ tầng đã phần nào tác động, nâng cao mức sống của người dân. Kinh tế hộ ngày càng khá giả nên họ đã ý thức được rằng để cải thiện được điều kiện sống của mình cần nâng cao, cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, mới đáp ứng được nhu cầu của chính họ. Vì vậy mô hình nông thôn mới cần quan tâm đầu tiên tới nhu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông ngõ xóm. Về môi trường Hiện nay môi trường nông thôn đang là vấn đề cần quan tâm đúng mức, trong những năm gần đây đang trong tình trạng báo động. Trước khi mô hình nông thôn mới được đưa vào làng Thanh Sầm, ý thức bảo vệ thôn xóm của người dân chưa cao, rác thải bừa bãi ra đường đi, hệ thống cống thoát nước và xử lý chất thải chưa được quan tâm. Từ khi các hoạt động của mô hình nông thôn mới được đưa vào thực hiện, đã phần nào giải quyết thực trạng trên. Sau hoạt động đổ bê tông đường làng thực hiện năm 2007, kèm theo hệ thống cống rãnh thoát nước được cải tạo góp phần giữ gìn vệ sinh thôn xóm. Năm 2008, từ nguồn kinh phí hỗ trợ bên ngoài và sự đóng góp của người dân, cả làng đã mua được 3 xe chở rác với trị giá 9 triệu đồng, xử lý một lượng giác thải lớn trong làng. Hộp 4: Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện Được chứng kiến cảnh bà con không phải vất vả mỗi khi mùa mưa tới, ngõ xóm luôn sạch sẽ. Tôi nghĩ việc tu sửa đường làng ngõ xóm là rất phù hợp, đây là việc làm rất cần thiết, vừa góp phần gìn giữ môi trường! (Bà: Lương Thị Thư, 61 tuổi, làng Thanh Sầm) Các hoạt động trên được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình cả về sức người lẫn sức của, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, phần nào đảm bảo giữ trật tự an ninh thôn xóm. Khi điều tra các hộ nông dân về tác động của dự án đến môi trường, 100% số hộ dân đều nhất trí với ý kiến: “mô hình nông thôn mới đã làm giảm ô nhiễm môi trường”. 4.3.3 Tác động của đề án đến sự công bằng trong cộng đồng của người dân Đất nước ta hiện nay đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải có trình độ nhất định gắn với sự phát triển của thời đại. Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy vấn đề quan trọng trong phát triển nông thôn là cần chú trọng tới vai trò của người dân trong cộng đồng, đảm bảo tính công bằng, không phân biệt kẻ giàu người nghèo, nam hay nữ … mỗi cá nhân đều có vai trò như nhau, đều có cơ hội tham gia vào tất cả các hoạt động thôn. Lợi ích đề án mang lại cho tất cả mọi người đều như nhau. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 4.13. Bảng 4.13 Sự công bằng trong cộng đồng cư dân nông thôn Tiêu chí Tỷ lệ tham gia (%) Ý kiến Lập kế hoạch 85 Ai cũng tham gia lập kế hoạch Lao động 76 Ai cũng được tham gia lao động Trực tiếp thực hiện 95 Ai cũng được trực tiếp lao động Kiểm tra,giám sát 57 Ai cũng có quyến kiêm tra, giám sát Hưởng lợi 100 Ai cũng được hưởng Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ dân năm 2009 Sự công bằng trong cộng đồng dân cư là sự tác động của nhiều yếu tố và trải qua một thời gian nhất định. Mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm đã tác động trực tiếp, thể hiện được sự công bằng của người dân trong các hoạt động, mỗi người dân đều được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do làng đề ra, bao gồm: Lập kế hoạch phát triển làng, kiểm tra giám sát, tham gia lao động và có quyền được hưởng lợi như nhau. Trong số những chỉ tiêu trên việc kiểm tra, giám sát của người dân vào các hoạt động còn chưa cao chỉ chiếm 57%. Đối tượng hưởng lợi là chủ thể người dân của làng lại chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% đảm bảo tính công bằng trong hưởng lợi. Các chỉ tiêu còn lại chiếm tỷ lệ khá cao lập kế hoạch 85%, lao động 76%, trực tiếp thực hiện 95%. Vậy, hoạt động của đề án đã thu hút được sự tham gia của mọi thành phần trong làng, giúp họ tiếp xúc nhiều hơn với những kiến thức khoa học mới, nâng cao trình độ dân trí, đã tạo nên sự công bằng về nhận thức. Đây là cơ sở để người dân tự làm chủ trong cộng đồng của mình. Ngoài ra, sự công bằng trong làng còn được thể hiện qua mức độ chênh lệch giàu nghèo qua 2 năm 2006-2008. Được biểu hiện rõ ở bảng 4.14. Bảng 4.14 Mức chênh lệch giàu nghèo của xã và làng trước và sau khi thực hiện đề án qua 2 năm 2006-2008 I. Thu nhập BQ/hộ/tháng của số hộ giàu và số hộ nghèo (1000đ) Năm Xã Làng Hộ giàu Hộ nghèo Hộ giàu Hộ nghèo 2006 5765.21 523.45 5123.75 685.32 2008 7124.23 674.32 5625.81 864.18 II. Chênh lệch giàu nghèo: Thu nhập BQ của số hộ giàu/số hộ nghèo (lần) 2006 11.01 7.48 2008 10.57 6.51 Nguồn: Ban Thống kê xã Qua bảng ta thấy, mức độ chênh lệch giàu nghèo của xã và làng qua 2 năm đều giảm. Năm 2006, mức độ chênh lệch giàu nghèo của xã là 11,01 lần; đến năm 2008 đã giảm đi 0,96 lần (đạt 10,57 lần). Năm 2006, mức chênh lệch giàu nghèo của làng là 7,48 lần; đến năm 2008 giảm xuống còn 6,51 lần. trong cả 2 năm mức độ chênh lệch giàu nghèo ở làng luôn thấp hơn so với toàn xa. Chứng tỏ rằng mức sống của các hộ dân trong làng đồng đều hơn, mức độ chênh lệch giàu nghèo ít hơn.. Qua 2 năm tốc độ giảm chênh lệch giàu nghèo của làng nhanh hơn của xã. Điều đó chứng tỏ mô hình nông thôn mới đã có tác động tích cực tới thu nhập người dân trong xã là như nhau. Mọi người đều được hưởng lợi từ các công trình của đề án, có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế gia đình. Như vậy, sau 2 năm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm, mức độ công bằng của người dân trong làng đã đươc cải thiện. 4.3.4 Tác động của đề án đến tính tự lập của cộng đồng dân cư Người dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn. Sự phát triển chung của cộng đồng phụ thuộc sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Vì vậy mỗi người cần ý thức được điều đó và phát huy tính tự lập của mình. Mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm đã được xây dựng tiếp cận từ dưới lên trên. Qua điều tra hộ nông dân cho thấy 100% hộ dân trong làng đều tham đóng góp tiền vào hoạt động chung của làng. Phần lớn các hộ đều tham gia đóng góp sức lao động trực tiếp tham gia các hoạt động, một số nhỏ còn lại hều hết đều thuộc hộ nghèo hay những hộ đi làm ăn xa. Các hộ tham gia giám sát quản lý các công trình chiếm 54,5% số hộ trong làng. Chứng tỏ, sự tham gia hay vai trò của người dân trong mô hình nông thôn mới ngày càng được nâng cao. Vai trò của người dân còn được thể hiện rõ trong biểu đồ 4.3. Qua biểu đồ này ta thấy được vai trò của hỗ trợ bên ngoài và của người. Các tổ chức bên ngoài thể hiện được vai trò của mình khi đem đề án tới tiếp cận với người dân; còn trong quá trình thực hiện các họat động của đề án, thì người càng thể hiện được vai trò của mình hơn, tính tự chủ trong cộng đồng nông thôn được nâng cao. Đó là tính chất quyết định cho những thành công bước đầu của đề án mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm. Mức độ Thời gian Vai trò của người dân Vai trò của hỗ trợ bên ngoài Biểu đồ 4.3 Vai trò của người dân tham gia xây dựng và phát triển làng Mô hình nông thôn mới làng Thanh Sầm đã thay đổi tư duy của người dân. Làm tăng tính tự lập của người dân trong các hoạt động: nhận nguồn hỗ trợ từ bên ngoài tới việc tự chủ làm mọi hoạt động, chỉ cần tư vấn và hỗ trợ bên ngoài khi cần thiết. Kết quả này tạo nên tính bền vững mô hình nông thôn mới làng Thanh Sầm. 4.4 Thuận lợi và khó khăn đối với việc triển khai thực hiện mô hình nông thôn mới Sử dụng bộ công cụ SWOT để thu thập thông tin, từ đó rút ra những yếu tố thuận lợi và cản trở nhằm nâng cao tính tự chủ của người dân Thể hiện rõ dưới bảng sau. Bảng 4.15 Bộ công cụ SWOT nhằm nâng cao tính tự chủ của người dân Nội dung O- Cơ hội Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình Người dân chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng T- Thách thức Năng lực của các tổ chức hội và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp. Trình độ của người dân còn hạn chế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn còn chậm. S- Mặt mạnh Dân biết Dân bàn Dân làm Dân kiểm tra Dân hưởng lợi O-S Giúp người dân nhận thấy vai trò của mình và những quyền lợi mà họ sẽ được hưởng. Giúp họ nhận thức được quyền làm chủ của mình trong cộng đồng. T-S Người dân kết hợp cùng với các tổ chức và đoàn thể trong quá trình thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế. Nâng cao trình độ dân trí. W- Mặt yếu Thủ tục giấy tờ thanh quyết toán, nghiệm thu còn phức tạp. Đóng góp tiền của người dân còn hạn chế. Người dân chưa quan tâm tới vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình. O-W Giúp người dân có cơ hội đưa ra quyết định của họ trong các hoạt động. Giúp người dân hiểu được vai trò của mình trong các hoạt động. T-W Nâng cao năng lực các tổ chức, đoàn thể. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động của thôn, từ khâu lập kế hoạch, đến khâu giám sát. 4.5 Kế hoạch phát triển làng Thanh Sầm Đến năm 2012 Lập kế hoạch phát triển là một yếu tố rất quan trọng, đăc biệt là khi thực hiện một hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Sẽ giúp cho người thực hiện đi theo đúng hướng đã đề ra. Vì vậy, trên cơ sở viễn cảnh phát triển của làng Thanh Sầm, đoàn cán bộ viện quy hoạch cùng nhân dân đã lập ra kế hoạch thực hiên mục tiêu phát triển của làng đến năm 2012 bao gồm: Mục tiêu cần đạt đến trong năm 2012 và kết quả sẽ đạt được khi đạt được mục tiêu đó. Được thể hiện rõ ở bảng 4.16. Bảng 4.16 Mục tiêu phát triển đến năm 2012 của làng Thanh Sầm TT Nội dung muc tiêu Kết quả đạt được Mục tiêu1 Phát triển con người, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng nông thôn nâng cao trình độ dân trí, trình độ KHKT. Mở lớp tập huấn chuyển giao KHKT vật nuôi cây trồng. Mục tiêu 2 Phát triển nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo thôn và các phong trào đoàn thể, để tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng và các phong trào phát triển thôn. Tạo nguồn kinh phí duy trì hoạt động của các ban ngành đoàn thể. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. Mục tiêu 3 Phát triển kinh tế, tiềm năng nông nghiệp và ngành nghề dịch vụ được khai thác sử dụng hợp lý đảm bảo an ninh lương thực nâng cao thu nhập người dân. Cứng hóa giao thông nội đồng. Giống cây có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao. Phát triển thêm ngành nghề phụ. Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế cho hiêu quả cao. Mục tiêu 4 Phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng phục vụ sinh hoạt của người dân. Đổ bê tông đường giao thông thôn xóm Kè bờ ao trước khu di tích đình chùa. Mua sắm quần áo và tu sửa kiệu rước Xây dựng sân khu di tích 900m2. Tu sửa khu di tích. Mục tiêu5 Xây dựng môi trường xanh-sạch -đẹp, công tác vệ sinh ô nhiễm môi trường được nâng cao. Thành lập đội ngũ gom rác. Mua 3 xe chở rác. Hệ thống nước sạch hoàn thiện và được nâng cấp. Nguồn: Ban phát triển thôn 4.6 Giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới 4.6.1 Nâng cao dân trí Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Đối với nông thôn nước ta hiện nay việc quan trọng nhất là đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp, muốn vậy chúng ta cần quan tâm tới việc nâng cao trình độ dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKT mới. Đồng thời hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng. 4.6.1 Khuyến khích người dân tham gia lập kế hoạch phát triển làng Người dân có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập kế hoạch phát triển làng. Bởi các hoạt động của làng đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, họ trực tiếp tham gia trao đổi và quyết định việc thành lập BPTT. Đây là một tổ chức do dân bầu ra, lãnh đạo thực hiện các hoạt dộng phát triển làng từ mô hình nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay vai trò này của người dân chưa được phát huy, một số người không muốn tham gia bởi mặc cảm tự ti giữa giàu và nghèo. Nên đa số việc thực hiện lập kế hoạch tỷ lệ hộ giàu và khá tham gia đông hơn. Còn hộ nghèo được hỏi hầu hết không biết gì đến các hoạt động của làng. Vì vậy, việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hết sức quan trọng, cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa vai trò người dân. Với các nội dung như sau: Dân đề xuất ra ý kiến cá nhân của mình về từng hoạt động cụ thể. Từ đó đưa ra các hoạt động phát triển làng phù hợp, bám sát nhu cầu của người dân. Nhằm nâng cao tính dân chủ, phục vụ lợi ích của họ. Dân được tham gia tiếp nhận các hỗ trợ từ bên ngoài. Khiến cho vốn đầu tư được phân bổ cho từng hoạt động được minh bạch. Khuyến khích người dân tham gia vào xây dựng các kế hoạch phát triển làng. Đây là một hoạt động thể hiện sự tham gia trực tiếp của người dân, ngoài ra họ còn được tham gia bàn bạc ý kiến riêng của mình trong việc bầu một ban đại diện cho mình trong việc lập kế hoạch để thực hiện các kế hoạch theo đúng tiến độ và đúng với nhu cầu của người dân. 4.6.2 Huy động nguồn lực từ dân Để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình nông thôn mới, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi từ các công trình, khi họ đã nhận ra được tầm quan trọng của các hoạt động phát triển làng thì họ sẽ hưởng ứng ngày càng nhiệt tình hơn. Trong đó nguồn kinh phí được huy động từ dân bao gồm 2 nguồn sau: Huy động tại chỗ huy động người dân đang sinh sống tại làng đóng góp cả về sức người lẫn sức của. Huy động từ bà con xa quê đây là thành phần người dân trong làng nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm. Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, hộ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó. Vì vậy để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, cần phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không chỉ cho riêng làng Thanh Sầm mà tất cả các địa phương khác ở Việt Nam. 4.6.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân Trong quá trình thực hiện các hoạt động đều có một ban giám sát theo dõi, kiểm tra. Trong đó gồm: đại diện do người dân bầu ra và một số chuyên gia kỹ thuật thuê từ bên ngoài. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người dân cần phải có một trình độ nhất định, mà người nông dân xưa nay chỉ quan tâm tới việc cấy cày. Đây chính là một điểm khó thành công của mô hình nông thôn mới, để thay đổi được tình hình này cần quan tâm nâng cao trình độ dân trí của người dân. Do vậy, người dân có vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động của làng. Giúp cho việc thực hiện các hoạt động mô hình nông thôn mới thành công hơn, người dân được hưởng quyền lợi tự do của mình. 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Nông thôn mới là một chương trình phát triển nông thôn Việt Nam, nhằm cải thiện và phục vụ lợi ích của hơn 70% dân số đang lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta. Với mục đích cải tiến nông thôn Việt Nam trở thành nông thôn hiện đại vào năm 2020 với chủ trương “Dựa vào nội lực do cộng đồng làm chủ”. Mô hình nông thôn mới được đưa vào thí điểm tại 15 điểm trên cả nước với hàng loạt các hoạt động diễn ra từ năm 2007 đến nay, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần xây dựng lên những làng quê Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, gìn giữ được những nét truyền thống văn hóa ông cha để lại. Phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng người Việt. Hiện nay, xây dựng nông thôn kiểu mới đang là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT đã đưa nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ tới mô hình điểm, được sự hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình của người dân. Sau khi nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, tôi rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, trọng tâm của các chương trình phát triển mô hình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợ nguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn, trong việc tham gia xây dựng các hoạt động phát triển làng xóm. Thứ hai, mô hình còn huy động được sự hỗ trợ về vốn cho phát triển nông thôn của bà con đi làm ăn xa muốn đóng góp xây dựng quê hương. Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của Chính phủ và dưới sự tư vấn của Viện QH&TKNN các hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ tư, mô hình nông thôn mới sau hai năm đưa vào thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa nền kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới. Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng lên 27,52% từ tước (năm 2006) và sau khi có Đề án (năm 2008), thu nhập bình quân đầu người cũng tăng 131,45% . Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp. Về văn hóa - xã hội, các phong tục tập quán tại các địa phương đang dần được phục hồi, khu vực đình chùa được tôn tạo phục vụ cho việc sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Làng Thanh Sầm đã cho cải tạo khu thần Hoàng Ngự với 150 triệu đồng, sửa kiệu và quần áo rước với 70 triệu đồng, kè bờ ao quanh các khu di tích 17,05 triệu đồng….Đời sống người dân đang từng bước nâng cao. Về cơ sở hạ tầng, các công trình nông thôn được cung cấp và cải tạo, người dân hưởng nhiều phúc lợi từ các hoạt động đó. Chất lượng sinh hoạt đời sống ngày càng tăng. Làng đã đổ 1052m đường bê tông liên thôn là trục đường chính lối từ giữa làng đến đường 205, con đường mà người dân thường đi lại, giao lưu buôn bán hàng hóa. Về phát triển con người, trình độ dân trí đang dần phát triển, nhận thức của người dân về kiến thức khoa học kỹ thuật không còn khoảng cách quá xa như trước. Ai cũng được mời tới dự các lớp chuyển giao KHKT đưa giống cây trồng mới vào sản xuất: lúa cao sản Sin 6 và Thục Hưng 6, tăng năng suất 2,5-3 tạ/sào/vụ; đưa giống cam đường canh vào trồng được người dân hưởng ứng tăng diện tích gieo trồng so với kế hoạch 440% Về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường ở làng xóm của người dân rất tốt, các công trình nhằm cải thiện môi trường nông thôn được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình. Làng đã mua được 3 xe chở rác với trị giá 9 triệu đồng và đầu tư để duy trì tổ đội ngũ gom rác cho làng. Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, sự tham gia vào các hoạt động phát triển làng lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các công trình; mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; sự chuyển dịch cơ cấu còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí được Nhà nước cấp đưa tới địa phương rời rạc theo từng năm và thông thường công việc được triển khai vào giữa năm và phải kết thúc trước tháng 12, do vậy cán bộ tư vấn bị động trong triển khai công việc còn người dân phải chờ đợi lâu. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng mô hình nên được thử nghiệm liên tục ít nhất là 3 năm: Năm đầu lập kế hoạch, năm thứ 2 chỉnh sửa và hướng dẫn thực hiện các hoạt động, năm thứ 3 tổng kết rút kinh nghiệm để đề xuất các chính sách xây dựng một chương trình tổng thể phát triển thôn - làng, bản. 5.2 Kiến nghị Với sự hỗ trợ, chủ trương và chính sách của Nhà nước và từ các cơ quan tài trợ quốc tế về cả mặt tài chính lẫn kỹ thuật thì việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới sẽ đáp ứng tiến độ, kết quả như mong muốn. Tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với xã, các tổ chức đoàn thể trong làng cần đôn đốc các hộ nông dân đưa vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm trong xã; vốn đầu tư tới tay người dân cần giảm bớt các khâu trung gian, tránh hiện tượng cắt xén bớt vốn khi tới tay họ; cần đẩy mạnh các hoạt động xã hội lành mạnh trong xã được phát triển rộng khắp. Đối với ban tổ chức lãnh đạo làng, cần nâng cao trình độ quản lý; các hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp, đảm bảo tính dân chủ của người dân; các khâu trong hoạt động phát triển thôn nên giao trực tiếp công việc trong khả năng họ có thể làm, giúp giảm chi phí thanh toán, mua nguyên liệu vật tư và tư vấn bên ngoài. Đối với hộ nông dân, cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng xóm làng giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các nghiên cứu khoa học vào ứng dụng để tìm ra phương pháp sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao, tích cực tìm ra các ngành nghề phụ để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho hộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà - Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Tô Duy Hợp - Lương Hồng Quang (2000). Phát triển cộng đồng Lý thuyết & vận dụng. NXB Văn hóa thông tin Hà Nội. Trương Văn Tuyển (2007). Giáo trình phát triển cộng đồng. NXB Nông nghiệp. Báo cáo Bộ NN&PTNT (2008). Tài liệu hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới. Hà Nội. Bộ NN & PTNT (2002). Tổng hợp tình hình các xã điểm sau 2 năm thực hiện mô hình nông thôn mới. Lê Đình Thắng (2000). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. NXB Chính trị quốc gia. Lê Thị Nghệ (2002). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông thôn cấp xã. Đặng Kim Sơn – Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống kê. Lê Đình Thắng (2000), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Cohen – John M. anh Norman T.Uphoff (1979). Rural development paratication: Concepts anh Measures for Proect Design, Implementation anh Evaluation, Ithaca, N.Y: Cornell University. Một số trang Web PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên Tên người phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn: Ngày….tháng…. I: THÔNG TIN VỀ HỘ ĐIỀU TRA Thông tin về người được phỏng vấn 1. Họ tên chủ hộ: Nam/nữ:……Tuổi:… 2. SĐT: Thông tin về hộ gia đình 3. Số nhân khẩu của hộ TT Tên Quan hệ với chủ hộ Tuổi Trình độ Văn hóa Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 4. Nghề nghiệp chính của hộ Trồng trọt Trồng lúa Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Nghề tiểu thủ công nghiệp Nghề phi công nghiệp 5. Mức thu nhập bình quân/ hộ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh? ……………..triệu đồng/hộ. II. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6. Ông bà đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển thôn lần nào chưa? Đã tham gia Chưa tham gia 7. Nếu có nguyên nhân chính ông (bà) tham gia lập kế hoạch như thế nào? Lãnh đạo thôn cử đi Được người dân trong thôn cử đi Tự nguyện tham gia Vì mục tiêu cá nhân Vì sự phát triển chung Khác 8. Nếu không, tại sao? Không quan tâm Không được lựa chon Không có thời gian Khác SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÁC CUỘC HỌP THÔN 9. Khoảng thời gian thôn tổ chức họp về chương trình nông thôn mới? …...: Ngày/ Tuần/ Tháng. 10. Tỷ lệ số hộ tham gia trong các cuộc họp thôn: khoảng …..% Có Không 11. Nội dung chương trình nông thôn mới có được đưa vào lồng gép với các cuộc họp định kỳ không? 12. Ông (bà) có tham gia các cuộc họp thôn về chương trình bao giờ? Có Không 13. Ông (bà) có biết bao nhiêu người trong thôn đồng tình với quyết định về nội dung chương trình nông thôn mới không? Khoảng…% III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THÔN 14. Trong các cuộc họp các hoạt động phát triển thôn có được đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai không? Có Không 15. Ông (bà) gặp phải khó khăn gì khi tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới? 16. Theo ông (bà) hoạt động nào của chương trình sau đây cần thực hiện trước? Đưa giống mới vào sản xuất Hoàn thiện hệ thống giao thông Lắp đặt hệ thống đèn đường Mở lớp dạy nghề phụ Hoạt động khác SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 17. Sự tham gia của gia đình đóng góp vào từng hoạt động? Hoạt động Tiền mặt Lao động Số ngày tham gia Trong khâu nào Giá / ngày lao động Đưa giống mới vào sx Bê tông hóa đường Cải tạo lưới điện Mở lớp dạy nghề TTCN Hoạt động khác 18. Gia đình tham gia đóng góp trong việc huy động nội lực của thôn theo phương thức nào? Theo nhân khẩu Theo lao động Theo hộ gia đình Theo nghề nghiệp 19. Đóng góp của gia đình ông (bà) cho chương trình được huy động từ nguồn nào? Nguyên liệu sẵn có Thu nhập gia đình Công lao động gia đình Khác 20. Vấn đề ông (bà) muốn giải quyết khi tham gia vào mô hình nông thôn mới? Thiếu kỹ thuật, kiến thức kinh doanh Khó khăn cơ sở hạ tầng Khó khăn về kinh tế Muốn Nhà nước trợ cấp hoàn toàn Muốn hợp sức cùng Nhà nước SỰ THAM GIA GIÁM SÁT CỦA NGƯỜI DÂN 21. Ông (bà) có tham gia giám sát các hoạt động của thôn không? Có Không 22. Nếu có hình thức giám sát là gì? 23. Nếu không, tại sao? Thôn đã có ban giám sát Đã có ban giám sát từ bên ngoài Không quan tâm 24. Theo ông (bà) cách giám sát nào có hiệu quả nhất? Người dân tự tham gia giám sát Thuê giám sát từ bên ngoài Thành lập ban giám sát Không quan tâm NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO HOẠT ĐỘNG ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG 25. Ông (bà) có tham gia vào hoạt động nghiệm thu không? Có Không 26. Ông (bà) có biết ai tham gia hoạt động nghiệm thu trên không? Ban phát triển thôn Toàn thể người dân Đại diện một số hộ Các bên liên quan Người dân và các bên liên quan 27. Ông (bà) có tham gia họp thôn về việc công khai tài chính không? Có Không 28. Nếu không tại sao? Không được mời tham dự Không được công khai Không quan tâm IV. HIỆU QUẢ TỪ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 29. Thu nhập của gia đình có tăng sau hoạt động nông thôn mới không? Có Không 30. Nếu có, từ những nguồn thu nào? 31. Tác động của đề án đến thu nhập của người dân? Sản xuất tăng Chăn nuôi nhiều hơn Thêm ngành nghề TTCN Không có tác động gì 32. Tác động của dự án đến môi trường? Tăng ô nhiễm môi trường Giảm ô nhiễm môi trường Tăng độ phì của đất Tăng mạch nước ngầm Không có tác động gì 33. Gia đình chọn giống mới vào sản xuất vì lý do nào? Tăng năng suất cây trồng Tăng độ phì của đất Do được hỗ trợ Tăng thu nhập gia đình Do được hỗ trợ 34. Lý do gia đình tham gia làm đường bê tông thôn, xóm? Tiện cho đi lại, vận chuyển Bảo vệ môi trường xung quanh Do yêu cầu của thôn 35. Lý do gia đình tham gia lắp đặt hệ thống điện đường? Góp trật tự an ninh làng, xóm Đi lại thuận tiện Do yêu cầu của thôn 36. Nguồn nước gia đình đang sử dụng? Loại nguồn nước Khi chưa có đề án Hiện tại Nước mưa Giếng khơi Nước máy công cộng Nước lọc Giếng khoan Sông, ao, hồ Nước khác V. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA NGƯỜI DÂN 37. Việc thực hiện kế hoạch có xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân? Có Không 38. Theo ông (bà) để thực hiện tốt các hoạt động trên cần làm gì? Do dân tự làm Thuê bên ngoài Cần sự giiúp đỡ của các ban ngành Kết hợp giữa người dân và hỗ trợ bên ngoài 39. Người dân có khả năng đáp ứng huy động về nội lực không? Có Không 40. Cách thực hiện kế hoạch có phù hợp với điều kiện của địa phương , gia đình không? Chưa phù hợp Phù hợp Tại sao chưa phù hợp? 41. Để chương trình nông thôn mới phát triển cần phải làm gì? 42. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không? THÔNG TIN VỀ BAN PHÁT TRIỂN THÔN Người phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Chức vụ người được phỏng vấn trong BPTT: 1. Ban phát triển thôn được thành lập do? Quyết định của xã, huyện, tỉnh Người dân bầu lên Tự nguyện tham gia Nhóm tư vấn lựa chọn Không biết 2. Số thành viên tham gia ban phát triển thôn? …..thành viên. Trong đó có số thành viên thuộc các loại hộ tham gia …..hộ giàu: …..hộ khá: …..hộ TB: …..hộ nghèo. 3. Sự hoạt động của ban phát triển thôn là do? Có thu nhập Vì lợi ích của dân Khác 4. Kế hoạch thành lập ban phát triển thôn bao gồm những nội dung gì? STT Nội dung Thời lượng Thành phần tham gia Hình thức tham gia Kết quả 1 2 3 4 5 6 4. Những hoạt động chủ yếu của ban phát triển thôn? 5. Phương thức huy động vốn của ban phát triển thôn? VAI TRÒ CỦA UBND XÃ TRONG VIỆC THÀNH LẬP BPPT Người phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn: Ngày…..tháng….. SĐT UBND Xã:……………………….. 1. Vai trò của UBND xã trong việc thành lập ban phát triển thôn? 2. Tác động của UBND xã trong việc lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới? 3. Phương thức huy động vốn của UBND xã?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24. Bao cao Thuong KN50 hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan