MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng đô thị
1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng
1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế của đô thị nói chung và của đô thị du lịch nói riêng
1.2. Vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.2.3. Nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.3. Kinh nghiệm của Nhà nước ở một số quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.3.1. Kinh nghiệm của Bru-nây
1.3.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a
1.3.3. Kinh nghiệm của Xing-ga-Po
Chương 2: Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở thị xã du lịch Cửa Lò
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội của thị xã Cửa Lò
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và dân số
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế của thị xã Cửa Lò
2.1.3. Nhận xét chung
2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay
2.2.1. Đường giao thông nôi thị
2.2.2. Đường giao thông ngoại thị
2.2.3. Hệ thống cấp thoát nước
2.2.4. Hệ thống cảng biển
2.2.5. Các công trình khác
2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay
2.3.1. Về công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã Cửa Lò
2.3.2. Về tình hình huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật những năm qua
2.3.3. Về công tác tổ chức quản lý (bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thị xã)
2.3.4. Đánh giá tổng quát về vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng tại thị xã cửa Lò
Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò
3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò .
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã.
3.3.3. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò
3.4. Một số kién nghị nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới.
3.4.1. Đối với nhà nước Trung ương và tỉnh Nghệ an
3.4.2. Đối với chính quyền thị xã Cửa Lò
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó khăn hơn khi thực hiện quản lý đầu tư đảm bảo chất lượng, mỹ quan, hiệu quả và quản lý đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm giải pháp để đảm bảo tính cân đối trong cả 3 khâu: Yêu cầu – Kế hoạch – Thực hiện, đảm bảo đúng trình tự XDCB, đúng pháp luật XDCB. Tình hình thiếu vốn so với yêu cầu và khả năng đảm bảo vốn chưa tương xứng với kế hoạch, do vậy dẫn tới tình trạng đầu tư thiếu tập trung cho các công trình quan trọng có tính then chốt, mà dàn trải cho tất cả các công trình, do đó hiệu quả kinh tế thấp. Cần phải tìm ra giải pháp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, tập trung đầu tư có trọng điểm, quản lý đầu tư và xây dựng chặt chẽ đúng luật đảm bảo công trình chất lượng cao, đảm bảo thi công nhanh chóng dứt điểm, sớm đưa công trình vào bàn giao sử dụng. Xây dựng được quy chế, phân công phân cấp của hội đồng đền bù để nâng cao trách nhiệm và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ hơn, đền bù giải toả được nhanh gọn hơn, có chế độ bồi dưỡng đúng đắn để khuyến khích cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ nhằm đền bù giải toả mặt bằng nhanh gọn hơn, ít lãng phí hơn. Công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành nhiều về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư tốt hơn để phục vụ việc phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Cửa Lò.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CHO THỊ XÃ CỬA LÒ.
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa Lò đến năm 2020.
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cửa lò đến năm 2020
Tại thông báo số 689 TB .UB ngày 15 /9/1999 cua UBND Thị xã Cửa Lò về việc kết luận hội nghị báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2000- 2020 đã nêu rõ:
Cơ cấu kinh tế Thị xã: Thị xã phát triển theo hướng dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản và sản xuất nông nghiệp.
Quy mô: (Bao gồm Thị xã và vùng phụ cận):
Hướng Thị xã phát triển theo hướng phía Bắc và phía Tây nhập xã Nghi Xuân, Nghi Thạch, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Thiết vào Thị xã.
Dân số đến năm 2020 là: 90.000 – 112.000 người
Diện tích tự nhiên: 3.916,9 ha
Đất xây dựng đô thị: 1.511,3 ha, mật độ bình quân 135 m2/người
Cơ cấu phân khu chức năng.
Khu vực Cửa Lò: Bao gồm các phường Nghi Thiết, Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Nghi Hợp là khu vận tải biển, khu thương mại, khu dân cư ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Để nâng cấp, mở rộng cảng lên 2,5 triệu tấn/năm, cần phải di chuyển một số khu dân cư xung quanh cảng, dành đất phát triển cảng và khu thương mại, siêu thị. Nên khu vực này xây dựng một số nhà chung cư cao tầng làm nơi ở cho lao động công nghiệp và vận tải biển.
Khu Trung tâm: Gồm phường Thu Thuỷ, Nghi Thuỷ, Nghi Hương là trung tâm hành chính, Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Thể thao, khu khách sạn du lịch, khu dân cư nông nghiệp và khi công nghiệp. Bố trí các khu như sau:
Phía đông Đường Bình Minh là bãi tắm, rừng cây phòng hộ và công viên.
Phía tây bố trí các khách sạn cao tầng, các công trình dịch vụ du lịch, giải trí xen kẽ với công viên cây xanh.
Kiểu kiến trúc vừa hiện đại vừa dân tộc và hài hoà với thiên nhiên, kết cấu kiến trúc đảm bảo phòng chống được gió mùa đông bắc và bão.
Các khu hành chính, văn hoá bố trí ở trung tâm, khu dân cư được bố trí ở các mặt đường phía sau và mặt đường ngang, kiến trúc kiểu biệt thự vừa ở mức kinh doanh du lịch và thương nghiệp đường phố. Bố trí khi công nghiệp quy mô 80- 100 ha ở Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, hàng lưu niệm, mỹ nghệ…
Khu Cửa Hội: Gồm phường Nghi Hải, Nghi Hoà, Nghi Xuân là khu công nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm, khu cảng cá, khu dân cư ngư nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đường phố.
Trên khu vực này, bố trí khu công nghiệp chế biến thực phẩm dịch vụ hàng hải và một số loại hình công nghiệp khác, gắn với cảng cá Cửa Lò và cảng Hòn ngư, theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp của Tỉnh quy mô trên 100 ha.
Do nhu cầu phát triển của phường xã và khu dân cư tập trung theo sự phát triển về trường học và khu văn hoá nói chung thì việc xây dựng trung tâm sinh thái du lịch tại phía nam thị xã là cần thiết.
Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 14 và nghị quyết đại hội Đảng bộ Thị xã Cửa Lò lần thứ nhất. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh thời kỳ 1996- 2010 thì dự kiến phương án tăng trưởng kinh tế- xã hội như sau
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến 2020
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001-2020
1
Quy mô dân số
Người
90.000 – 112.000
2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1,2
3
Tốc độ đô thị hoá
%
6 + 8
4
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế
%
22
Trong đó:
- Công nghiệp –xây dựng
%
26,7
- Nông lâm ngư
%
11,8
- Dịch vụ
%
244
5
Cơ cấu kinh tế
%
100
- Dịch vụ
%
56
- Công nghiệp-xây dựng
%
34,4
- Nông lâm ngư
%
9,6
6
Tổng vốn đầu tư
Tỷ
9.000
7
GTGT Bình quân
USD
1.530
8
Tỷ lệ huy động NS
%
34
Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Cửa Lò
Nhiều yếu tố thuận lợi cho thấy Thị xã Cửa Lò sẽ có bước di nhanh hơn, dự kiến đến năm 2020 thị xã Cửa Lò sẽ là một quận của Thành phố Vinh. Thành phố Vinh sẽ phát triển về phía đông cùng với sự phát triển Thị xã nhập thành một thành phố cấp I trực thuộc Trung ương và sẽ trở thành trung tâm kinh tế văn hoá của phía bắc miền Trung.
3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa Lò đến 2020
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội như trên, việc phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò đến năm 2020 được xác định như sau:
Tiếp tục phát triển mạnh về hệ thống giao thông đô thị
Các trục đường ngang gồm có 23 trục có chỉ giới 30m trở lên, Thị xã căn cứ quy hoạch để từng bước thực hiện xây dựng đảm bảo chất lượng, mỹ quan, hệ thống điện, thoát nước, vỉa hè đồng bộ; đặc biệt thảm cây, thảm cỏ được đảm bảo hấp dẫn sinh động. Mỗi trục đường trồng 1 loại cây xanh để tạo nét đặc trưng riêng của từng tuyến đường. Vỉa hè rộng 7m trở lên có xen thảm cỏ tạo sự thông thoáng, uyển chuyển của đô thị du lịch xanh.
Việc xây dựng đường Nam Cấm nối với Thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết, tuyến đường này cần phải mở rộng chỉ giới 42m và đây là con đường chính nối quốc lộ 1A với Cửa Lò, rút ngắn quãng đường khoảng 20km nếu du khách đi từ Hà nội vào Cửa Lò. Đây còn là con đường vận tải quan trọng từ Khu công nghiệp Nam cấm, quốc lộ 1A đưa hàng hoá xuống Cảng.
Khôi phục lại đường sắt để phục vụ cho việc vận tải hàng hoá ra vào cảng Cửa Lò và liên hệ với các vùng là cần thiết, đồng thời là tuyến du lịch quan trọng nối liền Hà nội – Cửa Lò; Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa Lò cùng các vùng đất khác.
Trục đường ngang số 11 là trục trung tâm chính của Thị xã chạy xuyên suốt nối thị trấn Quán Hành với phía tây và nối với đường Bình Minh ở phía đông. Cần quy hoạch phát triển không gian đô thị hai bên trục đường này một cách hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển các khu chức năng của Thị xã với vùng phụ cận
Bố trí địa điểm cho bến xe, bãi đậu xe trong quy hoạch chung của mạng giao thông Thị xã Cửa Lò là yêu cầu thiết thực khi thành phần tham gia giao thông ngày một đông và các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
Xử lý tốt các công trình thoát nước và vệ sinh môi trường.
Thoát nước cho Thị xã chủ yếu theo hai hướng Bắc và Nam vì vậy cần bố trí hệ thống mương thoát nước chảy về 2 phía Bắc – Nam có 2 hồ sinh học để xử lý nước thải thành nước sạch đem tưới đồng ruộng.
Các cơ quan khách sạn, nhà nghỉ… đóng tại địa bàn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của Thị xã cần phải xử lý nước bẩn, nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp, tránh gây ô nhiễm môi trường của Thị xã và vùng phụ cận. Phải có tính toán lưu lượng để có tiết diện thoát nước hợp lý. Trục thoát nước chính theo trục chính giao thông được duyệt.
Bãi xử lý rác: Đã xây dựng ở xã Nghi Hương; đến năm 2020 cần phải mở rộng và xây dựng thêm 3 bãi xử lý rác nữa, áp dụng công nghiệp hoá xử lý rác hiện đại để đảm bảo xử lý rác tốt hơn giữ vệ sinh môi trường chung cho Thị xã, xây dựng nghĩa trang Thị xã.
c. Tăng thêm nguồn nước sạch cho thị xã: Trong phạm vi của Thị xã nguồn nước chính lấy từ giếng ngầm Nam cấm với công suất trước mắt 3.000m3/ngày đêm, đến năm 2010 sẽ xây dựng lên 10.000 m3/ngày đêm. Khi nhu cầu lớn hơn 10.000m3/ngày đêm sẽ có 2 phương án bố trí là: Xây dựng nhà máy cấp nước lấy nước mặt từ sông Cấm hoặc nối đường ống từ nhà máy nước Vinh về.
Bổ sung thêm nguồn điện chiếu sáng và điện dân dụng: Sẽ sử dụng nguồn điện lưới Quốc gia và xây dựng tuyến đường dây 110 KV/10/22KV để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ hệ thống điện 0,4KV giao lại cho ngành điện quản lý để cải tạo và giảm giá điện cho người tiêu dùng; Ngành điện sẽ bán điện đến tận hộ. Đồng thời, sẽ thực hiện xây dựng hệ thống điện theo quy hoạch mạng lưới điện đã được phê duyệt, cơ bản bám sát các trục đường giao thông và đi bằng tuyến cáp ngầm.
e. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển
Cảng Cửa Lò: Xây dựng mở rộng trên 5 triệu tấn/năm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho Tỉnh Bắc Trung Bộ, Lào và đông bắc Thái Lan. Phát triển Cảng về phía Nghi Thuỷ, xây dựng bến cảng côngtơnơ, mở rộng mặt bằng khu cảng, tăng diện tích bãi chứa, kho chứa hàng hoá. Trước mắt đến năm 2005 cố gắng đưa công suất bốc xếp lên 2 triệu tấn/ năm.
Cảng Cửa Hội: Xây dựng cầu cảng cho tàu đánh cá các loại 23-800 CV cập bến. Đến năm 2020 tăng năng lực Cảng lên gấp 4 lần.
g. Tiếp tục xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác.
Xây dựng 3 trường học PTTH thành trường chuẩn Quốc gia. Xây dựng các trường THCS, Tiểu học thành 100% trường chuẩn quốc gia. Trung tâm dạy nghề - dịch vụ việc làm thành trường dạy nghề khu vực miền Trung. Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên II trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho Thị xã có trình độ cao đẳng, đại học. Xây dựng được một trường đại học và một số trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. - Xây dựng các khu công viên, thảm cây, thảm thực vật, bảo tàng xương rồng, vường tượng và cải tạo cụm dịch vụ dọc bờ biển, xây dựng kè chắn cát kiêm đường dạo bộ dọc bờ biển từ Cửa Lò sang Cửa Hội.
Xây dựng khu thể thao nước tại Đảo Lan Châu, xây dựng làng văn hoá dân tộc, xây dựng trung tâm tiếp thị và thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Xây dựng khách sạn năm sao, sân gôn, trung tâm biểu diễn cầu nghệ thuật, sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân tennit, nhà tập thể thao, bảo tàng chiến tranh Tỉnh Nghệ An và các công trình khác.
Xây dựng chùa đảo Ngư và khu du lịch đảo Ngư , đảo Lan Châu. Xây dựng cảng du lịch, chợ đêm, siêu thị, Trung tâm thế giới tuổi thơ 132ha.
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT cho thị xã Cửa Lò đến năm 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
2005
2010
2020
Tổng số
1.731
2.236
9.920
Vốn cho CSHT kỹ thuật
1.556
1.910
8.670
Vốn cho CSHT XH
125
326
1.250
3.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa lò những năm tới.
Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa lò phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế chung của Tỉnh và của Đất nước
Ta biết rằng, tăng cường phát triển kinh tế quốc dân là mục tiêu kinh tế của các quốc gia và chỉ khi đạt được mục tiêu này thì mớ đảm bảo được dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh. Việt Nam hiện nay vẫn đang là một nước nghèo của thế giới. GDP tính theo đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực: Năm 2003 234 USD/năm (Nghệ An 210 USD/năm, thị xã Cửa Lò 230 USD/năm). Ở Việt Nam GDP chỉ hơn Cămphuchia và Mianma.Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp nên tỷ lệ đầu tư mới đạt 15% GDP (1993), do đó không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế và đổi mới công nghệ trong nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta quá nhỏ bé chỉ bằng 20% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, 6% kim ngạch của Singapo, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu trên đầu người chỉ đạt 99 USD so với Singapo: 40.322; Malaysia: 3671; Thái Lan: 926. Về cán cân vãng lai, mức thâm hụt của Việt Nam tuy không cao về giá trị tuyệt đối nhưng so với quy mô nền kinh tế thì vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Mức sống giữa Thành thị và nông thôn chênh lệch khá lớn, nhu cầu vốn, nhu cầu lao động giữa Thành thị và nông thôn rất cần, nhưng đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, vì vậy ở vùng nông thôn thừa lao động, đất đai,…nhưng lại thiếu vốn, thiếu việc làm ...
Đô thị ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Kinh tế đô thị hiện nay đã chiếm 35- 40% tổng GDP cả nước, dự báo đến năm 2020 có thể đạt 60% GDP cả nước.
Hiện nay ở Nghệ An số dân thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò chỉ chiếm 9%. Dân số toàn tỉnh. Tại Thị xã Cửa Lò số dân ở các phường chiếm 81%Dân số toàn thị xã, nhưng số dân phường trung tâm chỉ chiếm 9,8% dân số toàn Thị xã. như vậy cùng với việc phát triển đô thị trên toàn Tỉnh, Thị xã Cửa Lò phải đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, phải xây dựng hình thành khi công nghiệp, thương mại và các khu dân cư đông đúc, đồng thời gắn liền với việc hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống mạng lưới điện, cấp thoát nước đảm bảo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thêm của đô thị. Đô thị phát triển làm cơ sở hạ tầng cũng phát triển, nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao lưu với các vùng đô thị phục vụ kinh tế du lịch, dịch vụ.
Hai là, kết hợp vai trò quản lý của nhà nước với vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường trong phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã du lịch Cửa lò.
Chúng ta biết là, hiện nay đất nước ta đang chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường. Vì vậy trong mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung, vai trò của nhà nước nói riêng cũng phải chuyển sang cơ chế thị trường để phù hợp với cơ chế mới.
Để quán triệt yêu cầu này, cần phải đổi mới phong cách lãnh đạo , quảnlý điều hành trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách của nhà nước nhằm huy động nguồn lực vào phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò trong những năm tớ; chẳng hạn:huy động vốn từ quỹ đất, tăng cường đấu giá đất, giao đất có thu tiền. Huy động vốn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức trả chậm, sau khi xây dựng công trình xong 2 hoặc 3 năm. Đầu tư xong và bán các công trình kinh doanh có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 20 năm để thu hút vốn và đảm bảo quy hoạch đồng thờiphát huy hiệu quả kinh doanh.
Ba là, đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng của công tác quy hoạch đô thị. Đối với một đô thị, cơ sở hạ tầng chính là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với người tiêu dùng, giữa sản xuất với lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ giao lứu giữa vùng này với vùng khác, giữa trong nước và ngoài nước v.v.. Chính vì vậy việc quy hoạch cơ sở hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ. Hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng tại thị xã Cửa lò vẫn chưa đồng bộ, chính vì thế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế chung của thị xã và cả của tỉnh.
Để đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã Cửa lò, các cơ quan Nhà nước kể cả cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp thị xã cần có chính sách và biện pháp chỉ đạo thực hiện các bước đầu hợp lý cho các công trình hạ tầng. Cần có sự phối hợp trong quản lý xây dựng và khai thác các công trình giữa Trung ương với Tỉnh và Thị xã.
Phương châm trong quản lý, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã Cửa lò là:
Quy hoạch đi trước một bước, quy hoạch đúng đắn khoa học kết hợp tính dân tộc và thời đại. Tập trung quy hoạch chi tiết đô thị 1/500 để triển khai thực hiện đầu tư nhanh hiệu quả, quản lý tốt quỹ đất, khai thác chủ động quỹ đất. Đối với phường xã lập phê duyệt xong quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoàn thành trong năm 2004 – 2005 để phát triển kinh tế xã hội đúng hướng . đẩy mạnh quy hoạch chuyên ngành như: mạng lưới chợ, mạng thuỷ lợi, mạng bưu điện là hết sức cần thiết.
Kết hợp chặt chẽ khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tăng cường huy động vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Cần phải thu hút nhiều nguồn vốn như Ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức và nhân dân, đảm bảo là khai thác quỹ đất, sử dụng quỹ đất đổi công trình. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và nước ngoài thuê đất, thu hút ODA và các nguồn vốn khác.
Tập trung xây dựng các công trình quan trọng cần thiết: cấp thoát nước, môi trường, điện, bưu điện, cảng và công trình phục vụ du lịch. Đầu tư trọng tâm, trọng điểm không giàn trải, manh mún, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.
Củng cố tăng cường bộ máy quản lý dự án, thẩm định thủ tục đầu tư và quyết toán. Quản lý qúa trình đầu tư đúng luật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Sử dụng và quản lý vốn tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế được các tác động rủi ro trong qúa trình đầu tư.
Chỉ đạo quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng quyết liệt, chặt chẽ, thực hiện nhanh gọn chính xác, nghiêm minh đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác vận động và thu hút các đoàn thể để vận động, lãnh đạo.
Các yêu cầu trên cho thấy, muốn Thị xã phát triển nhanh cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng đúng hướng. Phát huy được tiềm năng sẵn có của Thị xã bằng cách đầu tư có hiệu quả và mang lại hiệu quả nhanh nhất, bền vững. Các giải pháp huy động vốn cần đa dạng hoá các hình thức và đa dạng hoá các kênh huy động và phải có biện pháp quản lý, cần phát huy tối đa tiềm năng cũng như hiệu quả của từng giải pháp, kết hợp khai thác triệt để các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo hiện tại và tương lai phát triển bền vững.
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Thị xã Cửa Lò.
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể thị xã Cửa Lò đến năm 2020
Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch biển, là Thị xã duy nhất của Tỉnh Nghệ An, là một trong những địa điểm nghỉ mát tắm biển lý tưởng nhất Việt Nam. Mục tiêu phát triển Thị xã Cửa Lò được xác định:
Đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, cải tạo với xây dựng mới nhằm đưa Thị xã Cửa Lò phát triển thành một Thị xã sáng, xanh – sạch - đẹp, giàu mạnh, văn minh và hiện đại, đậm đà bản sắc quê hương xứ Nghệ anh hùng.
Là vùng kinh tế động lực của Tỉnh Nghệ An, là đô thị du lịch ngày càng thu hút khách trong nước và Quốc tế, là 2 cảng lớn của Bắc Trung Bộ, nơi xuất khẩu hàng hoá từ Lào và đông Bắc Thái Lan và trong nước đi các Tỉnh và quốc tế.
Là vùng phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến hải sản, xuất khẩu hải sản đi các nước.
Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng Cửa Lò trở thành đô thị hiện đại giàu bản sắc dân tộc, có cơ cấu dịch vụ du lịch - công nghiệp TTCN - nông, lâm, ngư nghiệp , có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo nguồn lực lớn, góp phần xứng đáng vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Nghệ An thời kỳ 2000- 2020.
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã.
Huy động và sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn
Yêu cầu chung là huy động và sử dụng đúng mục tiêu, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT Thị xã.
Về nguồn vốn Ngân sách: Ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ Ngân sách trung ương cho các dự án lớn như: cảng cá, cảng Cửa Lò, Kè chắn sóng Nghi Hải, kè chắn sóng Nghi Tân, Bến cá Nghi Tân, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, lưới điện, quốc lộ 46, đường du lịch ven sông Lam, Trung tâm thế giới tuổi thơ.
Bố trí nguồn vốn Ngân sách kết hợp nguồn tín dụng cho các công trình như: khu thương mại, công viên, chợ, siêu thị, các cụm dịch vụ du lịch và một số công trình khác vì các công trình này sau khi hoạt động sẽ thu tiền hoàn trả vốn vay, vốn Ngân sách chỉ đảm bảo một phần.
Bố trí vốn đối ứng cho dự án thoát nước để thúc đẩy vốn tín dụng vay của vương quốc Bỉ 95 tỷ nhằm xây dựng công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng làm cho Thị xã luôn sạch đẹp.
Ưu tiên nguồn vốn trong Tỉnh bố trí cho các công trình cấp thiết như: đường số II, III, II”, đường 15m, đường ngang số 1, 4,6,8,9,10,12,13,14, 20, 21 và đường nội bộ trong khu công viên bãi tắm.
Tăng cường công tác thu ngân sách để nguồn thu Ngân sách vượt kế hoạch giao, phần vượt thu này dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn vậy cần phải nắm chắc hộ kinh doanh, các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà máy, khu công nghiệp, giám sát nguồn thu để thu sát doanh thu, không bỏ sót nguồn thu.
Đề nghị Tỉnh cho phép Thị xã quản lý thu tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã ngư nghiệp, giao thông, công nghiệp và các khách sạn nhà hàng trên địa bàn thị xã để thống nhất quản lý .
Cho thị xã áp dụng hình thức BT , hình thức BOT, hình thức đổi đất lấy công trình, hình thức trả chậm, hình thức ứng vốn thi công và thu hồi vốn bằng cách bán công trình có thời hạn.
b. Tăng cường thu hút nguồn vốn từ quỹ đất
Nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất chủ yếu dùng để xây dựng hạ tầng đô thị. Trongthời gian qua, thị xã đã cố gắng khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư các công trình hạ tầng và đã làm thay đổi bộ mặt đô thị . Nhưng tương lai nguồn quỹ đất hạn hẹp do đó tạo nguồn vốn trong tương lai khó khăn nên đề nghị Tỉnh cần có chính sách hấp dẫn về đất để tăng cường vốn đầu tư XDCB trong khuôn khổ pháp luật cho phép như:
Áp dụng giá thấp trong khung đất theo Nghị định 87 Chính phủ; riêng đất khu công nghiệp thì áp dụng giá thấp nhất để thu hút đầu tư.
Giảm, miễn thuế một thời gian hoặc cho nợ tiền thuế đối với một số đơn vị xây lắp trong Tỉnh xây dựng kết câú tại Thị xã Cửa Lò những công trình chưa có vốn.
Đổi đất lấy công trình trên cơ sở ghi thu ghi chi theo giá Nhà nước quy định, việc ghi thu ghi chi theo phương thức như công trình được thi công hoàn thành bàn giao sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán, lô đất đơn vị thi công nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá, sau đó thực hiện bằng cách ghi thu tiền đất và ghi chi đầu tư xây dựng công trình theo giá quyết toán, nếu thiếu tiền thì cấp tiếp cho đơn vị thi công, nếu giá lô đất vượt quá giá trị công trình thì đơn vị thi công phải nộp vào Ngân sách.
Cho thuê đất sử dụng lâu dài, nộp Ngân sách phần thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở những công trình đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như: tạo được nhiều việc làm, thu ngân sách khá. Cần hạn chế hình thức thuê đất đối với các dự án không thiết thực để giao đất hoặc đấu giá đất dùng kinh phí thu được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thực hiện hình thức đầu tư BOT, BT để tăng nhanh tốc độ đô thị hoá.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo nhanh gọn, giải toả mặt bằng giao đất nhanh chóng để thu hút các đơn vị cá nhân nộp tiền đất vì đây là nguồn thu cơ bản để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cần xây dựng các trục đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật sau đó mới đấu giá đất hoặc giao đất để tăng giá trị cấp quyền sử dụng đất nhằm có kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng.
c. Tăng cường thu hút vốn trong dân.
Nhà nước ban hành quy chế thu hút, quản lý sử dụng thanh quyết toán kinh phí do nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà văn hoá, tượng đài, mạng cấp nước dân cư ...
Thực hiện đóng góp tự nguyện và đóng góp theo quy định để xây dựng cơ sở hạ tầng; Có cơ chế hỗ trợ vốn Ngân sách theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm để kích thích việc phát triển cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, nhà văn hoá khối xóm.
Thực hiện huy động các khoản góp của nhân dân và đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng đây là nguồn lực có khả năng huy động nhưng cần được nghiên cứu để có hình thức và mức độ đóng góp phù hợp. Nguồn thu này chia làm hai dạng, một dạng đóng góp bắt buộc, một dạng đóng góp tự nguyện, vì vậy cần phải có quy chế quản lý chặt chẽ nguồn thu này.
d. Tăng nguồn vốn vay tín dụng.
Nguồn vốn vay này theo kế hoạch hàng năm chủ yếu đầu tư cho các trường học sau đó thu nguồn đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học để trả nợ.
Đề nghị Nhà nước cho Thị xã vay để xây dựng bê tông hoá kênh mương, công viên, chợ, xây dựng đường giao thông,…sau đó dùng nguồn quỹ đất để trả nợ.
Cho các phường xã vay để xây dựng đường giao thông nông thôn và đường trục của đô thị các phường xã sẽ dùng ngân sách hàng năm và tiền quỹ đất được hưởng, đóng góp của nhân dân hàng năm để trả nợ.
Cho Thị xã vay quỹ Quốc gia hỗ trợ đầu tư phát triển hậu cần nghề cá, cơ sở hạ tầng giao thông hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn không vì lợi nhuận, lấy việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống làm mục tiêu hàng đâu.
+ Tỉnh cần có chính sách cho Thị xã được hưởng nguồn thu từ chống buôn lậu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vừa đảm bảo khuyến khích các phường xã, thị xã, tăng cường công tác chống buôn lậu vừa tăng thu cho Ngân sách thị xã để xây dựng cơ bản.
Hiện nay theo quyết định số 1766/1998 của Bộ Tài chính thì cấp nào ra quyết định tịch thu cấp chính sách đó được hưởng nguồn thi 100% từ công tác chống buôn lậu, nhưng tỉnh vẫn đang điều tiết 100% phần nộp Ngân sách vào Ngân sách tỉnh.
+ Thực hiện huy động các khoản đóng góp của nhân dân và các đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đây là nguồn lực có khả năng huy động nhưng cần phải được nghiên cứu để có hình thức và mức độ đóng góp phù hợp. Nguồn thu này làm hai dạng, một dạng thu đóng góp bắt buộc, một dạng góp tự nguyện vì vậy phải có quy chế quản lý chặt chẽ nguồn thu này.
e. Khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài.
Cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư phát triển các dự án công trình giao thông đô thị và cho phép họ được thu phí dịch vụ trong một thời hạn nhất định sẽ dần dần tạo cho người dân ý thức phải trả tiền khi được sử dụng một số lợi ích dù là công cộng. Hiệu quả giải pháp này không chỉ ở góc độ tạo vốn, mà còn tạo phương thức quản lý sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả hơn. Thị xã Cửa Lò cần vận dụng hình thức BOT để thu hút các nhà đầu tư trong nước nhất là các công trình công viên, địa điểm vui chơi giải trí, khu vực thể thao nước…
Nhưng khi vận dụng hình thức này cần phải có quy chế quy định nghiêm ngặt để tránh hiện tượng tiêu cực biến công trình thực hiện BOT trở thành một vùng trời riêng dẫn tới việc quản lý không hiệu quả gây tác hại về mặt xã hội.
Cho phép các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quản lý khai thác công trình cơ sở hạ tầng như: cảng du lịch, chợ, nhà tập thể thao ....
Cần tạo điều kiện đưa đường giao thông, điện, nước đến chân công trình và hỗ trợ tiền đền bù, san lấp mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư vào với thị xã. đồng thời tạo mọi diều kiện đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài và hiệu quả tại thị xã.
Tại quyết định TW 4 khoá VIII của Đảng đã nêu “Đảng và Nhà nước phải có thiết chế tạo điều kiện cho mọi người dân mọi thành phần kinh tế chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho mình và làm giàu cho đất nước”. Vì vậy, Thị xã Cửa Lò cần có phương án trình Tỉnh cho phép thu hút các thành phần kinh tế đầu tư liên doanh để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng chỉ cho phép xây dựng sau khi quy hoạch phát triển đô thị và du lịch được phê duyệt.
Vấn đề trước mắt là tìm đối tác để xây dựng một công viên giải trí, vui chơi giữa đường 14 và đường 18 nhằm thu hút thêm du khách đến thăm và khuyến khích họ ở lại nhiều ngày hơn.
Cần tìm đối tác xây dựng Đảo Lan châu thành một trung tâm thể thao nước, thể thao biển và du lịch sinh thái (Chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước).
Bảng 3.3. Dự kiến các nguồn vốn huy động tới 2020
Nguồn
2005
2010
2020
Tổng số
1.946
2.490
5.800
Nguồn Trung ương
340
450
1000
Nguồn vốn tỉnh, thị xã
1056
1260
800
Ngân sách thị phường
550
780
4.000
3.3.3. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa lò
a. Tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư.
Để tăng cường thu hút đầu tư, tạo cơ hội và môi trường cho nhà đầu tư đến với thị xã, cần xúc tiến các hình thức thu hút đầu tư như sau:
Xuất bản tài liệu xúc tiến đầu tư dựa trên các dự án được duyệt.
Quảng các rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức hội nghị xúc tiến công tác đầu tư.
Tổ chức phái đoàn gặp các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến Cửa Lò
Đầu tư, phổ biến các chính sách đầu tư, quản lý nghị định 52 Chính phủ về quản lý đầu tư, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quyết định 288 của UBND Tỉnh về phân cấp đầu tư, cần ban hành cơ chế chính sách ưu đãi về đất dai, thuế, hạ tầngvà các điều kiện khác để thu hút đầu tư.
b. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng.
Kiên quyết không thi công các công trình chưa có dự án được duyệt, chưa duyệt dự toán thiết kế và chưa thực hiện chọn thầu, đấu thầu theo đúng quy định.
Không thi công các công trình chưa bố trí trong kế hoạch hoặc vượt dự toán được duyệt.
Việc triển khai lập dự án đầu tư, khảo sát thực tế, thi công xây lắp, nghiệm thu bàn giao bảo hành công trình, thanh quyết toán công trình phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Cần chú trọng một số vấn đề trong qúa trình thi công xây lắp như sau:
Chấp hành đúng quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, pháp luật xây dựng của Nhà nước, không được có quan hệ lệ thuộc với các đơn vị nhận thầu.
Tăng cường công tác giám sát công trình, phải xây dựng quy chế, kế hoạch công tác giám sát, xây dựng chế độ trách nhiệm đối với cán bộ giám sát, phải tuyển chọn bố trí cán bộ giám sát có sức khoẻ, có trình độ năng lực tiêu chuẩn theo quy định kỹ sư đúng chuyên ngành đã công tác 3 năm; trung cấp đã công tác 5 năm có phẩm chất đạo đức tốt.
Chấp hành đúng quy trình, quy định nghiệm thu khối lượng công trình. Qua phần khuất, phần chìm kết cấu chịu lực đều phải thực hiện nghiệm thu. Thành phần nghiệm thu phải có đại diện cơ quan thiết kế và đại diện đơn vị thi công, chủ đầu tư. Cần kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện thiết bị, lập hồ sơ hoàn công, nhật ký công trình đúng quy định, kiểm tra việc định vị, cao độ, bố cục công trình có phù hợp với thiết kế không. Thực hiện việc thí nghiệm vật liệu, nghiệm thu khối lượng công việc để so sánh với tiêu chuẩn quy định. Ghi chép tính toán giá trị công trình hoàn thành để thanh quyết toán.
Cần phải xây dựng một quy chế đảm bảo quản lý tốt chất lượng quá trình thi công là nội dung cơ bản là kiểm tra chất lượng chuẩn bị điều kiện công việc thi công của nhà thầu, kiểm tra chất lượng thiết bị, cấu kiện, vật liệu, kiểm chứng đối với thay đổi đã được thoả thuận.
Bám sát hiện trường đôn đốc kiểm tra trình tự công việc theo tiêu chuẩn chất lượng bản vẽ, kiểm tra nghiệm thu phần khuất, phần chìm, kết cấu chịu lực, phần giữa chừng và tiền hành ghi chép phân tích chất lượng.
Thẩm tra chứng nhận các thí nghiệm áp lực đề xuất báo cáo chất lượng, kiểm tra nhật ký công trình, nghiệm thu các hạng mục công trình và toàn bộ công trình, tính toán xác nhận khối lượng thực tế thi công để thanh quyết toán công trình.
c. Làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, vì vậy thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là chìa khoá để giải quyết những khó khăn. Trong công tác chi trả tiền đền bù thực hiện phương châm “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng” thì sẽ không có so bì, tị nạnh và khiếu kiện lên nhiều cấp nhiều ngành. Công tác đền bù phải theo đúng nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Tại Thị xã mỗi công trình phải thành lập hội đồng đền bù và phải có quy chế làm việc của hội đồng, mỗi thành viên làm hết trách nhiệm của mình, áp dụng chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành thực hiện công khai dân chủ, công bằng hợp lý. Khi xây dựng phương án đền bù cần kiểm tra chính xác khối lượng tài sản, vật kiến trúc, đất đai đối chiếu với chế độ và giá của Nhà nước để lập phương án. đền bù phải thực hiện chỉ đạo tập trung dứt điểm, quyết liệt, làm đến đâu gọn đến đó, công khai minh bạch. Khi phương án dược duyệt cần phải chi trả ngay cho các đối tượng được nhận thiệt hại. Đối với trường hợp cố tính gây tối không chấp hành khi đã tính đủ chính sách chế độ Nhà nước thì thực hiện xử phạt , cưỡng chế để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp khai khống, ăn chặn tiền đền bù của dân. Để thực hiện tốt công tác đền bù giải toả mặt bằng cần phải thực hiện các bước như sau:
Cần phổ biến những chính sách, chế độ của Nhà nước về đền bù cho các đối tượng thông qua phương tiện thông tin đại chúng, họp thôn, khối phố từ đó làm cho người dân hiểu chủ trương chính sách của Nhà nước.
Tập huấn cho cán bộ thuộc hội đồng đền bù về yêu cầu tiến độ, ý nghĩa dự án, chính sách, chế độ, định mức áp dụng cho việc lập phương án.
Tiến hành kiểm kê khối lượng, công bố công khai với dân về đất đai, hoa màu, tài sản… để dân tự tính toán so sánh hạn chế được sự nghi ngờ và khiếu kiện của dân, sau đó áp giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi phương án đền bù được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải niêm yết công khai tại UBND xã, phường, Thị trấn nơi có đất bị thu hồi, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Phải trả tiền đền bù trực tiếp cho dân có sự chứng kiến của UBND xã, phường không chuyển tiền cho xã để xã trả cho dân (Trừ trường hợp tiền đền bù đất công ích của xã, tạm giao, đấu thầu, tạm thuê) tránh trường hợp xã dữ lại tiền đền bù hoặc bắt dân “Tự nguyện” nộp lại cho xã.
Phải thành lập hội đồng đền bù có đại diện những người được đền bù trong hội đồng phát huy vai trò trách nhiệm của dân trong công tác đền bù.
Phải xây dựng thống nhất bảng giá đất Thị xã, thống nhất bảng đơn giá tài sản, cây cối, tại Thị xã cho từng loại tài sản để đền bù thống nhất giá giữa các xã phường, các công trình tránh trường hợp giá khác nhau mất công bằng giữa các vùng.
Phải ban hành mẫu xác minh nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, hạng đất để những cơ quan có trách nhiệm xác minh làm cơ sở pháp luật cho công tác đền bù.
Phải ban hành quy chế hoạt động của hội đồng đền bù nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công tác đền bù giải toả mặt bằng.
Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng tại địa bàn. Cơ quan công an tập trung phối hợp với các phường xã, UBND Thị xã và các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, tài sản đầu tư và lực lượng lao động trong qúa trình làm việc tại Thị xã, kiên quyết chống các hành động gây rối, trộm cắp, phá hoại ảnh hưởng đến qúa trình đầu tư xây dựng tại Thị xã.
3.4. Một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển CSHTKT Thị xã Cửa lò những năm tới.
Để tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò những năm tới, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
3.4.1. Đối với nhà nước Trung ương và Tỉnh Nghệ An
- Thực hiện thống nhất và đơn giản hoá các thủ tục pháp lý
Nhà nước cần ban hành văn bản quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức hoạt động của ban quản lý dự án để phù hợp với chính sách chế độ quản lý đầu tư hiện hành và yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý;
Sớm ban hành văn bản quy định công tác giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư thay thế quyết định 244 BXD/GĐ ngày 24 tháng 12 năm 1990 của Bộ xây dựng để phù hợp với yêu cầu quản lý.
- Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với các nguồn đầu tư xây dựng CSHT cho thị xã
Cần có chính sách cho phép điều tiết một phần tiền đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học trên địa bàn để xây dựng các trường học mới cấp thiết hơn nhưng khó khăn về vốn để đảm bảo sự phát triển cân đối cơ sở vật chất trường hoc giữa các phường xã. Cần có chính sách thực hiện ghi thu ghi chi tiền thuế VAT đối với các doanh nghiệp xây dựng trong Tỉnh để khuyến khích họ bỏ vốn thi công trong điều kiện Thị xã chưa có vốn đầu tư để thanh toán khối lượng công trình.
Công tác nghiệm thu đúng quy trình chặt chẽ đảm bảo công trình chất lượng mỹ quan. Dứt khoát không tổ chức thi công khi công trình chưa có thiết kế, dự toán, dự án được duyệt. Công trình phải có tổ chức chọn thầu, đấu thầu đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Cần củng cố các cơ quan chức năng quản lý phát triển CSHTKT của Thị xã Cửa Lò.
Theo quy định quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, cần củng cố ban quản lý dự án chuyên trách với các cán bộ có đủ năng lực, có đầy đủ trình độ chuyên môn. Đối với cán bộ kỹ thuật phải có trình độ kỹ sư chuyên ngành có ít nhất 3 năm công tác trở lên. Cán bộ kế toán phải có trình độ Đại học tài chính, có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đã làm kế toán ít nhất 3 năm. Bộ máy ban quản lý gọn nhẹ đảm bảo một người làm một việc nhưng biết nhiều việc. Có quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án, phân công, phân nhiệm rõ ràng, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả để tăng cường số lượng và chất lượng công trình, ngày càng nhiều dự án đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả.
Trong việc đền bù giải phóng mặt bằng tuân thủ đúng nghị định 22 CP của Chính phủ và thông tư 145 của Bộ tài chính, cần thành lập thành hội đồng đền bù cho từng dự án một. Hội đồng đền bù phải có quy chế hoạt động có sự phân công phân nhiệm và bồi dưỡng đúng đắn để nâng cao trách nhiệm và khuyến khích cán bộ làm tốt. Đối với hội đồng đền bù nên đưa cả xã, phường và xóm trưởng, khối trưởng và thành viên chính thức. Khi phương án đền bù được duyệt phải cong khai đến tận các hộ được đền bù và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và nhà hợp xóm để nhân dân kiểm tra. Việc chi trả cho các đội tượng đèn bù phải tận tay từng đối tượng có xác nhận của xóm và xã, tránh qua khâu trung gian gây khó khăn và thất thoát tiêu cực.
3.4.2. Đối với chính quyền Thị xã Cửa lò
- Tăng cường phân cấp quản lý trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
Cần có sự quy định rõ trách nhiệm vật chất trong hoạch định, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định quyết toán ở các cấp.
Thành lập tổ thẩm định dự án, thiết kế và thành lập tổ quyết toán để điều dộng nhiều cán bộ có năng lực tham gia không để một phòng đảm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Phải đánh giá lại công tác đầu tư trong những năm qua để rút kinh nghiệm khắc phục, hệ thống dự án đưa ra triển khai phải tập trung, tránh dàn trải phải tạo được thế liên hoàn để phát triển, đảm bảo chú trọng chất lượng và kỹ thuật. Chấn chỉnh lại công tác quản lý đầu tư, giải toả các ách tắc trong cấp phát cung ứng vốn và thanh quyết toán, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng tiến độ, đúng kế hoạch.
Phải có cơ chế phân cấp đầu tư: Đối với phường xã có thể quản lý phê duyệt dự án dưới 500 triệu. Đối với Thị xã phê duyệt các công trình dưới 3 tỷ, cần thành lập các ban quản lý dự án chuyên trách tại phường xã để quản lý dự án chặt chẽ đúng quy định.
- Tiếp tục đa dạng hoá nhằm thu hút các nguồn đầu tư xây dựng CSHT
Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, Thị xã cần phải cụ thể hoá bằng các biện pháp linh hoạt, mềm dẻo thích ứng với điều kiện của địa phương. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cần có chính sách để thu hút đầu tư như giảm giá đất, cho thuê đất, thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nước ngoài. Bởi vì đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Khi Việt Nam đổi mới thì dòng người nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn do đó đầu tư nước ngoài có những tiến bộ vượt bậc cả về số lượng cũng như cơ cấu đầu tư. Trong nguồn vốn đầu tư vay của Nước ngoài chú trọng nguồn vốn OECF để phát triển đường điện, cấp thoát nước.
Cần có chính sách để thu hút vốn trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông nông thôn, vì chúng ta đã khẳng định nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các phường xã để xây dựng các trục đường giao thông phụ theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Chẳng hạn mỗi km đường nông thôn Thị xã sẽ hỗ trợ xi măng hoặc hỗ trợ phần nhựa đường rải mặt, xây dựng nhà họp khối xóm hỗ trợ 30% tổng quyết toán công trình.
Có thể áp dụng hình thức cho doanh nghiệp đầu tư trước sau đóthu hồi vốn của người sử dụng trả cho doanh nghiệp.
- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Hiện nay, thị xã còn rất thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác cấp giấy phép quy hoạch, thanh tra, giám sát thực thi pháp luật trên địa bàn đô thị trong việc phát triển CSHTĐT. Vì vậy, một mặt, Thị xã cần tuyển chọn các cán bộ tốt nghiệp loại khá, giỏi được đào tạo ở các trường đại học, mặt khác có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các cán bộ này hoặc gửi đi tập huấn để thực hiện tốt vai trò nhà nước trong phát triển CSHT Thị xã Cửa lò những năm tới.
- Cần triển khai hoàn thành sớm việc xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 và quy hoạch sử dụng đất đai trên toàn thị xã để khai thác quỹ đất có hiệu quả và thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi. Đồng thời có cơ chế để xây dựng các làng du lịch sinh thái, các khu đô thị kiểu mẫu, các khu chung cư cao tầng cho người có thu nhập thấp tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
Kết luận
Với vị trí về tự nhiên, kinh tế, xã hội hiện có, Thị xã Cửa Lò là một địa danh có tiềm năng phát triển thành một đô thị du lịch. Những năm đổi mới vừa qua, được quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, Thị xã Cửa Lò đã có nhiều cố gắng vươn lên xây dựng một đô thị du lịch và đã đạt được những thành tựu to lớn đáng khích lệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế –xã hội.
Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá để Thị xã tương xứng với vị trí của một đô thị du lịch, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Luận văn "Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò" đã góp phần khái quát lý luận và kinh nghiệm các nước về vai trò nhà nước trong việc phát triển CSHTKT của đô thị du lich, làm rõ hiện trạng cơ sở hạ tầng của thị xã Cửa lò hiện nay, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế về vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò những năm qua.
Trên cơ sở đó, luận văn đã những yêu cầu, phương hướng và các giải pháp tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển CSHT Thị xã Cửa lò những năm tới.
Một trong những đóng góp quan trọng của luận văn là đã có những kiến nghị với nhà nước các cấp về việc tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển CSHT đô thị. Bảy kiến nghị với Nhà nước Trung ương, Tỉnh Nghệ an và Thị xã Cửa lò là có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Việc thực hiện nó sẽ góp phần tăng cường mạnh mẽ vai trò nhà nước trong phát triển CSHT Thị xã Cửa lò những năm tới./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Cửa Lò đến 2010 và 2020.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Thị xã Cửa Lò
3. Báo cáo định hướng phát triển kinh tế- xã hội năm 2000 mã số kế hoạch đầu tư Nghệ An
4. Báo cáo tính hình xây dựng cơ sở hạ tầng năm 1998 của ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng Thị xã Cửa Lò
5. Báo cáo thực hiện xây dựng thị xã Cửa lò theo quy hoạch được phê duyệt tháng 7 năm 2003
6. David Begg. Kinh tế học tập 1 và 2 NXB Thống kê, Hà Nội năm
7. Các dự án khả thi về cấp nước, thoát nước của Thị xã Cửa Lò
8. Các văn bản mới nhất về nhà ở, đất ở, nhà xuất bản xây dựng năm 1994.
9. Các quy định pháp luật về chính sách cơ bản nhà XB Chính trị quốc gia năm 1994.
10. Cải cách Kinh tế – Tài chính Việt Nam – Trung Quốc. NXB Tài chính, tháng 12/1999.
11. Chế độ mới về quản lý Tài chính đầu tư về xây dựng- Nhà xuất bản tài chính năm 1996.
12. Chức năng kinh tế của Nhà nước – Lý luận và thực tiễn ở Việt nam hiện nay. NXBCAND, tháng 11/2003.
13. Mai Ngọc Cường. Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống kê, Hà Nội, năm 1996 và 1999
14. Nguyễn Trí Dĩnh: "Vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế ở các nước ASEAN", NXB Thống kê, Hà nội - 1993
15. Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu- Nhà xuất bản xây dựng năm 1996, sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng, một số tạp chí xây dựng và các tư liệu khác.
16. Hệ thống các văn bản pháp luật về Tài chính- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1996.
17. Keynes J.M. Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ// Viện Nghiên cứu kinh tế tiền tệ, tín dụng và ngân hàng 1970.
18. Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Cửa Lò đến năm 2020.
19. Kinh tế chính trị Mac – Lenin. Trường đại học Kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục 1998,. Tập 1.
20. Hệ thống văn bản pháp luật và quản lý kinh tế – Các văn bản pháp luật về tài chính (NXBCTQG 1996).
21. Kinh tế học chính trị Nhật Bản – Viện Kinh tế thế giới - 1992.
22. Mác.C, Ăng ghen.F. Tuyển tập, tập 5, NXB Sự Thật, Hà nội, 1982.
23. Mác.C, Ăng ghen.F. Toàn tập, tập 23, NXBCTQG, Hà nội, 1993.
24. Mác.C, Ăng ghen.F. Toàn tập, tập 24, NXBCTQG, Hà nội, 1994.
25. Mô hình kinh tế thị trường xã hội. Hội thảo khoa học kinh tế Việt Nam - CHLB Đức. Viện nghiên cứu thị trường giá cả Hà Nội 1991.
26. Nghị định 90/ CP của Chính phủ năm 1998 và nghị định 22/CP của Chính phủ năm 1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phòng vụ an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
27. Những vấn đề kinh tế Việt Nam: Thử thách của hội nhập - Thời báo kinh tế Sài Gòn 2002.
28. Niên giám thống kê Cửa Lò 1994 – 2004.
29. Samuelson P.A. Nordhaus W.Kinh tế học, tập 1, 2. Viện quan hệ quốc tế, 1989.
30. Smith A. Issledovanie o prirode i prichinakh bagtstva narodov, M1962
31. Quản lý Nhà nước về kinh tế. Giáo trình, trường Đại học kinh tế quốc dân, 1999.
32. Quy chế quản lý nhà nước về du lịch thị xã Cửa Lò – 2004.
33. Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đô thị Thị xã Cửa Lò đến năm 2020.
34. Quy hoạch đô thị chi tiết Phường Nghi Thuỷ, Nghi Tân, Thu Thuỷ và trục đường 7, trục đường 8,12 và khu trung tâm Hành chính Thị xã Cửa Lò đã được phê duyệt.
35. Tiếp tục đổi mới chính sách Tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng của viện nghiên cứu Tài chính năm 1998.
36 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia- Hà Nội năm 1996.
37. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2001.
38. Văn kiện tỉnh Uỷ Nghệ An, khóa 15, tập 1, 2002.
39. Việt Nam – ASEAN, NXBKHXH, Hà nội, 1996.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT:
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
BT:
Xây dựng – chuyển giao
CSHT:
Cơ sở hạ tầng
CSHTĐT:
Cơ sở hạ tầng đô thị
CSHTKTĐT:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
XDCB:
Xây dựng cơ bản
UBND:
Uỷ ban nhân dân
GDP:
Tổng sản phẩm trong nước
NSNN:
Ngân sách nhà nước
ĐTPT:
Đầu tư phát triển
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
WB:
Ngân hàng thế giới
TW:
Trung ương
Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.1.1. Quan niệm về cơ sở hạ tầng đô thị
1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng
1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế của đô thị nói chung và của đô thị du lịch nói riêng
1.2. Vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.2.3. Nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.3. Kinh nghiệm của Nhà nước ở một số quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1.3.1. Kinh nghiệm của Bru-nây
1.3.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a
1.3.3. Kinh nghiệm của Xing-ga-Po
Chương 2: Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở thị xã du lịch Cửa Lò
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội của thị xã Cửa Lò
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và dân số
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế của thị xã Cửa Lò
2.1.3. Nhận xét chung
2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay
2.2.1. Đường giao thông nôi thị
2.2.2. Đường giao thông ngoại thị
2.2.3. Hệ thống cấp thoát nước
2.2.4. Hệ thống cảng biển
2.2.5. Các công trình khác
2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay
2.3.1. Về công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã Cửa Lò
2.3.2. Về tình hình huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật những năm qua
2.3.3. Về công tác tổ chức quản lý (bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thị xã)
2.3.4. Đánh giá tổng quát về vai trò nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng tại thị xã cửa Lò
Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò
3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa Lò .
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể thị xã Cửa Lò đến năm 2020
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã.
3.3.3. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò
3.4. Một số kién nghị nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò những năm tới.
3.4.1. Đối với nhà nước Trung ương và tỉnh Nghệ an
3.4.2. Đối với chính quyền thị xã Cửa Lò
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (9).doc