Luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý học ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay

MS: LVVH-LLVH005 SỐ TRANG: 166 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM: 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề nghị hai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng tác tái tạo thiên về bộc lộ những yếu tố chủ quan hơn là phản ánh thế giới khách quan, bày tỏ lý tưởng hơn là mô tả thực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sự thực khách quan, mô tả cuộc sống như nó vốn có hơn là cần có. Cả hai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làm giàu cho mình bằng một thế giới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm kiếm ở đó bóng dáng của thế giới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từ mảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi buồn của thế giới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích bằng hiện thực. Chính vì vậy, chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trị hiện thực của tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thể tìm thấy điều này nhiều nhất ở chủ nghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, được xem là phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác tái hiện. Nếu xem kiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trị hiện thực là chất phù sa của dòng sông ấy, thì chủ nghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên chở nhiều phù sa nhất. Trong tiến trình văn học, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của con người. Phát huy những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế của các trào lưu, phương pháp xuất hiện trước đó, chủ nghĩa hiện thực đã kết tinh được truyền thống văn học và tinh thần thời đại. Trong giai đoạn cực thịnh của mình, chủ nghĩa hiện thực đã đóng góp cho kho tàng văn học thế giới biết bao tác phẩm, với 4 không ít những kiệt tác, thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới khách quan cũng như tâm hồn con người. Cuối thế kỷ XIX, mặc dù có chiều hướng suy thoái thành chủ nghĩa tự nhiên và bị lấn át bởi một số trào lưu văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện thực vẫn khẳng định được sức sống của mình. Sang thế kỷ XX, nhiều biến thể của chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực tâm lý, đã ra đời, cho thấy đây là một hiện tượng không ngừng vận động và phát triển. Vì những lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực luôn chiếm một vị trí đáng kể trong lý luận văn học. Các nền lý luận văn học lớn trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã ra đời gần 2 thế kỷ, nhưng vấn đề này vẫn gợi cảm hứng cho các nhà lý luận trong những công trình nghiên cứu cũng như trong các cuộc trao đổi, tranh luận. Tình hình nghiên cứu sôi động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam xem đây như một cái gì đã hoàn tất, mà phải liên tục nhận thức lại vấn đề để có được một cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tiến bộ về chủ nghĩa hiện thực. Từ năm 1975 đến nay, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng có những dấu hiệu mới. Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” là một cơ hội để chúng ta nhận diện, đánh giá vấn đề lý luận không mới này trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. 2. Lịch sử vấn đề: Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, chủ nghĩa hiện thực luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Được giới thiệu trong nhiều công trình dịch thuật, có mặt trong những bộ giáo trình sử dụng chung cho cả nước, xuất hiện trên nhiều tạp chí, tờ báo quan trọng, trong các tập tiểu luận phê bình được đánh giá cao, là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận văn học, chủ nghĩa hiện thực đã và đang là một trong những vấn đề quan yếu của lý luận văn học Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam lại chưa được một công trình nào 5 quan tâm một cách toàn diện. Đáng kể nhất có thể kể đến là hai bài viết Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc (trích trong Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên (nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997) và Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2006). Hai bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chung về công việc biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam 50 năm qua, trong đó có chủ nghĩa hiện thực. Song, lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các chuyên khảo, tiểu luận từ trước đến nay lại chưa được tổng kết, đánh giá. Trong tình hình nghiên cứu chung đó, đáng mừng là việc khái quát tình hình nghiên cứu lý luận văn học từ 1975 đến nay có được quan tâm hơn. Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (nxb. Giáo dục, 2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, phần Những vấn đề chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu tên tuổi Việt Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long, Với những bài viết như Những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới văn học hiện nay, Ba mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm, Những trăn trở tiến bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay, các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975 cũng như vai trò, diện mạo của lý luận văn học trong giai đoạn đó. Trong các ý kiến ấy, chúng ta có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng như vị trí của chủ nghĩa hiện thực. Sau thời kỳ đổi mới, tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986, việc đánh giá tình hình nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng được quan tâm nhiều hơn. Với cuốn Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp các 6 bài viết về văn nghệ trong quá trình đổi mới. Những bài viết như Đổi mới và quy luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của Vũ Tú Nam, đã bước đầu đánh giá về những ưu, nhược của văn nghệ ta trên con đường đổi mới. Tương tự như vậy, những bài viết như Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Duy Bắc (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2005) cũng không ngoài nội dung đó. Có điều, những bài viết này chủ yếu nhận định về tình hình nghiên cứu chung hơn là tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Chỉ với những bài viết như Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của Phạm Vĩnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức, (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2006), những suy nghĩ về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới được đề cập. Đặc biệt, trong công trình Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), vấn đề được trình bày tập trung hơn. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1993. Công trình này đã dành chương 1 để bàn về vấn đề văn học phản ánh hiện thực. Các tác giả Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân sau khi lược thuật các ý kiến khác nhau, đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu vấn đề văn học phản ánh hiện thực chứ không phải toàn bộ tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực. Như vậy, có thể nói, nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là một công việc chưa được đầu tư thực hiện một cách hệ thống, toàn diện. Bức tranh toàn cảnh về vấn đề này đang chờ đợi được phác vẽ nên. Bức tranh ấy sẽ giúp chúng ta thấy được mình đang ở đâu để có hướng đi đúng đắn trong hành trình phía trước. 3. Mục đích nghiên cứu: Là một vấn đề có thâm niên trong lý luận văn học thế giới, nhưng chủ nghĩa hiện thực mới có mặt trong lý luận văn học Việt Nam khoảng 50 năm trở lại đây. Trong thời gian này, cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực không hề đứng yên, mà luôn có sự vận động, thay đổi, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay. Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay”, người viết luận văn này muốn tìm hiểu xem giới nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và nghiên cứu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực, trước là để nắm bắt vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn mới, sau là để đánh giá những đóng góp cũng như những hạn chế của giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua trong việc nghiên cứu một vấn đề lý luận nói riêng và xây dựng, phát triển lý luận văn học nói chung. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các trào lưu, trường phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề. Người viết cũng không đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở những tác giả và tác phẩm cụ thể mà chủ yếu khai thác những quan niệm, những bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Để thực hiện công việc đó, người viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là các bộ giáo trình, các tập tiểu luận, phê bình, chuyên khảo của các tác giả Việt Nam có liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Bên cạnh đó, người viết cũng sử dụng những công trình dịch thuật từ lý luận văn học nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay, với tư cách là kết quả của việc tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975 để thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở 8 Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ 1975 đến nay, nhằm làm rõ sự vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để tiện theo dõi và đánh giá. Phương pháp so sánh: so sánh chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, , để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ nghĩa hiện thực; so sánh các giáo trình lý luận văn học về chủ nghĩa hiện thực với nhau để tìm điểm giống và khác nhau của các nhà lý luận khi nghiên cứu vấn đề này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử đối với một vấn đề lý luận văn học, nhìn thấy sự vận động của một lý thuyết đã được viết nên cách đây gần hai thế kỷ. Sự vận động ấy xuất phát từ thực tế nghiên cứu và đặc biệt là thực tế sáng tác văn học. Vì vậy, công việc này cũng thể hiện được mối quan hệ gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn nữa, thực hiện đề tài này chính là đã quán triệt tinh thần của nguyên lý tính hệ thống. Lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là một bộ phận của lý luận văn học Việt Nam, lý luận văn học ở Việt Nam là một bộ phận của lý luận văn học thế giới. Tìm hiểu cái bộ phận chính là góp phần tìm hiểu cái toàn thể. Hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là con đường dẫn đến hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới. Ý nghĩa thực tiễn: Nền lý luận văn học Việt Nam còn khá non trẻ so với lý luận văn học thế giới. Thời gian từ 1975 đến nay đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên của lý luận văn học Việt Nam để bắt kịp với sự tiến bộ chung. Kịp thời ghi nhận những thành tựu cũng như những hạn chế của sự nỗ lực đó sẽ giúp cho lý luận văn học Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nền lý luận văn học tiên tiến. Trong lý luận văn học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu. Những ý kiến, đánh giá mới đây về chủ nghĩa hiện thực cần được xem xét kỹ lưỡng 9 để nắm bắt được quan niệm của giới nghiên cứu trong giai đoạn mới về vấn đề này. Thực tiễn sáng tác hiện nay ngày càng phong phú và phức tạp, kết quả đánh giá quá trình đổi mới lý luận thời gian qua của luận văn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học dễ dàng và hiệu quả hơn. 7. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu Các chương: Chương 1: Tình hình nghiên cứu chung về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay Chương 2: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay Chương 3: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay Phần kết luậ

pdf166 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý học ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7]. 139 Rõ ràng, đối với các trào lưu xuất hiện trước và cùng thời, chủ nghĩa hiện thực được đề cao, song đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực luôn được quan niệm như một bệ phóng, một bước chuẩn bị cho sự thành công của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau khi giới thiệu nguyên lý tính hệ thống, Trọng Đức đã vận dụng để nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông nói: “Giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tất nhiên là có những điểm cộng đồng với tư cách chúng đều là phương pháp hiện thực chủ nghĩa, nhưng giữa hai phương pháp đó lại có những điểm riêng biệt mà tổng số kết hợp nhuần nhuyễn với mọi yếu tố hệ thống tạo thành sự khác biệt về bản chất. Những điểm khác biệt đó có thể là do sự nâng cao những điểm cũ đã có của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong những điều kiện mới của hiện thực, của khoa học và của bản thân văn học nghệ thuật, ví như tính lịch sử, tính điển hình, hay chức năng cải tạo. Những điểm khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa lại có thể là những điểm hoàn toàn mới không có trong chủ nghĩa hiện thực phê phán như tính đảng, hay như chủ nghĩa nhân đạo vô sản tạo thành cái mặt nhất thể của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh” [30, tr.54]. Tuy không trực tiếp phát biểu nhưng mô hình phát triển sau mà Phùng Văn Tửu đề cập rất dễ khiến người ta liên tưởng đến sự phát triển tất yếu dẫn đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: “Cũng như đường xoắn ốc sau mỗi chu kỳ lại trở về gần với vị trí ban đầu nhưng ở bình diện cao hơn, trên con đường phát triển của văn học nghệ thuật, ta cũng thường quan sát thấy những dấu hiệu tương đồng, gần gũi ở các thời kỳ khác nhau theo một chu kỳ tương đối đều đặn. Không phải ngẫu nhiên người ta dễ nghĩ đến một dòng văn học hiện thực bắt nguồn từ cổ đại, bỏ qua Trung cổ đến thời kỳ Phục hưng, bỏ qua chủ nghĩa cổ điển đến thế kỷ XVIII, bỏ qua chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực” [97, tr.58]. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Dân đã không đồng ý với quan niệm này. Ông cho rằng quan niệm này xuất phát từ “sự giống nhau về mặt hình thức ngôn từ giữa hai 140 thuật ngữ: “hiện thực” và “hiện thực XHCN”, đặc biệt là quan điểm đó đã bị “ám ảnh bởi hai chữ “hiện thực”. Từ đó, ông bày tỏ quan niệm: “Muốn xác định được bản chất của một chủ nghĩa trong văn học - nghệ thuật, ta phải căn cứ vào cương lĩnh và mục tiêu của nó, vào các nguyên tắc hành động và quy chuẩn nghệ thuật của nó”. Cho nên, theo ông: “xét các điều kiện xã hội sản sinh ra chủ nghĩa hiện thực XHCN thì chúng ta sẽ thấy rằng chủ nghĩa hiện thực XHCN ra đời là do yêu cầu của xã hội chứ không phải là kết quả của quá trình phát triển cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán” [12, tr.57-58]. Nếu xem chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một trào lưu, một phương pháp sáng tác như các trào lưu và phương pháp sáng tác khác, nghĩa là nó là một hiện tượng lịch sử cụ thể, ra đời dựa trên những tiền đề xã hội và tư tưởng riêng thì ý kiến trên của Nguyễn Văn Dân là rất đáng quan tâm. Chưa hết, ông còn chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa hai trào lưu này: “Tôi cho rằng cái khác nhau đầu tiên là trong khi chủ nghĩa hiện thực phê phán coi trọng nguyên tắc phê phán, thì chủ nghĩa hiện thực XHCN coi trong nguyên tắc khẳng định. Còn nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực XHCN cũng không giống với điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực phê phán. [12, tr.58]. Và cuối cùng ông đi đến kết luận: “Như vậy ta có thể nói chủ nghĩa hiện thực XHCN và chủ nghĩa hiện thực phê phán, thoạt nhìn thì tưởng là hai anh em vì chúng có tên gọi gần giống nhau, nhưng thực chất chúng chỉ là hai người hàng xóm gần nhà xa ngõ” [12, tr.61]. Như vậy, mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được đánh giá lại. Cụm từ “tiền thân trực tiếp” cho thấy được cái công của chủ nghĩa hiện thực. Cái công ấy là những thành tựu về tư duy nghệ thuật được chủ nghĩa hiện thực phát hiện, đã trở thành tiền đề quý báu cho chủ nghĩa hiện thực hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy những gì được xem là hạn chế của chủ nghĩa hiện thực sẽ được chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa khắc phục. Trên thực tế, sự gần gũi giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một thực tế không thể chối cãi. Nếu như chủ nghĩa lãng mạn ra đời là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là sự phản ứng 141 chống lại chủ nghĩa lãng mạn, thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là phản ứng chống lại chủ nghĩa hiện thực, ngược lại, tiếp nối truyền thống của chủ nghĩa hiện thực. Nhiều nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có thể tìm thấy ở chủ nghĩa hiện thực, như tính chân thực, khách quan, điển hình hóa,... Tuy nhiên, hai phương pháp sáng tác này vẫn có những điểm khác nhau rất cơ bản về nhân vật trung tâm, về cảm hứng chủ đạo và khuynh hướng tư tưởng,… Nhìn chung, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vạch ra được quy luật phát triển cách mạng của cuộc sống, nó cổ vũ cho sự năng động, tích cực của con người, nó ca tụng những con người chiến đấu cho lý tưởng và hy sinh vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, đó là về lý thuyết sáng tác. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa giống như một bửu bối, nhưng quan trọng là người ta có sử dụng nó tốt hay không. Trên thực tế, không ít tác phẩm sáng tác theo phương pháp sáng tác này không gây được tiếng vang so với những tác phẩm hiện thực phê phán trước đó. Mặt khác, cuộc sống không phải bao giờ cũng phát triển đi lên, đó chỉ là quy luật phổ quát. Con đường của cuộc sống có khi quanh co, khúc khuỷu, thậm chí thụt lùi. Cảm hứng phê phán mà chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dành cho một dung lượng không nhiều cũng không đủ để nói hết những mặt trái của cuộc sống cũng như lương tâm của con người. Chính vì vậy, xem xét mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một việc làm không thể sơ lược và công thức. Tóm lại, trong khi một số nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng đề cao quá mức chủ nghĩa hiện thực dẫn đến xem nhẹ chủ nghĩa lãng mạn và các chủ nghĩa hiện đại thì cũng có những nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng đề cao quá mức chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà xem nhẹ chủ nghĩa hiện thực. Qua đó, vị trí và mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực đã được đánh giá một cách khách quan và công bằng hơn. Đánh giá này liên quan đến việc xác định xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực. 142 3.5. Xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực: Trong Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý tính hệ thống, Trọng Đức đã dẫn lại cách đánh giá chủ nghĩa hiện thực của cuốn Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin (Viện hàn lâm khoa học Liên Xô phần IV, Nxb. Sự thật, H. 1963) như sau: “Trên dòng phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong các nền văn học dân tộc và trong văn học thế giới nói chung, chủ nghĩa hiện thực phê phán được xem như bước cao nhất mà cũng là bước cuối cùng trong văn học thời kỳ trước chủ nghĩa xã hội” [30, tr.50]. Với cách đánh giá này, chúng ta có thể hình dung điểm kết thúc của chủ nghĩa hiện thực lại chính là điểm bắt đầu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa, Từ Đức Trịnh và Lê Văn Dương khi tổng hợp các ý kiến về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng cho biết, có một số ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời gắn với sự “kiệt sinh lực” của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Như vậy, một số người đã quan niệm rằng chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đã cáo chung, nhường chỗ cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã không đồng tình với quan điểm này. Từ Đức Trịnh và Lê Văn Dương cho rằng: “Mà thực ra, cho đến nay chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa “dốc cạn sinh lực”… làm sao có thể phủ nhận được một sự hiển nhiên: sang thế kỷ XX trong văn học thế giới vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện thật kiệt xuất như Sáplisaplin, Hêmingwây, Rômanh Rôlăng” [32, tr.65]. Quan điểm này đã gặp gỡ với Phương Lựu trong cuốn Tiến trình văn học, (mà chúng ta đã đề cập trong chương 2) khi ông nói: “mặc dù có chiều hướng thoái hóa thành chủ nghĩa tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX, nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán đến thế kỷ XX vẫn tiếp tục tồn tại và phát huy được sức mạnh của mình, hơn nữa còn phát triển mặc dù với những sắc thái và xu hướng khác nhau” [59, tr.235]. Như vậy, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XX, dưới nhiều hình thức khác nhau, vẫn tiếp tục phát triển dựa trên sự ra đời của các sáng tác văn học, trong đó có 143 không ít kiệt tác và làm nên những tên tuổi lớn. Mặt khác, với tư cách là đối tượng của lý luận văn học, chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục được nghiên cứu và có được những thành quả nhất định. Biểu hiện đầu tiên của sức sống ấy là việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác vẫn được duy trì và đã có được những tín hiệu vui. Trong Trên đường đến với tư duy lý luận văn học hiện đại, Trương Đăng Dung, đã chỉ ra những tín hiệu ấy như sau: “Trong tác phẩm Những bóng ma của Marx, tác giả J.Derrida đã khẳng định rằng không thể loại bỏ Marx ra khỏi di sản văn hóa của chúng ta một cách đơn giản” và “cần phải thừa kế di sản của chủ nghĩa Marx, thừa kế phần sinh động nhất của chủ nghĩa đó, nghĩa là cái phần, nghịch lý thay, chưa kết thúc việc đưa lên bàn phân tích vấn đề về cuộc sống…” [19, tr.58]. Thật vậy, trong thế kỷ XX, lý luận văn học Mácxít vẫn tiếp tục được nghiên cứu bởi các học giả như nhà nghiên cứu Nga Plêkhanov, nhà nghiên cứu văn học Hungary G.Lukacs, nhà lý luận văn học Anh Ch.Caudwell, nhà lý luận xã hội học, gốc Rumani Lucien Goldman,…Tất cả họ đều đánh giá cao chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt là G.Lukacs. Bài viết Để hiểu thêm chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của G.Lukacs của Phương Lựu cho thấy ông đã kế thừa quan niệm của Mác, Ăngghen, khẳng định chủ nghĩa hiện thực là vĩ đại, là nền tảng cho mọi văn học chân chính. Vì lẽ đó, người ta gọi là “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của Lukacs. Ông luôn khẳng định “trong điều kiện bình thường, nghệ thuật luôn gắn bó với chủ nghĩa hiện thực”. Chính vì quan niệm như vậy nên có lúc ông đã ta thán: “Trong lịch sử nhân loại chưa có lúc nào như ngày nay cần đến văn học hiện thực bức thiết như vậy, nhưng có lẽ cũng chưa có lúc nào như ngày nay truyền thống vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực lại bị chôn vùi đến thế trong đống gạch vụn của những thiên kiến xã hội và nghệ thuật” [54, tr.8]. Tuy nhiên, khi chú ý đến mối quan hệ khách thể - chủ thể trong sự phản ánh, mô hình nắm bắt sự chuyển dịch từ hiện thực đến tác phẩm văn học, xem xét văn học trong mối liên hệ với hiện thực, các học giả trên đều có cách suy nghĩ khác nhau. Trong khi luôn trung thành với quan điểm văn học nghệ thuật không tách rời 144 đời sống xã hội, Plêkhanov cho rằng “muốn hiểu nghệ thuật như thế nào thì cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó” thì G.Lukacs lại nhấn mạnh đến thế giới riêng của sáng tạo nghệ thuật. Theo Lukacs, sự say mê của người tiếp nhận là “sự say mê hoàn toàn vào đặc trưng của cái thế giới riêng” của tác phẩm, do tác phẩm đã “phản ánh hiện thực trung thực hơn, hoàn thiện hơn, sinh động hơn cái mà người đọc có được về hiện thực”. Tương tự như vậy, giữa Lukacs và Caudwell, việc lý giải vấn đề cũng có sự khác nhau. Trong việc xác định đối tượng của phản ánh nghệ thuật, Caudwell cho rằng đối tượng của phản ánh nghệ thuật là “hiện thực bên trong” của con người, còn “hiện thực bên ngoài” là đối tượng của phản ánh khoa học. Caudwell viết “nghệ thuật có thể thay đổi thế giới cảm xúc, tức là thế giới hiện thực bên trong, còn khoa học thay đổi thế giới của các hiện tượng, tức là thế giới hiện thực bên ngoài”. Lukacs thì lại cho rằng nghệ thuật cũng như khoa học, đều phản ánh cùng một hiện thực. Lukacs gắn bó với yêu cầu về chủ nghĩa hiện thực, về tính chân thực của sự phản ánh, còn Caudwell nhấn mạnh tính chân thực lịch sử thái độ và tư tưởng của nhà văn, tức là nhấn mạnh vai trò của chủ thể sáng tạo. Đến với L.Goldman thì mô hình phản ánh đã trở thành mô hình phát sinh. Ông cho rằng “cần phải dựa vào cơ sở nghiên cứu các mối liên kết giữa cấu trúc tác phẩm và cấu trúc thuộc về ý thức của các nhóm xã hội mà tác giả là thành viên” [17, tr.18-20]. Tóm lại, các nhà Mácxít thế kỷ XX vẫn luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, đến xuất xứ, nguyên nhân và các yếu tố khác liên quan đến sự ra đời của tác phẩm văn học, mặc dù mỗi người đều có hướng đi riêng của mình. Điều đó cho thấy, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XX vẫn còn nặng nợ với các nhà nghiên cứu, vẫn đầy sức thu hút và không ngừng được khám phá, đem lại những kết quả hết sức thú vị. Ở Phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc, nền văn học và lý luận hiện thực chủ nghĩa cũng có một sức sống như thế. Trong Nhận thức lại chủ nghĩa hiện thực, nhà nghiên cứu Trương Đức Tường đã nói về chủ nghĩa hiện thực với tất cả tình cảm của mình: “Nếu nói giữa những năm 80, “chủ nghĩa hiện đại dấy lên trên văn đàn Trung Quốc ít nhiều làm người ta hoài nghi, lạnh nhạt với chủ nghĩa hiện thực, 145 thì trải qua cảnh huyên náo của “chủ nghĩa hậu hiện đại”, tới giữa những năm 90, bất kể về sáng tác hay về lý luận, chủ nghĩa hiện thực đang “lên nước”. Nếu để mắt tới tiến trình lịch sử văn học đương đại, thì gần nửa thế kỷ nay, có lẽ không có “chủ nghĩa” nào lại có thể kể từ đầu chí cuối “quẩn quanh” và “bám riết” lấy văn học như chủ nghĩa hiện thực. Bất kể áp lực từ phía chính trị hay từ phía kinh tế, cũng bất kể sự lạnh nhạt và bài bác – tuyên bố nó đã cũ rích, lỗi thời, lão hóa – đến từ “trào lưu văn hóa mới”, chủ nghĩa hiện thực hầu như chẳng hề sợ vinh hay nhục, vẫn cứ đóng vai trò không gì thay thế được trong văn học. Theo dòng thời gian, giá trị của “chủ nghĩa hiện thực trong văn học sử đương đại ngày một rõ ra. Mỗi khi văn học sa lầy trong lầm lẫn hoặc để lộ chứng suy nhược toàn thân, thì chủ nghĩa hiện thực lại truyền cho văn học chất dinh dưỡng của cuộc sống và sức mạnh của nghệ thuật, mỗi khi văn học vì tác động nào đó mà ngày càng rời xa văn học thì chủ nghĩa hiện thực lại kéo văn học trở lại với con đường của văn học” [95, tr.63]. Những sáng tác theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa về sau, khi so sánh với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, có khi được đánh giá cao hơn: “Trước ngày Trung Quốc đổi mới, trong những tác phẩm viết theo phương pháp “hiện thực xã hội chủ nghĩa” tồn tại khá phổ biến bệnh công thức, sơ lược, giả tạo. Ngược lại, những tác phẩm nào viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa không thôi, thì tỏ ra trung thành với hiện thực và phản ánh được chân thực cuộc sống” [86, tr.73]. Lý giải sức sống bền bỉ đó của chủ nghĩa hiện thực, Trương Đức Tường cho rằng “chủ nghĩa hiện thực là một khái niệm ngoại lai, mà sớm hơn cả là một khái niệm triết học, sau mới trở thành một khái niệm nghệ thuật, chỉ một trào lưu tư tưởng nghệ thuật hoặc một phong cách nghệ thuật ra đời ở phương Tây thế kỷ XIX” [95, tr.63] và “Sau khi chủ nghĩa hiện thực truyền sang Trung Quốc, nó đã có ảnh hưởng lớn đối với văn học mới của Trung quốc. Nhưng các nhà văn nghệ đã không tiếp thu máy móc khái niệm này mà trong thực tiễn văn học của mình đã truyền cho nó kinh nghiệm thực tiễn nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật chân chính của mình, vì thế mà hình thành nên truyền thống hiện thực chủ nghĩa trong văn học mới. Theo tôi, chủ nghĩa hiện thực phát triển ở Trung Quốc có đặc trưng nổi bật nhất là đã 146 được làm cho sâu sắc hơn bằng cách chuyển từ một phương pháp nghệ thuật thành một tinh thần nghệ thuật. Đó chính là tinh thần hiện thực tha thiết với hiện thực xã hội Trung quốc, tha thiết với số phận sinh tồn Trung Quốc, nhằm “cải lương xã hội”, “cải lương nhân sinh” ” [95, tr.64]. Bên cạnh việc đánh giá cao những sáng tác viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa, mang tinh thần chủ nghĩa hiện thực, giới lý luận còn đặt vấn đề xem xét, đánh giá lại chủ nghĩa Mác và nhận thấy ở đấy một ý nghĩa tích cực. Tiếp nhận tích cực những thành tựu lý luận từ phương Tây, nhìn lại lý luận trước mở cửa, Lý Trạch Hậu viết: “Mỹ học của chủ nghĩa Marx chủ yếu là mối quan hệ về chức năng, lợi ích của nghệ thuật đối với xã hội, lý luận về lợi ích xã hội chủ nghĩa của nghệ thuật”. Trong khi đó, “mỹ học cận hiện đại phương Tây chủ yếu bàn về nghệ thuật trên cơ sở tâm lý. Họ thường nhấn mạnh tới đặc trưng thẩm mỹ phi công lợi xã hội của nghệ thuật”, “Quả thật, chủ nghĩa Marx là lý luận cách mạng, lý luận phê phán, nhưng nó chỉ là thứ lý luận như thế thôi sao? Trong thời đại ngày nay, dù ở phương Đông hay phương Tây, nếu chỉ kiên trì hoặc bàn về lý luận cách mạng thôi là không đủ rồi! Đó chỉ là một phương diện của chủ nghĩa Marx, cho dù đó từng là phương diện cơ bản, phương diện chủ yếu. Song, dù thế nào đi nữa thì giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng đều chỉ có mối liên hệ với một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong lịch sử lâu dài của loài người, nó chỉ là một hiện tượng tương đối ngắn. Không thể ngày ngày cách mạng, năm năm cách mạng…Cái gọi là “đại cách mạng văn hóa vô sản” chẳng phải đã là bài học nặng nề nhất đó sao? Vì thế tôi cho rằng nên minh xác chủ nghĩa Marx không chỉ là triết học cách mạng mà còn là triết học xây dựng” [81, tr.51]. Không chỉ yêu cầu nhìn chủ nghĩa Mác toàn diện hơn, giới nghiên cứu Trung Quốc còn nhìn thấy tính tiên tiến của chủ nghĩa Mác. Một tác giả bài báo đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Quảng Đông đã cho rằng: “Chủ nghĩa Marx ra đời ở thế kỷ XIX tuy chưa có khái niệm “hậu hiện đại” nhưng chủ nghĩa Marx trong sự phân tích phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa đã dự kiến một cách chính xác đến đặc trưng 147 của xã hội hậu công nghiệp, do đó bao hàm những tư tưởng hậu hiện đại rất phong phú, rất dồi dào ẩn ý hậu hiện đại” [81, tr.52]. Bên cạnh khuynh hướng bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, ở Trung Quốc còn có một khuynh hướng thứ hai là xem xét lại những vấn đề chủ nghĩa Mác đặt ra gắn với tình hình cụ thể của đất nước. Khuynh hướng đó cũng được Lê Huy Tiêu lược thuật trong bài Giới lý luận phê bình Trung Quốc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo ông, ở Trung Quốc, cuộc tranh luận về chủ nghĩa hiện thực đã diễn ra từ 1949-1966, sau đó lại được tiếp tục vào thời kỳ đổi mới. Nếu như “cuộc phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong năm 1954 và phê phán thuyết “tả chân thực” năm 1957 trở đi, tính chân thực trở thành vấn đề kiêng kỵ của giới phê bình” thì nay được khôi phục lại. Để chứng minh cho điều này, tác giả đã dẫn lời nhà lý luận Khiên Mẫn: “nếu văn học xa rời tính chân thực của hiện thực thì sẽ mất đi chủ nghĩa hiện thực, mất đi sức mạnh sinh mệnh của nghệ thuật, xa rời tính chân thực, thì tác dụng nhận thức của văn học và chức năng phản ánh hiện thực của nó… cũng không thể nói đến được” [86, tr.68]. Tương tự như vậy, theo ông, Ba Kim cũng cho rằng “trong một thời gian dài, văn học Trung Quốc chỉ thích nói những lời trống rỗng, lời nói dối và xu nịnh, kết quả là “nói hết những lời nói hay, nằm mơ hết mộng đẹp, mở mắt ra, vẫn chỉ là giấc mộng lớn. Văn học không dám nói sự thật thì làm sao có được chủ nghĩa hiện thực” [86, tr.68]. Từ đó, ông đi đến nhận định: “Trước đây, trong lý luận hiện thực chủ nghĩa, vấn đề tính chân thực được gắn với định nghĩa về những vấn đề “tả bản chất”, tính khuynh hướng, tính điển hình…còn khái niệm tính chân thực thường bị gác sang một bên. Nay tính chân thực được đặt vào vị trí trung tâm của lý luận hiện thực chủ nghĩa”, “Coi tính chân thực là hạt nhân, là thước đo quan trọng đầu tiên của nền phê bình hiện thực chủ nghĩa, đó là hòn đá tảng của các nhà phê bình thời kỳ mới đặt lại nền móng cho chủ nghĩa hiện thực” [86, tr.68]. Nhận thức lại vị trí của tính chân thực, quan hệ giữa tính khuynh hướng và tính chân thực tất cũng sẽ được nhìn nhận lại. Trước đây, do hiểu không đúng về 148 tính khuynh hướng, đồng nhất nó với tính chính trị nên người ta đã cho rằng nó quyết định tính chân thực. Ngày nay thì vấn đề đó đã được quan niệm lại. Về điển hình, vấn đề vẫn được xem là vấn đề mấu chốt của chủ nghĩa hiện thực, trong thời gian này cũng bị “sờ” đến. Trong hai bài nghiên cứu: Một định nghĩa đáng được bàn lại – điều đáng nghi ngờ về mối quan hệ giữa hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình và Một công thức cần phải xóa bỏ - lại bàn về hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình, Từ Tuấn Tây đã bàn lại luận điểm của Ăngghen. Ông cho rằng việc Ăngghen phê phán Cô gái thành thị của Hacơnetx “là thiếu chính xác và không công bằng” vì “không thể cho rằng tác phẩm nghệ thuật chỉ biểu hiện lực lượng chính diện và chủ lưu của cuộc sống mới có thể phản ánh bản chất cuộc sống xã hội, mới có ý nghĩa điển hình, còn những tác phẩm miêu tả hiện tượng tiêu cực và chi lưu của cuộc sống không thể phản ánh bản chất cuộc sống xã hội, từ đó kết luận tác phẩm ấy không có ý nghĩa điển hình” [86, tr.71]. Theo Từ Tuấn Tây, mục đích chủ yếu của lá thư của Ăngghen “là phát biểu ý kiến riếng của mình về sáng tác cụ thể của một nhà văn”, “chứ không phải là định nghĩa nghiêm túc về chủ nghĩa hiện thực” do đó không nên coi ý kiến ấy là “tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tất cả các tác phẩm văn nghệ”. Kết luận của Từ Tuấn Tây là trong lá thư của Ăngghen “có một số quan điểm và luận thuyết không đủ tính chất của một luận thuyết khoa học, do đó nếu coi nó là một định nghĩa để sử dụng thì rõ ràng có chỗ không hoàn thiện” [86, tr.71]. Có người phê phán ý kiến của Từ Tuấn Tây là “Không những về lý luận là sai lầm không có chút căn cứ, mà về thái độ và cách làm cũng khá khinh suất” [86, tr.71] nhưng tác giả Lê Huy Tiêu lại cho rằng Từ Tuấn Tây đã phá vỡ quan niệm phải tuyệt đối tin tưởng, không cho phép nghi ngờ đối với những lời bàn cụ thể của các nhà kinh điển Mácxít. Việc minh xác những kiến giải này còn phải cần thêm thời gian nhưng có thể thấy nhu cầu và năng lực nhận thức của con người là không cùng. Chính nhờ đó, vấn đề tưởng đã cũ như chủ nghĩa hiện thực vẫn luôn có thêm những màu sắc mới. 149 Ở Việt Nam, dòng văn học hiện thực lại bắt đầu khi chủ nghĩa hiện thực ở phương Tây đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, nên con đường phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam cũng không hoàn toàn giống chủ nghĩa hiện thực ở Phương Tây. Trong Ảnh hưởng của tư tưởng Mácxít và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán (1930-1945), Phan Cự Đệ đã vẽ ra con đường phát triển đó như sau: “Tư tưởng Mácxít đã thâm nhập vào Việt Nam khoảng những năm 20, nhưng nó chỉ được giới thiệu công khai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939) [22, tr.62], “Tư tưởng Mácxít và phong trào cách mạng đã tạo điều kiện cho văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, giúp nó nhận ra những mâu thuẫn đối kháng, những vấn đề bản chất của xã hội, do đó ở chặng cuối, không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên mà một bộ phận đã có sự giao lưu với văn học cách mạng để chuyển hóa thành hiện thực xã hội chủ nghĩa” [22, tr.66]. Nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một bước phát triển đem lại những phẩm chất mới cho chủ nghĩa hiện thực, Phan Cự Đệ đã nhấn mạnh nhiệm vụ xây đắp nền văn học ấy để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa hiện thực trước đó: “Phải khiêm tốn mà nhận rằng trước khi có nền văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa thì cái nền văn xuôi hiện thực chủ nghĩa của chúng ta còn nghèo. Văn học còn bỏ trống nhiều thời của con người Việt Nam với những mặt mạnh mặt yếu của nó cũng như chưa định hình thật rõ nét trong văn xuôi. Văn học trong thời kỳ đổi mới của chúng ta có nhiệm vụ phải củng cố cái nền hiện thực của văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa” [29, tr.52]. Như vậy, sống trong môi trường văn học xã hội chủ nghĩa, việc đánh giá chủ nghĩa hiện thực có phần thấp hơn chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút nổi tiếng của văn học hiện thực XHCN lại thèm muốn cái mà các nhà văn hiện thực trước đây có được và làm được lại là một điều buộc ta phải suy nghĩ: “Có lúc tôi đem công việc của chúng ta so sánh với công việc của các nhà tiền chiến cầm bút trước cách mạng, gọi là các nhà văn hiện thực phê phán. Ví dụ như ông Nam Cao chẳng hạn. 150 Có lần ông ấy la lối, la lối ầm lên rằng thiên hạ vít hết lối của ngòi bút ông ấy. Viết cây chuối hay con chó hoặc kẻ say rượu đều phạm húy, đều có người đe đánh, đe đốt nhà. Bị o ép đến như vậy tưởng không viết được gì thế mà cuối cùng, cả một đời cầm bút của Nam Cao trước cách mạng số năm có là bao nhiêu đâu vậy mà đủ để lại khá nhiều, nhất là có thể có cái quyền viết rất thật, bao nhiêu lẽ đời, sự đời, bao nhiêu khuôn mặt người đời thực đến thế” [47, tr.128-129]. Tâm sự ấy của Nguyễn Minh Châu cho chúng ta hiểu rằng không phải cái mới lúc nào cũng tiến bộ và hoàn hảo, cũng như không phải cái cũ nào cũng lạc hậu và hoàn toàn bị vượt qua. Sức sống của những cái cũ nhưng tiến bộ sẽ luôn được khôi phục và tiếp nối. Trong bài Tsêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực kiểu mới, Đào Tuấn Ảnh cho rằng: “Khoảng thời gian sáng tác trước Cách mạng của Nam Cao thật ngắn ngủi (5 năm). Ông bước vào cuộc cách mạng của dân tộc mà không thể mang theo hành trang văn chương của mình, bởi nó thật xa lạ với chất sử thi hào hùng của một dân tộc đói nghèo lạc hậu đứng dậy chống ngoại xâm. Có thể nói, truyền thống Nam Cao bị ngắt quãng khá lâu, giống như truyện Tsêkhôp. Truyền thống của Tsêkhôp bắt đầu được khôi phục lại ở Liên Xô bằng sáng tác của các nhà văn viết về chiến tranh vào những năm 70. Còn truyền thống của Nam Cao được khôi phục lại cũng bằng sáng tác của nhà văn đi ra từ chiến tranh – Nguyễn Minh Châu – những năm 80” [1, tr.177]. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, những cây bút như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng,… đã góp phần khôi phục và phát triển truyền thống của Nam Cao nói riêng và truyền thống của chủ nghĩa hiện thực nói chung. Phan Cự Đệ từng nói, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, một bộ phận văn học hiện thực chủ nghĩa đã chuyển hóa thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Như vậy, bộ phận còn lại của chủ nghĩa hiện thực phải chăng vẫn lặng lẽ nhưng bền bỉ đi tiếp chặng đường của mình? Nhận diện tình hình văn học vừa qua, Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Chúng tôi cho rằng “sự phê phán trở lại” ở đây cũng không phải là sự trở lại với chủ nghĩa hiện thực 151 phê phán. Hiện nay, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, còn nhìn chung, xu hướng “tự phê phán” của người trong cuộc là tính đặc trưng của văn học ta trong giai đoạn vừa qua, nó khác với tính chất phê phán đối kháng của chủ nghĩa hiện thực phê phán trước đây” [12, tr.69]. Từ đó, ông đã mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình: “Như vậy có thể nói, những nỗ lực muốn đặt tên cho giai đoạn văn học hiện nay là một yêu cầu và là một vấn đề quan trọng của lý luận văn học. Theo tôi, liệu có thể gọi nó là chủ nghĩa hiện thực tự vấn không? Với nghĩa là văn học của một dân tộc đang tự phê phán, tự khẳng định, tự đổi mới” [12, tr.71]. Khái niệm “Chủ nghĩa hiện thực tự vấn” được Nguyễn Văn Dân đề xuất có được xem là tên gọi của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn mới ở Việt Nam hay không, chưa có thể có câu trả lời ngay được, nhưng sự tiếp tục tồn tại và phát triển của chủ nghĩa hiện thực có vẻ như đã rõ rồi. Nói tóm lại, trong các tiểu luận, chuyên khảo lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay, chủ nghĩa hiện thực luôn là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. So với giáo trình, các chuyên khảo, tiểu luận có lợi thế hơn về dung lượng trình bày, về phạm vi vấn đề sẽ nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực có thể được nghiên cứu trong toàn bộ “số phận lịch sử” của nó cũng như một khía cạnh nào đó, trong cả tập sách cũng như vài ba trang giấy. Đặc biệt, đến với các chuyên khảo, tiểu luận là đến với không khí tự do, đối thoại trong trao đổi. Chính vì vậy, đây là môi trường lý tưởng cho việc nêu những băn khoăn, suy nghĩ, đề xuất những ý kiến, sự cọ xát những quan điểm khác nhau về chủ nghĩa hiện thực. Khảo sát các chuyên khảo, tiểu luận về chủ nghĩa hiện thực từ 1975 đến nay, điều ấn tượng nhất đối với chúng ta có lẽ là những tranh luận văn học. Dường như bất cứ vấn đề nào của chủ nghĩa hiện thực cũng có thể được đem ra mổ xẻ, xem xét và bàn bạc ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể những vấn đề được chúng tôi đề cập trên đây chưa bao quát được toàn cảnh, nhưng qua đó có thể thấy giới nghiên cứu luôn tìm tòi, đào sâu và phát hiện những điều mới mẻ. Khi phát hiện được rồi, họ rất nhiệt tình chia sẻ những suy nghĩ của mình, thậm chí, khi cần, họ mạnh dạn đấu tranh không khoan nhượng để khẳng định điều mà họ cho là đúng đắn. Đó là phẩm chất 152 rất cần có của người làm công tác lý luận, góp phần tạo nên sự sôi động, mới mẻ cho bầu không khí lý luận văn học vốn rất dễ rơi vào trạng thái tĩnh tại, xơ cứng. Sự năng động và phong phú của các chuyên khảo, tiểu luận này là sự bổ sung kịp thời và quan trọng cho bức tranh chung về chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay. Tuy nhiên, phấn khởi trước sự sôi động trong tranh luận văn học trong thời gian qua, chúng ta vẫn không thể dẹp bỏ băn khoăn về những cuộc tranh luận ấy. Bên cạnh những cuộc tranh luận cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực, có không ít những tranh luận thiếu chất lượng và vô bổ. Một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhà nghiên cứu đã xuất phát từ những khái niệm, những tiêu chí không thống nhất với nhau, mỗi người chọn cho mình một phương tiện riêng để cùng tham gia một cuộc chơi, để rồi không ai chịu ai cả. Nhìn lại tất cả các vấn đề được xới lên, không có mấy vấn đề được giải quyết triệt để, gọn ghẽ, thậm chí còn bừa bộn hơn trước. Dường như trong bản hòa âm này, chúng ta chưa có được chủ âm. Vì vậy, tuy có rộn ràng nhưng chưa thể đem lại một giai điệu đẹp. 153 KẾT LUẬN Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề lớn, không chỉ một người mà có thể giải quyết được. Chủ nghĩa hiện thực cũng là một vấn đề mang tầm cỡ quốc tế, không chỉ nền lý luận của một quốc gia nào đó có thể giải quyết thỏa đáng được. Và chủ nghĩa hiện thực còn là một vấn đề có lịch sử phát triển lâu đời, hãy còn đang tiếp diễn, không thể một thời có thể giải quyết dứt điểm được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực không thể chủ quan, nóng vội và cẩu thả. Nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay chính là nghiên cứu một lát cắt của quá trình tiếp nhận của giới lý luận phê bình đối với lý luận và văn học hiện thực chủ nghĩa. Sự tiếp nhận ấy không phải là sự tiếp nhận thụ động, chết cứng, mà có tính năng động, tích cực. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm tòi và khám phá vấn đề để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh và mở rộng tri thức về chủ nghĩa hiện thực, đồng thời xây dựng một nền lý luận mang tính khoa học và tính thực tiễn cao, góp phần đưa văn học ngày càng phục vụ đắc lực cho việc bồi dưỡng thế giới tinh thần của con người, giúp cải tạo và phát triển xã hội. Giai đoạn từ 1975 đến nay là một giai đoạn khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Đó là thời gian xã hội Việt Nam có nhiều sự biến đổi, từ chiến tranh sang hòa bình, từ cơ chế bao cấp sang tự do phát triển, từ đóng cửa sang mở cửa hội nhập,… Những thay đổi ấy đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của xã hội và con người Việt Nam. Bao cơ hội lẫn thử thách không cho phép chúng ta dậm chân tại chỗ, mà phải luôn vận mình để bắt kịp nhịp sống của thế giới xung quanh. Lý luận văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay có những thuận lợi và thử thách riêng để tồn tại và phát triển. Đó là giai đoạn mà việc nhận thức lại mọi vấn đề trở nên hết sức phổ biến. Từ những nghiên cứu của mình kết hợp với dịch thuật và nghiên cứu lý luận văn học nước ngoài, các nhà lý luận Việt Nam đã mang lại một giai đoạn khá sôi nổi cho lý luận văn học Việt Nam. Là một vấn đề từng 154 được quan tâm nghiên cứu trước giải phóng, từ 1975 đến nay, chủ nghĩa hiện thực vẫn luôn có mặt trong các công trình nghiên cứu quan trọng và các cuộc tranh luận văn học lớn ở Việt Nam. Trong phạm vi tư liệu thu thập được, chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay qua những giai đoạn cũng như trong những loại tư liệu nghiên cứu khác nhau. Thực hiện lối cắt ngang, chúng tôi chia việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực thành 3 giai đoạn: từ giải phóng đất nước 1975 đến 1985, từ công cuộc đổi mới 1986 đến năm 2000, và những năm đầu thế kỷ XXI, từ 2001 đến nay. Giai đoạn đầu, nhìn chung xã hội còn sống trong môi trường tư tưởng không khác trước, nếu có thay đổi, cũng chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, nên việc kiến giải vấn đề chủ nghĩa hiện thực cơ bản giống như trước đây. Giai đoạn thứ hai, giai đoạn sau đổi mới, là một giai đoạn sôi động nhất. Lý luận văn học thực hiện những bước chuyển đổi rất căn bản, do đó, chủ nghĩa hiện thực được bàn bạc và xem xét lại một cách toàn diện. Đến giai đoạn thứ ba, vấn đề vẫn được tiếp tục nghiên cứu, tuy không ồn ào như giai đoạn trước nhưng cũng không kém phần gây cấn và thú vị. Thực hiện lối bổ dọc, chúng tôi khảo sát việc nghiên cứu và trình bày về chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình và các chuyên khảo, tiểu luận một cách độc lập, vì tính chất và mức độ nghiên cứu của hai loại tư liệu này có sự khác nhau. Trong các giáo trình, vấn đề chủ nghĩa hiện thực được nhìn nhận trong trạng thái ổn định và mang tính cơ bản, đồng nhất hơn. Trong các chuyên khảo, tiểu luận, vấn đề lại được đặt trong thế biến đổi và mang tính đa dạng hơn. Có thể thấy, trong hơn 30 năm qua, vấn đề chủ nghĩa hiện thực vẫn luôn là một đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với giới nghiên cứu. Nó thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà lý luận, phê bình cũng như những người trực tiếp cầm bút sáng tác hoặc giảng dạy văn học. Với tinh thần say mê khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm đến với các nền học thuật lớn để tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực và đưa chủ nghĩa hiện thực về với lý luận văn học Việt Nam. Từ những nguồn khai thác chủ yếu trước đây như Liên Xô, Trung Quốc, ngày nay, giới nghiên cứu đã mở rộng sang các nước phương Tây và các khu vực khác trên thế giới để đánh giá vấn đề 155 toàn diện và đích xác hơn. Từ những băn khoăn, trăn trở của mình, họ đã chân thành bộc lộ cũng như thẳng thắn trao đổi để đưa nhận thức về chủ nghĩa hiện thực đến gần chân lý hơn. Tất cả họ đều gặp nhau ở hoài bão xây dựng một nền lý luận Việt Nam tráng kiện và minh triết. Và thực tế, họ đã thực hiện được hoài bão ấy ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định. Số lượng giáo trình chúng ta sử dụng trong hơn 30 năm quả là ít ỏi. So với nền giáo dục của các nước tiên tiến thì với số lượng giáo trình như thế, chúng ta khó có thể đạt được chất lượng cao. Tính ổn định của giáo trình lại được thực hiện quá ư riết róng, khiến cho lý luận văn học trong nhà trường khá xa rời thực tiễn sáng tác và nghiên cứu. Người học sẽ phải mất nhiều thời gian để bắt kịp xu thế phát triển từng ngày, từng giờ của thực tế văn học. Trong các chuyên khảo, tiểu luận, bức tranh chung về chủ nghĩa hiện thực có đa thanh, đa sắc hơn, nhưng lại có phần rối rắm và dang dở. Nhiều vấn đề được xới lên nhưng việc xem xét bên trong chưa hoàn tất nên còn khá bề bộn. Căn nhà đã được bắt tay kiến thiết nhưng các kiến trúc sư còn chưa thống nhất phương án và giải pháp thực hiện nên vẫn chưa xong xuôi. Làm việc trong bầu không khí lý luận hiện nay, chúng ta giống như đang sống tạm trong căn nhà đang sửa chữa, còn thiếu vắng bàn tay của kiến trúc sư trưởng. Trước tình hình nghiên cứu ấy, chúng tôi cho rằng cần đẩy mạnh đa dạng hóa giáo trình giảng dạy hơn để nguồn nhân lực chúng ta đào tạo có một kiến thức phong phú và chắc chắn hơn. Cần có sự phối hợp giữa các trường đại học, của các chuyên gia đầu ngành để có sự thống nhất chung với những vấn đề cơ bản. Trên cơ sở đó, các trường có thể xây dựng những giáo trình riêng phục vụ cho nhu cầu đặc thù của trường mình. Đối với các tiểu luận và chuyên khảo, trên tinh thần phát huy dân chủ, chúng ta vẫn tiếp tục ủng hộ những suy nghĩ mới, những kiến giải mới. Có điều, cần có sự gặp gỡ, đối thoại để đi đến thống nhất những tiêu chí đánh giá giúp giảm bớt những tranh luận không cần thiết. Vai trò nhạc trưởng ấy có lẽ phải trông cậy vào hội Lý luận phê bình văn học Việt Nam. Bản thân mỗi người nghiên cứu 156 cũng cần trau dồi không ngừng vốn hiểu biết của mình. Cần biết lắng nghe để tìm ra hạt nhân hợp lý của các ý kiến trái ngược với mình. Cần mở rộng giao lưu với các nền lý luận tiên tiến để có cái nhìn xa rộng hơn. Có như vậy, những vấn đề được đặt ra trong thời gian qua mới sớm được giải quyết triệt để và trọn vẹn. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh chủ biên (2002), Nam Cao – con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn. 2. Lại Nguyên Ân (1981), “Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử” (Đọc Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực – Xuscốp), Tạp chí Văn học (4), tr.130 -140. 3. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 4. Bakhtin M. (1999), “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử của chủ nghĩa hiện thực”, Ngân Xuyên dịch, Tạp chí Văn học, (4), tr.77–88. 5. Trần Lê Bảo (2004), “Nhóm nhân vật điển hình trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”, Tạp chí Văn học, (9), tr.15-24. 6. Nguyễn Duy Bắc (2005), “Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.142-151. 7. Đồng Khánh Bính (2005), “Diễn biến lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.17-28. 8. Trần Văn Bính (1965), “Về bản chất của điển hình”, Tạp chí Văn học, (3), tr.11-19. 9. Lưu Văn Bổng (2004), “Một ý kiến nhỏ về cách nhìn mới đối với lý luận văn học và một lời thỉnh cầu khẩn thiết”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr.121-127. 10. Hồng Chương (1962), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. Phạm Vĩnh Cư (2004), “Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr.21-34. 12. Nguyễn Văn Dân (2005), Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 158 13. Phạm Tiến Duật (1980), “Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt Nam hiện đại” (1945-1980), Tạp chí Văn học, (5), tr.16-19. 14. Đỗ Đức Dục, (1972) “Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây từ nửa sau thế kỷ XIX bước sang thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, (3), tr.91- 104. 15. Đỗ Đức Dục, (1971), “Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (4), tr.100-115. 16. Đỗ Đức Dục, (1964), “Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán”, Tạp chí Văn học, (2). 17. Trương Đăng Dung (2001), “Những đặc điểm của hệ thống lý luận Mácxit thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, (7), tr.17-26. 18. Trương Đăng Dung (1998), “Đặc trưng mỹ học - Từ chủ nghĩa hiện thực đến đặc trưng mỹ học của Lukác, Tạp chí Văn học nước ngoài, (5), tr.200 - 228. 19. Trương Đăng Dung (2004), “Trên đường đến với tư duy lý luận văn học hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr.47-64. 20. Thành Duy (1989), “Đổi mới hay dấu hiệu khủng hoảng về lý luận”, Tạp chí Văn học, (2), tr.11-15. 21. Đại học quốc gia Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội (1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng 8, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 22. Phan Cự Đệ (1982), “Ảnh hưởng của tư tưởng Mácxit và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam 1930- 1945”, Tạp chí Văn học, (6), tr.62 –70. 23. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 24. Trịnh Bá Đĩnh (2005), “Nửa thế kỷ giới thiệu những tư tưởng mỹ học và lý luận văn học nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr.45-58. 159 25. Hà Minh Đức, (1982), C.Mác, F. Ăngghen, V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, NXB. Sự thật, Hà Nội. 26. Hà Minh Đức (2004), “Cơ sở lý luận và cách đánh giá của Mác, Ăngghen về một số tác phẩm văn học phương Tây thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr.73-80. 27. Hà Minh Đức chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 28. Hà Minh Đức (2006), “Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn hoc”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4), tr.21-28. 29. Hà Minh Đức chủ biên (1991), Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật. 30. Trọng Đức (1982), “Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống”, Tạp chí Văn học, (6), tr.42-54. 31. Gulaiep N. A. (1982), Lý luận văn học, Lê Ngọc Tân dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Lê Bá Hán (1993), Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 33. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Hạnh (1988), “Cái cá biệt và cái khái quát trong nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, (5), tr.20-27. 35. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội. 36. Nguyễn Văn Hạnh (1987), “Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học”, Tạp chí Văn học, (1), tr.57-72. 37. Nguyễn Văn Hạnh, Lê Đình Kỵ (1976), Cơ sở lý luận văn học, tập 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Nguyễn Trung Hiếu (1989), “Từ đặc thù văn học nhìn lại vị trí (của Phản ánh luận và thế giới quan)”, Tạp chí Văn học, (4), tr.64 - 93. 160 39. Phạm Quang Hưng (1998), Lý luận trước chân trời mở, Nxb Giáo dục. 40. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Vũ Khiêu (1960), “Dưới ánh sáng của Lênin đến đỉnh cao nhất của văn học”, Tạp chí Văn học, (4), tr1-13. 42. Khraptrenkô M.B. (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, tập 1, Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Korat N. (1997), Phương Đông và phương Tây (Những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học Đông và Tây), Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nxb Giáo dục. 44. Lê Đình Kỵ (1984), Mấy vấn đề lý luận văn học, Tài liệu tham khảo chương trình Hệ Cao đẳng Sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 45. Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu văn học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 46. Lê Đình Kỵ, Phương Lựu (1983), Cơ sở lý luận văn học, tập 3, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 47. Tôn Phương Lan (2002), Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội. 48. Duy Lập, (1963), “Bàn thêm về vấn đề thế giới quan và sáng tác” (Chung quanh cuộc thảo luận về cuốn “Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ”, Tạp chí Văn học, (2), tr.38-45. 49. Phong Lê (1989), “Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Văn học, (4). 50. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 51. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 52. Phạm Quang Long (2005), Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.88-104. 161 53. Lukác G., (1999), “Nghệ thuật và chân lý khách quan”, Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài (6), tr.113-141. 54. Phương Lựu (2006), “Để hiểu thêm chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của Lukacs”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6), tr.3-20. 55. Phương Lựu, (1973), “Một vài suy nghĩ về lý luận văn học Mác – Lênin và thực tiễn văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (6), tr.89-97. 56. Phương Lựu (2004), Lý luận phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng. 57. Phương Lựu chủ biên (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Phương Lựu (2006), “Về chủ nghĩa hiện thực hiện đại của E.Fischer”, Tạp chí Văn học, (11), tr.96–102. 59. Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2006), Lý luận văn học, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 60. Nam Mộc, (1963), “Nhìn lại cuộc trao đổi ý kiến về cuốn Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ”, Tạp chí Văn học, (5), tr.1-21. 61. Nguyễn Tri Nguyên (2005), “Những biến thái của lý luận văn học Mácxít qua một số trào lưu lý luận văn học ở phương Tây”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.18-26. 62. Nhà xuất bản Văn học (1970), Gorki bàn về văn học, Hà Nội. 63. Phùng Quý Nhâm (1998), “Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Văn học (4), tr.37-40. 64. Phùng Quý Nhâm (2002), Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Nxb Văn học, Trung tâm Nghiên cứu quốc học. 65. Hoàng Xuân Nhị (1974), Chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học nghệ thuật ở một số nước, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 66. Hoàng Xuân Nhị (1963), “Chung quanh cuộc tranh luận về quyển Các phương pháp nghệ thuật của Lê Đình Kỵ”, Tạp chí Văn học, (4), tr.16-29. 67. Pêtơrốp X.M. (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Nguyễn Đức Nam, Phạm Văn Trọng, Anh Đào dịch, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. 162 68. Vũ Đức Phúc (1976), “Trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 – 1945”, Tạp chí Văn học, (5), tr.58-74. 69. Huỳnh Như Phương (2004), “Mấy công trình lý luận văn học xuất bản ở Nga 5 năm gần đây”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM (1), tr.5-15. 70. Huỳnh Như Phương (2006), “Môn lý luận văn học trong trường đại học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr.42-51. 71. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn. 72. Huỳnh Như Phương (2006), Tuyển tập Lê Đình Kỵ, Nxb Giáo dục. 73. Trần Thị Phương Phương (2006), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM. 74. Poselov G.N. chủ biên (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 1, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch, Nxb Giáo dục. 75. Đào Xuân Quý (2000), “Lại bàn về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, (9), tr.3-14. 76. Lê Hồng Sâm (1999), “Xung quanh chủ nghĩa hiện thực của Balzac”, Tạp chí Văn học, (4), tr.100-115. 77. Nguyễn Hữu Sơn (2006), “Tính phản biện và tranh luận trong nghiên cứu, lý luận phê bình văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr.3-11. 78. Trần Hữu Tá (2004), Tuyển tập Nguyễn Lương Ngọc, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghiên cứu Giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh. 79. Kim Thanh (1997), “Sự khác nhau về bản chất giữa Trung Quốc và phương Tây về chủ nghĩa hiện thực”, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học, (7), tr.76-79. 80. Vương Văn Thành (1995), “Nhìn lại cuộc tranh luận văn nghệ thời kỳ mới”, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học, (6), tr.38-45. 81. Trần Nho Thìn (2005), “Thông tin bước đầu về ứng xử của giới lý luận quốc tế đối với các lý thuyết văn học trong thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.42-54. 163 82. Nguyễn Ngọc Thiện (2006), “Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr.12-20. 83. Hữu Thỉnh (chủ biên) (1997), Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 84. Phan Trọng Thưởng (2004), “Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr.10-20. 85. Lộc Phương Thủy (2005), “Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.9-17. 86. Lê Huy Tiêu (2005), “Giới lý luận phê bình Trung Quốc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.161-69. 87. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ. 88. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục. 89. Vũ Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng (1997), Văn học 1975- 1985: Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 90. Hà Xuân Trường (2001), “Vài ý kiến nhân Nhìn lại một thế kỷ văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (9), tr.6-9. 91. Sơn Tùng (1960), “Điển hình trong văn học”, Tạp chí Văn học, (8), tr. 75-77. 92. Sơn Tùng (1960), “Hoàn cảnh điển hình”, Tạp chí Văn học, (10), tr.76-79. 93. Sơn Tùng (1960), “Tính cách điển hình”, Tạp chí Văn học, (9), tr.92-95 94. Lê Thị Phong Tuyết (2003), Đỗ Đức Dục – Hành trình văn học, Nxb Khoa học xã hội. 95. Trương Đức Tường (1998), “Nhận thức lại chủ nghĩa hiện thực”, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học, (2), tr.63–70. 96. Phùng Văn Tửu (1970), “Ăngghen và vấn đề điển hình”, Tạp chí Văn học, (6), tr.10-21. 97. Phùng Văn Tửu (1982), “Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Văn học, (6), tr.51-61. 164 98. Viện Văn học - Ủy ban Khoa học xã hội (1989), “Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính văn học? (Lược thuật cuộc Hội thảo bàn tròn về văn học và hiện thực)”, Tạp chí Văn học, (1), tr. 3-26. 99. Xusckôv B. (1980), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác) Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải Hà dịch, Nxb Tác phẩm mới Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội 100. Một số vấn đề về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III, 2004 - 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH005.pdf