LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vốn kinh doanh có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp
nào trong nền kinh tế thị trường. Một mặt, vốn kinh doanh là tiền đề để các doanh
nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, vốn kinh
doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách liên tục và có hiệu quả. Hơn thế nữa, tiềm lực vốn mạnh sẽ giúp doanh
nghiệp có một chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Ngoài ra, vốn
kinh doanh cũng là công cụ để phản ánh, đánh giá sự vận động của tài sản, giám
sát quá trình sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động của các doanh
nghiệp, bên cạnh việc tạo vốn, doanh nghiệp cần có những biện pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đi đôi với việc bảo toàn và phát triển vốn tại
doanh nghiệp mình.
Ngành dầu khí được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra. Sau
gần 10 năm thành lập, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có những đóng góp to
lớn cho Ngân sách Nhà nước, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế-
xã hội trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và hiện đang dẫn đầu
trong đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, đang là động lực thúc đẩy phát triển
nhiều ngành kinh tế khác. Ngành dầu khí cũng là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
hiện nay mặc dù Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã vận dụng sáng tạo các đặc
điểm của ngành dầu khí – tính quốc tế cao – dùng hình thức hợp đồng phân chia
sản phẩm (PSC) ký với các công ty dầu khí quốc tế nhằm sử dụng vốn của họ trong
tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí nhưng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam vẫn
trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn tại Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Vì lý do đó, việc tìm hiểu, nghiên
cứu, đánh giá vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nhằm tìm ra
được giải pháp tăng cường vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây cũng là lý do để tôi lựa chọn
đề tài: "Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá một cách tổng quát thực trạng
quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại Tổng Công ty.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề về quản lý vốn tại Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam. Các vấn đề đưa ra trong luận văn được đánh giá mang tính chất
tổng quát từ giác độ Tổng Công ty.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp với phương pháp thống kê và
tổng hợp để hoàn thành đề tài.
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính như sau:
Chương I : Tổng quan về vốn và quản lý vốn.
Chương II : Thực trạng về quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Chương III : Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài DN như đầu tư mua các loại cổ phiếu, trái phiếu…
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Những giải pháp quản lý hiệu quả vốn nêu trên xuất phát từ giác độ Tổng
Công ty. Để nâng cao tính khả thi của những giải pháp trên, tôi xin có một số kiến
nghị đối với Nhà nước như sau:
1. Cần có những văn bản cụ thể hóa hơn nữa việc xác định giá trị doanh
nghiệp cổ phần hóa vì hiện nay, ngoài Thông tư số 79/2002/TT-BTC do Bộ Tài
chính ban hành ngày 12/09/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2002/NĐ-
CP của Chính phủ, chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra,
phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu DCF là tương
đối hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường trên thế giới do đó cần mở rộng đối
tượng được áp dụng phương pháp này thay vì chỉ áp dụng cho các DNNN hoạt
động "trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch
vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước cổ phần
hoá cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất
trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp" như quy định trong Thông tư
79/2002/TT-BTC hiện nay.
2. Để tạo điều kiện cho TCTDKVN nói riêng và các DN nói chung tiếp cận và
khai thác thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả, Nhà nước cần đa dạng hóa
hàng hóa lưu thông trên thị trường chứng khoán thông qua việc cho phép phát hành
các loại chứng khoán ra công chúng với mệnh giá ghi bằng đồng USD cho những
trường hợp cụ thể để vừa khai thác được đồng ngoại tệ mạnh phục vụ cho nhu cầu
sử dụng của các DN, vừa thu hút được ngoại tệ trong dân cũng như nước ngoài
thay vì chỉ ghi bằng đồng Việt Nam như hiện nay. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lưu thông chứng khoán trên thị trường, tăng tính thanh khoản
của chứng khoán nói chung, của cổ phiếu và trái phiếu công ty nói riêng.
3. Cần có những cuộc hội thảo chuyên đề về Công ty mẹ - Công ty con nhằm
tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị đã thực hiện chuyển đổi sang mô
hình Công ty mẹ - Công ty con với những đơn vị chuẩn bị thực hiện chuyển đổi vì
đây là mô hình còn mới mẻ đối với nước ta.
4. Đổi mới quan điểm của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Từ khi luật
doanh nghiệp ra đời, DNNN được nhìn nhận như là một loại hình DN chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi số vốn do DN quản lý (Điều 4, Quy chế quản lý tài
chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghị định 59CP
ngày 03/10/1996 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày
20/04/1999). Hay nói cách khác, DNNN là DN với trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy,
cơ chế quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN cần phải thay đổi theo hướng Nhà
nước phải thừa nhận quyền tài sản của các DNNN một cách thực sự, DN phải có
quyền sử dụng tài sản hình thành từ các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo tốt nhất
các yêu cầu phát triển của DN. Trên cơ sở đó, có những cơ chế phù hợp nhằm phát
huy tính năng động, sáng tạo của DN trong cơ chế thị trường với xu hướng hội
nhập.
KẾT LUẬN
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở ứng dụng lý thuyết đã học kết hợp
với phân tích thực trạng về vốn kinh doanh tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Qua đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn
hiện có của TCTDKVN cũng như các biện pháp tăng cường nguồn vốn hoạt động
cho TCT. Quan điểm chủ đạo trong việc đưa ra các giải pháp là tạo quyền chủ
động thực sự cho các DNNN nói chung, cho các đơn vị thành viên của TCT nói
riêng nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của DN trong cơ chế thị trường trên
cơ sở đảm bảo việc quản lý hiệu quả vốn Nhà nước tại các DN đồng thời bảo toàn
và phát triển vốn kinh doanh trong TCTDKVN. Trong đó, giải pháp chuyển đổi
mô hình TCTDKVN hiện nay sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con mang tính
cấp thiết, thể hiện tính tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập quốc tế và khu
vực. Việc chuyển đổi này vừa phát huy được nội lực của TCT hiện nay, vừa phù
hợp với xu thế phát triển, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên
cũng như TCT hội nhập với ngành dầu khí khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, giải
pháp nâng cao vai trò của Công ty Tài chính Dầu khí sẽ góp phần thay đổi cơ chế
quản lý vốn của TCT đối với các đơn vị thành viên, giúp khai thác tối đa, điều hòa
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở các đơn vị này; Công ty Tài chính Dầu khí còn
tư vấn hiệu quả cho TCT trong việc quản lý, đầu tư đúng định hướng phát triển,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo chưa
nhiều, kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô và
các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Huy Trọng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Bích Nguyệt (2002), Quản lý vốn sản xuất kinh doanh đối với các
doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
2. Nguyễn Xuân Nhậm (2002), "Thực trạng và định hướng đổi mới Tổng công
ty dầu khí Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con", Tạp chí quản
lý Nhà nước, số 1 năm 2002.
3. Võ Tấn Phong (2000), Đổi mới cơ cấu tổ chức ngành dầu khí Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
4. TS. Nguyễn Quang Thu (1999), Quản trị tài chính căn bản, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Hoàng Thụy (2003), Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp
dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Tp. HCM.
6. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (1998), Định hướng chiến lược phát triển
ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020.
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia (1996).
8. Báo cáo quyết toán Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam từ năm 2000-2003.
9. Báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Dầu
khí Việt Nam từ năm 2000-2003.
10. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch 2001-2003 của Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam.
11. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2004 và dự
kiến tình hình thực hiện kế hoạch năm 2004 của Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam.
12. Website www.vneconomy.com.vn
13. Website www.petrovietnam.com.vn
14. Các tài liệu tham khảo khác.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục các đơn vị thành viên của TCT Dầu khí Việt Nam
Phụ lục 2: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu Việt Nam đến năm 2020
Phụ lục 3: Cơ cấu nguồn năng lượng sơ cấp Việt Nam (kịch bản cơ sở)
Phụ lục 4: So sánh vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí Việt Nam với
tổng vốn thuộc ngân sách nhà nước cho toàn nền kinh tế
Phụ lục 5: Sản lượng khai thác dầu khí trong giai đoạn 1986 – 2003
Phụ lục 6: Tỷ trọng thuế thu từ dầu thô đóng góp vào ngân sách nhà nước
giai đoạn 1991 – 2003
Phụ lục 7: Quyết định về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi
mới DNNN trực thuộc TCT Dầu khí Việt Nam
Phụ lục 8: Quy chế tài chính của TCT Dầu khí Việt Nam (bản dự thảo)
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
I. Các doanh nghiệp hạch toán độc lập
1. Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (PVPDC)
2. Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (PVGAS)
3. Công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC)
4. Công ty Thiết kế và xây dựng dầu khí (PVECC)
5. Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (PV ENGINEERING)
6. Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC)
7. Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PV DRILLING)
8. Công ty Dịch vụ và du lịch dầu khí (PETROSETCO)
9. Công ty Tài chính dầu khí (PVFC)
10. Công ty Vận tải dầu khí (PV TRANS)
11. Công ty Thương mại dầu khí (PETECHIM)
12. Công ty Bảo hiểm dầu khí (PV INSURANCE)
13. Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí (PVFCCo)
II. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
1. Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP)
2. Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí (PIDC)
3. Trường đào tạo nhân lực dầu khí (PVTMSC)
III. Các đơn vị sự nghiệp
1. Viện dầu khí (VPI)
2. Trung tâm An toàn và Môi trường dầu khí (RDCPSE)
3. Trung tâm nghiên cứu & Phát triển chế biến dầu khí (RDCPP)
4. Trung tâm Thông tin Tư liệu dầu khí (PIC)
IV. Các liên doanh
1. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro
2. Công ty liên doanh điều hành Hòan Vũ JOC lô 09.2
3. Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long JOC lô 16.1
4. Công ty liên doanh điều hành Cửu Long JOC lô 15.1
5. Công ty liên doanh điều hành Vietgasprom JOC lô 112
6. Công ty liên doanh điều hành JOC Trường Sơn
7. Công ty liên doanh điều hành Côn Sơn JOC lô 10, 11.1
8. Công ty liên doanh điều hành VRJ 09.3
9. Tổ hợp địa vật lý Thái Bình Dương
10. Công ty liên doanh sản xuất, sửa chữa cần khoan ống chống – Vietubes
11. Công ty liên doanh cơ khí Petro-Summit
12. Công ty liên doanh hóa chất LG VINA
13. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Việt Nam
14. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Thăng Long
15. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Mêkông
16. Công ty liên doanh dầu khí Mêkông
17. Công ty liên doanh xây lắp Việt Nga
18. Công ty liên doanh Nhựa và hóa chất Phú Mỹ
19. Công ty liên doanh MI - Việt Nam
20. Công ty liên doanh Barit Tuyên Quang – DMC
21. Công ty liên doanh chế biến suất ăn dầu khí
22. Công ty liên doanh Petrovietnam-Sông Trà
23. Công ty liên doanh kinh doanh văn phòng dầu khí Petro Tower
24. Công ty liên doanh đá vôi trắng Nghệ An
25. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn
PHỤ LỤC 2
NHU CẦU TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LỌC DẦU VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020
ĐVT: Nghìn tấn/năm
Sản phẩm 2000 2005 2010 2015 2020
LPG 254 508 892 1.434 2.103
Xăng 1.943 2.950 5.040 8.112 11.341
Dầu hỏa 311 336 377 417 450
Nhiên liệu phản
lực 378 551 884 1.332 1.741
Diesel 3.506 4.822 7.168 9.993 12.320
FO 1.143 1.724 2.853 4.362 4.544
Dầu nhờn 189 257 383 544 688
Nhựa đường 186 260 410 608 804
Tổng cộng 7.910 11.408 18.007 26.802 33.991
Nguồn: TCTDKVN (1998): Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến
năm 2020
PHỤ LỤC 3
CƠ CẤU NGUỒN NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP VIỆT NAM (kịch bản cơ sở)
ĐVT: nghìn tấn dầu quy đổi
1995 2000 2005 2010 2020 Năm
Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng %
Dầu 5.227 47,8 7.954 46,3 11.111 45,1 16.134 44,6 27.769 39,5
Khí 167 1,5 1.083 6,3 4.079 16,6 6.024 16,6 14.098 20,1
Than 2.641 24,2 4.208 24,5 5.627 22,8 8.331 23,0 14.211 20,2
Điện không
nhiên liệu
2.898 26,5 3.949 23,0 3.817 15,5 5.716 15,8 12.515 17,8
Hạt nhân 1.699 2,4
Tổng 10.933 100 17.194 100 24.634 100 36.205 100 70.292 100
Nguồn: TCTDKVN (1998): Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến
năm 2020
PHỤ LỤC 4
SO SÁNH VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT
NAM
VỚI TỔNG VỐN THUỘC NSNN CHO TOÀN NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN
1990-1999
Chỉ tiêu 90 91 92 93 94 95 96 97 98
Vốn NSNN
đầu tư cho
nền kinh tế,
tỷ đồng
1.882 1.931 5.962 11.596 8.313 13.575 16.544 20.570 22.209 2
FDI vào
ngành dầu
khí Việt
Nam, tr.
USD
100 122 166 349 508 429 458 320 340
Tỷ giá hối
đoái
VNĐ/USD
5.133 9.274 11.179 10.640 10.789 11.037 11.032 12.598 13.808 1
FDI/vốn NS,
% 27,3 58,6 31,1 32,0 65,9 34,9 30,5 19,6 21,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, TCTDKVN
PHỤ LỤC 5
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC DẦU KHÍ TRONG GIAI ĐOẠN 1986-2003
ĐVT: nghìn tấn dầu quy đổi
Năm Sản lượng Năm Sản lượng
1986 40 1995 7.700
1987 280 1996 8.350
1988 690 1997 10.100
1989 1.517 1998 12.640
1990 2.700 1999 14.500
1991 3.920 2000 16.750
1992 5.500 2001 18.730
1993 6.310 2002 19.267
1994 6.700 2003 20.673
Nguồn: TCTDKVN (2003)
PHỤ LỤC 6
TỶ TRỌNG THUẾ THU TỪ DẦU THÔ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991-2003
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Tổng số thuế
thu vào NSNN
(%)
100 100 100 100 100 100 100
Số thuế thu
từ dầu thô (%)
19,38 21,80 18,52 14,10 12,95 11758 13,60
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số thuế
thu vào NSNN
(%)
100 100 100 100 100 100
Số thuế thu
từ dầu thô (%)
14,00 15,00 20,00 22,00 21,00 23,00
Nguồn: Tổng cục Thuế
PHỤ LỤC 7
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
--------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 246/2003/QĐ-TTg ----------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
đến năm 2005
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và
Tổng Công ty nhà nước;
- Căn cứ Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
- Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, ý kiến
của các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh
và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đến năm 2005 như Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm:
- Chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung phải
được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các cơ
quan liên quan khẩn trương xúc tiến nghiên cứu, khảo sát xây dựng Đề án thí thí
điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực dầu khí.
Điều 3. Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối
hợp với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trong việc thực hiện Quyết định này.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc,
hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Quyết định này, đồng thời kiến nghị với Thủ
tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Thủ trưởng các cơ
quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ, PHÓ THỦ TƯỚNG
- Ban kinh tế Trung ương,
- các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ,
- Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội,
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PT doanh nghiệp, (Đã
ký)
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam,
- Công báo
- VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Minh Thông
Nguyễn Công Sự, Nguyễn Quốc Huy,
Các Vụ: TH, KTTH, DK,
- Lưu: ĐMDN (7b), VT Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
Danh mục doanh nghiệp nhà nước
Thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thực hiện sắp xếp,
đổi mới đến năm 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 246/2003/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
-------------------------
I- Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn:
1. Công ty thăm dò khai thác Dầu khí,
2. Công ty Đầu tư phát triển dầu khí,
3. Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí,
4. Công ty Thương mại Dầu khí,
5. Công ty Tài chính Dầu khí,
6. Công ty Vận tải Dầu khí,
7. Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí,
8. Công ty Bảo hiểm dầu khí,
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam lựa chọn một số doanh nghiệp trên đây có
đủ điều kiện để chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
II. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ trên
50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:
Thực hiện năm 2004:
1. Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí
2. Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí,
3. Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ,
Thực hiện năm 2005:
1. Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí,
2. Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí,
3. Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
4. Công ty khoan và Dịch vụ khoan dầu khí.
PHỤ LỤC 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
BẢN DỰ THẢO
QUY CHẾ TÀI CHÍNH
CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo nghị định số…../NĐ-CP ngày…….tháng……. năm ……..)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty) là Tổng
Công ty Nhà nước; có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính
trong hoạt động kinh doanh.
Trong hoạt động tài chính, Tổng Công ty tuân theo các quy định của Điều lệ
Tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty ban hành kèm theo Nghị định số 38/CP
ngày 30/05/1995 của Chính phủ, các quy định của quy chế này và của pháp luật.
Điều 2: Tổng Công ty được mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng
ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng ở Việt Nam và nước ngoài, có bảng
cân đối tài khoản thống nhất toàn Tổng Công ty.
Điều 3: Tổng Công ty có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ
thuộc, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là các đơn vị thành viên) và cơ quan
Tổng Công ty.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY
MỤC 1
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN
Điều 4:
1. Tổng Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển
vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và
những nhiệm vụ đặc biệt khác được Nhà nước giao;
2. Tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên
trên cơ sở số vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổng Công ty, phù hợp với
nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị thành viên và phương án sử dụng vốn được
Hội đồng quản trị phê duyệt;
3. Tổng Công ty có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao và các loại vốn, tài sản khác
trong toàn Tổng Công ty;
4. Nhà nước giao cho Tổng Công ty quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển toàn bộ vốn góp của Chính phủ Việt Nam trong Xí nghiệp liên doanh
"Vietsovpetro" theo luật pháp Việt Nam và hiệp định liên chính phủ ký ngày
16/07/1991.
Điều 5: Tổng Công ty được sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời
nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử
dụng vốn và quỹ khác với mục đích quy định thì phải theo nguyên tắc hoàn trả.
Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của
Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 6: Tổng Công ty được quyền:
1. Thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh;
2. Điều hòa vốn nhà nước giữa đơn vị thành viên thừa sang đơn vị thành viên
thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng Công ty phê duyệt.
- Tổng Giám đốc xây dựng phương án điều động, báo cáo Hội đồng quản trị
phê duyệt và ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn.
- Trong vòng 10 ngày sau khi điều động, Tổng Công ty báo cáo Cục qản lý
tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp biết.
3. Hội đồng quản trị Tổng Công ty được quyết định đầu tư các dự án có tổng
mức đầu tư tới 1.500 tỷ đồng, trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, Hội đồng
quản trị Tổng Công ty phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết.
Điều 7:
1. Tổng Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất thuộc
quyền quản lý của Tổng Công ty để đầu tư ra ngoài Tổng Công ty. Việc sử dụng
quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài Tổng Công ty phải thực hiện theo các quy
định của Luật đất đai. Việc đầu tư ra ngoài Tổng Công ty phải đảm bảo nguyên tắc
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không ảnh hưởng đến
nhiệm vụ kinh doanh của Tổng Công ty;
2. Trường hợp đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong nước, Hội đồng quản
trị phê duyệt phương án đầu tư do Tổng Giám đốc đề nghị. trong thời gian 15 ngày
sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ
quan quyết định thành lập Tổng Công ty biết.
Trường hợp liên doanh với nước ngoài, Hội đồng quản trị báo cáo cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp duyệt dự án liên doanh. trường hợp được cơ
quan quyết định thành lập Tổng Công ty ủy quyền thì Hội đồng quản trị quyết
định. Trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài
chính doanh nghiệp biết. Việc cấp giấy phép liên doanh theo pháp luật hiện hành;
3. Tổng Công ty không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế khác do bố, mẹ, vợ, chồng, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc là người quản lý hoặc điều hành;
4. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu
tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và
phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ họat động đầu tư
này; cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp tại doanh nghiệp khác.
Tổng Công ty có thể ủy quyền cho đơn vị thành viên hạch toán độc lập nhân
danh Tổng Công ty thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng
Công ty.
Điều 8:
1. Tổng Công ty có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán tài sản
thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty (trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ,
nhận cầm cố, thế chấp. Những tài sản đi thuê, đi mượn nếu được bên cho thuê, cho
mượn đồng ý thì Tổng Công ty có thể cho thuê lại) theo nguyên tắc có hiệu quả,
bảo toàn và phát triển vốn đảm bảo các thủ tục theo pháp luật. Những tài sản quan
trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi nhượng bán, cầm cố, cho thuê,
thế chấp phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
2. Tài sản trước khi nhượng bán phải được định giá, thông báo rộng rãi trên
phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Khoản chênh lệch
giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí
nhượng bán (nếu có) được hạch toán tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp.
Điều 9:
1. Tổng Công ty được huy động vốn dưới mọi hình thức theo pháp luật quy
định để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn phải tuân theo
pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của
Tổng Công ty. Tổng Công ty chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng
vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động
vốn;
2. Tổng Công ty được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên, cũng
như cho các đơn vị thành viên vay lại với lãi suất nội bộ. Việc vay, trả theo các quy
định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty - Mức lãi
suất do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định;
3. Các đơn vị thành viên được huy động vốn theo sự phân cấp, ủy quyền của
Tổng Công ty. Đối với việc huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
thiết bị máy móc do Hội đồng quản trị phê duyệt theo phương án đề nghị của Tổng
Giám đốc;
4. Tổng Công ty được bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn trong nước
theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài của
Tổng Công ty và các đơn vị thành viên theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 10:
1. Tổng Công ty thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố
định. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc vốn nhà nước được để lại Tổng Công
ty để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho nhu cầu kinh
doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Tổng Công ty có thể huy động khấu hao của các đơn vị thành viên hạch
toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Tổng Giám
đốc, theo sự ủy quyền của Hội đồng quản trị, quyết định việc huy động theo hình
thức vay trả với lãi suất nội bộ.
Điều 11: Khi xảy ra tổn thất tài sản (hư hỏng, làm giảm giá trị tài sản, mất), Tổng
công ty phải lập Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án
xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo pháp luật hiện hành.
Điều 12: Tổng Công ty được chủ động quyết định thanh lý những tài sản kém, mất
phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể
phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng.
- Tổng Công ty quyết định phương án thanh lý tài sản thuộc Xí nghiệp liên
doanh "Vietsovpetro" theo đề nghị của Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro".
- Những tài sản quan trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi thanh
lý phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối với những tài sản đã thu hồi đủ vốn, Tổng Giám đốc quyết định việc
thanh lý và báo cáo Hội đồng quản trị. Đối với những tài sản chưa thu hồi
đủ vốn, Tổng Giám đốc lập phương án thanh lý trình Hội đồng quản trị phê
duyệt và tổ chức thanh lý.
- Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được khi thanh lý tài sản với giá trị còn lại
của tài sản và chi phí thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh
doanh của Tổng Công ty.
- Tổng Công ty phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thành viên trong việc
thanh lý tài sản với mức độ cụ thể ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động
của đơn vị thành viên và phù hợp với điểm 15 điều 31 chương III của quy
chế này.
MỤC II
CHẾ ĐỘ THU CHI TÀI CHÍNH
Điều 13:
1. Các khoản thu của Tổng Công ty bao gồm thu của Tổng Công ty và các đơn
vị thành viên, bao gồm các khoản sau:
a. Thu từ hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên
gồm: doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường
sau khi trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bị trả
lại; thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cung
cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước;
b. Tiền thu về hoa hồng dầu khí (hoa hồng chữ ký, hoa hồng sản xuất…);
c. Tiền dọc và sử dụng tài liệu dầu khí;
d. Tiền dầu, khí thu hồi để hoàn trả vốn đầu tư và bù đắp chi phí sản xuất;
e. Tiền thu về dầu khí được chia và tiền lãi dầu, khí trong các Hợp đồng dầu
khí;
f. Tiền lãi về bán dầu được chia từ Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro";
g. Tiền đền bù không thực hiện cam kết tối thiểu đối với các Nhà thầu trong
các Hợp đồng dầu khí;
h. Lợi nhuận sau thuế thu được từ phần vốn của Tổng Công ty hoặc ủy quyền
góp vốn vào các liên doanh ngoài các Hợp đồng dầu khí;
i. Thu về họat động tài chính khác như: mua bán tín phiếu, trái phiếu, cho thuê
tài sản, thu tiền gửi, tiền lãi cho vay;
j. Các khoản thu khác được cấp có thẩm quyền cho phép thu như: thu các
khoản nợ đã xóa nay thu được, thu thanh lý, nhượng bán tài sản và các
khoản thu khác.
2. Tổng Công ty phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thành viên quản lý các
khoản thu theo quy định của Nhà nước và điều lệ cụ thể của các đơn vị thành viên.
Điều 14: Chi phí của Tổng Công ty bao gồm chi phí của các đơn vị thành viên và
chi phí của cơ quan Tổng Công ty bao gồm cả chi phí Tổng Công ty góp vốn vào
các Hợp đồng dầu khí và các liên doanh do Tổng Công ty trực tiếp tham gia. Chi
phí của các đơn vị thành viên được quy định cụ thể theo Điều 32 chương III của
quy chế này.
Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng Công ty
được huy động từ các đơn vị thành viên (kể cả Xí nghiệp liên doanh
"Vietsovpetro" nộp theo nghị quyết của Hội đồng Xí nghiệp liên doanh). Mức huy
động hàng năm do Tổng Giám đốc Tổng Công ty đề nghị và được Hội đồng quản
trị phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính. Tổng Công ty quản
lý và sử dụng khoản kinh phí này theo chế độ hiện hành. Kinh phí huy động sử
dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau để chi.
Điều 15: Các khoản thu theo quy định của Điều 13 của quy chế này phải được
quản lý, phân phối, sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà
nước và các quy định sau đây:
1. Tiền hoa hồng chữ ký nộp Ngân sách Nhà nước 80%, để lại Tổng Công ty
20%.
Các loại hoa hồng dầu khí khác được để lại Tổng Công ty 80%, nộp Ngân
sách Nhà nước 20%.
Tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu khí được để lại Tổng Công ty 100%.
2. Khoản lãi sau thuế được chia từ vốn góp của Tổng Công ty trong các dự án
khai thác, chế biến dầu khí và phần lãi sau thuế mà Tổng Công ty được chia trong
các Hợp đồng dầu khí và Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" với tư cách là Công
ty dầu khí nước chủ nhà, và đối với những Hợp đồng dầu khí quy định Công ty dầu
khí nước chủ nhà nộp thay Nhà thầu các khoản thuế phải nộp lấy từ phần dầu khí
được chia, thì sau khi nộp các khoản thuế đó, Tổng Công ty được giữ lại 100% để
trích lập các quỹ tài chính tập trung nhằm mục đích phát triển ngành dầu khí.
3. Các khoản dầu, khí thu hồi để hoàn vốn đầu tư và bù đắp chi phí, tiền đền
bù do không thực hiện cam kết tối thiểu của Nhà thầu trong các Hợp đồng dầu khí
và các khoản tài trợ có mục đích của nước ngoài cho Tổng Công ty được giữ lại
100% để đưa vào các nguồn hình thành tương ứng.
4. Các khoản thu khác được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài chính
hiện hành.
Điều 16:
- Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật, định
mức chi phí gián tiếp để trình Hội đồng quản trị phê duyệt, để làm căn cứ
điều hành sản xuất và quản lý chi phí của Tổng Công ty;
- Tổng Công ty phải xây dựng và đăng ký định mức lao động với Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội. trên cơ sở định mức lao động đăng ký và chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định, Tổng Công ty xây dựng đơn giá tiền
lương trên đơn vị sản phẩm và hoạt động dịch vụ trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt;
- Tổng Giám đốc phê duyệt các định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức lao
động, định mức chi phí gián tiếp, đơn giá tiền lương của các đơn vị thành
viên, phù hợp với định mức, đơn giá của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị
phê duyệt.
MỤC III
LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
Điều 17: Lợi nhuận của Tổng Công ty là kết quả kinh doanh của Tổng Công ty,
bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác.
1. Lợi nhuận họat động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của
hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Các
khoản lãi dầu, khí được chia từ các hợp đồng dầu khí và Xí nghiệp liên doanh dầu
khí Vietsovpetro được quy định tại điểm e, f, h điều 13.1 của Quy chế này.
2. Lợi nhuận các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ các
hoạt động khác trừ đi chi phí của hoạt động khác và thuế theo quy định pháp luật
(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp), các khoản thu.
Điều 18: Các khoản thu được để lại nêu ở mục 1, 2 Điều 15 của Quy chế này và
phần trích nộp các quỹ từ các đơn vị thành viên được trích vào các quỹ tập trung
của Tổng Công ty theo tỷ lệ sau:
- Quỹ đầu tư phát triển : tối thiểu 50%
- Quỹ dự phòng tài chính : 10%
- Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo : 10%
Phần còn lại trích vào Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tập trung của Tổng
Công ty theo chế độ tài chính hiện hành, nếu còn dư thì chuyển vào Quỹ Đầu tư
phát triển.
Điều 19: Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật trong toàn Tổng Công ty, tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí,
bao gồm cả chi phí cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí do Tổng Công ty tự
đầu tư, vốn góp cho các Nhà thầu dầu khí theo các hợp đồng dầu khí và liên doanh,
liên kết trong sản xuất kinh doanh, mua sắm đổi mới trang thiết bị và công nghệ,
bổ sung vốn kinh doanh cho các đơn vị thành viên theo cơ chế Tổng Công ty cấp
góp vốn đối với các đơn vị thành viên, đầu tư vốn ra ngoài Tổng Công ty và theo
các quy định khác của Nhà nước. Việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải tuân thủ
theo quy định của Nhà nước, quy chế của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị phê
duyệt.
Điều 20: Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để bù đắp thiệt hại nhằm đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty được bình thường khi gặp
những rủi ro, thua lỗ trong kinh doanh. Quy chế sử dụng quỹ dự phòng tài chính do
Tổng giám đốc đề nghị được Hội đồng quản trị phê duyệt và không trái với quy
chế tài chính hiện hành của Nhà nước.
Điều 21: Ngoài phần được trích theo quy định tại Điều 18, quỹ nghiên cứu khoa
học và đào tạo tập trung của Tổng Công ty còn được bổ sung từ nguồn kinh phí
nghiên cứu đào tạo do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ và nguồn kinh phí đào tạo do
các Nhà thầu đóng góp theo cam kết tại các hợp đồng dầu khí (nếu có).
Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung của Tổng Công ty được sử
dụng để duy trì và phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán
bộ, công nhân viên dầu khí. Việc sử dụng quỹ phải tuân theo kế hoạch nghiên cứu
khoa học, đào tạo hàng năm và quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt trên cơ sở
đề nghị của Tổng giám đốc Tổng Công ty.
Điều 22: Quỹ khen thưởng tập trung được sử dụng để khuyến khích việc nâng cao
hiệu quả công tác cho tập thể và cá nhân cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty.
Quỹ được sử dụng theo Quy chế khen thưởng do Tổng giám đốc Tổng Công ty ban
hành trên cơ sở tham khảo ý kiến của Công đoàn ngành dầu khí Việt Nam.
Điều 23: Quỹ phúc lợp tập trung nhằm đảm bảo và phát triển sự nghiệp phúc lợi,
văn hóa, xã hội của tập thể cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty. Quỹ được sử
dụng theo quy chế thảo thuận giữa Tổng giám đốc và Công đoàn ngành dầu khí
Việt Nam và được Đại hội đại biểu cán bộ, công nhân viên toàn Tổng Công ty
thông qua.
MỤC IV
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN
Điều 24: Tổng Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê,
chế độ kế toán, kiểm toán; lập và gửi báo cáo quyết toán quý, năm đúng biểu mẫu,
thời gian quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu, tài
liệu.
Điều 25: Tổng giám đốc Tổng Công ty chịu trách nhiệm:
- Lập quyết toán năm của toàn Tổng Công ty, bao gồm cả các đơn vị thành
viên để trình Hội đồng quản trị thông qua.
- Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về tính chính xác,
tính trung thực của các báo cáo tài chính thống kê của Tổng Công ty.
- Thực hiện việc công bố công khai tình hình tài chính của Tổng Công ty theo
quy định tại Thông tư số 65/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 của Bộ Tài
chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã công bố. Trường
hợp cần thiết để phục vụ việc huy động vốn, Tổng Công ty được phép cung
cấp các báo cáo tài chính cho các đối tác cho vay đối với Tổng Công ty.
- Tổ chức kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của Tổng Công ty và các đơn vị
thành viên, trường hợp cần thiết có thể thuê kiểm toán độc lập.
MỤC V
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Điều 26: Tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù
hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị thông qua và đăng ký với cơ
quan quản lý cấp trên, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư. Hàng quý và cuối
năm, Tổng Công ty báo cáo các cơ quan nói trên tình hình thực hiện kế hoạch kinh
doanh và kế hoạch tài chính theo biểu mẫu Nhà nước quy định, Tổng giám đốc
Tổng Công ty duyệt kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị
thành viên trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của Tổng Công ty;
thực hiện việc kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các
đơn vị thành viên.
Năm tài chính bắt đầu tù ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.
MỤC VI
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 27: Tổng Công ty được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn
lực khác và có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Điều 28: Tổng Công ty có trách nhiệm trả:
- Các khoản nợ ghi trong Bảng cân đối tài sản của Tổng Công ty từ thời điểm
thành lập Tổng Công ty;
- Các khoản tín dụng quốc tế do Chính phủ ủy thác cho Tổng Công ty tiếp
nhận;
- Các khoản tín dụng do Tổng Công ty trực tiếp vay hoặc các đơn vị thành
viên vay do Tổng Công ty bảo lãnh (nếu các đơn vị không có khả năng trả
nợ).
Điều 29:
1. Tổng Công ty có trách nhiệm nộp các loại thuế và mọi khoản thu ngoài
nước, trong nước liên quan đến hoạt động dầu khí phát sinh tại Tổng Công ty và
nộp Ngân sách nhà nước các khoản thu đó theo tỷ lệ quy định của Quy chế này,
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty và các quy định khác của pháp
luật.
2. Các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế của đơn vị theo quy định của pháp luật, cũng như các khoản khác phải nộp
Ngân sách nhà nước do Tổng Công ty ủy quyền tại địa phương nơi đơn vị đăng ký
kinh doanh.
Điều 30: Với tư cách là một bên tham gia hợp đồng dầu khí, Tổng Công ty có trách
nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát các hoạt động tài chính của các
Nhà thầu, các Xí nghiệp liên doanh nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và Tổng
Công ty trong hoạt động dầu khí và thường xuyên báo cáo kết quả với các cơ quan
Nhà nước có liên quan.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Điều 31: Các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập có quyền hạn và trách
nhiệm sau đây:
1. Có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty do Hội đồng quản trị phê duyệt.
2. Được Tổng Công ty ủy quyền làm chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ
bản, mua sắm thiết bị máy móc, cải tạo và đổi mới công nghệ theo kế hoạch của
Tổng Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, được Tổng
Công ty bảo đảm vốn đầu tư các công trình đó từ quỹ tập trung của Tổng Công ty
hoặc bảo lãnh cho các đơn vị vay và huy động từ các nguồn vốn khác.
3. Vốn của đơn vị thành viên hạch toán độc lập gồm:
a. Vốn do Tổng Công ty giao trên cơ sở vốn nhà nước giao cho Tổng Công
ty và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô tổ chức sản xuất và kế hoạch được
Hội đồng quản trị phê duyệt.
b. Vốn do Tổng Công ty cấp (góp) vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển tập trung.
c. Vốn tự bổ sung của đơn vị.
4. Trong mọi trường hợp Tổng Công ty cấp vốn cho đơn vị từ Quỹ đầu tư phát
triển của Tổng Công ty sẽ được coi như là Tổng Công ty góp vốn kinh doanh và có
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào đơn vị.
5. Khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị phải chấp hành theo
đúng các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản.
6. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về khoản chi phí sản xuất
kinh doanh của đơn vị phù hợp với các chế độ tài chính của Nhà nước và quy chế
của Tổng Công ty.
7. Được trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện
hành.
8. Đơn vị có nghĩa vụ trích nộp để hình thành quỹ tập trung của Tổng Công ty
theo quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Quy chế này và được thụ hưởng các quỹ
đó theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty và của Quy
chế này. Mức trích nộp của các đơn vị thành viên để hình thành các quỹ tập trung
của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị quyết định.
9. Được chủ động vay vốn lưu động, vay vốn đầu tư cho mục đích sản xuất
kinh doanh theo quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của Tổng Công ty.
10. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về việc bảo toàn và hiệu
quả sử dụng vốn và tài sản được giao.
11. Nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước khác theo quy định hiện
hành của pháp luật.
12. Được Tổng Công ty:
- Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, kiểm tra tài chính, phê
duyệt quy chế tài chính của các đơn vị (bao gồm cả mức trích lập các quỹ của các
đơn vị) phù hợp với quy định của Quy chế này.
- Duyệt phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên
doanh, thu hồi một phần vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền quản lý của
Tổng Công ty đang do các đơn vị thành viên nắm giữ.
- Điều hòa vốn Nhà nước đơn vị thành viên thừa vốn sang đơn vị thành viên
thiếu vốn. Tổng giám đốc xây dựng phương án điều hòa vốn trình Hội đồng quản
trị phê duyệt và ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn và báo
cáo cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp biết.
13. Đơn vị có nghĩa vụ trích nộp Tổng Công ty một phần quỹ khấu hao cơ bản
để thành lập quỹ đầu tư phát triển tập trung của Tổng Công ty theo quy định sau
đây:
- Đối với các phần quỹ khấu hao có nguồn gốc từ vốn của Tổng Công ty, đơn
vị phải nộp Tổng Công ty 100%.
- Đối với các phần quỹ khấu hao có nguồn gốc từ vốn tự có của đơn vị và từ
Ngân sách nhà nước, đơn vị được giữ lại 100% cho nhu cầu đầu tư và phát triển
đơn vị.
14. Ngoài nghĩa vụ trích nộp nêu ở khoản 12 Điều này, nếu Tổng Công ty huy
động vốn khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì phải
thực hiện theo nguyên tắc có vay, có trả theo lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị
quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng Công ty.
15. Chịu sự điều hòa của Tổng Công ty về vốn cố định, vốn lưu động, quỹ dự
trữ tài chính của đơn vị để đảm bảo sử dụng vốn của toàn Tổng Công ty có hiệu
quả. Được nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý của đơn vị theo
nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. những tài sản cố định có
nguyên giá trên 100 triệu đồng thì do Hội đồng quản trị phê duyệt. Những tài sản
cố định quan trọng của đơn vị do Hội đồng quản trị trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Điều 32:
1. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ kinh doanh, doanh thu
về hoạt động tài chính và doanh thu khác;
2. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí
hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác được quy định tại Điều 23 chương
III của Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp
nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 và Nghị định số
27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhà nước ban
hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996.
Điều 33: Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của đơn vị thành viên hạch toán độc lập là chênh lệch giữa tổng số thu
và tổng số chi phí, bao gồm các khoản thuế theo luật định của hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận thực hiện trong năm được
phân phối theo thứ tự sau:
1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
3. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi
phạm hành chính, phạt vi phạm hợp dồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp
lệ chưa được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
4. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập daonh
nghiệp.
5. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này, được
chia cho Tổng Công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp của Tổng Công ty tại đơn vị.
6. Sau khi trừ đi các khoản 1,2 ,3 ,4 ,5 trên đây, lợi nhuận còn lại được đơn vị
trích lập các Quỹ theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 34: Đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì tùy theo mức độ tổ
chức hạch toán kinh tế của đơn vị và phân cấp của Tổng Công ty, Tổng Công ty
quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của đơn vị đó trong lĩnh vực hoạt động
tài chính cho phù hợp với Điều 31 chương III của Quy chế này.
Điều 35: Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động do Hội
đồng quản trị phê duyệt thực hiện lấy thu bù chi, được tạo nguồn từ thực hiện dịch
vụ hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài nước,
được thụ hưởng phân phối quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trường
hợp thấp hơn mức bình quân của Tổng Công ty thì có thể được hỗ trợ từ quỹ khen
thương và phúc lợi của Tổng Công ty trong phạm vi khả năng các quỹ đó và được
thỏa thuận với Công đoàn ngành dầu khí Việt Nam.
Điều 36: Hàng năm, các đơn vị thành viên phải trình Tổng Công ty kế hoạch sản
xuất kinh doanh và tài chính của đơn vị mình, kể cả kế hoạch đầu tư, mua sắm, đổi
mới công nghệ, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Điều 37: Các đơn vị thành viên phải có bộ máy tài chính-kế toán, thống kê và thực
hiện công tác hạch toán kế toán theo Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và
quy chế về hạch toán thống kê và báo cáo thống nhất của Tổng Công ty do Bộ Tài
chính hướng dẫn.
Điều 38: Các đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán
của Tổng Công ty. Tổng Công ty có trách nhiệm phê chuẩn báo cáo quyết toán
hàng năm của các đơn vị thành viên. Tổng Công ty và các đơn vị thành viên chịu
sự kiểm tra, thanh tra và kiểm toán của các cơ quan tài chính nhà nước.
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
VỚI CÁC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 39: Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro hoạt động tài chính và hạch toán kinh
tế độc lập theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hiệp định
liên Chính phủ, Điều lệ Xí nghiệp liên doanh và các Nghị quyết của Hội đồng Xí
nghiệp liên doanh mà Tổng Công ty là một bên tham gia.
Xí nghiệp liên doanh chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về việc thực
hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định liên Chính phủ, theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam.
Điều 40: Các đơn vị liên doanh khác mà Tổng Công ty hoặc đơn vị thành viên
Tổng Công ty trực tiếp tham gia quản lý và điều hành, hoạt động theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp hoặc các luật khác có liên quan của
Nhà nước Việt Nam. Tổng Công ty hoặc các đơn vị thành viên Tổng Công ty thực
hiện mọi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các liên doanh này về hoạt động
tài chính theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết.
CHƯƠNG V
PHÂN CẤP QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG
VÀ QUẢN LÝ VỐN GÓP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 41: Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay, mua bán hàng trả chậm, bảo lãnh)
giữa Tổng Công ty với những đối tác bên ngoài Tổng Công ty phải theo những
nguyên tắc sau:
1. Đối với Tổng Công ty:
- Mức tín dụng tương đương với mức 5% vốn điều lệ trở xuống/1 lần vay do
Tổng giám đốc Tổng Công ty quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 5% đến dưới 10% vốn điều lệ trở
xuống/1 lần vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 10% đến dưới 15% vốn điều lệ trở
xuống/1 lần vay do tập thể Hội đồng quản trị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 15% vốn điều lệ trở lên/1 lần vay
phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối với các đơn vị thành viên:
- Mức tín dụng tương đương với mức 15% vốn điều lệ của đơn vị trở xuống/1
lần vay do Giám đốc đơn vị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức trên 15% vốn điều lệ của đơn vị /1 lần
vay và mọi khoản vay (trừ vay vốn lưu động) của đơn vị sau khi số dư nợ
vay vượt quá 30% vốn điều lệ của đơn vị phải trình Tổng giám đốc Tổng
Công ty phê duyệt.
3. Tổng Công ty được phép sử dụng các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của Tổng
Công ty cũng như được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên cho các
đơn vị thành viên khác vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của
đơn vị với lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị quyết định. Việc cho vay phải tuân
thủ các quy định của Nhà nước, Quy chế này và quy chế cho vay của Tổng Công
ty.
- Trường hợp các đơn vị vay vốn từ các nguồn trong và ngoài nước (ngoài
Tổng Công ty) thì đơn vị phải chịu trách nhiệm về mục đích, hiệu quả sử
dụng và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết, đồng thời phải tuân theo quy
định của Điều 41.1 trên đây.
- Trong trường hợp cần thiết, Tổng Công ty sẽ quyết định cho phép đơn vị thế
chấp tài sản hoặc bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong phạm vi quyền hạn
của Tổng Công ty, các quy định của Nhà nước về việc bảo lãnh vay vốn đối
với các đơn vị.
Điều 42: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn
đầu tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn
và phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ việc đầu tư này;
cử người quản lý trực tiếp quản lý phần vốn tại các doanh nghiệp khác.
Điều 43: Đơn vị thành viên hạch toán độc lập được góp vốn vào các doanh nghiệp
khác trên cơ sở có phương án và bằng nguồn vốn của mình được Tổng Công ty phê
chuẩn. Giám đốc đơn vị thành viên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào
các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển
vốn đầu tư ra ngoài Công ty, thu lợi nhuận từ vốn đầu tư này, cử người quản lý trực
tiếp phần vốn tại các doanh nghiệp khác. Có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với Tổng
Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của liên doanh và
chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công ty đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty trong các liên doanh đó.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44: Quy chế tài chính của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2002. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty và
Giám đốc các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định
trong Quy chế này.
Điều 45: Chế độ khen thưởng, kỷ luật về quản lý tài chính đối với Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 40 (mới) Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh
đối với doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty phải cụ thể hóa để thực hiện.
Ngoài những quy định trên đây, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị
thành viên của Tổng Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy chế tài chính hiện hành
của Nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42775.pdf