Trên cơ sở các văn bản hiện có như Bộ luật lao động, Nghị định 23/CP ngày 18/04/1996 của chính phủ, Thông từ 03/LĐTBXH-TT của Bộ LĐ-TBXH về các chính sách đối với lao động nữ thì thì các nhà lãnh đạo Phú Thọ phải chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách trên, đồng thời bổ sung thêm các văn bản chính sách chi tiết đối với lao động nữ cho từng huyện thành thị và cho từng doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh để nhằm mục đích sử dụng họ theo đúng ngành nghề, sở trường và trình độ đào tạo.
Trên đây là các giải pháp thuộc các văn bản pháp luật chính sách của Nhà nước đối với vấn đề chỉ đạo các ngành các cấp, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả trong việc sử dụng lao động nữ ở từng ngành từng lĩnh vực sao cho giảm được thời gian lãng phí lao động, sử dụng hợp lý thời gian làm việc cũng như việc sắp xếp bố trí họ vào làm việc trong các ngành, các lĩnh vực phù hợp với thể lực và trí tuệ của họ.
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề sử dụng lao động nữ ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đây thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lụt bão dẫn đến một số cây trồng vật nuôi không được phát triển như dâu, bông đay, nguyên liệu giấy lương thực thực phẩm... làm cho các doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu này không được mở rộng sản xuất , thậm chí còn thu hẹp ...làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút lực lượng lao động nữ vào làm (Hiện này trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động nữ và nguyên liệu như: Công ty Giấy Việt Trì, công ty giấy Bãi Bằng, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty chè Vĩnh Phú, Công ty May I, Công ty Dệt Phú Thọ, công ty Giầy Phú Thọ và nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nữa.
1.4 - Hệ thống chính sách của Nhà nước.
Hệ thống chính sách của Nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sử dụng lao động nữ ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua. Hệ thống chính sách này ở Phú Thọ hiện nay chưa có, bao gồm:
Chính sách về di dân giữa các vùng kinh tế chưa được xây dựng dẫn đến chưa khuyến khích được lao động nữ di dân một cách hợp lý.
Chính sách về phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực nữ tại chỗ, sử dụng nhiều lao động chưa có làm cho lực lượng lao động chủ yếu lao động nữ ở các vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện tham gia lao động trong các doanh nghiệp
Chính sách về đào tạo nghề và nâng cao trình độ lành nghề cho lao động nữ chưa thực sự mang tính khuyến khích động viên họ
UBND tỉnh chưa có chính sách văn bản cụ thể để quy định rõ về vấn đề sử dụng lao đôngn nữ cho môĩ doanh nghiệp mỗi ngành nghề kinh tế.
Chính sách thông tin tuyên truyền về thị trường lao đông còn hạc chế đặc biệt đối với các huyện xa thành thị thì phương tiện thông tin đại chúng hầu như còn ít, bởi đời sống của nhân dân vùng này thấp không mua sắm các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ, giao thông đi lại khó khăn.
2. Nhân tố chủ quan
2.1 - Do sức khoẻ của người phụ nữ bị hạn chế.
Thực tế cho thấy rằng lao động nữ thường có sức khoẻ thấp hơn nam giới cả về thể xác lần tinh thần cụ thể như người thấp bé hơn, tay chân nhô hơn, sức lực yếu hơn nên chỉ thích hợp với các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, chế biến lương thực thực phẩm và các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, bảo hiểm thương mại du lịch y tế, văn hoá xã hội..., trên thực tế thì những ngành nay ở tỉnh Phú Thọ chưa phát triển quy mô nhỏ số lượng ít, chỉ tập trung ở khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn rất ít, chính vì vậy mà hạn chế việc sử dụng lao đông nữ vào các ngành này. Còn các ngành như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nặng, xây dựng, hoá chất thì không thể đắp ứng có đủ sức mạnh dẻo dai, chịu đựng tốt hoạt động của những ngành này mang tính đơn điệu, sử dụng tay chân nhiều hơn so với trí óc.. Do đó chỉ phù hợp với nam giới. Hiện nay ở tỉnh Phú Thọ thì tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng xây dựng hoá chất chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành phi công nghiệp khác nên chỉ thu hút lao đông nam giới là chủ yếu.
Chính vì sức khoẻ yếu mà người phụ nữ Phú Thọ làm nông nghiệp là chủ yếu, vì ngành này lao động mang tính mùa vụ, lao đông không thường xuyên, không sử dụng hết thời gian lao động, do đó thời gian nhàn rỗi nhiều, thất nghiệp lớn dư thừa nhiều. Chính vì sức khoẻ của họ bị hạn chế mà tỷ trọng phụ nữ làm công ăn lương thấp, tự tìm kiếm việc làm ít mà chủ yếu là làm việc trong hộ gia đình như nội trợ... Từ đó dẫn đến tỷ lệ tham gia lực lương lao động của phụ nữ thấp, thất nghiệp lớn, dư thừa nguồn nhân lực nữ nhiều.
2.2 - Do trình độ văn hoá chuyên môn kỹ thuật thấp.
Thực tế ở Phú Thọ cho thấy lao động có trình độ văn hoá rất thấp thấp hơn nhiều so với nam giới tỷ lệ phụ nữ không biết chữ nhiều trung bình chiếm 1,4% tốt nghiệp tiểu học lớn (trung bình chiếm 8 %) đặc biệt phổ biến ở các vùng sâu vùng xa của miên núi các dân tộc ít người định vư ở các vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh, tỷ lệ những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông thấp, chỉ tập trung ở khu vực thành thị như TPViệt trì, TX Phú Thọ, còn các vùng khác thì tỷ lệ rất thấp có vùng không có.
Hiện này trình độ chuyên môn kỹ thuật của người phụ nữ cũng rất tháp. Lao động nữ ở đây chủ yếu là lao động không có chuyên mon kỹ thuật trung bình chiếm 89% hoặc CNKT không bằng còn số lao động có trình độ cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, đặc biệt trên ĐH không có. Do đó số lượng phụ nữ làm nông nghiệp nhiều, các ngành công nghiệp dịch vụ ít. Số lương làm việc trong khu vực nhà nước còn rất thấo đặc biệt trong khu vực nước ngoài lại quá thấp trong đó trong khu vực nông thôn lại không có. Lao động nữ ở đây chủ yếu là lao động trong gia đình, còn lao động ngoài xã hội thì tỷ lệ rất thấp đặc biệt lao động nữ là chủ doanh nghiệp lại không có. Do đó trong khu vực nông thôn luôn dư thừa nguồn nhân lực nữ, quỹ thời gian làm việc của họ chưa sử dụng hết, thất nghiệp nhiều. Ngược lại trong khu vực thành thị lại thiếu một đội ngũ lực lượng lao động đòi hỏi có trình độ cao cả về văn hoá lẫn chuyên môn kỹ thuật, vì vậy việc sử dụng lao động ở đây gặp nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua thì cơ cấu theo trình độ của lao động nữ mất cân đối, thừa đội ngũ lao động nữ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân kỹ thuật có bằng công nghiệp dịch vụ đòi hỏi trình độ cao thì lại không thể đáp ứng đựơc. Chính vì lẽ đó mà làm cản trở vấn đề sử dụng lao động nữ trong những năm qua.
Phần III
Những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động nữ ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới
I. Tiến hành phân bố lại nguồn nhân lực và phát triển các ngành nghề kinh tế
1. Tiến hành phân bố lại nguồn nhân lực
1.1 - Thực hiện quá trình phân bố lại nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trong tổng số 12 huyện thành thị của tỉnh thì đã có tới 9 huyện là miền núi (trừ TP Việt Trì, TX Phú Thọ và huyện Phù Ninh) với 214 xã là miền núi, giao thông đi lại hết sức khó khăn, đặc biệt ở 9 huyện miền núi thì có 24 dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên địa bàn, đời sống dân cư ở đây gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, số người thiếu việc làm nhiều và lại dân số Phú Thọ tập trung đông ở vùng nông thôn (chiến tỷ lệ trung bình là 80% so với dân số cả tỉnh) dần đến nguồn nhân lực dồi dào, thiếu việc làm tràn lan. Trong khi đó thì khu vực thành thị có tỷ lệ dân số giá thấp (chiếm 12%), kéo theo nguồn nhân lực ít mà ở thành thị Phú Thọ tập trung đông các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như công ty may I Phú Thọ, công ty giấy Phú Thọ, công ty giấy Việt Trì, công ty chè Vĩnh Phú và nhiều doanh nghiệp khác..., Do đó việc nhân bổ nguồn nhân lực giữa các khu vực kinh tế là hết sức cần thiết sự phân bố này theo hướng chuyển dầu nguồn nhân lực (trong đó nhân lực nữ là chủ yếu) từ nông thôn ra thành thị và tư miền núi xuống đồng bằng, nhằm sử dụng hết thời gian rộng của người lao động trong nông thôn, đồng thời cải thiện đời sống vật chất cho người lao động ở miền núi vùng sâu, vùng xa, mà chủ yếu là cho đội ngũ lao động thuộc dân tộc số ít người. Vì vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo của tình phái thực hiện các giải pháp sau:
1.1.1 - Xây dựng chính sách di dân hợp lý.
Tính đến thời điểm hiện nay. Tỉnh Phú Thọ chưa có chính sách về di dân giữa các vùng kinh tế. Do đó trong thời gian tới các nhà lãnh đạo tỉnh phải xây dựng được chính sách di dân giữa các vùng một cách hợp lý, theo xu hướng chuyển dần lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị từ miền núi xuống đồng bằng cụ thể từ các huyện vùng cao như Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Sơn, xuống các huyện thành thị như TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Phù Ninh… còn một số huyện như Sông Thao, Lâm Thao, Tam Nông thì có thể không di dân hoặc di dân với số lượng ít. Đồng thời nội dung của chính sách di dân này phải mang tính động viên khuyến khích và gải thích rõ cho mọi người biết lợi ích của việc di dân đối với cuộc sống và việc làm của họ. Giải pháp này nhằm vận dụng hết quỹ thời gian làm việc của người lao động, giảm số lượng thiếu việc làm. Trước khi xây dựng chính sách thì cần cử một đội ngũ cán bộ đi đến tận từng gia đình thu thập xem họ có muốn di dân không và di dân đến địa điểm nào, từ đó mà tỉnh có kế hoạch di dân. Giải pháp này đòi hỏi tỉnh phải trích một khoản kinh phí khá lớn để hỗ trợ cho cán bộ thu thập thông tin và đầu tư xây dựng các vùng kinh tế mới, nơi mà họ sẽ đến.
1.1.2 - Mở rộng đô thị trong nông thôn và thành lập các doanh nghiệp sử dụn nguồn nhân lực tại chỗ.
Mở rộng đô thị trong nông thôn ở Phú Thọ bằng cách thành lập thêm các thị trấn và trung tâm kinh tế văn hoá xã hội ở mỗi huyện (hiện nay mỗi huyện chỉ có một thị trấn), nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu vùng xa của toàn huyện, đặc biệt là các huyện Hạ Hoà Thanh Sơn, từ đó mà thu hút vốn của các nhà đầu tư để thành lập các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực và nguyên liêụ tại chỗ như doanh nghiệp sản xuất vải sợi, doanh nghiệp chế biến chè, chế biến chè, chế biến hoa quả... Đây là giải pháp trong nội bộ từng khu vực mục đích của giải pháp này là sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ sử dụng có hiệu quả thời gian nông nhân của người lao động đặc biệt là lao động nữ.
Để thực hiện được giải pháp này thì đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng các nhà máy, xý nghiệp và các trung tâm văn hoá xã hội như bưu điện văn hoá xã, trung tâm thương mại liên xã...
1.2 - Thực hiện phân bố lại nguồn nhân lực giữa các ngành nghề kinh tế
Nguồn nhân lực (chủ yếu là nhân lực nữ) của Phú Thọ chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp với lực lượng lao động trên 80%. Đối với ngành này có đặc điểm là quá trình tồn tại của cây trồng vật nuôi chịu tác động của 2 yếu tố đó là qúa trình lao động của con người chiếm tỷ trọng thời gian ít hơn nhiều so với qúa trình tác động của giới tự nhiên do đó lao động ngành nông nghiệp là lao động nông nhàn nhất, quỹ thời gian làm việc của ngưòi lao động chưa sử dụng hết. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ nói riêng và nguồn nhân lực của cả tỉnh nói chung thì cần phải có các giải pháp sau:
1.2.1 - Tổ chức thực hiện quá trình dịch vụ hoá trong nông nghiệp
Đây là giải pháp nhằm chuyển lực lượng lao động mang tính thuần nông sang làm việc ở ngành dịch vụ mà ngành này hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, mục đích của giải pháp này là nhằm sử dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng trong nông nghiệp để chuyển sang làm các công việc tạm thời phục vụ cho nông nghiệp như mở các cửa hàng, đại lý thu mua gạo, đổi thóc lấy phân bón, thuốc sâu...đặc biệt ở các huyện vùng xa, giao thông đi lại khó khăn như Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Sơn ,Yên Lập... Vì vậy các hộ gia đình có thể tự đứng ra tổ chức thành lập các cửa hàng, đại lý đó ngay tại nhà mình, đồng thời UBND tỉnh phải hỗ trợ hoặc cho chị em phụ nữ vay một khoản vốn với lãi suất ưu đãi để họ có thể mua các loại phân bón, lân đạm dự trữ để đổi lấy thóc gạo hoặc mua thóc gạo dự trử... Bên cạnh đó thì tổ chức các dịch vụ khác như xay xát gạo chế biến gạo, sấy khô lủa gạo khi thời tiết không thuận lợi (mưa bão, lũ lụt...). Đồng thời sắp xếp lại hệ thống dịch vụ nông lâm nghiệp như cung ứng vật tư, phân bón, thuốc sâu, dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ thực vật... Mặt khác, Phú Thọ cần phải phát triển các ngành nghề, đặc biệt khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt vải, kéo sợi, thêu đan...để từng bước chuyển dần đội ngũ lực lượng lao động nữ từ nông nghiệp sang làm các ngành nghề này.
1.2.2 - Đẩy mạh phát triển chăn nuôi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nữ từ lĩnh vực trồng trọt sau lĩnh vực chăn nuôi.
Giải pháp này được áp dụng trong nội bộ ngành nông nghiệp, thực chất của giải pháp này là chuyển dịch lực lượng lao động, chủ yếu là lao động nữ từ lĩnh vực trồng trọt sang lĩnh vực chăn nuôi. Đối với Phú Thọ là tỉnh miền núi cho nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc như trâu, bò sữa, cừu, dê, hươu...với mục đích là lấy thịt, sữa lông, sừng bởi lẽ nơi đây có diện tích đất trồng đồi núi trọc lớn (1523,8 km2) thuận lợi cho việc trồng cỏ để làm thức ăn cho gia súc, như ở các huyện Thanh Sơn, Hạ Hoà... Đồng thời kết hợp phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi để phát triển ngành công nghiệp như tiên hành trồng dâu nuôi tằm ở cá huyện có địa hình tương đối bằng phẳng như Sông Thao, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông, để từ đó cung cấp sợi dệt cho các công ty như: công ty Dệt Phú Thọ, công ty May I Phú Thọ...
1.3 - Thực hiện sắp xếp bố trí lại nguồn nhân lực nữ trong các thành phần kinh tế.
Hiện nay lực lượng lao động nữ của tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung đông vào thành phần ngoài nhà nước, trung bình chiếm 92% so với tổng lực lượng lao động nữ của cả tỉnh (năm 1997 chiếm tỷ trọng 91,08%, năm 1999 chiếm 93,84%), trong khi đó thì số lao động nữ trong các thành phần khác (nhà nước, nước ngoài, hỗn hợp...) lại quá thấp, do đó đòi hởi các nhà lãnh đạo tỉnh phải tiến hành sắp xếp bố trí lại lực lượng lao động nữ trong các thành phần kinh tế theo xu hướng chuyển dịch từ thành phần ngoài nhà nước sang các thành phần kinh tế khác theo các hướng sau đây:
Đối với những người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng thuộc thành phần kinh tế cá thể có đủ vón kinh doanh thì nên tham giam vào thành phần như công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp doanh... nhằm tạo cho họ chỗ làm việc vững chắc và thường xuyên, từ đó mà sử dụng thời gian làm việc của họ sao cho có hiệu quả.
Đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có nguy cơ khá sản thì nên cổ phần hoá doanh nghiệp đó hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác nhằm mục đích tạo việc làm và duy trì việc làm ổn định cho người lao động nói chung cũng như lao động nữ nói riêng từ đó mà vận dụng sức lao động của họ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả.
2. Phát triển các ngành nghề nhằm thu hút nhiều lao động nữ
2.1 - Tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp nhằm sử dụng hết thời gian nhàn rỗi của lao động nữ.
Qua phân tích thực trạng ta thấy lao động nữ của tỉnh Phú Thọ tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, năm 1997 chiếm tỷ trọng là 84,85% so với tổng số). Song giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân hàng năm còn thấp (sản lượng thực quy thóc đạt 36,8 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 288kg./năm) điều đó cho thấy nông nghiệp Phú Thọ trong những năm qua chưa thực sự phát triển.
Để ngành nông nghiệp trong những năm tới thực sự phát triển thì Phú Thọ phải thực hiện các biện pháp đồng bộ sau:
2.1.1 - Đa dạng hoá cây trồng vật nuôi kết hợp với thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
Đa dạng hoá cây trồng vật nuôi có nghĩa là bên cạnh những cây trồng vật nuôi đã có sẵn trên địa bàn tỉnh thì cần phải bổ sung thêm một số cây trồng vật nuôi vừa để phân bố thời gian lao động giữa các loại cây trồng vật nuôi sao cho hợp lý, đặc biệt phải thay thế những loại cây trồng có thời gian thu hoạch dài nhưng năng suất thấp như khoai, sắn... bởi các loại cây có thời gian thu hoạch nhanh và cho năng suất cao như lạc, đậu tương... những loại cậy này thích hợp với địa hình tương đối cao như các huyện Sông Thao, Lâm thao, Thanh Ba, Tam Nông... cùng với trồng các loại cây ngắn ngày này thì Phú Thọ nên phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cực kỳ cao như vải thiều, nhãn lồng, lê, táo... ở các huyện đó. Đồng thời phát triển vùng cây công nghiệp , cây ăn quả, cây nguyên liệu theo hướng hàng hoá có khối lượng lớn, chất lượng cao như chè, mía, lạc, đậu...
Bên cạnh đó thì tỉnh cần thực hiện việc giao đất giao rừng, chuyển đổi đăng ký lại hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích chuyển đổi ruộng đất trong các hộ nông dân. Đồng thời Sở Tài chính cần trợ cấp, trợ giá vật tư, giống, phân bón đối với vùng núi, vùng sâu, vùng thường xuyên bị ngập úng, lũ lụt...
Song song với việc đa dạng hoá cây trồng vật nuôi thì Phú Thọ cần phải quan tâm, chú ý đến vấn đề thâm cạnh tăng vụ, bằng cách khai thác thêm diện tích chưa được sử dụng (hiện nay có 1523,8 km2 đất chưa được sử dụng), mở rộng diện tích ngô lai và tăng thêm vụ như tăng thêm vụ lúa hè thu (ngoài vụ hè và vụ đông hiện có), tăng thêm vụ lạc, vụ đậu trái mùa, trồng thêm các loại rau quả quanh năm như cải, cà chua…ở các huyện như Sông Thao, Tam Nông, Phù Ninh và TX. Phú Thọ... nhằm kết hợp hết quỹ thời gian làm việc của lao động nữ để giảm bớt thời giàn nhàn rỗi trong công nghiệp.
2.1.2 - Trang bị máy móc trong nông nghiệp
Cùng với đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ thì nông nghiệp Phú Thọ cần phải trang bị các loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá ctrình sản xuất trong nông nghiệp như máy cày máy lúa, tuốt lúa, xát gạo, sấy gạo…nhằm giải thoát cho lao động nữ trong nông nghiệp Phú Thọ những thời gian lãng phí không đáng có của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia đầy đủ vào các hoạt động khác. Để thực hiện được điều dó thì đỏi hỏi UBND tỉnh cung với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ kinh phí hay cho cho vay tiền với laĩ suất ưu đãi để người lao động nữ Phú Thọ có thể mua sắm được các máy móc thiết bị trên, tu bổ hệ thông đe kè, cống rảnhđể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhằm tiếp kiệm thời gian làm việc vô ích của họ. Cụ thể như sau:
Đối với các huyện như Sông Thao, Lâm thao, Thanh Ba, Tam Nông...thì lao động nữ chủ yếu làm ruộng, do đó phải trang bị các loại máy như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy xát gạo, máy sấy gạo...
Đối với các huyện vùng cao như Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng...nông nghiệp chủ yếu là trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, vì vậy trang bị các máy móc như máy chế biến hoa quả, máy chế biến và sấy chè... vừa tiết kiệm được thời gian lảng phí của lao động nữ, vừa để xuất khẩu sản phẩm.
2.2 - Phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động nữ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đặt mục tiêu tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm tới là 11 - 12%/ năm theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo tập trung vào những ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhe, công nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như phân bón, dệt, may mặc, giầy da và những ngành sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ..Vì vậy để phát triển các ngành công nghiệp nói trên thì chúng ta phải cá các giải pháp theo các hướng sau:
2.2.1- Phát triển khu công nghiệp Hạ Hoà -Đoan Hùng - Thanh Ba
Đây là khu công nghiệp vùng cao, nối liền 3 huyện Hạ Hoà, Đoạn Hùng và Thanh Ba, nhằm sử dụng nhiều lao động nữ tại chỗ, có quỹ thợi gian làm việc còn dư thừa nhiều đồng thời sử dụng lực lượng lao động nữ đang làm nội trợ và đang thiếu việc làm. Vì thế cần phát triển các ngành công nghiệp sau:
Công nghiệp chè: Kết hợp giữa trồng chè và chế biến chè với mục đích là tránh lãng phí những khoảng thời gian không trồng chè thì được chuyển sang làm công tác chế biến. Đối với công việc này thì không cần đòi hỏi người lao động phải có trình độ sức khoẻ vừa phải cũng có thể làm được.
Công nghiệp giấy: Thành lập các doanh nghiệp sản xuất giấy, sau đó mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về ngành giấy tại địa bàn doanh nghiệp đóng cho đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động nữ, qua lớp nghiệp vụ nàỵ thì toàn bộ số lao động này vào làm việc luôn.
Công nghiệp dệt, may mặc: Đây là giải pháp cần phải quan tâm vì Phú Thọ có lợi thế là việc trồng dâu nuôi tằm luôn tồn tại trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện đươc giải pháp này thì trước hết phải đào tạo đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động nữ đang làm nội trợ hoặc nông nghiệp về nghề giấy, sau đó tuyển họ vào làm việc luôn. Đồng thời doanh nghiệp phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (cả trong nước và nước ngoài), để tạo nên việc làm ổn định và thường xuyên cho người lao động tránh tình trạng việc làm bấp bênh, việc làm thiếu.
2.2.2 - Tiếp tục phát triển khu công nghiệp Việt Trì - Phù Ninh - Lâm Thao, duy trì việc làm ổn định cho lao động nữ trong các doanh nghiệp
Hiện nay trên địa bàn 3 huyện thành thị này có các doanh nghiệp có quy mô lớn. Sử dụng nhiều lao động nữ, đó là: Công ty chè Vĩnh Phú, Công ty MayI, công ty Dệt Phú Thọ, Công ty giấy Việt Trì, Công ty giấy Bãi Bằng (Phù Ninh), công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Để duy trì việc ổn định và thường xuyên cho đội ngũ lao động này thì cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ sau:
Thực hiện nghiêm túc hợp đồng lao động và Bộ luật lao động: Cấm sa thải lao động nữ, cấm điều chuyển lao động nữ đang làm công việc của lao động nữ khi họ nghỉ việc một thời gian rồi quay lại làm việc với lý do chính đáng (sinh đẻ, lập gia đình, ốm đau...), thực hiện tốt chế độ tiền lương tiền thưởng, thu nhập của họ.
Chính sách về khuyến khích vật chất và tinh thần cho lao động nữ: Hàng tháng lãnh đạo doanh nghiệp phải trích quỹ khen thưởng cho chị em làm việc tốt hoàn thành và vượt mức kế hoạch phải lập quỹ phụ cấp đối với chị em ở vùng sâu xa, phải cố chế độ phụ cấp thăm hỏi khi họ bị ốm đau.. điều đó nhằm giúp cho họ yêu nghề hơn, làm việc hăng hái hơn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phía Bắc Việt Trì, sắp xếp lại khu công nghiệp phía nam Việt Trì, củng cố các khu công nghiệp hiện có (Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh...) để tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư
2.3 - Phát triển dịch vụ một ngành mà phần lớn là sử dụng lao động.
2.3.1 - Phát triển thương mại, thu hút lực lượng lao động nữ.
Thương mại là một trong những khâu then chốt đảm bảo cho sự chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, do vậy phải gắn chặt thương mại với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất. Vì thế đối với Phú Thọ thì thương mại phải phát triển theo hướng: xây dựng và phát triển các đô thị thành trung tâm thương maị của tỉnh trước hết là TP Việt Trì, TX Phú Thọ và mạng lưới chợ ở cả thành thị và mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước nhằm xuất khẩu các mặt hàng như may mặc, giầy, da, chè, giấy... sang các vùng khác, tỉnh khác và ra nước ngoài.
Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới thương nghiệp, hình thành các trung tâm thương mại ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, TX. Phú Thọ và một số huyện khác... Riêng Việt Trì thì tập trung đầu tưđể trở thành trung tâm thương mại của tỉnh và của cả vùng, bằng cáchhình thành các trung tâm bán buôn gồm các điểm thương mại lớn: các cửa hàng trung tâm, hệ thống chợ (chợ trung tâm, chợ Gát, chợ Nông Trang) và các khu phố, đường phố chuyên kinh doanh một số mặt hàng. Tổ chức củng cố mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, chợ nông thôn ở vùng sâu, vùng xa gắn kết thành một hệ thống thông qua buôn bán hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển... nhằm sử dụng quỹ thời gian chưa sử dụng hết của đội ngủ lao động nữ trên địa bàn tỉnh.
2.3.2 - Phát triển du lịch, tăng cường hướng dẫn viên du lịch
Phải tăng cường đội ngũ lao động nữ làm hướng dẫn viên du lịch cho các khách tham quan Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn, phát triển các ngành dịch vụ tại các khu du lịch nói trên như bưu chính viễn thông, khách sạn, nhà hàng. .. nhằm thu hút lực lượng lao động nữ vào làm. Đồng thời đòi hỏi UBND tỉnh phải có chính sách đầu tư biến các địa danh, các khu di tích liên quan đến lịch sử Hùng Vương thành các điểm du lịch gắn với các khu Ao Châu, Xuân Sơn, Việt Trì tạo ra một vòng du lịch hoàn chỉnh nhằm thu hút lao động nữ vào làm.
2.3.3 - Phát triển ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tạo mở việc làm cho lực lượng lao động nữ.
Các nhà lãnh đạo tỉnh nên thành lập thêm các ngân hàng, kho bạc phục vụ người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa như Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà nhằm thu hút những lao động đặc biệt là lao động nữ có đủ trình độ ở các vùng này vào làm việc, đồng thời hàng năm mở rộng quy mô các ngành này và đào tạo một đội ngũ lao động vào làm việc, cứ mỗi huyện nên có ít nhất 2 ngân hàng, kho bạc và các công ty Bảo hiểm.
2.3.4 - Phát triển các ngành dịch vụ khác thu hút nhiều lao động nữ như Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...
Phú Thọ cần phải mở rộng thêm các ngành dịch vụ khác nữa để ưu tiên cho lao động nữ vào làm việc như:
Bưu chính viễn thông: Mở rộng quy mô bưu điện hơn nữa, xây dựng các bưu điện văn hoá xã, thu hút lao động nữ có trình độ chuyên môn tại xã đó vào làm việc. Tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá thông tin liên lạc, mở rộng mạng cáp nội thị, các trung tâm tuyến, phát triển điện thoại đến từng xã, xây dựng các trung tâm bưu điện văn hoá xã đến các huyện, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa.
y tế: Thành lập thêm các bệnh viện tỉnh đặt ở các địa điểm miền núi, đồng thời đưa số học sinh, sinh viên mà tốt nghiệp ngành y lên làm việc (tuy nhiên phải có chính sách ưu tiên cho số lao đông này).
Giáo dục : Thành lập thêm các trường học, tăng quy mô lớp học, truyền các học sinh, sinh viên vưa tốt nghiệp ngành sư phạm (đặc biệt là cao đẳng sư phạm Phú Thọ) để vào giảng dạy.
Việc phát triển các ngành dịch vụ nói trên là giải pháp mang tính cấp thiết vừa giúp cho nền kinh tế xã hội Phú Thọ phát triển vừa giúp cho đội ngũ lực lượng lao động nữ của tỉnh thoát ly khỏi ngành nông nghiệp sang làm việc ở các ngành dịch vụ với việc làm đầy đủ hơn, thời gian làm việc được sử dụng có hiệu quả hơn từ đó người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có thu nhập cao hơn nhằm cải thiện tốt hơn đời sống của họ.
II. Đào tạo nghề và nâng cao trình độ lành nghề cho lao động nữ.
Xuất phát từ thực trạng trình độ của lao động nữ Phú Thọ thấp (không biết chiếm tỷ trọng trung bình 1,4% chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm trung bình 8%, không có CMKT chiếm trung bình 89%). Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng lao động nữ. Vì thế trong những năm t ới, để sử dụnghợp lý lao động nữ thì Phú Thọ nên áp dụng các giải pháop sau:
1. Đối với lao động nữ chưa có trình độ (cả về văn hoá lẫn chuyên môn kỹ thuật) hoặc có trình độ rất thấp.
Đại đa số lao động nữ chưa có trình độ (cả về văn hoá lẫn CMKT) hoặc có trình độ rất thấp ở Phú Thọ đều làm nông nghiệp, có thu nhập rất thấp, đời sống khó khăn. Đặc bệt số lượng này đều định cư ở các huyện vùng cao, xa đô thị như Hạ Hoà , Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, giao thống đi lại khó khăn. Vì vậy để đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ đi lại khó khăn. Vì vậy để đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng thì cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ sau đây.
1.1 - Cải tạo và nâng cấp các trường phổ thông hiện có đồng thời thành lập thêm các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Đây là giải pháp nhằm mở rộng quy mô giáo dục của tính đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, làm cản trở đến vấn đề đi học của họ. ở các huyện như Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, có diện tích rộng, thì phải mở thêm nhiều trường lớp và phân bố đến nhàn đề tạo điều kiện cho học sinh đến trường.
Đồng thời phải nâng cấp và cải tạo các trường lớp hiện có, hàng năm phải sửa chữa tu bổ các phòng hợc sao cho thoáng mát, sạch sẽ nhằm thu hút con em họ đến trường.
1.2 - Thực hiện tốt chính sách phổ cập tiểu học, khuyến khích và động viên đối tượng lao động nữ đi học
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho trình độ của lao động nữ được nâng lên. Để thực hiện điều đó thì cần phải:
Thực hiện tốt và triệt để chính sách phổ cập tiểu học, coi đây là chính sách bắt buộc, tránh tình trạng học sinh vừa mới xoá nạn mù chữ đã bỏ học... Đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa như Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng..., tỉnh cần chú trọng quan tâm đến vấn đề học tập của họ, trước hết là đối tượng lao động nữ. Đồng thời xoá nạn mù chữ cho những phụ nữ đã lớn tuổi nhưng họ không muốn đi học..., với mục đích là nâng cao trình độ cho lao động nữ để sắp tới đưa họ vào làm việc trong các ngành nghề, các thành phần kinh tế nhằm sử dụng hết quỹ thời gian làm việc của họ cung như nâng cao đời sống cho họ.
Khuyến khích và động viên đối tượng lao động nữ đi học, coi đó là một biện pháp bắt buộc, phải động viên, khuyến khích họ đi học như thành lập quỹ khuyến học ở các huyện, thậm chí các xã, phường, giảm học phí cho những người nghèo, những người ở cách xa trường đồng thời cử cán bộ phụ trách giáo dục đến tận từng gia đình để vận động họ đi học cả năm lẫn nữ, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh giáo dục phổ thông cho lao động nữ thì cũng cần chú ý đến giáo dục cho lao động nam giới. Vì lao động nam hay người chồng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đền đi làm của lao động nữ - người vợ trong gia đình.
2. Đối với lao động nữ đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp thì cần tiến hành mở các lớp khuyến nông, đào tạo cán bộ nông lâm nghiệp cho lao động nữ.
Đây là giải pháp nhằm đào tạo nghề nông lâm cho lao động nữ. Trong ngành nông nghiệp để giúp cho họ hiểu hết về nông nghiệp sâu hơn từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của học vào nông nghiệp như thế nào sao cho có hiệu quả. Đối với Phú Thọ thì lực lượng lao động nữ làm nông nghiệp rất cao, năm 1997 chiếm tỷ trọng là 84,85% đặc biệt trong nông thôn chiếm 88,93% so với tổng lực lượng lao động nữ của cả tỉnh, đa số lao động nữ ở nông thôn đều không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 1997 số lao động nữ không có CMKT chiếm 93,63%, năm 1998 là 94,21%, năm 1999 là 91,94%), mà lao động nữa trong nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp, do đó việc mở các lớp khuyến nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp, do đó việc mở các lớp khuyến nông và đào tạo cán bộ nông lâm nghiệp, cho lao động nữ là hết sức cần thiết. Để thực hiện được qúa trình này thì UBND tỉnh phải áp dụng các biện pháp sau:
2.1 - Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông cho lao động nữ.
Đây là biện pháp nhằm bồi dưỡng những kiến thức về phát triển ngành công nghiệp cho đối tượng lao động nữ để từ đó họ lựa chọn phương pháp trồng trọt chăn nuôi sao cho vừa tiết kiệm được thời gian lãng phí, vừa tăng năng suất lao động. Đối với biện pháp này thì đòi hỏi lao động nữ đã trải qua trình độ văn hoá phổ thông để họ có tính nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp. Trong quá trình bồi dưỡng kiến thức, nếu lao động nữ nào có đủ trình độ, kinh nghiệm, kiến thức thì có thể chuyển họ vào làm cán bộ tuyên truyền khuyến nông của tỉnh, huyện nhằm truyền đạt lại kiến thức kinh nghiệm của mình cho lao động nữ ở các vùng sâu vùng xa của tỉnh.
2.2 - Mời các chuyên gia đến nói chuyện
Đây là biện pháp khá phổ biến và được áp dụn rộng rãi hiện nay theo biện pháp này, UBND tỉnh Phú Thọ cần mời các chuyên gia về nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc của các tỉnh về nói chuyện đội ngũ lao động nữ của tỉnh để trao đổi kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp và các biện pháp có liên quan đến việc sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp. Nếu số lượng lao động nữ quá lớn không thể trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia được thì UBND các huyện, thậm chí các xã cử một số lao động nữ có trình độ, kiến thức đi dự buổi hội thảo đó, sau đó về truyền lại những kinh nghiệm đó cho những lao động nữ khác nghe nhằm giảm bớt những chi phí cho huyện, xã mình.
2.3 - Tổ chức cho lao động nữ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh.
Nếu như việc mời các chuyên gia đến nói chuyện với lao động nữ của tỉnh gặp khó khăn thì hàng năm tỉnh nên tổ chức cho một số lao động nữ đại diện cho các xã, các huyệ đi than quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh khác có nền nông nghiệ phát triển như Thái Bình, Nam Định, Hà Nội...) và nếu có kinh phí lớn thì tổ chức vào các tỉnh phía Nam (Đồng bằng Sông Cửu Long) để tìm hiểu phương án sản xuất cũng như vấn đề việc làm đối với ngành nông nghiệp. Sau đợt đi tham quan học hỏi kinh nghiệm này thì các huyện, xã phải tổ chức các cuộc hội thảo nhằm truyền đạt kinh nghiệm giữa những người đi tham quan với những người ở nhà, các cuộc hội thảo này càng chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ hiểu sâu hơn về ngành mà mình đang làm. Vì vậy, đòi hỏi UBND tỉnh phải trích một khoản kinh phí khá lớn để cho họ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
3. Đối với lao động đã có trình độ đang làm việc trong các doanh nghiệp các ngành phi nông nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Đây là giải pháp chỉ áp dụng cho những đối tượng lao động nữ đã có trình độ cả văn hoá lẫn chuyên môn kỹ thuật, song trình độ của họ còn thấp, hoặc trình độ của họ chưa phù hợp với công việc của họ đang làm.
Đối với tỉnh Phú Thọ thì đây là giải pháp hết sức cần thiết và cấp bách nhất, vì đa số lao động nữ của tỉnh không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 89% hoặc trình độ CMKT rất thấp. Do đó phải đào tạo đội ngũ lực lượng lao động nữ này để tạo điều kiện cho họ có được việc làm ổn định hơn, tốt hơn và đề bạt họ vào vị trí cao hơn trong doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt giải pháp này thì các doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh của tỉnh sử dụng các phương pháp sau:
3.1 - Đào tạo tại doanh nghiệp của tỉnh
Đào tạo trong doanh nghiệp là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc doanh nghiệp trong đó người học sẽ học sẽ học được các kiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dần cảu những người lao động lành nghề hơn.
Hiện nay trên địa bàn Phú Thọ đang tồn tại nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ với các ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ lành nghề cao như công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì, công ty chè, công ty Supre phốt phát và hoá chất Lâm Thao, và nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác. Để đội ngũ lao động nữ hiện có trong các doanh nghiệp có trình độ lành nghề cao trong tương lai và có chỗ làm việc vững chắc thường xuyên, thì các doanh nghiệp này nên áp dụng các hình thức đào tạo cho đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp mình.
3.1.1 - Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc giữa lao động lành nghề với lao động nữ vừa mới vào làm việc.
Đối với những doanh nghiệp vừa mới tuyển lao động nữ vào làm thì những người này thường chưa biết rõ các thao tác công việc của mình làm thì đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp phải phân công những lao động đã lành nghề dạy báo từng thao tác làm việc cho những lao động nữ này khi nào họ thành thạo thì thôi. Thông thưòng các doanh nghiệp sau áp dụng hình thức này là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản phẩm, vì những doanh nghiệp này đòi hỏi lao động chỉ cần biết phương pháp làm là được, không cần hiểu kỹ lưỡng công việc.
3.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề giữa lao động giỏi với lao động yếu kém trong doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp sau thường áp dụng hình thức này là: doanh nghiệp công nghiệp giấy, may, dệt, giầy.... đối với những doanh nghiệp này tì ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tổ chức cuộc hội nghị các công nhân trong doanh nghiệp sau đó phân loại lao động theo từng loại từ giỏi đến kém, yếu và phân công những lao động giỏi phải kèm cặp dạy bảo những lao động nữ yếu kém, cũng như lao động nữ vừa mới xin vào làm việc, tuy nhiên đối với những công nhân giỏi này thì doanh nghiệp phải hỗ trợ một khoản kinh phí cho họ nhằm khuyến khích truyền tay nghề có chất lượng cao cho lao động nữ. Do đó lao động nữ trong doanh nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức kinh nghiệm sản xuất và vì vậy họ sẽ có chỗ đứng vững chắc trong các doanh nghiệp này.
3.1.3 - Luân chuyển và thăng tiến công việc.
Hiện nay hình thức luân chuyển và thăng tiến công việc được áp dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp, những phụ nữ trong doanh nghiệp được chuyển từ phòng này sang phòng khác (như từ phòng tài chính sang phòng Marketing...) từ phân xưởng này sang phân xưởng khác (như từ phân xưởng kéo sợi sang phân xưởng dệt...) hay từ công việc này sang công việc khác nhằm bổ sung thêm kiến thức công việc cho lao động nữ để họ thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai thăng tiến công việc, đề bạt lao động nữ vào địa vị cao hơn so với địa vị đang đảm nhận trong doanh nghiệp chẳng hạn từ nhân viên lên phó phòng đến trưởng phòng nhằm khuyến khích người phụ nữ trong doanh nghiệp tham gia lao đọng tích cực hơn, tạo chỗ làm việc vững chắc và từ đó tăng thu nhập cho chị em phụ nữ trong doanh nghiệp góp phân cải thiện đời sống cho họ.
Trên đây là các hình thức đào tạo trong công việc đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ở Phú Thọ hiện nay nên áp dụng các hình thức trên nhằm nâng cao trình độ lành nghề của người lao động trong doanh nghiệp mình nói chung và lao động ữn nói riêng để họ sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của họ vào một công việc nào đó trong xã hội và tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại của doanh nghiệp.
3.2 - Đào tạo ngoài doanh nghiệp hiện có của tỉnh.
Đào tạo nguồn doanh nghiệp là phương pháp tách khỏi sử thực hiện công việc thực tế để cung cấp những kiến thức kỹ năng cần thiết cho người lao động.
Hiện nay trên địa bàn Phú Thọ đang tồn tại các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề như trường CNKT giấy, CNKT hoá chất... thì việc đào tạo đội ngũ lao động nữ ở các trường này là một điều thuận lợi rất lớn vì giảm được các khoản chi phí cho người lao động như chỗ ở, đi lại... nhưng vẫn đảm bảo được trình độ lành nghề của họ. Vì vậy đối với phương pháp này thì có các hình thức đào tạo sau và các doanh nghiệp của tỉnh nên căn cứ vào đó để lựa chọn doanh nghiệp mình một loại hình đào tạo cho hợp lý.
3.2.1 - Các doanh nghiệp phối hợp cùng nhau để mở lớp đào tạo nghề cho lao động nữ trong doanh nghiệp mình.
Các doanh nghiệp cùng ngành có thể liên hệ với nhau để mở các lớp đào tạo cho lao động nữ có trình độ lành nghề còn thấp chưa đáp ứng với mức độ phức tạp của các công việc hiện tại. Chẳng hạn công ty giấy Bãi Bằng nên phối hớp với công ty giấy Việt Trì để đào tạo nghề giấy cho lao động nữ ở 2 công ty, công ty Dệt Vĩnh Phú phối hợp với công ty may I để mở lớp đào tạo nghề dệt may cho đội ngũ lao động nữ vừa mới vào làm nhằm trang bị kiến thức cơ bản về nghề dệt may cho họ...Tuy nhiên nếu mỗi công ty có đủ khả năng vừa sản xuất vừa đào tạo nghề cho lao động nữ thì càng tốt vì họ biết được năng lực làm việc của mỗi người và từ đó bố trí những người này vào làm công việc phù hợp hơn và có hiệu quả hơn.
3.2.2 - Hàng năm các doanh nghiệp phải cử đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp mình đi học ở các trường chính quy.
Các doanh nghiệp có thể tổ chức và động viên khuyến khích lao động nữ đi học ở các trường chính quy ở ngay trên địa bàn tỉnh hoặc ở các tỉnh, thành phố khác như: Hà nội, Thaí nguyên dưới dạng các loại hình đào tạo như tập trung, hay không tập trung dưới các hệ như chính quy, tại chức, văn bằng II... nhằm trang bị kiến thức cho chi em phụ nữ trong doanh nghiệp mình. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các trường THCN và dậy nghề đào tạo trình độ lành nghề cho lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung như: CNKT giấy, hoá chất, Lâm nghiệp 4, Trung học y tế, kinh tế, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm ...đó là điều kiện thuận lợi giúp cho lao động nữ vừa đi học vừa đi làm.
Đối với hình thức này thì đòi hỏi ban giám đốc công ty phải trích một khoản kinh phí về đào tạo nghề, nâng cao trình độ lành nghề cho đội ngũ lao động nữ của công ty mình và phải có chính sách cam kết với những người được đào tạo nghề như sau khoá đào tạo họ phải trở về công ty mình để tiếp tục làm việc.
3.2.3 Các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức đào tạo tiên tiến như kỹ thuật nghe nhìn, tổ chức các cuộc hội thảo và mời các chuyên gia đến toạ đàm cùng lao động nữ.
Đây là hình thức đào tạo tiên tiến và đối với các doanh nghiệp thì có thể áp dụng một cách dễ dàng do hệ thống nghe nhìn đã phổ biến (ti vi, video...) và sử dụng nó một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với công ty chè thì nên áp dụng hình thức này, vì họ có thể quan sát bằng hình ảnh về phương pháp chế biến chè, từ công đoạn đầu tiên (hái chè) đến công đoạn cuối (đóng hộp) để từ đó họ hiểu được cách làm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị toạ đàm trong doanh nghiệp mình và mời các chuyên gia giỏi của Nhà nước hay của các tỉnh đến nói chuyện, trao đổi kiến thức kinh nghiệm cho lao động nữ nói riêng cũng như lao động nói chung trong doanh nghiệp mình nhằm tạo cơ sở cho vấn đề sử dụng họ sau này sao cho mang laị hiệu quả cao nhất.
Như vậy các hình thức đào tạo ngoài công việc có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp của tỉnh vì nó đáp ứng một đội ngũ lao động đặc biệt là lao động nữ có trình độ CMKT một cách nhanh chóng kịp thời theo yêu cầu đòi hỏi cho công trong doanh nghiệp và hơn nữa các doanh nghiệp như sản xuất giấy, hoá chất.. đòi hỏi lực lượng lao động nữ có trình độ lành nghề là giấy hoá chất thì hiện nay đã có các trường đào tạo các nghề đó đóng ngay trên địa bàn tỉnh.
3.3 - Đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ.
Theo phương pháp này thì người lao động trong qúa trình lao động thì học được cử đi học lớp đào tạo nghề ngoài của họ đang làm, nghề dự phòng này được sử dụng khi họ không thể tiếp tục làm nghề mà họ đang làm nữa. Chẳng hạn đội ngũ lao động nữ ở công ty Dệt Vĩnh Phú phải được đào tạo nghề may nhằm vừa kết hợp giữa nghề dệt với nghề may với mục đích khi thời gian dệt kết thúc thì họ chuyển sang nghề may, mặt khác nó cũng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty dệt, vì tăng quỹ thời gian làm việc cho lao động nữ, tránh tình trạng bán nguyên liệu (vải) với giá rẻ và để sản xuất ra thành phẩm (quần áo) nhằm đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối với các doanh nghiệp ở Phú Thọ thì hàng năm nên tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng dưạ trên phiếu thăm dò ý kiến và nguyện vọng mà doanh nghiệp phát cho từng người với nội dung như “Bạn có muốn đào tạo nghề dự phòng không? Nghề gì? thời gian bao lâu? ở đâu? “ Từ đó mà doanh nghiệp có kế hoạch về thời gian cũng như kinh phí hỗ trợ cho họ.
3.4 - Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho lao động nữ
Các doanh nghiệp hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho lao động nữ nhằm nâng bậc, nâng lương cho họ. Đồng thời phải có các quỹ như quỹ khen thưởng tay nghề cao, có thành tích hay công tác ...nhằm khuyến khích động viên họ tham gia lao động tốt hơn cũng như nâng cao trình độ lành nghề của mình trong công việc. Các công ty như may I Phú Thọ, hoá chất Lâm Thao, Giày da Phú Thọ, Giấy Bải Bằng, Giấy Việt Trì... thì hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho đội ngũ lao động nữ trong công ty mình nhằm nâng bậc tay nghề cho họ cũng như nâng lương, nâng thưởng nhằm khuyến khích họ tham gia lao động một cách tích cực, hăng hái hơn.
III. Hệ thống chính sách của Nhà nước
1. Hỗ trợ kinh phí, tài chính cho lao động nữ, đặc biệt ở nông thôn ,vùng sâu vùng xa.
Nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí, tài chính cho lao động nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh Phú Thọ các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng... Các khoản kinh phí này được sử dụng với các mục đích sau:
Thành lập thêm các trường phổ thông trung học chuyên nghiệp dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp ở các huyện vùng cao này. Đồng thời tu bổ, sửa chữa lại các trường hiện có trang thiết bị công cụ dụng cụ giảng dạy, có các khoản phụ cấp như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại cho cán bộ giáo viên đến các huyện này giảng dậy.
Thành lập quỹ khuyến học, tăng cường học bổng cho con em nghèo vượt khó, cho công nhân có tay nghề cao, có thành tích cao trong công việc, đồng thời miễn giảm học phí cho con em gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn... nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực đặc biệt là nhân lực nữ để trong tương lai Phú Thọ có lực lượng lao động nữ có trình độ với mục đích sử dụng đôị ngũ lao động nữ này vào các ngành nghề thành phần kinh tế sao cho hợp lý nhất có hiệu quả nhất.
Chuyên đổi hình thức sở hữu thành lập thêm các doanh nghiệp nhà nước phải có một khoản kinh phí để cho các hộ gia đình kinh doanh cá thể vay để họ chuyển thành các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty TNHH và khi có trình độ họ có thể xác nhập với cac xí nghiệp nhà nước doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó thì tính đến thời điểm hiện nay chưa có một người phụ nữ nào của mình tự đứng ra làm chủ doanh nghiệp phải chăng do thiếu vốn? Vì vậy đòi hởu nhà nước phải giảm lãi suất ngan hàng cho vay với lãi suất ưu đãi để người phụ nữ có thể vay để thành lập doanh nghiệp và tự mình làm chủ doanh nghiệp để nâng cao vai trò của mình trong xã hội .
Thành lập thêm các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông nữ tại chổ ở các huyện, thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa nhằm sử dụng nguồn nhân lực nữ tại chổ cũng như nguồn nguyên nhiên vật liệu tại chổ của các huyện nhằm khai thác lợi thế vốn có của mỗi huyện cũng như việc phát triển kinh tế xã hộicủa từng huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung.
2. Quán triệt nghiêm chỉnh các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ phải phối hợp với các ngành, các cấp lập Ban thanh tra đến tận từng doanh nghiệp phân xưởng để kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động của các doanh nghiệp đối với Công nhân nói chung và công nhân nói riêng về các vấn đề như: an toàn và vệ sinh lao động thời giờ làm việc nghỉ ngơi, tiền lương tiền thưởng kỹ thuật lao động trách nhiệm vật chất và cuối cùng là hợp đồng lao động. Đồng thời phải tuyên truyền và giáo dục về Bộ luật lao động cho chị em phụ nữ biết thông qua các thông tin đại chúng như tuyền hình radio, báo chí... để họ biết được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia lao động cũng như nâng cao kiến thức cho lao động nữ nhằm nâng cao hiệu quả hơn khi sử dụng họ.
3. Phải có thông tin về thị trường lao động
Thông tin về thị trường lao động là một giải pháp hết sức quan trọng hệ thống chính sách của Nhà nước. Qua thông tin về thị trường lao động giúp cho người lao động nói chung và phụ nữ nói riêng biết được các ngành, các doanh nghiệp đang cần tuyển người với yêu cầu ra sao công việc gì cũng như giúp cho các ngành, các doanh nghiệp biệt được số lao động đang tim việc làm mới, cho việc làm cũ không phù hợp với trình độ đào tạo khả năng sở trường làm việc, nhu cầu công việc mới... Các thông tin này phải được công bố hơn phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, báo chí, đồng thời phải được tuyền thông và cập nhật đến tận từng xã, thôn, bản xóm, làng...
4. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến lao động nữ:
Trên cơ sở các văn bản hiện có như Bộ luật lao động, Nghị định 23/CP ngày 18/04/1996 của chính phủ, Thông từ 03/LĐTBXH-TT của Bộ LĐ-TBXH về các chính sách đối với lao động nữ thì thì các nhà lãnh đạo Phú Thọ phải chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách trên, đồng thời bổ sung thêm các văn bản chính sách chi tiết đối với lao động nữ cho từng huyện thành thị và cho từng doanh nghiệp đơn vị sản xuất kinh doanh để nhằm mục đích sử dụng họ theo đúng ngành nghề, sở trường và trình độ đào tạo.
Trên đây là các giải pháp thuộc các văn bản pháp luật chính sách của Nhà nước đối với vấn đề chỉ đạo các ngành các cấp, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả trong việc sử dụng lao động nữ ở từng ngành từng lĩnh vực sao cho giảm được thời gian lãng phí lao động, sử dụng hợp lý thời gian làm việc cũng như việc sắp xếp bố trí họ vào làm việc trong các ngành, các lĩnh vực phù hợp với thể lực và trí tuệ của họ.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng vấn đề sử dụng lao động nữ ở tỉnh Phú Thọ ta thấy lao động nữ của tỉnh tập trung đông ở khu vực nông thôn với ngành nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn lao động nữ ở đây có trình độ rất thấp, không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học nhiều, không có chuyên môn kỹ thuật lớn nên đã làm hạn chế sự tham gia lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đã và đang phát triển nên đã thu hút nhiều lao động nữ vào làm, song nhìn chung còn chưa cao.
Trước tình hình đó, em đã tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng lao động nữ và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng lao động nữ một cách hợp lý, có hiệu quả. Với những giải pháp này em tin chắc rằng các nhà lãnh đạo cũng như các cấp các ngành của tỉnh căn cứ vào đó để có phương pháp sử dụng lao động nữ hiện có và trong tương lai trên địa bàn của mình sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho lao động nữ đồng thời đưa nền kinh tế Phú Thọ phát triển nhanh.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn
- Thầy giáo, TS. Mai Quốc Chánh, trưởng khoa Kinh tế Lao động và Dân số, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này và các thầy giáo, cô giáo trong khoa nói riêng và cả trường nói chung.
- Các cô, các chú ở phòng Tổng hợp - Tổ chức - Hành chính sở LĐTB và xã hôị tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là chú Nguyễn Minh Đức, trưởng phòng và chú Ngô Hữu Lộc, phó trưởng phòng, cán bộ trực tiếp quản lý em trong thời gian thực tập tại Sở.
- Các cô, các chú ở phòng Lao đồng - Tiền lương - Tiền công. Sở LĐTB Và xã hội tỉnh Phú Thọ đã cung cấp các số liệu, thông tin để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này và các cô, các chú đang làm việc tại Sở.
Hà nội, ngày 02/06/2001
Sinh viên thực hiện
Lê Anh Tuấn
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lao động - ĐHKTQD - NXB Giáo dục - 1998
PGS. TS Phạm Đức Thành và TS. Mai Quốc Chánh chủ biên
2. Giáo trình Dân số và phát triển - ĐHKTQD - NXB Nông nghiệp 1997. PGS. TS. Nguyễn Đình Cử chủ biên
3. Tổ chức lao dộng khoa học trong xí nghiệp (tập I) - ĐHKTQD - NXB Giáo dục - 1994 - PGS. TS Lê Minh Thạch và TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên
4. Nguyễn Hữu Thân: Quản trị nhân sự - NXB Thống kê - 1996
5. Tập bài giảng môn Kinh tế lao động
6. Tập bài giảng môn Dân số và phát triển
7. Tập bài giảng môn Quản trị nhân sự
8. Thực trạng lao động việc làm của tỉnh Phú Thọ, các năm 1997, 1998, 1999
9. Niên giám Thống kê của tỉnh Phú Thọ, các năm 1997, 1998, 1999
10. Báo cáo thực trạng nguồn lao động tỉnh Phú Thọ - Sở LĐTB và Xã hội Phú Thọ.
11. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam (chương X)
12. Nghị định 23 của chính phủ
13. Thông tư 03 của Bộ LĐTB và xã hội
14. Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Bảo Phương KTLĐ - K38 Khoa KTLĐ và DS- ĐHKTQD,
15. Bài phát biểu của Sở LĐ-TBXH tỉnh Phú Thọ chào mừng sinh viên khoá 39 khoa KTLĐ và DS - ĐHKTQD lên Phú Thọ thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0024.doc