MS: LVVH-VHVN054
SỐ TRANG: 134
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4. Lịch sử vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
7. Đóng góp của luận văn
Chương 1: TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Khái niệm tính dục và vấn đề tính dục ở phương Đông, phương Tây
1.1.1. Khái niệm tính dục
1.1.2. Vấn đề tính dục ở phương Đông, phương Tây
1.2. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
1.2.1. Tác giả
1.2.2. Sự nghiệp thơ ca
1.3. So sánh trong nghiên cứu văn học
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. So sánh trong nghiên cứu văn học
Chương 2: SO SÁNH VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VỀ MẶT NỘI DUNG
2.1. Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và văn học dân gian
2.1.1. Tính dục thông qua đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình
2.1.2. Tính dục thể hiện tiếng cười trào lộng, phê phán
2.1.3. Tính dục thể hiện tinh thần lạc quan, tư tưởng dân chủ
2.2.Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ trung đại
2.2.1. Tính dục biểu hiện sự thức tỉnh của con người cá nhân
2.2.2. Tính dục thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân
2.2.3. Đề tài tính dục thể hiện tinh thần phản kháng
2.3. Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ hiện đại
2.3.1. Vấn đề tính dục thể hiện những quan niệm nhân sinh mới
2.3.2. Tính dục thể hiện những quan niệm thẩm mĩ mới
2.3.3. Tính nhân văn của đề tài tính dục
Chương 3: SO SÁNH VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VỀ MẶT NGHỆ THUẬT
3.1. Thể loại
3.1.1. Những vấn đề chung
3.1.2. Ảnh hưởng của thể loại đến việc thể hiện nội dung tính dục
3.2. Ngôn ngữ thể hiện nội dung tính dục
3.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
3.2.2. Các biện pháp khai thác ngữ nghĩa
3.3. Giọng điệu thể hiện nội dung tính dục
3.3.1. Giọng ngợi ca, tự hào, tin yêu
3.3.2. Giọng khát khao chân thành, mãnh liệt
3.3.3. Giọng xót xa, đồng cảm
3.3.4. Giọng bất bình phản kháng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
134 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
loài hoa leo sắc trắng pha vàng, (chỉ cung nữ) vẫn thật nhỏ bé bên cạnh bóng dương (ánh mặt trời,
chỉ nhà vua), hình ảnh đó như nhắc nhở về thân phận cung nữ, nàng chỉ có giá trị như món đồ chơi
“ngon mắt” để thoả thú vui xác thịt của vua. Quả nhiên số phận cung nữ về sau ứng với hình ảnh có
tính chất điềm báo đó, nàng bị vua rẻ rúng, lãng quên, sống mỏi mòn nơi cung lạnh; nhưng cả khi
rơi xuống tận cùng của nghịch cảnh, người phụ nữ trong nàng vẫn da diết ước mong, vẫn không
nguôi khao khát:
Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi
Những hương sầu phấn tủi sao xong?
Phòng khi động đến cửu trùng
Giữ sao cho được má hồng như xưa?
Đặt cạnh nhau, hai khúc ngâm như hoà chung giọng điệu, đó là âm điệu của tiếng lòng triền
miên, dai dẳng, âm ỉ, da diết, không dứt, không nguôi, không điểm dừng, không kết thúc; của những
nỗi niềm với nhiều biến thái tinh vi : hạnh phúc ngắn ngủi, đợi chờ đau đáu, mong ước thiết tha,
khát khao cháy bỏng, hồi tưởng mơ màng; là điệp khúc trở đi trở lại mãi của một bài hát dở dang
ngậm ngùi, của hi vọng nối tiếp thất vọng….,nhịp điệu khúc ngâm đều đều, toàn bộ hai khúc ngâm
ít biến cố, không sự kiện, thời gian như ngưng đọng, không gian như thu hẹp trong chốn buồng
khuê, hậu cung trống và lạnh, cô tịch và u tối; cuối cùng khép lại khúc ngâm là hình ảnh bất động
như hoá đá của hai tượng vọng phu : chinh phụ, cung nữ.
So với hai khúc ngâm trên thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại phong phú tinh diệu vô cùng
trong việc sáng tạo nên cả hệ thống giọng điệu. Tác giả đã gạt bỏ ảnh hưởng của thi pháp chương
hồi trong nguyên tác Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên nhân vật người kể chuyện mới – đó là
người kể chuyện giấu mặt vừa đảm đương công việc giới thiệu, thuyết minh, miêu tả vừa bình luận,
phân tích, đánh giá từ sự kiện, diễn biến bên ngoài đến việc đi sâu khám phá thế giới nội tâm từng
nhân vật. Nguyễn Du vừa là chủ thể trữ tình vừa nhập thân, đóng vai từng nhân vật nhưng dù ở hệ
thống nhân vật nào thì tất cả cũng hoà vào giọng điệu chung của giọng chính chủ thể trữ tình - nhà
thơ; nói như giáo sư Lê Ngọc Trà: đó là giọng “ Có vai trò quyết định âm hưởng chính, không khí
chung của toàn tác phẩm. Giọng chính giống như cái sườn để cho các giọng điệu khác quây quần
lại tạo nên tính phức điệu về giọng điệu của tác phẩm, đồng thời thể hiện cái đa dạng, phức tạp
trong tâm trạng, thái độ của nhà văn”.[79:76] Do phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ
điểm qua đôi giọng điệu trong Truyện Kiều có đề cập đến vấn đề tính dục.
Trong Truyện Kiều, cái nhìn của Nguyễn Du rất nhân đạo, theo giáo sư Trần Nho Thìn: “
Các mối tình của Kiều và các nhân vật chính diện, ở mức độ này khác, đều không thiếu màu sắc
thân xác, nhục dục. Và điều quan trọng là nhà thơ tỏ thái độ tán đồng, thậm chí chăm sóc nâng niu
những mối tình đó, tức là hoàn toàn thoát li lập trường truyền thống đối với vấn đề tình yêu thân
xác”. [73: 427]. Thật vậy, trong tác phẩm, Nguyễn Du đã có những trang xúc động và tiến bộ nhất
dành cho mối tình Kim Trọng và Thuý Kiều. Trong thế giới tình yêu của họ, Nguyễn Du đã tỏ ra
đồng tình với thái độ dũng cảm, quyết liệt của nhân vật khi họ dám phá bỏ những rào cản của lễ
giáo khắc nghiệt để đến với nhau bằng tình yêu thuỷ chung, son sắc mà không kém phần mãnh liệt
say đắm, táo bạo. Nhà thơ chăm chút từng rung động của cảm xúc yêu đương ngay từ cái nhìn đầu
tiên giữa đôi trai tài gái sắc:
Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
( Truyện Kiều )
Ông hiểu lòng yêu của Kiều biết bao khi để nàng trong nỗi tương tư đã mơ đến cuộc vuông tròn
trăm năm:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăn năm biết có duyên gì hay không?
( Truyện Kiều )
Ông giục giã Kim Trọng đừng bỏ phí thời gian đợi chờ, tơ tưởng mà mau mau chủ động đi tìm
người trong mộng:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.
( Truyện Kiều )
Ông để bước chân Kiều không chút đắn đo, chần chừ “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để
đến với tình yêu. Và trong cái đêm huyền diệu đôi lứa cùng nhau tình tự, thề nguyền, Nguyễn Du đã
đưa người đọc khám phá đến tận cùng cảm xúc thăng hoa nhất của vẻ đẹp trong mối tình được xem
là lý tưởng nhất của thời phong kiến. Đêm thề nguyền có gió mát trăng thanh, có “vầng trăng vằng
vặc giữa trời”, có lời vàng đá “ đinh ninh hai mặt một lời song song”, có những rung động, rạo rực,
những khát khao cháy bỏng nhuốm màu sắc bản năng nhục dục nhất của con người:
Hoa hương càng tỏ thức hồng
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.
Sóng tình dường đã xiêu xiêu,
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
( Truyện Kiều )
Kiều của Nguyễn Du không phải gỗ đá, trước tình yêu nàng cũng hành động theo tiếng gọi của con
tim:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
( Truyện Kiều )
Nhưng Kiều đã biết kiềm nén cảm xúc, lựa lời khuyên nhủ chàng Kim bằng ngôn ngữ của lý trí. Đó
là tình cảm vừa cao thượng vừa đoan chính mà Kiều muốn dâng hiến cho tình yêu. Với Kiều tình
yêu không chỉ có ham muốn xác thịt, nhu cầu bản năng mà tình yêu đẹp là tình yêu hướng về nhau,
dành trọn cho nhau những gì trọn vẹn thanh khiết nhất cả thể xác lẫn tâm hồn.
Hoà vào giọng điệu chung của thời đại, thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang đến giọng điệu tươi
rói, sức sống trần thế tự nhiên, lành mạnh trong cảm hứng về tình yêu đôi lứa, khát vọng hạnh phúc,
ham muốn hoan lạc, giao hoà trong đời sống tình ái của người dân lao động chân chất mộc mạc. Hồ
Xuân Hương nói về lạc thú trong quan hệ yêu đương đôi lứa với giọng khẳng định xem đó như là
một nhu cầu có thật, hiển nhiên đáng tôn trọng mà con người phải được nếm trải: nữ sĩ cho đó là thú
vui, là hạnh phúc trần thế khi được yêu, thích, sướng khiến con người hưng phấn ham sống, yêu đời
hơn:
-….Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
( Cái quạt I )
-…Mười bảy hai là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay…
( Cái quạt II )
-….Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
( Tranh Tố nữ )
Viết về hoạt động tính giao nam nữ, giọng thơ Xuân Hương thật say mê, khoẻ khoắn, hình
ảnh thơ nhịp nhàng, mạnh mẽ mà vẫn hồn nhiên tài hoa trong cách thể hiện khiến cho chuyện cấm
kị chốn phòng the, buồng kín hiện ra không chút thô lậu, tục tằn:
-…Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau…
( Dệt cửi )
-…Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song….
( Đánh đu )
Khác với nàng Kiều của Nguyễn Du, người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thật
phóng khoáng, hết mình cho tình yêu, vì cả nể nàng phải một mình gánh chịu hậu quả “Không
chồng mà chửa”, nhưng giọng điệu bài thơ không chút phiền trách, răn đe người phụ nữ, vì tình yêu
vốn đâu có tội, dâng hiến cho tình yêu cũng là biểu hiện của tấm chân tình, có chăng đáng trách là
trách kẻ bạc bẽo, vô trách nhiệm, làm người mà sống không tròn nghĩa:
-…Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
-…Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Người đàn ông không chỉ bạc tình (không biết nỗi niềm tình cảnh cô gái phải gánh chịu) mà còn bạc
nghĩa ( vội quên cái nghĩa trăm năm). Giọng điệu trong bài thơ là lời đay nghiến, phỉ nhổ vào loại
đàn ông vừa trăng hoa vừa bạc bẽo, vô tình, vô trách nhiệm.
Nói vậy không có nghĩa là Xuân Hương đồng tình với lối sống buông thả hay cổ xuý cho
những quan niệm đề cao ham muốn xác thịt thuần bản năng. Cùng quan niệm với Nguyễn Du và
hướng theo lý tưởng thẩm mĩ của nhân dân, thơ Hồ Xuân Hương nhiệt thành ngợi ca một tình yêu
son sắc thuỷ chung, hoà hợp trong đời sống lứa đôi để đạt đến sự hoà điệu từ thể xác đến tâm hồn,
đôi lứa đồng lòng, chung sức xây đắp mái ấm gia đình, vượt bao sóng gió thăng trầm đưa con
thuyền tình cập bờ hạnh phúc. Tình yêu đẹp ấy thể hiện qua bài Đá Ông Chồng Bà Chồng với giọng
thơ trầm tĩnh, chiêm nghiệm, ngợi ca đầy xúc động,:
Khéo khéo bày trò tạo hoá công,
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.
Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già dặn,
Chả trách người ta lúc trẻ trung.
(Đá Ông Chồng Bà Chồng)
Khác với cái nghĩa bị lãng quên ở bài thơ trên, bài thơ này có đủ cả nghĩa và tình làm nền tảng cho
đạo lí vợ chồng, vì thế mà tình yêu của Ông Chồng - Bà Chồng thật đẹp: hài hoà giữa son sắc thuỷ
chung (gan nghĩa dãi ra) và nồng đượm ái ân ( khối tình cọ mãi) nên tình yêu ấy vẫn luôn trẻ trung,
bền chặt trước bao dâu bể thăng trầm của cuộc đời (trò tạo hoá công), để trường tồn với non sông,
nhật nguyệt. Phải chăng đây cũng chính là hình mẫu một tình yêu đẹp và lý tưởng mà nhân dân lao
động muốn hướng đến?
Văn học hiện đại sau này học tập văn học dân gian, tiếp nối những tư tưởng phóng khoáng,
tiến bộ trong văn học trung đại từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… tiếp tục tạo nên sự đa thanh, đa
giọng điệu trong văn học làm nên sự phong phú cho tiếng nói tình yêu và khát vọng hạnh phúc của
con người. Một Xuân Diệu với tiếng thơ tràn đầy sức sống và tình yêu thương, khát khao yêu và
được yêu; giọng điệu thơ vì thế cũng sôi nổi, nồng nàn cuồng nhiệt: vội vàng sống, giục giã yêu,
cuống quýt tận hưởng cuộc sống cho kịp bước đi của thời gian. Xuân Diệu đem gởi hương tình cho
gió, nhờ gió rải khắp nhân gian cõi lòng đầy ứ yêu thương của mình. Ông còn mượn thơ để kịp nói
những lời yêu với người đời:
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem hoa bướm thả trong vườn tình ái
( Phải nói )
Thơ Bích Khê lại góp vào làng thơ một giọng thơ lạ: vừa kì ảo, siêu thoát vừa bàng bạc một
trời yêu thương da diết, một trời tâm tư buồn mơ. Thơ ông là khúc Mộng tình vừa hư ảo, vừa mênh
mang lan toả. Mộng thì xa nhưng tình trong thơ ông rất thực: đó là tình với người, với đời, với giai
nhân, với thi ca, âm nhạc, tình yêu với cái đẹp. Do quá say mê với nhiếu đối tượng nên tiếng thơ
Bích Khê ít nhiều nhạt dần trong nội dung thể hiện khát khao tình yêu hạnh phúc của con người ở
phạm vi đại chúng. Đó cũng là trường hợp tương tự của Vi Thuỳ Linh và một số nhà thơ sau này
khi thơ tình của họ ngày càng bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Điều đó một phần do ảnh hưởng của
hoàn cảnh lịch sử, thời nay những quan niệm lễ giáo phong kiến lạc hậu không còn nặng nề, con
người được tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, con đường đi tìm hạnh phúc, đấu tranh cho tình
yêu bằng phẳng hơn, ít rào cản hơn, vì thế mà khát vọng tình yêu hạnh phúc cho con người không
còn vang lên thiết tha, mãnh liệt như ở các giai đoạn trước.
3.3.3. Giọng xót xa, đồng cảm
Ao ước nhiều, khát khao lắm nhưng mọi sự ở đời đâu phải lúc nào cũng thuận theo lòng
người, huống chi trong xã hội phong kiến nhiều bất công, bi kịch luôn rình rập đổ xuống số phận
con người, nhất là người phụ nữ. Có lẽ vì thế mà trong ca dao trữ tình, suốt bao thế kỉ qua, bên cạnh
những câu hát yêu thương tình nghĩa, đâu đó vẫn văng vẳng tiếng than thân với giọng buồn thương
da diết của người phụ nữ còn vang vọng đến tận ngày nay.
Số phận càng cay nghiệt hơn với người tài hoa, Xuân Hương cũng từng nếm trải bao cay
đắng: lấy chồng muộn, hai lần lấy chồng đều làm lẽ, rồi hạnh phúc chông chênh, hiếm hoi đó cũng
không trọn vẹn, nữ sĩ sớm goá bụa, nuốt nước mắt vào lòng, bà chôn chặt ước mơ để sống trọn kiếp
người, nhưng bên cạnh giọng thơ khoẻ khoắn yêu đời thi thoảng ta vẫn bắt gặp đâu đó trong thơ
Nôm Xuân Hương những nỗi niềm thầm kín, nỗi đau thân phận lặn sâu trong câu chữ.
Xuân Hương đã không ít lần trải qua những khoảnh khắc cô đơn đáng sợ khi một mình Tự
tình trong đêm khuya thanh vắng, một mình đối diện với chính mình, trơ trọi, nhỏ bé trước non
sông, vũ trụ bao la, trước thành trì cao ngất của lễ giáo, của định kiến xã hội tứ phía bủa vây, của
con đường hạnh phúc mịt mù mờ ảo xa tầm tay với. Thật đáng sợ thay cái không gian đêm khuya ấy
khi nó buộc con người phải đối diện với chính mình, với sự thật bẽ bàng của phận lẽ mọn hẩm hiu:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
( Tự tình III )
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trong ra khắp mọi chòm.
( Tự tình II )
Trong đêm cô tịch vang lên tiếng trống dồn, triếng gà giục giã từ xa vọng lại như bước đi vội vã
của thời gian, hình ảnh người thiếu phụ hiện lên trơ trọi, cô đơn, bất động như hoá đá đang ngồi
đong hạnh phúc bằng nỗi oán hận ngao ngán. Giọng thơ sao chua chát, chất chứa ấm ức, tủi hờn:
-….Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
( Tự tình I )
-….Sau giận vì duyên để mõm mòm.
( Tự tình II )
-…..Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
( Tự tình III )
Xuân Hương chẳng thể ngăn được nỗi buồn, cảm xúc cứ bật ra không cần che giấu: ngao
ngán, giận, ngán nỗi…lại thêm từ láy và cách chơi chữ lênh đênh, mõm mòm, lại lại…như kéo dài
thêm giọng ai oán xót xa cho cảnh ngộ éo le, cay đắng trong tình duyên. Mà số phận ấy đâu chỉ
dành riêng cho mỗi Xuân Hương, trong xã hội phong kiến thối nát xưa có bao người phụ nữ trong
đêm đã phải gạt lệ khóc thầm vì tình duyên, hạnh phúc không trọn vẹn ? Bao lần ta đã cùng Kiều
thảng thốt giật mình trong đêm để tự thương mình trong tình cảnh ê chề, tê tái của kiếp ca kỹ lầu
xanh mỗi khi tàn cuộc vui:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
( Truyện Kiều )
Bao lần ta cùng chinh phụ thổn thức trong đêm mơ giấc ái tình:
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi.
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề!
(Chinh phụ ngâm)
Bao lần ta lại cùng cung nữ trong canh vắng, lắng nghe tiếng gió lay động, nhìn ánh trăng
nghiêng mái lầu, thấp thỏm đợi chờ ơn mưa móc. Nhưng chỉ có lạnh lùng đến giá băng, tịch mịch
đến rợn người, thâm u đến não nề bủa vây, giọng thơ ai oán, não nề như những tiếng thở dài ngao
ngán chán chường nối tiếp nhau không dứt:
-…Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.
-…Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.
( Cung oán ngâm khúc )
Ý thức về hạnh phúc, tuổi xuân qua mau, về sự hữu hạn của kiếp người trước cái vô tận, vô
hạn của thời gian, không gian, sau này ta còn bắt gặp trong nhiều bài thơ có âm hưởng sầu thương,
cô đơn trong tiếng thơ Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thuỳ Linh.
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo.
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
( Lời kỹ nữ )
Cùng giọng buồn nhưng tình điệu thật khác nhau. Cái buồn trong thơ hiện đại gắn với tâm
thức cái tôi nhận ra giới hạn của tình đời mâu thuẫn với lòng yêu của thi nhân mong tìm kiếm sự vô
biên tuyệt đích. Còn nỗi buồn trong thơ trung đại nói chung, thơ Hồ Xuân Hương nói riêng là nỗi
buồn thân phận gắn với khát vọng hạnh phúc trong hôn nhân tình yêu, rất chân thật và cụ thể, bình
dị và đơn giản. Thiên chức của người phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, hạnh phúc nhất đời người phụ nữ
là tìm thấy ý nghĩa tồn tại, giá trị của mình không phải chỉ ngoài xã hội, trên chính trường hay
thương trường mà chính là trong mái ấm giá đình, nơi họ tìm thấy ý nghĩa của hai chữ hi sinh. Ấy
vậy mà sao trong xã hội xưa hạnh phúc đời thường ấy lại quá khó khăn, cao xa vượt tầm tay con
người đến thế?
Nhưng mạnh mẽ và nhân hậu biết bao, Xuân Hương đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh bản
thân để hướng đễn nỗi đau chung của bao số phận, nữ sĩ mở lòng bao dung, đồng cảm, bênh vực
con người. Từ xót xa thương mình thơ Hồ Xuân Hương đã hướng đến để yêu thương đồng cảm
bênh vực những con người cùng chung số phận. Bà bênh vực cô gái lỡ làng:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có, nhưng mà có mới ngoan!
( Không chồng mà chửa )
Bà Dỗ người đàn bà khóc chồng:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng,
Nín đi kẻo thẹn với non song.
( Dỗ người đàn bà khóc chồng)
Bà đồng cảm với người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn hẩm hiu:
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
( Làm lẽ )
Giọng thơ lúc thì rắn đanh, chắc như tấm khiên chở che cho người phụ nữ trước miệng lưỡi
cay nghiệt của thế gian, lúc thủ thỉ, dịu dàng nhắc nhở nhau cùng vượt qua nỗi đau mất chồng, khi
chua chát cay đắng khuyên người cũng là tự nhủ lòng, dặn mình. Giọng thơ như lời tâm tình sẻ chia,
an ủi của người chị lớn, người mẹ hiền, người bạn đồng cảnh.
Và trong cõi nhân gian này, bao phận đàn bà cùng cảnh ngộ, lúc đau buồn nhất, tuyệt vọng
nhất, có tìm thấy nơi những bài thơ của nữ sĩ họ Hồ nguồn an ủi ấm áp, chân thành không?
3.3.4. Giọng bất bình phản kháng
Yêu thương, trân trọng quyền sống của con người, trong đó có quyền hạnh phúc trong tình
yêu, tôn trọng tình cảm thuận theo lẽ tự nhiên của con người nên Xuân Hương“ dị ứng” với tất cả
những gì đi ngược tự nhiên, trái với quyền được sống của con người. Đứng về phía con người, nhất
là người phụ nữ – đối tượng cần được trân trọng, nâng niu, yêu thương, chở che, bà vạch trần thói
đạo đức giả của chủ nghĩa cấm dục trong quan niệm Nho giáo, bà thẳng thừng hạ bệ, đánh vào chỗ
hiểm của thói đạo đức giả nơi những đối tượng đáng tôn kính - đại diện cho bộ mặt của xã hội
phong kiến đương thời: vua chúa, hiền nhân, quân tử, ông sư, nhà chùa….Bà chỉ ra cho thấy tuy mũ
cao áo rộng nhưng họ vẫn là người trần mắt thịt, đều là những kẻ khao khát bản năng, ham thích ái
tình. Tiếp thu tinh thần dân gian, tuy bất bình xã hội, phản kháng lại lễ giáo khắc nghiệt nhưng nữ sĩ
không đao to búa lớn mà chọn giọng mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng để cười cợt, nhắc nhở.
Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ rẻ rúng người phụ nữ thì dân gian lại trả họ về vị trí
xứng đáng:
-…..Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha.
Ba trăm một mụ đàn bà,
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
-….Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm.
-…..Bao giờ lão móm chầu trời,
Thì em lại kiếm một người trai tơ.
Trong thơ Hồ Xuân Hương người phụ nữ được nâng niu, chăm chút, được đặt đúng vị trí xã
hội của mình. Người phụ nữ không còn là nạn nhân của những cuộc chiến phi nghĩa (Chinh phụ
ngâm) hay trò mua vui cho bọn vua chúa háo sắc hoang dâm (Cung oán ngâm khúc), họ giờ đây là
nguồn cội sự sống, nguồn ban phát hạnh phúc ái ân, là nỗi khát thèm ao ước của bao kẻ quyền cao
chức trọng. Trước người phụ nữ, cái bản năng tầm thường của không ít đối tượng bị bóc trần. Tiếng
cười vang lên thật hồn nhiên láu lỉnh khi nữ sĩ như “đi guốc vào bụng” cái anh chàng mang tiếng
quân tử tài cao, chí lớn kia lại không nén nỗi lòng tà trước vẻ tươi thắm, nõn nà của tấm thân thiếu
nữ đang say giấc nồng :
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong.
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Giọng điệu hài hước tinh nghịch có khi lại như thủ pháp mèo vờn chuột, nói xa nói gần cuối
cùng “ nốc ao” bằng câu kết khiến đối tượng bị phê phán xanh mặt vì bị nói trúng tim đen. Đó là
tiếng cười phổ biến trong chùm thơ vịnh cảnh, vịnh vật mà Đèo Ba Dội là một điển hình:
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
(Đèo Ba Dội)
Đọc sáu câu đầu, cảnh tả thật đến nỗi ta như thấy đèo Ba Dội hiện lên sừng sững trước mặt,
loạt từ láy tượng hình (cheo leo, tùm hum, lún phún, lắt lẻo, đầm đìa…) và tính từ, động từ cực tả
(đỏ loét, xanh rì, gió thốc, sương gieo…) gây ấn tượng mạnh về một đẹp thiên nhiên trong trạng thái
động và sống, quả là tài tình! Đến hai câu cuối xuất hiện hình ảnh hiền nhân quân tử có vẻ như
chẳng ăn nhập gì với cảnh, rồi cái sự gắng sức đến nhiệt tình của họ khi cố trèo lên Ba Dội dù gối đã
mỏi chân đã chồn khiến người đọc nghi ngại, nửa tin nửa ngờ, buộc phải đọc lại bài thơ đôi ba lần,
cuối củng thì vỡ lẽ, tiếng cười vỡ oà còn bọn quân tử hiền nhân kia thì sượng sùng cúi mặt. Tiếng
cười ở đây thật gần với tiếng cười dân gian trong câu đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục.
Là nhà thơ trân trọng hạnh phúc, khao khát tình yêu nên nữ sĩ thấy chướng tai gai mắt trước
đối tượng Quan thị chọn lối sống trái tự nhiên, diệt dục để chịu cảnh sống vô hồn, vô cảm mất hết ý
nghĩa tồn tại của con người. Giọng thơ không đồng tình nhưng cũng thấu hiểu cảm thông:
Mười hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình vứt ở đâu?
……………………………..
Đã thế thì thôi, thôi mặc thế,
Trăm năm càng khỏi tiếng nương dâu.
(Quan thị )
Kẻ đáng kính bị hạ bệ còn nơi tôn nghiêm cũng bị điểm mặt. Xuân Hương không tha cho
những kẻ buôn thần bán thánh lấy chốn trang nghiêm làm điều xằng bậy, bởi điều đó đồng nghĩa
với việc họ đã chà đạp lên niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân. Viết về đối tượng này, nữ sĩ không
ngăn được giọng bất bình, không giấu được thái độ ghét cay ghét đắng bọn sư hổ mang qua nghệ
thuật nói lái, dùng tiếng chửi dân gian
-…Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo
( Cái kiếp tu hành )
-…Cha kiếp đường tu sao lắt léo,
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo!
( Chùa Quán Sứ )
Giọng điệu bất bình phản kháng trong thơ Hồ Xuân Hương (trong đó có bất bình về quyền
sống hạnh phúc, tình yêu không được xã hội trân trọng) cũng là giọng điệu chủ đạo trong văn học
giai đoạn thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX đánh dấu sự trỗi dậy của tinh thần Phục hưng của thời đại
và tiếng nói dân chủ của con người trong xã hội phong kiến thối nát đang trên đường giãy chết. Nó
khác về mức độ và sắc thái so với văn học hiện đại. Về mức độ, trong văn học hiện đại hầu như
vắng bóng giọng điệu bất bình phản kháng về đề tài giới tính, tính dục; về sắc thái biểu hiện nếu có
thì đó là giọng điệu không rõ tính chất đối kháng với xã hội, với hoàn cảnh mà đó là sự mâu thuẫn
giữa cá nhân với thế thái nhân tình, với qui luật tồn vong của con người: một cái tôi ham sống yêu
đời vô tận đối lập với đời người hữu hạn, một trái tim đa cảm, đa tình, đa mang nhưng gặp phải thói
đời vô tình hờ hững, đen bạc…Văn học hiện đại (nhất là sáng tác của các nhà Thơ mới: Xuân Diệu,
Bích Khê) luôn lấy “cái tôi nội cảm” của mình làm thước đo cho muôn vật. Vì thế nó có phạm vi
hẹp trong một trào lưu ,một đối tượng (ví dụ nỗi buồn trong thơ mới là nỗi buồn của một lớp trí thức
yêu nước nhưng bế tắc tìm đến thiên nhiên, tình yêu như cứu cánh để thoát ly hiện thực….). Còn
giọng điệu bất bình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và các tác giả cùng thời lại tiếp nối tinh thần
dân chủ, tính chiến đấu trong văn học dân gian: mượn tiếng cười để mỉa mai những hiện tượng, đối
tượng đáng cười, để châm biếm đấu tranh với những thói hư tật xấu nhằm hướng tới xây dựng một
xã hội tốt đẹp hơn nên đó là tiếng cười tái sinh, tiếng cười có ý nghĩa xây dựng tích cực, là động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Tiểu kết:
Viết về vấn đề tính dục là việc khó đối với người cầm bút. Khó bởi đấy vốn là vùng đất cấm
kị, người viết luôn chịu tác động bởi phản ứng, áp lực từ dư luận xã hội; khó vì đây còn là vùng đất
hoang ít người cày xới nên việc định hình một chuẩn mực, một hướng đi vẫn còn bỏ ngõ; khó còn là
vì tính dục là chuyện buồng kín, phòng the, giờ phơi bày lên mặt giấy thì viết sao cho không rơi vào
thô thiển, dung tục, sỗ sàng quả không phải là dễ. Đó thực sự là thử thách đối với người cầm bút.
Nhưng bao giờ cái khó cũng vừa là thử thách vừa mang đến cho ta cơ hội. Các tác giả mà chúng tôi
tuyển chọn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã chứng tỏ: với những tài năng lớn, thử thách
luôn là cơ hội để họ ghi một dấu ấn trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình, thậm chí họ còn
khai phá cả một con đường khi lựa chọn tính dục như là một yếu tố nghệ thuật đắc dụng giúp họ
biểu đạt những quan niệm mới. Mỗi tác phẩm một vẻ, mỗi nhà thơ một phong cách, nhưng họ đều
góp phần đưa văn học có đề cập đến yếu tố tính dục vượt khỏi cái bản năng thô sơ vươn đến cái
thẩm mĩ trong nghệ thuật, chất nhân văn trong nội dung.
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu để viết luận văn, chúng tôi thích thú vô cùng khi đọc và giải
những câu đố lý thú, những bài ca dao trữ tình có đề cập đến yếu tố tính dục vẫn còn nguyên chất
mộc mạc của cuộc sống và vẻ tươi tắn, hồn nhiên trong tâm hồn người bình dân. Tác giả dân gian
đã khéo léo vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc, tiếng nói đời sống sinh động để bộc lộ tiếng yêu
thương da diết, khát vọng hạnh phúc thiết tha của mình. Gấp quyển sách lại, kết thúc bài viết, chúng
tôi vẫn như nghe đâu đó tiếng đồng vọng thiết tha của tình yêu và khát vọng vang lên sau luỹ tre
làng, mênh mông trên những cánh đồng và trải dài theo những con sông trên khắp mọi nẻo đường
quê, cuối cùng đọng lại thiết tha trong lòng người.
Tình yêu mang màu sắc tính dục được đề cập đến trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và văn
học trung đại lại mang đến cho người đọc một khoái cảm thẩm mĩ mới. Nó ví như một đoá hoa hàm
tiếu còn e ấp mà đã dậy hương thơm gợi mời sự khám phá và đón nhận nơi người đọc. Chịu ảnh
hưởng của tinh thần dân chủ của thời đại, phong trào phục hưng trong dân gian, văn học trung đại
với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã dấy lên cả một trào lưu văn học mang tiếng nói khát khao đòi
giải phóng con người, đòi quyền sống cho con người trong đó có quyền hạnh phúc. Chưa bao giờ
những áng thơ tình xuất hiện trên thi đàn văn học nhiều và đặc sắc như thế. Một Đặng Trần Côn,
Nguyễn Gia Thiều với thể ngâm khúc diễm lệ, ngôn từ bóng bẩy hoa mĩ, giọng điệu đắm say đã nói
thay người phụ nữ nỗi oan trái và đánh thức nơi họ những khát khao tình yêu đầy bản năng mà vẫn
tinh tế, không chút sống sượng. Đại thi hào Nguyễn Du tìm về dân tộc trong thể thơ dân gian lục bát
để làm nên Truyện Kiều bất hủ. Tưởng chừng khó có thể dung hoà những đề tài lớn, những tư tưởng
cao sâu, những biến động dữ dội và trên hết là những tiếng tâm tình bi thiết mà tinh vi nhất của thế
giới nội tâm con người vào thể thơ dân gian mộc mạc. Ấy vậy mà Nguyễn Du đã thành công! Điều
đó vừa chứng minh tầm vóc lớn của một thiên tài - Nguyễn Du vừa giúp người đọc khám phá ra
chất ngọc, mỏ vàng vẫn còn tiềm ẩn trong thể thơ dân gian và những chất liệu quý trong nền văn
hoá dân tộc.
Xuân Hương lại là một khám phá bất ngờ khác. Trái với Nguyễn Du tìm về hình thức thể
hiện quen thuộc của dân gian, Xuân Hương vẫn sử dụng thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn luật Đường phổ
biến trong xã hội đương thời nhưng bằng sự thông mính và sáng tạo nữ sĩ đã cách tân, Việt hoá thể
thơ bác học này để nó có thể chứa được bên trong cái hồn cốt, tư tưởng thuần Việt. Với công lao ấy,
nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã không quá lời khi khẳng định: “Trong số những tác giả lớn của văn
học đương thời, Hồ Xuân Hương dân chủ nhất. Bà cũng khác hẳn và mạnh mẽ hơn hẳn các tác giả
khuyết danh đã tạo ra cả một loại truyện Nôm; nếu như họ đã dân tộc hoá những quy phạm của đạo
lý phong kiến, đại chúng hoá những mẫu mực của văn chương bác học thì Xuân Hương làm theo
hướng ngược lại với họ, bà đem vào văn học cả tinh thần, thế giới quan của văn học dân gian lẫn
những phương tiện ngôn ngữ đặc thù của nó”. [: 538].
Nghĩa là không chỉ Việt hoá nội dung mà ngòi bút Xuân Hương còn buộc thể thơ Đường
luật bác học ấy phải lột xác để chứa cho khớp cái tinh thần Việt ấy. Quả là một hiện tượng độc đáo
vô song; chưa kể đến những biệt tài khác của nữ sĩ trong việc kế thừa và sáng tạo thi liệu văn học
dân gian. Chính nhờ khả năng đặc biệt đó mà thơ Nôm mang màu sắc tính dục của Xuân Hương
bao thế kỷ qua vẫn sống và luôn tạo thành hiện tượng tranh luận, là nguồn cảm hứng khám phá, là
đề tài nghiên cứu của bao thế hệ.
Tiếp nối những thành tựu của thế hệ trước, đoá hoa tình yêu hàm tiếu đã mãn khai rực rỡ
dưới ngòi bút của các nhà thơ hiện đại. Thơ ca hiện đại viết về tình yêu có đề cập đến yếu tố tính
dục lại tiếp tục hành trình cách tân nghệ thuật đưa thơ ca Việt Nam nói chung, thơ ca có yếu tố tính
dục nói riêng, ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách với thơ ca hện đại thế giới.
KẾT LUẬN
Xuất hiện đề tài tính dục trong văn chương là dấu hiệu sự thức tỉnh của con người cá nhân.
Theo dòng lịch sử “cái tôi” cá nhân ấy cũng có sự phát triển. Khởi đầu “cái tôi” ấy phôi thai trong
lòng đại chúng, phát triển tự nhiên, hồn nhiên trong môi trường văn hóa dân gian như là một cách lý
giải tự nhiên mang màu sắc tín ngưỡng . Đến giai đoạn trung đại, “cái tôi” cá nhân ấy thức tỉnh giữa
xã hội phong kiến đang trên đường suy tàn, và “cái tôi” ấy ngày càng lớn mạnh khi đón nhận luồng
gió hiện đại của những tư tưởng dân chủ từ phương Tây thổi vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX .
Không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của văn học viết về đề tài tính dục vì nó đã góp
phần thay đồi quan niệm nghệ thuật về con người: từ con người vô ngã đến con người cá nhân tự ý
thức giá trị bản thân , khẳng định nhu cầu sống tự nhiên, trọn vẹn. Đó là khát vọng muôn đời của
con người. Vì thế văn học viết về vấn đề tính dục giàu giá trị nhân văn.
Vấn đề tính dục trong văn học qua những tác phẩm tìm hiểu trong luận văn ít nhiều góp phần
làm phong phú đa dạng bộ phận văn học Việt viết về đề tài tình yêu, thay đổi cái nhìn của không ít
người do định kiến khắt khe với vấn đề khá nhạy cảm này nên thường có cái nhìn phiến diện, đánh
giá chưa chính xác, mặt khác bài viết cũng góp một tiếng nói để khẳng định giá trị của những trang
thơ Nôm giàu sức sống làm nên tên tuổi Hồ Xuân Hương.
Do ảnh hưởng thời đại, cuộc đời riêng, phong cách sáng tác …mà mỗi nhà thơ đều có những
đóng góp riêng, những nét riêng trong nội dung và cách thể hiện khi viết về vấn đề tính dục. Qua
tìm hiểu chúng tôi rút ra được một số kết luận thú vị:
Các tác giả thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng trong cảm thức về tình yêu, một
chủ đề muôn thuở, thơ họ vẫn có những điểm tương đồng.Trước
hết thơ họ viết về vấn đề tính dục đều thể hiện một quan niệm nhân sinh mới về con người. Tiếp nối
chủ nghĩa nhân văn trong những giai đoạn trước: văn học ca ngợi con người với vẻ đẹp tâm hồn,
nhân cách, trí tuệ, kết tinh phẩm chất của cộng đồng, dân tộc; những tác phẩm văn học có yếu tố
tính dục mà chúng tôi giới hạn tìm hiểu trong luận văn đã bổ sung quan niệm mới về con người khi
đưa vào văn học hình tượng con người cá nhân với nhân vật trung tâm là người phụ nữ - biểu tượng
mới của cái đẹp, tình yêu, tuổi trẻ, biểu tượng cho khát vọng sống và quyền hạnh phúc của con
người. Giờ đây văn học không chỉ đề cao con người lí tưởng, đạo đức gắn với trách nhiệm, cống
hiến và hi sinh, mà văn học còn khẳng định con người cá nhân với quyền được sống, được yêu
thương và mưu cầu hạnh phúc, trong đó bao gồm cả hạnh phúc về mặt tinh thần lẫn vật chất, thể
xác, bản năng….
Hành trình sống của con người là hành trình đi tìm hạnh phúc trong đó có hạnh phúc tình
yêu. Khao khát tình yêu gắn với khao khát nhục cảm ái ân là khát vọng có thật của con người được
phản ánh trong văn học dưới hình thức những yếu tố tính dục. Dưới góc độ so sánh, ta có thể thấy
vấn đề tính dục trong văn học có sự phát triển như một dòng chảy liên tục, có sự kế thừa và cách tân
nhưng tất cả đều bắt nguồn từ cội rễ văn học dân gian kế thừa ở giai đoạn văn học trung đại và nối
tiếp mạnh mẽ ở văn học hiện đại.
Cả ba bộ phận văn học dân gian, trung đại và hiện đại viết về vấn đề tính dục đều lấy hình
tượng người phụ nữ vừa là đối tượng phản ánh vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo. Người phụ nữ hiện
lên trong văn học với nhiều vẻ đẹp khác nhau: mộc mạc trong ca dao, tươi tắn trong thơ Hồ Xuân
Hương, quyến rũ trong thơ trung đại và tràn trề nhựa sống trong thơ hiện đại.
Đặc biệt cả ba bộ phận văn học trên đều tìm thấy ở vẻ đẹp hình thể người phụ nữ nguồn
sống, nguồn yêu, nguồn hoan lạc. Người phụ nữ xuất hiện trong những tác phẩm tìm hiểu trên đều
đẹp, từ góc nhìn tổng thể đến từng bộ phận cơ thể đều thức dậy dục tình, đánh thức những khát khao
bản năng rất đời thường của con người. Trước vẻ đẹp đó con người vứt bỏ lớp áo đạo đức ngụy
trang trở về với đúng bản ngã hồn nhiên của mình. Qua hình tượng người phụ nữ gắn với đề tài tính
dục ta tìm thấy sự tương đồng trong cách nghĩ cách cảm của Hồ Xuân Hương với văn học dân gian
gắn với triết lý phồn thực mật thiết hơn so với văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại mượn tiếng nói đòi quyền sống hạnh phúc cho con người nhất là người
phụ nữ để gián tiếp chống lại lễ giáo phong kiến nhưng do nhà thơ đa số là những trí thức phong
kiến bị trói buộc bởi ý thức hệ giai cấp mình nên trong sáng tác vấn đề tính dục nếu có đề cập cũng
bóng gió xa xôi, mang tính ước lệ.
Trái lại, văn học hiện đại do tư tưởng tự do dân chủ nên các nhà thơ không chút e dè khi công
khai, trực tiếp để người phụ nữ trong thơ mình vượt lễ giáo, định kiến tự do đuổi theo khát vọng
tình yêu. Đó là thứ tình yêu mang đậm triết lí hưởng thụ, tình yêu là sự gắn bó hòa hợp cả thể xác
lẫn tâm hồn, tan biến vào nhau đến vô biên tuyệt đích, yêu là tận hưởng, tận hiến. Với quan niệm đó
những tác phẩm viết về đề tài tính dục cũng trở nên khá táo bạo: đề cập nhiều đến các bộ phận nhạy
cảm (sinh thực khí), mô tả trực tiếp đôi lúc khá thô và trần trụi các hoạt động tính giao. Đặc biệt các
nhà thơ hiện đại với cái tôi cá nhân mạnh mẽ không ngần ngại kiêng dè khi bộc lộ đích danh cái tôi
cá nhân – chủ thể trữ tình trong thơ. Họ không che dấu những khát vọng bản năng, họ ca tụng tình
yêu, bản năng và thân xác và họ dũng cảm đi tìm hạnh phúc nơi thiên đường trần thế. Vấn đề tính
dục trong thơ hiện đại được thể hiện nhiều về số lượng và đa dạng, phong phú về nội dung. Nhưng
do dấu ấn cái tôi cá nhân khá đậm nét nên vấn đề tính dục trong thơ hiện đại còn mang tính cá thể.
Hồ Xuân Hương lại khác, thơ Nôm của nữ sĩ hài hòa giữa tiếng lòng riêng và tiếng nói thân
phận chung của người phụ nữ nên vấn đề tính dục trong thơ nữ sĩ không phải là ẩn ức cá nhân mà là
khát vọng chính đáng của con người. Bà đã nói đúng, nói thay cái điều mà lẽ ra là quyền sống của
con người nhưng trong xã hội phong kiến lễ giáo nó bị cấm kị, kiêng dè. Rõ là thơ Nôm Xuân
Hương đã nhân đạo và tiến bộ hơn thời đại bà sống để vượt không gian thời gian tìm thấy sự tri âm
tương giao trong tư tưởng với các nhà thơ hiện đại thế kỉ XX. Vấn đề tính dục trong thơ Hồ Xuân
Hương do đó vừa mang tính khái quát, đại chúng vừa giàu giá trị nhân văn khi dám lên tiếng đấu
tranh cho quyền sống chính đáng của con người.
Vấn đề tính dục phản ánh trong ba bộ phận văn học kể trên còn xác lập cho văn học một
quan niệm thẩm mĩ mới: con người tuổi trẻ, tình yêu là cái đẹp, nhưng cái đẹp đó phải được thức
dậy, được sống động ở nhục thể, ở da thịt, ở ân ái. Họ thay cái nhìn e dè vốn có trong tư tưởng con
người phương Đông bằng cái nhìn trực diện về xác thịt, tính dục. Và ở điểm này, các nhà thơ hiện
đại tìm thấy ở Hồ Xuân Hương sự đồng điệu trong quan niệm thơ tính dục. Trước hết là cái nhìn
thiên nhiên được miêu tả luôn mang màu sắc tính dục, thiên nhiên mang bóng dáng con người biết
tìm đến nhau để giao hòa, giao tình. Sau nữa, các nhà thơ đã làm đổi mới một quan niệm truyền
thống: Thơ xưa (thơ trung đại) lấy thiên nhiên làm thước đo vẻ đẹp của con người thì thơ nay ( thơ
hiện đại) lấy con người làm chuẩn mực để đo vẻ đẹp của tự nhiên. Thật lạ thơ Nôm Hồ Xuân Hương
như nhịp cầu nối hai bờ hiện đại – trung đại, trở về hồi sinh trong văn học dân gian khi thiên nhiên
trong thơ nữ sĩ hài hòa cả hai quan niệm trên. Mặt khác, với cá tính độc đáo, tài năng lạ thường, nữ
sĩ đã không lặp lại văn học dân gian, thơ bà cũng không phải là trung bình cộng các giá trị của hai
bộ phận văn học trung đại và hiện đại mà những bài thơ Xuân Hương viết về con người thực sự là
những khám phá mới lạ, toàn diện và nhân bản nhất về con người. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương thực
sự là bài ca tin yêu nhân hậu nhất viết về con người – con người đúng nghĩa trần thế nhất: cao
thượng và bình thường, tâm hồn và vật chất, lí tưởng và bản năng, hạnh phúc và khổ đau, ước mơ
và bi kịch…, Ngòi bút Xuân Hương chứa chan tình: ca ngợi người phụ nữ đầy yêu thương, đề cao
khát vọng tình yêu đôi lứa rất trần thế, viết về nhu cầu hạnh phúc ái ân vô cùng chân thành…những
đề tài, cảm hứng quen thuộc, những khao khát muôn đời của con người vào thơ nữ sĩ bỗng có hồn,
có tình, khác thường và xúc động khôn tả, bởi nữ sĩ đã sống và viết bằng tất cả ước mơ, khát khao,
hi vọng, đau khổ của bản thân của giới nữ và của cả nhân loại.
Về nghệ thuật, từ cách nói nôm na, bình dị bằng thứ ngôn ngữ bình dân, đại chúng trong văn
học dân gian, đến văn học trung đại thì đề tài tính dục trở nên sâu sắc hơn, sục sôi khát khao dù
được bọc trong lớp vỏ nghệ thuật bóng bẩy hoa mỹ để có thể tồn tại trong lòng xã hội phong kiến
nhiều trói buộc. Và đến giai đoạn văn học hiện đại, đề tài tính dục đã trở nên phổ biến, trần trụi,
hiện thực hơn với nhiều cách tân nghệ thuật làm giàu cho nền văn học nước nhà.
Cách thể hiện đề tài tính dục trong dân gian bộc trực hồn nhiên, đến Xuân Hương lại nhẹ
nhàng thâm thúy, sâu sắc, đề cập đến những khao khát của con người ở chiều sâu chứ không dừng ở
khoái cảm, cảm xúc sinh lý nên thật độc đáo. Cách nói, cách nghĩ và phương tiện biểu đạt trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương vừa gần gũi với văn hoá dân gian vừa mang dấu ấn sáng tạo riêng nên thơ
Nôm Hồ Xuân Hương đã vượt qua giới hạn tiếng nói cá nhân mà trở thành tiếng nói, khát vọng của
con người nói chung nên nó có sưc sống thật kì diệu. Hồ Xuân Hương tiếp thu cái đẹp tự nhiên,
chân chất của ca dao, hình thức ngắn gọn, kiệm lời, của tục ngữ, tiếng cười bình dân mà trí tuệ của
câu đố để làm giàu và đem lại sức sống mới cho thơ Nôm đường luật; Việt hóa, dân gian hóa thể thơ
Nôm Đường luật. Nữ sĩ tiếp thu văn học dân gian nhưng không lặp lại, rập khuôn. Bà tiếp thu
những cái hay nét đẹp, cái đúng, bà không phủ định dân gian mà góp phần làm cho kho tàng văn
học dân gian ngày càng phong phú.
Thơ Hồ Xuân Hương là sự hài hoà giữa nội dung và nghệ thuật: một hình thức thuần tuý Việt
Nam chứa một tâm hồn, lối sống, cách nghĩ cũng rất Việt Nam. Nữ sĩ dù mượn thơ để vịnh cảnh, tự
tình để đứng về phía người phụ nữ xót thương đồng cảm, chống lễ giáo, phong kiến hay lên tiếng
đòi quyền sống hạnh phúc trần thế cho con người…Dù ở nội dung nào nó cũng ánh lên vẻ đẹp nhân
văn rất gần với chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc.
Đồng thời ở thơ bà ta còn thấy dấu hiệu của sự cách tân trong nội dung tư tưởng về tính dân
chủ, tính cá thể hóa tạo nên bước tiến vượt thời đại, có lẽ vì thế mà ta thường bắt gặp lại hình ảnh
Xuân Hương trong sáng tác của một số nhà thơ hiện đại. Có thể nói Xuân Hương đứng trên truyền
thống mà hướng về tương lai. Chính điều đó khiến Xuân Hương chiếm vị trí quan trọng trên thi đàn
văn học và tồn tại lâu dài trong lòng bạn đọc muôn thế hệ. Điều đó làm nên sức sống kì diệu cho thơ
Nôm của bà.
Như trên đã đề cập, giá trị lớn nhất mà luận văn đem lại cho chúng tôi là qua so sánh chúng
tôi nhận thấy có sự giao thoa, học tập kế thừa và cách tân trong văn học viết về vấn đề tính dục ở
các bộ phận văn học: dân gian, trung đại, hiện đại, qua những giai đoạn lịch sử trong những quá
trình văn học khác nhau. Dù chọn cách nói trực tiếp hay gián tiếp, dù tuân theo truyền thống hay đổi
mới cách tân, dù nghệ thuật thể hiện vấn đề này có đa dạng phong phú đến đâu thì điểm gặp nhau
duy nhất ở những bộ phận văn học viết về đề tài tính dục là hướng đến mục đích đấu tranh cho
quyền sống chính đáng, đẹp đẽ, hồn nhiên và bản năng nhất của con người. Đó cũng chính là gía trị
nhân văn của văn học viết về đề tài tính dục nói chung và thơ Nôm Hồ Xuân Hương nói riêng. Mặt
khác, chúng tôi còn rút ra qui luật trong sáng tạo nghệ thuật: những tác phẩm nào bắt rễ trong mạch
nguồn văn hóa dân tộc cùng với cá tính và tài năng sáng tạo độc đáo tạo nên phong cách riêng thì
nhất định sẽ luôn mới, luôn đúng, luôn sống bất chấp mọi thời đại.
Cuối cùng, sự gặp gỡ giữa các tác giả viết về đề tài tính dục là một minh chứng hùng hồn cho sự
phổ biến và tất yếu của những quan điểm, khát khao đi tìm sự tự do trong việc giải phóng và thoả
mãn những khát khao chân chính và đậm tính nhân văn về bản năng tự nhiên của nhân loại trên con
đường tiến hoá của lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Bahktin ( Lê Sơn -dịch), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung
cổ và Phục hưng, tài liệu photo.
2. M. Bakhtin ( Phạm Vĩnh Cư, tuyển chọn, dịch và giới thiệu), (1992), Lý luận và thi pháp tiểu
thuyết, Bộ Văn hóa thông tin và thể thao, trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992.
3. Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Đồng Nai, 2001.
4. Nhật Chiêu (2001), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, tr.122.
5. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, Nxb KHXH, HN
6. Nguyễn Văn Dân (2007), Từ điển Thần thoại Hy Lạp – La Mã, Nxb Từ điển Bách Khoa.
7. Nguyễn Văn Dân ( 1998), Lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.72.
8. Nguyễn Nghĩa Dân (tuyển chọn-giải thích) (2005), Tục ngữ các dân tộc Việt Nam về Giáo
dục đạo đức, Nxb Giáo dục.
9. Chu Xuân Diên (2001), Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hoá dân gian, Nxb
Giáo dục, tr.72.
10. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá, ĐHQG, TP. HCM, tr.171,172.
11. Xuân Diệu (1987), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( 2 tập ), Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (sưu tầm và biên soạn), (2008), Ca dao trữ tình Việt
Nam, Nxb Văn học.
13. Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 -
1945, Nxb Giáo dục.
14. Lê Tiến Dũng, Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 – 1945, Cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới
con người, tạp chí Văn học số 9 – 1997.
15. Phan Cự Đệ ((chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
16. Hà Minh Đức ( 1987), “Giá trị nhân bản của phong trào thơ mới” trong Nhìn lại một cuộc
cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Tản Đà, An Nam tạp chí, số 3-1933.
18. Trần Thanh Đạm, Giới tính và Văn nghệ, Báo SG-GP- số Chủ Nhật 31.10.1993.
19. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu) (1999), Nguyễn Du
về tác giả tác phẩm, Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
21. Hà Huy Giáp (giới thiệu), Nguyễn Thạch Giang (Khảo đính, chú thích), Truyện Kiều của
Nguyễn Du (Chú thích chú giải và tư liệu gốc ), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000.
22. Nguyễn Hữu Hào, Truyện Song Tinh, Nguyễn Thị Thanh Xuân khảo đính, phiên âm và chú
thích (1984), Nxb Văn Nghệ, TP.HCM.
23. Dương Quảng Hàm (1930), Quốc văn trích diễm, Nxb Lê Văn Tân, Hà Nội.
24. Dương Quảng Hàm (1940), “ Hồ Xuân Hương”, Việt văn giáo khoa thư, Hà Nội, tr.387.
25. Dương Quảng Hàm ( 1942), Việt Nam văn học sử yếu, Học chánh Đông Dương, Hà Nội.
26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, tr. 134.
27. Nguyễn Văn Hanh (1937), Hồ Xuân Hương tác phẩm thân thế và văn tài, J. Aspar, Sài Gòn,
tr.111.
28. Khánh Hằng ( tuyển chọn ) (2005), Ca dao tục ngữ hay nhất, Nxb Thanh niên.
29. Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mỹ học, Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
30. Trần Đình Hượu (Chủ biên) (1998), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
tr.172.
31. Trần Đình Hượu (1998), Nho giáo và văn học Trung cận đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
32. Kiều Thu Hoạch (2008), Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học.
33. Hà Minh Đức ( Chủ biên ) (2007), lý luận văn học, Nxb Giáo dục, tr.185.
34. Châu Nhiên Khanh ( tuyển chọn) (2000), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Đồng Nai
35. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Giáo dục.
36. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hoá Đông Nam Á,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.172.
37. Đinh Gia Khánh (1976), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Đinh Gia Khánh, Tục thờ mẫu và truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam, Văn học, số 5,
1992.
39. Nguyễn Xuân Kính ( 1992 ), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội.
40. Bích Khê (1996), Tinh hoa, Nxb Hội nhà văn.
41. Lê Đình Kỵ ( 1988), Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nxb Cửu Long.
42. Nguyễn Quang Lê, Thử tìm hiểu mối quan hệ giữa lễ hội với các tín ngưỡng dân gian,
VHDG, số 1, 1990.
43. Nguyễn Hiến Lê (1922), Kinh Dịch- đạo của người quân tử, Nxb Văn học, tr.112.
44. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XX, Nxb Giáo dục,
tr. 47, 63, 284, 460.
45. Nguyễn Lộc (1983), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học.
46. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn.
47. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên.
48. Vi Thùy Linh (2005), Đồng tử, Nxb Văn nghệ.
49. Vi Thùy Linh (2008), Vili in love, Nxb Văn nghệ, tr.120.
50. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh,Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999), Phương pháp
dạy học văn, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, tr.152.
51. Phương Lựu (2002), Từ văn học so sánh đến thi học so sánh, Nxb Văn học.
52. Trần Thanh Mại (1964), Bản “Lưu hương ký” và lai lịch phát hiện của nó, Tạp chí Nghiên
cứu Văn học số 11.1964.
53. Trần Thanh Mại, Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ hán,Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 3-1963.
54. Trần Thanh Mại, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, tạp chí Văn học, số 10 – 1964.
55. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), “Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời” trong sách
Luận đề Xuân Diệu, Nxb Trẻ.
56. Tôn Thảo Miên ( 2007), “Thơ thơ và gửi hương cho gió”, Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn
học, Hà Nội, tr 89.
57. Trần Quang Minh, Đinh Thị Khang (tuyển chọn và biên soạn), Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia
Thiều, Nxb Giáo dục, 1999.
58. Vương Trí Nhàn, Văn học sex - chấp nhận để tìm cách đổi khác?, Nguồn Vietnamnet.
59. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2000), Văn học Việt Nam
Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.
60. Trần Đình Sử (1996), Lý luận, phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn.
61. Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh ( tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Hồ Xuân Hương về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
62. Văn Tân (2004), Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến ngày nay, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tr.115.
63. Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
64. Quách Tấn (1971), Đời Bích Khê, Nxb Lửa Thiêng, Tr. 95.
65. Tuấn Thanh – Anh Vũ (tuyển chọn) (2005), Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, Nxb Văn
học.
66. Thanh Thảo – Lại Nguyên Ân (tuyển chọn) (2005), Thơ Bích Khê tuyển tập, Nxb Hội Nhà
văn Việt Nam – Hội Văn học – Nghệ thuật Quãng Ngãi.
67. Ngô Ngọc Thăng (tuyển chọn) (2008), Ca dao Việt Nam chọn lọc,
Nxb Văn hóa - thông tin.
68. Lưu Khánh Thơ ( tuyển chọn) (1999), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
69. Đỗ Lai Thúy ( 1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa thông tin, tr.51.
70. Đỗ Lai Thuý, Tín ngưỡng phồn thực - nhìn từ góc độ văn hoá, Nxb Văn hoá nghệ thuật, số
4, 1994
71. Trần Khải Thanh Thủy (2004), Băm sáu cái nõn nường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
72. Nguyễn Đình Thi (1949), Mấy ý nghĩa về thơ (tiểu luận-phê bình),
73. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục,
tr. 420, 427.
74. Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc, Nxb Đồng Nai.
75. Hoàng Tiến Tựu (1992 ), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục.
76. Trương Tửu (1940), Kinh thi Việt nam, Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội.
77. Đào Thái Tôn. (1999), Hồ Xuân Hương: Tiểu sử văn bản – Tiến trình huyền thoại dân gian
hóa, Nxb Nhà văn.
78. Đào Thái Tôn (1994), Thơ Hồ Xuân Hương (tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
79. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận văn học, Nxb Trẻ, tr.76.
80. Lưu Đức Trung (1999), Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, tr 36, 37.
81. Nguyễn Văn Trung (1986), Câu đố Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. HCM.
82. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, Nxb
Giáo dục, tr.5.
83. Đông Vân ( Sưu tầm và biên soạn), (2005), Kho tàng báu truyền câu đố dân gian, Nxb Văn
hóa dân tộc, Tr. 9, 87, 89.
84. Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lít, Nguyễn Đức Quyền, (1987), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, SGD
Nghĩa Bình.
85. Nguyễn Như Ý( Chủ biên ), (2007), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, tr. 1593.
86. Lê Thu Yến (2008), Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, tr.32,120,121.
87. Lê Thu Yến, Ám ảnh Tiền Đường, Tạp chí Tài hoa trẻ, số 327, ngày 4-8-2004.
88. Lê Thu Yến tuyển chọn (2008), Hồ Xuân Hương trong cảm hứng sáng tác người đời sau,
Nxb Giáo dục.
89. Lê Thu Yến tuyển chọn (2001), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời
sau, Nxb Giáo dục.
Một số tạp chí, báo, giáo trình
90. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, ĐHSP.
91. Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương, Tạp chí Văn nghệ số
10/1962.
92. Nguyễn Thị Thanh Hà (1998), Từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Ngôn ngữ và đời
sống, số 5.
93. Đỗ Đức Hiểu (1990), Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 5/1990.
94. Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đức Dũng (1963), Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ
Hồ Xuân Hương, Nghiên cứu văn học, số 3/1963.
95. Nguyễn Đăng Na (1991), Thơ Hồ Xuân hương với văn học dân gian, Tạp chí Văn học, số
2/1991.
96. Hồ Tuấn Niêm (1973), Chung quanh vấn đề về tiểu sử Hồ Xuân Hương, Tạp chí Lịch sử, số
152/1973.
97. Đỗ Lai Thuý (1998), Phong cách thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 12/1998.
98. Đỗ Lai Thuý(1995) Tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ nguyên lý hội hoá trang, Tạp chí văn
hoá dân gian, số 3/1991.
99. Trương Xuân Tiếu (1999), Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm Đường luật của Hồ
Xuân Hương, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1/1999.
100. Trần Tường (1974), Một số tư liệu mới tìm thấy về Hồ Xuân Hương, Tạp chí
Văn học, số 3/1974.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN054.pdf