MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.3. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu 10
1.1.4. Giá vốn của hàng hoá 12
1.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng 15
1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng 15
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng 16
1.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.3.2. Tài khoản sử dụng 19
1.3.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 25
1.3.4. Hệ thống sổ kế toán 31
Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 36
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện - Điện tử 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện - Điện tử 36
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện – Điện tử 36
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Điện - Điện tử 38
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Điện - Điện tử 40
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 44
2.2.1. Chứng từ sử dụng 44
2.2.2.Tài khoản sử dụng 55
2.2.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty 56
2.2.4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 58
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mục số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 72
2.3.1. Những ưu điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 72
2.3.2. Những nhược điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 73
Chương 3: Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77
3.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77
3.1.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 77
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng 78
3.1.3. Nội dung hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 79
3.1.4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 80
3.2. Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 81
3.2.1. Về phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu 81
3.2.2. Về chứng từ sử dụng 82
3.2.2. Về tài khoản sử dụng 85
3.2.4. Về sổ kế toán sử dụng 86
3.2.5. Về kiến nghị với bộ tài chính 91
3.4. Đánh giá giải pháp và điều kiện ứng dụng 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Điện - Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.072.400
…
…
AE/2006B
0079711
20/3/06
Cty AD và PTCN cao
0101050695
Măng xông
4.180.000
10%
418.000
AE/2006B
0079712
23/3/06
Cty TNHH BCVT Sao Việt
0101614253
Măng xông
19.400.000
10%
1.940.000
AE/2006B
0079713
30/3/06
Cty AD và PTCN cao
0101050695
Măng xông
(1.536.200)
10%
(153.620)
Tổng cộng
91.482.800
9.148.280
2.2.2.Tài khoản sử dụng
Công ty TNHH Điện - Điện tử đã áp dụng hạch toán kế toán bán hàng theo quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và quyết định số 144/2001/QĐ - BTC ngày 21/12/2001. Các tài khoản chủ yếu sử dụng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty bao gồm:
- Tài khoản 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 1 kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Tài khoản 521 – các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Công ty chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá sau khi bán hàng và phát hành hoá đơn. Công ty không sủ dụng các tài khoản chi tiết để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
- Tài khoản 131 - phải thu của khách hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty. Khi khách hàng mua hàng mà chưa thanh toán tiền hàng cho công ty thì sẽ được phản ánh vào TK131.
- Tài khoản 333 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước trong đó công ty sử dụng TK3331 (thuế GTGT).
Ngoài ra, công ty còn sử dụng thêm các tài khoản như: TK111 (tiền mặt), TK112 (tiền gửi ngân hàng), TK156(hàng hoá),…
Kết cấu của các tài khoản mà công ty sử dụng phù hợp với quyết định của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán tiến hành lập hoá đơn GTGT. Sau khi bên mua chấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi
Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK511: Doanh thu chưa thuế
Có TK333 (3331): Thuế GTGT đầu ra
Kế toán hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chuẩn mực số 14. Về thời điểm phạm vi xác định hàng bán, do bên mua chưa nhận được hàng tức là hàng hoá chưa được chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho bên mua mà kế toán đã ghi nhận doanh thu bán hàng.
Dựa vào bảng phân bổ hàng nhập khẩu, thủ kho ghi phiếu xuất kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi
Nợ TK632: Trị giá thực tế
Có TK156: Trị giá thực tế
Nếu phát sinh chi phí gửi hàng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…thì công ty chịu. Căn cứ vào hoá đơn đặc thù, kế toán ghi
Nợ TK642: Chi phí chưa thuế
Nợ TK133: Thuế GTGT đầu ra
Có TK111: Tổng giá thanh toán
Trường hợp phát sinh khoản giảm giá hàng bán, do chế độ chưa qui định chứng từ chứng minh tính xác thực của nghiệp vụ nên kế toán đã sử dụng hoá đơn GTGT, làm như vậy dễ gây nhầm lẫn giữa doanh thu bán hàng và khoản giảm giá hàng bán. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi
Nợ TK5213: Số tiền giảm giá chưa thuế
Nợ TK333(3331): Thuế GTGT
Có TK111, 131: Số tiền giảm giá theo giá thanh toán
Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại mà chỉ trả lại 1 phần lô hàng thì bên mua sẽ xuất hoá đơn GTGT cho công ty và coi đó là hàng hoá mua vào theo giá công ty đã bán cho bên mua. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế toán ghi
Nợ TK156: Trị giá hàng hoá chưa thuế
Nợ TK133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK111, 131: Tổng giá thanh toán
Công ty căn cứ vào hoá đơn GTGT do bên mua lập chuyển đến và phiếu xuất kho của công ty để phản ánh hàng trả lại như hàng hoá mua vào của công ty. Việc hạch toán như vậy chỉ bù trừ được công nợ và thuế GTGT còn phần doanh thu không thực hiện được đã không được loại trừ ra khỏi doanh thu bán hàng của công ty. Và theo đó chỉ tiêu doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp của công ty là không chính xác.
Công ty không áp dụng các hình thức và phương thức bán hàng khác như: phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng, phương thức gửi hàng đại lý hay ký gửi hàng hoá, phương thức bán hàng trả góp,…Do hình thức thanh toán mà công ty chủ yếu áp dụng là hình thức thanh toán chậm trả nên công ty không áp dụng chiết khấu thanh toán.
Khi thực hiện bút toán khấu trừ thuế, kế toán ghi
Nợ TK3331: Số thuế GTGT được khấu trừ
Có TK133: Số thuế GTGT được khấu trừ
Khi nộp thuế cho ngân sách nhà nước, kế toán ghi
Nợ TK3331: Số tiền nộp thuế
Có TK111, 112: Số tiền nộp thuế
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi
Nợ TK511: Các khoản giảm trừ doanh thu
Có TK521: Các khoản giảm trừ doanh thu
Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng, kế toán ghi
Nợ TK511: Doanh thu thuần hoạt động bán hàng
Có TK911: Doanh thu thuần hoạt động bán hàng
Kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán ghi
Nợ TK911: Giá vốn hàng bán
Có TK632: Giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán ghi
Nợ TK911: Chi phí bán hàng phát sinh
Có TK642: Chi phí bán hàng phát sinh
2.2.4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Để hạch toán nghiệp vụ bán hàng, công ty áp dụng hình thức nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh ở công ty đều được ghi theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế. Công ty đã sử dụng các sổ sau để hạch toán nghiệp vụ bán hàng:
2.2.4.1. Sổ nhật ký chung
Nội dung sổ: Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp mà công ty sử dụng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ nhật ký chung được thể hiện qua mẫu biểu số 1.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào hoá đơn, chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ nhật ký chung.
Mối quan hệ với các sổ khác: Số liệu trên sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi vào Sổ cái TK511, Sổ cái TK632, Sổ cái TK131.
2.2.4.2. Sổ chi tiết
2.2.4.2.1. Sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng
Nội dung sổ: Sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá đã xác định tiêu thụ của tất cả các khách hàng của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng được thể hiện qua mẫu biểu số 2.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán sẽ tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng.
2.2.4.2.2. Sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán
Nội dung sổ: Sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán dùng để phản ánh trị giá vốn của số hàng đã xác định tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ chi tiết giá vốn hàng bán được thể hiện qua mẫu biểu số 3.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán.
2.2.4.2.3. Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng
Nội dung sổ: Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng được chi tiết theo từng đối tượng khách hàng dùng để theo dõi công nợ và tình hình thanh toán công nợ của từng khách hàng của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng được thể hiện qua mẫu biểu số 4.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT do kế toán lập để tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng.
Mối quan hệ với các sổ khác: Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng là căn cứ để ghi bảng tổng hợp phải thu khách hàng.
2.2.4.2.4. Bảng tổng hợp phải thu khách hàng
Nội dung sổ: Bảng tổng hợp phải thu khách hàng dùng để phản ánh công nợ và tình hình thanh toán công nợ của tất cả các khách hàng của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu bảng tổng hợp phải thu khách hàng được thể hiện qua mẫu biểu số 5.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cuối tháng, dựa vào sổ chi tiết phải thu khách hàng theo từng đối tượng khách hàng kế toán lập bảng tổng hợp phải thu khách hàng.
Mối quan hệ với các sổ khác: Bảng tổng hợp phải thu khách hàng là căn cứ để đối chiếu với sổ cái tài khoản 131.
2.2.4.2.5. Sổ chi tiết hàng hoá
Nội dung sổ: Sổ chi tiết hàng hóa dùng để phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho theo từng loại hàng hoá.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ chi tiết hàng hóa được thể hiện qua mẫu biểu số 7.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi vào cột nhập và căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào cột xuất theo cả số lượng và giá trị.
Mối quan hệ với các sổ khác: Sổ chi tiết hàng hoá là căn cứ để kế toán lên báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá.
2.2.4.2.6. Báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá
Nội dung sổ: Báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá của tất cả hàng hoá trong công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá được thể hiện qua mẫu biểu số 8.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Sổ chi tiết hàng hoá là căn cứ để lên báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá .
Mối quan hệ với các sổ khác: Báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK632.
2.2.4.3. Sổ cái
2.2.4.3.1. Sổ cái tài khoản 131
Nội dung sổ: Sổ cái TK131 dùng để theo dõi tình hình công nợ và thanh toán công nợ của tất cả các khách hàng của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ cái TK131 được thể hiện qua mẫu biểu số 6.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Số liệu trên sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi vào sổ cái TK131.
Mối quan hệ với các sổ khác: Sổ cái TK131 là căn cứ để đối chiếu với bảng tổng hợp phải thu khách hàng.
2.2.4.3.2. Sổ cái tài khoản 632
Nội dung sổ: Sổ cái TK632 dùng để theo dõi trị giá vốn của số hàng bán ra của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ cái TK632 được thể hiện qua mẫu biểu số 9.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Số liệu trên sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi vào sổ cái TK632.
Mối quan hệ với các sổ khác: Sổ cái TK632 là căn cứ để đối chiếu với báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá.
2.2.4.3.3. Sổ cái TK511
Nội dung sổ: Sổ cái TK511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của công ty.
Kết cấu sổ: Kết cấu sổ cái TK511 được thể hiện qua mẫu biểu số 10.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Số liệu trên sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi sổ cái TK511.
Biểu mẫu số 1: Sổ nhật ký chung
Công ty TNHH Điện - Điện tử
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2006
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Số phát sinh
Số
Ngày, tháng
3/3
0079701
3/3
Doanh thu bán hàng công ty CPBCVT
131
511
1.100.000
3/3
0079701
3/3
VAT
131
3331
110.000
3/3
3/3
Giá vốn hàng bán
632
156
793.680
….
…
…
…
…
…
…
10/3
10/3
BĐVP thanh toán tiền chuyển mạch2001
112
131
104.459.000
..
…
…
…
…
…
..
13/3
0079704
13/3
Doanh thu bán hàng cty cổ phần CSS
131
511
10.015.000
13/3
0079704
13/3
VAT
131
3331
1.015.000
13/3
13/3
Giá vốn hàng bán
632
156
5.038.810
…
…
…
…
…
…
…
…
…
..
…
…
…
…
20/3
0079709
20/3
Doanh thu bán hàng cty ADvà PTCN…
131
511
30.724.000
20/3
0079709
20/3
VAT
131
3331
3.072.400
20/3
20/3
Giá vốn hàng bán
632
156
22.231.825
…
…
…
…
…
…
…
30/3
0079713
30/3
Giảm giá hàng bán-cty ADvà PTCN cao
5213
131
1.536.200
30/3
0079713
30/3
VAT của hàng giảm giá
3331
131
153.620
31/3
0068250
31/3
Hàng bán bị trả lại
156
131
960.000
31/3
0068250
31/3
VAT của hàng bán bị trả lại
133
131
96.000
…
…
…
…
…
…
…
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu mẫu số 2: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Công ty TNHH Điện - Điện tử
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK511 – Doanh thu bán hàng hoá
Tháng 03/2006
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
3/3
0079701
3/3
DThu bán hàng-CPBCVT
131
1.100.000
6/3
0079702
6/3
DThu bán hàng-CPBCVT
131
4.400.000
11/3
0079703
11/3
DThu bán hàng
111
520.000
13/3
0079704
13/3
DThu bán hàng-Cty giải pháp CSS
131
10.150.000
15/3
0079705
15/3
DThu bán hàng-CT SaoViệt
131
7.940.000
15/3
0079706
15/3
DThu bán hàng
111
4.200.000
17/3
0079707
17/5
DThu bán hàng-TBĐTVT
131
580.000
20/3
0079708
20/3
DThu bán hàng-CTCPVL
131
6.250.000
20/3
0079709
20/3
DThu bán hàng-CTADPT
131
30.724.000
20/3
0079710
20/3
DThu bán hàng-CTADPT
131
3.575.000
22/3
0079711
22/3
DThu bán hàng-CTADPT
131
4.180.000
23/3
0079712
23/3
DThu bán hàng-CT SaoViệt
131
19.400.000
31/3
31/3
Kết chuyển giảm giá hàng bán
5213
1.536.200
31/3
31/3
Kết chuyển doanh thu thuần
911
91.482.800
Cộng phát sinh
93.019.000
93.019.000
Biểu mẫu số 3: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Công ty TNHH Điện - Điện tử
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK632 – Giá vốn hàng bán
Tháng 03/2006
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
3/3
3/3
Xuất kho bán hàng-CTCPBCVT
156
793.680
6/3
6/3
Xuất kho bán hàng-CTCPBCVT
156
3.174.720
11/3
11/3
Xuất kho bán hàng-CTVLXDBD
156
468.000
13/3
13/3
Xuất kho bán hàng-công ty CSS
156
5.038.810
15/3
15/3
Xuất kho bán hàng-CTCPBĐMB
156
1.727.592
15/3
15/3
Xuất kho bán hàng- Cty Sao Việt
156
4.716.256
17/3
17/5
Xuất kho bán hàng-TBĐTVT
156
287.932
20/3
20/3
Xuất kho bán hàng-CTVLXDBD
156
5.000.000
20/3
20/3
Xuất kho bán hàng-CTADPTCN
156
22.231.825
20/3
20/3
Xuất kho bán hàng-CTADPTCN
156
2.717.979
22/3
22/3
Xuất kho bán hàng-CTADPTCN
156
2.398.200
23/3
23/3
Xuất kho bán hàng-Cty Sao Việt
156
12.037.880
31/3
31/3
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
60.592.874
Cộng phát sinh
60.592.874
60.592.874
Biểu mẫu số 4: Sổ chi tiết phải thu khách hàng
Công ty TNHH Điện - Điện tử
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN: PHẢI THU KHÁCH HÀNG
ĐỐI TƯỢNG: CÔNG TY ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
Tháng 3
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số dư
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
57.636.068
20/3
0079709
20/3
Doanh thu bán hàng
511
30.724.000
20/3
0079709
20/3
VAT
3331
3.072.400
20/3
0079710
20/3
Doanh thu bán hàng
511
3.575.000
20/3
0079710
20/3
VAT
3331
357.500
22/3
0079711
22/3
Doanh thu bán hàng
511
4.180.000
22/3
0079711
22/3
VAT
3331
418.000
30/3
0079713
30/3
Giảm giá hàng bán
5213
1.536.200
30/3
0079713
30/3
VAT
3331
153.620
31/3
0068250
31/3
Hàng bị trả lại
156
960.000
31/3
0068250
31/3
VAT
133
96.000
Cộng phát sinh
42.326.900
2.745.820
Dư cuối kỳ
97.217.148
Biểu mẫu số 5: Bảng tổng hợp phải thu khách hàng
BẢNG TỔNG HỢP PHẢI THU KHÁCH HÀNG THÁNG 3 NĂM 2006
TÀI KHOẢN 131
STT
Tên khách hàng
Dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
Công ty AD và PTCN cao
57.636.068
42.326.900
2.745.820
97.217.148
2
Công ty cổ phầnTMBCVT
6.050.000
6.050.000
3
Bưu điện Vĩnh Phúc
255.642.520
104.459.106
151.183.414
4
Công ty cổ phần CSS
11.165.000
11.165.000
5
Công ty VT Sao Việt
30.074.000
30.074.000
6
Công ty TBĐT viễn thông
638.000
638.000
7
Công ty CPVLXD bưu điện
6.875.000
6.875.000
Cộng phát sinh
313.278.588
97.128.900
107.204.926
303.202.562
Biểu mẫu số 6: Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng
SỔ CÁI TÀI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Tháng 03/2006
Số hiệu: 131
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
313.278.588
Tổng phát sinh
97.128.900
107.204.926
31/03
DThu bán hàng-Cty ADPTCN
511
38.479.000
31/03
DThu bán hàng-Cty CPTM…
511
5.500.000
31/03
BĐVP thanh toán tiền hàng
112
104.459.106
31/03
DThu bán hàng-Cty CPCSS
511
10.150.000
31/03
DThu bán hàng-Cty VTSV
511
27.340.000
31/03
DThu bán hàng-Cty TBBCVT
511
580.000
31/03
DThu bán hàng-Cty CPVL…
511
6.250.000
31/03
VAT
3331
8.829.900
31/03
Giảm giá hàng bán-CtyADP...
5213
1.536.200
31/03
VAT hàng giảm giá
3331
153.620
31/03
Hàng bị trả lại-Cty ADPTCN
156
960.000
31/03
VAT hàng trả lại
133
96.000
Dư cuối kỳ
303.202.562
Biểu mẫu số 7: Sổ chi tiết hàng hoá
SỔ CHI TIẾT HÀNG HOÁ
Tháng 3 năm 2006
Tài khoản: 156
Tên hàng hoá: Măng xông co nhiệt 600X2
Đơn vị tính: bộ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu kỳ
2/3
Nhập kho hàng hoá
151
361.680
54
19.530.720
3/3
Xuất bán-CTyCPT..
632
04
1.446.720
6/3
Xuất bán-CTyCPT..
632
01
361.680
20/3
Xuất kho-CTyAD…
632
361.680
04
1.446.720
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
22/3
Xuất kho-CtyAD…
632
02
723.360
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
30/3
Nhập kho hàng hoá
131
480.000
02
960.000
30/3
Nhập kho hàng hóa
151
360.703
06
2.164.218
…
…
…
…
…
…
Tổng
62
22.654.938
15
5.425.200
47
17.229.738
Biểu mẫu số 8: Báo cáo tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP - XUẤT - TỒN KHO HÀNG HOÁ THÁNG 03/2006
ST
T
Tên hàng
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
Quạt DC 12V
cái
15
450.000
15
450.000
2
Măng xông 50x2
bộ
200
24.400.000
41
5.002.000
159
19.398.000
3
Măng xông 100x2
bộ
120
23.370.120
85
16.553.835
35
6.816.285
4
Măng xông 200x2
bộ
120
27.629.640
52
11.972.844
68
15.656.796
5
Măng xông 400x2
bộ
45
13.706.910
23
7.005.754
22
6.701.156
6
Măng xông 600x2
bộ
62
22.654.938
15
5.425.200
47
17.229.738
..
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
15
Mạch in
20
188.340
20
188.340
Tổng cộng
216.098.627
108.637.390
60.592.874
264.143.143
Biểu mẫu số 9: Sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán
SỔ CÁI TÀI KHOẢN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Tháng 03/2006
Số hiệu: 632
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty CPBCVT
156
3.968.400
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty VLXDBD
156
5.468.000
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty CSS
156
5.038.810
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty CPBĐMB
156
1.727.592
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty Sao Việt
156
16.754.136
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty TBĐTVT
156
287.932
31/3
Xuất kho bán hàng-Cty ADPTCN
156
27.348.004
31/3
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
60.592.874
Biểu mẫu số 10: Sổ cái tài khoản doanh thu bán hàng
SỔ CÁI TÀI KHOẢN DOANH THU BÁN HÀNG
Tháng 03/2006
Số hiệu: 511
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
31/3
DThu bán hàng-CPBCVT
131
5.500.000
31/3
DThu bán hàng
111
520.000
31/3
DThu bán hàng-Cty CSS
131
10.150.000
31/3
DThu bán hàng-CT SaoViệt
131
27.340.000
31/3
DThu bán hàng
111
4.200.000
31/3
DThu bán hàng-TBĐTVT
131
580.000
31/3
DThu bán hàng-CTCPVL
131
6.250.000
31/3
DThu bán hàng-CTADPT
131
38.479.000
Cộng phát sinh
93.019.000
93.019.000
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mục số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán công ty TNHH Điện - Điện tử, được tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng, em xin đưa ra một số nhận xét chủ quan như sau:
2.3.1. Những ưu điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Công ty TNHH Điện - Điện tử đã có những bước đầu thư đúng đắn nhằm thích nghi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.
2.3.1.1. V ề phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu
Việc xác định phạm vi và thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty phần lớn đã theo đúng chuẩn mực số 14. Với phương thức bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp, kế toán ghi nhận doanh thu khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
2.3.1.2. Về chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ kế toán mà công ty dùng để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến kế toán bán hàng được sử dụng đúng qui định, chuẩn mực và phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Trình tự luân chuyển chứng từ để ghi sổ kế toán hợp lý tạo điều kiện ccho việc hạch toán đúng, đủ, kịp thời quá trình bán hàng.
2.3.1.3. Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Kế toán tại công ty áp dụng theo quyết định 1177/TC /QĐ/CĐKT. Công ty đã vận dụng tài khoản 1 cách linh hoạt đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình bán hàng tại công ty.
Phương pháp hạch toán kế toán, ghi nhận doanh thu, kết chuyển giá vốn đều được thực hiện theo đúng qui định chung. Phòng kế toán đã hạn chế được việc ghi chép trùng lặp, luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để hoạt động kinh doanh được nhịp hàng, ăn khớp. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với tình hình nhập - xuất hàng hoá diễn ra thường xuyên liên tục ở công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng. Công ty lựa chọn phương pháp đích danh để trị giá thực tế hàng xuất bán là phù hợp với đặc điểm của công ty. Do hàng bán ra của công ty là hàng nhập khẩu để bán ra.
2.3.1.4. Về sổ kế toán sử dụng
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung để hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Mẫu số hình thức này đơn giản, dễ ghi chép và thuận tiện cho việc phân công công việc của kế toán viên đồng thời phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ sách kế toán về nghiệp vụ bán hàng được công ty sử dụng khoa học, hợp lý, theo đúng qui định của nhà nước. Ngoài sổ tổng hợp, công ty còn sử dụng các sổ chi tiết như: sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng, sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán, sổ chi tiết hàng hoá để thuận tiện cho quá trình theo dõi, đối chiếu. Ngoài ra việc mở các sổ chi tiết còn giúp cho việc hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty được đầy đủ và rõ ràng.
2.3.2. Những nhược điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý.
2.3.2.1. Về phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty phần lớn đã theo đúng chuẩn mực qui định. Song trong 1 vài trường hợp, kế toán công ty cho rằng việc vận dụng đúng chuẩn mực số 14 vào trong các giao dịch bán hàng cụ thể của công ty là khó thực hiện. Trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng, khi hoá đơn GTGT đã phát hành và người mua chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa chuyển giao thì kế toán công ty vẫn ghi nhận doanh thu. Như vậy, công ty chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho người mua mà đã ghi nhận doanh thu dẫn đến việc hạch toán doanh thu tại công ty còn tuỳ tiện.
2.3.2.2. Về chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng tại công ty được sử dụng khá đầy đủ. Tuy nhiên trên một số hoá đơn GTGT mà công ty sử dụng khi bán hàng hoá thường thiếu chữ ký của người mua hàng.
Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại hầu hết không lập hoá đơn chứng từ mà chỉ căn cứ vào sự thoả thuận trong hợp đồng mua – bán hoặc chính sách thương mại của công ty.
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, công ty đã sử dụng hoá đơn GTGT trên đó ghi rõ khoản giảm giá hàng bán do chế độ chưa có hoá đơn chứng từ để chứng minh tính xác thực của nghiệp vụ này.
Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, công ty yêu cầu bên mua lập hoá đơn GTGT theo giá bán mà công ty đã bán cho bên mua cho mình. Căn cứ vào hoá đơn này, kế toán lập phiếu nhập kho và phản ánh như 1 nghiệp vụ mua hàng.
Như vậy, việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại chưa dựa trên chứng từ bắt buộc nên nhà nước khó kiểm soát được tính chân thực của nghiệp vụ này. Chính vì vậy chế độ cần có hoá đơn chứng từ để phản ánh nghiệp vụ này.
2.3.2.3. Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Công ty sử dụng TK521 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trên cùng tài khoản tổng hợp 521 dẫn đến rất khó thu thập thông tin. Do đó, công ty nên mở chi tiết TK521 để phản ánh khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại để xác định và tính toán chính xác doanh thu thuần.
Công ty không phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại vào TK521 mà xử lý giảm công nợ, tăng trị giá hàng nhập kho và hạch toán như 1 nghiệp vụ mua hàng. Việc xử lý như vậy chỉ bù trừ được công nợ phải thu và thuế GTGT, phần doanh thu hàng bán bị trả lại không được hạch toán nên không được loại trừ để xác định doanh thu thuần, trị giá thực tế hàng trả lại không được loại trừ khỏi chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Dẫn đến việc xác định lợi nhuận gộp của công ty là không chính xác.
2.3.2.4. Về sổ kế toán sử dụng
Công ty TNHH Điện - Điện tử sử dụng hệ thống sổ kế toán khá đầy đủ và hợp lý. Các nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên mà công ty lại không sử dụng sổ nhật ký chuyên dùng để theo dõi. Do đó theo em công ty nên sử dụng thêm sử dụng thêm sổ nhật ký bán hàng và sổ nhật ký thu tiền.
2.3.2.5. Về báo cáo kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chỉ tiêu doanh thu thuần không chính xác, chỉ tiêu giá vốn không bóc tách được giá vốn của hàng bán bị trả lại dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp không đúng thực tế. Mặt khác, kế toán công ty mới chỉ tập trung vào việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho kế toán quản trị. Do đó theo em kế toán công ty cần chú ý thiết lập hệ thống báo cáo quản trị.
Tóm lại, thực trạng của các tồn tại trên là do công ty không kịp thời cập nhật những quyết định mới về quản lý và hạch toán doanh thu mà chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó là sự nhận thức sai lệnh về chuyên môn và vì lợi ích cục bộ của công ty. Một nguyên nhân nữa dẫn đến những tồn tại trên là do việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế. Việc ban hành chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực mới chỉ qui định cho các doanh nghiệp thực hiện theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và quyết định số 15 /2006/QĐ – BTC ngày 20/6/2006 thay thế cho quyết định 1141 TC/QĐ/BTC mà không hề có một sự hướng dẫn vận dụng chuẩn mực và thông tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài 2 quyết định số 1777/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/2006 và quyết định 144/2001/QĐ – BTC. Do đó theo em Bộ Tài Chính cần sớm ban hành quyết định áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 3
Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
3.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
3.1.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhu cầu về thông tin trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cần nắm bắt thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về đối tác song quan trọng hơn cả chính là thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Kế toán được coi là một trong những công cụ hữu ích trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán cung cấp sẽ là cơ sở cho việc lập và thực hiện kế hoạch phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và thị trường. Mặt khác, thị trường không ngừng vận động đòi hỏi kế toán cũng phải không ngừng hoàn thiện để có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ cho doanh nghiệp.
Cùng sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, tài chính. Nhưng do tính chất công việc cải cách hệ thống kế toán rất phức tạp lại diễn ra khẩn trương. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong một nền kinh tế mở có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh mà khi xây dựng chế độ kế toán, các nhà kinh tế không lường hết được. Mặt khác, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị cụ thể có như vậy mới phát huy tốt vai trò của kế toán trong điều hành, quản lý hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Do tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên khi đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ hàng hoá có nghĩa là doanh thu ngày càng tăng, bù đắp được chi phí, hình thành lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì vậy, kế toán nghiệp vụ bán hàng là một bộ phận công việc quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán của doanh nghiệp. Cũng như mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, kế toán nghiệp vụ bán hàng trong công ty TNHH Điện - Điện tử là một lĩnh vực rất quan trọng với khối lượng công việc tương đối lớn trong toàn bộ công tác kế toán. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong công ty TNHH Điện - Điện tử nhằm mục đích giúp cho nhà quản lý phân tích được mặt hàng nào có hiệu quả kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào không nên tiếp tục kinh doanh để quản lý hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Tóm lại, kế toán nghiệp vụ bán hàng luôn đòi hỏi phải hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế quản lý của nhà nước và đặc điểm thực tế của công ty.
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong công ty TNHH Điện - Điện tử là việc rất cần thiết. Để hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng, chứng từ sử dụng phải được lập và luân chuyển phù hợp với qui định của nhà nước và tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, còn phải sử dụng hệ thống tài khoản kế toán hợp lý để tiện cho việc kiểm tra, theo dõi của kế toán. Muốn thực hiện được điều này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng phải đảm bảo hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính và chế độ kế toán. Yêu cầu này đảm bảo cho sự thống nhất về chế độ kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với nhà nước, kế toán là công cụ quản lý tài chính rất quan trọng do đó việc tuân thủ đúng chế độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như sự quản lý của nhà nước.
- Hoàn thiện kế toán kế toán bán hàng phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải vận lựa chọn hình thức tổ chức và hạch toán kế toán hợp lý, đảm bảo quá trình lập, luân chuyển chứng từ để có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
- Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Yêu cầu này xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác cho ban lãnh đạo để nắm bắt thời cơ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần tổ chức trang bị các phương tiện kỹ thuật, ghi chép, tính toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng.
- Hoàn thiện kế toán bán hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học. Do mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là sử dụng vốn hiệu quả - tiết kiệm, đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất có thể nên chi phí bỏ ra để hoàn thiện phải hợp lý mà vẫn đảm bảo tính kịp thời, chính xác.
3.1.3. Nội dung hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Tiêu thụ hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty TNHH
Điện - Điện tử. Việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong công ty là rất cần thiết. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử cần phải được thực hiện đồng bộ từ việc xác định phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu, chứng từ sử dụng, việc luân chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán đến sổ sách sử dụng.
Về việc xác định phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu cần thực hiện theo đúng chuẩn mực số 14. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn cả 5 điều kiện qui định.
Về chứng từ sử dụng, phải sử dụng đầy đủ các hoá đơn chứng từ để phản ánh trung thực, đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ phải được hoàn chỉnh, luân chuyển, bảo quản và lưu trữ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính. Đồng thời phải qui định rõ người chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ ban đầu để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.
Về tài khoản sử dụng, phải đầy đủ các tài khoản để phán ánh các nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời các tài khoản cần chi tiết (nếu cần) để phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Về phương pháp hạch toán, các nghiệp vụ kinh tế cần được hạch toán vào hệ thống tài khoản theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành.
Về sổ sách kế toán, sử dụng hệ thống sổ sách khoa học, đơn giản, phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán, thực trạng kế toán bán hàng tại công ty nhưng phải thuận tiện cho việc vào số liệu, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ quản lý.
3.1.4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng có ý nghĩa lớn đối với công ty thể hiện ở 2 khía cạnh sau:
- Đối với công tác quản lý: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn tình hình tiêu thụ hàng hoá, phản ánh đúng đắn kịp thời doanh thu bán hàng, tình hình thu hồi công nợ và xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh giúp ban lãnh đạo đưa ra các giải pháp, đường lối đúng đắn.
- Đối với công tác kế toán: Hoàn thiện kế toán bán hàng làm cho những thông tin mà kế toán cung cấp có độ chính xác cao giúp cho ban lãnh đạo phân tích đánh giá chính xác khả năng và tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ làm cho số liệu kế toán cung cấp mang tính pháp lý cao thuận lợi cho công tác kiểm tra của công ty và các cơ quan nhà nước.
Tóm lại hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kế toán và giúp cho kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.2. Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử kết hợp với lý luận, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện thêm công tác kế toán bán hàng tại công ty.
3.2.1. Về phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu
Để việc xác định và hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty được chính xác thì kế toán công ty phải hiểu đúng và đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. Đồng thời kế toán công ty phải tiến hành vận dụng vào từng giao dịch bán hàng cụ thể tại công ty. Đặc biệt trong trường hợp hoá đơn GTGT đã phát hành và bên mua đã chấp nhận thanh toán thì chỉ ghi nhận doanh thu khi bên mua thông báo đã nhận được hàng hoá.
3.2.2. Về chứng từ sử dụng
Công ty TNHH Điện - Điện tử đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán khá đầy đủ. Tuy nhiên, trên một số hoá đơn GTGT mà công ty sử dụng khi xuất bán hàng hoá thiếu chữ ký của người mua hàng nên theo em, công ty cần chú ý yêu cầu người mua hàng ký nhận đầy đủ để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của hoá đơn GTGT, thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát của công ty cũng như cơ quan nhà nước.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán là những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên trong quá trình bán hàng của công ty. Xuất phát từ thực trạng của chế độ về hoá đơn chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 là không ban hành hoá đơn để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Do vậy thực trạng công ty TNHH Điện - Điện tử nói riêng và các doanh nghiệp nói chung là hạch toán tuỳ tiện, thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến khó kiểm soát được tính chân thực của nghiệp vụ. Chính vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra giải pháp bổ sung thêm “hoá đơn chiết khấu, giảm giá” vào hệ thống chứng từ kế toán.
Việc bổ sung chứng từ “hoá đơn chiết khấu, giảm giá” phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Thống nhất trong các doanh nghiệp và là chứng từ bắt buộc.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết từ chứng từ.
- Mẫu chứng từ đơn giản, dễ ghi chép.
- Mang đầy đủ các yếu tố cơ bản của 1 chứng từ bắt buộc.
Hoá đơn chiết khấu, giảm giá dùng để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán ngoài hoá đơn. Ngoài ra hoá đơn chiết khấu, giảm giá là căn cứ để doanh nghiệp hạch toán vào chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Đồng thời hoá đơn chiết khấu, giảm giá là căn cứ để doanh nghiệp mua hàng hạch toán giảm giá hàng tồn kho. Hoá đơn chiết khấu, giảm giá do bên bán hàng lập thành 3 liên:
- Liên 1: Lưu ở nơi viết chứng từ.
- Liên 2: Giao cho khách hàng.
- Liên 3: Vận chuyển nội bộ.
Đơn vị:……………
Bộ phận:…………
Mẫu số 08 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
HOÁ ĐƠN CHIẾT KHẤU, GIẢM GIÁ
Liên:…
Ngày…. tháng….năm….
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: MS:
Tên người mua hàng:
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số điện thoại: MS
STT
Tên hàng hoá
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tỷ lệ chiết khấu, giảm giá
Thành tiền chiết khấu, giảm giá(chưa thuế)
A
B
C
1
2
3
4
5
Tiền chiết khấu, giảm giá(chưa thuế):
Thuế suất: Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán:
Bằng chữ:
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Người bán hàng
(Ký,họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ tên)
3.2.2. Về tài khoản sử dụng
Công ty đã sử dụng TK521(các khoản giảm trừ doanh thu) mà không sử dụng các tài khoản chi tiết. Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, bên mua sẽ xuất hoá đơn GTGT với giá bán đúng bằng giá mà công ty đã bán cho bên mua và công ty coi đó như là hàng hoá mua vào của công ty. Hạch toán như vậy là không phản ánh đầy đủ và chính xác. Do đó, theo em công ty nên mở chi tiết các tài khoản:
- TK5211: Chiết khấu thương mại.
- TK5212: Giảm giá hàng bán.
- TK5213: Hàng bán bị trả lại.
Việc làm này sẽ giúp công ty theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu để có cơ sở xác định và tính toán chính xác doanh thu thuần.
Khi doanh nghiệp cho người mua hưởng chiết khấu vì mua hàng với số lượng lớn, căn cứ vào hoá đơn chiết khấu giảm giá kế toán ghi
Nợ TK521 (5211): Số tiền chiết khấu thương mại
Có TK111, 112, 131: Số tiền chiết khấu thương mại
Khi phát sinh giảm giá sau khi hoá đơn đã được lập, kế toán điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng của kỳ tiếp sau và trên hoá đơn này phải ghi rõ số hiệu hoá đơn được giảm giá. Nếu khách hàng không mua hàng tiếp thì bên bán và bên mua phải lập biên bản về việc giảm giá, ghi bút toán xoá sổ bút toán cũ và lập hoá đơn mới theo giá bán đã giảm. Căn cứ vào số tiền chấp nhận giảm giá cho người mua, kế toán ghi
Nợ TK521 (5213): Số tiền giảm giá cho khách hàng
Nợ TK333 (3331): Thuế GTGT phải nộp theo số tiền giảm giá
Có TK111, 112, 131: Tổng số tiền trả lại hoặc giảm nợ cho khách hàng
Nếu phát sinh trường hợp hàng bán bị trả lại do không đúng hợp đồng thì bên mua phải lập hoá đơn ghi rõ số lượng, giá bán của số hàng trả lại, thuế GTGT phải nộp giao cho bên bán. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán và bên mua điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai. Nếu bên mua không có hoá đơn khi trả lại hàng cho bên bán thì 2 bên phải lập biên bản ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng, giá bán của hàng hoá bị trả lại và số hiệu của hoá đơn liên quan đến lô hàng này. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn GTGT là căn cứ để điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai.
- Ghi giảm doanh thu của số hàng bán bị trả lại
Nợ TK521 (5212): Số tiền hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT
Nợ TK333 (3331): Thuế GTGT của số hàng bị trả lại
Có TK111, 112, 131: Số tiền trả lại hoặc giảm nợ
- Phản ánh số hàng trả lại nhập kho
+ Nếu hàng trả lại trong kỳ thì kế toán ghi
Nợ TK156: Giá vốn của số hàng trả lại
Có TK632: Giá vốn của số hàng trả lại
+ Nếu là hàng mua năm trước và năm sau mới trả lại mà không trọng yếu thì hạch toán như trên. Trong trường hợp là trọng yếu thì doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu này.
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vào TK511 để xác định doanh thu thuần
Nợ TK511: Các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
Có TK521: Các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
3.2.4. Về sổ kế toán sử dụng
Các nghiệp vụ bán hàng diễn ra khá thường xuyên tại công ty nhưng kế toán công ty lại không sử dụng sổ nhật ký chuyên dùng để phản ánh các nghiệp vụ này. Do đó theo công ty nên sử dụng thêm sổ nhật ký bán hàng. Nội dung sổ: Nhật ký bán hàng là sổ nhật ký đặc biệt dùng để phản ánh các nghiệp vụ bán hàng. Nghiệp vụ bán hàng bao giờ cũng gắn liền với các khoản thuế thu hộ ngân sách như: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu,…Vì vậy, nhật ký bán hàng theo mẫu S03a4 - DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính cần bổ sung thêm các cột phản ánh chi tiết các khoản thuế này.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng căn cứ vào hoá đơn GTGT , phiếu xuất kho kế toán sẽ tiến hành ghi vào sổ nhật ký bán hàng.
Mối quan hệ với các sổ khác: Cuối tháng kế toán tiến hành ghi sổ cái TK511, sổ cái TK632, sổ cái TK131 căn cứ vào sổ nhật ký bán hàng.
Kết cấu sổ: được thể hiện qua mẫu sau:
Đơn vị……….
Địa chỉ………
Mẫu số S03a4 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Năm….
NT ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền phải thu
(doanh thu từng người mua)
TK ghi Có
Doanh thu TK511
Thuế
Số
Ngày
Hàng
hoá
Thành phẩm
Dịch
vụ
GTGT
TTĐB
XK
Ngày… tháng…năm…
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Ngoài ra, công ty nên sử dụng thêm sổ nhật ký thu tiền.
Nội dung sổ: Nghiệp vụ thu tiền bán hàng và công nợ phải thu luôn gắn liền với các nghiệp vụ chiết khấu thương mại, chiết khấu tín dụng, giảm giá hàng bán và giảm thuế GTGT đầu ra tương ứng,…Do đó phần ghi nợ trên nhật ký thu tiền theo mẫu số S03a2 – DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC cần có thêm nhiều cột để phản ánh các nội dung này.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu để ghi vào sổ nhật ký thu tiền.
Kết cấu sổ: được thể hiện qua mẫu sau.
Đơn vị….
Địa chỉ….
Mẫu số S03a2 – DN
(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ng ày 20/03/2006 của B ộ tr ư ởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN
Năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ các TK
Ghi Có các TK
521
635
3331
TK khác
131
511
3331
TK khác
Số
Ngày
SH
ST
SH
ST
Ngày… tháng…năm…
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Ngoài ra công ty cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Vấn đề ứng dụng tin học trong kế toán nghiệp vụ bán hàng: Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì việc công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán trên máy đặc biệt là việc sử dụng phần mềm kế toán phù hợp là vô cùng cần thiết. Trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán cần được sắp xếp lại. Ngoài ra, cũng cần tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán am hiểu và sử dụng thành thạo máy vi tính. Mặt khác hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán cần được tổ chức lại có kết cấu đơn giản. Việc ứng dụng máy vi tính sẽ đẩy nhanh tiến độ của công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, số lượng sổ sách, giảm bớt những công đoạn không cần thiết để phát huy hết khả năng, năng lực của nhân viên kế toán, tránh ùn tắc công tác hạch toán kế toán nhằm cung cấp số liệu kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo.
Vấn đề thiết lập hệ thống báo cáo quản trị: Kế toán quản trị là khoa hoc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính trong nội doanh nghiệp. Thông tin của kế toán quản trị là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị: lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định. Công ty TNHH Điện - Điện tử nên có bộ phận kế toán quản trị và lập các báo cáo quản trị để cung cấp thông tin hữu ích gắn liền với từng mục tiêu, hoạt động cụ thể và phục vụ cho ban giám đốc.
3.2.5. Về kiến nghị với bộ tài chính
Bộ tài chính mới chỉ ban hành chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực cho các doanh nghiệp thực hiện theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và quyết định số 15 /2006/QĐ – BTC ngày 20/6/2006 thay thế cho quyết định 1141 TC/QĐ/BTC. Còn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ tài chính mới chỉ ban hành quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1995 và quyết định số 144/2001/QĐ - BTC. Về cơ bản 2 quyết định trên được ban hành theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 thay thế cho quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Do đó theo em bộ tài chính cần sớm ban hành quyết định áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, TK511 không phản ánh phần doanh thu bất động sản nên bộ tài chính cần qui định rõ về doanh thu bất động sản trong quyết định mới này.
Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính trong doanh nghiệp, là nguồn thông tin quan trọng cần thiết cho các quyết định kinh tế của nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin trên báo cáo tài chính được lập căn cứ vào: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và các bảng tổng hợp chi tiết, báo cáo tài chính năm trước. Đối với bảng cân đối kế toán, phần tài sản trong đó:
- Loại A tài sản ngắn hạn - mục III các khoản phải thu ngắn hạn chỉ tiêu mã 131 “phải thu khách hàng”.
- Loại B tài sản dài hạn - mục I các khoản phải thu dài hạn chỉ tiêu mã 211 “phải thu dài hạn của khách hàng”.
Nếu chỉ căn cứ vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và bảng tổng hợp thanh toán với người mua như chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 sẽ không có đầy đủ thông tin để bóc tách công nợ thành ngắn hạn và dài hạn để phản ánh vào các chỉ tiêu tương ứng. Do đó trên sổ chi tiết thanh toán với người mua cần thêm cột thời hạn thanh toán. Khi ghi sổ, căn cứ vào hợp đồng đã ký về điều khoản thanh toán phản ánh thời hạn thanh toán của từng hợp đồng.
3.4. Đánh giá giải pháp và điều kiện ứng dụng
Trên cơ sở kết hợp lý luận với thực tế, em đã nêu ra một số giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử. Các giải pháp trên mang tính khả thi, dựa trên chế độ kế toán quốc gia và tình hình thực tế tại công ty. Những giải pháp nêu trên có tính khả thi là do: xuất phát từ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cần có chứng từ hợp lệ hợp pháp, cần có sự so sánh đối chiếu giữa thủ kho và kế toán. Đồng thời việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán sẽ góp phần giảm bớt khối lượng công việc ghi chép của kế toán. Mặt khác việc thiết lập hệ thống báo cáo quản trị sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời, nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp trên, công ty cần chú ý đến một số điều kiện sau:
- Thường xuyên cập nhật chế độ kế toán, chính sách mới ban hành, kịp thời nắm bắt thông tin, đảm bảo việc hạch toán đúng chính sách và chế độ kế toán hiện hành.
- Ban lãnh đạo công ty cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình kinh doanh và công tác hạch toán. Đồng thời ban lãnh đạo cũng cần chú ý đến việc phân công, bố trí nhân sự hợp lý.
- Ban lãnh đạo cần tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, cung cấp trang thiết bị làm việc hiện đại.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý, kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải được tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở chấp hành chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.
Công ty TNHH Điện - Điện tử bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt không tránh khỏi những khó khăn song công ty đã có những thành quả đáng kể đặc biệt là trong công tác bán hàng. Góp phần vào thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán tại công ty, đặc biệt là bộ phận kế toán bán hàng đã phản ánh, giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện về tài sản và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó cung cấp thông tin kịp thời giúp ban giám đốc đưa ra quyết định quản trị hợp lý, đúng đắn.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Điện - Điện tử được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hà và các anh chị trong phòng kế toán, em đã mạnh dạn nêu ra một số ý kiến, đề xuất nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử.
Do trình độ vvà thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính, các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH Điện - Điện tử, đặc biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hà, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hệ thống kế toán Việt Nam (NXB Tài Chính 2006).
- Kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (TS.Nghiêm Văn Lợi – NXB Tài Chính 2002).
- Sơ đồ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (NXB Tài Chính 2002).
- 26 chuẩn mục kế toán Việt Nam (NXB Thống Kê).
- Tài chính doanh nghiệp thương mại (Trường ĐH Thương Mại).
- Kế toán quản trị (Trường ĐH Thương Mại).
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K3019.DOC