MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và
chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ
thông. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông lần này là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ
thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” [18, trang 3]
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ
động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc
lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta chỉ rõ trong nghị
quyết Trung ương (TW) 2 khoá VIII (12/1996), trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
(4/2001) và gần nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Đổi
mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp; ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới phương pháp dạy và học; phát huy khả
năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ” [7, trang 10]
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học , việc vận dụng một cách sáng tạo các chiến
lược dạy học tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn giáo dục Việt Nam có thể là con đường thích hợp.
Tuy nhiên việc đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối
tượng con người và nội dung dạy học.
Môi trường tôi đang giảng dạy với đa số là các học sinh có sức học trung bình và yếu, các em
còn quen với cách dạy học truyền thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn lựa một phương pháp dạy
học theo quan điểm hiện đại nhưng không quá xa so với phương pháp dạy học truyền thống để học
sinh từng bước làm quen, thích ứng được với các phương pháp dạy học tích cực.
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng, dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú
ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. Hơn thế nữa nếu
sử dụng dạy học theo chủ đề để giảng dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng
cao _ một chương với những kiến thức rất trừu tượng về các hạt sơ cấp, hệ Mặt Trời, các thiên hà,
sự chuyển động của thế giới vĩ mô và sự tiến hóa của các sao _ sẽ góp phần thay đổi không khí học
tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ,
học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét, quá tải.
Với tất cả những lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng dạy học
theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao”
làm đề tài nghiên cứu.
2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những quan điểm lý luận của dạy học theo chủ đề và vận dụng vào việc giảng
dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lý ở trường THPT.
3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
− Khách thể: Học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ
Chí Minh trong quá trình học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” ban Nâng cao.
− Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12
THPT ban Nâng cao theo phương pháp dạy học theo chủ đề.
4- Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng thành công các quan điểm của dạy học theo chủ đề vào giảng dạy chương “Từ
vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật
lý ở trường phổ thông.
5- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô”
lớp 12 THPT ban Nâng cao tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ
Chí Minh.
6- Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.
− Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo chủ đề.
− Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 12 THPT ban Nâng cao.
− Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phần mềm máy tính và Internet trong việc thiết kế chủ đề
học tập. − Nghiên cứu, thiết kế chủ đề học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao.
− Tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng
cao theo phương pháp dạy học theo chủ đề tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị
Định Quận 8, TP.Hồ Chí Minh.
7- Phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy
học.
+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề.
+ Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học.
+ Nghiên cứu chương trình vật lý 12 THPT.
+ Nghiên cứu, khai thác các tài liệu liên quan đến việc thiết kế các chủ đề học tập.
+ Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban
Nâng cao.
+ Nghiên cứu, thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ các chủ đề dạy học.
− Thực nghiệm sư phạm:
+ Chọn mẫu và dạy thực nghiệm tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định,
Quận 8, TP.HCM.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và
kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm: nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô lớp 12 THPT ban nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................
Bảng 2.7. Phiếu theo dõi sự chuẩn bị các CHND của các CHBH.
Bảng 2.8.
Phiếu theo
dõi quá
trình học
tập trên lớp
của các
nhóm.
PHIẾU 2:
THEO DÕI
QUÁ
TRÌNH
HỌC TẬP
TRÊN
LỚP CỦA NHÓM …
STT Tên
Ý kiến thảo luận GV
đánh
giá
Nhóm
khác
đánh
giá
Điểm số các bài KT
Điểm
tổng
hợp Đúng
Tương
đối
đúng
Chưa
đúng
Bài
1
Bài
2
Bài
3
Bài
TH
1
2
3
4
5
6
7
8
STT Họ và tên
Câu hỏi chưa
trả lời được
Các bạn khác trong
nhóm đã trả lời
Câu hỏi cả nhóm
không trả lời được
Ghi Chú
1
2
3
4
5
6
7
8
PHIẾU 1: THEO DÕI SỰ CHUẨN BỊ NỘI DUNG CHO CHND CỦA CHBH
Bảng 2.9. Bài kiểm tra số 1.
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Họ và Tên: .......................................
Nhóm: .............
Điểm
Nhận xét của GV
Câu 1: Các loại hạt sơ cấp là
A. phôtôn, leptôn, mêzôn và hađrôn. B. phôtôn, leptôn, mêzôn và barion.
C. phôtôn, leptôn, barion, hađrôn. D. phôtôn, leptôn, nuclôn và hiperôn.
Câu 2: Điện tích của mỗi hạt quac hoặc phản quac có một trong các giá trị nào sau đây?
A. e± B. e
3
±
C. 2e
3
± D. e 2e,
3 3
± ±
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về hạt sơ cấp là không đúng?
A. Hạt sơ cấp nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định.
B. Hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không.
C. Mọi hạt sơ cấp đều có momen động lượng và momen từ riêng.
D. Các hạt sơ cấp có thời gian sống khác nhau: có nhiều hạt thời gian sống dài, có một số hạt lại có
thời gian sống rất ngắn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hađrôn đều có cấu tạo từ các hạt quac.
B. Các hạt quac có thể tồn tại ở trạng thái tự do.
C. Có 6 loại hạt quac là u, d, s, c, b và t.
D. Điện tích của các hạt quac và phản quac bằng e 2e,
3 3
± ± .
Câu 5: Chọn phát biểu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) trong các phát biểu sau:
1. Các hạt thực sự là sơ cấp chỉ gồm các quac, các lepton và các hạt
truyền tương tác.
2. Photon có khối lượng nghỉ khác 0.
3. Prôtôn, electrôn, phôtôn, nơtrinô là các hạt bền.
4. Tương tác mạnh là tương tác giữa các hađrôn.
5. Tương tác yếu là tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng.
6. Các hạt quac có thể tồn tại ở trạng thái liên kết và trạng thái tự do.
7. Tập hợp các mêzôn và các barion có tên chung là các hađrôn.
8. Hạt và phản hạt có khối lượng nghỉ khác nhau.
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
S
S
S
S
9. Hạt sơ cấp có kích thước và khối lượng nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử.
10. Mêzôn gồm các hạt có khối lượng nặng từ e e200m 900m⇒
11. Các barion là tổ hợp của 3 quac.
12. Hạt sơ cấp có thể có điện tích (+), điện tích (-) hay điện tích bằng 0.
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
HẾT.
Bảng 2.10. Bài kiểm tra số 2.
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Họ và Tên: .......................................
Nhóm: .............
Điểm
Nhận xét của GV
Câu 1: Đường kính của Trái Đất là:
A. 1600km B. 3200km
C. 6400km D. 12800km
Câu 2: Trục Trái Đất quay quanh mình nó nghiêng so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo gần
tròn 1 góc là:
A. 020 27 ' B. 021 27 '
C. 022 27 ' D. 023 27 '
Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về hệ Mặt Trời.
A. Mặt Trời là trung tâm của hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng.
B. Thiên Vương tinh là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất.
C. Tất cả các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
D. Ngoài Mặt Trời còn có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
Câu 4: Sự hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kì vào khoảng:
A. 100 năm B. 1 năm
C. 11 năm D. 36 năm
Câu 5: Chọn phát biểu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) trong các phát biểu sau:
1. Mặt Trời ở trung tâm hệ Mặt Trời và là thiên thể duy nhất nóng sáng.
2. Khối lượng của Mặt Trời lớn hơn khối lượng của Trái Đất 330.000
lần.
3. Khí quyển của Mặt Trời được phân ra làm hai lớp có tính chất vật lý
giống nhau là sắc cầu và nhật hoa.
4. Năm Mặt Trời có nhiều vết đen xuất hiện nhất gọi là năm Mặt Trời
hoạt động.
5. Trên Mặt Trăng không có khí quyển do lực hấp dẫn bé.
6. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất và có nhiều ảnh hưởng đến Trái
Đất.
7. Thổ tinh là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất.
8. Hải Vương tinh là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất.
9. Một đơn vị thiên văn (đvtv) bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
S
S
S
S
Trời, xấp xỉ 150 triệu km.
10. Mộc tinh là hành tinh có bán kính nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời.
11. Sao chổi có kích thước và khối lượng nhỏ (đường kính vài km).
12. Thiên thạch khi bay vào khí quyển Tr ái Đất bị ma sát mạnh, nóng
sáng và bốc cháy.
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
HẾT.
Bảng 2.11. Bài kiểm tra số 3.
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
Họ và Tên: .......................................
Nhóm: .............
Điểm
Nhận xét của GV
Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không phải là thành viên của một thiên hà:
A. Sao siêu mới. B. Punxa.
C. Lỗ đen. D. Quaza.
Câu 2: Đường kính của một thiên hà vào khoảng:
A. 10.000 năm ánh sáng B. 100.000 năm ánh sáng
C. 1.000.000 năm ánh sáng D. 10.000.000 năm ánh sáng
Câu 3: Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà) thuộc loại:.
A. Thiên hà elip.
B. Thiên hà xoắn ốc.
C. Thiên hà không định hình.
D. Trung gian giữa thiên hà xoắn ốc và thiên hà elip.
Câu 4: Chọn câu phát biểu sai về các loại sao.
A. Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi.
B. Punxa là lõi sao nơtron có bán kính khoảng 10km, tự quay với vận tốc lên đến 640 vòng/s và
phát ra sóng vô tuyến.
C. Sao mới là sao mới hình thành và có độ sáng rất yếu.
D. Sao nơtron cấu tạo bởi các hạt nơtron và có mật độ cực kỳ lớn, vào khoảng 1014g/cm3.
Câu 5: Chọn phát biểu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) trong các phát biểu sau:
1. Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời.
2. Sao biến quang do che khuất là một hệ sao đôi (gồm sao chính và sao
vệ tinh).
3. Sao mới là sao có độ sáng giảm đột ngột, sau đó từ từ tăng.
4. Lỗ đen có trường hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể, kể cả ánh
sáng.
5. Tinh vân là đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao ở gần đó.
6. Khi ‘nhiên liệu” trong sao cạn kiệt, sao biến thành các thiên thể khác.
7. Hệ Mặt Trời nằm ở trung tâm Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà).
8. Toàn bộ các sao trong thiên hà đều quay quanh trung tâm thiên hà.
9. Thiên Hà của chúng ta có khối lượng bằng khoảng 150 tỉ lần khối
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
S
S
S
lượng Mặt Trời.
10. Thiên hà hình elip chứa nhiều khí, có khối l ượng trải ra trên một dải
rộng.
11. Các thiên hà có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm thiên hà gồm
từ vài chục đến hàng vài nghìn thiên hà.
12. Các nhóm thiên hà tập hợp thành Siêu nhóm thiên hà hay Đại thiên
hà.
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
S
HẾT.
Bảng 2.12. Bài kiểm tra cuối chủ đề.
BÀI KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG
Họ và Tên: .......................................
Nhóm: .............
Điểm
Nhận xét của GV
I. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội
dung đúng. (3 điểm)
1. Hạt sơ cấp
2. Sao chổi
3. Mêzôn
4. Trái Đất
5. Prôtôn,
êlectron,
phôtôn, nơtrinô
6. Thiên Hà của
chúng ta
7. Theo thuyết Big
Bang, vũ trụ
8. Thủy tinh
9. Hạt quac
10. Theo thuyết Big
Bang, các
nguyên tử đầu
tiên
11. Sao biến quang
12. Mặt Trời
A. quan sát được ở trạng thái tự do.
B. cấu tạo gồm hai phần là sắc cầu và nhật hoa.
C. là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất.
D. là “hành tinh” chuyển động quanh Mặt Trời theo
những quỹ đạo elip rất dẹt.
E. có kích thước và khối lượng nhỏ hơn hạt nhân nguyên
tử.
F. là sao có độ sáng tăng đột ngột rồi từ từ giảm xuống.
G. là thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 nghìn
năm ánh sáng.
H. trong trạng thái ổn định, không thay đổi từ quá khứ
đến tương lai.
I. là thiên thể duy nhất nóng sáng trong hệ Mặt Trời.
J. là hạt bền không phân rã thành các hạt khác.
K. bắt đầu giãn nở từ một “điểm kì dị”.
L. xuất hiện sau Vụ nổ ba trăm nghìn năm.
M. là hành tinh gần Mặt Trời nhất.
N. có điện tích là một trong các giá trị e 2e;
3 3
± ± .
O. là sao có độ sáng thay đổi.
P. có trục quay quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng
quỹ đạo một góc 23027’.
Q. gồm các hạt có khối lượng trung bình trong khoảng
e(200 900)m÷ .
II. Trắc nghiệm 4 lựa chọn. (7 điểm).
Câu 1: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về các sao ?
A. Sao có nguồn gốc từ tinh vân.
B. Lỗ đen là kết cục quá trình tiến hoá của sao có khối lượng lớn hơn hiều lần khối lượng Mặt
Trời.
C. Punxa cũng phát sáng như Mặt Trời.
D. Sau gần 10 tỉ năm nữa, Mặt Trời sẽ biến thành sao lùn.
Câu 2: Chọn phát biểu sai khi nói về hệ Mặt Trời.
A. Tất cả các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Thiên vương tinh là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất.
C. Mặt Trời là trung tâm của hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng.
D. Ngoài Mặt Trời còn có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
Câu 3: Điện tích của mỗi hạt quac hoặc phản quac có một trong các giá trị nào sau đây?
A. e
3
± B. 2e
3
± C. e± D. e 2e,
3 3
± ±
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điện tích của các hạt quac và phản quac bằng e 2e,
3 3
± ± .
B. Có 6 loại hạt quac là u, d, s, c, b và t.
C. Tất cả các hađrôn đều có cấu tạo từ các hạt quac.
D. Các hạt quac có thể tồn tại ở trạng thái tự do.
Câu 5: Số liệu nào dưới đây không đúng với Trái Đất ?
A. Khối lượng 5,98.1024kg.
B. Bán kính quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời bằng 1đvtv.
C. Bán kính khoảng 6400km.
D. Chu kì chuyển động quanh trục là 1 năm.
Câu 6: Theo thuyết Big Bang, các hạt sơ cấp nào xuất hiện sớm nhất trong vũ trụ ?
A. Êlectron , phôtôn, pôzitrôn, nơtrôn, kaôn.
B. Prôtôn, nơtrinô, êlectron, phôtôn, piôn.
C. Êlectron , pôzitrôn, phôtôn, nơtrinô, quac.
D. Êlectron , nơtron, nơtrinô, quac, phôtôn.
Câu 7: Ñieàu naøo döôùi ñaây laø khoâng phuø hôïp vôùi noäi dung cuûa thuyeát Big Bang ?
A. Vũ trụ ở trong trạng thái ổn định, không thay đổi từ quá khứ đến tương lai.
B. Caùc thieân haø ngaøy caøng dòch chuyeån xa nhau.
C. Vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một “điểm kì dị”.
D. Nhieät ñoä trung bình cuûa vuõ truï hieän nay laø -270,30C.
Câu 8: Sự hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kì vào khoảng:
A. 11 năm B. 100 năm C. 1 năm D. 36 năm
Câu 9: Hađrôn là tên gọi của các hạt sơ cấp nào ?
A. Mêzôn và barion B. Leptôn và mêzôn. C. Nuclôn và hiperôn. D. Phôtôn và leptôn.
Câu 10: Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà) thuộc loại:.
A. Thiên hà elip.
B. Thiên hà xoắn ốc.
C. Thiên hà không định hình.
D. Trung gian giữa Thiên hà xoắn ốc và Thiên hà elip.
Câu 11: Trong các hình tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh nào gần Trái Đất nhất ?
A. Kim tinh. B. Thổ tinh. C. Hoả tinh. D. Mộc tinh.
Câu 12: Theo thuyết Big Bang, các nguyên tử đầu tiên xuất hiện vào thời điểm nào sau đây ?
A. 30.000 năm B. 3000 năm
C. 300.000 năm D. 3.000.000 năm
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về hạt sơ cấp là không đúng?
A. Hạt sơ cấp nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định.
B. Mọi hạt sơ cấp đều có momen động lượng và momen từ riêng.
C. Các hạt sơ cấp có thời gian sống khác nhau: có nhiều hạt thời gian sống dài, có một số hạt lại
có thời gian sống rất ngắn.
D. Hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không.
Câu 14: Trong Thiên Hà của chúng ta, Mặt Trời nằm ở
A. một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm Thiên Hà 30 nghìn năm ánh sáng.
B. trung tâm Thiên Hà.
C. vị trí cách trung tâm Thiên Hà 300.000 năm ánh sáng.
D. một cánh tay xoắn sát với trung tâm Thiên Hà.
HẾT.
Bảng 2.13. Kế hoạch và nội dung kiểm tra, đánh giá.
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
• Nội dung kiểm tra: Bài kiểm tra số 1, 2, 3, và bài kiểm tra cuối chủ đề.
• Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Việc đánh giá được thực hiện trong suốt quá trình học tập chủ đề của HS và
được thực hiện theo các mẫu phiếu theo dõi học tập.
− Nhóm trưởng ghi nhận lại sự chuẩn bị nội dung ở nhà của các thành viên trong
nhóm vào phiếu 1: phiếu theo dõi sự chuẩn bị cho các CHND của CHBH 1, 2, 3.
− Nhóm trưởng ghi nhận lại quá trình tham gia thảo luận trên lớp của các thành
viên trong nhóm bằng phiếu 2: phiếu theo dõi quá trình học tập trên lớp của
nhóm.
− Sau khi kết thúc chủ đề, c ác nhóm khác đánh giá chéo sự tham gia hoạt động
của các nhóm trong các giờ học.
− GV đánh giá dựa vào ý kiến của các nhóm trưởng và quan sát hoạt động của HS
trên lớp kết hợp với các phiếu HT, các phiếu theo dõi.
− Các bài kiểm tra số 1, 2, 3 và 4.
− Bài thu hoạch của các nhóm (bài trình diễn Power Point, bài thu hoạch… theo
các nội dung đã được phân công)
Kết quả học tập chủ đề là trung bình cộng các điểm của các mục trên và ghi
vào cột kiểm tra 15’ hoặc kiểm tra miệng.
• Thời gian kiểm tra:
− GV và các nhóm trưởng quan sát tất cả các tiết trên lớp, ghi nhận làm cơ sở để
đánh giá khi kết thúc chủ đề.
− Bài kiểm tra số 1 được thực hiện sau tiết học thứ 2.
− Bài kiểm tra số 2 được thực hiện sau tiết học thứ 3.
− Bài kiểm tra số 3 được thực hiện sau tiết học thứ 4.
− Bài kiểm tra cuối chủ đề thực hiện vào tiết thứ 7.
2.2.3.4. Kế hoạch thời gian thực hiện dạy học chủ đề
Bảng 2.14. Kế hoạch thời gian thực hiện dạy học theo chủ đề.
KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Trước khi thực hiện dạy chủ đề một tuần GV phát cho HS các tài liệu hỗ trợ
học tập gồm: bộ câu hỏi định hướng, kiến thức cơ bản của chủ đề, danh sách trang
web tham khảo. Sau đó GV tiến hành chia nhóm học tập, giới thiệu cho HS hình
thức học tập cũng như cách thức kiểm tra đánh giá đồng thời yêu cầu HS về đọc tài
liệu hỗ trợ và bộ câu hỏi định hướng.
• Tiết 1: Giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập.
− GV trình bày bài giới thiệu tổng quan về chủ đề, hệ thống lại toàn bộ nội dung
kiến thức liên quan, giới thiệu hình thức học tập và cách thức kiểm tra đánh giá,
giải đáp các thắc mắc của HS.
− GV phát cho các HS phiếu HT-1, phát cho nhóm trưởng các nh óm phiếu theo
dõi 1 và phiếu theo dõi 2, đồng thời hướng dẫn các nhóm trưởng cách theo dõi
và điền vào các phiếu, cách phân chia nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực hiện
các yêu cầu trong phiếu HT-1.
− GV phân công các nhóm thực hiện các bài thu hoạch nộp lại sau khi hoàn tất chủ
đề học tập.
• Tiết 2: Thảo luận trả lời CHBH-1.
− Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị phiếu HT-1 ở nhà của các bạn trong nhóm và
hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp lại cho GV.
− Các nhóm thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu HT -1 và cử đại
diện trình bày trước lớp. Các nhóm khác tham gia góp ý hoàn chỉnh câu trả lời.
GV xác nhận lại các câu trả lời và giải đáp các thắc mắc của HS.
− GV cho HS thực hiện bài kiểm tra số 1.
− GV phát cho các HS phiếu HT -2, phát cho nhóm trưởng các nhóm phiếu theo
dõi 1. Nhóm trưởng các nhóm phân chia nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực hiện
các yêu cầu trong phiếu HT-2.
• Tiết 3+4: Thảo luận trả lời CHBH-2.
− Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị phiếu HT-2 ở nhà của các bạn trong nhóm và
hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp lại cho GV.
− Các nhóm trình bày bài trình chiếu Power Point của nhóm trước lớp. Các nhóm
khác tham gia góp ý hoàn chỉnh bài. GV nhận xét bài trình chiếu và giải đáp các
thắc mắc của HS.
− GV cho HS thực hiện bài kiểm tra số 2 sau tiết thứ 3 và bài kiểm tra số 3 sau tiết
thứ 4.
− GV phát cho các HS phiếu HT -3, phát cho nhóm trưởng các nhóm phiếu theo
dõi 1. Nhóm trưởng các nhóm phân chia nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực hiện
các yêu cầu trong phiếu HT-3.
• Tiết 5+6: Thảo luận trả lời CHBH-3 và ôn tập toàn bộ hệ thống kiến
thức của chủ đề.
− Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị phiếu HT-3 ở nhà của các bạn trong nhóm và
hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp lại cho GV.
− Các nhóm thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu HT -3 và cử đại
diện trình bày trước lớp. Các nhóm khác tham gia góp ý hoàn chỉnh câu trả lời.
GV xác nhận lại các câu trả lời và giải đáp thắc mắc của HS.
− HS dưới sự hướng dẫn của GV tiến hành hệ thống lại toàn bộ tất cả các kiến
thức của chủ đề.
• Tiết 7: Thực hiện bài kiểm tra cuối chủ đề.
− GV cho HS thực hiện bài kiểm tra cuối chủ đề.
− Nhóm trưởng các nhóm nộp lại phiếu theo dõi số 2 và bài thu hoạch đã dược
phân công (nộp file) cho GV.
2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể trên lớp
Để chuẩn bị tốt cho các tiết học tập trên lớp, trước khi tiến hành dạy chủ đề học tập một tuần,
GV thực hiện các việc sau:
− Phân chia lớp thành các nhóm học tập, mỗi nhóm 7 đến 8 HS (PL-1).
− Phát cho mỗi HS bộ câu hỏi định hướng (bảng 2.2), nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề
học tập (bảng 2.3) và hướng dẫn HS cách thu thập thông tin (đọc TLHT, tìm trên thư
viện, trên Internet, sách báo, …)
− Giới thiệu với HS hình thức học tập và cách thức kiểm tra đánh giá.
− Phát cho các nhóm trưởng phiếu theo dõi số 1 (bảng 2.7), phiếu theo dõi số 2 (bảng 2.8)
và bản kế hoạch thời gian cụ thể các công việc cần thực hiện của chủ đề học tập (bảng
2.13).
Chủ đề học tập “Từ vi mô đến vĩ mô” được thực hiện trong 7 tiết học, mỗi tiết 45’. Dựa trên
kế hoạch thời gian thực hiện dạy học theo chủ đề (bảng 2.13), tôi thiết kế tiến trình dạy học cụ thể
trên lớp như sau:
Bảng 2.15. Tiến trình dạy học cụ thể trên lớp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: Giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập.
- Trình bày bài giới thiệu tổng quan về
chủ đề học tập, hệ thống lại toàn bộ nội
dung kiến thức liên quan.
- Giới thiệu hình thức học tập và cách
thức kiểm tra đánh giá, giải đáp các thắc
mắc của HS.
- GV phát cho các HS phiếu HT -1, phát
cho nhóm trưởng các nhóm phiếu theo
dõi 1 và phiếu theo dõi 2, đồng thời
hướng dẫn các nhóm trưởng cách theo
dõi và điền vào các phiếu, cách phân
chia nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực
hiện các yêu cầu trong phiếu HT-1.
- GV phân công các nhóm thực hiện các
bài thu hoạch nộp lại sau khi hoàn tất
- Theo dõi bài giới thiệu tổng quan để có
cái nhìn ban đầu về chủ đề học tập.
- Ghi nhận hình thứ c học tập và cách
thức kiểm tra đánh giá để thực hiện. Nêu
các thắc mắc và lắng nghe giải đáp của
GV.
- Nhận phiếu HT-1. Các nhóm trưởng
nhận phiếu theo dõi số 1, 2 và lắng nghe
GV hướng dẫn cách theo dõi, điền vào
các phiếu và cách phân chia nhiệm vụ
cho các bạn về nhà thực hiện các yêu
cầu trong phiếu HT-1.
- Các nhóm ghi nhận các bài thu hoạch
cần thực hiện và nộp lại sau khi hoàn tất
chủ đề học tập. chủ đề học tập.
Tiết 2: Thảo luận trả lời CHBH-1.
- Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại phiếu
theo dõi số 1 sau khi đã kiể m tra sự
chuẩn bị phiếu HT-1 ở nhà của các bạn
trong nhóm
- Sử dụng bài trình chiếu Power Point để
xác nhận lại các câu trả lời và giải đáp
thắc mắc của HS.
- Cho HS thực hiện bài kiểm tra số 1.
- Phát cho các HS phiếu HT -2, phát cho
nhóm trưởng các nhóm phiếu theo dõi 1.
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị
phiếu HT-1 ở nhà của các bạn trong
nhóm và hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp
lại cho GV.
- Các nhóm thống nhất câu trả lời cho
các câu hỏi trong phiếu HT -1 và cử đại
diện trình bày trước lớp. Các nhóm khác
tham gia góp ý hoàn chỉnh câu trả lời.
- Làm bài kiểm tra số 1.
- Nhóm trưởng các nhóm phân chia
nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực hiện
các yêu cầu trong phiếu HT-2.
Tiết 3+4: Thảo luận trả lời CHBH-2.
- Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại phiếu
theo dõi số 1 sau khi đã kiểm tra sự
chuẩn bị phiếu HT-1 ở nhà của các bạn
trong nhóm
- Nhận xét bài trình chiếu Power Point
của các nhóm và giải đáp thắc mắc của
HS.
- Cho HS thực hiện bài kiểm tra số 2 sau
tiết thứ 3 và bài kiểm tra số 3 sau tiết thứ
4.
- Phát cho các HS phiếu HT -3, phát cho
nhóm trưởng các nhóm phiếu theo dõi 1.
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị
phiếu HT-2 ở nhà của các bạn trong
nhóm và hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp
lại cho GV.
- Các nhóm cử đại diện trình bày bài
trình chiếu Power Point trước lớp (Tiết 3
trình bày câu 1 đến câu 6 của CHBH -2
và tiết 4 trình bày câu 7 đến câu 12 của
CHBH-2). Các nhóm khác tham gia góp
ý hoàn chỉnh bài.
- Làm bài kiểm tra số 2 và bài kiểm tra
số 3.
- Nhóm trưởng các nhóm phân chia
nhiệm vụ cho các bạn về nhà thực hiện
các yêu cầu trong phiếu HT-3.
Tiết 5+6: Thảo luận trả lời CHBH-3 và ôn tập hệ thống kiến thức của chủ đề.
- Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại phiếu - Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị
theo dõi số 1 sau khi đã kiểm tra sự
chuẩn bị phiếu HT-3 ở nhà của các bạn
trong nhóm
- Sử dụng bài trình chiếu Power Point để
xác nhận lại các câu trả lời và giải đáp
thắc mắc của HS.
- Hướng dẫn HS hệ thống lại toàn bộ tất
cả các kiến thức của chủ đề bằng cách
trả lời lại các CHND của CHBH-1,
CHBH-2 và CHBH-3.
- Nhắc nhở các nhóm trưởng hoàn thành
phiếu theo dõi số 2, nộp lại vào tiết 7.
Nhắc nhở các nhóm nộp bài thu hoạch
và ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối
chủ đề vào tiết 7.
phiếu HT-3 ở nhà của các bạn trong
nhóm và hoàn tất phiếu theo dõi 1, nộp
lại cho GV.
- Các nhóm thống nhất câu trả lời cho
các câu hỏi trong phiếu HT -1 và cử đại
diện trình bày trước lớp. Các nhóm khác
tham gia góp ý hoàn chỉnh câu trả lời.
- Cùng với GV ôn tập lại toàn bộ hệ
thống kiến thức của chủ đề.
- Ghi nhớ các công việc cần hoàn thành
để nộp lại vào tiết cuối cùng của chủ đề
học tập.
Tiết 7: Thực hiện bài kiểm tra cuối chủ đề.
- Cho HS thực hiện bài kiểm tra cuối chủ
đề.
- Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại phiếu
theo dõi số 2, bài trình chiếu Power
Point trình bày các CHND của CHBH-2
và bài thu hoạch của các nhóm.
- Làm bài kiểm tra cuối chủ đề học tập
- Nhóm trưởng các nhóm nộp lại phiếu
theo dõi số 2, bài trình chiếu Power
Point trình bày các CHND của CHBH -2
và bài thu hoạch của nhóm.
Nội dung bài trình chiếu Power Point tóm tắt kết quả thảo luận các CHND của CHBH-1 như
sau:
Hình 2.2. Nội dung bài trình chiếu giải đáp CHND cho CHBH-1.
Nội dung bài trình chiếu Power Point tóm tắt kết quả thảo luận các CHND của CHBH-3 như
sau:
Hình 2.3. Nội dung bài trình chiếu giải đáp CHND cho CHBH-3.
2.3. Kết luận Chương 2
Vận dụng cơ sở lý luận của dạy học theo chủ đề đã trình bày ở chương 1, tôi đã thiết kế chủ
đề học tập “Từ vi mô đến vĩ mô” để tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông nhằm nghiên cứu,
đánh giá tính khả thi của việc áp dụng chiến lược dạy học theo chủ đề vào giảng dạy ở các trường
phổ thông.
Nhìn chung, tôi đã thiết kế chủ đề học tập “Từ vi mô đến vĩ mô” với những đặc điểm cơ bản
sau:
− Cả chương “Từ vi mô đến vĩ mô” được tổ chức thành một chủ đề học tập bằng bộ câu hỏi
định hướng cho chủ đề học tập.
− HS thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập để trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi
định hướng sẽ tự mình tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, không bị nhồi nhét,
gượng ép.
− Việc giải quyết nhiệm vụ học tập cụ thể bằng các tài liệu hỗ trợ cần thiết đã được GV
cung cấp sẽ tạo cho HS tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái khi tham gia vào chủ đề học tập.
Với các đặc điểm nêu trên, dạy học theo chủ đề về cơ bản đã thực hiện được những yêu cầu
của việc đổi mới PPDH, hoàn toàn có thể đưa vào thực nghiệm ở trường phổ thông và sẽ mang lại
kết quả như chúng ta mong đợi.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
• Mục đích:
TN sư phạm nhằm mục đích làm sáng tỏ việc áp dụng chiến lược dạy học theo chủ đề vào
dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT banNâng cao có phù hợp hay không.
• Nhiệm vụ:
TN sư phạm có nhiệm vụ đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của PPDH theo chủ đề, đánh
giá khả năng thích ứng của HS với kiểu dạy học này đồng thời nhận xét tính khả thi của đề tài khi
áp dụng vào thực tiễn đại trà.
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm
• Đối tượng:
TN sư phạm được tiến hành đối với HS khối 12 của trường THPT Chuyên NK TDTT
Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh (nơi tôi đang công tác).
Đối tượng TN sư phạm được chia làm hai nhóm:
− Nhóm TN (TN) được dạy theo hướng dạy học theo chủ đề.
− Nhóm ĐC (ĐC) được dạy theo phương pháp dạy học truyền thống.
Cả 2 nhóm TN và ĐC đều do tôi phụ trách giảng dạy.
• Nội dung:
Tiến hành dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao theo hướng
dạy học theo chủ đề ở nhóm TN.
Tiến hành dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao theo phương
pháp truyền thống ở nhóm ĐC.
Sau khi kết thúc chương, tiến hành kiểm tra chung cho cả 2 nhóm TN và ĐC. Dựa trên kết
quả bài kiểm tra cuối chủ đề và quá trình học tập trên lớp, tiến hành đối chứng và so sánh kết quả
của 2 nhóm.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Do các điều kiện khách quan : chương “Từ vi mô đến vĩ mô” là chương cuối cùng của
chương trình vật lý 12 cận kề ngày thi tốt nghiệp THPT và theo phân công giảng dạy của nhà trường
tôi chỉ phụ trách giảng dạy 2 lớp của khối 12 nên việc chọn mẫu TN tương đối khó khăn, kết quả là
mẫu TN được chọn tương đối nhỏ.
HS được khảo sát trong quá trình TN sư phạm bao gồm 81 HS của hai lớp khối 12 trường
THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh. (Đây là hai lớp tôi được
phân công giảng dạy). Hai lớp được tôi chia thành nhóm TN và nhóm ĐC như sau:
− Lớp TN (40HS): lớp 12A5.
− Lớp ĐC (41HS): lớp 12A3.
Trong hai lớp thì nhìn chung lớp TN 12A5 có kết quả học tập HK1 môn vật lý thấp hơn so
với lớp ĐC 12A3.
3.3.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
Quá trình TN sư phạm được tiến hành theo trình tự như sau:
3.3.2.1. Chuẩn bị
− Xây dựng nội dung và kế hoạch giảng dạy cụ thể (bảng 2.13) và xin phép Ban giám hiệu
nhà trường để tiến hành TN sư phạm.
− Nhờ các GV trong tổ bộ môn vật lý của trường và các trường khác góp ý về nội dung kiến
thức, hình thức tổ chức dạy học, những khó khăn và thuận lợi … khi dạy học chương “Từ
vi mô đến vĩ mô”.
− Chọn lớp, chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng theo dõi quá trình học tập của
nhóm và báo cáo kịp thời cho GV.
− Giới thiệu sơ luợc về hình thức học tập cũng như cách thức KTĐG cho HS. Phát cho HS
bộ câu hỏi định hướng và các TLHT. Hướng dẫn HS cách thu thập thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau.
3.3.2.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp
Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị, tôi tiến hành hoạt động dạy học trên lớp TN theo đúng
Bảng kế hoạch thời gian thực hiện dạy học theo chủ đề (Bảng 2.13) và dựa trên tiến trình dạy học cụ
thể trên lớp (bảng 2.14) đã được chuẩn bị.
Song song đó, tôi cũng tiến hành việc dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” trên lớp ĐC
theo phương pháp truyền thống, theo đơn vị bài theo chương trình sách giáo khoa với cùng thời
lượng là 6 tiết lý thuyết và 1 tiết kiểm tra tương ứng như bên lớp TN.
Sau khi kết thúc chương, tôi tiến hành cho cả hai lớp TN và ĐC cùng thực hiện bài kiểm tra
cuối chủ đề nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp cũng như
vận dụng kiến thức của HS.
3.3.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Dựa trên kết quả bài kiểm tra cuối chủ đề và quá trình học tập trên lớp của HS hai lớp ĐC và
TN, tôi tiến hành phân tích, đối chứng và so sánh kết quả học tập c ủa 2 lớp. Từ đó đánh giá được
kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra được các kết luận của đề tài.
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
Với bộ câu hỏi định hướng và tài liệu hỗ trợ mà GV đã gửi cho HS từ trước thì HS được định
hướng tốt hơn trong quá trình tự học và học tập trên lớp. Nội dung bài học được định hướng để HS
tìm hiểu thông qua bộ câu hỏi nên khi tham gia vào tiết học HS đã có những hiểu biết nhất định,
đồng thời HS cũng mang đến lớp học những thắc mắc mà HS chưa tự giải đáp được.
Việc học tập theo nhóm đã giúp HS có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau giải
đáp những câu hỏi, thắc mắc trên cơ sở trao đổi, thảo luận, tranh luận và lắng nghe ý kiến. Cách học
này giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho HS những kỹ năng cần thiết như
giao tiếp, hợp tác.
Ở tiết 1, giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập, chủ yếu là HS nghe GV giới thiệu tổng quan
về chủ đề học tập, giới thiệu phương pháp học tập mới, giới thiệu cách thức kiểm tra đánh giá... Đến
phần giải đáp thắc mắc thì có một số HS có nêu lên những thắc mắc, qua những thắc mắc đó có thể
thấy một bộ phận HS trong lớp tỏ ra rất hào hứng với phương pháp học mới.
Tiết 2, thảo luận trả lời các CHND của CHBH-1, do là tiết đầu tiên được học theo phương
pháp học mới nên đại bộ phận HS chưa quen với việc hoạt động nhóm cũng như việc tự mình tìm
hiểu nội dung, tự lực tìm kiếm kiến thức và trình bày trước lớp. Do đó nhìn chung không khí học tập
của tiết 1 chưa được sôi nổi, các em còn gượng gạo khi đặt câu hỏi và tham gia tranh luận.
Tiết 3+4, thảo luận trả lời các CHND của CHBH-2, các em tỏ rõ sự tiến bộ hơn hẳn so với
tiết 1 ở nhiều mặt: đa số HS đã có sự chuẩn bị rất tốt các câu trả lời ở nhà, các HS trình bày bài trình
chiếu của nhóm tương đối lưu loát và không khí học tập trên lớp đã sôi nổi hơn so với tiết 1.
Tiết 5+6, sự tiến bộ của các HS vẫn được duy trì do các em đã quen dần và thích nghi được
với phương pháp học tập mới.
Việc tiến hành các bài kiểm tra vào cuối tiết ngay sau khi học xong cũng có tác dụng tích
cực, thúc đẩy các HS tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Một số HS rất ít khi tham gia xây
dựng bài bây giờ cũng trở nên rất hào hứng, tranh nhau xây dựng, đóng góp ý kiến và trình bày
trước lớp. Không khí lớp học sôi động hơn, và HS nắm kiến thức một cách vững chắc hơn.
Dựa trên thực tế các tiết TN trên lớp, có thể thấy việc dạy học theo hướng chủ đề đã từng
bước giúp HS tự lực tìm hiểu nội dung, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm
vụ học tập, và trình bày quan điểm của mình trước lớp. Qua đó có thể thấy cách học này giúp HS
từng bước rèn luyện khả năng tự học, biết tự khẳng định mình.
3.4.2. Xử lý các bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm
3.4.2.1. Xử lí kết quả quá trình học tập của nhóm TN
Kết quả đánh giá quá trình học tập chủ đề (điểm tổng hợp), kết quả bài kiểm tra cuối chủ đề
và kết quả học tập ở học kì 2 (HK2) của lớp TN được cho trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng phân phối tần suất kết quả học tập lớp TN.
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
S ố
%
H
S
đ
Bài KT cuối chủ đề
Điểm tổng hợp
Điểm HK2
Hình 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất kết quả học tập nhóm TN.
Từ biểu đồ phân phối tần suất kết quả học tập nhóm TN ta nhận thấy: đánh giá quá trình học
tập chủ đề (điểm tổng hợp) gần với kết quả học tập ở HK2 ở phần từ điểm 5 đến điểm 6 và gần với
bài kiểm tra cuối chủ đề ở phần từ điểm 7 đến điểm 8. Điều này chứng tỏ việc đánh giá cả quá trình
học tập chủ đề của HS là tương đối chính xác và kết quả học tập của các HS trong nhóm TN đã có
sự tiến bộ rõ rệt.
Tương tự, chúng ta có bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập lớp TN và biểu đồ
phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập nhóm TN.
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập lớp TN.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài KT cuối chủ đề 0 0 0 5,0 10,0 12,5 25,0 42,5 5,0 0 0
Điểm tổng hợp 0 0 0 0 5,0 20,0 40,0 32,5 2,5 0 0
Điểm HK2 0 0 0 5,0 27,5 55,0 10,0 2,5 0 0 0
Điểm
Số % HS đạt điểm Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài KT cuối chủ đề 0 0 0 5 15 27,5 52,5 95 100 100 100
Điểm tổng hợp 0 0 0 0 5 25 65 97,5 100 100 100
Điểm HK2 0 0 0 5 32,5 87,5 97,5 100 100 100 100
Điểm
Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
020
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
S ố
%
H
S
đ
Bài KT cuối chủ đề
Điểm tổng hợp
Điểm HK2
Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập nhóm TN.
Từ biểu đồ phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập nhóm TN, ta nhận thấy: đạt điểm 4 trở
xuống đối với điểm HK2 là 32,5%, với bài KT cuối chủ đề là 15% và với điểm tổng hợp là 5%. Như
vậy có sự tiến bộ rõ rệt của HS lớp TN trong kết quả học tập nếu so sánh với kết quả HK2.
Để tiếp tục xử lí kết quả quá trình học tập của nhóm TN, chúng ta tính điểm trung bình X và
độ lệch chuẩn s theo công thức (3.1) và (3.2)
∑
=
=
n
i
iXn
X
1
1 (3.1)
)1(
)( 2
−
−
= ∑
n
XXf
s ii (3.2)
với: fi là tần số ứng với điểm số Xi, n là số HS tương ứng
Bảng 3.3. Các tham số thống kê kết quả học tập của nhóm TN.
Điểm Điểm trung bình X Độ lệch chuẩn (s)
Bài KT cuối chủ đề 5,97 1,28
Điểm tổng hợp 6,01 0,92
Điểm HK2 4,80 0,80
Từ Bảng tham số thống kê kết quả học tập nhóm TN cho ta kết quả tương tự như Bảng phân
phối tần suất kết quả học tập lớp TN và Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả học tập lớp TN là:
HS nhóm TN đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập so với kết quả HK2 (điểm trung bình của điểm
tổng hợp lớn hơn điểm trung bình của điểm HK2) và việc đánh giá cả quá trình học tập chủ đề của
HS là tương đối chính xác (điểm trung bình của điểm tổng hợp và điểm trung bình bài KT cuối chủ
đề gần bằng nhau).
3.4.2.2. Xử lí kết quả học tập theo chủ đề của nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0 0 0 2 4 5 10 17 2 0 0
ĐC 41 0 0 0 2 11 18 6 4 0 0 0
Số HS đạt điểm XiSĩ sốNhóm
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
S ố
H
S
đ
ạt
đ
iể
m
X
i
TN
ĐC
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần số điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
S ố
%
H
S
đ
TN
ĐC
Hình 3.4. Biểu đồ phân phối tần suất điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
Từ biểu đố phân phối tần số điểm và biểu đồ phân phối tần suất điểm số của nhóm TN và
nhóm ĐC, ta nhận thấy đường phân phối tần suất của 2 nhóm lệch về 2 phía khác nhau: nhóm TN
có đường phân phối tần suất lệch về phía điểm số từ 6 trở lên và ngược lại nhóm ĐC có đường phân
phối tần suất lệch về phía điểm 5 trở xuống. Điều này chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong học tập
của nhóm TN vì nếu so sánh điểm HK2 thì nhóm TN có khởi đầu thấp hơn so với nhóm ĐC. Sau
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0 0 0 5 10 12,5 25 42,5 5 0 0
ĐC 41 0 0 0 4,9 26,8 43,9 14,6 9,8 0 0 0
Nhóm
Số % HS đạt điểm XiSĩ số
quá trình học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” theo 2 hướng khác nhau thì nhóm TN có 47,5% HS đạt
điểm khá (từ 7 điểm trở lên) còn nhóm ĐC chỉ có 9,8% HS đạt điểm khá và ngược lại nhóm TN chỉ
có 15% HS đạt điểm yếu (từ 4 điểm trở xuống) thì nhóm ĐC lại có đến 31,7% HS đạt điểm yếu.
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất tích lũy điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0 0 0 5 15 27,5 52,5 95 100 100 100
ĐC 41 0 0 0 4,9 31,7 75,6 90,2 100 100 100 100
Số % HS đạt điểm Xi trở xuốngSĩ sốNhóm
020
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
S ố
%
H
S
đ
TN
ĐC
Hình 3.5. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC.
Phân tích biểu đồ phân phối tần suất tích luỹ điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC cho ta rút ra
kết luận tượng tự như khi phân tích biểu đố phân phối tần số điểm và biểu đồ phân phối tần suất
điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC. Qua đó ta rút ra kết luận khái quát về chất lượng học tập của
hai nhóm: hiệu quả và chất lượng học tập của nhóm TN tốt hơn, nhóm TN ít HS kém hơn và có số
HS khá nhiều hơn so với nhóm ĐC mặc dù nhóm TN có xuất phát điểm thấp hơn (Điểm HK2 của
nhóm TN thấp hơn so với nhóm ĐC).
Bảng 3.7. Các tham số thống kê kết quả học tập của nhóm TN và ĐC.
Nhóm X Độ lệch Điểm < 5 Điểm ≥ 5 Điểm ≥ 8
TN 5,97 1,28 15% 85% 5%
ĐC 4,83 1,01 31,7% 68,3% 0%
Từ các tham số thống kê trên có thể rút ra kết luận sơ bộ rằng điểm trung bình các bài kiểm
tra của nhóm TN (5,97) cao hơn so với nhóm ĐC (4,83). Để kiểm định chắc chắn kết luận này ta
dùng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê.
3.4.3. Kiểm định giả thiết thống kê
Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng (kiểm định t-student) để
kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình 1X và 2X của HS ở hai nhóm TN và ĐC là có ý
nghĩa hay không.
Đại lượng kiểm định là:
21
2121
nn
nn
s
XXt
p +
−
= (3.3) với
2
)1()1(
21
2
22
2
11
−+
−+−
=
nn
snsns p (3.4)
− Trong đó: s1 và s2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, n1 và n2 là kích thước các mẫu.
− Ta phát biểu giả thi ết thống kê Ho: “Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TN
( 1X ) và nhóm ĐC ( 2X ) là không có ý nghĩa”.
− Đối giả thiết H1: “Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC
một cách có ý nghĩa” (kiểm định một phía 1X > 2X ).
− Ta chọn xác suất sai với mức ý nghĩa α = 0,01, giá trị tới hạn tα = 2,33
− Sử dụng các công thức (3.3), (3.4) để tính các đại lượng trong bảng 3.8
Bảng 3.8. Tổng hợp các chỉ số thống kê.
1X 2X s1 s2 sp t
5,97 4,83 1,28 1,01 1,15 7,9
So sánh giá trị tính được ở bảng 3.8 (t=7,9) với giá trị tới hạn (tα = 2,33) ta thấy t > tα do đó
ta kết luận giả thiết Ho bị bác bỏ nghĩa là chấp nhận chấp nhận đối giả thiết H1: 1X > 2X . Vậy điểm
trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC với mức ý nghĩa 0,01. Điều đó có
nghĩa là tiến trình dạy học theo thủ đề mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học theo
phương pháp truyền thống.
3.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua xử lí kết quả bài KT cuối chủ đề (Bài số 3), ta thấy có sự khác biệt rõ nét giữa kết quả
học tập của hai nhóm TN và ĐC đã nêu trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Các tham số thống kê kết quả học tập của nhóm TN và ĐC.
Nhóm X Độ lệch Điểm < 5 Điểm ≥ 5 Điểm ≥ 8
TN 5,97 1,28 15% 85% 5%
ĐC 4,83 1,01 31,7% 68,3% 0%
Sự khác biệt rất rõ nét trên có thể giải thích được dựa vào bảng thống kê điểm số bài kiểm tra
cuối chủ đề (PL2) của HS nhóm TN và nhóm ĐC và qua các tiết TN trên lớp.
Theo tôi, có được kết quả trên là do các nguyên nhân chính sau đây:
− Chương “Từ vi mô đến vĩ mô” với nội dung kiến thức mang tính cập nhật, tính hiện đại
và có sức hấp dẫn rất lớn thật sự là một chương rất phù hợp để giảng dạy theo hướng dạy
học theo chủ đề. Ngược lại, nếu giảng dạy chương này theo phương pháp truyền thống thì
sẽ rất khó khăn cho cả GV và HS vì nội dung chương rất nặng về lý thuyết.
− Với hình thức dạy học này, HS biết rằng gần như toàn bộ nội dung của chủ đề các em
phải tự chiếm lĩnh, GV sẽ không giảng dạy kiến thức như trong cách dạy truyền thống
nên sự cố gắng của HS rất cao.
− Cách thức tổ chức quá trình dạy học cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho kết quả hai
nhóm có sự khác biệt. Qua quan sát cho thấy, khi học tập theo nhóm, không khí học tập
rất thoải mái, các em không bị căng thẳng ngột ngạt và các thành viên trong nhóm có thể
giúp nhau cùng tiến bộ . Một thành công đó là gần như cả lớp không một ai ngồi học uể
oải, ngủ gật trong lớp, … mà các em rất hăng say đóng góp ý kiến, tìm tòi tài liệu và tranh
nhau phát biểu trình bày trước lớp.
3.5. Kết luận Chương 3
Kết quả TN sư phạm đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là hợp lý, cụ thể:
− Việc vận dụng thành công các quan điểm của dạy học theo chủ đề vào giảng dạy chương
“Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT banNâng cao đã thật sự góp phần đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Không khí học tập của
nhóm TN trong các giờ TN sư phạm thật sự rất sinh động, HS tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, hầu như không còn tình trạng thụ động, uể oải... như trong các giờ học
truyền thống.
− Chất lượng dạy và học bộ môn Vật lý đã được nâng cao thể hiện ở kết quả học tập của
nhóm TN và nhóm ĐC. Tuy sự tiến bộ đó chưa nhiều nhưng thật sự rất đáng ghi nhận đối
với trình độ mặt bằng chung của HS trường tôi đang giảng dạy với đa số các em có điểm
tuyển đầu vào lớp 10 rất thấp.
− Việc lựa chọn nhóm TN có xuất phát điểm thấp hơn so với nhóm ĐC nhưng kết quả đạt
được cuối chủ đề học tập lại cao hơn đã cho thấy chiến lược dạy học theo chủ đề có thể
mở rộng, áp dụng cho cả các HS có sức học trung bình yếu, chứ không chỉ gói gọn cho
đối tượng HS khá giỏi.
Dựa trên các kết quả đạt được có thể nói dạy học chủ đề có thể đạt tới chất lượng và hiệu
quả học tập tốt hơn kiểu dạy học cũ bước đầu đã được chứng minh thông qua TN sư phạm này.
KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài “Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương
“Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao”, tôi đã rút ra được những kết luận sau:
− Đề tài đã nghiên cứu, vận dụng những quan điểm của các mô hình dạy học tích cực, xây
dựng và củng cố thêm cơ sở lý luận của dạy học chủ đề, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức
và hướng dẫn đúng mực của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình
thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm
vui trong học tập cho HS.
− Đề tài đã tìm hiểu được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình dạy và học chương
“Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao. Từ đó, vận dụng các quan điểm của
dạy học theo chủ đề để xây dựng chủ đề học tập của chương và tiến hành TN sư phạm tại
trường THPT.
− Tuy kết quả TN sư phạm còn hạn chế do điều kiện khách quan không thuận lợi nhưng dù
sao nó cũng cho thấy một dấu hiệu khả quan cho phép tin tưởng vào việc vận dụng dạy
học chủ đề trong thực tiễn hiện nay, đó là HS hoàn toàn có thể thích ứng tốt với kiểu học
tập này nếu các thiết kế dạy học được chuẩn bị tốt. HS tỏ ra thích thú và nắm vững kiến
thức ngay tại lớp khi được tự mình tìm hiểu nó mà không phải chỉ nghe GV truyền đạt
một chiều.
− Dạy học chủ đề là một định hướng thích hợp với thực tiễn để chuyển đổi một cách thành
công từ mô hình dạy học truyền thống sang hiện đại, ở đó vai trò của HS trong quá trình
dạy học được nâng dần lên vị trí trung tâm.
Hướng phát triển của đề tài:
− Khắc phục những thiếu sót và hạn chế của đề tài, từ đó mở rộng, triển khai đề tài cho tất
cả các lớp khối 12 của trường trong năm học sau.
− Phát triển khả năng ứng dụng phương pháp dạy học theo chủ đề, mở rộng cho các nội
dung khác trong chương trình Vật lý THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lý, Nxb Giáo dục.
2- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lý, Nxb Giáo dục.
3- Nguyễn Trọng Sửu (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Chi, Vũ Thanh
Khiết, Nguyễn Văn Phán, Đoàn Vân Phong, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Thành (2008), Hướng dẫn
thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lý, Nxb Giáo dục.
4- Phạm Thế Dân (2007), Những cơ sở của lý luận dạy học hiện đại, Bài giảng
chuyên đề cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
5- Lê Thị Thanh Thảo (2005), Một số cơ sở của dạy học vật lý hiện đại (Từ lý luận
đến thực tiễn), Bài giảng chuyên đề cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
6- Trần Văn Hữu (2005), Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức
“Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của CNTT, Luận văn Thạc sĩ giáo dục
học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
7- Tăng Thị Ngọc Thắm (2006), Dạy học theo chủ đề và việc vận dụng vào thiết kế giảng dạy phần
Từ trường và Cảm ứng điện từ - Vật lí lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư
phạm Tp.HCM.
8- Nguyễn Thị Mỹ Hương (2006), Áp dụng chiến lược dạy học chủ đề vào chuơng
“Dòng điện trong các môi trường” ở cấp THPT, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
9- Nguyễn Ngọc Thùy Dung (2008), Vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học
chương “Chất khí” lớp 10 THPT Ban Cơ bản, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
10- Microsoft – Partners in Leraning (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
11- Intel Education (2007), Chương trình dạy học của Intel – Khóa học khởi đầu.
12- Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn
Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008), Sách
giáo khoa Vật Lý 12 Nâng cao, Nxb Giáo Dục.
13- Lương Duyên Bình (Tổng Chủ Biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Thượng
Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2008), Sách giáo khoa Vật Lý 12, Nxb
Giáo Dục.
14- Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn
Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008), Sách
giáo viên Vật Lý 12 Nâng cao, Nxb Giáo Dục.
15- Lương Duyên Bình (Tổng Chủ Biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Thượng
Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2008), Sách giáo viên Vật Lý 12, Nxb
Giáo Dục.
16- Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết (đồng Chủ biên), Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,
Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư (2008), Sách bài tập Vật Lý
12 Nâng cao, Nxb Giáo Dục.
17- Vũ Quang (Chủ biên), Lương Duyên Bình, Tô Giang, Ngô Quốc Quýnh (2008), Sách bài tập Vật
Lý 12, Nxb Giáo Dục.
18- Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý, Nxb Giáo Dục.
19- Lý Minh Tiên, Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh Nga
(2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan,
Nxb Giáo Dục.
20- PGS Đặng Hấn (1996), Xác suất thống kê, Nxb Thống kê.
21- Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin.
22- Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (2005), Từ điển Vật lý phổ thông,
Nxb Giáo Dục.
23- Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp giảng dạy Vật lí
ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
24- Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho họ c sinh
trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
INTERNET
25- {Báo điện tử Đảng Cộng Sản Viet Nam}
26-
27-
28-
29-
30-
31-
32-
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm
Phụ lục 2
THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP LỚP TN
: Bảng điểm kết quả học tập nhóm TN và nhóm ĐC.
STT Họ và tên GVĐG
Điểm các bài kiểm tra
Điểm
TH
Điểm
HK2 Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài cuối chủ đề
1 Âu Phối Anh 4 6 5 7.5 6.5 5.8 5.2
2 Nhâm Thị Phương Dung 9 7 6 7 6.5 7.1 6.2
3 Huỳnh Thanh Duy 6 8.5 8 6.5 7 7.2 4.9
4 Nguyễn Thị Hương Giang 5 7 5 6.5 7 6.1 5.4
5 Phạm Thị Thu Hà 8 6.5 7 6.5 5.5 6.7 5.8
6 Nguyễn Anh Hào 4 4 4 7 5 4.8 3.6
7 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 5 7.5 8 7 8 7.1 6.3
8 Phạm Thanh Hoàng 9 6.5 7 7.5 6.8 7.4 5.3
9 Quách Quang Huy 4 7 6 5.5 6.5 5.8 3.7
10 Nguyễn Tuấn Khanh 4 4 7 6.5 7 5.7 3.3
11 Hà Thuận Kiều 4 4 6 4 3 4.2 4.7
12 Lâm Lý Thị Phương Linh 6 6 4 7.5 6 5.9 4.8
13 Nguyễn Thị Huệ Linh 4 7 4 4 7.3 5.3 4.1
14 Lê Thanh Ngoan 6 6 7 8 7.3 6.9 4.8
15 Văn Thủy Bích Như 4 5 6 7 4 5.2 4.3
16 Lê Thanh Phong 5 5.5 4 5.5 6.8 5.4 4.6
17 Lý Phong 4 7.5 6 7.5 7.5 6.5 3.9
18 Thái Tuấn Phú 7 6 4 7.5 6 6.1 3.4
19 Trần Bình Phú 8 8 6 6.5 5.5 6.8 5.9
20 Lợi Hưng Phúc 4 4.5 4 6 4.5 4.6 4.2
21 Chiêu Tuyết Phương 6 5 6 8 5.8 6.2 4.5
22 Lư Hải Quân 7 6 7 7.5 6.3 6.8 4.7
23 Nguyễn Ngọc Quyên 4 5.5 4 4 3 4.1 4.3
24 Nguyễn Vũ Anh Quỳnh 4 7 7 6.5 7 6.3 5.1
25 Tạ Lê Kim Sang 7 4 6 7.5 6 6.1 4.8
26 Lâm Ngọc Sương 4 5.5 4 7.5 7 5.6 3.8
27 Lê Trí Tài 4 6.5 8 7 4 5.9 4.5
28 Nguyễn Quang Thái 4 4.5 4 7 4.3 4.8 4.8
29 Diệt Châu Thanh 7 6.5 5 8.5 6.8 6.8 5.3
30 Nguyễn Hoàng Thanh 6 7.5 6 7 5 6.3 5.3
31 Lê Thị Ngọc Thảo 9 7 5 6.5 5.3 6.6 4.4
32 Nguyễn Đình Tiến 4 6.5 4 4 4 4.5 4.7
33 Yuên Trần Hoàng Trúc 9 6 6 8 6.3 7.1 5.1
34 Võ Hồng Trâm 9 7 8 8 7 7.8 6.9
35 Đỗ Quang Anh Tú 4 6.5 8 7 7 6.5 4.1
36 Đỗ Nguyễn Kim Tuyền 4 7 6 7 5.8 6 3.8
37 Nguyễn Trần Quan Vũ 4 8 4 6 7.3 5.9 4.5
38 Võ Thị Tường Vy 4 5 5 6 4.5 4.9 4.9
39 Nguyễn Ngọc Xuân 7 6 4 5 7 5.8 5.2
40 Nguyễn Thị Như Ý 6 6.5 4 6.5 6 5.8 4.9
BẢNG ĐIỂM LỚP ĐC
STT Họ và tên Bài cuối chủ đề Điểm HK2
1 Huỳnh Thị Khả Ái 3.8 4.5
2 Quách Huỳnh Duy Ái 4.8 4.1
3 Võ Lê Hồng Ái 4.5 5.3
4 Nguyễn Thị Trâm Anh 4.3 5.6
5 Phùng Phú Cảnh 5.8 7.4
6 Quách Mỹ Châu 3 5.3
7 Nguyễn Văn Đảm 3 3.5
8 Nguyễn Thị Ngọc Diễm 4 4.4
9 Nguyễn Ngọc Dung 4.5 4.5
10 Đinh Thị Ngọc Hà 5.8 5.6
11 Nguyễn Thị Thu Hà 4.8 4.9
12 Nguyễn Thị Diễm Hằng 5 4.1
13 Nguyễn Trí Hậu 4.5 6.1
14 Trần Thanh Hiếu 4 5
15 Huỳnh Lê Hoàng 6.8 6.6
16 Quách Tân Hùng 4.5 4.9
17 Đào Thụy Trúc Hương 5.3 5.4
18 Phan Thị Diễm Hương 4 4.2
19 Thái Duy Khương 5.3 5
20 Lữ Ái Lâm 6.5 5.6
21 Nguyễn Thành Lâm 5.5 6.7
22 Lang Kiến Lân 3.8 4.2
23 Quách Kim Loan 6 5.6
24 Lê Thuận Lợi 4.8 5.5
25 Nguyễn Minh Luân 5 5.1
26 Phan Thành Luân 4 4.7
27 Bùi Thị Thanh Minh 6 6.4
28 Trần Đường Minh 5 4.2
29 Hồ Đoàn Ngọc Ngân 6.8 6.9
30 Nguyễn Mộng Thanh Nhi 4.5 4.7
31 Nguyễn Thị Thùy Như 5.8 5
32 Lê Quốc Phong 6.5 4.9
33 Lưu Vĩnh Phú 4.8 5.8
34 Bùi Quốc Quân 4.8 4.4
35 Nguyễn Minh Tâm 3.8 3.8
36 Nguyễn Minh Hoàng Tấn 3.8 3.3
37 Nguyễn Phương Tùng 5 4.9
38 Trần Thị Ngọc Uyên 5 5
39 Phạm Thanh Vân 3.8 3.1
40 Lưu Minh Vũ 4.3 3.8
41 Nguyễn Thùy Thanh Yến 4.8 4.8
Phụ lục 3
NHÓM
: Danh sách các nhóm HT lớp TN.
HỌ VÀ TÊN NHÓM HỌ VÀ TÊN
1
Âu Phối Anh
2
Phạm Thanh Hoàng
Nhâm Thị Phương Dung Quách Quang Huy
Huỳnh Thanh Duy Nguyễn Tuấn Khanh
Nguyễn Thị Hương Giang Hà Thuận Kiều
Phạm Thị Thu Hà Lâm Lý Thị Phương Linh
Nguyễn Anh Hào Nguyễn Thị Huệ Linh
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Lê Thanh Ngoan
3
Văn Thủy Bích Như
4
Lư Hải Quân
Lê Thanh Phong Nguyễn Ngọc Quyên
Lý Phong Nguyễn Vũ Anh Quỳnh
Thái Tuấn Phú Tạ Lê Kim Sang
Trần Bình Phú Lâm Ngọc Sương
Lợi Hưng Phúc Lê Trí Tài
Chiêu Tuyết Phương Nguyễn Quang Thái
5
Diệt Châu Thanh
6
Đỗ Quang Anh Tú
Nguyễn Hoàng Thanh Đỗ Nguyễn Kim Tuyền
Lê Thị Ngọc Thảo Nguyễn Trần Quan Vũ
Nguyễn Đình Tiến Võ Thị Tường Vy
Yuên Trần Hoàng Trúc Nguyễn Ngọc Xuân
Võ Hồng Trâm Nguyễn Thị Như Ý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89967LVVLPPDH029.pdf