MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA 10
1.1. Mô hình dạy học hướng vào người học 10
1.2. Dạy học điều tra (Inquiry based- learning)( IBL) 11
1.3. Dạy học điều tra và công nghệ thông tin . 17
1.4. Vận dụng dạy học điều tra cho chương trình Vật lí THPT . 21
1.5. Kết luận chương 1 29
Chương 2- THIẾT KẾ DẠY 2 CHỦ ĐỀ: “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
BIẾN ĐỔI ĐỀU”, “CÁC LỰC CƠ HỌC” THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA . 30
2.1. Thiết kế dạy chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều” theo mô hình dạy học điều tra 30
2.2. Thiết kế dạy chủ đề : “ Các lực cơ học” theo mô hình dạy học điều tra64
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 87
2.4. Kết luận chương 2 87
Chương 3- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 88
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 88
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 88
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 89
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 93
3.5. Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng mô hình dạy học điều tra vào dạy một số chủ đề trong sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân công nhiệm
vụ trong nhóm
Lớp:………………
Nhóm: ………………..
PHT 4 ( tại nhà)
LỰC MA SÁT CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?
1. Lực ma sát có mấy loại? Đó là những loại nào?
……………………………………………………………………………………..
79
2. Các lực ma sát này có gì giống và khác nhau?
………………………………………………………….…………………………
3. Lực ma sát có lợi hay có hại?
- Lợi trong trường hợp nào? Làm thế nào để tăng ma sát trong những trường
hợp đó?..........................................................................................................
- Hại trong trường hợp nào? Làm thế nào để giảm ma sát trong những trường
hợp đó ?...................................................................................................................
Hoạt động trên lớp
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
Kiểm tra
công việc
về nhà của
HS
- Thu báo cáo phân công
nhiệm vụ và nhận xét.
- Nộp báo cáo phân công
nhiệm vụ và kết quả.
2 phút
Sự xuất
hiện của 3
loại lực ma
sát
- Cho thảo luận câu hỏi 1,
PHT4
- Nghe trả lời và nhận xét
- Hội ý trong nhóm
- Một nhóm đứng lên trả
lời câu hỏi, các nhóm
khác nhận xét
4phút
Đặc điểm
của lực ma
sát nghỉ
- Cho các nhóm đẩy một
cái bàn trên sàn ngang từ
trạng thái nghỉ. Tăng dần
lực đẩy , quan sát trạng
thái của bàn. Nhận xét gì
về phương, chiều và độ
lớn của lực ma sát nghỉ so
với lực đẩy?
- Đẩy bàn, nhận xét về
đặc điểm của lực ma sát
nghỉ
- Có nhóm đưa ra ý kiến
là lực ma sát nghỉ cực
đại tỉ lệ thuận với áp lực
lên mặt tiếp xúc
- Các nhóm cùng thảo
10 phút
80
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
- GV xét thêm trường hợp
lực tác dụng không song
song với mặt tiếp xúc
- Độ lớn của lực ma sát
nghỉ còn phụ thuộc vào
yếu tố nào nữa? làm sao
để kiểm chứng được điều
đó ?.
- Nhận xét phương án thí
nghiệm hay
- Cho xem phim thí
nghiệm , số liệu và đồ thị
thu được
luận cách đo lực ma sát
nghỉ cực đại và áp lực
lên mặt tiếp xúc
- xem phim và rút ra kết
luận
Đặc điểm
của lực ma
sát trượt
- Lực ma sát trượt có
phương chiều như thế
nào? Vì sao?
- Độ lớn của lực ma sát
trượt phụ thuộc vào những
yếu tố nào? Làm sao để
kiểm chứng?
- cho xem phim thí
nghiệm
số liệu và đồ thị thu được
- Một nhóm trả lời, các
nhóm khác nhận xét
- Các nhóm đưa ý kiến
và thảo luận phương án
thí nghiệm
- Xem phim và rút ra kết
luận
17 phút
Đặc điểm
của lực ma
sát lăn
Giống của ma sát trượt
nhưng hệ số ma sát lăn
như thế nào với hệ số ma
sát trượt?
- Một nhóm trả lời, nhóm
khác nhận xét
So sánh 3 Nghe so sánh và nhận xét Các nhóm thảo luận
81
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
loại lực ma
sát
điểm giống và khác nhau
giữa các lực ma sát
5 phút
Lợi và hại
của các lực
ma sát
- Nghe trình bày, nhận xét
- cho xem phim vai trò
của các lực ma sát trong
đời sống
- Mỗi nhóm trình bày
những trường hợp cụ thể
lợi và hại của 3 loại lực
ma sát
- xem phim
Củng cố -Yêu cầu làm trắc nghiệm
1,2/93SGK
- Thảo luận trắc nghiệm
1,2/93SGK
Giao nhiệm
vụ về nhà
- Dặn làm bài
3,4,5/93SGK, trắc nghiệm
đề cương 100 đến 105,
116 đến 119
- Ghi bài tập về nhà 5 phút
Tiết 4: Bài tập
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
Kiểm tra
công việc
về nhà của
HS
- Thu báo cáo phân công
nhiệm vụ và nhận xét.
- Nộp báo cáo phân công
nhiệm vụ và kết quả.
2 phút
Sửa bài tập - Gọi HS lên sửa
bt7/79,4/88,3,4,5/93SGK
- Sửa bài, nhận xét .
22 phút
Sửa trắc
nghiệm
- Cho thảo luận trắc
nghiệm đề cương
- Thảo luận đề cương100
đến 119
20 phút
Giao nhiệm
vụ về nhà
- Dặn ôn bài, tiết sau kiểm
tra chủ đề “ các lực cơ
học”
- Ghi nhiệm vụ về nhà
1 phút
82
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
- Dặn nộp sản phẩm” vai
trò của các lực cơ học
trong đời sống” nộp vào
tiết này tuần sau
Tiết 5: Bài tập và kiểm tra
Chuẩn bị của GV Chuẩn bị của HS
Soạn đề kiểm tra, PHT5 Ôn bài
Bài kiểm tra cuối chủ đề : “ Các lực cơ học “
1). Tính lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng. Cho khối lượng trái đất là 6.1024
kg, khối lượng mặt trăng là 7,36.1022 kg. Khoảng cách giữa chúng là 384 000km.
A). 7,7.1031N B). 7,7.1028N
C). 2.1026N D). 2.1020N
2). Cho khối lượng mỗi chất điểm giảm đi 2 lần, khoảng cách giữa chúng tăng
2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng
A). Không đổi B). Giảm 8 lần
C). Giảm 16 lần D). Tăng 16 lần
3). Một vật m=10kg trượt đều trên sàn ngang dưới tác dụng của lực F=30N nằm
ngang, hệ số ma sát trượt=? Lấy g=10m/s2
A). 0.5 B). 0.2 C). 0.4 D). 0.3
4). Chọn câu SAI. Lực đàn hồi
A). Có xu hướng giúp vật lấy lại hình dạng, kích thước cũ
B). Tỉ lệ thuận với độ cứng k
C). Xuất hiện khi vật bị biến dạng
83
D). Tỉ lệ thuận với độ biến dạng
5). Vật khối lượng m đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc a so với mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ. Độ lớn của lực ma
sát nghỉ là
A). µmgcosα B). µmgsinα C). µmg D). mgsinα
6). Các lực ma sát KHÔNG có chung đặc điểm nào?
A). Cân bằng với thành phần ngoại lực // mặt tiếp xúc
B). Xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa 2 vật
C). Tỉ lệ với áp lực lên mặt tiếp xúc
D). Cản trở chuyển động (hoặc xu hướng chuyển động) tương đối giữa 2
vật
7). Công thức tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h
A). ( )2
GMg
R
=
B). ( )2
GMg
R h
= +
C). ( )2
mMg G
R h
= + D). ( )2
mMg
R h
= +
8). Ở độ cao h=? thì gia tốc rơi tự do giảm 4 lần so với ở mặt đất
A). 4R B). R C). 2R D). R/2
9). Một lò xo, khi treo vật 100g thì dãn 2cm, treo thêm khối lượng =? Thì lò xo
dãn 3cm?
A). 100g B). 50g C). 200g D). 150g
10). Lò xo 1 treo vật m thì dãn 1 đoạn Δl1, Lò xo 2 cũng treo vật m thì dãn Δl2.
Cho Δl2=2Δl1. So sánh độ cứng của 2 lò xo
A). Chưa xác định được. B). k1=k2
C). k1=2k2 D). k2=2k1
Đáp án : Đề 001
84
01. D 02.C 03.D 04. B 05.D 06.A 07. B 08.B 09.B 10. C
PHT 5 (tại nhà): Làm thế nào để đo được hệ số ma sát nghỉ và trượt giữa 2
vật?
1. Có thể để đo hệ số ma sát trượt giữa 2 vật bằng cách nào? Trong những cách
đó, cách nào có nhiều ưu điểm hơn ? vì sao?
……………………………………………………………………………………...
2. . Có thể để đo hệ số ma sát nghỉ giữa 2 vật bằng cách nào? Trong những cách
đó, cách nào có nhiều ưu điểm hơn ? vì sao?
………………………………………………………………………………………
Hoạt động trên lớp
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
Luyện tập - Đề bài: tìm gia tốc của
một vật trượt không vận
tốc đầu xuống mặt phẳng
nghiêng góc α so mặt
phẳng ngang, hệ số ma sát
trượt là µ.
- Yêu cầu suy ra cách đo
hệ số ma sát trượt
- Giải toán cá nhân, thảo
luận nhóm để tìm kết quả
đúng..
- Thảo luận để tìm ra
cách đo hệ số ma sát
trượt
25 phút
Kiểm tra Phát đề, quan sát HS làm
bài
Làm bài nghiêm túc 15 phút
Giao nhiệm Dặn HS đọc SGK bài 25: Ghi nhiệm vụ về nhà, 2 phút
85
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
vụ về nhà thực hành xác định hệ số
ma sát và làm PHT5
nhận PHT5
Tiết 6,7: Thực hành đo hệ số ma sát
Hoạt động Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Thời gian
Kiểm tra
công việc
về nhà của
HS
- Thu báo cáo phân công
nhiệm vụ và nhận xét.
- Nộp báo cáo phân công
nhiệm vụ và kết quả.
2 phút
- Nghe trình bày mục
đích, cơ sở lí thuyết, các
phương án thí nghiệm,
thảo luận chọn phương án
hay., cho nhận xét
-Các nhóm lần lượt trình
bày mục đích, cơ sở lý
thuyết, các phương án thí
nghiệm
- Thảo luận chọn phương
án thí nghiệm hay làm
làm theo phương án đó
20 phút Thực hành
- Cho các nhóm thực hành
theo hướng dẫn SGK
.
- Các nhóm tìm hiểu
dụng cụ thí nghiệm, tiến
trình làm thí nghiệm
- Các nhóm lấy số liệu
như hướng dẫn SGK, về
nhà làm báo cáo
66 phút
Giao nhiệm
vụ về nhà
- Nhắc HS viết lại 1 bản
báo cáo chung cho nhóm
và nộp lại vào tiết sau
- Nhắc nộp sản phẩm cuối
chủ đề
Ghi nhiệm vụ về nhà 2 phút
86
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Điểm của mỗi HS gồm 3 cột: điểm bài kiểm tra, điểm cá nhân làm việc trong
nhóm và điểm của nhóm. Các cột này sẽ được chọn làm điểm hệ số 1 và hệ số 2
theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
2.4. Kết luận chương 2
Kế hoạch dạy học hai chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều” và “ Các lực
cơ học“ đã được soạn theo mô hình dạy học điều tra và có điều chỉnh để phù hợp
với đối tượng HS thực nghiệm và điều kiện cơ sở vật chất của trường thực nghiệm.
Các bước xây dựng kế hoạch hai chủ đề này có thể tóm tắt như sau:
- Xác định mục tiêu cần phải đạt được sau khi học xong hai chủ đề
- Phân tích kiến thức SGK 2 chủ đề trên, tìm ra thuận lợi và khó khăn khi dạy
những kiến thức này.
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho mỗi chủ đề, soạn các PHT để trả lời
từng câu hỏi định hướng
- Thiết kế trang web dự án để cung câp một số tài liệu học tập là phim, ảnh,
âm thanh…và giúp HS tìm tài liệu trên internet.
- Xây dựng thang điểm đánh giá cá nhân, nhóm, sản phẩm nhóm. Đây là thước
đo giúp các em tự đánh giá được mình và GV cho điểm bớt cảm tính hơn.
- Xây dựng tiến độ thực hiện mỗi chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi tiết học
- Kết thúc mỗi chủ đề GV và HS phải cùng nhau nhìn quá trình học và dạy
mỗi chủ đề, đánh giá, nhận xét và cho điểm.
87
Chương 3- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích
Kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài:" Vận dụng mô hình dạy học điều
tra vào dạy học một số chủ đề trong sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao sẽ tích cực
hoá hoạt động học tập của HS, rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc hợp tác với
người khác". Cụ thể là trả lời những câu hỏi sau:
- Dạy học theo mô hình dạy học điều tra có tích cực hoá hoạt động học tập của
HS không? Tích cực hoá đến mức độ nào?
- Dạy học theo mô hình dạy học điều tra có rèn luyện được cho HS kĩ năng
làm việc hợp tác với người khác không? Rèn luyện được tới mức độ nào?
3.1.2. Nhiệm vụ
Thực hiện dạy học theo kế hoạch đề ra để đạt được mục đích nêu trên
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm tiến hành trên HS khối 10 trường THPT Nguyễn
Công Trứ, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Đây là trường có số lượng HS đông (
70 lớp với 3444 HS), điểm đầu vào cao, là một trong những trường có hiệu quả dạy
học cao nhất thành phố Hồ Chí Minh. Trường có trang thiết bị dạy học tương đối
đầy đủ và hiện đại. Ban giám hiệu nhà trường rất ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc ứng dụng các phương pháp dạy học mới.
3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Đối tượng thực nghiệm chia làm 2 nhóm ứng với 2 hình thức dạy học khác
nhau:
88
- Nhóm thực nghiệm dạy theo mô hình dạy học điều tra
- Nhóm đối chứng được giảng dạy bình thường
Cuối mỗi chủ đề 2 nhóm sẽ làm chung một đề kiểm tra theo mục tiêu, nội
dung và mức dộ chương trình theo qui định của bộ giáo dục và đào tạo.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọm mẫu thực nghiệm
HS được khảo sát trong quá trình thực nghiệm gồm 195 HS của 4 lớp 10 học
sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao của trường THPT Nguyễn Công Trứ. Lớp thức
nghiệm : 10A4 (51 HS), 10A7 (45 HS). Lớp đối chứng: 10A3 (51HS), 10A14 (48
HS). Các lớp được chọn có kết quả học tập tương đối đồng đều( dựa vào điểm tuyển
sinh lớp 10).
3.3.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
a. Chuẩn bị
- Trình bày kế hoạch dạy học với ban giám hiệu để được tạo điều kiện thuận
lợi về tâm lí, về trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Trao đổi kế hoạch dạy học với GV tổ Vật lí để lấy ý kiến đóng góp về nội
dung kiến thức, về tổ chức dạy học, về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhờ một GV dạy 2 lớp đối chứng
- Liên hệ và nhờ sự giúp đỡ của GV tin học, GV thư viện và GV phụ trách
phòng thí nghiệm Lí.
b. Tiến hành thực nghiệm
Dạy học trên lớp như kế hoạch đề ra. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được
điều hành bởi bộ câu hỏi định hướng. Tổ chức dạy học chủ yếu theo nhóm. GV phải
phân chia nhiệm vụ tại lớp và ở nhà cho HS thật hợp lí để đảm bảo mọi HS trong
lớp nếu cố gắng đều hoàn thành được , để các em không những không thấy áp lực
học hành quá nặng nề mà còn thấy hứng thú với những công việc được giao.
89
Cuối mỗi chủ đề, các nhóm được khuyến khích nộp một sản phẩm như trang
web, powerpoint về chủ đề vừa học , trong đó phải có thông tin tìm kiếm được ở
sách báo bên ngoài và ở internet. Mỗi sản phẩm được nộp tuỳ theo chất lượng GV
sẽ cộng điểm vào cột kiểm tra 1 tiết.
Sở dĩ chỉ khuyến khích các em mà không bắt buộc vì nhiều lí do:
- HS mới làm quen với IBL nên chỉ dừng ở mức độ tập tìm kiếm tài liệu ở
sách báo và internet, tập viết một bài báo cáo hoàn chỉnh. GV công bố điểm để tạo
động lực cho các em cố gắng.
- Trình độ tin học và ngoại ngữ của HS có hạn.
- Phần lớn các em làm sản phẩm tại nhà nhưng số lượng các em có máy tính
riêng không nhiều.
- Quĩ thời gian các em còn phải chia sẻ cho các môn học khác cũng không
kém phần quan trọng như toán, hoá, sinh...
3.3.3. Thu thập thông tin để kiểm tra đánh giá HS
a. Lấy thông tin từ bài kiểm tra
Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng làm chung một đề kiểm tra. Kết quả bài
kiểm tra làm cơ sở để so sánh về chất lượng tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng
kiến thức và giải quyết vấn đề của HS.
b. Lấy thông tin từ bản đánh giá cá nhân và nhóm
GV kết hợp những thông tin này với những quan sát trên lớp để đánh giá tính
tích cực của mỗi cá nhân và chất lượng làm việc nhóm.
c. Lấy thông tin từ việc quan sát các tiết học
- Quan sát tính tích cực của HS (dùng bảng 3.1)
- Quan sát không khí lớp học có sôi động không, hoạt động nhóm có chất
lượng không.
- Quan sát mức độ nắm bài của HS thông qua câu trả lời và thông qua những
bài tập HS làm
90
- Quan sát xem hệ thống câu hỏi GV đặt ra có hợp lí không, có gợi ý được cho
HS tự tìm được kiến thức không, GV có phải thuyết trình nhiều không,phân bố thời
gian có hợp lí không.
Hình 3.1. Một số hình ảnh thực nghiệm
91
Bảng 3.1. Phiếu quan sát đánh giá mức độ tích cực học tập Vật lí của HS.
Phiếu quan sát đánh giá mức độ tích cực học tập Vật lí của HS.
• Mục đích: đánh giá mức độ tích cực học tập Vật lí của HS
• Đối tượng quan sát : quá trình dạy và học chủ đề Chuyển động thẳng
biến đổi đều và Các lực cơ học theo mô hình IBL
• Hình thức quan sát: quan sát trực tiếp trong giờ dạy.
• Thời gian quan sát: tất cả các tiết học của chủ đề "Chuyển động thẳng
biến đổi đều" và "các lực cơ học"
• Phạm vi quan sát: lớp thực nghiệm
• Những vấn đề cần quan sát:
A. Công việc về nhà của HS
1. HS ôn bài cũ: đa số HS ôn
Kĩ càng, nắm vững
Qua loa, nắm không vững
Không ôn, không biết gì hết
2.HS làm bài tập về nhà: đa số HS
Làm được hết
Chỉ làm được những bài cơ bản
Không làm
3. Nhóm nào có thành viên không thực
hiện nhiệm vụ được phân công?
Nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8
4. Nhóm nào có thành viên không
tham gia thảo luận nhóm?
Nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8
B. Hoạt động tại lớp
5. HS phản ứng như thế nào khi GV
giao nhiệm vụ ?
Vui vẻ, hào hứng
Im lặng
Không hứng thú
6. Khi nhận nhiệm vụ, HS làm việc
8. Các nhóm thảo luận với nhau như
thế nào?
Sôi nổi
Có thảo luận nhưng không sôi nổi
Không thảo luận
9. HS có trao đổi, tranh luận với GV
92
như thế nào?
Tự giác , khẩn trương
Tự giác, chậm chạp
Nhắc mới làm
7.HS trong các nhóm bàn bạc trao đổi
với nhau như thế nào?
Sôi nổi
Có bàn nhưng không sôi nổi
Không bàn
như thế nào?
Sôi nổi
Có tranh luận nhưng không sôi nổi
Không tranh luận
10. HS có tự giác ghi chép nội dung
bài học không?
Tự ghi theo ý mình
Nhắc mới ghi chép
Không ghi chép
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đánh giá định tính
a. Tính tích cực của HS và kĩ năng làm việc hợp tác của HS trong suốt 2
chủ đề
- HS đã quen làm việc theo nhóm: đã biết phân công nhiệm vụ và tự giác hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trong các giờ học, HS thảo luận nhóm tích cực, nghiêm túc, tranh luận sôi
nổi, biết bảo vệ ý kiến của mình và của nhóm
- Không khí lớp học ồn ào , sôi động, tâm lí HS vui vẻ, thoải mái.
- HS nhút nhát cũng mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, dám hỏi bạn, hỏi
thầy những chỗ còn chưa hiểu.
- HS gần gũi nhau hơn và thân thiện với GV hơn
- Các em biết tự đánh giá mình và nhóm của mình
93
b. Đánh giá của HS về mô hình dạy học điều tra [10]
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp đánh giá của HS về 2 chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi
đều” và “Các lực cơ học”.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁC TIẾT HỌC CỦA 2 CHỦ ĐỀ:
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU VÀ CÁC LỰC CƠ HỌC
Số phiếu phát ra: 96 Số phiếu thu vào: 96
Stt Nội dung Số HS đồng ý Tỉ lệ phần
trăm
Vừa sức 90 93,75% 1 Câu hỏi GV đặt ra
Định hướng
được cho em
và nhóm tìm
được câu trả
lời
90 93,75%
2 Thấy được mối liên hệ
giữa các bài trong cùng
một chủ đề
92 95,83%
Người cố vấn
học tập
80 83,33% 3 Trong 2 người này, GV
giống ai hơn ?
Nhà diễn
thuyết cho
công chúng
15 15,63%
GV 19 19,79%
HS 49 51,04%
4 Trong giờ học , ai sau
đây nói nhiều hơn ?
Ngang nhau 28 29,16%
5 Em nhận ra được trọng
tâm của bài học
90 93,75%
On ào, sôi
động
76 79,17%
Bình thường 20 20,83%
6 Không khí lớp học như
thế nào?
Buồn ngủ 0 0%
7 Em ghi chép bài như
thế nào?
Ghi theo ý
mình
41 42,70%
94
Stt Nội dung Số HS đồng ý Tỉ lệ phần
trăm
Ghi những gì
có trên bảng
(và những gì
GV nhấn
mạnh)
55 57,29%
Không ghi
chép
0 0%
Hiểu kĩ hết bài 52 54,17%
Hiểu hết bài
nhưng còn
một vài chỗ
chưa kĩ
44 45,83%
8 Em hiểu bài ở mức độ
nào sau mỗi tiết học
Hiểu ít 0 0%
9 Em thích học theo
nhóm
86 89,58%
Hoàn thành
xuất sắc
22 22,92%
Hoàn thành 72 75,00%
10 Em hoàn thành nhiệm
vụ của nhóm giao cho
ở mức độ nào?
Không hoàn
thành
2 2,08%
Tích cực 78 81,25%
Thảo luận
nhưng không
hứng thú
18 18,75%
11 Em tham gia thảo luận
nhóm như thế nào?
Không thảo
luận
0 0%
Được tự do
trình bày ý
kiến cá nhân
72 75%
Gắn bó với
bạn bè hơn
50 52,08%
Hiểu bài kĩ
hơn
60 62,50%
12 Lợi ích của việc học
theo nhóm
Luôn phải
phấn đấu vươn
lên vì thành
tích của bản
thân và của
nhóm
65 67,70%
95
Stt Nội dung Số HS đồng ý Tỉ lệ phần
trăm
Học được
nhiều hơn và
hiệu quả hơn
80 83,33%
Công việc ở
nhà sẽ nhiều
thêm hẳn
16 16,67%
Mất thêm
nhiều thời
gian để chuẩn
bị bài
20 20,83%
13 Nếu học theo nhóm
thường xuyên thì
Việc học nặng
nề và mệt mỏi
hơn
7 7,29%
14 Học theo nhóm sẽ đạt
thành tích cao hơn học
một mình
82 85,42%
Dạy học
truyền thống (
thầy giảng
giải, trò nghe
và ghi chép)
2 2,08%
Dạy học theo
nhóm với bộ
câu hỏi định
hướng
22 22,92%
15 Em thích cách dạy học
nào sau đây hơn?
Kết hợp cả 2
cách trên
72 75,00%
Qua phiếu bút vấn ( xem phụ lục), đa số HS ủng hộ mô hình học tập này, các
em thích làm việc theo nhóm, thích trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, thấy mình
tự tin hơn, thân thiện và gắn bó với bạn bè hơn, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên vì
thành tích của mình và của nhóm mình.
Tuy nhiên HS cũng thấy học theo nhóm tốn nhiều thời gian và công sức
chuẩn bị hơn học truyền thống. HS phải nỗ lực nhiều hơn. Hầu hết các em nhận xét
rằng nếu kết hợp dạy học truyền thống và học theo nhóm một cách hợp lí thì hiệu
quả dạy và học sẽ cao hơn.
96
c. Đánh giá về kế hoạch dạy học của GV
Dạy học theo mô hình IBL cần nhiều thời gian hơn trong phân phối chương
trình của Bộ giáo dục đào tạo. Qua thực nghiệm cho thấy, với tiến độ dạy học đề
ra, GV và HS phải thật khẩn trương thì mới hoàn thành hết nội dung của tiết học.
Bộ câu hỏi GV đưa ra khá hợp lí, giúp các em tự tìm được kiến thức và thấy
được mối liên hệ chặt chẽ giữa các bài trong cùng một chủ đề. Tuy nhiên còn nặng
về lý thuyết, phần luyện tập còn ít.
Do nhà trường có tăng thêm 1 tiết Lí / tuần nên GV có thêm thời gian để rèn
luyện bài tập cho HS, giúp các em lĩnh hội kiến thức vững chắc hơn. Do đó mô
hình dạy học điều tra vẫn đảm bảo cho HS nắm vững lý thuyết và giải được bài tập
để thi, nghĩa là đạt được mục tiêu mà dạy học truyền thống hướng tới. Nhưng dạy
học điều tra còn làm tốt hơn day học truyền thống ở chỗ: phát huy tính tích cực ,
chủ động của HS, rèn luyện được cho HS kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm, thắt
chặt tình đoàn kết và tạo thi đua lành mạnh giữa các HS trong lớp.
d. Đánh giá sản phẩm của nhóm
- Những nhóm có nộp sản phẩm được đánh giá cao hơn những nhóm không
nộp.
- Với sản phẩm của nhóm , các em đã bước đầu biết tìm tài liệu trên internet
để minh hoạ cho bài học, biết viết báo cáo theo ý tưởng của mình.
- Thông qua việc làm sản phẩm này, HS đã học hỏi được lẫn nhau trong việc
tìm tài liệu và thiết kế một bài trình chiếu hoặc một trang web
- Do mới tập làm nên sản phẩm của các em chưa thật đẹp, chưa phong phú,
nội dung chưa ngắn gọn , súc tích, hình ảnh minh hoạ đôi lúc chưa hợp lí, viết bài
còn sai chính tả… Nhưng khi làm thêm vài sản phẩm như thế này nữa, các khuyết
điểm trên sẽ được khắc phục.
97
3.4.2. Đáng giá định lượng [3]
a. Chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
Kết quả bài kiểm tra cho trong bảng dưới đây
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra chủ đề “Chuyển động
thẳng biến đổi đều”
Điểm số xi
Nhóm
Tổng
số 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Thực nghiệm 96 0 0 5 2 5 4 10 6 17 11 7 9 6 6 1 3 2 1 1
Đối chứng 99 1 1 4 7 13 8 9 12 15 8 6 3 3 2 3 2 1 0 1
PHÂN BỐ ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG Chủ đề
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Điểm số
Số
H
S
Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố điểm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng của chủ
đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều “
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
Số % HS đạt điểm xi
Nhóm Tổng số
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Thực nghiệm 96 0.00 0.00 5.21 2.08 5.21 4.17 10.42 6.25 17.71
Đối chứng 99 1.01 1.01 4.04 7.07 13.13 8.08 9.09 12.12 15.15
98
Số % HS đạt điểm xi
Nhóm Tổng số
5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Thực nghiệm 96 11.46 7.29 9.38 6.25 6.25 1.04 3.13 2.08 1.04 1.04
Đối chứng 99 8.08 6.06 3.03 3.03 2.02 3.03 2.02 1.01 0.00 1.01
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
Chủ đề CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Điểm số
Số
H
S
đạ
t đ
iể
m
x
i
Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số luỹ tích chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
Số % HS đạt điểm xi trở xuống
Nhóm Tổng số
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Thực nghiệm 96 0.00 0.00 5.21 7.29 12.50 16.67 27.08 33.33 51.04
Đối chứng 99 1.01 2.02 6.06 13.13 26.26 34.34 43.43 55.56 70.71
Số % HS đạt điểm xi trở xuống
Nhóm
Tổng
số 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Thực nghiệm 96 62.50 69.79 79.17 85.42 91.67 92.71 95.83 97.92 98.96 100
Đối chứng 99 78.79 84.85 87.88 90.91 92.93 95.96 97.98 98.99 98.99 100
99
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SỐ LUỸ TÍCH chủ đề CĐT BIẾN ĐỔI ĐỀU
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
Điểm số
Số
%
H
S
đạ
t đ
iể
m
x
i t
rở
x
uố
ng
Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.4. Biểu đồ phân phối tần số luỹ tích chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi
đều”
Công thức tính điểm trung bình:
i i
i
1x f
N
= x∑ (1)
Trong đó fi là tần số ứng với điểm xi. N là số HS tham gia bài kiểm tra
Công thức tính độ lệch chuẩn
( )2i i
i
f x x
s
N 1
−
= −
∑
(2)
Sử dụng công thức (1) và (2) cho kết quả ở bảng 3.5
Bảng 3.5: Các tham số thống kê của chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều”
Nhóm Điểm trung bình x Độ lệch chuẩn s
Thực nghiệm 5.4 1.47
Đối chứng 4.6 1.52
100
b. Chủ đề “Các lực cơ học “
Kết quả bài kiểm tra cho trong bảng 3.6
Bảng 3.6 Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra chủ đề “ Các lực cơ học”
Điểm số xi
Nhóm
Tổng số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 96 0 0 1 13 18 21 22 12 6 3
Đối chứng 99 1 3 6 18 21 18 16 9 5 2
PHÂN BỐ ĐIỂM SỐ Chủ đề CÁC LỰC CƠ HỌC
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
Số
H
S Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.5. Phân bố điểm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng của chủ đề “ Các
lực cơ học”
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất chủ đề “ Các lực cơ học”
Số % HS đạt điểm xi
Nhóm Tổng số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 96 0.00 0.00 1.04 13.54 18.75 21.88 22.92 12.50 6.25 3.13
Đối chứng 99 1.01 3.03 6.06 18.18 21.21 18.18 16.16 9.09 5.05 2.02
101
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SÚÂT chủ đề CÁC LỰC CƠ HỌC
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
Số
H
S Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.6 Biểu đồ phân phối tần suất của chủ đề “ Các lực cơ học”
Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số luỹ tích chủ đề “ Các lực cơ học”
Số % HS đạt điểm xi trở xuống
Nhóm
Tổng
số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 96 0.00 0.00 1.04 14.58 33.33 55.21 78.13 90.63 96.88 100
Đối chứng 99 1.01 4.04 10.10 28.28 49.49 67.68 83.84 92.93 97.98 100
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TÍCH LUỸ chủ đề CÁC LỰC CƠ
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
Số
H
S Thực nghiệm
Đối chứng
Hình 3.7.Biểu đồ phân phối tần số luỹ tích chủ đề “ Các lực cơ học”
102
Bảng 3.9. các tham số thống kê của chủ đề “ Các lực cơ học”
Nhóm Điểm trung bình x Độ lệch chuẩn s
Thực nghiệm 6.4 1.60
Đối chứng 5.6 1.85
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê [3]
Từ các tham số thống kê ở bảng 3.5 và 3.9 trên ta có thể kết luận sơ bộ rằng
điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
Để đánh giá mức độ tin cậy của kết luận này ta dùng phương pháp kiển định giả
thuyết thống kê.
a. Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai
Gọi s1 và s2 là độ lệch chuẩn của các mẫu n1, n2 là kích thước của các mẫu.
Đại lượng kiểm định
2
1
2
2
sF
s
= (3)
Với qui ước s1>s2.
Giả thuyết không Ho: “Sự khác nhau về phương sai và của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa”
2
2s
2
1s
Giả thuyết H1: “Sự khác nhau về phương sai của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng là có ý nghĩa”.
Ta kiểm định 2 phía với xác suất sai lầm α=0,1, bậc tự do của nhóm đối
chứng , của nhóm thực nghiệm 1 1f n 1 9= − = 8 52 2f n 1 9= − =
Sử dụng công thức (3) và tra bảng phân phối F ta được bảng 3.10
103
Bảng 3.10. Bảng so sánh F và Fα của chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều” và
“Các lực cơ học”
Độ lệch chuẩn Chủ đề
Nhóm thực
nghiệm s2
Nhóm đối
chứng s1
F Fα Nhận
xét
Chuyển động thẳng
biến đổi đều
1.47 1.52 1,07 1,38 F Fα<
Các lực cơ học 1.60 1.85 1,34 1,38 F Fα<
Theo bảng 3.10, ta thấy ở cả 2 chủ đề đều cho kết quả . Do đó, ta bác
bỏ giả thuyết H
F Fα<
1, chấp nhận giả thuyết Ho. Nghĩa là sự khác nhau về phương sai
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm trên xuất phát
từ một tổng thể chung có phương sai bằng nhau.
b. Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng
Do hai nhóm xuất phát từ một tổng thể chung có cùng phương sai nên đại
lượng kiểm định t dùng công thức
2 1 1 2
t 1
x x n nt
s n n
−= + 2
(4)
( ) ( )2 21 1 2 2t
1 2
n 1 s n 1 s
s
n n 2
− + −= + − (5)
Từ các công thức (4), (5) ta tính được đại lượng t như bảng 3.11a.
Bảng 3.11a. Đại lượng kiểm định t của chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều” và
“Các lực cơ học”
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Chủ đề
2x s2 1x s1
st t
Chuyển động thẳng
biến đổi đều
5.4 1.47 4.6 1.52 1.50 3.56
Các lực cơ học 6.4 1.60 5.6 1.85 1.73 2.91
104
Ta chọn kiểm định một phía.
Giả thuyết không Ho: " Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa "
Giả thuyết đối H1: " Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm
trung bình của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa "
Tra bảng phân phối t ( Student ) ta có kết quả như bảng 3.11b.
Bảng 3.11b. Bảng so sánh t và tα của chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều” và
“Các lực cơ học”
Chủ đề t Xác suất sai
lầm α
tα Nhận xét
Chuyển động
thẳng biến đổi
đều
3.56 0.001 3.23 t tα>
Các lực cơ
học
2.91 0.005 2.66 t tα>
Ơ cả 2 chủ đề, ta đều nhận được t tα> có nghĩa là giả thuyết Ho bị bác bỏ với
xác suất sai lầm lớn nhất là 0,5%. Ta chấp nhận giả thuyết H1. Vậy điểm trung bình
của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý
nghĩa 0,005.
105
3.5. Kết luận chương 3
Kế hoạch dạy học hai chủ đề theo mô hình dạy học điều tra đã được thực
nghiệm sư phạm đúng tiến độ và thu được những kết quả bước đầu khá tốt đẹp. Cụ
thể như sau:
1. So với lớp đối chứng, HS lớp thực nghiệm có thái độ và tinh thần học tập
tích cực hơn, tập thể lớp đoàn kết hơn. Chất lượng tiếp thu kiến thức và kĩ năng của
lớp thực nghiệm cũng tốt hơn, cụ thể:
- Chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều”: số HS đạt điểm trên trung bình
(≥5 ) nhiều hơn (66,66% so với 44,44%) ,số HS kém (≤3) ít hơn (12,5% so với
26,26%), số HS giỏi (≥8) nhiều hơn ( 8,33% so với 7,07%)
- Chủ đề “ Các lực cơ học”: số HS đạt điểm trên trung bình (≥5 ) nhiều hơn
(85,42% so với 71,72%) ,số HS kém (≤3) ít hơn (1,04% so với 10,10%), số HS giỏi
(≥8) nhiều hơn ( 21,87% so với 16,16%)
2. Sau chủ đề thứ nhất, các nhóm HS phải nộp bản tự đánh giá cá nhân và
nhóm. Sau đó GV xem xét và công bố điểm công khai, đồng thời cũng khen thưởng
những nhóm và cá nhân làm việc xuất sắc và phê bình những nhóm và cá nhân làm
việc chưa tốt. Đến chủ đề thứ hai thì xuất hiện một làn sóng thi đua học tập trong
lớp rất sôi nổi, các nhóm luôn muốn chứng tỏ cho GV và cho nhóm khác thấy nhóm
mình nhận thức vấn đề sâu sắc hơn, các cá nhân trong mỗi nhóm cũng tích cực làm
việc hơn để nâng cao thành tích học tập của cá nhân và của nhóm.
3. Qua 2 chủ đề ,các em đã bước đầu biết làm việc hợp tác cùng nhau để giải
quyết nhiệm vụ học tập với sự hướng dẫn của GV.
Như vậy bước đầu ta thấy hiệu quả dạy học của mô hình dạy học điều tra cao
hơn dạy học truyền thống. Nhưng mẫu thực nghiệm còn nhỏ, tính phổ quát chưa
cao. Để có kết luận tổng quát hơn, đáng tin cậy hơn thì ta cần phải tiếp tục thực
nghiệm với mẫu lớn hơn, tiêu biểu, phổ quát hơn, thời gian thực nghiệm dài hơn.
106
KẾT LUẬN
Đối chiếu kết quả nghiên cứu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài “ Vận
dụng mô hình điều tra vào dạy một số chủ đề trong sách Vật lí 10 Nâng cao”, luận
văn rút ra được những kết luận sau đây:
1. Trong phần “ Cơ sở lý luận của mô hình dạy học điều tra “ , đề tài đã nêu
bật được những nét cơ bản nhất của mô hình dạy học điều tra. Đây là mô hình dạy
học hướng vào người học, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS, rèn luyện
cho HS những kĩ năng sống quan trọng để thích nghi với xã hội hiện đại.
2. Luận văn đã xây dựng thành công kế hoạch dạy học 2 chủ đề “ Chuyển
động thẳng biến đổi đều” và “ Các lực cơ học” theo mô hình dạy học điều tra phù
hợp với đối tượng HS thực nghiệm và cơ sở vật chất của trường thực nghiệm.
3. Luận văn đã thực nghiệm thành công 2 chủ đề “ Chuyển động thẳng biến
đổi đều” và “Các lực cơ học “. Thực nghiệm cho thấy IBL mang lại những lợi ích to
lớn mà dạy học truyền thống khó đạt được như:
- Khơi dậy sự húng thú, say mê học tập, ham học hỏi
- HS chuyển từ thế học tập bị động sang chủ động
- HS được nói nhiều hơn, phải làm việc nhiều hơn, qua đó học được con
đường là ra kiến thức, rèn luyện nhưng kĩ năng sống quan trọng như :giải quyết vấn
đề, ra quyết định, làm việc hợp tác, tự học…
- Quan hệ thầy trò cởi mở, gần gũi: thầy trò thường xuyên trao đổi, tranh
luận, học hỏi lẫn nhau.
Để có được những lợi ích trên thì GV phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời
gian để chuẩn bị. IBL cũng khó phát huy được những mặt mạnh của nó nếu như đồ
dùng dạy học thiếu khốn, lạc hậu, sĩ số HS đông.
4. Những kinh nghiệm quí báu :
- Sự chuẩn bị kĩ lưỡng của GV là vô cùng quan trọng, quyết định một nửa sự
thành công của IBL. Sự hưởng ứng nhiệt tình của HS đóng góp một nửa thành công
còn lại.
107
- Khi làm việc nhóm, HS yếu sẽ ỉ lại và nhường việc cho HS giỏi. GV cần
quan tâm tạo nhiều cơ hội cho các em này được phát biểu trước lớp. Khi giao nhiệm
vụ (hoặc ra câu hỏi) thì nhiệm vụ đó ( hoặc câu hỏi đó) phải bắt được tất cả HS
trong nhóm cùng làm việc với nhau mới ra được kết quả.
- Thang điểm đánh giá cá nhân, nhóm và sản phẩm của nhóm càng chi tiết
càng tốt. Đây là cơ sở để các em tự đánh giá, tự điều chỉnh mình, qua đó nâng cao
chất lượng làm việc của cá nhân và của nhóm.
- Thời gian ít mà nội dung học lại nhiều nên GV cần phân việc cho HS ở nhà
và ở trường thật hợp lí, khoa học.
- Đối với tài liệu tham khảo, GV không chỉ giới thiệu tên mà nên chỉ cho các
em nơi có thể tìm thấy nó, nếu HS không tìm thấy thì phải phản hồi cho GV, GV sẽ
cho HS mượn hoặc photo cho các em.
Tóm lại, mô hình dạy học điều tra khi được vận dụng sáng tạo , phù hợp với
bài học, với đối tượng HS thì mang sẽ lại hiệu quả dạy học cao, đáp ứng được yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
KIẾN NGHỊ
- Phần cơ sở lý luận của đề tài cần được nghiên cứu sâu sắc hơn, toàn diện
hơn.
- Triển khai IBL cho các chủ đề khác, các môn học khác để rút thêm kinh
nghiệm.
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo(2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện sách
giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Vật lí, NXBGD
2. Nguyễn Hữu Châu,(2006) Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, NXB GD .
3. Hoàng Chúng(1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục, NXB GD
4. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker(1998), Cơ sở Vật lí, tập 1,2,
NXBGD.
5. Đỗ Ngọc Đạt(2000), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội
6. TS.Lê Văn Giáo, PGS.TS. Lê Công Triêm, THS. Lê Thúc Tuấn (2005), Một số
vấn đề về phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông,
NXB GD
7. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn
Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường (2006),
Vật lí 10 nâng cao, NXBGD
8. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn
Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Túân, Lê Trọng Tường,(2006)
Vật lí 10 nâng cao, sách giáo viên, NXBGD
9. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung
học phổ thông ,Đại học sư phạm TPHCM
10. TS. Nguyễn Mạnh Hùng(2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học
Vật lí ,Đại học sư phạm TPHCM
11. PGS.TS.Đặng Thành Hưng( tổng thuật)(1995), Các lý thuyết và mô hình giáo
dục hướng vào người học ở phương tây, viện khoa học gioá dục, trung
tâm thông tin khoa học giáo dục, Hà Nội
109
12. TS. Lê Thị Thanh Thảo(2006), giáo trình bài giảng những cơ sở lý luận của
dạy học Vật lí hiện đại ,Đại học sư phạm TPHCM.
13. Tổ vật lý, trường THPT Nguyễn Công Trứ(2007), Đề cương trắc nghiệm Vật lí
10, lưu hành nội bộ
14. Lê Trọng Tương, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng
Tuấn,(2006) Bài tập Vật lí 10 nâng cao,NXBGD
Internet
15.
16.
17.
18.
19. www.education.gov.ab.ca/k_12/curriculum/bysubject/focusoninquiry.pdf
20. ac. .uk/learning/assessnent3.asp
21. uiuc. .edu/
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
12/Essential%20Questions/Index.htm
110
PHỤ LỤC A
Danh sách nhóm học sinh
DANH SÁCH HỌC SINH 10A4 (CĐTBDĐĐ)
NHÓM 1 (6đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Dương Anh Huy 4
Bùi Hoàng Sơn 9
Hoàng Phú Hưng 6
Tôn Đức phi 7
Dương Quốc Trung 5
Đỗ Mạnh Trường 6
NHÓM 2 (6đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Lê Minh Hiển 5
Trần Sơn Minh 8
Ngô Việt Hưng 8
Nguyễn Thế Thái 6
Nguyễn Trọng
Trường
6
Phạm Ngọc Trung 6
NHÓM 3 (8đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Nguyễn Đức Bắc 8
Trần Thị Minh Hiền 8
Nguyễn Minh Nhật 8
Huỳnh Nguyễn Ngọc
Thành
8
Bồ Xuân Thảo 7
Bùi Thị Mỹ Yến 8
NHÓM 4 (8 )
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Lê Thị Phượng 9
Nguyễn Thị Ngọc Quế 8
Đặng Thị Hoàng 6
P1
Quyên
Lê Ngọc Trân 6
Vũ Thanh Quế Uyên 6
Bùi Ngọc Thanh
Tuyền
7
NHÓM 5 (8đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Nguyễn Thị Thuỳ
Dung
6
Đồng Minh Khôi 7
Trần Nguyên Hạnh 7
Vũ Công Thành 8
Dương Thị Thu Thảo 9
Dương Ngọc Hoàng
Yến
7
NHÓM 6 (9 đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Lê Xuân Hoàng Anh 7
Trương Đặng Ngọc
Hân
8
Nguyễn Hoàng Yến
Linh
9
Hoàng Hải Ly 7
Nguyên Trương Bảo
Ngọc
9
Nguyễn Thị Hồng
Thuỷ
7
Nghiêm Bích Trâm 9
NHÓM 7 (7đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Huỳnh Thị Kim
Huyền
7
Lâm Bửu Lam 7
Nguyễn Hương Trà
My
7
Khiếu T Thuỳ Ninh 7
Lê Phương Quỳnh 8
P2
Nguyễn Phi Yến 7
Phùng Kim Duyên 8
NHÓM 8 (7đ)
Mã
số
Họ tên Ghi chú
Nguyễn Thanh Bảo 8
Nguyễn Thanh Bình 7
Trần Minh Nhựt 7
Nguyễn Hoàng Gia 7
Hoàng Thị Phương 6
Hoàng Thị Tuyết 6
Trần Linh Trang 6
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 10A7 (CĐTBĐĐ)
NHÓM 1 (8đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
4 Phan Thị Hồng Anh 8
5 Trịnh Thi Thừa An 8
25 Nguyễn Minh Nhật 9
27 Đinh Thị Lan Phương 7
32 Mai Vũ Phương Thanh 7
34 Bùi Thị Phương Thảo 9
NHÓM 2 (7đ)
Mã số Họ và tên Ghi chú
10 Trịnh Công Hải 9
17 Vũ Hoàng Minh Khôi 7
20 Lê Minh 6
30 Phạm Nguyễn Hoàng
Tâm
9
31 Phương Chí Tâm 9
42 Nguyễn Minh Trực 9
NHÓM 3 (7đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
6 Nguyễn Hoàng Ngọc Bích 7
24 Hoàng Thị Như Nguyệt 7
28 Vũ Đức Huy Quang 8
33 Nguyễn Hoàng Minh Thái 9
P3
41 Vương Lê Thanh Trúc 6
44 Nguyễn Văn Tuấn 8
NHÓM 4 (7 đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
1 Lê Mĩ An 8
26 Trương Thị Kim Nhi 6
36 Nguyễn Viết Thắng 8
37 Trương Lê Quốc Thắng 8
35 Nguyễn Hoàng Thạch 7
NHÓM 5 (8đ)
Mã số Họ và tên Ghi chú
3 Nguyễn Vương Tường
Anh
9
12 Nguyễn Thanh Hiền 9
13 Võ Diệu Hiền 6
16 Phan Thị Cẩm Hương 6
38 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 9
43 Lê Đình Anh Tuấn
NHÓM 6 (8đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
9 Trần Thái Hà 6
19 Phạm Thái Hoàng Lộc 8
21 Nguyễn Nho Hoàng Nam 9
22 Trần Thu Nga 8
45 Phan Tuấn Vũ 8
NHÓM 7 (5đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
7 Nguyễn Đức Cảnh 5
11 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 5
14 Nguyễn Bá Hoàng 5
23 Đoàn Đức Nghĩa 6
29 Phan Thị Sang 7
P4
NHÓM 8 (5đ)
Mã
số
Họ và tên Ghi chú
2 Nguyễn Việt Anh 5
8 Nguyễn Quốc Dương 6
15 Trần Thuỵ Thanh Huyền 5
18 Trương Minh Kỳ 5
39 Thái Thanh Thư 8
40 Võ Thị Thuỳ Tiên 6
P5
PHỤ LỤC B
ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁC TIẾT HỌC CỦA 2 CHỦ ĐỀ:
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU VÀ CÁC LỰC CƠ HỌC
1. Hệ thống câu hỏi giáo viên đặt ra có vừa sức với em không?............. Có định
hướng được cho em và nhóm tìm được câu trả lời không?..............
2. Em có nhận thấy được mối liên hệ giữa các bài trong cùng một chủ đề
không?....................................
Nếu không thì vì sao?
…..…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………
3. Em thấy giáo viên trong lớp giống ai trong 2 người sau đây?
Như một người cố vấn học tập
Như một nhà diễn thuyết cho công chúng
4. Theo em, trong giờ học Lý, ai nói nhiều hơn?
giáo viên học sinh ngang nhau
5. Trong giờ học, em có nhận ra được trọng tâm của bài học không?..................
Nếu không thì vì sao?
………………………………………...........................................................................
…………………………………………………………………………………..……
…
6. Em thấy không khí lớp học trong tiết Lý ( có thảo luận nhóm ) như thế nào?
Ồn ào
Sôi động
Bình thường
Im lặng và buồn ngủ
7. Em ghi chép bài như thế nào?
Tự ghi chép theo ý mình
Chép những gì có trên bảng
Không ghi chép ?
8. Sau mỗi tiết học em hiểu bài đến mức độ nào?
Hiểu hết bài Hiểu một phần
Không hiểu gì cả
9. Em có thích học theo nhóm không? ………………………
10. Khi được nhóm giao nhiệm vụ, em thực hiện ở mức độ nào?
P6
Hoàn thành xuất sắc
Hoàn thành
Không hoàn thành
11. Khi thảo luận nhóm, em tham gia như thế nào?
Tích cực thảo luận
Thảo luận nhưng không hứng thú
Không thảo luận
12. Theo em, học nhóm mang lại những lợi ích gì?
Được tự do trình bày ý kiến cá nhân
Thân thiện, gắn bó với bạn bè hơn
Hiểu bài kĩ hơn
Luôn phải phấn đấu vươn lên vì thành tích của cá nhân và của cả nhóm
13. Theo em , học theo nhóm em có đạt được thành tích cao hơn học một mình
không?..........
Nếu không thì vì sao? ……………………………………………………………..….
………………………………………………………………………………………
………………………………………..
14. Nếu thường xuyên học theo nhóm thì:
Công việc ở nhà của em sẽ nhiều thêm hẳn
Mất thêm thời gian chuẩn bị bài
Việc học trở nên nặng nề hơn
Em sẽ học được nhiều hơn và hiệu quả hơn.
15. Giữa cách dạy và học truyền thống ( thầy giảng giải, trò nghe và ghi chép)
với cách dạy học theo nhóm và bộ câu hỏi định hướng , em thấy cái nào tốt cho
em hơn?
Dạy và học truyền thống
Dạy học theo nhóm và bộ câu hỏi định hướng
Kết hợp cả hai
P7
PHỤ LỤC C
Một số phiếu học tập
P8
PHỤ LỤC D
Bài giảng điện tử “RƠI TỰ DO”
KIỂM TRA BÀI CŨ
• Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
• Viết các công thức của chuyển động thẳng
biến đổi đều?
Bài 6: RƠI TỰ DO
1. Rơi tự do là gì?
2. Rơi tự do có đặc điểm gì?
3. Các công thức của rơi tự do
1. Rơ
• Các vật rơi trong không khí có nhanh chậm
giống nhau không? Cho ví dụ? Nguyên
nhân?
i tự do là gì?
1. Rơ
• Nếu loại bỏ được không khí, các vật có
rơi như nhau không?
i tự do là gì?
Galileo (1564-1642)
1. Rơ
• Nếu loại bỏ được không khí, các vật có
rơi như nhau không?
i tự do là gì?
David Scott
1. Rơ
• Các vật trong không khí rơi nhanh chậm
khác nhau là do….
• Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác
dụng của trọng lực.
• Nếu lực cản không khí không đáng kể so với
trọng lượng của vật thì rơi trong không khí
được xem là rơi tự do
i tự do là gì?
2. Rơ
• Rơi tự do theo phương nào? Chiều nào?
i tự do có đặc điểm gì? 2. Rơ
• Rơi tự do là chuyển động gì? Thiết kế một phương
án thí nghiệm kiểm chứng điều đó.
i tự do có đặc điểm gì?
2. Rơi tự do có đặc điểm gì?
Chọn
t=0
l1 l2 l3 l4 l5
l2-l1=? l3-l2=? l4-l3=? l5-l4=?
l2-l1 = l3-l2 = l4-l3 =…= ln-ln-1 =s= a.0,022l2-l1 = l3-l2 = l4-l3 =…= ln-ln-1
? ? ? ?
2. Rơ
Gia tốc rơi tự do có đặc điểm gì?
Ở cùng một nơi trên trái đất và ở gần mặt đất, các vật
rơi tự do đều có cùng một gia tốc g
i tự do có đặc điểm gì?
g=9,8m/s2
2. Rơ
• Phương rơi:….
• Chiều rơi:…..
• Tích chất chuyển động:…………
• Gia tốc rơi tự do:….
i tự do có đặc điểm gì?
3. Các công thức của rơi tự do
• Trục Ox thẳng đứng, hướng xuống
• GTĐ: vị trí thả
• GTG: lúc bắt đầu thả
Vo=0
O
x
a=?
v=?
s=?
v2=?
2
2
a g
v gt
1s gt
2
v 2gs
g
Trong rơ
A) Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
B) Vật có kích thước lớn hơn rơi chậm hơn
C) Vật rơi tự do ở những nơi khác nhau sẽ
khác nhau
D) Các vật rơi ở mọi nơi với cùng gia tốc g
i tự do Rơ
A) Thẳng đều
B) Thẳng nhanh dần đều
C) Thẳng chậm dần đều
D)Thẳng biến đổi đều
i tự do là chuyển động
P9
Bài giảng điện tử “LỰC MA SÁT”
KIỂM TRA BÀI CŨ
1) Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
2) Lực đàn hồi của lò xo có đặc điểm gì?
3) Lực căng dây có đặc điểm gì?
LỰC MA SÁT
1. Lực ma sát nghỉ
2. Lực ma sát trượt
3. Lực ma sát lăn
4. Vai trò của ma sát trong đời sống
1. Lực ma sát nghỉ
a.Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có
ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này
có xu hướng làm cho vật chuyển động
nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát
P
N
F
msnF
v=0
1. Lực ma sát nghỉ
b. Lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì?
• Giá luôn nằm trong mặt tiếp xúc giữa 2 vật
• Ngược chiều với ngoại lực
• Độ lớn
msn xF F
P
N
F
msnF
v=0
xF
yF
msn max nF N
n: hệ số ma sát nghỉ, phụ thuộc
vào tính chất các mặt tiếp xúc
N: áp lực lên mặt tiếp xúc
2. Lực ma sát trượt
a) Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
b) Lực ma sát trượt có đặc điểm gì?
• Cùng phương, ngược chiều với vận tốc tương đối của
vật ấy đối với vật kia
• Độ lớn:
mst tF N
t: hệ số ma sát trượt. mstF
v
N
P
t không phụ thuộc diện tích tiếp xúc mà phụ thuộc
vào tính chất của các mặt tiếp xúc
3.Lực ma sát lăn
a) Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
b) Lực ma sát lăn có đặc điểm gì?
Giống ma sát trượt
msF N
: hệ số ma sát lăn
4. Vai trò của ma sát trong đời sống
4. Vai trò của ma sát trong đời sống 4. Vai trò của ma sát trong đời sống
Khúc gỗ nằm yên trên bàn ngang và trên
mặt phẳng nghiêng, trường hợp nào xuất
hiện lực ma sát nghỉ?
?
Tại sao khi nhổ
cọc, người ta
thường lay rồi mới
nhổ?
?
P10
PHỤ LỤC E
Sản phẩm của nhóm 1, lớp 10A7
Phan Thị Cẩm Hương
Phan Thị Sang
Đinh Thị Lan Phương
Nguyễn Hoàng Thạch
Nguyễn Đức Cảnh
Lê Đình Anh Tuấn
Thành Viên
Bài Thuyết Trình Vật Lý
Nhóm 1 lớp 10A7
Lực Hấp Dẫn
Lực Ma Sát
Lực Đàn Hồi
CÁC LỰC CƠ HỌC
LỰC HẤP DẪN
1. Lực hấp dẫn
Các hành tinh chuyển động quanh mặt trời
Mọi vật trong tự nhiên đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp
dẫn.
2. Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm tuân theo
Định luật vạn vật hấp dẫn
Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) có độ lớn tỉ lệ
thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch bình
phương khoảng cách của chúng.
F
hd
m1m2= G
r 2
G là là hằng số hấp dẫn.
LỰC HẤP DẪN
G là hằng số hấp dẫn
Mô tả thí nghiệm
LỰC HẤP DẪN
Năm 1798, nhà bác học người Anh Ca-ven-đi sơ
đã dùng cái cân xoắn rất nhạy để đo lực hấp dẫn
giữa hai quả cầu ,từ đó xác định được G
Xem đoạn phim
Mô tả thí nghiệm của Ca-ven-đi sơ
G=6,67.10-11N.m2/kg2
LỰC HẤP DẪN
LỰC HẤP DẪN và ĐỜI SỐNG
3. Biểu thức của gia tốc rơi tự do
R
h
P
m -Lực hấp dẫn do tác dụng lên một
vật gọi là trọng lực của vật đó
-Gia tốc g của sự rơi tự do ở độ
cao h:
g =
GM
(R+h) 2
-Trong đó M,R là khối lượng và bán kính của Trái Đất.
LỰC HẤP DẪN và ĐỜI SỐNG
4.Trường hấp dẫn ,trường trọng lực
-Mỗi vật luôn chịu tác dụng lực hấp dẫn lên các vật xung
quanh.Ta nói xung quanh mỗi vật đều có một trường hấp dẫn
Hình ảnh hai chiều về sự biến dạng
của không thời gian. Sự tồn tại của vật
chất làm biến đổi hình dáng của không
thời gian, sự cong của nó có thể được
coi là hấp dẫn
-Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó gọi là trường
trọng lực ( hay trọng trường)
5. Thuỷ triều
Là do lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên phần nước của đại
dương và phần của lục địa đã tạo ra sự dịch chuyển tương đối
của phần nước so với phần đất
Thuỷ triều xuống ở bãi biển Thuỷ triều lên ở bãi biển
LỰC HẤP DẪN và ĐỜI SỐNG
Xem phim lực hấp dẫn trên Trái đất và mặt trăng
Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng
đàn hồi và có xu hướng chống lại nguyên nhân
gây ra biến dạng
LỰC ĐÀN HỒI
Một số hình ảnh minh hoạ của lực đàn hồi
Tác dụng lực làm cánh cung bị
uốn cong
Dùng lực tác dụng làm quả
bóng cao su bị biến dạng
Lực đàn hồi của lò xo
- Phương: trùng với trục lò xo
- Chiều: ngược với chiều biến dạng
của lò xo
- Độ lớn: trong giới hạn đàn hồi, Fđh
tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò
xo
Fđh = k.l
l = |l – lo|
K là hệ số đàn hồi (hay độ cứng)
Các lò xo có độ cứng khác nhau
Lực đàn hồi của lò xo
-Điểm đặt: là điểm mà đầu
dây tiếp xúc với vật
-Chiều: từ hai đầu dây vào
phần giữa của sợi dây
Lực căng dây
Lực đàn hồi và đời sống
a) Lực kế
P11
b) Một số ứng dụng khác
Dây thun Bong bóng
Cầu bật
phuộc nhún xe
Lực đàn hồi và đời sống
Lực đàn hồi và đời sống
Trò chơi bangi
LỰC MA SÁT
Một số trường hợp thường gặp
a)Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ
1) Lực ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có
ngoại lực tác dụng lên vật .Ngoại
lực này có xu hướng làm cho vật
chuyển động nhưng chưa đủ
thắng lực ma sát
1) Lực ma sát nghỉ
b)Phương chiều của lực mát nghỉ
─ Giá của luôn nằm mặt tiếp xúc giữa hai vậtFmsn
─ ngược chiều với ngoại lựcFmsn
c) Độ lớn của lưc ma sát nghỉ
Fmsn cân bằng với (ngoại lực ).Vậy độ lớn của luôn bằng xF Fmsn Fx
FM = Nµn
2)Lực ma sát trượt
a)Sự xuất hiện của lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt xuất hiện
ở mặt tiếp xúc khi 2 vật
trượt trên bề mặt nhau.
2)Lực ma sát trượt
B
Av BA
v ABFmst
F’mst
b) Phương và chiều của lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và
ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với vật kia
2)Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt
không phụ thuộc
mặt tiếp xúc
c) Độ lớn của lực ma sát trượt
2)Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt
tỉ lệ thuận với áp
lực N
c) Độ lớn của lực ma sát trượt
2)Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt
phụ thuộc vào
tính chất của mặt
tiếp xúc
c) Độ lớn của lực ma sát trượt
2)Lực ma sát trượt
c) Độ lớn của lực ma sát trượt
Ta nhận thấy tỉ lệ thuận với áp lực N tác dụng lên mặt tiếp
xúc
Fmst
Fmst= Nµ t
Trong đó là hệ số ma sát trượt (không có đơn vị)µt
Chú ý : trong nhiều trường hợp ,hệ số ma sát nghỉ lớn hơn hệ số
ma sát trượt .Cũng có nhiều trường hợp chúng xấp xỉ bằng nhau.
2)Lực ma sát lăn
4)Vai trò của ma sát trong đời sống
a)Ma sát trượt
Viết bảng Đánh diêm Phanh xe
4)Vai trò của ma sát trong đời sống
b)Ma sát lăn
Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt nhiều lần ,nên người ta
thường tìm cách thay thế phần lớn ma sát trượt bằng ma sát lăn
P12
4)Vai trò của ma sát trong đời sống
b)Ma sát lăn
4)Vai trò của ma sát trong đời sống
c)Ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ có một vai trò quan trọng trong đời sống của
chúng ta.
Nhờ có lực ma sát nghỉ, ta mới có thể cầm nắm, đi lại, đối với
người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát
động làm cho các vật chuyển động được.
Sản phẩm của nhóm 1 và nhóm 4, lớp 10A4
P13
P14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89941LVVLPPDH011.pdf