Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 và dự báo đến năm 2010

Trong những năm đầu của quá trình đổi mới, phát triển công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Vì vậy, phấn đấu trở thành Công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2010 là mục tiêu hàng đầu của nước ta hiện nay nếu không muốn tụt hậu về kinh tế. Tính Thái Nguyên sau 15 năm đổi mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 10 lần. Đến năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt trên 5 nghìn tỷ đồng. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để trong thời gian tới Công nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần thực hiện những giải pháp sau: Một là Mở rộng và xâm nhập thị trường không chỉ thị trường trong tỉnh mà thị trường ngoài tỉnh và thị trường quốc tế. Cần phải sản xuất những gì thị trường cần, tạo lập thương hiệu và chổ đứng cho thị trường. Có như vậy mới gia tăng được sản lượng và là chất xúc tác để chính các doanh nghiệp công nghiệp phải tự cải thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hai là huy động và sử dụng vốn: Vốn là vô cùng quan trọng đối với phát triển công nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp cần một lượng vốn tập trung. Cần đa dạng các nguồn vốn sở hữu, nguồn vốn huy động không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn phải tự mở rộng như từ kết quả sản xuất kinh doanh, phát hành trái phiều, tham gia thị trường tài chính, Đảm bảo có thể huy động vốn để mở rộng sản xuất là một yêu cầu quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Kênh đầu tư nước ngoài cần trở thành một kênh đầu tư quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Ba là đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ trong các ngành công nghiệp. Tiến bộ khoa học là điều kiện then chốt để tạo sức cạnh tranh của hàng hoá, tăng năng suất lao động. Nếu không đầu tư hàm lượng kỹ thuật cao thì hàng hoá không thể có sức cạnh tranh, không thể có chỗ đứng trong thị trường. Việc đầu tư khoa học công nghệ cần theo hướng do các doanh nghiệp tự quyết định căn cứ vào tiềm lực của doanh nghiệp đó. Nó phải luôn nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu không doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tụt hậu và bị loại khỏi thị trường Bốn là: Phát triển và nâng cao hiệu quả liên doanh, liên kết. Khắc phục tình trạng xem trọng liên doanh, liên kết với nước ngoài mà xem nhẹ trong nước. Liên doanh liên kết là để tăng hiệu quả kinh doanh tuỳ vào nó mà tính toán mức độ liên doanh liên kết, hình thức liên doanh sao cho phù hợp với mục tiêu quan trọng nhất là tăng năng suất lao động Năm là Lao động và đào tạo. Thái Nguyên đang có những lợi thế về nguồn nhân lực nhưng cần tận dụng và chiến lược tuyển người tài. Coi trọng đào tạo về chất lượng là chính, đào tạo công nhân kỹ thuật có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường. Tích cực hợp tác với các trường trong tỉnh để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ một cách tối đa Sáu là: Tích cực đổi mới cơ chế quản lý cho thích ứng với thị trường. Tránh các thủ tục rườm rà, quan liêu, hạch sách mà lỡ mất các cơ hội đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đang hội tụ những điều tiên quyết để phát triển công nghiệp bền vững và mạnh mẽ. Vì vậy, trong chiến lược của tỉnh năm 2006 đã phấn đấu đạt 6100 tỷ đồng vượt xa mọi dự đoán. Và chúng ta tin điều đó sẽ thành hiện thực

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 và dự báo đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính các phương sai Phương sai chung: Phản ánh sự biến thiên của y do ảnh hưởng của tất cả các nguyên nhân trong đó có x Phương sai phản ánh sự biến thiên của y do ảnh hưởng riêng của biến thiên của x: Phương sai phản ánh sự biến thiên của y do ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài x: à B2: Tính tỷ số tương quan: Tuy nhiên, tỷ số tương quan có hạn chế là chỉ đánh giá được trình độ chặt chẽ chứ không nêu lên được chiều hướng của mối liên hệ 2.4. Liên hệ tương quan giữa nhiều tiêu thức số lượng( hồi quy tương quan bội) 2.4.1. Phương trình hồi quy Khi phân tích mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức trước hết phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu để chọn ra những tiêu thức nào có mối liên hệ với nhau trong đó chỉ có một tiêu thức là kết quả và chỉ chọn những tiêu thức nào có ý nghĩa nhất có ảnh hưởng tới tiêu thức kết quả - Chú ý: + các tiêu thức được chọn phải có thể biểu hiện được bằng số lượng, nguồn tài liệu phải đầy đủ, tin cậy + Nếu có nhiều tiêu thức cùng phản ánh một đặc điểm nào đó thì chỉ chọn những tiêu thức có ảnh hưởng lớn nhất + Số đơn vị điều tra nên nhiều gấp 5-10 lần tiêu thức nguyên nhân thì kết quả phân tích mới có ý nghĩa - Phương trình hồi quy trong đó: bi(i=) có thể xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất xi(i= ) các nhân tố tác động đến y cách xác định: bi Giả sử có hai biến x1,x2 tác động tới y: Các tham số b0, b1,b2 phải thoả mãn hệ phương trình Hoặc tính bằng công thức trực tiếp r: Hệ số tương quan tuyến tính từng cặp ý nghĩa của các tham số: +b0: ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài các nguyên nhân nghiên cứu(xi) tới sự thay đổi của y +bi: hệ số hồi quy: phản ánh mức ảnh hưởng của các nhân tố xI tới sự thay đổi của y. Cụ thể: mỗi khi xi tăng thêm một đơn vị thì tiêu thức kết quả y thay đổi trung bình bi đơn vị Nếu các tiêu thức nguyên nhân xi không cùng đơn vị tính thì các bi chỉ nói lên mức ảnh hưởng của từng xi chứ không giúp ta so sánh mức ảnh hưởng của các nhân tố đó 2.4.2. Hệ số tương quan Dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bội và người ta thường dùng hai loại sau: - Hệ số tương quan bội(R): dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa những tiêu thức kết quả với tất cả các tiêu thức nguyên nhân được nghiên cứu hệ số tương quan có tính chất giống với hệ số tương quan của hồi quy hai biến 3. Phương pháp chỉ số 3.1. Khái niệm chung về phương pháp chỉ số a, Khái niệm Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu Chỉ số dùng để so sánh các hiện tượng cùng loại. Nó khác với số tương đối là số tương đối có thể so sánh hiện tượng cùng loại hoặc khác loại nhưng chỉ số thì chỉ dùng để biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại b, Phân loại Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian: chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh theo không gian căn cứ vào phạm vi tính toán: Chỉ số đơn(cá thể): nêu lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong tổng thể. Ví dụ: chỉ số giá từng mặt hàng trên thị trường Chỉ số chung: nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu VD: chỉ số giá tiêu dùng(CPI): chỉ số chung CPI phản ánh biến động chung về giá bán của các mặt hàng tiêu dùng Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu: - Chỉ số chỉ tiêu số lượng: là chỉ tiêu được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng. Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng nghiên cứu VD: chỉ số sản phẩm Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh mức độ phổ biến, mối liên hệ của hiện tượng VD: chỉ số giá là chỉ số chỉ tiêu chất lượng Căn cứ vào phương pháp tính toán: Chỉ số tổng hợp: để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị phần tử trong tổng thể Chỉ số bình quân: ( chỉ số chỉ tiêu bình quân) được vận dụng để tính chỉ số chung, từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân c, Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê - Phương pháp chỉ số là phương pháp của thống kê nghiên cứu sự biến động của các hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị phần tử mà các đại lượng không thể trực tiếp cộng được với nhau VD: giá bán đơn vị các mặt hàng Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhiều yếu tố nghiên cứu với các nhân tố khác Khi có nhiều nhân tố tham gia trong phương pháp chỉ số việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi d, Quyền số của chỉ số thống kê Quyền số của chỉ số là nhân tố được giữ cố định trong công thức chỉ số chung CPI= q là một quyền số Ý nghĩa:- nói lên tầm quan trọng hay vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể - Quyền số chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể tổng hợp, từ đó thiết lập quan hệ so sánh - vấn đề lựa chọn quyền số cho chỉ số thống kê + lựa chọn các nhân tố liên quan + mục đích của các nhân tố liên quan + xác định thời kỳ cho quyền số( tuỳ thuộc điều kiện dữ liệu, tuỳ thuộc yêu cầu thông tin phân tích, thời kỳ quyền số của chỉ số chung có thể bao gồm kỳ gốc, kỳ báo cáo hoặc một kỳ nào đó thích hợp e, Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian. - So sánh theo không gian: so sánh được chênh lệch, khác biệt về mức độ hiện tượng qua không gian - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - Cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố 3.2. Phương pháp tính chỉ số 3.2.1. Chỉ số phát triển a, Chỉ số đơn - Chỉ số đơn giá: biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai thời gian khác nhau ( tính cho từng đơn vị mặt hàng) phản ánh biến động giá của từng mặt hàng trên thị trường - Chỉ số đơn lượng: hàng tiêu thụ biểu hiện quan hệ so sánh khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thời gian b, Chỉ số chung: (chỉ số tổng hợp) b1, Chỉ số tổng hợp giá cả: người ta thường dùng cac chỉ số tổng hợp sau: - chỉ số tổng hợp giá cả laspeyres; sử dụng quyền số q0 Xét : phản ánh mức tăng( giảm) doanh thu ở kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng biến động giá bán các mặt hàng của hai kỳ - Chỉ số tổng hợp giá cả paasche: quyền số được sử dụng là q1 Xét : phản ánh mức tăng( giảm) doanh thu thực tế ở kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng biến động giá bán các mặt hàng giữa hai kỳ Phương pháp này có hạn chế dữ liệu phải được cập nhập và chưa loại trừ hoàn toàn phần ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, nó phản ánh biến động thực tế của doanh thu do tác động của nhân tố giá - Chỉ số tổng hợp Fisher: kết hợp cả hai quyền số q0, q1 được vận dụng trong trường hợp có sự chênh lệch quá lớn giữa chỉ số laspeyres và chỉ số paasche do ảnh hưởng sự thay đổi cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng chỉ số Fisher là trung bình nhân của chỉ số laspeyres và chỉ số paasche Từ các công thức trên có thể suy ra chỉ số giá theo công thức số bình quân, theo trung bình điều hoà gia quyền của các chỉ số đơn về giá bán 3.2.2. Chỉ số không gian Chỉ số không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở hai điều kiện không gian khác nhau Xét tình huống so sánh giữa thị trường A và thị trường B a, Chỉ số đơn so sánh từng mặt hàng ở hai thị trường chỉ số giá: Chỉ số lượng tiêu thụ: b, Chỉ số tổng hợp Chỉ số không gian về lượng tiêu thụ: theo : Quyền số phản ánh giá bình quân của từng mặt hàng tính chung ở 2 thị trường 3.3. Hệ thống chỉ số 3.3.1. Khái niệm chung và cấu thành của hệ thống chỉ số a, Khái niệm Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau hợp thành một phương trình cân bằng - cấu thành: + chỉ số toàn bộ: nêu lên biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành + chỉ số nhân tố: gồm từ hai chỉ số nhân tố trở lên. Mỗi chỉ số nhân tố nêu lên biến động của một nhân tố và ảnh hưởng biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành b, tác dụng của hệ thống chỉ số - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng, biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối Phương pháp chỉ số: phân tích các nhân tố theo sự cấu thành Phương pháp hồi quy- tương quan: phân tích dựa trên số liệu có liên quan - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống 3.3.2. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số a, phương pháp liên hoàn - đặc điểm:+ Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố cấu thành thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố + Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố và mẫu số của các chỉ số nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số đứng sau + chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố - Các bước xây dựng hệ thống chỉ số: 3 bước + phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành + sắp xếp các nhân tố theo thứ tự, tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần + viết hệ thống chỉ số trong đó các chỉ số nhân tố được thiết lập theo nguyên tắc: đối với nhân tố chất lượng: sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu Đối với nhân tố số lượng: sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng ở kỳ gốc b, Phương pháp biểu hiện ảnh hương biến động riêng biệt - Đặc điểm: + nêu lên ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp: trong đó các chỉ số phản ánh biến động riêng của mỗi nhân tố được thiết lập với quyền số kỳ gốc + trong hệ thống chỉ số, ngoài chỉ số nhân tố còn có chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của các nhân tố cùng biến động và tác động lẫn nhau - Xác định hệ thống chỉ số theo phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng: + phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành + sắp xếp các nhân tố theo thứ tự( tính chất lượng vốn giảm dần, tính số lượng tăng dần) - viết hệ thống chỉ số trong đó mỗi chỉ số nhân tố sử dụng quyền số kỳ gốc và chỉ số liên hệ là chỉ số đảm bảo cân bằng của hệ thống chỉ số VD: hệ thống chỉ số phân tích tổng doanh thu theo phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt trong đó: (1) (2) (3) (4) (1): chỉ số toàn bộ, nêu lên biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố (2): phản ánh biến động riêng của giá bán các mặt hàng ảnh hưởng tổng doanh thu (3): phản ánh biến động riêng của lượng tiêu thụ các mặt hàng ảnh hưởng (4): phản ánh kết quả cùng biến động và cùng tác động của giá và lượng hàng tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu c, hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức - hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân (1) (2) (3) Ý nghĩa: (1) chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hương của tất cả các nhân tố cấu thành (2) chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của lượng biến tiêu thức trong cơ cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu không đổi (3) chỉ số ảnh hưởng kết cấu: nêu lên biến đông của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động kết cấu tổng thể d, Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức tổng lượng biến tiêu thức: Phân tích tổng lượng biến tiêu thức theo hai nhân tố: lượng biến và quy mô từng bộ phận hoặc biến động: : do năng suất bình quân chung : quy mô lao động Ta có mô hình: (`1) (2) (3) (4) Ý nghĩa: (1): phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành (2): phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của nhân tố lượng biến (3): phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu (4) phẩn ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động quy mô tổng thể e, Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được bộ phận không so sánh được là những bộ phận trong tổng thể chỉ xuất hiện ở kỳ gốc hoặc kỳ nghiên cứu + Bộ phận không so sánh được: - xuất hiện ở kỳ gốc và mất đi ở kỳ nghiên cứu( do mất đi mặt hàng cũ) + không xuất hiện ở kỳ gốc mà xuất hiện ở kỳ nghiên cứu( do xuất hiện mặt hàng mới) chỉ số tổng doanh thu: CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 1.1. Những thuận lợi Thái Nguyên nằm liền kề phía bắc thủ đô Hà Nội , từng được mệnh dạnh là” phên dậu phía bắc của kinh thành thăng long”, Thái Nguyên là cầu nối giữa đồng bằng và miền núi, vùng đất thủ phủ cho vùng rừng núi phía bắc Việt Bắc. Trong kháng chiến, với vị trí quan trọng của mình mà Thái Nguyên( trước là tỉnh Bắc Thái) được mệnh danh là” Thủ đô kháng chiến”, trở thành trung tâm của cuộc kháng chiến. Trong hoà bình, với vị trí như vậy, Thái Nguyên đã được đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng và công nghiệp từ rất sớm. Người dân Thái Nguyên giàu lòng yêu nước, có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Nhờ vậy, nhìn chung trong giai đoạn này, tiềm lực về mọi mặt của Thái Nguyên được tăng cường, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh được cải thiện và nâng cao, chính trị- xã hội ổn định, quốc phòng- an ninh được giữ vững. Thái Nguyên có tiềm năng về khoáng sản rất phong phú và đa dạng như: than mỡ, than đá, sắt, titan, thiếc, vonfram, chì, kẽm, , vàng, đồng, niken, thuỷ ngân, pyrít, barits, photpho; ngoài ra còn có các mỏ đá vôi, đá xây dựng, đôlômít và đất sét. Hầu hết các loại khoáng sản này đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật nhưng vẫn còn ngủ yên trong lòng đất. Theo ước tính sắt có 47 mỏ và điểm quặng, trong đó có hai cụm mỏ sắt Trại cau và tiến bộ có trữ lượng khoảng 50 triệu tấn. Tổng trữ lượng thăm dò titan trên phạm vi toàn tỉnh khoảng 18 triệu tấn. Than o Thái Nguyên được đánh giá có trữ lượng lớn thứ hai của cả nước( sau quảng ninh). Ngoài ra, ở khu vực Núi pháo(đại từ) còn phát hiện ra mỏ đa kim có trữ lượng xếp vào loại lớn nhất thế giới. Như vậy, Thái Nguyên rất có tiềm năng về khai khoáng và là tiền đề để phát triển một số ngành công nghiệp Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp ở miền Bắc, từ lâu Thái Nguyên đã thu hút lực lượng lao động và dân cư đông đảo từ mọi miền đất nước đến sinh sống và làm việc. Nguồn lao động Thái Nguyên có kinh nghiệm, năng lực và trình độ cao. Hệ thống các trường đại học Thái Nguyên và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu về nhân lực. Với những thuận lợi về nguồn nhân lực như vậy. Thái Nguyên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao là rất phù hợp để sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng trong tỉnh Thái Nguyên có kết cấu hạ tầng khá phát triển. Hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 2.753km. hầu hết, các tuyến đường đang được chế tạo, nâng cấp. Trong thời gian tới, đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên được hoàn thành sẽ trở thành lợi thế rất lớn. Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện. Hệ thống đường thuỷ với 2 tuyến vận chuyển hàng hoá từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải Phòng và (cái lân) Quảng Ninh Hệ Thống điện của Thái Nguyên cũng tương đối hoàn chỉnh nằm trong hệ thống điện lưới quốc gia với các cấp điện áp chủ yếu là 220kv, 110kv, 35kv, 22kv. Thái Nguyên đang phát triển mạnh hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc và quốc tế. Mạng truyền dẫn được thiết lập vững chắc bằng thiết bị viba và tổng đài điện tử kỹ thuật số, đảm bảo đáp ứng thông tin liên lạc toàn quốc và quốc tế. Hệ thống cung cấp nước sạch của Thái Nguyên đang được hoàn thiện. Nhà máy nước Thái Nguyên đã được cải tạo, đạt công suất 30 nghìn m3/ ngày đêm, cung cấp nước cho thị xã và khu công nghiệp Sông Công. Thêm vào đó, Khu Công Nghiệp Sông Công đã được chính phủ quyết định thành lập với diện tích 320ha, trong đó bao gồm các nhà máy cơ khí và chế tạo của khu cơ khí gò đầm trước đây. Các hạng mục hạ tầng chính của khu công nghiệp tập trung đã xây dựng và đến cuối năm 2004 đã lấp đầy chiếm trên 60% diện tích của giai đoạn I. Khu công nghiệp Sông Công đang hình thành và phát triển mạnh. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển công nghiệp là vốn đầu tư thì chủ yếu là đầu tư của Trung ương. Nhưng nếu chỉ khai thác bằng nguồn nội lực thôi thì chưa đủ. Vì vậy, Thái Nguyên đã xác định việc thu hút nguồn ngoại lực( trong nước và ngoài nước) là một trong những nhâm tố có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời tỉnh cũng thực hiện đề án “cải Thiện môi trường đầu tư”. Trong đó tập trung chủ yếu vào công tác cải cách hành chính trong cấp phép đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trong thời gian qua, Thái Nguyên đã cố gắng hoàn thành các điều kiện để phát triển thành một trung tâm công nghiệp của cả nước. Thái Nguyên đã xây dựng được những thế mạnh để phát triển công nghiệp một cách toàn diện và có khả năng cạnh tranh cao. Thái Nguyên đang tạo ra những lợi thế mới nhằm thu hút mọi nguồn lực để tập trung xây dựng vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam, vùng cửa ngõ tiếp giáp thủ đô Hà Nội. Đây là nơi có nhiều điều kiện để mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác. Nhờ những cố gắng của nhân dân và đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên mà trong giai đoạn năm 2005 tốc độ phát triển công nghiệp bình quân đạt 17,1% , góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Thái Nguyên đang có những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển mạnh công nghiệp và đạt được những thành quả nhất đinh. 1.2. Những khó khăn. Tuy nhiên những điều kiện thuận lợi trên không phải có ngay từ đầu mà phải xây dựng dần dần trong cả giai đoạn nhất là trong hoàn cảnh chính sách của Đảng đang có những thay đổi lớn, chuyển từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển nông nghiệp một cách toàn diện. Nên vốn đầu tư vào công nghiệp giảm. Trong hoàn cảnh đó,với điều kiện kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, tỉnh đã phải xây dựng dần dần, xây dựng lại “từ gốc đến ngọn”, phát triển dần tất cả những điều kiện thuận lợi, ngưng và cũng không có điều kiện để tập trung vào phát triển công nghiệp được mà chỉ có thể phát triển những cụm công nghiệp sẵn có. Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo nàn lạc hậu, lương thực thực phẩm thiếu trầm trọng việc tập trung phát triển công nghiệp là rất bất hợp lý. Thêm vào đó, công nghiệp của địa phương phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động trong một thời gian dài theo hình thức nền kinh tế tập trung với hiệu quả hoạt động thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài nay phải chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi có những đổi mới toàn bộ để thích ứng, kinh tế tư nhân chưa phát triển. Ngân sách của địa phương không có tích luỹ để có thể tập trung phát triển công nghiệp. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì cũng có những nguyên nhân chủ quan gây nên khó khăn trong việc phát triển công nghiệp. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là chậm thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tuy đảng bộ đã xác định việc phát triển phải dựa vào nội lực là chính nhưng nguồn lực bên ngoài là rất quan trọng nhất là trong điều kiện tỉnh ta còn nghèo, cần phải tranh thủ tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài, làm đà cho tăng trưởng. Phát huy các nguồn lực bên trong của tỉnh. Những khó khăn này cũng bắt nguồn từ những khó khăn chung của đất nước trong các chính sách về phát triển kinh tế tư nhân để phát triển nền kinh tế thị trường, tận dụng nguồn lao động trong tỉnh Những khó khăn gặp phải còn rất nhiều trong giai đoạn phát triển như sự biến động phức tạp của thị trường thế giới, khủng hoảng tiền tệ… Mặc dù vậy, tốc độ phát triển công nghiệp bình quân của tỉnh vẫn đạt 17.1% đạt mức tăng trưởng khá, các điều kiện được phát triển và hoàn thiện. Đến nay về cơ bản đã hoàn thành. 2. Phân tích biến động tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên năm 1990-2005 2.1. Phân tích đặc điểm biến động giá trị sản xuất Bảng 1: tình hình biến động giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên (đơn vị: Triệu đồng) giá trị sản xuất lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn tốc độ phát triển liên hoàn(%) 1990 485111 1991 713354 228243 47.05 1992 802963 89609 12.56 1993 1003704 200741 25 1994 1119900 116196 11.58 1995 1458940 339040 30.27 1996 1792995 334055 22.9 1997 1865182 72187 04.03 1998 1861257 -3925 99.79 1999 1886219 24962 01.34 2000 2168882 282663 14.99 2001 2821927 653045 30.11 2002 3324528 502601 17.81 2003 3638439 313911 09.44 2004 4136143 497704 13.68 2005 5004733.03 868590.03 1.21 Trung bình 2130267.314 301308.14 1.1744 (nguồn: niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005) Qua bảng số liệu ta tính được: Tốc độ phát triển bình quân cả thời kỳ và lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân cả thời kỳ +, Tốc độ phát triển bình quân toàn tỉnh cả thời kỳ là: 1.1683 vậy tốc độ phát triển bình quân của toàn ngành là: (lần) hay 16,83% +, Lượng tăng giảm bình quân tuyệt đối toàn ngành là: =301308.1353( triệu đồng) Trong thời kỳ năm (1990-2005) giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có lượng tăng khá cao 301308.1353 triệu đồng. Trung bình mỗi năm Giá trị sản xuất tăng 301 tỷ đồng, chiếm 16,83%. Để giữ được mức tăng trưởng cao này đòi hỏi các doanh nghiệp công nghiệp phải luôn cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, môi trường đầu tư vào ngày càng thông thoáng hơn. Từ năm 1990-1997, lúc này tỉnh Thái Nguyên là tỉnh Bắc Thái thì nhận thấy sự gia tăng về giá trị sản xuất công nghiệp rất không đều thể hiện ở đồ thị sau: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Thái giai đoạn 1990-1997 Sự không đều được thể hiện ở năm 1991 tăng 47,04% nhưng đến năm 1992 thì chỉ tăng 12.56%. Sở dĩ có sự tăng không đều này là do sự chuyển hướng chỉ đạo của đảng và chính phủ về đường lối phát triển, không tập trung phát triển toàn lực vào công nghiệp nặng nên các doanh nghiệp công nghiệp không được đầu tư vốn mạnh như những năm trước nên có sự sút giảm về phát triển Đến năm 1993 thì giá trị sản xuất lại tăng lên 25% nhưng đến năm 1994 thì chỉ tăng 11,58%, đến năm 1995 thì lại tăng 30%, năm 1996 tăng 22% nhưng đến năm 1997 thì lại chỉ tăng có 4,03%. Điều này cho thấy, sau khi chuyển đổi dần thì Công nghiệp bắt đầu đi vào sự ổn định và có được những bước tăng trưởng khá. bằng chứng là những năm 1993,1995,1996 liên tục tăng với mức cao. Đây cũng là giai đoạn mà đất nước ta có mức tăng trưởng cao với nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Sự gia tăng được thể hiện bằng sự gia tăng tuyệt đối ở năm 1993 là 1004703 triệu đồng đến năm 1994 tăng lên 1119900 triệu đồng đến năm 1995 đã tăng lên 1458940 triệu đồng và năm 1996 là 1792995 triệu đồng. Những sự gia tăng này là do trong đại hội VII đảng ta đã khẳng định: CNH-HDH đất nước trong đó đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn từ đó tập trung hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin, vật liệu xây dựng.. Thực hiện đường lối của đảng và cụ thể hoá các chính sách của chính phủ. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Thái ra sức phấn đấu phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thế mạnh nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc và nội lực phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy, trong những năm này mức tăng trưởng công nghiệp rất cao. Tuy nhiên đến năm 1997, Tỉnh Bắc Thái xảy ra nhiều biến động, cùng với diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Đó là theo quyết định của chính phủ tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên gây nên sự xáo trộn lớn về nhân sự và địa giới hành chính. Thêm vào đó, cuộc khủng hoàng tài chính-tiền tệ đang diễn ra trong khu vực ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Vì vậy, trong năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4.03% Trong giai đoạn 1998-2005, lúc này tỉnh Thái Nguyên mới mang đích danh của nó. Nói chung về cơ bản các cơ sở công nghiệp quan trọng của tỉnh Bắc Thái đều nằm trong tỉnh Thái Nguyên nên sau khi tách tỉnh sản lượng giá trị công nghiệp không thay đổi so với trước nhiều. và các năm sau đã có được những bước phát triển mạnh mẽ cho thấy việc tách tỉnh đã có những tác dụng nhất định của nó. Trong giai đoạn này, đất nước đang sôi nổi thi đua kế hoạch 5 năm (1996-2000) và kế hoạch 5 năm (2001-2005), hoà chung vào không khí thi đua đó, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu về mọi mặt, trong đó công nghiệp đã có những bước phát triển mới Nó được thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1998-2005 Từ năm 1998-1999, lúc này Thái Nguyên vẫn chưa ổn định sau khi tách tỉnh, thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực đã “thẩm thấu” vào nền kinh tế nước ta. Nên tốc độ phát triển công nghiệp rất thấp. năm 1998, tốc độ phát triển công nghiệp chỉ đạt -0.21%. Đến năm 1999, tốc độ phát triển đạt 1.34%. Tốc độ phát triển công nghiệp chỉ đạt ở mức này một phần do nguyên nhân khách quan nhưng cũng một phần do nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên đến các năm sau tốc độ phát triển mạnh mẽ liên tục đã cho thấy những sự cố gắng và cải cách của toàn đàng, toàn dân.Trong đó có những nét nổi bật sau; Thứ nhất là sự hình thành khu công nghiệp Sông Công theo thông báo số 81/TB-TU ngày 10-8-2001 về xây dựng khu công nghiệp sông công nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp. Nó nằm trong quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp của tỉnh. Thứ hai, cùng với công tác quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên cũng được giao nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn; cơ quan chủ quản đối với công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên. Thực hiện chủ trương kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh vào các khu công nghiệp, ban quản lý các khu công nghiệp đã triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải xây dựng, phát triển các khu công nghiệp. Đồng thời, ban quản lý đã có những đề xuất năng động về khai thác nguồn vốn xây dựng hạ tầng hợp lý bằng cách sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn, liên doanh, liên kết. sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả qũy đất công nghiệp trong các khu công nghiệp. Nhằm tạo môi trường cạch tranh, khắc phục tính kém hấp dẫn trong kêu gọi đầu tư so với các tỉnh lân cận. Thái Nguyên đã xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư. Trước hết là chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công. Thứ ba là ngoài khu công nghiệp sông công, tỉnh còn phe duyệt quy hoạch 25 khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích 545,5 ha. Trong đó, thành phố Thái Nguyên có 2 khu, thị xã Sông Công có 2 khu: huyện đồng hỷ có 1 khu, huyện Phú bình có 3 khu, huyện Võ Nhai có 2 khu, huyện phổ Yên có 8 khu. Trong đó, một số khu công nghiệp nhỏ đã đi vào hoạt động và bước đầu đưa sản xuất ra thị trường như: gạch tuynen, xi măng, giấy in, sữa, chè.. Như vậy, trong giai đoạn 2001-2005, bằng những biện pháp cụ thể của chính quyền tỉnh. Tỉnh đã đạt tốc độ phát triển cao và hứa hẹn sẽ còn tăng ổn định trong những năm tới. Bảng 2: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) của tỉnh Thái Nguyên ĐVT: Triệu đồng Năm a(%) (triệu đồng) g(%) 1991 47.05 228243 4851.07 1992 12.56 89609 7134.47 1993 25 200741 8029.64 1994 11.58 116196 10034.2 1995 30.27 339040 11200.5 1996 22.9 334055 14587.6 1997 4.03 72187 17912.4 1998 99.79 -3925 -39.333 1999 1.34 24962 18628.4 2000 14.99 282663 18856.8 2001 30.11 653045 21688.6 2002 17.81 502601 28220.2 2003 9.44 313911 33253.3 2004 13.68 497704 36381.9 2005 21 868590 41361.4 Tuy tốc độ tăng (giảm) liên hoàn có tốc độ phát triển không đều nhưng Nhìn và bảng ta dễ dàng thấy về lượng tăng 1% vẫn liên tục tăng qua các năm trừ năm 1998 do ảnh hưởng của việc tách tỉnh 2.2. Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên a, Hàm xu thế tuyến tính Với số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ta xác định hàm xu thế phát triển theo dạng đường thẳng, phương trình đường thẳng có dạng: trong đó các tham số của phương trình đường thẳng thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, tức là các tham số của phương trình là nghiệm của hệ phương trình: ta có bảng tính: Bảng 3 ĐVT: triệu đồng T Y Ty 1 485111 485111 1 2 713354 1426708 4 3 802963 2408889 9 4 1003704 4014816 16 5 1119900 5599500 25 6 1458940 8753640 36 7 1792995 12550965 49 8 1865182 14921456 64 9 1861257 16751313 81 10 1886219 18862190 100 11 2168882 23857702 121 12 2821927 33863124 144 13 3324528 43218864 169 14 3638439 50938146 196 15 4136143 62042145 225 16 5004733 80075728.48 256 Tổng 34084277 379770297.5 1496 y: giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên thay vào hệ phương trình ta được: giải hệ phương trình ta được: a= 121081.2625 và b=305228.2336 và ta được: R=0.958 SSE=391631.6 b, phương trình HYPABOl chạy qua SPSS ta được: a=2847843 b=-3394371 R=0.62 SSE=1068220 Phương trình có SSE >SSE của hàm xu thế tuyến tính và kiểm định hệ số không phù hợp với mô hình nên mô hình này không phù hợp nên khi dự đoán không thể sử dụng phương trình này để dự đoán được c, Phương trình parabol bậc hai. phương trình parabol được sử dụng khi sai phân bậc 2( tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau Các tham số a0,a1,a2 được xác định bởi hệ phương trình sau: chạy qua SPSS ta được: a=696546.9 b=-7678 c=16031.9 R=0.987 SSE=228564.6 Tuy phương trình có SSE nhỏ nhưng kiểm định các hệ số của mô hình không phù hợp cho nên khi dự đoán thống kê không thể dùng phương trình này để dự đoán được Vậy xu thế tuyến tính là phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh Thái Nguyên (dựa vào SSE và kiểm định các hệ số của mô hình ) cho nên khi dự đoán thống kê thì sử dụng hàm xu thế tuyến tính là cho kết quả chính xác hơn các phương trình còn lại 3. Phân tích cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 3.1. Theo thành phần kinh tế a,Số tuyệt đối Ta có: các bảng về phân tích bằng phương pháp dãy số thời gian để phân tích theo thành phần kinh tế Bảng 4: Giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên theo gía so sánh phân theo thành phần kinh tế tính theo số tuyệt đối ĐVT: Triệu đồng Năm trung ương Địa phương tập thể tư nhân cá thể hỗn hợp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tổng số khu vực kinh tế trong nước tổng số 1990 409015 31459 1697 42940 485111 485111 1991 595925 44647 1942 70840 713354 713354 1992 675769 43583 1804 81807 802963 802963 1993 826748 74108 1312 6262 95274 1003704 1003704 1994 912483 104494 2041 4634 91680 4568 1115332 1119900 1995 1093051 115042 2514 12106 109624 1012 125591 1333349 1458940 1996 1267944 137348 3098 19082 121463 3475 240585 1552410 1792995 1997 1292603 148452 2511 12098 143656 3075 262787 1602395 1865182 1998 1247319 165796 3302 3081 129115 25474 287170 1574087 1861257 1999 1198610 198751 6223 6993 125213 19478 330951 1555268 1886219 2000 1352456 216242 10939 11309 145053 40098 392785 1776097 2168882 2001 1877822 229371 10515 28202 152052 82417 441548 2380379 2821927 2002 2249523 195132 14532 51108 160501 229880 423852 2900676 3324528 2003 2650487 113751 9137 54256 175405 331338 304065 3334374 3638439 2004 3055044 58275 13160 60606 193830 498142 257086 3879057 4136143 2005 3343722 192588 15342 94504 245564 607986 505027 4499706 5004733 (nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005) bảng 5:tốc độ tăng giảm liên hoàn giá trị sản xuất công nghiệp tình Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế ĐVT:% Năm Trung ương địa phương tập thể tư nhân cá thể hỗn hợp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tổng số khu vực kinh tế trong nước tổng số 1991 45.6976 41.9212 14.4372 64.9744 47.0496 47.0496 1992 13.3983 -2.3831 -7.1061 15.4814 12.5616 12.5616 1993 22.3418 70.0388 -27.273 16.4619 25 25 1994 10.3701 41.0023 55.564 -25.998 -3.7723 11.1216 11.5767 1995 19.7886 10.0944 23.1749 161.243 19.5724 2649.37 19.5473 30.2741 1996 16.0004 19.3894 23.2299 57.6243 10.7996 243.379 91.5623 16.4294 22.8971 1997 1.9448 8.08457 -18.948 -36.6 18.2714 -11.511 9.22834 3.21983 4.02606 1998 -3.5033 11.6832 31.5014 -74.533 -10.122 728.423 9.27862 -1.7666 -0.2104 1999 -3.9051 19.8768 88.4615 126.972 -3.0221 -23.538 15.2457 -1.1956 1.34114 2000 12.8354 8.80046 75.7834 61.7189 15.845 105.863 18.6837 14.1988 14.9857 2001 38.8453 6.07144 -3.876 149.377 4.82513 105.539 12.4147 34.023 30.1098 2002 19.7943 -14.927 38.2026 81.2212 5.55665 178.923 -4.0077 21.8577 17.8106 2003 17.8244 -41.706 -37.125 6.15951 9.28592 44.1352 -28.262 14.9516 9.44227 2004 15.2635 -48.77 44.0298 11.7038 10.5043 50.3426 -15.45 16.3354 13.6791 2005 13.7045 7.40112 16.5805 55.9318 26.6904 22.0507 96.4428 16 21 Trung bình 16.0267 9.105200618 21.1092 47.9016 13.4235 144.361 259.5 16.6223 17.4362 Bảng 6: lượng tăng giảm tuyệt liên hoàn giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng năm trung ương địa phương tập thể Tư nhân Cá thể hỗn hợp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tổng số khu vực kinh tế trong nước tổng số 1991 186910 13188 245 0 27900 0 0 228243 228243 1992 79844 -1064 -138 0 10967 0 0 89609 89609 1993 150979 30525 -492 6262 13467 0 0 200741 200741 1994 85735 30386 729 -1628 -3594 0 4568 111628 116196 1995 180568 10548 473 7472 17944 1012 121023 218017 339040 1996 174893 22306 584 6976 11839 2463 114994 219061 334055 1997 24659 11104 -587 -6984 22193 -400 22202 49985 72187 1998 -45284 17344 791 -9017 -14541 22399 24383 -28308 -3925 1999 -48709 32955 2921 3912 -3902 -5996 43781 -18819 24962 2000 153846 17491 4716 4316 19840 20620 61834 220829 282663 2001 525366 13129 -424 16893 6999 42319 48763 604282 653045 2002 371701 -34239 4017 22906 8449 147463 -17696 520297 502601 2003 400964 -81381 -5395 3148 14904 101458 -119787 433698 313911 2004 404557 -55476 4023 6350 18425 166804 -46979 544683 497704 2005 418678 4313 2182 33898 51734 109844 247941 620649 868590 trung bình 204314 2075.266667 909.667 6300.27 13508.3 40532.4 33668.5 267640 301308 Bảng 7: giá trị tuyệt đối của 1% lượng tăng giảm tuyệt đối giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng năm Trung ương địa phương tập thể tư nhân cá thể hỗn hợp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tổng số khu vực kinh tế trong nước tổng số 1991 4090.15 314.59 16.97 429.4 4851.11 4851.11 1992 5959.25 446.47 19.42 708.4 7133.54 7133.54 1993 6757.69 435.83 18.04 818.07 8029.63 8029.63 1994 8267.48 741.08 13.12 62.62 952.74 10037 10037 1995 9124.83 1044.94 20.41 46.34 916.8 45.68 11153.3 11199 1996 10930.5 1150.42 25.14 121.06 1096.24 10.12 1255.91 13333.5 14589.4 1997 12679.4 1373.48 30.98 190.82 1214.63 34.75 2405.85 15524.1 17930 1998 12926 1484.52 25.11 120.98 1436.56 30.75 2627.87 16024 18651.8 1999 12473.2 1657.96 33.02 30.81 1291.15 254.74 2871.7 15740.9 18612.6 2000 11986.1 1987.51 62.23 69.93 1252.13 194.78 3309.51 15552.7 18862.2 2001 13524.6 2162.42 109.39 113.09 1450.53 400.98 3927.85 17761 21688.8 2002 18778.2 2293.71 105.15 282.02 1520.52 824.17 4415.48 23803.8 28219.3 2003 22495.2 1951.32 145.32 511.08 1605.01 2298.8 4238.52 29006.8 33245.3 2004 26504.9 1137.51 91.37 542.56 1754.05 3313.38 3040.65 33343.7 36384.4 2005 30550.4 582.75 131.6 606.06 1938.3 4981.42 2570.86 38790.6 41361.4 trung bình 13803.2 1250.967333 56.4847 224.781 1225.64 1234.39 2791.81 17339 19386.4 Qua các bảng trên ta có những nhận xét sau: *, Khu vực công nghiệp nhà nước: bao gồm hai khu vực công nghiệp trung ương và khu vực công nghiệp địa phương. Nhìn chung khu vực công nghiệp nhà nước có tốc độ phát triển khá cao và chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp của tỉnh trừ những năm 1997, 1998,1999 do những thay đổi trong tách tỉnh còn lại hầu như đều đạt mức tăng trưởng hai con số. Tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp trung ương đạt 16.07% và tốc độ phát triển rất đều đặn. Còn khu vực công nghiệp địa phương chỉ đạt 9.01% và phát triển không đều, có những năm tốc độ phát triển còn âm. Sở dĩ như vậy, vì các ngành công nghiệp then chốt do được đầu tư đúng hướng và ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường như thép TISCO Thái Nguyên… Còn khu vực công nghiệp địa phương do khó khăn về vốn, thiết bị công nghệ lạc hậu, … Phải đổi mới liên tục nhưng chậm nên có những năm có tốc độ phát triển âm như năm 2002:-14.927%, năm 2003:-41.706%, năm 2004:-48.77%. Tuy nhiên những năm gần đây đã tăng trở lại và dần ổn định *, Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước: bao gồm 4 khu loại hình doanh nghiệp với 4 hình thức sở hữu khác nhau; sở hữu tập thể ( các hợp tác xã sở hữu công nghiệp), sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp và sở hữu cá thể. Tuy khu vực điểm xuất phát thấp nhưng đã phát triển rất mạnh. Tính chung cả khu vực trong thời kỳ đạt 56.69%. trong đó hình thức sở hữu hỗn hợp phát triển mạnh nhất với tốc độ tăng 144.361%. Nhìn chung, khu vực này có tốc độ phát triển nhanh, ổn định và đúng với quy luật thị trường, có khả năng cạnh tranh cao, năng động. *, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: xuất hiện từ năm 1994, nhưng có tốc độ phát triển cao nhất 259.5% nhờ ưu thế về vốn, thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý tiên tiến… Tuy nhiên tốc độ phát triển nhanh là do xuất phát điểm từ con số không. Thêm vào đó tốc độ phát triển rất không đều. Vì vậy, cần có những chính sách thu hút đầu tư một cách thích hợp vì đây là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển, thu hút nguồn nhân lực nhàn rỗi của địa phương. Các chính sách đầu tư cần thông thoáng hơn, có nhiều ưu tiên về đầu tư, hình thành các khu công nghiệp… b, Số tương đối Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế biểu hiện bằng số tương đối ĐVT:% năm trung ương địa phương tập thể tư nhân cá thể hỗn hợp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tổng số khu vực kinh tế trong nước tổng số 1990 84.3137 6.48491 0.34982 0 8.85158 0 0 100 100 1991 83.5385 6.25874 0.27224 0 9.93055 0 0 100 100 1992 84.1594 5.42777 0.22467 0 10.1881 0 0 100 100 1993 82.3697 7.38345 0.13072 0.62389 9.49224 0 0 100 100 1994 81.479 9.33065 0.18225 0.41379 8.18645 0 0.40789 99.5921 100 1995 74.9209 7.88531 0.17232 0.82978 7.51395 0.06937 8.60837 91.3916 100 1996 70.7165 7.66026 0.17278 1.06425 6.77431 0.19381 13.4181 86.5819 100 1997 69.3017 7.95912 0.13462 0.64862 7.70198 0.16486 14.0891 85.9109 100 1998 67.0149 8.90774 0.17741 0.16553 6.93698 1.36864 15.4288 84.5712 100 1999 63.5456 10.537 0.32992 0.37074 6.63831 1.03265 17.5457 82.4543 100 2000 62.3573 9.97021 0.50436 0.52142 6.68792 1.84879 18.11 81.89 100 2001 66.544 8.12817 0.37262 0.99939 5.38823 2.92059 15.647 84.353 100 2002 67.6644 5.86946 0.43711 1.5373 4.82778 6.91467 12.7492 87.2508 100 2003 72.8468 3.12637 0.25112 1.49119 4.82089 9.1066 8.35702 91.643 100 2004 73.8621 1.40892 0.31817 1.46528 4.68625 12.0436 6.2156 93.7844 100 2005 69.4087 1.25058 0.30655 1.88829 4.90664 12.1482 10.091 89.909 100 Nhìn vào bảng, ta thấy khu vực công nghiệp trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2000, tỷ trọng chiếm 62.3573% là năm chiếm tỷ trọng thấp nhất. Nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nói chung khu vực này vẫn giữ vai trò chủ đạo và đầu tàu trong công nghiệp địa phương. Khu vực đầu tư nước ngoài xuất hiện và phát triển tuy nhiên lại bị chững lại trong thời gian vừa qua. Nên cần có các biện pháp khuyến khích để phát triển. Khu vực đầu tư ngoài nhà nước đã phát triển nhanh và tương đối ổn định. Nhìn chung, cơ cấu đang chuyển sang hướng hợp lý hơn, phù hợp hơn với sự phát triển đảm bảo cho sự phát triển nhanh và ổn định về sau 3.2. Phân theo ngành công nghiệp Bảng 9: giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành công nghiệp ĐVT: Triệu đồng năm công nghiệp khai thác công nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến tổng giá trị sản xuất 1990 19781 35436 429894 485111 1991 20213 43241 649900 713354 1992 24543 46549 731871 802963 1993 43423 62705 897576 1003704 1994 50312 66465 1003123 1119900 1995 57324 99304 1302312 1458940 1996 67231 131022 1594742 1792995 1997 74978 146481 1643723 1865182 1998 75584 150028 1635645 1861257 1999 76790 164664 1644765 1886219 2000 94983 185822 1888077 2168882 2001 113267 215950 2492710 2821927 2002 147465 260001 2917062 3324528 2003 163082 311230 3164127 3638439 2004 184804 372408 3578931 4136143 2005 216220 450613 4337900 5004733 ( nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005) Bảng 10: Tốc độ tăng giảm liên hoàn giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành công nghiệp ĐVT: % Năm công nghiệp khai thác công nghiệp sản xuất Công nghiệp chế biến 1991 2.18391 22.0256 51.1768 1992 21.4219 7.65015 12.6129 1993 76.9262 34.7075 22.6413 1994 15.8649 5.99633 11.7591 1995 13.937 49.408 29.8258 1996 17.2825 31.9403 22.4547 1997 11.523 11.7988 3.07141 1998 0.80824 2.42147 -0.4914 1999 1.59558 9.75551 0.55758 2000 23.6919 12.8492 14.7931 2001 19.2498 16.2134 32.0237 2002 30.1924 20.3987 17.0237 2003 10.5903 19.7034 8.46965 2004 13.3197 19.6568 13.1096 2005 16.9996 20.9998 21.2066 Trung bình 18.3725 19.035 17.349 Bảng 11: lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành công nghiệp ĐVT: Triệu đồng Năm công nghiệp khai thác công nghiệp sản xuất Công nghiệp chế biến 1991 432 7805 220006 1992 4330 3308 81971 1993 18880 16156 165705 1994 6889 3760 105547 1995 7012 32839 299189 1996 9907 31718 292430 1997 7747 15459 48981 1998 606 3547 -8078 1999 1206 14636 9120 2000 18193 21158 243312 2001 18284 30128 604633 2002 34198 44051 424352 2003 15617 51229 247065 2004 21722 61178 414804 2005 31416 78205 758969 Trung bình 13095.9 27678.5 260534 Qua bảng tính toán ta thấy: nhìn chung tốc độ tăng của ba ngành khá cao và đều đặn. Tuy những năm 1997,1998 có chậm lại và hầu như không tăng nhưng những những năm sau đã lấy lại được tốc độ tăng ổn định. trung bình ngành công nghiệp chế biến tăng 17.349%, ngành công nghiệp sản xuất tăng 19.035%, ngành công nghiệp khai thác tăng 18,3725%. Nhìn chung các ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá giống nhau nhưng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện ga, khí đốt là ổn định hơn cả. Ngành công nghiệp khai thác có tốc độ phát triển không đều nhất. Kết quả trên đã cho thấy Thái Nguyên đã có những phương pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành và đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ trong 15 năm đổi mới b, Phân ngành công nghiệp tính bắng số tương đối Bảng 11: giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành công nghiệp tính bằng số tương đối ĐVT: % năm công nghiệp khai thác công nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến tổng giá trị sản xuất 1990 4.07762 7.30472 88.6177 100 1991 2.83352 6.06165 91.1048 100 1992 3.05655 5.79715 91.1463 100 1993 4.32628 6.24736 89.4264 100 1994 4.49254 5.9349 89.5726 100 1995 3.92915 6.80659 89.2643 100 1996 3.74965 7.30744 88.9429 100 1997 4.01988 7.85344 88.1267 100 1998 4.06091 8.06057 87.8785 100 1999 4.07111 8.72985 87.199 100 2000 4.37935 8.56764 87.053 100 2001 4.01382 7.65257 88.3336 100 2002 4.43567 7.82069 87.7436 100 2003 4.4822 8.55394 86.9639 100 2004 4.46803 9.00375 86.5282 100 2005 4.32031 9.00374 86.676 100 qua bảng tính toán nhận thấy: ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp luôn chiếm hơn 85% tổng giá trị công nghiệp nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng lớn nhất vào năm 1992, chiếm 91.1463%. Ngành công nghiệp khai thác tỷ trọng hầu như không thay đổi, trong khi ngành công nghiệp sản xuất điện và tiêu dùng, khí ga thì tăng ổn định qua các năm. Đây là một xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiến bộ hơn, hợp lý hơn. tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm. Các ngành công nghiệp nặng vẫn phát triển theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu, việc tìm kiếm thị trường trong nước gặp khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ hàng nhập khẩu. Những ngành có khả năng cạnh tranh thì cần nhiều vốn, hàm lượng khoa học kỹ thuật cao nên cần phát triển thêm nhiều điều kiện khác. Các ngành có khả năng xuất khẩu thì cần phải đầu tư để tìm kiếm thị trường nước ngoài. 4. Dự đoán giá trị sản xuất đến năm 2010 4.1. Ngoại suy theo lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Với yn=y1990=485111(triệu đồng) ==301308.133(triệu đồng) ta có giá trị dự đoán đến năm 2010: y2006=5004733+301308.133*1=5306041.133(triệu đồng) y2007=5004733+301308.133*2=5607349.266(triệu đồng) y2008=5004733+301308.133*3=5908657.399(triệu đồng) y2009=5004733+301308.133*4=6209965.532(triệu đồng) y2010=5004733+301308.133*5=6511273.665(triệu đồng) Kết quả dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) trong thời kỳ 1990-2005 nên kết quả thực tế có thể cao hơn kết quả dự đoán khá nhiều 4.2. Ngoại suy theo hàm xu thế Theo trên ta thấy hàm tuyến tính là phù hợp nhất. Vậy ta dùng hàm tuyến tính để dự đoán. ta đã tính được a= 121081.2625 và b=305228.2336 ta dự đoán năm 2006 thì t=17ày2006=121081.2625+305228.2336*17=5309961.234(triệu đồng) năm 2007à y2007=121081.2625+305228.2336*18=5615189.467(triệu đồng) năm 2008à y2008=121081.2625+305228.2336*19=5920417.701(triệu đồng) năm 2009à y2009=121081.2625+305228.2336*20=6225645.935(triệu đồng) năm 2010à y2010=121081.2625+305228.2336*21=6530874.168(triệu đồng) KẾT LUẬN Trong những năm đầu của quá trình đổi mới, phát triển công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Vì vậy, phấn đấu trở thành Công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2010 là mục tiêu hàng đầu của nước ta hiện nay nếu không muốn tụt hậu về kinh tế. Tính Thái Nguyên sau 15 năm đổi mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 10 lần. Đến năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt trên 5 nghìn tỷ đồng. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để trong thời gian tới Công nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần thực hiện những giải pháp sau: Một là Mở rộng và xâm nhập thị trường không chỉ thị trường trong tỉnh mà thị trường ngoài tỉnh và thị trường quốc tế. Cần phải sản xuất những gì thị trường cần, tạo lập thương hiệu và chổ đứng cho thị trường. Có như vậy mới gia tăng được sản lượng và là chất xúc tác để chính các doanh nghiệp công nghiệp phải tự cải thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh.. Hai là huy động và sử dụng vốn: Vốn là vô cùng quan trọng đối với phát triển công nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp cần một lượng vốn tập trung. Cần đa dạng các nguồn vốn sở hữu, nguồn vốn huy động không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn phải tự mở rộng như từ kết quả sản xuất kinh doanh, phát hành trái phiều, tham gia thị trường tài chính,… Đảm bảo có thể huy động vốn để mở rộng sản xuất là một yêu cầu quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Kênh đầu tư nước ngoài cần trở thành một kênh đầu tư quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Ba là đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ trong các ngành công nghiệp. Tiến bộ khoa học là điều kiện then chốt để tạo sức cạnh tranh của hàng hoá, tăng năng suất lao động. Nếu không đầu tư hàm lượng kỹ thuật cao thì hàng hoá không thể có sức cạnh tranh, không thể có chỗ đứng trong thị trường. Việc đầu tư khoa học công nghệ cần theo hướng do các doanh nghiệp tự quyết định căn cứ vào tiềm lực của doanh nghiệp đó. Nó phải luôn nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu không doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tụt hậu và bị loại khỏi thị trường Bốn là: Phát triển và nâng cao hiệu quả liên doanh, liên kết. Khắc phục tình trạng xem trọng liên doanh, liên kết với nước ngoài mà xem nhẹ trong nước. Liên doanh liên kết là để tăng hiệu quả kinh doanh tuỳ vào nó mà tính toán mức độ liên doanh liên kết, hình thức liên doanh sao cho phù hợp với mục tiêu quan trọng nhất là tăng năng suất lao động Năm là Lao động và đào tạo. Thái Nguyên đang có những lợi thế về nguồn nhân lực nhưng cần tận dụng và chiến lược tuyển người tài. Coi trọng đào tạo về chất lượng là chính, đào tạo công nhân kỹ thuật có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường. Tích cực hợp tác với các trường trong tỉnh để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ một cách tối đa Sáu là: Tích cực đổi mới cơ chế quản lý cho thích ứng với thị trường. Tránh các thủ tục rườm rà, quan liêu, hạch sách… mà lỡ mất các cơ hội đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đang hội tụ những điều tiên quyết để phát triển công nghiệp bền vững và mạnh mẽ. Vì vậy, trong chiến lược của tỉnh năm 2006 đã phấn đấu đạt 6100 tỷ đồng vượt xa mọi dự đoán. Và chúng ta tin điều đó sẽ thành hiện thực MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36512.doc
Tài liệu liên quan