Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, luận văn đã đưa ra những nguyên nhân của ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty nói chung. Giải quyết triệt để mâu thuẫn về chi phí và kết quả tức là hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
86 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lợi nhuận sau thuế
(1)
tỉ đồng
19,766
24,148
6,725
Tổng chi phí
(2)
tỉ đồng
1785,390
2354,334
2270,033
Tổng tài sản
(3)
tỉ đồng
2060,028
3109,007
3672,154
Mức doanh lợi tổng chi phí
(4) =(1)/(2)
tỉ đồng/tỉ đồng
0,011
0,01
0,003
Mức doanh lợi tổng tài sản
(5)=(1)/(3)
tỉ đồng/tỉ đồng
0,0096
0,0078
0,0018
Chi phí bình quân một đơn vị tổng tài sản
(6)=(2)/(3)
tỉ đồng/tỉ đồng
0,867
0,757
0,618
* Mức doanh lợi tổng chi phí chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố :
- Chi phí bình quân một đơn vị tài sản
- Mức doanh lợi tổng tài sản
Gọi Y là mức doanh lợi tổng chi phí
X là chi phí bình quân một đơn vị tài sản
Z là mức doanh lợi tổng tài sản
Ta có mô hình sau
=
Từ mô hình và số liệu trên, ta có bảng kết quả:
Bảng 14: Kết quả phân tích biến động của chỉ tiêu mức doanh lợi tổng chi phí do ảnh hưởng của chi phí bình quân một đơn vị tài sản
và mức doanh lợi tổng tài sản
Năm
Mức doanh lợi tổng chi phí
Chi phí bình quân một đơn vị tài sản
Mức doanh lợi tổng
tài sản
Tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
- 0,001
-9,091
- 0,0037
- 33,636
0,0027
36,986
2004/2003
- 0,007
-70
- 0,0052
- 52
- 0,0018
- 37,5
Với kết quả phân tích ở trên, ta có thể kết luận như sau:
- Mức doanh lợi tổng chi phí năm 2003 so với năm 2002 giảm 9,091 % tức là giảm 0,001 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
+ Do chi phí bình quân một đơn vị tài sản giảm 33,636 % làm mức doanh lợi tổng chi phí giảm 0,0037 tỉ đồng/ tỉ đồng
+ Do mức doanh lợi tổng tài sản tăng 36,986 % làm cho mức doanh lợi tổng chi phí tăng 0,0027 tỉ đồng/tỉ đồng
* Năm 2004 so với năm 2003
- Mức doanh lợi tổng chi phí năm 2004 so với năm 2003 giảm 70% tức là giảm 0,007 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do chi phí bình quân một đơn vị tài sản giảm 52% làm cho mức doanh lợi tổng chi phí giảm 0,0052 tỉ đồng/tỉ đồng
+ Do mức doanh lợi tổng tài sản giảm 37,5% làm mức doanh lợi tổng chi phí giảm 0,0018 tỉ đồng/tỉ đồng
1.2. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả chi phí nguồn lực
1.2.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, nó góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh và hoà nhập hiện nay của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình, tập trung hướng giải quyết bằng mọi cách thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, hiệu suất sử dụng tiền lương...
Bảng 15 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Cienco 1
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
i2003/2002
i2004/2003
1
DT
tỉ đ
1814,457
2385,319
2283,889
1,315
0,957
2
LNST
tỉ đ
19,766
24,148
6,725
1,222
0,278
3
GO
tỉ đ
2108
3080
3100
1,461
1,006
4
VA = GO - IC
tỉ đ
517
952
1086
1,841
1,141
5
Quỹ lương
tỉ đ
175,536
223,28
247,104
1,272
1,107
6
lao động ()
người
11252
12826
14400
1,139
1,123
7=
1/6
NSLĐ tính theo DT
tỉ đ/người
0,161
0,186
0,159
1,155
0,855
8=
3/6
NSLĐ tính theo GO
tỉ đ/người
0,187
0,24
0,215
1,283
0,896
9=
4/6
NSLĐ tính theo VA
tỉ đ/người
0,046
0,074
0,075
1,609
1,014
10=2/6
Mức doanh lợi theo
tỉ đ/người
0,0018
0,0019
0,0005
1,026
0,263
11=5/6
Thu nhập BQ lao động
tỉ đ/người
0,0156
0,0174
0,0172
1,115
0,989
12=6/1
Suất tiêu hao LĐ theo DT
người/tỉ đ
6,211
5,376
6,289
0,866
1,169
13=6/3
Suất tiêu hao LĐ theo GO
người/tỉ đ
5,348
4,167
4,651
0,799
1,116
14=6/4
Suất tiêu hao LĐ theo VA
người/tỉ đ
21,739
13,514
13,333
0,622
0,987
15=6/2
Suất tiêu hao LĐ theo LNST
người/tỉ đ
555,556
526,316
2000
0,947
3,799
Năm 2003 so với năm 2002:
Về năng suất lao động được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: Năng suất lao động theo DT, theo VA, theo GO và mức doanh lợi theo lao động. Kết quả tinh toán cho thấy cả 4 chỉ tiêu DT,VA,GO và LNST đều có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động năm 2003 tăng so với năm 2002, nguyên nhân do tốc độ phát triển của DT, VA, GO và LNST đều lớn hơn tốc độ phát triển của lao động. Ngược lại, chỉ tiêu suất tiêu hao lao động cũng được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: theo GO, VA, DT và LNST. Kết quả tình toán cho thấy cả 4 chỉ tiêu này đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động năm 2003 tăng so với năm 2002, nguyên nhân do tốc độ phát triển của DT,VA,GO và LNST lớn hơn tốc độ phát triển của lao động.
Năm 2004 so với năm 2003:
Về năng suất lao động được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: Năng suất lao động theo DT, theo VA, theo GO và mức doanh lợi theo lao động. Kết quả tính toán cho thấy chỉ tiêu năng suất lao động theo DT, theo GO và mức doanh lợi theo lao động đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 nguyên nhân do tốc độ phát triển của DT,GO và LNST nhỏ hơn tốc độ phát triển của lao động và chỉ tiêu năng suất lao động theo VA có tốc độ phát triển lớn hơn 1 do tốc độ phát triển của VA lớn hơn tốc độ phát triển của lao động, vì vậy có thể kết luận hiệu quả sử dụng lao động năm 2004 giảm so với năm 2003. Để thấy rõ được điều này, ta có thể sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động theo doanh thu để biểu hiện. Năm 2003, 1 lao động tạo ra được 0,186 tỉ đồng doanh thu và năm 2004 tạo được 0,159 tỉ đồng doanh thu, điều này có nghĩa là năng suất lao động theo doanh thu năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,027 tỉ đồng ( giảm 14,516%) nguyên nhân do tốc độ phát triển của doanh thu (0,957 lần) nhỏ hơn tốc độ phát triển của lao động (1,123 lần). Hơn nữa, ta có thể nhận thấy doanh thu lớn hơn VA rất nhiều nên cho dù tốc độ phát triển của VA có lớn hơn tốc độ phát triển của lao động thì hiệu quả sử dụng lao động chung của năm 2004 vẫn giảm so với năm 2003.
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2003 tăng so với năm 2002 là 11,5 % và năm 2004 giảm so với 2003 là 0,011 %. Như vậy, nhờ có sự đầu tư đổi mới thêm dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại cùng với việc mở rộng, tiến hành đa dạng hoá ngành nghề như tư vấn thiết kế - đầu tư, sản xuất vật liệu, kinh doanh nhà đất - khu đô thị, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật, thương mại và dịch vụ khách sạn,...nên công ty đã tìm kiếm được thêm nhiều việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân của lao động cũng từ đó tăng lên. Nâng cao thu nhập của người lao động cũng là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, tuy nhiên muốn đảm bảo tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập của người lao động một cách bền vững thì tốc độ tăng thu nhập phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Với chế độ tiền lương hợp lý và công tác quản lý tốt sẽ khuyến khích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình, tránh được tình trạng giao người không đúng việc, nâng cao hiệu quả cho người lao động. Nhằm lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng lao động, ta thực hiện phép phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
Bảng 16: Một số chỉ tiêu có có liên quan đến năng suất lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2002
2003
2004
GO
tỉ đồng
2108
3080
3100
Doanh thu ( DT )
tỉ đồng
1814,457
2385,319
2283,889
Tổng vốn bq ( )
tỉ đồng
2060,028
3109,007
3672,154
Tổng lao động bq ()
người
11252
12826
14400
Tài sản cố định bq ()
tỉ đồng
843,467
1053,180
1151,530
NSLĐ theo GO( WGO= GO/ )
tỉ đ/ người
0,187
0,24
0,215
NSLĐ theo DT ( WDT= DT/ )
tỉ đ/ người
0,161
0,186
0,159
Năng suất TSCĐ theo GO
( HK= GO/)
tỉ đ/tỉ đ
2,499
2,294
2,692
Mức trang bị TSCĐ bq cho 1 lao động ( MK= )
tỉ đ/người
0,075
0,082
0,079
Năng suất tổng vốn theo DT( HV = DT/)
tỉ đ/tỉ đ
0,881
0,767
0,622
Mức trang bị tổng vốn bq cho lao động (MV = /)
tỉ đ/người
0,183
0,242
0,255
Số ngày làm việc thực tế bình quân ( N)
ngày
270
273
287
Số ngày-người làm việc thực tế bq (NN = N.)
ngày người
3038040
3501498
4132800
NSLĐ bình quân ngày người theo GO (W = GO/NN )
tỉ đ/ngày người
0,00069
0,00088
0,00075
Mô hình 1: Năng suất lao động bq (theo GO) do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Năng suất tài sản cố định theo GO ( HK )
+ Mức trang bị tài sản cố định bình quân cho một lao động ( MK )
Ta có phương trình:
= = x = HK . MK
1 - 0 = ( HK1 - HK0 ).MK1 + HK0.( MK1 - MK0)
Dựa vào phương trình trên, ta có kết quả sau:
Bảng 17: Kết quả phân tích biến động của chỉ tiêu năng suất lao động bq do năng suất TSCĐ theo GO và mức trang bị TSCĐ BQ 1 lao động
So sánh
Biến động năng suất
lao động bq
Do năng suất TSCĐ
theo GO
Mức trang bị TSCĐ BQ 1 lao động
Tuyệt đối
(tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/người)
Tương đối (%)
2003/2002
0,053
28,34
0,035
17,07
0,018
9,626
2004/2003
- 0,025
- 10,417
0,034
18,784
- 0,059
- 24,583
Như vậy, năng suất lao động bình quân của Cienco1 thay đổi qua các năm, cụ thể là:
* Năng suất lao động bình quân năm 2003 so với năm 2002 tăng 28,34% tức là tăng 0,053 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do năng suất tài sản cố định theo GO tăng 17,07 % làm cho năng suất lao động bình quân tăng 0,035 tỉ đồng/người
Do mức trang bị tài sản cố định bình quân một lao động tăng 9,626 % làm cho năng suất lao động bình quân tăng 0,018 tỉ đồng/người
* Năng suất lao động bình quân năm 2004 so với năm 2003 giảm 10,417 % tức là giảm tuyệt đối 0,025 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất tài sản cố định theo GO tăng 18,784 % làm cho năng suất lao động bình quân tăng 0,034 tỉ đồng/người.
+ Do mức trang bị tài sản cố định bình quân một lao động giảm 24,583 % làm năng suất lao động bình quân giảm 0,059 tỉ đồng/người.
Nhìn vào kết quả phân tích ở trên, ta thấy ảnh hưởng rất rõ của 2 nhân tố tới năng suất lao động bình quân. Năm 2002- 2003, nhân tố chủ yếu làm tăng năng suất lao động là năng suất tài sản cố định. Việc tăng năng suất lao động bq do tăng năng suất tài sản cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, tổng công ty đã dành một phần không nhỏ doanh thu của mình vào trang bị máy móc thiết bị, có sự đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhưng do lao động của tổng công ty tăng thêm rất nhiều, tốc độ phát triển của lao động lớn hơn tốc độ phát triển của tài sản cố định dẫn đến mức trang bị tài sản cố định cho lao động năm 2004 giảm so với năm 2003 và trong năm 2003 - 2004, nhân tố chủ yếu làm giảm năng suất lao động lại chính là mức trang bị tài sản cố định cho lao động.
Mô hình 2 : Năng suất lao động bq (theo DT) chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Năng suất tổng vốn theo DT ( HV )
+ Mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động ( MV )
Ta có phương trình sau:
= = x = HV . MV
1 - 0 = ( HV1 - HV0 ).MV1 + HV0.( MV1 - MV0 )
Bảng 18: Kết quả phân tích biến động của NSLĐ bq do ảnh hưởng của năng suất tổng vốn theo doanh thu và mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động
So sánh
Biến động năng suất
lao động bình quân
Do năng suất tổng vốn
theo DT
Do mức trang bị vốn bq cho 1 lao động
Tuyệt đối (tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ/người)
Tương đối (%)
2003/2002
0,025
15,528
- 0,027
- 12,676
0,052
32,298
2004/2003
- 0,027
- 14,516
- 0,037
- 18,878
0,01
5,376
2004/2002
- 0,002
- 1,242
- 0,066
- 29,333
0,064
39,752
Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy :
* Năng suất lao động bình quân năm 2004 so với năm 2002 giảm 1,242 % ứng với giảm 0,002 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do năng suất tổng vốn giảm 29,333 % làm cho năng suất lao động bình quân giảm 0,066 tỉ đồng/ người. Do mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động tăng 39,752 % làm cho năng suất lao động bình quân tăng 0,064 tỉ đồng/người. Điều này thể hiện cụ thể qua việc so sánh giữa năm 2003 và 2002, 2004 và 2003 như sau:
* Năng suất lao động bình quân năm 2003 so với năm 2002 tăng 15,528 % tức là tăng tuyệt đối 0,025 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do năng suất tổng vốn giảm 12,676 % làm cho năng suất lao động bình quân giảm 0,027 tỉ đồng/người.
Do mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động tăng 32,298 % làm cho năng suất lao động bình quân tăng 0,052 tỉ đồng/người
* Năng suất lao động bình quân năm 2004 so với năm 2003 giảm 14,516 % tức là giảm 0,027 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do năng suất tổng vốn giảm 18,878 % làm cho năng suất lao động bình quân giảm 0,037 tỉ đồng/người.
Do mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động tăng 5,376 % làm cho năng suất lao động bình quân giảm 0,01 tỉ đồng/người.
Mức trang bị vốn bình quân cho lao động luôn tăng qua các năm và có thể thấy nhân tố chủ yếu làm giảm năng suất lao động là do năng suất tổng vốn theo doanh thu giảm. Năm 2002, cứ 1 tỉ đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh, tổng công ty thu được 0,881 tỉ đồng doanh thu, đến năm 2004 giảm xuống còn 0,622 tỉ đồng doanh thu.dẫn đến năng suất lao động biến động và có chiều hướng giảm sút.
Mô hình 3: Năng suất lao động bq ( theo GO ) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố :
+ Năng suất lao động bình quân một ngày người ( WNN )
+ Số ngày làm việc thực tế bình quân ( N )
= = x = WNN . N
1 - 0 = ( WNN1 - WNN0 ).N1 + WNN0.( N1 - N0 )
Từ mô hình trên, ta có bảng sau:
Bảng 19: Kết quả phân tích biến động của năng suất lao động bq theo năng suất lao động bình quân một ngày người và số ngày làm việc thực tế bq
So sánh
Biến động năng suất
lao động bq
Do năng suất lao động bq một ngày người
Do số ngày làm việc
thực tế bq
Tuyệt đối
(tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ/người)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ/người)
Tương đối (%)
2003/2002
0,053
28,342
0,05163
27,409
0,00137
0,733
2004/2003
- 0,025
- 10,417
- 0,03756
- 14,872
0,01256
5,233
2004/2002
0,028
14,973
0,01697
8,569
0,01103
5,898
* Năng suất lao động bình quân (theo GO) năm 2003 so với năm 2002 tăng 28,342 % tức là tăng 0,053 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do năng suất lao động bình quân một ngày người tăng 27,409 % làm năng suất lao động tăng 0,05163 tỉ đồng/người
Do số ngày làm việc thực tế bình quân tăng 0,733 % làm năng suất lao động tăng 0,00137 tỉ đồng/người.
* Năm 2004 so với năm 2003:
- Năng suất lao động bình quân (theo GO) năm 2004 so với năm 2003 giảm 10,417 % tức là giảm 0,025 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất lao động bình quân một ngày người giảm 14,872 % làm năng suất lao động giảm 0,03756 tỉ đồng/người
+ Do số ngày làm việc thực tế bình quân tăng 5,233 % làm năng suất lao động tăng 0,01256 tỉ đồng/người.
* Năm 2004 so với năm 2002:
- Năng suất lao động bình quân (theo GO) năm 2004 so với năm 2002 tăng 14,973 % tức là tăng 0,028 tỉ đồng/người là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất lao động bình quân một ngày người tăng 8,569 % làm năng suất lao động tăng 0,01697 tỉ đồng/người
+ Do số ngày làm việc thực tế bình quân tăng 5,898 % làm năng suất lao động tăng 0,01103 tỉ đồng/người.
Ta thấy qua các năm, nhất là năm 2002 - 2003, cả 2 nhân tố trên đều có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động bình quân trong đó năng suất lao động bình quân một ngày người là nhân tố đóng vai trò chủ yếu, điều này chứng tỏ trình độ của người lao động đã được nâng cao, tổng công ty đã chú trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu. Có thể nhận thấy yếu tố con người là vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất lao động. Tuy nhiên đến năm 2003 - 2004, thực tế thì số ngày làm việc bình quân vẫn tăng nhưng do năng suất lao động bình quân một ngày người giảm mạnh bởi lượng tăng GO chậm hơn rất nhiều so với lượng tăng của số ngày người làm việc thực tế bình quân dẫn đến năng suất lao động theo GO năm 2004 giảm so với năm 2003.
1.2.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn
Vốn là một trong 3 yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp đứng vững trên thương trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống người lao động. Hiệu quả sử dụng từng đồng vốn cao hay thấp sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.
Bảng 20: Cơ cấu nguồn vốn của Cienco 1 thời kỳ 2002 - 2004
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tổng vốn (tỉ đ)
2060,028
3109,007
3672,154
Vốn cố định (tỉ đ)
843,467
1053,180
1151,524
dVCĐ (%)
40,9
33,9
31,36
Vốn lưu động (tỉ đ)
1216,561
2055,827
2520,630
dVLĐ (%)
59,1
66,1
68,64
Trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu (tỉ đ)
184,521
217,134
258,464
dV.CSH (%)
8,957
6,984
7,038
+ Vốn vay (tỉ đ)
1857,507
2891,873
3413,69
dvốn vay (%)
91,043
93,016
92,962
( Nguồn: Báo cáo tổng kết Cienco1 giai đoạn 2002 - 2004 )
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song hiện nay, Tổng công ty đã và đang tháo gỡ dần các khó khăn của mình trên thị trường, tạo được niềm tin với các đối tác, ngân hàng bằng việc hoàn thành các công trình với kết quả và uy tín cao. Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn của tổng công ty liên tục tăng từ 2060,028 tỉ đồng năm 2002 lên 3672,154 tỉ đồng năm 2004, vốn cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn của tổng công ty (chiếm trong khoảng từ 30 % - 40 %). Vốn cố định được sử dụng tốt sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Vì là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nguồn vốn của tổng công dựa vào nguồn vốn đi vay là chủ yếu với một tỉ lệ đáng kể (trên 90%) và đây được coi là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đầu tư của tổng công ty tuy nhiên với một lượng vốn vay là rất lớn như thế thì chi phí hàng năm tổng công ty trả lãi vay cho ngân hàng là không nhỏ điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do vậy tổng công ty cần xây dựng cho mình phương án sản xuất kinh doanh sao cho sử dụng được nguồn vốn vay một cách có hiệu quả nhất, không gây ra sự lãng phí không cần thiết về vốn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu cũng dần tăng lên qua các năm, điều này là rất đáng mừng và đã chứng tỏ tổng công ty đang từng bước tự chủ về vốn của mình.
Bảng 21: Hiệu quả sử dụng tổng vốn giai đoạn 2002 - 2004
Chỉ têu
Năm
Lượng tăng (tỉ đ)
Tốc độ tăng (%)
2002
2003
2004
03/02
04/03
03/02
04/03
(1) Doanh thu(tỉ đ )
1814,457
2385,319
2283,889
570,862
101,43
31,462
- 4,252
(2).LNST (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
4,328
- 17,423
22,169
- 72,151
(3)Tổng vốn (tỉ đ)
2060,028
3109,007
3672,154
1048,979
563,147
50,921
18,113
(4) Mức doanh lợi tổng vốn (tỉ đ/tỉ đ) = (2)/(3)
0,00969
0,00777
0,00183
-0,00192
- 0,00594
- 19,814
-76,448
(5) Số vòng quay tổng vốn = (1)/(3)
0,881
0,767
0,622
- 0,114
- 0,145
- 12,94
-18,905
* Trong 2 năm 2002 và 2003, mặc dù lợi nhuận sau thuế và tổng vốn luôn luôn tăng nhưng mức doanh lợi tổng vốn lại có chiều hướng giảm và đến năm 204, mức doanh lợi tổng vốn giảm xuống rất thấp. Cụ thể trong năm 2002, với 1 tỉ đồng tổng vốn chi ra, tổng công ty thu được 0,00969 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2004 cũng với 1 tỉ đồng tổng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh, tổng công ty chỉ thu được 0,00183 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dĩ có sự giảm sút này là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng vốn. Như vậy ta có thể kết luận rằng tổng công ty đã đầu tư rất nhiều vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và sự giảm sút liên tục này đã phần nào cho thấy sự chưa hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty.
* Về số vòng quay của tổng vốn:
Trong năm 2002, tổng vốn của công ty quay được 0,881 vòng và có xu hướng giảm dần ở những năm sau như năm 2003 tổng vốn của công ty quay được 0,767 vòng, so với năm 2002 giảm 12,94% tức là giảm 0,114 vòng. Năm 2004, số vòng quay tiếp tục giảm 18,905% tương ứng với giảm 0,145 vòng so với năm 2003. Số vòng quay của tổng vốn giảm là do đặc điểm hoạt động của tổng công ty chủ yếu là xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng thường kéo dài, số vòng quay tổng vốn chậm là điều tất yếu.
Tóm lại, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao, thể hiện ở mức doanh lợi tổng vốn giảm dần qua các năm và số vòng quay tổng vốn thấp và giảm dần. Đối với một công ty xây dựng, số vốn lưu động là rất lớn trong tổng vốn, do vốn lưu động bị ứ đọng ở các công trình thi công dở dang bởi thời gian thi công kéo dài, hơn nữa một bộ phận vốn khá lớn bị các công ty khác và khách hàng chiếm dụng trong khi tổng công ty vẫn phải trả lãi vay ngân hàng và lãi vay từ ODA,...làm cho việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của tổng công ty đem lại hiệu quả thấp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần quan tâm trong việc thúc đẩy tiến độ thi công công trình nhằm tăng số vòng quay của tổng vốn trong từng năm, giảm bớt thời gian thi công của các công trình dở dang, giảm nợ, tận dụng các món nợ ổn định như tiền khấu hao chưa đến kỳ nộp, tiền thưởng chưa sử dụng,... tiết kiệm được nguồn vốn và từ đó có được số vốn để đầu tư vào các công trình khác.
Để thấy rõ được sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn, luận văn sử dụng chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Bảng 22: Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn của Cienco 1 giai đoạn 2002-2004
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng tăng (tỉ đ)
Tốc độ tăng (%)
03/02
04/03
03/02
04/03
2.LNST (tỉ đồng)
19,766
24,148
6,725
4,328
- 17,423
22,169
- 72,151
3.Tổng vốn (tỉ đồng)
2060,028
3109,007
3672,154
1048,979
563,147
50,921
18,113
5.Mức doanh lợi tổng vốn( tỉ đ/tỉ đ)
0,00969
0,00777
0,00183
-0,00192
- 0,00594
- 19,814
-76,448
Trong giai đoạn 2002- 2003, mặc dù lợi nhuận sau thuế và tổng vốn luôn tăng nhưng mức doanh lợi tổng vốn lại có chiều hướng giảm và đến năm 2004, mức doanh lợi tổng vốn giảm xuống rất thấp. Với 1 tỉ đồng tổng vốn chi ra, tổng công ty chỉ thu được 0,00183 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng vốn, chứng tỏ tổng công ty đã đầu tư rất nhiều vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không mang lại hiệu quả cao. Trong tổng vốn thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng rất lớn, chính vì vậy việc phân tích ảnh hưởng của vốn lưu động tới tổng vốn sẽ cho cái nhìn rõ nét hơn về hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty.
* Mô hình : Mức doanh lợi tổng vốn biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: do mức doanh lợi của vốn lưu động và tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn
Ta có phương trình:
= = = x
Từ đó xây dựng được mô hình:
(
Dựa vào bảng trên và mô hình đã xây dựng, ta có kết quả phân tích sau:
Bảng 23: Biến động của mức doanh lợi tổng vốn do ảnh hưởng 2 nhân tố trên
So sánh
Biến động mức doanh lợi tổng vốn
Do mức doanh lợi vốn lưu động
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
- 0,00192
- 19,814
-0,00323
- 29,364
0,00131
13,519
2004/2003
- 0,00594
- 76,448
- 0,00617
- 77,125
0,00023
2,96
Về mức doanh lợi tổng vốn ta thấy:
* Năm 2003, mức doanh lợi tổng vốn giảm 19,814% ứng với giảm 0,00192 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
Do mức doanh lợi vốn lưu động giảm 29,364 % làm cho mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,00323 tỉ đồng/tỉ đồng
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng 13,519 % làm mức doanh lợi tổng vốn tăng 0,00131 tỉ đồng/tỉ đồng
* Năm 2004 so với năm 2003, mức doanh lợi tổng vốn giảm 76,448% hay giảm 0,00594 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi vốn lưu động giảm 77,125 % làm mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,00617 tỉ đồng/tỉ đồng.
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng 2,96 % làm mức doanh lợi tổng vốn tăng 0,00023 tỉ đồng/tỉ đồng.
Như vậy ta thấy trong những năm vừa qua mức doanh lợi của tổng vốn giảm đều do mức doanh lợi của vốn lưu động giảm, sự khó khăn của công ty trong những năm gần đây về thanh toán khối lượng hoàn thành, sự thanh toán không theo tiến độ thi công đã làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận. Nhìn chung, tình hình sử dụng vốn của tổng công ty là chưa hiệu quả.
2.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Trong phân tích hiệu quả hoạt động của mình, các nhà phân tích luôn quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế bởi nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để mở rộng sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 24: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
LNST
tỉ đồng
14,916
14,893
20,612
19,766
24,148
6,725
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004)
Khi tiến hành phân tích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ta có thể thực hiện phân tích theo thời gian nhằm phát hiện xu thế biến động của lợi nhuận sau thuế.
Hình 3: Đồ thị lợi nhuận sau thuế của Cienco1 giai đoạn 1999 - 2004
Ta có thể thấy sự biến động liên tục qua các năm của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Đỉnh cao là năm 2003, lợi nhuận sau thuế đạt 24,148 tỉ đồng và giảm xuống thấp nhất là năm 2004 với 6,725 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế được phân tích cụ thể hơn trong giai đoạn 2001- 2004 với sự kết hợp:
( 6,725 - 20,612 ) = (19,766 - 20,612) + (24,148 - 19,766) + ( 6,725 - 24,148 )
- 13,887 = - 0,846 + 4,382 + (-17,423)
Hay :
0,326 = 0,959 x 1,222 x 0,279
Như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2001 giảm 67,4 % tức là giảm 13,887 tỉ đồng là do :
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2002 giảm so với năm 2001 là 4,1% ứng với giảm 0,846 tỉ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 22,2% tức là tăng 4,382 tỉ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng.
Ta có thể thấy được sự biến động của lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng nhưng tăng rất chậm, không những vậy trong năm 2004 chỉ tiêu này còn giảm xuống còn 6,725 tỉ đồng ( giảm 72,1 % so với năm 2003 ). Trong năm 2004, do quá trình hội nhập kinh tế, các dự án đấu thầu quốc tế đang đang dần bị thu hẹp, các công tác giải phóng mặt bằng ở hầu hết các dự án đều chậm điển hình là ở phía Nam hợp đồng MD1,MD2 đoạn Cần Thơ đi Cà Mau thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A,... một số chủ đầu tư không có vốn thanh toán khối lượng nợ các năm trước, giá xi măng, sắt thép, xăng dầu tăng đột biến, nhận được ít các gói thầu và các gói thầu có giá thấp, đây chính là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của tổng công ty giảm mạnh.
* Phân tích sự biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của các nhân tố
LNST = Tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản x Tổng tài sản
Mô hình 1: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản ( = LNST/ tổng tài sản )
+ Do tổng tài sản
Bảng 25: Lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản của Cienco1 giai đoạn 2002 - 2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
Tổng tài sản (tỉ đ)
2060,028
3109,007
3672,154
Tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản (tỉ đ/tỉ đ)
0,0096
0,0078
0,0018
Gọi X là lợi nhuận sau thuế
Y là tổng tài sản
Z là tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản
Ta có mô hình sau:
(X1- X0) = (Y1 - Y0) Z1 + (Z1- Z0)Y0
Bảng 26: Biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản và tổng tài sản giai đoạn 2001 - 2004
So sánh
Biến động lợi nhuận
sau thuế
Do tổng tài sản
Do tỉ suất lợi nhuận
tổng tài sản
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
4,382
22,2
8,078
50,268
- 3,696
- 18,699
2004/2003
- 17,423
- 72,1
1,129
20,175
- 18,552
- 76,826
Qua bảng tính toán trên có thể rút ra kết luận như sau:
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 22,2% tức là tăng 4,382 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tổng tài sản tăng 50,268% làm lợi nhuận sau thuế tăng 8,078 tỉ đồng
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm 18,699% làm lợi nhuận sau thuế giảm 3,696 tỉ đồng.
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tổng tải sản tăng 20,175% làm lợi nhuận sau thuế tăng 1,129 tỉ đồng
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm 76,826% làm lợi nhuận sau thuế giảm 18,552 tỉ đồng.
Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế có nhiều biến động và nhất là năm 2004, tổng tài sản luôn tăng và có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nhưng tỉ suất lợi nhuận là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận.
Mô hình 2: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Mức doanh lợi bình quân một lao động( RL)
+ Tổng số lao động bình quân ()
Bảng 27 : Lợi nhuận sau thuế, lao động bình quân của Cienco 1
giai đoạn 2002 - 2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
( người)
11252
12826
14400
Mức doanh lợi bq một lao động ( tỉ đ/ tỉ đ)
0,0018
0,0019
0,0005
Ta có phương trình sau: = RL.
LNST1 - LNST0 = ( RL1 - RL0 ). 1 + RL0. (1 - 0 )
Từ phương trình và số liệu của bảng , ta có kết quả sau:
Bảng 28: Biến động lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của mức doanh lợi bình quân một lao động và tổng số lao động bình quân
So sánh
Biến động lợi nhuận
sau thuế
Do mức doanh lợi bình quân một lao động
Do tổng số lao động
bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
4,382
22,2
1,0612
4,597
3,3208
16,8
2004/2003
- 17,423
- 72,1
- 20,630
- 75,42
3,212
13,301
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so tăng 22,2% so với năm 2002 tức là tăng tuyệt đối 4,382 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi bình quân 1 lao động tăng 4,597% làm lợi nhuận sau thuế tăng 1,0612 tỉ đồng
Do tổng số lao động bình quân tăng 16,8 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,3208 tỉ đồng
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi bình quân 1 lao động giảm 75,42% làm lợi nhuận sau thuế giảm 20,630 tỉ đồng
Do tổng số lao động bình quân tăng 13,301 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,212 tỉ đồng
Mô hình 3: Biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
+ Mức doanh lợi tài sản cố định (RK)
+ Mức trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động (MK)
+ Tổng số lao động bình quân ()
Bảng 29 : Các chỉ tiêu có liên quan đến lợi nhuận sau thuế
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
RK (tỉ đ/tỉ đ)
0,023
0,023
0,006
MK (tỉ đ/ người)
0,075
0,082
0,079
( người)
11252
12826
14400
Dựa vào mô hình 3, ta có phương trình sau :
=
(LNST1 - LNST0 ) = ( RK1 - RK0 )MK1.1 + ( MK1 - MK0)Rk0.1 + (1 - 0)Rk0 MK0
Từ mô hình và số liệu trên, kết quả tính toán được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 30: Biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 3 nhân tố
Năm
Biến động LNST
Do mức doanh lợi TSCĐ
Mức trang bị TSCĐ
bq một lao động
Do tổng số lao
động bình quân
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
03/02
4,382
22,2
- 0,042
- 0,174
2,065
9,333
2,359
11,935
04/03
- 17,423
- 72,15
- 19,44
- 74,28
- 0,993
- 3,656
3,01
12,465
Kết quả tính toán trên cho thấy:
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 4,382 tỉ đồng tức là tăng 22,2 % là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Do mức doanh lợi TSCĐ giảm 0,174% làm lợi nhuận sau thuế giảm 0,042 tỉ đồng
+ Do mức trang bị TSCĐ bình quân một lao động tăng 9,333 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 2,065 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 11,935 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 2,359 tỉ đồng
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 17,423 tỉ đồng tức là giảm 72,15 % là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Do mức doanh lợi TSCĐ giảm 74,28% làm lợi nhuận sau thuế giảm 19,44 tỉ đồng
+ Do mức trang bị TSCĐ bình quân một lao động giảm 3,656 % làm lợi nhuận sau thuế giảm 0,993 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 12,465 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,01 tỉ đồng
Như vậy, ta thấy cả 3 nhân tố trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc phân chia lợi nhuận dùng cho tài sản cố định vì chỉ tiêu này chiếm tỉ trọng lớn làm giảm lợi nhuận sau thuế.
Qua việc tính toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của tổng công ty, ta có thể thấy được sự biến động của lợi nhuận do từng yếu tố chỉ tiêu bộ phận. Chính điều này sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ được nguyên nhân tăng giảm lợi nhuận từ đó có các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu bộ phận và mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.
2.2. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm(VA)
VA là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu giá trị tăng thêm
Bảng 31: Chỉ tiêu giá trị tăng thêm của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
VA (tỉ đ)
254
306
374
517
952
1086
Tốc độ tăng (%)
-
20,472
13,399
38,235
84,139
14,076
Ta có thể thấy xu thế biến động VA là tăng dần, do vậy có thể chọn hàm hồi quy tuyến tính để biểu thị xu hướng biến động của chỉ tiêu VA.
Phương trình có dạng :
ŷt = a + bt
Sử dụng phần mềm SPSS ( phụ lục 1 ) , ta được kết quả hàm xu thế tuyến tính như sau:
ŷt = - 42,6 + 178,314 t
Từ phương trình trên cho thấy, khi tăng lên 1 năm thì VA tăng bình quân 178,314 tỉ đồng và VA giảm do ảnh hưởng của các nhân tố khác là 42,6 tỉ đồng.
Thay các giá trị của t vào hàm hồi quy, ta có
Bảng 32: Xu hướng biến động của giá trị gia tăng
Năm
VA ( yt )
t
ŷt
1999
254
1
135,714
2000
306
2
314,028
2001
374
3
492,342
2002
517
4
670,656
2003
952
5
848,97
2004
1086
6
1027,284
Từ số liệu của yt và ŷt, ta có thể biểu diễn trên đồ thị sau:
Hình 4: Đồ thị biểu diễn VA thực tế và VA lý thuyết
VA luôn tăng lên biểu hiện ở tốc độ tăng ở bảng tính trên, năm 1999 là 254 tỉ đồng lên 1086 tỉ đồng năm 2004 và nhìn vào đồ thị VA thực tế và lý thuyết, ta thấy VA thực tế trong những năm gần đây cao hơn VA lý thuyết. Đây là điều rất tốt vì trong giai đoạn như hiện nay, việc duy trì và tăng lên của giá trị gia tăng gia tăng là rất tốt, mặc dù công ty thực sự hoạt động chưa có hiệu quả nhưng có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty trong tương lai nếu như có sự kết hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
* Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu VA của Cienco 1
Mô hình 1: VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Năng suất lao động bình quân ( )
+ Tổng số lao động bình quân ( )
Ta có phương trình sau :
( VA1 - VA0 ) = ( ). 1 + .( 1 - 0 )
Bảng 33: Chỉ tiêu VA và năng suất lao động giai đoạn 2002 - 2004
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
VA (tỉ đồng)
517
952
1086
( tỉ đ/người)
0,046
0,074
0,075
( người )
11252
12826
14400
Căn cứ vào số liệu trên ta có :
Bảng 34: Kết quả phân tích biến động VA do năng suất lao động bình quân và tổng số lao động bình quân
So sánh
Biến động VA
Do NSLĐ bình quân
Do tổng số LĐ bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
03/02
435
84,139
362,004
61,357
72,996
14,112
04/03
134
14,076
20,4
1,914
113,6
11,933
Kết luận:
* VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,139 % tức là tăng 435 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Do năng suất lao động bình quân tăng 61,357% làm VA tăng 362,004 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 14,112% làm VA tăng 113,6 tỉ đồng
* VA năm 2004 so với năm 2003 tăng 14,076 % tức là tăng 134 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Do năng suất lao động bình quân tăng 1,914% làm VA tăng 20,4 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 11,933% làm VA tăng 113,6 tỉ đồng
Mô hình 2: VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Năng suất tài sản cố định bình quân ( HK = VA/ )
+ Tổng tài sản cố định bình quân (
tương tự, ta xây dựng được phương trình sau:
= HK .
( VA1 - VA0 ) = ( HK1 - HK0 ). + HK0. ()
Bảng 35: Chỉ tiêu VA và các chỉ tiêu năng suất tài sản cố định bình quân,
tổng tài sản cố định bình quân
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
VA (tỉ đồng)
517
952
1086
HK( tỉ đ/tỉ đ)
0,613
0,904
0,943
( tỉ đồng )
843,467
1053,18
1151,53
( Nguồn: Báo cáo tài chinh hàng năm của Cienco 1 giai đoạn 2002 - 2004 )
Từ đó, ta thiết lập được bảng phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đến chỉ tiêu VA
Bảng 36: Biến động chỉ tiêu VA do năng suất tài sản cố định bình quân và
tổng tài sản cố định bình quân
So sánh
Biến động VA
Do năng suất tài sản cố định bình quân
Do tổng tài sản cố định bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
435
84,139
306,4
47,46
128,6
24,874
2004/2003
134
14,076
45,02
4,325
88,98
9,347
Kết quả phân tích cho thấy:
* VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,139 % tương ứng với tăng 435 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất tài sản cố định bình quân tăng 47,46 % làm cho VA tăng 306,4 tỉ đồng
+ Do tổng tài sản cố định bình quân tăng 24,874 % làm VA tăng tuyệt đối 128,6 tỉ đồng
* VA năm 2004 so với năm 2003 tăng 14,076 % tương ứng với tăng 134 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất tài sản cố định bình quân tăng 4,325 % làm cho VA tăng 45,02 tỉ đồng
+ Do tổng tài sản cố định bình quân tăng 9,347 % làm VA tăng 88,98 tỉ đồng
2.2.2. Dự đoán giá trị tăng thêm vào các năm tiếp theo của Cienco 1
2.2.2.1. Dự đoán dựa vào hàm xu thế :
Dựa vào hàm xu thế ở trên, ta có thể dự báo VA của Cienco1 trong các năm tiếp theo như sau :
Năm 2005 ( t = 7 ) : ŷt = - 42,6 + 178,314 x 7 = 1205,598 tỉ đồng
Năm 2006 ( t = 8 ) : ŷt = - 42,6 + 178,314 x 8 = 1383,912 tỉ đồng
2.2.2.2. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
Công thức:
Với
Trong đó: Yn là mức độ thực tế VA của Công ty năm 2004;
Y1 là mức độ thực tế VA của Công ty năm 1999;
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của VA;
n: là tổng số năm của dãy số thực tế ( n=6);
l : là tầm dự báo ( l=1,2,3...);
là mức độ dự báo của năm thứ ( n+l );
thay số liệu ta có : = 166,4 và dự báo cho các năm như sau :
Năm 2005 : ŷ2005 = 1086 + 166,4 x 1 = 1252,4 tỉ đồng
Năm 2006 : ŷ2006 = 1086 + 166,4 x 2 = 1418,8 tỉ đồng
Qua các phương pháp dự đoán ở trên, ta đều thấy trong những năm sắp tới, giá trị tăng thêm của công ty sẽ có xu hướng tăng lên. Đây là 1 điều đáng mừng bởi giá trị tăng thêm là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng, nó đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được các mục tiêu tiếp theo trong các năm sau. Tuy nhiên, để có được kết quả trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sự phát triển của ngành, biến động kinh tế xã hội, nhu cầu về hoạt động xây dựng,...Chính vì vậy, công ty phải có định hướng phát triển trong tương lai một cách cụ thể để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới
Trong thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ bản rất phong phú từ các tổng công ty mạnh đến các công ty chuyên ngành của bộ, sở, các tổ chức cá nhân,... số lượng các dự án xây dựng cơ bản triển khai là khá lớn nhưng không tương xứng với số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có của nước ta. Vì vậy, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải tìm cách thu hút các dự án tham gia đầu thầu các công trình để tăng sản lượng, công việc cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động ta thấy tổng công ty hoạt động chưa có hiệu quả thông qua các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng tài sản cố định hay vốn quá thấp để có thể phát triển sản xuất. Vì vậy, cổ phần hoá các thành viên của tổng công ty cũng là 1 trong các biện pháp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung trong tương lai, ngoài ra tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cần có những biện pháp riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Giải pháp về công nghệ
Qua phân tích cho thấy năng lực của máy móc thiết bị công ty hiện nay tuy đã được chú trọng, đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty song hiệu quả sử dụng vẫn còn chưa cao. Vì vậy, công ty cần tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, tránh tình trạng phải đi thuê máy ngoài nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình đồng thời kết hợp với việc đào tạo nâng cao tay nghề công nhân thì sẽ góp phần tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng công trình.
Sử dụng triệt để các thiết bị hiện có để tăng năng suất lao động, tăng tiến độ, giảm thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất cũng như giảm giá thành các hạng mục thi công khi sử dụng các thiết bị đã hết khấu hao hay khấu hao thấp.
Đầu tư các dây chuyền công nghệ mới trong ngành xây dựng cơ bản bởi việc đầu tư này sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao, tuy nhiên việc đầu tư này phải có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí, kém hiệu quả.
2. Giải pháp về vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì và diễn ra liên tục. Vốn trong công ty đảm bảo cho quá trình phục vụ sản xuất được hoàn tất từ khâu mua sắm máy móc thiết bị đến việc mở rộng sản xuất, vì vậy việc mở rộng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy công ty cần có các giải pháp :
Thi công dứt điểm các công trình, đảm bảo chất lượng từng công trình, biện pháp này sẽ làm tăng khả năng thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn.
Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý như tăng vốn tự có bằng các biện pháp: mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng các thiết bị không sử dụng được, tìm cách rút ngắn thời gian khấu hao bằng cách sử dụng tối đa công suất hoạt động của máy móc. Giảm lượng vốn lưu động cần thiết thông qua các kế hoạch, phương án kinh doanh hợp lý hiệu quả như sử dụng tiết kiệm vật tư, tránh tồn kho, lựa chọn các nhà cung ứng thích hợp có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, vật tư ngay khi cần thiết,...
Tăng nguồn vốn tự có, giảm lượng vốn đi vay, vì chi phí vốn vay giảm sẽ làm giảm giá dự toán dự thầu.
Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đang cho công ty vay vốn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng khi cần vay và bảo lãnh các khoản tiền lớn, đáp ứng nhu cầu bên mời thầu.
3. Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu
Công tác lập giá dự thầu là công tác quan trọng và góp phần quan trọng quyết định việc trúng thầu hay thất bại của công ty bởi nó chiếm 50 - 55 % số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu.Giá dự thầu là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bất kỳ một công ty tham gia dự thầu nào cũng đều phải quan tâm. Về cơ bản tính toán theo phương pháp nào với công thức tính đã có quy tắc chung và trong giai đoạn thông tin phát triển như hiện nay thì các công ty quá hiểu về phương pháp tính của nhau để có những điều chỉnh cần thiết. Mặt khác công tác tính giá dự thầu có hiệu quả hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp tính giá dự thầu bằng các công thức khác nhau mà nó nằm trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong quá trình lập hồ sơ, từ khảo sát giá cả, địa chất, đối thủ cạnh tranh... cho đến việc bóc tách các bảng tiền lương của chủ đầu tư để lập được một giá dự thầu thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Như vậy từ lúc giá được lập cho đến ngày mở thầu, quyết định giảm giá có một ý nghĩa rất quan trọng, nhất là kh i giá vào thầu giữa các nhà thầu chênh lệch rất ít. Do trong công ty vẫn còn có một số hạn chế trong công tác tính giá thầu nên công ty cần phải nghiên cứu và đưa ra những đơn giá phù hợp hơn để đảm bảo lãi cao và có tính cạnh tranh với các nhà thầu cùng tham dự thầu khác. Để tránh tình trạng bỏ giá thầu quá thấp hoặc quá cao, công ty cần:
Nghiên cứu đặc điểm công trình đặc biệt là những đặc điểm có thể làm tăng giá dự toán
Nghiên cứu các nhân tố làm thay đổi giá dự thầu như thị trường vật liệu xây dựng, mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu tại công trình, địa phương, khu vực lân cận,...
Thường xuyên cập nhật những văn bản pháp quy,các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất để xác định giá dự thầu một cách chính xác
4. Về nguồn nhân lực
Công tác đấu thầu đòi hỏi đội ngũ nhân lực có trình độ, thạo việc, nhiệt tình để lập hồ sơ dự thầu có cơ sở, có tính thuyết phục. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển công ty cần phải:
Lập kế hoạch tuyển dụng dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, thực trạng nguồn lực, nhu cầu bổ sung nhân lực cho các bộ phận trong công
Đối với bộ phận lao động trực tiếp có thể đào tạo tại chỗ, diễn ra ngay trong sản xuất mà không làm gián đoạn công việc như kèm cặp, truyền kinh nghiệm,... đồng thời tổ chức các lớp học ngắn hạn tại công ty, tại các trường công nhân kỹ thuật, ..Thường xuyên tổ chức các cuộc thi lên bậc khuyến khích sự sáng tạo trong lao động, có hình thức khen thưởng và kỷ luật hợp lý đảm bảo sự công bằng trong sản xuất.
5. Giải pháp về công tác thị trường
Thông tin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng hồ sơ dự thầu trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Doanh nghiệp nào có được thông tin nhanh nhạy, chính xác thì sẽ có được cơ hội tốt cho việc định hướng phát triển của mình, do vậy ta thấy việc phân tích và xử lý thông tin kịp thời là vô cùng quan trọng. Do đặc trưng của công tác lập hồ sơ dự thầu có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó đòi hỏi đội ngũ thu thập và xử lý thông tin phải có kiến thức sâu rộng, nắm bắt đầy đủ thông tin về giá bỏ thầu tiến độ thi công, nguồn vốn huy động, máy móc công nghệ, đưa ra các chính sách quảng cáo thích hợp,...để lập hồ sơ dự thầu thoả mãn tốt nhất những yêu cầu của chủ đầu tư, có thể thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các mối quan hệ, uy tín của công ty qua hệ thống trung gian Marketing, các khách hàng thậm chỉ là khai thác thông tin qua các đối thủ cạnh tranh của mình.
6. Về công tác thống kê
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn thông tin thị trường luôn phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác để có thể giúp công ty có nhữg quyết định đúng đắn, chớp thời cơ trong quá trình sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho công ty. Và để có được nguồn thông tin đảm bảo được những yêu cầu nói trên, công ty cần phải tổ chức công tác thống kê tốt, đội ngũ nhân viên giỏi để có thể thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin một cách chính xác giúp công ty đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả. Không thế không coi trọng vai trò của công tác thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần quan tâm hơn nữa tới phòng ban làm việc, đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác thống kê thực sự có năng lực để công tác thống kê trở thành người cố vấn lý tưởng cho ban lãnh đạo của công ty góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chính sách được đưa ra có cơ sở pháp lý, tránh xa rời thực tế. Công ty cần nâng cao trình độ cho những cán bộ thống kê trong nghệ thuật điều tra, phương pháp phân tích số liệu, trẻ hoá đội ngũ để công tác thống kê trở nên nhanh nhạy, năng động và kinh nghiệm...
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước đang là mối quan tâm hàng đầu. Trước sự đổi mới của này, tự khẳng định và phát triển hoặc thua lỗ dẫn đến phá sản sẽ làm cho công ty luôn có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1” đã bước nào phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về lao động, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn,.. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, luận văn đã đưa ra những nguyên nhân của ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty nói chung. Giải quyết triệt để mâu thuẫn về chi phí và kết quả tức là hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Phụ lục 1 : Kết quả xử lý số liệu VA phần mềm SPSS
Dependent variable.. VA Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .94570
R Square .89435
Adjusted R Square .86793
Standard Error 128.19299
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 556429.73 556429.73
Residuals 4 65733.77 16433.44
F = 33.85960 Signif F = .0043
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 178.314286 30.643986 .945699 5.819 .0043
(Constant) -42.600000 119.341180 -.357 .7392
The following new variables are being created:
Name Label
FIT_1 Fit for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
LCL_1 95% LCL for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
UCL_1 95% UCL for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
4 new cases have been added.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS, PTS Tô Phi Phượng
- Giáo trình thống kê công nghiệp - PGS.TS Nguyễn Công Nhự
- Giáo trình thống kê kinh tế – TS Phan Công Nghĩa
- Giáo trình thống kê kinh doanh - GS.TS Phạm Ngọc Kiểm - PGS.TS Nguyễn Công Nhự
- Giáo trình thống kê đầu tư xây dựng - PGS.TS Phan Công Nghĩa
- Ứng dụng SPSS xử lý tài liệu thống kê - Trần Ngọc Phác- Trần Phương
- Báo cáo tài chính cuối năm của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
- Tạp chí xây dựng
- Tạp chí giao thông vận tải số 12/2005
-
- Một số tài liệu tham khảo khác
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0009.doc