Luận văn Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông

MS: LVVH-PPDH021 SỐ TRANG: 180 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN Phần 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài, đối tượng và mục đích nghiên cứu II. Lịch sử vấn đề 1. Những nghiên cứu về việc dạy học ngữ pháp ở bậc THPT 2. Những nghiên cứu về PPDH theo quan điểm “tích cực” III. Yêu cầu và nhiệm vụ IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu chung 2. Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: V. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu VI. Cấu trúc của luận văn Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những hướng đổi mới về PPDH Tiếng Việt 1.1.1. Đổi mới theo quan điểm tích hợp kiến thức 1.1.2. Đổi mới theo quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS 1.1.3. Một số PPDH đặc thù được vận dụng khi dạy học theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” 1.1.4. Một số yêu cầu khi vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học tiếng Việt 1.2. Một số vấn đề lí thuyết về dạy học ngữ pháp ở bậc THPT 1.2.1. Vị trí, vai trò của phân môn ngữ pháp 1.2.2. Những khái niệm công cụ có liên quan 1.2.3. Yêu cầu đối với GV và HS trong dạy học ngữ pháp CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “TÍCH CỰC” VÀ “TÍCH HỢP” TRONG DẠY HỌC NGỮ PHÁP Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Tình hình dạy học ngữ pháp ở trường THPT 2.1.1. Những hạn chế trong cách dạy học ngữ pháp trước đây 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học ngữ pháp theo chương trình mới 2.1.3. Tình hình dạy học ngữ pháp hiện nay 2.2. Vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp 2.2.1. Về phương pháp dạy học 2.2.2. Về hình thức dạy học 2.2.3. Về phương tiện dạy học CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM MỘT SỐ GIÁO ÁN NGỮ PHÁP THPT ĐƯỢC SOẠN THEO QUAN ĐIỂM “TÍCH HỢP” VÀ “TÍCH CỰC” 3.1. Bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11 – Tập 1) 3.1.1. Phân tích bài học 3.1.2. Vận dụng PP nêu vấn đề khi dẫn dắt HS vào bài 3.1.3. Vận dụng PP giao tiếp cho HS thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh 3.2. Bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (Ngữ văn 11 – Tập 1) 3.2.1. Phân tích bài học 3.2.2. Vận dụng PP nêu vấn đề để HS phân biệt thành phần trạng ngữ chỉ tình huống và khởi ngữ 3.2.3. Vận dụng PP giao tiếp để xây dựng hệ thống bài tập cho HS thực hành về các kiểu câu 3.3. Thiết kế một buổi ngoại khoá ngữ pháp cho HS lớp 11 3.3.1. Mục đích 3.3.2. Yêu cầu 3.3.3. Nội dung và cách thức tổ chức 3.4. Thực nghiệm một số giáo án 3.4.1. Mục đích và phạm vi thực nghiệm 3.4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm 3.4.3. Kết quả thực nghiệm các giờ dạy lý thuyết và thực hành ngữ pháp 3.4.4. Kết quả thực nghiệm ngoại khoá ngữ pháp 3.4.5. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm Phần 3 : KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát PHIẾU SỐ 1 : PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VỀ CÁC BÀI HỌC NGỮ PHÁP TRONG SGK NGỮ VĂN THPT PHIẾU SỐ 2 : PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TRONG TRƯỜNG THPT 2. Kết quả khảo sát 2.1. Khảo sát ý kiến 50 GV 2.2. Khảo sát ý kiến 435 HS 3. Một số ý kiến của GV trong việc dạy phân môn ngữ pháp 4. Một số giáo án điện tử thực nghiệm

pdf180 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, sau định thần lại, lò dò về phía cửa hang dế gần đó hỏi: - Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? - Dế mèn chui tọt vào hang sâu trốn. Nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt ở cái hang nông choèn choèn của nó. Thấy Choắt, chị Cốc quát lớn: - Mày nói gì? - Lạy chị, em nói gì đâu? - Chối hả? Chối này! Chối này! Mỗi câu chối này, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống người choắt. Hả giận, chị ta lại đủng đỉnh bỏ đi kiếm ăn. Dế Mèn mon men lại gần Dế Choắt, hỏi một câu ngớ ngẩn: - Sao? Sao vậy? Thấy Choắt nằm thoi thóp, Mèn ta hốt hoảng: - Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ vì cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ , sớm muộn rồi cũng mang vã vào mình đấy. Thế rồi Choắt tắt thở. Mèn vừa thương vừa ăn năn tội mình. III. Tổng kết (10 phút) - GV nhận xét, phát phần thưởng cho các tổ - HS nêu ý kiến về buổi ngoại khoá. 3.4. Thực nghiệm một số giáo án 3.4.1. Mục đích và phạm vi thực nghiệm Mục đích của việc thực nghiệm là kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế giáo án ngữ pháp có vận dụng các PPDH theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục những thiếu sót về nội dung và sự chưa phù hợp về PPDH của những giáo án thực nghiệm trong thực tế dạy học. - 129 - Chúng tôi tiến hành thực nghiệm việc dạy một số bài lý thuyết, thực hành ngữ pháp trong SGK Ngữ văn 11 (Bộ chuẩn) ở học kì 1 và tổ chức ngoại khoá về ngữ pháp tại lớp cho HS lớp 11 ở học kì 2. 3.4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm 3.4.2.1. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 11 năm học 2008-2009 ở Trường THPT An Đông, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Với các bài học trong SGK, lớp thực nghiệm được chọn là 11A1, lớp đối chứng là 11A3. Với giờ ngoại khoá, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 11A3. Kết quả học tập môn Ngữ văn của hai lớp ở giữa HKI (2008-2009) được thể hiện trong bảng 3.4 sau đây. Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp đối chứng 11A1 42 3 14 22 3 Lớp thực nghiệm 11A3 47 1 10 31 5 Bảng 3.4 Kết quả môn Ngữ văn (HK1) lớp 11A1, 11A3 3.4.2.2. Phương pháp thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở mỗi lớp hai bài học, bài lý thuyết Ngữ cảnh và bài Thực hành lựa chọn một số kiểu câu trong văn bản. Với lớp thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng bài giảng điện tử. Các bài giảng được thiết kế với các câu hỏi nêu vấn đề mang tính dẫn dắt để HS tự học. Những ngữ liệu được chọn lọc từ nhiều nguồn (SGK Ngữ văn 11, các tác phẩm VH HS đã học, báo, tạp chí...), có tính tiêu biểu, cần thiết cho việc khai thác nội dung bài học. Với lớp đối chứng: Vận dụng PPDH thông báo, giải thích, phát vấn dựa theo những câu hỏi đã được SGK soạn sẵn, chỉ sử dụng các ngữ liệu trong SGK. - 130 - Tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm và đối chứng đều được chú ý quan sát tính tích cực, mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức của HS thông qua phiếu điều tra HS và các bài kiểm tra 30 phút sau mỗi bài học. Phần thực nghiệm ngoại khoá được tiến hành ở học kì 2, sau khi HS học xong bài Nghĩa của câu. Giờ ngoại khoá được tổ chức tại lớp, có sự tham dự của các GV trong tổ Ngữ văn. 3.4.3. Kết quả thực nghiệm các giờ dạy lý thuyết và thực hành ngữ pháp 3.4.3.1. Quan sát giờ học Ở lớp thực nghiệm, phương thức tổ chức hoạt động của GV và HS trong giờ học được quan sát dựa trên các tiêu chí : - Cách thức nêu tình huống, đặt câu hỏi, tổ chức lớp học của GV, xác định trọng tâm của bài học và định lượng thời gian tiết học sao cho hợp lí. - Tính độc lập, tích cực và sáng tạo của HS trong giờ học. - Những khó khăn trong quá trình sử dụng PP nêu vấn đề và PP giao tiếp. - Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản (dạng nói và viết). 3.4.3.2. Nhận xét chung về các tiết học (Bảng 3.5) Nội dung nhận xét Ở lớp thực nghiệm Ở lớp đối chứng Về thái độ học tập của HS - HS tỏ ra rất hào hứng khi tham gia thảo luận về các câu hỏi tình huống hay tự mình thể hiện một tình huống trong giao tiếp. - Không khí lớp học sinh động, sôi nổi, - Các HS khá, giỏi tham gia tích cực vào bài học. - Một số HS yếu, kém cảm thấy khó hiểu nên thờ ơ, không tham gia vào các hoạt động do GV đề - 131 - cởi mở. HS mạnh dạn nêu ý kiến hoặc nêu câu hỏi thắc mắc để GV và các HS khác giải đáp. - Không có HS ngồi thụ động hay có thái độ thờ ơ với tiết học. - Khi được phân công làm việc theo nhóm, HS tích cực thể hiện vai trò của một thành viên trong nhóm. nghị. - Một số HS khác chăm chú nghe và ghi chép. - Chỉ 1/3 lớp có thể hiểu và giải được bài tập ngay sau khi học. Về hoạt động chủ yếu của GV GV chỉ gợi ý qua các câu hỏi và trao đổi với HS, đôn đốc, nhắc nhở, nhận xét phần làm việc của HS. - Hầu như GV phải thuyết giảng nhiều, đặc biệt là ở bài dạy lí thuyết ngữ pháp. - Phần phát vấn của GV chủ yếu dựa vào các câu hỏi trong SGK nên HS ít chú ý. Về cách hình thành kiến thức bài học cho HS - HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học, tích cực suy nghĩ, rút ra những khái niệm hay quy tắc sử dụng câu một cách ngắn gọn, theo cách hiểu của mình, trên cơ sở những điều đã biết chứ không máy móc, rập khuôn theo những điều ghi chép trong SGK. - GV điều chỉnh, cho HS tự ghi chú những kiến thức cần thiết vào vở. - GV có thời gian để mở rộng và bổ sung những kiến thức cần thiết có liên - Sau khi phân tích ngữ liệu, GV giúp chốt lại kiến thức cần nhớ, cho HS ghi chép. - HS học lí thuyết và làm bài tập theo những gì GV chỉ dẫn. - 132 - quan đến bài học mà SGK không đề cập. Ví dụ như: yêu cầu về việc tìm hiểu ngữ cảnh đối với người giao tiếp, yêu cầu và quy tắc sử dụng một số kiểu câu trong văn bản... Phương tiện hỗ trợ - Công cụ giáo án điện tử được sử dụng ở mức độ hợp lí, vừa phải, không quá lạm dụng về hình ảnh, âm thanh. - Các hoạt động giao tiếp giả định để làm ngữ liệu chủ yếu do HS thực hiện. - HS và GV đều làm việc dựa trên SGK. Về PP kiểm tra, đánh giá Bài kiểm tra viết ngắn gọn, hướng đến tính thực hành các kiến thức vừa học vào hoạt động giao tiếp. Bài kiểm tra được dùng là một bài tập tương tự như trong SGK, nhằm giúp HS thực hành những kiến thức vừa học. Kết quả kiểm tra và phiếu điều tra ý kiến của HS về tiết học - Thông qua các phiếu điều tra, HS thể hiện sự đồng tình của HS với cách khai thác bài học ngắn gọn và PPDH tích cực của GV. Phần lớn HS đồng tình với những ngữ liệu mà GV lựa chọn để đưa vào bài học. - Kết quả kiểm tra cho thấy mức độ tiếp thu bài của HS khá tốt, tương đối đồng đều. Ngay cả những HS yếu cũng có kết quả đạt yêu cầu. - Qua các phiếu điều tra ý kiến, phần lớn HS cho rằng cách dạy học của GV chưa thực sự thu hút, chưa giúp HS tự giác tham gia vào quá trình hình thành kiến thức. - Các ngữ liệu chủ yếu được lấy từ các tác phẩm văn học, HS không hứng thú. - Khoảng 40% HS trong lớp đồng ý với cách dạy như trên vì - 133 - các em cảm thấy hiểu được những kiến thức cần nhớ. - Kết quả kiểm tra nhìn chung là đạt yêu cầu. Bảng 3.5 Nhận xét giờ học ngữ pháp ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Từ đây có thể khẳng định rằng việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” vào việc giảng dạy ngữ pháp ở trường THPT thực sự làm thay đổi quan niệm của GV và HS về giờ học ngữ pháp. Học ngữ pháp không còn đơn thuần là học các khái niệm và quy tắc ngữ pháp một cách chung chung và đơn điệu mà còn là những giờ học bằng thực hành và bằng trải nghiệm giao tiếp thực tế, việc HS được đóng vai, được phản biện, được lựa chọn các kiểu diễn đạt... giúp cho giờ học sinh động hơn. 3.4.3.3. Ý kiến của học sinh lớp thực nghiệm Kết quả thu được từ các phiếu khảo sát ý kiến HS sau khi thực nghiệm cho thấy: - Đa số HS tỏ ra hứng thú với cách dạy học tích cực của GV. - HS nắm được bài học một cách nhanh chóng, chủ động và biết cách vận dụng kiến thức đã học trong quá trình nói, viết. - HS thấy được vai trò và tác dụng của các bài học ngữ pháp, có ý thức rèn luyện câu từ trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản. - Không khí lớp học sinh động. - Đa số HS đồng ý nên tiếp tục dạy ngữ pháp và các bài tiếng Việt khác theo PP này. - Một số ít HS cho rằng GV dạy hơi nhanh, phần thảo luận hào hứng nhưng mất thời gian nhiều. - 134 - 3.4.3.5. Kết quả kiểm tra sau giờ học Bài Ngữ cảnh (Bảng 3.6) % tính theo số điểm >= 5 S T T Tiêu chuẩn đánh giá Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 1 Biết khái niệm ngữ cảnh 100% 100% 2 Giải thích được các nhân tố của ngữ cảnh và vai trò của nó trong giao tiếp. 90% 75% 3 Vận dụng kiến thức ngữ cảnh để thực hiện một cuộc giao tiếp với lời thoại theo yêu cầu của GV 90% 65% 4 Có thể phân tích được các nhân tố của ngữ cảnh trong một tình huống giao tiếp 86% 58% 5 Với một ngữ cảnh, có thể tạo được tình huống đối thoại với lời thoại hợp lí hoặc nhanh chóng hiểu chính xác lời nói của người đối thoại. 70% 50% 6 Nhận xét được giá trị, vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp hàng ngày, trong việc phân tích các tác phẩm văn học. 70% 30% Bảng 3.6 Mức độ tiếp thu bài của HS sau khi học bài “Ngữ cảnh” - 135 - Bài Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (Bảng 3.7) % tính theo số điểm >= 5 S T T Tiêu chuẩn đánh giá Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 1 Biết ba kiểu câu và tác dụng của chúng 100% 97% 2 Giải thích được tác dụng của các thành phần khởi ngữ, trạng ngữ chỉ tình huống, chủ ngữ trong câu bị động trong những ngữ cảnh cụ thể. 95% 83% 3 Biết chọn kiểu câu thích hợp để viết tiếp một câu cho sẵn. 96% 72% 4 Phân tích, lí giải trường hợp sử dụng một kiểu câu trong một ngữ cảnh cụ thể 85% 70% 5 Tạo lập văn bản theo yêu cầu của GV, trong đó sử dụng các kiểu câu đã học một cách hợp lí. 78% 60% 6 Biết so sánh, đối chiếu để thấy được những đặc điểm giống và khác nhau của các kiểu câu. Từ đó có ý thức sử dụng phù hợp kiểu câu khi nói, viết. 70% 50% Bảng 3.7 Mức độ tiếp thu bài của HS sau khi học bài “Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản” - 136 - 3.4.4. Kết quả thực nghiệm ngoại khoá ngữ pháp Sau khi tổ chức một buổi ngoại khoá ngữ pháp trong thời gian 90 phút tại lớp 11A3, chúng tôi nhận thấy kết quả như sau (Bảng 3.8): Về thời gian Không đủ, phải cộng thêm khoảng 15 phút Về thái độ tham gia của HS Hào hứng, tích cực, kể cả những em trực tiếp dự thi và những em ngồi quan sát. Về kiến thức và kĩ năng HS được ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản của chương trình ngữ pháp lớp 10, 11, rèn luyện kĩ năng viết câu nhanh, phù hợp với ngữ cảnh và được thể hiện khả năng giao tiếp theo các ngữ cảnh khác nhau. Những thiếu sót cần rút kinh nghiệm Còn thiếu những câu hỏi cho các em HS không trực tiếp dự thi, người dẫn chương trình là HS chưa ứng xử linh hoạt nên GV phải can thiệp nhiều lần, số lượng câu hỏi ở vòng 3 nhiều, HS không đủ thời gian để thực hiện. Bảng 3.8 Nhận xét về việc tổ chức ngoại khoá ngữ pháp cho HS lớp 11 Các GV dự giờ ngoại khoá đều đánh giá cao tính tích hợp kiến thức, sự hợp lí về tính chất, nội dung, hình thức của các phần dự thi cũng như thấy được vai trò tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình tham gia ngoại khoá. Tuy nhiên, GV cho rằng sẽ rất khó khăn về mặt thời gian và kinh phí nếu tổ chức những buổi ngoại khoá thường xuyên như vậy. - 137 - 3.4.5. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm Sau các giờ học và buổi ngoại khoá, HS các lớp thực nghiệm đều rút ra được những kiến thức cần thiết và được rèn luyện những kĩ năng tạo câu trong quá trình giao tiếp. Không khí lớp học sôi nổi, HS phát huy được tính tích cực và sự sáng tạo khi tham gia vào những hoạt động trong giờ học. Vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV thực sự phát huy có hiệu quả trong quá trình vận dụng các PPDH tích cực. Ngoài ra, các kết quả thực nghiệm còn cho thấy việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp là việc hoàn toàn có tính khả thi, ngay cả trong hoàn cảnh trường lớp không có những phương tiện dạy học hiện đại. Vì yếu tố quyết định sự thành công của các PPDH được vận dụng ở đây là cách thức tổ chức lớp học và sự thành thạo kĩ năng xây dựng tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề, kĩ năng tổ chức các tình huống giao tiếp của GV... Nó không phụ thuộc nhiều vào các phương tiện dạy học có liên quan đến công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thời gian của các giờ thực nghiệm đều nhiều hơn so với thời gian quy định của chương trình. Rút kinh nghiệm, khi vận dụng các PPDH theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”, GV cần xác định rõ những nội dung nên trao đổi với HS tại lớp và những nội dung hướng dẫn HS tự học ở nhà. Việc định hướng về nội dung và PPDH chứng tỏ bản lĩnh sư phạm của GV khi họ biết phân tích chương trình bài dạy, biết cách làm việc với SGK và với từng đối tượng HS. - 138 - Phần 3 KẾT LUẬN 1. Việc đổi mới PPDH đã và đang được thực hiện ở các trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Trong những hướng đổi mới ấy có việc vận dụng quan điểm dạy học “tích hợp” và “tích cực”. Quan điểm “tích hợp” và “tích cực” là hai mặt của vấn đề dạy học. “Tích hợp” chú trọng đến nội dung dạy học, là sự kết hợp nhiều kiến thức và nhiều kĩ năng trong một đơn vị bài học. Còn dạy học “tích cực” lại hướng đến PPDH, đến cách thức tổ chức và khai thác hiệu quả từng PP của GV nhằm hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hứng thú. Việc thực hiện cả hai quan điểm trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học và tiết kiệm thời gian cho người học. Bên cạnh đó, khi dạy học theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” GV còn giúp người học hình thành PP tự học. 2. Dạy học ngữ pháp theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” không phủ nhận nội dung và PPDH ngữ pháp truyền thống mà kế thừa những mặt tích cực đã có của nó đồng thời bổ sung những PPDH khoa học và hiện đại nhằm tăng thêm tính hiệu quả của việc dạy tiếng cho HS. Dạy học ngữ pháp theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực” không chỉ là sự thay đổi cần thiết, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay của các môn khoa học nói chung mà còn hướng đến bản chất của việc dạy ngữ pháp: dạy ngữ pháp là dạy HS vận dụng linh hoạt những kiến thức ngữ pháp vào hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực, có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng mẹ đẻ ở các hình thức nói, nghe, viết, đọc trong các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Muốn vậy, việc dạy học ngữ pháp không thể chỉ dừng lại ở việc trang bị cho HS những kiến thức lí thuyết thuần tuý hay là việc GV giảng giải các khái niệm, - 139 - các quy tắc một cách khô khan, trừu tượng mà nó cần được thể hiện trong những tình huống giao tiếp sinh động, gần gũi, bổ ích, thiết thực với HS để từ đó các em có thể tự hình thành những khái niệm hay quy tắc ngữ pháp cần thiết cho hoạt động giao tiếp của mình. Để việc tích hợp kiến thức có hiệu quả, bên cạnh các PPDH quen thuộc như thông báo - giải thích, thuyết trình,… GV có thể vận dụng hai PP là PP nêu vấn đề và PP giao tiếp. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục đã chứng minh hiệu quả của việc vận dụng hai PP này, đặc biệt trong việc dạy ngôn ngữ cho HS. Vận dụng PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp là cách dạy các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp thông qua các tình huống có vấn đề… HS là người trực tiếp tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những kết luận cần thiết sau khi thảo luận về vấn đề. Vai trò của GV là khơi gợi nhu cầu nhận thức của HS thông qua việc đặt ra những tình huống có chứa đựng mâu thuẫn vừa sức HS, giới thiệu với HS các phương tiện nhận thức như nguồn ngữ liệu, tài liệu tham khảo và đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề để hướng dẫn và dẫn dắt HS đi đúng hướng, không bàn bạc xa rời nội dung bài học… Những kết luận về khái niệm hay quy tắc rút ra được ở mỗi tình huống hay mỗi bài tập cần có tính khái quát và được chú trọng về khả năng hiện thực hoá trong quá trình giao tiếp. Cùng với PP nêu vấn đề, PP giao tiếp cũng là PP được vận dụng phổ biến trong dạy học ngữ pháp. Đặc trưng của PP này là các tình huống giao tiếp, trong đó, HS là người tham gia thể nghiệm các vai giao tiếp. Lời thoại trong tình huống thường được GV gợi ý hoặc do HS tự sáng tạo từ những hiểu biết của các em qua việc quan sát và tham gia vào thực tế giao tiếp. Từ những tình huống liên - 140 - quan đến nội dung bài học mà HS thể hiện, GV và các HS khác quan sát, nhận xét, rút ra những kết luận về kiến thức và kĩ năng cần thiết. Dạy theo PP giao tiếp, chúng tôi thấy đã khắc phục được một cách cơ bản những hạn chế của PP thông báo- tái hiện một chiều trước đây như làm cho HS bị động, không biết tự mình lí giải các khái niệm, quy tắc ngữ pháp hay lí giải sự khác nhau giữa các hiện tượng ngữ pháp trong nhà trường với hiện thực giao tiếp sinh động hàng ngày. 3. Để vận dụng hiệu quả quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp, GV Ngữ văn cần được trang bị tốt và cập nhật thường xuyên các kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, quan tâm đầy đủ đến các bình diện của câu trong tiếng Việt, đặc biệt là bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Bên cạnh đó, việc nắm chương trình ngữ pháp ở phổ thông một cách hệ thống cũng giúp ích cho GV trong việc dạy học tích hợp. Đó là về kiến thức. Còn về PPDH, một khi GV thay đổi PP dạy thì HS cũng sẽ thay đổi cách học. Để tạo cho HS sự tích cực, chủ động trong việc học môn ngữ pháp, GV có thể vận dụng các PPDH tích cực như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, khi vận dụng các PP này, GV cần được rèn luyện kĩ năng xây dựng các tình huống có vấn đề và tình huống giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi nêu vấn đề, kĩ năng xử lí tình huống trước những cách lí giải khác nhau của HS, … Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vận dụng PP nào trong bài dạy là điều GV cần cân nhắc sao cho phù hợp với thực tế dạy học. 4. Qua quá trình nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm, luận văn đã triển khai một cách cụ thể các PPDH, hình thức và phương tiện dạy học ngữ pháp ở trường THPT dựa trên những định hướng chung về dạy học theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Trong đó, luận văn luôn chú trọng những thao tác và kĩ năng cần thiết đối với GV vì thực tế khảo sát cho thấy điều làm hầu hết GV lúng - 141 - túng vẫn là khả năng vận dụng các PPDH nói chung vào thực tiễn dạy học phân môn ngữ pháp. Với kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy luận văn đã bổ sung được một số vấn đề có giá trị thực tiễn và tính khả thi cho lí luận dạy tiếng bậc THPT ở phân môn ngữ pháp. 5. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi vẫn chưa đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, tổng hợp về hệ thống chương trình ngữ pháp được giảng dạy trong nhà trường mà chỉ dừng lại ở bậc THPT. Do vậy, trong luận văn, chúng tôi chưa đề cập việc vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” để dạy học phần từ loại – một phần quan trọng trong phân môn ngữ pháp chủ yếu được giảng dạy ở bậc THCS. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển một số vấn đề trong luận văn dưới dạng những chuyên đề về dạy học ngữ pháp ở THPT, từ đó hướng đến việc biên soạn một giáo trình chuẩn những kiến thức và kĩ năng dạy học ngữ pháp, trong đó có cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới về ngữ pháp tiếng Việt cũng như PPDH ngữ pháp để sinh viên và GV ngành Ngữ văn có thể tham khảo như một tài liệu bổ sung về PP dạy Tiếng hiện nay. Đây thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong việc đổi mới PPDH Tiếng Việt nói chung và ngữ pháp nói riêng. - 142 - TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH, TẠP CHÍ 1. Lê A (chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (2001), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Lê Thị Lan Anh (2009), “Thiết kế các tình huống có vấn đề- một cách thức dạy học tự phát hiện trong dạy học luyện từ và câu ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục (213), tr.33-35. 4. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt (Tập 2), Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS trong việc dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông – môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tiếng Việt 10 , Nxb Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tiếng Việt 11 , Nxb Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 (tập 1, tập 2 – Chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 (tập 1, tập 2 – Chương trình nâng cao), Nxb Giáo dục. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 10 - Sách giáo viên (tập 1), Nxb Giáo dục. - 143 - 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 - Sách giáo viên (tập 1), Nxb Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11 - Sách giáo viên (tập 2), Nxb Giáo dục. 14. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 15. Nguyễn Hữu Châu, Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Thuý Hồng (2007), “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông”, Khoa học giáo dục (17), tr. 25-27. 16. Hồng Dân (2008), “Một số nội dung cần nắm vững trong phần Tiếng Việt SGK Ngữ văn 12 – Nâng cao”, Văn học và tuổi trẻ (165), tr. 15-17. 17. Bùi Minh Đức (2004), “Nên quan niệm thế nào về phương pháp dạy học tích cực”, Dạy và học ngày nay, (7), tr. 33-35. 18. Bùi Minh Đức (2008), “Dạy học văn theo hướng chú trọng vào người đọc – học sinh ở Nga và Mĩ”, Tạp chí Giáo dục (184), tr. 62-65. 19. Lê Thị Thu Hà (2007), “Những quan điểm chính trong dạy và học tại trường Đại học New England – Australia”, Dạy và học ngày nay (10), tr. 56-59. 20. Đỗ Thị Hải (2008), “Mối quan hệ giữa hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa ngữ văn với hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương”, Tạp chí Giáo dục (199), tr. 29-30. 21. Cao Xuân Hạo (2007), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Quyển 1)- Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 22. Nguyễn Thuý Hồng (2007), “Đánh giá giờ dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay”, Khoa học Giáo dục(18), tr. 25-28. - 144 - 23. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2008), “Kích thích hứng thú học tập của học sinh- Một tiết học cần nhiều yếu tố”, Giáo dục và thời đại, (đặc biệt tháng 6/2008), tr.13.. 24. Dương Giáng Thiên Hương (2007), “Xây dựng một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn Khoa học lớp 5 thông qua sử dụng đa phương tiện”, Khoa học Giáo dục (16), tr. 36-38. 25. Bùi Quý Khiêm (2009), “Tích hợp dạy học môn Tiếng Việt để nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử ở trường tiểu học”, Tạp chí Giáo dục (214), tr. 22-25. 26. Nguyễn Phú Lộc (2008), “Sự “ thích nghi” trí tuệ trong quá trình nhận thức theo quan điểm của J. Piaget”, Tạp chí Giáo dục (183), tr. 11-13. 27. Phan Trọng luận (1996), Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 28. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục. 29. Lê Xuân Mậu, (2009), “Nghĩ về việc dạy học sinh nói viết”, Giáo dục và thời đại, (đặc biệt tháng 2/2009), tr.14. 30. Lê Phương Nga (2000), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, Nxb Giáo dục. 31. Lê Xuân Phán (2009), “Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học”, Dạy và học ngày nay (6), tr. 16-18. 32. Vũ Thị Sơn (2009), “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam”, Dạy và học ngày nay (6), tr. 21-25. 33. Đinh Thị Kim Thoa (2008), “Mười điều cần lưu ý khi dạy khái niệm”, Khoa học Giáo dục (29), tr. 14-17. - 145 - 34. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục. 35. Đỗ Ngọc Thống (2006), “Điều giáo viên lúng túng nhất vẫn là …phương pháp”, Văn học và Tuổi trẻ (121), tr. 21-25. 36. Phan Thị Minh Thuý (2009), “Quy trình xây dựng tình huống vấn đề trong giờ dạy thực hành Luyện tập câu, Tạp chí Giáo dục (221), tr. 33-35 37. Hồ Hải Thuỵ (2008), “Dạy học sinh phổ thông viết đúng, viết hay”, Ngôn ngữ và đời sống (154), tr. 42-43. 38. Bùi Minh Toán (2007), “Giới thiệu phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 (Biên soạn theo Chương trình chuẩn)”, Văn học và Tuổi trẻ (140), tr. 26-29. 39. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Hoàng Gia Trang (2007), “Xây dựng thái độ học tập tích cực cho học sinh”, Khoa học Giáo dục (16), tr. 34-38. 41. Nguyễn Trí (2005), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, Nxb Giáo dục. 42. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (biên soạn) (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 43. Bùi Tất Tươm (chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt bậc Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. 44. Hồng Vân (2009), “Cách nhìn về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Văn” (Bài phỏng vấn GS. Phan Trọng Luận) , Giáo dục và thời đại, (đặc biệt tháng 2/2009), tr.12. - 146 - 45. (2008), Luật giáo dục, Nxb. Lao động. II. TÀI LIỆU DỊCH 46. I.Ia.Lecne, (Phạm Tất Đắc dịch), 1977, Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. 47. Peter Filene, (Tô Diệu Lan, Trần Nữ Mai Thy dịch), 2008, Niềm vui dạy học, Nxb Văn hoá Sài Gòn. III. TRANG WEB 48. 49. 50. www.unesco.org/delors/fourpil/htm IV. TỪ ĐIỂN 51. Hoàng Phê (Chủ biên), 2003, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. - 147 - PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát PHIẾU SỐ 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VỀ CÁC BÀI HỌC NGỮ PHÁP TRONG SGK NGỮ VĂN THPT Các em học sinh thân mến! Việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường nhằm trang bị cho các em kiến thức cơ bản về những phương thức và quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo câu, giúp các em nói, viết cho đúng, cho hay điều mình muốn diễn đạt. Sau đây, chúng tôi xin được tham khảo ý kiến của các em về các bài học ngữ pháp, cụ thể là các bài trong SGK Ngữ văn 11 (Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản, Nghĩa của câu). Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em về nội dung bài học, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học ngữ pháp. Xin chân thành cảm ơn! Các em vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu móc () vào ô tương ứng với từng ý nếu đồng ý. 1. Theo em, những ví dụ hướng dẫn tìm hiểu bài ở các bài học ngữ pháp:  rất phong phú.  hay, gần với thực tế giao tiếp.  không thực tế vì chỉ có trong các tác phẩm văn học.  quá ít. 2. Sau mỗi bài học đều có phần “Ghi nhớ”. Những kiến thức ngữ pháp được trình bày trong phần này:  ngắn gọn, dễ hiểu.  quá dài.  nhiều kiến thức thừa, không được ứng dụng khi thực hành. - 148 - 3. Trong quá trình học, em thấy giữa lý thuyết ngữ pháp và thực hành:  có mối quan hệ chặt chẽ.  ít có sự gắn kết vì sau khi học thuộc lý thuyết em vẫn chưa làm được bài tập. 4. Sau khi học xong một bài lý thuyết ngữ pháp:  em phân biệt được khái niệm ngữ pháp và quy tắc ngữ pháp.  em học hết các kiến thức ghi trong vở, không phân biệt khái niệm với quy tắc. 5. Các bài tập ngữ pháp:  hay, sinh động, gắn liền với thực tế  chỉ có một dạng (hỏi – trả lời), rất nhàm chán  đặt ra các vấn đề không sát với thực tế giao tiếp của em, phần lớn lấy trong các tác phẩm văn chương. 6. Khi làm bài tập ngữ pháp, em cảm thấy lúng túng vì:  không hiểu đề bài yêu cầu làm gì.  không biết cách trình bày bài giải.  không biết vận dụng các quy tắc ngữ pháp cần thiết để giải bài tập.  có những kiến thức học ở THCS, bây giờ em đã quên. 7. Theo em, việc thảo luận nhóm trong giờ học ngữ pháp:  hay, vì em được thể hiện ý kiến riêng của mình trong nhóm  tạo được hứng thú trong giờ học.  không nên áp dụng vì chỉ những bạn học khá làm việc tích cực, các bạn học yếu không chịu trao đổi ý kiến.  không nên áp dụng vì rất tốn thời gian. 8. Em nhận thấy mình vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học vào quá trình nói, viết:  thường xuyên.  ít khi.  chỉ vận dụng khi làm văn ở lớp, nhưng rất ít.  hầu như không vận dụng được gì cả, em chỉ nói và viết theo thói quen. - 149 - 9. Khi nói, viết em thấy mình vẫn:  viết câu sai cấu trúc ngữ pháp.  dùng từ không chính xác.  mắc nhiều lỗi chính tả.  chỉ viết được những câu đơn, ngắn; nếu viết câu dài thì rất lủng củng. 10. Khi viết bài làm văn ở lớp, em có thói quen:  đọc lại bài, sửa câu sai, sửa lỗi chính tả.  đọc lại, nhưng không nhận ra lỗi.  đọc lại, nhận ra lỗi nhưng không biết phải sửa như thế nào.  viết xong thì nộp, không cần đọc lại. 11. Khi học các giờ học ngữ pháp, em cảm thấy:  rất thích thú, vì các kiến thức gần gũi với giao tiếp hàng ngày.  chán vì toàn lý thuyết khó hiểu, không thực tế.  có khi thích, có khi không, tuỳ nội dung bài học, ví dụ bài……………………. ................................................................................................................................…..  có khi thích, có khi không, tuỳ cách dạy của giáo viên, ví dụ (nêu cách dạy) …………………………………………………………………………………… … 12. Em thấy các kiến thức Tiếng Việt, Văn học và Làm văn:  có sự liên quan với nhau mật thiết.  chỉ có kiến thức Văn học là quan trọng vì được sử dụng nhiều trong khi kiểm tra, thi cử.  đều cần thiết, nhưng kiến thức Văn học là quan trọng nhất.  hỗ trợ cho nhau để học tốt môn Ngữ văn, trong đó kiến thức Tiếng Việt là nền tảng. Xin chân thành cảm ơn các em đã tham gia đóng góp ý kiến! - 150 - PHIẾU SỐ 2 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TRONG TRƯỜNG THPT Kính gửi quý thầy cô! Các bài học ngữ pháp trong chương trình THPT đã được biên soạn theo hướng tích hợp kiến thức, chú trọng tính thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nói, viết của học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được mục tiêu như trên trong thực tế dạy học hiện nay vẫn đang là một vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Mong quý thầy cô cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy các bài học ngữ pháp ở SGK Ngữ văn THPT, cụ thể là các bài trong SGK Ngữ văn 11 (Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản, Nghĩa của câu). Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu móc () vào ô tương ứng với từng ý nếu đồng ý: I. Khi dạy các bài học ngữ pháp trong chương trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là ở lớp 11, quý thầy cô nhận thấy có những thuận lợi nào? 1. Về nội dung các bài học:  Thứ tự các bài học được sắp xếp hợp lý (vd: HS học bài “Ngữ cảnh”, sau đó mới học “Nghĩa của câu”)  Nội dung các bài học được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, theo hướng quy nạp (phân tích ngữ liệu để hình thành khái niệm hay quy tắc ngữ pháp).  Phần lớn các ngữ liệu và các bài tập đã tích hợp được kiến thức Văn học, Làm văn và Tiếng Việt. (vd: Bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản” lấy các ngữ liệu từ văn bản “Chí Phèo” mà HS vừa học).  Các ngữ liệu được biên soạn đều hướng đến giao tiếp, sát với thực tế giao tiếp.  Thời lượng dành cho giờ thực hành ngữ pháp nhiều hơn (so với SGK cải cách trước đây). - 151 -  Phần ghi nhớ sau mỗi bài lý thuyết giúp HS nắm được kiến thức cơ bản.  Các bài tập được trình bày theo mức độ từ dễ đến khó.  Yêu cầu của các bài tập phù hợp với trình độ của HS và tạo được hứng thú làm bài. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Về phương pháp dạy học ngữ pháp: a. Dạy kiểu bài lý thuyết:  Các ngữ liệu và câu hỏi tìm hiểu bài có sẵn, GV không phải mất nhiều thời gian khi chuẩn bị bài giảng.  GV không nhất thiết phải giảng tất cả các ngữ liệu trong bài học, mà có thể tuỳ vào thời gian và trình độ của HS để lựa chọn ngữ liệu hướng dẫn HS tìm hiểu bài.  HS nhiệt tình tham gia vào việc phân tích ngữ liệu và tự mình hình thành khái niệm hay quy tắc ngữ pháp.  Vai trò của GV là hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu và nhận xét những kiến thức ngữ pháp mà HS rút ra sau khi phân tích. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... b. Dạy kiểu bài thực hành:  GV có thể áp dụng phương pháp luyện theo mẫu thường xuyên, vì có nhiều bài tập cùng dạng để HS đối chiếu với mẫu và tự giải bài tập.  Thời gian dành cho thực hành nhiều hơn lý thuyết.  Phương pháp thảo luận nhóm có thể áp dụng dễ dàng trong giờ thực hành. - 152 -  GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn HS cách giải, theo dõi và chú ý sửa bài tập cho HS.  GV có thể xem xét nhiều cách giải khác nhau của HS, không nhất thiết phải bắt buộc HS theo một đáp án duy nhất.  GV dễ dàng tích hợp các kiến thức về Văn học và Làm văn và giúp HS thấy được tác dụng của việc vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học vào quá trình nói, viết. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:  Mỗi bài kiểm tra Ngữ văn đều dành một số điểm nhất định, khoảng 1/3 tổng số điểm cho các bài tập thực hành ngữ pháp Tiếng Việt.  Các bài làm văn chú trọng kiểm tra khả năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng viết câu của HS. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... II. Bên cạnh những thuận lợi như trên, thầy cô còn cảm thấy có những khó khăn gì trong quá trình dạy các bài học ngữ pháp ở THPT? 1. Việc chuẩn bị trước khi lên lớp:  GV chưa nắm rõ cách dạy học ngữ pháp theo hướng tích hợp.  Phòng học tiếng Việt chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn làm hạn chế việc cung cấp ngữ liệu sinh động cho HS. - 153 -  GV còn lúng túng trong kỹ năng phát vấn (đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu nội dung bài học) và xây dựng tình huống có vấn đề.  Việc xác định mục tiêu cho bài học là khó vì có sự mâu thuẫn giữa nội dung phải truyền đạt và lượng thời gian dành cho bài học.  GV còn lúng túng trong việc lựa chọn và chuẩn bị ngữ liệu.  GV chưa đựơc tập huấn nhiều về các phương pháp dạy học tích cực và cách áp dụng trong giờ dạy học ngữ pháp. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Phương pháp dạy học lý thuyết:  Các kiến thức cơ bản về câu ở THCS hầu như HS không nhớ, GV phải ôn lại trước khi dạy bài mới.  Những ngữ liệu trong SGK phần lớn là lấy từ các tác phẩm văn học, ít sinh động.  Hầu hết các bài học thiếu các tình huống có vấn đề.  PP thảo luận nhóm không thể áp dụng trong giờ học lý thuyết về câu vì không đủ thời gian. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Phương pháp dạy học thực hành:  Trước mỗi bài tập ngữ pháp, hầu hết HS lúng túng về cách trình bày bài giải.  PP thảo luận nhóm không thể vận dụng thường xuyên trong những bài học thực hành ngữ pháp. - 154 -  Các phương pháp dạy bài thực hành mà sách giáo viên nêu còn chung chung, chủ yếu là những gợi ý giải bài tập.  Hầu hết HS không hứng thú với các bài tập trong SGK.  GV thường cảm thấy thiếu thời gian cho các giờ thực hành.  Hầu hết GV không có thời gian để chú ý đến hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:  Việc kiểm tra kĩ năng nói, viết của HS chưa được chú trọng, số điểm dành cho phần tiếng Việt ít.  Câu hỏi kiểm tra chủ yếu nhằm tái hiện kiến thức đã học, không có dạng bài tập tình huống để HS vận dụng những kiến thức đã học vào việc giao tiếp. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! - 155 - 2. Kết quả khảo sát 2.1. Khảo sát ý kiến 50 GV a. Thuận lợi Nội dung Số GV đồng ý Tỉ lệ 1. Về nội dung các bài học ngữ pháp Phần ghi nhớ sau mỗi bài lý thuyết giúp HS nắm được kiến thức cơ bản 42/50 84% Phần lớn các ngữ liệu và các bài tập đã tích hợp được kiến thức Văn học, Làm văn và Tiếng Việt. 41/50 82% Các bài tập được trình bày theo mức độ từ dễ đến khó 40/50 80% Thời lượng dành cho giờ thực hành ngữ pháp nhiều hơn (so với SGK cải cách trước đây) 34/50 68% Nội dung các bài học được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, theo hướng quy nạp (phân tích ngữ liệu để hình thành khái niệm hay quy tắc ngữ pháp) 32/50 64% 2. Về phương pháp dạy học ngữ pháp a. Dạy kiểu bài lý thuyết GV là người hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu và nhận xét những kiến thức ngữ pháp mà HS rút ra sau khi phân tích 43/50 86% GV được tự do trong việc lựa chọn ngữ liệu. 40/50 80% Các ngữ liệu và câu hỏi tìm hiểu bài có sẵn, GV 31/50 62% - 156 - không phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị ngữ liệu cho bài giảng b. Dạy kiểu bài thực hành PP được sử dụng chủ yếu là PP luyện theo mẫu 29/50 58% GV dễ dàng tích hợp các kiến thức về Văn học và Làm văn, qua đó giúp HS thấy được tác dụng của việc vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học vào quá trình nói, viết. 41/50 82% GV là người điều khiển và theo dõi, chỉ hướng dẫn HS cách giải khi cần thiết. 33/50 66% Đáp án các bài tập có thể linh hoạt, khuyến khích sự sáng tạo của HS. 36/50 72% 3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Mỗi bài kiểm tra Ngữ văn đều dành một số điểm nhất định, khoảng 1/3 tổng số điểm cho các bài tập thực hành ngữ pháp Tiếng Việt. 30/50 60% Các bài làm văn chú trọng kiểm tra khả năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng viết câu của HS. 40/50 80% - 157 - b. Khó khăn Nội dung Số GV đồng ý Tỉ lệ 1. Việc chuẩn bị trước khi lên lớp GV chưa được tập huấn kĩ về các phương pháp dạy học tích cực và cách áp dụng trong giờ dạy học ngữ pháp 44/50 88% Việc xác định mục tiêu cho bài học là khó vì có sự mâu thuẫn giữa nội dung phải truyền đạt và lượng thời gian dành cho bài học 26/50 52% GV còn lúng túng trong việc lựa chọn và chuẩn bị ngữ liệu. 35/50 70% GV còn lúng túng trong kỹ năng phát vấn và xây dựng tình huống có vấn đề. 31/50 62% Phòng học tiếng Việt chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn làm hạn chế việc cung cấp ngữ liệu sinh động cho HS 38/50 76% 2. Phương pháp dạy học lý thuyết Các kiến thức cơ bản về câu ở THCS hầu như HS không nhớ, GV phải ôn lại trước khi dạy bài mới 40/50 80% Những ngữ liệu trong SGK phần lớn là lấy từ các tác phẩm văn học, ít tính sinh động. 35/50 70% Hầu hết các bài học thiếu các tình huống có vấn đề 36/50 72% PP thảo luận nhóm không thể áp dụng trong giờ 29/50 58% - 158 - học lý thuyết vì không đủ thời gian. 3. Phương pháp dạy học thực hành Trước mỗi bài tập ngữ pháp, hầu hết HS lúng túng về cách trình bày bài giải 28/50 56% PP thảo luận nhóm không thể vận dụng thường xuyên trong những bài học thực hành ngữ pháp vì lượng bài tập nhiều và chỉ có một số ít HS tích cực tham gia 32/50 64% Các phương pháp dạy bài thực hành mà sách giáo viên nêu còn rất chung chung, chủ yếu là những gợi ý giải bài tập 29/50 58% GV thường cảm thấy thiếu thời gian trong các giờ thực hành 36/50 72% Hầu hết GV không có thời gian để chú ý đến hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt 35/50 70% 4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Việc kiểm tra kĩ năng nói, viết của HS chưa được chú trọng, số điểm dành cho phần tiếng Việt ít. 36/50 72% Câu hỏi kiểm tra chủ yếu nhằm tái hiện kiến thức đã học, không có dạng bài tập tình huống để HS vận dụng những kiến thức đã học vào việc giao tiếp 37/50 74% - 159 - 2.1. Khảo sát ý kiến 435 HS: Nội dung Số HS đồng ý Tỉ lệ 1. Nhận xét về bài học gần với giao tiếp hàng ngày, phong phú 102/435 23,45% ít thực tế, chỉ có trong các tác phẩm văn học. 214/435 49,2% Những ví dụ hướng dẫn tìm hiểu bài ở các bài học ngữ pháp khó hiểu 119/435 27,36% ngắn gọn, dễ hiểu 233/435 53,56% Phần “Ghi nhớ” sau mỗi bài học nhiều kiến thức không được vận dụng khi thực hành 164/435 37,7% có mối quan hệ chặt chẽ 138/435 31,72% Giữa lý thuyết và thực hành ngữ pháp ít có sự gắn kết vì sau khi học lí thuyết em vẫn chưa làm được bài tập. 279/435 64,14% sinh động, gần với thực tế giao tiếp 59/435 13,56% hầu hết là dạng hỏi – trả lời, rất nhàm chán 128/435 29,42% Các bài tập ngữ pháp đặt ra các vấn đề không sát với thực tế giao tiếp, phần lớn được lấy trong các tác phẩm văn chương 260/435 59,77% - 160 - thích thú 34/435 7,82% Chán 136/435 31,26% có khi thích, tuỳ vào nội dung bài học 176/435 40,46% Khi học ngữ pháp, em thường cảm thấy có khi thích, tuỳ cách dạy của GV 114/435 26,21% có sự liên quan mật thiết. 113/435 25,98% có liên quan và hỗ trợ cho nhau để HS học tốt môn Ngữ văn, trong đó kiến thức Tiếng Việt là nền tảng. 159/435 36,55% Em nhận thấy giữa các kiến thức Tiếng Việt, Văn học và Làm văn chỉ có kiến thức Văn học là quan trọng. 217/435 49,89% Nhận xét về việc vận dụng kiến thức không hiểu yêu cầu của đề bài 94/435 21,61% không biết cách trình bày bài giải 169/435 38,85% không biết vận dụng các quy tắc ngữ pháp 190/435 43,68% Khi làm bài tập ngữ pháp em cảm thấy lúng túng vì có nhiều kiến thức học ở THCS mà em đã quên. 104/435 23,91% Thường xuyên 53/435 12,18% Ít khi 124/435 28,51% Em nhận thấy mình vận dụng những kiến thức Rất ít, chỉ vận dụng khi làm 188/435 43,22% - 161 - văn ở lớp ngữ pháp vào quá trình nói, viết ở mức độ nào? Hầu như không, em chỉ nói và viết theo thói quen 69/435 15,86% hay vì em được thể hiện ý kiến của bản thân 169/435 38,85% hay vì tạo được nhiều hứng thú 253/435 58,16% không nên áp dụng vì chỉ một số ít HS làm việc 81/435 18,62% Theo em, việc học theo nhóm trong giờ học ngữ pháp không nên áp dụng vì tốn thời gian và lớp ồn 66/435 15,17% chỉ viết được những câu đơn, ngắn; nếu viết câu dài thì rất lủng củng, làm người khác hiểu sai ý mình muốn diễn đạt. 415/435 95,4% dùng từ không chính xác 98/435 22,53% Khi nói, viết em thấy mình vẫn mắc nhiều lỗi chính tả 77/435 17,7% viết xong thì nộp, không đọc lại 98/435 22,53% đọc lại và sửa những từ, câu sai 178/435 40,92% Khi viết bài làm văn, em có thói quen đọc lại, nhưng không nhận ra lỗi. 165/435 37,93% - 162 - 3. Một số ý kiến của GV trong việc dạy phân môn ngữ pháp Đây là ý kiến của các GV dạy Ngữ văn ở các trường mà chúng tôi tiến hành khảo sát: Trường THPT An Đông, Trường THPT Lương Văn Can (TP. Hồ Chí Minh) và Trường THPT Xuân Lộc (Đồng Nai). a. Ý kiến về nội dung và chương trình ngữ pháp - Đối với HS THPT, điều chúng tôi quan tâm nhất là kĩ năng viết văn của các em. Những kiến thức ngữ pháp như ngữ cảnh, nghĩa của câu… cũng cần thiết nhưng theo tôi, nếu chỉ như vậy thì chưa đủ. Một vài bài ngữ pháp trong chương trình THPT chỉ giống như một sự điểm xuyết cho chương trình chứ tác dụng thì chưa thấy được. - Số lượng bài ngữ pháp trong chương trình THPT như thế là ít, không tương xứng với phần giảng văn và làm văn. Muốn HS viết tốt, theo tôi cần tăng cường dạy học ngữ pháp cả về lí thuyết và thực hành. - Đừng kì vọng HS viết câu hay, hãy mong các em viết câu đúng ngữ pháp trước. Đúng ở đây là đúng cả về cấu trúc và ý nghĩa. Cho nên, tôi nghĩ bài “Nghĩa của câu” phải được dạy sớm hơn, từ lớp 9, 10 chứ không phải là ở lớp 11 như vậy. b. Ý kiến về việc dạy lí thuyết ngữ pháp - Bản thân tôi khi dạy lí thuyết ngữ pháp cũng cảm thấy khá lúng túng. Có lẽ vì những kiến thức ngữ pháp mà tôi được đào tạo đã khá “cũ” so với những kiến thức trong sách giáo khoa. Tôi đã tham khảo thêm trong sách giáo viên nhưng vẫn cảm thấy chưa ổn. - Tích hợp dạy ngữ pháp với giảng dạy tác phẩm văn chương là việc rất khó thực hiện, chúng tôi cảm thấy lúng túng nên thường ngại làm. Với một tác phẩm, - 163 - chúng tôi chú trọng giúp HS tìm hiểu nội dung, phân tích những cách diễn đạt hay của tác giả… Chừng đó cũng đã cảm thấy không đủ thời gian, vậy thì phải tích hợp như thế nào? - Theo tôi, điều quan trọng khi dạy một bài lí thuyết ngữ pháp là giúp HS nắm được khái niệm ngữ pháp. Còn bằng cách nào để giúp các em thì sách giáo khoa biên soạn khá tốt rồi. - Dạy những bài lí thuyết ngữ pháp thì ngữ liệu đóng vai trò rất quan trọng. Sau đó là kiến thức của GV. Người GV vững kiến thức thì mới có thể giúp HS nắm vững khái niệm. Còn PPDH thì tuỳ đối tượng HS mà linh hoạt. c. Ý kiến về dạy thực hành ngữ pháp - Đối với một tác phẩm văn học quan trọng, 45' hay 90’ không thể nào đủ, tôi luôn phải dùng giờ Tập làm văn và Tiếng Việt để dạy môn Văn học (thực tế hai môn này rất chán, nội dung nghèo nàn nên việc không học nó làm cả thầy lẫn trò đều hài lòng). Như thế thì đâu còn thời gian để thực hành về Tiếng Việt. - Đã đến lúc phải báo động về tình trạng viết câu tuỳ tiện của HS. Các giờ thực hành ngữ pháp phải được tăng thêm và hệ thống bài tập cần được điều chỉnh theo hướng thực hành. - Việc làm cho HS hứng thú với những bài học ngữ pháp là cần thiết. Nó sẽ giúp HS có một cái nhìn tích cực hơn về vai trò của môn Tiếng Việt trong nhà trường. - 164 - 3. Một số giáo án điện tử thực nghiệm - 165 - - 166 - - 167 - - 168 - - 169 - - 170 - - 171 - - 172 - - 173 - - 174 - - 175 - - 176 - - 177 - - 178 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH021.pdf