VĂN HÓA CỦA NGưỜI TÀY
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao
gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể
đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện
không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.
Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của
lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đoàn kết, tính thống nhất
này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và
phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của
54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu
tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để
tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển các dân tộc lại
đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các
thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một
công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi dân tộc.
Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên
phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số
dân chiếm 9,08%. Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367
người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện.
Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến
trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã sớm xây dựng cho mình
một nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần xây dựng nên
truyền thống văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn trở thành vấn
đề trọng tâm trong đường lối của Đảng. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và
dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật
thể”[56, tr.206].
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hóa
truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa, chúng tôi chọn vấn đề
“Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sỹ của mình. Trong đó tập trung chủ yếu vào đời sống vật chất và
tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn . 5
5. Nguồn tài liệu . 5
6. Đóng góp của luận văn . 6
7. Bố cục luận văn 6
Chương 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 7
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa 7
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện 9
1.4. Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa . 13
1.4.1. Dân số, nguồn gốc . 14
1.4.2. Tình hình kinh tế . 14
1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội . 17
Tiểu kết chương 1 . 26
Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGưỜI TÀY ĐỊNH HÓA . 27
2.1. Ăn, uống 27
2.1.1. Ăn . 27
2.1.2. Uống . 31
2.1.3. Ứng xử trong ăn uống . 32
2.2. Nhà cửa . 34
2.2.1. Nhà ở 34
2.2.2. Kiến trúc công cộng 43
2.3. Trang phục 45
Tiểu kết chương 2 . 47
Chương 3: VĂN HÓA TINH THẦN . 48
3.1. Một số tục lệ trong chu kỳ đời người . 48
3.1.1. Cưới xin 48
3.1.2. Sinh đẻ 56
3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới 59
3.1.4. Ma chay 61
3.2. Văn học dân gian . 73
3.2.1. Truyện kể 73
3.2.2. Ca dao, tục ngữ, câu đố . 80
3.2.3. Thơ ca . 84
3.3. Lễ hội dân gian 99
3.3.1. Lễ hội Lồng tồng . 99
3.3.2. Lễ hội cầu mùa 103
3.4. Nghệ thuật . 104
3.4.1. Nghệ thuật múa rối 104
3.4.2. Nghệ thuật tạo hình . 106
3.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của người Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay . 111
Tiểu kết chương 3 . 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119
134 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gang xẻ làm hai miếng
Lấy rìu to, rìu nhỏ vào băm, vào đẽo
Người khéo đẽo mặt ngoài
Người vụng băm mặt trong
Đoạn gỗ thành thuyền to tại chỗ
Con dâu mẹ đi mời anh em
Lê kéo lội xuống suỗi
Khiêng về để tại nhà
Đến gà gáy ngày hôm qua
Mẹ chết thê, chết thương
Chê cơm người không ăn
Chê đất xấu không ở
Đội nón lên mường trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
92
Cưỡi ngựa lên mường thiên
Con trai, cùng con dâu nội tộc
Mời bà con anh em thôn bản
Mời anh em nội tộc dòng họ
Lấy rìu to, rìu nhỏ về lau về sửa
Lấy bào ngắn, bào dài về bào
Làm lên cái hòm bốn phương
Làm nên cái nhà bốn vách
Lấy thân thể mẹ vào trồng
Lấy xương mẹ vào chương
Đưa mình mẹ vào để
Giờ này lấy giờ tốt giờ đẹp
Được phép bên ông bà, ông vải
Con trai cùng nội tộc họ mạc
Đã đưa thân thể mẹ vào trồng
Đã đưa xương mẹ vào ương
Đã đưa mình vàng mẹ vào để
Mẹ sẽ phù hộ độ trì
Lấy nhà đẹp nhà tốt mẹ ở
Dẻo như bánh,đanh như gang như sắt
Mẹ bịt kín lưới kèn, đóng lỗ sáo
Hơi trong không bay ra
Gió ngoài không lọt vào
Món mắt xanh không được nhìn
Món lưới dài không được ngửi được nếm...
Lạy mẹ....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
93
* Bài mo đƣa ma
Hò na ông quan ơi
Hôm nay ông tiễn đưa mày đi
Hôm nay ông tiễn đưa mày lên
Lên mường trời được mời ăn không
Lên mường thiên được ăn sung sướng
chỉ việc ấy thôi ông quan ơi.
Mày đi ba mươi vía, bốn mươi hồn
Bằng ấy ở mường nào thì về
Ở nơi đâu cũng về cho đủ.
Về ngồi mâm cơm trưa với con, với cái
Cho mày ăn mỗi thứ mày cần
Tay trái mày mắm cục cơm nếp
Tay phải mày dùng đũa ngà voi
Mày gắp đũa ăn, đừng nhìn đi đâu
Phóng đũa ăn đừng mời
Gan lợn mềm mày ăn
Phèo lợn ngon mày hưởng
Ăn cho hết, lấy cho sạch
Nhiều thứ, nhiều món cũng ăn hết
Ăn cơm mày không phải ăn chay.
Bữa cơm chia tay còn có rượu
Rượu này con trái múc ở hũ kín mang ra
Lấy ở vại hoa ra mời
Múc về đựng chai lọ đẹp miệng mỏng
Đặt ngay ngắn trước mặt
Rượu này ủ men lá thơm thảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
94
Giót ra chén đẹp như hoa lim
Chất rượu bốc mùi lên thơm dịu
Chất rượu rượu rơi xuống họng lao sao
Tay nhẹ nâng chén nhỏ lên cằm
Tay mềm nâng chén sinh lên môi
Chén kinh vẽ hoa phượng
Bát kinh vẽ hoa rồng
Tay nâng, miệng ngụm nuốt từng ngụm
Tâm chén có nàng tiên nhuộm màu.
Nghỉ thôi linh hồn ông bà quan
Người nhìn và người thấy đã rõ
Bằng ấy thứ mình mày ăn không hết
Nhiều món mình mày ăn không đặng
Mày hãy lấy bút mực ra ghi
Lời sổ tay xuống in, chép lấy mang theo
Mày hãy cố mang đi
Mày hãy cố mang lên.
Ghi lấy mang đi cùng bụt mặt hiền
Ghi lấy mang đi cùng tiên mặt đẹp
Ghi lấy mang đi cùng dòng tiên tổ
Của dòng tộc nơi thiên đường trên ấy
Mày ghi lấy con lợn giống
Ghi lấy giống lợn to
Ghi lấy con gà đuôi dái
Con gà trống mào to
Chép lấy cái xe lớn mày hưởng
Chép lấy cái nhà hoa lên dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
95
Chép lấy những cây hoa mang theo
Chép lấy nhiều cỗ to trình tổ
Chép lấy lụa cả sải
Chép lấy vải cả tấm
Chép lấy cỗ kim ngân tiền trăm
Chép lấy cỗ vàng bạc tiền nghìn
Chép lấy cỗ tiền bạc hàng vạn
Chép lấy đồng rtiền mới keo làm
Tiền tiêu dùng thời nay.
Chép lấy tờ văn khế thông hành đi đường
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Thái Nguyên)
* Lễ hạ thuyền
Rà rà ra rá kính chiềng hiếu tử
Đồng tục một lòng, ngồi giáo hạ thuyền
Kham tâm nhà hiếu, co hiền đông đả
Con thảo cháu nhân giá ơn dã đạo
Bình yên hỡi là lòng thấu nghãi tình
Con cháu xót xa, thương ơi là thương
Nguyệt long tây đổi ngày cách trở lặng
Táng xa trung thực, nhà ở trên cao
Cách trở đặi dương, nơi mà thương nhớ
Trần trực mới đặng báo nghĩa dã đạo
Công đầu là của nội tộc gần xa
Ngoại tộc cùng gái rể góp vào bao nhiêu
Mới có nghĩa tình vậy có thơ rằng:
Hạ thuyền là đưa thuyền về bến Ngân Hán
Lâm thuyền đưa hồn về âm phủ nơi xa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
96
Còn có lòng vấn vương khắp gần xa
Còn thơ như bông nguyệt nga, độ bước ra lại tàn
Khóc thở than lại thương càng thiết
Trời mưa lớn cản đường về tây thiên
Linh hồn có bắc đẩu dẫn đi
Âm phủ cách rương gian muôn đời
Phải khóc than đến lúc hạ thuyền
Theo dòng chảy phẳng lặng quang đáng mênh mông
Thắm thiết để mọi điều ước mong
Nhớ thương chung hỡi là phiền lòng
Hồn tiêu về miền quê tây phủ
Con cháu mới kính lòng mẹ cha
Cùng đứng trông theo hỡi là mọi đường
Tiễn chân đi đến nơi nước thiên quốc
Trong lòng con cháu tiếc thương thay
Khóc xót xa cùng nhau hạ thuyền
Bàn thờ rằng như chiêm báo đắng khổ
Nhìn cao cháu cùng gái trai cam phường
Cùng xong việc nghĩa tử là hạ thuyền
Trả sang bên ngân hán cùng cánh tiên
Con cháu được bình yên hỡi là đời đời
Phường trao thuyền ở nơi bến khách
Cảm ơn người giúp được thuyền to
Nội tộc toàn họ mạc cùng lo
Trả nghĩa ơn hỡi là cố phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
97
Được bình yên muôn đời, bình yên muôn đời.
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Thái Nguyên)
3.2.3.3. Hát then
Hầu hết trong các lễ cúng của người Tày đều có hát then, hát then
không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có
sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng.
Trong cộng đồng người Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là những
người có khả năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là
cầu nối giữa người trần với các đấng tự nhiên. Chính bởi thế họ có vai trò
quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng. Then được
hát trong hầu hết các nghi lễ, hội với nhiều đường then khác nhau tùy thuộc
vào mục đích của lễ cúng. Ngoài phần thuộc lễ nghi, diễn xướng then còn có
phần mang tính chất vui chơi mang đậm yếu tố sân khấu. Ông Then là người
thuộc nhiều đường then và có căn then. Người làm then phải là người có mình
pang then (vía then) thích hợp cho việc làm thầy cúng, được cộng đồng tín
nhiệm, nể trọng. Cũng giống như hầu đồng của người Việt, then của người
Tày mượn lời ca, tiếng đàn cùng chùm xóc nhạc dẫn đường đến với các đấng
siêu nhiên để thỉnh cầu hay cảm tạ.
Trong then có nhiều đường then. Dạng then cũng lắm, trong mỗi dạng
lại có nhiều điệu hát khác nhau.
Nhạc dùng cho nhạc cụ của then trong các nghi lễ, các khúc then được
tạo nên một cách có hệ thống, bài bản theo trình tự nội dung trình diễn.
Không gian biểu diễn hát then thường được trình diễn chủ yếu trong nhà
(trước bàn thờ) tuy nhiên đôi khi cũng được trình diễn trong một không gian
rộng như ngoài cánh đồng, phổ biến ở lễ hội lồng tồng vào dịp giêng hai.
Khi vui người ta mời then, khi nhà có chuyện mời then, người có bệnh
mời then, người hiếm muộn mời then. Then không thể thiếu trong đời sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
98
tinh thần và tâm linh của người Tày, trở thành một trong số tín ngưỡng đặc
thù của cộng đồng người Tày. Theo quan niệm của người Tày, có ba tầng trời,
mỗi Mường đều có người sinh sống, trần sao âm vậy và họ tin khi tiếng đàn
tính cùng lời then cất lên là lúc các ông then đang bắt đầu cuộc hành trình với
từng đường then dẫn quan quân đi khắp ba tầng trời. Trong tàng then thống
đẳm (đưa người chết về Mường trời), hay pang khoăn, cấp sắc, cầu hoa… đều
thể hiện rất rõ quan niệm ấy. Qua lời then, người nghe có thể biết được quan
quân của then đã đến đâu trên Mường Trời. Lời then cũng chỉ rõ đặc điểm của
từng bản ở Mường Trời. Điệu then khi trầm khi bổng, đôi lúc sôi động gấp
gáp kết hợp với động tác mô phỏng cùng tiếng hò reo tạo khí thế quyết tâm
của quan quân then đồng thời xuất hiện yếu tố thiêng. Đặc biệt là trong thống
đẳm, điệu hát cùng động tác lên ngựa hay đánh nhau với thủy quái, vượt
khái… khiến người xem hồi hộp, nín thở. Khi lên ngựa then hát rằng:
Phạt cờ khửn bưởng lăng tứn mạ
Phạt cờ khửn bưởng nả tứn loan
(Phất cờ về phía sau lên ngựa
Phất cờ về phía trước xuất quân)
Đồng thời tay then mô phỏng theo câu hát. Tiếng kèn „„mạy loi‟‟
tiếng trống „„mạy tảng‟‟reo lên, rồi cứ thế đoàn quan quân then đi hết từ pá
nhả khâm thai đét (bãi trà may chết nắng), rồi pá nhả lẹp thai mươi (bãi rau
hẹ chết sương) đến ruộng rồi đến các bản trong Mường Trời. Lời then cứ thế
thủ thỉ, sôi động rồi lại trầm buồn, ngẫm ngợi. Mỗi bản một tâm trạng, một
sắc thái, không khí. Có khi căng thẳng lo lắng, có lúc hồ hởi vui tươi, tiếng
đàn tiếng hát quyện với nhau hư ảo. Toàn bộ cuộc hành trình đưa linh hồn
người chết về Mường Đẳm đều gắn với đường then Thống Đẳm, câu then
khắc họa những vất vả khó khăn của quan quân trên cuộc hành trình đó. Lời
then khi đến chợ Tam Quan thể hiện khát vọng một cuộc sống ấm no, đầy đủ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
99
câu hát rộn rã, tấp nập, hồ hởi, lạc quan, thấm vào từng cá thể đang sống nơi
trần thế. Lời then cho người sống an tâm về linh hồn người đã mất. Những
linh hồn ấy đã được then đưa về mường tổ tiên, được mua sắm đầy đủ, ấm
no, có ruộng có vườn, có trâu, có của. Còn với pang khoăn lời then tạo
niềm tin cho người bệnh, những người đang gặp hoạn nạn khó khăn, để
vượt lên số phận, cải tạo số phận, là liều thuốc giúp họ vượt qua mọi trở
ngại bệnh tật để sống.
Hát then, đàn tính là linh hồn cho các lễ nghi, hội hè. Tiếng đàn tính
vang vọng, lời then nồng ấm cùng yêu tố thiêng là món ăn tinh thần hơn tất
thảy các món ăn tinh thần khác.
3.3. Lễ hội dân gian
3.3.1. Lễ hội Lồng tồng
Lễ hội lớn nhất trong năm của người Tày ở huyện Định Hóa là lễ hội
Lồng tồng. Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được tổ chức
rất long trọng vào đầu năm, khởi đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu. Vào dịp đầu xuân hầu như xã nào cũng tổ chức lễ hội Lồng
tồng vào những ngày lệch nhau để mọi người trong vùng đến chia vui như: xã
Phú Đình tổ chức vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, xã Trung Hội ngày mồng
7 tháng giêng, xã Đồng Thịnh ngày 4 tháng giêng…)
Để chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng, người Tày thường dựng một cây nêu
ở khu đất rộng, bằng phẳng giữa cánh đồng cách miếu của bản khoảng 20 - 30
m. Cây nêu được làm bằng tre, dài 15 m, ở ngọn cây có vòng tròn tượng trưng
cho mẹ Hằng Nga - nơi cung cấp giống cây trồng cho dân làng. Mỗi gia đình
chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm 1 con gà luộc, xôi, các loại bánh, rượu trắng
và đôi quả còn.
Từ sáng sớm, mâm cỗ của các gia đình đã được xếp thẳng hàng trước
cửa miếu làng, xung quanh mâm cỗ to của bản và dậu đựng hạt giống. Thầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
100
mo được sự trợ giúp của các thầy trợ mo chủ trì mọi nghi lễ cúng cầu mưa,
cầu mùa. Trong khi thầy mo cúng, thầy trợ mo đội một chậu nước đứng bên
cạnh. Sau khi khấn và xua đuổi mọi tà ma hại người, hại gia súc, hại mùa
màng, thầy tào nhúng tay vào chậu nước vảy ra xung quanh, dân bản ai cũng
muốn mình hứng được những giọt nước mưa tượng trưng đó để ruộng cấy đủ
nước, cây trồng không bị gặp hạn. Thầy mo trộn đồng xu vào dậu hạt giống
và quẳng vào đám đông đang đứng ở trước mặt. Nếu người nào nhặt được
đồng xu và hứng được nhiều hạt giống là điềm báo hiệu một năm mới với
nhiều may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình. Sau 3 tuần hương, đốt vàng
mã cắt bằng giấy bản có 5 hàng hình quả trám dâng lên thổ công của thôn
bản, thầy mo chuyển sang thực hiện nghi lễ cúng ở cây nêu mong cho dân bản
ném còn trúng vòng tròn để xin được nhiều hạt giống tốt về trồng cấy.
Tiếp theo phần lễ là phần hội.Các trò chơi diễn ra trong hội Lồng tồng
rất đa dạng, phong phú và kéo dài hết ngày hôm đó:
*Trò chơi tung còn
Tung còn là một trò chơi dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ được thanh niên nam nữ rất ưa thích.
Ném còn thường được tổ chức vào các dịp lễ hội của đồng bào. Nhưng
sôi nổi nhất vẫn là vào dịp hội Lồng tồng. Để chơi được trò ném còn, người ta
phải dựng cây nêu thật cao, trên đỉnh cây nêu có một vòng tròn dán giấy màu.
Quả còn được làm bằng vải ngũ sắc, trong bọc hạt giống được quấn chặt tạo
thành hình tròn có đường kính khoảng 15 cm.
Cách chơi: những người tham gia chơi được chia thành hai bên nam và
nữ. Từng đôi trai gái thi nhau tung còn làm sao cho trúng vòng tròn, ai ném
trúng thì được thưởng. Quả còn được tung đi tung lại, người chơi phải khéo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
101
léo bắt được dây còn không cho quả còn rơi xuống đất. Tung còn là trò chơi
được nhiều người ưa thích. Nơi đây còn lưu truyền bài lượn về trò chơi này:
Về Nà Lại tung còn
Về Nà Đon đánh quay
Nà Lại không lìa còn
Nà Đon không lìa quay
Quay cái đi cái về
Còn cái đi cái lại
Trai đánh quay quên ngủ
Gái tung còn quên ăn
Con trẻ xem quên cơm
Gái xem mồm há hốc
Chia tay nước mắt rơi
Nghĩ bâng khuâng không dứt
Tháng giêng ngày mười lăm
Đánh quay qua ngọn núi mới thôi
Tung còn qua ngọn mai mới lài
Trai gái nước mặt rơi hẹn với nhau
Yêu nhau hẹn năm sau sẽ gặp
Hội ném còn chỉ kết thúc khi có 3 quả còn chui qua vòng tròn, tượng
trưng cho việc dân bản đã xin được hạt giống tốt hứa hẹn một mùa bội thu.
Những người ném được quả còn chui qua vòng tròn, ngoài niềm vui lớn với
hy vọng một năm may mắn còn được lĩnh tiền thưởng của thôn bản do các gia
đình đóng góp lại. Khi hội tung còn kết thúc, dân bản tranh nhau nhặt quả còn
đem về treo ở cây to trong vườn với mong muốn cây sai quả hoặc bóc lõi gạo
bên trong cho lợn, gà ăn chóng lớn, không bị bệnh dịch.
* Trò chơi đánh quay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
102
Quay được làm bằng loại gỗ dẻo và cứng, đẽo thành hình tròn có
đường kính khoảng từ 5 - 7 cm. Phần dưới thu nhỏ dần đều về phía chính tâm
và trên có một mấu ở giữa dài khoảng 3 cm là nơi để cuốn dây. Dây cuốn
thường là sợi vải hoặc dây rừng được se lại. Dây được quấn chặt vào đầu của
con quay từ trong ra ngoài, quấn được càng nhiều vòng thì quay được càng
lâu. Quấn xong dùng tay văng mạnh xuống đất, khi quay văng xuống đất cũng
là lúc dây được từ từ dật ra khỏi quay tạo một lực phản làm quay quay tít.
Khi chơi quay, trẻ vẽ một vòng tròn rồi bổ quay vào trong vòng tròn
đó. Quay của ai ra khỏi vòng tròn trước thì người đó được bổ trước. Còn lại
tất cả phải để quay của mình vào trong vòng tròn đó. Nếu người bổ quay bổ
không trúng hoặc trúng mà quay của mình không quay thì phải nhặt quay của
mình bỏ vào vòng tròn để người khác bổ. Nếu ngời nào bổ trúng quay của
người khác mà quay của mình vẫn quay tít thì người đó sẽ giành phần thắng.
* Trò chơi kéo co
Kéo co là một trò chơi khỏe mang tính tập thể cao nên được thanh niên
người Tày ở Định Hóa rất ưa thích. Để tổ chức được trò chơi này, người ta
chọn dây thừng để chơi. Bãi chơi kéo co thường là một sân cỏ rộng và bằng
phẳng. Trước khi chơi, họ dàn quân ra hai bên cầm sẵn hai đầu dây, mỗi bên
có 6 - 8 người chơi tùy số lượng do bản quy định và cuộc thi bắt đầu. Tiếng
trống dồn dập thôi thúc cả hai bên. Bên ngoài người xem cổ vũ hòa cùng tiếng
trống hết sức náo nhiệt và vui nhộn.
* Trò chơi đánh yến
Đánh yến là một trò chơi dân gian mang tính phổ biến của đồng bào
Tày ở huyện Định Hóa trong lễ hội Lồng tồng. Quả yến có hình dạng gần
giống quả cầu lông, đế hình vuông hoặc hình lục giác được làm bằng tre,
mai… ở giữa được nối bằng một ống trúc ngắn trong đó cắm từ 3 đến 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
103
chiếc lông gà. Người chơi chủ yếu là phụ nữ. Đánh yến chủ yếu được chơi
từng đôi một.
Đánh yến là một trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Tày, nó
xuất hiện từ lâu đời. Đây là trò chơi vui khỏe, đòi hỏi sự khéo léo, nhịp nhàng
nhưng hết sức vui nhộn, gây ấn tượng sâu đậm trong người đến dự hội.
* Trò chơi thi bắn nỏ
Trong lễ hội Lồng tồng cuộc thi bắn nỏ đã trở thành cuộc thi tài của
thanh niên người Tày nơi đây. Khi tổ chức bắn, họ cắm hình nộm cách vị trí
điểm bắn khoảng từ 30 đến 50 m. Mỗi người chỉ đượcbắn 3 mũi tên, tuy
nhiên có những xã ở Định Hóa cuộc thi bắn nỏ trong ngày hội Lồng tồng
không hạn chế tên bắn, nghĩa là mũi tên chạm vào hình nộm là được thưởng.
Ngoài ra trong lễ hội Lồng tồng còn diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian
khác như đánh khăng, đánh đáo…
Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên thực sự là
một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng. Đây là lễ cầu một mùa
màng bội thu của những cư dân nông nghiệp thể hiện khát vọng có được cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, vạn vật sinh sôi của con người.
3.3.2. Lễ hội cầu mùa
Gần giống như lễ hội Lồng Tồng diễn ra trong dịp xuân về, lễ hội cầu
mùa là một sinh hoạt văn hoá, giúp cho người dân vui tươi thoải mái về tư
tưởng; cầu cho con cái mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi; cầu cho cái xấu, cái
ác ra khỏi nhà, cái may, cái hạnh phúc luôn vào nhà; cầu cho mùa màng tốt
tươi chăn nuôi phát triển, trâu đầy đàn, lợn nhiều con năng suất cao.
Lễ hội diễn ra vào ngày 28 tháng 3 âm lịch với hai phần lễ và hội.
Phần lễ tổ chức trong hội trường hay trong đình, gồm có các mâm xôi, thịt,
hương hoa để các già làng và thầy mo, thầy tào khấn vái. Phần hội tổ chức ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
104
ngoài sân làng hay trên các bãi rộng. Phụ nữ thì thi nhau thêu thùa, làm các
mặt hàng thủ công, mỹ nghệ.
Nam giới thì làm nỏ vót tên, làm bẫy bắt thú rừng. Tất cả tạo nên
không khí vui tươi, sôi nổi. Đàn ông mặc áo chàm đen, phụ nữ mặc váy áo
chàm, quàng khăn đen hoặc khăn chàm, cổ đeo vòng bạc duyên dáng. Mở
đầu cho khai hội là múa lân, tung còn, đây là trò chơi có nhiều người tham
gia. Cây còn làm cao 12 mét thể hiện 12 tháng trong năm. Trên sân khấu tổ
chức múa hát văn nghệ đến khuya, đó là các làn điệu hát then, hát sli, hát
lượn, hát đối đáp của dân tộc Tày - Nùng. Họ hát bằng cả tấm lòng của
mình. Về khuya, các đôi nam nữ tìm hiểu nhau, trao cho nhau chiếc khăn
tay, hay chiếc túi thổ cẩm thể hiện vật kỷ niệm đính ước tình yêu... Tan canh
họ mời nhau ly rượu dã bạn gửi anh một chén rượu đi đường, cũng là gửi lời
thương lời nhớ: hẹn đến lễ hội năm sau. Sau lễ hội cầu mùa nhiều đôi nam
nữ đã nên vợ nên chồng.
3.4. Nghệ thuật
3.4.1. Nghệ thuật múa rối
Nghệ thuật rối Tày ở Định Hóa là một nét văn hóa dân gian độc đáo.
Cả phường rối thường gồm 12 người, trong đó 6 người điều khiển con rối, 4
người chơi nhạc, 1 người giáo (dẫn truyện) và 1 người phụ giúp chuẩn bị các
con rối.
Ru Nghệ là một bản nhỏ của xã Đồng Thịnh huyện Định Hóa nơi còn
lưu giữ nghệ thuật múa rối độc đáo của người Tày. Múa rối Ru Nghệ thường
được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch. Đây là một phần nghi lễ
quan trọng không thể thiếu của ngày hội Lồng tồng, diễn ra hàng năm tại bản
không mang đi nơi khác. Trò rối diễn ra trong lễ hội Lồng tồng là trò Bắt tắc
kè. Theo tín ngưỡng địa phương thì báo giờ tắc kè kêu thì trời mới mưa to,
mới có nước để sản xuất. Nhân dân muốn trong năm mới mưa thuận gió hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
105
thì phải bắt tắc kè kêu. Trò được diễn ra nhằm ý đồ này. Trò được diễn ra như
sau: Một đoạn thân cây thẳng bằng tre hoặc bằng trúc, dài khoảng 3 m, có bố
trí con tắc kè ở cái tổ trên ngọn, một người leo lên bắt ở dưới gốc cây. Nghệ
nhân đứng dưới gốc cây đẩy hai que thép luồn trong một cây trúc có đầu buộc
vào hai tay và hai chân người bắt làm động tác, co tay duỗi chân, vươn mình
khi leo lên và một nghệ nhân khác kéo đẩy một que sắt khác có đầu buộc vào
con tắc kè điều khiển nó thò ra thụt vào trong tổ. Các quân rối đều đẽo bằng
gỗ bôi màu hóa trang.
Các nghệ nhân mang quân trò tắc kè ra giữa sân khấu, hai người ngồi
giữ cho cây đứng và hai người điều khiển hai quân rối hoạt động.
Tắc kè cứ thập thò cửa sổ
Người bắt ở dưới gốc cây đã sẵn sàng.
Ông trùm gõ mèn giáo
Kính chiềng thượng hạ
Được nghe ông trời
Sét đắp bờ cày bừa
Ruộng đến ngày cày bừa ruộng có nước
Tôi mới đi
Rủ làng dưới nhiều người
Ngày mai đắp vai
Lấy nước gieo mạ
Suối thì cạn lắm
Nước không lên mương
Tắc kè nghe thương
Hắn nói đằng hắng
Ba tiếng “e hèm”
Khỉ bầy tức cười
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
106
Định vào chầu vua
Được mùa bội thu.
Trong khi đó, người bắt leo lên. Nhưng cứ leo gần đến nơi tắc kè lại
thụt vào tổ, người bắt lại tụt xuống, tắc kè lại chui ra bò xuống, người bắt lại
leo lên và tắc kè lại lui về tổ, người bắt lại tụt xuống… Có những lúc tưởng
như tắc kè nằm ngủ không biết người đang lặng lẽ nhẹ nhàng leo lên sát đến
nơi, nhưng cũng không bắt được, khi người vừa tụt xuống tắc kè lại bò xuống
theo như trêu như thách… Trò diễn ra khá sinh động làm người xem thích
thú. Kết thúc trò múa rối là tắc kè cũng bị người bắt. Dân làng phấn khởi. Cả
bản kết thúc ngày hội trong cơm rượu no say.
Không chỉ có bản Ru Nghệ mà phường Bình Yên cũng có múa rối. Đây
là nghệ thuật múa rối que và rối máy, các quân rối đều làm bằng gỗ, bôi màu.
Quân rối Bình Yên nhỏ, cỡ 0,3 m, đẽo, gọt, hóa trang sơ sài, màu sắc nghèo
nàn, kỹ thuật và nghệ thuật chưa cao. Tổng số có 31 quân rối gồm 22 quân rối
người và 9 quân rối vật. Theo các nghệ nhân số quân này không thay đổi.
Nghệ nhân điều khiển nấp kín trong buồng trò, mắt nhìn mặt quân rối cao trên
đầu mình, hai tay điều khiển quân rối làm động tác : quân rối di chuyển theo
sự di chuyển của toàn thân người điều khiển. Cách diễn là : theo lời giáo ở
ngoài, các nghệ nhân lần lượt đưa các con rối lên múa.
Nghệ thuật múa rối ở Định Hóa đã thể hiện khá sinh động sinh hoạt sân
khấu của đồng bào Tày nơi đây.Tính kỳ kạ của nghệ thuật múa rối tỏ ra có
sức hấp dẫn lớn bên cạnh tính tổng hợp của nghệ thuật này. Người xem thích
quân rối đẹp, cử động tài, lời văn cảm động, câu chuyện có ý nghĩa, tiếng đàn
hát hấp dẫn.
3.4.2. Nghệ thuật tạo hình
3.4.2.1. Đàn tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
107
Cũng giống như các dân tộc khác, dân tộc Tày có những nét văn hoá
đặc trưng riêng của mình, trong đó đàn tính là một phương tiện giao tiếp
mang đậm bản sắc văn hoá của người Tày.
Đàn tính thuộc bộ dây bao gồm những bộ phận chính như sau :
- Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang).
Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính
thường tư 15 đến 25cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn
quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây
ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị để
thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn
tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
- Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng.
Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân
gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần
dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn
cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng… Mặt cần đàn trơn, không có
phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
- Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Đàn tính có loại 2
dây và loại 3 dây theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Người Tày ở
Đinh Hóa thường sử dụng cả hai loại. Ở loại 3 dây, người ta thêm 1 dây trầm
ở giữa. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3
dây được gọi là tính then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân
biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.
Làm đàn tính khó nhất là tìm quả bầu. Phải chọn được quả bầu không
quá to, cũng không quá nhỏ, phải già, hình dáng bên ngoài phải tròn đẹp, vỏ
dày, gõ vào phải kêu thật đanh. Như thế đàn mới có âm sắc chuẩn. Cần đàn
phải nhẹ và thẳng, chiều dài phải bằng 9 nắm tay của người chơi, theo kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
108
nghiệm dân gian, số đo cỡ nào thì hợp với giọng hát của người có số đo ấy.
Cần đàn trơn, không có phím bấm, người chơi tính phải có khả năng diễn tấu
linh hoạt. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng chưa đủ cho một cây tính hay bởi đó
còn là niềm đam mê cho tiếng đàn tính bay cao bay xa, là lòng tự hào dân tộc
và thêm một chút tài hoa đặc biệt của người nghệ nhân.
Đàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui, ngày trọng đại của bản người
Tày như hội xuân đón năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, lễ mừng thượng
thọ, mừng thăng quan, tiến chức… Nó là phần quan trọng trong nghệ thuật
dân ca, dân vũ của người Tày.
3.4.2.2. Hoa văn trên vải
Nói đến nghề dệt vải, trước hết đó là một hoạt động kinh tế - là một
nghề thủ công cổ truyền của đồng bào Tày. Song ở khía cạnh văn hóa thì đó
lại là sự biểu hiện của giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ.
a. Hoa văn trên vải thổ cẩm
Vải thổ cầm của người Tày có 4 loại đó là mặt chăn, mặt địu, màn che
và túi đeo. Mô típ trang trí hoa văn thổ cẩm đa dạng đó là:
- Các mô típ đường viền hoa móc. Mỗi tấm vải thổ cẩm đều bố cục một
cách chặt chẽ trong các đường viền xung quanh. Đường viền đó là các hình
chữ T và chữ thọ liên tiếp đảo ngược nhau; băng ô cách, mỗi ô cách nhau một
khoảng nền có kích thước bằng 1 ô, loại này thể hiện màu tương đối tùy tiện
vì các ô nền màu đen ngăn cách ô làm cho màu sắc ở mỗi ô kia nổi lên; băng
hoa 6 cánh tròn rời nhau đồng màu hoặc khác màu…
- Mô típ hoa, lá, quả như hoa hồi 8 cánh hình thoi xếp thành 4 cặp đối
xứng nhau hay hoa hồi kép 16 cánh ở giữa có nhân hình quả trám, mỗi mô típ
hoa hồi nằm trong 1 ô hình thoi liên tiếp theo băng chéo và được phối màu
tương phản; quả trám được bố trí theo băng chéo, nhân của mỗi hình thoi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
109
một hình thoi nhỏ; hoa móc và quả trám nằm trong mô típ các băng chéo và
hình thoi cùng với mô típ hoa hồi kép. Hai loại này đối màu nhau…
Đặc biệt ở những tấm vải thổ cẩm làm màn che ở nơi thờ cúng tổ tiên,
người ta thường thể hiện các đề tài liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo như
thêm đường diềm ở phía trên tương ứng cho cõi trời có hình các vị thần linh
bảo hộ cho sự sống bình an của con người hoặc thêm đường diềm ở phía dưới
tương ứng với cõi đất có hình con ngựa, con chim là những hình tượng trưng
cho cuộc sống, cỏ cây, muông thú…
b. Hoa văn trên trang phục thầy Tào
Hoa văn trên trang phục thầy Tào Tày ở Định Hóa bao gồm mô típ hoa
văn trang trí trên mũ và trên áo.
- Mũ: Trên mũ của thầy Tào (loại mũ ngũ nhạc) người ta trang trí hình
rồng bán thân hoặc phượng hình gà trống. Đối với hình rồng bán thân, toàn bộ
mô típ, thêu bằng chỉ màu vàng, đỏ và xanh trên nền đen, thân rồng thêu chỉ
vàng theo từng mảng xuôi và phủ kín, tạo thành các mảng vảy to, quanh thân
viền chỉ xanh. Rồng có tư thế ngang, đầu tròn hai mắt đen, lồi to, viền nhân
mắt bằng chỉ trắng, lông mày dài, màu trắng vuốt về phía sau, mi mắt đỏ, cổ
vươn cao, một chân vươn về phía trước, một chân quặp về phía sau gồm 4
ngón. Trên lưng rồng là hình bó lúa nằm dọc theo thân. Phía dưới ngực là một
mô típ các quả cau nối nhau, thêu chỉ đỏ viền trắng; Đối với phượng hình gà
trống, mô típ thêu chỉ màu trắng, xanh, đỏ, vàng trên nền đen, viền khung
theo hình mặt mũ. Phượng có thân ngắn mập, đuôi to tròn. Đầu phượng to,
mỏ đỏ, mặt vàng, mắt đỏ. Mào gồm hai phần: phần trên đỉnh đỏ, màu xanh,
phần sau dài, nhọn, màu đỏ, dưới cằm có 2 mào hạ màu xanh. Cổ to ngắn viền
ngoài có hàng lông trắng, to, 2 cánh xòe rộng, bả cánh đỏ, mỗi cánh có hai tia
lông vàng, đỏ từ trên xuống. Chân dài màu trắng, đùi dài, gập về phía trước, 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
110
ngón chụm vào nhau. Toàn thân thêu chỉ vàng xen màu xanh. Cả hai con
phượng ở tư thế nghiêng, xòe cánh chầu vào quả bàu vàng ở giữa.
- Áo: Trên hai thân trước áo của thầy Tào Tày ở Định Hóa trang trí
nhóm rồng - cá - hồ lô và người cưỡi ngựa theo chiều dọc từ trên xuống. Mô
típ này thêu bằng chỉ màu trắng, xanh, vàng trên nền đen. Rồng ở đây là rồng
toàn thân. Thân rồng uốn lượn, đuôi ngắn, nhọn, thả theo chiều dọc, lưng
xanh, bụng trắng. Toàn thân phủ vẩy, đầu nhỏ, mồm dài, lưỡi đỏ, mi mắt đỏ,
tóc bờm trắng, vuốt ra phía sau. Từ phần ngực rồng vươn cao, hai chân trước
dang rộng xòe 5 ngón hình chân gà. Chân sau đứng thẳng, một chân bị lấp.
Loại rồng này được trang trí theo cặp: hai bên thân áo chầu và giữa trong
nhóm dọc cùng với cá, hồ lô, người cưỡi ngựa. [9, tr.31]
Mặt sau áo có trang trí hình phượng bay, kỳ lân đầu rồng đuôi cá.
Người ta trang trí hình phượng bay ở hàng thứ 2 và 4 của 2 cột dọc bên cạnh
của mặt sau áo. Mô típ thêu chỉ màu đỏ, trắng, xanh, vàng nhạt trên nền đen.
Các con phượng được bố cục thành hai cặp đối xứng và quay đầu vào nhau
theo tư thế nằm nghiêng, cách nhau một mảng trang trí dọc ở phần giữa áo.
Phượng có thân thon, cổ to, thấp, phần đuôi to, tròn, thân thêu bằng chỉ trắng
xen vàng nhạt. Đầu thon có mào xanh, mỏ dài trắng, mắt chấm đỏ, hai cánh
dang rộng, mỗi cánh có 4 tia lông trắng, ba cánh màu đỏ, hai chân nhỏ nằm
dưới bụng có 3 ngón, một cựa phía sau, lông đuôi có 3 chiếc to, 2 chiếc sau
nhạt, 1 chiếc màu đỏ nằm ở giữa; Kỳ lân đầu rồng đuôi cá được trang trí đứng
độc lập trong khung hình chữ nhật ở hàng thứ 3. Con kỳ lân được thêu chỉ
màu trắng trên nền đen. Mặt xanh, dọc sống lưng có vây đỏ, mồm há rộng, hai
mắt tròn, đầu quay về phía sau, 4 chân đứng hơi quỳ, đuôi ngắn hình đuôi cá.
[9, tr.35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
111
Bên cạnh đó áo thầy Tào còn được trang trí bởi các hình ngựa lùn thân
có vẩy thêu bằng chỉ màu xanh theo dạng lưới, hình cá đầu nhọn, vẩy nhỏ
thêu chỉ vàng nhạt và xanh lơ theo dạng mắt lưới,…
Tóm lại, hoa văn trang trí trên trang phục thầy Tào Tày ở Định Hóa là
những họa tiết có tính khái quát và tính biểu tượng rất sâu sắc. Mỗi họa tiết
thêu, vẽ và ghép vải đều hàm chứa một hay nhiều ý và tuân theo một nguyên
tắc khắt khe về màu sắc, bố cục và đường nét. Có những yếu tố khác với tính
tự nhiên, phóng khoáng của nghệ thuật dân gian. Nhưng nhìn chung đó là
những ước lệ phản ánh tín ngưỡng nên mặc dù đạt ở trình độ thẩm mỹ cao
nhưng lại bó hẹp trong khuôn mẫu. Chính vì thế, trang trí hoa văn trên trang
phục tín ngưỡng của người Tày đã trải qua nhiều thời kỳ, đến nay nó vẫn bảo
lưu gần như nguyên vẹn.
3.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của ngƣời Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình giao lưu
văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, giữa các dân tộc, đời sống vật chất và
tinh thần của người Tày Định Hóa đang có sự biến đổi và có sự mai một về
các giá trị của văn hóa truyền thống. Cho nên vấn đề bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống của người Tày nơi đây là hết sức cấp thiết để người
Tày giữ gìn được bản sắc văn hóa vốn có riêng của dân tộc mình.
Sự mai một về văn hóa thể hiện trước hết là ngôi nhà sàn. Nhà sàn là
sản phẩm của sự lao động sáng tạo xuất hiện phù hợp với những điều kiện tự
nhiên, là nơi diễn ra các nghi thức, các sinh hoạt văn hóa nay đã và đang thay
đổi về hình thức và kết cấu ngôi nhà. Ngôi nhà sàn truyền thống đang mất dần
đi thay vào đó là những ngôi nhà xây, mái lợp ngói hoặc đổ bê tông. Càng ở
gần thị trấn, ven quốc lộ hay trung tâm thì sự mất dần của ngôi nhà sàn càng
rõ nét.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
112
Y phục cổ truyền đang có hướng hiện đại hóa. Người Tày nhất là lớp
trẻ, học sinh, sinh viên, cán bộ… hầu như không mặc bộ y phục truyền thống
nữa. Nguyên nhân là họ ngại khi mặc quần áo truyền thống, hơn nữa hiện nay
nghề trồng bông, dệt vải truyền thống cuãng thưa thớt dần thay vào đó là hàng
dệt may công nghiệp.
Kho tàng văn học dân gian cũng đang mai một dần. Hiện nay lớp trẻ
không còn mấy ai biết đến các câu chuyện truyền thuyết, câu đố, tục ngữ, ca
dao, dân ca, mà chỉ có người già mới am hiểu và đang nắm giữ nhiều vốn văn
học dân gian mà thôi nhưng do quy luật sinh học khắc nghiệt mà lớp người
này đang mất dần đi mang theo những giá trị văn hóa mà họ chưa kịp trao
truyền cho thế hệ sau.
Lễ hội dân gian cũng đang mất dần đi tính truyền thống, đang bị hiện
đại hóa. Nhiều vùng đã mai một các lễ hội dân gian, chỉ còn lưu giữ được lễ
hội Lồng tồng nhưng các phần lễ bị lược hóa, đơn giản đi, hiện nay chỉ còn
chủ yếu phần hội. Tuy nhiên trong phần hội các trò chơi dân gian truyền
thống như bắn nỏ, đánh quay, đánh bam… thưa dần nhường chỗ cho các hoạt
động của văn hóa hiện đại như thi đấu bóng đá, cầu lông, biểu diễn văn nghệ
bằng tiếng phổ thông.
Để có thể gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của
người Tày Định Hóa cần phải có những giải pháp thích hợp:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo ở vùng sâu vùng xa. Tăng cường đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ tri
thức, nâng cao học vấn đối với đồng bào Tày nơi đây
Thứ hai, tuyên truyền giáo dục rộng rãi văn hóa dân tộc Tày cho đồng
bào nhất là lớp trẻ để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để đồng bào nhận thấy rõ
giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Bởi vì bản sắc dân tộc chỉ có thể
được bảo tồn, phát huy khi mọi di sản văn hóa quý báu được lưu giữ vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
113
chắc trong bảo tàng và ý thức của mỗi người dân, do chính họ là người thực
hiện. Việc tuyên truyền này không chỉ thông qua việc giáo dục trường học mà
còn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh,
đài truyền hình,…
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh nghệ thuật quần chúng trong cộng đồng dân
tộc Tày, làm cho vốn văn nghệ dân gian tiếp tục đâm chồi nảy lộc ngay trên
mảnh đất mà nó đã sinh ra. Đó là việc duy trì, phát triển phong trào văn nghệ
quần chúng, duy trì các đội văn nghệ ở thôn bản, khai thác các tiết mục dân
gian, tranh thủ sự trao truyền của các bậc nghệ nhân, già làng để những giá trị
văn hóa có thể được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ tư, đối với các lễ hội dân gian, cần có kế hoạch khôi phục lễ hội
truyền thống của đồng bào Tày. Tìm kiếm các bài dân ca, các làn điệu dân
gian, các trò chơi dân gian để thu hút đông đảo quần chúng tham gia lễ hội,
tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Trước mắt và lâu dài là phải làm cho các
lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Tày song hành cùng với những loại
hình văn hóa hiện đại.
Tiểu kết chƣơng 3
Những tập tục trong chu kỳ đời người của người Tày như cưới xin, sinh
đẻ, mừng nhà mới, ma chay có nhiều sắc thái riêng mang đâm đặc trưng văn
hóa tộc người. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với thiên nhiên.
Đồng bào Tày có kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú với
nhiều thể loại như dân ca, câu đố, tục ngữ… phản ánh nhiều mặt của cuộc
sống sinh hoạt và sản xuất của đồng bào. Các lễ hội truyền thống được tổ
chức vào đầu năm nhất là lễ hội Lồng tồng không chỉ để cầu mong mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên vui mà còn là dịp để đồng bào vui
chơi, giao lưu kết bạn với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
114
Nghệ thuật tạo hình dân gian cũng rất phong phú thể hiện được sự khéo
léo, sáng tạo của đồng bào và cũng thể hiện được tâm lý, tìh cảm, đời sống
tâm linh của đồng bào.
Tất cả tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần phong phú hướng con
người đến các giá trị chân, thiện, mỹ. Những giá trị văn hóa đó cần phải được
gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ để bản sắc văn hóa Tày không bị mai
một đi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
115
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày ở huyện Định Hóa chúng tôi đã
rút ra một số kết luận sau :
1. Định Hóa là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều
kiện hình thành nền kinh tế tự cung tự cấp cho nhân dân, có tác dụng ổn định
đời sống và là hậu phương cho lực lượng vũ trang cách mạng. Định Hóa là
nơi sinh cơ lập nghiệp lâu dài của nhiều dân tộc trong đó chiếm số đông và có
mặt lâu đời nhất là dân tộc Tày.
Dân tộc Tày vốn có truyền thống văn hóa bản địa rực rỡ từ lâu đời trên
mảnh đất Định Hóa, nơi đã từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đấu tranh giữ
nước oanh liệt của cả dân tộc Việt Nam, từng là cái nôi của nhiều cuộc cách
mạng, kháng chiến.Văn hóa Tày là một trong những yếu tố văn hóa đặc trưng
của vùng Việt Bắc trước đây nói chung và Định Hóa nói riêng.
Người Tày ở Định Hóa làm kinh tế nông nghiệp với hình thức canh tác
ruộng lúa và nương rẫy là chủ yếu. Bên cạnh đó đồng bào còn phát triển trồng
hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với các hình thức đánh bắt, hái
lượm. Thủ công nghiệp phát triển nhiều nghề đa dạng như dệt vải, đan lát,
nghề rèn, nghề mộc,…
Quan hệ xã hội của người Tày ở Định Hóa thể hiện qua các mối quan
hệ cộng đồng làng bản, dòng họ và gia đình. Đồng bào ở đây cư trú thành
làng bản lấy quan hệ dòng họ, làng giềng làm cơ sở. Gia đình của người Tày
là gia đình nhỏ phụ hệ, vai trò của người đàn ông được coi trọng. Trong sinh
hoạt hàng ngày có nhiều quy định khắt khe dành cho con gái, con dâu thể hiện
rõ nét tính chất phụ quyền này. Người Tày còn có tục nhận con nuôi và kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
116
tồng thể hiên nét đẹp trong phong tục tập quán và cũng là yếu tố tạo nên sự cố
kết cộng đồng dân tộc Tày nơi đây.
Người Tày theo tín ngưỡng dân gian thờ đa thần cùng với quan niệm
vạn vật hữu linh với hệ thống miếu thờ thổ công, thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ
liên quan đến sản xuất nông nghiệp…
2. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Tày đã tạo dựng cho mình
một nền văn hóa phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần. Văn hóa vật chất của
người Tày thể hiện qua ăn uống, trang phục và nhà ở.
Người Tày ăn hai bữa chính trong ngày với những bữa ăn giản dị gồm
cơm, rau xào với mỡ và một bát canh rau. Đôi khi thêm thịt, cá, cua hoặc một
trong các món hém thịt, hém cá… được chế biến phức tạp và khéo léo. Trong
bữa cơm hàng ngày người Tày luôn có ý thức ưu tiên, dành những phần ngon
cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, khách. Điều này đã thành nếp,
thành thói quen của mỗi thành viên trong gia đình. Trong những ngày lễ tết đồ
ăn của đồng bào Tày rất phong phú và đẹp mắt như Tết Thanh Minh (3/3) có
xôi đỏ đen, ngày lễ Lồng Tồng có xôi ngũ sắc và nhiều loại bánh…
Ngày thường đồng bào có tập quán uống trà, nước đun sôi. Trong dịp lễ
tết hoặc khi nhà có khách thì uống rượu.
Trang phục của người Tày đơn giản, không thêu hoa văn với sắc chàm
đằm thắm và kín đáo.
Nhà sàn của người Tày là nơi trú ngụ thường ngày của một cộng đồng
người, là nơi sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con người từ khi sinh ra đến khi
trưởng thành và còn là nơi diễn ra hết thảy các lễ thức liên quan đến đời người
từ khi sinh ra đến khi chết đi. Thông qua ngôi nhà sàn, chúng ta có thể khai
thác nhiều thông tin quan trọng về các yếu tố liên quan đến đời sống xã hội
của họ như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, trình độ sản xuất, thị hiếu
thẩm mỹ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
117
3. Văn hóa tinh thần đa dạng, phức tạp thể hiện ở các lễ tục trong chu
kỳ đời người và kho tàng văn học nghệ thuật phong phú.
Sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới và ma chay là những mốc đáng nhớ
trong suốt cuộc đời mỗi con người. Tập tục sinh đẻ và nuôi dạy con cái của
người Tày Định Hóa phản ánh truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ giữa con
người và tự nhiện, giữa con người với con người; Cưới xin là sự thừa nhận
của cộng đồng, bản làng đối với việc kết hôn của đôi nam nữ. Lễ cưới của
người Tày hiện nay còn bảo lưu được những nét văn hóa mang tính truyền
thống tốt đẹp vốn có của đồng bào như: tục hát Quan làng trong đám cưới,
thiếu nữ phải biết dệt vải thổ cẩm khi chuẩn bị về nhà chồng.
Tập tục ma chay của người Tày diễn ra với những nghi lễ phức tạp bị
chi phối bởi nền đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “linh hồn tồn tại”
nhưng qua đó thể hiện lòng hiếu thảo, lòng hiếu thảo muốn được báo hiếu,
đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống với người đã
khuất, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã có từ ngàn đời.
4. Trong quá trình lao động sản xuất cà sinh hoạt lâu dài, người Tày ở
Định Hóa đã tạo dựng được một kho tàng văn học dân gian phong phú với
nhiều thể loại như truyện kể, dân ca, tục ngữ, câu đố… Truyện kể của người
Tày phong phú, nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua
bao thế hệ qua phương thức truyền khẩu. Bên cạnh đó là những câu tục ngữ,
câu đố, các làn điệu hát lượn… đã thấm sâu vào tâm hồn người Tày nơi đây
một cách sâu lắng, tự nhiên thông qua lời ru của mẹ từ thủa còn nằm nôi, qua
những câu đố trong những buổi làm nương, làm đồng, qua làn điệu hát quan
làng trong đám cưới… Trong trí nhớ của những người cao tuổi: vào những
buổi làm đồng mệt nhọc thường cử ra một người kể chuyện dân gian, đọc
truyện thơ nhằm động viên mọi người tích cực lao động; lễ hội Lồng Tồng
bao giờ cũng kết thúc muộn bằng những bài cọi lưu luyến lòng người, những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
118
đám cưới thực sự trở thành ngày vui của cả bản làng chứ không riêng gì gia
đình, dòng họ bởi những bài hát quan làng ý nhị, sâu sắc.
Kho tàng văn hóa ấy là những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình
lao động sản xuất, là nơi gửi gắm những khát khao của con người muốn vươn
lên trong cuộc sống hướng tới chân, thiện, mỹ.
Không chỉ có văn học phong phú mà người Tày còn có một nghệ thuật
tạo hình độc đáo. Đó là nghệ thuật tạo hình đàn tính, hoa văn trên vải thổ cẩm
và trên trang phục thầy Tào. Tất cả thể hiện được bàn tay khéo léo, sức sáng
tạo, thị hiếu thẩm mỹ và cả những quan niệm về thế giới tự nhiên xung quanh
con người của người Tày.
5. Đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người Tày ở Định
Hóa (Thái Nguyên) rất đa dạng, phong phú nhưng hiện nay nhiều giá trị văn
hóa đó đang bị mai một dần. Do vậy, cần có biện pháp thích hợp để bảo lưu
và phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng Tày nhất là lớp thanh niên.
Để đồng bào Tày giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình từ đó góp
phần vào sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa
thông tin, HN.
2. Vi Văn An (2009), Người Tày ở Việt Nam, Nxb Thông tấn.
3. Triều Ân (Chủ biên) (2000), Then Tày - những khúc hát, Nxb VHDT, HN.
4. Triều Ân (1994), Ca dao Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
6. Phƣơng Bằng (Chủ biên) (1994), Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc.
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Định Hóa (2000), Lịch sử đảng bộ
huyện Định Hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ văn hóa thông tin - Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
(2005), 45 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên.
9. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (1997), Hoa văn trên vải các
dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
10. Nguyễn Duy Bắc (2001), Lễ hội Tày - Nùng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
11. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và
Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Lê Ngọc Canh (1998), Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
13. Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1992), Viện KHXH và Viện Dân
tộc học xuất bản, Hà Nội.
14. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Nxb Việt Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
120
16. Trƣờng Chính (1983), Về các giá trị Văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb
Tông tin lý luận, Hà Nội.
17. Phan Hữu Dật (1995), Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian, Tạp chí
dân tộc học số 02.
18. Phan Hữu Dật - Lê Ngọc Thắng (1994), Lễ cầu mùa của các dân tộc
ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
19. Ma Ngọc Dung (2004), Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông
Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Nịnh Văn Độ (2003), Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán
Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Lê Quý Đôn (1997), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
(1996), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
24. Lê Huy Hòa - Hoàng Đức Nhuận (2000), Văn hóa truyền thống và
hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
25. Đỗ Thị Hòa (2004), Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường và Tày - Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
26. Nguyễn Huy Hồng (2003), Nghệ thuật múa rối Tày - Nùng, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
27. Vi Hồng (1979), Sli lượn - Dân ca trữ tình, Nxb Văn hóa.
28. Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam, tập 1 - 2, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
121
30. Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.
31. Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn (1999), Tín ngưỡng dân gian Tày
lịch sử và hiện đại, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
32. Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa
dân gian Tày, Sở Văn hóa thể thao, Thái Nguyên.
33. Cung Văn Lƣợc - Lê Bích Ngân (1978), Lượn cọi Tày - Nùng, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
34. Hoàng Lƣơng (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
35. Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm
dân tộc Tày - Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Lã Văn Lô - Hà Văn Thƣ (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, HN.
37. Lời hát then, nxb Việt Bắc, 1974.
38. Đặng Văn Lung… (1997), Phong tục tập quán các dân tộc ở Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
39. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
40. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập IV,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
41. Hoàng Văn Páo (2009), Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn,
Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện dân tộc học.
42. Lục Văn Pảo (1994), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
43. Hoàng Quyết (1974), Truyện cổ dân tộc Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
44. Hoàng Quyết - Triều Ân - Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hóa
cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
122
45. Hoàng Quyết - Ma Khánh Bằng - Hoàng Huy Phách (1993), Văn
hóa truyền thống Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
46. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở
Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
47. Hà Đình Thành (Chủ biên) (2010), Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở
Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nôi.
48. Lê Ngọc Thánh (Chủ biên) (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
49. Lê Bá Thảo, Bế Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn (1978), Các dân tộc ít
người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
51. Lê Thông (Chủ biên) (2002), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam,
tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
52. Hoàng Hoa Toàn - Đàm Thị Uyên (1998), Nguồn gốc lịch sử các dân
tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí dân tộc học số 2, Hà Nội.
53. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy, Nxb KHXH, HN.
54. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb văn sử học.
55. UBND huyện Định Hóa (2003), Quy hoạch tổng thể xây dựng kết cấu
hạ tầng khu ATK huyện Định Hóa đến năm 2010, Định Hóa.
56. Văn kiện nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung
ƣơng khóa VIII (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
57. Viện Dân tộc học (2004), Dân cư - Dân tộc tỉnh Thái Nguyên (Địa chí
Thái Nguyên), Hà Nội.
58. Viện KHXH Việt Nam (1992), Thành ngữ Tày - Nùng, Nxb KHKT,
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
123
59. Viện KHXH - Viện Nghiên cứu VHDG (2008), Tổng tập văn học
dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam , Tập 2, 14, 15, 16, Nxb
KHXH, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng, Nxb KHXH.
61. Nguyễn Thị Yên (Chủ biên) (2009), Then chúc thọ của người Tày,
Nxb KHXH, HN.
62. Tƣ liệu điền dã
Những ngƣời cung cấp thông tin
STT Họ tên Tuổi Chỗ ở
1 Lô Văn Lợi 71 Xã Bình Yên
2 Ma Sình Phỉn 82 Xã Trung Hội
3 Lương Sùng Chúng 76 Xã Đồng Thịnh
4 Lộc Thị Khích 74 Xã Bảo Cường
5 Vi Thị Nghinh 86 Xã Phú Đình
6 Nông Văn Táu 69 Xã Lam Vĩ
7 Tô Đức Lam 81 Xã Bình Yên
8 Phùng Thị Luyến 63 Xã Bảo Cường
9 Lý Thành Công 68 Xã Phú Đình
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Bản của ngƣời Tày
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Khung nhà của ngƣời Tày
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Cầu thang lên nhà sàn
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Thầy làm lễ cúng mụ cho trẻ
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Làm nhà táng cho ngƣời chết
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Thầy Tào dẫn con cháu đi làm lễ phá ngục
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Hoa văn trên vải thổ cẩm
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Hoa văn trên mũ thầy Tào
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Chuẩn bị lễ cúng trong lễ hội Lồng Tồng
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Trò chơi đánh quay
(Ảnh: Dương Quốc Huy)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_DuongQuocHuy.pdf