Luận văn Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn Chiêu Hồn của Nguyễn Du

MS: LVVH-VHVN053 SỐ TRANG: 126 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂN DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4. Lịch sử vấn đề 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc luận văn 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Chương 1. Những vấn đề chung về văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. 1.1 Văn hóa tâm linh: 1.2. Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh 1.3. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Chương 2. Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du 2.1. Lễ hội 2.2. Lực lượng siêu nhiên 2.3. Cõi âm, hồn ma 2.4. Mồ mả, tha ma 2.5. Cầu cúng, khấn vái 2.6. Chiêm bao (mộng) 2.7. Bói toán 2.8. Thề nguyền Chương 3: Ý nghĩa của các yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Văn Chiêu hồn của Nguyễn Du 3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực đời sống 3.2. Yếu tố tâm linh - Ý nghĩa giáo dục và ước mơ của con người 3.3. Sức sống lâu bền của các tác phẩm mang yếu tố tâm linh KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn Chiêu Hồn của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể đâu đó trong tương lai. Từ thế giới của những người đã khuất, Nguyễn Du cất lên tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho thân phận con người trên suốt dòng thời gian kim cổ. Cái tôi trữ tình của Nguyễn Du luôn xuất hiện với trái tim mang nhiều cung bậc của niềm thương cảm: liên, sầu, bi, cảm, ai, thán, bồi hồi, thương tâm… Chìm đắm trong thế giới tâm linh, Nguyễn Du đau nỗi đau của mình, của người, của đời, nỗi đau ấy nhân lên gấp bội khi nhà thơ nhìn vào hiện thực, thấy những anh hùng tiết nghĩa, những tài tử văn nhân, những người giàu sang, nhưng kẻ nghèo đói rút cục chỉ còn lại những nấm mồ hoang, mọc đầy cỏ dại còn bọn buôn thịt bán người, thì vẫn vênh váo, đi lại xênh xang. Tác giả nhận ra rằng nơi nơi đều là dòng chảy Mịch La oan nghiệt. Nói như Mai Quốc Liên “Nguyễn Du đã phát hiện ra con người bị áp bức đoạ đày “trong trường dạ tối tăm trời đất” của những thế kỉ phong kiến Việt Nam. Phát hiện ra con người, yêu thương con người, bênh vực con người, chiến đấu vì sự thiêng liêng cao quý của con người, làm rạng rỡ hai chữ con người, Nguyễn Du đã là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”. [11, tr.143]. Tấm lòng nhân đạo là dấu ấn lớn nhất, sâu đậm nhất của Nguyễn Du và thơ Nguyễn Du: “Lòng thương người bao la của Nguyễn Du giống như tấm áo cà sa của nhà sư trong một câu chuyện cổ tích Phật giáo đã bao trùm lên tất cả”. Từ Nguyễn Du, gợi ta nhớ Puskin, mặt trời thi ca Nga - chủ nhân của tác phẩm nổi tiếng Epghênhi – Ôghênhin, ông tuy sinh khác thời với Nguyễn Du song cả hai tác giả đều được xem là nhà tiên tri của thời đại, là những người có khả năng nhìn xa trông rộng và thấu hiểu lòng người, hiểu tình đời. Bằng trái tim nồng hậu, chân thành, hai ông đã thể hiện trong sáng tác của mình những quan niệm riêng về con người, nhất là về nỗi đau thân phận con người trong những điều kiện xã hội có áp bức bóc lột “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) “Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn chiêu hồn) Tấm lòng ưu ái của ông vừa là mối cảm thông sâu sắc với những đau khổ của kiếp người vừa là căm phẫn đối với những kẻ bạc ác tinh ma, quỉ ăn thịt người. Do đó, đọc Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, ta càng hiểu rõ cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm và những kí thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật tài hoa mà bạc mệnh. Phải, trước hết và trên hết, tấm lòng yêu thương con người của nhà thơ rộng mở đến vô cùng. Quả vậy, từ Văn chiêu hồn đến Truyện Kiều và dọc suốt các thi phẩm thơ của Nguyễn Du, chứng minh một điều, nguồn thơ của ông chính là nguồn thương. Với tình thương, tác giả đã cho người đời thấy rằng đây mới là nguồn hạnh phúc thật sự duy nhất ở cõi trần gian gió bụi. Bởi không một đối tượng nào gặp bất hạnh, thiệt thòi mà không được Nguyễn Du đồng cảm xót thương. Cũng không có một ranh giới lãnh thổ, thời gian nào ngăn cản được giọt lệ ấm áp tình người của nhà thơ. Và bởi chính bản thân thi nhân đã đi từ cõi lòng ngổn ngang những thất vọng, khổ đau của riêng mình để đến với bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh và cõi người. Những con người mà ông tỏ thái độ bênh vực thông cảm sâu sắc, những gái lầu xanh, những kẻ hành khất, những kẻ tù phạm, những kẻ chết non, chết oan v.v… Những con người mà ông tỏ thái độ đả kích là những con người thuộc tầng lớp quý tộc, những quan cai trị, những quan võ, những kẻ chí thú làm giàu v.v … Đối với những nạn nhân trực tiếp của xã hội bất công đồi trụy ấy, Nguyễn Du thương cảm, bênh vực và lại cả đồng cảm với tính chất bị áp bức bao nhiêu, thì trái lại, đối với những kẻ có đặc quyền đặc lợi trong xã hội là những quan lại và bọn hào phú ông lại tỏ thái độ mỉa mai kết tội bấy nhiêu. Điều đó giải thích vì sao sáng tác của Nguyễn Du dù đậm màu sắc tâm linh nhưng vẫn chứa đựng những bài học lớn về thời thế, nhân sinh. Không hề có tính chất đạo mạo, khô khan, răn đe, áp đặt, những bài học ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với sức sống mãnh liệt. Giữa bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn thấy ngời lên ánh sáng của một trái tim chưa bao giờ nhầm lẫn trong yêu thương, đau đớn, phẫn nộ. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ có nước mắt của Nguyễn Du khóc cho mình, khóc cho người, cho cuộc đời trong cơn hưng phế. Bằng cách cảm nhận và thể hiện chân thành, sâu sắc những nối khổ đau, day dứt của mình Nguyễn Du đã trở thành “khí quan của xã hội và đại biểu của thời đại, của nhân loại”. “Chủ nghĩa nhân đạo của ông như một ngọn đuốc chiếu sáng trong đêm đen của lịch sử loài người. Là một tinh thần lạc quan, yêu đời xua tan nỗi sầu bi quan yếm thế đang ngự trị, len lõi trong cuộc sống. Dẫu trong thời đại chuyên chế nhà Nguyễn, trên mặt đất “nơi đâu cũng là sông Mịch La”, trong thời đại mà bọn thống trị “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường”, chí ít Nguyễn Du đã triệt để bênh vực cho quyền của con người. Có lẽ không ai hơn Nguyễn Du, không phải chỉ biết quan tâm sâu sắc đến con người, mà còn thấy được cái chân giá trị của con người nữa. Sự đồng cảm đó dường như đạt đến độ đồng nhất giữa tâm trạng nhà thơ và tâm trạng nhân vật” Nguyễn Du là như vậy, là bi thương tột cùng, phẫn nộ lớn lao, là tưởng tượng kì diệu nhưng bao giờ ông cũng rất gần trái tim người. “Như có máu chảy ở đầu bút”, đó là văn chương ông, như hư mà rất thực, đó là thế giới của ông, nỗi đau đời lớn đó là bản thể của cốt cách ông. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhưng như tất cả các nghệ sĩ lớn ở mọi dân tộc và mọi thời đại, Nguyễn Du đã đi về phía nhân dân, đã phản ánh không những khát vọng của thời đại mà còn phản ánh tâm trạng, cách quan niệm và cảm xúc và cả niềm tin thiêng liêng của nhân dân. Ông biết kế thừa tinh hoa của văn hóa dân gian kết hợp với văn hóa của thời đại để làm nên một “kì quan của văn hóa Việt Nam”. 3.3.2 Sức sống của Truyện Kiều và Văn chiêu hồn trong đời sống tinh thần người dân Việt Trước và sau Nguyễn Du, người ta cũng đã viết rất nhiều về những yếu tố tâm linh. Nhưng điều gì đã làm cho Truyện Kiều, Văn chiêu hồn lại có sức sống trường tồn như vậy? Cả hai tác phẩm là những viên ngọc quí, có một sức sống mạnh mẽ trong lòng dân tộc Việt Nam và tạo ra những ảnh hưởng to lớn dù rằng hơn hai trăm năm đã đi qua tác phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân được nhắc đến để giải thích hiện tượng này nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là sự “gần gũi”. Sự gần gũi dễ thấy nhất, phải kể đến những thân phận, những nỗi đau trong cuộc đời. Đó là sự đồng cảm của những con người cùng là nạn nhận của xã hội. Suốt trong Truyện Kiều, văn chiêu hồn, Nguyễn Du dành hết tình cảm mến thương của mình cho những con người bị áp bức, bị chà đạp trong xã hội phong kiến. Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, cô Cầm và cả thập loại chúng sanh… đều là nạn nhân của chế độ phong kiến ấy, trong đó Thúy Kiều là một điển hình của nỗi đau khổ vô biên, được Nguyễn Du luôn dõi theo từng bước đi, hơi thở. Chính vì thế mà Truyện Kiều, Văn chiêu hồn thu hút được tình cảm của người dân, đặc biệt là phái nữ. Quần chúng nhân dân tìm thấy những đau khổ của Truyện Kiều, Văn chiêu hồn như là những đau khổ của mình, như những gì mà mình chứng kiến được: chết non, chết yểu, chết vì hạn hán, thiên tai, địch họa... Nhưng điểm quan trọng là người dân không bi quan, mà họ chỉ đón nhận tình cảm chân thật, mối cảm thông sâu sắc giữa tác giả với cuộc đời, giữa người sống với người đã khuất. Tiếp nữa, phải kể đến sự gần gũi về quan niệm, về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng. Người ta có thể tìm thấy trong tác phẩm sự quen thuộc của những tục lệ, những dạng tín ngưỡng và cả những tâm linh trong cuộc sống. Từ việc thống kê, đánh giá các biểu hiện tâm linh ở chương hai, có thể khẳng định được rằng: ở đây có sự đồng điệu sâu sắc giữa tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du. Qua lăng kính của Nguyễn Du, các tín ngưỡng tâm linh được nói đến trong thi phẩm không chỉ phản ánh được đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận người Việt xưa mà còn là cái nôi làm nên giá trị đặc trưng của dân tộc. Làm sao không cảm thấy thân quen và gần gũi cho được khi ở đó có niềm tin thiêng liêng vào thế giới tâm linh, vào ước mơ công lý, và cả những niềm tin về tình yêu cuộc sống, về một điều gì tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những yếu tố tâm linh: Trời, Phật, Thần thánh, cõi âm, hồn ma, mộng mị, bói toán… có tác dụng làm điểm tựa tinh thần cho người sống và người đã khuất. Người sống có thể cúng bái trân trọng người chết là để tỏ lòng nhớ ơn người đi trước trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, cầu xin người đã khuất phù hộ độ trì cho cuộc sống của họ, hoặc người sống có quá nhớ thương người chết thì có thể gọi hồn để trò chuyện, hoặc tin cậy mà hỏi ý kiến. Sở dĩ có niềm tin thiêng liêng vào thế giới siêu nhiên là vì lực lượng vô hình có quyền phép, lòng nhân từ có thể hóa giải mọi kiếp nạn của con người, giúp con người thêm vững bước vượt qua gian nan, khổ ải trên đường đời. Điều này lí giải vì sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng triết lí trong Truyện Kiều là triết lí của nhân dân; những Nho, Phật, Lão trong tác phẩm là Nho, Phật, Lão của nhân dân, nó không hề xa lạ mà ngược lại nó thấm đẫm tình yêu thương dành cho con người bất hạnh… Nói một cách giản đơn mà sâu sắc như PGS. TS Lê Thu Yến rằng “Con người với phần số mong manh, như con ong cái kiến, như cọng rơm nhánh cỏ luôn khát khao vươn tới một cái gì vững bền, chắc chắn, hạnh phúc, sung sướng…cho nên những điều ấy họ không đạt được trong cuộc sống thực thì họ gửi khát vọng đó vào giấc mộng, vào việc thề nguyền, khấn nguyện, cầu xin… như một thế cân bằng, quân bình trong cuộc sống để vơi bớt những phiền muộn, âu lo”[107]. Vì sự gần gũi đó mà Truyện Kiều cũng như Văn Chiêu hồn mãi mãi có sức hấp dẫn, sức sống mãnh liệt trong lòng người dân Việt. Người đời sau đã tập Kiều, Vịnh Kiều và nhất là Bói Kiều. Người ta đã bói Kiều, lấy Truyện Kiều làm nơi an ủi tinh thần, tìm lời giải đáp cho quá khứ, tiên đoán cho hậu vận tương lai… Chẳng biết yếu tố tâm linh trong tác phẩm đã tạo nên yếu tố tâm linh trong cuộc đời hay chính vì sự mến mộ đặc biệt mà Truyện Kiều được nhân dân tôn lên thành một dạng tín ngưỡng! Chỉ biết rằng đây là những bằng chứng thiết thực đầy sức thuyết phục cho sức sống mạnh mẽ của Truyện Kiều trong lòng dân tộc. Cuối cùng là, các yếu tố tâm linh như thủ pháp nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn, mới lạ cho tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Khi xây dựng Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã lồng ghép các yếu tố tâm linh vào tác phẩm một cách có ý thức, tạo nên một kiểu đan xen giữa cái thực và cái ảo. Sự có mặt của các yếu tố tâm linh: Trời, Phật, hồn ma, âm phủ, giấc mộng, thề nguyền… không phải là để thể hiện quan điểm bi quan yếm thế như một só ý kiến trước đây mà là một hình thức để tôn tạo và soi sáng hiện thực. Đồng thời thừa nhận rằng: thật sự có sự tồn tại của yếu tố tâm linh trong văn chương. Không gian tâm linh. Không gian của các tác phẩm mang yếu tố tâm linh là không gian của cuộc sống ngày thường: ngôi miếu, ngôi nhà, bãi tha ma, trời đất… Đây là không gian của cõi trần nhưng mang không khí huyễn hoặc hư ảo để ma quỉ, thần thánh xuất hiện, để người sống và người chết gặp nhau trò chuyện. Trong phần mở đầu tác phẩm Truyện Kiều, không khí tâm linh đã bàng bạc khắp nơi, khắp chốn. Đó là một bãi tha ma mà người dân nô nức đi tảo mộ, chăm sóc mồ mả tổ tiên, ông bà. Đó còn là không khí của ngày hội đạp thanh cho mọi người gặp gỡ, kết bạn giao lưu… Đặc biệt là, trong cảnh “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” lại xuất hiện cảnh khác: “Rằng: “sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà” Nơi mà Thúy Kiều đã gặp được nấm mộ Đạm Tiên. Không gian nghĩa địa là nơi trú ngụ của các vong hồn, âm khí nặng nề nên khi Kiều khấn vái Đạm Tiên, tức thì thấy sự hiển linh “Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay”, “Ào ào đổ lộc rung cây”, rồi thấy rõ “Dấu giày từng bước in rêu rành rành” Với Văn chiêu hồn mở đầu là không gian của một buổi chiều thu, cảnh vật rất bi thảm “Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng”. Nói như Phạm Văn Diêu “tác phẩm Văn chiêu hồn như đưa người đọc đi vào một giấc chiêm bao”, đó là mùa thu heo hút thê lương, biên giới cõi thực đã xóa nhòa hết cả vẻ sinh khí, “cõi dương” dần dần phảng phất vây tỏa xâm tràn bởi “cõi âm” [ ,tr846]. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, rất mong manh, bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Du dẫn dắt người đọc đi sâu vào cõi âm với “trăm loài ma”, “quỉ không đầu” trong cảnh “trường dạ tối tăm” để cảm ứng cùng người chết mà biết được cuộc sống của những oan hồn: hồn mồ côi, hồn đơn phách chiếc, cô hồn nheo nhóc tìm đường hóa sinh trong cõi âm mờ mịt. Quả vậy! cả bài thơ, ta dường như cảm được thi sĩ Nguyễn Du “nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, nếm thấy những hình ảnh không có, những âm thanh không có. Tất cả những cái không có này đều đang có, đang diễn ra một cách cụ thể ở trước mắt thi nhân" [tr.67]. Có lẽ, vì thế, Văn chiêu hồn mới trở thành một bức tranh hiện thực sống động. Ở đây, yếu tố tâm linh như là một phương tiện nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo cùng với trí tưởng tưởng phong phú, khả năng hư cấu và sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Du tạo nên nét mới trong việc phản ánh hiện thực xã hội. Đó là hiện thực đời sống không thể trực tiếp đi vào tác phẩm được, mà phải qua ảo giác, qua tưởng tượng. Nếu không, cái thực ấy sẽ lập tức trở thành cái giả. Chính sự hòa quyện giữa cái thực- cái ảo, cái chân- cái giả vì vậy đã góp phần làm cho tác phẩm lung linh, hấp dẫn, và có sức sống lâu bền. Mượn lời của Chế Lan Viên đánh giá vì sao của thi phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du lại có sức sống lâu bền đến như vậy: “Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người, với Chiêu hồn thì cả loài người được bàn đến. Truyện Kiều con người lúc sống, Chiêu hồn, con người trong cái chết. Truyện Kiều, con người với tên tuổi, cá tính riêng biệt, có không gian sống, có thời gian họ qua, Chiêu hồn là cả một cách phổ biến điển hình của từng giới, từng người, từng loài được nói đến. [11, tr.152] Bên cạnh không gian nghĩa địa, không gian trong giấc mơ cũng đem đến cho người đọc những trang viết thật ấn tượng, sinh động bởi sắc màu lung linh huyền ảo. Đó là nơi mà con người có thể gặp gỡ, trò chuyện với các thế lực siêu nhiên: bụt, thần thánh, ma quỉ… Chẳng hạn, đây là khoảnh khắc Thúy Kiều mơ thấy Đạm Tiên: “Thoắt đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận, có chiều thanh tân. Sương in mặt, tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa.” Thúy Kiều mới hỏi “Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?” thì Đạm Tiên trả lời rằng mình là người mà Thúy Kiều đã hạ cố đến thăm, nên cảm kích tấm lòng của nàng mà “hạ tứ” cho biết nàng có tên trong sổ đoạn trường. “Thưa rằng: Thanh khí xưa nay, Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên. Hàn gia ở mé tây thiên, Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu. Mấy lòng hạ cố đến nhau, Mấy lời hạ tứ ném châu ném vàng” Lần thứ hai cũng vậy nàng mơ thấy Đạm Tiên đến và thông báo số Kiều là thế, và sẽ hẹn nàng ở sông Tiên Đường. Nhưng lần này, Đạm Tiên xuất hiện ngay bên cạnh nàng “Trong mê dường đã đứng bên một nàng” Lần thứ ba, khi Kiều được vớt lên từ sông Tiền Đường, nàng lại mơ thấy Đạm Tiên “Mơ màng phách quế hồn mai, Đạm Tiên, thoắt đã thấy người ngày xưa” Và Đạm Tiên đã nói với Thúy Kiều: “Rằng: Tôi đã có lòng chờ, Mất công đã mấy năm thừa ở đây. Chị sao phận mỏng phúc dày? Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai! Tâm thành đã thấu đến trời, Bán mình là hiếu, cứu người là nhân. Một niềm vì nước vì dân, Âm công cất một đống cân đã già! Đoạn trường sổ rút tên ra, Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau. Còn nhiều hưởng thụ về lâu, Duyên xưa tròn trặn, phúc sau dồi dào” Như vậy, đến với không gian lễ hội, giấc mơ, bãi tha ma… Nguyễn Du nhanh chóng đưa người đọc vào đúng không khí văn hóa tâm linh đặc trưng thời xưa. Đây là không gian thể hiện hoạt động của con người trong mối quan hệ với hai thế giới hiện thực và tâm linh là một sự thật lịch sử. Mặt khác, cũng thấy được Nguyễn Du đã tân dụng tối đa ưu thế các loại không gian, không gian đời thường, không gian tâm linh, và chính trong những không gian ấy đã soi chiếu được tâm hồn người, đồng thời biểu đạt một điều gì đó trong cảm thức nghệ thuật của tác giả. Thời gian tâm linh. Cuộc đời của Kiều diễn ra trong hai loại thời gian là thời hiện thực và thời gian tâm linh. Thời gian hiện thực là thời gian Kiều sống và hạnh động theo lí trí, theo logic của hiện thực, biết phân tích các vấn đề một cách tỉnh táo, thể hiện được tư chất “thông minh” của nàng. Chẳng hạn như khi Kiều rất lí, quyết định trao duyên cho em, khi Kiều quyết định lấy Thúc Sinh, lấy Từ Hải để thoát khỏi chốn bùn nhơ, khi Kiều báo ân báo oán, khi Kiều quyết định đổi “duyên cầm sắt” ra “duyên cầm kì” với Kim Trọng… và cả những lúc Kiều toan tự tử, hay việc nàng khuyên Từ ra hàng.. Thế nhưng bên cạnh thời gian hiện thực, thì thời gian định mệnh bám riết nàng, chi phối cách suy nghĩ của nàng, và khiến nàng không ít lần làm theo những gì mà thế lực siêu hình sai khiến. Thật vậy! Nếu như từ thuở nhỏ Kiều được thầy tướng số phán về cuộc đời của mình “Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”, thì quả thật lúc ấy cho đến cái tuổi “xuân xanh”, tính chất định mệnh chỉ lờ mờ trong Kiều. Nó thật sự đến khi Kiều gặp Đạm Tiên. Trong buổi chiều thanh minh, Kiều đã gặp hai người: Một là con người bằng xương bằng thịt hẳn hoi là Kim Trọng, và một là nấm mồ của kĩ nữ Đạm Tiên. Vấn đề ở chỗ, trước khi gặp Kim Trọng, Nguyễn Du đã để cho Kiều gặp Đạm Tiên trước, cho nàng biết được Đạm Tiên chết trong cô đơn, không được hương khói, và hơn hết là biết được Đạm Tiên cũng tài sắc như Kiều thế mà đã thoắt “gãy cành thiên hương”. Vậy liệu Kiều có như Đạm Tiên “hồng nhan bạc mệnh” không? Làm sao thoát khỏi “Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng?”, Chính Kiều tự nghĩ mình “phận mỏng cánh chuồn” không biết “Khuôn xanh có vuông tròn mà hay?”. Như vậy là, những ám ảnh định mệnh bám riết nàng từ đây, ngay cả khi Kiều yêu tha thiết Kim Trọng, và cũng đã nguyện ước bên nhau mãi mãi, và dù nàng đã được Kim Trọng khuyên “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” thì nàng vẫn ám ảnh “Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”. Một hiện tại mong manh, một tương lai đầy đe dọa hãi hùng đã xoắn lấy cuộc đời Thúy Kiều trong thời gian định mệnh như vậy đây! Dù trong quãng đường lưu lạc, phải sống kiếp làng chơi, Kiều đã nhiều lần chống lại, vẫy vũng để thoát thân, nhưng rồi dòng thời gian lại hướng về định mệnh và Kiều không thể tự do, tự chủ làm theo lý lẽ thực tế. Cái dự báo “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau” đã khiến Kiều “Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phận cho rồi ngày xanh” Dù rằng, trong cuộc đời của Kiều, có biết bao nhiêu người đã khuyên nàng chớ tin vào những điều huyễn hoặc, không đâu… như Kim Trọng, Thúy Vân, Vương ông, Vương bà nhưng rõ ràng Kiều vẫn một mực tin có Đạm Tiên. Suốt đời này, lúc nào nàng cũng tin có Đạm Tiên, nghe theo Đạm Tiên như là nghe theo một người có thực. Như vậy là, trong cuộc đời Kiều tất yếu là phải dự liệu và hành động theo logic của hiện thực cuộc sống, song phải thừa nhận sự chi phối của dòng thời gian định mệnh là một thực tế không thể chối bỏ. Ngoài ra hệ thống ngôn từ cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn, mới lạ cho tác phẩm. Đó là một mạng lưới đầy ma lực bởi tính chất huyền ảo, hư hư thực thực như hồn đơn phách chiếc, hồn mồ côi, xương khô, cúng tế, cầu nguyện, thề nguyền, bói toán, tiên tri, linh thiêng, số kiếp, định mệnh… không khỏi gợi sự ám ảnh trong lòng người đọc. Với những tác phẩm ít nhiều bị chi phối bởi các yếu tố tâm linh, người đọc buộc phải suy ngẫm, phải tự xé rách màn sương bí ẩn che phủ trên bề mặt câu chữ, để đi vào chiều sâu của nó. Và bao giờ cũng vậy, đằng sau bề mặt câu chữ, cũng ẩn chứa tiếng nói của trái tim người viết. Bất kì ai, khi đọc Văn chiêu hồn, dù một lần thôi, cũng bị ám ảnh bởi một thế giới oan hồn, kẻ thì lộn sấp chôn nghiêng, người thì chết vùi đường quan. Góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm Truyện Kiều phải nói đến nữa là hiện tượng bói toán, xem tướng số. Tuy rằng dân gian vẫn thường nói “bói ra ma quét nhà ra rác” nhưng với người xưa, để thông linh với thế giới siêu nhiên, dự báo về thời gian định mệnh theo cách nào đó như đoán định tương lai hậu vận, tiền tri số mệnh, nói chuyện với hồn ma… thì phải qua những người có năng lực siêu phàm, có cảm ứng tâm linh như thầy tướng số, Giác Duyên, Tam Hợp đạo cô, đồng cốt, đạo nhân… Và trong cuộc đời Kiều, những người đều xuất hiện, thầy tướng số đoán vận mệnh của Kiều là tài hoa mà bạc mệnh; Giác Duyên, Tam hợp đạo cô, và cả Đam Tiên cũng báo cho Kiều đường đi nước bước... Nhưng quan trọng là Thúy Kiều đã tin: “Vả trong thần mộng mấy lời, Túc nhân âu cũng có trời ở trong Kiếp này trả nợ chưa xong, Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau” “Nhớ lời thần mộng rõ ràng, Này thôi hết kiếp đoạn tràng là đây” Điều này chứng tỏ, người xưa có lòng tin vào số phận, bói toán - một thực tại đời sống tâm linh của con người. Nói tóm lại, cúng tế, cầu Phật, cầu tiên, gọi hồn, bói toán… là những hiện tượng bình thường trong đời sống nhân dân lao động dưới thời chế độ phong kiến và khi khoa học kĩ thuật chưa có điều kiện phát triển. Song theo dòng thời gian, những sinh hoạt tín ngưỡng, niềm tin vào cái thiêng, cái đẹp, cái cao cả sẽ không mất đi mà ngày nay với sự phát triển của khoa học, của tư duy lí trí, người Việt đã biết phát huy những yếu tố tích cực và từng bước đẩy lùi vấn nạn “mê tín dị đoan”. Hình 3.2 Phần mộ của Đại thi hào Nguyễn Du tại Tiên Điền, Hà Tĩnh Khi Nguyễn Du sáng tạo nên đứa con tinh thần “vô tiền khoáng hậu”, ông đã xác định “Phải viết không phải bằng những rung cảm của bản thân mình trước tác phẩm Trung Quốc, mà bằng rung cảm của mình trước cuộc đời và con người ở xứ sở mình”. * * * Thi ca Việt Nam xưa nay ít có tác phẩm nào sánh được với Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Bằng những nét đẹp tâm linh cũng như những giá trị thiết thực do các yếu tố tâm linh mang lại, hai tác phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn đã đi vào lòng công chúng suốt hai thế kỷ qua. Phạm Đan Quế trong lời nói đầu của cuốn “Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều” nhận xét: “Truyện Kiều là tác phẩm kỳ diệu của nền văn học Việt Nam, một thi phẩm tuyệt vời mang tinh thần dân tộc”. Còn người bình dân thích Kiều vì ít nhiều đã bắt gặp mình trong đó. Bắt gặp mình trong những lời buồn thương, trong những câu oán thán, trong thân thế trầm luân của Thúy Kiều, trong giấc mơ Từ Hải,…Những tình, những cảnh trong đời Kiều cũng là những tình những cảnh trong đời họ. Nói rộng ra, người bình dân thấy cuộc sống diễn ra muôn hình vạn trạng trong Truyện Kiều cũng như trong thực tế. Truyện Kiều là cả một thế giới. Người ta bói Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều… Người ta từng nói “đó là những trang thơ “Đọc trăm lần vẫn trăm lần mới mẻ”, hoặc “Mỗi lần giở những trang Kiều là mỗi lần thấy lung linh nét mới”... Truyện Kiều chưa bao giờ cũ, nàng Kiều chưa bao giờ già, và Nguyễn Du chưa bao giờ là người xưa” [107, tr5]. Với Văn chiêu hồn thì lưu truyền rộng rãi trong các bài văn khấn nôm cúng cô hồn của tâm linh người Việt. KẾT LUẬN Văn hóa tâm linh đang là một đề tài “nóng” của thế kỉ XXI, chưa bao giờ chúng ta thấy, tâm linh được bàn nhiều đến như vậy: điện ảnh, hội họa, điêu khắc, văn học…không chỉ giới bình dân mà cả những nhà trí thức bác học khoa học ngay nay cũng đang quan tâm, nhìn nhận, đánh giá vấn đề tâm linh, văn hóa tâm linh, đời sống tâm linh của con người trên mọi phương diện. Trên tinh thần đó, qua việc khảo sát, tìm hiểu “văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du”, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: 1. Vấn đề văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc sẽ mãi có giá trị nhất định. Cuộc đời còn đau khổ, còn rủi ro thì giá trị tâm linh vẫn còn hữu ích cho con người. Ra đời và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, qua các thế hệ, các yếu tố tâm linh được gìn giữ và phát huy lên một tầm cao mới, nó không chỉ là một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mà còn góp phần làm thăng hoa đời sống tinh thần của người dân Việt. Bởi nhu cầu tâm linh là nhu cầu chính đáng, không thể thiếu của con người. Thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người vào thế giới thiêng, niềm tin vào cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống đời thường. Tuy rằng ngày nay, một số biểu hiện tâm linh được xem là hành động mê tín dị đoan, duy tâm, siêu hình… nhưng xét cho cùng, nó sẽ rất cần thiết khi muốn đi sâu, khám phá hết những chiều kích phong phú của đời sống tâm linh con người. Nói như vậy để thấy rằng, trong dòng chảy văn học Việt Nam, yếu tố tâm linh được thể hiện trong tác phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du thực sự giữ một vài trò quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc bên cạnh việc đi sâu vào nội tâm sâu thẳm của con người thời trung đại. Với ý nghĩa to lớn đó, người thời nay nên phát huy hơn nữa những truyền thống văn hóa dân tộc trong việc bồi dưỡng tinh thần cho con người Việt nam, nhất là giúp cho thế hệ trẻ hiện nay đang xa dần với truyền thống văn hóa của nước nhà, tìm lại nét đẹp đích thức của các yếu tố tâm linh với những ý nghĩa tích cực, đậm chất nhân sinh nhân bản trong đời sống tinh thần của con người. 2. Tuy không được sống trong bầu không khí văn hóa xã hội của thời đại Nguyễn Du, nhưng chúng ta, những con người hiện đại có thể cởi bỏ lớp vỏ bọc của hiện thực đương đại để trở về với tác phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn từ bên trong, bắt đầu từ điểm nhìn của chính tác giả Nguyễn Du và những người cùng thời với ông. Phát hiện trong tầng sâu nhận thức của con người thời trung đại, luôn có một lực lượng huyền bí trên cao xanh định đoạt, chi phối và sắp sẵn mọi đường đi nước bước của trần gian. Là một qui luật huyền bí nhưng Nguyễn Du cảm nhận nó một cách nhất quán, từ những lời triết luận cho tới sự miêu tả chân dung nhân vật và nhất là diễn tả ám ảnh định mệnh đã ăn sâu vào tiềm thức, tư tưởng, hành động của cuộc đời Kiều. Chính niềm tin vào lực lượng siêu hình này đã chi phối cái nhìn, tư tưởng, quan niệm của ông. Và như vậy, con người không chỉ ở trong thế giới hiện thực, khách quan, có thể nhìn thấy, cầm nắm, đánh giá nhận xét cụ thể các sự vật hiện tượng mà còn ở một thế giới khác, thế giới của Trời Phật Thần thánh, của những linh hồn, ma quỷ… và để thông linh với thế giới ấy, con người trần thế có thể thắp hương cúng bái, thề nguyền, gọi hồn…cũng như tin rằng bằng nỗ lực hết mình của bản thân có thể thay đổi được những gì đã định sẵn cho mình. Phải chăng, từ những yếu tố tâm linh được Nguyễn Du đưa vào tác phẩm là thông điệp mà tác giả Truyện Kiều muốn gửi gắm vào mọi người hãy tin vào chính mình, nỗ lực hết mình thì có khó khăn mấy rồi cũng vượt qua, và hãy sống bằng chính cái “tâm” của mình. Căn cứ vào việc khảo sát tìm hiểu những yếu tố tâm linh xuất hiện bàng bạc rộng khắp ở hai tác phẩm của cụ Nguyễn Du, chúng tôi phân chia ra làm tám nhóm như sau: 1. Lễ hội 2. Lực lượng siêu nhiên 3. Cõi âm, hồn ma 4. Mồ mả, tha ma 5. Cầu cúng, khấn vái 6. Chiêm bao 7. Bói toán 8. lời thề Đối với mỗi nhóm, Nguyễn Du có những cách nhìn nhận đánh giá cũng như bày tỏ cảm xúc khác nhau. Nhưng nhìn chung, tác giả mô tả đời sống tâm linh, sinh hoạt tâm linh và ứng xử tâm linh của người xưa - một trong những phương diện đời sống tinh thần của người Việt Nam. 3. Nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa là một lĩnh vực “quen mà lạ” để tìm ra “chất dân tộc” của văn hóa Việt. Chất dân tộc được biểu thị trong cả văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ xưa cho đến nay. Cho nên, nằm trong dòng chảy liên tục của nền văn học, lại là một thời kì văn học thuộc về thời đại văn hóa khác, văn học trung đại nói chung và sáng tác của Nguyễn Du nói riêng có vị trí nối liền văn hóa, văn học thời cổ đại đến với nên văn hóa văn học hiện đại. Một thực tế không thể phủ nhận đó là sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Không những trên bình diện vật chất: kiến trúc, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông… mà còn diễn ra sâu đậm trên bình diện tinh thần: ngôn ngữ, tư tưởng, quan niệm sống… Nhưng cũng cần phải khẳng định rằng, tín ngưỡng dân gian Việt Nam là một phần của văn hóa Việt, một phần của đời sống tinh thần người Việt, cũng là phần dưỡng chất nuôi dưỡng nên nền văn học Việt Nam. Tiên sinh Nguyễn Du được sinh ra từ cái nôi văn hóa này, các giá trị truyền thống lâu đời thấm vào máu thịt, tâm hồn như chính hơi thở của ông vậy. Dấu ấn văn hóa dân gian in đậm trong các sáng tác của Nguyễn Du đặc biệt là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Cho nên với nhiều biểu hiện của văn hóa tâm linh trong hai thi phẩm, một lần nữa chứng minh mối liên hệ mật thiết hữu cơ giữa văn học, văn hóa dân gian với văn học, văn hóa bác học. 4. Các yếu tố tâm linh luôn tràn ngập trong Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Ẩn sau nó là những vấn đề nóng bỏng của thực tại, những tâm tư nguyện vọng, khát vọng của nhân dân. Nó luôn ám ảnh, chi phối khiến các tác phẩm của ông luôn thấm chất bi thương, đau buồn song lại vẫn tìm thấy ở đó những nét tích cực, tốt đẹp của một tấm lòng với đời. Cùng với các yếu tố khác trong truyền thống văn hóa Việt, yếu tố tâm linh thực sự góp phần làm cho Truyện Kiều và Văn Chiêu hồn cũng như các sáng tác khác của Nguyễn Du có giá trị, sức sống lâu bền và tìm được sự đồng điệu, chia sẻ ở người đọc các thế hệ. Nói như Đào Quý Thích “Càng đọc Nguyễn Du chúng ta càng sung sướng và tự hào mà nhận ra rằng: Có được Nguyễn Du, đó chính là niềm vui lớn của dân tộc”. [17, tr.119] Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ vô song, Nguyễn Du là một trái tim lớn mà nhịp đạp của nó đập cùng trái tim của hàng triệu người qua các thế kỉ... “Thời gian trôi qua, các chân trời lịch sử lùi xa mãi, nhưng vĩnh viễn sẽ truyền qua các thế kỉ hai tiếng Nguyễn Du như là biểu tượng bất diệt của tinh hoa văn hóa Việt Nam” [11, tr.150] 4. Trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi đã cố gắng bước đầu thống kê, phân loại, hệ thống hóa các biểu hiện của văn hóa tâm linh để từ đó tìm hiểu những chiêm nghiệm, suy tư của Nguyễn Du về nhân sinh, thời thế. Kết quả bước đầu còn ít ỏi và nhiều thiếu sót, chúng tôi sẽ hi vọng có điều kiện và cơ hội để khảo sát đề tài một cách công phu và có hiệu quả hơn. DANH MỤC THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, H. 2. Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hoá và ngữ văn, Nxb Giáo dục, H. 3. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển hạ, Nxb Trẻ. 4. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. L. Cadierre (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống của người Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 6. Lê Nguyên Cẩn (2007), “Tiếp nhận truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá”, Nxb GD. 7. Hà Như Chi (2000), Việt Nam thi văn giảng luận, NXB Văn hóa thông tin. 8. Lý Khắc Chung (2002), Chuyện tâm linh Việt Nam, NXB Văn học dân tộc, Hà Nôi. 9. Nguyễn Đình Chú (2002), Hiện tượng Văn- Sử- Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời đại trung đại, Tạp chí Văn học (5). 10. Hoàng Dân, Đường Văn (2002), Nguyễn Du - Truyện Kiều, Một hướng cảm luận và dạy học mới . Nxb Trẻ 11. Ngô Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập), (1999), Đến với những chân dung Truyện Kiều, Nxb Thanh Niên. 12. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin. 13. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 14. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 15. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 16. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 17. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu), (2001), Nguyễn Du tác gia và tác phẩm, NXBGD, tái bản. 18. Thái Kim Đĩnh (1988), Giai thoại và tư liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB Nghệ Tĩnh. 19. Đại học sư phạm Hà Nội- trung tâm Trung Quốc học (2000), Đạo gia và văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 20. S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli (2004) - Đỗ Lai Thuý (biên soạn), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin. 21. Đoàn Lê Giang (2000), “Thần trong tư tưởng nghệ thuật cổ Trung Quốc và Việt Nam”, Tạp chí văn học (3). 22. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (biên khảo và chú giải), (2000), “Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm”, Nxb Văn hoá thông tin, Sơn La. 23. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb VHTT. 24. Mai Thanh Hải (2003), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 25. Vũ Hạnh (1998), “Đọc lại Truyện Kiều”, Nxb Đà Nẵng. 26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 27. Chơn Hạnh (1970), Nguyễn Du trên con đường trở về của Phật giáo, tạp chí tư tưởng (8). 28. Nguyễn Hữu Hiếu (006), Tìm hiểu văn hoá tâm linh Nam Bộ. Nxb Trẻ, TPHCM. 29. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo. Nxb KHXH, Hà Nội. 30. Trần phương Hồ (1997), Từ mộ Đạm Tiên tới sông Tiền Đường, Nxb Văn hóa dân tộc. 31. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb GD. 33. Trần Ngọc Hưởng (2000), Luận đề về Nguyễn Du và truyện Kiều, Nxb Văn nghệ TPHCM. 34. Đoàn Thị Đặng Hương (2000), “Con mắt tâm linh văn hóa phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí văn học (11). 35. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD. 36. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia. 38. Đinh Gia Khánh (2002), Văn học Việt Nam từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục. 39. Đinh Gia Khánh (1990), “Nho giáo và văn hóa dân gian Việt Nam”, Tạp chí văn hóa dân gian (3). 40. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí văn học (3). 41. Vũ Ngọc Khánh (1987), “Văn hóa dân gian và việc tìm hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Tạp chí văn học (10). 42. Vũ Ngọc Khánh (2001), “Truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con người”, Tạp chí văn học (10). 43. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hoá tín ngưỡng phong tục, NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội. 44. Lê Đình Kỵ (1992), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, Nxb Hội nhà văn, TP HCM. 45. Lê Thị Lan (2005), “Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng của Nguyễn Du”, tạp chí triết học (168). 46. Thanh Tâm Langlet (1998), “Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ trung đại”, tạp chí văn học (9). 47. Nguyễn Hiến Lê (1965), “Thân phận con người trong truyện Kiều”, tạp chí (209). 48. Nguyễn Quang Lê (1992), “Một số suy nghĩ về nguồn gốc và bản chất của lễ hội cổ truyền dân tộc”, Tạp chí Văn hoá dân gian (1). 49. Nguyễn Quang Lê (1992), “Tìm hiểu mối quan hệ lễ hội cổ truyền với Phật giáo qua tín ngưỡng dân gian”, tạp chí văn hóa dân gian (4). 50. Đặng Thanh Lê (1979), “Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm”, Nxb KHXH. 51. Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến và nhiều tác giả khác (1996), Nguyễn Du tòan tập, tập 2, NXB Văn học. 52. Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 53. Hồ Liên (2002), Đôi điều về cái thiêng và văn hoá, Nxb Văn hóa dân tộc. 54. Lê Xuân Lít (sừu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), (2005), Hai trăm năm nghiên cứu – bàn luận Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 55. Nguyễn Hồi Loan (2006), “Niềm tin trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt”, tạp chí tâm lí học (4). 56. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục. 57. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Đặng Văn Trụ tuyển chọn (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 58. Theo dore.M.Ludwig (2000), Những con đường tâm linh phương Đông, Nxb VHTT. 59. Lê Minh (chủ biên) (1994), Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 60. Nguyễn Đăng Na (2000), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Đăng Na (1997), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại – những bước đi lịch sử, Nxb 62. Sơn Nam (2001), “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hoá Việt Nam”, Văn hoá Việt nam- Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục. 63. Bùi Mạnh Nhị chủ biên, (2001), Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục. 64. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 65. Phan Ngọc (2007), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh Niên. 66. Mai Ngữ (1994), “Thử bàn về thế giới tâm linh”, Báo văn nghệ (37). 67. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới. 68. Nhiều tác giả (1999), Lịch sử văn hoá Trung Quốc, tập 1, Nxb VHTT, Hà Nội. 69. Nhiều tác giả (1996), Trái tim Kiều, Nxb Trẻ. 70. Nhiều tác giả, Bách Khoa tri thức phổ thông, Nxb Văn hóa thông tin. 71. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KH XH 72. Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển Tiếng Việt 2000, Nxb Đà Nẵng, Trung Tâm Từ điển học. 73. Hoàng Thị Minh Phương (2007), Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại, luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TP HCM. 74. Diêu Vi Quân (chủ biên), (1996), Bí ẩn của chiêm mộng, Nxb VHTT, H. 75. Phạm Đan Quế (2000), Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn hóa. 76. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (2001), Lĩnh Nam chích quái, Nxb văn học, Hà Nội. 77. Vũ Tiến Quỳnh (1995), “Nguyễn Du- Phê bình, bình luận văn học”, Nxb Văn nghệ TPHCM,. 78. Nguyễn Quốc Quýnh (2004), Thử tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb KHXH, H. 79. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 80. Phạm Côn Sơn ( 2002), Văn hoá phong tục Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc. 81. Nguyễn Hữu Sơn, Phan Trọng Thưởng (tuyển chọn, giới thiệu), (2004), Nghiên cứu văn sử địa (1954 – 1959) những vấn đề lịch sử ngữ văn, Quyển I, Những vấn đề văn học Trung đại, Nxb KHXH. 82. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb GD. 83. Trần Đình Sử (2007), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục. 84. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hoá Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 85. Hồ Anh Thái (2003), Cõi người rung chuông tận thế - Tác phẩm và dư luận, Nxb. Đà Nẵng. 86. Tô Ngọc Thanh (1992), “Vai trò của niềm tin trong đời sống văn hoá dân gian cổ truyền”, Tạp chí văn học (3). 87. Hồ Bá Thâm (2005), “Tín ngưỡng dân gian - Một lĩnh vực trong đời sống tâm linh cần sự quan tâm của toàn xã hội”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (4). 88. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM. 89. Trần Ngọc Thêm ( 2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD, TPHCM. 90. Trần Nho Thìn (2002), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb GD. 91. Trương Thìn (2005), Tôn trọng tự do tín ngưỡng-Bài trừ mê tín dị đoạn, NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội. 92. Hoàng Bá Thịnh, Vài nét về đời sống văn hóa - tâm linh của cư dân Vạn Đò, tạp chí dân tộc học, số 3, 2007. 93. Ngô Đức Thịnh (1992), “Tục thờ mẫu Liễu Hạnh- một sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá cộng đồng”, Tạp chí văn học (3). 94. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 95. Nguyễn Trí Tích (2001), Viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXb Thanh Niên. 96. Nguyễn Tài Thư (1999), “Tam giáo đồng nguyên- Hiện tượng tư tưởng chung của các nước Đông Nam Á”, Tạp chí Hán nôm (3). 97. Pháp Vương Tử, Luật Nhân quả và cuộc cách mạng tâm linh, tạp chí Nghiên cứu Phật học, 98. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương thẩm mĩ và văn hóa, Nxb Giáo Dục. 99. E.B.Tylor (2000), Văn hóa nguyên thuỷ, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H. 100. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, Nxb GD. 101. GS Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 102. Lê Trí Viễn (2001), “Từ Văn học Việt Nam thử nghĩ về văn hoá Việt Nam”, Văn hoá Việt Nam- Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục. 103. Christine White (1992), Hữu Ngọc (dịch), “Cô hồn Mỹ ở đất Việt và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du”, tạp chí quan hệ quốc tế (29). 104. Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm Nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên. 105. Lê Thu Yến (chủ biên), (2000), Văn học Việt Nam – Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu”, Nxb Giáo Dục. 106. Lê Thu Yến (2001), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau (Từ 1930 đến nay), Nxb Giáo Dục. 107. Lê Thu yến (2002), Nhà văn trong nhà trường – Nguyễn Du, Nxb Giáo Dục. 108. Lê Thu Yến (2005), “Thế giới tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Du - một biểu hiện của truyền thống văn hoá Việt”, Tạp chí văn học (7). PHỤ LỤC I/ Những câu thơ có nói đến “trời” : 1. “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (6) 2. “Thông minh vốn sẵn tư trời” (29) 3. “Văn chương nết đất, thông minh nết trời” (150) 4. “Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây” (282) 5. “Khuôn thiêng dù phụ tấc thành” (343) 6. “Vuông xanh biết có vuông tròn mà hay?” (412) 7. “ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (420) 8. “Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!” (494) 9. “Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời” (546) 10. “Oan này còn một kêu trời, nhưng xa” (596) 11. “Trời làm chi cực bấy trời” (659) 12. “Trời Liêu non nước bao xa” (703) 13. “Cơ trời dâu bể đa đoan” (715) 14. “Trời hôm mây kéo tối rầm” (783) 15. “Rủi may âu cũng sự trời” (817) 16. “Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham” (832) 17. “Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên”(892) 18. “Từ đây gốc bể bên trời” (899) 19. “Gốc trời thăm thẳm, ngày ngày đăm đăm” (910) 20. “ Một trời thu để riêng ai một người” (914) 21. “Nàng rằng: Trời thẳm đất dày” (979) 22. “Người dù muốn quyết , trời nào đã cho!” (998) 23. “Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi” (1030) 24. “Bên trời gốc bể bơ vơ” (1041) 25. “Than ôi sắc nước hương trời” 1065) 26. “Tức gan riêng giận trời già” (1069) 27. “Trời tây lãng đãng bóng vàng”(1085) 28. “Mà xem con tạo xoay vần đến đâu” (1116) 29. “Hóa nhi thật có nỡ lòng” (1129) 30. “Vuốt đâu xuống đất, cánh đâu đến trời” (1132) 31. “Nàng rằng: Trời nhé có hay!” (1179) 32. “ Thân sau ai chịu tội trời ấy cho?” (1346) 33. “ Khuôn duyên có biết vuông tròn cho chăng?” (1634) 34. “ Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời” (1638) 35. “Bây giờ đất thấp trời cao” (1817) 36. “ Bây giờ một vực một trời” (1877) 37. “tâng tâng trời mới bình minh” (1917) 38. “Trời đông vừa rạng ngàn dâu” (2033) 39. “Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời” (2062) 40. “Không dưng chưa dễ mà bay đường trời” (2100) 41. “Chứng minh có đất có trời” (2115) 42. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen!” (2154) 43. “ Hồng quân với khách hồng quần” (2157) 44. “ Biết thân chạy chẳng khỏi trời” (2163) 45. “ Đội trời đạp đất ở đời” (2171) 46. “ Trông vời trời bể mênh mang” (2215) 47. “Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” (2248) 48. “Ngất trời sát khí mơ màng” (2251) 49. “Đạo trời báo phục chỉn ghê” (2309) 50. “ Cho hay muôn sự tại trời” (2391) 51. “Dễ đem gan óc đền nghì trời mây” (2426) 52. “ Triều đình riêng một góc trời” (2241) 53. “ Chọc trời quấy nước mặc dầu” (2471) 54. “ Ầm ầm sát khí, ngất trời ai đang” (2524) 55. “Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ” (2528) 56. “ Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi” (2550) 57. “Năm năm trời bể ngang tàng” (2555) 58. “ Chân trời mặt bể lênh đênh” ( 2603) 59. “ Trời cao sông rộng một màu bao la” (2628) 60. “Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!” (2634) 61. “Trời làm chi đến lâu ngày càng thương!” (2648) 62. “Sư rằng: Họa phúc đạo trời” (2655) 63. “Có trời mà cũng tại ta” (2657) 64. “Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!” (2684) 65. “Khi nên trời cũng chiều người” (2689) 66. “Duyên ta mà cũng phúc trời chi không!” (2694) 67. “Tấm thành đã thấu đến trời” (2715) 68. “Điều đâu sét đánh lưng trời” (2763) 69. “Mênh mông nào biết bể trời nơi nao?” (2830) 70. “Cửa trời rộng mở đường mây” (2861) 71. “Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh” (2904) 72. “Nghĩ điều trời thẳm vực sâu” (2943) 73. “ Trùng sinh ân nặng bể trời” (3049) 74. “ Khuôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi” (3072) 75. “Dưới dày có đất, trên cao có trời” (2086) 76. “ Trời còn để có hôm nay” (3121) 77. “ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” (3122) 78. “ Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau” (3166) 79. “ Gà đà gáy sáng. Trời vừa rạng đông” (3216) 80. “ Ngẫm hay muôn sự tại trời” (2341) 81. “Trời kia đã bắt làm người có thân” (2342) 82. “Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (2350) II/ Những câu thơ nói về giấc chiêm bao (giấc mộng): 1. Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao (214) 2. Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao (230) 3. Cứ trong mộng triệu mà suy (233) 4. Dạy rằng: mộng huyễn cứ đâu (235) 5. Bụi hồng liều nẻo đi về chiêm bao (250) 6. Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê (436) 7. Tiếng sen đã động giấc hòe (437) 8. Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng (440) 9. Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao (444) 10. Trong mê dường đã thấy bên một nàng (994) 11. Giấc mê nghe đã dàu dàu vừa tan (1003) 12. Vả trong thần mộng mấy lời (1017) 13. Giấc hương quan luống những mơ canh dài (1266) 14. Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì (1646) 15. Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì (2646) 16. Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê (2835) 17. Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao (2836) 18. Hãy còn thiêm thiếp giấc nồng chưa phai (1714) 19. Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai (1715) 20. Nhớ lời thần mộng rõ ràng (2621) 21. nàng còn thiêm thiếp giấc vàng (2710) 22. Mơ màng phách quế hồn mai (2711) 23. Tỉnh ra lại khóc, khóc rôi lại mê (2798) 24. Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng (2878) 25. Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao (3014) III/ Những câu thơ thề, nguyền, nguyện: 1. “Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông” (396) 2. “Tiên thề cùng thảo một chương” (447) 3. “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” (449- 452) 4. “Mái tây để lạnh hương nguyền” (517) 5. “Trăng thề còn đó trơ trơ” (541) 6. “Đã nguyền hai chữ đồng tâm, “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” (555-556) 7. “Để lời thệ hải minh sơn” (603) 8. “Thề hoa chưa ráo chén vàng. Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa” (701- 702) 9. “Biết bao duyên nợ thề bồi” (705) 10. “Tái sinh chưa dứt hương thề” (707) 11. “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” (728) 12. “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” (740) 13. “Hồn còn mang nặng lời thề” (745) 14. “Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm” (936) 15. “Nàng rằng: “Thề thốt nặng lời” (1167) 16. “Nhớ lời nguyện ước ba sinh” (1259) 17. “Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời” (1368) 18. “Tóc thề đã chấm ngang vai” “Nào lời non nước nào lời sắt son” (1631- 1632) 19. “Quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công” (2132) 20. “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng” (2212) 21. “Ấy ai hẹn ngọc thề vàng” (2879) 22. “Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều” (3168) 23. “Ba sinh đã phỉ mười nguyền” (3225) IV/ Các lễ hội được nói đến: 1. Lễ tảo mộ 2. Hội đạp thanh 3. Trò chơi đố lá 4. Rằm tháng bảy, lễ Vu lan 5. Cúng cô hồn 6. Hàn thực, ngày Nguyên tiêu: “ Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu” (942) V/ Hình ảnh mồ mả, tha ma: 1. “Ngổn ngang gò đống kéo lên,” (49) 2. “Sè sè nấm đất bên đàng” (57) 3. “Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa” (78) 4. “Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm” (80) 5. “Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra” (96) 6. “Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên” (229) 7. Ở đây âm khí nặng nề (113) 8. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang (VCH) 9. Hoặc nơi gò đống hoặc vùng tre lau (VCH) 10.Truyền cho cảo táng di hình bên sông (2654) VI/ Thế giới cõi âm, hồn ma : 1. Họa là người dưới suối vàng biết cho (94) 1. Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây (734) 2. Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (710) 3. Dạ đài cách mặt khuất lời (747) 4. Trên tam đảo, dưới cửu tuyền (1685) 5. Hay đâu điạ ngục ở miền nhân gian (1706) 6. Dạ đài con biết sẽ đền lai sinh (2788) 7. Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên (3000) 8. Cõi dương còn thế nữa là cõi âm (VCH) 9. Hồn ma Đạm Tiên ( Truyện Kiều) 10. Chiêu hồn thiết vị lễ thường (2967) 11. Nào hồn tinh vệ biết theo chốn nào (2972) 12. Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên (3202) 13. Chiêu hồn thập loại chúng sinh ( Nhan đề VCH) 14. Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người 15. Hồn mồ côi lần lữa đêm đen 16. Ma oan hồn biết bao giờ cho tan 17. Hồn ngẩn ngơ bãi cói ngàn sim 18. Trăm loài ma xắm nắm chung quanh 19. Cô hồn thất thểu dọc ngang 20. Cô hồn nhờ gửi tha phương 21. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao. 22. Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ? VII/ Nói về cái chết: 1. Khéo thay thác xuống làm ma không chồng (88) 2. Thác là thể phách, còn là tinh anh (116) 3. Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề (532) 4. Rảy xin chén nước cho người thác oan (748) 5. Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người (890) 6. Đến điều sống đục sao bằng thác trong (1026) 7. Bây giờ sống thác ở tay (1143) 8. Con người thế ấy, thác oan thế này (1678) 9. Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho (1694) 10. Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ (1976) 11. Thà liều sống thác một ngày với nhau (2532) 12. Trong mình nghĩ đã có người thác oan (2584) 13. Thôi thì một thác cho rồi (2633) 14. Làm cho sống đọa thác đày (2675)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN053.pdf
Tài liệu liên quan