VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại không
thể không nghiên cứu đến văn học của các địa phương miền núi. Bởi văn học
địa phương là một bộ phận rất quan trọng, góp phần làm nên diện mạo, làm
nên tính chất, đặc điểm và những giá trị to lớn của nền văn học các dân tộc
thiểu số. Nghiên cứu văn học Bắc Kạn cũng là một sự đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu văn học miền núi của nước ta hiện nay.
Như ta biết, Bắc Kạn một tỉnh miền núi thuộc diện khó khăn và nghèo
gần nhất nước, nhưng lại là một miền đất giàu bản sắc văn hoá. Chính mảnh
đất ấy là cái nôi sinh ra những nhà văn, nhà thơ, các nghệ nhân, nghệ sỹ là
người dân tộc thiểu số. Ví dụ như: các nhà thơ, nhà văn Nông Quốc Chấn,
Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Bế Sĩ Uông, Triệu Kim Văn, Triệu Sinh,
Dương Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà, Dương Khâu Luông . Các nghệ sỹ,
nghệ nhân Nông Văn Khang, Nông Văn Nhủng . Và cũng chính các nhà
văn, nhà thơ, nghệ sĩ đó lại là những người đóng góp nhiều cho văn hoá
văn học Bắc Kạn phát triển và có tiếng nói trong nền văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam.
Tuy nhiên từ trước tới nay vẫn chưa có ai nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện về đời sống văn hoá, văn học của Bắc Kạn nói chung và cũng
chưa ai chỉ ra được những đặc điểm về diện mạo cũng như các giá trị về nội
dung và nghệ thuật, của văn học Bắc Kạn trong đời sống văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam nói riêng.
Hiện nay - cũng như ở các tỉnh khác - tỉnh Bắc Kạn đang có chủ trương
đưa văn học địa phương vào trong nhà trường phổ thông để giảng dạy, giúp
các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền thống văn hoá lịch
sử về đất nước con người nơi mảnh đất mình đang sống và làm việc.
Chính những lý do trên đã trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về văn học Bắc Kạn một cách tổng thể, đặc biệt là giai
đoạn từ năm 1945 đến nay. Bởi nghiên cứu về văn học Bắc Kạn cũng chính
là việc nhằm đáp ứng chủ trương nghiên cứu giảng dạy văn học địa phương
trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đồng thời đây cũng là tiếng nói
khẳng định sự đóng góp có ý nghĩa của văn học Bắc Kạn đối với sự phát
triển văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, của văn học Việt Nam
hiện đại nói chung.
Hơn thế nữa, bản thân tôi vốn là người con của Bắc Kạn, nên tôi luôn
có sự mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụ thể về văn học tỉnh
nhà. Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu biểu của nền văn học Bắc Kạn vốn
rất giàu bản sắc - như là một sự tri ân của tôi đối với quê hương miền núi
thân yêu này.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn. 6
PHẦN II: NỘI DUNG
CHưƠNG 1
BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC
7
1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu 7
1.2. Bắc kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 9
1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá
9
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học
12
1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
24
CHưƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945
ĐẾN NAY
2.1. Về đội ngũ sáng tác
26
26
2.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1964 26
2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986 29
2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay
33
2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật
37
2.1.1. Về nội dung
37
2.2.1.1. Cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh của đồng bào các dân tộc
thiểu số trước năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt trong
sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn
37
2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian
khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang; cuộc sống mới con người vui
tươi hăng say lao động sản xuất
43
2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, thật thà
giàu tình cảm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình
ảnh trung tâm trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn
54
2.2.1.4. Hình ảnh thiên nhiên miền núi Bắc Kạn hiện lên vô cùng đẹp
đẽ, thơ mộng, hùng vĩ, thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con
người và cách mạng - đây cũng là niềm tự hào về quê hương
miền núi trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn
58
2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc dân tộc luôn là một chủ
đề hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay
61
2.2.2. Về nghệ thuật 69
2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian 69
2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong cách
diễn đạt của người miền núi
70
CHưƠNG 3
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN
86
3.1. Nông quốc chấn - nhà thơ tày tiêu biểu 86
3.1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 86
3.1.2. Nông Quốc Chấn - một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc
3.2. Tác giả Nông Minh Châu
88
105
3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 105
3.2.2. Nông Minh Châu - một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu 107
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn
119
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 120
3.3.2. Triệu Kim Văn - một nhà Dao giàu bản sắc 121
PHẦN III: KẾT LUẬN 132
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bánh tăng dần lên… nhiều nhà ở Lũng
Phjầy đã quên mất lối vào rừng đào củ mài.." [14,tr.330], mến yêu con
người Bác, Giàng Pao đã tìm bằng được ảnh Bác để treo trong nhà "Đƣờng
xá xa xôi không biết lấy gì báo đáp công ơn đó đến Ngƣời; nay treo tấm ảnh
để tỏ lòng mến Bác.." [14,tr.335]. Có thể nói, câu chuyện đã nói lên được
tình cảm và sự tin yêu của người dân tộc đối với Bác, Đảng thật là sâu nặng.
Cũng qua truyện ta thấy được hình ảnh con người miền núi rất thật thà, chất
phác và đầy nghĩa tình.
Xuất phát từ niềm tin yêu đó, nhà văn Nông Minh Châu đã miêu tả tấm
lòng của người Việt Bắc đối với Bác vô cùng rộng lớn. Vì yêu Bác nên khi
các dân tộc miền núi nghe tin Bác mất họ đã vô cùng đau đớn, không có gì bù
đắp nổi đau thương trong lòng của họ.
"Ôi! Núi rừng Việt Bắc lặng xuống một niềm đau thƣơng vô hạn. Cả
những ruộng đồng đang đọng những ánh dƣơng thu cũng đang lặng gió để
tƣởng nhớ đến ngƣời. Cả những mảng mây trắng vờn quanh ngọn núi cũng
trở thành những giải khăn tang của đất nƣớc... Khóc là điều mà Bác Hồ
không muốn nhƣng giờ phút này có ai cầm đƣợc lòng đau thƣơng, một cái
đau thƣơng hình nhƣ không có gì bù đắp nổi" [14,tr.319].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Ở trong truyện ngắn Bác Hồ mãi mãi trong lòng chúng ta này, Nông
Minh Châu cũng nói tới niềm tin của người dân tộc miền núi đối với Bác, với
Đảng, cách mạng, niềm tin ấy luôn vững chãi không gì có thể lay chuyển
được. Dù Bác đã ra đi nhưng những lời dặn dò vẫn còn trong lòng của mỗi
con người, và họ nguyện sẽ theo sự dẫn lối, chỉ đường đó. "Kẻ thù của chúng
ta là bọn đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai tƣởng rằng Bác mất đi là mất tất cả.
Không! Không bao giờ có nhƣ vậy. Bác Hồ vẫn còn với các dân tộc mãi mãi.
Cái lòng tin ở Bác, tin ở Đảng của các dân tộc Việt Bắc vẫn không mất đi
đâu." [14,tr.328].
Hiện thực về cuộc sống lam lũ, cơ cực, tủi hờn của người dân tộc miền
núi trước cách mạng tháng Tám đã được Nông Minh Châu phản ánh rất chân
thực. Đó là những cảnh sống thiếu thốn, nghèo đói khốn cùng của những
người dân miền núi trong cuốn tiểu thuyết Muối lên rừng, (qua những nhân
vật Pảo, Luông, Liệu, Phiên, Đán, Chiến…). Nhà văn đã dựng lên cuộc sống
tối tăm, nghèo đói của người dân tộc miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của
bọn thực dân, phong kiến. Đó là những chính sách bóc lột dã man, hà khắc, và
những thứ thuế vô lí của bọn thực dân, phong kiến mà bao người đã phải bỏ
quê hương xứ sở để tìm lối thoát cho mình. Ví như Liệu- một cô gái người
kinh ở dưới xuôi, do gia đình đói khổ cô đã phải cùng mẹ đi làm thuê, ăn xin
lưu lạc lên tận vùng núi cao Bắc Kạn, nhưng nghèo đói, vẫn hoàn nghèo đói
đến mức mẹ cô phải bán con " Mẹ em đành cúi mặt mà giơ tay lấy hai đồng
bạc của Cháng Quảng.". Thậm chí vì cấm đoán người miền núi nuôi cộng sản
mà bọn thực dân, phong kiến đã hạn chế muối ăn với nhân dân. Không có
muối - cuộc sống của người dân tộc miền núi thật khổ sở, người dân đã phải
đi mua muối lậu, có thể nói, vì hạt muối mà bao người phải mất mạng, phải đi
tù. Như Pảo vì thiếu muối mà anh phải đi mua muối lậu để cuối cùng anh bị
bắt vào tù, hay Luông vì nghèo đói thiếu muối mà phải đi ở rể, với Phiên do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
thiếu muối mà hai mẹ con cô da bủng vàng như chanh, người thì phù lên, hay
qua những lời hồi tưởng của Chiến về quê hương anh "Năm nào ở quê tôi
cũng có ngƣời chết đói… quê tôi đói chỉ ăn gốc chuối. Gốc chuối còn không
có mà ăn anh Pảo ạ. Nghèo quá tôi không chịu nổi…" [14,tr.217]. Có thể nói
cuộc sống của người dân tộc miền núi thật là tăm tối, nghèo khổ, túng quẫn,
không lối thoát. Không những thế họ lại còn bị trăm thứ quy định vô lý đặt ra
với họ "Mỗi năm phát một đám nƣơng lại phải nộp quan trƣớc mƣơi ống gạo
nếp, hai mƣơi quả trứng gà và hai con gà thiến béo" [14,tr.105]. Qua tiểu
thuyết này của Nông Minh Châu, ta thấy cuộc sống cuả người miền núi trước
cách mạng thật khốn khổ, bất hạnh, và không lối thoát.
Hay trong truyện ngắn Bác Hồ mãi trong lòng chúng ta, qua lời kể của
nhà văn ta thấy hiện lên một quá khứ khổ đau đầy cơ cực, bao kiếp người đói
rách, lang thang xin ăn trông thật thảm thương. "Đầu đƣờng cửa chợ gặp biết
bao ngƣời ngửa nón chắp tay vái, để xin mảnh lá dong còn dính cơm lèng "
[14,tr.322].
Trong truyện ngắn Nhắn về bản nói tới cái khổ của người miền núi
dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, Nông Minh Châu đã tái hiện lại quá
khứ của người miền núi ngày xưa, họ khổ đến thế là cùng, chết rồi mà vẫn
chưa hết khổ.“Đời ông, đời cha của cậu và mẹ đã từ quả núi này sang quả
núi khác nhƣng đâu cũng giống nhau, đến hôm chết vẫn mang bắp bung,
quấn giát vầu về trời” [14.tr.492].
Khi nói tới hình ảnh thiên nhiên miền núi Việt Bắc nhà văn Nông Minh
Châu thường hay nhắc đến cái nắng của núi rừng Việt Bắc. Bởi dưới mắt ông,
nắng ở rừng thật đẹp, thật thơ mộng. "Nắng chiều đổ về một bên núi. Nắng
xuyên lá rừng bắn vào cửa hang những ta nắng rực. Gió chiều rung lá rừng
loà xoà, làm cho những tia nắng trong hang lấp lánh di chuyển trên phiến đá"
[14,tr.221]. Cũng trong tác phẩm Muối lên rừng này nhà văn lại miêu tả về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
cái nắng sớm trong trẻo, tươi mát, ngọt lành "Nắng sớm toả xuống làm cho
hai cái bóng của Phiên và Liệu song song kéo dài vào gốc cây bƣởi. Những
nụ hoa bƣởi nhỏ rụng xuống nhƣ in lên hai cái bóng những đốm trắng đẹp đẽ.
Mùi hoa bƣởi toả xuống thơm ngào ngạt. Khi Đán bƣớc tới gốc bƣởi, tiếng
ong hút nhị bay trên cành nhƣ những tiếng đàn, tiếng nhạc mơ các nàng"then
" hoà giọng" [14,tr.309].
Hay trong truyện ngắn Quê hương chim gô nhà văn Nông Minh Châu
miêu tả cảnh thiên nhiên thật trong trẻo, ấm áp, cảnh vật và con người luôn
hoà vào nhau. Con người thì lãng mạn, tươi sáng, nên thơ: "Cơn gió chiều
qua trên những lá có tranh lay động và làm mát dịu. Ngọn đồi cao xa xa còn
một ít nắng nhạt mà ngƣời địa phƣơng gọi là nắng của con hƣơu. Trên các
sƣờn đồi từng đàn trâu bò cũng lần lƣợt về bản... Ngọn đồi thì nắng chƣa tan
hẳn nhƣng chân núi sƣơng mỏng đã nhẹ nhàng buông xuống. Cảnh và ngƣời
ở đây cổ vũ tốt, cất lên những câu sli để ca ngợi." [14,tr.460].
Không chỉ nên thơ lãng mạn mà thiên nhiên, rừng núi Việt Bắc còn là
nơi che trở cho bộ đội đánh giặc, cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi. "Ban ngày rừng cây im phăng phắc nhƣ không
có gió lay, nhƣng đêm đến đƣợc những khe núi của núi Cứu Quốc, hoặc ở
trong những xóm làng lẻ ở chân núi, quanh những ngọn lửa sáng, những tổ
chức của các đoàn thể họp bí mật rì rầm nhƣ những ngọn cây của núi Cứu
Quốc đang chuyển mình vì lay gió. Mà chính thất, dƣới những cây rừng các
đội tự vệ các dân tộc nam có, nữ có, già có, trẻ có...súng kíp, súng gỗ, dao
nhọn đang tập quân sự. Mỗi ngƣời chân bƣớc còn vụng về, ngƣợng nghiụ
nhƣng mang tấm lòng cứu nƣớc vững nhƣ những ngọn núi đang sừng sững
đứng đó. "[14,tr.573].
Thiên nhiên trong sáng tác của ông rất chân thực, sinh động, và nó đã
toát lên niềm tự hào về quê hương xứ sở. Đó chính là tình yêu mà nhà thơ đã
giành cho quê hương Bắc Kạn, quê hương Việt Bắc của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Qua tìm hiểu về hình ảnh con người, cuộc sống, thiên nhiên miền núi
Việt Bắc trong những sáng tác của Nông Minh Châu, ta thấy ông đã miêu tả
một cách rất mộc mạc, và mang đậm bản sắc dân tộc. Ông xứng đáng là nhà
văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, là người có công đầu đặt nền móng cho nền
văn xuôi hiện đại của các dân tộc thiểu số.
Điểm nổi bật mà chúng ta dễ nhận thấy trong sáng tác của Nông Minh
Châu là ông biết vận dụng nghệ thuật sáng tạo độc đáo. Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã từng nói "Truyền thống là vốn quý báu vô cùng, di sản của
biết bao thế hệ, bông hoa thơm nhất của dân tộc... Muốn viết văn mà không
học tập vốn văn nghệ của dân tộc thì làm sao đƣợc" [17,tr.74-75]. Thấm
nhuần tư tưởng đó nhà văn, nhà thơ Nông Minh Châu đã tiếp thu những tinh
hoa của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày, đó là các điệu hát dân ca Tày,
truyện thơ cổ, vận dụng các câu tục ngữ, thành ngữ... vào trong sáng tác văn
học của mình.
Có thể nói Nông Minh Châu được bạn đọc dân tộc yêu mến có lẽ là ông
am hiểu sâu sắc về cuộc sống của người dân tộc, hơn nữa ông lại sáng tác thơ
văn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình nên thơ văn của ông đã phản ánh chân
thực, sinh động về tâm tư, tình cảm, lối nghĩ, sự so sánh ví von đặc sắc của
người dân tộc vùng Bắc Kạn nói riêng vùng Việt Bắc nói chung.
Nhà thơ Nông Minh Châu được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao
trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Ông được coi là nhà thơ
có bản sắc dân tộc cao vì ông đã biết vận dụng ngôn ngữ đặc sắc của người
Tày để nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình trước cuộc sống. Ví dụ như khi
ông nói tới nỗi vui mừng của người con nói với mẹ, thực dân Pháp đã phải kí
giấy hoà bình từ nay chúng ta sẽ không phải gặp cảnh chết chóc đau thương,
bằng ngôn ngữ đậm chất miền núi, nhà thơ đã diễn tả ngắn gọn, mộc mạc, thật
thà niềm vui mừng của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
- "Tin về rồi mẹ ạ!/Bên ta bắt bên Pháp / Phải kí giấy hoà bình/Nay đến
ngày ta ƣớc". (Hai lời gửi mẹ)
Miêu tả về cái đẹp của cô Thiềm nhà thơ đã dùng ngôn ngữ rất tự nhiên
như cách nghĩ, cách nói của người dân tộc, ông so sánh ví von cái đẹp ấy
không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là nội tâm, là công việc mà cô gái miền
núi này đã làm.
- "Lời cô nhƣ nguồn nƣớc giữa khe / Cái đẹp không riêng má đào, tóc
mƣợt" / Ở đáy lòng, câu nói, chân đi / Ở việc làm đang tuổi dậy thì / Tôi
muốn tặng cô bài sli, câu lƣợn / Vẫn còn xa cái nghĩ của cô Thiềm"
(Cái đẹp của cô Thiềm)
Trong các sáng tác của Nông Minh Châu không có những từ ngữ dân
tộc được sử dụng tuỳ tiện và dễ dãi. Nét đặc sắc trong tác phẩm của Nông
Minh Châu chính là cách diễn đạt theo lối nghĩ, lối cảm của người miền núi,
ông đã dùng những hình thức ví von, miêu tả đầy hình ảnh và sinh động tạo
cho người đọc sự liên tưởng mới mẻ trong văn của ông. Như khi ông nói về
suy nghĩ của ông Mùi trong tác phẩm Nỗi boăn khoăn của ông Mùi rất gợi tả
"Ông Mùi nằm dài ra giƣờng. Bao nhiêu cái phải nghĩ mà chẳng thấy cái
nghề nào thông nhƣ máng nƣớc chảy. Ông nghĩ lại hồi thằng Tây làm quan,
đời ông nhƣ khúc gỗ mục trôi sông vào mùa nƣớc lũ. Hai vợ chồng trẻ vừa
mới ở riêng mà nghèo xác nghèo xơ nhƣ con chim trong rừng không có lông
nhọn" [14,tr.520], hay cách nói đầy hình ảnh của nhà văn "Ông Mùi nghĩ lại
cái đời ngƣời sống ở thời thằng Tây đến nay vẫn thấy nhƣ con rết bò qua
bụng" [14,tr.522].
Cách nói của Nông Minh Châu thật gần gũi với cách nói dân gian cách
nói của người Tày với hình thức "Phuối pác", "Phong slư". "Mƣời ngày phép
ở nhà Nhình thấy thời gian trôi đi vừa phải. Nhƣng đối với mẹ Nhình lại thấy
mặt trời mặt trăng đuổi nhau nhanh quá. Tính từ hôm mẹ thấy Nhình đặt chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
lên cầu thang đến hôm nay thấy Nhình gội đầu, phơi áo quần chuẩn bị sớm
mai đi, mẹ Nhình cho thời gian đó chỉ bằng một vòng quay của khung cửi trên
tay" [14,tr.344].
Lối so sánh, liên tưởng của nhà văn đúng theo suy nghĩ chân thực, mộc
mạc thường ngày của người dân tộc miền núi. Chẳng hạn khi ông viết về tâm
địa của bọn tham ô quan lại trong tác phẩm Muối lên rừng ông dùng hình
ảnh, giọng điệu đậm màu sắc dân tộc "Cái mồm của chúng nói ngọt nhƣ mật
ong, nhƣng cái bụng của chúng nó nhƣ đít con ong đốt ngƣời lúc nào không
ai biết" [14,tr.147], hoặc khi nói về lòng căm thù giọng điệu của ông táo bạo
mạnh mẽ, ông viết "Mắt nó nhƣ hai bó đuốc đang cháy" [14,tr.90].
Một đặc diểm nữa cũng rất tiêu biểu trong sáng tác của Nông Minh
Châu là ông rất chú ý khai thác các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân
ca...của người Tày trong cuộc sống hàng ngày hay sử dụng. Nông Minh Châu
đã khéo léo đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên những thành ngữ,
tục ngữ, ca dao, dân ca một cách sáng tạo. Ví dụ như:
Trong dân gian có câu.
- "Lẳm bên slung mẳm lẳm (Diều hâu bay cao thì mặc diều hâu) / Ca
bên tắm mẳc ca (Quạ bay thấp thì mặc quạ)".
Vận dụng những câu đó Nông Minh Châu đã nói trong truyện thơ Cưa
khửn đông là:
- "Bên slung lụ bên tắm mẳc mầƣ (Bay cao hay thấp mặc mày)".
(Cƣa khửn đông)
Hay vận dụng câu thành ngữ: "Hin phja đé xáy", dịch nghĩa: "Đá núi
đè lên trứng". Nghĩa là nói tới giai cấp phong kiến và thực dân đã dùng sức
mạnh để hòng đàn áp nhân dân. Nông Minh Châu đã vận dụng viết trong Cưa
khửn đông là:
- "Au hin phja mà náp xáy mần (Lấy đá núi mà đè quả trứng)".
(Cƣa khửn đông)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
Hay trong dân gian người đời hay lấy hình ảnh thuyền và bến để nói về
tình yêu và sự chờ đợi. Nông Minh Châu cũng vận dụng vào sáng tác trong
bài Yêu.
- "Vì đôi ta là trái liền cành / Là đũa chung mâm, là thuyền chung bến".
(Yêu)
Nông Minh Châu sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách thuần thục vào
trong sáng tác của mình, ông đã rất thành công khi sử dụng những câu tục ngữ
miêu tả hành động, tính cách nhân vật. Miêu tả về tính cách vũ phu cộc cằn
ông viết: "Mỗi thần Rắc chƣa kịp há mồm đã thấy thƣợng lửa lên mắt. Rắc lại
mềm lòng cầm dao xuống cầu thang" [14,tr.374].
Khi sáng tác văn học, Nông Minh Châu còn vận dụng theo phương pháp
bố cục truyền thống của truyện thơ Nôm -Tày. Người Tày họ rất chú ý về bố
cục, diễn biến của truyện bao giờ họ cũng theo trình tự là mở đầu hoạn nạn,
khó khăn, chia lìa, kết thúc là đoàn tụ, hạnh phúc. Chẳng hạn trong truyện thơ
Cưa khửn đông kết cấu giống y như theo bố cục truyện thơ của người Tày.
Lúc đầu vì nghèo khó Pảo đã sống khổ cực đi mua muối lậu nên bị bắt, chịu
bao đắng cay trong tù sau đó trốn ra khỏi tù có cuộc sống no đủ và theo cách
mạng, gặp lại gia đình bạn bè, sống yên ổn trên quê hương. Hay trong chuyện
ngắn Chuyện anh Thượng ta cũng thấy rõ bố cục đó. Anh Thượng lêu lổng đi
sai đường, sai lối sau đó được Đảng, cách mạng giác ngộ anh đã quay lại và
cuối truyện anh được mọi người tin tưởng và yêu quý... và còn rất nhiều câu
truyện thể hiện được kết cấu của truyện cổ Tày, truyện ngắn Ché mèn được đi
họp, Trận địa giữa ruộng bậc thang cũng có kết cấu tương tự.
Như vậy, tìm hiểu về nghệ thuật trong thơ văn Nông Minh Châu ta thấy
trong những sáng tác của ông đã thể hiện được vốn hiểu biết sâu sắc của nhà
văn, về truyền thống thơ, văn các dân tộc, ông đã tiếp thu một cách hiệu quả
vốn dân gian sẵn có để sáng tạo vốn văn hoá, văn học để sáng tác có hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
trong văn học của mình. Ông xứng đáng là một nhà thơ và một nhà văn lớn
của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Nông Minh Châu bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học với tư cách là
người làm thơ, đọc thơ của ông ta thấy thật đẹp và giản dị, toát lên niềm tự
hào về quê hương và con người xứ núi Bắc Kạn. Nhưng thành công hơn cả có
lẽ là đóng góp của ông về văn xuôi, ông là một nhà văn dân tộc thiểu số đầu
tiên viết văn xuôi, được bạn đọc coi là người mở đầu cho nền văn xuôi dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Trong sáng tác của ông, ông luôn tỏ ra là
người am hiểu sâu sắc bản sắc đặc trưng của người dân tộc Tày, Nùng. Vì thế
khi đọc thơ văn của ông người ta nhận thấy rõ hình ảnh thiên nhiên rất hùng
vĩ và tươi đẹp, con người thì lãng mạn, nên thơ và có tinh thần cách mạng,
biết đùm bọc thương yêu nhau. Đặc biệt khi tìm hiểu những sáng tác của ông
mọi người nhận thấy cách cảm, cách nghĩ, cách nói, cách thể hiện đều mang
giọng điệu của người miền núi.
Nhà văn Nông Minh Châu là người luôn có ý thức cao trong sử dụng
ngôn ngữ nghệ thuật, theo nhà văn tác phẩm hay thì ngôn ngữ phải trong
sáng, phải sinh động, nhiều hình ảnh. Vì thế ông luôn có sự trăn trở tìm tòi
trong sáng tạo ngôn ngữ, ông còn là nhà văn có ý thức trong việc giữ gìn, bảo
tồn, phát huy tiếng nói dân tộc của mình.
Khi đọc sáng tác của Nông Minh Châu ta thấy được cả nét đẹp trong
tâm hồn, trong tích cách của nhà văn; và chất dân tộc, chất miền núi luôn
được thể hiện một cách mộc mạc dễ hiểu, đã đi sâu vào lòng độc giả. Nông
Minh Châu rất xứng đáng là nhà thơ, nhà văn lớn của núi rừng Bắc Kạn, của
các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn
Nếu như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu là những nhà thơ, nhà
văn tiêu biểu của dân tộc Tày, thì Triệu Kim Văn lại là nhà thơ tiêu biểu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
người Dao Bắc Kạn nói riêng, của người Dao vùng Việt Bắc nói chung. Ông
là cây bút Dao nổi tiếng, tiêu biểu chỉ đứng sau nhà thơ Bàn Tài Đoàn - một
cây bút trụ cột đầu tiên của thơ ca người Dao.
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp
Triệu Kim Văn là người dân tộc Dao, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1945
tại xóm Nà Cáy, Xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn chương.
Bố dượng ông là một thầy Tào thuộc rất nhiều truyện thơ, và cũng là người
thường hay ngâm thơ cho Triệu Kim Văn nghe. Đặc biệt ông có một bà chị
rất hay hát "Páo dung", chiều chiều khi chờ mẹ đi nương rẫy về người chị mê
mải hát hết bài này đến bài khác cho ông nghe. Vì thế từ nhỏ ông đã được
đắm mình trong cái nôi văn hoá của người Dao, nó hun đúc cho tâm hồn ông
tình yêu nồng nàn đối quê hương, đối với văn chương nghệ thuật.
Từ nhỏ Triệu Kim Văn đã được học hành khá cơ bản. Từ năm 14 tuổi ông
đã rời gia đình đi học ở trường Thiếu nhi vùng cao Việt Bắc, tại ngôi trường này
ông rất chăm chỉ, hiếu học nên được thầy cô yêu mến, vì thế trong thời gian học
ở ngôi trường này ông đã vinh dự được đón Bác Hồ khi Bác về thăm trường. Có
thể nói đây là bước ngoặt lớn trên con đường sự nghiệp của ông, tư tưởng yêu
nước thương dân của Bác đã ăn sâu vào trí nhớ của nhà thơ, nó trở thành hành
trang trong suốt cuộc đời sáng tác của nhà thơ Triệu Kim Văn.
Đến năm 1964 ông thi đỗ vào trường Trung cấp Sư phạm Việt Bắc, ra
trường với sức trẻ đầy nhiệt huyết ông đã không ngừng học hỏi và sáng tác
thơ ca, cho đến năm 1973 với sự mong muốn được học hỏi trau dồi cho kiến
thức văn chương, ông đã tiếp tục đi học và trở thành sinh viên Đại học Tổng
hợp khoa Ngữ văn lúc đó ông mới tròn 28 tuổi. Có thể nói đối với một người
con dân tộc thiểu số mà có sự phấn đấu liên tục trên con đường học tập như
vậy là một điều đáng được khẳng định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
Ra trường với tấm bằng Đại học Tổng hợp khoa Ngữ văn, ông đã thực
sự có điều kiện tốt để trở thành một tác giả văn học của tỉnh Bắc Kạn, có vốn
kiến thức ông sáng tác vững vàng hơn, được nhiều bạn đọc chú ý hơn. Đặc
biệt thời gian sau này ông đã được mọi người tín nhiệm và giữ nhiều chức vụ
trong hội Văn học nghệ thuật của tỉnh Bắc Kạn. Đến năm 2001 ông là Chủ
tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn.
Với Triệu Kim Văn ông chưa bao giờ tự hài lòng với bản thân mình,
ông là người luôn có ý thức trong quá trình hoạt động sáng tác văn chương.
Vì thế cho đến bây giờ khi ông đã nghỉ hưu, nhưng trong ngôi nhà 9B -
Phường Đức Xuân Thị xã Bắc Kạn, ông vẫn đêm đêm miệt mài lao động nghệ
thuật bền bỉ, nghiêm túc và sáng tạo.
Triệu Kim Văn là một nhà thơ khá nổi tiếng trong nền Văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam, đọc thơ ông ta thấy dạt dào một tình cảm sâu đậm đối với
quê hương miền núi, đối với cộng đồng Dao thân yêu của mình.
Ông đã có những tập thơ sau được xuất bản: Hoa núi (1989), Mùa sa
nhân (1994), Lá tìm nhau (1999), Lửa mồ côi (2002), Con của núi (2002),
Lối cỏ (2004).
3.3.2. Triệu Kim Văn - Một nhà thơ Dao giàu bản sắc
Là người con của dân tộc Dao, Triệu Kim Văn sinh ra và lớn lên từ núi
rừng Việt Bắc tươi đẹp, hùng vĩ. Ngay từ thủa nhỏ Triệu Kim Văn đã được
sống trong nền văn hoá phong phú, đa dạng, đậm bản sắc của dân tộc Dao. đó
là điệu hát "Páo dung" (Lối hát giao duyên của người Dao), là những phong
tục tập quán truyền thống, là những trò chơi dân gian trong những ngày lễ tết,
hội hè... Tất cả những điều ấy đã làm nên một tâm hồn thơ đậm nét văn hoá
người Dao của nhà thơ Triệu Kim Văn. Qua những vần thơ của ông ta thấy
hiện lên bản sắc Dao trong quá trình miêu tả thiên nhiên, con người, và các
phong tục tập quán của người Dao một cách hồn nhiên, chân thật và cũng rất
nên thơ, đặc sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
Như ta biết, hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Nông Quốc Chấn, Nông
Minh Châu là tươi đẹp hùng vĩ và tráng lệ… còn trong thơ của Triệu Kim
Văn thì thiên nhiên lại hiền hoà với hương sắc núi rừng lan toả mênh mang,
với cảnh núi rừng đầy thơ mộng.
Đó là những cảnh thiên nhiên của chiều xuân xóm núi mưa bay nhẹ
nhàng, hoa xoan tím cả cánh rừng, cánh chim như rập rờn bay liệng tìm về tổ,
đàn bò đủng đỉnh quen lối về:
- "Mƣa rây / Nhẹ mƣa rây / Núi choàng khăn trắng bay / Hoa xoan rắc
tím chiều muộn /…./ Bò đàn đủng đỉnh quen lối / Cánh chim chao sập bóng ngày
/ Mình tôi lạc bƣớc xuân chƣa thƣởng / Vặt búp thơ gầy hứng bóng may".
(Chiều xuân xóm núi)
Hay đó là cảnh mùa xuân hoa mận, hoa mơ nở trắng đồi, nơi nơi chim
đua tiếng hót:
- "Những hoa mận, hoa mơ / Muôn loài chim đua tiếng / Vũ trụ cũng
non tơ / Men xuân thấm đẫm!”
(Men xuân)
Miêu tả về hồ Ba Bể nhà thơ cho ta thấy nét đẹp của hồ thật khác lạ. Đó
là vẻ đẹp của núi đá bao quanh, là non nước xanh trong in bóng con người, là
nét đẹp đến núi đá cũng phải nghiêng mình:
- "Ba bể xanh xanh bất ngờ / Biển trên núi biển quây bằng đá / Núi
nghiêng mình núi đẹp đến hoang sơ"
(Ngƣợc miền ca dao)
Đọc thơ Triệu Kim Văn ta thấy hình ảnh thiên nhiên của miền núi cao
được mô tả rất sinh động và chân thực. Đó là khi nói về mùa đông vùng núi
cao, cái rét đến rét như cắt da, cắt thịt, cái rét thật khắc nghiệt vô cùng.
- "Rét từ ruột rét ra / Rét từ ruột đá rét ra / Rét từ lòng ruột đất / Rét
quay rét quắt /… / Đêm đông núi / Cùng ngồi co bên bếp lửa".
(Đêm đông sơn cƣớc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
Thế nhưng chính cái rét ấy đã làm cho con người muốn được gần nhau
hơn, thân thiết hơn. Có thể nói giọng điệu thơ của Triệu Kim Văn hiền hoà,
lãng mạn, thật du dương, tha thiết.
Trong thơ của Triệu Kim Văn thiên nhiên thường rất gắn bó với con
người, nó thân thiết ân tình đối với con người:
- "Chờ tháng bảy / Ta rủ nhau vào rừng / Rừng bạt ngàn mênh mông /
Cây lúa trên nƣơng làm bông đầu ngọn / Quả sa nhân dƣới gốc thắp mặt trời".
(Mùa sa nhân)
Bắc Kạn có dòng sông Năng êm đềm quyến rũ, có dòng sông Cầu ngày
ngày trôi chảy thật là thơ mộng, cùng với những địa danh, những huyền thoại
còn lưu dấu đến ngày nay. Đó là những nhân vật như: ông Tài Ngào, là bà goá
có chiếc thuyền vỏ trấu để có Hồ Ba Bể ngày nay.
- "Có một dòng sông bắt nguồn từ Phja Bjoóc / Nơi ngàn năm núi ngủ
trong mây /.../ Chuyện Tài Ngào đục nƣớc khơi mƣơng / Chuỵên bà goá với
chiếc thuyền vỏ trấu / Chuyện mƣờng Mẫu Ninh biến hồ Ba Bể mênh mông".
(Có một dòng sông)
Miêu tả về núi cao, nhà thơ - với lối tư duy, với cách diễn đạt của người
Dao đã viết những câu thơ rất chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất nên thơ.
Nhà thơ có những nhận xét tinh tế và có đầu triết học:
- "Ngả núi ra ta ngồi / Thảnh thơi đùa với gió / Nhƣng núi mãi muôn
đời / Cứ cao nhƣ núi có"
(Núi)
Qua những lời ấy ta thấy rõ lòng tự hào của nhà thơ đối với quê hương
vùng núi rừng cao của mình.
Ông là một nhà thơ luôn gắn bó với quê hương, chung thuỷ với núi
rừng Việt Bắc. Vì thế khi sáng tác thơ, ông thường nói tới nỗi nhớ quê hương
da diết, nỗi nhớ ấy không phải chỉ nhớ về những đỉnh núi cao mờ sương tỏa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
mà nỗi nhớ ấy bao trùm cả tình yêu của con người, tình yêu quê hương, thứ
tình yêu thật sâu lắng và tràn đầy yêu thương.
Tình yêu con người, quê hương hiện lên rất bình dị, chân thành. Tình
yêu ấy nó thường được gắn liền với nỗi nhớ về mẹ, về chị, hình ảnh người mẹ
hiện lên bằng những lời giãi bày tâm sự của nhà thơ đối với mẹ thật ấm áp
yêu thương, vì mẹ luôn là người luôn dang rộng vòng tay để chở che cho cuộc
đời con, nên mẹ chính là quê hương và quê hương cũng chính là mẹ.
- “Nếu con quên / Mẹ địu con trên lƣng / Chiếc gùi lệch bờ vai / Tháng
giêng qua tháng mƣời hai /.../ Thì con xin không là con của mẹ
(Con của núi)
- “Mẹ tôi / Đã gùi mòn chiếc gùi ấy / Chiếc gùi / óng vàng những nan
trúc / Đen bóng giọt giọt mồ hôi / Mẹ gùi/.../ Mƣa nắng / Mỗi ngày lƣng mẹ
thêm còng / Mỗi ngày gùi càng thêm nặng/..../ Một đôi vai gầy guộc / Một bàn
tay sần sùi / Điểm tựa cuộc đời tôi".
(Điểm tựa)
Điệp từ “Nếu con quên”, “Thì con xin không là con của mẹ” được lặp
đi lặp lại tới bốn lần trong bài thơ để khẳng định nỗi nhớ và lòng kính yêu của
tác giả với mẹ, với quê hương xứ sở. Triệu Kim Văn đã tự nhận là người “con
của núi” nên dù ở nơi đâu ông cũng nhớ tới quê hương, miền núi và nhớ
những người thân yêu trên núi của mình.
Nỗi nhọc nhằn sớm hôm của mẹ được tác giả gắn liền với chiếc gùi, vì
chiếc gùi ấy dù mẹ lên rừng hái củi, lên rẫy vun trồng ngô sắn hay xuống núi
đi chợ đều được mẹ mang theo. Cho dù năm tháng qua đi người mẹ đã già
nhưng vẫn ngày ngày tần tảo với công việc để nuôi con khôn lớn trưởng
thành, vì thế dù ở nơi đâu, trong trí nhớ của nhà thơ người mẹ vẫn mãi mãi là
“điểm tựa” của cuộc đời con, là ánh sáng cho con tiếp bước trên mọi nẻo
đường bởi “mẹ chỉ có một trên đời”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Với nhà thơ mẹ là "điểm tựa" của cuộc đời còn với người chị gái thì chỉ
cần có một ngày không thấy chị đã thấy “ngẩn ngơ” trong lòng. Nỗi nhớ ấy
hiện lên thật hồn nhiên trong sáng.
- “Chợt bữa vắng nhà / Tôi về ngơ ngẩn / Chiều hôm gió cuốn / Mất
chị của tôi /..../ Tôi chỉ nôn nao / Chị luôn sợ tối / Sợ cả thú dữ / Mà đêm
không về."
(Chị tôi)
Đọc bài thơ này người đọc có một cảm giác rằng, nhà thơ đang nhớ về
một thời bé dại cái tuổi còn ngây thơ, chưa hiểu biết chuyện đời, người chị đã
đi lấy chồng mà nhà thơ không biết (theo phong tục xưa của người Dao thì
con gái lớn phải lòng trai tự ý bỏ nhà đi lấy chồng) khiến cho cậu bé cứ ngẩn
ngơ nhớ và tự hỏi, lo lắng cho chị vì chị của cậu rất sợ bóng tối, sợ thú dữ,
vậy mà sao đã quá muộn rồi mà chị vẫn chưa về ! Tình cảm yêu mến lo lắng
của cậu bé với chị thật trong sáng, và cảm động.
Không chỉ có vậy trái tim đa cảm của nhà thơ còn hướng về cuộc đời
của những người dân tộc thiểu số khác có cuộc sống bất hạnh như “cái kiến,
con sâu” ngày đêm vật lộn với cơm áo hàng ngày mà vẫn thiếu, vẫn đói.
- “Có thể nào chăng / Dửng dƣng / Trƣớc một ngƣời đàn ông / Cuốn
trong cơn hoạn nạn / Và đói / Sáng / Trƣa / Rồi tối / Với những củ sắn lùi...”.
(Còn những cuộc đời nhƣ thế)
Trước những cảnh ấy nhà thơ không thể “dửng dưng” mà xót xa mà
đau đớn, mà lo lắng dứt day:
- “Nhƣng rồi ngày mai / Ngày mai còn điều gì ai biết trƣớc / Ơi cuộc
đời cái kiến con sâu”.
(Còn những cuộc đời nhƣ thế)
Đọc những lời thơ ấy ta thấy hiện lên một tình cảm chân thật, dung dị,
mộc mạc, mà xúc động lòng người. Đó là những lời tâm tình chia sẻ, lắng
đọng tình yêu của con người với con người ở vùng núi cao Việt Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
Cuộc đời nhà thơ đã đi quá một nửa, những bước chân của nhà thơ đã
bôn ba khắp nơi, khắp chốn, nhưng dù ở nơi đâu nhà thơ cũng luôn hướng
lòng mình về quê hương Bắc Kạn với vời vợi núi non, với bao kỉ niệm vui
buồn, với tình yêu thuỷ chung đối với núi:
- “Tôi ngƣời núi / Là ngƣời ở núi / Đi một vòng lên núi xuống đồng /
Thấy ở đâu cũng chật cũng đông /... / Nhƣng tôi ngƣời núi / Vẫn chỉ thật lòng
yêu núi”.
(Đất nƣớc rộng dài)
- "Nếu tôi chết hãy đƣa tôi về núi / Để lòng tôi nhƣ mây gió phiêu diêu /
Nơi hang dã uống nƣớc từ bụng đá / Đêm bập bùng ngọn lửa mái nhà xiêu".
(Nếu tôi chết)
Tình yêu quê hương sâu sắc khiến ta nhớ đến bài thơ “Hát trên đất mẹ ”
của nhà thơ Dương khâu Luông - cũng một niềm đau đáu hướng về quê núi
của mình:
- “Đi trăm nơi nghìn nơi / Tới chân trời góc bể / Vẫn muốn đƣợc trở về
/ Nơi quê hƣơng đất mẹ / Nơi ta từ tấm bé / Gắn với mọi buồn vui.”
(Hát trên đất mẹ- Dƣơng khâu Luông)
Thật ngẫu nhiên, hai nhà thơ, hai dân tộc: Tày - Dao đều có sự gặp gỡ
trong cách thể hiện tình yêu thắm thiết đối với quê hương Bắc Kạn của mình.
Cũng qua sự đồng cảm ấy ta có thể khẳng định rằng; Tình yêu quê hương
chính là một thứ tình yêu sâu sắc nhất, vĩnh cửu nhất trong cuộc đời của mỗi
con người.
Như đã trình bày ở trên, ta thấy bản sắc văn hoá Dao rất đậm nét trong
thơ của Triệu Kim Văn. Nó như một mạch nguồn tạo nên dấu ấn riêng cho
nhà thơ. Dấu ấn riêng ấy còn được thể hiện vô cùng sinh động trong việc
miêu tả phản ánh về phong tục, tập quán trong cuộc sống sinh hoạt đời
thường của dân tộc Dao Bắc Kạn vào trong các tác phẩm thơ của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
Có thể nói có điều rất may mắn cho bản thân tôi đó là tôi được sống
ngay cạnh bản làng người Dao nên tôi cũng hiểu chút ít về dân tộc Dao, do đó
khi nhà thơ kể lại những ngày xuân của người Dao - tôi thấy, những hình ảnh
mà nhà thơ đưa vào thơ thật vô cùng chân thực và sống động như trong cuộc
sống đời thường của người Dao vậy.
- "Ngày xƣa / Tết của trứng xanh đỏ / Của đánh yến tung còn / Của
khẩu théc, khẩu sli / Con quay xoay tròn nỗi nhớ /…. / Tết rằm âm dƣơng bịn
rịn / Nhộng móc thay gà sống thiến / Mỡ vàng óng chấm xôi đỏ đen”
(Ngày xƣa)
Trong ngày tết hay ngày rằm của làng Dao, ta thấy nhà nhà đều lo nấu
xôi đỏ đen để cúng, ai ai cũng dập dìu chuẩn bị đi chơi tết để tung còn, đánh
yến, rang khẩu théc, khẩu sli...
Một nét phong tục của người Dao là cứ đêm ba mươi họ lại cùng nhau
xum họp, ngồi ôn lại cuộc đời của cha ông ngày trước để tưởng nhớ về một
cuội nguồn dân tộc ! Đây chính là nét sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc người
Dao. Trong bài thơ Con sẽ về của nhà thơ đã nói lên nỗi niềm của người con
xa xứ không kịp về tết cùng gia đình, nên vô cùng nhớ nhung phong tục ấy:
- "Tết này con lại không về với mẹ / Để đƣợc nghe kể truyện ngày xƣa /
Vua Bàn hộ dạy cháu con dệt cửi / Lấy chỉ màu thêu áo dễ ƣa".
(Con sẽ về)
Một nét phong tục đẹp nữa của người Dao - đó là: cứ đến ngày tết
thanh minh họ lại lũ lượt rủ nhau đi tảo mộ, thắp hương để tưởng nhớ tới
người đã khuất. Trong bài Ngày thánh thiện nhà thơ đã cho ta thấy tình cảm
sâu sắc, nồng ấm của những người sống đối với những vong hồn người đã
khuất, thể hiện đạo lý "Uống nước, nhớ nguồn" của người Dao:
- "Ngày thanh minh / Những linh hồn dƣới mộ cũng không ngủ đƣợc /
Vì ngƣời trần gian lũ lƣợt đi trẩy hội / Cả đi đắp mộ cho ngƣời nhà / Khói
hƣơng nghi ngút trời xa".
(Ngày thánh thiện)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
128
Nếu như người Tày cứ đến tết 5/5 (âm lịch) là làm lễ dâng hoa hoa quả
cúng tổ tiên, để mong sẽ diệt trừ sâu bọ, tránh được mùa màng cây cối bị phá
hoại, thì với người Dao cứ tết mùng 3 tháng 3 khắp bản làng giã bánh, đồ xôi,
để dâng cúng Bà Chúa Chim để mong chim trời sẽ không ăn thóc lúa, để mùa
màng bội thu.
- "Ngày bé / Cứ mùng một tháng ba / Làng lại đồ xôi giã bánh / Vắt
những chiếc bánh nhỏ xinh xinh / Phết cung tre / Cắm lên bồ thóc / Cắm khắp
lều nƣơng / Mẹ bảo đó là hoa chim sẻ / Dâng bà chúa chim / Để chim không
hại lúa". (Bánh hoa chim sẻ)
Đời sống tâm linh của người Dao đã được nhà thơ miêu tả thật ý nghĩa.
Chính những mong ước, những niềm tin hồn nhiên ấy có lẽ sẽ là sức mạnh
giúp người Dao tích cực hơn trong lao động sản xuất, trong công việc gia đình
và cộng đồng.
Trước đây người Dao họ không có ruộng để cày cấy mà chỉ có nương,
bốn mùa người Dao lên rừng hái củi, lên nương trồng cấy… tất cả đều diễn ra
trên nương rẫy. Vì thế, cuộc sống của họ rất vất vả, họ ngày ngày phải thức
trước mặt trời để cùng nhau lên nương rẫy, và đến tối khi sao trời đã mọc
người ta mới trở về ngơi nghỉ. Tác giả đã đưa hình ảnh cuộc sống vất vả ấy
vào thơ một các xúc động:
- "Mùa rẫy / Dân làng tôi / Nƣớc bầu / Cơm nắm / Đi trƣớc ông mặt
trời rải nắng / Về sau đàn sao thắp đèn".
(Mùa rẫy)
Người dân tộc Dao họ có phong tục sinh hoạt rất đặc biệt, cứ lúc nào họ
gặt hái xong thì họ phải làm lễ cơm mới:
- "Gọi nồi cơm mới / Vì có mƣời hai bông lúa mới gặt / Mẹ buộc đặt
lên mịêng nồi / Cơm chín vớt treo cạnh bàn thờ tổ".
(Cơm mới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
129
Trong đời sống tâm linh của người dân tộc Dao họ rất tin tưởng vào cõi
linh thiêng, họ cho rằng cõi linh thiêng ấy sẽ giúp họ vượt qua những bão tố,
phong ba của cuộc đời, vì thế họ luôn luôn gìn giữ và bảo vệ - bởi chính điều
đó đã dẫn họ đi đúng con đường nhân ái:
- "Mẹ tôi bảo / Ngƣời ta cũng có hồn / Giống nhƣ ngƣời / Hồn có cuộc
sống và cái chết /.../ Đặt hồn nơi túi áo ngực / Bao nhiêu năm xuôi ngƣợc /
Con sờ lên ngực vẫn có hồn / Lòng nhủ lòng / Bình yên"
(Hồn)
Với họ - hồn sẽ "dắt con qua lầm lạc" sẽ đem lại bến đỗ bình yên cho cuộc
đời, hồn sẽ dẫn lối chỉ đường cho con đi đúng hướng, không lầm lạc, tội lỗi.
Tuy nhiên bên cạnh việc phản ánh những phong tục tập quán, những tín
ngưỡng tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy, nhà thơ cũng đã nhấn mạnh đến
những tệ nạn mê tín dị đoan, những sự lợi dụng tôn giáo của kẻ thù để mê
muội người Dao. Ông đã kịp thời phản ánh những tà đạo xấu xa vào trong thơ
của mình, để giúp cho người Dao thoát khỏi những u mê, lừa lọc xấu xa của
bọn phản động:
- "Nìn kên sấy chảng lủn phin pháng (Nay ở đời có ngƣời tâm loạn) /
Mài nhần íu chảng kó thìn hùng (Học đòi theo tà đạo thìn hùng) / Thìn hùng
thiòi chiếu mẩu còn cú (Thìn hùng đạo ấy thực hƣ chẳng rõ) / Phán tsuất
giàng cung Mấy cúa nhần (Phát sinh ở Phƣơng Tây nƣớc Mỹ) / Kháu búa
dào miền pụa phấy tsấu / (Anh em ngƣời Dao đừng có tin) / Dào miền mẩy
chíp chảng thìn hùng (Đừng tin theo tà đạo thìn hùng)".
(Kúi mùa tỏi dào nhần - Gửi bạn hữu ngƣời Dao)
Tóm lại với những hình ảnh thiên nhiên, con người, cùng với phong
tục, tập quán tốt đẹp của người Dao ta thấy, tình cảm sâu lắng, thiết tha của
tác giả Triệu Kim Văn đối với quê hương, xứ sở thật sâu sắc, tất cả những
điều đó đã góp phần tạo nên một phong cách thơ đậm bản sắc dân tộc của nhà
thơ Triệu Kim Văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
130
Trong các sáng tác của mình - Triệu Kim Văn đã có sự kế thừa thơ ca
dân gian dân tộc Dao - ( từ cách tư duy, cách thể hiện, cách ví von so sánh của
thơ ca truyền thống).
Như ta biết dân tộc nào cũng có ngôn ngữ riêng, bản sắc riêng mà bản
sắc và ngôn ngữ ấy lại luôn luôn có ảnh hưởng đến những người con của dân
tộc đó. Triệu Kim Văn là người dân tộc Dao, lớn lên giữa không gian của núi
rừng Bắc Kạn - nên vốn văn hoá phong phú, đặc sắc của người Dao đã được
ông tiếp nhận một cách sâu sắc và nó trở thành tiếng nói rất riêng của nhà thơ.
Tìm hiểu thơ của ông ta thấy: lời thơ của ông rất tự nhiên, giản dị, trong
sáng như những khúc tâm tình vừa ngọt ngào vừa mộc mạc, vừa ẩn chứa tình
cảm sâu sa. Người đọc như có cảm giác nhà thơ cứ lặng lẽ kể lại tất cả những
gì mình hiểu, mình biết cho mọi người nghe bằng lối tư duy, suy nghĩ của dân
tộc Dao. Điều đáng quý hơn cả chính là ở Triệu Kim Văn có ý thức gìn giữ
ngôn ngữ dân tộc rất lớn, ông làm thơ bằng tiếng Dao với cách cảm, cách
nghĩ của dân tộc Dao. Đó chính là ý thức tôn trọng và trở về với cuội nguồn
của nhà thơ, là tình cảm của nhà thơ đối với quê hương với dân tộc. Ví dụ
như: Nhà thơ cho ta thấy cách suy nghĩ và lý lẽ giản đơn mà thực tiễn của
cộng đồng dân tộc Dao trước sự vật mà họ thấy.
- "Puột piàu chình lắp lắp (Ngó trân những dãy nhà cao tầng) / Nìn thiêu
chinh coóng vúa dếnh bèng kiầy (Thản nhiên phán đoán dông núi đá) / Moóng
tài se mài lấy (Nghe mà có lý) /…./ Nìn coóng Ba Bể nìn nhây ao (Thì gọi Ba Bể
là ao) / Ao Ba Bể ( Ao Ba Bể) / Mái diểu e mài lấy ( Nghe chừng có lý)".
(Dào miền lấy - Lý ngƣời Dao)
Tác giả đã ví von cuộc đời của những con người như "những chiếc
măng vầu" trong quá trình phát triển của nó, sự phát triển ấy giống như đời
người phải trải qua. Đây là hình ảnh so sánh ví von rất quen và rất lạ của một
nhà thơ dân tộc ẩn chứa nhiều nỗi niềm tâm tình với miền núi, với núi rừng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
131
- "Bjày diều diêm đàu đía (Măng vầu trong lòng đất) / Bjày diều bjày
cam (Măng ngọt) / Pháo bjày puột lùng (Măng đã trông thấy trời) / Bjày cằn
phán in (Măng đắng) / Sính híu (Cho hay) / Tỏi miền quýa sấy tò duấn đau
pjốp (Khi chết ngƣời ta về với đất)".
(Đau - Đất)
Giữa miền sơn cước quanh năm phủ sương mềm mại như những dải
lụa, như những cánh bướm uốn lượn trong gió đã hiện lên một nhà thi sĩ luôn
thuỷ chung với núi rừng với quê hương, với con người Bắc Kạn, đó là chàng
thi sĩ Triệu Kim Văn - người con của bản làng Dao, của núi rừng Bắc Kạn.
Nếu thơ, văn của các tác giả Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông
Viết Toại... là những dòng thơ, những đoạn văn miêu tả phản ánh về bản sắc
văn hoá đặc sắc của người dân tộc Tày - thì Triệu Kim Văn lại mang những
nét đẹp của bản sắc Dao vào thơ.
Có thể nói Triệu Kim Văn cũng là một trong những nhà thơ thiểu số
tiêu biểu của nền văn học Bắc Kạn. Ông đã có đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của nền văn học Bắc Kạn cũng như của nền văn học thiểu số Việt Nam.
Bởi nhà thơ là một trong những người rất có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc
Dao, ngôn ngữ Dao và đã có những sáng tác rất đặc sắc, viết về cuộc sống,
con người dân tộc Dao.
Đọc thơ của Triệu Kim Văn có lẽ người đọc sẽ có một cảm giác rất
bình an, nhẹ nhàng, ngôn ngữ ông sử dụng khá trau chuốt nhưng lại giản dị,
mộc mạc chân chất. Hình ảnh so sánh, ví von rất độc đáo đúng với suy nghĩ,
tình cảm của một nhà thơ dân tộc, thiên nhiên hiện ra thơ mộng, lãng mạn bay
bổng, con người sống có tình, có nghĩa, chân thật đến trong veo.
Có thể nói, Triệu Kim Văn là một thi sĩ người Dao - một trong các nhà
thơ dân tộc Dao hiếm hoi của Bắc Kạn và của đất nước. Ông xứng đáng được
trân trọng, những tác phẩm của ông luôn là niềm tự hào của nền văn học Bắc
Kạn hôm nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
132
PHẦN III : KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn học Bắc Kạn - nền văn học
của một tỉnh miền núi cao phía Bắc Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỉ qua,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Là một bộ phận trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
thời kì hiện đại (Từ năm 1945 đến nay), văn học Bắc Kạn được hình thành và
phát triển theo những quy luật vận động chung cuả văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam. Đó là nền văn học vận động, phát triển theo quá trình vận động,
phát triển của cách mạng Việt Nam, nhưng cũng mang nhiều nét riêng của
một vùng văn hoá, văn học dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa của đất nước
(từ đặc điểm đội ngũ tác giả đến nội dung phản ánh trong tác phẩm).
2. Bắc Kạn là một chiếc nôi đã sản sinh, nuôi dưỡng và cống hiến cho
nền văn học thiểu số nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung nhiều
tác giả văn học là người thiểu số nổi tiếng như: nhà thơ Nông Quốc Chấn,
Nhà văn Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, nhà thơ Triệu Kim Văn, Dương
Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà... Chính những nhà thơ, nhà văn này đã có công
rất lớn trong việc xây dựng lên một nền văn học Bắc Kạn giàu bản sắc văn
hoá dân tộc. Những tác phẩm của họ chính là lòng biết ơn sâu sắc, niềm tự
hào của văn học Bắc Kạn, là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của các dân tộc
thiểu số ở Bắc Kạn nói riêng, ở cả vùng Việt Bắc nói chung đối với Đảng,
Bác Hồ, trong suốt nửa thế kỉ qua. Họ xứng đáng là những nhà văn tinh hoa
của văn học Bắc Kạn và của cả nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.
3. Một trong những điểm nổi bật nhất của văn học Bắc Kạn là hầu hết
(trên 90%) tác giả văn học là người dân tộc thiểu số của tỉnh (người Tày,
người Dao, người Hơ Mông...) - đội ngũ đó ngày càng được bổ sung đông đảo
hơn, số lượng, chất lượng tác phẩm ngày càng được nâng cao. Họ xứng đáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
133
là những thế hệ nối tiếp các bậc "tiền bối" uy tín (như Nông Quốc Chấn,
Nông Minh Châu...). Cho dù - đến hôm nay trong các tác phẩm của họ đã có rất
nhiều yếu tố mới, hiện đại, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ - tính dân tộc vẫn
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những tác phẩm của họ (Thơ Triệu Sinh, Dương Thuấn,
Dương Khâu Luông, Nông Thị Ngọc Hoà...). Đó là điều đáng quý đối với đội
ngũ tác giả ngày nay.
Đặc điểm nổi bật thứ hai của văn học Bắc Kạn là: hầu như tất cả những
sáng tác của tác giả Bắc Kạn đều thấm đượm bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy
được thể hiện một cách vô cùng sinh động, cụ thể, phong phú ở nội dung phản
ánh của tác phẩm (thông qua việc phản ánh, miêu tả cảnh thiên nhiên núi non
hùng vĩ, cảnh Hồ trên núi đầy màu sắc huyền thoại và thơ mộng; miêu tả cuộc
sống, con người Bắc Kạn với bao vẻ đẹp khoẻ mạnh của vùng sơn cước, cũng
như bao nỗi khổ đau, bất hạnh của một thời kì lịch sử trước cách mạng tháng
Tám, bao hi sinh, gian khổ mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ; với bao sự hồ hởi, sung sướng, nhiệt thành trong công cuộc xây
dựng cuộc sống mới ở miền núi cao khi hoà bình lập lại...; thông qua việc
phản ánh những nét đẹp của phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu
số vùng núi cao (với các làn điệu dân ca, những lễ hội mùa xuân, phong tục
cưới xin, ma chay...)). Bản sắc ấy còn được thể hiện ở nghệ thuật phản ánh
trong các tác phẩm thơ, văn của các tác giả văn học Bắc Kạn. Đó là việc sáng
tác bằng song ngữ, là việc vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả vốn thơ ca,
dân ca, tục ngữ, thành ngữ... dân gian dân tộc vào các sáng tác của mình; là
việc tư duy, diễn đạt theo đúng kiểu tư duy, diễn đạt của người dân tộc miền
núi cao... Tất cả những điều đó đã tạo nên những tác phẩm giàu bản sắc dân
tộc của các tác giả văn học Bắc Kạn trong suốt nửa thế kỉ qua.
4. Có thể còn những hạn chế nhất định trong những sáng tác của các
nhà văn Bắc Kạn, có thể tiếng nói văn học Bắc Kạn cũng chưa đến được với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
134
nhiều bạn đọc trong cả nước do nhiều lí do khác nhau - nhưng với những gì
đã làm được, đã dựng xây trong suốt hơn 60 năm qua - có thể khẳng định
rằng: Bắc Kạn có một nền văn học địa phương phong phú, giàu bản sắc. Bắc
Kạn đã có những đóng góp quan trọng vào đời sống văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại. Đó là điều mà chúng tôi tự hào về mảnh đất miền núi -
quê hương của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
135
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2002), Bài Hát với sông Năng in trên báo Nông nghiệp Việt Nam.
2. Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), Nxb văn
hoá dân tộc.
3. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp ĐÔTÔIEPKI, nhiều người dịch
Trần Đình Sử, tuyển chọn và giới thiệu, Nxb khoa học xã hội.
4. Nông Quốc Chấn (1972), Đƣờng ta đi, Nxb Việt Bắc.
5. Nông Quốc Chấn (1976), Dòng thác, Nxb văn hoá nghệ thuật.
6. Nông Quốc Chấn (1977), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc, Nxb văn hoá.
7. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn hoá dân tộc và miền núi, Nxb giáo dục.
8. Tuyển tập Nông Quốc Chấn (1998), Nxb văn hoá dân tộc.
9. Nông Quốc Chấn (2000), Hành trang sang thế kỉ XXI, Nxb văn hoá dân tộc
10. Nông Quốc Chấn cuộc đời và sự nghiệp (2007), Nxb văn hoá thông tin.
11. Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi, Hoàng Thao, Hà Văn Thư
(1975), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân tộc thiểu số, Nxb văn
hoá viện văn học.
12. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc ngƣời, Nxb
văn hoá thông tin, tạp chí văn hoá nghệ thuật.
13. Nông Minh Châu (1962), Ché Mèn đảy pây họp, Nxb dân tộc.
14. Nông Minh Châu tuyển tập (2003), Nxb văn hoá dân tộc.
15. Nông Minh Châu tuyển tập thơ (2005), Nxb văn hoá dân tộc.
16. Đất và ngƣời Bắc Kạn (2009), Câu lạc bộ thơ phường Đức Xuân, phường
Sông Cầu, thị xã Minh Khai, và chi nhánh UNESCO thơ Đường, Thị xã
17. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (1997),Giáo trình lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
18. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm
Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành,
Lý Hoài Thu (2001), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
136
19. Đỗ Thu Huyền (2008), Dƣơng Thuấn những vẻ đẹp tàng hình, Báo điện tử.
20. Ngọc Hân (2003), Cầu thang, Nxb văn hoá dân tộc.
21. Ngọc Hân (2005), tập thơ Pháo hoa, Nxb văn hoá dân tộc. Bắc Kạn chào
xuân mới.
22. Ngọc Hân (2006), tập Với thơ, Nxb văn hoá dân tộc.
23. Ngọc Hân (2006), tập truyện Hƣơng Chè, Nxb văn hoá dân tộc.
24. Ngọc Hân (2008), tập Chƣa phải muộn màng, Nxb văn hoá dân tộc.
25. Nông Thị Tô Hường (2002), Thơ Hằn sâu trên đá, Nxb Quân đội nhân dân.
26. Nông Thị Tô Hường (2006), Thơ Quả nhung, Nxb văn hoá dân tộc.
27. Nông Thị Tô Hường (2006), Tập truyện ngắn Hoa lan đỏ , Nxb văn hoá
dân tộc.
28. Nông Thị Tô Hường (2007), Thơ Tềnh phù trên núi, Nxb văn hoá dân tộc.
29. Nông Thị Ngọc Hoà (2002), Thơ Vƣờn Duyên, Nxb văn hoá dân tộc.
30. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2004), Tuyển tập thơ Bắc Kạn
1997- 2004.
31. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2004), Kỷ yếu hội thảo thân thế sự
nghiệp, nhà văn Nông Minh Châu.
32. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2004), Tuyển tập truỵên ngắn Bắc
Kạn 1997 - 2004.
33. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2003), Ngƣời thợ săn cuối cùng của
Bản Giang.
34. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1999), Văn hoá
các dân tộc từ một diễn đàn.
35. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Kỷ yếu Đại
hội III.
36. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2004), Nhà văn
các dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn, Nxb văn hoá dân tộc.
37. Dương Khâu Luông (2006), Tập thơ Bắt cá ở sông quê. Nxb hội nhà văn
65- Nguyễn Du Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
137
38. Dương Khâu Luông (2006), Tập thơ Bản mùa cốm, Nxb hội nhà văn
65- Nguyễn Du Hà Nội.
39. Dương Khâu Luông (2008), Co nghịu hƣu cần, Nxb văn hoá dân tộc.
40. Văn Lợi (2003), Tập thơ Khúc ca áo chàm, Nxb văn hoá dân tộc
41. Văn Lợi (2005), Tập thơ Hát trên đất cằn, Nxb văn hoá dân tộc.
42. Văn Lợi (2008), Tập bút kí Lớn giữa đại ngàn, Nxb văn hoá dân tộc.
43. Văn Lợi (2008), Tập thơ Nơi ấy lời ru, Nxb văn hoá dân tộc.
44. Phương Lựu (2000), Lí luận văn học, Nxb giáo dục.
45. Hoàng Ngọc La (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn
hoá dân gian Tày, Sở văn hoá thông tin Thái Nguyên.
46. Phong Lê (chủ biên) (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại, Nxb văn hoá dân tộc.
47. C. Mác (1962), Bản thảo kinh tế triết học, Nxb sự thật
48. Hà Hữu Nghị (2008), Thơ Hƣơng bƣởi, Nxb văn hoá dân tộc.
49. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb văn hoá thông tin.
50. Nông Văn Nhủng (2000), Tiếng ca ngƣời Bắc Kạn, Hội văn học nghệ
thuật tỉnh Bắc Kạn.
51. Nhiều tác giả (1997), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb văn
hoá dân tộc.
52. Nhiều tác giả (1976), Mấy suy nghĩ về nền văn học các dân tộc thiểu số ở
Việt Bắc. Nxb Việt Bắc.
53. Nhiều tác giả (2003), Bách khoa tri thức phổ thông, Nxb văn hoá thông tin
54. Nhà xuất bản sự thật (1956),Văn hoá là gì, trích dịch trong bộ: “Đại bách
khoa toàn thƣ của Liên Xô”.
55. Triệu Sinh (2003), Nặm Mƣờng Ba Bể (nƣớc non Ba Bể), Nxb văn hoá
dân tộc.
56. Triệu Sinh (2006), Chẩp căn tềnh kéo điếp (Gặp nhau trên đỉnh đèo yêu
thƣơng), Nxb văn hoá dân tộc
57. Dương Thuấn (2006), Thơ Chia trứng công, Nxb hội nhà văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
138
58. Nông Viết Toại (1973), Boỏng tàng tập éo, Nxb Việt Bắc.
59. Nông Viết Toại (1981), truyện ngắn Đoạn đƣờng ngoặt, Nxb văn hoá dân tộc.
60. Ma Phương Tân (2005), Thơ Tiếng roọng tềnh nhọt pù (Tiếng gọi nơi
đỉnh núi), Nxb văn hoá dân tộc.
61. Quách Đăng Thơ (2004), Thƣơng nhớ ngƣời ơi, Nxb văn hoá dân tộc.
62. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
63. Trần Thị Việt Trung (2002), Lịch sử phê bình văn học Việt Nam giai đoạn
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, Nxb đại học Quốc Gia.
64. Vũ Anh Tuấn (2002), Truyện thơ Tày nguồn gốc- quá trình phát triển và
thi pháp thể loại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Thái Nguyên.
65. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trƣng văn hoá dân tộc của ngôn
ngữ và tƣ duy ở ngƣời Việt (trong sự so sánh đối chiếu với dân tộc khác),
Nxb Đại học quốc gia.
66. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb
văn hoá dân tộc.
67. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb văn hoá dân tộc.
68. Lâm tiến (2002), Văn học và miền núi - phê bình tiểu luận, Nxb văn hoá
dân tộc.
69. Phạm Thế Thành (2005), Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn, Luận
văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
70. Hoàng Quảng Uyên (2001), Một mình trong cõi thơ, Nxb văn hoá dân tộc.
71. Triệu Kim Văn (1990), Tập thơ Hoa núi, Hội văn nghệ bắc Thái.
72. Triệu Kim Văn (1994), Tập thơ Mùa sa nhân, Hội văn nghệ bắc Thái.
73. Triệu Kim Văn (1999), Tập thơ Lá tìm nhau, Nxb văn hoá dân tộc.
74. Triệu Kim Văn (2002), Tập thơ Lửa mồ côi, Nxb Hội nhà văn.
75. Triệu Kim Văn (2002), Tập thơ Con của núi, Nxb văn hoá dân tộc.
76. Triệu Kim Văn (2004), Tập thơ Lối cỏ, Nxb Hội nhà văn.
77. Triệu Đức Xuân (2005), Tập thơ Hai bờ dòng chảy, Nxb văn hoá dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_HoangThiDung.pdf