Luận văn Vị từ gây khiến trong tiếng Việt

MS: LVVH-LLNN002 SỐ TRANG: 72 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 DẪN NHẬP 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN 1.1. Vị từ 15 1.2. Vị tự hành động 17 1.3. Bổ ngữ và trạng ngữ 32 CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA VỊ TỪ GÂY KHIẾN TIẾNG VIỆT 2.1 Đặc trưng ngữ nghĩa: 37 2.2 Đặc trưng ngữ pháp: 51 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Tác động để tạo lập đối tượng: xây, dệt, may, dựng, tạc, đan, đóng, chế, đắp, vẽ, bện, khâu, khoét… - Tác động nhằm hủy diệt đối tượng: diệt, bỏ, giết, hạ, hủy, gạt (bỏ), tẩy, khử, loại, xua, trừ, triệt… - Tác động nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng:  Trạng thái vật chất: bóp, đắp, giũa, lặt (rau), hâm, cào, buộc, khêu, luộc, cạo, phủ, gói, đánh…  Trạng thái tinh thần: mắng, khích, phê, phản, răn, rầy, giục, ru, trêu, doạ, trách, giễu, nịnh, lừa… - Tác động để làm thay đổi vị thế của đối tượng (bao hàm cả nghĩa sở hữu): cho, dâng, cúng, đầu tư, giao, cống hiến, gửi, tặng… - Cầu khiến: bảo, cấm, triệu, khuyên, sai, nài, cử, gọi, thỉnh, đòi, xin, bắt, cầu, dặn, nhờ, phái, kêu… Thứ hai, sự phân biệt giữa các sự thể còn là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại mà có sự điều khiển của một hoặc những con người cũng có thể là con vật hay thần linh – theo trí tưởng tượng của con người với những sự tình không do chủ ý mà ra (những quá trình, những trạng thái của những bất động vật hoặc của động vật nhưng không có sự tự điều khiển của chúng). Ví dụ 37: a. Mẹ nó quơ đũa bếp đánh nó. So sánh: b. Nồi cơm sôi sùng sục. Những hành động “quơ”, “đánh” diễn ra với sự điều khiển của con người là “mẹ nó”, còn quá trình “sôi” của “nồi cơm” không hề có một sự chủ ý hay tự điều khiển nào cả. Từ những đều đã trình bày ở trên, chúng tôi xét thấy đối tượng nghiên cứu của mình, vị từ gây khiến, có đầy đủ những đặc trưng ngữ nghĩa của một vị từ hành động [+động, +chủ ý]. Cho nên, chúng tôi cho rằng quan điểm xếp vị từ gây khiến vào nhóm vị từ hành động là hợp lí. 2.1 .1 Đặc trưng về tính [+ động] của vị từ gây khiến: Đặc trưng [+ động] của vị từ gây khiến trước hết thể hiện ở sự tác động [+ chuyển tác] nghĩa là các vị từ gây khiến này tác động đến một đối tượng nào đó làm cho đối tượng có một sự biến đổi về trạng thái vật chất. Chẳng hạn: uốn cong x tức là “uốn” vật x làm cho x biến đổi về mặt vật lí là:“cong”, hoặc đập nát x nghĩa là “đập” vật x làm cho x có sự biến đổi về mặt vật lí là: “nát… Vị từ gây khiến cũng là một thực từ nên chúng có chức năng định danh. Đối tượng mà vị từ gây khiến gọi tên là những hành động được thực hiện bằng những động tác làm đối tượng thay đổi trạng thái tồn tại của nó (trạng thái vật lí). Đó là hành động gây khiến – kết quả, tên gọi của loại vị từ này cũng xuất phát từ nét nghĩa chung ấy. Xét về số lượng, các vị từ gây khiến có số lượng tương đối lớn, khá đa dạng về nghĩa và công dụng. Hiệu quả các tác động của phần lớn các vị từ gây khiến này là đưa đến những sự biến đổi về mặt vật lý. Còn đối với những trường hợp các vị từ tác động biểu thị những sự biến đổi không đáng kể hoặc không để lại dấu vết gì thì chúng tôi không đề cập đến. Bởi một lí do đơn giản là những vị từ biểu thị những tác động như thế (hay được dùng với một nghĩa như thế) ít khi có thể tham gia vào một kết cấu gây khiến - kết quả, hoặc chỉ có thể tham gia (một cách hạn chế) vào một số dạng của kết cấu gây khiến – kết quả mà thôi. Thứ hai, tiêu chí hình thức cho phép nhận ra ý nghĩa tác động của vị từ gây khiến là cách sử dụng đối cách (Tác thể – hành động – bị thể) và khả năng tham gia với tư cách trung tâm của kết cấu gây khiến – kết quả. Ví dụ 38: a. Nam cắt đứt đuôi con mèo. Tác thể hành động kết quả bị thể Trong câu (a), vị từ gây khiến “cắt” đóng vai trò là trung tâm của kết cấu gây khiến – kết quả “ cắt cái đuôi con mèo và làm cho nó (cái đuôi) đứt”. Kết cấu gây khiến – kết quả được chúng tôi biểu diễn bằng công thức sau: V1 + V2 + DT (DN) Hoặc V1 + DT (DN) + V2 Trong đó, ta có: V1: vị từ gây khiến V2: có thể là vị từ quá trình hoặc trạng thái bất kì chỉ kết quả của hành động với đối tượng, tức là chỉ cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động (danh sách các vị từ thứ hai này là một danh sách mở). DT (DN): là danh từ hay ngữ danh từ biểu thị đối tượng bị tác động. Ví dụ 39: a. Hương lảo đảo bước vào nhà, mím chặt môi để ngăn tiếng khóc. V1 V2 DT b. Ong Tám đánh con Thắm gãy sống mũi V1 DT V2 Tuy nhiên, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, chúng ta cần phải làm rõ sự khác biệt giữa sự tác động của vị từ gây khiến với sự tác động của các vị từ tác động khác. Trước hết là các vị từ tạo tác. Các vị từ tạo tác này khác với các vị từ tác động nói chung và các vị từ gây khiến nói riêng ở chỗ: chúng không tham gia vào kết cấu gây khiến – kết quả mà chỉ có khả năng làm trung tâm cho những kết cấu có ý nghĩa hoàn thành. Trừ phi chúng ta coi những kết cấu có nghĩa hoàn thành như “đóng xong bàn” hoặc “đóng bàn xong” như một loại kết cấu gây khiến – kết quả. Về mặt hình thức, chúng ta có thể mô hình hóa cấu trúc có nghĩa hoàn thành với vị từ tạo tác làm trung tâm như sau: V1 + V2 + DT(DN) hoặc V1 + DT(DN) + V2. Ví dụ 40: a. Người ta mới xây nhà này xong. Vị từ tạo tác DT V2 b. Cô Thắm vừa viết xong bảng báo cáo. Vị từ tạo tác V2 DN So sánh: Hắn tự rạch nát gương mặt mình. V1 V2 DN Phân tích hai ví dụ (a) và (b) chúng ta nhận ra một điều rằng: Tuy mô hình trên có thể khiến người ta nhầm lẫn với mô hình của kết cấu gây khiến – kết quả nhưng khi được hiện thực hóa thì giữa hai kết cấu này có một sự khác biệt rất lớn về nghĩa. Vị từ thứ hai “xong” trong hai trường hợp trên, không chỉ một trạng thái mới của đối tượng do hành động gây nên mà chỉ sự hoàn thành của hành động tạo tác“xây” và “viết”, trong khi “nát” là vị từ chỉ kết quả của vị từ gây khiến “rạch”. Ngoài ra, trong kết cấu trên, ở vị trí của V2, chúng ta chỉ có thể dùng một cách hạn chế một trong các vị từ như: ra, nên, thành. Ví dụ 41: a. Để dệt ra một tấm thổ cẩm, các cô gái Êđê phải mất hơn tháng trời. b. Bố tôi đào cái sân trước nhà thành cái ao để trồng sen. Cũng như các vị từ tạo tác, vị từ huỷ diệt có thể mô hình hoá với công thức: V1 + V2 + DT(DN). Tuy nhiên, chúng không thể tham gia vào kết cấu gây khiến – kết quả, trừ một số trường hợp như: giết (chết), xua (tan), bắn (chết). So sánh hai kết cấu: “bóp nát quả cam”, “ chặt đứt ngón tay” với “xoá sạch dòng chữ”, “ diệt sạch sâu”, chúng ta thấy rằng: kết cấu gây khiến – kết quả “ bóp nát quả cam” vốn có nghĩa là “bóp quả cam làm cho nó nát”, “chặt ngón tay làm cho nó đứt ra” và bao giờ chúng cũng có thể có biến thể là “ bóp quả cam nát bét”, “chặt ngón tay đứt đôi”. Trong khi đó “ xoá sạch dòng chữ” không có nghĩa là “xoá dòng chữ làm cho nó (dòng chữ) sạch”, “diệt hết sâu làm cho nó (sâu) sạch” mà phải hiểu là “xoá hết chữ không còn để lại dấu vết gì”, “diệt hết sâu làm cho chúng không còn con nào”. Hơn nữa, chúng ta khó chấp nhận biến thể: diệt sâu sạch hoặc xóa dòng chữ sạch. Tương tự như kết cấu hoàn thành do vị từ tạo tác làm trung tâm, kết cấu hoàn thành do vị từ hủy diệt làm hạt nhân có vị từ thứ hai không chỉ một trạng thái mới của đối tượng mà chỉ biểu thị sự hoàn thành của hành động hủy diệt. Do đó, danh sách vị từ thứ hai của kết cấu này có thể giới hạn trong các vị từ như: đi, mất, hết, sạch. Cùng được xếp vào nhóm các vị từ tác động biểu thị những hành động làm cho đối tượng biến đổi trạng thái nhưng các vị từ biểu thị những hành động có tác dụng làm cho đối tượng biến đổi về trạng thái tinh thần có những đặc trưng riêng so với các vị từ gây khiến. Bởi những vị từ biểu thị những hành động có tác dụng làm cho đối tượng biến đổi về trạng thái tinh thần này mang đến những sự biến đổi mà bằng mắt thường chúng ta rất khó nhận thấy. Thế nên, chúng không có cách dùng tác cách và không thể tham gia vào kết cấu gây khiến – kết quả. Ví dụ 42: a. Thái độ lạnh lùng của anh làm tôi rùng mình. Chủ thể b. Việc chồng chị có nhân tình đã khiến chị đau khổ. Chủ thể 2.1.2 Đặc trưng về tính [+ Chủ ý] của vị từ gây khiến: Trong tiếng Việt, bên cạnh các vị từ không cần bất kì một diễn tố (tham tố bắt buộc) nào – những vị từ vô diễn trị (avanlents) - chẳng hạn như những vị từ: mưa, nắng, sớm, trưa, trễ, muộn… còn có một số lượng rất lớn các vị từ rất cần đến những diễn tố. Những vị từ không cần một tham tố bắt buộc nào là những vị từ [- chủ ý], những vị từ cần ít nhất một diễn tố thì đó là những vị từ [+ chủ ý]. Vì sự chủ ý bao giờ cũng bao hàm một tiền giả định về một chủ thể, phải có ít nhất một chủ thể có chủ ý thực hiện hành động nào đó. Do đó, tính chủ ý của vị từ hành động nói chung và vị từ gây khiến thể hiện trước hết ở phương diện ngữ nghĩa thông qua các diễn trị của nó. Một đặc trưng đáng chú ý ở những vị từ này là có thể dùng với hai khung diễn tố khác nhau, nói khác đi là theo hai chiều khác nhau nhưng cuối cùng cả hai đều đưa đến một nội dung biểu hiện đồng nhất về thực trạng tức là chỉ phản ánh một sự tình của thế giới bên ngoài ngôn ngữ. Và mỗi khung vị ngữ của vị từ gây khiến được diễn đạt bằng hai dạng sau: V1 + DT (DN) + V2 Hoặc V1 + V2 + DT (DN) Ví dụ 43: a. Bố tôi che kín mấy cái chuồng gà. VTGK BNKQ BNĐT a’. Bố tôi che mấy cái chuồng gà kín lại. VTGK BNĐT BNKQ Hai câu (a), (a’) tuy khác nhau về khung diễn tố nhưng cái sự thể được phản ánh chỉ là một. Cho nên, chúng ta có thể coi chúng là những cách diễn đạt khác nhau của cùng một nội dung. Tương ứng với hai khung vị ngữ trên, chúng ta thấy rằng một vị từ gây khiến tất yếu phải có 3 diễn tố. Diễn tố thứ nhất: Chủ thể Bởi vị từ gây khiến là một vị từ [ + Chủ ý ] nên diễn tố thứ nhất bắt buộc phải là một chủ thể có cái chủ ý đó, nếu không thì không thể coi là có một sự chủ ý được. Cái chủ thể ấy tất yếu phải là một con người hay một con vật ( một động vật ), nhưng cũng có thể là một đấng siêu nhiên nào đó như Thượng Đế, một thần linh, một sự vật, một sự việc, một hiện tượng thiên nhiên được nhân cách hoá một cách ước định. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng chủ thể thực hiện hành động gây khiến phải có tôn ty cao hơn so với danh từ (danh ngữ) được hiểu là đối tượng tác động. Ví dụ 44: a.Nó đánh vỡ cái ly. Chủ thể b.Bọn trẻ làm gãy hết hoa trong vườn. Chủ thể c.Con mèo cắn con chuột đứt đuôi.. Chủ thể d. Sét đánh ngã cây gạo đầu làng. Chủ thể Trong các ví dụ (a), (b), (c), (d) chủ thể của các vị từ “đánh”, “làm”, “cắn” là người / vật như: “nó”, “bọn trẻ”, “con mèo”, “sét” có khả năng thực hiện các hành động ấy. Trường hợp ở ví dụ (d) chúng ta có thể thấy chủ thể của vị từ “đánh” là “sét”. “Sét” là một hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa. Do một quan niệm cổ xưa “sét” là vũ khí của ông Thiên Lôi hoặc cũng có thể là hiện thân của Thiên Lôi. Tuy nhiên, so với vị từ cầu khiến ( một loại vị từ thường bị nhầm lẫn với vị từ gây khiến), vị từ gây khiến không yêu cầu khắt khe về chủ thể hành động. Trong khi, vị từ cầu khiến đòi hỏi chủ thể thực hiện hành động phải “biết nói”, nghĩa là phải có khả năng tư duy, có khả năng diễn đạt tư tưởng thì vị từ gây khiến yêu cầu chủ thể của nó chỉ cần có khả năng đưa đến những sự biến đổi về mặt vật lý cho đối tượng mà nó tác động. Ví dụ 45: a. Rệp cắn đỏ cổ tôi. Chủ thể VTGK V2 b. Bão làm đỗ cây. Chủ thể VTGK V2 Diễn tố thứ hai: V2 Vị từ thứ hai này có thể là vị từ quá trình hoặc trạng thái bất kì chỉ kết quả của hành động với đối tượng, tức là cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động. Kết quả thu được do hành động được biểu hiện bằng vị từ trung tâm gây ra có thể là bất kì một tình trạng nào đó cho nên danh sách các vi từ thứ hai này là một danh sách mở. Chẳng hạn: gãy, bể, nát, nhỏ, nhuyễn, đứt, nóng, cháy, chín, loãng, tròn, cong, thủng, vỡ, méo, rách, sạch, mòn… Ví dụ 46: a. Bà cụ cố mở to mắt để nhìn cho rõ. VTGK V2 b. Con chó giống Đức đó xé rách áo cô bé VTGK V2 c. Thời gian có khả năng bào mòn lòng nhiệt thành của con người. VTGK V2 Trong các ví dụ trên, chúng ta dễ dàng thống nhất với nhau rằng: các vị từ “rách”, “mòn” là những vị từ quá trình, còn các vị từ “to” là vị từ trạng thái. Đối với các vị từ quá trình và vị từ trạng thái này, ngoài việc giữ cương vị là diễn tố thứ hai của câu, đến lượt mình, chúng cũng đòi hỏi diễn trị riêng mà vốn đã được quy định sẵn trong nghĩa từ vựng của chúng. Nói khác đi là chúng có khả năng ấn định cái khung diễn tố hạt nhân nội tại của mình. Chẳng hạn, các vị từ quá trình khi hành chức trong kết cấu gây khiến – kết quả, ngoài vai trò làm diễn tố cho vị từ gây khiến, chúng tất yếu phải được làm đầy về mặt nội dung ý nghĩa bằng một diễn tố chỉ đối tượng ( cái gì rách? cái gì mòn?). Còn ở các vị từ trạng thái thì tình hình lại khác. Chúng cần một diễn tố biểu thị chủ thể của trạng thái ấy. Chẳng hạn vị từ “to” trong ví dụ trên. Vì là vị từ trạng thái nên nó chỉ cần một chủ thể là “mắt” mà thôi. Đặc biệt là đa số các vị từ trạng thái đều có thể dùng sau các từ “hơi, rất, khá”. Ví dụ 47: a. Cô ả đã thu dọn nhà cửa rất ( hơi, khá ) sạch sẽ. VTGK V2 b. Bà tôi ngào mứt rất ( hơi, khá) ngọt. VTGK V2 Diễn tố thứ ba: DT ( DN ) Diễn tố thứ ba không những bị chi phối về mặt vị trí mà nó còn bị hạn định về nội dung biểu đạt. Bởi nó chính là yếu tố biểu thị cái đối tượng nhận lãnh cái kết quả của hành động gây khiến và đồng thời nó cũng là yếu tố bắt buộc phải có ( kết trị của diễn tố thứ hai ) để diễn tố thứ hai ( V2) có nghĩa. Ví dụ 48: a. Bóng tối dầy đặc trùm kín hai con mắt bà lão. VTGK DN b. Ngôi nhà mà anh ấy mới xây choáng hết con hẻm. VTCK DN Trong một số sách ngữ pháp trước đây, do chỉ căn cứ vào sự giống nhau một ít về hình thức ( vì cả hai kết cấu này đều có thể có mô hình V1 + DN + V2 ) mà không có quan tâm và phân tích một cách thấu đáo sự chi phối qua lại giữa các diễn tố trong khung vị ngữ gây khiến, đặc biệt về mặt nghĩa nên người ta có sự nhầm lẫn kết cấu gây khiến – kết quả ( causativeresultative ) với kết cấu cầu khiến ( directive hay manipulative ). Thực chất thì giữa hai loại kết cấu này có sự khác nhau rất lớn về nghĩa. Thứ nhất, về chủ thể hành động: đối với vị từ cầu khiến phải là những đối tượng có khả năng tư duy, thường được hiểu với nghĩa cao hơn hoặc thấp hơn (về mặt vai vế, chức vụ…) so với đối tượng bị tác động như: con người hoặc con vật, sức mạnh thiên nhiên… được nhân cách hoá trong các truyện cổ tích, thần thoại, viễn tưởng…Còn với vị từ gây khiến, điều này không phải là bắt buộc. Nó không lựa chọn chủ thể hành động khắt khe như vị từ cầu khiến, chủ thể của nó có thể là bất cứ gì hiện hữu xung quanh ta. Ví dụ 49: a. Bác sĩ dặn bố tôi kiêng ăn dầu mỡ. Chủ thể VTCK b. Chó sói mời mọc cô bé Quàng Khăn Đỏ vào rừng chơi. Chủ thể VTCK So sánh: c. Lũ chuột đáng ghét ấy đã gặm nát giày của tôi. Chủ thể VTGK d. Trận hoả hoạn năm ngoái đã thiêu rụi cả làng tôi. Chủ thể VTGK Trong các câu trên, chủ thể hành động của vị từ cầu khiến “dặn”, “mời mọc” rõ ràng là những con người như “bác sĩ” và “chó sói” ( đã được nhân cách hoá). Còn chủ thể của vị từ gây khiến – kết quả có thể là động vật hay bất động vật như: “lũ chuột đáng ghét ấy”, hay một sự vật vô tri như “trận hoả hoạn năm ngoái”. Thứ hai, vị từ trung tâm của kết cấu vị từ cầu khiến là một vị từ có nghĩa “nói”, còn vị từ trung tâm của kết cấu gây khiến – kết quả là một vị từ chuyển tác ( cập vật ) bất kì, không có nghĩa “nói”. Ví dụ 50: a. Chị Hoàng sai con xích con chó lại. VTCK b. Ong chủ yêu cầu anh ta nghỉ việc. VTCK So sánh: c. Đám trẻ tinh nghịch đã đốt rụi những lều canh nương để sưởi ấm. VTGK d. Anh ấy cán mỏng tấm thép. VTGK Phân tích sự tương quan về nghĩa giữa các vị từ “sai”, “yêu cầu” ở ví dụ (a), (b) với các vị tư “đốt” “cán” ở ví dụ (c), (d), chúng ta đều nhận thấy rằng các vị từ ở nhóm thứ nhất thuộc về loạt các vị từ biểu thị ý nghĩa nói năng, còn các vị từ ở nhóm thứ hai lại không thể hiểu như ý nghĩa “nói”. Thứ ba, diễn tố thứ hai của vị từ cầu khiến vừa làm bổ ngữ đối tượng tác động cho vị từ trung tâm vừa làm chủ thể của vị từ thứ hai ( V2). Cho nên, trong kết cấu cầu khiến, bổ ngữ đối thể ( BNĐT ) là một người hay một động vật có thể sai khiến được. Trái lại, bổ ngữ của vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến – kết quả là một vật bất kì ( động vật hay bất động vật ). Cho nên, BNĐT của vị từ cầu khiến luôn trả lời cho câu hỏi ai?, còn với vị từ gây khiến – kết quả BNĐT có thể trả lời cho câu hỏi ai? hoặc có thể trả lời cho câu hỏi cái gì? Ví dụ 51: a. Mẹ tôi giục chúng tôi đi cho sớm. VTCK Đại từ b. Thầy lí sai lính lệ đánh Cải. VTCK DT So sánh: c. Nó ấn tấm nệm lúng xuống. VTGK DT d. Anh ấy cán mỏng tấm thép. VTGK DT đ. A Sử lấy thắt lưng trói chặt Mị vào cột nhà. VTGK DT Ơ các ví dụ trên, chúng ta có “ chúng tôi” và “lính lệ” ( con người ) vừa là BNĐT của VTCK “ giục”, “sai” vừa là chủ thể của vị từ “ đi” và “đánh”. Các BNĐT “chúng tôi” và “lính lệ” trả lời cho câu hỏi “giục ai? Sai ai?”. Ngược lại, BN của vị từ “lúng” là “tấm nệm” ( đồ vật ), và “cán” là “tấm thép” ( đồ vật ) và của vị từ “chặt” là “Mị” ( con người ). Các BN “tấm niệm”, “tấm thép” trả lời cho câu hỏi “ ấn cái gì? Cán cái gì?, còn BN “Mị” tả lời cho câu hỏi “ trói ai?”. Và một điều cần lưu ý là chúng ta khó có thể đảo vị trí của V2 lên trước DT ( DN ) ở kết cấu cầu khiến, trong khi đó việc này lại được thực hiện dễ dàng ở kết cấu gây khiến – kết quả mà nghĩa cơ bản của câu vẫn được đảm bảo. Ví dụ 52: a. Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp giải quyết tình trạng này.(+) VTCK V2 a’.Chúng tôi đề nghị giải quyết tình trạng này các doanh nghiệp.(-) VTCK V2 b. Bà cụ dặn chị đi sớm. VTCK V2 b’. Bà cụ dặn đi sớm chị. (-) VTCK V2 So sánh: c.Trang giúp mẹ lau sạch bàn.(+) VTGK V2 DT c’. Trang giúp mẹ lau bàn sạch sẽ.(+) VTGK DT V2 d.Hắn giận dữ đập vỡ cái ấm.(+) VTGK V2 DT d’. Hắn giận dữ đập cái ấm vỡ nát.(+) VTGK DT V2 Thứ tư, vị từ thứ hai trong kết cấu cầu khiến là một vị từ [ + chủ ý], còn vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến là một vị từ bất kì, thường là vị từ quá trình [- chủ ý, + động] hay trạng thái [- chủ ý, - động]. Ví dụ 53: a. Hân bảo em nó mua gạo. VTCK V2 So sánh: b. Bé Nụ giờ đã cầm vững cây viết. VTGK V2 Trong hai ví dụ trên, thì “ mua” là một hành động hoàn toàn chủ ý, còn vị từ “ vững” là một vị từ trạng thái [-chủ ý, -động]. Thứ năm, trong kết cấu gây khiến – kết quả hành động của chủ thể gây ra là một kết quả hiện thực, có thể tiêu cực hay tích cực và vị từ thứ hai biểu thị cái kết quả ấy. Nó có thể được khẳng định bằng “hơi, rất, khá” và bị phủ định bằng “không, chẳng, chả” Ví dụ 54: a.Nga nướng chín chiếc bánh. ( tích cực ) a’.Nga nướng chiếc bánh không (chẳng, chả) chín. ( tiêu cực ) b.Họ sắp xếp hồ sơ rất ngăn nắp. b’.Họ sắp xếp hồ sơ chẳng ( không, chả) ngăn nắp. c. Cái nồi áp suất này ninh chân giò chẳng ( không, chả) nhừ. Trong khi ở kết cấu cầu khiến, hành động của chủ thể là một phát ngôn mà nội dung chỉ sự mong muốn chứ không phải là một sự việc hiện thực. Cho nên V2 có thể được khẳng định bằng “hãy”, “nên” và được phủ định bằng “đừng”, “chớ”. Ví dụ 55: a. Nam khuyên em nó hãy (nên) thi khối D. a’Nam khuyên em nó không (chẳng, chả ) thi khối D.(-) b. Thầy giáo bảo nó đừng (chớ) nghỉ học, nhưng nó vẫn nghỉ. b.’Thầy giáo bảo nó không (chẳng, chả) nghỉ học, nhưng nó vẫn nghỉ.(-) Thứ sáu, ở kết cấu cầu khiến, giữa chủ thể của V2 và V2 ngoài các từ đã nêu trên không thể chen bất cứ từ nào, trừ từ phải ( nếu V1 là “bắt”, “ra lệnh”, “cho”, “đòi” ) và “được” ( nếu V1 là “cho phép”); còn giữa chủ thể và V2 của kết cấu gây khiến có thể chen từ phủ định “không”, “chưa” và từ chỉ mục tiêu “cho”. Ví dụ 56: a. Bố tôi bảo tôi phải tránh xa con người ấy. VTCK V2 b. Cha mẹ anh ấy cho phép chúng tôi được lấy nhau. VTCK V2 So sánh: c. Con chó cắn cái áo rách nát. VTGK V2 c’. Con chó cắn cái áo chưa (không) rách. VTGK V2 c’’. Con chó cắn cái áo cho rách. VTGK V2 Thứ bảy, trong một kết cấu cầu khiến, chủ thể của V2 chỉ có thể là danh từ ( danh ngữ ) đóng vai trò là bổ ngữ cho V1, còn trong một kết cấu gây khiến – kết quả, chủ thể của V2 có thể là chủ ngữ của V2 và cụm chủ vị này làm bổ ngữ cho hành động gây khiến V1. Chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp chủ thể của V1 có thể làm chủ ngữ cho V2. Ví dụ 57: a. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. ( “Sứ giả” làm bổ ngữ cho VTCK “sai” ). b. Tôi đốt đống rơm / cháy. C V ( = tôi đã đốt đống rơm và kết quả là đống rơm cháy, “đống rơm” là chủ ngữ của V2 “cháy” ) Ta đánh thắng giặc Mĩ. ( = ta đã đánh thắng giặc Mĩ và kết quả là ta đã thắng, “ta” là chủ thể của V2 “thắng”) Có những trường hợp mơ hồ, có thể hiểu theo hai cách. Ví dụ 58: a. Nó đá con chó trẹo cả hông. a’ Nó đá cái xe trẹo cả hông. Đối với ví dụ (a) thì chúng ta có thể hiểu theo hai cách: Cách hiểu 1: “Nó” là chủ thể của vị từ gây khiến “đá”, vừa là chủ thể của VT “trẹo”. Cách hiểu 2: “Nó” là chủ thể của vị từ gây khiến “đá” nhưng chủ thể của VT “trẹo” là “con chó”. Còn với ví dụ (a’) thì chỉ có một cách hiểu vì “trẹo” chỉ có thể có chủ thể là “nó”, “xe” không thể là chủ thể của VT “trẹo”. 2.2 Đặc trưng ngữ pháp: 2.2.1 Khả năng kết hợp: 2.2.1.1 Với các bổ ngữ: 2.2.1.1a Với bổ ngữ bắt buộc: Khi xem xét khả năng kết hợp của vị từ gây khiến với các bổ ngữ bắt buộc, chúng tôi thiết nghĩ cần phải làm rõ mối quan hệ giữa các bổ ngữ bắt buộc với vị từ gây khiến hạt nhân cũng như mối quan hệ giữa các bổ ngữ với nhau. Dù tồn tại ở dạng nào: kết cấu V1 + V2 + DT (DN) hoặc V1 + DT (DN) +V2, vị từ gây khiến luôn đòi hỏi hai bổ ngữ: một bổ ngữ chỉ kết quả, trạng thái mới của đối tượng ( bổ ngữ chỉ kết quả viếr tắt là BNKQ và một bổ ngữ chỉ đối tượng của hành động gây khiến ( hay bổ ngữ chỉ đối thể, viết tắt là BNĐT ).  Bổ ngữ chỉ đối thể: * Đây là thành phần có mặt một cách thường trực trong các sự thể được biểu hiện bằng vị từ gây khiến. Bổ ngữ này bị chi phối bởi vị từ trung tâm nên nó luôn được biểu hiện bằng một danh ngữ ( DN ), DN này có thể là một tổ hợp danh từ hay một đại từ nhân xưng hoặc các đại từ hồi chỉ , làm bổ ngữ trực tiếp đặt sau vị từ gây khiến. Ví dụ 59: a. Minh bửa đôi khúc gỗ. BNKQ BNĐT b. Bố tôi bừa kĩ lưỡng miếng ruộng gần nhà. BNKQ BNĐT c. Rệp cắn đỏ cổ tôi. BNKQ BNĐT d.Miếng bột này dày quá, mẹ tôi cán mỏng nó ra. BNKQ BNĐT * BNĐT trong kết cấu gây khiến – kết quả vừa có thể là động vật vừa có thể là bất động vật . Tuy nhiên, giữa đối tượng động vật và bất động vật này khi làm BNĐT cho vị từ gây khiến không phải không có sự phân biệt. Sự phân biệt này được thể hiện trong cách dùng các đại từ hồi chỉ “nó”, “chúng”. Chúng ta có thể sử dụng các đại từ trên để chỉ xuất các BNĐT là động vật một cách vô điều kiện. Trong khi đó, các đại từ “nó”, “chúng” chỉ được dùng để chỉ xuất các BNĐT là bất động vật trong một số ngữ cảnh nhất định. Cách hồi chỉ thông dụng nhất của đối tượng bất động vật là bằng đại từ Þ ( tỉnh lược”). Ví dụ 60: a. Bầy con gà con vừa ra khỏi ổ, con mèo đã vật chết sạch (chúng). VTGK BNKQ BNĐT b. Bà tôi vừa đốt đèn lên, gió đã thổi tắt ngấm (* nó). VTGK BNKQ BNĐT c. Cây xoài ông Năm vừa ra trái chiến, dơi đã cắn Þ nát. VTGK BNĐT Ơ câu (a), BNĐT là “bầy con gà con” chúng ta có thể dùng hoặc không dùng đại từ hồi chỉ “chúng” người nghe đều chấp nhận được. Còn ở ví dụ (b), BNĐT của vị từ gây khiến “thổi” là “ngọn đèn” mà được thay thế bằng “nó” thì câu nói không tự nhiên thậm chí không thể chấp nhận được. * BNĐT trong một số trường hợp có thể thay thế bằng đại từ “nhau”. Ví dụ 61: Họ đánh nhau vỡ đầu. VTGK BNĐT * Về vị trí, trong các cấu trúc thường gặp BNĐT luôn đứng ngay sau vị từ gây khiến. Ví dụ 62: a. Đầy tớ đánh vỡ một cái bát, hắn bắt đền năm nghìn. VTGK BNĐT b. Các học viên mới hay vứt rác bừa bãi. VTGK BNĐT * Nói về vị trí của BNĐT, tác giả Nguyễn Văn Lộc có công trình “Kết trị của động từ” đã đưa ra quy tắc cải biến bị động như sau: - Bổ sung vào cấu trúc chủ động trước vị từ hạt nhân các từ “bị” hoặc “được” ( chỉ dùng “được” với các vị từ chỉ hoạt động mà người nói cho là “may”, là “có lợi”, dùng “bị” đối với các động từ mà người nói cho là “rủi” , “không có lợi”.) - Chuyển danh từ chỉ đối thể lên vị trí của danh từ chỉ chủ thể, đồng thời chuyển danh từ chủ thể xuống một trong hai vị trí: vị trí giữa “được” (bị) và vị từ, hoặc vị trí sau vị từ ( trong trường hợp này, danh từ chủ thể thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ “bởi”, “do” hoặc “bằng”). Ví dụ 63: a.Các bác sĩ thẩm mĩ ấy cà các nốt sẹo dài và lồi phẳng hết. VTGK BNĐT a’ Các nốt sẹo dài và lồi được các bác sĩ thẩm mĩ ấy cà phẳng hết. a’’ Các nốt sẹo dài và lồi được cà phẳng hết bởi các bác sĩ thẩm mĩ ấy. b.Con chó xé rách cái áo mẹ mới mua hôm qua. VTGK BNĐT b’.Cái áo mẹ mới mua hôm qua bị con chó xé rách. b’’Cái áo mẹ mới mua hôm qua bị xé rách bởi con chó. Sau khi cải biến các câu (a) thành các câu (a’), (a’’) và câu (b) thành các câu (b’), (b’’). Lúc đó, ta thấy: Về ngữ nghĩa, các câu trên đều mang ý nghĩa bị động. Về cấu tạo ngữ pháp, vị từ trung tâm (VTTT) của câu không còn do vị từ gây khiến “cà, xé” đảm nhiệm mà thay vào đó là các vị từ có ý nghĩa tiếp thụ “được”, “ bị” . Vị từ gây khiến chuyển sang giữ vai trò bổ ngữ cho hai vị từ “được” và “bị”. Ví dụ 64: a. Nước muối làm kim lọai gỉ sét. VTGK V2 a’.Kim loại bị nước muối làm gỉ sét. VTTT VTGK b. Bé Na kì cọ ấm chén sạch sẽ. VTGK V2 b’’.Am chén được bé Na kì cọ sạch sẽ. Vị từ “làm”, “kì cọ” đóng vai trò trung tâm ngữ vị từ “làm gỉ sét”, “kì cọ sạch sẽ” và làm bổ ngữ cho vị từ “bị”,”được”. Việc chuyển đổi trung tâm của một kết cấu vị từ gây khiến – kết quả làm vị ngữ trong câu sẽ dẫn đến tình trạng ý nghĩa của cả câu sẽ thay đổi. Cho nên sự hoán đổi vị trí của chủ thể và đối thể không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà quan trọng hơn là chúng đưa đến một kết quả không như chúng ta mong đợi: một kiểu câu mới xuất hiện – câu mang ý nghĩa tiếp thụ - không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng ta. Tóm lại, BNĐT chỉ đứng trước vị từ trung tâm trong trường hợp vị từ đó không do vị từ gây khiến đảm nhiệm. Có thể thấy rằng, những cải biến theo quy tắc của tác giả Nguyễn Văn Lộc chưa đưa đến cho chúng ta hướng nghiên cứu nào khác tức là không tạo ra vị trí mới cho BNĐT của vị từ gây khiến. * Trong trường hợp vị từ gây khiến có thêm một bổ ngữ chỉ đơn vị hành động ( chần một trận, tát một cái…) thì trước BNĐT có chữ “cho” và nó được dùng như một giới từ. Ví dụ 65: a.Nếu đội Tảo có nhà đã chần cho hắn một trận om xương. VTGK BNĐT b.Mụ dì ghẻ tát cho nó một cái nổ đom đóm. VTGK BNĐT * BNĐT của vị từ gây khiến không thể vắng mặt trong câu. Đây cũng là một đặc trưng để khu biệt vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến. Ví dụ 66: a. Chị tôi hâm nóng thức ăn.(+) VTGK BNĐT a’.Chị tôi hâm nóng Þ .(-) So sánh: b.Đề nghị Þ giữ im lặng. VTCK BNĐT c. Cấm Þ hút thuốc. VTCK BNĐT Vị trí của BNĐT của hai câu (b), (c) bị bỏ trống nhưng người tham gia hội thoại trực tiếp hoặc người đọc có thể tự hiểu là ở đó có một BNĐT của hành động “đề nghị”, “ cấm”. Vì những tiêu điểm thông báo của hai câu trên không rơi vào BNĐT nên sự khiếm khuyết ấy không làm ảnh hưởng gì đến nội dung cốt lõi của hai câu. Trong đời sống, hiện tượng khuyết BNĐT trong câu cầu khiến vẫn thường được thấy. Ví dụ 67: a. Cấm xả rác. b.Đề nghị giữ vệ sinh chung. c.Yêu cầu tắt máy, xuống xe dẫn bộ. BNĐT của những câu này đặc biệt ở chỗ người đọc ( người nghe ) “ tự hiểu” là ở vị trí của BNĐT kia sẽ được mình lấp vào và trở thành đối thể của hành động cầu khiến. * Trong thực tế sử dụng, ở những ngữ cảnh cụ thể cũng có trường hợp câu có vị từ gây khiến làm vị ngữ bị tỉnh lược BNĐT. Ví dụ 68: a.Sao cây gạo đầu làng bị đỗ thế nhỉ? - Bão làm đỗ Þ đấy. (+) VTGK BNĐT b. Bố làm gì tấm ván thế? - Bố uốn cong Þ lại để đóng ghe. VTGK BNĐT Trong ví dụ trên, chúng ta nhận thấy là khi BNĐT vắng mặt nhưng nội dung cốt lõi của câu vẫn được lĩnh hội một cách đầy đủ nhờ ngữ cảnh.  Bổ ngữ chỉ kết quả (BNKQ): *BNKQ được thể hiện bằng một vị từ quá trình hay vị từ trạng thái. BNKQ này trả lời cho câu hỏi “ thế nào?”. Ví dụ 69: a. Tí kì cọ sạch sẽ các chum vại. VTGK BNKQ b. Tên giết người chặt cái xác đứt đôi. VTGK BNKQ Trong các ví dụ (a), chúng ta có BNKQ là vị từ “sạch sẽ”, nó trả lời cho câu hỏi “các chum vại thế nào?”. Ơ ví dụ (b), BNKQ “đứt đôi” có VT “đứt” là một vị từ song trị, ngoài diễn tố chỉ chủ thể “cái xác” nó còn đòi hỏi một diễn tố đối thể mà cụ thể ở đây là “đôi”. *Về vị trí BNKQ đứng trước BNĐT ( Đây là vị trí thường thấy của bổ ngữ này trong các kết cấu gây khiến – kết quả). Ví dụ 70: a. Người đàn bà đó đầu độc chết chồng của mình. VTGK BNKQ b. Ong già bẻ gãy bó đũa. VTGK BNKQ * Trường hợp BNKQ đứng sau BNĐT, luôn có sự xuất hiện của từ chỉ hướng ra, đi, lại hoặc V2 trong kết cấu này bắt buộc phải có hai âm tiết. Ví dụ 71: a. Bố tôi che kín mấy cái chuồng gà. VTGK BNKQ BNĐT a’.Bố tôi che mấy cái chuồng gà kín lại. VTGK BNĐT BNKQ b. Bọn kiêu binh băm nát xác Quận Huy. VTGK BNKQ BNĐT b’.Bọn kiêu binh băm xác Quận Huy nát nhừ. VTGK BNĐT BNKQ c. Thằng bé vừa về tới nhà, bố nó đã đánh nó ngã ngửa. BNĐT * Trong các trường hợp BNĐT được phép vắng mặt thì BNKQ sẽ chiếm giữ vị trí liền sau vị từ gây khiến. Ví dụ 72: ( Cô y tá làm gì với vết thương ấy?) Cô ấy buộc chặt lại. VTGK BNKQ * Cần lưu ý rằng nếu BNĐT trong kết cấu gây khiến – kết quả trong một số ngữ cảnh nhất định có thể vắng mặt thì BNKQ không thể được xử lí như vậy. Ví dụ 73: ( Mẹ đang làm gì với miếng bột thế?) a.Mẹ đang cán mỏng miếng bột. VTGK BNKQ a’.Mẹ cán Þ miếng bột. (-) VTGK b. Em bé bóp nát quả chuối. VTGK BNKQ b’. Em bé bóp Þ quả chuối. VTGK BNKQ Các câu như hai ví dụ (a’) và (b’) trên đều khó có thể chấp nhận được vì bao giờ người nghe đang chờ đợi một kết quả do vị từ gây khiến mang lại. * Hình thức vị từ của BNKQ trong kết cấu gây khiến – kết quả cũng khó lòng thay thế bằng hình thức danh từ nhưng ở một phạm vi nhất định BNKQ có thể được thay thế bằng “như thế” hoặc “như vậy”. Ví dụ 74: a. Bọn kiêu binh đã phá dinh thự của Quận Huy tan tành. VTGK BNKQ a’. Bọn kiêu binh đã phá dinh thự của Quận Huy như thế. VTGK b.Hôm qua, bố con thằng Kiên đâm cháu tôi trọng thương. VTGK BNKQ b’.Hôm qua, bố con thằng Kiên đâm cháu tôi như thế. VTGK Tuy cách thay thế như trên không đưa đến câu sai nhưng chúng có thể tạo thành những câu khác nghĩa hay ít nhất là những câu mơ hồ về nghĩa. * Ơ những kết cấu gây khiến – kết quả được biểu diễn theo công thức 2 V1 + V2 + DT (DN), BNKQ có thể được dẫn nhâp bởi tác tử “ cho”( có thể xem “cho” là một giới từ). Ngoài ra, trong một số văn cảnh, “tới”, “đến” cũng có thể thay “cho”. Ví dụ 75: a. An xong, thị lấy đội đũa quệt cho sạch miệng. VTGK BNKQ b. Đám người hung tợn đó ném tới vỡ đầu chị Na. VTGK BNKQ Dù đã xác định được mối quan hệ giữa ba thành phần BNĐT, BNKQ và vị từ gây khiến nhưng chúng tôi cho rằng thêm một vài bị chú về mối quan hệ này để cho phần trình bày thêm sáng rõ là điều cần thiết. Hơn nữa, chúng tôi đặt ra phần này cũng nhằm mục đích là muốn trình bày một ý kiến khác về mối quan hệ giữa BNĐT, BNKQ và vị từ hạt nhân, đồng thời qua đó chúng tôi cũng muốn chỉ ra cơ sở để chúng tôi chọn cách xử lí như trên. Xét kết cấu gây khiến V1 + DT (DN) + V2, ta nhận thấy hai mối quan hệ cú pháp: diễn tố 2 vừa là bổ ngữ của vị từ trung tâm vừa là vừa là vị ngữ của vị từ biểu thị diễn tố 3. Nói cách khác là mối quan hệ giữa diễn tố 2 và diễn tố 3 như một kết cấu C- V. Ngữ pháp sản sinh cho rằng kết cấu gây khiến này cùng với kết cấu cầu khiến là sự thể hiện ở bề mặt một cấu trúc sâu gồm hai kết cấu C – V được đúc lại. Và khi dúc lại như vậy thì có nghĩa là bớt đi một chữ “Mị” và ta có kết cấu cải biến là: S C1 C2 NP VP NP VP V NP A Sử giúi Mị Mị ngã lăn quay. Khi đúc lại như vậy thì có nghĩa là bớt đi một chữ “Mị” và ta có kết cấu cải biến là: A Sử giúi Mị ngã lăn quay. Khi phân tích theo cách như trên tức là chúng ta đang giả định một sự cô đúc ngữ pháp và giả định một sự cải biến từ cấu trúc sâu có gạt bỏ tham tố. Qua biểu đồ hình nhánh ấy, ở cấu trúc sâu, ta thấy có hai câu: (1) A Sử giúi Mị. (2) Mị ngã lăn quay. Phân tích ví dụ trên, ta thấy “A Sử giúi Mị” đủ tư cách làm thành một câu và “Mị ngã lăn quay” cũng vậy. Hơn nữa, chúng ta có thể tình thái hóa nó bằng các vị từ tình thái. Ví dụ 76: A Sử giúi Mị liền ngã lăn quay. A Sử giúi Mị toan ngã lăn quay. A Sử giúi Mị định ngã lăn quay Trong cấu trúc gây khiến, BNĐT đứng sau vị từ gây khiến về phương diện nghĩa nó bổ sung ý nghĩa đối thể gây khiến cho vị từ đứng trước, về hình thức nó có thể được thay thế bằng từ nghi vấn. Ví dụ 77: Người đàn bà đó đầu độc ai? ( chồng bà ấy) chết. VTGK BNĐT BNKQ BNĐT có liên quan trực tiếp đến vị từ gây khiến hạt nhân nhưng đồng thời nó cũng có sự lệ thuộc nhất định vào BNKQ phía sau nó. Vì khi BNKQ vắng mặt thì câu sẽ trở nên khó chấp nhận vì bao giờ người ta cũng chờ đợi được nghe một kết quả do vị từ gây khiến mang lại. Lúc đó, họ thường đặt câu hỏi“ chồng bà ấy thế nào?”. 2.2.1.1b Với bổ ngữ không bắt buộc: Bổ ngữ không bắt buộc ở vị từ gây khiến thường được thấy trong ngữ liệu tiếng Việt là loại bổ ngữ chỉ cách thức thực hiện hành động gây khiến. Ví dụ 78: a. Hắn cười khì khì, nhanh chóng vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn. BN b. Thị cẩn thận thu dọn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. BN Bổ ngữ này thường do những vị từ trạng thái đảm nhiệm. Nó có thể đứng trước vị từ trung tâm hoặc đứng ở cuối câu trong trường hợp chúng ta thêm vào trước nó ngữ “một cách”. Ví dụ 79: a. Cô ấy cẩn thận cắt đứt sơị dây mây. BN a’.Cô ấy cắt đứt sợi dây mây một cách cẩn thận. BN 2.2.1.2 Với các phụ từ: Với vai trò là vị từ trung tâm, vị từ gây khiến có khả năng kết hợp với các phụ từ đứng trước và sau nó. 2.2.1.2a Vị trí trước vị từ gây khiến: Ở vị trí trước vị từ gây khiến thường là các nhóm phụ từ ( PT )sau: - Nhóm phụ từ chỉ thời gian diễn ra hoạt động. Chúng có thể kèm ý hoàn thàn – không hoàn thành ( chúng còn có tên gọi khác là: nhóm phụ từ có ý nghĩa thời thể). Thuộc nhóm này gồm các phụ từ: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ, sắp. Ví dụ 80: a. Bọn kiêu binh đã từng ném vỡ đầu Quân Huy. PT VTGK b. Mấy tên lính cai ngục đang mở rộng cánh cửa đề lao. PT VTGK - Nhóm phụ từ chỉ ý khẳng định, phủ định hành động gây khiến: “có” ( khẳng định), không, chẳng, chưa, đâu, nào, chả, không thể ( phủ định ). Ví dụ 81: a. Mấy đưá trẻ nghèo ở xóm chợ không bới tung đống rác đó nữa. VTGK b. Nghe tin anh Hiển hi sinh, chị tôi không thể cầm vững cái chổi. VTGK c. Con bé nhà tôi còn ham chơi, chưa nấu chín được nồi cơm. VTGK - Nhóm phụ từ chỉ ý đồng nhất của hành động ( thường có sự so sánh, đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng gồm: cũng, đều, cùng. Ví dụ 82: a. Tết đến, mợ Du cũng dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. VTGK b. Mọi người cùng lắc mạnh cái gông làm rệp rớt đầy trên sàn nhà. VTGK - Nhóm phụ từ biểu thị thể thức hành động: + Nhóm chỉ ý tiếp diễn: vẫn, còn, cứ… Ví dụ 83: a. Đêm đã khuya nhưng bà cụ cứ đưa võng qua lại cót két. VTGK b. Trời đã sáng lâu nhưng các nhà trong xóm vẫn đóng chặt cửa. VTGK c. An đã ngủ say mà tay cư nắm chặt áo mẹ. VTGK + Từ chỉ ý lặp lại: lại Ví dụ 84: a.Mấy đứa trẻ nghịch ngợm lại quạt đám tro bay tung trên mặt đường. VTGK b. Thanh lại bẻ gãy một cành xoan đào nữa. VTGK - Từ chỉ ý gia tăng: càng…càng… Ví dụ 85: a. Lan càng nhồi bột càng khô. VTGK b. Viên quản ngục càng khêu đèn càng cháy to. VTGK - Nhóm phụ từ chỉ tần số của hoạt động: luôn, thường, hay, thỉnh thoảng, đôi khi… Ví dụ 86: a. Tôi luôn rửa sạch tay trước khi ăn. VTGK b. Sáng sáng, bố tôi thường tưới ướt cái sân trước nhà. VTGK - Nhóm chỉ ý cầu khiến, khuyên ngăn: hãy, đừng, chớ Ví dụ 87: a. Đừng làm rách cái áo của tôi! VTGK b. Hãy nắm chặt tay mẹ kẻo lạc! VTGK - Từ chỉ ý hạn định: chỉ Ví dụ 88: a. Đầy tớ chỉ đánh vỡ một cái bát, hắn bắt đền năm nghìn. VTGK b. Khi tức giận, hắn chỉ vứt đồ đạc lung tung chứ không làm hại ai. VTGK 2.2.1.2b Vị trí sau vị từ gây khiến: Các từ thường đứng sau vị từ gây khiến gồm: - Chỉ ý hoàn thành: đã…rồi, rồi. Ví dụ 89: a. Hắn đã phá nát bao nhiêu ngôi nhà rồi? VTGK b. Bổn phận làm vợ đã nhốt chặt tôi trong cái lồng của gia đình rồi. VTGK - Chỉ ý tiếp diễn: nữa, mãi, hoài. Ví dụ 90: a. .Con gái tôi ninh mãi thịt mới nhừ. VTGK b. Nếu học sinh nào vứt rác lung tung nữa sẽ bị phạt. VTGK - Chỉ ý mệnh lệnh: đi, nào Ví dụ 91: a. Cầm chắc cây bút đi! VTGK b. Vít mạnh cành xuống nào! VTGK - Chỉ kết quả: được. Ví dụ 92: a. Tên tử tù bẻ gãy được song sắt nhà lao. VTGK b. Bọn lính đã trói chặt được Bằng Vũ. VTGK - Nhóm từ chỉ ý phủ định: không, chẳng, chả Ví dụ 93: a. Bé Liên lớn rồi mà hư lắm, thổi cơm không chín. VTGK b. Con nít hỉ mũi chưa sạch mà đã bày đặt hút thuốc. VTGK - Nhóm phụ từ chỉ mức độ: hơi, rất, khá, quá Ví dụ 94: a. Chúng nó nướng cá quá khét. VTGK b. Cô ấy nhuộm tóc hơi vàng. VTGK 2.2.2 Chức năng ngữ pháp của vị từ gây khiến: 2.2.2.1 Trực tiếp làm vị ngữ: Vị từ gây khiến là một vị từ có chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp ( hạt nhân ngữ nghĩa) của một vị ngữ biểu hiện nội dung gây khiến. Đây là chức năng thường xuyên và tiêu biểu nhất của vị từ gây khiến. Ví dụ 95: Mồ hôi / đã thấm ướt lần áo ngoài của những người đạp máy. C V 2.2.2.2 Tham gia cấu tạo chủ ngữ của câu: Khi tham gia vào cấu tạo chủ ngữ của câu thì vị từ gây khiến phải được danh từ hóa bằng các từ “việc, sự”. Tuy nhiên, không phải bất kì vị từ gây khiến nào cũng có khả năng tham gia vào cấu tạo chủ ngữ vì chúng ta không thể danh từ hóa chúng được. Ví dụ 96: a. Việc đánh trọng tài vỡ mũi của cầu thủ A đã bị báo chí khoanh khui. b. Sự nén chặt không khí trong một diện tích nhỏ sẽ tạo ra một áp suất rất lớn. Như vậy, về mặt ngữ pháp, vị từ gây khiến có những đặc trưng đáng lưu ý sau: Hai bổ ngữ bắt buộc của vị từ gây khiến là: bổ ngữ chỉ đối thể và bổ ngữ chỉ kết quả gây khiến. Trong đó, bổ ngữ chỉ đối tượng được cấu tạo bằng danh từ, danh ngữ hoặc đại từ tương ứng, còn bổ ngữ chỉ kết quả gây khiến là một vị từ ( chỉ quá trình hay trạng thái). Cũng như nhiều vị từ hành động khác, vị từ gây khiến có thể kết hợp với các phụ từ ở vị trí trước và sau nó. Ngữ vị từ gây khiến có khả năng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp như: vị ngữ, chủ ngữ. KẾT LUẬN Những vấn đề lớn lao của đề tài chắc chắn vẫn còn đang ở phiá trước. Điều mà chúng tôi làm được liên quan đến đề tài này là chỉ là những ý kiến khởi phát hoặc may mắn hơn sẽ được xem là những ý kiến gây được sự chú ý đối với Việt ngữ học. Vì sở học hạn chế cùng với thời gian thực hiện không cho phép nên người viết triển khai vấn đề chưa được toàn diện và sâu sắc. Chúng tôi xin phép được nhắc lại một cách thật vắn tắt những mảng công việc và kết quả mà chúng tôi đã làm được trong luân văn của mình. Ở chương I, chúng tôi đã xây dựng được khái niệm về vị từ gây khiến: Vị từ gây khiến là vị từ hành động biểu thị những hành động đưa đến những biến đổi về mặt vật lí của đối tượng nhận sự tác động. Sau đó, chúng tôi đưa một danh sách vị từ gây khiến mà theo chúng tôi là khá toàn diện và đầy đủ. Nội dung được trình bày trong chương này chính là cơ sở để chúng tôi chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến một cách rõ ràng. Ở chương II, chúng tôi thực hiện khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến trong tiếng Việt. Công việc này được tiến hành trên hai khía cạnh: một là quan sát các đặc trưng ngữ nghĩa của vị từ gây khiến trong các ngữ liệu cụ thể, so sánh nó với kết cấu cầu khiến - một kết cấu có hình thức tương tự với kết cấu gây khiến – kết quả; hai là phân tích chức năng cú pháp mà vị từ gây khiến có thể đảm nhiệm khi hoạt động trong câu. Qua quá trình khảo sát phân tích đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến, chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau: Về ngữ nghĩa, vị từ gây khiến là một vị từ tam trị, khung nghĩa của nó gồm ba diễn tố: (1) Diễn tố biểu thị chủ thể gây khiến. (2) Diễn tố biểu thị đối tượng gây khiến. (3) Diễn tố biểu thị kết quả gây khiến. Trong số các diễn tố trên thì diễn tố biểu thị chủ thể gây khiến và diễn tố biểu thị đối tượng gây khiến bị qui định bởi nghĩa của vị từ gây khiến trung tâm. Còn diễn tố biểu thị kết quả gây khiến lại bị diễn tố biểu thị đối tượng gây khiến quy định nghĩa. Về ngữ pháp: - Xét khả năng kết hợp: + Vị từ gây khiến có hai bổ ngữ bắt buộc: (1) Bổ ngữ chỉ đối thể (BNĐT). BNĐT được cấu tạo bằng danh từ danh ngữ hoặc đại từ tương ứng. (2) Bổ ngữ chỉ kết quả (BNKQ). BNKQ có thể là vị từ quá trình hoặc trạng thái bất kì chỉ kết quả của hành động với đối tượng, tức là cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động. Kết quả thu được do hành động được biểu hiện bằng vị từ trung tâm gây ra có thể là bất kì một tình trạng nào đó cho nên danh sách các vi từ thứ hai này là một danh sách mở. Hai bổ ngữ này khi kết hợp với các vị từ gây khiến có thể hoán đổi vị trí . Do đó, chúng tôi xây dựng được hai mô hình kết cấu gây khiến – kết quả: (1) V1 + V2 + DT (DN) (2) V1 + DT (DN) + V2 Trong thực tế sử dụng thì mô hình (1) thường được dùng phổ biến hơn so với mô hình (2). + Cũng như nhiều vị từ hành động khác, vị từ gây khiến có khả năng kết hợp với các phụ từ ở vị trí trước và sau nó. - Xét chức năng ngữ pháp: Ngữ vị từ gây khiến có khả năng đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp như: vị ngữ, chủ ngữ ( khi đã được danh từ hóa). Với những kết quả nghiên cứu đã được trình bày trên đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp người học tiếng Việt có một cái nhìn cụ thể và khá toàn diện về nhóm từ này. Từ đó, họ có thể sử dụng vị từ gây khiến một cách hiệu quả trong giao tiếp. Ngoài ra, trong khi làm việc với đề tài này, chúng tôi cũng không quên việc đặt vị từ gây khiến trong mối tương quan với các vị từ gần nghĩa khác, đặc biệt là vị từ cầu khiến, để tìm ra những nét tương đồng cũng như những nét khác biệt giữa chúng nhằm hạn chế những lầm lẫn không đáng có. Như vậy, kết quả mà chúng tôi hướng tới trong chương này là: phát thảo một bức tranh toàn cảnh về đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến. Lẽ tất nhiên là một kết quả làm việc trong một thời gian không nhiều và dựa trên cảm thức ngôn ngữ của chính người viết như thế thì những điều tranh cãi về nó chắc chắn là không thể tránh khỏi. Nhưng chúng tôi tin rằng, thành công quan trọng nhất của chương này chính là phương pháp giải quyết vấn đề. Bằng việc tiếp cận đề tài theo hai bình diện như trên, chúng tôi tin rằng mình đã tìm ra một cách làm phù hợp để giải quyết vấn đề trên. Kết quả của sự nghiên cứu của chúng tôi sẽ hoàn hảo hơn nếu chúng tôi có thêm thời gian suy ngẫm về đề tài. Đề tài này tuy không phải là một vấn đề mới mẻ, rộng lớn nhưng mức độ khó khăn và phức tạp của nó không phải là không có. Chúng tôi cũng luôn ý thức một cách sâu sắc rằng: việc giải quyết trọn vẹn đề tài này không phải là công việc ngày một ngày hai, lại càng không thể là công sức của một người. Vì thế, chúng tôi luôn mong mỏi nhận được những góp ý, sự chỉ giáo của mọi người như chúng tôi từng nhận được trong thời gian thực hiện đề tài. Vì sở học và năng lực bản thân hạn chế, thời gian nghiên cứu đề tài không nhiều, tư liệu và tài liệu chưa đầy đủ là những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót của luận văn. Chính vì thế, một lần nữa chúng tôi rất mong nhận được sự lượng thứ và những ý kiến chỉ giáo của quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để người viết có thêm cơ hội chỉnh lí và bổ sung cho luận văn hoàn chỉnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1976), “Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 4. 3. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng- Từ ghép – Đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Lê Cận, Phan Thiều (1983), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Sài Gòn. 8. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 9. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng – Quyển 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Cao Xuân Hạo (1991), “Mấy tiền đề cho việc phân tích cú pháp tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 2. 11. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm (1992), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TPHCM. 13. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1949), Việt Nam văn phạm, Nxb Tân Việt, Sài Gòn. 15. Hồ Lê(1991), Cú pháp tiếng Việt, quyển 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Hồ Lê(1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Hồ Lê(1993), Cú pháp tiếng Việt, quyển 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (1990), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Lưu Văn Lăng (1992), “ Về Sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo”, Ngôn ngữ số 1. 20. Nguyễn Thế Lịch (1992), “ Suy nghĩ về chiến lược dạy tiếng Việt”, Tạp chí giáo dục- đào tạo thường xuyên số 3. 21. Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục, Sài Gòn. 22. Nguyễn Văn Lộc (1993), Kết trị của động từ tiếng Việt, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội. 23. Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao, Nxb Giáo dục Hà Nội. 24. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Phan Ngọc (1957), “Góp ý kiến về từ loại thuật từ (verbe)”, Tập san Đại Học Văn Khoa, số 8, Hà Nội. 26. Phan Ngọc (1985), “Sự tiếp xúc ngữ pháp trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 4. 27. Ngữ Pháp Tiếng Việt (1983), Uỷ ban KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 28. Hoàng Phê (1982), “Tiền giả định và hàm ý trong ngữ nghĩa của tư), Ngôn ngữ sồ. 29. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội. 30. Hoàng Phê (1994)(chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 31. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Quy (1992), “Kiểu câu nào cần chủ ngữ”, Tạp chí KHXH tại TP Hồ Chí Minh, số 13. 33. Nguyễn Thị Quy (1994), “Thuộc tính ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ tiếng Việt”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2. 34. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Saussere. F.(1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội. 37. Vũ Thế Thạch (1985), “ Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 3. 38. Lê Xuân Thại (1978), “Các kiểu loại cấu trúc chủ – vị trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 2. 39. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 40. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp, TPHCM. 41. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội. 42. Lý Toàn Thắng (1981), “Giới thiệu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu”, Ngôn ngữ số 1. 43. Trần Ngọc Thêm – Hoàng Huy Tập (1991), “Thử bàn về từ và việc phân loại từ tiếng Việt trong cách nhìn từ văn bản”, Ngôn ngữ số 3. 44. Hoàng Văn Thung – Lê A (1995), Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội. 45. Nguyễn Minh Thuyết (1983), “Một kiểu câu có vị ngữ đứng sau chủ ngữ”, Ngôn ngữ số 3. 46. Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, Nxb P. Văn Tươi, Sài Gòn. 47. Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội. 48. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh (1995), Giáo trình tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TPHCM. 49. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 50. Vũ Thanh Tùng( 1989), “Tìm hiểu bổ ngữ có kết cấu C – V trong câu đơn tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 1. 51. Nguyễn Như Ý(chủ biên)(1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục TPHCM. Tiếng nước ngoài 52. Chomsky, Noam (1962), Syntactic Structures, Mouton, Netherlands. 53. Dik, S.C. (1981), Functional Grammar, Foris Publication. Dordrecht – Holland / Cinnaminson 54. Emeneau, M.B (1951), Studiesin Vietnamese ( Annamese) Grammar, University of California, Berkeley, Los Angeles. 55. Halliday, M.A.K (1994), An introduction to Functional Grammar, Blackwell, London. 56. Jacobson, R (1960), Linguistic and Poetics, Closing Staterment. In T.A Sebeok (esd), Style in Language, New York. 57. Lyons, J. (1977), Semantics, Cambridge University Press, Cambridge. 58. Lyons, J. (1981), Language, Meaning and Context, Bungay, Fontana. 59. Mai Ngọc Chừ (1998), Studying Vietnamese through English, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 60. Thomson L.C (1965), A Vietnamese Grammar, Seatle and Londom, University of Washington Press. 61. Wierzbicka, Anna (1996), Semantics Primes and Universals, Oxfor University Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLNN002.pdf
Tài liệu liên quan