Luận văn Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần công trình và thương mại giao thông vận tải

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một hướng đi đúng không chỉ riêng với công ty cổ phần Công trình và Thương Mại GTVT mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác có mạt trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu về vốn lưu động là vô cùng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao sử dụng VLĐ sao cho có hiệu quả nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tìm các biện pháp tăng vòng quay VLĐ để khả năng sinh lợi của VLĐ cao nhất. Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ được khẳng định như một xu thế khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần công trình và thương mại giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định sự thành bại của DN. Do đó, VKD nói chung và VLĐ nói riêng có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, các DN phải có ý thức bảo toàn và phát triển vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. 1.1.3.Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, VLĐ tham gia vào tất cả giai đoạn của vốn chu kỳ sản xuất KD: dự trữ - sản xuất – tiêu thụ. Đặc điểm nổi bật của VLĐ là không ngừng tuần hoàn và chu chuyển giá trị từ hình thái tiền tệ tuần tự qua các giai đoạn khác nhau và biến đổi hình thái biểu hiện để cuối cùng trở về hình thái vốn bằng tiền như điểm xuất phát nhưng lớn hơn cả về chất và lượng. Quá trình đó được diễn ra như sau: TSLĐ, ĐTLĐ T – H------------------------->Sản xuấtđH’ – T’ Sức lao động Trong đó: T’ = T+ờt - Khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ đựoc dùng để mua sắm đối tượng lao động trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoạn này vốn đã thay đổi từ hình thái vốn tiền tệ sang vốn vật tư hàng hóa. - Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hàng hóa sản xuất, qua công nghệ sản xuất, các vật tư dự trữ được chế tạo thành bán thành phẩm. - Kết thúc vòng tuần hoàn, sản phẩm sau khi được tiêu thụ, hình thái hiện vật lại được chuyển sang hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu. Sự biến đổi của các giai đoạn gọi là sự tuần hoàn của VLĐ, sự tuần hoàn liên tục không ngừng của VLĐ tạo thành một vòng tuần hoàn và được gọi là vòng chu chuyển của VLĐ. 1.1.4. Kết cấu của vốn lưu động. Là tỷ trọng của từng loại bộ phận chiếm trong tổng số VLĐ của DN trong kỳ KD nhất định, ở các DN khác nhau thì kết cấu VLĐ khác nhau. 1.1.4.1. Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của DN tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển( tiền Việt Nam, ngoại tệ...). Tiền là một loại tài sản mà DN có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Trong KD, vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, để mua sắm hàng hóa, tương ứng với quy mô KD của DN, đòi hỏi DN thường xuyên phải có một lượng tiền nhất định mới đảm bảo tài chính ở mức bình thường. Mức dự trữ vốn bằng tiền trực tiếp phụ thuộc vào mức dữ trữ hàng hóa. Trong DN hàng hóa và tiền tệ tạo thành 2 dòng luân chuyển: dòng hàng hóa và dòng tiền tệ vận động theo hai chiều khác nhau. Khi mua hàng dòng tiền tệ đi ra khỏi DN, đồng thời dòng hàng hóa đi vào. Khi bán hàng thì ngược lại, khi thu tiền về DN không phải dùng số tiền đó mua ngay một lượng hàng hóa tương ứng với số hàng vừa bán ra mà phải sau một thời gian nhất định DN mới mua vào một lượng hàng hóa dự trữ. Như vậy doanh nghiệp phải dự trữ một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thực tế vốn bằng tiền còn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của DN, nhưng dự trữ tiền mà vượt quá nhu cầu tiêu dùng thì sư gây ứ đọng vốn. Số tiền thừa này nên được đầu tư vào kinh doanh của DN như đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn thì có hiệu quả hơn.Tuy nhiên, nếu dự trữ tiền quá ít sẽ gây khó khăn cho DN trong chi tiêu, đầu tư mua sắm hàng hóa, hạn chế mức lưu chuyển hàng hóa. 1.1.4.2. Các khoản phải thu: Đây là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành VLĐ khi DN bán thành phẩm hàng hóa của mình cho các DN khác, thông thường sự vận động giao – nhận, tiền và hàng hóa không đồng thời nên phát sinh quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên các khoản nợ phải thu của khách hàng. Quy mô của các khoản phải thu không chỉ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, mà nó còn phụ thuộc vào loại hình, chính sách tín dụng DN. 1.1.4.3. Vốn vật tư hàng hóa( tồn kho): Trong quá trình luân chuyển của VLĐ phục vụ cho sản xuất KD thì vật tư, sản phẩm dở dang, hàng tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Quản lý dự trữ là tính toán, duy trì một lượng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa với cơ cấu hợp lý đảm bảo sản xuất KD được liên tục và có hiệu quả. Chi phí về dự trữ hợp lý không chỉ là chi phí về trông coi bảo quản mà còn là chi phí cơ hội của vốn. Việc dự trữ mặc dù hao phí nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho DN. 1.1.4.4. TSLĐ khác: Là một bộ phận của VLĐ trong DN biểu hiện thành giá trị của các khoản: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký cược, ký quỹ... 1.2. Phân loại vốn lưu động. 1.2.1. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động Vốn lưu động được chia thành 3 loại: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...đây chính là số tiền mà DN bỏ ra để mua hàng hóa vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục phòng ngừa sự biến động của nhu cầu thị trường cũng như giá cả từ phía nhà cung cấp. - VLĐ trong khâu sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm dở dang, chi phí trả trước chờ phân bổ... - VLĐ trong khâu lưu thông: là biểu hiện bằng của thành phẩm chờ tiêu thụ của hàng hóa mua ngoài, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, giá trị thành phẩm...đây là số tiền DN bỏ ra để thực hiện việc lưu thông hàng hóa.Số vốn này đảm bảo cho quá trình mua bán của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của VLĐ trong khâu của quá trình sản xuất KD. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.2.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện - Vật tư hàng hóa: Là biểu hiện băng tiền của các loại tài sản có hình thái hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu,sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm ... -Vốn bằng tiền: Là các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán...kể cả vàng bạc, đá quý, các chứng từ có giá trị như tiền. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét đánh giá mức lưu kho dự trự và khả năng thanh toán của mình.Từ đó, dự kiến những quyết định tối ưu để tận dụng số vốn bỏ ra.Ngoài ra, thông qua cách phân loại này có thể tìm ra biện pháp phát huy chức năng của các thành phần VLĐ bằng cách xác định mức dự trự hợp lý làm căn cứ xác định nhu cầu VLĐ. 1.2.3.Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động Nếu xét theo nguồn hình thành VLĐ có thể chia thành các nguồn như sau: 1. Vốn chủ sở hữu: - Nguồn vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (khoản chênh lệch tỷ giá, các khoản phải nộp được để lại…). - Nguồn vốn tự bổ sung: Là số vốn góp do DN tự bổ sung trong quá trình sản xuất KD như lợi nhuận của DN được tái đầu tư. 2.Nguồn vốn tín dụng: Là số vốn nhà DN vay của các ngân hàng tổ chức tín dụng. 3. Vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn do các DN khác, kể cả DN nước ngoài đóng góp cùng thực hiện sản xuất KD. 4. Vốn chiếm dụng: Là số vốn DN chiếm dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh do quan hệ thanh toán phát sinh như: nợ người cung cấp, nợ người mua, nợ công nhân viên, các khoản nợ ngân sách nhà nước nhưng chưa đến hạn thanh toán. Việc phân loại VLĐ của DN như trên nhằm xem xét và quyết định các phương thức huy động vốn phù hợp, đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, ổn định, không gây lãng phí và cũng không để cho DN thiếu VKD. 1.2.4.Phân loại theo thời gian huy động vốn. *Nguồn vốn lưu động thường xuyên: DN muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất KD được tiến hành liên tục tương ứng với quy mô sản xuất KD nhất định thì DN phải thường xuyên có một lượng TSLĐ nằm trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất KD, bao gồm các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những TSLĐ này được gọi là TSLĐ thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên TSCĐ. Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của TSCĐ Trong đó: Tổng nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế Tóm lại, nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN cho phép DN chủ động, cung cấp kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất KD bình thường, liên tục. *Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn lưu động ứng với TSLĐ hình thành không có tính chất thường xuyên, có tính ngắn hạn (dưới 1 năm) chủ yếu để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất KD của DN. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong DN. Ngoài ra, nó còn giúp nhà quản lý lập kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định và tổ chức nguồn vốn lưu động mang lại hiệu quả cao nhất cho DN. 1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài: * Nguồn vốn bên trong: là số vốn huy động từ bên trong DN như vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền khấu hao TSCĐ. * Nguồn vốn bên ngoài: là số vốn mà DN huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất KD như vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế... 1.3.Nhu cầu vốn lưu động. 1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ 3 nội dung theo công thức sau: VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất KD không thừa, không thiếu vốn. Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho + khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả người cung cấp Trong DN nhu cầu VLĐ thường chia thành 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. 1.3.2. Cách xác định nhu cầu VLĐ Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN bằng 2 phương pháp sau: 1.3.2.1.Phương pháp trực tiếp. Nội dung phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn DN phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. * Phương pháp này được xác định theo trình tự sau: Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết. Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp. Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của DN. Ưu điểm: là số VLĐ được xác định chính xác theo từng loại vật tư trong từng khâu của chu kỳ sản xuất. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và phức tạp nên không đáp ứng kịp thời khi lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động. 1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn, ở đây có thể chia thành 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của DN cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho DN mình.Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập DN với quy mô nhỏ. - Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của DN và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau: *Xác định số dư bình quân các khoản trong năm bao gồm: Số hàng tồn kho bình quân, số phải thu từ khách hàng bình quân, số phải trả bình quân. *Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong cả năm.Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động với doanh thu. *Xác định nhu cầu vốn lưu động của thời kỳ sau. Ưu điểm: Xác định nhu cầu VLĐ được nhanh chóng, đơn giản, đáp ứng kịp thời khi xác định nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch. Nhược điểm: Độ chính xác không cao. 1.4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng VLĐ trong sản xuất KD của các DN sản xuất được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu được phân làm 3 nhóm sau: 1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu SX 1.Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động bình quân = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ 2 trong đó 2.Số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Vòng quay của VLĐ được tính từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khi toàn bộ số tiền đó thu hồi lại nhờ tiêu thụ sản phẩm.Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong một kỳ(năm, quý, tháng) nếu số vòng tăng chứng tỏ VLĐ được luân chuyển với tốc độ cao và có lợi cho kết quả sản xuất kinh doanh. 3.Kỳ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ Kỳ luân chuyển bình quân = 360 Số vòng luân chuyển vốn lưu động Thời gian để quay một vòng chu chuyển VLĐ hết bao nhiêu ngày. Nếu số lần vận chuyển càng lớn và số ngày trong ngày trong mỗi lần chu chuyển càng ít thì hiệu quả VLĐ càng cao Sau khi xác định được chu kỳ luân chuyển bình quân của từng khoản VLĐ cần phải so số kế hoạch với số thực tế của năm báo cáo để đánh giá sự tiến bộ của việc lập kế hoạch VLĐ định mức. Do ảnh hưởng biến đổi của tốc độ luân chuyển VLĐ, doanh nghiệp đã tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) VLĐ. Vtk(+ -) = Doanh thu thuần trong kỳ x (K1 – K0) 360 Hoặc: Vtk(+-) = Vld - M1 L0 Trong đó:Vtk(+-): Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ kỳ này so với kỳ gốc M1 : Doanh thu thuần kỳ này L0 : Số lần luân chuyển VLĐ ở kỳ gốc Vtđ : Số VLĐ bình quân ở kỳ này Kt : Kỳ luân chuyển của vốn lưu động kỳ này K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc 4.Mức tiết kiệm VLĐ Vtk (+-) = M1 x ( K1 – K0) 360 Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ. nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do ăng tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ náy so với kỳ gốc 5.Hệ số đảm nhiệm VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Tổng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì phải có bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và vốn tiết kiệm càng nhiều. 6. Hệ số sinh lời VLĐ = Lợi nhuận ròng (sau thuế) Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, sau khi doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế cho nhà nước. Chỉ tiêu này càng lớn DN sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. 1.4.2. Hiệu quả VLĐ trong khâu thanh toán Để nắm bắt được tình hình tài chính của DN ta cần phải xem xét đến khả năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tốt, DN sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Hệ số khả năng thanh toán là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của DN đối với các khoản nợ. Nó biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa số vốn hiện có với số công nợ DN phải trả. 1. Hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN khi đến hạn thanh toán. Hệ số này cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao. 2. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ và ĐTNH – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán của DN, hệ số này càng cao, phản ánh năng lực thanh toán nhanh của DN càng được đảm bảo. 3. Hệ số thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại thời điểm xác định, tỷ lệ này không phụ thuộc vào các khoản phai thu và dự trữ. 1.4.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong quản lý hàng tồn kho và công nợ ngoài các chỉ tiêu trên , để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ , còn sử dụng các chỉ tiêu như 1) Hệ số nợ Hệ số nợ = Tổng số nợ của DN Tổng nguồn vốn của DN Hệ số này thể hiện tye lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Dn tổng số nợ của Dn bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tổng nguồnvốn bao gồm toàn bộ các nguồn vốn mà DN sử dụng hệ số nợ càng thấp thì vốn vay được sử dụng có hiệu quả còn ngược lại hệ số nợ càng cao thì chứng tỏ vốn vay sẽ không được sử dụng có hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro cho DN 2. Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho thấy độ dai thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của DN. 3. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc KD được đánh giá càng tốt. không làm ứ đọng vốn lưu động ở hàng tồn kho. II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN có nghĩa là sử dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật làm tăng nhanh vòng quay của VLĐ, giảm số ngày của kỳ luân chuyển bình quân, tiết kiệm tương đối VLĐ và nâng cao doanh lợi của VLĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có một số phương pháp sau: Xác định chính xác nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất KD của DN, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động của DN, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình sản xuất KD hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao. Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong DN, đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất KD một cách chủ động. Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, thanh toán tiền hàng, chủ động phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời khi vốn bị chiếm dụng còn có rủi ro trở thành nợ khó đòi làm thất thoát vốn của DN, đòi hỏi DN phải chủ động phòng ngừa, tạo lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn để bù đắp khi vốn bị chiếm dụng. Tổ chức quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm...hạn chế mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn. DN cần tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý chi phí. Quản lý chi phí chính là việc xác định các định mức cho từng bộ phận sau đó là dự toán theo tháng, quý, năm và cuối cùng áp dụng và điều chỉnh trong thực tế. Do vậy, sử dụng chi phí một cách hợp lý gáp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấ, trong điều kiện hiện nay việc đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không những nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN. Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn. Để thực hiện biện pháp này doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ đến khâu lưu thông sản Chương II: THựC TRạNG quản lý và Sử DụNG VốN lưu động TạI CÔNG TY Cổ PHầN CÔNG TRìNH Và THƯƠNG MạI GTVT. 2.1 Khái quát một số nét lớn về công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. -Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT -Trụ sở chính: 69 Triều Khúc – Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân – Hà Nội. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT – Tiền thân là công ty kiến trúc được thành lập theo quyết định số 929/QĐ/Trung tâm ngày 29/4/1978 của Bộ GTVT, sau đó đổi thành Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT theo quyết định số 1392/QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/7/1990 của Bộ GTVT - bưu điện. Năm 2000 căn cứ vào nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ và tại công văn số 591/TCCB-LĐ ngày 14/11/2000 Bộ trưởng bộ GTVT đã quyết định đổi tên thành “Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT” trực thuộc tổng công ty cơ khí GTVT theo quyết định số 3715/QĐ/ Bộ GTVT ngày 07/12/2000. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT được Nhà nước giao nhiệm vụ với chuyên ngành XDCB, công ty đã khảo sát thiết kế, sửa chữa cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các công trình giao thông, công nghiệp dân dụng, thuỷ lợi, đường dây, trạm biến áp điện từ 35KW trở xuống. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí cấu kiện thép, phao phà, biển báo giao thông, biển báo nhà, biển báo xe máy thi công cơ giới và sản phẩm cơ khí khác. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng GTVT. - Kinh doanh thương mại. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trường và sản xuất có lãi nhằm ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty phân xưởng cơ khí Phân xưởng sx cọc tiêu biển báo Phân xưởng sx và cung ứng tấm sóng phòng vệ mềm Đội công trình giao thông số 1 Đội công trình giao thông số 2 Phân xưởng kết cấu thép Tiếp thị KD Kho bãi VT Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 3 Tổ trang trí nội thất Tổ cấp thoát nước Giám đốc công ty phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc KD Phó giám đốc nội chính Phòng kỹ thuật thi công Phòng tài chính Phòng kế hoạch văn phòng tổng hợp XN cơ khí ATGT XN XD cầu đường XN cung ứng VT XN dân dụng CN Đội hoàn thiện công trình *Ban giám đốc: Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc do tổng công ty hay hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Công ty có 3 phó giám đốc đảm nhiệm các vai trò khác nhau, các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo nhiệm vụ đã phân công, tham mưu cho phó giám đốc độc lập các dự án mở rộng sản xuất chỉ đạo chặt chẽ kịp thời công tác lập kế hoạch. *Phòng kỹ thuật thi công: Là bộ phận tham mưu giúp công ty về công tác kế hoạch tổ chức, thi công tiến độ chất lượng công trình an toàn lao động, xây dựng kế hoạch dài hạn, tháng năm, quý của công ty bao gồm: Kế hoạch về xây lắp lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư, kế hoạch XDCB. *Phòng tài chính kế toán: Là phòng có chức năng giúp giám đốc công ty về công tác hạch toán kế toán, quản lý và sử dụng các loại vốn quỹ, phân phối loại thu nhập của các đơn vị trong công ty theo chế độ quy định của công ty, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đồng thời giúp giám đốc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng tiền đối với mọi hoạt động của các bộ phận xí nghiệp trực thuộc công ty, phối hợp với các phòng ban trong công ty, đốn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính phân bổ các khoản tiền lương, tiền thưởng cho các đơn vị trong công ty. *Văn phòng tổng hợp: là phòng có chức năng tổng quát tất cả các nghiệp vụ phát sinh tỏng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty như phục vụ hành chính xã hội, công tác lao động tiền lương, BHXH. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty kế toán trưởng Kế toán tổng hợp. Kế toán ngân hàng. Kế toán NVL và thanh thoán bán hàng Kế toán phụ trách máy tính. Nhân viên kinh tế và đơn vị trực thuộc. Kế toán trưởng: là tham mưu chính về công tác kế toán tài vụ của công ty, có năng lực trình độ chuyên môn về tài chính ké toán, nắm chắc về chế độ hiện hành của nhà nước để chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán tổng hợp phụ trách. Kế toán tổng hợp: ghi chép các phần hành công việc kế toán mà các bộ phận khác chưa làm như tổng hợp số liệu tính toán các khoản thu nhập, kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán ở tất cả các bộ phận và công việc hạch toán ở các đơn vị trực thuộc. Kế toán vốn bằng tiền, vay thanh toán giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của DN: ghi chép kế toán tổng hợp kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu trả và nguồn vốn sở hữu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo kế toán nội bộ về khoản nợ, thống kê chi tiêu các phần hành thực hiện ở trên. Kế toán NVL trực tiếp, CCDC và thanh toán BHXH: ghi chép tổng hợp chi tiết về tài sản và hàng tồn kho lập báo cáo kế toán nội bộ, tính tiền lương các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ mà DN phải trả, theo dõi tài sản, VL, CCDC đang sử dụng ở tất cả các bộ phận . Kế toán máy: có trách nhiệm nhập các số liệu chứng từ quản lý nguồn số liệu và tính toán 1 số khâu đơn giản bớt công việc của kế toán thủ công, lưu trữ các số liệu cũng như chứng từ, hoá đơn. 2.2.Tình hình quản lý vốn và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTảntong 2 năm 2004 và 2005 2.2.1.Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty Để phân tích sâu hơn về kết quả kinh doanh của Công ty cũng như giúp nhà quản lý nắm được hiện trạng của công ty, chúng ta cùng xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn của công ty nêu ở bảng 1.những số liệu này được lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty Bảng 1: Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: Ttiệu đồng Tài sản 2004 2005 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền % A. TSLĐ và ĐTNH. 76.213 104.839 28.626 37,56 I. Tiền 12.991 14.365 1.374 10,57 II. Các khoản đầu tư TCNH. 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu. 53.425 42.182 -11.243 -21,04 IV. Hàng tồn kho 9.135 47.487 38.352 419,8 V.TSLĐ khác 662 805 143 21,6 B. TSCĐ và ĐTDH. 6.688 14.991 8.303 124,1 I. TSCĐ 5.448 11.091 5.643 103,5 II. Đầu tư TCDH. 1.241 3.900 2.659 214,2 Tổng tài sản. 82.901 119.830 36.929 44,5 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 64.527 96.913 32.386 50,18 I. Nợ ngắn hạn 53.529 93.322 39.793 74,3 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 III. Nợ khác 10.998 3.591 -7.407 -67,3 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.374 22.917 4.543 24,7 I. Nguồn vốn quỹ 17.333 22.500 5.167 29,8 II. Nguồn kinh phí 1.041 417 -624 -59,9 Tổng nguồn vốn 82.901 119.830 36.929 44,5 Nguồn số liệu : Phòng tài chính kế toán Qua số liệu tính toán nêu ở bảng 1 cho thấy : - Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 44,5% ứng với số tăng tuyệt đối là 36.929 triệu đồng. Ta dễ nhận thấy quy mô KD của công ty được mở rộng, hiệu quả KD tốt. VKD của công ty tăng do công ty đầu tư để mua thêm trang thiết bị nhằm mở rộng sản xuất cải tiến sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. - TSCĐ và DTDH của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 với tỷ lệ 124,1% ứng với số tuyệt đối tăng 8.303 triệu đồng, là do công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư tài chính dài hạn. Điều này giúp cho công ty có thêm năng lực sản xuất và tăng công suất, nâng cao chất lượng và vị trí cạnh tranh của công ty. - TSLĐ và ĐTNH so với TSCĐ và ĐTDH tuy lớn hơn nhưng hợp lý vì DN tập trung mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều đại lý tiêu thụ để tăng doanh thu và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nưa do đầu năm Công ty cần vốn để mua nguyên liệu dự trữ khi giá thành còn thấp, khi có sẵn nguyên liệu Công ty chủ động sản xuất, nâng cao công suất máy móc, từ đó làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho DN. - Nợ phải trả của công ty năm 2004 là 64.527 triệu đồng, năm 2005 là 96.913 triệu đồng, tăng 32.386 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 50,18% là do công ty đầu tư thêm tài sản lưu động để mua nguyên liệu dự trữ. Trong đó nợ ngắn hạn tăng lên 39.793 triệu đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng là 74,3% nhưng vẫn nằm trong dự kiến và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Các khoản nợ khác giảm với tỷ lệ là 67,3%, là do đã đến kỳ hạn Công ty phải thanh toán một số khoản vay khác. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng giải quyết tốt công nợ , tình hình tài chính ổn định 2.2.2 Tình hình sử dụng Vốn kinh doanh của Công ty trong 2 năm2004,2005 Vốn kinh doanh của công ty.Tình hình sử dụng Vốn kinh doanh của Công ty phản ánh ở bảng 2 Bảng 2. Vốn KD của công ty và cơ cấu vốn KD Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng vốn kinh doanh 82.901 100 119.830 100 36.929 44,5 1. Vốn lưu động 76.213 91,93 104.839 87,49 28.626 37,56 2. Vốn cố định 6.688 8,07 14.991 12,51 8.303 124,1 Nguồn số liệu : phòng tài chính kế toán Quasố liệu nêu ở bảng 2 ta thấy VKD của công ty năm 2005 là 119.830 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 36.929 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 44,5%. Sở dĩ VKD của công ty tăng lên là do vốn kinh doanh được bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất KD. Trong đó, VLĐ năm 2004 chiếm tỷ trọng cao nhất 91,93% trong tổng vốn, sang đến năm 2005 giảm xuống còn với tỷ trọng là 87,49%. Đồng thời, tỷ trọng vốn cố định lại tăng từ 8,07% năm 2004, lên 12,51% năm 2005. và tỷ lệ tăng 124,1% so với năm 2004, là do công ty đã chú ý tới đầu tư vốn đổi mới thiết bị sản xuất nên vốn cố định đã tăng đáng kể. 3. Tình hình huy động vốn của công ty (nguồn vốn công ty). Bảng 3: Tình hình huy động vốn của công ty (nguồn vốn công ty). Tình hình huy động vốn của công ty được phản ánh ở bảng 3 dưới đây Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng nguồn vốn 82.901 100 119.830 100 36.929 44,5 I. Vốn chủ sở hữu 18.374 22,16 22.917 19,12 4.543 24,7 1. Nguồn vốn quỹ 17.333 94,33 22.500 98,2 5.167 29,8 - Vốn kinh doanh 10.585 61,06 9.827 42,9 -758 -7,16 - Qũy đầu tư phát triển 4.728 27,27 4.654 20,3 -74 -1,56 - Qũy dự phòng tài chính 865 4,99 649 2,83 -216 -24,9 -Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.155 6,66 7370 32,2 6.215 538,1 2. Nguồn kinh phí 1.041 5,66 417 1,82 -624 -59,9 II. Nợ phải trả 64.527 77,84 96.913 80,88 32.386 50,2 1. Nợ ngắn hạn 53.529 82,96 93.322 96,29 39.793 74,3 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 3. Nợ khác 10.998 17,04 5.591 3,71 -7.407 -67,3 Nguồn số liệu : phòng kế toán tài chính Quasố liệu tính toán nêu ở bảng 3 ta thấy , tổng nguồn vốn 2005 đạt 119.830 triệu dồng tăng 44,5% so với năm 2004. Trong đó nợ năm 2004 phải trả chiếm tỷ trọng cao 77,84% năm 2004,sang đến năm 2005 tăng đột ngột lên 80,88% ứng với tỷ lệ 50,2% so với năm 2004. Như vậy để tài trợ cho hoạt động sản xuất KD của công ty phải tìm sự tài trợ ở bên ngoài. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, từ 82,96% năm 2004 tăng lên 96,29% năm 2005, ứng với tỷ lệ 74,3% so với năm 2004 để đảm bảo vốn cho hoạt động KD được bình thường. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 là 22.917 triệu đồng tăng 24,7% (+ 4.543 triệu đồng) so với năm 2004, nhưng tỷ trọng giảm xuống từ 22,16% năm 2004 xuống còn 19,12% năm 2005. Từ đó chứng tỏ công ty cũng tạo dược thế tự chủ về tài chính trong hoạt dộng sản xuất KD. 4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây. Kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty được phản ánh ở bảng 4 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm(2004 – 2005). Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền % 1 Tổng doanh thu 50.146 102.941 52.795 105,3 2 Các khoản giảm trừ - - - - 3 Doanh thu thuần 50.146 102.941 52.795 105,3 4 Giá vốn hàng bán 48.582 99.159 50.577 104,1 5 Lợi nhuận gộp 1.564 3.782 2.218 141,7 6 Doanh thu HĐTC 24.076 62.403 38.327 159,2 7 Chi phí tài chính 165 421 256 154,6 8 Chi phí bán hàng 234 1.436 1.202 513,6 9 Chi phí QLDN 1.163 1.706 543 46,6 10 LN thuần từ hoạt động KD 167 640 473 283,2 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 52 140 88 169,2 12 Thuế TNDN phải nộp 14 39 25 178,6 13 LN sau thuế 38 101 63 165,8 Nguồn số liệu : phòng kế toán tài chính Qua số liệutính toán nêu ở trên bảng 4 ta thấy tình hình sản xuất KD của công ty trong 2 năm gần đây là tương đối tốt -Doanh thu năm 2005 là 102.941 triệu đồng tăng 52795 triệu đồng so với năm 2004 tăng 105.3% (+ 52.795 triệu đồng) so với năm 2004 đây là 1 kết quả đáng khích lệ của công ty cổ phần công trình và Thương Mại GTVT. - Giá vốn hàng bán tăng 104,1% (+50.577 triệu đồng) so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng 141,7% (+2.218 triệu đồng) - Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 169,4% (+88 triệu đồng) so với năm 2004. Trong đó lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 473 triệu đồng do công ty đã có biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. - Chi phí bán hàng tăng đáng kể so với năm 2004 là 1.202 triệu đồng ứng với tỷ lệ 513,6% - Lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng tăng năm 2005 là 640 triệu đồng tính hiệu quả trong KD của công ty đạt kết quả tốt . - Lợi nhuận sau thuế năm 2004 là 38 triệu đồng, năm 2005 là 101 triệu đồng tăng 165,8% so với năm 2004. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất KD của DN. Ta thấy công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn. 2.3 hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.2004-2005 2.3.1. Kết cấu VLĐ của công ty Kết cấu VLĐ nêu ở bảng 5 Bảng 5: Cơ cấu vốn lưu động của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT I. Vốn bằng tiền 12.991 17,05 14.365 13,70 1.374 10,57 II.Các khoản phải thu 53.425 70,09 42.182 40,24 -11.243 -21,0 III.Hàng tồn kho 9.135 11,99 47.487 45,29 38.352 419,9 1. NVL tồn kho 104 1,14 1.291 2,71 1.187 1141,3 2.Chi phí SXKD dở dang 9.008 98,6 45.864 96,6 36.856 409,1 3.Thành phẩm 23 0,25 329 0,69 306 1330,4 IV. TSLĐ khác 662 0.87 805 0,77 143 21,6 1.Tạm ứng 246 37,2 213 26,5 -33 -13,4 2. Chi phí trả trước 0 0 0 0 0 0 3.Chi phí chờ kết chuyển 191 28,9 546 67,8 355 185,9 4.Thế chấp, ký quỹ, ký cược. 225 33,9 46 5,7 -179 -79,6 Tổng TSLĐ và ĐTNH. 76.213 100 104.839 100 28.626 37,6 Nguồn số liệu : phòng kế toán tài chính Qua bảng trên cho thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty từ năm 2004- 2005 có sự gia tăng nhanh, điều này cho thấy độ mở rộng sản xuất, kết quả hoạt động KD khả quan làm cho quy mô vốn của công ty không ngừng tăng lên. Trong TSLĐ có bao gồm rất nhiều khoản mục để hiểu rõ hơn tình hình TSLĐ và ĐTNH của công ty ta đi sâu vào từng khoản mục sau : Vốn bằng tiền: Lượng tiền của công ty năm 2004 là 12.991 triệu đồng nhưng đến năm 2005 tăng lên 14.365 triệu đồng. Lượng vốn bằng tiền của công ty so với tổng tài sản thì vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ trọng của lượng tiền thấp là 1 dấu hiệu xấu, gây khó khăn cho công ty trong việc chi trả ngay khi khách hàng đòi, và khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội đấu thầu, tham gia đấu thầu (cơ hội làm ăn) vì không có dủ sản lượng tiền mặt đủ lớn . Các khoản phải thu : năm 2004 các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng là 70,09% trong tổng TSLĐ, năm 2005 chiếm tỷ trọng 50,24% trong tổng TSLĐ . Đây là 1 dấu hiệu cho thấy công ty phải đầu tư tiền vào các công trình nhưng chưa thu được kết quả vì công trình còn dở dang và công ty bị chiếm dụng vốn do 1 số DN khác còn nợ, cũng như đi góp liên doanh liên kết. Vậy công ty cần nhanh chóng thúc đẩy việc thu các khoản phải thu để đảm bảo chủ động về vốn cho sản xuất D. Hàng tồn kho năm 2005 là 47.487 triệu đồng tăng 38.352 triệu đồng ứng với 419,9% so với năm 2004 . Trong đó : + Nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng tăng, năm 2005 tăng 1141,3% so với năm 2004, chứng tỏ công ty nhập nguyên vật liệu để sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng với khối lượng lớn vào năm 2005. + Thành phẩm tồn kho năm 2005 là 329 triệu đồng, mặc dù có tỷ lệ tăng cao 1330,4% so với năm 2004 và tỷ trọng giảm từ 0,25% năm 2004 lên 0,69% năm 2005 . Điều này cho thấy công tác tiêu thụ sản xuất chưa được tổ chức phù hợp với thời vụ nên đã làm cho lượng hàng tồn kho trong kho còn lớn, ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn . 2.3.2 Hiệu quả quản lý ,sử dụngVLĐ tại công ty cổ phần công trình và Thương Mại GTVT. 1. Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ trong khâu sản xuất Hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ nêu ở bảng 6 Bảng 6: Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển. Chỉ tiêu ĐVT Kết quả So sánh 05/04 2004 2005 ST % 1.Doanh thu thuần Tr.đồng 50.146 102.941 52.795 105,3 2.Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Tr.đồng 38 101 63 165,8 3.VLĐ bình quân Tr.đồng 58.385 90.526 32.141 55,1 4.Số vòng quay VLĐ (1/2) vòng 0,85 1,14 0,29 34,1 5.Thời gian 1 vòng luân chuyển. (360/4) ngày 423 316 -107 -25,3 6.Mức tiêt kiệm VLĐ triệu đồng -16.3 -30,6 -289.7 -1.7 6.Hệ số sinh lời (3/2) Tr.đồng 0,0006 0,001 0,0004 66,7 7.Hệ số đảm nhiệm (2/1). đồng 1,16 0,87 -0,29 -25 1.Vòng quay VLĐ : Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ sản xuất KD, VLĐ quay được mấy vòng, nếu vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại . Năm 2004 = 50.146 = 0,85 vòng 58.385 Năm 2005 = 102.941 = 1,14 vòng 90.526 Vòng quay VLĐ năm 2004 là 0,85 vòng, năm 2005 là 1,14 vòng tăng 34,1% so với năm 2004 vì trước hết do DT có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng VLĐ bình quân sử dụng. Tuy nhiên, vòng quay VLĐ năm 2005 tăng 0,29 vòng so với năm 2004 nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao do nợ phải thu hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần VLĐ. 2. Kỳ luân chuyển . Năm 2004 = 360 = 423 ngày 0,85 Năm 2005 = 360 = 316 ngày 1,14 Năm 2005 doanh thu thuần tăng 105,3% cao hơn tốc độ tăng VLĐ bình quân 55,1% đã làm cho số vòng quay VLĐ tăng 34,1% nên đã rút ngắn được thời gian luân chuyển của 1 vòng VLĐ là 107 ngày giảm 25,3% so với năm 2005 .Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐcủa công ty năm 2005 tôt hơn năm 2004 3.Mức tiết kiệm VLĐ 2004 = 50.146 x (315 – 423) = -16,3 triệu 360 2005 = 102941 x (315 – 423) = -30.6 triệu 360 Số tiết kiệm của năm 2004 là -16.3 triệu còn năm 2005 là - 30.6 triệu điều này cho thấy năm 2005 còn thiếu vốn nhiều hơn năm 2004 DN luôn lâm vào tình trạng có ngân quỹ âm nên DN cần có biện pháp tiết kiệm nguồn vốn 4.Hệ số đảm nhiệm VLĐ Năm 2004 = 58.385 = 1,16 50.146 Năm 2005 = 90.526 = 0,87 102.941 chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần thì cần phải chi phí bao nhiêu đồng vốn LĐ . Năm 2004 cần 1,16 đồng VLĐ và năm 2005 ít hơn 2004 là : (0,87 – 1,16) = - 0,29 ( đồng ) điều này chứng tỏ công ty KD đã tiết kiệm được VLĐ lớn. 6.Hệ số sinh lời của VLĐ Năm 2004 = 38 = 0.0006 58.385 Năm 2005 = 101 = 0.001 90.526 Chỉ tiêu này phản ánh năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ làm ra 0,0006 đồng lợi nhuận. Năm 2005, 1 đồng VLĐ tạo ra 0,001 đồng lợi nhuận, tăng 66,7% tức 0,0004 đồng so với năm 2004 là do vòng quay VLĐ tăng, kỳ luân chuyển giảm, năm 2005 công ty đã tiết kiệm được 30877 đồng làm hệ số sinh lời của DN tăng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu thanh toán 2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng VLĐtrong khâu thanh toán quản lý hàng tồn kho và công nợ được phản ánh ở bảng 7 Bảng 7: Khả năng thanh toán, kỳ thu tiền trung bình, vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu ĐVT Kết quả So sánh 05/04 2004 2005 ST % 1.Tổng TSLĐ và ĐTNH Tr.đồng 76.213 104.839 28.626 37,56 2.Vốn bằng tiền Tr.đồng 12.991 14.365 1.374 10,57 3.Hàng tồn kho Tr.đồng 9.135 47.487 38.352 419,8 4.Doanh thu thuần Tr.đồng 50.146 102.941 52.795 105,3 5.Giá vốn hàng bán Tr.đồng 48.582 99.159 50.577 104,1 6.Hàng tồn kho bình quân Tr.đồng 12.313 28.511 16.198 131,5 7.Số dư bình quân phải thu Tr.đồng 36.705 45.324 8.619 23,48 8.Tổng số ngắn hạn Tr.đồng 53.529 93.322 39.793 74,3 9.Khả năng thanh toán ngắn hạn(1/8) % 1,4 1,1 -0,3 -21,4 10.Hệ số thanh toán hiên thời (1-3/8) % 1,25 0,61 -0,64 -51,2 11.Khả năng thanh toán tức thời(2/8) % 0,24 0,15 -0,09 -37,5 12.Kỳ thu tiền trung bình(7/4*360) ngày 263,5 158,5 -105 -39,8 13.Vòng quay hàng tồn kho(5/6) vòng 3,94 3,47 -0,47 -11,9 14.hệ số nợ % 0.7 0.9 0.2 28.5 nguồn số liệu : phòng tài chính kế toán Qua các chỉ tiêu tính toán trên ở bảng 7 cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu thanh toán như sau 1).Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Năm 2004 = 76.213 = 1,4 53.529 Năm 2005 = 104.839 = 1,1 93.322 Khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004, điều này cho thấy năm 2004 công ty chỉ cần giải phóng 1/1,4 = 0,7% TSLĐ hiện có là đủ thanh toán hết các khoản nợ hiện thời. Năm 2005 cần giải phóng 1/1.1 = 0.9% TSLĐ, chỉ số này chưa tốt vì năm 2005 có hệ số nhỏ hơn 1, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không ổn định. 2).Hệ số thanh toán nhanh Năm 2004 = 76.213 – 9.135 = 1,25 53.529 Năm 2005 = 104.839 – 47.487 = 0,61 93.322 Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005 giảm hơn so với năm 2004, hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đên hạn thanh toán. Như vậy có thể nói khả năng thanh toán nhanh của công ty còn rất yếu, rủi ro về thanh toan có thể xảy ra nếu công ty không có kế hoạch thu hồi nợ, bán hàng và tiêu thụ, hàng tồn kho để có tiền trả các khoản nợ tới hạn thanh toán. 3).Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Năm 2004 = 2.991 = 0.024 53.529 Năm 2005 = 14.365 = 0.015 93.322 Hệ số thanh toán tức thời của công ty năm 2005 giảm so với năm 2004, điều này gây khó khăn cho việc thanh toán công nợ, đòi hỏi công ty phải xác định nhu cầu vốn bằng tiền một cách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ tới hạn. 2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong quản lý hàng tồn kho và công nợ của công ty 2 năm 2004-2005 như sau 1) Hệ số nợ : Năm 2004 = 53529 = 0.7 76213 Năm 2005 = 93322 = 0.9 104839 Điều này cho thấy hệ số nợ ở cuối năm lại cao hơn ở đầu năm tình trạng nợ chưa được giảm mà còn tăng nên chứng tỏ vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả 2).Kỳ thu tiền trung bình. Năm 2004 = 36.705 x 360 = 263,5 ngày 50.146 Năm 2005 = 45.324 x 360 = 158,5 ngày 102.941 Thời gian thu hồi tiền bán hàng của doanh nhgiệp kể từ lúc giao hàng đến khi thu được tiền bán hàng là rất dài. Năm 2005 là 158,5 ngày ngắn hơn so với năm 2004 là ( 263,5 – 158,5 )= 105 ngày 3).Vòng quay hàng tồn kho. Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành 1 cách bình thường, liên tục và đáp ứng nhu cầu thị trường, có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt vì công ty chỉ cần lượng hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh thu cao . Năm 2004 = 48.582 = 3,94 vòng 12.313 Năm 2005 = 99.159 = 3,47 vòng 28.511 Tuy nhiên, số lượng hàng tồn kho còn ở mức cao năm 2004 là 9.135 triệu đồng so với năm 2005 là 47.487 triệu đồng. Vì công ty nhập NVL để đáp ứng đơn đạt hàng với khối lượng lớn, sản phẩm lại tiêu thụ chậm nên vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 3,47 vòng tuy có giảm xuống 0,47 vòng so với năm 2004. Chương 3: Một số biện pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT. Một số đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng VLĐcủa công ty Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. thể hiện qua những ưu điểm , nhược điểm sau đây 3.1. Ưu điểm Tình hình TSLĐ của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT trong một vài năm qua biến động theo chiều hướng đi lên, tăng dần qua các năm. Doanh thu thuần, lợi nhuận đạt được cũng tăng. Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT đang ngày càng hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý và sử dụng VLĐ một cách có hiệu quả.Tốc độ luân chuyển VLĐ được nâng cao và số lợi nhuận thu được từ một đồng VLĐ cũng được nâng cao hơn so với các năm trước. Đây là một nỗ lực của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT trong việc tiếp tục tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất KD. Chính vì thế mà hiệu quả sản xuất KD ngày một tăng. Số lượng công trình Công ty trúng thầu ngày một tăng, đáng kể là các công trình có giá trị lớn, các công trình trọng điểm của nhà nước. Điều này cho thấy quy mô và uy tín của công ty đang được khẳng định trên thị trường. Nhờ đó mà công ty đã tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ CNV và thu nhập ngày một ổn định. 3.1.2. Nhược điểm Cơ cấu VLĐ chưa hợp lý, chưa phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty, VLĐ đưa vào hoạt động KD chủ yếu được hình thành bằng nguồn vốn có được từ vay ngắn hạn, công ty chưa xác định được nhu cầu VLĐ, tốc độ luân chuyển VLĐ chậm . Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng VLĐ mặc dù 2005 có giảm hơn so với năm 2004, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã bị các DN khác chiếm dụng vốn nhiều. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm tổ chức chưa tốt làm cho lượng hàng tồn trong kho quá lớn, ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn dẫn đến 1 bộ phận lớn tiền vốn không luân chuyển, sinh lời. 3.2. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần công trinh và Thương Mại GTVT. 3.2.1.Kế hoạch hóa việc sử dụng vốn: Đối với việc lập kế hoạch VLĐ hàng năm, cần đảm bảo chính xác, xác định đúng nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường, xây dựng thị trường kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất KD trên cơ sở tiết kiệm VLĐ. 3.2.2.Tăng doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của công ty trong một thời gian nhất định. Doanh thu là nhân tố quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thi phần của công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô KD cảu công ty. Vì vậy, phải cố gắng bằng mọi cách để không ngừng tăng doanh thu. Do đó, để tăng doanh thu trong thời gian tới Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động Marketing 3.2.3. Đẩy mạnh thu hồi công nợ và quản lý nợ phải thu: Các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là tiền bán hàng. Thông thường các cửa hàng lấy lô hàng thì se trử tiền trước, và một chu trình như thế đã kéo dài từ 20 -30 ngày. Trên thực tế hàng chuyển giao cho các cửa hàng là đã chuyển quyền sở hữu, nhưng sau khi bán xong lô hàng, các cửa hàng mới thanh toán cho công ty. Điều lo lắng nhất cho công ty không phải là không bán được hàng và khách hàng không trả tiền mà chỉ lo sau khi bán hàng và thu đợc tiền rồi, các cửa hàng đó sẽ dùng tiền đó vào mục đích khác. Như vậy, vốn lưu động của công ty sẽ bị chiếm dụng,sai với mục đích ban đầu llà cấp tín dụng trả chậm nhằm hỗ trợ bán hàng cho các cửa hàng. Để giảm vốn bị chiếm dụng trong khâu thanh toán đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu, như xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng dây dưa, nợ quá hạn, thu hồi các khoản nợ. 3.2.4.Tăng vòng quay VLĐ: Để tăng vòng quay VLĐ, công ty cần tăng doanh thu và giảm số dư bình quân VLĐ. - Để tăng doanh thu, công ty cần áp dụng các công cụ tài chính hợp lý nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thu tiền bán hàng nhanh. Tăng năng suất lao động là biện pháp quan trọng để tăng doanh thu nhanh chóng thu hồi vốn. - Để giảm VLĐ sử dụng, một trong những giải pháp là công ty cần xác định nhu cầu VLĐ, trong đó xác định nhu cầu vốn bằng tiền thông qua lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ một cách cụ thể. 3.2.5. Tiêu thụ nhanh sản phẩm sản xuất ra. + Lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có nguồn tài chính bù đắp khi phải bán hàng tồn kho bị lỗ. + áp dụng chính sách chiết khấu với tỷ lệ thỏa đáng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, đúng hạn tạo doanh thu tuyệt đối cho công ty. + Lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất nhằm đảm bảo cung ứng nguồn vốn cho KD với chi phí lãi vay thấp nhất. 3.2.6 Thực hiện các chiến lược Marketing, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng tìm hiểu thị trường của khách hàng. 3.2.7 Lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa sao cho phù hợp để đáp ứng được nhu cầu KD của công ty. 3.2.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý tăng cường công tác kiểm tra , giám sát Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một hướng đi đúng không chỉ riêng với công ty cổ phần Công trình và Thương Mại GTVT mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác có mạt trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu về vốn lưu động là vô cùng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao sử dụng VLĐ sao cho có hiệu quả nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tìm các biện pháp tăng vòng quay VLĐ để khả năng sinh lợi của VLĐ cao nhất. Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ được khẳng định như một xu thế khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đứng trước những đòi hỏi và khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần Công trình và Thương MạiGTVT luôn cố gắng khai thác mọi tiềm năng để vưon lên và khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Trong những năm công tác quản lý và sử dụng VLĐ luôn được công ty quan tâm. Tuy chưa đạt kết quả như mong muốn, nhưng công ty cũng đã tạo được vị thế của mình trong ngành xây dựng. Hy vọng trong thời gian tới với nỗ lực cố gắng phấn đấu, công ty sẽ vượt qua mọi khó khăn để thành công trên con đường kinh doanh của mình. Sau 4 năm học tập tại trường, qua nghiên cứu các tài liệu sách vở và quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. Với sụ nỗ lực của bản thân và bằng những kiến thức tích lũy được trong quá trình đào tạo tại trường ĐH Quản Lý Kinh Doanh em đã hoàn thành đề tài” Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thái Bá Cẩn đã tận tình giúp đỡ em trong việc lựa chọn, tìm hiểu và giải quyết đề tài cùng các cô, chú trong phòng tài chính kế toán trong công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32866.doc
Tài liệu liên quan