PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện
đại hóa (HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cuộc cách mạng về khoa học, kỹ
thuật và công nghệ (KH KT & CN) đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn cao, có trình độ tay nghề vững vàng. Đòi hỏi này chỉ có thể giải
quyết và đáp ứng trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục. Có thể phát triển
giáo dục bằng nhiều con đường, nhiều chủ trương. Xuất phát từ quan điểm
giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, Đảng và Nhà nước ta coi xã
hội hóa (XHH) giáo dục là một chủ trương lớn nhằm tạo điều kiện cho mọi
người dân được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề,
đồng thời “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân
dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân” (TL.8-trang 61).
1.2. Trong gần 20 năm qua, công tác XHH giáo dục được triển khai rộng
khắp và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và trách nhiệm của ba lực
lượng trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn
thể xã hội) và của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân
(GDQD) được nâng cao và sâu sắc hơn. Cơ hội và điều kiện học tập, nâng cao
chuyên môn, tay nghề của người dân nhiều hơn, thuận lợi hơn. Giáo dục đã
hướng đến phục vụ nhu cầu về KHKT&CN, về lực lượng lao động có tay
nghề của các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, công tác XHH giáo
dục còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Có những khiếm khuyết do nhận
thức của các lực lượng trong hệ thống chính trị và của người dân về XHH
giáo dục chưa đầy đủ, chưa sâu. Chưa xuất phát từ lòng dân (xem phần
đánh giá của Bộ GD&ĐT, TL 1.).
Xuất phát từ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” trong đó nhiệm vụ thứ hai là chủ yếu, theo chúng tôi
cần phải lưu ý đến một khiếm khuyết ít được nói đến, đó là công tác XHH
giáo dục thời gian qua đã quá chú trọng đến các bậc giáo dục thấp (giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông), mà chưa quan tâm đúng mức đến các
bậc giáo dục cao (giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học)
– những bậc giáo dục trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có
chuyên môn, có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH.
Từ đây nảy sinh một thực tế: Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề của
nước ta quá thấp, chỉ có 15% bình quân cả nước, trong đó chỉ 0,5% đội ngũ
lao động có trình độ cao. Vì thế, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ thứ hai
(đào tạo nhân lực) của ngành giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của các
lĩnh vực kinh tê xã hội. Từ đây, một đòi hỏi bức thiết đặt ra: cần mở rộng hệ
thống trường lớp đào tạo nghề cho đội ngũ lao động, trong đó phải ưu tiên
mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các trường đào tạo công nhân kỹ thuật
(CNKT) và trường trung học chuyên nghiệp (THCN).
Để giải quyết đòi hỏi bức thiết đặt ra, song song với việc mở các trường
thuộc loại hình công lập, cần phát triển mạnh mẽ các trường thuộc loại hình
bán công, dân lập, tư thục trên cơ sở của chủ trương XHH giáo dục.
1.3. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã triển
khai mạnh mẽ chủ trương XHH giáo dục. Một loạt trường phổ thông các cấp
được nâng cấp, chỉnh trang. Như: trường PTTH Nguyễn Hiền (Q.11), Nguyễn
Thượng Hiền (Q.TB), trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, PTTH Bán công
Maria Quire (Q.3) ), một loạt trường bán công, dân lập, tư thục được ra đời
ở các bậc giáo dục như: trường PTTH dân lập cấp 2-3 Nguyễn Khuyến
(Q.TB), PTTH dân lập Ngôi Sao (Q. 6), trường PTTH Tư thục Hồng Đức (Q.
TB), PTTH Tư thục Ngô Thời Nhiệm (Q. 3), PTTH dân lập Trương Vĩnh Ký
(Q. 11), PTTH dân lập Đăng Khoa (Q. 1) trường tiểu học dân lập Nam Sài
Gòn, trường tiểu học dân lập Hướng Dương, trường tiểu học Sài Gòn và
trên 300 trường mầm non tư thục, dân lập và các nhóm trẻ gia đình
Ở bậc cao đẳng và đại học có các trường Đại học bán công Tôn Đức
Thắng, trường Cao đẳng bán công Hoa Sen , Đại học dân lập Kỹ thuật -
Công nghệ T.P. Hồ Chí Minh, Đại học dân lập Văn Lang, Đại học dân lập
Hùng Vương, Đại học dân lập Hồng Bàng, Đại học dân lập Văn Hiến, Đại
học dân lập Tin học – Ngoại ngữ là những minh chứng sinh động.
Công tác XHH giáo dục của T.P. Hồ Chí Minh cũng có những hạn chế,
khiếm khuyết như nhiều địa phương khác trong cả nước đã nêu ở trên. Nhưng
có điều đáng nói là ở T.P. Hồ Chí Minh đang có một nghịch lý: Tiềm lực kinh
tế của TP. Hồ Chí Minh rất mạnh. Thành phố cũng đưa ra những chủ trương,
biện pháp rất thông thoáng, khuyến khích các đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội
và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục TP. Hồ Chí Minh có số
lượng trường đào tạo nghề, trường THCN, Cao Đẳng, Đại Học với tất cả các
hình thức công lập, bán công, dân lập, tư thục rất lớn, chỉ sau T.P. Hà Nội.
Thế nhưng, tất cả các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhà
máy, xí nghiệp và công ty ở T.P. Hồ Chí Minh đều đang thiếu khá trầm
trọng lực lượng đã qua đào tạo, có tay nghề.
Vì sao có nghịch lý ấy? Có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân về phương diện quản lý. Trong quá trình đào tạo, tất cả các
trường đào tạo CNKT, THCN, CĐ, ĐH, nhất là các trường thuộc loại hình
dân lập, tư thục, bán công đang gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, về nguồn
vốn nhưng các cấp chính quyền của T.P. Hồ Chí Minh hoặc chưa quan tâm
đúng mức, hoặc chưa có một cơ chế phù hợp để quản lý các trường này. Vấn
đề đặt ra là: Cần phải có những giải pháp mới sao cho phù hợp nhằm phát huy
vai trò của các trường đào tạo nghề – loại hình trường trực tiếp đào tạo kiến
thức chuyên môn và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Với đề tài “Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề đến năm 2010 (trên cứ
liệu các trường Trung học chuyên nghiệp của T.P. Hồ Chí Minh)” chúng
tôi mong muốn góp phần giải quyết phần nào vấn đề đặt ra.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
2.1 Từ khi nghị quyết 90/CP của Chính phủ được ban hành, vấn đề XHH
các lĩnh vực XH nói chung và XHH giáo dục nói riêng, đã được xã hội quan
tâm. Đã có nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, đề cập đến vấn đề này, nhất là XHH giáo
dục phổ thông, có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng về XHH hoạt động
đào tạo nghề thì mới chỉ là những bài báo, những bài phát biểu trong các Hội
nghị, Hội thảo chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể. Và có lẽ ba
công trình đã đề cập nhiều nhất đến các khía cạnh về XHH giáo dục, văn hóa
là công trình “XHH hoạt động văn hóa” (TL.35) do Viện văn hóa tập hợp và
“Công trình XHH công tác giáo dục” do GS-TS Phạm Minh Hạc tổng chủ
biên (TL.19) và công trình “XHH giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh – Quan niệm,
thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Trần Tuấn Lộ chủ biên (TL.33).
2.2. Riêng ở lĩnh vực giáo dục, hàng loạt vấn đề về XHH giáo dục đã
được đề cập. Có những vấn đề chung, mang tính chất lý luận, chẳng hạn:
– Vấn đề khái niệm, mục đích, nội dung về XHH giáo dục.
– Vấn đề mối quan hệ giữa XHH giáo dục với chấn hưng giáo dục và
phát triển KT-XH.
– Vấn đề vai trò của các lực lượng, các thành phần xã hội đối với XHH
giáo dục.
– v.v .
(Xem TL.1, TL.14, TL.19, TL.33, TL.34)
Có những vấn đề riêng, gắn với một khâu, một nội dung nào đó của giáo
dục – đào tạo (GD-ĐT) nói chung hay gắn với một địa phương nào đó, chẳng
hạn:
– Tình hình XHH giáo dục ở các địa phương.
– XHH giáo dục và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh
vực KT-XH.
– Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT.
– Phát huy vai trò của Hội đồng Giáo dục các cấp, Hội phụ huynh học
sinh.
– Phát triển các loại hình học bổng, tài trợ cho học sinh, sinh viên,
2.3 Số ý kiến trực tiếp bàn đến vấn đề XHH đối với công tác đào tạo
nghề không nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề được các tác giả đề cập không ít.
Có một số vấn đề cần được quan tâm:
– Vấn đề cơ cấu lại hệ thống đào tạo nghề trong mối quan hệ với cơ cấu
lại hệ thống giáo dục quốc dân, xóa bỏ tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” (Xin
xem: Đinh Lan – cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân xóa bỏ mâu thuẫn
“thừa thầy thiếu thợ”, Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày 07-06/2004)
– Vấn đề gắn kết đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường (Xin xem:
Nhóm PV chuyên đề – “Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp” – gắn kết
đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường” – Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày
31-05-2004, ngày 01 và 02-06-2004)
– Vấn đề xây dựng mô hình đào tạo nghề trong doanh nghiệp (Xin xem:
Hồng Nam – Báo ND, ngày 26-04-2004).
– V.v .
Đây là những vấn đề rất cần thiết đối với quá trình XHH hoạt động đào
tạo nghề nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục phục vụ cho các lĩnh
vực KT-XH. Tuy nhiên, có một loạt vấn đề khác gắn với quá trình này chưa
được đề cập, chẳng hạn:
– Vai trò của các cơ quan nhà nước nói chung, ở một địa bàn cụ thể như
Tp. Hồ Chí Minh đối với việc hỗ trợ cho hệ thống đào tạo nghề như thế nào?
– Vấn đề điều tiết, phân bố hệ thống trường đào tạo nghề và các ngành
nghề đào tạo như thế nào cho phù hợp cơ cấu kinh tế và cơ cấu nhân lực ở địa
phương?
- Làm gì và làm như thế nào để phát huy cao độ hiệu quả đào tạo của các
loại hình trường đào tạo nghề?
– Làm gì và làm như thế nào để huy động tối đa tiềm năng của lực lượng
xã hội, của người dân để mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo nghề?
– v.v
Chính những vấn đề chưa được đề cập này là một trong những thiếu sót
và hạn chế của công tác XHH giáo dục thời gian qua (Xin xem phần 4 dưới
đây). Và đấy cũng là những vấn đề cần được giải quyết khi đẩy mạnh XHH
giáo dục trong thời gian tới ở T.P. Hồ Chí Minh.
Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng góp phần giải quyết một số vấn
đề vừa đề cập.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khi tiến hành đề tài đã lựa chọn, chúng tôi hướng tới 3 mục đích chính
sau đây:
Một là: Nêu lên nhu cầu bức thiết về KHKT & CN và về nguồn nhân lực
phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói
chung, đối với việc phát triển KT-XH của T.P. Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó
đặt ra vấn đề: Cần phải phát triển hệ thống đào tạo nghề nói chung, hệ thống
trường THCN nói riêng trong quá trình XHH giáo dục.
Hai là: Thông qua hệ thống trường THCN, nêu lên tình hình XHH hoạt
động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh trong
thời gian tới.
Ba mục đích này có quan hệ với nhau. Mục đích thứ nhất là cơ sở lý luận
và mục đích thứ hai là cơ sở thực tiễn để đạt đến mục đích thứ ba.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các trường THCN
và các biện pháp thực hiện XHH đào tạo nghề cho các trường này.
4.2. Khách thể nghiên cứu là: chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của
các trường THCN ở T.P. Hồ Chí Minh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu có những giải pháp tích cực, phù hợp, thì chắc chắn sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ được quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề của Tp. Hồ Chí Minh.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
6.1. Hệ thống đào tạo nghề của cả nước nói chung, của T.P. Hồ Chí
Minh nói riêng rất đa dạng về hình thức, nhiều cấp độ đào tạo và bồi dưỡng.
Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hệ thống trường THCN ở T.P.
Hồ Chí Minh (Bao gồm các trường THCN công lập, bán công, dân lập và tư
thục đã được thành lập và đi vào hoạt động tính cho năm học 2003-2004)
6.2. Những giải pháp đưa ra trong luận văn này có giá trị cho đến năm
2010.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Theo thiển ý của chúng tôi luận văn này có ba đóng góp:
Một là: Trình bày một cách rõ ràng hơn, hệ thống hơn cơ sở lý luận
những vấn đề cơ bản về XHH giáo dục (Khái niệm, mục đích, phương thức,
quan hệ, của XHH giáo dục). Tất nhiên, do dung lượng của một luận văn
thạc sĩ, những vấn đề này chỉ được trình bày mang tính khái quát.
Hai là: Nêu lên một cách khách quan thực trạng công tác XHH hoạt
động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, (thành tựu, hạn chế và
những vấn đề đặt ra).
Ba là: Đưa ra được một số giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí
Minh đến năm 2010.
8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài xác định 3 mục nghiên cứu.
Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài:
Trong phần này, chúng tôi lần lượt làm rõ những vấn đề cơ bản về XHH
giáo dục: Khái niệm về XHH và XHH giáo dục; mục đích phương hướng,
quan hệ của XHH giáo dục; vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị
đối với XHH giáo dục.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHH hoạt động
đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, chỉ ra một cách khách
quan những thành tựu, tồn tại của công tác XHH hoạt động đào tạo nghề,
những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh.
Trong điều kiện cho phép, một số giải pháp được mô hình hóa.
9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
9.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát triển sự nghiệp giáo dục, chúng tôi nghiên cứu về XHH
hoạt động đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh trong hai mối quan hệ biện
chứng:
– Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân
vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự phát triển giáo dục.
– Giáo dục phải gắn chặt với KT-XH, phục vụ cho việc phát triển KT-
XH của cả nước và của từng địa phương.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu:
Khi triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu tài liệu về XHH và XHH giáo
dục, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục
đào tạo nghề trong khối các trường THCN.
– Phương pháp điều tra và phỏng vấn: Chúng tôi đã khảo sát 15 trường
THCN, bằng phiếu điều tra là 8 trường và phỏng vấn cán bộ quản lý của
cả 15 trường THCN. Với số phiếu phát ra là 150 phiếu và thu về 74
phiếu.
– Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học và phần mềm
SPSS. for Windows 10.00.
– Phương pháp mô hình hóa.
Các phương pháp này có vai trò, vị trí khác nhau nhưng bổ trợ cho
nhau khi chúng tôi tiến hành xử lý các tài liệu, cứ liệu và phân tích, đánh giá,
luận giải từng vấn đề do đề tài đặt ra. Tùy từng chương, từng phần mà một
hay một số phương pháp trên đây được sử dụng.
10. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương
ứng với ba nội dung đã nêu, mỗi chương có nhiều phần.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng XHH hoạt động đào tạo nghề ở TP. Hồ Chí Minh
thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động
đào tạo nghề đối với các trường THCN của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý Nhà
nước, các tổ chức đoàn thể xã hội chưa học tập hay quán triệt các văn kiện,
nghị quyết ấy mà là ở chỗ không ít đơn vị, cơ quan, đoàn thể, tổ chức hoặc chỉ
dừng lại ở nhận thức tư tưởng, chưa có biện pháp triển khai và đưa các quan
71
điểm của Đảng vào cuộc sống, hoặc chỉ dừng lại ở các biện pháp không còn
sát hợp với diễn biến nhanh chóng của KT-XH, … Từ đây, chính quyền các
cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mới có cơ sở để xây dựng
các chiến lược hoặc các chương trình phát triển hệ thống trường THCN và
CNKT.
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện, các
biện pháp, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền,
giáo dục cho người dân, làm cho họ nhận thức đầy đủ hơn, chính xác hơn.
+ Ý nghĩa, tác dụng của XHH giáo dục và quyền lợi, trách nhiệm,
nghĩa vụ của người dân đối với quá trình XHH giáo dục.
+ Tính cấp thiết, tính khách quan và sự phù hợp của chủ trương phát
triển hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển KT-XH của nước ta
mà Đảng và Nhà nước đề ra.
+ Lợi ích trực tiếp của hệ thống đào tạo nghề đối với việc cải thiện và
nâng cao đời sống của người dân, đối với các chương trình ba giảm của thành
phố.
Một khi nhận thức sâu sắc những điều ấy, người dân sẽ góp phần tích
cực vào XHH giáo dục nói chung, vào XHH hoạt động đào tạo nghề nói
riêng.
3.3.2. Giải pháp 2: Quy hoạch hóa mạng lưới trường THCN.
3.3.2.1. Cơ sở của giải pháp:
Đây là giải pháp về tổ chức. Có hai cơ sở chủ yếu cho giải pháp này:
Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ. Nghị định
đã đưa ra một loạt quyết định về cơ sở vật chất, đất đai, thuế, phí, lệ phí và
quản lý tài chính, quản lý Nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hệ thống
cơ sở ngoài công lập trong quá trình XHH giáo dục.
Tình hình hệ thống trường THCN của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay vừa ít
về số lượng, vừa nhỏ về quy mô, vừa thiếu thốn và nghèo nàn về vật chất,
72
trang thiết bị và không tương xứng với tầm vóc của một thành phố công
nghiệp như TP. Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn, có tay nghề của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp,
công ty, không đáp ứng được nhu cầu học tập chuyên môn ngày càng cao của
người dân, đồng thời chưa khai thác và phát huy được nguồn lực to lớn từ
người dân.
3.3.2.2. Nội dung của giải pháp:
Theo chúng tôi có ba nội dung chủ yếu:
• Quy hoạch hóa mạng lưới trường THCN
• Củng cố và mở rộng quy mô các trường THCN hiện có.
• Xây dựng thêm nhiều trường THCN.
3.3.3.3. Một số biện pháp tiến hành.
a) Đối với nội dung thứ nhất:
Có hai biện pháp chủ yếu:
Một là: Quy hoạch mạng lưới trường THCN sao cho phù hợp
với nhu cầu về nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH của
toàn Thành phố và của từng quận, huyện.
− Khi quy hoạch mạng lưới trường THCN cần xuất phát từ một số
nguyên tắc.
− Tạo ra sự cân đối giữa ba cơ cấu: cơ cấu giáo dục, cơ cấu nhân lực
và cơ cấu kinh tế.
Nguyên tắc này nói lên rằng: số lượng trường, chỉ tiêu tuyển sinh,
ngành nghề đào tạo của tất cả cơ sở đào tạo nghề (ĐH, CĐ, THCN, CNKT)
phải phù hợp với nhu cầu nhân lực và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực
của các lĩnh vực KT-XH toàn thành phố và từng quận, huyện.
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu kinh tế phải đi trước một bước, tương
đối ổn định để từ đó xây dựng cơ cấu nhân lực và cơ cấu giáo dục.
73
− Mạng lưới các trường THCN vừa phải đáp ứng kịp thời, ngày càng
nhiều nhu cầu đào tạo nghề của người dân, nhất là người dân có thu nhập
thấp – những người mong muốn được đào tạo nghề để tìm việc làm – vừa
phát huy được tiềm lực và trách nhiệm của người dân đối với XHH giáo dục.
− Đối xử bình đẳng giữa các trường THCN, không phân biệt công hay
tư, phải coi tất cả các trường THCN đều là những cơ sở trực tiếp tạo nguồn
nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội.
− Ưu tiên cho các địa bàn đang gặp nhiều khó khăn như các huyện Cần
Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh; các quận mới thành lập như
quận 2, quận 9, quận 12 , quận Tân Phú, quận Bình Tân và các quận khác.
− Quy hoạch phải dự hiệu cho thời gian tương lai:(giai đoạn 2005 –
2010 và sau 2010).
Hai là: Quy hoạch ngành nghề đào tạo .
Quy hoạch ngành nghề đào tạo cần xuất phát từ những nguyên tắc:
− Ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của
toàn thành phố đến năm 2010 và của từng quận, huyện.
− Ưu tiên đào tạo những ngành nghề kinh tế mũi nhọn:(tin học, điện tử,
điện công nghiệp, cơ khí…).
− Vừa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, vừa phát
huy thế mạnh của từng quận, huyện,…
− Trước mắt cần tập trung đào tạo nhữnng ngành nghề có khả năng thu
hút với số lượng lớn lực lượng và những ngành nghề nhằm giải quyết công ăn
việc làm cho những người thất nghiệp, những người có thu nhập thấp.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, theo chúng tôi,
các ngành nghề sau đây cần được tập trung đào tạo:
¾ Tin học, viễn thông, bưu chính, điện tử,… - những ngành nghề phục
vụ cho công nghệ thông tin, một ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ đối với
74
TP.HCM hay đối với nước ta mà còn là của hầu hết các nước phát triển trên
thế giới (1).(1)
¾ Điện – điện tử, điện lạnh, điện công ngiệp – dân dụng, cơ khí,… -
những ngành nghề vừa phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại của thành
phố vừa phục vụ cho đời sống của người dân trong quá trình CNH, HĐH, đô
thị hóa của thành phố.
¾ Quản trị kinh doanh, hoạch toán – kế toán, kinh tế ngoại thương, kế
toán doanh nghiệp, thiết kế thời trang, thư ký văn phòng,.. – ngành nghề gắn
với quá trình mở rộng quan hệ giao lưu thương mại với nhiều nước trên thế
giới và với cơ chế kinh tế thị trường.
¾ Du lịch, quản trị nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân, mỹ
nghệ,… - những ngành nghề phát triển tiềm năng du lịch to lớn của thành phố
nói riêng, của Việt Nam nói chung.
¾ Chế biến và bảo quản thực phẩm, chế biến nông sản, chế biến thuỷ
sản, hải sản, quy hoạch đất đai,.. – ngành nghề gắn với truyền thống và điều
kiện tự nhiên của thành phố và các tỉnh, thành ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long. Đồng thời các ngành chế biến nông, thổ, thủy sản, hải sản là
thế mạnh đánh thức tiềm năng của các ngành kinh tế miền Tây và Đông Nam
Bộ. Nó có khả năng sẽ là những sản phẩm chính xuất khẩu đổi kim ngạch cho
thành phố và đất nước.
b) Đối với nội dung thứ hai: Dù chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho các KCN, KCX,
nhà máy, xí nghiệp, công ty, song với hơn 20.000 học sinh THCN được đào
tạo hằng năm đã khẳng định vai trò to lớn của các trường THCH đối với đào
tạo nghề. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các trường THCN phát huy cao hơn
vai trò của mình, đương nhiên củng cố và mở rộng các trường là hết sức cần
thiết.
(1) Trong cuộc họp của đại hội đồng Liên hiệp quốc tháng 11/1995, Liên hiệp quốc đã đưa ra định nghĩa
về thế kỷ XXI như sau:”Thế kỷ XXI là thế kỷ của siêu vi tính và siêu “vi sinh”.
75
Có một số biện pháp để củng cố và mở rộng các trường THCN:
• Trước hết, các cơ quan quản lý có thẩm quyền (UBND, Sở Giáo dục
và Đào tạo TP.HCM) cần tiến hành khảo sát cụ thể tình hình 16 trường
THCN, nhằm nắm bắt những thuận lợi, khó khăn của các trường. Kết quả
khảo sát, cấp cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền các cấp những cơ sở
khách quan, khi đề xuất các biện pháp giải quyết. Chúng tôi đã đưa ra một
bản câu hỏi(13 câu) nhằm thăm dò những thuận lợi và khó khăn của 16
trường THCN trong quá trình đào tạo. Đã có 8 trường có ý kiến phản hồi (xin
xem phụ lục 2-tr. 5, 6).
Qua hai bảng này, dễ nhận thấy, bên cạnh một số thuận lợi, trong quá
trình đào tạo, các trường THCN đang đứng trước không ít khó khăn. Nếu
chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể, cơ quan, hữu quan “không” hay
“chậm” có những biện pháp giúp cho các trường THCN tháo gỡ thì các
trường (nhất là các trường dân lập, tư thục) dễ lún sâu vào khó khăn và đến
lúc nào đó, khó trụ lại.
• Củng cố nguồn lực vốn có của các trường. Dù có nhiều khó khăn
song các trường THCN đều có những nguồn lực của mình. Do đó, để khắc
phục khó khăn, các trường phải củng cố và phát huy các nguồn lực của mình.
Các trường cần phải củng cố đội ngũ cán bộ và giảng viên, tạo sự ổn định của
đội ngũ này để đảm bảo chương trình và chất lượng đào tạo. Như nhiều
trường Cao đẳng và Đại học, đội ngũ giảng viên của các trường THCN có ba
loại: giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng.
Thông thường đội ngũ giảng viên thỉnh giảng (GVTG) khá nhiều, nhất là các
trường THCN dân lập, tư thục. Đội ngũ GVTG càng nhiều, lúc đầu có tác
động lớn đảm bảo hoạt động đào tạo. Song, về sau, đội ngũ GVTG nhiều sẽ là
một trở ngại cho các trường, các trường thường bị động trong điều hành giảng
dạy. Vì thế, củng cố và tăng cường đội ngũ giảng viên cơ hữu (GVCH) là mối
quan tâm thường xuyên, hàng đầu của các trường dân lập và tư thục, phải ổn
định và phát triển đội ngũ này. Để ổn định và phát triển đội ngũ GVCH, trong
76
điều kiện hiện nay, ít nhất phải đảm bảo hai mặt cơ bản: thu nhập và tạo điều
kiện nâng cao chuyên môn cho GVCH. Hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt đội
ngũ giảng viên có trình độ cao giữa các trường CĐ, ĐH, THCN, CNKT, giữa
trường công và tư. Thông thường, các trường CĐ, ĐH công lập có sức hút
mạnh mẽ hơn.
Đảm bảo thu nhập và tạo điều kiện nâng cao chuyên môn cho giảng
viên sẽ vừa tạo lực hút đội ngũ giảng viên có trình độ, vừa tạo thế đứng cho
các trường THCN, nhất là các trường dân lập, tư thục.
− Các trường THCN là trường đào tạo nghề. Cho nên, các trường cần
quan tâm tuyển dụng đội ngũ GVCH từ đội ngũ kỹ sư hay công nhân bậc cao
đang trực tiếp sản xuất ở các nhà máy xí nghiệp. Tuyển dụng theo hướng này
quả là không dễ, song không phải không được nếu có hướng đi phù hợp. (Ở
giải pháp 3, chúng tôi sẽ trở lại điều này).
− Củng cố ngành nghề đã đào tạo, mở rộng thêm những ngành nghề mới.
Đây cũng là lẽ sống còn của các trường THCN. Khi mở rộng ngành nghề mới,
theo chúng tôi, cần:
+ Hướng vào ngành nghề xã hội đang cần, đặc biệt là các ngành nghề
có sức thu hút lực lượng lao động có thu nhập thấp.
+ Gắn chặt với nhu cầu nhân lực và cơ cấu kinh tế của địa bàn.
+ Giải quyết tốt đầu vào (tuyển sinh) và đầu ra (việc làm cho học sinh
tốt nghiệp.
c. Đối với nội dung thứ ba:
• Trong tài liệu “thực trạng lao động_việc làm ở Việt Nam 2000”
của Bộ lao động _Thương binh & xã hội, dân số TP.Hồ Chí Minh năm 2000
là 5.223.084 người, trong số đó, số người trong độ tuổi lao động (từ 15 trở
lên) là 2.417.583 người. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của những người
trong độ tuổi lao động như sau:
(Xin xem bảng 15)
77
Bảng 15: Thống kê trình độ đội ngũ nhân lực
Tổng lực
lượng lao
động
Không có
chuyên môn
kỹ thuật
Có chuyên
môn kỹ
thuật từ sơ
cấp trở lên
Có chuyên
môn(có bằng
từ CNKT trở
lên)
Số người 2.417.583 1.723.869 693.714 582.106
Tỷ lệ % 100 71,31 28,69 24,08
Để đạt được chỉ tiêu 50% lực lượng lao động được đào tạo nghề vào
năm 2005, TP.Hồ Chí Minh phải có 1.208.791 người được học nghề. Nhưng
đến năm 2000, trong số này đã có 693.714 người đã có trình độ chuyên môn
từ sơ cấp trở lên (bao gồm người có bằng và không có bằng). Do đó từ năm
2001 - 2005, có 515.077 người cần được đào tạo nghề. Nhưng hàng năm, các
trường CĐ, ĐH chỉ đào tạo được từ 73.000 - 77000 người (trong đó: bậc CĐ,
ĐH: 36.000 - 40.000 người, THCN: 20.000 người, CNKT: 17.000 người) nếu
khả năng đào tạo ấy ổn định, từ 2001 - 2005, số người được đào tạo nghề ở
các bậc là365.000 – 385.000 người. Số người chưa có địa chỉ đào tạo là
khỏang 130.000 - 150.000 người với nhịp độ đào tạo như hiện nay, phải cần 7
năm, tức đến năm 2010 mới đạt được chỉ tiêu do Thành ủy và UBND TP. Hồ
Chí Minh đề ra. Theo đó, xây dựng thêm trường lớp là lẽ đương nhiên.
* Xây dựng mở thêm các trường CĐ, ĐH là hướng đi nằm ngoài tầm
quản lý của UBND các tỉnh, thành.Vì thế, xây dựng mở thêm các trường
THCN,trường CNKT là hướng đi phù hợp hơn cả.Vậy, TP.Hồ Chí Minh cần
mở thêm bao nhiêu trường THCN? Để trả lời câu hỏi này,chúng ta hãy làm
vài phép tính. Như đã nêu, cần phải xây dựng thêm một số trường THCN và
trường CNKT để đảm bảo cho 130.000 -150.000 người được học nghề.
78
Nếu tạm thời chia đôi số người này cho cả hai hệ THCN và CNKT đảm
nhiệm, thì mỗi hệ đảm nhiệm đào tạo từ 65.000 – 75.000 học sinh. Như vậy,
các trường THCN sắp ra đời sẽ đảm nhiệm đào tạo 65.000 – 75.000 học sinh
trong 4 năm (2001 – 2005), tức từ 16.250 – 18.750 người/ năm. Trong khi đó,
năm học 2003 – 2004, 16 trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo hơn
26.000 học sinh. Nếu các trường THCN sắp thành lập cũng có khả năng đào
tạo như các trường hiện có, thì TP.Hồ Chí Minh cần xây dựng thêm từ 12 –
14 trường THCN (1). Cách tính toán ở đây chỉ là tương đối bởi khi tính toán,
chúng ta phải tạm gác ra ngoài một số yếu tố (sự gia tăng lực lượng lao động
qua các năm, khả năng đào tạo của một số trường THCN có thể tăng,
giảm,v.v…). Mặt khác, nếu giải quyết cho 71,31% lực lượng lao động chưa
có trình độ chuyên môn kỹ thuật (xem trên), thì số lượng trường THCN cần
xây dựng thêm phải gấp đôi, tức từ 24 – 30 trường.
* Nếu như chỉ xây dựng thêm từ 12 – 14 trường THCN, theo chúng tôi,
việc xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
− Ưu tiên xây dựng cho 5 huyện. Mỗi huyện cần xây ít nhất một
trường. Riêng các huyện Cần Giờ và Củ Chi – những huyện đang được đầu tư
mở các KCN, KCX – cần có 2 – 3 trường. Các quận gần trung tâm như quận
4, quận 2,… dù chưa có trường THCN thì các quận này cần phối hợp với các
quận lân cận để giải quyết việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa bàn.
− Ưu tiên cho những địa bàn mà Thành Phố Hồ Chí Minh đang đầu tư
cho các dự án, các chương trình kinh tế – xã hội: Ví dụ KCN Củ Chi, khu du
lịch sinh thái Cần Giờ, KCN Thủ Thiêm.
− Khuyến khích xây dựng các trường THCN ngoài công lập (dân lập,
tư thục) và các trường THCN mở các ngành nghề có sức thu hút đông đảo lực
(1) Cách tính như sau: 16 trường đào tạo 26.000 học sinh/ năm thì với số lượng cần đào tạo
một năm là 16.250 – 18.750 học sinh thì cần 12 – 14 trường.
16.250 x16 18.750 x 16
26.000
&
26.000
79
lượng lao động hoặc phù hợp với định hướng ngành nghề kinh tế của Thành
phố.
Đến đây có một vấn đề đặt ra là: Điều chỉnh địa bàn hoạt động và ngành
nghề đào tạo của các trường THCN như thế nào? Đối với các trường THCN
công lập thì việc điều chỉnh địa bàn hoạt động và ngành nghề đào tạo có phần
dễ dàng bởi các trường này chịu sự điều phối, chỉ đạo và quản lý của các cấp
có thẩm quyền. Đối với các trường THCN ngoài công lập thì việc điều chỉnh
có phần khó khăn hơn bởi quyền điều hành, chỉ đạo, quản lý nằm ở trong tay
những người sáng lập trường, các thành viên của Hội Đồng quản trị. Để điều
chỉnh được chắc chắn phải có cơ chế quan hệ phù hợp giữa hai bên (bộ phận
sáng lập trường và các cấp chính quyền có thẩm quyền). Chúng tôi trở lại vấn
đề này ở giải pháp ba.
3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của các
trường Trung học chuyên nghiệp:
Về một phương diện nào đó,giải pháp 1 và giải pháp 2 đã góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động đào tạo của các trường THCN. Tuy nhiên, đóng góp
của các giải pháp ấy có tính chất gián tiếp. Ở giải pháp 3, chúng tôi đi sâu vào
những biện pháp trực tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động đào tạo của các
trường này.
3.3.3.1. Cơ sở của giải pháp:
Có hai cơ sở đưa đến giải pháp này:
– Luật giáo dục và nghị định số 73/1999/NĐ-CP của chính phủ, ngày
19/08/1999.
– Tầm quan trọng của các trường THCN đối với vấn đề đào tạo nghề ở
Việt Nam nói chung, ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và những hạn chế của các
trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh thời gian qua.
3.3.3.2. Hai loại nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả hoạt
động đào tạo:
80
– Vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống Chính trị
(Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể xã hội) đối với việc phát triển sự nghiệp
giáo dục nói chung, đối với đào tạo nghề nói riêng. Đây là những nhân tố bên
ngoài.
– Những biện pháp đổi mới việc nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo
của bản thân các trường THCN. Đây là những nhân tố bên trong.
3.3.3.3. Một số biện pháp tiến hành:
a) Nâng cao vai trò trách nhiệm của Chính quyền các cấp, của
các tổ chức, đoàn thể xã hội với đối với công tác Xã Hôi Hóa giáo
dục nói chung, đối với hoạt động đào tạo nghề nói riêng.
Như đã nêu ở giải pháp 1 (xin xem 3.3.1), không phải chính quyền các
cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội không nhận thức được vai trò to lớn của các
trường THCN, của các trường CNKT đối với việc đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH, mà là ở chỗ nhận thức ấy chưa được cụ thể
thành những chủ trương, biện pháp cụ thể, hoặc những chủ trương, biện pháp
đưa ra chưa phát huy đầy đủ khả năng đóng góp của quần chúng nhân dân cho
sự nghiệp sở giáo dục nói chung, cho công tác đào tạo nghề nói riêng.
* Đối với Chính quyền các cấp và các cơ quan nhà nước:
− Trước hết, Chính quyền các cấp và các cơ quan nhà nước cần tăng
cường đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề, coi đào tạo nghề (thông qua các
trường THCN và trường CNKT) như là phương thức chủ yếu nhằm thực hiện
các chỉ tiêu do Thành ủy và UBND Thành phố đề ra.
− Tăng cường đầu tư trên các mặt sau:
+ Đầu tư về ngân sách cho các chương trình đào tạo nghề.
+ Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là, trang thiết bị hiện
đại cho các ngành mghề mũi nhọn.
+ Đầu tư con người : cung cấp giáo viên cho các trường THCN.
Tăng cường đầu tư không chỉ cho các trường công lập mà cả các trường ngoài
công lập. Riêng đối với các trường ngoài công lập cần phải:
81
+ Hỗ trợ vốn ban đầu, cho các trường này được hưởng các ưu đãi từ
nguồn vốn kích cầu.
+ Cho mua đất hay thuê đất với giá ưu đãi.
+ Để đưa các trường THCN ngoài công lập vào huy hoạch chiến lược
giáo dục của thành phố, đồng thời quản lý tốt các trường này, UBNDTP và
UBND các quận, huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải xây dựng một cơ
chế quan hệ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Chẳng hạn, một quận hay
một huyện nào đó cần mở một trường THCN đào tạo nghề cho người dân trên
địa bàn của quận, huyện và phục vụ cho KT – XH của quận, huyện, nhưng
quận, huyện chưa đủ điều kiện, trong khi đó một người hay một nhóm người
nào đó ở các quận, huyện khác có đủ điều kiện để mở trường, thì UBND
quận, huyện cần tạo điều kiện để họ mở trường.
- Chính quyền các cấp và các cơ quan Nhà Nước cần xây dựng một cơ
chế thông thoáng tạo điều kiện cho các trường THCN hoạt động có hiệu quả
(giảm thiểu các thủ tục rườm rà trong đăng ký thành lập trường, miễm giảm
thuế, v.v..).
- Chính quyền các cấp làm đầu mối liên kết giữa các trường THCN với
nhau, giữa các trường THCN với các trường CĐ, ĐH và giữa các trường
THCN với các xý nghiệp, nhà máy, công ty.
− Để tạo cho các trường THCN chủ động trong đào tạo, chính quyền các
cấp cần công khai chiến lược, dự án, chương trình phát triển kinh tế của mình
(số lượng nhân lực, ngành nghề,...). Thông qua đó, chính quyền các cấp có thể
đặt hàng cho các trường THCN.
− Đối với các cơ quan Nhà nước ngoài ngành giáo dục cần hổ trợ tích
cực cho các trường THCN. Các cơ quan này xây dựng chiến lược nhân sự cho
cơ quan mình, cho ngành mình và thông qua các cấp chính quyền liên kết đào
tạo với các trường THCN.
* Đối với các tổ chức đoàn thể Xã Hội:
82
Như đã nêu ở chương 1, XHH giáo dục là một cuộc vận động rộng rãi,
phổ biến, quần chúng, nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước, các đoàn thể xã hội và người dân trong việc phát triển sự nghiệp giáo
dục.
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi tổ chức đoàn thể xã hội
đều phải :
- Điều tra, khảo sát thực trạng về trình độ chuyên môn và tay nghề của
mọi thành viên trong tổ chức, đoàn thể quản lý. Từ đó xây dựng chiến lược
đào tạo chuyên môn và tay nghề cho từng đoàn thể, tổ chức Xã hội.
- Động viên khuyến khích mọi thành viên của mình nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề. Có kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ cho những người tích
cực học tập, nâng cao chuyên môn và tay nghề.
- Tạo mối liên kết chặc chẽ với các trường THCN để nhanh chóng nâng
cao chuyên môn, tay nghề cho các thành viên của mình.
b) Tạo sự liên kết hợp tác trong đào tạo:
Do điều kiện cụ thể của mình, hầu như trường THCN nào, nhất là các
trường ngoài công lập, cũng gặp không ít khó khăn (về tài chính, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên,…). Vì thế, hoạt động đào tạo của các
trường còn những hạn chế nhất định(về số lượng học sinh, về nghành nghề,
chất lượng). Theo đó, để nâng cao hiệu quả đào tạo,các trường THCN cần
phải mở rộng liên kết, hợp tác trong đào tạo.
• Có nhiều liên kết hợp tác cần mở rộng:
– Giữa các trường THCN với nhau.
– Giữa các trường THCN với các trường CĐ, ĐH.
– Giữa các trường THCN ở TP.Hồ Chí Minh với các cơ sở
đào tạo nghành nghề ở các tỉnh, thành trong cả nước và với nước ngoài.
83
+ Về liên kết, hợp tác giữa các trường THCN với nhau:
Ra đời trong những điều kiện và thời gian khác nhau, mỗi trường
THCN đều có thế mạnh và mặt yếu riêng. Liên kết hợp tác giữa các trường
với nhau sẽ:
Hỗ trợ nhau về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng
viên, tạo cho các trường khắc phục, hạn chế bớt khó khăn, đồng thời phát
huy được thế mạnh của trường.
Tránh được tình trạng thừa, thiếu số lượng học sinh về ngành
nghề đào tạo.
Tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động (ví dụ: tranh chấp về lượng học sinh, giáo viên…).
+ Về liên kết,hợp tác giữa các trường CĐ và ĐH:
Liên kết này có lợi cho cả hai bên:
Về phía các trường THCN: các trường có thể nhận được nhiều sự
giúp đỡ về nhiều mặt từ càc trường CĐ,ĐH.
Về phía các trường CĐ,ĐH: số lượng học sinh tốt nghiệp các
trường THCN là nguồn tuyển sinh tốt cho các trừơng CĐ,ĐH nếu giữa các
trường CĐ,ĐH và THCN có một cơ chế liên thông phù hợp.
+ Về liên kết,hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề của các địa phương
trong cả nước và ngoài nước:
Hiện nay có một thực tế đáng băn khoăn: địa phương A thiếu việc
làm, thừa người, còn địa phương B có nhiều việc làm, thiếu người. Nhưng địa
phương B không thể tuyển người của địa phương A vào làm việc, vì người
của địa phương A, hoặc không có nghề hoặc nghề không phù hợp. Nếu giữa
các trường THCN ở TP.Hồ Chí Minh liên kết,hợp tác chặt chẽ với các cơ sở
đào tạo nghề ở các địa phương trong cả nước thì tình hình nêu trên không phải
là khó giải quyết.
84
Tương tự như vậy, hiên nay nhiều công ty xuất khẩu lao động đang
gặp khó khăn: vì nhiều người được đưa đi lao động nước ngoài không có trình
độ chuyên môn và tay nghề. Các trường THCN có thể hợp tác với các công ty
xuất khẩu lao động để giải quyết khó khăn ấy.
c) Phối hợp chặt chẽ với địa phương và cơ sở sản xuất:
Một trong những vấn đề nan giải đã và đang đặt ra cho các trường
THCN,CNKT cũng như các trường CĐ, ĐH là giải quyết sao cho hài hòa cân
đối giữa“đầu vào” và “đầu ra”. Vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng
thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các trường.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường THCN với địa phương và với các
cơ sở sản xuất (KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty ) là một phương
thức hữu hiệu có lợi cho cả hai.
+ Về phía địa phương và cơ sở sản xuất: Sự phối hợp chặt chẽ với
trường THCN sẽ tạo điều kiện cho các địa phương và cơ sở sản xuất có một
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp với các hoạt
động sản xuất, kinh tế của địa phương, của cơ sở sản xuất.
+ Về phía trường THCN: Sự phối hợp chặt chẽ với địa phương, với cơ
sở sản xuất trước hết giải quyết được mối quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra”
trong quá trình đào tạo, đồng thời nhận đựơc sự hỗ trợ về nhân lực (cung cấp
giáo viên kỹ thuật), về trang thiết bị từ địa phương và cơ sở sản xuất.
Vậy sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan này nên theo phương thức
nào?
• Giữa các địa phương (phường, xã, quận, huyện) và các trường THCN
sẽ ký kết hợp đồng theo kiểu “đặt hàng”: địa phương đặt hàng, cử người đi
học, trường THCN giải quyết “hàng”(tiến hành đào tạo) cho các địa phương.
Đồng thời, các địa phương căn cứ vào cơ cấu kinh tế của mình, tiến hành
động viên , khuyến khích và có chế độ cho con em của mình vào học các
trường THCN.
85
• Tương tự giữa các cơ sở sản xuất và các trường THCN cũng tiến hành
ký kết hợp đồng. Song hợp đồng giữa các trường THCN và cơ sở sản xuất có
khác với hợp đồng nêu trên: Cơ sở sản xuất động viên, cử người theo học
THCN, đồng thời cho phép trường sử dụng ( tất nhiên mức độ) mặt bằng và
máy móc của cơ sở phục vụ cho thực hành. Trường THCN tiến hành đào tạo
cho cơ sở sản xuất và có thể mời những kỹ sư có trình độ chuyên môn và tay
nghề tham gia vào đội ngũ giảng viên thực hành của trường.
• Mỗi trường THCN cần gắn chặt với một vài cơ sở sản xuất dưới dạng
kết nghĩa. Cơ sở sẽ tài trợ và góp phần giải quyết một số khó khăn của trường.
• Sự phối hợp chặt chẽ giữa trường THCN với địa phương hay với cơ sở
sản xuất đều phải tuân thủ nguyên tắc:
Gắn kết chặt chẽ giáo dục với kinh tế: Địa phương và cơ sở sản xuất
xuất phát từ chương trình phát triển kinh tế mà xây dựng phương án đào tạo
nguồn nhân lực và “đặt hàng” cho các trường THCN. Ngược lại, các trường
THCN không nên ngồi chờ các địa phương và cơ sở sản xuất đặt hàng mà
phải xuống các địa phương tìm hiểu tình hình kinh tế của địa phương từ đó
gợi ý, đề xuất các ngành nghề cần đào tạo cho địa phương.
d) Đổi mới hoạt động đào tạo của các trường THCN:
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, tự thân các trường THCN cũng phải đổi
mới. Dựa vào thực trạng của các trường THCN hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh,
theo chúng tôi, nội dung đổi mới hoạt động đào tạo của các trường THCN
gồm có:
Một là: Các trường THCN phải nhận thức lại một cách đầy đủ hơn,
chính xác hơn vai trò và mục tiêu đào tạo của trường trong giai đoạn hiện
nay.
Có một thực tế: Không chỉ là các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và
người dân mà ngay cả các đơn vị thuộc ngành giáo dục và ngay cả cán bộ,
giảng viên của các trường THCN cũng nhận thức chưa đầy đủ, chính xác vai
trò và mục tiêu đào tạo của bậc giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có THCN.
86
Sự không ổn định trong hoạt động đào tạo của một số trường THCN, hiện
tượng một số ngành nghề được nhiều trường tổ chức đào tạo và đào tạo với số
lượng lớn, ngược lại, có một số ngành nghề bị lãng quên, hiện tượng một số
giảng viên không an tâm với công tác giảng dạy THCN, … là những minh
chứng cho điều này. Bởi vậy, các trường THCN phải nhận thức lại một cách
đầy đủ hơn, chính xác hơn về vai trò và mục tiêu của mình.
− Về vai trò: Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi hơn 70% lực lượng
lao động không có chuyên môn, không có tay nghề, đời sống của người lao
động còn nhiều khó khăn, thất nghiệp còn cao (76%), thì đào tạo nghề ở bậc
THCN là môt cách thức phù hợp hơn cả. Trường THCN đào tạo một lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề trực tiếp tham gia các
hoạt động sản xuất. Cũng chính trường THCN là bậc đào tạo thích hợp nhất
nhằm thỏa mãn nhu cầu đào tạo nghề với thời lượng ngắn, ít tốn kém và góp
phần trực tiếp vào cải thiện và nâng cao đời sống của đông đảo nhân dân.
− Về mục tiêu: Mục tiêu của giáo dục là dạy người, dạy chữ và dạy
nghề. Các trường THCN cũng đảm bảo đủ 3 mục tiêu trên nhưng trong đó đặc
biệt chú trọng đến việc dạy nghề.
Hai là: Thay đổi phương thức đào tạo: Phương thức đào tạo nói chung,
đào tạo của các trường THCN hiện nay cần phải tuân thủ các phương thức:
− Gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, trực
tiếp giải quyết những vấn đề do kinh tế địa phương đặt ra (trước hết và chủ
yếu là vấn đề nhân lực và chuyên môn KHKT).
− Trường đào tạo cái gì xã hội cần, chứ không phải là đào tạo cái gì
trường có.
Ba là: Lựa chọn những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo: Theo
kết quả thăm dò của chúng tôi, những biện pháp sau đây được nhiều trường
quan tâm:
¾ Chọn lọc kỹ khi tuyển sinh.
¾ Phân loại học sinh.
87
¾ Tổ chức dạy riêng cho từng nhóm đối tượng.
¾ Phối hợp chặt chẽ với địa phương và cơ sở sản xuất.
¾ Liênkết đào tạo với các trường trong và ngoài nước.
¾ Giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
(xem Phụ lục 2 – Tr. 5).
Bốn là: Ổn định và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu:
Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu (GVCH) là vấn đề
phức tạp. Ở giải pháp 2 (xem 3.2.3), chúng tôi đã đề cập một phần. Ở đây,
chúng tôi chỉ xin lưu ý một số khía cạnh.
− Các trường THCN cần cân đối, tạo sự hài hòa giữa:
+ GVCH với giảng viên thỉnh giảng (GVTG).
+ GV lý thuyết và GV thực hành.
− Để ổn định đội ngũ GVCH, làm cho GVCH an tâm gắn bó với trường,
trường cần giải quyết thỏa đáng giữa thu nhập và nâng cao chuyên môn cho
GVCH.
− Trường cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Khi
triển khai chương trình này, trường cần công khai các chủ trương, biện pháp,
sự hỗ trợ về thời gian, tài chính cho GV trẻ.
− Về phía mình, mỗi GV trẻ cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của
mình đối với sự phát triển của trường. Từ đó, chuẩn bị đầy đủ (kể cả tài
chính) các điều kiện để tham gia các chương trình đào tạo cao hơn (thạc sĩ,
tiến sĩ).
"
88
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. XHH giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước thông qua xã hội hóa giáo dục, nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và
toàn dân phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm và mọi quyền lực nhằm
phát triển sự nghiệp GD-ĐT để GD-ĐT thực sự trở thành động lực và đòn bẩy
phát triển đất nước đi lên, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được hưởng
quyền học tập nhằm tạo công ăn việc làm để từ đó cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân.
2. Được sự chỉ đạo của Thành phố, chính quyền các cấp, các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân TP. Hồ Chí Minh đã triển
khai mạnh mẽ công tác XHH trên tất cả các bậc, các cấp, các loại hình đào
tạo, trong đó các trường đào tạo nghề (THCN và CNKT), đã thu được một số
kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác XHH hoạt động đào tạo nghề chưa
đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho lĩnh vực KT-XH.
3. Ở luận văn này, sau phần đề cập đến những vấn đề lý luận về XHH
giáo dục (Chương 1), và thực trạng của XHH hoạt động đào tạo nghề ở
TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua (Chương 2), luận văn đưa ra ba giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề đối với
các trường THCN ở TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010.
Khi đề cập đến ba giải pháp, chúng tôi đi từ giải pháp nhận thức (giải
pháp 1) đến giải pháp hành động (giải pháp 2 và giải pháp 3), từ giải pháp
gắn với trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã
hội và toàn dân (chương 2) đến giải pháp gắn với các trường THCN (giải
pháp 3).
Khi xây dựng các giải pháp, chúng tôi gắn chặt nhiệm vụ, chức năng
của trường THCN với nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ các lĩnh vực
KT-XH của TP. Hồ Chí Minh; gắn chặt ba cơ cấu: Cơ cấu giáo dục - Cơ cấu
89
nhân lực - Cơ cấu kinh tế và gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu về đào tạo
nguồn nhân lực do Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đề ra.
Mặt khác, khi xây dựng các giải pháp, chúng tôi đi từ những cơ sở của
từng giải pháp đến nội dung của giải pháp và những biện pháp thực hiện các
nội dung ấy.
4. Theo thiển ý của chúng tôi, những giải pháp đưa ra ở luận văn này
đều xuất phát từ những cơ sở khách quan (cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý) và cơ
sở thực tiễn nên chúng có tính khả thi cao nếu được đưa vào cuộc sống. Tuy
nhiên, do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và những hạn chế của mình, có
một số vấn đề liên quan tới đề tài, chúng tôi tạm thời gác lại: tổ chức bộ máy,
xây dựng đội ngũ và nội dung, chương trình đào tạo của các trường THCN;
vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội, của các cấp chính quyền khi điều phối
hoạt động đào tạo của các trường THCN,vv… Hơn nữa, một số biện pháp đưa
ra chưa có điều kiện đi sâu bởi cứ liệu chưa đầy đủ. Chúng tôi hy vọng trở lại
với đề tài và những vấn đề còn gác lại khi điều kiện cho phép.
90
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:
1/ Bộ Giáo dục & Đào tạo cần trao đổi và thống nhất với Bộ Lao động
– Thương binh & Xã hội về chủ thể quản lý của các trường THCN và CNKT,
bởi cho đến nay chủ thể quản lý của các trường này không thống nhất. Từ đó,
cả hai Bộ phối hợp với nhau để xây dựng “chuẩn”, cho các trường THCN và
CNKT. Nếu không có chuẩn khó lòng đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo
của các loại trường này.
2/ Bộ nên mạnh dạn cho phép các trường THCN đào tạo liên thông.
Cho đến nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ mới cho phép đào tạo liên thông ở
10 trường CĐ và ĐH với chỉ tiêu quá ít (Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 150
chỉ tiêu năm 2004 – 2005).
Vấn đề liên thông đào tạo đã được đặt ra từ lâu, song Bộ GD & ĐT cho
phép tiến hành quá dè dặt và quá muộn. Chính đây là một rào cản nhu cầu học
lên cao của những người được đào tạo ở bậc thấp.
Mấy mươi năm qua, nền giáo dục Việt Nam bị cắt rời một cách cứng
nhắc. Từ đó, giữa các bậc, các cấp, các trường,… không liên thông với nhau.
Chính đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh tốt
nghiệp PTTH lao vào ĐH, CĐ mà không muốn vào THCN và CNKT. Kéo
theo đó là một nghịch lý: bậc giáo dục chuyên nghiệp bị thu hẹp (nhiều
trường THCN, CNKT bị biến mất, cảnh thiếu trò thừa thầy ở các trường
THCN, CNKT) trong khi đó các trườngCĐ, ĐH quá tải (một thầy cõng trên
lưng 50 – 60 sinh viên).
Có nhiều hình thức liên thông: liên thông nội bộ (trong một trường),
liên thông bên ngoài (giữa các trường), liên thông liên tục và liên thông vượt
cấp. Trước mắt, chúng tôi đề nghị cho phép các trường THCN đào tạo liên
thông nội bộ (học sinh tốt nghiệp CNKT được học thẳng lên THCN).
3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần mạnh dạn hơn việc phân cấp và phân
quyền về đào tạo và thu chi tài chính cho các trường CĐ, ĐH và cả THCN.
91
Có phân cấp và phân quyền, các trường CĐ, ĐH cũng như THCN mới
chủ động đào tạo, mới phát huy tiềm lực của mình và của người dân.
Đối với UBND TP.Hồ Chí Minh và các quận, huyện:
1/ UBND TP.Hồ Chí Minh cần có những quy chế chung thống
nhất để quản lý các trường THCN, CNKT không phân biệt công lập hay ngoài
công lập.
2/ UBND TP.Hồ Chí Minh cần tạo hành lang pháp lý khi đưa ra
các chủ trương XHH giáo dục hay phát triển các bậc giáo dục.
Tháng 8 năm 1999, trong một phiên họp của HĐND TP.Hồ Chí Minh,
đồng chí Phạm Phương Thảo đã đề cập đến điều này. Không tạo được hành
lang pháp lý, khi tiến hành các hoạt động XHH giáo dục, sẽ đưa đến những
cách thức, cách đối xử không nhất quán, không thống nhất. Một số trường
THCN không được hưởng ưu đãi từ quỹ kích cầu là một ví dụ.
3/ UBND Thành phố và các quận, huyện cần công khai quy
hoạch kinh tế (xây dựng các KCN, KCX,…) và ngành nghề ở các khu vực
kinh tế này, để từ đó cho phép các trường THCN (không phân biệt công lập
hay ngoài công lập) tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế
này.
4/ UBND Thành phố cần có những biện pháp khoa học, thực tế,
để việc quy hoạch, giải tỏa, giao đất cho giáo dục nhanh gọn, bảo đảm đúng
tiến độ của các dự án xây dựng trường học.
Cần khắc phục tình trạng để nguồn vốn đọng lâu vào các dự án
giải tỏa, dẫn đến thiệt hại cho giáo dục và cho KT-XH của Thành phố. Đặc
biệt tạo điều kiện cho những tiêu cực của xã hội được tồn tại.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo.-Đề án xã hội hóa giáo dục-đào tạo. Hà Nội ,
tháng 6 năm 1998.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hà Nội , 2000.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.-Quyết định số 39/2000/GĐ-BGD&ĐT
ngày 28/8/2001 về việc ban hành quy chế tổ chức và họat động của các
trường ngoài công lập.
4. PGS.TS Bùi Ngọc Oánh.- Tâm lý học xã hội và quản lý. NXB.Thống Kê,
Hà Nội 1995.
5. Chính phủ .- Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1987 của Chính phủ về
phương hướng và chủ trương xã hội hóa giáo dục , y tế và văn hóa.
6. Chính phủ .- Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các họat động trong lĩnh vực
giáo dục , y tế , văn hóa , thể thao.
7. Cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh .- Niên giám thống kê 2003 TP.Hồ Chí
Minh , 2004 .
8. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII. Nxb.CTQG , Hà Nội , 1991 .
9. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Nghị quyết 4 , BCHT. Ư Đảng khóa VII .
Nxb.CTQG , Hà Nội , 1992.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Văn kiện Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ
VIII. Nxb.CTQG , Hà Nội , 1996 .
11. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Nghị quyết 2 , BCHT. Ư Đảng khóa VIII .
Nxb.CTQG , Hà Nội , 1996.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX . Nxb.CTQG , Hà Nội , 2001 .
13. Đảng Cộng sản Việt Nam .- Nghị quyết 6 , BCH.T.Ư Đảng khóa IX .
Nxb.CTQG , Hà Nội , 2002.
14. Hà Quý Tình .- Nguồn nhân lực Việt Nam : thực trạng và giải pháp .
Tạp chí Cộng sản , số 7 , tháng 4/1999 .
15. Hồ Chí Minh .- Về vấn đề giáo dục . Nxb.Giáo dục , Hà Nội , 1990.
93
16. Luật Giáo dục .Nxb.CTQG , Hà Nội , 1999.
17. GS.Mai Hữu Khuê , PGS.TS. Bùi Văn Nhơn .-Từ điển giải thích thuật
ngữ hành chính. Nxb.Lao động, Hà Nội , 2002.
18. PTS. Nguyễn Minh Hòa .- Xã hội học .Những vấn đề cơ bản . Trường Đại
học KHXH&NV. TP.Hồ Chí Minh , 1997.
19. GS.TS. Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên) .- Xã hội hóa công tác giáo
dục . Nxb . Giáo dục, Hà Nội ,1997.
20. GS. Phạm Tất Dong , T.S. Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên).- Xã hội học
. Nxb.Giáo dục, Hà Nội ,1999.
21. Sở Giáo dục và Đào tạo T.P.Hồ Chí Minh .- Báo cáo tổng kết năm
học 1993-1994 và phương hướng nhiệm vụ năm học 1994-1995 của
ngành giáo dục chuyên nghiệp và sư phạm TP.Hồ Chí Minh .
22. Sở Giáo dục và Đào tạo T.P.Hồ Chí Minh .- Báo cáo tổng kết năm
học 2000-2001 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2000-2001 của
ngành giáo dục chuyên nghiệp và sư phạm T.P.Hồ Chí Minh .
23. Sở Giáo dục và Đào tạo T.P.Hồ Chí Minh .- Báo cáo tổng kết năm
học 2002-2003, phương hướng nhiệm vụ năm học 2003-2004 của
ngành giáo dục chuyên nghiệp và sư phạm T.P.Hồ Chí Minh ,tháng 9
năm 2003.
24. Sở Giáo dục và Đào tạo T.P.Hồ Chí Minh .- Báo cáo sơ kết học kỳ 1
năm học 2003-2004 của ngành giáo dục chuyên nghiệp và sư phạm
T.P.Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 2004.
25. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cần Thơ.- Báo cáo công tác đào tạo trung
học chuyên nghiệp từ năm 2000 đến năm 2003 . TP.Cần Thơ , tháng 11
năm 2003.
26. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai .- Báo cáo về công tác đào tạo
trung học chuyên nghiệp .PleiKu , tháng 11 năm 2003.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo TP . Hà Nội.- Báo cáo về công tác đào tạo
trung học chuyên nghiệp Hà Nội .Tháng 11 năm 2003.
28. Tạ Văn Doanh (Chủ nhiệm) .- Các giải pháp tăng cường công tác đội
ngũ công nhân kỹ thuật công nghiệp của TP.Hồ Chí Minh giai đoạn
đến năm 2000 và năm 2005.
29. Thanh Lê .-Từ điển xã hội học. Nxb.KHXH , Hà Nội , 2003.
94
30. Thủ tướng Chính phủ .-Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 về
một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống
giáo dục quốc dân.
31. Tổng cục thống kê .- Niên giám thống kê 2000. Nxb.Thống kê , Hà Nội
,2001.
32. Trung tâm thông tin -thống kê lao động và xã hội. Thực trạng lao động-
Việc làm ở Việt Nam năm 2000. Nxb.Lao động-Xã hội , Hà Nội ,2001.
33. PGS.TS. Trần Tuấn Lộ .- Xã hội hoá giáo dục phát triển ở T.P.Hồ Chí
Minh : quan niệm , thực trạng và giải pháp.
34. TS.Trương Văn Sinh .- Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào
tạo.(Chuyên đề cao học quản lý giáo dục).T.P.Hồ Chí Minh , 2000.
35. Viện văn hoá .-Xã hội hoá hoạt động văn hoá .Nxb.VHTT ,Hà Nội
,2003.
36. Vụ giáo dục chuyên môn .-Thống kê các trường trung học chuyên
nghiệp toàn quốc (tính đến tháng 4 năm 2003).
95
PHUÏ LUÏC 1:
1
2
3
SOÁ TRÖÔØNG
1 3 6 7 8 10 PN BT TB TÑ QUAÄN
Nguoàn: Taøi lieäu tuyeån sinh THCN naêm 2003 – 2004
BIEÅU ÑOÀ PHAÂN BOÁ CAÙC TRÖÔØNG THCN VAØ SÖ PHAÏM TP. HCM
NAÊM HOÏC 2003 – 2004
96
NHÖÕNG NGAØNH ÑÖÔÏC NHIEÀU TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ SOÁ HS CUÛA MOÃI NGAØNH
TRONG CAÙC TRÖÔØNG THCN VAØ SP TP.HCM NAÊM HOÏC 2003 - 2004
Toång soá
HS moãi ngaønh
2461
HS
1187
HS
1198
HS
714
HS
913
HS
416
HS
573
HS
Bình quaân soá
HS moãi tröôøng
223.73
HS
118.7
HS
149.75
HS
119
HS
182.6
HS
104
HS
143.25
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Haïch toaùn-
Keá toaùn
Tin hoïc Ñieän CN-
DD
Cô khí khai
thaùc söûa
chöõa
Du lòch Cheá bieán
vaø BQTP
Cô ñieän
laïnh
Ngaønh
Soá tröôøng
97
Baûng 13: BAÛNG TOÅNG HÔÏP KEÁT QUAÛ ÑIEÀU TRA
(Ñoäi nguõ giaùo vieân, quy moâ tuyeån sinh, quy moâ ñaøo taïo, keát quaû toát nghieäp)
Stt Soá
tröôøng
4 tröôøng 10 Tröôøng 16 Tröôøng
Naêm 93 - 94 99 - 2000 03 - 04
Ghi
chuù
T S Tieán só Cao hoïc Thaïc só T S Tieán só Cao hoïc Thaïc só
SL T L% SL T L% 1196 SL T L% SL TL%
1
Ñoäi nguõ
CBGV
544
4 0.01 53 0.97 14 0.01 116 0.1
2
Tuyeån
sinh 770 6909 21318
3 Quy moâ
ñaøo taïo
555 6909 21318
T S
H S
thi
TN
Soá
H S
ñaäu
Tyû leä
%
T S
H S thi TN Soá H S ñaäu
Tyû leä
%
T S
H S thi TN Soá H S ñaäu
Tyû leä
%
4
Keát quaû
toát
nghieäp
698 656 93.98 3896 3648 93.63 4042 3538 87.53
98
PHỤ LỤC 2:
MẪU NGHIÊN CỨU
Trường
TH NV
Du
Lịch và
Khách
sạn
TH Kỹ
thuật
Nông
Nghiệp
TH TT
Kỹ
thuật
Nghiệp
vụ
Bách
Việt
TH TT
Kinh tế
– Kỹ
thuật
Phương
Nam
TH TT
Kinh tế
– Kỹ
thuật
Tây
Nam Á
TH Kỹ
thuật
và
nghiệp
vụ Thủ
Đức
TH
Kinh tế
TH TT
Tin
học –
Kinh tế
Sài
Gòn
SỐ
NGƯỜI
9 10 10 9 10 8 8 10
Tổng 74
99
Tổng hợp những ý kiến “ trường tư thục gặp khó khăn gì trong công tác đào
tạo”?
- Thiếu đất đai.
- Thiếu vốn.
- Trình độ học sinh không đồng đều, đầu vào học sinh yếu.
- Thiếu kinh phí.
- Khó tuyển sinh vì chi phí đào tạo cao.
- Đội ngũ giáo viên không ổn định.
- Cách nhìn của người dân về bằng cấp của trường dân lập và tư thục không
bằng trường công lập.
- Một số trường cơ sở chỉ đi thuê mướn nên thiếu ổn định, thiếu phòng học,
trang thiết bị.
- Cơ sở vật chất cho học sinh thực hành không đầy đủ.
- Bằng cấp của học sinh sau khi tốt nghiệp chưa thuyết phục được các đơn vị
tuyển dụng.
- Các ngành học còn hạn chế.
Những ý kiến đề xuất để phát triển trường trong tương lai
– Tăng cường đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất và con người.
– Tạo điều kiện để học viên được thực tập tại các đơn vị kinh doanh sản xuất.
– Cần đầu tư về trang thiết bị.
– Giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp học.
– Đầu tư cho đào tạo đội ngũ giáo viên cơ hữu.
– Luôn phát huy tính dân chủ để cho từng thành viên trong nhà trường toàn
tâm toàn lực phát huy tối đa khả năng, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của
nhà trường.
– Phân loại học sinh theo chất lượng đào tạo.
– Có các công trình nghiên cứu về hướng phát triển của ngành nghề phù hợp
với sự phát triển của xã hội.
– Tuyển chọn học sinh đầu vào có chất lượng cao hơn.
– Nội dung đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của xã hội.
– Nâng cao trình độ của giáo viên.
– Tháo gỡ về cơ chế, tạo sự thông thoáng.
- Có chính sách khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia nghiên cứu khoa
học.
- Tạo điều kiện cho các trường THCN được đào liên thông lên Cao Đẳng và
Đại Học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường liên kết với các trường ở nước ngoài
- Nâng cao mức sống của giáo viên.
100
Bảng1: Những thuận lợi trong quá trình đào tạo của một số trường TH CN tại TP.Hồ Chí Minh
TH NV Du
Lịch và
Khách Sạn
TH KT
Nông
Nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH TT KT-
KT Tây
Nam Á
TH TT
Nghiệp Vụ
Bách Việt
TH TT KT-
KT Phương
Nam
TH TT TH-
KT Sài Gòn Tổng hợp
Trường
Thuận lợi N % N % N % N % N % N % N % N % N %
1. Lãnh đạo ngành
quan tâm
7 25.93 10 33.33 2 8.33 6 25 10 33.33 10 33.33 9 33.33 10 33.33 64 28.83
2. Được địa phương hỗ
trợ
1 3.70 0 0 3 12.5 1 4.17 10 33.33 10 33.33 9 33.33 10 33.33 44 19.82
3. Được sử dụng vốn
kích cầu
1 3.70 0 0 0 0 3 12.5 10 33.33 10 33.33 9 33.33 10 33.33 43 19.37
4. Được cấp đất đai 6 22.22 10 33.33 8 33.33 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 24 10.81
5. Được cấp kinh phí 5 1852 10 33.33 7 29.17 7 29.17 0 0 0 0 0 0 0 0 29 13.06
6. Nhà nước đầu tư
trang thiết bị
7 25.93 0 0 4 16.67 7 29.17 0 0 0 0 0 0 0 0 18 8.11
101
Bảng 2: Những khó khăn trong quá trình đào tạo của một số trường THCN tại Tp. Hồ Chí Minh.
TH NV Du
Lịch và
Khách Sạn
TH KT
nông
nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH TT KT-
KT Tây
Nam Á
TH TT KT-
Nghiệp Vụ
Bách Việt
TH KT
Phương
Nam
TH KT Sài
Gòn Tổng hợp
Trường
Khó khăn SỐ
NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI % SỐ NGƯỜI %
1. Thiếu đất đai 8 22.22 0 0 7 21.88 1 3.13 10 25 10 25 9 25 10 25 55 18.58
2. Vốn đầu tư 8 22.22 10 25 6 18.75 7 21.88 8 20 10 25 6 16.67 9 22.5 64 21.62
3. Trang thiết bị 5 13.89 10 25 5 15.63 8 25 9 22.5 10 25 6 16.67 10 25 63 21.28
4. Phòng học thiếu 8 22.22 9 22.5 5 15.63 5 15.63 6 15 1 2.5 2 5.56 6 15 42 14.19
5. Lãnh đạo ngành
chưa quan tâm đúng
mức
1 2.78 1 2.5 1 3.13 0 0 0 0 0 0 5 13.89 0 0 8 2.70
6. Trình độ giáo viên
chưa đủ điều kiện
1 2.78 0 0 2 6.25 3 9.38 2 5 0 0 2 5.56 0 0 10 3.38
7. Trình độ học sinh
không đồng đều
5 13.89 10 25 6 18.75 8 25 5 12.5 9 22.5 6 16.67 5 12.5 54 18.24
102
Bảng3: Những biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo của một số trường THCN tại Tp. Hồ Chí Minh.
TH NV Du
Lịch và
Khách Sạn
TH KT
nông
nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH KT Tây
Nam Á
TH TT KT-
NV Bách Việt
TH TT KT-
KT Phương
Nam
TH TT TH-
KT Sài Gòn Tổng hợp
Trường
Biện pháp
N % N % N % N % N % N % N % N % N %
1. Chọn lọc khi tuyển
sinh
9 25 10 25 8 25 8 25 10 25 9 22.5 7 19.44 8 20 69 23.31
2. Phân loại học sinh 6 16.67 10 25 5 15.63 7 21 10 25 9 22.5 8 22.22 10 25 65 21.96
3. Có biện pháp tổ
chức dạy riêng cho
từng đối tượng
0 0 1 2.5 0 0 1 3.13 0 0 4 10 2 5.56 6 15 14 4.73
4. Giải quyết việc làm
cho học sinh sau khi
tốt nghiệp
4 11.11 2 5 5 15.63 2 6.25 3 7.5 3 7.5 3 8.33 3 7.5 25 8.45
5. Phối hợp với các cơ
sở sản xuất
8 22.22 10 25 6 18.75 6 18.75 7 17.5 5 12.5 7 19.44 6 15 55 18.58
6. Liên kết đào tạo với
các trường khác
4 11.11 6 15 8 25 8 25 9 22.5 8 20 5 13.89 5 12.5 53 17.91
7. Liên kết đào tạo với
các trường ngoài nước
5 13.89 1 2.5 0 0 0 0 1 2.5 2 5 4 11.11 2 5 15 5.07
103
Bảng4: Những biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hoá đào tạo nghề của một số trường TNCN tại Tp. Hồ Chí Minh.
TH Du Lịch
và Khách
Sạn
TH KT
nông
nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH KT Tây
Nam Á
N
TH
Nghiệp
Vụ Bách
Việt
TH KT
Phương
Nam
TH KT
Sài Gòn Tổng hợp
Trường
Biện pháp
N % N % N % N % % N % N % N % N %
1. Vận động dân đóng
góp
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2. Phát triển dân lập,
tư thục
1 11.11 0 0 4 50 0 0 7 70 9 90 4 44.44 4 40 29 39.19
3. Mục tiêu đào tạo
phù hợp với nhu cầu
xã hội
1 11.11 6 60 0 0 5 62.5 0 0 0 0 1 11.11 5 50 18 24.32
4. Các công ty, xí
nghiệp liên kết hỗ trợ
7 77.78 4 40 4 50 3 37.5 3 30 1 10 4 44.44 1 10 27 36.49
104
Bảng5: Các hình thức xã hội hoá đào tạo nghề phù hợp nhất với TP. Hồ Chí Minh.
TH NV Du
Lịch và
Khách Sạn
TH KT
nông
nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH TT KT-
KT Tây
Nam Á
TH TT KT-
NV Bách
Việt
TH TT KT-
KT Phương
Nam
TH TT TH-
KT Sài Gòn Tổng hợp
Trường
Hình thức
N % N % N % N % N % N % N % N % N %
1. Công lập 0 0 0 0 0 0 1 12.5 0 0 3 30 6 66.67 0 0 10 13.51
2. Bán công 1 11.11 0 0 1 12.5 1 12.5 0 0 0 0 0 0 0 0 3 4.05
3. Dân lập 2 22.22 0 0 1 12.5 0 0 0 0 2 20 1 11.11 0 0 6 8.11
4. Tư thục 1 11.11 2 20 3 37.5 0 0 4 40 5 50 2 22.22 5 50 22 29.73
5. Vận động dân đóng
góp
0 0 1 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1.35
6. Các công ty, xí
nghiệp sản xuất tài trợ,
đỡ đầu trong đào tạo.
5 55.55 7 70 3 37.5 6 75 6 60 0 0 0 0 5 50 32 43.24
105
Bảng6: Các hình thức xã hội hoá giáo dục được tán thành tại TP.HCM.
TH NV Du
Lịch và
Khách Sạn
TH KT
nông
nghiệp
TH Kinh Tế TH Nghiệp Vụ Thủ Đức
TH TT
KT-KT
Tây Nam
Á
TH TT
KT-NV
Bách Việt
TH TT KT-
KT Phương
Nam
TH TT
TH-KT
Sài Gòn
Tổng hợp
Trường
Hình thức
N % N % N % N % % N % N % N % N %
1. Công lập 0 0 0 0 0 0 0 0 1 10 3 30 0 0 3 30 7 9.46
2. Bán công 2 22.22 0 0 1 12.5 1 12.5 0 0 0 0 0 0 0 0 4 5.41
3. Dân lập 1 11.11 0 0 1 12.5 0 0 2 20 0 0 0 0 0 0 4 5.41
4. Tư thục 2 22.22 3 30 3 37.5 0 0 3 30 7 70 6 66.67 7 70 31 41.89
5. Vận động dân đóng
góp
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 4.05
6. Các công ty, xí
nghiệp sản xuất tài trợ
đỡ đầu trong đào tạo.
4 44.44 7 70 3 37.5 7 87.5 4 40 0 0 3 33.33 0 0 25 33.78
106
Bảng 7: Mức độ cần thiết xã hội hoá giáo dục hiện nay
Không cần
thiết Cần thiết Rất cần thiết Tổng hợp
STT
Mức độ
Trường N % N % N % N M
1 Trung học Kinh Tế 0 0 3 37.5 5 62.5 8 2.63
2 Trung học và nghiệp vụ
Thủ Đức 0 0 0 0 8 100 8 3
3 TH TT kinh tế – kỹ thuật
Tây Nam Á 0 0 3 30 7 70 10 2.7
4 TH TT Kinh tế – Kỹ thuật
Phương Nam 0 0 2 22.2 7 77.8 9 2.78
5 TH TT Kỹ thuật nghiệp
vụ Bách Việt 0 0 5 50 5 50 10 2.5
6 TH Kỹ thuật Nông
Nghiệp 0 0 9 90 1 10 10 2.1
7 TH Du lịch và Khách sạn 0 0 1 11.1 8 88.9 9 2.89
8 TH TT Tin học – Kinh tế
Sài Gòn 0 0 2 20 8 80 10 2.8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD001.pdf