Luận văn Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây Mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thị

Cây mai dương có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, tương đương với một số cây thức ăn họ đậu thường dùng trong chăn nuôi dê như so đũa (Sesbania grandiflora) và bình linh (Leucaena leucocephala). Thành phần hóa học của cây mai dương gồm có: 36,04% DM; 20,69% CP, 92,82% OM tính trên vật chất khô. - Trong điều kiện nuôi dê bằng thức ăn xanh cơ bản là cỏ lông para và bổ sung bằng cây mai dương với các tỷ lệ 0%, 15%, 30%và 45% thì tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của DM lần lượt là 69,80; 69,07; 75,39 và 72,93%, tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến CP tương ứng là 70,07; 68,53; 73,67 và 70,32%

pdf63 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây Mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 2.3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông para Đặc điểm mẫu Chất khô % chất khô Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm Tươi, 6 tuần (Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6 12, 4 1,9 44,9 Tươi, 10 tuần (Ấn Độ) 39,8 13,2 29,4 12, 0 1,5 43,9 Tươi, 14 tuần (Ấn Độ) 36,3 11,9 28,5 11, 3 1,8 46,5 Khô, 35 ngày (Venezuela) - 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1 Khô, 45 ngày (Venezuela) - 12,0 27,3 10, 7 2,9 47,1 13 Đặc điểm mẫu Chất khô % chất khô Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm Tươi, 6 tuần (Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6 12, 4 1,9 44,9 Khô, 55 ngày (Venuzuela) - 10,4 27,9 9,9 3,0 48,8 Tươi, giữa ra hoa (Trindad) 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9 Nguồn: Nguyễn Thiện, 2002 2.4. Một số đặc điểm sinh học về loài dê 2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê Cũng như các gia súc khác, sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo quy luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và môi trường. Thông thường trọng lượng dê sơ sinh là 2,5-3,5 kg; 3 tháng đạt 9-12 kg; 6 tháng là 15-21 kg; 12 tháng là 23-29 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất (90-120 g/con/ngày và 95-130 %), tiếp theo là giai đoạn 3-6 và 6-12 tháng (70-110 g/ngày và 30-50 %), giai đoạn 12-18 tháng cường độ sinh trưởng giảm đi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20 %), giai đoạn 18-24 tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp xuống (20-30 g/con/ngày), và đến giai đoạn trưởng thành, cường độ sinh trưởng thấp dần và thay đổi không rõ rệt (Đinh Văn Bình, 2005). Bảng 2.3. Trọng lượng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) qua các tháng tuổi (kg) Lứa tuổi Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng Dê đực 2,45 10,95 19,5 26,6 32,7 36,6 42,5 Dê cái 2,10 9,10 17,6 22,8 28,4 30,8 32,6 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 14 2.4.2. Sự tiêu hóa của dê 2.4.2.1. Hệ số tiêu hóa thức ăn của dê Giá trị của thức ăn không những được đánh giá qua kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng mà còn xem loại thức ăn đó có được tiêu hóa và hấp thụ được bao nhiêu. Hệ số tiêu hóa thức ăn là lượng thức ăn được dê tiêu thụ không bị thải ra qua phân. Công thức tính: Lượng thức ăn ăn vào - Lượng thải qua phân Hệ số tiêu hóa thức ăn (%) = x 100 Lượng ăn vào Hệ số tiêu hóa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và các phần của cây thức ăn, loại dê và giống dê, đặc điểm sinh học của cây thức ăn, mức độ nuôi dưỡng dê (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003). 2.4.2.2. Lượng thức ăn ăn được Dê hơn hẳn các loại gia súc khác là có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Thậm chí một số loại thức ăn có mùi khác biệt, có độc tố mà gia súc khác không ăn được, nhưng dê vẫn ăn như lá xoan, lá keo tai tượng, lá điền thanh Tuy nhiên lượng thức ăn ăn được phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được như: nhân tố thức ăn (mùi, vị, thay đổi thức ăn, độ ẩm, khả năng tiêu hóa, kích thước, loại hình), nhân tố môi trường ngoại cảnh (thời gian cho ăn, số lần cho ăn, số lượng thức ăn, sự cạnh tranh với gia súc khác, nhiệt độ, độ ẩm không khí, phương pháp cho ăn) và nhân tố gia súc (tính ngon miệng, ưa thích, tầm vóc gia súc, giai đoạn sản xuất như đang chửa hay tiết sữa). Lượng thức ăn ăn được trên 100 kg trọng lượng của dê thường là 2,5-3 kg VCK/ngày (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003). 15 2.4.3. Tập tính ăn của dê Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác tiếp theo. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m, chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon mà ăn. Thức ăn khi để sát mặt đất chúng rất khó ăn, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn các loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn, bùn đất, dê thường loại bỏ, không ăn lại. So với trâu bò, cừu thì dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá. Do vậy, một số loài cây mà trâu bò không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được (Đinh Văn Bình, 2005). Hình 2.3. Tập tính ăn và chọn lựa thức ăn xanh của dê 16 2.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của dê 2.4.4.1. Nhu cầu vật chất khô Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3-6% so với trọng lượng cơ thể chúng (Hồ Quảng Đồ, 2000). Ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi thấy mỗi ngày dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% khối lượng cơ thể. Dê hướng thịt cần ít hơn khoảng 3%, dê hướng sữa thì cần nhiều hơn khoảng 4% (Đinh Văn Bình, 2005). Nếu cho ăn khẩu phần có chứa ít chất khô thì khó thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của con vật, nhất là năng lượng để đạt năng suất cao. Nếu cho ăn khẩu phần chứa nhiều chất khô, như khi ta cho ăn nhiều rơm và phụ phẩm nhiều xơ thì giá trị năng lượng thấp, cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất (Lê Xuân Cương, 1994). 2.4.4.2. Nhu cầu năng lượng của dê Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn nhưng nhu cầu về chất lượng thức ăn phải được tính trên nhu cầu năng lượng và protein. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở dê trưởng thành, nếu thiếu năng lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông...(Hồ Quảng Đồ, 2000). Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê theo thể trọng được trình bày ở Bảng 2.4. Bảng 2.4. Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê Thể trọng (kg) Nhu cầu năng lượng cho duy trì Duy trì và hoạt động ít Duy trì và hoạt động nhiều Duy trì và tăng trọng mức 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 150 g/ngày 10 2,3 2,8 3,2 4,0 5,8 7,5 15 3,2 3,8 4,4 - - - 20 3,9 4,7 5,5 5,5 7,3 9,0 25 4,6 5,5 6,5 - - - 30 5,3 6,4 7,4 6,8 8,6 10,3 17 Thể trọng (kg) Nhu cầu năng lượng cho duy trì Duy trì và hoạt động ít Duy trì và hoạt động nhiều Duy trì và tăng trọng mức 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng mức 150 g/ngày 35 5,9 7,1 8,5 - - - 40 6,5 7,9 9,2 8,0 9,8 11,6 45 7,2 8,6 10,1 - - - 50 7,8 9,3 10,9 9,0 10,8 12,6 55 8,3 10,0 11,7 - - - 60 8,9 10,7 12,5 10,3 12,0 13,8 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 2.4.4.3. Nhu cầu protein của dê Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức: nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. - Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). - Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê (Hồ Quảng Đồ, 2000). Xác định nhu cầu về protein với dê, người ta sử dụng đơn vị protein tiêu hóa (DCP) yêu cầu của dê/ngày. Nhu cầu protein cho duy trì, sinh trưởng và phát triển được trình bày ở Bảng 2.5. Bảng 2.5. Nhu cầu protein tiêu hóa của dê (g/con/ngày) Thể trọng (kg) Duy trì và hoạt động ít Duy trì và tăng trọng 50 g/ngày Duy trì và tăng trọng 100 g/ngày Duy trì và tăng trọng 150 g/ngày 10 15 25 35 45 20 26 36 46 56 30 35 45 55 65 40 43 53 63 73 50 51 61 71 81 60 59 69 79 89 18 Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005 2.4.4.4. Nhu cầu nước uống của dê Ở những nước nhiệt đới, dê là con vật thứ hai sau lạc đà sử dụng nước một cách có hiệu quả nhất. Thông thường vào mùa mưa, độ ẩm cao, cho dê ăn cây lá cỏ chứa 70-80% nước thì dê không đòi hỏi nhiều nước. Tuy nhiên đối với gia súc cho sữa, mang thai và ở mùa khô thì nhu cầu nước lại rất cần thiết. Lượng nước mà dê cần phụ thuộc vào giống, khí hậu, thời tiết, loại thức ăn và mục đích sản xuất. Người ta thường tính nhu cầu nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô trong ngày. Tính trung bình một ngày dê cần khoảng 1-2 lít nước (Đinh Văn Bình, 2005). Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Phương tiện 3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm, khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học An Giang. Thời gian thực hiện: từ 01/09/2004 đến 30/04/2005. 3.1.2. Vật liệu thí nghiệm - Lồng nuôi cá thể - Xô đựng hứng nước tiểu, đựng nước uống cho dê - Dao, lưỡi hái để cắt và cắt ngắn thức ăn - Cân và bọc nylon để cân và lấy mẫu - Cùng một số vật dụng khác. 3.1.3. Đối tượng thí nghiệm - Dê thí nghiệm: Thí nghiệm 1: được tiến hành trên 4 dê đực có trọng lượng bình quân 11 ± 0,6 kg/con (khoảng 3-4 tháng tuổi), khỏe mạnh, được nuôi trong các lồng cá thể, mỗi con ở trong một ô chuồng riêng biệt, và được chăm sóc, vệ sinh như nhau. Thí nghiệm 2: sau khi kết thúc thí nghiệm 1, dê thí nghiệm 1 được tiếp tục sử dụng để tiến hành thí nghiệm 2, trọng lượng dê khoảng 15 kg/con (5-6 tháng tuổi). - Thức ăn cho dê: Cây mai dương và cỏ lông para được lấy hàng ngày từ vùng ven Thành phố Long Xuyên - ở những bãi đất hoang, bờ ruộng 3.2. Phương pháp Đề tài tiến hành 2 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: với mục đích xác định thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây mai dương và tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất trong khẩu phần của dê thịt có sử dụng cây mai dương với cỏ lông para làm thành phần cơ bản. - Thí nghiệm 2: với mục đích khảo sát tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất có trong cây mai dương và tập tính ăn của dê thịt. 20 3.2.1. Thể thức thống kê Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (4x4), mỗi cá thể dê là một đơn vị thí nghiệm. 3.2.2. Phương pháp tiến hành 3.2.2.1. Thí nghiệm 1 Thí nghiệm gồm 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 15 ngày, 10 ngày đầu để thú thích nghi với thức ăn và 5 ngày kế tiếp thu thập mẫu. Bốn khẩu phần thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm. Khẩu phần được tính toán dựa trên thức ăn cơ bản cho dê thịt là cỏ lông para (Brachiaria mutica) đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia đình, sau đó thay thế dần bằng cây mai dương tươi ở các mức độ là 0%, 15%, 30% và 45% (tính trên nhu cầu vật chất khô hàng ngày của từng cá thể dê thí nghiệm), cụ thể: * 0% Mimosa + 100% Brachiaria (BR100) * 15% Mimosa + 85% Brachiaria (MI15-BR85) * 30% Mimosa + 70% Brachiaria (MI30-BR70) * 45% Mimosa + 55% Brachiaria (MI45-BR55) Lượng thức ăn ước tính cho dê là 3% trọng lượng cơ thể tính trên vật chất khô/ngày. Cây mai dương và cỏ lông para được sử dụng nguyên và treo cho dê ăn. Thức ăn cho dê được cân vào mỗi buổi sáng và dê được cho ăn vào khoảng 8:00 giờ (50% khẩu phần) và 14:00 giờ (50% khẩu phần). Nước uống sạch và cho uống tự do. Bảng 3.1. Bố trí nghiệm thức cho các giai đoạn của thí nghiệm 1 Giai đoạn Dê A Dê B Dê C Dê C 1 BR100 MI45-BR55 MI30-BR70 MI15-BR85 2 MI45-BR55 BR100 MI15-BR85 MI30-BR70 3 MI30-BR70 MI15-BR85 BR100 MI45-BR55 4 MI15-BR85 MI30-BR70 MI45-BR55 BR100 3.2.2.2. Thí nghiệm 2 Thí nghiệm được tiến hành trong 15 ngày: 10 ngày đầu để thú thích nghi với thức ăn, 5 ngày sau thu thập mẫu. 21 Cả 4 dê thí nghiệm được sử dụng khẩu phần 100% mai dương với lượng thức ăn được tính cho dê là 3% trọng lượng cơ thể tính trên vật chất khô/ngày. Thức ăn cho dê ăn được cân vào buổi sáng và treo cho dê ăn, vào khoảng 8:00 giờ (50% khẩu phần) và lúc 14:00 giờ (50% khẩu phần). Nước uống sạch và cho uống tự do. 3.2.3. Thu thập số liệu 3.2.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây mai dương, cỏ lông para và khẩu phần thí nghiệm - Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày - Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) dưỡng chất (DC) biểu kiến 3.2.3.2. Cách thu thập số liệu - Phương pháp xác định khả năng tiêu tốn thức ăn: Thức ăn (TA) được cân trước khi cho dê ăn và sáng hôm sau cân lại lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được lượng thức ăn dê ăn vào mỗi ngày theo công thức: Lượng TA ăn vào/ngày = Lượng TA trước khi cho dê ăn - Lượng TA thừa - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị phân tích mẫu: Mẫu thức ăn được lấy theo nguyên tắc sau: Trải khoảng 2kg thức ăn trên mặt phẳng vuông, vạch hai đường chéo, lấy trong phạm vi hai tam giác đối xứng, bỏ phần còn lại. Phần mẫu sau khi lấy được trộn đều và tiếp tục lấy theo nguyên tắc trên khi mẫu còn lại khoảng 100 g. Thu mẫu bảo quản để phân tích. Mẫu phân: Phân được thu mỗi ngày vào buổi sáng trước khi cho dê ăn. Sau đó cân trọng lượng phân và lấy mẫu. Lượng phân lấy mẫu là 10% và được cất vào tủ đông, ở nhiệt độ -18oC. Sau mỗi giai đoạn 5 ngày, phân được làm rã đông và trộn chung mẫu của 5 ngày dùng để phân tích. - Phương pháp phân tích các thành phần dưỡng chất: Các chỉ tiêu phân tích gồm vật chất khô (DM), protein thô (CP), tro, xơ trung tính (NDF) và xơ acid (ADF). Xác định DM và CP bằng phương pháp phân tích phỏng định của Weende. DM được xác định bằng phương pháp sấy khô, xác định CP bằng 22 phương pháp Kjeldahl (N*6.25), hàm lượng tro được xác định bằng cách đốt nóng mẫu ở 600oC, và hàm lượng ADF, NDF được xác định theo phương pháp Van Soest. - Phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa: Lượng DC ăn vào - Lượng DC trong phân % TLTH (DC) = x 100 Lượng DC ăn vào 3.3. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo phương pháp mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) chương trình Minitab Version 13. 23 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về thức ăn thí nghiệm Cây Mai dương thuộc loại cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi trống, đất ẩm ướt. Mai dương đã được sử dụng để làm phân xanh, chống xói mòn, củi đốt, làm thức ăn gia súc. Hiện nay, ở Việt Nam, tại tỉnh Đồng Tháp, mai dương cũng đã được thử nghiệm làm thức ăn cho dê. Nguồn mai dương và cỏ lông para sử dụng trong thí nghiệm được lấy từ các vùng ven thành phố Long Xuyên - ở những bãi đất hoang, bờ ruộngQua sự khảo sát nhỏ về cây mai dương được sử dụng làm thức ăn thí nghiệm, độ dài cây và trọng lượng thân lá được ghi nhận trong Bảng 4.1. Bảng 4.1. Trọng lượng thân và lá của Mai dương khảo sát Chiều dài thân (cm) Mai dương ở môi trường nước Mai dương ở môi trường cạn Trọng lượng thân (g) Trọng lượng lá (g) Trọng lượng thân (g) Trọng lượng lá (g) > 150 164,75 46,50 156,50 62,50 120-150 118,25 41,25 95,36 34,91 < 120 87,63 30,25 71,75 25,25 Qua các Biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 cho thấy sự tương quan thuận giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá cũng như giữa chiều dài thân cây với trọng lượng lá. y = 0.2804x + 5.5646 R2 = 0.7177 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 50 100 150 200 Troïng löôïng thaân (g) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) y = 0.2801x + 2.2459 R2 = 0.2839 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 50 100 150 200 Chieàu daøi thaân (cm) Tr oïn g lö ôïn g la ù ( g) Biểu đồ 4.1. Quan hệ giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá của Mai Biểu đồ 4.2. Quan hệ giữa chiều dài thân và trọng lượng lá của Mai 24 dương ở môi trường nước dương ở môi trường nước 25 y = 0.4023x - 3.2315 R2 = 0.8402 0 20 40 60 80 100 0 100 200 300 Troïng löôïng thaân (g) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) y = 0.4896x - 27.687 R2 = 0.5466 0 20 40 60 80 100 0 50 100 150 200 Chieàu daøi thaân (cm) Tr oïn g lö ôïn g la ù (g ) Biểu đồ 4.3. Quan hệ giữa trọng lượng thân và trọng lượng lá của Mai dương ở môi trường cạn Biểu đồ 4.4. Quan hệ giữa chiều dài thân và trọng lượng lá của Mai dương ở môi trường cạn Do những nghiên cứu về Mimosa pigra rất ít nên đề tài chỉ so sánh với một số cây thức ăn gia súc sử dụng phổ biến trong chăn nuôi dê như cây so đũa (Sesbania grandiflora) và cây bình linh (Leucaena leucocephala). Các loại thức ăn thí nghiệm được tiến hành xác định thành phần hóa học, kết quả được trình bày qua Bảng 4.2. Bảng 4.2. Thành phần hoá học của Mimosa pigra và Brachiaria mutica Thành phần hóa học Mimosa pigra Brachiaria mutica DM (g/kg) 360,4 241,8 (g/kg vật chất khô) CP 206,9 128,5 OM 928,2 887,2 ADF 379,2 365,0 NDF 533,8 668,8 Số mẫu 05 05 Theo kết quả phân tích, mai dương có hàm lượng vật chất khô là 36,04%, thấp hơn (42%) của Bajhau và Cox (2000). So sánh với một số cây thức ăn gia súc thuộc họ đậu, kết quả này cao hơn hàm lượng DM ở cây so đũa (Sesbania grandiflora): (18%) của Devendra, (27,9%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), (23,8%) của Vo Lam và Ledin (2003) và cao hơn so với cây bình linh (Leucaena leucocephala): (30%) của Devendra, (26,2%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), (25,7%) của Le Khac Huy và cộng sự. 26 Hàm lượng protein thô của mai dương là 20,69% tính trên vật chất khô (xem Bảng 4.). Kết quả này cao hơn (18,3%) của Bajhau và Cox (2000). Hàm lượng CP của mai dương thấp hơn hàm lượng CP của so đũa (Sesbania grandiflora): (22,7%) của Vo Lam và Ledin (2003), (22,6%) của Devendra, (21,4%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998), và so với cây bình linh (Leucaena leucocephala) thì kết quả thấp hơn (30,4%) của Le Khac Huy và cộng sự, (22,2%) của Devendra, tương tự kết quả (20,53%) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Kết quả 37,92% ADF và 53,38% NDF tính trên vật chất khô của mai dương (xem Bảng 4.2) cao hơn ở cây so đũa (35,60% NDF) và (26,50% ADF) của Vo Lam và Ledin (2003). Cỏ lông para là loại thức ăn xanh nhiều nước, dễ tiêu hoá, các chất dinh dưỡng ở cỏ lông para cân đối (Võ Ái Quấc, 1997). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vật chất khô của cỏ lông para là 24,18%, cao hơn (21,8%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), (16,7%) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004), tương tự kết quả (25,57%) của Võ Ái Quấc (1997). Hàm lượng protein thô của cỏ lông para là 12,85% tính trên vật chất khô (xem Bảng 4.2). Kết quả này cao hơn (10,3%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), (11,4%) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004). Hàm lượng OM của cỏ lông para là 88,72% (xem Bảng 4.2), tương tự (89,1%) của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999). Kết quả phân tích 36,5% ADF, 66,88% NDF (xem Bảng 4.2) thấp hơn kết quả (43,4% ADF và 70,4% NDF) Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), cao hơn (33,1% ADF và 64,3% NDF) của Nguyen Van Hon và cộng sự (2004). Sự chênh lệch giữa các kết quả trên có thể được giải thích do hàm lượng dưỡng chất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thành phần thu cắt của thức ăn, trạng thái phát triển của cây (Andru và cs, 1991)5 hoặc sự thay đổi mùa vụ, môi trường hay các yếu tố như tầng đất mẹ, hoặc số lượng cây trên một đơn vị diện tích (Dicko và Sikena, 1991)5. 5 Trích dẫn từ Preton và Leng, 1987. 27 4.2. Lượng thức ăn ăn vào của các dê ở các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.3. Lượng thức ăn ăn vào của các dê ở các khẩu phần thí nghiệm Chỉ tiêu (g/ngày) Khẩu phần 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD SE DM 546,85 609,71 619,47 626,79 26,873 CP 83,18a 99,57ab 104,97b 109,19b 3,828 OM 487,60 584,16 560,31 576,77 23,399 ADF 189,60 214,30 218,74 224,77 8,483 NDF 349,67 390,02 376,11 376,90 14,775 Ghi chú: ab các số cùng hàng mang chữ số phụ khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê mức độ 5% 4.2.1. Lượng vật chất khô ăn vào 500 550 600 650 Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g va ät c ha át k ho â aên v aøo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.5. Lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.5 cho thấy lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 546,85; 609,71; 619,47 và 626,79 (g/ngày). Sự khác biệt giữa các lượng vật chất khô ăn vào của các khẩu phần trên không có nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Theo Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (1999), hàm lượng dinh dưỡng cỏ lông para đáp ứng tốt cho dê. Ở thí nghiệm này, khi bổ sung mai dương vào khẩu phần cỏ lông para, mức vật chất khô ăn vào không giảm mà còn tăng lên và đặc biệt dê rất thích ăn mai dương. 28 030 60 90 120 Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g pr ot ie n th oâ aên va øo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Lö ôïn g pr ot ie n th oâ aên va øo (g /n ga øy)So sánh các khẩu phần có bổ sung mai dương với một số khẩu phần chứa so đũa thì nhận thấy lượng vật chất khô ăn vào của thí nghiệm này cao hơn kết quả (400 g/ngày) của Kaligis, (339 g/ngày) của Vo Lam và Ledin (2003), nhưng thấp hơn kết quả (726 g/ngày) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). So với khẩu phần chứa bình linh, khẩu phần chứa mai dương có lượng vật chất khô ăn vào cao hơn kết quả (415 g/ngày) của Kaligis, thấp hơn (635 g/ngày) của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Theo Đinh Văn Bình (2005) cho rằng nhu cầu vật chất khô đối với dê thịt cần đáp ứng trung bình khoảng 3% trọng lượng cơ thể thì kết quả của thí nghiệm này rất phù hợp. 4.2.2. Lượng protein thô ăn vào Biểu đồ 4.6. Lượng protein thô ăn vào của các khẩu phân thí nghiệm Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.6 cho thấy lượng protein thô ăn vào của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 83,18; 99,57; 104,97 và 109,19 (g/ngày). Lượng protein thô ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P = 0,013). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Hong Nhan (1998) thì lượng protein thô ăn vào của thí nghiệm này thấp hơn (169 g/ngày) ở khẩu phần chứa so đũa và (137 g/ngày) ở khẩu phần chứa bình linh, nhưng cao hơn kết quả (79 g/ngày) ở khẩu phần so đũa của Vo Lam và Ledin (2003). 4.2.3. Lượng chất hữu cơ ăn vào 400 450 500 550 600 Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g ch aát h öõu c ô aên v aøo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.7. Lượng chất hữu cơ ăn vào của các khẩu phần thí nghiệm 29 a b bab Chất hữu cơ là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, protein cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động và nhu cầu của cơ thể con vật. Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.7 cho thấy lượng chất hữu cơ ăn vào giữa các khẩu phần có bổ sung mai dương không khác nhau nhiều do lượng vật chất khô ăn vào tương đương nhau nhưng cao hơn so với khẩu phần chỉ có cỏ lông para. Điều này cho thấy tính ngon miệng của dê đối với các khẩu phần có chứa mai dương cao hơn so với khẩu phần chỉ có cỏ lông para. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các khẩu phần thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Lượng chất hữu cơ ăn vào của thí nghiệm này cao hơn kết quả (316 g/ngày) ở khẩu phần chứa so đũa của Vo Lam và Ledin (2003). 4.2.4. Lượng ADF và NDF ăn vào 50 150 250 350 450 ADF NDF Khaåu phaàn thí nghieäm Lö ôïn g A D F v aø N D F aên v aøo (g /n ga øy) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.8. Lượng ADF và NDF ăn vào của các nghiệm thức thí nghiệm Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.8 cho thấy lượng ADF ăn vào của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 189,60; 214,30; 218,74 và 224,77 (g/ngày), lượng NDF ăn vào tương ứng là 349,67; 390,02; 376,11 và 376,90 (g/ngày). Sự khác biệt giữa các khẩu phần thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Lượng ADF và NDF ăn vào của các khẩu phần trong thí nghiệm này cao hơn so với kết quả (89 g ADF/ngày) và (102 g NDF/ngày) trong khẩu phần chứa so đũa của Vo Lam và Ledin (2003). 30 4.3. Tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến của các dê ở các khẩu phần thí nghiệm Không thể xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn nếu không thể hiện bằng khả năng tiêu hoá dinh dưỡng của chúng (Smith, 1991)6. Tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến của các khẩu phần thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.4. Bảng 4.4. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và mức tăng trọng bình quân của dê ở các khẩu phần thí nghiệm Chỉ tiêu Khẩu phần0 MD 15 MD 30 MD 45 MD SE DM (%) 69,80 69,07 75,39 72,93 2,914 CP (%) 70,07 68,53 73,67 70,32 3,190 OM (%) 71,33 69,99 76,08 77,47 3,144 ADF (%) 68,59 56,38 64,63 65,63 4,222 NDF (%) 71,75 68,52 74,03 75,55 2,910 Tăng trọng bình quân trên ngày (g/ngày) 50 70 90 78 0,180 4.3.1. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein thô 50 55 60 65 70 75 Khaåu phaàn thí nghieäm T ỉ le ä ti eâu h oùa p ro te in th oâ (% ) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.9. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein thô của các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.9 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein thô của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 70,07; 68,53; 73,67 và 70,32%. Qua đó có thể thấy sự khác biệt giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein thô của các khẩu phần trên không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05), trong đó tỉ lệ tiêu hóa protein thô cao nhất ở khẩu phần chứa 30% Mai dương. Tỉ lệ tiêu hóa ở các khẩu phần bổ sung mai dương cao hơn 6 Trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi và cộng sự, 1999. 31 kết quả 63,7% ở khẩu phần chứa so đũa và 66,5% ở khẩu phần chứa bình linh của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). 4.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ 50 60 70 80 Khaåu phaàn thí nghieäm T ỉ le ä ti eâu h oùa c ha át h öõu cô (% ) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.10. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ của các khẩu phần thí nghiệm Qua Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.10 có thể thấy tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của khẩu phần 15 MD thấp hơn so với các khẩu phần 0 MD, 30 MD và 45 MD do tỉ lệ tiêu hóa protein thô và các thành phần khác thấp hơn. Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ của các khẩu phần trên không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Hong Nhan (1998) thì tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của các khẩu phần ở thí nghiệm này thấp hơn kết quả 78% ở khẩu phần chứa so đũa và 79,7% ở khẩu phần chứa bình linh. 4.3.3. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến vật chất khô 50 55 60 65 70 75 Khaåu phaàn thí nghieäm T ỉ le ä ti eâu h oùa v aät ch aát k ho â (% ) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.11. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến vật chất khô của các khẩu phần thí nghiệm 32 Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.11 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến vật chất khô của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 69,80; 69,07; 75,39 và 72,93%. Sự khác nhau giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến vật chất khô của các khẩu phần thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05), trong đó khẩu phần chứa 30% mai dương có tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô cao nhất. Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô là 73,6% ở khẩu phần chứa so đũa và 75,9% ở khẩu phần chứa bình linh (Nguyen Thi Hong Nhan, 1998) tương tự với kết quả ở khẩu phần 30 MD và 45 MD, cao hơn ở khẩu phần 0 MD và 15 MD. 4.3.4. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến ADF và NDF 40 50 60 70 80 ADF NDF Khaåu phaàn thí nghieäm Tæ le ä ti eâu h oùa A D F va ø N D F (% ) 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Biểu đồ 4.12. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến ADF và NDF của các khẩu phần thí nghiệm Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.12 cho thấy tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến ADF của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 68,59; 56,38; 64,63 và 65,63%, tương ứng, tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến NDF là 71,75; 68,52; 74,03 và 75,55%. Sự khác biệt giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến ADF và NDF của các khẩu phần thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). 4.4. Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm trên tăng trọng bình quân trên ngày của dê thí nghiệm Sau mỗi giai đoạn của thí nghiệm 1, các dê thí nghiệm được cân trọng lượng để khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm trên tăng trọng bình quân trên ngày của dê. Theo Bảng 4.4, mức tăng trọng bình quân trên ngày của các khẩu phần 0 MD, 15 MD, 30 MD và 45 MD lần lượt là 50; 70; 90 và 78 (g/ngày). Mức 33 tăng trọng của các các dê sử dụng khẩu phần có bổ sung mai dương cao hơn so với dê chỉ ăn cỏ lông para, trong đó dê ở khẩu phần 0 MD có mức tăng trọng cao nhất là 90 (g/ngày). Điều này có thể giải thích là do mai dương có hàm lượng dưỡng chất tương đối cao hơn cỏ lông para và tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất của các khẩu phần có chứa mai dương cũng khá cao. Theo Preston và Leng (1987) thì tốc độ tăng trọng có điểm uốn tương quan với việc tăng lá cây họ đậu. Hàm lượng cây họ đậu tối thích trong khẩu phần là khoảng 30%. Như vậy kết quả phân tích của thí nghiệm hoàn toàn phù hợp với điều này. 4.5. Quan hệ giữa lượng protein thô ăn vào với lượng vật chất khô ăn vào Có sự tương quan thuận giữa lượng protein thô ăn vào và lượng vật chất khô ăn vào theo phương trình: y = 4.922x + 112.3 với y: DM ăn vào; x: CP ăn vào; R2 = 0,9244 y = 4.922x + 112.3 R2 = 0.9244 0 200 400 600 800 1000 0 50 100 150 200 CP aên vaøo (g) D M a ên va øo (g ) Biểu đồ 4.13. Quan hệ giữa lượng protein thô ăn vào và vật chất khô ăn vào Tầm quan trọng của lượng protein ăn vào được nhấn mạnh bởi Preston and Leng (1987): có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức bổ sung protein, trong đó quan hệ giữa protein ăn vào với khả năng sản xuất của gia súc trên cơ sở các nguồn thức ăn cơ bản như carbohydrat, các thức ăn giàu đạm sẵn có. Kiểu tác động sẽ khác nhau tùy thuộc khẩu phần cơ sở, thức ăn bổ sung protein. 34 4.6. Kết quả khảo sát lượng thức ăn ăn vào và tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất của các dê sử dụng khẩu phần 100% Mai dương Bảng 4.5. Lượng thức ăn ăn vào và tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất của các dê sử dụng khẩu phần 100% mai dương Thành phần dưỡng chất Mức dưỡng chất ăn vào (g/ngày) Tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất (%) DM 511,78 65,76 CP 101,92 60,13 OM 432,66 64,70 ADF 340,08 68,79 NDF 356,61 66,11 Lượng DM ăn vào của các dê sử dụng khẩu phần 100% mai dương là 511,78 g/ngày, thấp hơn kết quả (726 g/ngày) ở khẩu phần so đũa và (635 g/ngày) ở khẩu phần bình linh trong trong thí nghiệm của Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Tương tự, lượng CP ăn vào là 101,92 g/ngày, thấp hơn (169 g/ngày) ở khẩu phần so đũa và (137 g/ngày) ở khẩu phần bình linh (Nguyen Thi Hong Nhan, 1998). Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của các dê sử dụng khẩu phần 100% mai dương là 65,76% DM, 60,13% CP và 64,70% OM thấp hơn kết quả của Nguyen Thi Hong Nhan (1998): 73,6% DM, 63,7% CP và 78,0% OM ở khẩu phần so đũa và 75,9% DM, 66,5% CP và 79,7% OM ở khẩu phần bình linh. 4.7. Ảnh hưởng của việc sử dụng mai dương trên hệ tiêu hoá của dê thí nghiệm Sau thời gian thí nghiệm dê tiếp tục được nuôi dưỡng với khẩu phần 100% mai dương trong thời gian 15 ngày, sau đó đem dê mổ khảo sát. Kết quả cho thấy, mặc dù mai dương có cấu tạo nhiều gai ở các chét lá, thân cây nhưng qua mổ khảo sát phần miệng của dê thí nghiệm không có bất cứ dấu hiệu của sự trầy xước, viêm nhiễm do ảnh hưởng của gai nhọn. Điều này có thể giải thích do cấu tạo môi dê mỏng, linh hoạt nên ngoài khả 35 năng gặm cỏ như trâu bò, dê phù hợp với việc ăn bứt các loại lá cây, hoa, cây họ đậu thân gỗ hạt dài, các cây bụi lùm (Đinh Văn Bình, 2005). Thực tế khi quan sát dê ăn lá mai dương dê thường ngậm lá vào miệng sau đó lừa tránh gai, cuối cùng dê mới bứt lá ăn. Đối với phần ngọn và thân non dê thường ngắt ngang và nhai lẫn cả phần gai. Khi bó các nhánh mai dương thành bó treo lên chuồng, do tập tính chọn lựa nên dê thường chui đầu vào bó mai dương để lựa thức ăn, nhưng kết quả mổ khảo sát không có dấu hiệu của những vết gai trên mặt của dê. Hình 4.1. Cách ăn Mai dương của dê Kết quả mổ khảo sát phần thực quản và dạ dày cũng không có dấu hiệu của sự trầy xước và viêm nhiễm. Điều này cho thấy gai của cây mai dương không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của dê khi sử dụng mai dương trong khẩu phần. a b Hình 4.2. (a) Dạ tổ ong, (b) Dạ cỏ không bị ảnh hưởng của việc tiêu hóa mai dương 36 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Cây mai dương có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, tương đương với một số cây thức ăn họ đậu thường dùng trong chăn nuôi dê như so đũa (Sesbania grandiflora) và bình linh (Leucaena leucocephala). Thành phần hóa học của cây mai dương gồm có: 36,04% DM; 20,69% CP, 92,82% OM tính trên vật chất khô. - Trong điều kiện nuôi dê bằng thức ăn xanh cơ bản là cỏ lông para và bổ sung bằng cây mai dương với các tỷ lệ 0%, 15%, 30%và 45% thì tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của DM lần lượt là 69,80; 69,07; 75,39 và 72,93%, tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến CP tương ứng là 70,07; 68,53; 73,67 và 70,32%. - Tính ngon miệng ở các khẩu phần chứa mai dương cao, dê rất thích ăn mai dương. Mặc dù mai dương có cấu tạo nhiều gai ở các chét lá và thân cây, nhưng khi dê ăn mai dương thì không có bất cứ dấu hiệu nào của sự trầy xước và viêm nhiễm trên mặt và hệ tiêu hóa của dê. Gai của cây mai dương không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của dê khi sử dụng mai dương trong khẩu phần. 5.2. Đề nghị Khuyến khích việc sử dụng Mai dương bổ sung vào khẩu phần trong chăn nuôi dê khi nguồn thức ăn địa phương khan hiếm, như vậy có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên giàu đạm sẵn có. 37 Có thể tiến hành thí nghiệm trên các đối tượng gia súc nhai lại khác hay các loại dê khác (như dê sinh sản). TÀI LIỆU THAM KHẢO Bajhau, H.S. and Cox, E. 2000. An Ovservation/Demonstration Trial for the Control of Mimosa Pigra by Goats [on-line]. Coastal Plains Research Station. Available from: BLICATIONS/TECHNOTES/TECHN69.PDF (đọc ngày 17.8.2004) Cửu Long. 2004. Vườn Quốc Gia Tràm Chim: Báo động mang tên “Mai dương” [trực tuyến]. VietNamNet. Đọc từ: (đọc ngày 22.9.2004) Department of the Environment and Heritage and the CRC for Australian Weed Management. 2003. Mimosa (Mimosa pigra) - Weeds of National Significance - Weed Management Guide 10 [on-line]. Department of the Environment and Heritage. Australian Government. ISBN 1 920 93210 0. Available from: [Accessed 17.8.2004] 38 Devendra, C. (không ngày tháng). Nutritional potential of fodder trees and shrubs as protein sources in ruminant nutrition [on-line]. FAO. Available from: [Accessed 8.10.2004] Dương Thanh Liêm. 2003. Độc chất học. Hồ Chí Minh: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Văn Bình. 2005. Kỹ thuật chăn nuôi dê sữa - thịt. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã Hội. Hồ Quảng Đồ. 2000. Giáo trình Chăn nuôi dê [trực tuyến]. Đại học Cần Thơ. Đọc từ: (đọc ngày 13.6.2004) IUCN. 2003. Sinh vật ngoại lai xâm hại. Hà Nội: IUCN Việt Nam. Kaligis, David A. (không ngày tháng). Utilization of Tree Legume Leaves with Local Grass Deits for Production of Goats [on-line]. Faculty of Animal Sciences. Sam Ratulangi University. Manado. Indonesia. Available from: www.fao.org/ag/AGP/AGPC/doc/Newpub/PhilippineProceedings/kaligis-2.pdf [Accessed 8.10.2004] Le Khac Huy, Le Van An, Nguyen Thi Hoa Ly, Dao Thi Phuong and Ngo Huy Toan. (không ngày tháng). Leguminous forages as a protein source for livestock animails in upland farming sustems. Hue University of Agriculture and Forestry. Hue. Vietnam. Available from: 39 [Accessed 8.10.2004] Lê Xuân Cương. 1994. Biến rơm cỏ thành thịt - sữa. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Lonsdale, W.M. 1992. ‘The biology of Mimosa pigra L.’ in Haley, K.L.S., 1992. A guide to the management of Mimosa bigra. CSIRO Canberra. pp: 8-32. Miller, I.L. 2004. Use for Mimosa pigra [on-line]. Department of Business, Industry and Resource Development, GPO Box 3000, Darwin, NT 0801, Australia. Available from: [Accessed 22.9.2004] Miller, I.L., Napompeth, B.. Forno, I.W. and Siriworakul, M. 1992. ‘Strategies for the intergrated management of Mimosa pigra’ in Harley, K.L.S. 1992. A guide to the management of Mimosa pigra. CSIRO Canberra. pp: 110-115. Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời. 1981. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam (Tập II). Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật. Nguyen Thi Hong Nhan. 1998. ‘Effect of Sesbania grandiflora, Leucaena leucocephala, Hibiscus rosa-sinensis and Ceiba pentadra on intake, digestion and rumen environment of growing goat’ in Proceedings National Seminar-Workshop. 2000. Sustainable Livestock Production on Local Feed Resources. Ho Chi Minh City: Agricultural Publishing House. 40 Nguyễn Thị Mùi, Ledin I. và Đinh Văn Bình. 1999. Khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng chủ yếu của dê đối với một số cây thức ăn xanh bằng phương pháp “IN VIVO” [trực tuyến]. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia. Đọc từ: (đọc ngày 26.12.2004) Nguyễn Thiện. 2002. Trồng cỏ nuôi dê. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình. 2003. Chăn nuôi dê sữa và dê thịt. Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa. Nghệ An: NXB Nghệ An. Nguyễn Văn Đúng, Trần Triết, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thị Lan Thi. 2001. Bước đầu nghiên cứu một số giải pháp hạn chế cây Mai dương (Mimosa pigra) ở vườn Quốc Gia Tràm Chim. Đồng Tháp: Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Đồng Tháp. Nguyen Van Hon, Nguyen Thi Hong Nhan and Vo Ai Quoc. 2004. Degestibility of nutrients on of Vetiver grass (Vetiveria zizanioides) in goats raised in the Mekong Delta, VietNam. Research cooperation for livestock based sustainable farming systems in the lower Mekong basin. 2005. Goat and Rabbit Research Centre. NIAH, MARD, Vietnam. Preston, T. R. and Leng, R. A. 1987. Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn có sẵn ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Người dịch: Lê Viết Ly, Lê Ngọc Dương, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Tiến Vởn, Lê Đức Ngoan, Đàm Văn Tiến. 1991. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sóc Trăng. 2004. Nuôi dê diệt trừ cây Mai dương [trực tuyến]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm thông tin nông nghiệp và PTNT (ICARD). Đọc từ: 41 (đọc ngày 22.9.2004) Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang. 2004. ‘Chi cục BVTV An Giang triển khai chiến dịch phòng trừ cây Mai dương’. Thông tin giá cả thị trường và sản xuất nông nghiệp (8): 2. Võ Ái Quấc và Hồ Quảng Đồ. 1997. Nghiên cứu các chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản của bò đối với thức ăn tự nhiên và phụ phế phẩm nông sản để phục vụ cho chăn nuôi bò ở An Giang. Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang. Vo Lam and Ledin, I. 2003. Effect of feeding different proportions of sweet potato vines (Ipomoea batatas L. (Lam.)) and Sesbania grandiflora foliage in the diet on feed intake and growth of goats [on- line]. Swedish International Development Agency, and Department for Research Co-operation with Developing Countries (Sida-SAREC). Available from: [Accessed 26.12.2004] Wanapat, M. 1990. Nutrition aspects of ruminant production in Southeast Asia with special reference to Thailand. Thailand: Department of Animal Science - Faculty of Agriculture - Khon Kaen University . 42 43 PHỤ CHƯƠNG General Linear Model: DM ăn vào versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for DM ăn vào, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 641157 641157 213719 73.99 0.000 Nghiệm thức 3 16056 16056 5352 1.85 0.238 Dê 3 17433 17433 5811 2.01 0.214 Error 6 17332 17332 2889 Total 15 691978 Least Squares Means for DM ăn vào NT Mean SE Mean 0 MD 546.8 26.87 15 MD 609.7 26.87 30 MD 619.5 26.87 45 MD 626.8 26.87 General Linear Model: CP ăn vào versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for CP ăn vào, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 24167.4 24167.4 8055.8 137.45 0.000 Nghiệm thức 3 1558.7 1558.7 519.6 8.87 0.013 Dê 3 326.3 326.3 108.8 1.86 0.238 Error 6 351.6 351.6 58.6 Total 15 26404.0 Least Squares Means for CP ăn vào NT Mean SE Mean 0 MD 83.18 3.828 15 MD 99.57 3.828 30 MD 104.97 3.828 45 MD 109.19 3.828 Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals Response Variable CP ăn vào All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức NT = 0 MD subtracted from: NT Lower Center Upper --------+---------+---------+-------- 15 MD -2.366 16.39 35.15 (--------*---------) 30 MD 3.032 21.79 40.54 (--------*--------) 45 MD 7.245 26.00 44.76 (--------*--------) --------+---------+---------+-------- 0 20 40 pc-1 NT = 15 MD subtracted from: NT Lower Center Upper --------+---------+---------+-------- 30 MD -13.36 5.398 24.15 (---------*--------) 45 MD -9.15 9.611 28.37 (---------*--------) --------+---------+---------+-------- 0 20 40 NT = 30 MD subtracted from: NT Lower Center Upper --------+---------+---------+-------- 45 MD -14.54 4.213 22.97 (--------*--------) --------+---------+---------+-------- 0 20 40 Tukey Simultaneous Tests Response Variable CP anvao All Pairwise Comparisons among Levels of NT NT = 0 MD subtracted from: Level Difference SE of Adjusted NT of Means Difference T-Value P-Value 15 MD 16.39 5.413 3.028 0.0832 30 MD 21.79 5.413 4.025 0.0266 45 MD 26.00 5.413 4.803 0.0118 NT = 15 MD subtracted from: Level Difference SE of Adjusted NT of Means Difference T-Value P-Value 30 MD 5.398 5.413 0.9971 0.7569 45 MD 9.611 5.413 1.7754 0.3677 NT = 30 MD subtracted from: Level Difference SE of Adjusted NT of Means Difference T-Value P-Value 45 MD 4.213 5.413 0.7783 0.8617 General Linear Model: OM ăn vào versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for OM ăn vào, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 500254 500254 166751 76.14 0.000 Nghiệm thức 3 15969 15969 5323 2.43 0.163 Dê 3 13228 13228 4409 2.01 0.214 Error 6 13140 13140 2190 Total 15 542591 Least Squares Means for OM ăn vào NT Mean SE Mean 0 MD 487.6 23.40 15 MD 548.2 23.40 30 MD 560.3 23.40 45 MD 567.8 23.40 pc-2 General Linear Model: ADF ăn vào versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for ADF ăn vào, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 87186 87186 29062 100.96 0.000 Nghiệm thức 3 2859 2859 953 3.31 0.099 Dê 3 2756 2756 919 3.19 0.105 Error 6 1727 1727 288 Total 15 94529 Least Squares Means for ADF ăn vào NT Mean SE Mean 0 MD 189.6 8.483 15 MD 214.3 8.483 30 MD 218.7 8.483 45 MD 224.8 8.483 General Linear Model: NDF ăn vào versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for NDF ăn vào, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 272279 272279 90760 103.94 0.000 Nghiệm thức 3 3436 3436 1145 1.31 0.354 Dê 3 14124 14124 4708 5.39 0.039 Error 6 5239 5239 873 Total 15 295078 Least Squares Means for NDF ăn vào NT Mean SE Mean 0 MD 349.7 14.78 15 MD 390.0 14.78 30 MD 376.1 14.78 45 MD 376.9 14.78 General Linear Model: Tỷ lệ tiêu hóa DM versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for Tỷ lệ tiêu hóa DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 870.54 870.54 290.18 8.54 0.014 Nghiệm thức 3 102.29 102.29 34.10 1.00 0.453 Dê 3 103.32 103.32 34.44 1.01 0.449 Error 6 203.76 203.76 33.96 Total 15 1279.92 pc-3 Least Squares Means for Tỷ lệ tiêu hóa DM NT Mean SE Mean 0 MD 69.81 2.914 15 MD 69.07 2.914 30 MD 75.39 2.914 45 MD 72.93 2.914 General Linear Model: Tỷ lệ tiêu hóa CP versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for Tỷ lệ tiêu hóa CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 177.67 177.67 59.22 1.46 0.318 Nghiệm thức 3 56.23 56.23 18.74 0.46 0.720 Dê 3 147.96 147.96 49.32 1.21 0.383 Error 6 244.18 244.18 40.70 Total 15 626.04 Least Squares Means for Tỷ lệ tiêu hóa CP NT Mean SE Mean 0 MD 70.07 3.190 15 MD 68.53 3.190 30 MD 73.67 3.190 45 MD 70.32 3.190 General Linear Model: Tỷ lệ tiêu hóa OM versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for Tỷ lệ tiêu hóa OM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 759.18 759.18 253.06 6.40 0.027 Nghiệm thức 3 156.88 156.88 52.29 1.32 0.352 Dê 3 45.32 45.32 15.11 0.38 0.770 Error 6 237.30 237.30 39.55 Total 15 1198.69 Unusual Observations for Tỷ lệ tiêu hóa OM Obs TLTH_OM Fit SE Fit Residual St Resid 16 80.1910 88.2238 4.9718 -8.0328 -2.09R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for Tỷ lệ tiêu hóa OM NT Mean SE Mean 0 MD 71.33 3.144 15 MD 69.99 3.144 30 MD 76.08 3.144 45 MD 77.47 3.144 pc-4 General Linear Model: Tỷ lệ tiêu hóa ADF versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for Tỷ lệ tiêu hóa ADF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 1430.99 1430.99 477.00 6.69 0.024 Nghiệm thức 3 327.88 327.88 109.29 1.53 0.300 Dê 3 263.03 263.03 87.68 1.23 0.378 Error 6 427.71 427.71 71.28 Total 15 2449.60 Unusual Observations for Tỷ lệ tiêu hóa ADF Obs TLTH_ADF Fit SE Fit Residual St Resid 16 67.6830 79.0393 6.6748 -11.3562 -2.20R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for Tỷ lệ tiêu hóa ADF NT Mean SE Mean 0 MD 68.59 4.222 15 MD 56.38 4.222 30 MD 64.63 4.222 45 MD 65.63 4.222 General Linear Model: Tỷ lệ tiêu hóa NDF versus Giai đoạn, Nghiệm thức, Dê Factor Type Levels Values Giai đoạn fixed 4 1 2 3 4 Nghiệm thức fixed 4 0 MD 15 MD 30 MD 45 MD Dê fixed 4 A B C D Analysis of Variance for Tỷ lệ tiêu hóa NDF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giai đoạn 3 1146.70 1146.70 382.23 11.28 0.007 Nghiệm thức 3 112.23 112.23 37.41 1.10 0.418 Dê 3 116.03 116.03 38.68 1.14 0.405 Error 6 203.26 203.26 33.88 Total 15 1578.21 Least Squares Means for Tỷ lệ tiêu hóa NDF NT Mean SE Mean 0 MD 71.75 2.910 15 MD 68.52 2.910 30 MD 74.03 2.910 45 MD 75.55 2.910 pc-5 General Linear Model: Trọng lượng thân versus Chiều dài thân thân của Mai dương mọc ở môi trường cạn Factor Type Levels Values Chiều dài thân fixed 3 1 2 3 Analysis of Variance for Trọng lượng thân, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Chiều dài thân 2 11724.7 11724.7 5862.3 13.77 0.000 Error 18 7662.5 7662.5 425.7 Total 20 19387.2 Unusual Observations for Trọng lượng thân Obs TL than Fit SE Fit Residual St Resid 1 191.000 156.500 14.589 34.500 2.36RX 2 122.000 156.500 14.589 -34.500 -2.36RX R denotes an observation with a large standardized residual. X denotes an observation whose X value gives it large influence. Least Squares Means for Trọng lượng thân Chiều dài thân Mean SE Mean > 150 cm 156.50 14.589 120-150 cm 95.36 6.221 < 120 cm 71.75 7.295 General Linear Model: Trọng lượng lá versus Chiều dài thân của Mai dương mọc ở môi trường cạn Factor Type Levels Values Chiều dài thân fixed 3 1 2 3 Analysis of Variance for Trọng lượng lá, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Chiều dài thân 2 2245.7 2245.7 1122.8 13.57 0.000 Error 18 1488.9 1488.9 82.7 Total 20 3734.6 Unusual Observations for Trọng lượng lá Obs TL la Fit SE Fit Residual St Resid 1 80.0000 62.5000 6.4311 17.5000 2.72RX 2 45.0000 62.5000 6.4311 -17.5000 -2.72RX R denotes an observation with a large standardized residual. X denotes an observation whose X value gives it large influence. Least Squares Means for Trọng lượng lá Chiều dài thân Mean SE Mean > 150 cm 62.50 6.431 120–150 cm 34.91 2.742 < 120 cm 25.25 3.216 General Linear Model: Trọng lượng thân versus Chiều dài thân của Mai dương mọc ở môi trường nước Factor Type Levels Values Chiều dài thân fixed 3 1 2 3 pc-6 Analysis of Variance for Trọng lượng thân, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Chiều dài thân 2 15978.1 15978.1 7989.0 13.19 0.000 Error 17 10300.1 10300.1 605.9 Total 19 26278.2 Unusual Observations for Trọng lượng thân Obs TL than Fit SE Fit Residual St Resid 9 170.000 118.250 8.703 51.750 2.25R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for Trọng lượng thân Chiều dài thân Mean SE Mean > 150 cm 164.75 12.307 120-150 cm 118.25 8.703 < 120 cm 87.63 8.703 General Linear Model: TL Trọng lượng lá versus Chiều dài thân của Mai dương mọc ở môi trường nước Factor Type Levels Values Chiều dài thân fixed 3 1 2 3 Analysis of Variance for Trọng lượng lá, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Chiều dài thân 2 853.8 853.8 426.9 3.58 0.050 Error 17 2026.0 2026.0 119.2 Total 19 2879.8 Unusual Observations for Trọng lượng lá Obs TL la Fit SE Fit Residual St Resid 9 70.0000 41.2500 3.8597 28.7500 2.82R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for Trọng lượng lá Chiều dài thân Mean SE Mean > 150 cm 46.50 5.458 120-150 cm 41.25 3.860 < 120 cm 30.25 3.860 Regression Analysis: DM ăn vào versus CP ăn vào The regression equation is DM ăn vào = 112.286 + 4.92206 CP ăn vào S = 61.1227 R-Sq = 92.4 % R-Sq(adj) = 91.9 % Analysis of Variance Source DF SS MS F P Regression 1 639678 639678 171.221 0.000 Error 14 52304 3736 Total 15 691982 pc-7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1226.pdf