Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra - đánh giá
MS: LVHH-PPDH055
SỐ TRANG: 146
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần
này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam,
tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng. Đổi
mới kiểm tra – đánh giá tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương
pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới kiểm tra – đánh giá. Kiểm tra – đánh giá là
công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất
lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh còn phải chú trọng
hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá
đúng mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự
thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm
tra – đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm
tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng
nhằm đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng lớp học, . trong quá trình dạy học và bước đầu
khuyến khích HS tìm sách tham khảo để tự củng cố kiến thức, tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ
năng hoá học của mình.
Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm
một phần nhỏ trong các bài
kiểm tra đánh giá.
Mặt khác, trên thị trường, sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không
biết lựa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng thật
là hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT có thể tự kiểm tra – đánh giá kiến
thức, kĩ năng hoá học của mình, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ
giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp học sinh
THPT tự kiểm tra – đánh giá góp phần nâng cao kết quả học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học của học
sinh trong dạy học môn hóa học THPT phần hóa vô cơ.
- Đối tượng nghiên cứu: xây dựng bộ đề kiểm tra phần hóa học vô cơ.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu và hệ thống lý luận về kiểm tra – đánh giá.
- Xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng hóa học cần kiểm tra.
- Xây dựng các bộ đề kèm theo đáp án giúp HS tự kiểm tra – đánh giá.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu việc xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp HS tự kiểm tra
– đánh giá thì sẽ nâng cao kết quả học tập môn Hóa ở trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc phần hóa học vô cơ chương trình THPT.
6.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
Điều tra cơ bản
- Điều tra, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục.
- Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hóa học ở các trường THPT về số lượng câu hỏi, nội
dung, hình thức, khả năng sử dụng các đề kiểm tra.
- Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng bộ đề kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp toán học
Sử dụng toán thống kê trong việc phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
* Nội dung: phần hóa học vô cơ THPT chương trình cơ bản, gồm các chương:
- Nhóm halogen.
- Oxi – Lưu huỳnh.
- Nitơ – Photpho.
- Cacbon – Silic.
- Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm.
- Sắt và một số kim loại quan trọng.
* Địa bàn: 4 trường THPT ở Tp.HCM.
* Thời gian: năm học 2009 – 2010.
8. Điểm mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp kiểm tra – đánh giá và vấn đề đổi mới phương
pháp kiểm tra – đánh giá.
- Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng hóa học phần hóa học vô cơ
chương trình cơ bản để học sinh tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học sau mỗi chương.
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra - đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định lượng.
2.2.6.2. Thiết lập ma trận hai chiều
Bảng 2.6. Ma trận hai chiều chương Sắt và một số kim loại khác
Biết Hiểu Vận dụng Tổng
TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL
Vị trí, cấu hình
electron lớp ngoài
cùng, tính chất vật
lý của sắt
0,35 0,35
Tính chất hóa học
của sắt
0,7 0,35 0,7 1 2,75
Tính chất vật lý,
nguyên tắc điều
chế và ứng dụng
của một số hợp
chất của sắt
0,35 0,35
Tính chất hóa học
các hợp chất của
sắt
0,35 0,7 0,7 1 2,75
Vị trí, cấu hình
electron hóa trị,
tính chất vật lý,
tính chất hóa học
của crom, đồng,
niken, kẽm, chì,
thiếc
1,4 0,35 1,75
Tính chất của hợp
chất của crom,
đồng
0,7 0,35 1 2,05
Cộng 11 3 6 10
2.2.6.3. Xây dựng các đề kiểm tra
ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM
1. Biết cấu hình electron của Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học.
A. Số thứ tự: 26; chu kỳ 4; nhóm VIIIB.
B. Số thứ tự: 25; chu kỳ 3; nhóm IIB.
C. Số thứ tự: 26; chu kỳ 4; nhóm IIA.
D. Số thứ tự: 20; chu kỳ 3; nhóm VIIIA.
2. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2.
B. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2 FeCl2.
D. Fe + Cl2 → FeCl2.
3. Để m (gam) bột sắt ngoài không khí một thời gian sau thu được 12g hỗn hợp A gồm các oxit
FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít
khí NO duy nhất (đktc). m có giá trị là
A. 5,6g. B. 10,08g. C. 11,2g. D. 6,72g.
4. Cho các chất: khí Cl2, dung dịch NaOH, bột Al, dung dịch HNO3. Số chất tác dụng được với ion
Fe2+ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
5. Thêm dd NaOH dư vào dd chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không
đổi thì thu được khối lượng chất rắn là
A. 24g. B. 32,1g. C. 48g. D. 96g.
6. Chỉ dùng một dung dịch nào trong các dung dịch sau đây để phân biệt 2 chất rắn Fe2O3 và
Fe3O4?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HNO3 lõang.
C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Tất cả đều được.
7. Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong không khí không bị oxi hóa thành Fe
3+, ta có thể dùng
A. Mg. B. Zn. C. Na. D. Fe.
8. Fe là kim loại có tính khử ở mức độ
A. rất mạnh. B. mạnh. C. trung bình. D. yếu.
9. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu
được sau phản ứng là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3, HNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
10. Nguyên liệu sản xuất thép là
A. gang. B. quặng hematit.
C. quặng manhetit. D. quặng pirit.
11. Trong hợp chất, crom có các số oxi hóa phổ biến là
A. +1; +2; +3. B. +2; +3; +6.
C. +2; +4; +6. D. +1; +3; +5.
12. Cho 3,2g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
13. Cho lượng H2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất
khử CuO thành Cu là
A. 60%. B. 80%. C. 90%. D. 75%.
14. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối
lượng Fe đã dùng là:
A. 0,56g. B. 1,12g. C. 1,68g. D. 2,24g.
15. Hợp kim nào sau đây không phải là của đồng?
A. Đồng thau. B. Đồng thiếc. C. Contantan. D. Electron.
16. Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt.
Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng
A. 15,5g. B. 0,8g. C. 2,7g. D. 2,4g.
17. Đồng kim loại phản ứng được với
A. dung dịch Fe(NO3)2. B. dung dịch FeCl3.
C. dung dịch HCl đặc. D. dung dịch NaCl.
18. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không
đúng?
A. 24Cr: [Ar] 3d
5 4s1. B. 24Cr: [Ar] 3d
4 4s2.
C. 24Cr
2+: [Ar] 3d4. D. 24Cr
3+: [Ar] 3d3.
19. Cho các kim loại: Fe, Cu, Ni, Co. Kim loại không có tính nhiễm từ là
A. Fe. B. Cu. C. Ni. D. Co.
20. Trong các dãy chất sau đây, dãy chỉ gồm chất lưỡng tính là
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.
B. TỰ LUẬN
1. Cho kim loại crom nóng đỏ vào bình khí clo. Khi phản ứng hoàn thành cho thêm nước vào bình
với sự có mặt của một chất khử để hòa tan sản phẩm. Sau đó rót từ từ dung dịch KOH vào bình. Lúc
đầu ta thấy có kết tủa màu xám xanh, sau đó kết tủa dần dần tan. Viết phương trình hóa học của các
hiện tượng xảy ra.
2. Hòa tan 10g hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng 1 lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít H2 (đktc)
và dung dịch A.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong không
khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Xác định khối lượng chất rắn B.
Cho Na = 23; Fe = 56; Cu = 64; N = 14; O = 16; H = 1
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,35đ)
1. A 6. B 11. B 16. B
2. D 7. D 12. B 17. B
3. B 8. C 13. B 18. B
4. D 9. B 14. C 19. B
5. A 10. A 15. D 20. C
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1
(0,75đ)
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
CrCl3 + 3KOH → Cr(OH)3↓xám xanh + 3KCl
Cr(OH)3 + KOH → KCrO2 + 2H2O
0,25
0,25
0,25
2
(2,25đ)
a
(0,75đ)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,05 0,05 0,05 (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
0,045 0,09 (mol)
mFe = 56.0,05 = 2,8 (g)
%Fe = 28%; %Fe2O3 = 72%
0,25
0,25
0,25
b
(1,5đ)
mFe2O3 = 10 – 2,8 = 7,2 (g)
nFe2O3 = 0,045 mol
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
0,05 0,05 (mol)
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
0,09 0,09 (mol)
4Fe(OH)2 + O2
ot 2Fe2O3 + 4H2O
0,05 0,025 (mol)
2Fe(OH)3
ot Fe2O3 + 3H2O
0,09 0,045 (mol)
mB = (0,025 + 0,045).160 = 11,2 (g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM
1. Đốt cháy sắt trong không khí ở nhiệt độ cao thu được
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. FeO4.
2. Cho sắt (dư) vào dung dịch HNO3 loãng thu được
A. dung dịch muối sắt (II) và NO.
B. dung dịch muối sắt (III) và NO.
C. dung dịch muối sắt (III) và N2O.
D. dung dịch muối sắt (II) và NO2.
3. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
4. Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?
A. Khử quặng sắt thành sắt tự do.
B. Điện phân dung dịch muối sắt (III).
C. Khử hợp chất của kim loại thành kim loại tự do.
D. Oxit hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ.
5. Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu.
B. Thêm một ít bột sắt vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện dung dịch màu xanh
nhạt.
C. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng nâu.
D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.
6. Cu có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?
A. CaCl2. B. NiCl2. C. Fe(NO3)3. D. NaNO3.
7. Fe có số thứ tự là 26. Fe3+ có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s23p64s23d3. B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d5. D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
8. Có năm ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và
AlCl3. Chọn một trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên:
A. NaOH. B. Quỳ tím. C. BaCl2. D. AgNO3.
9. Cho 4,8g kim loại R có hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí
NO duy nhất (đktc). Kim loại R là:
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D Mg.
10. Hòa tan 2,16g FeO trong lượng dư dd HNO3 loãng thu được V lít NO duy nhất (đktc). V có giá
trị
A. 0,224 lít. B. 0,336 lít. C. 0,448 lít. D. 2,24 lít.
11. Khử hoàn toàn 11,6g sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao. Dẫn khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2
dư tạo ra 20g kết tủa. Công thức của sắt oxit là
A. FeO. B. Fe3O4.
C. Fe2O3. D. Không xác định được.
12. Nhúng thanh sắt vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy
khối lượng thanh sắt
A. tăng 0,08g. B. tăng 0,8g. C. giảm 0,08g. D. giảm 0,56g.
13. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được đồng kim loại?
A. Dung dịch FeCl3. B. Dd hỗn hợp NaNO3 và HCl.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3.
14. Khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78g crom bằng phương pháp nhiệt
nhôm là
A. 20,25g. B. 35,695g. C. 40,5g. D. 81g.
15. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối
lượng Fe bị hòa tan là
A. 0,56g. B. 1,12g. C. 1,68g. D. 2,24g.
16. Khi đồ dùng bằng đồng bị oxi hoá, người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây để đồ dùng sáng
đẹp như mới?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch C2H5OH, đun nóng.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3.
17. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng, dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ, dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ, dung dịch có màu xanh.
18. Cấu hình electron của ion Cr3+ là
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2.
19. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
20. Quá trình sản xuất gang từ quặng sắt được thực hiện trong
A. lò cao. B. lò quay. C. lò phun. D. lò điện.
B. TỰ LUẬN
1. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau:
Cu → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu
2. Để phân tích hỗn hợp gồm bột sắt và sắt oxit, người ta làm các thí nghiệm sau:
- Lấy 14,4g hỗn hợp hòa tan trong dung dịch HCl 2M thu được 1,12 lít khí (đktc).
- Cho dung dịch thu được vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, làm khô và nung trong không
khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn. Tính:
a) Thành phần khối lượng hỗn hợp đầu.
b) Công thức của sắt oxit.
Cho Na = 23; Fe = 56; Cu = 64; C = 12; O = 16; H = 1
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,35đ)
1. B 6. C 11. B 16. C
2. A 7. C 12. A 17. B
3. D 8. A 13. C 18. C
4. D 9. C 14. C 19. A
5. B 10. A 15. C 20. A
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1
(1đ)
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
Cu(OH)2
ot CuO + H2O
CuO + H2
ot Cu + H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2đ)
a
(0,5đ)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O (1)
nFe = nH2 = 0,05 mol
mFe = 2,8g; moxit = 11,6g
0,5
b
(1,5đ)
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
xFeCl2y/x + 2yNaOH → xFe(OH)2y/x + 2yNaCl
4Fe(OH)2 + 2O2
ot 2Fe2O3 + 4H2O (2)
4xFe(OH)2y/x + yO2
ot2xFe2O3 + 4yH2O (3)
noxit (2) + noxit (3) = 0,1 mol
noxit (3) = 0,1 – 0,025 = 0,075 mol
FexOy → xFeCl2y/x → xFe(OH)2y/x → x/2Fe2O3
11,6g 0,075 mol
0,075.(56x + 16y) = 11,6.x/2
x : y = 3 : 4
Vậy công thức của sắt oxit là: Fe3O4
0,5
0,25
0,25
0,5
ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM
1. Cho các kim loại: Fe, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với ion Fe3+ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?
A. FeO. B. Fe2O3. C. FeCl3. D. Fe(NO3)3.
3. Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng?
A. 26Fe: [Ar] 4s
1 3d7. B. 26Fe
2+: [Ar] 3d4 4s2.
C. 26Fe
2+: [Ar] 4s2 3d4. D. 26Fe
3+: [Ar] 3d5.
4. Cho oxit sắt từ phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
A. muối sắt (II). B. hỗn hợp muối sắt (II) và (III).
C. muối sắt (III). D. chất rắn không tan.
5. Thành phần chủ yếu của gang bao gồm:
A. sắt và carbon. B. sắt và nhôm. C. sắt và silic. D. sắt và sắt oxit.
6. Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)?
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch HCl đậm đặc.
C. dung dịch CuSO4. D. dung dịch HNO3 loãng.
7. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan
và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
8. Cho các chất sau: (1): Cl2; (2): I2; (3): HNO3; (4): H2SO4 đặc nguội.
Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên đều tạo được hợp chất trong đó sắt có
hóa trị III?
A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (3), (4).
9. Trong số các cặp kim loại sau, cặp nào bền vững trong không khí và nước nhờ có màng oxit bảo
vệ?
A. Fe và Al. B. Fe và Cr.
C. Al và Cr. D. Cu và Al.
10. Chất rắn, khan nào dưới đây được dùng để phát hiện dấu vết của nước trong xăng?
A. CuO. B. CaO. C. CuSO4. D. P2O5.
11. Phân lớp electron có năng lượng cao nhất của nguyên tử nguyên tố đồng (29Cu) có số electron là
A. 1. B. 2. C. 9. D. 10.
12. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dd HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít
khí NO2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được 145,2g muối khan. m có giá trị là
A. 33,6g. B. 42,8g. C. 46,4g. D. Giá trị khác.
13. Trong các loại quặng sắt, quặng chứa hàm lượng Fe lớn nhất là
A. Hematit (Fe2O3). B. Manhetit (Fe3O4).
C. Xiderit (FeCO3). D. Pirit (FeS2).
14. Nhúng một thanh đồng vào dd AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì
khối lượng thanh đồng thay đổi như thế nào?
A. Tăng. B. Giảm.
C. Không thay đổi. D. Tăng 152g.
15. Cho 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam.
Giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit, % khối lượng sắt đã bị oxi hóa là
A. 48,8%. B. 60,0%. C. 81,4%. D. 99,9%.
16. Khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78g crom bằng phương pháp nhiệt
nhôm là
A. 20,25g. B. 35,695g. C. 40,5g. D. 81g.
17. Cho 2,52 g một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Fe. C. Cr. D. Mn.
18. Cho hợp kim ba kim loại Ag, Fe, Cu. Dùng dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hợp kim?
A. dd HCl. B. dd HNO3 loãng.
C. dd H2SO4 loãng. D. dd Fe2(SO4)3.
19. Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 ta thấy :
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng bền.
B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.
C. Kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt.
D. Không thấy có hiện tượng gì xảy ra.
20. Trong các phản ứng sau:
(1) Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag;
(2) Cu + Fe2+ Cu2+ + Fe;
(3) Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Phản ứng xảy ra được theo chiều thuận là
A. 1. B. 2, 3. C. 3. D. 1, 3.
B. TỰ LUẬN
1. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CuCl2, ZnSO4.
2. Cho 15,28g hh A gồm Cu và Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Phản ứng kết thúc thu
được dd X và 1,92g chất rắn B. Cho B vào dd H2SO4 loãng không thấy khí thoát ra.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Tính nồng độ
mol của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Cho Na = 23; Cr = 52; Fe = 56;Cu = 64; Ag = 108; N = 14;
O = 16; H = 1; Cl = 35,5
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,35đ)
1. C 6. D 11. D 16. C
2. A 7. C 12. C 17. B
3. D 8. C 13. B 18. D
4. B 9. C 14. A 19. B
5. A 10. C 15. B 20. D
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1
(1đ)
- Lấy 4 mẫu thử.
- Cho dung dịch NaOH vào 4 mẫu thử.
+ MT tạo kết tủa trắng xanh: FeCl2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
+ MT tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
+ MT tạo kết tủa xanh: CuCl2
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
+ MT tạo kết tủa keo trắng, sau đó tan: ZnSO4
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2đ)
a
(1,5đ)
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
x x 2x (mol)
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
y y 3y (mol)
Cho chất rắn B vào dd H2SO4 loãng không thấy khí thoát ra B
chỉ có Cu dư, mCu dư = 1,92g
64x + 56y = 15,28 – 1,92 x = 0,13
x + y = 0,22 y = 0,09
0,25
0,25
0,5
mCu = 64.0,13 + 1,92 = 10,24 (g); mFe = 5,04 (g) 0,5
b
(0,5đ)
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 +
K2SO4 + 8H2O
nKMnO4 = 0,53 mol CM(KMnO4) = 2,65 M
0,25
0,25
2.3. Phương pháp sử dụng bộ đề kiểm tra – đánh giá
2.3.1. Đối với học sinh
- Sau mỗi chương, học sinh tự làm kiểm tra ở nhà với các bộ đề, so sánh đáp án để chấm.
Việc này đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học cao.
- Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho học sinh làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn
nhau, có nhiều cách để tiến hành:
Ví dụ 1: Học sinh A lần lượt đưa ra các câu hỏi, học sinh B trả lời và ngược lại, chấm theo
đáp án cho sẵn.
Ví dụ 2: Học sinh A đưa ra câu hỏi, nếu học sinh B trả lời được thì dành được quyền đặt câu
hỏi, nếu không trả lời được câu hỏi đó thì phải tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo.
2.3.2. Đối với giáo viên
Chuẩn bị và phát cho học sinh hệ thống bộ đề kiểm tra 45 phút để học sinh tự kiểm tra đánh
giá kiến thức kỹ năng khi kết thúc chương. Học sinh tự chấm điểm hoặc chấm chéo, hoặc giáo viên
chấm. Sau đó cho học sinh đối chiếu kết quả với đáp án và cách giải của bài (nếu có).
Kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên và bài tự kiểm tra của học sinh được dùng để phân
tích đánh giá độ khó của từng câu hỏi trong bộ đề và là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng bộ đề.
Kết luận chương 2
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tuyển chọn và xây dựng 22 bộ đề phần hóa vô cơ
chương trình THPT với các chương: Nhóm halogen, Oxi – Lưu huỳnh, Nitơ – Photpho, Cacbon –
Silic, Nhóm kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm, Sắt và một số kim loại khác trên cơ sở thiết
kế các bảng ma trận kiến thức, kỹ năng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ Giáo dục đào tạo
ban hành để HS có thể sử dụng tự làm kiểm tra sau mỗi chương.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm
mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ
giúp học sinh THPT tự kiểm tra – đánh giá góp phần nâng cao kết quả học tập.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Do hạn chế về thời gian, thời điểm và điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành thực nghiệm
một số lớp tại các trường THPT ở Tp.Hồ Chí Minh vào năm học 2009 - 2010. Đối với mỗi chương
tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn ra cặp lớp có trình độ tương đương nhau (theo đánh giá của
trường thực nghiệm và giáo viên giảng dạy) để so sánh. Cụ thể là:
Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
STT Trường, giáo viên
Lớp thực
nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1
Nguyễn Thượng Hiền
(giáo viên Trần Khôi Nguyên)
10C12 45 10C10 45
2
Hồng Đức
(giáo viên Ngũ Trường Nhân)
10A15 40 10A9 39
3
Hồng Đức
(giáo viên Bùi Thị Khánh Bình)
11A3 42 11A1 42
4
Hồng Đức
(giáo viên Nguyễn Thị Tuyết An)
11A7 42 11A5 42
5
Võ Trường Toản
(giáo viên Nguyễn Anh Duy)
12A11 40 12A10 41
6
Tân Thông Hội
(giáo viên Vũ Anh Ái)
12A2 40 12A1 40
3.3. Nội dung thực nghiệm
Được sự đồng ý giúp đỡ của nhà trường, của các GV giảng dạy, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm việc sử dụng bộ đề phần hóa vô cơ giúp học sinh THPT tự kiểm tra – đánh giá ở một số
chương như sau:
- Chương Halogen.
- Chương Nitơ – Photpho.
- Chương Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ – nhôm.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
* Tiến hành thực nghiệm:
GV giảng dạy như nhau đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Đối với lớp thực nghiệm: giáo viên phát cho học sinh bộ đề kiểm tra 45 phút để học sinh tự
làm kiểm tra ở nhà, so sánh đáp án để chấm và đánh dấu vào phiếu tự đánh giá.
- Đối với lớp đối chứng: không phát bộ đề này.
Kết thúc chương, giáo viên tiến hành kiểm tra 45 phút. Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10.
Các đề kiểm tra này không nằm trong bộ đề đã cho học sinh làm mà giáo viên tự xây dựng đề theo
yêu cầu, mục tiêu của chuẩn kiến thức kĩ năng của chương, sử dụng để kiểm tra ở cả lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.
* Xử lý kết quả thực nghiệm:
- Phương pháp định tính: thống kê số ý kiến của học sinh trong phiếu tự đánh giá.
- Phương pháp định lượng: thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và đối chứng.
Áp dụng toán thống kê và sử dụng phần mềm SPSS for windows 16.0 phân tích dữ liệu định
lượng nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng bộ đề giúp học sinh THPT tự kiểm tra – đánh giá
nhằm nâng cao kết quả học tập.
* Kiểm định giả thiết
- Đặt giả thiết: µĐC = µTN (với µ: trung bình tổng thể điểm kiểm tra).
- Dùng phép kiểm định Independent sample t-test với độ tin cậy 95% để phân tích, tìm ra kết
quả.
+ Nếu Sig. của F (trong thống kê Leneve’s) < 0,05: phương sai của hai mẫu không bằng
nhau, do vậy giá trị t mà ta phải tham chiếu là giá trị t ở dòng thứ 2 (Equal variances not assumed).
+ Nếu Sig. > 0,05 thì phương sai của hai mẫu bằng nhau, ta sẽ dùng kết quả kiểm định t ở
dòng thứ 1 (Equal variances assumed).
- Từ giá trị kiểm định t đã chọn, ta xét giá trị Sig. (2-tailed), p-value của giá trị t:
+ Nếu Sig. (2-tailed) < 0,05, ta kết luận có sự khác biệt về điểm trung bình giữa 2 lớp: sự
chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa thống kê); nói cách khác, việc
sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học, giúp HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập là
có hiệu quả.
+ Nếu Sig. (2-tailed) 0,05, ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình
của 2 lớp.
3.5. Kết quả
3.5.1. Kết quả thực nghiệm định tính
Sau khi học sinh tự kiểm tra, các em sẽ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của mình
vào các phiếu (xem phụ lục).
Số lượng ý kiến về phần tự đánh giá của học sinh được thống kê trong các bảng sau:
Bảng 3.2. Số lượng phiếu tự đánh giá
STT Chương
Số phiếu
Phát ra Thu vào
1
Nhóm Halogen
(10C12 trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền và 10A15 trường
THPT Hồng Đức)
85 85
2
Nitơ – Photpho
(11A3 trường THPT Hồng Đức
và 11A7 trường THPT Hồng
Đức)
84 82
3
Kim loại kiềm – kim loại kiềm
thổ - nhôm
(12A11 trường THPT Võ
Trường Toản và 12A2 trường
THPT Tân Thông Hội
80 77
Tổng cộng 249 244
Bảng 3.3. Tự đánh giá của HS sau khi tự kiểm tra chương Nhóm halogen
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài
kiểm tra
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Xác định mục tiêu, nội dung
kiểm tra
27 31,8 52 61,2 6 7
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập 71 83,5 13 15,3 1 1,2
3. Cách trình bày bài giải rõ
ràng, ngắn gọn
42 49,4 39 45,9 4 4,7
4. Phân phối thời gian hợp lý cho
từng bài
64 75,3 19 22,4 2 2,3
5. Kiểm tra lời giải 71 83,5 11 13 3 3,5
II. Kỹ năng làm bài tập hóa
học
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Quan sát, giải thích, kết luận
các hiện tượng thí nghiệm, hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên.
29 34,1 51 60 5 5,9
2. Viết phương trình hóa học
minh họa tính chất của một chất.
46 54,1 37 43,5 2 2,4
3. Giải bài tập định lượng liên
quan đến kiến thức của chương.
15 17,6 49 57,7 21 24,7
III. Kiến thức
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Cấu tạo nguyên tử, số oxi hóa
của các halogen trong hợp chất
71 83,5 13 15,3 1 1,2
2. Tính chất vật lý, ứng dụng,
điều chế của các halogen và một
số hợp chất của chúng.
62 72,9 23 27,1 0 0
3. Tính chất hóa học của các
halogen và một số hợp chất của
chúng
41 48,2 42 49,4 2 2,3
Bảng 3.4. Tự đánh giá của HS sau khi tự kiểm tra chương Nitơ – Photpho
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài
kiểm tra
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Xác định mục tiêu, nội dung
kiểm tra
16 19,5 45 54,9 21 25,6
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập 14 17,1 67 81,7 1 1,2
3. Cách trình bày bài giải rõ
ràng, ngắn gọn
5 6,1 65 79,3 12 14,6
4. Phân phối thời gian hợp lý cho
từng bài
37 45,1 43 52,5 2 2,4
5. Kiểm tra lời giải 67 81,7 14 17,1 1 1,2
II. Kỹ năng làm bài tập hóa
học
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Quan sát, giải thích, kết luận
các hiện tượng thí nghiệm, hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên.
6 7,3 53 64,6 23 28,1
2. Viết phương trình hóa học
minh họa tính chất của một chất.
31 37,8 40 48,8 11 13,4
3. Giải bài tập định lượng liên
quan đến kiến thức của chương.
9 11 51 62,2 22 26,8
III. Kiến thức
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Tính chất của N2, NH3,
HNO3, NH4
+.
26 31,7 56 68,3 0 0
2. Tính chất của P, H3PO4,
3-
4PO . 34 41,5 48 58,5 0 0
3. Nhận biết – Điều chế 52 63,4 30 36,6 0 0
Bảng 3.5. Tự đánh giá của HS sau khi tự kiểm tra chương Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ -
nhôm
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài
kiểm tra
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Xác định mục tiêu, nội dung
kiểm tra
15 19,5 43 55,8 19 24,7
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập 34 44,2 41 53,2 2 2,6
3. Cách trình bày bài giải rõ
ràng, ngắn gọn
25 32,5 36 46,7 16 20,8
4. Phân phối thời gian hợp lý cho
từng bài
35 45,5 42 54,5 0 0
5. Kiểm tra lời giải 63 81,8 14 18,2 0 0
II. Kỹ năng làm bài tập hóa
học
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Quan sát, giải thích, kết luận
các hiện tượng thí nghiệm, hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên.
29 37,7 42 54,5 6 7,8
2. Viết phương trình hóa học
minh họa tính chất của một chất.
22 28,6 34 44,3 21 27,3
3. Giải bài tập định lượng liên
quan đến kiến thức của chương.
19 24,7 39 50,6 19 24,7
III. Kiến thức
Tốt Khá TB – Yếu
SL % SL % SL %
1. Vị trí, cấu hình electron, tính
chất vật lý, trạng thái tự nhiên,
ứng dụng của kim loại kiềm,
kiềm thổ, nhôm
49 63,6 28 36,4 0 0
2. Tính chất hóa học của kim
loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
25 32,5 45 58,4 7 9,1
3. Tính chất hóa học của một số
hợp chất của kim loại kiềm, kiềm
thổ, nhôm
25 32,5 45 58,4 7 9,1
4. Điều chế kim loại kiềm, kiềm
thổ, nhôm
58 75,3 19 24,7 0 0
5. Nước cứng: khái niệm, tác
hại, cách làm mềm
63 81,8 14 18,2 0 0
Qua các bảng trên, chúng tôi nhận thấy sau khi tự kiểm tra, các em học sinh có thể tự xác
định được những thiếu sót về kiến thức, kỹ năng của mình để từ đó có sự điều chỉnh hoạt động kịp
thời như trao đổi với bạn bè, thầy cô, tìm tòi trong các sách tham khảo, internet... nhằm bổ sung
những thiếu sót đó.
3.5.2. Kết quả thực nghiệm định lượng
3.5.2.1. Lớp 10C10 - 10C12 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Bảng 3.6. Điểm kiểm tra của học sinh lớp 10C10 – 10C12
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 45 0 0 0 0 0 1 3 16 16 8 1 7.67
TN 45 0 0 0 0 0 0 2 6 15 18 4 8.36
Bảng 3.7. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (10C10 – 10C12)
Levene's
Test for
Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal
variances
assumed
.003 .953 3.300 88 .001 .68889 .20879 .27397 1.10381
Equal
variances not
assumed
3.300 87.966 .001 .68889 .20879 .27397 1.10381
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa thống
kê. Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT có tác
động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp 10C12 so với lớp 10C10.
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 10C10 – 10C12
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 0 0 0 0 0
5 1 0 2.22 0 2.22 0
6 3 2 6.67 4.44 8.89 4.44
7 16 6 35.56 13.33 44.45 17.77
8 16 15 35.56 33.33 80.01 51.1
9 8 18 17.77 40 97.78 91.1
10 1 4 2.22 8.9 100 100
Tổng 45 45 100 100
X 7.67 8.36
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 10C10 – 10C12
Lớp 10C10 - 10C12
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
3.5.2.2. Lớp 10A9 - 10A15 trường THPT Hồng Đức
Bảng 3.9. Điểm kiểm tra của học sinh lớp 10A9 – 10A15
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 39 0 1 1 1 1 7 4 11 7 5 1 6.59
TN 40 0 0 0 0 2 3 3 6 15 9 2 7.60
Bảng 3.10. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (10A9 – 10A15)
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal variances
assumed
2.223 .140 -2.570 77 .012 -1.01026 .39316 -1.79314 -.22737
Equal variances
not assumed
-2.561 70.973 .013 -1.01026 .39451 -1.79689 -.22362
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa thống
kê. Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT có tác
động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp 10A15 so với lớp 10A9.
Bảng 3.11. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 10A9 – 10A15
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 1 0 2.56 0 2.56 0
2 1 0 2.56 0 5.12 0
3 1 0 2.56 0 7.68 0
4 1 2 2.56 5 10.24 5
5 7 3 17.95 7.5 28.19 12.5
6 4 3 10.26 7.5 38.45 20
7 11 6 28.21 15 66.66 35
8 7 15 17.95 37.5 84.61 72.5
9 5 9 12.83 22.5 97.44 95
10 1 2 2.56 5 100 100
Tổng 39 40 100 100
X 6.59 7.60
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 10A9 – 10A15
Lớp 10A9 - 10A15
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
ĐC
TN
3.5.2.3. Lớp 11A1 - 11A3 trường THPT Hồng Đức
Bảng 3.12. Điểm kiểm tra của học sinh lớp 11A1 – 11A3
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 42 0 0 2 2 4 4 8 6 8 5 3 6.55
TN 42 0 0 0 1 1 2 4 2 17 10 5 7.98
Bảng 3.13. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (11A1 – 11A3)
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal variances
assumed
8.028 .006 -3.497 82 .001 -1.42857 .40852 -2.24125 -.61590
Equal variances
not assumed
-3.497 74.760 .001 -1.42857 .40852 -2.24243 -.61472
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa thống
kê. Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT có tác
động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp 11A3 so với lớp 11A1.
Bảng 3.14. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 11A1 – 11A3
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 2 0 4.76 0 4.76 0
3 2 1 4.76 2.38 9.52 2.38
4 4 1 9.52 2.38 19.04 4.76
5 4 2 9.52 4.76 28.56 9.52
6 8 4 19.05 9.52 47.61 19.04
7 6 2 14.29 4.76 61.9 23.8
8 8 17 19.05 40.48 80.95 64.28
9 5 10 11.9 23.81 92.85 88.09
10 3 5 7.15 11.91 100 100
Tổng 42 42 100 100
X 6.55 7.98
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 11A1 – 11A3
Lớp 11A1 - 11A3
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
3.5.2.4. Lớp 11A5 - 11A7 trường THPT Hồng Đức
Bảng 3.15. Điểm kiểm tra của học sinh lớp 11A5 – 11A7
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 42 0 0 1 1 9 11 9 8 2 0 1 5.52
TN 42 0 0 0 1 1 8 11 12 8 0 1 6.45
Bảng 3.16. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (11A5 – 11A7)
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal variances
assumed
.631 .429 -2.983 82 .004 -.92857 .31131 -1.54786 -.30929
Equal variances
not assumed
-2.983 80.590 .004 -.92857 .31131 -1.54802 -.30912
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa thống
kê. Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT có tác
động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp 11A7 so với lớp 11A5.
Bảng 3.17. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 11A5 – 11A7
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 1 0 2.38 0 2.38 0
3 1 1 2.38 2.38 4.76 2.38
4 9 1 21.43 2.38 26.19 4.76
5 11 8 26.19 19.05 52.38 23.81
6 9 11 21.43 26.19 73.81 50
7 8 12 19.05 28.57 92.86 78.57
8 2 8 4.76 19.05 97.62 97.62
9 0 0 0 0 97.62 97.62
10 1 1 2.38 2.38 100 100
Tổng 42 42 100 100
X 5,52 6,43
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 11A5 – 11A7
Lớp 11A5 - 11A7
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
3.5.2.5. Lớp 12A10 - 12A11 trường THPT Võ Trường Toản
Bảng 3.18. Bảng điểm kiểm tra của học sinh lớp 12A10 – 12A11
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 41 0 0 1 3 9 13 7 3 4 1 0 5.27
TN 40 0 0 0 2 6 11 7 8 5 0 1 5.83
Bảng 3.19. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (12A10-12A11)
Levene's
Test for
Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
Equal
variances
assumed
.102 .750 1.599 79 .114 .55671 .34811 -.13618 1.24959
Equal
variances not
assumed
1.599 78.947 .114 .55671 .34811 -.13619 1.24961
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là không có ý nghĩa
thống kê. Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT
chưa có tác động hiệu quả để làm tăng điểm trung bình của lớp 12A11 so với lớp 12A10.
Bảng 3.20. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 12A10 – 12A11
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 1 0 2.44 0 2.44 0
3 3 2 7.32 5 9.76 5
4 9 6 21.95 15 31.71 20
5 13 11 31.71 27.5 63.42 47.5
6 7 7 17.07 17.5 80.49 65
7 3 8 7.32 20 87.81 85
8 4 5 9.75 12.5 97.56 97.5
9 1 0 2.44 0 100 97.5
10 0 1 0 2.5 100 100
Tổng 41 40 100 100
X 5.27 5.83
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 12A10 – 12A11
Lớp 12A10 - 12A11
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
3.5.2.6. Lớp 12A1 - 12A2 trường THPT Tân Thông Hội
Bảng 3.21. Điểm kiểm tra của học sinh lớp 12A1 – 12A2
Lớp Sĩ số
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
ĐC 40 0 0 1 3 6 14 9 4 2 1 0 5.30
TN 40 0 0 0 1 2 14 10 7 3 3 0 6.03
Bảng 3.22. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (12A1 - 12A2)
Levene's Test for
Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
Equal variances
assumed
.017 .896 -2.268 78 .026 -.72500 .31963 -1.36133 -.08867
Equal variances
not assumed
-2.268 77.910 .026 -.72500 .31963 -1.36135 -.08865
Kết luận: Sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê.
Nói cách khác, việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kỹ năng phần hóa học vô cơ THPT có tác
động hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp 12A2 so với lớp 12A1.
Bảng 3.23. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích lớp 12A1 – 12A2
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 1 0 2.5 0 2.5 0
3 3 1 7.5 2.5 10 2.5
4 6 2 15 5 25 7.5
5 14 14 35 35 60 42.5
6 9 10 22.5 25 82.5 67.5
7 4 7 10 17.5 92.5 85
8 2 3 5 7.5 97.5 92.5
9 1 3 2.5 7.5 100 100
10 0 0 0 0 100 100
Tổng 40 40
X
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp điểm lớp 12A1 – 12A2
Lớp 12A1 - 12A2
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Kết luận chương 3
Từ kết quả thực nghiệm trên cho thấy:
- Về mặt định tính: chúng tôi nhận thấy, sau khi tự kiểm tra bằng bộ đề, HS phần nào có thể tự
đánh giá mức độ kỹ năng kiến thức hóa học của mình, xác định được những thiếu sót để có sự điều
chỉnh hoạt động phù hợp.
- Về mặt định lượng: chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn các
lớp ĐC:
+ Điểm trung bình của HS các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC ( TN DCX >X ).
+ Đồ thị các đường lũy tích của nhóm TN luôn nằm về bên phải đồ thị các đường lũy tích của
nhóm ĐC.
+ Kết quả phân tích điểm trung bình giữa các lớp bằng phần mềm SPSS cho thấy sự chênh
lệch điểm giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm - 5 trong số 6 cặp lớp - là có ý nghĩa thống kê
(Sig. (2-tailed) < 0,05).
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những công việc sau
đây:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
cơ sở lí luận về việc xây dựng câu hỏi TNKQ và TNTL; định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn
Hoá học ở THPT; các yêu cầu chung của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
1.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu cần kiểm tra đánh giá, từ đó
thiết lập bảng ma trận đề kiểm tra 45 phút. Trên cơ sở đó xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến
thức kĩ năng hoá học phần hoá học vô cơ THPT chương trình cơ bản.
1.3. Chúng tôi đã lựa chọn xây dựng được 22 đề kiểm tra 45 phút với mỗi đề gồm 2 phần:
TNKQ và TNTL.
1.4. Đã đề xuất phương pháp sử dụng bộ đề.
* Đối với GV:
GV phát cho HS hệ thống bộ đề kiểm tra 45 phút để HS tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng
khi kết thúc chương. HS tự chấm điểm hoặc chấm chéo, hoặc GV chấm, sau đó cho HS đối chiếu
kết quả với đáp án và cách giải của bài (nếu có). GV không lấy điểm chính thức.
* Đối với HS:
– HS có thể tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách tự làm đề 45 phút trong bộ đề, so sánh
đáp án để chấm.
– Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau.
1.5. Đã thực hiện thực nghiệm sư phạm ở 4 trường THPT: Nguyễn Thượng Hiền, Hồng Đức,
Võ Trường Toản, Tân Thông Hội.
Đã cung cấp 13 đề kiểm tra – đánh giá kiến thức kĩ năng (thuộc các chương: Nhóm Halogen,
Nitơ - Photpho, Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm) cho 249 lượt HS của 6 lớp thực nghiệm
để các em có thể sử dụng tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của mình.
Đã chấm được 498 bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng.
Qua phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy: Việc sử dụng bộ đề tự kiểm
tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng đã giúp HS tự học tốt, giúp các em tự tin hơn trước các bài kiểm tra
cũng như trong quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp các em nhiều trong quá trình học nhóm, hoạt động
tập thể, gây được hứng thú cho HS với môn Hoá học.
Như vậy, xây dựng hệ thống bộ đề có chất lượng góp phần tích cực vào việc giúp HS tự
kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
Từ kết quả bước đầu của việc sử dụng bộ đề kiểm tra và căn cứ vào triển vọng của việc sử
dụng, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và sử dụng phương pháp xây dựng bộ đề và áp dụng
vào quá trình dạy học, giúp HS có cách học và kiểm tra tốt hơn.
Nên tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống câu hỏi nguồn đa dạng, phong phú, chính xác để
sử dụng trong quá trình dạy và học của GV và HS.
Mục đích cao nhất của bộ đề là giúp HS tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng góp phần
nâng cao kết quả học tập, vì vậy chúng tôi đề nghị sử dụng tiêu chí HS cần biết cách tóm tắt nội
dung bài học mới và đặt được câu hỏi cần trả lời đối với mỗi bài trước khi đến lớp. Đạt được mục
đích này thì kết quả học tập của HS chắc chắn sẽ cao hơn phương pháp học tập truyền thống rất
nhiều.
3. Hướng phát triển của đề tài
– Tiếp tục xây dựng, tuyển chọn các câu hỏi nguồn để xây dựng các đề kiểm tra 45 phút cho
bộ đề kiểm tra – đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học THPT.
– Vận dụng vào quá trình dạy học môn Hoá học ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB Giáo dục.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách
giáo khoa lớp 10 – môn Hóa học, NXB Giáo dục.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách
giáo khoa lớp 11 – môn Hóa học, NXB Giáo dục.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 12 –
môn Hóa học, NXB Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Kỹ thuật hướng dẫn xây dựng bộ đề TNKQ, Vụ phổ thông.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo khoa Hóa học 12, NXB Giáo dục.
8. Hội đồng bộ môn hóa học - Sở giáo dục đào tạo Tp.HCM (2007), Tài liệu ôn tập trắc
nghiệm khách quan hóa học 12, NXB Trẻ.
9. Phạm Thị Bắc (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng
hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao (Phần vô cơ).
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
10. TS. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP
Tp.HCM.
11. Phạm Đức Bình (2007), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ, NXB
Thanh Hóa.
12. Phạm Đức Bình, Lê Thị Tam, Nguyễn Thị Vân Anh (2007), 20 bộ đề trắc nghiệm môn Hóa
học ôn thi tú tài, NXB Đại học sư phạm.
13. Nguyễn Hải Châu, Đào Thị Thu Nga, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Thanh Thuý, Vũ Anh
Tuấn (2007), Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn hóa
học, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá môn Hóa học 10, NXB Hà Nội.
15. Nguyễn Đình Độ (2007), 700 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB Hải Phòng.
16. Huỳnh Thị Thu Hà (2009), Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá lớp 12 - Nâng cao (Phần Hoá
học hữu cơ) để tăng cường năng lực tự học tự kiểm tra đánh giá của HS THPT. Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học, trường ĐHSP Huế.
17. Phạm Văn Hoan (2006), Tuyển tập các bài tập hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo
dục.
18. TS. Nguyễn Thanh Khuyến (2006), Phương pháp giải toán hóa học vô cơ, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
19. TS. Nguyễn Thanh Khuyến (2008), Giải bài tập trắc nghiệm hóa học cơ bản và nâng cao
12, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thiên Nga (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh
THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao
(Phần hữu cơ). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường
ĐHSPHN.
21. Lê Đình Nguyên (2007), Hệ thống hóa, phân loại trắc nghiệm hóa học đại cương và vô cơ,
NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
22. Lê Đình Nguyên, Hoàng Tấn Bửu, Hà Đình Cẩn (2006), 450 bài tập hóa học 10, NXB Đại
học Quốc gia Tp.HCM.
23. Lê Đình Nguyên, Hà Đình Cẩn (2006), Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 10, NXB Đại học
Quốc gia Tp.HCM.
24. Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Ngọc Sơn (2006), Ôn luyện và kiểm tra
hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
25. Trần Trung Ninh, Phạm Thị Bình, Phạm Ngọc Sơn (2007), 30 đề thi trắc nghiệm hóa học,
NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
26. Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2007), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp 10,
NXB Đại học Sư phạm.
27. Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2008), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp 11,
NXB Đại học Sư phạm.
28. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Ngà, Vũ Anh Tuấn (2009), Tự học tự kiểm tra đánh giá kiến
thức kĩ năng hoá học THPT. Dành cho học sinh khá giỏi (Tập 1 - Hoá học cơ sở), NXB
Giáo dục Việt Nam.
29. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong
chương trình sách giáo khoa Hóa học phổ thông, Tài liệu dùng cho học viên cao học.
30. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học Hóa học – Tập 1, NXB Giáo dục.
31. Quan Hán Thành (1998), Câu hỏi giáo khoa hóa đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục.
32. Quan Hán Thành (2000), Phân loại và phương pháp giải toán hóa vô cơ, NXB Trẻ.
33. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Hóa vô cơ – Phần 2: Kim loại, NXB Giáo dục.
34. Nguyễn Xuân Trường (1997), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng (2006), Bài tập
Hóa học 10, NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Bài tập Hóa học
11, NXB Giáo dục.
37. Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hóa học, NXB Đại
học Quốc gia Tp.HCM.
38. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
39. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở
trường phổ thông, NXB Giáo dục.
40. Nguyễn Xuân Trường (2008), Ôn luyện kiến thức hóa học đại cương và vô cơ THPT, NXB
Giáo dục.
41. Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập trắc nghiệm hóa học 11, NXB Giáo dục.
42. Vũ Anh Tuấn (2007), Đề thi TNKQ dùng cho kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn
Hóa học, NXB Hà Nội.
* Tài liệu trên Internet:
43. Nguyễn Chính Thắng, Kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy và học, www.ou.edu.vn.
PHỤ LỤC
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
(1). Bạn thường sử dụng các loại tài liệu tham khảo nào dưới đây:
Không sử dụng thêm sách tham khảo, chỉ làm bài tập giáo viên cho
Sách bài tập hoá học
Sách bài tập TNKQ
Sách hướng dẫn giải
Sách về tự kiểm tra đánh giá
Tài liệu khác: ........................................................................................................
(2). Bạn tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng hoá học của mình trong bảng sau: (Đánh
dấu vào ô được chọn)
Mức độ thành thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Chưa
xác định
được
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra
Xác định dạng câu hỏi, bài tập
Trình bày bài giải rõ ràng, ngắn gọn
Phân phối thời gian hợp lý cho từng bài
Kiểm tra lời giải
II. Kỹ năng làm bài tập hóa học
Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí
nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của
một chất.
Giải bài tập định lượng liên quan đến kiến thức của
chương.
(3). Bài kiểm tra môn hóa có thường được các thầy cô chỉ ra chỗ sai và sửa lỗi không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không có
Ý kiến khác: .........................................................................................................
(4). Các bạn có thường tham gia vào việc nhận xét, đánh giá bài làm của bạn mình không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không có
Ý kiến khác: .........................................................................................................
Trường: .....................................................
Lớp: ..........................................................
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
(Sau khi học sinh tự kiểm tra chương Halogen)
Đánh dấu vào ô được chọn.
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm
tra
Tốt Khá TB - Yếu
1. Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập
3. Cách trình bày bài giải rõ ràng, ngắn
gọn
4. Phân phối thời gian hợp lý cho từng bài
5. Kiểm tra lời giải
II. Kỹ năng làm bài tập hóa học Tốt Khá TB - Yếu
1. Quan sát, giải thích, kết luận các hiện
tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong
tự nhiên.
2. Viết phương trình hóa học minh họa
tính chất của một chất.
3. Giải bài tập định lượng liên quan đến
kiến thức của chương.
III. Kiến thức Tốt Khá TB - Yếu
1. Cấu tạo nguyên tử, số oxi hóa của các
halogen trong hợp chất
2. Tính chất vật lý, ứng dụng của các
halogen và một số hợp chất của chúng.
3. Tính chất hóa học của các halogen và
một số hợp chất của chúng
4. Phương pháp điều chế halogen
Trường: .....................................................
Lớp: ..........................................................
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
(Sau khi học sinh tự kiểm tra chương Nitơ - Photpho)
Đánh dấu vào ô được chọn.
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm
tra
Tốt Khá TB - Yếu
1. Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập
3. Cách trình bày bài giải rõ ràng, ngắn
gọn
4. Phân phối thời gian hợp lý cho từng bài
5. Kiểm tra lời giải
II. Kỹ năng làm bài tập hóa học Tốt Khá TB - Yếu
1. Quan sát, giải thích, kết luận các hiện
tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong
tự nhiên.
2. Viết phương trình hóa học minh họa
tính chất của một chất.
3. Giải bài tập định lượng liên quan đến
kiến thức của chương.
III. Kiến thức Tốt Khá TB - Yếu
1. Tính chất của N2, NH3, HNO3, NH4
+.
2. Tính chất của P, H3PO4,
3-
4PO .
3. Nhận biết – Điều chế - Ứng dụng
Trường: .....................................................
Lớp: ..........................................................
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
(Sau khi học sinh tự kiểm tra chương Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm)
Đánh dấu vào ô được chọn.
Nội dung Mức độ
I. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra Tốt Khá TB - Yếu
1. Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra
2. Xác định dạng câu hỏi, bài tập
3. Cách trình bày bài giải rõ ràng, ngắn gọn
4. Phân phối thời gian hợp lý cho từng bài
5. Kiểm tra lời giải
II. Kỹ năng làm bài tập hóa học Tốt Khá TB - Yếu
1. Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra, giải
thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm,
hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
2. Viết phương trình hóa học minh họa tính
chất của một chất.
3. Giải bài tập định lượng liên quan đến kiến
thức của chương.
III. Kiến thức Tốt Khá TB - Yếu
1. Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
2. Tính chất vật lý, ứng dụng của kim loại
kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số
hợp chất của chúng.
3. Tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim
loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của
chúng.
4. Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim
loại kiềm thổ, nhôm
5. Cách nhận biết nguyên tử và ion kim loại
kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH055.pdf