Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh bất đông sản của BitexcoLand

LỜI NÓI ĐẦU 2 1. Sự cần thiết của luận văn 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục luận văn 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 4 1.1. Khái niệm chiến lược: 4 1.2. Vai trò của chiến lược: 4 1.3. Phân loại chiến lược 5 1.3.1 Phân loại theo cấp độ quản lý: 5 1.3.2 Phân loại chiến lược theo chức năng: 5 1.4. Quy trình xây dựng chiến lược 6 1.4.1. Sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp 6 1.4.2. Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài 7 1.4.2.1. Môi trường vĩ mô 7 1.4.2.2. Môi trường vi mô 8 1.4.3. Phân tích và đánh giá môi trường bên trong 11 1.4.3.1. Nguồn nhân lực 11 1.4.3.2. Tài chính 11 1.4.3.3. Hoạt động Quản trị 11 1.4.4. Ma trận SWOT: 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BITEXCOLAND 14 2.1. Giới thiệu 14 2.1.1. Công ty Bitexco (Bitexco Group of Company): 14 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 16 2.2.1. Môi trường vĩ mô: 16 2.2.1.1. Môi trường kinh tế: 16 2.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật: 20 2.2.1.3. Môi trường dân số lao động: 22 2.2.1.4. Môi trường văn hóa xã hội: 23 2.2.1.5. Môi trường công nghệ: 24 2.2.1.6. Hội nhập ở thành phố Hồ Chí Minh 25 2.2.2. Môi trường vi mô 27 2.2.2.1. Thị trường bất động sản: 27 1. Thị trường nhà ở, căn hộ: 27 2. Thị trường văn phòng cho thuê 29 3. Thị trường Trung tâm thương mại 32 4. Thị trường Khách sạn 36 2.2.2.2. Khách hàng 37 2.2.2.3. Nhà cung cấp 38 2.2.2.4. Phân tích Đối thủ tiềm năng 42 2.2.2.5. Đối thủ cạnh tranh 43 2.2.2.6. Sản phẩm thay thế 47 2.2.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài: 47 2.3. Phân tích môi trường bên trong 50 2.3.1. Năng lực tài chính 50 Bảng 2-9: Bảng cân đối kế toán. 51 Bảng 2-10: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 52 2.3.2. Quản trị nguồn nhân lực 54 2.3.3. Marketing 55 2.3.4. Chất lượng sản phẩm 56 2.3.5. Sản xuất và vận hành 56 2.3.6. Năng lực lãnh đạo và quản lý 58 2.3.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong 61 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA BITEXCOLAND 63 3.1. Định hướng phát triển: 63 3.2. Mục tiêu của BitexcoLand: 63 3.3. Dự báo nhu cầu bất động sản: 63 3.3.1. Nhu cầu nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh 2010 – 2025: 65 Bảng 3-1: Dự báo nhu cầu Nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010 – 2025. 65 3.3.2. Nhu cầu thuê văn phòng 65 Bảng 3-2: Dự báo Khối ngành Dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh, 2010 – 2025. 65 Bảng 3-3: Dự báo nhu cầu văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010-2025 67 3.3.3. Nhu cầu mặt bằng bán lẻ 68 Bảng 3-4: Dự báo nhu cầu mặt bằng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh, 2010-2025 69 3.3.4. Nhu cầu về khách sạn: 69 Bảng 3-5: Dự báo nhu cầu khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010-2025 70 3.4. Xây dựng chiến lược 71 3.4.1. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 73 3.4.2. Chiến lược phát triển thị trường 73 3.4.3. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh 74 3.4.4. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 74 3.4.5. Chiến luợc đa dạng hóa kinh doanh 74 3.4.6. Chiến lược liên doanh liên kết 74 3.5. Giải pháp thực hiện 75 3.5.1. Giải pháp về cơ cấu bộ máy tổ chức 75 3.5.2. Giải pháp về Marketing 75 3.5.3. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu 76 3.5.4. Giải pháp nguồn nhân lực 77

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh bất đông sản của BitexcoLand, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh doanh của công ty. Ngoài ra Bộ mày tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc còn có: Ban Tài chính, Ban đầu tư, Ban tổ chức đối ngoại và Ban kiểm soát. Các ban tham mưu có nhiệm vụ tư vấn về mặt chiến lược cho Bộ máy điều hành chính và giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên. BitexcoLand Đây là chi nhánh của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh tại thành phố Hồ Chí Minh, được phân theo ngành dọc chuyên kinh doanh, đầu tư bất động sản. Hoạt động của BitexcoLand hoàn toàn độc lập với các ngành khác, độc lập về mặt tài chính. Ban giám đốc của BitexcoLand điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc của Bitexco. Từng thành viên của Ban Giám đốc được phân công phân nhiệm cụ thể, chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình được phân công. Các phòng ban được phân chia dựa theo yêu cầu thực tế của công việc, các trưởng phòng ban bộ phận được giao quyền điều hành bộ phận mình phụ trách, vai trò, trách nhiệm của cấp quản lý được nâng cao, hiệu quả quản lý được cải thiện và tăng cường. BitexcoLand đã ban hành các quy chế về hoạt động nội bộ phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty và phù hợp với yêu cầu của ngành kinh doanh bất động sản. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BitexcoLand chưa hoàn thiện, chưa có phòng Marketing, các công việc Marketing do phòng Kinh doanh phụ trách, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế phát sinh. 58 Hình 2- 13: Sơ đồ tổ chức BitexcoLand.  Điểm yếu: - Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. 2.3.6. Năng lực lãnh đạo và quản lý Hoạt động kinh doanh Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, năm 2000 sau khi nghiên cứu tình hình đầu tư bất động sản tại thị trường Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, BitexcoLand đã quyết định đầu tư và phát triển những dự án nhà cao tầng đáp ứng nhu cầu về nhà ở và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, BitexcoLand đã mua lại 100% dự án Cao ốc văn phòng tại 19- 25 Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh từ Công ty Liên doanh SSI, liên doanh giữa Việt Nam và Singapore để tiếp tục đầu tư. Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả từ năm 2003 với tên gọi Bitexco Office BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC BITEXCOLAND Phòng Phát triển dự án Phòng Quản lý Xây dựng Phòng Kinh doanh Phòng Kinh tế - Kế hoạch Phòng Tài chính Phòng Kế toán Phòng Pháp lý Phòng Hành chánh Nhân sự Ban Quản lý tòa nhà Trung tâm Fitness Center Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận Công nghệ thông tin 59 Building. Công suất cho thuê hiện nay đạt 100%, tổng doanh thu từ tháng 8/2003 đến đến hết 2004 đạt 1,6 triệu USD và hiện nay đạt 2,4 triệu USD /năm. Bitexco Office Building 19-25 Nguyễn Huệ, quận 1: • Loại hình : Cao ốc văn phòng • Diện tích : 397m2 • Tổng diện tích sàn sử dụng : 5.692m2 • Số tầng : 20 tầng • Thời gian thi công : 2000-2003 Năm 2001 BitexcoLand đã tiến hành đầu tư xây dựng dự án Trung tâm thương mại căn hộ cao cấp The Manor giai đoạn 1 tại 91 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD, công trình hoàn tất đưa vào sử dụng tháng 2 năm 2006, doanh số bán đến hết tháng 2 năm 2006 trên 49 triệu USD, trong đó số tiền đặt cọc từ khách hàng mua căn hộ trên 35 triệu USD và dự kiến đạt 83 triệu USD cho toàn dự án. The Manor & The Manor Officetel, 91 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, The Manor (giai đoạn 1): • Loại hình : Chung cư cao cấp • Diện tích : 7.377m2 • Tổng diện tích sàn sử dụng : 76.567m2; 462 căn hộ • Số tầng : 2 tầng hầm và 29 tầng • Thời gian thi công : 2003-2005 Năm 2006 BitexcoLand đã tiến hành khởi công xây dựng dự án The Manor giai đoạn 2, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2009. Đây là dự án được đánh giá có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo, có thể coi là điển hình cho loại hình căn hộ cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay các dự án này đang được triển khai rất thuận lợi và hứa hẹn mang lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế và xã hội. The Manor Officetel (giai đoạn 2): • Loại hình : Chung cư cao cấp kết hợp với văn phòng làm việc. • Diện tích : 5.767m2 • Tổng diện tích sàn sử dụng : 68.725m2; 448 căn hộ & văn phòng • Số tầng : 3 tầng hầm và 25 tầng • Thời gian thi công : 2006-2009 Dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ tài chính (Financial Tower) tại 45-47 Ngô Đức Kế, quận 1 được khởi công xây dựng vào đầu năm 2007 đến nay đã hoàn thành phần móng. Cho đến thời điểm này đây là dự án cao nhất Việt Nam với 68 tầng và 3 tầng hầm, hình búp sen, công trình là biểu tượng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. • Loại hình : Cao ốc văn phòng • Diện tích : 5.678,9 m2 60 • Tổng diện tích sàn sử dụng : 117.667m2; • Số tầng : 3 tầng hầm và 65 tầng (khối đế 7 tầng), cao 269 m. • Thời gian thi công : 2006-2010 Ngoài các dự án nêu trên, BitexcoLand đã được chấp thuận chủ trương làm chủ đầu tư của ba “khu đất vàng” tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là Khu tứ giác Bến Thành, Khu tứ giác Mả Lạng và Khu đất tại vị trí bệnh viện Sài Gòn hiện hữu. Đây là các dự án với quy mô lớn (dự án nhóm A), tầm cỡ thế giới với tổng mức đầu tư thấp nhất cho một dự án là 250 triệu USD. Hiện này BitexcoLand đang phối hợp cùng các ban ngành để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và thi tuyển phương án kiến trúc cho các dự án. Dự án tứ giác Bến Thành: • Giới hạn bởi các tuyến đường : Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmettte, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. • Diện tích : 8.560 m2 • Công năng : Cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ và căn hộ ở. • Quy mô : 3 tầng hầm, 50 - 55 tầng (khối đế 7 tầng) • Thời gian thực hiện : 2008-2011 Dự án tứ giác Mả Lạng: • Giới hạn bởi các tuyến đường : Nguyễn Trãi, Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. • Diện tích : khoảng 8,2 ha • Chức năng : Khu phức hợp văn phòng, căn hộ, thương mại, giải trí, giáo dục. • Quy mô : Tối đa 40 tầng. • Thời gian thực hiện : 2008- 2018 Dự án khách sạn 6 sao: • Địa điểm : 125 Lê Lợi, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. • Diện tích : 5.400 m2 • Công năng : Khách sạn 6 sao tiêu chuẩn quốc tế. • Quy mô : 40-45 tầng. • Thời gian thực hiện : 2010-2014. Có thể nói BitexcoLand hiện đang là công ty kinh doanh bất động sản lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh với hàng loạt dự án, quỹ đất đã được giao. Điều này giúp cho BitexcoLand tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, quy mô hoạt, tổ chức bộ máy được vận dụng tối ưu, giúp giảm chi phí quản lý tăng khả năng cạnh tranh của BitexcoLand. 61 Ban Giám đốc công ty có năng lực quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nhân viên chủ động trong công việc, phát huy được tối đa khả năng của mình. Đặc biệt Ban Giám đốc BitexcoLand có tầm nhìn chiến lược về kinh doanh bất động sản, nắm bắt rất tốt thời cơ cũng như có tầm nhìn xa về sự phát triển của thị trường bất động sản đưa ra các định hướng đúng đắn và đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm, ngoài các yêu cầu về tài chính, khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp thì một yêu cầu không thể thiết đó chính là quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng nhà nước. Điều này đuợc Ban Giám đốc BitexcoLand hết sức chú trọng và đặt lên hàng đầu. Có thể thấy được điều này khi thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 10 “khu đất vàng” thì chỉ riêng BitexcoLand cho tới thời điểm này đã được giao làm chủ đầu tư chính thức 3 khu.  Điểm mạnh: - Quan hệ với các cơ quan ban ngành nhà nước, đối tác rất tốt. - Ban Giám đốc công ty có năng lực quản lý, có tầm nhìn chiến lược. 2.3.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong Ma trận đánh giá môi trường bên trong được tác giả lập từ những phân tích, tổng hợp nêu trên, kết hợp tham khảo ý kiến của các Trưởng phòng ban, bộ phận Bitexcoland. Bảng 2-14: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của BitexcoLand. STT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI TỔNG ĐIỂM 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Cơ cấu bộ máy tổ chức Nguồn nhân lực trình độ cao Chất lượng sản phẩm cao cấp Khả năng tài chính của công ty Uy tín sản phẩm của công ty Hoạt động Marketing yếu kém Tinh thần làm việc của nhân viên Ứng dụng công nghệ hiện đại Quan hệ tốt với các đối tác Năng lực quản lý, tầm nhìn chiến lược 0,05 0,10 0,10 0,15 0,20 0,10 0,05 0,10 0,05 0,10 2 3 4 2 3 1 3 4 3 3 0,10 0,30 0,40 0,30 0,60 0,10 0,15 0,40 0,15 0,30 Tổng cộng 1,00 2,80 Nhận xét: Với tổng số điểm là 2,80 được đánh giá ở mức trung bình. Qua phân tích môi trường bên trong như trên ta thấy thế mạnh của BitexcoLand ở thang điểm 4 là ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo ra được những sản phẩm bất động sản chất lượng cao cấp, Ban Giám đốc có năng lực 62 quản lý và tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên BitexcoLand vẫn còn một số điểm yếu cần phải có giải pháp, cần hỗ trợ như hoạt động Marketing, khả năng huy động tài chính. Đồng thời cũng cố lại bộ máy tổ chức cũng như là quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực về lâu dài cho công ty. Việc xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) dựa trên cơ sở phân tích đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng bên trong các bộ phận chức năng của BitexcoLand, nhằm giúp các nhà quản trị chiến lược có thể xác định được năng lực của công ty. Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của BitexcoLand như sau: Điểm mạnh: • Trang thiết bị làm việc hiện đại, cao cấp, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý. • Nguồn nhân lực công ty có trình độ cao, kinh nghiệm. • Tài chính lành mạnh, hàng năm đều có kiểm toán quốc tế. • Khả năng sinh lãi cao, năng lực tài chính tốt, rủi ro tài chính thấp. • Khả năng huy động được nguồn vốn lớn để triển khai thực hiện dự án. • Quan hệ với các cơ quan ban ngành nhà nước, đối tác rất tốt. • Ban Giám đốc công ty có năng lực quản lý, có tầm nhìn chiến lược. • Sản phẩm bất động sản của BitexcoLand đạt chất lượng cao cấp thật sự, được khách hàng đánh giá cao, là kiểu mẫu cho các công ty khác. Điểm yếu: • Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế phát sinh. Chưa có bộ phận Marketing để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng. • Không có chính sách đào tạo, phát triển trình độ nguồn nhân lực, thay thế các chuyên gia nước ngoài. • Khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn, kênh khác nhau để triển khai thực hiện dự án. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Do đó việc phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết để các nhà quản trị xây dựng chiến lược một cách chính xác và phù hợp. Trước khi xây dựng chiến lược cho BitexcoLand, tác giả tiến hành phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty nhằm nhận diện các cơ hội cũng như các rủi ro tác động đến chiến lược kinh doanh hiện tại của BitexcoLand. Và phân tích môi trường bên trong như tình hình hoạt động kinh doanh, cơ cấu bộ máy tổ chức, tài chính,... nhằm xác định tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của BitexcoLand, từ đó làm cơ sở cho quá trình xây dựng chiến lược. 63 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA BITEXCOLAND 3.1. Định hướng phát triển:  Tạo giá trị thương hiệu một công ty Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.  Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực toàn diện, chuyên nghiệp và chính sách đãi ngộ công bằng.  Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, hợp tác để phát triển.  Tham gia tích cực và thành công vào quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, các sản phẩm thân thiện, bảo vệ môi trường, hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ, hài hòa với cộng đồng, góp phần cải tạo chỉnh trang bộ mặt đô thị và tạo các điểm nhấn kiến trúc đặc sắc. 3.2. Mục tiêu của BitexcoLand:  Là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh.  Tạo một lối sống mới cho người Việt trên đất Việt.  Xây dựng và duy trì sản phẩm của BitexcoLand là sản phẩm cao cấp, ổn định chất lượng.  Tăng cường xây dựng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý nhằm từng bước thay thế đội ngũ quản lý và chuyên viên nước ngoài.  Xây dựng và thực hiện các chính sách kinh doanh theo xu hướng toàn cầu hóa. 3.3. Dự báo nhu cầu bất động sản: Căn cứ vào nguồn cung và cầu của từng lĩnh vực bất động sản, sau năm 2009, có thể nhận định rõ ràng rằng nguồn cung không thể theo kịp mức cầu. Lĩnh vực chung cư sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng, cho dù sự tác động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có ảnh hưởng tới các nhà đầu tư Việt Nam về ý tưởng thiết kế, trang trí và phối cảnh. Thị trường sẽ phân đoạn hẹp hơn và thị trường cao cấp sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những người trung lưu ngày càng gia tăng sẽ là đối tượng khách hàng chính trong lĩnh vực nhà ở, còn ngân hàng sẽ phải cung cấp các khoản cho vay phù hợp với hình thức thế chấp để cung ứng vốn cho thị trường này. Như thế sẽ mang đến sự ổn định và định hướng cho thị trường chung cư. 64 Thị trường văn phòng cho thuê tập trung chủ yếu trong khu vực quận trung tâm thành phố, chúng ta đã thấy các khu vực phi tập trung cạnh sân bay, quận 3 và gần đây nhất là tại quận 7, việc này sẽ tiếp tục được thực hiện, do các công ty sẽ tìm kiếm các nhà cho thuê rẻ và hợp lý hóa nhu cầu của họ trong khu vực quận trung tâm thành phố đặc biệt nếu các vị trí kinh doanh phi tập trung này cung cấp các dịch vụ, môi trường làm việc và môi trường sống hiện đại và tiến bộ. Nhà cho thuê sẽ vẫn tăng giá cho tới khi nguồn cung vượt cầu. Giữa tình hình hiện tại và nguồn cung mới về văn phòng hạng A, chúng ta sẽ thấy các công ty quyết định thuê ngắn hạn và lựa chọn hạng C để đáp ứng nhu cầu mở rộng của mình. Tuy nhiên, sau khi đã có nguồn cung, chúng ta sẽ thấy tác động bất thường của các công ty hiện đang thuê văn phòng hạng A sẽ thuê văn phòng hạng A mới, các công ty thuê văn phòng hạng B sẽ thuê các văn phòng hạng A cũ hơn và các công ty đang thuê văn phòng hạng C sẽ thuê văn phòng hạng B. Những công ty chậm chân sẽ chỉ thuê được văn phòng hạng C có chất lượng kém. Đó là những văn phòng sẽ sớm chấm dứt hoạt động và phải thay đổi mục đích sử dụng hoặc phải phá hủy. Lĩnh vực khách sạn sẽ tiếp tục thiếu so với nguồn cung do nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch và doanh nhân đi công tác kết hợp du lịch trong nước. Phần lớn các khách sạn hạng 3, 4 và 5 sao đều tập trung tại Quận 1 hoặc trong khu liền kề. Giá cho thuê và công suất phòng cho thuê sẽ tiếp tục tăng. Các khách sạn hạng 5 và 4 sao là phù hợp nhất với các tòa nhà đa năng do chúng có thể cung cấp một môi trường thương mại trực tiếp, các tòa nhà mới này còn là các điểm nhấn cho thành phố. Bán lẻ sẽ vẫn phát triển chậm tại thành phố Hồ Chí Minh, đơn giản là vì không có đủ dung lượng phát triển cho thị trường này, trọng tâm sẽ là sự phát triển khu dân cư và gần đây là văn phòng cho thuê. Số lượng các thương hiệu bán lẻ quốc tế đã có mặt tại Việt Nam và những công ty khác dự tính gia nhập thị trường, song song với sự phức tạp của các nhà bán lẻ trong nước tạo nên sự thiếu hụt về nguồn cung. Với dân số dao động khoảng 6 – 7 triệu người thì đây là thiên đường bán lẻ khi xem xét dưới góc độ nhân khẩu học và tuổi trung bình của dân số. Phân đoạn thị trường này là người mua, người bán và người tiêu dùng. Họ có hy vọng, mục tiêu và tham vọng, họ rất năng động và có liên quan đến “nhóm trung lưu” đang gia tăng. Họ đang ngày càng thường xuyên “gắn bó với thế giới” thông qua Internet, các kênh TV vệ tinh, giáo dục, công nghệ điện thoại di động và đi du lịch nước ngoài. Bốn khu vực phát triển lớn nhất, hiện đang được xây dựng hoặc lên kế hoạch, sẽ cung cấp cho thành phố tập quán mới về bán lẻ mà nhiều khả năng không thể hoàn thành như dự kiến, do đó thị trường sẽ vẫn còn chật hẹp với nhu cầu tiếp tục tăng cao và giá cả cũng tăng. 65 Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi thành phố phải giãn rộng mật độ dân số cao như hiện nay, cách xa trung tâm đông đúc và chật chội. Các khu đô thị mới mang đến cho thành phố cơ hội thể hiện mình và tạo ra môi trường sống tốt hơn cho các cư dân, tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3.3.1. Nhu cầu nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh 2010 – 2025: Bảng 3-1: Dự báo nhu cầu Nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010 – 2025. Năm 2010 2015 2020 2025 Tổng cộng Dân số mới 242.419 231.050 204.196 183.871 861.536 Kích thướt gia đình Trung bình 3 3 3 3 Nhu cầu Số đơn vị Nhà ở mới 80.806 77.017 68.065 61.290 287.178 Nguồn: Dự báo của EDAW Economics** (**) EDAW là công ty tư vấn hàng đầu thế giới về quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị, tư vấn lập kế hoạch phát triển trực thuộc tập đoàn AECOM, có trụ sở chính tại San Francisco, Mỹ. EDAW được thành lập năm 1943, hiện nay EDAW có hơn 1.600 nhân viên đang làm việc tại 34 chi nhánh trên khắp thế giới. 3.3.2. Nhu cầu thuê văn phòng Bảng 3-2: Dự báo Khối ngành Dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh, 2010 – 2025. 2010 2015 2020 2025 GDP từ sản lượng của Khối ngành dịch vụ (tỷ đồng) 153.284 225.225 274.020 333.388 GDP từ Thu nhập Người lao động của Khối ngành dịch vụ (tỷ đồng) 104,9 137,8 158,2 181,6 Số Người lao động trong Khối ngành dịch vụ (ngàn người) 1.461 1.635 1.732 1.836 Tỷ lệ việc làm trong văn phòng 42,5% 46,9% 51,8% 57,2% Nguồn: Dự báo của EDAW Economics Dự báo được căn cứ vào những kết quả phân tích và các giả định chính sau đây: - Các ngành dịch vụ giá trị gia tăng: Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của khối ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 16,5% từ 2000‐2005. Với đà tăng trưởng kinh tế cao và đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn, khối ngành này được dự kiến là sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới với mức 12%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế của khối ngành dịch vụ sẽ chỉ ở mức trung bình cho giai đoạn 2011- 2015 (8%) và thấp hơn cho giai đoạn 2016 - 2025 (4%) khi nền kinh tế sẽ chững lại ở một số ngành nhất định và khi điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng hạn chế sức tăng; 66 - Việc làm trong khối ngành dịch vụ: Sức tăng trưởng lớn trong khối ngành dịch vụ sẽ kéo theo nhiều cơ hội việc làm trong khối này. Vào năm 2025, sẽ có 1,8 triệu việc làm trong khối ngành dịch vụ; - Tỷ lệ việc làm trong văn phòng: Sự tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ làm tăng nhanh số lượng người lao động làm việc trong văn phòng, từ mức 38,5% năm 2005 lên 57,2% năm 2025. Mức tăng này gắn liền với sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối ngành dịch vụ, là khối ngành có nhu cầu văn phòng lớn như các ngành dịch vụ tài chính và luật pháp, thương mại và quản trị kinh doanh. Với hiệu suất cho thuê gần 100% văn phòng các hạng A, B và C hiệu hữu là không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Trong tương lai gần số lượng văn phòng mới đưa vào hoạt động cũng không nhiều. Căn cứ vào các dự báo cho khối ngành dịch vụ, EDAW Economics dự báo nhu cầu văn phòng cho ba nhóm văn phòng là hạng A, hạng B/C và hạng Phi tiêu chuẩn. Văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn là hạng đặc thù của những nước đang phát triển và được coi là văn phòng thấp hơn hạng B/C về mặt chất lượng và thường không được các cơ quan thống kê kể đến. Nó rất có ý nghĩa ở những thành phố đang phát triển, đó là những cửa hiệu mặt tiền đường phố và những văn phòng không đủ quy cách. Dự báo nhu cầu văn phòng được căn cứ vào những phân tích và giả định chính sau đây: - Tỷ lệ các doanh nghiệp ngành dịch vụ sử dụng văn phòng hạng A: Kết quả nghiên cứu thị trường hiện tại cho thấy chỉ có 1,02% số doanh nghiệp ngành dịch vụ sử dụng văn phòng hạng A và 3% sử dụng văn phòng hạng B/C. Bộ phận chiếm đa số ở thành phố Hồ Chí Minh là văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn, dưới hạng B/C (96%); - Khi sự tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI tăng mạnh, thì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng văn phòng hạng A, B, C cũng sẽ tăng lên đáng kể. Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy rất nhiều công ty đa quốc gia đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh; - Ngoài ra, các công ty trong nước cũng đang trong quá trình chuyển biến lớn và tăng nhu cầu tìm kiếm văn phòng có chất lượng tốt hơn. Dự báo năm 2025 cho thấy khối ngành dịch vụ sẽ sử dụng 36% văn phòng hạng A, 45% hạng B và 19% sử dụng hạng Phi tiêu chuẩn. 67 Bảng 3-3: Dự báo nhu cầu văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010-2025 2010 2015 2020 2025 Nhu cầu văn phòng hạng A Số người lao động trong Khối ngành dịch vụ 1.461.000 1.635.000 1.732.000 1.836.000 Tỷ lệ người lao động làm việc trong văn phòng (%) 42,50 46,90 51,80 57,20 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Văn phòng hạng A (%) 4 14 23 36 Tổng số Người lao động trong Văn phòng hạng A 24.837 107.354 206.350 378.069 Diện tích Văn phòng bình quân cho 1 người lao động () 18 18 18 18 Nhu cầu văn phòng hạng A (m2) 447.066 1.932.374 3.714.309 6.805.244 Tổng nhu cầu diện tích thuần văn phòng hạng A với hiệu suất thuê 99% (m2) 451.582 1.951.893 3.751.827 6.873.984 Tổng diện tích gộp văn phòng hạng A với tỷ lệ dùng chung 22% (m2) 550.930 2.381.309 4.577.229 8.386.260 Nhu cầu Văn phòng hạng B và C Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Văn phòng hạng B&C (%) 8 21 30 45 Tổng số Người lao động trong Văn phòng hạng B&C 49.674 161.031 269.153 472.586 Diện tích Văn phòng bình quân cho 1 người lao động (m2) 15 15 15 15 Nhu cầu văn phòng hạng B&C (m2) 745.110 2.415.467 4.037.292 7.088.796 Tổng nhu cầu diện tích thuần văn phòng hạng B&C với hiệu suất thuê 98% (m2) 760.316 2.464.763 4.119.686 7.233.465 Tổng diện tích gộp văn phòng hạng B&C với tỷ lệ dùng chung 25% (m2) 950.395 3.080.953 5.149.607 9.041.832 Nhu cầu Văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn (%) 88 65 47 19 Tổng số Người lao động trong Văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn 546.414 498.430 421.673 199.536 Diện tích Văn phòng bình quân cho 1 người lao động (m2) 15 15 15 15 Nhu cầu văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn (m2) 8.196.210 7.476.446 6.325.091 2.993.047 Tổng nhu cầu diện tích thuần văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn với hiệu suất thuê 98% (m2) 8.363.480 7.629.027 6.454.174 3.054.130 Tổng diện tích gộp văn phòng hạng Phi tiêu chuẩn với tỷ lệ dùng chung 10% (m2) 9.199.828 8.391.929 7.099.592 3.359.543 68 Tổng diện tích thuần Văn phòng (m2) 9.575.378 12.045.682 14.325.687 17.161.579 Tổng diện tích gộp Văn phòng (m2) 10.701.153 13.854.192 16.826.428 20.787.635 Nguồn: Dự báo của EDAW Economics. Dự báo cho thấy nhu cầu văn phòng hạng A tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 sẽ lên đến 6,8 triệu m2 diện tích thuần. Diện tích thuần của hạng B&C và hạng Phi tiêu chuẩn tương ứng là 7,2 triệu m2 và 3 triệu m2. So sánh với tiêu chuẩn thế giới về tổng diện tích văn phòng, dự báo nhu cầu văn phòng trên gắn liền với triển vọng phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm thương mại và dịch vụ của khu vực. 3.3.3. Nhu cầu mặt bằng bán lẻ Như đã trình bày tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bán lẻ trong 20 năm tới vẫn còn rất lớn. Lượng khách du lịch tăng, dân số tăng, chất lượng sống tăng và nhiều nhà bán lẻ quốc tế tham gia thị trường là những yếu tố chính đảm bảo cho sự tăng trưởng này. EDAW dự báo ngành dịch vụ bán lẻ bao gồm mua sắm, ăn uống và giải trí sẽ tăng đến 369 nghìn tỷ đồng năm 2025 so với 44 nghìn tỷ đồng năm 2005 và cần dùng một diện tích mặt bằng bán lẻ lên đến 1,7 triệu m2 năm 2025. Bảng dưới đây trình bày dự báo chi tiêu của khách du lịch và dân cư chi cho mua sắm và ăn uống từ 2005‐2025. Những chi tiêu này bao gồm ăn uống, hàng hóa, quần áo, đồ gia dụng và các chi tiêu tạp hóa khác. Theo sự phát triển bùng nổ của ngành du lịch và sức tăng trưởng kinh tế cao, tổng mức chi tiêu cho mua sắm và ăn uống dự báo tăng mạnh ở mức 11%/năm trong thời kỳ 2005‐2025. Theo kết quả phân tích thị trường tiềm năng, lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt 6,9 triệu và khách du lịch trong nước đạt 10,8 triệu lượt người vào năm 2025. EDAW dự báo an toàn mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế sẽ tăng với tỷ lệ 1,6% và mức chi tiêu của khách du lịch trong nước, do sự bùng nổ về kinh tế, sẽ tăng nhanh hơn là 4%/năm. Tổng chi tiêu mua sắm và ăn uống của toàn bộ khách du lịch dự báo là 40,7 nghìn tỷ đồng năm 2025. Với thị trường nội vùng, mức chi tiêu của cư dân bản địa cho mua sắm và ăn uống dự báo sẽ tăng mạnh trong thời kỳ này, từ 35,5 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 298 nghìn tỷ đồng năm 2025. Với thị trường dịch vụ giải trí và nghỉ ngơi, mức tăng trưởng dự báo cũng rất an toàn. Theo số liệu khảo sát chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam, mức chi tiêu cho giải trí và nghỉ ngơi chiếm tỷ lệ 6,7% và 3,3% tương ứng cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. Năm 2005, khách du lịch chi 923 tỷ đồng cho nghỉ ngơi và giải trí và con số này sẽ tăng đến 7,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2025. Với thị trường dân cư bản địa, doanh số từ dịch vụ giải trí và nghỉ ngơi khoảng 1,5 tỷ đồng năm 2005. Do tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế ngày càng tăng, dự báo cư dân sẽ chi tiêu nhiều hơn cho 69 giải trí và nghỉ ngơi từ mức bình quân đầu người 282.000 đồng năm 2005 lên 2,3 triệu đồng năm 2025. Tổng doanh số dự báo của ngành dịch vụ giải trí và nghỉ ngơi đạt 29,9 nghìn tỷ đồng năm 2025 so với 2,4 nghìn tỷ đồng năm 2005. Bảng 3-4: Dự báo nhu cầu mặt bằng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh, 2010-2025 2010 2015 2020 2025 Tổng chi tiêu mua sắm, ăn uống và giải trí (tỷ đồng) 81.381.849 140.146.718 229.885.485 369.117.751 Tỷ lệ % chi cho mua sắm 30,6 40,9 45,2 49,9 Tổng doanh thu từ trung tâm mua sắm (tỷ đồng) 24.902.846 57.320.008 103.908.239 184.189.758 Phí thuê cho mỗi m2 (triệu đồng) 12,9 17,2 21 25,5 Tỷ lệ % phí thuê trên doanh thu 16 17 18 18 Doanh thu yêu cầu cho mỗi m2 mặt bằng (triệu đồng) 81 101 117 142 Nhu cầu diện tích mặt bằng bán lẻ (m2) 309.251 565.842 891.829 1.299.479 Diện tích thuần mặt bằng với hiệu suất cho thuê 95% (m2) 325.527 595.623 938.767 1.367.873 Diện tích gộp mặt bằng với tỷ lệ diện tích sử dụng chung 25%(m2) 406.909 744.529 1.173.459 1.709.841 Nguồn: Dự báo của EDAW Economics. 3.3.4. Nhu cầu về khách sạn: Nhu cầu về khách sạn được dự báo căn cứ vào số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến thành phố Hồ Chí Minh và được trình bày trong các bảng sau. Các phân tích và giả thuyết chính của dự báo này là: - Thời gian lưu trú trung bình của khách tại thành phố Hồ Chí Minh giảm trong kỳ 2006‐2025 do sự gia tăng số lượng khách ngắn ngày đến để thăm các khu vực khác ở Nam Bộ; - Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam dự báo đạt 7 triệu lượt người vào năm 2025. Số liệu này an toàn hơn so với dự báo của chính phủ nhưng vẫn thể hiện được sức tăng trưởng hằng năm cao từ thực tế lượng khách hiện nay chỉ là 1,75 triệu lượt. - Thu nhập của người dân tăng, nên số lượng khách du lịch trong nước đến thành phố Hồ Chí Minh dự báo cũng sẽ tăng mạnh. 70 2010 2015 2020 2025 Số lượt khách quốc tế 3.195.829 4.695.721 5.713.063 6.950.815 Thời gian trung bình ở lại TP. Hồ Chí Minh 3,2 2,9 2,6 2,3 Tổng số ngày của khách du lịch quốc tế 10.110.717 13.428.612 14.768.222 16.241.468 Tỷ lệ khách ở khách sạn tiêu chuẩn 48 50 52 55 Tỷ lệ khách ở khác sạn phi tiêu chuẩn 40 38 36 33 Tỷ lệ khách ở Nhà ở tư nhân 12 12 12 12 Số lượt khác trong nước 5.500.000 7.360.241 8.954.858 10.894.954 Thời gian trung bình ở lại TP. Hồ Chí Minh 2,4 2,3 2,2 2 Tổng số ngày của khách du lịch trong nước 13.076.113 16.641.174 19.254.251 22.277.647 Tỷ lệ khách ở khách sạn tiêu chuẩn 13 % 18 % 23 % 28 % Tỷ lệ khách ở khác sạn phi tiêu chuẩn 49 % 46 % 43 % 39 % Tỷ lệ khách ở Nhà ở tư nhân 38 % 36 % 34 % 33 % Nguồn: Dự báo của EDAW Economics. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu khách sạn là 31.250 phòng năm 2025, chủ yếu là do sự tăng trưởng lượng khách đến, với giả thuyết tỷ lệ thuê phòng là 70% và 1,9 người/phòng. Nhu cầu số phòng khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng theo số lượng du khách đến các địa điểm du lịch khác trong vùng. Như minh họa trong các bảng sau đây, thành phố hồ Chí Minh sẽ tăng trưởng trở thành một trung tâm thương mại, du lịch, kinh doanh và giải trí của khu vực. Bảng 3-5: Dự báo nhu cầu khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh, 2010-2025 2010 2015 2020 2025 Số khách ở lại các hạng khách sạn 16.999.443 22.438.361 25.626.375 29.281.722 Số người trong một phòng 1,9 1,9 1,9 1,9 Hiệu suất cho thuê phòng 66 69 70 70 Số lượng phòng các hạng cần sử dụng 37.140 46.892 52.789 60.319 Số khách ở tại khách sạn 3-5 sao 6.502.485 9.709.717 12.181.794 15.170.548 Số người trong một phòng 1,9 1,9 1,9 1,9 Hiệu suất cho thuê phòng 66 69 70 70 Số lượng phòng 3-5 sao cần sử dụng 14.207 20.291 25.094 31.250 Nguồn: Dự báo của EDAW Economics. 71 3.4. Xây dựng chiến lược Sau khi phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của BitexcoLand, chúng ta đã xác định được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Kết hợp với những định hướng phát triển, mục tiêu của BitexcoLand trong thời gian tới từ đó xây dựng Ma trận SWOT: SWOT O: Những cơ hội 1. Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị rất ổn định. 2. Nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà tăng trưởng cao. Thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng. 3. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nước, đây là một thị trường đầy tiềm năng về nhà ở, căn hộ và các cơ sở vật chất, dịch vụ, đặc biệt là dòng sản phẩm bất động sản cao cấp. 4. Môi trường văn hóa, lối sống có những biến đổi lớn dẫn đến nhu cầu nhà ở đặc biệt là căn hộ chung cư tăng lên. 5. Làn sóng đầu tư nước ngoài trực tiếp tăng mạnh. 6. Lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh tăng đều. 7. Công nghệ mới về thiết kế, thi công xây dựng, quản lý dự án. T: Những nguy cơ 1. Quá trình hội nhập quốc tế cũng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt đến từ các tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn trên thế giới. 2. Các chính sách, pháp lý chưa đồng bộ. 3. Tình hình lạm phát tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng có nhiều biến động, gây khó khăn trong việc huy động vốn 4. Hoạt động kinh doanh bất động sản có tính chất chu kỳ. 72 8. Một số chính sách về giao dịch, quyền sở hữu bất động sản được cải thiện. S: Những điểm mạnh 1. Trang thiết bị làm việc hiện đại, cao cấp, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý. 2. Nguồn nhân lực công ty có trình độ cao, kinh nghiệm. 3. Tài chính lành mạnh, hàng năm đều có kiểm toán quốc tế. 4. Khả năng sinh lãi cao, năng lực tài chính tốt, rủi ro tài chính thấp. 5. Khả năng huy động được nguồn vốn lớn để triển khai thực hiện dự án. 6. Quan hệ với các cơ quan ban ngành nhà nước, đối tác rất tốt. 7. Ban Giám đốc công ty có năng lực quản lý, có tầm nhìn chiến lược. 8. Sản phẩm bất động sản của BitexcoLand chất lượng cao cấp. Các chiến lược SO: S2,S5,S6,S7,S8 + O2,O3,O4,O6: Tạo ra những sản phẩm bất động sản cao cấp, sang trọng tập trung ở khu trung tâm, khu đất vàng. => Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. S2,S5,S6,S7 + O1,O4,O5,O7,O8: Mở rộng đầu tư, thực hiện các dự án tại các khu vực khác, các tỉnh lân cận => Chiến lược phát triển thị trường. Các chiến lược ST: S1,S2,S6,S7 + T1,T2,T4: Thành lập bộ phận chuyên về quản lý bất động sản=> Chiến lược hội nhập dọc về phía sau. S1,S2,S7,S8 + T1,T2,T3,T4: Giới thiệu những sản phẩm bất động sản mới, đáp ứng hơn nữa các nhu cầu của khách hàng => Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh. 73 W: Những điểm yếu 1. Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế phát sinh. 2. Không có chính sách đào tạo, phát triển trình độ nguồn nhân lực, thay thế các chuyên gia nước ngoài. 3. Khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn, kênh khác nhau để triển khai thực hiện dự án. Các chiến lược WO: W1,W2 + O2,O3,O7: Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cũng cố các bộ phận, đào tạo nguồn nhân lực=> Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. Các chiến lược WT: W1,W3 + T1,T3,T4: Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện dự án => Chiến lược liên doanh liên kết. Qua việc phân tích và kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT, nhóm các chiến lược cơ bản được xây dựng cho BitexcoLand đến năm 2020 là: 3.4.1. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Phát huy điểm mạnh cũng như tận dụng cơ hội thị trường bất động sản đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu về bất động sản cao cấp đang rất lớn. BitexcoLand xây dựng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tạo một hướng đi riêng cho các dòng sản phẩm bất động sản của mình. Thực hiện chiến lược này, BitexcoLand đã và sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực của mình xây dựng các sản phẩm bất động sản cao cấp, tiện nghi, sang trọng bậc nhất, vị trí nằm tại các khu vực trung tâm, các “khu đất vàng” của thành phố Hồ Chí Minh tạo ra một phong cách sống mới cho người Việt như khẩu hiệu của công ty. Căn hộ cao cấp, văn phòng hạng A, khách sạn 5 – 6 sao với các khu trung tâm thương mại cao cấp tập trung vào đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Kết hợp với các sản phẩm bất động sản cao cấp chính là việc quản lý, khai thác một cách chuyên nghiệp, được thực hiện bởi các tập đoàn quản lý bất động sản hàng đầu thế giới. 3.4.2. Chiến lược phát triển thị trường Trong thời gian tới, nếu như chỉ tập trung vào các khu vực trung tâm, khu đất vàng ở thành phố Hồ Chí Minh thì các dần dần cũng sẽ hết đất để làm các dự án. Cũng như để sử dụng các thế mạnh của mình BitexcoLand xây dựng chiến lược phát triển thị trường sang các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu,... Các tỉnh này đang trên đà phát triển rất nhanh, thu nhập của người dân, sức mua của người tiêu dùng tăng trưởng ổn định trong những năm vừa qua, họ có nhu cầu về các sản phẩm 74 bất động sản cao cấp, tiện nghi. Tuy mở rộng thị trường, nhưng BitexcoLand vẫn tập trung vào dòng sản phẩm bất động sản cao cấp vốn là thế mạnh gắn liền với thương hiệu BitexcoLand, các dự án tại các khu trung tâm của các tỉnh trên. Tuy nhiên khi thực hiện chiến lược này BitexcoLand cần nghiên cứu kỹ lưỡng thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của khách hàng tại các địa phương để đưa ra các sản phẩm cao cấp, tiện nghi phù hợp. 3.4.3. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh Chiến lược này nhằm mục đích tận dụng các cơ hội để hạn chế điểm yếu của BitexcoLand. Xây dựng hoàn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức, các phòng ban chức năng, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của BitexcoLand. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. 3.4.4. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau Hiện nay BitexcoLand phải thuê các công ty quản lý các sản phẩm bất động sản của mình với chi phí khá cao. Các công ty này chỉ cử 1-2 nhân sự của mình để làm quản lý, phần lớn nhân viên đều thuê mướn tại chỗ. Tận dụng thế mạnh của mình cũng như hạn chế rủi ro trong những lúc thị trường bất động sản đóng băng BitexcoLand thành lập công ty quản lý bất động sản để quản lý các sản phẩm bất động sản do BitexcoLand làm chủ đầu tư. Một mặt giảm áp lực từ nhà cung cấp, giảm chi phí hoạt động cho công ty, tăng lợi nhuận cũng như đảm bảo được việc sản phẩm bất động sản của mình được quản lý một cách hiệu quả. 3.4.5. Chiến luợc đa dạng hóa kinh doanh Thực hiện chiến lược này bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản của mình, BitexcoLand sẽ đưa ra nhiều loại sản phẩm bất động sản hơn nữa để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm căn hộ cao cấp trước đây chỉ bán trực tiếp cho khách hàng, nay sẽ thêm các căn hộ cao cấp cho thuê. Service office là dạng văn phòng đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, bàn ghế cho thuê với giá cao hơn. 3.4.6. Chiến lược liên doanh liên kết Hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện một số dự án bất động sản. Đặc biệt là các tập đoàn tài chính, kinh doanh bất động sản nổi tiếng trên thế giới nhằm tranh thủ được kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án, công nghệ cũng như nguồn lực tài chính mạnh của các tập đoàn này. 75 3.5. Giải pháp thực hiện 3.5.1. Giải pháp về cơ cấu bộ máy tổ chức Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của BitexcoLand thông qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong công ty. Nâng cao hiệu quả quản lý hơn nữa trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên phát huy được hết khả năng của mình. Vì đặc thù của ngành kinh doanh bất động sản là thực hiện các thủ tục, công việc với thời gian dài và qua nhiều công đoạn khác nhau. Do đó công ty cần xây dựng các phong trào thi đua, sáng tạo, cải tiến rút ngắn thời gian thực hiện các công việc nhưng vẫn đảm bảo được trình tự thủ tục, chất lượng. Tăng cường tích chủ động cũng như sự liên kết hỗ trợ công việc giữa các bộ phận, phòng ban. Xây dựng bộ phận nhân sự trực thuộc Phòng Hành chính Nhân sự chuyên phụ trách về công tác tuyển dụng, xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu phát triển của Bitexcoland . Thành lập Phòng Marketing chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban Giám đốc công ty thực hiện các công việc, chức năng Marketing và chuyển Phòng Kinh doanh về đúng chức năng kinh doanh của mình. Với cơ cấu một Trưởng phòng, một Phó phòng và số lượng nhân viên tùy theo mức độ phát triển mà bố trí cho phù hợp. Đây là một giải pháp rất thiết thực và cần tiến hành ngay. Thành lập công ty quản lý bất động sản hoạt động độc lập với BitexcoLand. Trong giai đoạn trước mắt công ty quản lý bất động sản này sẽ quản lý các bất động sản do BitexcoLand làm chủ đầu tư. Với lợi thế về nguồn nhân lực cũng như đã có sẵn đầu ra, việc thành lập công ty quản lý bất động sản là rất cần thiết cho sự phát triển của BitexcoLand, giúp công ty giảm được chi phí, tăng lợi nhuận, cũng như mở ra một hướng kinh doanh mới mà trước đây lĩnh vực quản lý bất động sản này bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh hoàn toàn. Về lâu dài khi công ty này đã phát triển thì sẽ mở rộng thị trường hoạt động ra thực hiện các dự án khác. 3.5.2. Giải pháp về Marketing Bộ phận Marketing cần phối hợp với bộ phận Phát triển dự án nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm bất động sản phù hợp. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường bất động sản được thực hiện bởi vài công ty nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này như CB Richard Ellis (CBRE), Chesterton Petty, CliftonConey, ... BitexcoLand có thể hợp tác, mua lại các kết quả nghiên cứu này để phục vụ cho yêu cầu của mình. Trong thời gian vừa qua, vấn đề nghiên cứu thị trường hầu như là không có do Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh, nhu cầu bất động sản tăng nhanh chóng mà nguồn cung chưa đáp ứng được. Vì vậy các sản phẩm bất động sản làm ra đến đâu bán hết đến đó, khách hàng không có lựa chọn nào khác, mặc dù có một số vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của họ. Nhưng trong thời 76 gian tới, sau năm 2010 khi thị trường bất động sản đã tương đối ổn định thì việc nghiên cứu thị trường, khách hàng là rất quan trọng. Có được những nghiên cứu tốt về nhu cầu của khách hàng tạo nên thuận lợi rất lớn cho bộ phận khác như thiết kế, quản lý đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tránh tình trạng sau khi thiết kế, xây dựng rồi phải điều chỉnh, bổ sung, mà công tác này tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Mặt khác việc đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng sẽ tạo nên giá trị sản phẩm, giá trị thương hiệu BitexcoLand giúp công ty gia tăng lợi nhuận của mình. BitexcoLand vẫn tập trung vào dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, tạo sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. Cũng như là sự khác biệt đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác. Công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đối với khách hàng sử dụng các sản phẩm bất động sản của BitexcoLand cần được chú trọng. Lập phiếu theo dõi, thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, định kỳ hàng quý, hàng tháng tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp. Kịp thời giải quyết những khiếu nại, những thắc mắc của khách hàng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Làm tốt công tác này chính là việc nâng cao giá trị của BitexcoLand. 3.5.3. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngày nay giá trị thương hiệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. BitexcoLand mới được thành lập và đi vào hoạt động gần 8 năm, đây là khoảng thời gian quá ít ỏi để hình thành và xây dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng. Tuy thời gian hoạt động ít, nhưng ngay từ đầu BitexcoLand đã khẳng định giá trị thương hiệu “Đỉnh cao của sự nhận thức” của mình. Ban Giám đốc công ty đã có tầm nhìn về việc xây dựng và quản bá thương hiệu của mình như thành lập website www.bitexcoland.com.vn , thực hiện các chương trình PR quảng bá hình ảnh công ty, tài trợ cho các sự kiện như: tặng nhà tình nghĩa, tình thương, các chương trình ca nhạc vận động ủng hộ nguời nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì như vậy chưa đủ, ngày càng có nhiều công ty tập đoàn bất động sản trong nước và ngoài nước được thành lập. Với lợi thế là công ty Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trong thời gian tới BitexcoLand cần phát triển thương hiệu của mình hơn nữa: - Xây dựng hình ảnh BitexcoLand trên thị trường bất động sản bằng cách đảm bảo chất lượng cao cấp tuyệt đối cho các sản phẩm bất động sản do công ty thực hiện. Đảm bảo được tiến độ xây dựng, bàn giao sản phẩm đúng hạn cho khách hàng, thanh toán đúng hạn và đầy đủ cho các nhà cung cấp. - Thường xuyên cải tiến giao diện và cập nhật mới thông tin về hoạt động của công ty trên website. Công việc này sẽ do bộ phận 77 Marketing đảm nhận, các thông tin và bài viết cần cập nhật nội dung các dự án, các sự kiện do công ty thực hiện, thể hiện được sự phát triển ngày càng lớn mạnh. Cũng như niềm tin và ý chí của BitexcoLand hướng về cộng đồng tạo một “lối sống mới cho người Việt”. - Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan báo đài nhằm giải quyết kịp thời các phản ánh, nhận thức, xuyên tạc không đúng về công ty. 3.5.4. Giải pháp nguồn nhân lực Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đặc biệt với vai trò chủ đầu tư thì nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành giá trị công ty. Do đó bên cạnh các nhóm giải pháp nêu trên thì BitexcoLand cần có kế hoạch xây dựng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững của mình. Trước hết là công tác tuyển dụng, công tác này hiện được BitexcoLand thực hiện khá tốt. Công ty đã xây dựng hệ thống các bản mô tả công việc cho các vị trí cụ thể trong các bộ phận, phòng ban. Việc tuyển dụng được thực hiện khá bài bản, chuyên nghiệp. Thông tin tuyển dụng được đăng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, và có ưu tiên cho các ứng viên do cán bộ công nhân viên trong công ty giới thiệu, đề cử. Các ứng viên trải qua các vòng phỏng vấn và được tuyển dụng minh bạch rõ ràng. Các chuyên gia nước ngoài được tuyển dụng thông qua các công ty quốc tế chuyên cung cấp nhân sự cao cấp, đảm bảo được chất lượng. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với các nhà quản lý cần có các chương trình đào tạo bổ sung các kỹ năng về quản lý, đặc biệt là kỹ năng quản lý nhân sự. Đối với cán bộ công nhân viên cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tìm hiểu các công nghệ mới về xây dựng, thi công, thiết kế, quản lý dự án, cũng như tham dự các hội thảo chuyên ngành. Phải xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho mọi các bộ công nhân viên đều có thể tham gia. Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đã khó thì công tác đào tạo, phát triển cũng như tạo sự gắn bó lâu dài, sự đóng góp hết mình của cán bộ công nhân viên cho công ty lại càng khó hơn. Ngoài chế độ lương, trợ cấp phù hợp với năng lực, khả năng của cán bộ công nhân viên thì việc xây dựng các chế độ ưu đãi, thưởng, khuyến khích động viên là rất quan trọng. Các chính sách cần đảm bảo công bằng, khen thưởng, khiển trách, kỷ luật đúng người đúng việc. Bên cạnh đó cần quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên giúp họ thoải mái, tự tin thực hiện công việc của mình như hàng năm tổ chức các chương trình du lịch dã ngoại, ngày hội gia đình. Bên cạnh đó BitexcoLand cần xây dựng mục tiêu thay thế quản lý và chuyên viên nước ngoài bằng nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ, khả năng. 78 Tuy nhiên không phải thay thế toàn bộ mà cần duy trì một tỷ lệ để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tiếp cận với phong cách, kinh nghiệm quản lý, làm việc chuyên nghiệp, bài bản của nước ngoài. Cũng như duy trì sự cạnh tranh để cùng phát triển giữa nguồn nhân lực trong và ngoài nước. 3.5.5. Giải pháp về tài chính Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn định kỳ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả các dòng vốn. Thực hiện chính sách kiểm soát và quản lý chi phí hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh. Linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án. Các dự án bất động sản do BitexcoLand thực hiện đều là các dự án nhóm A do đó tổng mức đầu tư rất lớn. Nếu như trước đây BitexcoLand chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án thì trong thời gian tới cần nghiên cứu áp dụng thêm các kênh huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu bất động sản của dự án. Mặt khác liên doanh, hợp tác với các tập đoàn tài chính quốc tế để cùng đầu tư thực hiện các dự án lớn. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ứng trước của khách hàng. Triển khai thực hiện dự án nhanh chóng, đúng tiến độ tránh tình dự án kéo dài phát sinh chi phí rất lớn, mặc khác khi dự án đã hoàn tất đưa vào khai thác thì đem lại nguồn thu đáng kể. 3.6. Kiến nghị  Đối với Nhà nước: Cập nhật và xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy chữa cháy các công trình có quy mô lớn mà chưa từng có ở Việt Nam như các công trình cao tầng, hầm đậu xe, tầng hầm,... Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm phát luật về quản lý đầu tư xây dựng. Tránh tình trạng văn bản luật chồng chéo, không rõ ràng gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như hiện nay. Hiện nay để thực hiện một dự án bất động sản phải trải qua 33 thủ tục và thường mất khoảng 3 năm để hoàn tất các thủ tục giấy tờ ngày. Vừa qua Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên Môi trường đã đề ra một số giải pháp nhằm giảm số thủ tục này xuống còn 8. Tuy nhiên thực tế triển khai còn có nhiều khác biệt so với mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước. Kiến nghị các Bộ ngành cần mạnh dạn hơn nữa, cũng như có các giải pháp rút ngắn số thủ tục, thời gian giải quyết các hồ sơ để các dự án bất động sản đuợc triển khai nhanh, giảm chi phí thực hiện cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 79 KẾT LUẬN Chiến lược kinh doanh xác định định hướng phát triển, mục tiêu cơ bản trong dài hạn của một doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành cũng như các tiến trình để thực hiện và phân bổ các nguồn tài nguyên giới hạn của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó. Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Sản Xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh (BitexcoLand), luận văn đã thực hiện phân tích, đánh giá một cách cụ thể môi trường kinh doanh, thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua. Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu, đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giai đoạn 2008-2020 được xác định là giai đoạn chuyển mình quan trọng cho sự phát triển bền vững của BitexcoLand. Qua phương pháp phân tích Ma trận SWOT, luận văn đã xây dựng một số chiến lược phát triển và các giải pháp để thực hiện các chiến lược đó. Cụ thể là: • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm; • Chiến lược phát triển thị trường; • Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh; • Chiến lược hội nhập học về phía sau; • Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh; • Chiến lược liên doanh liên kết. Do môi trường kinh doanh bất động sản luôn thay đổi và mang tính chu kỳ nên tất cả các chiến lược và giải pháp để thực hiện chiến lược cần được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của BitexcoLand tại thời điểm đó. Luận văn “Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản của BitexcoLand” đến năm 2020 là một thực tiễn khách quan và hết sức cần thiết, góp phần giúp Ban Giám đốc BitexcoLand có một cách nhìn tổng thể, bao quát, tư duy đúng đắn trong việc xây dựng và lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp. Cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện các chiến lược đó, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của BitexcoLand, xây dựng thương hiệu, đưa công ty phát triển ngày càng lớn mạnh, là công ty Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXay dung chien luoc kinh doanh bat dong san cua Bitexcoland..pdf
Tài liệu liên quan