1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm, gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng “Ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó có sự phát triển cao của nền kinh tế xã hội và ngược lại”. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM.
Đạo luật của Ngân hàng Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước” Qua các khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: NHTM là một loại hình doanh nghiệp vì nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy, cấu trúc tài chính giống như một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt bởi vì:
Lĩnh vực kinh doanh của NH là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành cũng như mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Chất liệu kinh doanh của NH là tiền tệ - một công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế và quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế nên được nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.
Nguồn vốn chủ yếu NH sử dụng là vốn từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn riêng trong tổng nguồn vốn kinh doanh rất thấp.
Hoạt động kinh doanh của NH chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của NH trung ương.
NHTM là một một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi biến nguồn vốn đó để cấp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vốn cho kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 12 tháng đến 24 tháng 1821,76 4601,81 4284,23
Kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 179,96 263,97 581,77
Tỷ lệ huy động từ ngắn hạn / tổng huy
động 79,85% 73,13% 79,80%
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB
2.1.3.5.2.2 Về cho vay (không bao gồm chiết khấu):
Tính đến tháng 09/2008, dư nợ tín dụng tại SCB khoảng 22.736 tỷ đồng,
tăng 6,97% so với thời điểm cuối năm trước. Trong đó:
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm
khoảng 80% tổng dư nợ qua các năm. SCB cần điều chỉnh cơ cấu cho vay
theo hướng tăng cho vay trung dài hạn để ổn định dư nợ, đảm bảo tính ổn
định của thu nhập từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là khi phần lớn nguồn thu
của SCB từ hoạt động tín dụng. Mặc dù hiện nay tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn của SCB đang bằng 0, nhưng để đẩy nhanh tăng trưởng
cho vay trung dài hạn thì SCB cũng phải kết hợp với mục tiêu gia tăng nguồn
44
vốn huy động trung dài hạn. Nợ quá hạn/tổng dư nợ của SCB < 1%, tỷ lệ này
tại SCB khá thấp cho thấy SCB có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng các
khoản cho vay cao.
Bảng 2.12 Dư nợ cho vay của SCB giai đoạn 2006 -2008
Căn cứ vào thời gian cho vay 2006 30/09/2007 30/09/2008
Cho vay ngắn hạn 6.557 13.182 19.691
Cho vay trung - dài hạn 1.650 2.508 3.045
Tổng dư nợ 8.207 15.690 22.736
Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ 79,90% 84,02% 86,61%
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tín dụng của SCB
Căn cứ vào đối tượng vay 2006 30/09/2007 30/09/2008
Dư nợ bán lẻ 791,30 1743,47 853,68
Dư nợ bán buôn 7415,70 13946,53 21882,32
Tổng dư nợ 8207,00 15690,00 22736,00
Tỷ lệ dư nợ bán lẻ / tổng dư nợ 9,64% 11,11% 3,75%
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tín dụng của SCB
Dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của SCB.
Trong năm 2007, tỷ lệ dư nợ bán lẻ / tổng dư nợ có tăng nhẹ (1,47%) nhưng
trong năm 2008 tỷ lệ này lại tiếp tục giảm do tình hình kinh tế có nhiều biến
động. SCB cần quan tâm đến vấn đề này bởi vì SCB đang muốn phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong khi lại không “mặn mà” lắm với mảng cho
vay cá nhân.
45
2.1.3.5.2.3 Về dịch vụ thẻ:
Năm 2006, dịch vụ thẻ tại SCB đã từng bước được mở rộng nhờ vào các
họat động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, các chính sách ưu đãi kết hợp với
việc tài trợ cho các cuộc thi. Số lượng thẻ phát hành trong năm 2006 là 5.235
thẻ, đạt 105,6% kế hoạch. Và trong 09 tháng đầu năm 2008, SCB đã phát
hành 7.483 thẻ cho khách hàng. Hiện tại, SCB đang triển khai dự án ATM
Switch, dự án này sẽ giúp việc phát hành thẻ thuận lợi hơn, cùng với việc
nghiên cứu - triển khai thêm nhiều tiện ích cho thẻ, tăng cường bán chéo sản
phẩm, trong thời gian tới, doanh số phát hành cũng như doanh số giao dịch
thẻ SCB Link chắc chắn sẽ tăng trưởng rất nhiều. Tuy nhiên, các tiện ích tăng
thêm của thẻ ATM SCB link hiện vẫn còn khá đơn điệu; mặt khác, do thói
quen sử dụng các loại thẻ thanh toán trong người dân chưa phát triển nên tính
hấp dẫn đối với khách hàng chưa cao.
Biểu đồ 2.5 Tình hình phát hành thẻ ATM của SCB qua các năm
5235
5532
7483
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2006 2007 2008
Năm
S
ố
lư
ợ
n
g
t
h
ẻ
A
T
M
2.1.3.6 Công nghệ:
SCB đã online toàn hàng từ năm 2004 dựa trên nền tảng hệ thống NH lõi
core banking Smartlink của FPT. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển hiện
nay, nhất là khi NH chú trọng dịch vụ NHBL thì core banking này có nhiều
hạn chế, bất cập. Do đó, SCB đã nghiên cứu, chọn thầu và đang bước đầu của
46
quá trình trang bị hệ thống core banking mới của Temenos (đã được áp dụng
tại 400 NH trên toàn cầu và ở VN thì đang có 2 NH là Techcombank và
Sacombank sử dụng trong đó Techcombank là sử dụng thành công nhất) với
giải pháp T24 – phần mềm cung cấp giải pháp quản lý NH trọn gói với nhiều
điểm ưu việt như “không có cuối ngày, hoạt động liên tục”, giúp phát triển
các SP – DV NH hiện đại, giàu tính công nghệ. Ngoài ra, SCB cũng đang tự
xây dựng hệ thống chấm điểm KH cá nhân để phân đoạn KH, rút ngắn thời
gian thẩm định hồ sơ vay KH cá nhân.
2.2 MÔ HÌNH MA TRẬN TOWS:
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về ma trận TOWS
Thực tế cho thấy nhiều công ty tầm cỡ trên thế giới như: Walt Disney,
Nike, Wal-Mark…đã sử dụng mô hình ma trận Swot để tìm ra ‘hướng đi’
riêng cho mình ở các thị trường khác nhau và giành được nhiều thành công
lớn. Thế nhưng, qua thực tiễn kinh doanh, người ta đã có cách tư duy logic
hơn thông qua mô hình ma trận TOWS. Nếu như mô hình ma trận SWOT -
kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài thì mô hình ma trận
TOWS - kết hợp phân tích và phán đoán bên ngoài và bên trong, đi từ yếu
tố bên ngoài trước rồi mới đến các yếu tố bên trong. Tuy nhiên, ma trận
SWOT hay ma trận nghịch đảo của nó – ma trận TOWS thì vấn đề quan
trọng ở đây chính là triết lý “biết mình, biết người” ‘trăm trận trăm thắng’
được vận dụng trong cả lĩnh vực quân sự và kinh doanh.
2.2.2 Vận dụng mô hình ma trận TOWS để xác định chiến lược hoạt
động NHBL của SCB
Xuất phát từ các phân tích môi trường bên ngoài và bên trong ở trên, ta
có thể lập ma trận TOWS về hoạt động NHBL tại SCB như sau:
47
Cơ hội (O)
1. Môi trường chính trị ổn
định, môi trường pháp lý tạo
điều kiện cho hoạt động
NHBL.
2. Môi trường kinh tế kích
cầu dịch vụ NHBL.
3. Môi trường xã hội thuận
lợi cho dịch vụ NHBL ở đô
thị.
4. Môi trường công nghệ
thúc đẩy sự phát triển dịch
vụ NHBL.
5. Phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ đang trên đà tăng
trưởng ở Việt Nam.
=> Đây là giai đoạn thích hợp
để SCB đưa các DV NHBL
ra thị trường, vừa thử nghiệm
hoàn chỉnh sản phẩm vừa
chiếm lĩnh thị phần trước khi
có sự xâm nhập của các NH
nước ngoài - vốn có thế mạnh
về công nghệ, thương hiệu,
kinh nghiệm phục vụ khách
hàng.
Thách thức (T)
1. Môi trường
pháp lý gia
tăng tính cạnh
tranh.
2. Môi trường
XH yêu cầu
sản phẩm và
dịch vụ
NHBL phải
tinh tế, đa
dạng và phức
tạp hơn.
3. Môi trường
công nghệ đòi
hỏi thách
thức đầu tư.
4. Ngành NH
nói chung và
NHBL nói
riêng đang
đứng trước sự
cạnh tranh
gay gắt, các
yếu tố cạnh
tranh đồng
48
nhất.
=> Phát triển
DVNHBL ở giai
đoạn hiện nay đòi
hỏi đầu tư cao về
vốn, công nghệ để
tạo ra các SP - DV
tốt nhất có
tính khác biệt cao.
=> Mức độ
cạnh tranh về
dịch vụ ngân
hàng bán lẻ
ngày càng cao.
Điểm mạnh (S)
1. Cơ cấu tổ chức
NHBL của SCB đang
được quan tâm xây dựng
2. Huy động vốn thị
trường 1, đặc biệt là huy
động tiền gửi tiết kiệm từ
dân cư của SCB khá
mạnh
3. Năng lực tài chính
khá tốt
4. Mức độ nhận biết
SO: Với các cơ hội trên thị
trường, SCB tận dụng các
điểm mạnh của mình như thế
nào?
ST: SCB có thể
tận dụng các thế
mạnh của mình
để phòng tránh
các đe dọa và
thách thức như
thế nào?
49
SCB của dân chúng đã
được nâng lên. SCB
được đánh giá là NH có
tính nhân văn và cộng
đồng cao
5. Đang nâng cấp công
nghệ và bắt đầu tập trung
nghiên cứu phát triển
chuyên sâu.
=> Điểm mạnh nhất của
SCB trong toàn thể hoạt
động NHBL là nằm ở mảng
hoạt động huy động vốn từ
dân cư. SCB được đánh giá
là NH có tính nhân văn và
cộng đồng cao. Các SP –
DV NHBL của SCB đang
dần hướng tới việc phục vụ
hộ gia đình.
Điểm yếu (W)
1. Các yếu tố cạnh
tranh khác biệt hóa chưa
rõ và đi sau đối thủ cạnh
tranh, đặc biệt là trong
mảng tín dụng cá nhân
và các dịch vụ tài chính
cá nhân ngoài tiền gửi.
WO: Làm thế nào SCB có
thể dùng các cơ hội để chiến
thắng các điểm yếu của
mình?
WT: Làm thế
nào SCB có
thể tối thiểu
hóa các điểm
yếu của mình
và phòng tránh
các đe doạ,
thách thức trên
50
2. Cơ cấu sử dụng vốn
tiềm ẩn rủi ro thanh
khoản.
3. Nhân sự vừa thiếu, vừa
yếu, chưa đủ kỹ năng
cũng như kinh nghiệm.
4. Công nghệ còn đang ở
thế yếu so với các NH
khảo sát khác.
5. Hoạt động thẻ phụ
thuộc và hoạt động
Marketing chưa tốt.
=> Các hoạt động NHBL
khác (ngoài tiền gửi) của
SCB đi sau nhiều so với các
đối thủ cạnh tranh. Cơ cấu
tổ chức và nhân sự cho
NHBL còn yếu. Hoạt động
thẻ phụ thuộc.
thị trường?
Ma trận TOWS cho thấy SCB nên sử dụng:
+ Chiến lược SO để xác định SCB nên làm gì trong hoạt động NHBL và
làm sao cho tốt nhất?
+ Chiến lược WT để xác định những gì SCB không nên làm trong hoạt
động NHBL trong điều kiện tận dụng được các cơ hội, phát huy sức mạnh nội
tại, hạn chế các điểm yếu và tránh các mối đe dọa bên ngoài.
51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Trong chương 2, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động NHBL
tại SCB thông qua các yếu tố như chiến lược, thương hiệu, sản phẩm, cơ cấu
tổ chức - nhân sự, tài chính và công nghệ => từ đó xác định các điểm mạnh,
điểm yếu của SCB kết hợp với việc phân tích môi trường kinh tế - chính trị -
xã hội bên ngoài giúp SCB có thể hoạch định chiến lược hoạt động NHBL
của mình cũng như những giải pháp thực hiện chiến lược đó hiệu quả nhất.
Thông qua mô hình Ma trận TOWS, SCB khẳng định chiến lược SO và
WT cho hoạt động NHBL của mình. Mục tiêu chiến lược là gì? Nội dung của
chiến lược ra sao ? Những giải pháp nào cho quá trình xây dựng chiến lược ?
Ba vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 3.
52
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP SÀI GÒN
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
3.1.1 Mục tiêu chiến lược
SCB phấn đấu trở thành “Ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính
trọn gói cho hộ gia đình nhất quán với tính cộng đồng, nhân văn” và “nằm
trong Top 10 ngân hàng hàng đầu VN về dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến năm
2013”.
3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Là ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân hiện
đại và phong phú nhất cho hộ gia đình trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Nằm trong tốp 10 ngân hàng Việt Nam về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Là ngân hàng có mức tín nhiệm cao trong hệ thống NHTMCP Việt
Nam. (Mức tín nhiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn điều lệ
và tổng tài sản, hiệu quả kinh doanh).
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Về huy động vốn: tổng số dư huy động trong năm 2009 tăng trưởng
tối thiểu bằng 30% so với năm 2008, trong đó huy động từ tổ chức
kinh tế chiếm 20% tổng vốn huy động trên thị trường 1.
Về tín dụng: tăng trưởng tín dụng 20% trong đó dư nợ đối với các
cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 25%. Tỷ lệ nợ
quá hạn dưới 2%.
Về hoạt động kinh doanh thẻ, ATM, POS (máy chấp nhận thẻ
thanh toán), eBanking:
53
Năm 2009 SCB sẽ lắp đặt ATM tại tất cả các đơn vị của SCB
chưa được trang bị; tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp và
tổ chức theo điều kiện số cán bộ nhân viên chi trả lương qua
thẻ hơn 800 người hay doanh số chi lương hơn 1,5 tỷ/tháng.
SCB cũng sẽ lắp đặt các máy chấp nhận thanh toán thẻ tại các
điểm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hay tại các quầy giao dịch
của SCB để ứng tiền mặt cho các chủ thẻ Visa, Master.
Đầu năm 2009, SCB triển khai thực hiện các giao dịch trực
tuyến cho các khách hàng cá nhân qua một dụng cụ đặc biệt
(được gọi là thiết bị “token”) nhằm tạo tiện ích tối đa cho
khách hàng.
Về thu nhập: thu nhập thuần từ dịch vụ bán lẻ đạt 30% tổng thu
nhập của khối kinh doanh.
3.1.2 Định hướng và phương thức thực hiện chiến lược:
3.1.2.1 Chiến lược hoạt động NHBL của SCB sẽ đi theo hướng mở
rộng sản phẩm trên cơ sở cạnh tranh khác biệt hóa bao gồm duy trì và phát
triển quan hệ tốt với khách hàng; xây dựng và phát triển thương hiệu; luôn
không ngừng đổi mới và cải tiến theo yêu cầu của khách hàng để tự hoàn
thiện và phát triển một cách an toàn, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế”.
Chiến lược cạnh tranh giá chi phí thấp không được đặt ra mà tập trung vào
chất lượng dịch vụ bởi vì sản phẩm có tốt đến đâu với giá thấp đến mấy đi
nữa nhưng chất lượng dịch vụ không tốt thì sản phẩm đó cũng kém tính cạnh
tranh, thương hiệu của NH cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, ngân hàng là một
ngành dịch vụ nên chất lượng DV phải tốt thì mới có tính cạnh tranh cao. Tuy
nhiên, khác với chiến lược NHBL của các ngân hàng nước ngoài tại VN, SCB
chỉ nên tập trung vào các sản phẩm - dịch vụ mà mình có thể làm tốt hơn các
đối thủ, hay các sản phẩm - dịch vụ mới chưa có nhà cung cấp để giữ và
chiếm lĩnh thị trường rồi phát triển thương hiệu; tránh dồn sức vào các sản
54
M
ứ
c
độ
h
ấp
d
ẫn
c
ủ
a
th
ị t
rư
ờn
g
phẩm - dịch vụ đòi hỏi đầu tư vốn, công nghệ cao và đã có nhà cung cấp tốt
nhất trên thị trường.
3.1.3.2 Phương thức thực hiện chiến lược: sử dụng mô hình của General
Electric. Mô hình này có hai trục: một trục là mức hấp dẫn của thị trường và
một trục là vị thế cạnh tranh của SCB trên thị trường.
Vị thế cạnh tranh của SCB
Cao Trung bình Thấp
Bảo vệ
vị thế hiện tại
Đầu tư
nâng cao vị thế
Đầu tư chọn lọc
Cao
- Tiền gửi
tiết kiệm
- Kinh doanh
ngoại tệ và vàng
- Cho vay sản
xuất kinh doanh
hộ cá thể, tiêu
dùng, du học
-Cho vay mua
nhà, đất, sửa chữa
nhà, mua xe cơ
giới
- Các sản phẩm thẻ
- NH điện tử
- Chuyển tiền Weston
Union, kiều hối, các
dịch vụ chuyển tiền
khác...
-Dịch vụ khác:
Chứng khoán, cho
thuê két sắt...
Đầu tư
chọn lọc
Quản lý để có thu
nhập
Giảm bớt đầu tư
Trung
bình
- Tiền gửi
thanh toán
- Cho vay tín
chấp CBNV, cầm
cố sổ tiết kiệm
55
Bảo vệ thị
phần
Quản lý để có thu
nhập Hủy bỏ
Thấp
Với mô hình này, SCB xác định phương thức thực hiện chiến lược như
sau: SCB nên tập trung nguồn lực vào mảng nghiệp vụ mà SCB đang mạnh
và có lợi thế cạnh tranh chứ không phân tán sức lực vào các mảng nghiệp vụ
mà SCB đang rất yếu cũng như trên thị trường và đã có những đối thủ tầm cỡ
khác. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm – dịch vụ có mức hấp dẫn của thị
trường cao, SCB vẫn nên đầu tư có chọn lọc. Nói cách khác, SCB sẽ giữ vững
và phát triển hơn nữa lợi thế cạnh tranh trong huy động vốn, củng cố phát
triển tín dụng cá nhân, thúc đẩy dịch vụ tiện ích tài chính cá nhân, định vị
SCB là “NH cung cấp các sản phẩm tài chính trọn gói cho hộ gia đình” nhất
quán với tính cộng đồng, nhân văn của SCB.
3.2 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA SCB
3.2.1 Lộ trình thực hiện chiến lược:
SCB xác định lộ trình thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ cụ thể như sau:
Giai đoạn 2008 - 2009 là giai đoạn mang tính chất nền tảng, tạo đòn bẩy
cho các giai đoạn sau. Trong giai đoạn này, SCB tập trung đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, đầu tư – thiết kế - phát triển hệ thống lõi ngân hàng
(core banking), xây dựng một cách có hệ thống các kênh phân phối, hệ thống
chấm điểm tín dụng và phân đoạn khách hàng, trung tâm theo dõi và quản lý
rủi ro tín dụng, trung tâm xử lý hồ sơ tín dụng toàn quốc,…theo thứ tự ưu tiên
đúng định hướng chiến lược đã đề ra: dịch vụ tài chính cá nhân, dịch vụ tư
vấn tài chính, tín dụng cá nhân và thẻ.
Giai đoạn 2009 – 2010 “giai đoạn phát triển”: nghiên cứu và phát triển
các sản phẩm cá nhân, các sản phẩm trọn gói cho hộ gia đình; đồng thời hoàn
56
thành hệ thống phát triển và quản lý sản phẩm; thành lập trung tâm xử lý dịch
vụ tài chính cá nhân.
Giai đoạn 2010 – 2013 “giai đoạn bùng nổ”: đẩy mạnh phát triển thị
trường trên khắp cả nước theo mô hình trọng điểm – vệ tinh và sẵn sàng cạnh
tranh với các ngân hàng khác.
3.2.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược:
3.2.2.1 Về nhân sự
SCB xác định giai đoạn 2008 – 2009 là giai đoạn đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ ngân hàng
bán lẻ nói riêng.
Do đó, SCB cần thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng bán hàng...và cả nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ NHBL. Đề
cao tinh thần cộng tác và làm việc theo nhóm của các nhân viên. Mặt khác,
với sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải cập nhật
nhanh chóng và liên tục các kiến thức mới về kinh doanh ngân hàng. Chính vì
thế, ngoài việc rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc…nhân viên SCB
phải là những người có khả năng học hỏi không ngừng và nắm vững các chủ
trương - chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Để động viên và
khuyến khích tinh thần học hỏi ấy trong nhân viên, SCB nên tiếp tục duy trì
và phát triển hơn nữa các chính sách khen thưởng như: tăng lương cho nhân
viên có các sáng kiến, các nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao cho hoạt
động của ngân hàng, các nhân viên đạt kết quả xuất sắc qua các khoá huấn
luyện ngắn hạn, dài hạn, thậm chí các chương trình tự học của nhân viên.
Thông qua việc kiểm tra – đánh giá theo định kỳ hay đột xuất nhằm phát
hiện kịp thời các cá nhân – tập thể xuất sắc trong đội ngũ nhân viên, từ đó
thực hiện chính sách khen thưởng và đề bạt đúng người đúng việc, khuyến
khích họ ‘cống hiến’ hết mình vì sự phát triển chung của SCB.
57
Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm đào tạo SCB thông qua việc mở rộng
liên kết - hợp tác với các trường Đại học Kinh tế, Ngoại thương, Ngân
hàng,..các viện, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng,...thỉnh giảng các giáo
sư, tiến sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Tuyển chọn và đưa cán bộ
nhân viên đi tu nghiệp ở nước ngoài để tiếp thu các thành tựu mới từ đó
nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả hơn vào hoạt động kinh doanh của
SCB.
3.2.2.2 Về công nghệ
Ứng dụng công nghệ giúp SCB hiện đại hoá và tự động hoá các thao tác
nghiệp vụ, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm. Có thể nói công nghệ chính là
nền tảng, là chìa khoá thành công đối với SCB, nhất là mảng bán lẻ. Chính vì
thế, SCB phải có chiến lược tổng thể, từ đầu tư – thiết kế - nâng cấp về mặt
kỹ thuật đến phát triển phần mềm, đào tạo cán bộ có khả năng ứng dụng, khai
thác hoàn thiện hệ thống mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Hiện tại
SCB đang triển khai thực hiện dự án ‘Core banking’ – một dự án hiện đại hoá
ngân hàng dựa trên nền tảng Temenos – một phần mềm được nhiều ngân hàng
trên thế giới sử dụng với nhiều điểm ưu việt như “hoạt động liên tục, không
có cuối ngày”.
Để dự án trên mang lại hiệu quả cao, SCB ưu tiên nâng cao năng lực tài
chính với các bước đi thích hợp để tăng khả năng mở rộng các tiện ích, dịch
vụ ngân hàng và đảm bảo khả năng hoàn thành dự án hiện đại hoá ngân hàng
theo đúng định hướng đã đề ra.
3.2.2.3 Về quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng quyết sự thành công
của các ngân hàng bởi vì kinh doanh ngân hàng gắn liền với nhiều loại rủi ro
khác nhau. Đối với kinh doanh ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm tín dụng cá
nhân mang lại doanh số lớn cho ngân hàng nhưng rủi ro cũng rất lớn. Do đó,
58
quản lý rủi ro cho tín dụng bán lẻ nên bắt đầu từ giai đoạn đầu, thậm chí là ở
cả giai đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm cụ thể như:
Xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhanh và nhất quán trên cơ
sở cân đối giữa rủi ro và cơ hội, giữa thu nhập từ lãi vay và tổn thất mất mát
dự kiến như: đối tượng vay (thu nhập, độ tuổi, địa chỉ hay vị trí địa lý); loại
cho vay (kỳ hạn trả góp, hạn mức tín dụng tuần hoàn), cho vay có hay không
có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh.
Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng đáng tin cậy để giải quyết vấn đề
nhiều người xin vay, giúp ra các quyết định được nhất quán và giảm thời gian
xử lý các đơn xin vay. Hệ thống cho điểm tín dụng cần phải nhanh chóng đưa
ra quyết định chấp thuận hay từ chối khoản vay và chỉ các trường hợp ngoại
lệ mới cần đến quyết định của cán bộ tín dụng. Các căn cứ để xây dựng hệ
thống chấm điểm tín dụng là các hồ sơ lưu nội bộ ngân hàng (các hồ sơ này
nên được cập nhật hàng ngày) và trung tâm thông tin tín dụng (trước mắt là
do SCB xây dựng).
Đánh giá khách hàng tín dụng bán lẻ cần có một tiến trình ra quyết định
nhanh với rủi ro thấp nhất. Do đó, trước tiên, SCB nên tiến hành đào tạo cho
nhân viên về các kỹ năng bán hàng, các nguyên tắc rủi ro tín dụng cũng như
một số kỹ năng khác để họ có thể khai thác, đánh giá thông tin do khách hàng
cung cấp, biết cân đối giữa rủi ro có thể gặp và cơ hội.
Ngoài ra, các hồ sơ xin vay cần được xử lý tập trung, nên phải xác định
các tiêu chuẩn cho tiến trình xử lý. Triển khai hệ thống theo dõi tình trạng hồ
sơ xin vay đang ở đâu và trách nhiệm của từng bên và báo cáo hàng ngày theo
từng sản phẩm cho vay theo các tiêu chí số lượng đơn xin vay đã nhận, số
lượng đơn xin vay được chấp thuận, số lượng đơn xin vay bị từ chối - lý do từ
chối, số lượng đơn xin vay đang xử lý.
Theo dõi thanh toán tiền vay bao gồm theo dõi các kiểu thanh toán nợ
vay của KH (phân tích việc thanh toán nợ vay đúng hạn hay trễ hạn; việc chỉ
59
trả lãi, không trả nợ vay gốc; các kênh mà KH dùng để thanh toán nợ vay).
Các khoản nợ vay không thanh toán đúng hạn cần phải được xác định lý do
do vấn đề cá nhân hay khó khăn về tài chính. Trong tương lai, khi danh mục
cho vay đã đủ nhiều, hệ thống cho điểm hành vi sẽ giúp phát hiện các dấu
hiệu cảnh báo sớm.
Tập trung hóa và tiêu chuẩn hoá qui trình thu hồi nợ:
+ Thiết lập 1 đội chuyên thu hồi nợ nội bộ và triển khai hệ thống tính
tuổi nợ tự động, hệ thống xác định các khoản nợ báo cho người thu hồi nợ
đảm bảo giải quyết khách quan và xử lý kịp thời
+ Xác định kế hoạch thu hồi nợ vay ở mọi giai đoạn nợ không trả đúng
hạn và thứ tự ưu tiên cho các khoản vay có giá trị lớn có khả năng thu hồi nợ
cao. Lưu ý rằng các khoản nợ xấu hôm nay có thể là khoản nợ tốt sau này và
phải tiếp tục tận thu các khoản nợ đã được xử lý xóa khỏi sổ sách.
3.2.2.4 Về sản phẩm:
Ở các quốc gia phát triển, các ngân hàng thường cung cấp hàng ngàn sản
phẩm và dịch vụ NHBL, từ đơn giản đến phức tạp, trọn gói cho các khách
hàng. Đối với Việt Nam, dù nền kinh tế đi sau các quốc gia khác và có những
đặc thù riêng nhưng nhìn chung hướng phát triển cũng khá tương đồng. Đặc
biệt, nhu cầu về các sản phẩm tài chính thay đổi và phát triển theo sự cải tiến
về điều kiện sống, môi trường và thu nhập. Do vậy, các NHTM VN có điều
kiện tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia đi trước để có
thể xây dựng, thực hiện và quản lý danh mục sản phẩm bán lẻ của mình một
cách hiệu quả nhất.
Hiện nay các NHTM VN thường hay mắc phải sai lầm là ‘chạy sản
phẩm’ để theo kịp các NH khác mà không đo lường được hiệu quả thật sự của
sản phẩm đó đối với khách hàng cũng như chính ngân hàng. Do đó, để có thể
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm theo đúng định hướng khách hàng,
60
SCB xây dựng cho mình quy trình xác định khách hàng mục tiêu gồm các
bước cụ thể như:
Bước 1: Xác định đối tượng và nhu cầu khách hàng
Để xác định khách hàng mục tiêu, trước hết SCB phải phân khúc khách
hàng trên cơ sở hành vi của KH đối với các sản phẩm dịch vụ của NH, địa bàn
sinh sống, độ tuổi, giới tính, tầng lớp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn,
thu nhập, nghề nghiệp… (trong đó phân khúc theo thu nhập là phù hợp nhất
do thu nhập là yếu tố chính chi phối nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ
của KH). Tuy nhiên, việc điều tra thu nhập trên diện rộng ở VN thường không
chính xác và khó thực hiện. Ngoài thu nhập chính, người dân bình thường còn
có thu nhập phụ, rồi thu nhập bất thường…Do đó, việc phân khúc KH dựa
trên sự tổng hợp của các yếu tố là khả thi nhất.
Căn cứ vào độ tuổi: Độ tuổi là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với
hành vi tiêu dùng của người VN. Nghiên cứu của McKinsey (tháng 03/2008)
cho thấy “những người trong độ tuổi từ 21 đến 29 sẽ góp phần tạo dựng một
tương lai tươi sáng cho sự phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam”.
Theo khảo sát từ việc chọn mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên gồm 13.000 khách
hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại các thành phố ở Việt Nam, khoảng cách
giữa các thế hệ về thái độ đối với ngân hàng ở Việt Nam rõ rệt hơn tại các
quốc gia châu Á khác. Để làm rõ hơn các nhân tố có thể ảnh hưởng đến lĩnh
vực tài chính còn non trẻ ở Việt Nam, người ta đã tiến hành điều tra khoảng
400 khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng của cả nước. Theo đó, bình
quân khách hàng từ 21 - 29 tuổi sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hơn các anh
chị của họ, 91% giới trẻ có tài khoản tiết kiệm trong khi đó chỉ có 55% người
lớn hơn 30 tuổi có tài khoản này. 89% giới trẻ có thẻ tín dụng so với bình
quân 40% người già. Ngoài ra, những người trẻ khá hào hứng và mong muốn
sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như qua điện thoại, internet hơn bố
mẹ của họ.
61
Mặt khác, những người từ 25 đến 55 tuổi có công việc ổn định và thu
nhập cao; trên 55 tuổi là tuổi về hưu, thu nhập giảm xuống nhưng có tích lũy.
Như vậy, với những người từ 50 tuổi trở lên, họ đã tích lũy được tài sản
nhưng ít có ý thức quản lý tài sản của mình theo hướng có lợi nhất nên sản
phẩm tiết kiệm trở thành phổ biến đối với họ. Những người 50 tuổi trở xuống
năng động hơn và họ cũng đứng trước một thời đại mà nhu cầu con người cao
hơn, từ nhà ở cho đến phương tiện đi lại, rồi tài sản tích lũy…
Căn cứ vào vị trí địa lý: Theo sự khảo sát McKinsey (tháng 03/2008), tại
Việt Nam các khu vực khác nhau có thái độ khác nhau về quan điểm với ngân
hàng: các đối tượng ở Thành phố Hồ Chí Minh “thoáng” hơn những đồng bào
phía Bắc (42% những người ở Thành phố Hồ Chí Minh nói sẽ thử dịch vụ
ngân hàng tự động, trong khi đó chỉ có 24% đồng ý kiến tại Hà Nội). Với đặc
thù địa hình trải dài theo vĩ tuyến, cộng với một thời gian dài bị thực dân
chiếm đóng và chia cắt, VN có các cộng đồng dân cư tương đối khác biệt về
phong tục, tập quán từ Nam ra Bắc, và theo đó là sự khác biệt về hành vi đối
với SP – DV ngân hàng. (Nếu như ở miền Nam, nhất là thành phố Hồ Chí
Minh, các SP - DV tín dụng cá nhân phát triển thì ở miền Bắc, các SP - DV
tín dụng đạt doanh thu còn khá khiêm tốn).
Căn cứ vào nghề nghiệp: Khách hàng mục tiêu là KH mang lại lợi
nhuận nhiều nhất cho NH. Nhìn chung, KH mục tiêu không thể có thu nhập
quá thấp nhưng cũng không thể có thu nhập quá cao để hoàn toàn độc lập với
NH, mà phải là những người cộng sinh với NH.
KH mục tiêu có thể chỉ là một nhóm khách hàng, nhưng có vai trò đòn
bẩy đối với các nhóm KH khác. Để xác định khách hàng tín dụng mục tiêu,
SCB có thể phân tích khách hàng dựa vào tiêu chuẩn 5C kết hợp với phân
khúc khách hàng như sau:
62
Character
(sự ổn định và
thiện chí trả nợ)
Những người làm công ăn lương ở văn phòng hay chủ
các doanh nghiệp tự doanh
Capacity
(khả năng trả nợ)
Khả năng trả nợ của KH cá nhân chính là thu nhập.
KH tín dụng cá nhân tiềm năng phải có thu nhập từ 1,5
đến 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập nhỏ nhất
có thể thay đổi tùy theo miền hay theo các vùng kinh tế.
Ví dụ, KH tín dụng cá nhân ở miền Trung có thể chỉ có
thu nhập 1,5 triệu/tháng, nhưng ở miền Bắc phải là 2,5
triệu và ở miền Nam là 3 triệu. Ngoài ra, còn phải tính
đến việc thu nhập của KH tăng dần theo thời gian. Ví
dụ KH 25 tuổi có thu nhập 1,5 triệu/tháng có thể xét
cho vay, nhưng KH 40 tuổi mà có cùng mức thu nhập
như vậy thì không được vay.
Capital
(năng lực tài
chính cũng như
mức độ rủi ro
khách hàng chấp
nhận được)
Có KH chấp nhận rủi ro cao trong đầu tư, nhưng có KH
luôn theo đuổi những phương án có rủi ro thấp nhất.
Tuy nhiên, SCB xác định KH mục tiêu phải là những
người theo đuổi phương án sử dụng vốn vay theo
hướng an toàn nhất và những người này thường là
những người có gia đình, hướng về gia đình.
Collateral
(tài sản thế chấp)
Hiện tại, SCB ưu tiên các sản phẩm tín dụng có tài sản
thế chấp. Với những loại hình cho vay tín chấp, cần
tăng cường các biện pháp bảo đảm phi tài sản như quản
lý sử dụng vốn vay, quản lý lương thông qua việc mở
tài khoản…
Conditions
Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động
ngân hàng.
63
Qua phân tích các tiêu chí trên, SCB xác định khách hàng mục tiêu của
mình là hộ gia đình. Điều đó có nghĩa SCB phải xây dựng danh mục các sản
phẩm ngân hàng cho toàn bộ các thành viên trong gia đình của một khách
hàng theo từng giai đoạn khác nhau. Trong đó, tập trung các sản phẩm huy
động vốn cho các KH cá nhân trên 50 tuổi và các sản phẩm tín dụng cá nhân,
thẻ tín dụng...cho CBNV, chủ tư nhân trong độ tuổi 25-50.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Ngân hàng nào là đối thủ cạnh tranh của SCB hiện tại và trong tương lai?
Sản phẩm- dịch vụ của họ là gì? Thị phần của họ ở mức nào? Họ hoạt động ở
đâu? Bao giờ họ hoạt động và tung ra sản phẩm mới? Khách hàng đánh giá họ
như thế nào? Họ thành công đến mức nào?
Bước 3: Phân tích thị trường, chính sách của nhà nước, của ngành (định
hướng của chính phủ, các qui định mới về phí, lãi suất, sự mở cửa của thị
trường, quốc gia...), và các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội (tỷ lệ lạm phát, lãi
suất, thất nghiệp, trung tâm thông tin tín dụng, các dựa án công cộng,..)
Bước 4: Khảo sát thông tin (thông qua khảo sát định tính, định lượng từ
khách hàng, số liệu thống kê của chính phủ hay các báo cáo khảo sát khác).
Sau khi phân tích bốn bước trên, SCB có thể xây dựng nguồn thông tin
cho chiến lược sản phẩm của mình, tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu
tiên trong một quy trình phát triển sản phẩm.
Một quy trình phát triển sản phẩm phải hội tụ các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: Xác định nguồn thông tin
Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược
Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường
Giai đoạn 4: Đo lường và giám sát kết quả thực hiện
Giai đoạn 5: Cải tiến sản phẩm
64
Như vậy, với khách hàng mục tiêu là hộ gia đình và phương thức thực
hiện chiến lược xuất phát từ thế mạnh “huy động vốn”, SCB nên bán kèm các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác trong chính các sản phẩm huy động
vốn như: sản phẩm vừa tiết kiệm vừa đầu tư, vừa tiết kiệm vừa vay nợ, vừa
tiết kiệm vừa là tài khoản thanh toán...hay đưa thêm nhiều tiện ích cho các tài
khoản thanh toán của khách hàng chẳng hạn: tài khoản kiên kết giữa các
thành viên trong gia đình. Mặt khác, khi lựa chọn các đặc tính cho sản phẩm,
SCB phải khẳng định được sự khác biệt hoá của sản phẩm theo đúng giá trị
cốt lõi SCB, tránh tình trạng sao chép các sản phẩm từ các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, khi đã phát triển được một sản phẩm theo đúng định hướng
của khách hàng, SCB phải lựa chọn đúng thời điểm cũng như thị trường để
“tung” sản phẩm ra cho thích hợp, từ đó giúp SCB có thể thử nghiệm và kiểm
định sản phẩm mới – cơ sở để cải tiến và phát triển sản phẩm mang lại hiệu
quả cao nhất cho ngân hàng.
3.2.2.5 Về kênh phân phối:
Kênh phân phối là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trước đây, ngân hàng là nơi khách hàng sẽ đến
giao dịch nhưng ngày nay khách hàng muốn được giao dịch với ngân hàng
1. Nguồn
thông tin
4. Đo lường
và giám sát
2. Lập kế
hoạch 5. Điều chỉnh
3. Thực
hiện
65
mọi lúc mọi nơi. Do đó, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, dịch vụ
ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking...) là một
trong những thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Qua nghiên cứu,
các nhà phân tích nhận thấy rằng, các khách hàng sử dụng các kênh phân phối
khác nhau cho các mục đích khác nhau. Trong đó, khách hàng muốn giao dịch
trực tiếp khi mua những món hàng có giá trị cao, còn đối với những giao dịch
thường xuyên và không cấp thiết: chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, lệnh thanh
toán định kỳ thì khách hàng sử dụng các kênh còn lại.
Hình 3.1: Mô hình kênh phân phối của NHBL Shinsei ở Nhật.
Do đó, SCB cần chú trọng phát triển mạng lưới thông qua các phòng
giao dịch vệ tinh, điểm giao dịch với mô hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh
nguồn vốn, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân
hàng của người dân.
Thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ
thống siêu thị, các khu vui chơi – giải trí, các điểm du lịch...để chính các nhân
viên của các công ty này là nhà các nhà phân phối sản phẩm cho SCB.
66
Mở rộng hoạt động về các tỉnh, thành để tạo hình ảnh quen thuộc trong
mắt khách hàng và người dân cả nước, giúp nhanh chóng mở rộng thị phần và
bù đắp lại sự dịch chuyển sang các SP thay thế ở các địa bàn trọng điểm.
Bên cạnh việc duy trì và mở rộng kênh phân phối truyền thống, SCB
phải nhanh chóng hoàn thiện, phát triển kênh phân phối NH điện tử - vốn dĩ
có nhiều lợi thế như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho
cả NH và KH. Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối
điện tử, SCB cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện
chiến lược Khách hàng của khách hàng (cho vay các khách hàng cá nhân mua
nhà, đất từ các dự án mà SCB có cho vay để đầu tư chẳng hạn).
Nghiên cứu để áp dụng giờ giao dịch linh hoạt, phục vụ cả ngoài giờ,
ngày nghỉ, ngày lễ giúp tạo thuận tiện cho giao dịch của KH là nhân viên văn
phòng. Ngoài ra, SCB cần nhanh chóng thiết lập hệ thống công ty con hay
công ty cổ phần để đa dạng hóa và bán chéo SP tiến tới xây dựng tập đoàn tài
chính.
3.2.2.6 Về thương hiệu
Như chúng ta đã biết, bên trong một thương hiệu chứa đựng uy tín, sự
phát triển lâu dài của ngân hàng, sự đánh giá và tổng hợp kinh nghiệm của
khách hàng về ngân hàng trên thị trường. Do đó, xây dựng thương hiệu sẽ
giúp khách hàng dễ dàng xác định đây là ngân hàng nào? Giá trị của ngân
hàng đó là gì? Nói cách khác, xây dựng thương hiệu ngân hàng chính là tạo
dựng hình ảnh tốt về ngân hàng trong suy nghĩ của khách hàng; gắn thương
hiệu ngân hàng cho từng loại sản phẩm của ngân hàng, gắn thương hiệu với
hình ảnh của ngân hàng để từ đó thương hiệu đi vào tâm trí của khách hàng.
Do đó, những nhà quản trị ngân hàng khi hoạch định chiến lược kinh doanh
của mình hoặc chiến lược của một sản phẩm nào đó phải kết hợp với việc xây
dựng thương hiệu ngân hàng.
67
Ngoài ra, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Khi
thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì chính nó đã trở thành
một thứ tài sản vô giá. Ngân hàng có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác
mọi lợi ích gia tăng từ thương hiệu của mình (mua bán, chuyển nhượng...). Và
việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu cho phép ngân hàng được độc quyền
kinh doanh hoặc khai thác những lợi ích do thương hiệu mang lại.
Tiền thân là NHTMCP Quế Đô hoạt động lỗ lã, sau 5 hoạt động, với
khẩu hiệu “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, thương
hiệu SCB đã được xã hội ghi nhận là một NH kinh doanh uy tín, hiệu quả
mang đậm nét nhân văn và hướng đến cộng đồng – nét đặc trưng của SCB
so với các NHTMCP khác. Như vậy, SCB đã xác định được giá trị riêng cho
thương hiệu của mình. Nhưng muốn tiếp tục tạo được ấn tượng sâu sắc trong
lòng khách hàng, SCB phải đặt các sản phẩm và quy trình gắn liền với giá trị
cốt lõi ấy ví dụ như cho ra đời nhóm sản phẩm ưu đãi dành cho người cao
tuổi, cho các học sinh – sinh viên nghèo hiếu học, gia tăng tiện ích cho sản
phẩm (tổ chức các buổi tư vấn miễn phí cho khách hàng, có chính sách phục
vụ tận nơi đối với các khách hàng VIP...), liên tục cải tiện quy trình – thủ tục
nhanh – gọn – tiện lợi đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng...
Xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh - chuyên
nghiệp thông qua các yếu tố:
Nhận diện qua hệ thống đồ họa
Màu sắc chủ đạo của ngân hàng: màu xanh biển đậm.
Bảng màu thương hiệu ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN – màu xanh biển đậm, phông chữ Time New
Roman, bảng mã Unicode.
Nhận diện qua truyền thông
68
Qua các ấn phẩm: Brochure tổng quát về ngân hàng, brochure giới
thiệu sản phẩm, báo cáo thường niên; tờ rơi giới thiệu các loại hình
dịch vụ...
Poster các loại: Lịch và thiệp, bao lì xì, túi nylon, mẫu quảng cáo
khai trương chi nhánh mới, quảng cáo ở nước ngoài, mẫu quảng
cáo tuyển dụng; v.v…
Các biểu mẫu văn phòng: Các loại giấy tiêu đề, bao thư, name
card, bảng tên nhân viên, huy hiệu; Bao đựng CD, nhãn CD; giấy
giới thiệu...Hệ thống biểu mẫu, chứng từ: Giấy tờ liên quan đến
giao dịch khách hàng: vay vốn, thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại tệ.., mẫu công văn đi và đến; nghị quyết, quyết định, thông
báo và tờ trình…
Các loại bảng hiệu: Các loại bảng hiệu tại hội sở và các chi nhánh,
phòng giao dịch, bảng hiệu nhà đỗ xe, bảng chỉ dẫn đến các phòng
ban, bảng thông tin, Pano ngoài trời, bảng đèn chờ gọi số thứ tự,
bảng hiện thị tỷ giá ngoại tệ; bảng chào khách hàng, banner dùng
trong các chương trình hội nghị, chương trình tài trợ; các sự kiện
lớn...
Nhận diện qua các vật phẩm: Móc khoá, túi giấy, bút, nón, ly và
đế lót ly, đồng hồ, dù, nón bảo hiểm, áo thun, áo mưa, bong bóng,
hộp đựng name card, miếng lót chuột máy tính, đồng phục nhân
viên...
Khi đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, SCB
phải kết hợp các yếu tố Quảng cáo, PR (quan hệ công chúng), Event (Tổ chức
sự kiện), Media (truyền thông) và Tài trợ chương trình để duy trì và phát triển
thương hiệu của mình thông qua việc thiết kế các chương trình phát triển cụ
thể như bảng liệt kê dưới đây.
69
Bảng 3.1 Dự kiến các chương trình phát triển thương hiệu của SCB
Chương trình
Quảng
cáo
1. Truyền hình: Quảng cáo trên các kênh truyền hình tỉnh, thành
phố nơi SCB có chi nhánh, trong các chương trình chiếu phim
cuối tuần trên truyền hình, trong các trận bóng đá, cầu lông,
...cũng như các môn thể thao khác khi có đội tuyển VN.
2. Báo chí: Quảng cáo trên báo tuổi trẻ, thanh niên, SGGP, thời
báo kinh tế Sài Gòn, thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Internet: Đặt logo và đường link trên các website:
www.vnexpress.net, tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn...
4. Kênh khác: Các đối tác là khách hàng của SCB (các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, các dự án mà SCB đã - đang và sẽ
đầu tư, nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền
thông nghệ thuật...). Các quán karaoke, cafe, hệ thống siêu thị,
cửa hàng điện thoại di động...
PR
Tạo mối quan hệ giữa ngân hàng với Ban biên tập các báo, các
các cơ quan chính trị - đoàn thể, các trường đại học...
Event
Ngày thành lập ngân hàng, đi bộ từ thiện, tham gia hội chợ triển
lãm, chương trình khuyến mãi, công bố sản phẩm mới...
Media Media trên các báo, internet, truyền hình, radio, hội thảo...
Tài trợ Các cuộc thi học thuật: chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính,
70
Sự thoả
mãn KH
Gia tăng
KH mới
Dịch vụ
tốt
Giữ khách
hàng
Nhân viên
SCB
Sự truyền
đạt tích cực
từ KH
Dynamic, các gameshowtruyền hình, chương trình ca nhạc ủng
hộ quỹ người nghèo, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài
năng trẻ, chương trình từ thiện, tài trợ cho Câu lạc bộ doanh
nghiệp trẻ...
Cuối cùng, để xác định mức độ thành công của thương hiệu, SCB nên
tiến hành các cuộc khảo sát trược tiếp hay gián tiếp từ phía khách hàng, từ đó
xây dựng các chiến lược tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu.
3.2.2.7 Về dịch vụ khách hàng:
Trong chiến lược hoạt động NHBL của SCB, chiến lược cạnh tranh giá
thấp không được đặt ra mà SCB tập trung vào chất lượng dịch vụ vì chất
lượng dịch vụ có thể giúp SCB xây dựng được một hình ảnh mới mẻ, tạo sự
khác biệt lớn và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khách hàng, các nhà phân tích
thường xem xét dựa trên tam giác dịch vụ và từ đó đưa ra kết luận rằng một
dịch vụ tốt phải hội tụ các yếu tố chính như:
Chiến lược dịch vụ rõ ràng và hữu ích.
71
Hệ thống cung ứng dịch vụ hữu hiệu.
Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn hướng đến khách hàng
Hình 3.2: Tam giác dịch vụ khách hàng
Do đó, nếu SCB mà đại diện là đội ngũ cán bộ nhân viên của SCB cung
cấp một dịch vụ tốt, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ giúp ngân hàng
duy trì được mối quan hệ với các khách hàng cũ, thu hút được các khách hàng
mới (từ chính các khách hàng cũ này) và quá trình cứ thế tiếp diễn thì chắc
chắn trong tương lai SCB sẽ xây dựng được một nền tảng khách hàng vững
chắc – yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng
trong xu thế cạnh tranh như hiện nay.
Để xây dựng chiến lược dịch vụ rõ ràng và hữu ích, SCB nên tập trung
quan tâm các vấn đề sau:
3.2.2.7.1 Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ:
Các yếu tố cấu thành chất lượng DV bao gồm:
CUSTOMER
SERVICE
ĐO LƯỜNG
DỊCH VỤ
QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DV
CUSTOMER
RETENTION
CUSTOMER
SATISFACTION
CUSTOMER
VALUE
CHĂM SÓC
KHÁCH HÀNG
72
Con người (từ quản lý cấp cao đến nhân viên cấp thấp nhất):
tối thiểu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, tác phong nhanh
nhẹn, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình...bởi vì dịch vụ ngân
hàng là một dịch vụ cao cấp.
Sản phẩm: có đặc điểm riêng, thỏa mãn cao nhất lợi ích
khách hàng, linh hoạt, dễ hiểu (tránh tình trạng đặc tính sản
phẩm quá cầu kỳ phức tạp gây khó khăn cho khách hàng khi
lựa chọn sản phẩm). Lưu ý rằng sản phẩm phải được thiết kế
để thoả mãn tối đa nhu cầu KH là tiêu chí quan trọng nhất.
Qui trình: nhanh, đơn giản, chính xác, được hỗ trợ bởi các
thiết bị hiện đại và đáng tin cậy
Kênh phân phối: thuận tiện, dễ tiếp cận hay truy cập, hướng
đến việc phục vụ khách hàng tốt nhất.
3.2.2.7.2. Xác định chính sách dịch vụ:
Phân loại khách hàng (KH tiềm năng, KH mục tiêu,...) hay mảng dịch vụ
trọng điểm để có chính sách phù hợp như:
Thiết kế phòng hay quầy cho khách hàng VIP, quầy chuyên
phục vụ khách hàng mở tài khoản mới, “khách hàng bận rộn”.
Có chính sách tăng thêm lãi suất thưởng (tiết kiệm), giảm lãi
suất (cho vay), tặng thẻ VIP cho các khách hàng có doanh số
giao dịch lớn tại SCB hay sử dụng nhiều sản phẩm của SCB.
Tặng hoa, quà, thiệp bất ngờ cho khách hàng vào các dịp tết,
các ngày lễ 20/10, 8/3 (đối với các KH nữ), 27/07 (đối với
các KH là bộ đội), 27/02 (đối với các KH là bác sĩ, y tá), ngày
sinh của KH hay thậm chí có thể chỉ là ngày kỷ niệm 6 tháng
KH giao dịch tại SCB. Thiết nghĩ một sự quan tâm nhỏ từ
73
phía ngân hàng một cách bất ngờ sẽ tạo được nhiều gắn bó
hơn giữa ngân hàng với khách hàng.
Đối với một số khách hàng được đánh giá là tiềm năng, ngân
hàng có thể cử nhân viên trực tiếp đến phục vụ tại nhà riêng,
hay tại cơ quan vì chính họ sẽ mang lại nguồn thu lớn cho
ngân hàng...
3.2.2.7.3 Xác định các tiêu chuẩn dịch vụ:
Thời gian phục vụ: sẵn sàng 24 giờ x 7 ngày.
Quy trình giao dịch đơn giản - nhanh chóng - chính xác và
các thiết bị sử dụng phải đáng tin cậy. Ví dụ như đảm bảo
mẫu giấy gửi/rút tiền dễ lấy, giảm thiểu các thông tin KH
phải điền vào mẫu, giảm thiểu số chứng từ khách hàng phải
ký,...tốt nhất là tránh trường hợp KH phải đi lại nhiều bộ phận
khi chỉ thực hiện một giao dịch hay thậm chí nhiều giao dịch.
Giao dịch viên lịch sự và chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu
đáo, sẳng sàng tư vấn – giải đáp thắc mắc cho KH,...
Một số các tiêu chuẩn DV cụ thể như:
Tiêu chuẩn đối với giao dịch viên: “Tiêu chuẩn
SECRET”: Smile (Mỉm cười), Easy access (Dễ dàng tiếp
cận), Courteous (Lịch sự), Respond ASAP (Đáp ứng
nhanh chóng), Eager to help (Sẳn sàng giúp đỡ), Talk it
out (Thảo luận).
Tiêu chuẩn xác định thời gian tối đa để xử lý đơn xin
vay, đổi mã PIN mới...
Tiêu chuẩn thực hiện mỗi giao dịch (chẳng hạn 5 phút
đối với việc mở một tài khoản mới, 10 phút đối với giao
dịch chuyển tiền ra nước ngoài...).
74
3.2.2.7.4 Quản lý và kiểm tra việc thực hiện chương trình dịch vụ.
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về DV, từ đó có kế
hoạch hành động để cải thiện sản phẩm, kênh phân phối, qui
trình, hệ thống, chính sách, nhân viên. Việc khảo sát có thể
tiến hành trực tiếp (thư, điện thoại góp ý của khách hàng...),
hay điều tra bí mật thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên một
nhóm khách hàng: nhờ công ty tổ chức sự kiện bí mật tổ chức
một buổi hội thảo, một buổi trao đổi ý kiến...để các KH bày
tỏ sự đánh giá, nhận xét thẳng thắn nhất về các sản phẩm –
dịch vụ của ngân hàng (ngân hàng sẽ cử người bí mật quan
sát theo dõi buổi thảo luận này),...; từ đó tiến hành cải tiến
chất lượng DV.
Xử lý khiếu nại kịp thời với giải pháp làm khách hàng hài
lòng: lắng nghe kỹ và nắm bắt vấn đề, tỏ ra cảm thông sâu
sắc, nói lời xin lỗi, chủ động giải quyết vấn đề, giải quyết vấn
đề càng nhanh càng tốt, kiểm tra xem KH có hài lòng với giải
pháp hay chưa. Lưu ý rằng xử lý khiếu nại tạo cơ hội giúp ta
sớm phân tích nguyên nhân sâu xa và hoàn thiện hơn.
3.2.2.7.5 Cải thiện chất lượng dịch vụ:
Thành lập Nhóm cải tiến chất lượng dịch vụ: từ kết quả khảo
sát về chất lượng DV nhóm này sẽ đề ra các mục tiêu và
phương án thực hiện cải tiến chất lượng DV theo hướng tốt
nhất.
Tổ chức các cuộc thi giao dịch viên để đánh giá và tạo động
lực cho nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.
75
Thường xuyên mở các khoá huấn luyện, đào tạo về tất cả các
kỹ năng nhằm giúp nhân viên luôn nhận thức được tầm quan
trọng của chất lượng DV cũng như vai trò của mình đối với
sự phát triển chung của ngân hàng.
3.2.2.7.6: Đảm bảo tối đa lợi ích của đội ngũ cán bộ nhân viên SCB
Một chuyên gia đã từng khẳng định: “Muốn thoả mãn tối đa nhu cầu
khách hàng, trước hết bạn phải thoã mãn tối đa nhu cầu các khách hàng nội bộ
của bạn”. Chính vì thế, SCB nên tiếp tục duy trì và phát triển các chính sách
lương, thưởng, chính sách bán cổ phiếu cho CBNV,...đề bạt đúng người, đúng
lúc,...nhằm tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên và ngân hàng cũng như
khuyến khích các nhân viên lao động hăng say, từ đó mới có thể thoả mãn
nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
3.2.2.8 Xây dựng hệ thống Call center “hoàn hảo”
Hệ thống Call centre “hoàn hảo” bao gồm:
Hệ thống quản lý các cuộc gọi đến tự động. Hệ thống này sẽ tự động
phân loại các cuộc gọi đến và phân phối tới đúng loại nhân viên, đúng nhân
viên đang “sẵn sàng”.
Hệ thống trả lời tương tác tự động khi số lượng các cuộc gọi đến đạt đến
một con số đáng kể. Hệ thống này mắc tiền, trong giai đoạn đầu chưa cần đầu
tư. Mặt khác, trong giai đoạn đầu, nên để khách hàng gọi tới có nhân viên trực
điện thoại tiếp nhận để có thể khai thác tốt nhất các nhu cầu của khách hàng
cho việc bán, bán chéo SPDV.
Hệ thống ghi âm lại trong trường hợp khách hàng tranh cãi: giúp cấp trên
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất xem phong cách, chất lượng trả lời của nhân
viên và là cơ sở đối chứng sau này với khách hàng.
Hệ thống theo dõi các cuộc nói chuyện giữa khách hàng và nhân viên với
mục đích đào tạo nhân viên (chào đón khách hàng một cách nhã nhặn; xử lý
76
các khiếu nại và các khách hàng khó tính; thông tin chính xác về các sản
phẩm và các thủ tục cần thiết cơ bản).
Một hệ thống Call center hoàn hảo đòi hỏi phải đầu tư với chi phí rất lớn.
Tuy nhiên, có thể nhiều ngân hàng sử dụng chung một hệ thống hoặc chỉ một
ngân hàng đầu tư một hệ thống sử dụng cho riêng ngân hàng mình và nhận
“in sourcing” cho các NH khác.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa ngân hàng nào nhận “in sourcing” đối với
dịch vụ Call centre. Do đó, nếu SCB xây dựng một hệ thống Call center hoàn
hảo, vừa để sử dụng riêng và nhận “in sourcing” cho các NH khác cũng là
một cách thức vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng kênh phân phối,
đồng thời tạo được dấu ấn tốt cho thương hiệu SCB.
Trước tiên SCB nên cân đối các nguồn lực để xác định nên đầu tư trang
bị hệ thống với một lộ trình cụ thể.
Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên cho bộ phận Call centre
mang lại hiệu quả nhất nhưng có thể tiết kiệm chi phí nhân sự. Nhân viên Call
center có thể là người về hưu, người làm bán thời gian... với mức lương được
trả thấp hơn giao dịch viên nhưng chi phí đào tạo sẽ khá cao.
3.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban
ngành:
Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động ngân
hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN cần nhanh chóng
ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân
hàng; cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều
hành tỷ giá theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,...
Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng
điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài
chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả;
77
Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt
thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phát triển thị
trường thẻ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền
quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Phối hợp với bộ công an để
phòng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm – dịch vụ
ngân hàng điện tử , có chính sách khuyến khích các cá nhân, công ty sử dụng
dịch vụ thanh toán qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ưu đãi); có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính:
Kho bạc, Thuế, Hải quan...
NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc
xây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây
dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng
cao chất lượng quản trị, điều hành.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Chương 3 của luận văn đi sâu giải quyết các vấn đề sau:
xác định chiến lược NHBL của SCB
xác định phương thức thực hiện chiến lược
đề xuất các giải pháp thực hiện liên quan đến các yếu tố như:
và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan
ban ngành liên quan để đạt mục tiêu cuối cùng là phát triển dịch vụ
NHBL tại SCB.
Kênh phân
phối
Con người
Quản lý
rủi ro
Một số
giải pháp
Công nghệ
Thương
hiệu
Phát triển
sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2. NOI DUNG CHINH.pdf