Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hóa học 11 nâng cao
MS: LVHH-PPDH061
SỐ TRANG: 105
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển trong bối cảnh toàn
cầu hoá ngày càng sâu rộng. Chính điều này đã đặt ra thách thức sống còn cho đất nước ta là làm thế
nào tìm ra con đường đi sáng tạo để nhanh chóng hoà nhập cùng với khu vực và thế giới tiến vào
nền văn minh nhân loại?
Muốn vậy, trước hết cần phải có một nền giáo dục toàn diện và hiện đại đủ sức tạo ra chất
lượng và hiệu quả thật sự trong sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài”.
Do đó, ngành giáo dục nước nhà đã và đang từng bước đổi mới toàn diện để đào tạo những con
người vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nói riêng về hoá học – môn khoa học thực nghiệm – là môn học mà những con người “công
nghiệp” trong tương lai cần phải vận dụng rất nhiều vào thực tiễn. Vì thế, học sinh cần phải được
rèn luyện kỹ năng thực hành, có vốn kiến thức sâu rộng về sản xuất hóa học ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường phổ thông.
Thế nhưng, vì lí do nào đó mà không phải lúc nào người thầy cũng dạy được cho các em theo
kiểu “học đi đôi với hành”. Cho nên, những hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị sẽ là ngôn ngữ diễn tả
ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hóa học, để giúp học sinh gắn lí thuyết với thực
tiễn nhiều hơn.
Tuy nhiên, những bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong chương
trình hóa học phổ thông hiện nay còn rất ít và cũng chưa được nhiều giáo viên sử dụng.
Như vậy, vấn đề là làm thế nào để học sinh sử dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả những bài
tập hóa học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị?
Với mong muốn cải thiện phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn, góp phần nâng cao chất
lượng học tập của học sinh nên chúng tôi đã chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống bàì tập có sử dụng
hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hoá học 11 nâng cao” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
- Đối tượng: bài tập hoá học 11 nâng cao có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài tập hoá học 11 nâng cao chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon”. 5. Nhiệm vụ đề tài
- Tìm hiểu hệ thống lí luận về bài tập hoá học; phương tiện trực quan; bài tập có sử dụng hình vẽ,
sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
- Phân tích hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong SGK, SBT trung
học phổ thông.
- Điều tra cơ bản tình hình sử dụng bài tập hoá học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị ở trường
phổ thông hiện nay.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon” lớp 11 nâng cao.
- Đề xuất việc sử dụng hệ thống bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong dạy học hóa học.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng tốt các bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị sẽ góp phần đa dạng hệ thống
bài tập hóa học và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
6. Điểm mới của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon” - hoá học 11 nâng cao.
- Đề xuất phương thức sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị để nâng cao hiệu quả
dạy học hóa học nói chung và hóa học 11 nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí luận: tra cứu các tài liệu sư phạm, các văn bản có liên quan đến
đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư
phạm.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí kết quả thực nghiệm.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - Hóa học 11 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sánh độ tan của CO2 và SO2 trong nước ở cùng một nhiệt độ. Giải thích vì sao có sự khác
nhau đó.
Hướng dẫn: SO2 tan nhiều hơn do phân tử có cực.
Bài tập 167. Hãy điền dấu (+) vào trường hợp có và dấu (-) vào trường hợp không có phản ứng xảy
ra giữa các cặp chất sau:
CO2 (khí) (NH4)2CO3 (dd) NaHCO3 (dd) Ba(HCO3)2 (dd)
Na2SO4 (dd)
NaOH (dd)
BaCl2 (dd)
CaO (rắn)
Bài tập 168. Một số đặc điểm của cacbon và silic được thể hiện trong bảng sau:
Đặc điểm Cacbon Silic
Kí hiệu C Si
Số thứ tự 6 14
Electron hóa trị 2s2 2p2 3s2 3p2
Độ âm điện 2,5 1,8
Bán kính (Ao) 0,77 1,17
Ái lực electron (eV) 1,24 1,46
Năng lượng ion hóa thứ nhất (eV) 11,26 8,15
Hãy cho biết:
a) Nguyên tử của hai nguyên tố C và Si có đặc điểm gì giống nhau?
b) Nguyên tố nào có bán kính lớn hơn? Giải thích.
c) Muốn đạt cấu hình khí hiếm, C và Si có dễ nhường hay nhận thêm electron không? Vì sao?
Chúng phải làm thế nào để có đủ 8 electron lớp ngoài cùng?
Hướng dẫn: a) electron hóa trị; b) Si; c) dùng chung electron.
Bài tập 169. Hãy so sánh cacbon và silic.
Nguyên tố Cacbon Silic
Cấu hình electron
Các dạng thù hình
Các số oxi hóa
Tính oxi hóa
Tính khử
Ứng dụng
Bài tập 170. Hoàn thành bảng sau:
Cacbon Silic
Đơn chất (dạng thù
hình, tính chất hoá học)
Oxit (công thức oxit,
tính chất hoá học)
Axit (công thức axit,
đặc điểm của axit)
Muối (đặc điểm, tính
chất)
Bài tập 171. Điền các thông tin vào bảng sau:
SiO2 H2SiO3 Muối silicat
Tính chất vật lí
Trạng thái tự nhiên
Tính chất hóa học
Điều chế
Ứng dụng
Bài tập 172. Hoàn thành bảng sau:
Loại thủy tinh Thành phần Cách sản xuất Tính chất Sử dụng
Thủy tinh kali
Thủy tinh phalê
Thủy tinh thạch anh
Thủy tinh màu
Bài tập 173. Hoàn thành bảng sau:
Thủy tinh Đồ gốm Xi măng
Thành phần hóa học
Phân loại
Phương pháp sản xuất
Bài tập 174. Cacbon oxit là khí rất độc do có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản
quá trình chuyển tải oxi từ phổi đến các mau quản. Đồ thị sau cho thấy tác dụng của khí CO đối với
người.
a) Nếu nồng độ CO là 0,06 mg/lít không khí, trong thời gian thở 2 giờ, con người có bị ngộ độc
không?
b) Nếu nồng độ CO là 0,08 mg/lít không khí, trong thời gian thở 2 giờ, con người sẽ bị ảnh hưởng
gì?
c) Có thể dùng mặt nạ chứa than hoạt tính để phòng ngộ độc khí CO được không? Vì sao?
Hướng dẫn: a) nguy hiểm đến đời sống; b) chết;
c) than hoạt tính không hấp phụ CO, dùng MnO2 và CuO.
Bài tập 175. Đồ thị sau biểu diễn cân bằng của phản ứng 2CO + O2 2CO2.
a) Dưới 1500oC, cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
Nhiệt độ (oC) 1500 2500 3500
20
40
60
80
100
% C ở dạng CO
1 2 3
Không tác
dụng rõ rệt
(a) Chết
(b) Nguy hiểm đến đời sống
(c) Ngộ độc nặng
(d) Ngộ độc nhẹ
Thời gian thở (giờ)
0,02
0,04
0,06
0,08
0,10
Lượng CO
(mg/lít không khí)
0,12
b) Ở 2500oC có khoảng bao nhiêu phần trăm C ở dạng CO, bao nhiêu phần trăm C ở dạng CO2 ?
c) Ở nhiệt độ nào thì cân bằng chuyển dịch hoàn toàn sang trái?
Hướng dẫn: a) sang phải; b) 40% dạng CO, 60% dạng CO2; c) trên 3500
oC.
Bài tập 176. Đồ thị sau biểu diễn cân bằng của phản ứng CO2 + C 2CO.
a) Dưới 400oC, cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
b) Ở 600oC có khoảng bao nhiêu phần trăm C ở dạng CO?
c) Ở nhiệt độ nào thì cân bằng chuyển dịch hoàn toàn sang phải?
Hướng dẫn: a) sang trái; b) 30% dạng CO, 60% dạng CO2; c) trên 1000
oC.
Bài tập 177. Một bình chứa vài cục đá vôi được đặt trên đĩa cân. Thêm một lượng axit clohidric
loãng vào bình. Tổng khối lượng các chất trong bình biến đổi theo thời gian được biểu diễn bằng đồ
thị sau:
Khối lượng (gam)
Giây (s)
a) Ở khoảng thời gian nào tốc độ phản ứng nhanh nhất?
A. 0 – 10 s. B. 10 – 20 s. C. 20 – 30 s. D. 30 – 40 s.
b) Có bao nhiêu gam khí CO2 thoát ra?
A. 1gam. B. 1,5 gam.
C. 2,5 gam. D. 3gam.
Hướng dẫn: a) chọn A; b) chọn D.
Bài tập 178. Khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch chứa a mol Ca(OH)2, đồ thị nào sau đây biểu
diễn mối quan hệ giữa số mol CaCO3 với số mol CO2?
10 20 30 40 50
100
101
102
103
104
Nhiệt độ (oC) 400 600 800
20
40
60
80
100
% C ở dạng CO
1000
Hướng dẫn: chọn C.
Bài tập 179. Thổi từ từ khí CO2 và dung dịch nước vôi trong thì nước vôi trong đục dần, đến tối đa
sau đó lại tan dần đến trong suốt.
a) Giải thích hiện tượng bằng pthh.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2.
Hướng dẫn:
Bài tập 180.
a) Vẽ đồ thị biểu diễn số mol kết tủa CaCO3 phụ thuộc vào số mol CO2 bị hấp thụ bởi dd Ca(OH)2
theo điều kiện sau: dd Ca(OH)2 chứa a mol Ca(OH)2; số mol CO2 bị hấp thụ lần lượt là: 0; 0,25a;
0,5a; 1a; 1,25a; 1,5a và 2a.
b) Trên cơ sở đồ thị, hãy tính số mol CO2 đã phản ứng với Ca(OH)2 khi biết số mol kết tủa là
0,75a.
Bài tập 181. Cho từ từ V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 15 gam kết
tủa. Tính V.
Hướng dẫn: 3,36 lít và 5,6 lít.
Bài tập 182. Hấp thụ toàn bộ 896ml CO2 (đktc) vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M được bao nhiêu
gam kết tủa?
Hướng dẫn: 2gam.
Bài tập 183. Hấp thụ toàn bộ 0,3mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung
dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Hướng dẫn: giảm 6,8 gam.
a
0 a 2a nCO2
A
0 a 2a nCO2
a
B
0 a 2a nCO2
a
C
0 a 2a nCO2
a
D
0 nCa(OH)2 nCO2
max
nCaCO3
Bài tập 184. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 xM thu được 15,76
gam kết tủa. Tính x.
Hướng dẫn: 0,04M.
Bài tập 185. Cho 0,336 lit khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,01 mol Ca(OH)2 thu được m
gam kết tủa. Tìm m.
Hướng dẫn: 0,5 gam.
2.6. Sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong dạy học
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, bài tập hóa học còn rất ít được sử dụng trong các bước khác
nhau của quá trình dạy học. Giáo viên thường sử dụng bài tập vào cuối giờ học, cuối chương, cuối
học kì, cuối năm học để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Quan niệm như vậy sẽ làm giảm tác dụng của
bài tập hóa học khi dạy học. Giáo viên có thể sử dụng bài tập ở bất cứ nơi nào, lúc nào khi thấy nó
có thể giúp mình thực hiện nhiệm vụ và đạt được mục đích dạy học.
Các bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị cũng vậy, chúng có thể được sử
dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học, từ giới thiệu mục tiêu đến sự đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Tùy theo nội dung của từng bài tập mà giáo viên lựa chọn sử dụng để đạt hiệu quả
cao nhất.
2.6.1. Sử dụng khi mở đầu bài giảng
Yêu cầu của phần mở bài là tạo ra được một cầu logic để đi từ bài cũ sang bài mới, nêu lên được
vấn đề nghiên cứu qua việc làm nổi bật những mâu thuẫn giữa những điều đã biết và điều chưa biết.
Các bài tập được sử dụng trong phần mở đầu bài giảng thường ngắn gọn, không quá phức tạp, để
học sinh có thể hiểu ngay vấn đề cần nghiên cứu.
Giáo viên có thể dùng những bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ ngắn gọn để mở đầu bài giảng.
Ví dụ: Giáo viên có thể mở đầu bài “Công nghiệp silicat” bằng bài tập sau:
Cho vào ống nghiệm 2ml nước cất và 2-3 giọt phenolphtalein, cho tiếp vào 1 thìa thuỷ tinh bột
kính vỡ và lắc đều (hình vẽ).
Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Thành phần của bột kính là gì?
Bài tập này đã dẫn học sinh đi từ kiến thức bài “Silic và hợp chất của silic” sang bài “Công
nghiệp silicat”, và vấn đề mà học sinh cần nghiên cứu ở đây là thành phần của thủy tinh là gì?
Nước + phenolphtalein
Bột kính vỡ
2.6.2. Sử dụng khi xây dựng kiến thức mới
Nếu thay thế việc giảng bài mới của người thầy bằng cách cho học sinh giải bài tập thì các em sẽ
nắm kiến thức sâu hơn và phát triển tính chủ động, sáng tạo của các em. Khi đó, giáo viên sẽ là
người điều kiển tổ chức hoạt động của HS. Đồng thời, GV có thể thu được thông tin phản hồi từ
phía HS để giúp GV điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp. Trong chương trình
hiện nay, có nhiều bài học có thể tiến hành dưới dạng bài tập.
Giáo viên có thể sử dụng những bài tập có HV, SĐ, BB, ĐT chứa đầy đủ các thông tin để trao
đổi với học sinh và từng bước xây dựng kiến thức mới. GV cũng có thể tổ chức cho HS thảo luận
nhóm, hoặc cho cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng nêu vấn đề.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Khái quát về nhóm nitơ”, GV yêu cầu HS dựa vào bảng giới thiệu một số
tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ và trả lời các câu hỏi bên dưới để HS nắm được kiến thức.
Nitơ Photpho Asen Antimon Bitmut
Số hiệu nguyên tử 7 15 33 51 83
Nguyên tử khối 14,01 30,97 74,92 121,75 208,98
Cấu hình eletron lớp
ngoài cùng
2s22p3 3s23p3 4s24p3 5s25p3 6s26p3
Bán kính nguyên tử (nm) 0,070 0,110 0,121 0,140 0,146
Độ âm điện 3,04 2,19 2,18 2,05 2,02
Năng lượng ion hóa thứ
nhất (kJ/mol)
1402 1012 947 834 703
Hãy cho biết:
a) Các nguyên tố nhóm cacbon có điểm gì giống nhau?
b) Nhận xét về số electron ở trạng thái cơ bản và kích thích. Giải thích.
c) Bán kính nguyên tử các nguyên tố nhóm cacbon thay đổi như thế nào?
d) Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
e) Nguyên tố nào dễ bị ion hóa nhất? Nguyên tố nào khó bị ion hóa nhất?
f) Dựa vào cấu hình electron nguyên tử hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố
nhóm nitơ.
g) Dựa vào những tính chất nào trong bảng trên để rút ra kết luận về khả năng oxi hoá giảm từ
nitơ đến bitmut?
h) Khi đi từ nitơ đến bitmut tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào?
Ví dụ 2: Khi dạy phần tính chất vật lí của cacbon, giáo viên có thể đưa ra hình vẽ tinh thể kim
cương và than chì yêu cầu học sinh so sánh tính chất vật lí của chúng, giải thích vì sao chúng lại
khác nhau như thế.
Kim cương Than chì
2.6.3. Sử dụng khi củng cố, vận dụng kiến thức
Việc dùng bài tập để củng cố kiến thức sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức vừa tiếp
thu. Ở cuối mỗi bài, hoặc mỗi phần trong bài, giáo viên có thể dùng bài tập có sử dụng HV, SĐ, BB,
ĐT để giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức vừa học.
Ví dụ 1: Sau khi dạy bài “Photpho”, GV có thể dùng bài tập sau để củng cố.
Hãy mô tả khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ (hình vẽ). Dạng thù hình nào của P
hoạt động mạnh hơn? Viết pthh.
P trắng P đỏ
Lá sắt
Ví dụ 2: Để củng cố và cho HS vận dụng kiến thức sau bài “Axit photphoric và muối
photphat”, GV có thể dùng sơ đồ sau:
Ca3(PO4)2 P P2O5 H3PO4 NaH2PO4 Na2HPO4 Na3PO4
2.6.4. Sử dụng trong giờ luyện tập, ôn tập
Trong bất kì trường hợp nào bài tập dùng cho việc ôn tập cũng nhằm làm cho HS nắm vững,
sâu sắc hơn kiến thức đã học. Các bài tập được dùng khi luyện tập, ôn tập phải giúp HS nắm được
hệ thống kiến thức làm thể hiện được mối liên hệ giữa các yếu tố kiến thức trong hệ thống kiến thức
đã nghiên cứu.
Giáo viên có thể dùng các BT có HV, SĐ, BB, ĐT chưa đầy đủ hoặc chưa đúng để HS bổ
sung, chỉnh lí, từ đó giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Ví dụ 1: Bài “Luyện tập tính chất của photpho và một số hợp chất của photpho”, GV có thể dùng
bảng sau để HS ôn lại và nắm vững kiến thức về photpho.
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
(7)
(8)
Photpho trắng Photpho đỏ
Trạng thái
Màu sắc
Liên kết
Cấu trúc phân tử
Tính tan
Tính độc
Tính chất hóa học
Ví dụ 2: Bài “Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng”, GV có thể dùng bài
tập sau:
Cho các chất sau: Ca(HCO3)2, NaHCO3, Na2CO3, C, CO, CO2, CaCO3. Hãy lập một sơ đồ
chuyển hoá giữa các chất trên và viết các pthh.
2.6.5. Sử dụng trong giờ thực hành
Trong giờ thực hành khi cho HS tiến hành các thí nghiệm, trong bảng tường trình ngoài việc yêu
cầu HS nêu hiện tượng, giải thích, viết pthh, giáo viên nên cho HS vẽ hình các thí nghiệm đã tiến
hành để giúp HS rèn luyện kỹ năng vẽ hình.
Ví dụ: GV có thể yêu cầu HS viết tường trình như sau:
Thí
nghiệm
Cách tiến
hành
Hình vẽ
Giải thích
hiện tượng
Viết
pthh
1. Tên thí
nghiệm
2. Điều
chế NH3
từ NH4Cl
và
Ca(OH)2
2.6.6. Sử dụng trong kiểm tra đánh giá
Trong các đề kiểm tra, đề thi học kì, thi tốt nghiệp phổ thông hay các kì thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp rất hiếm khi cho bài tập có sử dụng hình vẽ, đồ thị. Thế nhưng,
đây là những bài tập góp phần mở rộng, nâng cao kiến thức và giúp HS vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Vì thế, ở các đề kiểm tra, đề thi, GV nên kết hợp bài tập có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT với các
bài tập tính toán để HS phát huy mọi giác quan và các hình thức tư duy.
Ở đây, chúng tôi xin nêu ví dụ 2 đề kiểm tra chỉ sử dụng bài tập có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT.
Ví dụ 1: Giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra 20 phút sau bài “Axit nitric và muối
nitrat” như sau:
NH4Cl và Ca(OH)2
Câu 1: (3 điểm)
Nung 2 ống nghiệm, một ống chứa NaNO3, ống kia chứa Cu(NO3)2.
NaNO3 Cu(NO3)2
Làm thế nào để nhận biết 2 ống nghiệm ban đầu?
Câu 2: (3 điểm)
Viết các pthh thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
NH4NO2 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → N2O
Câu 3: (4 điểm)
Cho vài mảnh đồng tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, thể tích khí NO thu được tương
ứng với thời gian được biểu diễn ở đồ thị sau:
Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a) Trong khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Chậm nhất?
b) Thể tích khí NO sinh ra sau thời gian 20 giây, 30 giây?
c) Sau thời gian bao lâu thì phản ứng kết thúc?
d) Khi phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO thu được là bao nhiêu?
Ví dụ 2: GV có thể cho HS làm bài kiểm tra 45 phút sau chương 3 “Nhóm Cacbon” như sau:
Câu 1: (3 điểm)
Viết các pthh theo sơ đồ sau:
SiO2 Si Na2SiO3 H2SiO3 SiO2 CaSiO3
Câu 2: (2 điểm)
0 5
10
20
10
30
15 20
40
25
50
60
30 35
70
80
40
90
giây
cm3
(1) (2) (3) (5) (6)
(4)
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ.
HCl đặc
(1) (2)
CaCO3
NaHCO3 H2O
a) Vai trò của dung dịch NaHCO3 bão hoà.
b) Khí (1), (2) lần lượt là các khí gì?
c) Sau khi dẫn khí (2) vào ống nghiệm chứa nước và nhúng quỳ tím vào thì hiện tượng gì xảy ra?
d) Nếu đem ống nghiệm trên đun nóng hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
Câu 3: (2 điểm)
Hằng số cân bằng (Kcb) của phản ứng H2O + CO CO2 + H2 (xúc tác: Fe2O3) phụ
thuộc vào nhiệt độ như sau:
Nhiệt độ (oC) 700 800 830 1000 1200 1400
Kcb 0,60 0,90 1,0 1,7 2,6 3,45
Dựa và các giá trị trên cho biết:
a) Ở nhiệt độ nào lượng CO và H2 bằng nhau?
b) Ở nhiệt độ nào thì CO có tính khử lớn hơn H2?
Câu 4: (3 điểm)
a) Vẽ đồ thị biểu diễn số mol kết tủa CaCO3 phụ thuộc vào số mol CO2 bị hấp thụ bởi dd
Ca(OH)2 theo điều kiện sau: dd Ca(OH)2 chứa a mol Ca(OH)2; số mol CO2 bị hấp thụ lần
lượt là: 0; 0,25a; 0,5a; 1a; 1,25a; 1,5a và 2a.
b) Trên cơ sở đồ thị, hãy tính số mol CO2 đã phản ứng với Ca(OH)2 khi biết số mol kết tủa là
0,75a.
2.6.7. Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa
Trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài việc cho HS biểu diễn các thí nghiệm vui, GV có thể
cho HS làm một số BT về HV, SĐ, BB, ĐT để HS vận dụng các kiến thức đã học.
Ví dụ 1: Cho mô hình tinh thể “nước đá khô”.
a) “Nước đá khô” thuộc loại tinh thể gì?
b) Làm thế nào để có “nước đá khô”?
c) “Nước đá khô” dùng để làm gì?
Ví dụ 2: Đồ thị sau biểu diễn thể tích khí nitơ thu được theo thời gian bằng cách phân huỷ
NH4NO2.
Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a) Trong khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Chậm nhất?
b) Thể tích khí nitơ sinh ra sau thời gian 25 giây, 45 giây.
c) Sau thời gian bao lâu thì phản ứng kết thúc?
d) Khi phản ứng kết thúc thì thể tích khí nitơ thu được là bao nhiêu?
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày:
1. Bảy nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT.
2. Năm bước xây dựng hệ thống bài tập hóa học có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT:
- Xác định cấu trúc;
0 10
10
20
20
30
30 40
40
50
50
60
60 70
70
80
80
90
giây
cm3
- Phân tích mục tiêu;
- Thu thập thông tin;
- Tiến hành soạn thảo;
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp và chỉnh sửa.
3. Mục tiêu dạy học chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon”.
4. Hệ thống bài tập hóa học có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon”
gồm 185 bài, trong đó có 110 bài chương “Nhóm nitơ” và 75 bài chương “Nhóm cacbon”.
5. Đề xuất 7 phương thức sử dụng bài tập có HV, SĐ, BB, ĐT trong dạy học.
Các bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị có thể được sử dụng trong tất cả
các bước của quá trình dạy học, từ việc mở đầu bài giảng đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh. Tùy theo nội dung của từng bài tập, tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên lựa chọn
sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TNSP nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng, sử
dụng hệ thống bài tập có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT trong dạy học môn hoá học lớp 11 nâng cao.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi đã lựa chọn 10 lớp (5 lớp thực nghiệm và 5 lớp đối chứng) ở 4 trường thuộc 2 tỉnh
Tiền Giang và Bến Tre để tiến hành thực nghiệm. Với mỗi cặp thực nghiệm, chúng tôi chọn 2 lớp
có trình độ tương đương nhau, trong đó một lớp dạy theo giáo án truyền thống và một lớp dạy theo
giáo án thực nghiệm. Cụ thể các lớp như sau:
Bảng 3.1: Danh sách các trường, lớp và giáo viên dạy thực nghiệm
STT Trường THPT GV dạy TN Lớp TN Lớp ĐC
1 Trương Định-Tiền Giang Nguyễn Thị Ngọc Hải 11A4 11A7
2 Chuyên Tiền Giang Trần Thị Thanh Hà 11K1 11K2
3 Trần Văn Ơn – Bến Tre Nguyễn Thị Trúc Phương 11A1 11A3
4
Chợ Gạo – Tiền Giang
Nguyễn Thị Phúc 11A14 11A4
5 Võ Thị Kiều Hương 11A2 11A1
3.3. Tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Soạn các bài giảng thực nghiệm, sử dụng các bài tập đã tuyển chọn để thiết kế hoạt
động dạy học, gồm 5 bài:
+ Bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 16 – amoniac)
+ Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
+ Bài 14: Photpho
+ Bài 20: Cacbon
+ Bài 24: Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng.
- Bước 2: Trao đổi với giáo viên thực nghiệm về cách thức và phương pháp thực nghiệm ở lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Bước 3: Tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi đã dạy ở các lớp thực nghiệm bằng các bài giảng
thực nghiệm có sử dụng các bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị; còn ở các lớp đối chứng
chúng tôi dạy theo giáo án truyền thống.
- Bước 4: Tổ chức kiểm tra và chấm điểm.
+ Kiểm tra 2 bài: 1 bài 45 phút chương Nhóm nitơ;
1 bài 20 phút chương Nhóm cacbon.
+ Chấm bài theo thang điểm 10.
+ Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm và chia làm bốn nhóm:
Nhóm giỏi : 9 – 10 điểm
Nhóm khá : 7 – 8 điểm
Nhóm trung bình : 5 – 6 điểm
Nhóm yếu kém : dưới 5 điểm.
- Bước 5: Xử lí kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học.
+ Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy;
+ Tính các tham số thống kê đặc trưng;
a) Điểm trung bình cộng ( XTB )
XTB = =
với ni: tần số số HS đạt điểm Xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
Nhóm nào có XTB lớn hơn thì nhóm đó có trình độ cao hơn.
b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu
quanh giá trị trung bình cộng.
S2 = → S =
S càng nhỏ chứng tỏ số liệu phân tán càng ít.
c) Hệ số biến thiên:
V =
Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn.
Nếu V trong khoảng 0 – 10% : độ dao động nhỏ.
Nếu V trong khoảng 10 – 30% : độ dao động trung bình.
Nếu V trong khoảng 30 – 100% : độ dao động lớn.
Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao
động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.
d) Sai số tiêu chuẩn m:
Giá trị trung bình sẽ giao động trong khoảng XTB ± m.
n1X1 + n2X2 + …+ nkXk
n1 + n2 + ….nk
k
∑ niXi
i=1
n
∑ ni(Xi – XTB)
2
n - 1
∑ ni(Xi – XTB)
2
n - 1
S
100%
XTB
e) Đại lượng kiểm định T:
T =
với ntn: số HS lớp thực nghiệm
nđc: số HS lớp đối chứng.
Chọn xác suất α = 0,05.
Tra bảng phân phối student tìm giá trị T α,k với độ lệch tự do k = ntn + nđc – 2.
Nếu T ≥ T α,k thì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
Nếu T ≤ T α,k thì sự khác nhau giữa XTN và XĐC là chưa đủ ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
+ Vẽ đồ thị đường lũy tích.
+ Thông qua thực nghiệm, đánh giá chất lượng hệ thống bài tập đã xây dựng.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ và tham số thống kê đặc trưng
3.4.1.1. Bài kiểm tra thứ nhất (TN1) – chương nhóm nitơ
a. Trường THPT Trương Định
Bảng 3.2: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN1, trường Trương Định)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 1 0.0 2.5 0.0 2.5
3 0 0 0.0 0.0 0.0 2.5
4 1 3 2.5 7.5 2.5 10.0
5 2 6 5.0 15.0 7.5 25.0
6 6 9 15.0 22.5 22.5 47.5
7 9 9 22.5 22.5 45.0 70.0
8 10 7 25.0 17.5 70.0 87.5
9 6 4 15.0 10.0 85.0 97.5
10 6 1 15.0 2.5 100.0 100.0
Tổng 40 40 100.0 100.0
S
m =
n
XTBtn - XTBđc
22
đctn SS
ntn nđc
+
Bảng 3.3: Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Trương Định)
Lớp % YK TB K G
TN 2.5 20.0 47.5 30.0
ĐC 10.0 37.5 40.0 12.5
Bảng 3.4: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Trương Định)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.68 2.38 1.54 20.08 3.05
ĐC 6.58 2.81 1.68 25.50
Chọn α = 0,05 với k = 78 ; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 3,05 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
b. Trường THPT Chuyên Tiền Giang
Bảng 3.5: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN1, trường Chuyên Tiền Giang)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 1 0.0 2.2 0.0 2.2
4 1 4 2.2 8.9 2.2 11.1
5 3 5 6.7 11.1 8.9 22.2
6 7 9 15.6 20.0 24.5 44.2
7 10 9 22.2 20.0 46.7 62.2
8 8 8 17.8 17.8 64.5 80.0
9 6 5 13.3 11.1 77.8 91.1
10 10 4 22.2 8.9 100.0 100.0
Tổng 45 45 100.0 100.0
Bảng 3.6: Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Chuyên Tiền Giang)
Lớp % YK TB K G
TN 2.2 22.2 40.0 35.6
ĐC 11.1 31.1 37.8 20.0
Bảng 3.7: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Chuyên Tiền Giang)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.76 2.83 1.68 21.66 2.36
ĐC 6.89 3.28 1.81 26.29
Chọn α = 0,05 với k = 88 ; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 2,36 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
c. Trường THPT Trần Văn Ơn
Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN1, trường Trần Văn Ơn)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 1 0.0 2.3 0.0 2.3
4 1 4 2.3 9.1 2.3 11.4
5 3 4 7.0 9.1 9.3 20.5
6 3 12 7.0 27.3 16.3 47.7
7 9 11 20.9 25.0 37.2 72.7
8 12 9 27.9 20.5 65.1 93.2
9 8 3 18.6 6.8 83.7 100.0
10 7 0 16.3 0.0 100.0 100.0
Tổng 43 44 100.0 100.0
Bảng 3.9: Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Trần Văn Ơn)
Lớp % YK TB K G
TN 2.3 14.0 48.8 34.9
ĐC 11.4 36.4 45.5 6.8
Bảng 3.10: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Trần Văn Ơn)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.86 2.36 1.54 19.55 4.17
ĐC 6.52 2.13 1.46 22.37
Chọn α = 0,05 với k = 85 ; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 4,17 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
d. Trường THPT Chợ Gạo
* GV dạy: Nguyễn Thị Phúc
Bảng 3.11: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 2 0.0 4.8 0.0 4.8
4 0 2 0.0 4.8 0.0 9.5
5 4 6 9.3 14.3 9.3 23.8
6 7 12 16.3 28.6 25.6 52.4
7 6 8 14.0 19.0 39.5 71.4
8 10 7 23.3 16.7 62.8 88.1
9 9 3 20.9 7.1 83.7 95.2
10 7 2 16.3 4.8 100.0 100.0
Tổng 43 42 100.0 100.0
Bảng 3.12: Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Lớp % YK TB K G
TN 0.0 25.6 37.2 37.2
ĐC 9.5 42.9 35.7 11.9
Bảng 3.13: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.79 2.50 1.58 20.31 3.51
ĐC 6.55 2.79 1.67 25.50
Chọn α = 0,05 với k = 83; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 3,51 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
*GV dạy: Võ Thị Kiều Hương
Bảng 3.14: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 2 0.0 5.0 0.0 5.0
4 3 8 7.3 20.0 7.3 25.0
5 2 8 4.9 20.0 12.2 45.0
6 5 10 12.2 25.0 24.4 60.0
7 11 7 26.8 17.5 52.2 77.5
8 13 3 31.7 7.5 83.0 95.0
9 6 2 14.6 5.0 97.6 100.0
10 1 0 2.4 0.0 100.0 100.0
Tổng 41 40 100.0 100.0
Bảng 3.15: Kết quả học tập của học sinh (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Lớp % YK TB K G
TN 7.3 17.1 58.5 17.1
ĐC 25.0 45.0 25.0 5.0
Bảng 3.16: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.24 2.09 1.45 19.96 4.55
ĐC 5.73 2.36 1.54 26.80
Chọn α = 0,05 với k = 79; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 4,55 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
3.4.1.2. Bài kiểm tra thứ hai (TN2) – chương nhóm cacbon
a. Trường THPT Trương Định
Bảng 3.17: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN2, trường Trương Định)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
4 0 3 0.0 7.5 0.0 7.5
5 2 5 5.0 12.5 5.0 20.0
6 2 7 5.0 17.5 10.0 37.5
7 7 7 17.5 17.5 27.5 55.0
8 10 9 25.0 22.5 52.5 77.5
9 10 7 25.0 17.5 77.5 95.0
10 9 2 22.5 5.0 100.0 100.0
Tổng 40 40 100.0 100.0
Bảng 3.18: Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Trương Định)
Lớp % YK TB K G
TN 0 10 42.5 47.5
ĐC 7.5 30 40 22.5
Bảng 3.19: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Trương Định)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 8.28 1.95 1.4 16.86 3.49
ĐC 7.08 2.79 1.67 23.59
Chọn α = 0,05 với k = 78; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 3,49 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
b. Trường THPT Chuyên Tiền Giang
Bảng 3.20: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN2, trường Chuyên Tiền Giang)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
4 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
5 1 5 2.2 11.1 2.2 11.1
6 4 8 8.9 17.8 11.1 28.9
7 8 7 17.8 15.6 28.9 44.4
8 11 11 24.4 24.4 53.3 68.9
9 8 9 17.8 20.0 71.1 88.9
10 13 5 28.9 11.1 100.0 100.0
Tổng 45 45 100.0 100.0
Bảng 3.21: Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Chuyên Tiền Giang)
Lớp % YK TB K G
TN 0.0 11.1 42.2 46.7
ĐC 0.0 28.9 40.0 31.1
Bảng 3.22: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Chuyên Tiền Giang)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 8.33 2.00 1.41 16.98 2.41
ĐC 7.58 2.36 1.54 20.27
Chọn α = 0,05 với k = 88; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 2,41 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
c. Trường THPT Trần Văn Ơn
Bảng 3.23: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN2, trường Trần Văn Ơn)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
4 0 2 0.0 4.5 0.0 4.5
5 0 5 0.0 11.4 0.0 15.9
6 5 11 11.6 25.0 11.6 40.9
7 8 9 18.6 20.5 30.2 61.4
8 9 7 20.9 15.9 51.1 77.3
9 12 6 27.9 13.6 79.1 90.9
10 9 4 20.9 9.1 100.0 100.0
Tổng 43 44 100.0 100.0
Bảng 3.24: Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Trần Văn Ơn)
Lớp % YK TB K G
TN 0 11.6 39.6 48.8
ĐC 4.5 36.4 36.4 22.7
Bảng 3.25: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Trần Văn Ơn)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 8.28 1.73 1.32 15.88 3.76
ĐC 7.09 2.64 1.62 22.90
Chọn α = 0,05 với k = 85; 1,98 < T α,k <2,00
Ta có T = 3,76 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
d. Trường THPT Chợ Gạo
*GV dạy TN: Nguyễn Thị Phúc
Bảng 3.26: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
4 0 1 0.0 2.4 0.0 2.4
5 1 5 2.3 11.9 2.3 14.3
6 4 10 9.3 23.8 11.6 38.1
7 10 6 23.3 14.3 34.9 52.4
8 8 9 18.6 21.4 53.5 73.8
9 11 7 25.6 16.7 79.1 90.5
10 9 4 20.9 9.5 100.0 100.0
Tổng 43 42 100.0 100.0
Bảng 3.27: Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Lớp % YK TB K G
TN 0 11.6 41.9 46.5
ĐC 2.4 35.7 35.7 26.2
Bảng 3.28: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 8.19 1.92 1.38 16.91 2.74
ĐC 7.29 2.65 1.63 22.32
Chọn α = 0,05 với k = 83; 1,98 < T α,k < 2,00
Ta có T = 2,74 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
*GV dạy TN: Võ Thị Kiều Hương
Bảng 3.29: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ
(bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
3 0 3 0.0 7.5 0.0 7.5
4 3 5 7.3 12.5 7.3 20.0
5 5 9 12.2 22.5 19.5 42.5
6 7 8 17.1 20.0 36.6 62.5
7 9 9 22.0 22.5 58.6 85.0
8 8 4 19.5 10.0 78.0 95.0
9 5 1 12.2 2.5 90.2 97.5
10 4 1 9.8 2.5 100.0 100.0
Tổng 41 40 100.0 100.0
Bảng 3.30: Kết quả học tập của học sinh (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Lớp % YK TB K G
TN 7.3 29.3 41.4 22.0
ĐC 20.0 42.5 32.5 5.0
Bảng 3.31: Các tham số thống kê đặc trưng (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
Lớp XTB S
2 S V T
TN 7.10 2.75 1.66 23.69 3.29
ĐC 5.90 2.64 1.62 27.54
Chọn α = 0,05 với k = 79; 1,98 < T α,k < 2,00
Ta có T = 3,29 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
3.4.1.3. Tổng hợp hai bài thực nghiệm
Bảng 3.32: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích luỹ (tổng hợp 2 bài TN)
Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi
trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2 0 1 0.0 0.2 0.0 0.2
3 0 9 0.0 2.1 0.0 2.4
4 9 32 2.1 7.6 2.1 10.0
5 23 58 5.4 13.7 7.5 23.7
6 50 96 11.8 22.7 19.3 46.4
7 87 82 20.5 19.4 39.8 65.9
8 99 74 23.3 17.5 63.2 83.4
9 81 47 19.1 11.1 82.3 94.5
10 75 23 17.7 5.5 100.0 100.0
Tổng 424 422 100.0 100.0
Bảng 3.33: Kết quả học tập của học sinh (tổng hợp 2 bài TN)
Lớp % YK TB K G
TN 2.1 17.2 43.9 36.8
ĐC 10.0 36.5 37.0 16.5
Bảng 3.34: Các tham số thống kê đặc trưng (tổng hợp 2 bài TN)
Lớp XTB ± m S
2 S V T
TN 7.86 ± 0,08 2.39 1.55 19.66 10.1
ĐC 6.73 ± 0,08 2.91 1.71 25.34
Chọn α = 0,05 với k = 844; T α,k =1,96
Ta có T = 10.1 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
3.4.2.1. Bài kiểm tra thứ nhất (TN1) – chương nhóm nitơ
Hình 3.1: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN1, trường Trương Định)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.2: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN1, trường Chuyên Tiền Giang)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.3: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN1, trường Trần Văn Ơn)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.4: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.5: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN1, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
3.4.2.2. Bài kiểm tra thứ hai (TN2) – chương nhóm cacbon
Hình 3.6: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN2, trường Trương Định)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.7: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN2, trường Chuyên Tiền Giang)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.8: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN2, trường Trần Văn Ơn)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.9: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN1)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.10: Đồ thị đường luỹ tích (bài TN2, trường Chợ Gạo, cặp TN2)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
3.4.2.3. Tổng hợp hai bài thực nghiệm
Hình 3.11: Đồ thị đường luỹ tích (tổng hợp 2 bài TN)
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu TN cho thấy:
- Điểm trung bình cộng của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC, chứng tỏ lớp TN có kết quả học
tập cao hơn lớp ĐC.
- Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp TN cao hơn các lớp đối chứng.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC, điều này cho thấy chất lượng lớp TN đều
hơn lớp ĐC.
- Hệ số kiểm định T > T α,k , vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là có ý
nghĩa về mặt thống kê.
- Đồ thị đường luỹ tích của lớp TN luôn nằm ở bên phải và dưới lớp ĐC, nghĩa là lớp TN có kết
quả học tập cao hơn lớp ĐC.
Như vậy, việc sử dụng các bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là rất cần thiết để góp
phần đa dạng hệ thống bài tập hóa học phổ thông và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
*Ý kiến của một số giáo viên và học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm.
Sau khi tiến hành TN chúng tôi đã nhận được ý kiến của một số GV và HS như sau:
- Cô Nguyễn Thị Phúc - GV trường THPT Chợ Gạo - nhận xét: HS lớp cô thực nghiệm rất thích
thú với những dạng BT này, nhất là BT về hình vẽ và đồ thị, lớp còn đề nghị cô cho thêm nhiều BT
thế này nữa.
- Cô Nguyễn Thị Ngọc Hải - GV trường THPT Trương Định - cho rằng: BT về hình vẽ, sơ đồ,
biểu bảng, đồ thị trong chương trình phổ thông có nhưng không nhiều và GV cũng ít sử dụng. Khi
tôi dạy những giáo án thực nghiệm này HS rất thích vì lạ và được học thêm nhiều dạng BT mới.
- Em Phan Thị Mai Nhi – HS lớp 11A2, trường THPT Chợ Gạo - cho biết: Từ trước tới giờ những
BT về sơ đồ và biểu bảng thì thầy cô cho tụi em giải khá nhiều, nhưng BT về hình vẽ và đồ thị thì rất
hiếm, ngay cả những BT về hình vẽ và đồ thị có sẵn trong SBT cũng hay bị bỏ qua vì những BT này
không có thi. Sau khi giải những bài tập cô cho em cảm thấy rất thích, em cảm thấy hoá học rất gần
gũi với thực tế.
- Em Huỳnh Minh Phụng – HS lớp 11A1, trường THPT Chợ Gạo – tâm sự: Tự nhiên Cô cho lớp
em làm 2 bài kiểm tra lạ quá, từ trước tới nay tụi em chỉ thường làm BT về tính toán là nhiều, chứ
chưa khi nào làm bài kiểm tra hoá có hình vẽ, đồ thị cả, chắc là điểm của em không cao. Nhưng sau
khi cô cho đáp án thì em thấy cũng không khó, chỉ cần chịu khó suy nghĩ và vận dụng lí thuyết cô đã
dạy thì sẽ làm được. Hơn nữa, khi làm những BT về HV em cứ tưởng tượng như mình đang làm một
thí nghiệm thực sự vậy. Em thấy thích lắm!
* Ý kiến của GV về việc sử dụng bài tập giúp học sinh dễ dàng gắn lý thuyết với thực tiễn,
góp phần phát triển tư duy và nâng cao năng lực nhận thức.
Cùng với việc điều tra thực trạng tình hình sử dụng bài tập có HV, SĐ, BB, ĐT ở trường THPT,
chúng tôi cũng đã trưng cầu ý kiến của 72 GV về việc sử dụng bài tập giúp học sinh dễ dàng gắn lý
thuyết với thực tiễn, góp phần phát triển tư duy và nâng cao năng lực nhận thức (phụ lục 10). Sau
khi trưng cầu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.35. Ý kiến của giáo viên về mức độ tác dụng của các dạng bài tập.
Số
thứ tự
Dạng bài tập
Mức độ tác dụng
Rất tốt Tốt Trung
bình
Ít
1 Bài tập thực tiễn 44
(61,1%)
27
(37,5%)
1
(1,4%)
0
(0%)
2 Bài tập thực nghiệm 30
(41,7%)
35
(48,6%)
7
(9,7%)
0
(0%)
3 Bài tập có sử dụng hình vẽ 23
(31,9%)
33
(45,8%)
15
(20,8%)
1
(1,4%)
4 Bài tập có sử dụng sơ đồ 15
(20,8%)
35
(48,6%)
22
(30,6%)
0
(0%)
5 Bài tập có sử dụng đồ thị 12
(16,7%)
33
(45,8%)
25
(34,7%)
2
(2,8%)
6 Bài tập có sử dụng biểu
bảng
3
(4,2%)
42
(58,3%)
24
(33,3%)
3
(4,2%)
7 Bài tập tính toán 13
(18,1%)
33
(45,8%)
20
(27,8%)
6
(8,3%)
Qua kết quả trên cho thấy, phần đông GV đều cho rằng, ngoài BT thực tiễn và BT thực nghiệm
giúp học sinh dễ dàng gắn lý thuyết với thực tiễn, góp phần phát triển tư duy và nâng cao năng lực
nhận thức cho HS, thì các BT về HV, SĐ, BB, ĐT cũng góp phần không kém.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày:
1. Mục đích thực nghiệm: nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất.
2. Đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi đã chọn 10 lớp (5lớp TN và 5 lớp ĐC) thuộc 4 trường phổ
thông ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre để tiến hành thực nghiệm với tổng số 423 học sinh.
3. Tiến hành thực nghiệm: số giáo án thực nghiệm là 5, số bài kiểm tra là 2, tổng số bài làm của HS
là 846.
4. Phân tích kết quả:
+ Điểm trung bình của học sinh các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng.
+ Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Chất lượng học tập lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.
+ Đồ thị đường luỹ tích của lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và dưới lớp đối chứng.
+ Hệ số kiểm định T luôn lớn hơn T α,k , chứng tỏ sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc xây dựng và sử dụng các bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu
bảng, đồ thị là rất cần thiết để đa dạng hệ thống bài tập hóa học phổ thông và góp phần nâng cao
chất lượng học tập cho học sinh.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những
vấn đề về lí luận và thực tiễn sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu một số vấn đề về phương tiện trực quan: khái niệm, phân loại, vai trò và việc sử
dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học.
- Tìm hiểu một số vấn đề về bài tập hoá học: định nghĩa, phân loại, tác dụng của bài tập hóa học,
việc sử dụng và các phương hướng xây dựng bài tập hóa học mới.
- Nghiên cứu về khái niệm, phân loại, vai trò của bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ
thị.
- Phân tích số lượng bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị so với hệ thống BTHH
phổ thông: chiếm 6,71% đối với chương trình nâng cao và 3,83% đối với chương trình cơ bản.
- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong giảng dạy
hoá học phổ thông.
+ 75% giáo viên cho rằng số lượng bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị hiện
nay là ít.
+ 100% giáo viên cho rằng việc bổ sung bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là
cần thiết.
+ 73,6% giáo viên ít sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong dạy học hóa
học.
1.2. Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
- Đề xuất 7 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là:
phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học; phải bám sát nội dung học tập; phải đảm bảo tính chính
xác, khoa học, hiện đại; phải đảm bảo tính logic, hệ thống; đảm bảo tính sư phạm; hình vẽ đúng
quy chuẩn và phải phù hợp với trình độ, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị theo 5 bước:
+ Xác định cấu trúc hệ thống bài tập.
+ Phân tích mục tiêu dạy học.
+ Thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập.
+ Tiến hành soạn thảo.
+ Lấy ý kiến của đồng nghiệp và chỉnh sửa.
- Tìm hiểu mục tiêu của chương Nhóm nitơ và Nhóm cacbon.
- Xây dựng hệ thống 185 bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị của 2
chương: 110 bài chương Nhóm nitơ và 75 bài chương Nhóm cacbon.
- Đề xuất 7 phương thức sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong dạy học hoá
học kèm theo ví dụ minh họa.
1.3. Thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
Chúng tôi đã tiến hành:
- Dạy 5 giáo án có sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị với 5 cặp thực nghiệm ở 4
trường thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (423 học sinh).
- Cho học sinh làm 2 bài kiểm tra, chấm điểm 846 bài kiểm tra và xử lí số liệu.
- Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy việc sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
là rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả thu được của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị
sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đưa thêm nhiều bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong sách giáo khoa và sách
bài tập hoá học phổ thông, nhất là bài tập về hình vẽ và đồ thị.
- Cần tăng cường các bài tập có sử dụng hình vẽ, biểu bảng, đồ thị trong các kì thi tốt nghiệp trung
học phổ thông cũng như các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Trong các kì thi học kì (nếu Sở Giáo dục và Đào tạo ra đề) nên đưa vào các bài tập có sử dụng
hình vẽ, đồ thị, biểu bảng.
- Tổng hợp từ các trường để lập ngân hàng bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị cho
giáo viên.
2.3. Với giáo viên ở trường phổ thông
- Khai thác có hiệu quả các bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong sách giáo
khoa và sách bài tập.
- Tìm và dạy cho học sinh thêm nhiều bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị ngoài
các bài sẵn có trong sách giáo khoa và sách bài tập.
- Trong các kì thi (nếu giáo viên ra đề) hoặc kiểm tra trong lớp, giáo viên nên cho bài tập có sử
dụng hình vẽ, biểu bảng, đồ thị để học sinh được mở rộng và vận dụng nhiều kiến thức hơn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi nhận
thấy rằng bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị cần được bổ sung và tăng cường sử
dụng để góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi hy vọng rằng công trình này có
thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền
giáo dục nước nhà. Đó là việc đào tạo ra thế hệ thanh niên có khả năng sáng tạo giải quyết những
vấn đề thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2008), Giúp trí nhớ chuỗi phản ứng hóa học, NXB ĐHSP.
2. Ngô Ngọc An (2008), Nhận biết- tách các chất ra khỏi hỗn hợp, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT thông
qua hệ thống bài tập hoá học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trịnh văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Văn Biều (2000) Giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
7. Trịnh văn Biều (2002), Lí luận dạy học hoá học, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn hoá học.
9. Trịnh Văn Biều (CB) (2001), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
10. Phạm Đức Bình (2007), Phương pháp giải bài toán hoá phi kim, NXB Giáo dục.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo
khoa 11 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.
12. Trịnh Quang Cảnh (2010), “Sử dụng đồ thị hàm số bậc nhất khi giải BTHH”, Hóa học và ứng
dụng, (8), tr. 9-16.
13. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
môn hóa học 11, NXB Hà Nội.
14. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục
Hà Nội.
15. Từ Sỹ Chương (2008), “Sử dụng phương pháp khảo sát đồ thị để nhẩm nhanh kết quả trong BT
trắc nghiệm”, Hóa học và ứng dụng, (9), tr.3-4.
16. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học - Một số
vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
17. Nguyễn Cương (CB) (2008), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học – phương
pháp dạy học hoá học tập 3, NXB Đại học Sư phạm.
18. Trần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thí nghiệm hoá học 11, NXB Giáo dục.
19. Nguyễn Hữu Đỉnh (CB) (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục.
20. Bùi Xuân Đông (2010), “Một số sơ đồ phản ứng vui nhằm giúp HS củng cố - bổ sung những
kiến thức đã học”, Hóa học và ứng dụng, (3), tr.22-24.
21. Cao Cự Giác (2009), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học – tập 1 – hóa học vô cơ, NXB
Giáo dục.
22. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB giáo dục.
23. Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng
thí nghiệm trong chương trình hoá học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích
cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
24. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ – tập 2 , NXB giáo dục.
25. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (1998), Rèn luyện kỹ năng vẽ hình và sử dụng hình vẽ cho sinh viên
khoa hoá trường Đại học Sư phạm, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
26. Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập hoá học
trung học phổ thông- tập 1- hoá học đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục.
27. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng
trong chương trình - sách giáo khoa hoá học phổ thông, bộ môn PPGD khoa Hoá học trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, NXB Giáo dục.
29. Trần Thị Tố Quyên (2008), “Giải toán nhanh bằng phương pháp đồ thị”, Hóa học và ứng dụng,
(8), tr. 9-10.
30. Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí Kiên (2008), Hỏi đáp hoá học 11, NXB Giáo dục.
31. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học phổ thông, NXB Khoa học kỹ
thuật.
32. Trương Đăng Thái (2001), Sử dụng sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ trong giải bài tập hoá học ở phổ
thông trung học, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
33. Quan Hán Thành (2003), Ôn tập và hệ thống hóa nhanh giáo khoa hóa vô cơ, NXB Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
34. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong hóa học - Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004 – 2007), NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
35. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2000), Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ trong giảng dạy hoá học ở phổ
thông trung học, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
36. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2006), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
37. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2006), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
38. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2007), Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.
39. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
40. Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
41. Lê Xuân Trọng (CB) (2006), Bài tập hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
42. Lê Xuân Trọng (CB) (2007), Bài tập hoá học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.
43. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) (2006), Hoá học 10, NXB Giáo dục.
44. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) (2006), Hoá học 11, NXB Giáo dục.
45. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) (2007), Hoá học 12, NXB Giáo dục.
46. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Bài tập hoá học 10, NXB Giáo dục.
47. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Bài tập hoá học 11, NXB Giáo dục.
48. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2007), Bài tập hoá học 12, NXB Giáo dục.
49. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hoá học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
50. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hoá học ở
trường phổ thông, NXB Giáo dục.
51. Nguyễn Xuân Trường (2007), Ôn luyện kiến thức hoá học đại cương và vô cơ trung học phổ
thông, NXB Giáo dục.
52. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB
Đại học Sư phạm.
53. Nguyễn Xuân Trường (CB), Tài liệu bồi dưỡng thương xuyên giáo viên trung học phổ thông chu
kỳ III (2004-2007) Hóa học, NXB Đại học sư phạm.
54. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
55. Nguyễn Phú Tuấn (2000), Cải tiến dụng cụ, phương pháp tiến hành thí nghiệm và sử dụng thiết bị
dạy học để nâng chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi, Luận án
tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
56. Nguyễn Phú Tuấn (2008), Luyện tập trắc nghiệm hoá học vô cơ (dùng cho lớp 10, 11, 12 và ôn
thi đại học, cao đẳng ), NXB Giáo dục.
57. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
58. Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn môn hóa học lớp 11 THPT,
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
59. Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ – tập 1- các nguyên tố phi kim, NXB khoa học và kỹ
thuật.
60. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
61. www.hoahoc.org
62. www.tailieu.vn
63. www.tulieu.violet.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH061.pdf