CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có tính xã hội xâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Hiện nay, môi trường là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành trên thế giới quan tâm vì rằng sau những thành tựu đáng kể về kinh tế thì hậu quả để lại cho môi trường là một con số rất lớn về những tác động và hậu quả do con người gây ra cho môi trường, các nước đã có những quan tâm và đầu tư thích đáng cho vấn đề môi trường, và khoa học hiện đại cũng góp phần không nhỏ trong việc tìm kiếm và thực thi những giải pháp cho vần đề môi trường. Tuy nhiên cho đến nay sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ vẫn chưa hứa hẹn các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề môi trường mà chỉ góp phần hạn chế tối thiểu tốc độ phá hủy môi trường.
Môi trường ô nhiễm là vấn đề thời sự đang rất nóng hổi trên các diễn đàn thông tin đại chúng khi gần đây chúng ta phát hiện ra hàng loạt vụ gây ô nhiễm môi trường của một số doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể đặt vấn đề môi trường ra ngoài chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo điều này các doanh nghiệp cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình. Đó là lý do sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), và đây là công cụ giúp doanh nghiệp sử dụng để chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối phó thụ động thực hiện các yêu cầu pháp lý liên quan. Thông qua việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng và vượt qua những rào cản kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Đứng trước thực tế đó, Công ty TNHH Công Nghệ Ức Thái là một trong những công ty hoạt động về ngành cáp điện và là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nên việc làm sao tạo thương hiệu và sản phẩm của mình xâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế là điều rất cần thiết. Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều nên làm, điều này giúp cho công ty nâng cao hình ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản xuất. Ngoài ra nó còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, vấn đề ISO 14001 còn khá mới mẻ và muốn áp dụng thì phải gặp khá nhiều khó khăn đòi hỏi nhiều đầu tư về tiền bạc cũng như nhân lực được đào tạo chính quy về môi trường. Hiện nay trong ngành cáp điện có rất ít công ty đạt TCVN ISO 14001 như cáp Cadivi, Cáp điện Sacom, . Chiếm khoảng 14% tổng số doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động về lĩnh vực cáp điện trong nước. Trong tương lai công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái sẽ xem xét và áp dụng ISO 14001 vì đây là nhà máy được đánh giá là tương đối lớn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật hiện đại hơn cùng với lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trước khi triển khai áp dụng chính thức, cần phải có những đánh giá cụ thể về khả năng áp dụng của công ty theo các yêu cầu trong điều khoản của HTQLMT ISO 14001 và những đề xuất bước đầu nhằm giúp nhà quản lý và hoạch định chiến lược của công ty có những quyết định phù hợp.
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Hỗ trợ Công ty xây dựng một HTQLMT toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo vệ môi trường, kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, em tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
· Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 vào quản lý môi trường tại Công ty TNHH Công Nghệ Ức T hái.
· Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH Công Nghệ Ức Thái.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH Công Nghệ Ức Thái sử dụng TCVN ISO 14001:2010. Để đơn giản, toàn bộ luận văn thống nhất sử dụng ISO 14001.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
· Nghiên cứu tiến trình áp dụng ISO 14001 trong việc xây dựng HTQLMT tại doanh nghiệp.
· Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010.
· Đánh giá hoạt động kinh doanh, sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại doanh nghiệp.
· Đánh giá hiện trạng môi trường và xem xét những bất cập trong công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái, từ đó đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại Công ty.
· Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 dựa trên tình hình thực tế tại Công ty.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.1.1. Khung nghiên cứu
Giải thích:
Để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, trước hết cần khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường như nước sử dụng, nhiên liệu, năng lượng, các chất thải, phát thải nhiệt, và hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty đã có và đang áp dụng (như nước thải, chất thải rắn, sự cố, ). Kết hợp với việc so sánh về những đáp ứng của Công ty so với yêu cầu của các điều khoản trong tiêu chuẩn đề đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010. Dựa vào các hoạt động của các bộ phận để xác định các KCMT có ý nghĩa và tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty.
1.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2010, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
· Thu thập thông tin từ sách, báo, thư viện, internet
· Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn từ công ty và các chuyên ngành có liên quan
- Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
- Phương pháp khảo sát thực tế
· Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong xương sản xuất
· Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong phân xưởng các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả khảo sát – điều tra về hiện trạng môi trường được phân tích, so sánh dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Từ đó, đưa ra hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho Công ty.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Công nghệ Ức Thái, tọa lạc tại KCN Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Do hiện tại Công ty chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 nên trong quá trình thực hiện khóa luận thì các vấn đề nghiên cứu như: tình trạng ô nhiễm, giải pháp kiểm soát ô nhiễm đã thực hiện và những giải pháp tiếp theo được đề xuất trong khóa luận nhằm đánh giá, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Công Nghệ Ức Thái được xây dựng trên quan điểm ISO 14001.
1.3. Kết cấu của đồ án
Kết cấu của đồ án gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Mở đầu
Bao gồm phần đặt vấn đề, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Giới thiệu ISO và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, nêu các hiện trạng áp dụng HTQLMT trong nước và thế giới, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001, các quy trình khi thực hiện ISO 14001.
Chương 3: Hiện trạng sản xuất và quản lý môi trường tại Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái.
Trình bày hiện trạng sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường trong công ty, các biện pháp giảm thiểu mà công ty đã áp dụng, phân tích sự tương đương giữa 2 tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quản lý môi trường.
Chương 4: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái.
Khảo sát năng lực quản lý môi trường của công ty, khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010, khảo sát và đánh giá khả năng đáp ứng của công ty đối với các tiêu chuẩn ISO 14001, từ đó xây dựng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
Chương 5: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái.
Sau khi xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, trong chương này sẽ tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty Cao Ức Thái
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
133 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4161 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 Cho Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái, khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hưởng điện trường xung quanh
Ảnh hưởng chất lượng không khí
3
4
2
2
1
1
2
15
X
Sử dụng tủ lạnh, máy lạnh
Phát sinh khí CFC
Phát sinh nhiệt
Phá hủy tầng ô zôn
Ảnh hưởng sức khỏe
Hiệu ứng nhà kính
3
4
6
4
1
1
2
21
Có ý nghĩa tiềm năng
Vận chuyển hàng hóa
Phát sinh nhiệt
Ảnh hưởng sức khỏe
Nóng lên toàn cầu
3
4
6
2
1
1
2
19
X
Kho lưu giữ thành phẩm
Nguy cơ cháy nổ
Ô nhiễm không khí, đất, nước
Ảnh hưởng sức khỏe
Tác động lên hệ động thực vật
3
4
4
4
1
1
2
19
X
Khu
Hoạt động
Khía cạnh
Tác động
Đánh giá mức độ tác động
Kết quả
Kết luận
A*3
B*2
C*2
D*2
E*2
F
G
H*2
Tổng cộng
Chưa ý nghĩa
Có ý nghĩa
Phân xưởng A (đúc đồng)
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
Cạn kiệt tài nguyên
Ảnh hưởng sức khỏe
Thay đổi dòng chảy
Mưa acid
Hiệu ứng nhà kính
6
4
6
4
2
1
4
27
X
Sử dụng nước
Tiêu thụ nước
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm đất, nước
Tác động đến hệ động thực vật
3
4
4
2
1
1
4
19
X
Sử dụng nhiên liệu (than, dầu,…)
Tiêu thụ nhiên liệu
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm không khí
Nguy cơ cháy nổ
Hiệu ứng nhà kính
3
4
6
4
1
1
4
23
Có ý nghĩa tiềm năng
Lò nấu, lò hấp
Phát thải nhiệt
Ảnh hưởng sức khỏe
Nguy cơ cháy nổ
Nóng lên toàn cầu
Tác động đến hệ động thực vật
6
4
6
4
1
1
2
24
Có ý nghĩa tiềm năng
Chạy máy phát điện
Rung động
Ảnh hưởng sức khỏe
Chất lượng lao động
3
4
2
2
3
1
2
17
X
Nước giải nhiệt
Nước thải
Ô nhiễm nước, đất
Ảnh hưởng sức khỏe con người và sinh vật
6
4
2
2
1
1
4
20
Có ý nghĩa tiềm năng
Khu
Hoạt động
Khía cạnh
Tác động
Đánh giá tác động
Kết quả
Kết luận
A*3
B*2
C*2
D*2
E*2
F
G
H*2
Tổng cộng
Chưa ý nghĩa
Có ý nghĩa
Phân xưởng B
(gia công)
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
Cạn kiệt tài nguyên
Ảnh hưởng sức khỏe
Thay đổi dòng chảy
Mưa acid
Hiệu ứng nhà kính
3
4
6
4
2
1
4
24
X
Sử dụng nước
Tiêu thụ nước
Nước thải
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm nước, đất
Tác động đến hệ động thực vật
Ảnh hưởng sức khỏe
3
4
4
2
1
1
4
19
X
Sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất
Tiếng ồn
Ảnh hưởng thính giác
Chất lượng cuộc sống, lao động
9
6
2
4
2
1
2
26
X
Dầu nhớt từ máy móc (giẻ lau)
Chất thải nguy hại
Ảnh hưởng sức khỏe
Ô nhiễm đất
3
2
4
2
4
2
1
2
20
Có ý nghĩa tiềm năng
Máy móc, thiết bị
Phát sinh nhiệt
Ảnh hưởng sức khỏe
Nguy cơ cháy nổ
Nóng lên toàn cầu
Tác động lên hệ động thực vật
3
4
6
2
2
1
2
20
Có ý nghĩa tiềm năng
Khu
Hoạt động
Khía cạnh
Tác động
Đánh giá tác động
Kết quả
Kết luận
A*3
B*2
C*2
D*2
E*2
F
G
H*2
Tổng cộng
Chưa ý nghĩa
Có ý nghĩa
Phân xưởng C
(đóng gói)
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
Cạn kiệt tài nguyên
Ảnh hưởng sức khỏe
Thay đổi dòng chảy
Mưa acid
Hiệu ứng nhà kính
6
4
6
4
2
1
4
27
x
Sử dụng nước
Tiêu thụ nước
Nước thải
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm nước, đất
Tác động đến hệ động thực vật
Ảnh hưởng sức khỏe
3
4
4
2
1
1
4
19
X
Đầu cáp, vỏ cáp thải, bao bì thải
Chất thải rắn
Cạn kiệt tài nguyên
Mất cân bằng sinh thái
3
2
4
2
1
1
4
17
X
Đèn neon sau khi sử dụng
Chất thải nguy hại
Ảnh hưởng sức khỏe
Ô nhiễm đất
3
4
2
2
2
1
1
2
17
X
Cất giữ thành phẩm
Nguy cơ cháy nổ
Ô nhiễm không khí, đất, nước
Ảnh hưởng sức khỏe
Tác động lên hệ động thực vật
3
4
4
4
1
1
2
19
X
Bảng 4.4- Danh sách các KCMT có ý nghĩa
STT
Khu
Hoạt động
Khía cạnh
Kết quả
Có ý nghĩa tiềm năng
Có ý nghĩa
01
Nhà ăn, khuôn viên
Vệ sinh tẩy rửa, nước thải từ hoạt động nấu ăn, sinh hoạt
Nước thải
28
X
02
Phân xưởng A
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
27
X
03
Phân xưởng B
Sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất
Tiếng ồn
26
X
04
Phân xưởng A
Lò nấu, lò hấp
Phát thải nhiệt
24
X
05
Khu hành chánh, phân xưởng C
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
24
X
06
Nhà ăn, khuôn viên
Sử dụng điện
Tiêu thụ điện
Chập điện
23
X
07
Nhà ăn, khuôn viên
Sử dụng nhiên liệu (gas, than,…)
Tiêu thụ nhiên liệu
Khói
Nổ bình
23
X
08
Phân xưởng A
Sử dụng nhiên liệu (than, dầu,…)
Tiêu thụ nhiên liệu
23
X
09
Nhà ăn, khuôn viên, hành chánh, kỹ thuật
Đèn neon, pin, mực in,… sau khi sử dụng
Chất thải độc hại
22
X
10
Hành chánh, kỹ thuật
Thải bỏ đèn neon, pin, mực in,… sau khi sử dụng
Chất thải độc hại
22
X
11
Nhà ăn, khuôn viên
Hành chính, kỹ thuật
Sử dụng nước
Tiêu thụ nước
21
X
12
Phân xưởng A
Nước giải nhiệt
Nước thải
20
X
13
Phân xưởng B
Máy móc, thiết bị
Phát sinh nhiệt
20
X
14
Phân xưởng B
Dầu nhớt từ máy móc (giẻ lau)
Chất thải nguy hại
20
X
Sau khi đánh giá tác động của từng khía cạnh môi trường, ta tổng hợp được các hoạt động có tổng điểm cao nhất (bao gồm cả khía cạnh có ý nghĩa và tiềm năng, (bảng 4.3), các KCMT này sẽ tác động xấu đến môi trường công ty và khu vực nếu như công ty không có biện pháp ngăn ngừa và xử lý. Chương 5 sẽ đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường để giải quyết các KCMT trên, đồng thời cũng kiểm soát các khía cạnh có ý nghĩa tiềm tàng, vì nếu không sớm có biện pháp phù hợp thì về lâu dài những khía cạnh đó sẽ là yếu tố có hại cho môi trường. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các yêu cầu theo các điều khoản của TCVN ISO 14001 cũng cần phải thực hiện song song. Vì tương ứng với những mục tiêu và chỉ tiêu đề ra sẽ là các biện pháp, giải pháp khắc phục và phòng ngừa để giúp công ty đạt được những điều kiện xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010.
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ỨC THÁI
5.1. Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường
5.1.1. Phạm vi HTQLMT của Công ty
Phạm vi HTQLMT của Công ty bao gồm:
Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn Công ty
Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường.
5.1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập ban môi trường
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành. Do đó, công ty cần xây dựng một Ban môi trường để theo dõi, vận hành và duy trì HTQLMT
Giám đốc sẽ chọn các đại diện lãnh đạo về môi trường chịu trách nhiệm điều hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tuyển nhân viên có chuyên môn về môi trường làm việc tại phân xưởng để hỗ trợ cho ĐDLD. ĐDLD chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu quản lý môi trường cho toàn công ty trong đó xác định:
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòng ban và bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của cá nhân, phòng ban trong phân xưởng.
Trình lên Giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản
Các thành viên trong Ban môi trường phải có kiến thức về vấn đề môi trường, mỗi phòng ban và bộ phận phải có ít nhất một thành viên tham gia. Các thanh viên trong ban môi trường phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Công ty, từ đó phổ biến đến các thành viên còn lại trong phòng ban và bộ phận của mình.
Ban môi trường gồm các thành viên:
ĐDLD có thể chọn từ 2 phó giám đốc
Trưởng/phó các phòng ban (phòng hành chính nhân sự, xưởng sản xuất, phòng quản lý an toàn lao động và quản lý môi trường, phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh).
5.2. Xây dựng chính sách môi trường
5.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường
Khi tiến hành xây dựng CSMT cho Công ty, ban lãnh đạo cần cân nhắc các vấn đề sau đây:
Bản chất, quy mô và các tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất tại công ty.
Mức độ thỏa mãn khách hàng mà công ty muốn hướng tới.
Chính sách thể hiện rõ cam kết thực hiện HTQLMT phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001 và cải tiến liên tục hệ thống.
Chính sách thể hiện rõ cam kết, tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác đề ra.
Chính sách phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. CSMT là một phương tiện thông tin về HTQLMT của xưởng trong nội bộ cũng như bên ngoài cho nên chính sách không nên quá dài (không quá 1 trang).
Chính sách nên cô đọng ở 3 ý chính: tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục.
Chính sách phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt. Sự phê duyệt của lãnh đạo cao nhất sẽ đem đến hiệu lực cho CSMT, làm cho mọi người cùng tuân thủ và thực hiện. Ngoài ra, lãnh đạo cao nhất cần quy định thời gian CSMT bắt đầu có hiệu lực.
Ban lãnh đạo cần phải xem xét lại CSMT theo định kỳ. Bởi lẽ, CSMT có thể chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định, khi có sự thay đổi về hoạt động sản xuất thì tình hình môi trường cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, CSMT sẽ không còn phù hợp và cần phải điều chỉnh theo.
5.2.2. Xây dựng chính sách môi trường cho Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái
Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái là công ty chuyên về ngành cáp điện với vốn đầu tư 100% từ nước ngoài và để xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Công ty nhận thức được nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và cộng đồng xung quanh về một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình. Ban lãnh đạo công ty đã phối hợp với các xưởng thiết lập, thực hiện và duy trì những cam kết về môi trường như sau:
Luôn quan tâm và cải thiện những vấn đề môi trường trong phạm vi Công ty.
Luôn cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến các KCMT của Công ty.
Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu nhằm: giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm các chất độc hại đối với môi trường, không sử dụng lãng phí nguyên liệu, điện, nước, ….
Áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ môi trường tại phân xưởng.
Liên tục cập nhật các thông tin về môi trường và phổ biến cho toàn phân xưởng.
Thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ - công nhân viên về bảo vệ môi trường.
5.2.3. Hình thức phổ biến
Đảm bảo cho tất cả cán bộ - công nhân viên trong Công ty đều được phổ biến và hiểu được CSMT. Hình thức phổ biến như sau:
Đối với cán bộ - công nhân viên trong toàn Công ty
Phổ biến CSMT cho toàn thể công nhân viên trong toàn công ty.
Tổ chức các buổi họp công bố CSMT. Lãnh đạo cao nhất truyền đạt, giải thích CSMT cho đại diện các phòng/ban và bộ phận. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm truyền đạt và giải thích lại cho nhân viên trong bộ phận của mình.
Quản đốc và nhân viên môi trường có trách nhiệm truyền đạt và giải thích CSMT cho toàn bộ công nhân trong công ty.
CSMT được đưa vào chương trình đào tạo khoảng 3 tháng/lần.
Dán nội dung CSMT, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả các nhân viên đều có thể nhìn thấy như: xung quanh các khu làm việc, căn tin, bảng thông tin, cổng ra vào…
Công bố CSMT trên mạng nội bộ, internet hoặc ghi đính kèm với thư điện tử.
Phía sau thẻ nhân viên và phong bì phát lương có in nôi dung CSMT của Công ty.
Cần kiểm tra nhận thức của nhân viên về CSMT của phân xưởng bằng cách hỏi đột xuất có biết CSMT hay không và nó có ảnh hưởng như thế nào đến công việc của họ….
Đối với nhân viên mới nhận vào cần đưa CSMT vào hợp đồng lao động và tổ chức cho họ học CSMT của Công ty trước khi ký hợp đồng.
Đối với các bên liên quan
Đối với nhà thầu cần phải có cam kết thực hiện CSMT của Công ty trước khi ký kết hợp đồng.
Đối với các nhân viên của bên nhà thầu khi vào làm việc trong Công ty cần học khóa huấn luyện về an toàn lao động và các CSMT của công ty.
Ngoài ra CSMT cũng cần được công bố rộng rãi ra cộng đồng bằng cách đưa CSMT vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của Công ty, đưa lên trang web của Công ty hoặc một số phương tiện khác.
5.2.4. Kiểm tra lại chính sách môi trường
Ban giám đốc hay ĐDLĐ cần xem xét lại CSMT của Công ty ít nhất 1 lần/năm.
Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì công ty phải kiểm tra để cải tiến nội dung chính sách cho phù hợp.
Lưu hồ sơ sau khi đã kiểm tra.
5.3. Xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường
Theo điều khoản 4.3.1 Khía cạnh môi trường, Công ty Cao Ức Thái cần phải:
Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục quy định và hướng dẫn cách xác định KCMT, các tác động của các khía cạnh này và tiêu chí để xác định KCMT đáng kể.
Triển khai thực hiện xác định các KCMT trong phạm vi toàn Công ty.
Đánh giá tác động của các KCMT đã xác định.
Xác định KCMT đáng kể.
5.3.1. Xác định khía cạnh môi trường
Khía cạnh môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty và nó được định nghĩa là “yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường”. Việc xác định các KCMT dựa trên quy trình sản xuất và các hoạt động xảy ra trong phạm vi Công ty. Các KCMT phải được xem xét trong ba trường hợp:
Bình thường: các hoạt động diễn ra hằng ngày.
Bất thường: trường hợp làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến như các hoạt động bảo trì, sự cố hỏng máy móc…
Khẩn cấp: trường hợp rủi ro, nguy hiểm ngoài dự kiến như cháy nổ, rò rỉ hay tràn đổ hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Xác định các tác dộng đến môi trường của từng hoạt động, thông thường gồm có:
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí…
Góp phần gây biến đổi môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzône, mưa axit,…
Góp phần gây mất cân bằng sinh thái.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
5.3.2. Đánh giá khía cạnh môi trường
Công ty cần thiết lập hệ thống các tiêu chí để đánh giá các KCMT và xác định các KCMT tiềm tàng.
Các khía cạnh môi trường tiềm tàng như:
Nhiên liệu lỏng
Điện năng
Các chất độc hại
Phát thải nhiệt
Trường điện từ,….
Các khía cạnh này được thể hiện và đánh giá tác động chi tiết trong Chương 4 (bảng 4.2).
Việc đánh giá và xác định các KCMT có ý nghĩa được thực hiện và đánh giá chi tiết trong chương 4 (bảng 4.3).
5.4. Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan đến các KCMT của mình. Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác này áp dụng cho các KCMT có liên quan đến các hoạt động, sản phẩm của công ty.
Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác được quy định tồn tại dưới một số hình thức sau:
Quy định riêng cho hoạt động (giấy phép hoạt động tại cơ sở)
Quy định riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức
Quy định riêng cho ngành nghề của tổ chức
Quy định về môi trường (luật môi trường)
Ủy quyền, chứng chỉ và giấy phép.
Các yêu cầu khác
Chương trình môi trường tình nguyện của công ty
Các tiêu chuẩn ngành công nghiệp hoặc các yêu cầu nội bộ của công ty.
Cách thức để truy cập các yêu cầu pháp lý
Truy cập từ các địa chỉ trên mạng
Các công văn
Thành lập ban ISO với các nhiệm vụ
Xác định các điều luật và các yêu cầu pháp luật về các hoạt động của công ty có ảnh hưởng đến môi trường.
Trình giám đốc xem xét và phê duyệt hàng tháng
Cập nhật các yêu cầu và quy định vào danh mục tài liệu bên ngoài.
Các yêu cầu mới phải được đóng quyển để mọi người có thể tiếp cận và gửi đến những người có liên quan trong công ty.
Xác định các chuẩn mực của các chỉ tiêu môi trường trong công ty theo các điều luật qui định.
Cách thức theo dõi các yêu cầu pháp lý
Lập danh mục các địa chỉ truy cập các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Định kỳ 12 tháng/ lần, ban ISO thực hiện xem xét tính hiệu lực của các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác đang sử dụng hay cập nhật các yêu cầu mới.
Khi thay đổi pháp lý thì phải thay đổi các tài liệu liên quan.
Bảng 5.1- Các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ tại Công ty Cao Ức Thái
Khía cạnh
Yêu cầu pháp luật
Nước thải
QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Khí thải
QCVN 05:2009/BTNMT: Chất lượng không khí xung quanh
Tiếng ồn
QCVN 26:2010/BTNMT
Độ rung
TCVN 6962:2010
Bụi thải, an toàn lao động
Quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT
Các chỉ tiêu chi tiết phải áp dụng khi tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 được thể hiện chi tiết ở phần phụ lục 5.
Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Phân phối các bộ phận liên quan
Hướng dẫn các bộ phận thực hiện
Thu thập phản hồi từ các bộ phận liên quan
Cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Xác định các yêu cầu
Đánh giá phản hồi và đáp ứng yêu cầu nội bộ
Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Lưu hồ sơ
Không tuân thủ
Tuân thủ
Hình 5.1- Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Quy trình trên được diễn giãi chi tiết về trách nhiệm, nhiệm vụ trong bảng 5.2.
Bảng 5.2- Diễn giải quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
STT
Công việc
Trách nhiệm
Nhiệm vụ
Tài liệu/ Hồ sơ
1
Xác định yêu cầu
Cán bộ phụ trách môi trường
- Xem xét các yêu cầu mới
- Xác định những yêu cầu cần áp dụng và in ra bản cùng các yêu cầu pháp luật có thể áp dụng cho công ty
Tài liệu về các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ.
2
Cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
Cán bộ phụ trách môi trường
- Hàng tháng cập nhật những thay đổi về luật lệ cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua website.
- Hàng năm xem xét lại yêu cầu môi trường của công ty
Tài liệu cập nhật được
3
Phân phối các bộ phận liên quan
Cán bộ phụ trách môi trường
Đóng tập các yêu cầu này và phân phối đến các phòng ban, các nhân viên liên quan.
Tài liệu ban hành và yêu cầu.
4
Hướng dẫn các bộ phận thực hiện
Cán bộ trách môi trường
Tổ chức họp hướng dẫn các bộ phận phụ trách thực hiện
Hồ sơ về biên bản cuộc họp
5
Phản hồi từ các phòng ban
Phụ trách các phòng ban liên quan
Thông báo cho các bộ môi trường về việc xem xét của họ về các luật có thể áp dụng
Tài liệu phản hồi
6
Đánh giá phản hồi và đáp ứng các yêu cầu
Các bộ phụ trách môi trường, phụ trách các phòng ban có liên quan
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu mới.
- Xây dựng chương trình để thực hiện yêu cầu này
Hồ sơ đánh giá và xây dựng chương trình
7
Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác và lưu hồ sơ
Đại diện ban lãnh đạo về môi trường
- 6 tháng đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác và lưu hồ sơ
- Lưu hồ sơ đánh giá
Hồ sơ đánh giá.
5.5. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Dựa vào các KCMT có ý nghĩa, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT đó. Để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, tổ chức sẽ tiến hành xây dựng một hoặc nhiều chương trình môi trường. Để một chương trình đạt hiệu quả cần xác định trách nhiệm thực hiện cho mỗi phòng /ban hay cá nhân, xác định phương pháp thực hiện và thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
5.5.1. Thiết lập mục tiêu
Khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, phân xưởng cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Yêu cầu của CSMT
Các KCMT đáng kể. KCMT đáng kể cho biết vấn đề quan trọng về môi trường mà phân xưởng phải xem xét đến khi thiết lập mục tiêu. Không phải tất cả các KCMT đáng kể đều phải lập mục tiêu mà chỉ lập đối với những KCMT có ý nghĩa, còn những khía cạnh còn lại phải đề xuất các giải pháp theo dõi và kiểm soát.
Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Kết quả đánh giá tác động môi trường
Quan điểm của các bên hữu quan
Các yêu cầu tài chính: mục tiêu phải phù hợp với các yêu cầu tài chính của phân xưởng.
Xem xét các kết quả từ cuộc họp xem xét lãnh đạo trước đó.
Nguồn lực cần thiết để đáp ứng mục tiêu đề ra.
Các yêu cầu về mặt kinh doanh. Phân xưởng có thể đưa mục tiêu môi trường vào kế hoạch kinh doanh hàng năm nhằm đảm bảo các mục tiêu này đồng bộ với hệ thống quản lý của phân xưởng.
Phạm vi mà điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép.
5.5.2. Thiết lập chỉ tiêu
Khi thiết lập chỉ tiêu phải xuất phát từ các yêu cầu của mục tiêu, cần phải đề ra và đáp ứng được nhựng mục tiêu của phân xưởng. Chỉ tiêu phải được cụ thể hóa thành giá trị khi có thể để nâng cao một cách liên tục thành tích hoạt động môi trường.
5.5.3. Các điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu
Mục tiêu và chỉ tiêu phải có giới hạn hợp lý và có thể đo được
Mục tiêu nào phù hợp với tài chính, nguồn lực, thời gian và nhân sự của phân xưởng thì thực hiện trước. Không nên xây dựng tất cả mục tiêu ngay lần đầu tiên mà cần từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
Các mục tiêu và chỉ tiêu phải được xem xét lại định kỳ và khi cần thiết để phù hợp với các thay đổi.
Các mục tiêu phải được lập thành văn bản và đào tạo cho mọi người biết họ phải làm gì để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu. Có nhiều cách thực hiện như: thông báo bằng văn bản, triển khai đào tạo theo nhóm nhỏ trong từng phân xưởng.
5.5.4. Quá trình thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu của Công ty Cao Ức Thái
Khi xem xét các yêu cầu khác của tiêu chuẩn, chúng ta cần tiến hành đánh giá thực trạng xem HTQLMT có đáp ứng được yêu cầu này của tiêu chuẩn hay không. Việc đánh giá thực trạng này được trình bày trong bảng 5.2
Bảng 5.3- Đánh giá thực trạng về mục tiêu và chỉ tiêu
Yêu cầu
Tình hình hiện tại
Nhận xét
Thiết lập và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã được lập thành văn bản
Cơ bản phù hợp
Mục tiêu môi trường dài hạn được thiết lập trong kế hoạch môi trường chất lượng toàn diện không phản ảnh cụ thể yêu cầu của ISO 14001
Các yếu tố sau cần được xem xét
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Phù hợp
Mục tiêu dài hạn đề cập đến chất thải và sử dụng nguyên liệu tái chế là một trong những chính sách khuyến khích của nhà nước
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Phù hợp
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được thiết lập khi xây dựng kế hoạch môi trường chất lượng toàn diện
Các phương án công nghệ
Phù hợp
Các phương án công nghệ được xem xét đến khi thiết lập mục tiêu
Các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính
Phù hợp
Yếu tố này được xem xét đến khi thiết lập mục tiêu
Quan điểm của bên hữu quan
Đáp ứng
Quan điểm của cộng đồng nói chung và việc phòng ngừa ô nhiễm được xem xét. Hầu hết các quan điểm của bên hữu quan được đề cập đến
Mục tiêu và chỉ tiêu phải nhất quán với chính sách môi trường
Cần cải tiến
Mục tiêu và chỉ tiêu cần được cập nhật để nhất quán với chính sách môi trường được sửa đổi
Mục tiêu và chỉ tiêu phải nhất quán với cam kết phòng ngừa ô nhiễm
Phù hợp
Phòng ngừa ô nhiễm là yếu tố chính của chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu.
Theo thống kê danh mục các KCMT có ý nghĩa theo bảng 4.3, các hoạt động của từng phòng/ ban, phân xưởng tuy không gây ra các KCMT có ý nghĩa nhưng có các KCMT đang trong giai đoạn có ý nghĩa tiềm năng, tức về lâu dài nó có thể sẽ trở thành KCMT có ý nghĩa nếu không được kiểm soát và khắc phục chặt chẽ. Vì vậy, ta sẽ chỉ dẫn các mục đích và mục tiêu cho các KCMT có ý nghĩa tiềm năng này theo bảng bên dưới.
Bảng 5.4- Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường
Stt
Khía cạnh môi trường
Mục tiêu
Chỉ tiêu
Chương trình quản lý
Chịu trách nhiệm
01
Nước thải
Quản lý nguồn nước thải
Tuân theo yêu cầu về tiêu chuẩn thải KCN Long Thành và QCVN 24:2009/BTNMT
- Lắp lưới lọc rác trong cống thải từ nhà ăn
- Kiểm soát việc xài nước lãng phí
Ban ATLĐ và môi trường, đội sữa chữa công trình, nhân viên vệ sinh
02
Tiêu thụ/ sử dụng năng lượng
Chập điện
Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm nguồn vốn công ty
Ngăn ngừa không để xảy ra sự cố
Ứng cứu kịp thời nếu xảy ra sự cố
- Giảm 1% tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng
Giảm 100% lượng nước rò rỉ trên đường ống
Theo yêu cầu của luật PCCC, Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
- Cải tạo hệ thống chiếu sáng trong toàn công ty, thay thế đèn sợi tóc bằng đèn huỳnh quang
- Tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết, tiết kiệm điện (tắt máy tính vào giờ nghỉ trưa, mở máy lạnh từ 9h sáng)
- Sữa chữa thay thế đường ống rò rỉ
- Thay nhanh các vòi nước hỏng
Trang bị dụng cụ ứng cứu sự cố, cháy nổ, trang bị bảo hộ cho người lao động.
An toàn lao động cho máy móc trong công ty
- Ban ATLĐ và môi trường, trưởng các phòng/ ban
- Bộ phận hành chánh, xưởng trưởng các xưởng
- Phân xưởng sữa chữa cơ điện
- Ban ATLĐ và môi trường, Phân xưởng sữa chữa Cơ điện, trạm Y tế
03
Tiếng ồn
Giảm ồn các thiết bị máy móc, đảm bảo không ảnh hưởng đến người lao động
Quản lý khía cạnh đáp ứng các yêu cầu pháp luật
Đạt tiêu chuẩn ồn theo tiêu chuẩn môi trường QCVN 26:2010/BTNMT; Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
- Áp dụng các biện pháp cách âm, giảm rung cho các máy, kiểm tra vệ sinh (bơm dầu mỡ, thay nhớt,…)
- Trang bị 100% nút tai cho người lao động ở khu vực ồn
- Thay thế dần các thiết bị cũ
Ban ATLĐ và môi trường, phòng kỹ thuật, phân xưởng sữa chữa Cơ điện
04
Phát sinh nhiệt
Quản lý khía cạnh đáp ứng các yêu cầu pháp luật.
Nhiệt độ không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 05:2009/BTNMT; Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
- Hạn chế mở máy lạnh
- Hạn chế nố máy xe trong khuôn viên công ty
Ban ATLĐ và môi trường, Phòng kế toán tài chính
05
Chất thải độc hại
Quản lý chất thải
Đáp ứng yêu cầu của quyết định 155/1999/QĐ-Tg về đăng ký chất thải nguy hại
Quy định nơi thải bỏ trong phân xưởng, khuyến khích bỏ đúng nơi quy định
Ký kết hợp đồng thu gom với cơ quan chức năng
Ban ATLĐ và môi trường, Phòng kế toán tài chính
06
Hóa chất và nhiên liệu (than, dầu)
- Sử dụng hiệu quả lượng hóa chất, nhớt bôi trơn máy
- Quản lý kho chứa, khu vực sử dụng nhiên liệu sạch sẽ
- Thực hiện việc quản lý hóa chất theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
- Tránh thất thoát
- Kho ngăn nắp, trật tự, số liệu chính xác
- Đảm bảo chất lượng khi hóa chất tồn kho
Kiểm soát lượng hóa chất đầu vào và hoạch định lên đơn hàng phù hợp tránh để thừa thiếu
- Định mức lượng nhớt bôi trơn, dầu gia nhiệt, châm vừa đủ không để rơi vãi
- Tránh rò rỉ dầu, tránh đổ xăng dầu khi nhập xuất
- Khu vưc chứa than đá, che chắn kỹ, tránh để phát tán bụi
Ban ATLĐ và môi trường, Phòng kế toán tài chính
Phân xưởng sữa chữa Cơ điện, Phòng vật tư, kinh doanh
07
Nguyên liệu(đồng, PVC)
Sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào
- Giảm lượng đồng lõi thành phẩm
- Thay thế 1 phần đồng tái chế thay cho đồng từ quặng
- Cần tính toán, thiết kế quy trình sản xuất hiệu quả.
- Nấu đồng tái chế thay đồng quặng nhập khẩu
Phòng Kỹ thuật, Phân xưởng Cơ điện, Phòng Kế toán tài chính
5.6. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Để thiết lập, duy trì và cải tiến HTQLMT, ban lãnh đạo công ty cần xác định các nguồn lực cần thiết cũng như vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ công nhân viên công ty.
Hiện nay, Công ty Cao Ức Thái có đội ngũ nhân lực có trình độ cao, kỹ thuật chuyên môn tốt. Vì vậy, để thực hiện chương trình quản lý môi trường hiệu quả thì những việc làm sau là cần thiết:
Đưa công tác bảo vệ môi trường trực tiếp vào công việc của từng thành viên theo quy trình và thủ tục rõ ràng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công việc nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng.
Đại diện lãnh đạo của từng phòng ban có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, điều hành, giám sát và khắc phục HTQLMT, báo cáo kết quả hoạt động cho ban lãnh đạo xem xét và làm cơ sở cải tiến HTQLMT.
Để tiến tới đạt chứng chỉ ISO 14001 thì việc chuẩn bị là hết sức cần thiết do đó Công ty Cao Ức Thái cần thành lập ban ISO bao gồm:
Một trưởng ban: là lãnh đạo Công ty (có thể là giám đốc hoặc phó giám đốc)
Hai phó trưởng ban: trong đó một Phó trưởng ban là người chuyên trách về môi trường trong công ty, một Phó trưởng ban là chuyên viên môi trường thuộc một tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty.
Các thành viên: bao gồm các kỹ sư thuộc ban ATLĐ và môi trường, các phòng ban khác trong công ty và các tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty.
Ban ISO
Lập kế hoạch chương trình áp dụng ISO 14001
Giám đốc
Chịu trách nhiệm tổng quát về HTQLMT
Phân xưởng sản xuất cáp điện
Áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất do các phòng ban đề xuất
Phòng vật tư và XNK
Quản lý sử dụng nguyên nhiên liệu
Ban ATLĐ và môi trường
Nhận diện nguồn gây ô nhiễm, đề xuất phương án giảm thiểu
Phòng Kỹ thuật
Nghiên cứu sử dụng thiết bị kỹ thuật và xây dựng công trình kiến trúc giảm thiểu ô nhiễm
Đội sữa chữa công trình
Duy tu, xây dựng công trình phụ trợ, quản lý vệ sinh môi trường.
PX sữa chữa cơ điện
Bảo trì, sửa chữa, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển
Phòng kế toán tài chính
Quản lý nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 5.2- Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường
Bảng 5.5- Tổ chức quản lý môi trường tại Công ty Cao Ức Thái
Ban giám đốc
1. Trách nhiệm cao nhất trong điều hành quản lý môi trường.
2. Thiết lập định hướng tổng thể, xây dựng chính sách môi trường.
3. Xác định và cung cấp các nguồn nhân lực, công nghệ, đào tạo và tài chính.
4. Chỉ huy và quyết định trong những trường hợp khẩn cấp.
Ban ISO
1. Lập kế hoạch xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
2. Biên soạn, sửa đổi, lưu trữ và phân phối tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Ban ATLĐ và môi trường
1. Xác định nguồn ô nhiễm.
2. Kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện các quy định quản lý môi trường tại công ty.
3. Phối hợp với tổ chức giám sát, đo đạc.
4. Tổ chức các lớp học ATLĐ và PCCC
Phòng vật tư và XNK
Đặt hàng, mua nguyên liệu, năng lượng thân thiện với môi trường (xăng không chì) cho hoạt động sản xuất của công ty.
Phân xưởng sữa chữa cơ điện
Chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ.
Đội sữa chữa công trình
1. Xây dựng các công trình phụ trợ, quản lý vệ sinh môi trường mặt đường.
2. Quy hoạch mặt bằng trồng cây xanh nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn lượng cây xanh.
Phòng kế toán tài chính
Quản lý nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị xử lý và công trình phụ trợ nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường.
Phân xưởng sản xuất cáp điện
Áp dụng các biện pháp sản xuất thân thiện và gần gũi với môi trường do chuyên viên về môi trường yêu cầu (như hạn chế lượng cáp đồng, lõi nhựa hỏng,…). Thực hiện CTQLMT tại phân xưởng
5.7. Năng lực, đào tạo và nhận thức
5.7.1. Các quy định chung
Tất cả công nhân viên hiện nay đang làm việc trong công ty có công việc có thể làm tác động đến môi trường đều phải được đào tạo những kiến thức thích hợp về môi trường.
Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất cần phải xác định nhu cầu đào tạo tại bộ phận của mình.
Cán bộ phụ trách về môi trường của công ty cụ thể là ban ATLĐ và môi trường và ban ISO có trách nhiệm biên soạn các tài liệu nhận thức chung về HTQLMT.
Nhân viên phòng Tổ chức lao động có trách nhiệm điều phối các chương trình đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo của toàn bộ công nhân viên trong công ty.
Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất phải thông báo hoặc mở lớp đào tạo (nếu thấy cần thiết) về chính sách môi trường, các yêu cầu chung bảo vệ môi trường của công ty cho tất cả các đối tác, các nhà cung ứng, khách hàng và các nhà thầu phụ.
Nội dung đào tạo nhận thức cho nhân viên bao gồm:
ISO 14001 là gì và lợi ích của việc thực hiện ISO 14001.
Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn ISO 14001.
Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của công ty.
Các yếu tố cần thiết để thực hiện thành công HTQLMT.
KCMT, KCMT tiềm năng và các tác động môi trường.
Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của công ty.
Nội dung CSMT của công ty.
Vai trò và trách nhiệm của công nhân trong việc thực hiện CSMT.
Nội dung của tài liệu đào tạo (phụ lục 3)
5.7.2. Nguồn lực đào tạo và nhận thức tại công ty
Xuất phát từ các yêu cầu khác nhau để xác định nội dung đào tạo và đối tượng được tham gia đào tạo. Sau đây là những gợi ý về kế hoạch đào tạo áp dụng cho thực tế tại Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái.
Bảng 5.6- Kế hoạch đào tạo nhận thức xuất phát từ yêu cầu Công ty
STT
Xuất phát từ yêu cầu
Nội dung đào tạo
Đối tượng được đào tạo
Tần suất
Chuyên gia đào tạo
1
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho công nhân viên trong nhà máy
Kiến thức chung về HTQLMT của công ty
Toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy
1 lần/người và đào tạo lại nếu HTQLMT có thay đổi
Mở lớp đào tạo cho nhân viên mới vào làm
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ và môi trường
2
Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm
Kỹ thuật sản xuất sạch hơn
Cán bộ chuyên trách môi trường. Công nhân phân xưởng sản xuất cáp điện.
1 lần/ năm
Chuyên viên thuộc tổ chức môi trường bên ngoài.
3
Quyết định 155/1999/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ
Phân loại chất thải, quản lý chất thải nguy hại
Công nhân mỗi phân xưởng
1 lần/năm kiểm tra dụng cụ đựng rác và phổ biến cách sử dụng bảng hướng dẫn
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ và môi trường
4
An toàn lao động cho công nhân trong nhà máy
An toàn lao động
Công nhân làm việc tài phân xưởng sản xuất
Đào tạo cho công nhân khi mới vào làm
Cán bộ ban ATLĐ và môi trường
5
Vệ sinh thực phẩm cho công nhân viên trong nhà máy
Vệ sinh, an toàn thực phẩm tại phân xưởng
Toàn bộ công nhân trong công ty
1 lần/ năm
Chuyên viên thuộc tở chức vệ sinh thực phẩm bên ngoài hoặc trạm Y tế công ty
6
Luật PCCC, công an PCCC
Phòng chống cháy nổ
Công nhân làm việc tại các dây chuyền có sử dụng điện, chất dễ gây cháy nổ
Tập huấn công tác PCCC tại phân xưởng sản xuất cho công nhân 6 tháng/lần.
Công an PCCC trực tiếp đào tạo cán bộ phụ trách PCCC (đội trưởng)
Đội trưởng tập huấn lại cho công nhân trong phân xưởng
7
Bảo vệ môi trường của nhà máy
Đội ngũ các chuyên gia đánh giá HTQLMT
Cán bộ nhân viên ban ATLĐ và môi trường và ban ISO
Đào tạo nâng cao hiểu biết về môi trường 6 tháng/lần
Chuyên viên thuộc tổ chức môi trường bên ngoài.
8
An toàn trong vận chuyển và bảo quản
Cách thức vận chuyển bỏa quản nguyên vật liệu, hóa chất
Công nhân đội xe
Công nhân lưu kho phân xưởng thành phẩm
Thường xuyên kiểm tra dụng cụ và điều chỉnh cho phù hợp, 1 tháng/lần
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ và môi trường.
5.8. Trao đổi thông tin
5.8.1. Cách thức thực hiện
Ban môi trường cần xác định những thông tin môi trường cần thông báo bên trong và bên ngoài tổ chức. Khi nhận thông tin phản hồi từ bên trong và bên ngoài tổ chức về môi trường. Ban môi trường ISO cùng với ban lãnh đạo sẽ xem xét, quyết định cách xử lý hay giải quyết vấn đề môi trường và ghi chép lại trong hồ sơ.
Tùy thuộc vào từng đối tượng thông tin mà sẽ có nội dung thông tin khác nhau. Khi thông tin về HTQLMT thường có các nội dung sau:
CSMT của Công ty.
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường của Công ty.
Các KCMT tiềm tàng tại Công ty.
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Cơ cầu tổ chức của HTQLMT
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn cảu các bộ phận có liên quan trong HTQLMT
Thủ tục hướng dẫn công việc môi trường
Hậu quả tiềm ẩn do việc đi lệch các thủ tục.
Các hoạt động khắc phục phòng ngừa
Các yêu cầu, ý kiến, khiếu nại của khách hàng và các bên hữu quan.
Kết quả đánh giá nội bộ.
Lợi ích môi trường và kết quả hoạt động của hệ thống.
5.8.2. Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức
Ban ATLĐ và môi trường thông tin với Ban giám đốc và cán bộ phòng hành chánh – kế toán về hoạt động môi trường hoặc các yêu cầu bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hình ảnh hoặc kinh doanh của công ty.
Ban ATLĐ và môi trường thông tin với phòng hành chánh về các vấn đề luật pháp và quy định liên quan đến hoạt động của công ty.
Ban ATLĐ và môi trường thông tin các nhu cầu đào tạo để thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT cho các cán bộ phòng nhân sự
Ban ATLĐ và môi trường duy trì địa chỉ email và số điện thoại nội bộ để tiếp nhận các câu hỏi, thông tin và các kênh thông tin khác do các trưởng phòng/ban gởi đến.
Ban ATLĐ và môi trường lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp
Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài
Nhân viên phòng nhân sự thông tin đến các cán bộ môi trường về yêu cầu hoặc các thông tin bên ngoài về môi trường như thư mời, điện thoại từ khách hàng, các cơ quan đại diện chính phủ, đại diện báo chí và các bên quan tâm đến hoạt động môi trường của Công ty. Và cùng với các nhân viên phụ trách môi trường soạn thảo các thư phản hồi.
Nhân viên phòng nhân sự lưu giữ các sổ thông tin đến và các hồ sơ phản hồi thông tin có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhân viên phòng nhân sự và ban môi trường báo cáo thông tin này cho Ban giám đốc 1 tháng/ lần.
Ban ATLĐ và môi trường lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp, báo cáo hiện trường (xem thêm phần
5.9. Hệ thống tài liệu
Hệ thống tài liệu của HTQLMT bao gồm những nội dung chính sau:
Sổ tay môi trường
Quy trình môi trường
Các hướng dẫn công việc
Hồ sơ môi trường
Các yêu cầu về tài liệu hệ HTQLMT thật không đơn giản. Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức phải thiết lập và duy trì các thông tin mô tả các yếu tố cốt lõi của HTQLMT và mối quan hệ qua lại giữa chúng, đồng thời cung cấp đường dẫn đến các tài liệu liên quan.
Bảng 5.7- Mô hình tư liệu HTQLMT tại Công ty
Các yếu tố cốt lõi
- Chính sách môi trường
- Các KCMT có ý nghĩa
- Mục tiêu và chỉ tiêu
- Chương trình quản lý môi trường
Các tài liệu liên quan đến các yếu tố cốt lõi
- Các thủ tục theo yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 (Phần A-Phụ lục 4)
- Ma trận cơ cấu và trách nhiệm
- Kế hoạch đào tạo
- Câu hỏi về môi trường
- Mẫu đánh giá việc quản lý chất thải
- Câu hỏi đánh giá sự tuân thủ
- Trách nhiệm của nhà thầu hoạt động trong công ty
- Câu hỏi đánh giá nhà thầu
- Chương trình đánh giá HTQLMT
- Chương trình xem xét của lãnh đạo
Các quy trình và hướng dẫn công việc
Chương trình thu gom theo dõi chất thải rắn (Phần B phụ lục 4)
Hướng dẫn công việc (Quản lý rác thải, sử dụng hóa chất nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng (điện, nước) (mục 5.5 – Bảng 5.4, phần chương trình quản lý)
Lưu trữ hồ sơ
Danh sách các hồ sơ (Phần C – Phụ lục 4)
5.10. Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát tài liệu là yếu tố chủ chốt để quản lý hiệu quả HTQLMT, nhằm đảm bảo các tài liệu trong toàn công ty được sử dụng một cách nhất quán. Cán bộ phụ trách môi trường công ty có trách nhiệm xây dựng và duy trì thủ tục và tài liệu được xác định trong mô hình tài liệu của HTQLMT đồng thời phải đảm bảo:
Tài liệu nội bộ
Soạn thảo, phê duyệt, ban hành theo quy định, thủ tục
Xác định được vị trí của tài liệu kiểm soát
Tất cả các tài liệu kiểm soát được xem xét ít nhất 1 năm 1 lần và sửa đổi khi cần thiết
Phiên bản tài liệu hiện hành có sẵn khi cần thiết để quản lý và thực hiên hiệu quả HTQLMT
Các tài liệu lỗi thời được loại bỏ tránh sử dụng nhầm lẫn
Các loại giấy phép và các tài liệu lỗi thời nào về pháp luật và kiến thức chuyên môn được lưu giữ có đóng dấu “Lỗi thời hoặc Tham khảo” và để riêng biệt để dễ kiểm soát
Tài liệu kiểm soát phải dễ đọc
Có ngày tháng soát xét
Được giữ gìn theo thứ tự và lưu lại trong một thời gian nhất định
Tài liệu bên ngoài (văn bản pháp luật)
Kiểm soát giống tài liệu nội bộ trừ phần soạn thảo, phê duyệt, ban hành.
5.11. Kiểm soát điều hành (KSĐH)
Chương trình KSĐH
Thực hiện kế hoạch KSĐH
Xem xét kết quả
Xác định mục tiêu, đối tượng kiểm soát
Lưu hồ sơ
Tốt
Không tốt
(*)
(*)
Hình 5.3- Lưu đồ kiểm soát điều hành
Bảng 5.8- Diễn giải thực hiện quy trình kiểm soát điều hành
Stt
Công việc
Trách nhiệm
Nhiệm vụ
Tài liệu/ Hồ sơ
1
Xác định mục tiêu, đối tượng kiểm soát
Ban ATLĐ và môi trường
Xác định mục tiêu, đối tượng kiểm soát và lập văn bản
2
Chương trình KSĐH
Trưởng Ban ATLĐ và môi trường, trưởng các bộ phận, đội sữa chữa công trình
Quy định cách thức kiểm soát các KCMT đáng kể
- Kiểm soát bằng các hướng dẫn, quy định
- Kiểm soát bằng cách thông báo, dán nhãn cảnh báo
- Lập kế hoạch kiểm soát các KCMT đáng kể
- Xác định người chịu trách nhiệm cụ thể
- Xác định thời gian hoàn thành
Danh sách các hướng dẫn, quy định
- Hồ sơ đánh giá các KCMT
- Danh mục các KCMT đáng kể
- Danh mục các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
3
Thực hiện kế hoạch KSĐH
Trưởng ban ATLĐ và môi trường
- Ban hành các hướng dẫn, quy định về hoạt động sản phẩm, dịch vụ
- Thực hiện đào tạo, thông tin đến các bộ phận liên quan
- Bảo đảm thủ tục KSĐH phải được thông tin đến nhà thầu tương ứng
Thủ tục đào tạo
- Thủ tục trao đổi thông tin
- Thủ tục trao đổi thông tin
4
Xem xét kết quả
Trưởng Ban ATLĐ và môi trường, trưởng các bộ phận
- Định kỳ kiểm tra các kết quả đạt được 6 tháng/lần
- So sánh kết quả với kế hoạch đề ra. Nếu không phù hợp thì phải xem xét lại kế kế hoạch đã đề ra
- Thủ tục giám sát và đo
- Danh sách mục tiêu, chỉ tiêu
5
Lưu hồ sơ
Trưởng ban ATLĐ và môi trường, Phòng hành chánh
Các tài liệu, thông báo, hướng dẫn phải được lưu hồ sơ
Thủ tục kiểm soát hồ sơ
5.12. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp (TTKC)
Để đáp ứng tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra, ta nên đưa ra bảng chi tiết về trách nhiệm công việc và nhiệm vụ của bộ phận.
Bảng 5.9- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp
Stt
Công việc
Trách nhiệm
Nhiệm vụ
Tài liệu/Hồ sơ
1
Xác định các tình huống khẩn cấp
Ban ISO và trưởng các bộ phận sản xuất
Tổng quát các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra tại nhà máy
Tài liệu về các tình huống khẩn cấp
2
Lập kế hoạch sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp
Ban quản lý nhà máy, Ban ISO
- Trao đổi thông tin (số điện thoại, tên người) trong trường hợp khẩn cấp
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng sự sẵn sàng các thiết bị ứng cứu, nhà xưởng, cơ sở vật chất
- Trao đổi thông tin (địa chỉ, số điện thoại) về nguồn lực, thiết bị đáp ứng TTKC
- Kế hoạch diễn tập TTKC 1 năm/lần, thực hiện theo kế hoạch và lưu hồ sơ thực hiện
- Kế hoạch đào tạo ứng phó TTKC
- Tài liệu các hành động sẵn sàng và đáp ứng TTKC
- Hồ sơ diễn tập, đào tạo đáp ứng TTKC
- Hồ sơ trao đổi thông tin với bên ngoài về sự cố
5.13. Giám sát và đo lường
Giám sát và đo lường môi trường là yếu tố giúp xác định và theo dõi các tác động mà các KCMT có thể gây ra, để đưa ra các CSMT thích hợp.
Bảng 5.10- Thủ tục giám sát và đo lường tại công ty
Các đặc trưng chủ chốt
Phương pháp giám sát và đo
Người chịu trách nhiệm
Tài liệu/ Hồ sơ
Khía cạnh tác động đến không khí (bụi, tiếng ồn, nhiệt, khí thải)
Kiểm tra nồng độ bụi, độ ồn, nhiệt độ, khí thải tại các khu vực phát thải
6 tháng/ lần
Nhân viên Trung tâm quan trắc môi trường Đồng Nai
Hồ sơ đo đạc
Hóa chất và nhiên liệu (than, dầu)
Theo dõi lượng nhiên liệu nhập vào hàng tháng
Nhân viên kho nguyên phụ liệu
Số liệu kê khai hàng nhập – xuất
Tiêu thụ/ Sử dụng năng lượng
Đo đạc, theo dõi năng lượng sử dụng hàng tháng
Nhân viên phòng cơ điện
Số lượng năng lượng tiêu thụ
Chất thải nguy hại
Kiểm tra, theo dõi thời gian thu gom, thời hạn hợp đồng với nhà thầu
Ban ATLĐ và môi trường và phòng kế toán tài chính
Quy định thu gom trong hợp đồng
Sự cố
Kiểm tra đường dây, nguồn điện vào các máy móc, đo Ampe, nguồn điện
Phòng sữa chữa Cơ điện
Hồ sơ PCCC
Nguyên liệu
(đồng, nhựa PVC)
Theo dõi số lượng hàng nhập mỗi tháng
Phòng XNK và kho
Số lượng tiêu thụ mỗi tháng
5.14. Đánh giá sự tuân thủ
Bảng 5.11- Thủ tục đánh giá định kỳ sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật
Phương pháp giám sát
Người chịu trách nhiệm
Tài liệu/Hồ sơ
Đánh giá sự tuân thủ pháp luật
6 tháng/ lần
Ban ATLĐ và môi trường
Hồ sơ đánh giá sự tuân thủ
Lập thành văn bản bất cứ sự không phù hợp nào trong quá trình đánh giá và đưa ra hành động khắc phục phòng ngừa
Ban ATLĐ và môi trường
Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp và hành đông khắc phục phòng ngừa
Báo cáo ban giám đốc bất cứ sự không phù hợp có thể ảnh
hưởng đến hoạt động công ty
Ban ATLĐ và môi trường
Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp
5.15. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
Đánh giá, kiểm tra/ xem xét sự phù hợp
Phù hợp (mục 5.5, mục 5.11)
Không phù hợp
Kết thúc xem xét
Xem xét, cải tiến
Khắc phục phòng ngừa
Có nhu cầu
Hình 5.4- Sơ đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
Phát hiện sự không phù hợp
Phân tích nguyên nhân
Đề xuất và thực hiện hành động khắc phục
Kiểm tra việc thực hiện
Kết thúc hành động KPPN
Hình 5.4- Sơ đồ hành động khắc phục phòng ngừa
5.16. Kiểm soát hồ sơ
Công ty cần thiết lập, thực hiện và duy trì việc kiểm soát hồ sơ thuộc HTQLMT. Các hồ sơ phải đảm bảo:
Lưu giữ đúng quy định
Dễ đọc, rõ ràng và dễ tìm tháy khi cần
Có thể xác định và theo dõi các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ
Được đảm bảo an toàn, tránh mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc.
Nhân viên môi trường có trách nhiệm thiết lập và duy trì mô hình tài liệu HTQLMT của công ty. Thời gian lưu giữ hồ sơ như sau:
Hồ sơ đào tạo được lưu giữ trong 5 năm
Kết quả đánh giá được lưu giữ 3 năm
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo được lưu giữ trong 3 năm
Các dữ liệu vận hành như dữ liệu giám sát và đo được lưu giữ trong 5 năm
Hồ sơ bảo dưỡng và hiệu chỉnh thiết bị được lưu giữ trong 5 năm
Các hồ sơ kiểm tra được giữ trong 3 năm
5.17. Đánh giá nội bộ
Bảng 5.12- Chương trình đánh giá nội bộ tại Công ty
Phạm vi đánh giá
Toàn bộ công ty
Mục đích đánh giá
- Sự ủng hộ của công ty về CSMT, trao đổi thông tin đến công nhân và nhà thầu
- Việc kiểm soát các khía cạnh môi trường ý nghĩa
- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường tại tất cả các cấp liên quan.
- Phương pháp đào tạo và nhận thức nhằm đảm bảo rằng người công nhân hiểu được công việc của họ tác động đến môi trường và khái quát chung về HTQLMT, bao gồm chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
- Trao đổi thông tin tại tất cả các cấp
- Đánh giá nhà thầu và sự tuân thủ
- Thủ tục điều hành
- Xử lý sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
Tần suất đánh giá
Việc đánh giá được thực hiện ít nhất 1 lần/ năm
Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá nội bộ được Ban giám đốc xem xét và quyết định xem có cần phải thay đổi phạm vi và tần suất đánh giá.
Xét sự phù hợp và không phù hợp
Trách nhiệm và yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá
Nhân viên phụ trách luật trong Xí nghiệp làm chuyên gia đánh giá trong tất cả các cuộc đánh giá. Các thành viên khác của nhóm đánh giá (nhân viên môi trường phải độc lập với đơn vị được đánh giá)
5.18. Xem xét lãnh đạo
Giám đốc của công ty xem xét lại HTQLMT của công ty định kỳ 1 lần/năm để đảm bảo hệ thống luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực. Các thông tin cần được xem xét:
Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ
Các trao đổi thông tin từ bên ngoài, kể cả sự than phiền
Các hoạt động về môi trường của công ty
Mức độ mà các mục tiêu và chỉ tiêu đạt được
Tình trạng của các hành động khắc phục phòng ngừa
Các hành động tiếp theo các lần xem xét của lãnh đạo trước đó
Sự thay đổi hoàn cảnh, bao gồm những phát triển trong các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác liên quan tới các khía cạnh môi trường của công ty
Các đề xuất cải tiến
Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng HTQLMT, Giám đốc công ty đưa ra các yêu cầu thay đổi có thể về chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cũng như các yếu tố khác của HTQLMT, và nhất quán với cam kết cải tiến liên tục.
5.19. Dự toán chi phí
1. Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT trong thời gian 6 tháng khoảng 4000USD
2. Chi phí tư vấn (gồm lệ phí tư vấn, chi phí đi lại): khoảng 5000USD
3. Chi phí đăng ký đánh giá chứng nhận
Đánh giá lần đầu : 3000USD
Đánh giá mỗi năm : 2000USD
Đánh giá sau 3 năm : 3000USD
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Thuận lợi đầu tiên của việc áp dụng ISO 14001 cho sản xuất nói chung và cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng về mặt bảo vệ môi trường là tuân thủ pháp luật. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ loại bỏ chi phí xử lý sự không tuân thủ mà còn tạo hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí người tiêu dùng.
Về phân tích hiện trạng môi trường: công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái đã đầu tư khá nhiều cho công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là các phương pháp kiểm soát và quản lý môi trường công ty.
Về phân tích đánh giá về:
Phân tích khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 vào công ty đạt khoảng 88,51% trên 60 phiếu điều tra đối với công ty.
Đánh giá khả năng đáp ứng của công ty so với tiêu chuẩn ISO 14001 đạt khoảng 51%.
Tỷ lệ các KCMT có ý nghĩa chiếm 11,76% trong tổng số các KCMT trong từng khu vực.
Tỷ lệ các KCMT có ý nghĩa tiềm năng chiếm 44,13% trong tổng số các KCMT trong từng khu vực.
Về xây dựng HTQLMT: Từ các kết quả trên thì công ty rất có khả năng xây dựng HTQLMT.
Tuy nhiên, công ty còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quản lý chặt chẽ nếu muốn áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. Công ty cần bổ sung nguồn lực chuyên môn về lĩnh vực môi trường cũng như về ISO 14001. Do công ty mới thành lập không lâu nên quy mô sản xuất và thị trường chưa được lớn rộng, kèm theo đó là tình hình nước ta hiện nay, sự thiếu thông tin, vốn, công nghệ, chuyên gia và cơ sở hạ tầng địa phương ở Việt Nam là lý do gây cản trở doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm sự hợp tác với các tổ chức quốc tế, chính phủ và các cơ quan tiêu chuẩn cũng như các hội doanh nghiệp trợ giúp về tài chính và kỹ thuật.
Bên cạnh đó, công ty Cao Ức Thái cũng có những thuận lợi trong việc xây dựng HTQLMT.
Việc duy trì và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 giúp công ty kiểm soát chặt chẽ chất thải phát sinh trong phân xưởng, giảm bớt gánh nặng về môi trường cho công ty.
HTXLNT hiện có giúp công ty giảm bớt các tác động tiêu cực do các hoạt động hàng ngày gây ra đến môi trường.
Ban lãnh đạo công ty có quan tâm và mong muốn cải thiện hiệu quả các hoạt động BVMT.
KIẾN NGHỊ
Để việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 đạt hiệu quả thì công ty Cao Ức Thái nên:
Nhanh chóng đào tạo những người có năng lực trong công ty trở thành cán bộ môi trường am hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2010 qua các khóa đào tạo bên ngoài
Nâng cao nhận thức về môi trường của toàn thể nhân viên trong công ty bằng các chương trình đào tạo về môi trường để họ có đủ năng lực giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động của mình gây ra.
Công bố việc thực hiện ISO 14001 cho tất cả các bên hữu quan để thu hút sự quan tâm giúp đỡ
Khuyến khích, động viên sự tham gia của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty bằng các chế độ khen thưởng cho các cá nhân tham gia tích cực vì họ chính là động lực giúp HTQLMT vận hành và cải tiến liên tục.