Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên đã được truyền thụ những kiến thức cơ bản để sau khi tốt nghiệp trở thành một cử nhân kinh tế với những năng lực nhất định có thể giúp ích cho xã hội và bản thân. Để có thể thực hiện tốt công việc của mình, ngoài những kiến thức đã được trang bị tại trường, những kinh nghiệm thực tế là không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên. Trong khuôn khổ đào tạo, vì chưa có điều kiện phối hợp giữa lý thuyết và thực hành một cách thường xuyên, những đợt thực tập là cơ hội tốt để mỗi sinh viên có thể kiểm chứng lại những gì đã học và đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp, ứng xử của bản thân qua những bài học thực tế.
Đối với sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế chúng em, được thực tập tại những nơi ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, thông tin là điều rất bổ ích. Tại Trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng Công thương, em được tiếp xúc với những công việc thực tế hàng ngày, tham gia vào các dự án của trung tâm và trao đổi với những cán bộ hiện đang công tác tại trung tâm đã tạo điều kiện cho em học hỏi, củng cố những kiến thức đã học và nâng cao trình độ bản thân.
Đề tài "Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thiết bị tin học của Ngân hàng Công thương Việt nam" nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lý các trang thiết bị của Ngân hàng, quản lý được toàn bộ thiết bị tin học trong hệ thống NHCTVN, quản lý quy trình bảo hành và sửa chữa của các thiết bị.
Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài mà em xây dựng sẽ còn nhiều thiếu sót và bất cập, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S. Trương Văn Tú đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
113 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thiết bị của hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ign.
Từ menu HTML, chọn Image, hộp thoại Insert Image xuất hiện.
Trong Text box Picture Source, gõ tên tập tin và đường dẫn (.gif, .jpeg) hoặc nhấn nút Browse để tìm tập tin hình ảnh muốn thêm.
Trong mục Alternate Text của hộp thoại Insert Image gõ vào thông tin mà chúng ta muốn người dùng nhìn thấy khi Image không xuất hiện.
Nhấn OK.
Xem các liên kết của trang chủ:
Link View có thể dùng để hiển thị quan hệ siêu liên kết từ bất kỳ
site nào trên WWW.
Từ cửa sổ Project Explorer, nhấp chuột phải trên trang chủ và chọn View Links.
Xuất hiện một mô hình liên kết giữa màn hình.
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Access
4. Tổng quan về Microsorft Access
Microsoft Access là một hệ quản tri cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System) chạy trên môi trường Windows. Hệ có được các đặc tính ưu việt của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác chạy trên DOS . Kỹ thuật Rushmore giúp tối ưu hoá và cảI tiến tốc độ truy nhập cơ sở dữ liệu và đạt được kỹ thuật OLE( Object Linking and Embeding ) trên Windows.Hệ có khả năng tích hợp được các đối tượng ( Object ) là sản phẩm từ các phần mềm khác như các đối tượng ảnh, bảng tính…
Đặc điểm nổi bật hơn cả là hệ có đầy đủ các tính năng cần thiết của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: việc tự động kiểm tra khoá của các quan hệ, kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn về miền giá trị và phụ thuộc tồn tại , tự động cập nhật các bản ghi trong quan hệ mỗi khi có sự sửa đổi trường khóa hay xoá bản ghi từ quan hệ có kết nối tương ứng.
Hệ có khả năng chạy trên môi trường có nhiều người dùng, trên mạng, có khả năng chia xẻ bảo mật dữ liệu, khả năng này là độc lập với khả năng bảo mật của hệ điều hành mạng.
4.1. Các đặc điểm cơ bản
Cung cấp tính năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ cụ thể:
Tự động kiểm tra khoá
Kiểm tra ràng buộc vẹn toàn về giá trị
Kiểm tra ràng buộc vẹn toàn dạng phụ thuộc tồn tại
Khả năng truy vấn bằng QBE
Đối với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, thông thường khi người sử dụng muốn một hỏi đáp trên cơ sở dữ liệu thì trước hết hỏi đáp đó phải được mô tả dưới dạng cơ sở dữ liệu lệnh SQL cài đặt tương ứng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, như vậy người dùng phải biết cú pháp lệnh SQL này.
Đối với Access, để mô tả một hỏi đáp người dùng cũng có thể viết lệnh SQL cài đặt theo cú pháp riêng của hệ, nhưng đồng thời Access cũng cung cấp một công cụ giúp người dùng mô tả hỏi đáp hơn là viết lệnh SQL. Công cụ này là QBE (Query By Example) thực hiện mô tả hỏi đáp trên cơ sở đồ hoạ.
Cung cấp bộ công cụ trợ giúp thiết kế biểu mẫu và báo cáo
Với hai công cụ Form wizard, report wizard, người dùng hệ Access dễ dàng thiết kế các biểu mẫu và báo cáo mà không cần phải lập trình. Để xác định sẽ nhập/ xuất dữ liệu cho một trường tại vị trí dòng/ cột nào… người dùng chỉ cần sử dụng các công cụ thiết kế các điều khiển (control) tương ứng, sau đó khai báo các thuộc tính của điều khiển.
Kiểu trường OLE
Nhu cầu trao đổi dữ liệu sản sinh từ phần mềm này sang phần mềm khác ngày càng nhiều. Access được sự hỗ trợ của phương pháp OLE (Object Linking and Embeding) đáp ứng được yêu cầu này.
Access cung cấp một kiểu trường gọi là trường OLE, khi dùng trường này người sử dụng có thể “nhúng” hay liên kết các đối tượng được sản sinh từ các ứng dụng khác như hình ảnh, âm thanh, bảng tính, văn bản.. vào cơ sở dữ liệu Access.
Một cơ sở dữ liệu và duy nhất
Một cơ sở Access bao gồm 6 loại đối tượng: Bảng(Table), truy vấn(Query), Biểu mẫu(Form), Báo cáo(Report), Tập lệnh(Macro) và Module. Sáu loại đối tượng này được lưu giữ duy nhất trong một tập tin gọi là cơ sở dữ liệu Access phần mở rộng là MDB. Người sử dụng sau khi mở cơ sở dữ liệu không phải quan tâm đến việc các đối tượng được lưu trữ như thế nào.
Chương III
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thiết bị
phân tích hệ thống
1. Thu thập thông tin hệ thống
Để xây dựng thành công hệ thống thông tin quản lý trang thiết bị , cần thu thập đầy đủ thông tin về hệ thống, việc này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp người thiết kế nắm bắt được thông tin về các đối tượng liên quan đến hệ thống, các ràng buộc về tài chính và thời gian
các phương pháp thu thập thông tin.
Có bốn phương pháp thu thập thông tin được dùng trong phân tích thiết kế:
Phỏng vấn : là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng phỏng vấn, phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều.
Nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tổ chức, cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức, tổng hợp các thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức.
Sử dụng phiếu điều tra: là phương pháp lấy thông tin từ một khối lượng lớn các đối tượng trên phạm vi địa lý rộng lớn bằng cách sử dụng phiếu điều tra, có thể chọn đối tượng gửi phiếu đíều tra để thu được thông tin cần thiết một cách nhanh nhất.
Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin qua quan sát, theo dõi sự hoạt động của tổ chức từ có được những thông tin cần thiết về tổ chức.
Trong bốn phương pháp trên phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu và quan sát được sử dụng để thu thập thông tin về tình hình trang thiết bị của hệ thống ngân hàng Công thương, do các phương pháp này cho phép người phân tích hệ thống thu được các thông tin đầy đủ, xác thực và sinh động nhất.
2. Môi trường của hệ thống quản lý thiết bị
2.1. Môi trường tổ chức
Hoạt động chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam là tổ chức các hoạt động kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương nghiệp.
Quán triệt phương trâm “ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển ”và với chủ trương “đi vay để cho vay” trong những năm qua Ngân Hàng Công thương Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc, nguồn vốn huy động ngày càng tăng.
Về nhân sự, Ngân hàng Công thương có khoảng 12000 cán bộ quản lý và nhân viên với chuyên môn cao và nhiệt tình, 50% cán bộ có trình độ đại học, nhiều cán bộ có trình độ trên đại học, kinh nghiệm làm việc lâu năm.
2.2 Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của hệ thống quản lý trang thiết bị chính là hệ thống thông tin được thể hiện qua sơ đồ contextDFD.
Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống quản lý trang thiết bị
Phòng hỗ trợ kỹ thụât phía nam
Hãng sản xuất
Hệ thống quản lý trang thiết bị
Ban lãnh đạo
Khai thác
Các chi nhánh
Các phòng ban của trung tâm
3. Mô hình hoá hệ thống
3.1 Công cụ mô hình hóa
3.1.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ(BFD-Bussines Function Diagram)
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ mô tả việc phân rã có thứ bậc đơn giản các chức năng của hệ thống trong miền khảo cứu. Sơ đồ chính của BFD là sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống, mỗi chức năng được ghi trong một khung và nếu cần sẽ được bẻ thành các chức năng con, số mức bẻ ra phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống.
Sơ đồ BFD được biểu diễn dưới dạng hình cây, tại mỗi nút là một hình chữ nhật thể hiện chức năng hoặc một nhóm chức năng cụ thể. Sơ đồ là công cụ khá hữu hiệu, cho người đọc một bức tranh tổng thể về các chức năng mà hệ thống có thể thực hiện được. Mục đích của sơ đồ BFD là xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích, chỉ ra vị trí miền khảo cứu hệ thống trong toàn bộ hệ thống tổ chức.
Sơ đồ luồng thông tin(IFD-Information Flow Diagram)
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của sữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
xử lý
Giao tác người - máy
Tin học hoá hoàn toàn
Tin học hoá
Thủ công
Thủ công
kho lưu trữ dữ liệu
Dòng thông tin
Tài liệu
điều khiển
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu
sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trìu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm đến nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu(DFD)
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản :
Thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Tên người/ bộ phân phát/ nhận tin
Tên dòng dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu
Nguồn hoặc đích
Tiến trình xử lý
Dòng dữ liệu
Kho dữ liệu
Các mức của DFD
Sơ đồ ngữ cảnh(Context Diagram) thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ nhìn một lần là nhận ra nội dung của chính hệ thống. Trong sơ đồ này có thể bỏ qua các kho dữ liệu, các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.
Phân rã sơ đồ
Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh người ta phân rã thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1 …
3.2 Mô hình hoá hệ thống quản lý thiết bị
3.2.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD).
Hệ thống thông tin quản lý trang thiết bị được cài đặt tại Trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam, tại đây những người có liên quan đến hệ thống có thể truy cập được các thông tin cần thiết thông qua máy chủ.
Dựa vào yêu cầu chức năng, nghiệp vụ, yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong phần trước, ta có sơ đồ chức năng nghiệp vụ của hệ thống quản lý thiết bị
Hệ thống quản lý thiết bị
Hệ thống
Kiểm tra thiết bị
Xử lý thiết bị
Chuyển trả thiết bị
Thống kê/ báo cáo
3.2.2. Sơ đồ DFD và các phích logic
Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống quản lý thiết bị
Chi nhánh
1.0
Kiểm tra thiết bị
3.0
Chuyển trả thiết bị cho chi nhánh
2.0
Xử lý thiết bị
Hồ sơ thiết bị
Hồ sơ thiết bị
Hồ sơ chi nhánh
Tình trạng thiết bị
Thông tin thiết bị hư
Thông tin sau kiểm tra
Phiếu biên nhận tin học
Phiếu xuất kho
Phiếu biên nhận tin học
Thông tin cuối cùng về thiết bị
Thông tin cuối cùng về thiết bị
Thông tin cuối cùng về thiết bị
Phiếu xuất kho
Sơ đồ DFD mức 1(1.0)
Chi nhánh
1.1
Kiểm tra phiếu xuất kho
1.3
Lập biên nhận tin học
1.2
Kiểm tra số Serial number
Phiếu xuất kho
Thông tin hợp lệ
Phiếu biên nhận tin học
Hồ sơ thiết bị
Thông tin hợp lệ sau kiểm tra
Thông tin thiết bị hư
Sơ đồ DFD mức 1(2.0)
2.1
Kiểm tra
dự phòng
2.4
Mua mới
2.3
Sửa chữa
2.2
Bảo hành
2.5
Cập nhật thông tin thiết bị
2.1.1
Thay thiết bị hư
Tình trạng thiết bị
Thông tin cuối cùng về thiết bị
Hồ sơ thiết bị
Thông tin thiết bị sau kiểm tra
Tình trạng thiết bị
Hãng sản
Xuất
Thông tin thiết bị sau sửa chữa
Thông tin thiết bị sau bảo hành
Thông tin thiết bị mới
Thông tin thiết bị dự phòng
Thông tin thiết bị sau kiểm tra
Thông tin thiết bị mới
Nơi sửa chữa
Sơ đồ DFD mức 1(3.0)
Chi nhánh
Chi nhánh
3.1
Thu hồi biên nhận tin học
3.2
Lập phiếu xuất
Phiếu biên nhận tin học ban đầu
Phiếu xuất
Xác nhận đã thu
Tình trạng thiết bị
Các phích logic
Phích xử lý logic
Phích 1
Tên xử lý : Kiểm tra quyền truy nhập
Mô tả : Kiểm tra thông tin user trước khi chấp nhận
Tên DFD liên quan :
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin cần kiểm tra
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin hợp lệ
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : Users
Mô tả logic của xử lý : Nếu người dùng login vào chương trình thì
Bắt đầu
Hiện trang login
Người dùng nhập username, password
Nếu thông tin hợp lệ
Hiện trang chủ
Nếu thông tin không hợp lệ
Thông báo sai password, username
Kết thúc
Phích 1.1
Tên xử lý : Kiểm tra phiếu xuất kho
Mô tả : Cán bộ trung tâm kiểm tra phiếu xuất kho thiết bị của chi nhánh.
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(1.0)
Các luồng dữ liệu vào : phiếu xuất kho của chi nhánh
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin hợp lệ hoặc không hợp lệ
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T1: hồ sơ thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Khi chi nhánh mang thiết bị hư tới
Bắt đầu
Thực hiện: kiểm tra phiếu xuất kho
Nếu thông tin hợp lệ
Thực hiện: không làm gì
Nếu thông tin không hợp lệ
Thông báo thiết bị không hợp lệ
Kết thúc
Phích 1.2
Tên xử lý : Kiểm tra số Serial number
Mô tả : Xác thực thông tin về thiết bị.
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(1.0)
Các luồng dữ liệu vào : Số serial number của thiết bị
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin hợp lệ hoặc không hợp lệ
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T1: hồ sơ thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Khi chi nhánh mang thiết bị hư tới
Bắt đầu
Hiện form cập nhật thiết bị
Thực hiện: nhập số serial number
Nếu số serial number hợp lệ
Thực hiện: lập phiếu biên nhận tin học
Nếu số serial number không hợp lệ
Thông báo thiết bị không thuộc hệ thống NHCT cấp
Kết thúc
Phích 1.3
Tên xử lý : Lập biên nhận tin học
Mô tả : Cán bộ trung tâm sẽ lập phiếu biên nhận tin học
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(1.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị sau kiểm tra
Các luồng dữ liệu ra : Phiếu biên nhận tin học
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T1: hồ sơ thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Nếu thông tin kiểm tra hợp lệ thì
Bắt đầu
Lập biên nhận tin học
Kết thúc
Phích 2.1
Tên xử lý : Kiểm tra dự phòng
Mô tả : Cán bộ trung tâm kiểm tra thiết bị dự phòng
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị ban đầu
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin thiết bị dự phòng, thông tin thiết bị ban đầu
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T2: hồ sơ tình trạng thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Khi chi nhánh mang thiết bị hư tới
Bắt đầu
Hiện form kiểm tra dự phòng
Nếu còn thiết bị dự phòng tại trung tâm
Thực hiện: thay thiết bị hư băng thiết bị dự phòng
Nếu không còn thiết bị dự phòng
Thực hiện:
- giai đoạn bảo hành(nếu thiết bị còn hạn bảo hành)
- giai đoạn sửa chữa
Kết thúc
Phích 2.1.1
Tên xử lý : Thay thiết bị hư
Mô tả : Thay thiết bị hư bằng thiết bị dự phòng
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị dự phòng
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin thiết bị mới
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng :
Mô tả logic của xử lý : Nếu còn thiết bị dự phòng thì
Bắt đầu
Thực hiện: thay thế thiết bị hư bằng thiết bị dự phòng
thay thế serial number của thiết bị hư bằng
serial number của thiết bị dự phòng
Kết thúc
Phích 2.2
Tên xử lý : Bảo hành
Mô tả : Thực hiện giai đoạn bảo hành đối với thiết bị hư
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị sau kiểm tra
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin thiết bị sau bảo hành
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T2: hồ sơ tình trạng thiết bị, T5: hãng sản xuất
Mô tả logic của xử lý : Nếu thiết bị còn hạn bảo hành thì
Bắt đầu
Lập thủ tục xuất giao thiết bị hư cho đơn vị bảo hành gồm:
- phiếu mang thiết bị ra khỏi cơ quan đối với thiết bị hư
- phiếu gửi bảo hành của thiết bị hư
Kết thúc
Phích 2.3
Tên xử lý : Sửa chữa
Mô tả : Thực hiện giai đoạn sửa chữa đối với thiết bị hư
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị sau kiểm tra
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin thiết bị sau sửa chữa
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T2: hồ sơ tình trạng thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Nếu thiết bị hết hạn bảo hành hoặc hỏng do nguyên nhân khác
Bắt đầu
Lập thủ tục xuất giao thiết bị hư cho đơn vị sửa chữa gồm:
- phiếu mang thiết bị ra khỏi cơ quan đối với thiết bị hư
- phiếu gửi chữa của thiết bị hư
Kết thúc
Phích 2.4
Tên xử lý : Mua mới
Mô tả : Mua mới thiết bị
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị ban đầu
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin thiết bị mới
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng : T2: hồ sơ tình trạng thiết bị
Mô tả logic của xử lý : Nếu thiết bị được mua mới thì
Bắt đầu
Hiện form cập nhật thiết bị
Thực hiện: Cập nhật thông tin thiết bị mới vào các tệp tình
trạng thiết bị, hồ sơ thiết bị
Kết thúc
Phích 2.5
Tên xử lý : Cập nhật thông tin thiết bị
Mô tả : Cập nhật (thêm, sửa, xoá) từng loại thiết bị
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(2.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin thiết bị mua mới, thông tin thiết bị sau bảo hành,
sửa chữa, thông tin thiết bị dự phòng, thiết bị hư
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin về thiết bị mới cập nhật
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng :
Mô tả logic của xử lý : Nếu có yêu cầu cập nhật thì
Bắt đầu
Hiện form cập nhật thiết bị
Thực hiện: Cập nhật thông tin về từng loại thiết bị vào các
tệp tình trạng thiết bị, hồ sơ thiết bị, loại thiết bị
Kết thúc
Phích 3.1
Tên xử lý : Thu hồi biên nhận tin học
Mô tả : Cán bộ trung tâm thu hồi phiếu biên nhận tin học ban đầu của
Chi nhánh
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(3.0)
Các luồng dữ liệu vào : phiếu biên nhận tin học
Các luồng dữ liệu ra : Thông tin xác nhận đã thu
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng :
Mô tả logic của xử lý : Khi chi nhánh cho người đến nhận lại thiết bị thì
Bắt đầu
Thực hiện: thu hồi phiếu biên nhận tin học đã phát cho chi
nhánh
Kết thúc
Phích 3.2
Tên xử lý : Lập phiếu xuất
Mô tả : Lập phiếu xuất đối với thiết bị được chuyển trả cho chi nhánh
Tên DFD liên quan : DFD mức 1(3.0)
Các luồng dữ liệu vào : Thông tin cuối cùng về thiết bị đã bảo hành, sửa chữa hoặc thay Thế mới
Các luồng dữ liệu ra : phiếu xuất
Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng :
Mô tả logic của xử lý : Khi chi nhánh cho người đến nhận lại thiết bị thì
Bắt đầu
Thực hiện: Lập phiếu xuất đối với thiết bị sẽ được chuyển trả
cho chi nhánh
Kết thúc
Phích luồng dữ liệu
Phích 1.0
Tên luồng
Mô tả
DFD
Liên quan
Nguồn
Đích
Các phần tử thông tin
Thông tin về phiếu XK
Xác thực phiếu XK của chi nhánh
Mức 1(1.0)
Chi nhánh
Xử lý
1.1
Các thông tin về phiếu Xk tên phiếu, ngày xuất…
Thông tin hợp lệ
Khi đã chấp nhận phiếu XK của chi nhánh
Mức 1(1.0)
Xử lý
1.1
Xử lý
1.2
Thông tin về thiết bị tên, số serial number.
Thông tin không hợp lệ
Khi thông tin không đủ hoặc sai
Mức 1(1.0)
Xử lý
1.1
Chi
Nhánh
Chi tiết thông tin về thiết bị
Thông tin hợp lệ
Khi đã chấp nhận thiết bị
Mức 1(1.0)
Xử lý
1.2
Xử lý
1.3
Thông tin chi tiết: phiếu xk, số serial number
Thông tin không hợp lệ
Khi không chấp nhận thiết bị
Mức 1(1.0)
Xử lý
1.2
Chi
Nhánh
Số serial number, phiếu xuất kho
Giấy biên nhận tin học
Lập phiếu biên nhận tin học giao cho chi nhánh khi đã chấp nhận thiết bị.
Mức 1(1.0)
Xử lý
1.3
Chi
Nhánh
Các thông tin loại tb, người giao, người nhận tb …
Phích 2.0
Tên luồng
Mô tả
DFD
Liên quan
Nguồn
Đích
Các phần tử thông tin
Thông tin thiết bị Ban đầu
Xác định thông tin thiết bị để kiểm tra dự phòng
Mức 1(2.0)
Xử lý
1.3
Xử lý
2.1
Các thông tin về thiết bị mã thiết bị, serial number …
Thiết bị dự phòng
Thay thiết bị hư bằng thiết bị dự phòng
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.1
Xử lý
2.1.1
Thông tin về thiết bị dự phòng serial number, tên tb
Thông tin thiết bị thay thế mới
Khi cần cập nhật thông tin thiết bị
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.1.1
Xử lý
2.5
Chi tiết thông tin về thiết bị
Tên, thuộc tính của tb
Thông tin thiết bị ban đầu
Xác định thông tin để chuyển thiết bị sang giai đoạn bảo hành
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.1
Xử lý
2.2
Hạn bảo hành tb, các thuộc tính
Thông tin thiết bị ban đầu
Xác định thông tin để chuyển thiết bị sang giai đoạn sửa chữa
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.1
Xử lý
2.3
Hạn bảo hành tb, các thuộc tính
Thông tin thiết bị mới
Khi cần cập nhật thông tin của các thiết bị được mua mới
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.4
Xử lý
2.5
Các thuộc tính thiết bị tên, hãng sx, hạn bảo hành …
Thông tin thiết bị sau bảo hành
Cập nhật các thiết bị đã được bảo hành
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.2
Xử lý
2.5
Các thuộc tính tên, ngày bảo hành, ngày nhận lại…
Thông tin thiết bị sau sửa chữa
Cập nhật các thiết bị đã được sửa chữa
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.3
Xử lý
2.5
Các thông tin tên tb, ngày sửa, ngày nhận lại…
Thông tin cuối cùng về thiết bị
Cập nhật thông tin cuối cùng về thiết bị vào các tệp
Mức 1(2.0)
Xử lý
2.5
T1: hồ sơ tb, T2: tình trạng tb, T3: loại thiết bị
Các thuộc tính của từng loại thiết bị mã tb, tên tb, tình trạng, ngày giao, ngày nhận
Phích 3.0
Tên luồng
Mô tả
DFD
Liên quan
Nguồn
Đích
Các phần tử thông tin
Phiếu biên nhận tin học
Trung tâm thu hồi lại biên nhận tin học đã giao cho chi nhánh
Mức 1(3.0)
Chi
Nhánh
Xử lý
3.1
Các thông tin loại tb, người giao, người nhận tb …
Thông tin xác nhận đã thu
Trung tâm xác nhận đã thu biên nhận tin học để lập phiếu xuất kho
Mức 1(3.0)
Xử lý
3.1
Xử lý
3.2
Thông tin xác nhận
Thông tin uối cùng về thiết bị
Khi trung tâm xác nhận các thuộc tính của thiết bị để lập phiếu xuất kho
Mức 1(3.0)
T1: hồ sơ thiết bị
Xử lý
3.2
Chi tiết thông tin về thuộc tính thiết bị
Phiếu xuất kho
Trung tâm giao phiếu xuất kho cho chi nhánh
Mức 1(3.0)
Xử lý
3.2
Chi
Nhánh
Loại thiết bị, tên thiết bị, ngày giao …
Phích kho dữ liệu
Phích T1
Tên kho : hồ sơ thiết bị
Mô tả : chứa các thông tin về các loại thiết bị mã, tên, thuộc chi nhánh…
Tên DFD liên quan : - DFD mức 1(1.0)
- DFD mức 1(2.0)
- DFD mức 1(3.0)
Các xử lý có liên quan : Xử lý: 1.1, 1.2, 2.5
Phích T2
Tên kho : tình trạng thiết bị
Mô tả : chứa các thông tin về tình trạng các loại thiết bị
Tên DFD liên quan : - DFD mức 1(2.0)
- DFD mức 1(3.0)
Các xử lý có liên quan : Xử lý: 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 3.2
Phích T3
Tên kho : loại thiết bị
Mô tả : chứa các thông tin về loại thiết bị mã loại, tên loại, hãng sản xuất
số lượng từng loại
Tên DFD liên quan : - DFD mức 1(2.0)
- DFD mức 1(3.0)
Các xử lý có liên quan : Xử lý: 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 3.2
Phích T4
Tên kho : hồ sơ chi nhánh
Mô tả : chứa các thông tin về các chi nhánh mã cn, tên cn, địa chỉ…
Tên DFD liên quan : - DFD mức 1(1.0)
- DFD mức 1(3.0)
Các xử lý có liên quan : Xử lý: 1.1
Phích T5
Tên kho : hãng sản xuất
Mô tả : chứa các thông tin về các hãng sản xuất, mã hãng, tên hãng, địa chỉ, trạng tháI(còn hoạt động hay không)
Tên DFD liên quan : - DFD mức 1(2.0)
Các xử lý có liên quan : Xử lý: 1.1
Sơ đồ luồng thông tin(IFD)
Thời điểm
Chương trình
User
Sau khi nhận ra
user
Khi user login vào
chương trình
Sau khi nhập đủ
username, password
và loại user
user
Thông báo
Hệ thống
Kiểm tra
permission
Nhập username,
Password
Hiển thị form
login
Vào trang chủ
Sơ đồ IFD của chức năng login
Thời điểm
Chi nhánh
Ban lãnh đạo
Sau khi trung tâm nhận thiết bị của chi nhánh
Chi nhánh mang thiết bị hư tới trung tân CNTT
Cập nhật thông tin
Kiểm tra
Lập biên nhận tin học
Trung tâm CNTT
Phiếu xuất kho, S/N
Thông tin hợp lệ
Hồ sơ thiết bị
Lập báo cáo
Phiếu biên nhận tin học
Báo cáo
Sơ đồ IFD của chức năng kiểm tra thiết bị
Thời điểm
Chi nhánh
Trung tâm CNTT
Sau khi chi nhánh nhận lại thiết bị từ trung tâm
Khi chi nhánh đến nhận lại thiết bị đã bảo hành, sửa chữa
Thông báo
Hệ thống
Lập phiếu xuất kho
Thu hồi biên nhận tin học
Xác nhận đã thu
Phiếu xuất kho
Chi nhánh
Hồ sơ thiết bị
Tình trạng thiết bị
Sơ đồ IFD của chức năng chuyển trả thiết bị
II. Thiết kế hệ thống
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin, thiết kế cơ sở dữ liệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình lập trình, cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ nguồn thông tin cần thiết cho các quá trình sử lý và cung cấp đầy đủ nhất thông tin đầu ra của hệ thống.
Có hai phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu:
Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin đầu ra. Đây là phương pháp rất cơ bản và cổ điển
Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá
Phương pháp được lựa chọn để thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin quản lý thiết bị là phương pháp mô hình hoá vì bản thân các thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể có thể xác định được một cách rõ ràng.
Sơ đồ quan hệ thực thể:
2
#id mã chi nhánh
- tên chi nhánh
- địa chỉ
- điện thoại
Hồ sơ thiết bị
Tình trạng thiết bị
Loại thiết bị
Thiết bị hãng
Hãng sản xuất
Hồ sơ chi nhánh
có
có
có
có
Quản lý
N
N
1
N
1
N
1
1
1
1
#id mã hãng
- tên hãng
- địa chỉ
- điện thoại
- trạng thái
- số thứ tự
mã hãng
mã loại
- tên thiết bị
- số lượng
#id mã loại
- mã hãng
- tên loại
- mô tả
#id mã loại
- serial number
- tên thiết bị
- tình trạng
- mô tả
- ngày nhập
- #id serial number ban đầu
- mã loại
mã hãng
mã chi nhánh
- tên thiết bị
- số lượng
- hạn bảo hành
- người giao
- người nhận
- ngày cấp tb cho CN
- ngày nhận tb từ CN
- ngày giao bảo hành
- ngày giao sửa chữa
- ngày nhận tb được BH
- ngày nhận tb được SC
- serial number thay thế
- ngày trả tb cho CN
1
4
5
3
Chuyển sơ đồ khái quát thực thể (ERD) sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu(DSD)
Chuyển đổi các quan hệ.
Hồ sơ chi nhánh
Quản lý
1
#id mã chi nhánh
- tên chi nhánh
- địa chỉ
- điện thoại
Hồ sơ thiết bị
- #id serial number ban đầu
- mã loại
mã hãng
mã chi nhánh
- tên thiết bị
- số lượng
- hạn bảo hành
- người giao
- người nhận
- ngày cấp tb cho CN
- ngày nhận tb từ CN
- ngày giao bảo hành
- ngày giao sửa chữa
- ngày nhận tb được BH
- ngày nhận tb được SC
- serial number thay thế
- ngày trả tb cho CN
N
1
Quan hệ 1:
Sau khi chuyển đổi ta được hai tệp như sau
Hồ sơ chi nhánh
#id mã chi nhánh
Tên chi nhánh
địa chỉ
điện thoại
Hồ sơ thiết bị
#id serialnumber
mã loại
mã hãng
tên thiết bị
……
mã chi nhánh
Quan hệ 2
Loại thiết bị
có
#id mã loại
- mã hãng
- tên loại
- mô tả
- số lượng
Thiết bị hãng
N
- số thứ tự
mã hãng
mã loại
- tên thiết bị
- số lượng
1
2
Sau khi chuyển đổi ta được hai tệp như sau:
Thiết bị hãng
Loại thiết bị
#id mã loại
mã hãng
tên loại
mô tả
số lượng
số thứ tự
mã hãng
tên thiết bị
số lượng
mã loại
Quan hệ 3
Hãng sản xuất
1
#id mã hãng
- tên hãng
- địa chỉ
- điện thoại
- trạng thái
có
Thiết bị hãng
N
- số thứ tự
mã hãng
mã loại
- tên thiết bị
- số lượng
3
Sau khi chuyển đổi ta được hai tệp như sau:
Hãng sản xuất
Thiết bị hãng
#id mã hãng
tên hãng
địa chỉ
điện thoại
trạng thái
số thứ tự
mã loại
tên thiết bị
số lượng
mã hãng
Loại thiết bị
1
#id mã loại
- mã hãng
- tên loại
- mô tả
- số lượng
Hồ sơ thiết bị
- #id serial number ban đầu
- mã loại
mã hãng
mã chi nhánh
- tên thiết bị
- số lượng
- hạn bảo hành
- người giao
- người nhận
- ngày cấp tb cho CN
- ngày nhận tb từ CN
- ngày giao bảo hành
- ngày giao sửa chữa
- ngày nhận tb được BH
- ngày nhận tb được SC
- serial number thay thế
- ngày trả tb cho CN
N
4
có
Quan hệ 4
Sau khi chuyển đổi ta được hai tệp như sau:
Hồ sơ thiết bị
Loại thiết bị
#id mã loại
mã hãng
tên loại
mô tả
số lượng
#id serialnumber
mã chi nhánh
mã hãng
tên thiết bị
…
mã loại
Hồ sơ thiết bị
- #id serial number ban đầu
- mã loại
mã hãng
mã chi nhánh
- tên thiết bị
- số lượng
- hạn bảo hành
- người giao
- người nhận
- ngày cấp tb cho CN
- ngày nhận tb từ CN
- ngày giao bảo hành
- ngày giao sửa chữa
- ngày nhận tb được BH
- ngày nhận tb được SC
- serial number thay thế
- ngày trả tb cho CN
1
5
có
Tình trạng thiết bị
#id mã loại
- serial number
- tên thiết bị
- tình trạng
- mô tả
- ngày nhập
1
Quan hệ 5
Sau khi chuyển đổi ta được hai tệp như sau:
Tình trạng thiết bị
Hồ sơ thiết bị
#id mã loại
serial number
tên thiết bị
tình trạng
mô tả
ngày nhập
#id serialnumber
mã loại
mã hãng
Tên thiết bị
…
mã chi nhánh
Thiết kế chi tiết các tệp cơ sở dữ liệu
ký hiệu: - PK(primary key): khoá chính
- FK(foreign key) : khoá ngoại lai
Tệp hồ sơ chi nhánh
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
MA_CN
PK
Text
4
Định danh chi nhánh
TEN_CN
Text
30
Tên chi nhánh
DIA_DIEM
Text
30
địa điểm (từng chi nhánh)
DIEN_THOAI
Number
9
Số điện thoại (chi nhánh)
Tệp loại thiết bị
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
MA_lOAI
PK
Text
6
Định danh chi nhánh
MA_HANG
FK
Text
4
Tên chi nhánh
TEN_LOAI
Text
30
địa điểm (từng chi nhánh)
SO_LUONG
Number
4
Số điện thoại (chi nhánh)
HANG_SX
Text
25
Hãng sản xuất thiết bị
Tệp hãng sản xuất
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
MA_HANG
PK
Text
4
Định danh hãng
TEN_HANG
Text
30
Tên hãng
DIA_CHI
Text
30
Địa chỉ hãng
DIEN_THOAI
Number
9
Số điện thoại
EMAIL
Text
20
Hòm thư email
TRANG_THAI
Text
1
(Y/N) còn hoạt động hay không
Tệp tình trạng thiết bị
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
MA_LOAI
FK
Text
4
định danh tệp
S/N
PK
Text
30
Số serial number của thiết bị
TEN_TB
Text
30
Tên thiết bị
TINH_TRANG
( 0-5)
Number
1
Tình trạng của thiết bị
MO_TA
Text
20
0: Dự phòng
1: Mua mới
2: Cấp cho chi nhánh
3: Hỏng
4: Bảo hành
5: Sửa chữa
6: Đã được bảo hành
7: Đã được sửa chữa
NGAY_NHAP
Date/time
8
Ngày nhập thiết bị vào bảng
Tệp hồ sơ thiết bị
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
MA_LOAI
FK
Text
6
Mã loại
MA_CN
FK
Text
4
Mã chi nhánh
S/N 1ST
PK
Text
9
Số serial number ban đầu
SO_LUONG
Text
4
Số lượng thiết bị
TEN_TB
Text
25
Tên thiết bị
HAN_BH
Date/time
8
Hạn bảo hành
NGUOI_GIAO
Text
25
Người giao thiết bị
NGUOI_NHAN
Text
25
Người nhận thiết bị
NGAY_CAP
Date/time
8
Ngày cấp thiết bị mới cho chi nhánh
NGAY_NHAN_TU_CN
Date/time
8
Ngày nhận thiết bị hư từ chi nhánh
NGAY_GIAO_BH
Date/time
8
Ngày giao thiết bị hư cho nơi bảo hành
NGAY_GIAO_SC
Date/time
8
Ngày giao thiết bị hư cho nơi sửa chữa
S/N_THAY_THE
Text
8
Số serial number được thay thế
NGAY_NHAN_TU_BH
Date/time
8
Ngày nhận thiết đã BH bị từ nơi Bảo hành
NGAY_NHAN_TU_SC
Date/time
8
Ngày nhận thiết bị đã SC từ nơi sửa chữa
NGAY_TRA_CN
Date/time
8
Ngày trả thiết bị đã BH/SC cho chi nhánh
Tệp thiết bị hãng
Tên trường
Khoá
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mô tả
STT
PK
Number
3
Định danh chi nhánh
MA_LOAI
FK
Text
6
Tên chi nhánh
MA_HANG
FK
Text
4
địa điểm (từng chi nhánh)
TEN_TB
Text
30
Số điện thoại (chi nhánh)
SO_LUONG
Number
3
Số lượng
2. Các ràng buộc chương trình
2.1.Ràng buộc về phần cứng
Để có thể cài đặt và sử dụng thành công chương trình quản lý thiết bị, cần 02 máy chủ để phục vụ cho các dịch vụ trên mạng, bao gồm 01 máy chủ cho các ứng dụng: Web, DSN, FTP trên máy chủ này để có thể triển khai chương trình quản lý thiết bị, 01 máy chủ cho các dịch vụ: Email, News Server…
Cấu hình tối thiểu của các máy chủ dự kiến như sau:
CPU : Pentium IV- 1,2 GHz
Ram: 512 MB
HardDisk: 48 GB SCSI
RAID Controller
100Mbps Network Interface Card.
Các máy client có cấu hình trung bình :
CPU Speed Clock about166 Mhz
RAM 32 Mb
Ngoài ra : monitor, CD ROM, Keyboard, Mouse…..
2.2 Ràng buộc về phần mềm
Hệ điều hành (Operating System ) được cài trên các máy chủ: nên dùng Windows 2000 (professional hay Server), Windows NT server 4 hoặc Windows XP (Home hay professional) vì phiên bản của các hệ điều hành này có hỗ trợ Unicode và có thể cài tự do dịch vụ Internet Information Server (IIS) có thể sử dụng ASP, IIS được cung cấp miễn phí trong các hệ điều hành kể trên.
Phải có một cơ sở dữ liệu(Database) vững chắc tương ứng với OLE DB – compliant database system như Acess hoặc SQL Server để lưu trữ các thông tin cần thiết.
Trên client : nên dùng các Hệ điều hành Windows 9x, 2k, XP, các phần mềm khác như Internet explorer (Version 4.0 trở lên), Microsoft office 2000…
3. Thiết kế vật lý trong
Có hai phương pháp thiết kế phần mềm :
Phương pháp thiết “kế từ trên xuống” TDD (Top Down design): với phương pháp này, kỹ sư phần mềm sẽ giải quyết các vấn đề của bài toán chi tiết dần từ mức cao nhất. Các chức năng chính sẽ được cụ thể hoá bằng các chức năng nhỏ hơn, cứ như vậy cho đến chức năng nhỏ nhất có thể thực hiện bằng một modun chương trình. Các modun sẽ được lắp ghép với nhau để thành chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề tổng quát.
Phương pháp thiết kế “từ dưới lên” BUD (Bottom Up Design): phương pháp này đòi hỏi phải tồn tại các phần mềm, modun chương trình chuyên dụng đã được thử nghiệm và hoạt động tốt. Kỹ sư phần mềm sẽ dựa vào các modun chương trình chi tiết có sẵn để lắp ghép lại phục vụ giải quyết các vấn đề lớn hơn, tổng quát hơn.
Phương pháp được sử dụng để thiết kế chương trình quản lý thiết bị là phương pháp thiết kế từ trên xuống vì chương trình này được xây dựng mới nên phải tiến hành từ đầu.
Sơ đồ liên kết module của chương trình(trang bên) thể hiện các module riêng mà hệ thống cần thực hiện.
quản lý thiết bị
1.0
Kiểm tra thiết bị hư
2.0
Xử lý thiết bị
3.0
Chuyển trả thiết bị
1.3
Lập biên nhận tin học
1.2
Kiểm tra serial number
1.1
Kiểm tra phiếu xuất kho
2.2
Bảo hành
2.1
Kiểm tra dự phòng
3.1
Lập phiếu xuất kho đối với thiết bị đã bảo hành, sửa chữa
2.3
Sửa chữa
2.4
Mua
mới
2.5
Cập nhật thông tin thiết bị
2.1.1
Thay tb hư bằng tb dự phòng
2.2.1
Lập phiếu gửi bảo hành
2.3.2
Lập phiếu xuất kho đối với tb hư
2.2.2
Lập phiếu xuất kho đối với tb hư
2.3.1
Lập phiếu gửi sửa chữa
Giải thích:
(1.0) : Kiểm tra thiết bị hư chi nhánh mang đến
(1.1): kiểm tra phiếu xuất kho của chi nhánh.
(1.2): kiểm tra serialnumber của thiết bị hư.
(1.3): lập biên nhận tin học(nếu thiết bị đúng do TTCNTT cấp ).
(2.0) : Xử lý thiết bị
(2.1): kiểm tra thiết bị dự phòng tại TTCNTT
(2.1.1): thay thiết bị hư bằng thiết bị dự phòng(nếu còn thiết bị dự phòng ở TTCNTT)
(2.2): bảo hành thiết bị( nếu thiết bị còn thời hạn bảo hành )
(2.2.1): Lập phiếu gửi bảo hành của thiết bị hư
(2.2.2): Lập phiếu xuất đối với thiết bị hư (thiết bị mang đi bảo hành)
(2.3.1): Lập phiếu gửi sửa chữa của thiết bị hư
(2.3.2): Lập phiếu xuất đối với thiết bị hư (thiết bị mang đi sửa chữa)
(2.3): sửa chữa thiết bị.( nếu thiết bị hết thời hạn bảo hành )
(2.4): mua thiết bị mới
(2.5): cập nhật thông tin khi mua thiết bị mới, sau khi thiết bị hư được bảo hành, sửa chữa trước khi chuyển trả chi nhánh.
(3.0) : Chuyển trả thiết bị cuối cùng cho chi nhánh.
(3.1): lập phiếu xuất kho đối với thiết đã được bảo hành, sửa chữa hoặc thay thế mới.
4. Thiết kế giao tác người – máy
Pha1: Đăng nhập
Nhiệm vụ – người
Nhiệm vụ – máy
Thông tin hiện
Kiểm tra thông tin user,
permission
Hiển thị form
login
Vào chương trình
Nhập các thông tin
Logout
sai
đúng
Thông báo thông tin về user sai
Chào mừng vào chương trình
Input box của:
username
password
Pha2: Quản lý thiết bị
Nhiệm vụ – người
Nhiệm vụ – máy
Thông tin hiện
Hiện menu của từng chức năng
Hiện menu chính
Xử lý thông tin theo từng submenu
Chọn loại chức năng
Lưu thông tin
Các submenu của menu đã chọn
Hệ thống
Kiểm tra tb hư
Xử lý thiết bị
Chuyển trả tb
Báo cáo
Trợ giúp
Chọn n=1…6
Pha3: Cập nhật thiết bị
Nhiệm vụ – người
Nhiệm vụ – máy
Thông tin hiện
Chọn loại cập nhật
Hiện thông tin cập nhật
Cập nhật
Chọn loại chức năng
Cập nhật CSDL
Thêm
Sửa
Xoá
Cập nhật thiết bị mua mới
Cập nhật thiết bị hư
Cập nhật thiết bị BH
Cập nhật thiết bị SC
Cập nhật thiết bị đã BH
Cập nhật thiết bị đã SC
Chọn n=1..6
Thông báo đã cập nhật xong
Chọn n=1..3
Pha 4: Báo cáo
Nhiệm vụ – người
Nhiệm vụ – máy
Thông tin hiện
Hiện danh sách các thiết bị theo từng loại
Hiện menu báo cáo
Chọn loại thiết bị cần báo cáo
Chọn loại chức năng
Hiện hồ sơ lý lịch của thiết bị
Chi tiết thông tin về loại thiết bị báo cáo
TB mua mới
TB dự phòng
TB bảo hành
TB sửa chữa
Chọn n=1..4
Danh sách thiết bị theo từng mục
5. Thiết kế màn hình giao diện
trang login
trang chủ
Menu hệ thống
Menu kiểm tra
Trang kiểm tra thiết bị
Menu xử lý thiết bị
Menu báo cáo
Menu chuyển trả thiết bị
Phiếu mang thiết bị ra khỏi cơ quan
Báo cáo thiết bị mua mới
Báo cáo thiết bị dự phòng
Báo cáo thiết bị bảo hành
Báo cáo thiết bị sửa chữa
Trang cập nhật thiết bị
Trang cập nhật tình trạng thiết bị
6. Tổng quan về lập trình
Lập trình là khâu rất quan trọng để tạo nên một chương trình ứng dụng hoàn chỉnh, lập trình là việc viết mã lệnh dựa theo các module đã thiết kế từ trước, vì vậy trước khi lập trình, lập trình viên phải lựa chọn được công cụ lập trình có đầy đủ các tính năng để tạo nên một chương trình ứng dụng đáp ứng yêu cầu đã đặt ra.
6.1 Lựa chọn công nghệ truy cập Cơ sở dữ liệu
ADO được thiết kế để giao tiếp với các cơ sở dữ liệu thông qua ODBC(Open Database Connectivity). Chúng ta có thể dùng nó để truy xuất bất kỳ loại cơ sở dữ liệu(CSDL) nào miễn ODBC có hỗ trợ driver cho loại CSDL đó, ví dụ : SQL Server, Oracle, Access,.. và kể cả Microsoft Excel hay các loại dữ liệu ở dạng text khác.
Active Server Pages
ActiveX Database
Component
ActiveX Data
Objects
ODBC
Driver
Data Provider Interface
Data Source
Mô hình các đối tượng của ADO
Connection Object
RecordSet Object
Properties Collectiopn
Fields Collection
Propertity Object
Field Object
Command Object
Properties Collection
Parameters Collection
Property Object
Parameter Object
Errors Collection
Properties Collection
Error Object
Property Object
Do các tính năng trên ta thấy ADO rất thuận tiện hỗ trợ việc lập trình .
6.2 Thiết kế các module chương trình
Module hệ thống: cho phép hiển thị các thông tin có sẵn lên màn hình( theo từng danh mục )
Diễn giải: với nhu cầu tìm kiếm, sửa chữa và thêm thông tin một cách nhanh chóng nhưng đòi hỏi độ chính xác cao, chương trình đưa ra một tập hợp các danh mục nhằm giúp người sử dụng có thể tra cứu hoặc sử dụng một cách thuận tiện nhất
Module cập nhật thông tin: module này cho phép thêm, sửa, xoá các thông tin về thiết bị
Diễn giải: cho phép người sử dụng nhập thông tin về thiết bị mới hoặc sửa, xoá các thông tin đã tồn tại
Module kiểm tra thiết bị: module này cho phép kiểm tra thông tin về các loại thiết bị
Diễn giải: khi chi nhánh mang thiết bị hư đến trung tâm, module này cho phép người sử dụng xác thực tính hợp lệ của thiết bị
Module xử lý thiết bị: cho phép người sử dụng quản lý được toàn bộ quá trình bảo hành, sửa chữa của thiết bị
Diễn giải: sau khi thiết bị đã được kiểm tra, tuỳ theo tình trạng của thiết bị, thiết bị sẽ được chuyển đến bảo hành hoặc sửa chữa
Module chuyển trả thiết bị: module này cho phép lập phiếu xuất đối với thiết bị đã bảo hành, sửa chữa
Module báo cáo: cho phép đưa ra các báo cáo về tình trạng của các loại thiết bị
Diễn giải: trong nghiệp vụ quản lý thiết bị người quản lý cần theo dõi tình trạng của các thiết bị hiện có từ khi Trung tâm cấp thiết bị cho các chi nhánh, module báo cáo cho phép người sử dụng đưa ra các bản báo cáo chi tiết.
Module tìm kiếm: cho phép người sử dụng tìm kiếm được các thông tin một cách nhanh nhất tuỳ theo đặc điểm của thiết bị.
6.3 Một số thuật toán cơ bản
Bắt đầu
kích vào nút thêm
được phép cập nhật vào cơ sở dữ liệu tạm
Nhập dữ liệu thêm vào các textbox
Thông báo không cho phép thêm
Kết thúc
Kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu thêm
Kiểm tra dữ liệu hợp lệ với CSDL gốc
Thông báo
T
T
F
F
Được cập nhật vào CSDL gốc
Thuật toán thêm dữ liệu
Thật toán thêm dữ liệu
Bắt đầu
Dữ liệu cần sửa
được phép sửa trong các bảng tạm của CSDL tạm
Kích vào nút sửa
Thông báo không cho phép thêm
Kết thúc
Kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu cần sửa
Kiểm tra dữ liệu sửa hợp lệ với CSDL gốc
Thông báo
T
T
F
F
Được sửa vào các bảng gốc trong CSDL gốc
Thuật toán sửa dữ liệu
Bắt đầu
Dữ liệu cần xoá
Thông báo cho phép lựa chọn xoá hoặc không xoá
Kích vào nút xoá
Thông báo không cho phép xoá
Kết thúc
Kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu cần xoá
Y/N
T
Y
F
Thuật toán xoá dữ liệu
7. Kết quả thử nghiệm, hướng phát triển
Nhờ có ASP việc thử nghiệm chương trình được tiến hành đơn giản và gọn nhẹ, ASP sẽ soát, phát hiện các lỗi rồi thông báo cho lập trình viên, kỹ thuật thử nghiệm là kỹ thuật thử nghiệm động thực hiện bằng máy tính, trước tiên từng module sẽ được thử nghiệm riêng rẽ, sau đó tiến hành thử nghiệm toàn bộ hệ thống
Chương trình sẽ được cài đặt thử nghiệm trên hệ thống mạng của ngân hàng Công thương, các báo cáo chi tiết(báo cáo theo tháng, quí, năm) về từng chủng loại thiết bị và tình trạng của chúng sẽ được đưa lên mạng thường xuyên để thông báo những thông tin cần thiết đối với những người có liên quan.
Chương trình sau khi được hoàn thành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra như quản lý được số lượng, chủng loại thiết bị, tình trạng của chúng tại các chi nhánh của Ngân hàng Công thương, quản lý được toàn bộ quy trình bảo hành, sửa chữa của một thiết bị.
Về hướng phát triển:
Tăng cường các công nghệ về Multimedia để chương trình trở nên sinh động hơn, tăng tính thuyết phục và hấp dẫn ngưòi xem.
Thiết kế giao diện trang Web phải thân thiện với người dùng
Các chức năng của hệ thống phải rõ ràng, dễ hiểu hơn .
Chương trình cần có thêm chức năng dự báo tình trạng thiết bị của từng chi nhánh trong tương lai để nhà quản lý có thể biết được những chi nhánh nào cần phải thay thế, sửa chữa thiết bị do chi nhánh quản lý, tiết kiệm được thời gian, chi phí.
phụ lục chương trình
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang login.asp
<%
dim Timthay
timthay=false
Set Conn=server.CreateObject("ADODB.connection")
set rs=server.CreateObject("ADODB.recordset")
conn.Open "provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;data source="& server.MapPath("\database.mdb")
rs.Open "thongsohethong",conn,adOpenDynamic,adLockOptimistic
'ser=trim(Request.Form("txtusername"))
's=trim(Request.Form("txtpassword"))
rs.MoveFirst
Do While Not rs.EOF And Not Timthay
If rs.Fields("password")=Request.Form("txtpassword") and rs.Fields("username")=Request.Form("txtusername") Then
Timthay = True
Else
Timthay = False
End If
rs.MoveNext
Loop
if timthay=true then
Response.Redirect "default.asp"
else
Response.Redirect"Baoloi.asp"
end if
%>
-------------------------------------------------------------------------------------------
Trang Capnhatthietbi.asp
Ngộđ hừđĐ cởđĐ thớơđg Việ´ nam
-->
v\:* { behavior: url(#default#VML) }o\:* { behavior: url(#default#VML) }.shape { behavior: url(#default#VML) }
showToolbar();
---- LiÃên kỏº¿t ----
NHCT
Thỏằ‹ trặ°ỏằng CK
<span style="mso-ignore:vglayout;position:
absolute;z-index:1;left:123px;top:175px;width:15px;height:1075px">
<%
dim rs
set con=server.CreateObject("ADODB.connection")
con.Open "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=c:\qltb.mdb"
'set rs=server.CreateObject("ADODB.recordset")
set rs=con.Execute("Select * from THIET_BI")
%>
C?P NH?P THI?T B?
Lo?i thi?t b?
Ch?n lo?i
<%
set rsloai=server.CreateObject("ADODB.recordset")
sql="select * from LOAI_TB"
rsloai.Open sql,cnn,2,3
do while not rsloai.EOF
Response.Write ""
Response.Write rsloai.Fields("ten_loai")
Response.Write ""
rschuyende.MoveNext
loop
%>
Chi
nhỏđă
Ch?n chi nhỏđă
<%
set rschinhanh=server.CreateObject("ADODB.recordset")
rschinhanh.Open "CHI_NHANH",cnn,2,3
do while not rschinhanh.EOF
Response.Write ""
Response.Write rschinhanh.Fields("ten_CN")
Response.Write ""
rschuyende.MoveNext
loop
%>
S/N
ban d?u
Ngu?i giao
Ngu?i nhõđđ
Ngàạ c?p
Ngàạ nh?p
Ngàạ giao BH
Ngàạ giao SC
Ngàạ nh?n BH
Ngàạ nh?n SC
S/N
thay th?
Ngàạ tr? CN
Copyright ộ ²003 by
Trung tõư CụđĐ ngh? ThụđĐ tin - ICB. &nbs; S? lu?t truy c?p Home Page:
Last
update: Tuesday August 06, 2002
Webmaster kết luận
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên đã được truyền thụ những kiến thức cơ bản để sau khi tốt nghiệp trở thành một cử nhân kinh tế với những năng lực nhất định có thể giúp ích cho xã hội và bản thân. Để có thể thực hiện tốt công việc của mình, ngoài những kiến thức đã được trang bị tại trường, những kinh nghiệm thực tế là không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên. Trong khuôn khổ đào tạo, vì chưa có điều kiện phối hợp giữa lý thuyết và thực hành một cách thường xuyên, những đợt thực tập là cơ hội tốt để mỗi sinh viên có thể kiểm chứng lại những gì đã học và đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp, ứng xử của bản thân qua những bài học thực tế.
Đối với sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế chúng em, được thực tập tại những nơi ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, thông tin là điều rất bổ ích. Tại Trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng Công thương, em được tiếp xúc với những công việc thực tế hàng ngày, tham gia vào các dự án của trung tâm và trao đổi với những cán bộ hiện đang công tác tại trung tâm đã tạo điều kiện cho em học hỏi, củng cố những kiến thức đã học và nâng cao trình độ bản thân.
Đề tài "Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thiết bị tin học của Ngân hàng Công thương Việt nam" nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lý các trang thiết bị của Ngân hàng, quản lý được toàn bộ thiết bị tin học trong hệ thống NHCTVN, quản lý quy trình bảo hành và sửa chữa của các thiết bị.
Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài mà em xây dựng sẽ còn nhiều thiếu sót và bất cập, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S. Trương Văn Tú đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
tài liệu tham khảo
PSG-TS. Hàn Viết Thuận
Giáo trình cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1999
TS. Trương Văn Tú, TS. Trần Thị Song Minh
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý (ĐHKTQD), NXB Thống Kê, Hà Nội, 2000
- TS. Trần Công Uẩn
Giáo trình Cơ sở dữ liệu SQL, Access (ĐHKTQD), NXB Thống Kê, Hà Nội, 2000
KS. Bùi Thế Ngũ
Internet và thương mại điện tử
- SaigonBook
ASP Database, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2001
Đỗ Xuân Lôi
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh, 2000
Microsoft Visual Studio 6.0
MSDN Help file
- Một số trang Web như Vnexpress, vnn.vn, fpt...
- PGS -TS. Hàn Viết Thuận
Giáo trình cấu trúc dữ liệu, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1999
Lời nói đầu 1
Chương I 3
Tổng quan về cơ sở thực tập 3
I . giới thiệu chung 3
II. nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 4
1. Phòng kế hoạch-nghiên cứu và phát triển 4
1.2. Nhiệm vụ. 4
2. Phòng ứng dụng triển khai, bảo trì và phát triển phần mềm. 5
2.1. Chức năng. 5
2.2. Nhiệm vụ 6
3. Phòng tích hợp hệ thống. 7
3.1. Chức năng 7
3.2. Nhiệm vụ 7
4. Phòng kỹ thuật truyền thông và trang thiết bị 8
4.1. Chức năng 8
4.2. Nhiệm vụ 8
5. Phòng lưu trữ vận hành và phục hồi dữ liệu 9
5.1. Chức năng 9
5.2. Nhiệm vụ 9
6. Phòng kế toán-Tổng hợp 10
6.1. Chức năng 10
6.2. Nhiệm vụ 10
7. Phòng hỗ trợ kỹ thuật các chi nhánh phía Nam. 13
7.1. Chức năng 13
7.2. Nhiệm vụ 13
III. Hoạt động của trung tâm công nghệ thông tin ngân hàng Công thương việt nam 15
1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm CNTT 15
2. Các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của Trung tâm. 15
3. Quan hệ hợp tác kỹ thuật nghiệp vụ với: 16
4. Khả năng cung cấp các dịch vụ: 16
5. Thực trạng hoạt động của Trung tâm 16
IV. Lý do chọn đề tài 17
V. Yêu cầu đối với đề tài 18
VI. quy trình quản lý bảo hành thiết bị 19
+ Lập phiếu mang thiết bị tin học ra khỏi cơ quan đối với thiết bị này. 22
Chương II 23
phương pháp luận nghiên cứu Và cơ sở Lý THUYếT ứng dụng 23
I. Phương pháp luận nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý 23
1. Hệ thống thông tin 23
1.1. Thông tin 23
2.Thông tin đối với việc quản lý một tổ chức 24
3.Hệ thống thông tin (HTTT) 25
3.1.Khái niệm 25
3.2.Các bộ phận cấu thành HTTT 25
4. Phương pháp phát triển một HTTT 26
4.1.Vì sao phải phát triển HTTT mới 26
4.2. Phương pháp phát triển một HTTT 26
5. Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin 30
5.1. Phương pháp tổng hợp 30
5.2. Phương pháp phân tích 30
5.3. Tổng hợp và phân tích 30
ii. CƠ Sở Lý THUYếT ứng dụng 31
1. Giới thiệu một số dịch vụ trên mạng internet 31
1.1 Dịch vụ World Wide Web 31
1.2 Thư tín điện tử (E-mail) 31
1.3 Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol) 32
1.4 Newsgroup –Nhóm tin 32
1.5 Dịch vụ Gopher – Tìm kiếm thông tin 32
1.6. Mô hình Web Client/Server: 32
2. Một số khái niệm cơ sở về Active Server Page 35
2.1 Active Server Pages (ASP) là gì? 35
2.2. Hoạt động của ASP 35
2.3. Các thành phần của một trang ASP 37
3. Tổng quan về Visual InterDev: 38
3.1. Khung nhìn trực quan (Visual View): 39
3.2. Kết nối cơ sở dữ liệu và tạo Data Command để có thể dùng lại: 39
3.3. Hiển thị cơ sở dữ liệu với Data-Bound Control: 39
3.4. Phát triển ứng dụng Web trong một nhóm: 40
3.5. Giới thiệu các công cụ của Visual InterDev 40
3.5.1. Cửa sổ soạn thảo HTML: 40
3.5.2. Cửa sổ Project Explorer: 40
3.5.3. Quản lý Web project: 41
3.5.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu: 43
3.5.5. Tạo một Web Site: 44
4. Tổng quan về Microsorft Access 46
4.1. Các đặc điểm cơ bản 46
Chương III 48
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thiết bị 48
I. phân tích hệ thống 48
1. Thu thập thông tin hệ thống 48
1.1 các phương pháp thu thập thông tin. 48
2. Môi trường của hệ thống quản lý thiết bị 49
2.1. Môi trường tổ chức 49
3. Mô hình hoá hệ thống 50
3.1 Công cụ mô hình hóa 50
3.1.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ(BFD-Bussines Function Diagram) 50
3.1.2 Sơ đồ luồng thông tin(IFD-Information Flow Diagram) 50
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu 51
3.2 Mô hình hoá hệ thống quản lý thiết bị 52
3.2.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD). 52
3.2.2. Sơ đồ DFD và các phích logic 53
II. Thiết kế hệ thống 70
1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 70
2. Các ràng buộc chương trình 79
2.1.Ràng buộc về phần cứng 79
2.2 Ràng buộc về phần mềm 79
3. Thiết kế vật lý trong 80
4. Thiết kế giao tác người – máy 83
5. Thiết kế màn hình giao diện 86
6. Tổng quan về lập trình 93
6.1 Lựa chọn công nghệ truy cập Cơ sở dữ liệu 93
6.2 Thiết kế các module chương trình 95
6.3 Một số thuật toán cơ bản 97
7. Kết quả thử nghiệm, hướng phát triển 100
phụ lục chương trình 101
kết luận 109
tài liệu tham khảo 110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37054.doc