Luận văn Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (TTCK) ở các nước trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Sau gần 10 năm hoạt động, TTCK đã mang lại nhiều lợi ích và ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy thị trường này có độ biến động rất lớn, khi đầu tư chứng khoán không chỉ luôn mang lại lợi nhuận mà mà còn có cả rủi ro rất cao, không thể dự đoán trước dẫn đến thua lỗ nặng . Chứng khoán phái sinh là những công cụ được các nước phát triển ứng dụng vào thị trường chứng khoán, tiền tệ, hàng hoá Trong giai đoạn thị trường giảm giá, khi có yếu tố bất lợi là nhà đầu tư sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tư trên thị trường. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Nếu có quyền chọn bán, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn mà bán ồ ạt tức thời vì gần như họ đã mua “bảo hiểm” về giá. Nếu giá chứng khoán tăng trở lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền). Trường hợp giá giảm hơn so với giá trong quyền chọn bán, họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng. Thực tế các nước cho thấy, quyền chọn rất được nhà đầu tư ưa chuộng, bởi nhà đầu tư ít vốn cũng có thể mua quyền chọn, thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán, nếu giá chứng khoán tăng lên thì bán ra hưởng chênh lệch, nếu không, họ chỉ mất một khoản phí nhỏ. Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần rủi ro cho thị trường bằng các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là sử dụng dịch vụ quyền chọn chứng khoán. Mặc dù hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có những hạn chế nhất định, tuy nhiên xét về mục tiêu dài hạn thì sản phẩm phái sinh vẫn là công cụ không thể thiếu đối với những thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng để có thể phát triển được thị trường phái sinh thì việc tạo ra “hàng hoá” và đưa hàng hoá vào giao dịch là rất quan trọng, đòi hỏi năng lực tài chính, trình độ kiểm soát và đánh giá rủi ro thị trường tốt. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc ứng dụng quyền chọn tại công ty chứng khoán vào điều kiện thực tiễn hiện nay là một bước đi cần thiết tạo tiền đề để phát triển toàn diện thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, đó cũng là lý do, tác giả chọn đề tài “Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Trong phạm vi nguyên cứu đề tài này, tác giả bỏ qua phần chứng minh sự cần thiết áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam mà chứng minh sự cần thiết áp dụng tại công ty chứng khoán, đó là vì : thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh sự cần thiết áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam ( những luận văn trong phần tài liệu tham khảo ), thì việc áp dụng tại công ty chứng khoán – nhà tạo lập thị trường- là tạo tiền đề phát triển thị trường quyền chọn ở Việt Nam. Hiện tại, việc áp dụng quyền chọn trên thế giới không còn xa lạ với nhà đầu tư, không chỉ những nhà đầu tư tổ chức mà ngay cả nhà đầu tư cá nhân. Trên thị trường đã cung cấp những phầm mềm hỗ trợ những chiến lược đầu tư rất tốt áp dụng quyền chọn chứng khoán một cách tự động Với mong muốn thị trường quyền chọn Việt Nam sẽ được phát triển như các thị trường lâu đời trên thế giới, trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả cố gắng thực hiện thực tế việc tính toán quyền chọn tự động trên Excel từ việc xác định volatility, định giá quyền chọn theo Black Scholes và áp dụng chiến lược bảo hộ Delta trong việc phát hành quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam. Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 04 chương : - Chương 1: Các lý thuyết về quyền chọn - Chương 2: Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên thế giới. - Chương 3: Sự cần thiết phát hành sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán và xây dựng mô hình quản lý phát hành, bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán. - Chương 4: Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển công cụ quyền chọn tại công ty chứng khoán.

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền chọn kiểu Châu Âu, tức là nhà phát hành sẽ biết trước thời điểm thực hiện quyền chọn và chủ động nắm giữ số lượng cổ phiếu đảm bảo khả năng thực hiện của mình trong ngày đến hạn. - Thanh toán bù trừ chứng khoán : đang áp dụng là T+3, do đó, không thể thực hiện hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào khi chứng khoán chưa được thanh toán bù trừ… Với những yếu tố trên, nếu việc thực hiện mô hình phát hành quyền chọn kiểu Mỹ sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn đối với nhà phát hành quyền chọn ở thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ kiểm soát 50 giá cả thị trường, gây bất ổn để trục lợi…Ví dụ như nếu thực hiện mô hình phát hành quyền chọn kiểu Mỹ, tại một thời điểm nào đó, các hợp đồng quyền chọn được yêu cầu thực hiện đồng loạt, sẽ dẫn đến kết quả là dễ dàng mất thanh khoản trên thị trường, nhà phát hành có thể đi đến phá sản …Vì vậy, việc lựa chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn tại công ty chứng khoán Việt Nam là lựa chọn thích hợp nhất. Kết luận chương 2 Thị trường quyền chọn trên thế giới đã phát triển mạnh trong khoảng thời gian hơn 30 năm trở lại đây và được ưa chuộng giao dịch trên hầu hết các trung tâm tài chính quốc tế khi mà điều kiện về công nghệ, về luật quy định, quy tắc…được thống nhất. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc phát triển thị trường quyền chọn là điều tất yếu đối với việc phát triển của thị trường chứng khoán, vì vậy, các định chế tài chính ở Việt Nam nên chủ động có những bước chuẩn bị, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công cụ này. Thêm vào đó, nếu quyền chọn cổ phiếu được đưa vào giao dịch ở Việt Nam sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực như giúp ổn định giá cả chứng khoán, tính thanh khoản được nâng cao, nhà đầu tư an tâm hơn và thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi còn trong dân chúng kể cả thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, làm cho thị trường giao dịch sôi động hơn nữa, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho Việt Nam hơn… 51 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘ VỊ THẾ TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Sự cần thiết áp dụng sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán: Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch trên TTCK tập trung một khi TTCK đã phát triển ổn định. Lịch sử phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu và Mỹ, cho thấy quyền chọn chứng khoán đã giao dịch từ lâu đời (thế kỷ 18), được tổ chức giao dịch qua các công ty tài chính (môi giới và phát hành quyền chọn). Đến một giai đoạn thích hợp, cần thiết hình thành thị trường giao dịch quuyền chọn tập trung, khi đó, các công ty này tham gia vào thị trường quyền chọn với vai trò những nhà tạo lập thị trường. Từ đó, ta thấy được việc phát triển thị trường quyền chọn đầu tiên là việc phát triển những nhà tạo lập thị trường. Theo tác giả, từ thực tế ở thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển, thoả điều kiện để đảm nhiệm vai trò nhà tạo lập thị trường và tiên phong trong việc phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán. Những lý do thuyết phục tính khả thi phát triển quyền chọn tại công ty chứng khoán bao gồm: 3.1.1 Góp phần thúc đẩy thị trường quyền chọn phát triển với vai trò là những nhà tạo lập thị trường: Từ thực tiễn phát triển thị trường quyền chọn của các nước trên thế giới như đã đề cập ở chương 2, nhà đầu tư muốn giao dịch quyền chọn trên thị trường phải thông qua công ty môi giới. Theo hoạt động chứng khoán hiện nay, các công ty môi giới là những công ty chứng khoán. Với vai trò là nhà tạo lập thị trường, những công ty này phải tạo tính thanh khoản cho thị trường để hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, từ đó tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá. Tức là, phải đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ môi giới để 52 khách hàng của mình giao dịch, vì vậy, các công ty này phải đảm bảo khách hàng của mình hiểu rõ về bản chất của sản phẩm quyền chọn và tư vấn giao dịch sản phẩm này. Từ đó, việc hiểu biết về quyền chọn sẽ được các công ty chứng khoán quan tâm phổ biến đến khách hàng của mình, góp phần giúp thị trường quyền chọn chứng khoán phát triển rộng. 3.1.2 Bảo vệ khách hàng-nhà đầu tư trước những rủi ro biến động lớn của thị trường: Thị trường chứng khoán Việt Nam có tính rủi ro cao như đã đề cập : rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản, rủi ro do biến động giá …. Vì vậy, nhà đầu tư tham gia vào thị trường này có khả năng thua lỗ rất lớn, hệ quả là, các công ty chứng khoán đối mặt với khả năng mất khách hàng. Để các công ty này tồn tại và phát triển thì phải bảo vệ khách hàng của mình trước nguy cơ thua lỗ đó bằng cách tư vấn những chiến lược kinh doanh chứng khoán hợp lý hơn đảm bảo lợi nhuận và rủi ro được cân bằng, đồng thời cũng thoả mãn nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng ( nhu cầu đầu cơ theo xu hướng lên, nhu cầu bán khống theo xu hướng xuống….). Ví dụ : Một khách hàng nắm bắt được thông tin công ty niêm yết nào đó sẽ được đẩy giá lên vì sẽ công bố lợi nhuận vượt chỉ tiêu hoặc triển khai dự án tốt mang lại hiệu quả cao… Có 2 chiến lược lựa chọn mua chứng khoán để đạt lợi nhuận theo xu hướng giá tăng : mua chứng khoán và có thể dùng đòn bẩy tài chính để mua chứng khoán hoặc mua quyền mua chứng khoán. Nếu chứng khoán tăng giá, cả 2 chiến lược đều mang lại lợi nhuận, ngược lại, nếu giá chứng khoán rớt : nhà đầu tư có thể mất hết tài sản nếu chọn chiến lược thứ nhất hoặc chỉ mất phí mua chứng khoán nếu chọn chiến lược thứ 2. Rõ ràng, nếu triển khai quyền chọn thì công ty chứng khoán sẽ bảo vệ được khách hàng của mình và tiếp tục thu lợi nhuận từ khách hàng này mang lại qua việc khách hàng này vẫn tiếp tục giao dịch. 3.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng: 53 Tổng số lượng công ty chứng khoán trên thị trường đến thời điểm hiện tại lên đến 102 công ty (nguồn: www.vse.org.vn), là con số khá lớn xét về mặt quy mô thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó, đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản con số này chỉ đạt khoản 35 công chứng khoán. Như vậy, chúng ta thấy được, cuộc chiến thị phần giữa các công ty chứng khoán khó khăn như thế nào đối với thị trường hiện tại mà nguồn thu ổn định nhất từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Một trong những phương thức để có thể lôi kéo khách hàng về giao dịch tại công ty mình, đó là đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng, trong đó, giao dịch quyền chọn là một sản phẩm hấp dẫn cao cấp mà nhà đầu tư có nhu cầu rất lớn. 3.1.4 Công ty chứng khoán có điều kiện để phát triển sản phẩm quyền chọn Như đã phân tích tìm hiểu cơ sở lý luận của quyền chọn chứng khoán, sở dĩ cho đến hiện nay, công cụ này vẫn chưa có thể áp dụng rộng rãi ở thị trường chứng khoán là bởi vì tính phức tạp của nó, không phải tổ chức nào cũng có khả năng áp dụng được. Xét về điều kiện tổng thể để áp dụng thì các công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơn. Những lý do mà công ty chứng khoán có điều kiện triển khai công cụ này là : 3.1.1.1 Năng lực về tài chính : Khi hoạt động về lĩnh vực chứng khoán, theo luật chứng khoán, các công ty chứng khoán phải đáp ứng một số vốn điều lệ tối thiểu để được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, đối với hiện trạng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam thì không phải công ty chứng khoán nào cũng có năng lực tài chính tốt. Do đó, khi phát hành sản phẩm quyền chọn, công ty chứng khoán chú ý cân đối dòng tiền cho hoạt động bảo hộ vị thế của mình, tránh đầu cơ, dẫn đến rủi ro mất kiểm soát ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. 3.1.1.2 Nguồn nhân lực: Hầu hết các công ty chứng khoán đều có bộ phận phận nghiên cứu phân tích và nhận định thị trường, nguồn nhân sự này có chuyên môn về tài chính khá tốt, có 54 thể hỗ trợ quản lý, kiểm soát rủi ro trong quá trình triển khai sản phẩm này đến nhà đầu tư. Ngoài ra, bộ phận môi giới của công ty chứng khoán là nguồn nhân sự quan trọng trong việc góp phần môi giới sản phẩm này đến khách hàng của mình, từ đó giúp cho thị trường có tính thanh khoản hơn, hoạt động sôi nổi hơn và hấp dẫn hơn. 3.1.1.3 Nguồn thông tin : Hiện nay, công ty chứng khoán là nơi tiếp nhận thông tin nhiều nhất từ sở giao dịch chứng khoán cho đến doanh niêm yết. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán còn có bộ phận nghiên cứu phân tích thị trường để đưa ra nhận định, báo cáo cho nhà đầu tư…Do đó, những công ty này hoàn toàn có cơ sở để hỗ trợ tư vấn khách khách hàng sản phẩm quyền chọn với những chiến lược hợp lý nhất. 3.1.1.4 Nguồn khách hàng : Tổng số tài khoản mở trên thị trường cho đến thời điểm này khoảng 750 nghìn tài khoản, một con số hoàn toàn không nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm quyền chọn cho nhu cầu của mình. Từ đó đã cho thấy, việc triển khai sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều so với các công ty tài chính, các định chế tài chính khác. 3.1.1.5 Công nghệ : Về mặt công nghệ, mỗi công ty chứng khoán đều có những hệ thống đặc trưng để quản lý tài chính, kinh doanh đặc thù của ngành trong đó việc có ứng dụng quản lý và kiểm soát sản phẩm tài chính, tuy nhiên, mức độ ứng dụng tùy thuộc sự đầu tư ở mỗi công ty. Hơn thế nữa, về mặt nền tảng cần thiết khi thị trường quyền chọn phát triển và giao dịch tập trung, thì các công ty này đã sẳn sàng công nghệ để đáp ứng vì hiện tại các hệ thống của các công ty chứng khoán đã kết nối với trung tâm giao dịch ( Hsx và Hnx). Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trước, công cụ quyền chọn là sản phẩm khá phức tạp, do đó, để ứng dụng sản phẩm này, cần phải xây dựng mô hình cụ thể, những quy trình, quy định…áp dụng theo những kinh nghiệm từ các thị trường phát 55 triển phần trước, đảm bảo rủi ro thấp nhất quá trình triển khai tại công ty chứng khoán. 3.2 Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán: 3.2.1 Sơ đồ hoạt động : Sơ đồ hoạt động phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn Bộ phận quản lý quyền chọn Hoạt động định giá Hoạt động bảo hộ Cung cấp thông tin, phân tích biến động thị trường Bộ phận Nguyên cứu thị trường Nhà Đầu Tư Môi giới chào bán sản phẩm quyền chọn Bộ phận môi giới quyền chọn Bộ phận môi giới công ty chứng khoán khác Bộ phận kiểm soát Kiểm soát việc tuân thủ quy tắc, cách thức giao dịch của các bộ phận 56 3.2.1.1 Mô tả hoạt động phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn : Bao gồm 4 bộ phận : nguyên cứu thị trường, quản lý sản phẩm quyền chọn, môi giới, kiểm soát. o Bộ phận nguyên cứu thị trường: Bộ phận nguyên cứu thị trường có nhiệm vụ phân tích tổng hợp đưa ra danh mục những chứng khoán cơ sở cho sản phẩm quyền chọn. Danh mục những chứng khoán này tùy vào tình hình biến động thị trường, tuy nhiên, được căn cứ trên những tiêu chí sau: − Chứng khoán có tính thanh khoản cao, có mức vốn hoá lớn. − Những công ty này có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Ngoài ra, bộ phận này còn cung cấp thông tin về dự báo thị trường, những biến động giá cả cổ phiếu, đồng thời cập nhật liên tục thông tin để bộ phận quản lý sản phẩm Quyền chọn có chiến lược bảo hộ tốt hơn. o Bộ phận quản lý sản phẩm Quyền chọn: Căn cứ vào nguồn vốn cho hoạt động sản phẩm Quyền chọn và căn cứ vào thông tin từ bộ phận nguyên cứu thị trường, từ đó tính toán, phân tích và đưa ra danh mục, giá cả, khối lượng sản phẩm Quyền chọn cho bộ phận môi giới. Đồng thời, bộ phận này cũng quản lý những hợp đồng Quyền chọn đã bán, tiến hành các nghiệp vụ bảo hộ các hợp đồng này. o Bộ phận môi giới sản phẩm Quyền chọn: Môi giới sản phẩm quyền chọn đến nhà đầu tư theo giá và khối lượng, thời gian đáo hạn… được bộ phận quản lý sản phẩm quyền chọn cung cấp. Tiến hành ký kết hợp đồng với nhà đầu tư và chuyển về bộ phận quản lý sản phẩm quyền chọn theo dõi thực hiện. Bên cạnh đó, bộ phân môi giới còn giao dịch sản phẩm quyền chọn với bộ phận môi giới của công ty chứng khoán khác theo nhu cầu của khách hàng. 57 o Bộ phận kiểm soát : Bộ phận này thực hiện chức năng kiểm soát việc tuân thủ của các bộ phận thực hiện đảm bảo vận hành đúng nguyên tắc, phòng tránh những rủi ro mà việc phát hành, môi giới sản phẩm quyền chọn có thể xảy ra. 3.2.1.2 Đặc điểm của mô hình : - Từng bộ phận chuyên môn đảm nhiệm từng vai trò cụ thể từ khâu nguyên cứu thông tin, phát hành quyền chọn và môi giới sản phẩm quyền chọn cho nhà đầu tư. - Có thể mở rộng cung cấp nhiều hàng hoá về quyền chọn cho nhà đầu tư thông qua liên kết với các công ty chứng khoán khác. - Kiểm soát được những mặt khuyết của giao dịch quyền chọn mang lại : kiểm soát đầu cơ, kiểm soát làm giá lủng đoạn thị trường… 3.2.2 Mô tả hoạt động cung cấp sản phẩm quyền chọn: 3.2.2.1 Môi giới : Bộ phận môi giới sản phẩm quyền chọn sẽ chào bán theo giá và khối lượng được do bộ phận quản lý quyền chọn cung cấp hoặc do công ty chứng khoán khác cung cấp theo nhu cầu của nhà đầu tư. Các hợp đồng giao dịch được chuyển đến bộ phận quản lý sản phẩm quyền chọn quản lý và thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng có lời (In the money) của nhà đầu tư sẽ được thực hiện, ngược lại sẽ hết hiệu lực. 3.2.2.2 Bảo hộ : Bộ phận quản lý sản phẩm quyền chọn sẽ căn cứ vào những hợp đồng quyền chọn đã giao dịch để bảo hộ vị thế của mình. 3.2.3 Xây dựng số quy định trong giao dịch quyền chọn trên TTCK Việt Nam: 58 Nhằm đảm bảo thị trường quyền chọn phát triển lành mạnh và phòng tránh rủi ro trên thị trường này, cần thiết xây dựng một số quy định trong giao dịch quyền chọn tại công ty chứng khoán như sau: 3.2.3.1 Chứng khoán cơ sở để phát hành quyền chọn phải đạt tiêu chuẩn “chất lượng”: - Có tính thanh khoản cao : Khối lượng giao dịch bình quân > 5% tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch tự do trên thị trường. Những cổ phiếu thoả mãn điều kiện này gần như là các Blue Chips đang giao dịch trên thị trường hiện nay. Ví dụ : STB, ACB, VNM, REE, SAM, DPM, HAG, CII, SSI… - Thông tin tài chính minh bạch: Công bố thông tin đúng quy định theo luật chứng khoán và tình hình tài chính an toàn. - Cổ phiếu có mức vốn hoá trong 50 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất trên thị trường ( cơ sở xây dựng như chỉ số Vir 50). 3.2.3.2 Hợp đồng quyền chọn: - Khối lượng : 20.000 cho 1 hợp đồng ( đáp ứng chuyển nhượng theo phương thức giao dịch thoả thuận tại Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM). - Giá : theo bước giá của SGDCK Tp HCM. - Thời gian đáo hạn : 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên các dự báo về dài hạn có độ chính xác không cao nên áp dụng thời hạn dài hơn sẽ dẫn đến rủi ro. 3.2.3.3 Cách thức giao dịch: - Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu. - Tổng khối lượng giao dịch trong ngày trên cả 2 vị thế: 59 Không vượt quá 5% khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ sở ngày hôm trước đó (áp dụng như nguyên tắc mua cổ phiếu quỹ để đảm bảo không ảnh hưởng đến giao dịch của thị trường) 3.2.4 Ví dụ về việc phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn tại công ty chứng khoán : 3.2.4.1 Ví dụ 1: cổ phiếu VNM - ngành sản xuất và chế biến thực phẩm : Vào ngày 31/12/2009 Công ty chứng khoán bán hợp đồng quyền chọn mua cho nhà đầu tư. Các thông số hợp đồng tóm tắt như sau: Giá hiện tại S 75 Giá thực hiện X 73.5 Lãi suất r 8% Thời gian T 30 ngày Số lượng σ 100.000 ƒ Xác định Volatility theo phương pháp thống kê : Thống kê dựa trên giá đóng của của VNM trong 3 tháng : Ngày Giá đóng cửa của chứng khoán Quan hệ tăng / giảm giá (Si / Si-1) Lợi nhuận hàng ngày Ui = ln (Si/Si-1) 1 01-Oct-09 88.00 2 02-Oct-09 85.50 0.971590909 -0.028820439 0.000830618 3 05-Oct-09 85.00 0.994152047 -0.005865119 3.43996E-05 … … .. … … 59 22-Dec-09 69.50 0.992857143 -0.007168489 5.13872E-05 60 23-Dec-09 70.00 1.007194245 0.007168489 5.13872E-05 60 61 24-Dec-09 70.00 1 0 0 62 25-Dec-09 73.50 1.05 0.048790164 0.00238048 63 28-Dec-09 77.00 1.047619048 0.046520016 0.002164112 64 29-Dec-09 74.50 0.967532468 -0.033006296 0.001089416 65 30-Dec-09 75.00 1.006711409 0.006688988 4.47426E-05 66 31-Dec-09 75.00 1 0 0 -0.355273483 0.078172799 s = 0.034252543 Độ lệch chuẩn 1 năm : σ = 54% Độ lệch chuẩn trong 1 tháng : 16% ƒ Xác định giá hợp đồng quyền chọn mua và chiến lược bảo hộ từ ngày bán quyền chọn mua đến ngày đáo hạn: Đơn vị tính : 1000 đồng Giá hiện tại S 75 Giá thực hiện X 73.5 Lãi suất r 8% Thời gian (1 tháng) T 0.079452 Độ bất ổn σ 15.70% Call Value C 2.31 Ngày Giá CP Delta Số lượng mua/bán Chi phí mua CP Chi phí tích luỹ, kể cả lãi Chi phí trả lãi 0 04/01/2010 74.50 0.682 68,200 5,080,900 5,080,900 1,114 1 05/01/2010 74.00 0.625 - 5,700 - 421,800 4,660,214 1,021 2 06/01/2010 74.00 0.625 - - 4,661,235 1,022 3 07/01/2010 74.50 0.685 61 6,000 447,000 5,109,257 1,120 4 08/01/2010 74.50 0.687 200 14,900 5,125,277 3,370 5 11/01/2010 74.00 0.626 - 6,100 - 451,400 4,677,247 1,025 6 12/01/2010 74.00 0.626 - - 4,678,272 1,025 7 13/01/2010 73.50 0.553 - 7,300 - 536,550 4,142,747 908 8 14/01/2010 73.50 0.552 - 100 - 7,350 4,136,305 907 9 15/01/2010 74.00 0.628 7,600 562,400 4,699,612 3,090 10 18/01/2010 73.00 0.457 - 17,100 - 1,248,300 3,454,402 757 11 19/01/2010 73.50 0.544 8,700 639,450 4,094,609 897 12 20/01/2010 73.50 0.542 - 200 - 14,700 4,080,806 894 13 21/01/2010 73.50 0.541 - 100 - 7,350 4,074,351 893 14 22/01/2010 73.00 0.434 - 10,700 - 781,100 3,294,144 2,166 15 25/01/2010 73.00 0.408 - 2,600 - 189,800 3,106,510 681 16 26/01/2010 72.50 0.272 - 13,600 - 986,000 2,121,191 465 17 27/01/2010 72.50 0.249 - 2,300 - 166,750 1,954,906 428 18 28/01/2010 72.00 0.116 - 13,300 - 957,600 997,734 219 19 29/01/2010 72.00 0.081 - 3,500 - 252,000 745,953 490 20 01/02/2010 72.50 - 8,100 - 587,250 159,193 Tổng tiền bán 100.000 quyền chọn mua : 231,014 Lãi / Lỗ : 71,821 62 3.2.4.2 Ví dụ 2: cổ phiếu STB - ngành tài chính ngân hàng : Vào ngày 31/12/2009 Công ty chứng khoán bán hợp đồng quyền chọn mua cho nhà đầu tư. Các thông số hợp đồng tóm tắt như sau: Giá hiện tại S 24.1 Giá thực hiện X 23.1 Lãi suất r 8% Thời gian T 30 ngày Số lượng σ 100.000 ƒ Xác định Volatility theo phương pháp thống kê : Thống kê dựa trên giá đóng của của VNM trong 3 tháng : Ngày Giá đóng cửa của chứng khoán Quan hệ tăng / giảm giá (Si / Si-1) Lợi nhuận hàng ngày Ui = ln (Si/Si-1) 1 01-Oct-09 32.30 2 02-Oct-09 31.40 0.972136223 -0.028259337 0.00079859 … … … … … 57 18-Dec-09 24.20 1.043103448 0.042200354 0.00178087 58 21-Dec-09 25.10 1.037190083 0.036515213 0.001333361 59 22-Dec-09 24.30 0.96812749 -0.032391496 0.001049209 60 23-Dec-09 24.10 0.991769547 -0.00826451 6.83021E-05 61 24-Dec-09 24.20 1.004149378 0.004140793 1.71462E-05 62 25-Dec-09 24.80 1.024793388 0.02449102 0.00059981 63 28-Dec-09 24.20 0.975806452 -0.02449102 0.00059981 64 29-Dec-09 23.70 0.979338843 -0.020877585 0.000435874 65 30-Dec-09 24.00 1.012658228 0.012578782 0.000158226 66 31-Dec- 24.10 1.004166667 0.00415801 1.7289E-05 63 09 -0.607083643 0.093832917 s = 0.03684663 Độ lệch chuẩn 1 năm : σ = 58% Độ bất ổn trong 1 tháng : 17% ƒ Xác định giá hợp đồng quyền chọn mua và chiến lược bảo hộ từ ngày bán quyền chọn mua đến ngày đáo hạn: Đơn vị tính : 1000 đồng Giá hiện tại S 24.1 Giá thực hiện X 23.1 Lãi suất r 8% Thời gian (1 tháng) T 0.079452 Độ bất ổn σ 17% Call Value C 1.18 Ngày Giá CP Delta Số lượng mua/bán Chi phí mua CP Chi phí tích luỹ, kể cả lãi Chi phí trả lãi 0 04/01/2010 0.076712 25.30 0.945 94,500 2,390,850 2,390,850 524 1 05/01/2010 0.073973 26.00 0.981 3,600 93,600 2,484,974 545 2 06/01/2010 0.071233 25.40 0.957 - 2,400 - 60,960 2,424,559 531 3 07/01/2010 0.068493 24.90 0.92 - 3,700 - 92,130 2,332,960 511 4 08/01/2010 0.065753 25.00 0.933 1,300 32,500 2,365,971 1,556 5 11/01/2010 0.057534 24.60 0.901 - 3,200 - 78,720 2,288,807 502 6 12/01/2010 0.054795 23.80 0.752 - 14,900 - 354,620 1,934,689 424 7 13/01/2010 0.052055 24.00 0.804 5,200 124,800 2,059,913 451 8 14/01/2010 0.049315 23.80 0.76 - 4,400 - 104,720 1,955,644 429 9 15/01/2010 0.046575 23.40 0.644 - 11,600 - 271,440 1,684,633 1,108 10 18/01/2010 0.038356 22.70 0.379 - 26,500 - 601,550 1,084,191 238 64 11 19/01/2010 0.035616 23.00 0.494 11,500 264,500 1,348,928 296 12 20/01/2010 0.032877 22.70 0.365 - 12,900 - 292,830 1,056,394 232 13 21/01/2010 0.030137 22.40 0.238 - 12,700 - 284,480 772,145 169 14 22/01/2010 0.027397 22.40 0.225 - 1,300 - 29,120 743,195 489 15 25/01/2010 0.019178 22.30 0.141 - 8,400 - 187,320 556,363 122 16 26/01/2010 0.016438 23.40 0.695 55,400 1,296,360 1,852,845 406 17 27/01/2010 0.013699 22.60 0.217 - 47,800 -1,080,280 772,971 169 18 28/01/2010 0.010959 22.30 0.073 - 14,400 - 321,120 452,021 99 19 29/01/2010 0.008219 22.20 0.028 - 4,500 - 99,900 352,220 232 20 01/02/2010 - 22.30 - 2,800 - 62,440 290,012 Tổng tiền bán 100.000 quyền chọn mua : 117,890 Lãi / Lỗ : - 172,122 3.2.4.3 Nhận xét chung: ƒ Chiến lược bảo hộ thực tế lời hoặc lỗ là vì : - Giá cổ phiếu biến động không chính xác như dự báo dẫn đến chi phí phát hành và bảo hộ tăng lên ( số liệu thống kê lịch sử Volatility đưa ra con số dự báo không đúng). - Thực tế khi tiến hành bảo hộ theo tính toán Delta có thể áp dụng trong phiên giao dịch, nếu tiến hành tính toán đến cuối ngày (theo giá đóng cửa) thì biến động giá quá lớn dẫn đến chi phí bảo hộ tăng lên. Biện pháp khắc phục : - Dự báo Volatility chính xác hơn : thống kê số liệu xa hơn kèm theo dự báo biến động thị trường chứng khoán. - Áp dụng linh hoạt tính toán Delta và kết hợp dự báo xu hướng thị trường để tiến hành mua bán chứng khoán cơ sở hợp lý hơn. 65 3.3 Những giải pháp hỗ trợ cho việc đưa ra áp dụng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu tại các công ty chứng khoán Việt Nam: 3.3.1 Tuyên truyền thông tin, tư vấn công cụ quyền chọn đến nhà đầu tư: Thông tin về quyền chọn chứng khoán thực tế được đề cập rất ít, nếu có thì chủ yếu dừng ở lý thuyết chưa có hiện thực cụ thể nhiều về hoạt động và sự cần thiết của sản phẩm này như thế nào đối với nhà đầu tư. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ đề về chứng khoán phái sinh là một chủ đề khó, đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao cũng như hiện thực của sản phẩm, trong khi đó, Việt Nam vẫn còn thiếu lượng chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu vấn đề này cho nhà đầu tư. Vì vậy, để phát triển sản phẩm quyền chọn chứng khoán, các công ty chứng khoán cần có chiến lược quảng bá sản phẩm cho tất cả các NĐT đều hiểu biết về lợi ích, cách thức sử dụng sản phẩm trong việc chủ động đối phó rủi ro biến động của thị trường và cũng đồng thời tìm kiếm một cơ hội đầu tư sinh lợi với tỷ suất cao trên khả năng dự báo về sự biến động giá chứng khoán trong tương lai thông qua các chương trình hội thảo, tiếp xúc khách hàng của công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá, tuyên truyền sản phẩm quyền chọn còn khá mới mẻ này đến được mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các NĐT chứng khoán hiện nay, cần lưu ý đến việc phổ biến kiến thức về sản phẩm thông qua các bài viết giới thiệu lợi ích của sản phẩm và cách thức sử dụng sản phẩm một cách dễ hiểu nhất trên báo và tạp chí phổ thông hay các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các tạp chí về chứng khoán và TTCK. Ngoài ra, có thể mở rộng tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng Internet, các khóa đào tạo miễn phí, xây dựng các bản tin, các chuyên mục về chứng khoán và quyền chọn. 3.3.2 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 66 Nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng quyền chọn tại các công ty chứng khoán. Con người có thể điều hành, quản lý, thực hiện nghiệp vụ, đầu tư…Do đó, để có thể áp dụng được giao dịch quyền chọn thì phải chú ý xây dựng và phát triển nguồn nhân lực này. Điều thực hiện trước tiên là xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về hoạt động quyền chọn : nghiên cứu biến động thị trường, nguyên cứu chiến lược phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn, tư vấn, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, kiểm soát rủi ro… Tiếp theo, công ty chứng khoán phải thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ này, cho họ đi học tập các đối tác ở nước ngoài, khảo sát thực tế và học hỏi kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường thế giới, đồng thời, phối hợp với các đối tác nước ngoài để tổ chức các buổi chuyên đề, các buổi đào tạo nghiệp vụ… để họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm tốt vai trò của mình. CTCK nên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ chuyên môn, để các nhân viên nghiệp vụ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tức là không chỉ đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, mà còn phải đào tạo song phương theo hướng đào tạo và tự đào tạo. Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các nhân viên chuyên trách làm tốt nhiệm vụ, nhằm khuyến khích họ phát huy hơn nữa năng lực của mình. 3.3.3 Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch quyền chọn chứng khoán: Giao dịch quyền chọn hiện nay chủ yếu thực hiện trên thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa như cao su, cà phê…còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao địch quyền chọn chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên thị trường chứng khoán trong quá trình vận dụng các biện pháp để hạn 67 chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi. Tuy nhiên, quyền chọn chứng khoán là một công cụ phái sinh phức tạp nhất trong số các sản phẩm phái sinh hiện nay. Vì vậy để phát triển được sản phẩm này một cách hiệu quả, giảm thiểu những phát sinh tiêu cực, Ủy ban chứng khoán cần phải chuẩn bị xây dựng một cơ sở pháp lý chặt chẽ và hợp lý. Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoat động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng cho dịch vụ mới ra đời. Xây dựng được khung pháp lý mang tính thực tiễn, thống nhất và khoa học. Hệ thống văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở thực tế, căn cứ vào hoạt động của TTCK và có thể điều chỉnh được thị trường theo hướng bao quát, toàn diện và kịp thời. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiệu lực pháp lý cao và có tính tiên liệu sẽ là nền tảng vững chắc để mọi tác nhân có thể an tâm tham gia vào các giao dịch trên thị trường. Hơn nữa, do tính chất phức tạp của giao dịch, khiến hoạt động của công cụ quyền chọn chứng khoán càng nhạy cảm với những hành vi gian lận, tiêu cực. Trên thị trường này có nhiều đối tượng tham gia như : NĐT, nhà đầu cơ, nhà môi giới…Mỗi người tham gia trên thị trường đều vì những mục đích, lợi ích và sự hiểu biết khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, nguy cơ rủi ro cũng như khả năng thu lợi trên hợp đồng quyền chọn là rất lớn. Đặc tính đó khiến cho thị trường phái sinh dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, gây thiệt hại các NĐT, thậm chí cho các nhà môi giới – làm trung gian trong các hợp đồng quyền chọn. Bên cạnh đó, để thị trường quyền chọn chứng khoán phát huy vai trò là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro, tránh các hành vi tiêu cực từ mặt trái của sản phẩm phái sinh như lừa đảo, trốn thuế, làm sai lệch thông tin, thao túng TTCK… trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giao dịch này, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước cần xây dựng cho được các quy định ràng buột chặt chẽ, đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch trên thị trường…Qua đó, nhằm mở cửa thị trường cho tất cả 68 các NĐT, các định chế trung gian triển khai các hợp đồng quyền chọn chứng khoán nhằm đãm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường. Song song với việc phát triển thị trường, chính phủ cần nghiên cứu bổ sung các chuẩn mực kế toán phù hợp để hướng dẫn, điều chỉnh thực hiện những nghiệp vụ kế toán có liên quan và thể hiện đúng trên báo cáo tài chính. 3.3.4 Xây dựng việc tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn tập trung: Nhằm phát triển, áp dụng được công cụ quyền chọn vào TTCK ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng hình thức tổ chức và quản lý của sàn giao dịch chặt chẽ. Các CTCK đóng vai trò là các công ty môi giới làm nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của NĐT. Công ty môi giới có trách nhiệm giao dịch các lệnh nhận được ở mức giá tốt nhất có thể và đặt lệnh trực tiếp hay chuyển lệnh về cho các nhân viên nhập lệnh tại Sở giao dịch để thực hiện giao dịch. Doanh thu của các CTCK là phần hoa hồng nhận được cho mỗi giao dịch thành công. Cơ quan quản lý và giám sát có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật, có quyền xác nhận tư cách thành viên của các CTCK thành viên, có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện các sai phạm liên quan đến các CTCK thành viên, kiểm tra và thông báo đến Sở giao dịch những giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, cơ quan quản lý và giám sát sẽ kiểm tra tính chính xác của những thông tin được đưa lên thị trường thông qua các CTCK nhằm đảm bảo tính trung thực, minh bạch của thông tin cho thị trường. 3.3.5 Phát triển các nhà tạo lập thị trường: Nhà tạo lập thị trường đóng vai trò then chốt trong việc vận hành của thị trường quyền chọn chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường là các trung gian tài chính yết giá mua, giá bán và số lượng chứng khoán trên thị trường. Họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mua và bán chứng khoán với các mức giá và số lượng đã niêm yết. Các trung gian tài chính thực hiện công việc tạo lập thị trường với hai mục tiêu 69 chủ yếu: Đảm bảo tính thanh khoản của thị trường và kiếm lợi nhuận. Để việc thị trường quyền chọn chứng khoán được phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp, bên cạnh việc phát triển về số lượng, còn phải chú ý về chất lượng của nhà tạo lập thị trường. Hiện tại, các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư... Để thực sự là các nhà tạo lập thị trường, đảm bảo vai trò của mình trên thị trường quyền chọn chứng khoán thì cần phải đảm bảo quy mô về vốn và nâng cao về chất lượng. Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, các công ty chứng khoán thực hiện phát hành quyền chọn cho nhà đầu tư. Vì vậy, các công ty này cần phải duy trì một mức vốn nhất định cho nghiệp vụ này để đảm bảo an toàn tài chính trong việc phát hành và bảo hộ vị thế của mình. Bên cạnh đó, hiện nay các thông tin do các công ty chứng khoán đưa ra cho công chúng đầu tư vẫn còn sơ sài, chưa đáp ứng được mong đợi của thị trường. Các trung gian tài chính cần phải nâng cao chất lượng thông tin với hai tiêu chuẩn: Phản ánh kịp thời chính xác diễn biến thị trường và các thông tin, báo cáo phân tích,dự báo xu hướng phát triển của thị trường. Ngoài việc phát triển các công ty chứng khoán, cần cho phép và khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia TTCK với tư cách trung gian tài chính. Các ngân hàng thương mại đã và đang tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà đầu tư. Đây là đối tượng có quy mô, tiềm lực lớn về vốn nên có điều kiện thuận lợi để trở thành các trung gian tài chính quan trọng trên thị trường quyền chọn chứng khoán. Nhà nước có thể xem xét cho phép các ngân hàng thương mại tham gia thị trường với tư cách của các trung gian tài chính - các nhà tạo lập thị trường. 70 3.3.6 Triển khai nghiệp vụ bán khống: Bán khống (short selling) là nghiệp vụ bán các chứng khoán vay mượn, mà người bán khống không thật sự sở hữu các chứng khoán đó, anh ta mượn chứng khoán từ một bên thứ ba để bán và phải mua lại các chứng khoán đã bán đó trong tương lai để trả lại cho bên cho mượn chứng khoán. Người bán khống chứng khoán hi vọng sẽ thu được lợi nhuận từ sụt giá của chứng khoán, tức phần chênh lệch giữa giá đã bán và giá sẽ mua lại trong tương lai, vì số tiền anh ta trả để mua chứng khoán ít hơn số tiền anh ta nhận được từ việc bán chúng. Ngược lại, người bán khống sẽ bị lỗ nếu giá chứng khoán tăng lên. Những chi phí khác của việc bán khống bao gồm phí cho mượn chứng khoán và các khoản cổ tức phát sinh trong thời gian cho vay mượn chứng khoán. Khi dự đoán giá chứng khoán sẽ sụt giảm, người bán khống mượn chứng khoán và bán nó, anh ta hi vọng có thể mua lại chứng khóan với giá rẻ hơn trong tương lai. Khi người bán khống chứng khoán quyết định đấy là thời điểm mua lại phù hợp (hoặc khi công ty môi giới cho mượn chứng khoán đòi lại chứng khoán), người bán khống phải mua lại chứng khoán để trả lại cho người cho mượn. Trên thị trường quyền chọn, đặc biệt là quyền chọn cổ phiếu người bán khống chính là nhà phát hành quyền chọn. Khi thị trường đáo hạn nếu giá trị cổ phiếu cơ sở trên thị trường tăng hơn giá thực hiện, nhà phát hành có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của người mua quyền... Tuy nhiên, khi triển khai nghiệp vụ này thì cần lưu ý những ưu khuyết điểm của nó để có những giải pháp phù hợp nhằm khai thác mặt tích cực mà nghiệp vụ bán khống mang lại. 3.3.6.1 Mặt tích cực của bán khống: - Tạo tính thanh khoản cho thị trường. - Tạo sự ổn định và cân bằng cho thị trường, giúp giảm nhiệt thị trường khi thị trường tăng nóng quá mức. - Cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu cơ thị trường giá xuống. 71 3.3.6.2 Mặt tiêu cực của bán khống: - Làm trầm trọng hóa thêm sự mất ổn định của thị trường khi thị trường giảm điểm. - Nếu giá tăng quá mức, mức lỗ của nhà đầu cơ bán khống là không có giới hạn. - Các nhà đầu cơ khác có thể trục lợi từ những người bán khống bằng cách tăng mua chứng khoán vào để làm cho giá chứng khoán tăng lên, gây sức ép cho người bán khống phải mua chứng khoán để trả lại cho công ty môi giới, khi đó họ bán ra kiếm lời. - Người bán khống có thể không mượn được chứng khoán để thực hiện việc chuyển giao chứng khoán khi đến hạn thanh toán chứng khoán, hoặc không có đủ tiền để mua lại chứng khoán trả cho công ty môi giới sau khi bán khống chứng khoán. 3.3.6.3 Một số quy định nhằm giảm thiểu mặt tiêu cực của nghiệp vụ bán khống: - Quy định tỉ lệ bán khống chứng khoán trên tổng số chứng khoán lưu hành mà nhà đầu tư nắm giữ tại từng công ty chứng khoán nhằm tránh trường hợp cổ phiếu bị bán khống quá mức, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường. - Quy định tỷ lệ ký quỹ hợp lý tránh trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán khi giá chứng khoán tăng. - Quy định tỷ lệ giá chứng khoán giảm tối đa phải mua lại khi giá chứng khoán giảm. - Quy định ngừng bán khống trong trường hợp cần thiết. Hiện tại thì luật chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cho phép giao dịch nghiệp vụ bán khống này. Tuy nhiên, thực tế giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc bán khống vẫn xảy ra, các công ty chứng khoán vẫn có nguồn cổ phiếu cung cấp cho khách hàng của mình để giao dịch, nguồn chứng khoán cho bán khống này có thể từ tự doanh của công ty chứng khoán, vay mượn của những khách hàng nắm giữ dài hạn... Rõ ràng, nhu cầu về bán khống là không thể thiếu trong việc đầu tư 72 chứng khoán, mặt khác, nghiệp vụ này còn làm cho thị trường giao dịch sôi động hơn, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư khi tham gia TTCK. Vì vậy, việc cho phép triển khai nghiệp vụ bán khống một cách công khai và minh bạch là cần thiết để có thể quản lý và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn (đầu cơ, làm giá…), góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển nói chung và thị trường quyền chọn chứng khoán nói riêng. Kết luận chương 3 Một thị trường muốn đi vào hoạt động thì điều quan trong nhất phải có hàng hóa phục vụ cho thị trường đó. Vì thế để thị trường quyền chọn có thể đi vào hoạt động thì nhất thiết phải có hàng hóa cho thị trường quyền chọn. Hàng hóa trên thị trường quyền chọn khác với hàng hóa trên thị trường thông thường, đó là khi một quyền chọn được phát hành thì tổ chức có cổ phiếu được giao dịch không thu được bất cứ phần tiền nào nhưng lại đòi hỏi một lượng cổ phiếu cơ sở nhất định của chính công ty đó làm đảm bảo. Do đó, việc xây dựng hàng hóa cho thị trường quyền chọn đồng nghĩa với hai việc : tiêu chuẩn hóa cổ phiếu thông thường để làm cổ phiếu cơ sở cho hợp đồng quyền chọn, đồng thời phát hành các hợp đồng quyền chọn theo những tiêu chuẩn nhất định. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng khá lớn trong việc thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt trên thị trường tài chính-thị trường chủ yếu dựa vào niềm tin của nhà đầu tư thì yếu tố chất lượng cần phải được đảm bảo. Chất lượng hàng hóa quyền chọn còn phụ thuộc vào uy tín của nhà phát hành quyền chọn, mà trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự ảnh hướng của công ty chứng khoán có tác động khá lớn đối với nhà đầu tư. Vì vậy, việc xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn tại công ty chứng khoán là cần thiết cho việc phát triển thị trường quyền chọn. Trên thực tế, quyền chọn chứng khoán bước đầu đang hình thành và phát 73 triển ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường chứng khoán chưa cao, những kiến thức về thị trường chưa được phổ biến rộng rãi, chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch quyền chọn chứng khoán, thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn để hoạt động... Vì vậy, để có thể phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam, áp dụng sản phẩm quyền chọn chứng khoán cho nhà đầu tư giao dịch tại các công ty chứng khoán, cần thiết phải có những giải pháp nhằm từng bước xây dựng và phát triển nền tảng vững chắc cho thị trường này : tuyên truyền thông tin về quyền chọn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty chứng khoán… 74 PHẦN KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh này đã bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn cho công chúng đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đã đến lúc cần phải có công cụ bảo vệ cho họ. Việc nghiên cứu và áp dụng quyền chọn chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường. Mặt khác, nó còn tạo ra công cụ để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro của sự biến động về giá. Ngoài ra, nó cũng tạo thêm một sân chơi mới cho các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn ít và góp phần nâng cao tính cạnh tranh của Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thêm vào đó, quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro linh hoạt. Khi nhà đầu tư có dự định mua chứng khoán và kỳ vọng giá của chứng khoán đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu giá chứng khoán lên cao như dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng và mua chứng khoán theo giá đã thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Điều này sẽ có lợi hơn so với phải mua theo giá hiện tại trên thị trường, khoản lãi này là không giới hạn tuỳ thuộc vào chênh lệch giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chốt trên hợp đồng.Trong trường hợp này, nếu giá chứng khoán diễn biến ngược lại so với dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ không thực hiện hợp đồng và chỉ chịu một khoản lỗ giới hạn bằng với khoản phí mua quyền chọn. Ngược lại khi nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán và họ dự đoán trong tương lai giá chứng khoán sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo về giá của họ đối với 75 chứng khoán đang sở hữu là mua một quyền chọn bán. Nếu có công cụ quyền chọn chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ không bị hoảng loạn khi thị trường đảo chiều vì họ đã mua “bảo hiểm” về giá. Quyền chọn đã cho chúng ta thấy được những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Trong khi đó, nhu cầu về sử dụng quyền chọn cho chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán là rất lớn. Vì thế, các công ty chứng khoán sớm phát triển sản phẩm này, cung cấp cho nhà đầu tư để cung cấp cho khách hàng của mình, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và vai trò nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS Bùi Lê Hà (chủ biên), TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future và Quyền chọn, Nhà xuất bản thống kê , Hà Nội 2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (chủ biên), TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, Tp HCM. 3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định ( đồng chủ biên), TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, ThS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2005), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Tp HCM. 4. Nguyễn Thị Ngọc Trang - chủ biên (2006), PGS.TS Trần Ngọc Thơ, ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn , Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Tp HCM. 5. Nguyễn Thị Phương Chi (2008),Phát triển công cụ Quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ 6. Phạm Văn Chính (2007), Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ. Các trang Web : 1. Ủy ban chứng khoán nhà nước : 2. Bộ tài chính : 3. Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM : 4. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội : 5. Báo đầu tư chứgn khoán : 6. Thời báo kinh tế Việt Nam : www.vneconomy.vn 77 Tiếng Anh 1. Don M. Chance, Ph.D., CFA (2003), Analysis Of Derivatives For The CFA Program, Louisiana State University. 2. Jonhn C.Hull (2006), OPTIONS, FUTURES, AND OTHER DERIVATIVES. 3. Michael S.Williams & Amy Hoffman (2001), Fundamentals of the Options market. 4. Chicago Board option exchange. Understanding options (1985). 5. 78 PHỤ LỤC 1. Phần mềm tính toán độ bất ổn, định giá quyền chọn theo phương pháp định giá Black Scholes, tính toán thực hiện bảo hộ Delta. 2. Các mô hình định giá quyền chọn chứng khoán 79 Các mô hình định giá Quyền chọn chứng khoán 1. Mô hình Black-Scholes: Phương pháp phân tích Black-Scholes dựa trên phân tích không có cơ hội arbitrage để định giá quyền chọn. Một danh mục đầu tư không rủi ro được tạo nên từ một vị thế trên quyền chọn và một vị thế trên chứng khoán cơ sở. Khi không có cơ hội arbitrage, lợi nhuận từ danh mục đầu tư phải bằng lãi xuất không rủi ro. Khi danh mục đầu tư chứng khoán và quyền chọn được thiết lập thích hợp, lời hoặc lỗ từ vị thế chứng khoán luôn luôn bù trừ với lời hoặc lỗ từ vị thế quyền chọn để cho giá trị toàn bộ của danh mục đầu tư được biết vào cuối mỗi khoảng thời gian ngắn đó trở nên chắc chắn. ƒ Công thức định giá quyền chọn mua: C = SN(d1) – Xe–rTN(d2) ƒ Công thức định giá quyền chọn bán: P = Xe–rTN(–d2) – SN(–d1) Trong đó, d1 và d2 được tính theo công thức sau: ( ) ( ) Tσdd Tσ T2σrXSlnd 12 2 1 −= ++= Với: S : giá hiện tại của cổ phiếu y : tỷ suất cổ tức X : giá thực hiện r : lãi suất không rủi ro suốt thời gian hiệu lực hợp đồng T : thời hạn hợp đồng σ : (sigma), hay còn gọi là volatility, là biến động giá của cổ phiếu ƒ Tính Volatility : 80 Độ bất ổn của giá chứng chứng khoán là số đo độ không chắc chắn của chúng ta về lợi nhuận của chứng khoán. Có 2 cách xác định độ bất ổn. - Theo phương pháp thống kê từ số liệu lịch sử: Volatility T σ ^ σ = Trong đó : T S n S n i i i i uu s su = −= ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛= ∑ ⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛ − = − σ ^ 1 2 1 __ i1 1 ln N+1 : số mẫu quan sát. Si : giá chứng khoán vào cuối khoảng thời gian thứ i (i=0,1,…n). T : độ dài của một khoản thời gian trong năm. - Theo phương pháp nội suy từ giá quyền chọn hiện tại (Implied Volatility): ( ) rT-yT 22 KeX SeY π XY 2 XYC 2 XYC XY T2π σ == ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛ −−⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛ −−+−−+≈ − Độ bất ổn có hàm ý có thể được sử dụng để giám sát sự đánh giá của thị trường về độ bất ổn của một chứng khoán riêng biệt. Nhà kinh doanh thường tính độ bất ổn có hàm ý của quyền chọn đang được giao dịch sôi động và sử dụng nó để tính giá của quyền chọn được giao dịch kém sôi động hơn trên cùng một loại chứng khoán. 81 o Ví dụ: tính giá quyền chọn mua và giá quyền chọn bán cho hợp đồng quyền chọn có số liệu chứng khoán cơ sở như sau: - S = 50 nghìn đồng - y = 2% - X = 45 - T = 3 tháng (hoặc 0.25 năm) - σ = 25% (volatility) - r = 6% ( ) ( ) ( ) ( ) 0.860380.250.250.98538Tσdd 0.98538 0.125 0.25 0.07125 0.10536 0.250.25 0.2520.250.020.064550ln Tσ T2σyrXSln 12 22 =−=−= = ×+= +−×=+−× Giá Call = SN(d1) – Xe–rTN(d2) = 50 x 0.83778 – 45 x e-(0.06)(0.25) x 0.80521 = 50 x 0.83778 – 45 x 0.98511 x 0.80521 = 5.985 Giá Put = Xe–rTN(–d2) – SN(–d1) = 45 x e-(0.06)(0.25) x 0.19479 – 50 x 0.16222 = 45 x 0.98511 x 0.19479 – 50 x 0.16222 = 0.565 82 Ưu điểm : Ưu điểm của mô hình Black-Scholes là có thể tính toán định giá quyền chọn được nhanh chóng. Khuyết điểm: Mô hình Black-Scholes có khuyết điểm chính là không thể định giá chính xác quyền chọn kiểu Mỹ vì nó chỉ tính toán giá quyền chọn tại một thời điểm. Tuy nhiên, nhiều thay đổi mở rộng làm cho mô hình Black-Scholes có thể tính toán gần đúng giá quyền chọn kiểu Mỹ ( như là Fisher Black Pseudo…). 2. Mô hình cây Binomial: Mô hình cây binomial phân chia vòng đời của quyền chọn thành nhiều khoảng thời gian (nhiều bước). Cây giá chứng khoán bắt đầu từ thời điểm hiện tại cho đến lúc đáo hạn. Ở mỗi bước giá chứng khoán có thể di chuyển lên hoặc xuống được tính toán dựa vào “độ bất ổn” và thời gian đáo hạn. Mô hình cây binomial diễn tả những đường thay đổi có thể xảy ra theo giá chứng khoán trong suốt vòng đời của quyền chọn. Ở điểm kết thúc của cây binomial ( vào thời điểm đáo hạn của quyền chọn), tất cả giá quyền chọn của mỗi trường hợp xác suất giá chứng khoán mà có thể xảy ra sẽ bằng giá trị thực. Mô hình cây được sử dụng để định giá quyền chọn chứng khoán S Su Su2 Su3 Sd3 Su4 Su2 Sd2 Sd2 S Sd4 Sd Sd S Su 83 Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, ta cần kiểm tra tại mỗi nút để xem việc thực hiện sớm có lợi hơn so với việc giữ quyền chọn thêm một khoảng thời gian ΔT nữa hay không. Cuối cùng, bằng cách tính ngược qua tất cả các điểm nút, ta sẽ có được giá trị của quyền chọn ở thời điểm zero. • Giá trị quyền chọn: f = e–rT [ pfu + (1-p)fu ] Trong đó: d -u P de rT −= − Với : tΔ= σeu tΔ−= σe d Ví dụ : Giả sử giá chứng khoán cổ phiếu REE là 46.500 đ. Nhà đầu tư muốn mua một quyền chọn mua kiểu Châu Âu với thời hạn 5 tháng. Chi tiết hợp đồng quyền chọn như sau : - Giá chứng khoán : S = 46,5 nghìn đ - Giá thực hiện : X = 46,5 nghìn đ - Lãi suất phi rủi ro : r = 15% / năm - Độ bất ổn : σ = 67.31%/năm Giả sử chúng ta chia nhỏ vòng đời của quyền chọn này thành 5 khoảng, mỗi khoảng dài 1 tháng ( 1/12 năm) để xây dựng cây mô hình Binomial. Ta có : tΔ= σeu = 1.2145 tΔ−= σe d = 0.8234 d -u P de rT −= − 84 = 0.4837 1-p = 0.5163 Bằng cách tính ngược trên cây, chúng ta tìm được giá trị của quyền chọn tại nút đầu tiên là 8.490 đ. Ưu điểm: Ưu điểm của mô hình Binomial vượt trội hơn mô hình Black-Scholes là nó được dùng để tính một cách chính xác giá quyền chọn kiểu Mỹ. Đó là bởi vì khi ứng dụng mô hình này, ta có thể định giá quyền chọn tại mọi thời điểm, nhất là ứng dụng tính cho trường hợp đóng vị thế quyền chọn trước ngày đáo hạn. Khuyết điểm: Giới hạn chính của mô hình Binomial là số lượng tính toán rất lớn nếu mô hình được chia nhiều khoảng thời gian. 122.853 76.35 83.29 36.79 101.16 55.23 83.29 37.4768.58 23.97 68.58 22.66 56.47 9.97 38.29 0 25.96 0 56.47 13.09 56.47 14.5846.50 8.49 46.50 7.22 46.50 4.7638.29 3.84 38.29 2.2531.52 1.05 31.52 0 25.96 0 21.38 0 17.60 0 85 PHẦN MỀM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO HỘ DELTA TRÊN VỊ THẾ BÁN QUYỀN CHỌN MUA CHỨNG KHOÁN 1. Mô tả phần mềm: Phần mềm thực hiện chức năng : - Tính toán Độ bất ổn dựa trên dữ liệu đầu vào là giá đóng cửa theo ngày của chứng khoán. - Tính toán giá quyền chọn mua, bán theo thông số đầu vào của một hợp đồng quyền chọn bao gồm (giá hiện tại, giá thực hiện, thời gian, lãi suất phi rủi ro). - Tính toán Delta dựa theo thông số đầu vào là giá chứng khoán của chứng khoán cơ sở theo thời gian của hợp đồng. 2. Diến giải : - Bảng 1 : Dữ liệu thống kê giá của chứng khoán cơ sở theo ngày. Nguồn dữ liệu về giá chứng khoán theo ngày có thể tải về từ sở giao dịch chứng khoán : ƒ Sở GDCK HCM : www.hsx.vn ƒ Sở GDCK HN : www.hnx.vn ƒ Các nguồn dữ liệu của các công ty chứng khoán tin cậy… 86 87 - Bảng 2 : Lấy dữ liệu một khoảng thời gian (tùy chọn) từ lịch sử giá của chứng khoán cơ sở ( 1 phần của bảng 1) để tính độ bất ổn theo phương pháp thống kê. 88 - Bảng 3 : tính toán Độ bất ổn từ nguồn dữ liệu từ bảng 2. 89 - Bảng 4 : tính toán giá quyền chọn theo thông số đầu vào của chứng khoán cơ sở : giá hiện tại, giá thực hiện, lãi suất phi rủi ro, thời gian hợp đồng và tính toán Delta theo giá chứng khoán cơ sở nhập vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_phat_hanh_va_bao_ho_vi_the_tren_quyen_chon_kieu_chau_au.pdf
Tài liệu liên quan