Luận văn Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam

Đề tài: Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở VN. Mục lục CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT TỔ CHỨC VỚI NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN Thị trường chứng khoán phi tập trung nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2006 đến nửa đầu năm 2007 với sự phát triển nhanh về quy mô vốn, số lượng chứng khoán, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch. Tuy thị trường có sự điều chỉnh giảm trong thời gian qua nhưng tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn. Theo đề án phát triển thị trường vốn Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu là đến 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Với mục tiêu đó, thị trường chứng khoán là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam, và đến năm 2020 thị trường vốn của chúng ta sẽ phát triển tương đương với các thị trường các nước trong khu vực. Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng TTGDCK Hà Nội thành thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường sau năm 2010 là hết sức cấp bách và thiết thực. Thị trường chứng khoán phi tập trung cùng với thị trường chứng khoán tập trung sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, và có khả năng liên kết với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế để trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế-xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Với các hạn chế về nguồn lực, thời gian và kinh phí khi thực hiện đề tài này nên khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định như:  Một là, chưa có các thống kê định lượng thăm dò ý kiến của nhà đầu tư, người dân đánh giá về lợi ích cũng như tính cấp thiết về việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có cơ hội đi nghiên cứu tình hình thực tế về cơ cấu, tổ chức, vận hành và hoạt động của các mô hình TTCK phi tập trung nổi tiếng trên thế giới nên tính hoàn chỉnh của mô hình còn hạn chế.  Hai là, khi xây dựng mô hình còn ít nhiều còn gắn kết mô hình của các nước trên thế giới với mô hình hiện có của TTGDCK Hà Nội để hình thành mô hình. Chính vì điều này đã làm hạn chế đến tính sáng tạo của đề tài.  Ba là, một điều cũng cần đề cập đến là khi xây dựng lộ trình áp dụng của mô hình thì lại phụ thuộc vào chủ trương, định hướng của Nhà nước nên việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung đáp ứng ngay theo yêu cầu của thực tiễn sẽ bị hạn chế.  Cuối cùng, mô hình này trong tương lai gần, từ nay đến năm 2020 chưa áp dụng cho các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, theo tác giả cùng với xu hướng của thế giới, chúng ta cũng nên nghiên cứu tiếp tục để có thể áp dụng mô hình này cho các sản phẩm phái sinh, dự kiến sau năm 2020. Vì vậy, với ý thức sâu sắc của bản thân về các hạn chế của đề tài này như đã nêu trên, tác giả hy vọng đây sẽ là các hướng gợi mở của đề tài để tiếp tục các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý thị trường. UBCKNN thực hiện công tác giám sát, kiểm tra hoạt động thị trường theo pháp luật, đảm bảo hoạt động trên thị trường: công bằng, lành mạnh và minh bạch. Từng bước nâng cao năng lực, tự chịu trách nhiệm trong điều hành, tổ chức giao dịch chứng khoán của TTGDCK Hà Nội và phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, phản hồi thông tin thị trường giữa UBCKNN với TTGDCK Hà Nội và nhà đầu tư. Để nâng cao năng lực quản lý, yếu tố con người cần được coi trọng, phát triển từ tất cả các khâu tuyển dụng, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực sở trường… Trước hết, cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý của UBCKNN. Đối với TTGDCK: TTGDCK Hà Nội cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ những người trực tiếp tham gia tác nghiệp tại trung tâm theo hướng chuyên môn hoá từng phần nghiệp vụ. TTGDCK Hà Nội là cơ quan thực hiện vận hành TTCK phi tập trung có trách nhiệm: Lập dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị cần thiết cho TTCK hoạt động với phương thức từ đơn giản đến hiện đại, hệ thống giao dịch mở để từng bước hoàn chỉnh và phát triển. Kiện toàn bộ máy các phòng ban nghiệp vụ và chức năng hoạt động của các phòng ban. Xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ thích hợp, tập huấn nghiệp vụ để có thể đáp ứng nhiệm vụ khi TTCK đi vào hoạt động. Đối với Hiệp hội chứng khoán: Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự vận hành có hiệu quả của TTCK, tạo một động lực rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển TTGDCK Hà Nội theo mô hình thị trường OTC hiện đại. Hiện nay, vai trò của Hiệp hội trong hoạt động của TTCK còn rất mờ nhạt. Điều này trái ngược hoàn toàn với xu thế hình thành và phát triển của các hiệp hội kinh doanh chứng khoán cũng như các hiệp hội nghề nghiệp khác. 3.4.2. Đa dạng hóa các loại chứng khoán giao dịch Nhận định về những cản ngại đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, báo cáo Chính phủ nhấn mạnh: “ Nhìn chung, hiệu quả của các DNNN còn thấp và liên tục giảm sút. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài chưa được sắp xếp lại, chủ trương cổ phần hóa, đổi mới quan hệ sở hữu và cơ chế quản lý quốc doanh nhất là kinh tế tư nhân trong thực tế còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải tỏa được tâm lý và e ngại đầu tư kinh doanh, làm giàu”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp và quan điểm của các chuyên gia WB thì “khu vực công cộng lớn là có hại cho sự tăng trưởng kinh tế”. Vì vậy, đã đến lúc phải tiến hành cải cách triệt để chế độ sở hữu theo cách giải quyết của kinh tể thị trường nhằm giải quyết mạnh mẽ các năng lực sản xuất. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau: Một là, khắc phục tâm lý ỷ lại, thiếu trách nhiệm của vị đứng đầu DNNN: Cần kiên quyết xóa bỏ các ưu đãi bất hợp lý từ phía Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế của Nhà nước, nên đặt doanh nghiệp (100% vốn Nhà nước) trong môi trường cạnh tranh như mọi DN khác, chính sách kinh tế của Nhà nước không nên thiết kế ưu đãi theo thành phần mà theo ngành lãnh thổ. Tuy nhiên, để làm được điều này cần nhiều thời gian để chuẩn bị và điều chỉnh dần dần. Trong khi đó, thời gian để CPH không cho phép kéo dài hơn nữa. Do đó, biện pháp trước mắt là đi đôi với việc vận động tuyên truyền dưới mọi hình thức, phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và quyết tâm của tất cả các ngành, các cấp. Hai là, cần giải quyết nhanh các vấn đề thủ tục liên quan đến DNNN được cổ phần hóa: Các doanh nghiệp CPH cần ý thức tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian chuẩn bị các động thái của công tác CPH. Mặt khác,Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên có chính sách nhất quán và chủ động quy hoạch, nhắc nhở các DNNN trên địa bàn mình quản lý thực hiện tốt công tác này để đẩy nhanh tiến độ CPH ở địa phương. Mặt khác, khi DNNN đã có hồ sơ gởi cơ quan chức năng để thực hiện CPH thì các cơ quan liên quan phải giải quyết nhanh và triệt để các thủ tục đất đai cho DN. Để buộc các cơ quan hành chính tạo điều kiện thời gian cho DN sau CPH, thiết nghĩ phải củng cố cơ quan kiểm tra, kiểm soát, chính các cơ quan hành chính và đề cao ý thức và khả năng sử dụng pháp luật của các DN. Ba là, đổi mới công tác tuyên truyền vận động cổ phần hóa DNNN: Vừa qua công tác tuyên truyền cho CPH các DNNN chủ yếu dựa vào đài báo và hoạt động của Ban CPH nhằm đề cao tin thần tự giác của mỗi người. Hiệu quả của phương pháp này cũng có nhưng không đạt hiệu quả cao. Theo kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh thì: Tổ chức các Đại hội cán bộ cổ phần hóa giỏi để mọi người học tập kinh nghiệm của nhau. Tuyên truyền về những DN sau CPH làm ăn tốt, doanh thu, lợi nhuận, việc làm tăng hơn trước. Đào tạo khẩn trương những cán bộ thành thạo CPH để giúp đỡ những nơi khó khăn. Bởi CPH không phải là hoạt động xã hội mang tính phong trào nhất thời, CPH động chạm đến lợi ích của con người. Hãy làm mọi cách để các cán bộ và người lao động đều nhận thấy được lợi ích của CPH đối với họ. Khi đó, CPH tự khắc là phong trào của người lao động chân chính mà sức cản của các nhóm đặc lợi không thể nào đối phó được. Bốn là, cần thực hiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong DNNN cổ phần hóa: Đã đến lúc phải hoạch định chính sách đối với người lao động và DNNN cổ phần hóa, khả năng tài chính Nhà nước có thể chịu đựng được áp lực của người mất việc và trách nhiệm chia sẻ của công dân đối với Nhà nước,… để có chính sách ổn định và lâu dài hơn. Thậm chí cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn sự thông đồng giữa các DNNN và người lao động nhằm trục lợi khi chính sách đã ổn định, trách nhiệm công dân, án bộ và Nhà nước đã rạch ròi thì không còn lý do để Nhà nước trì kéo quă trình cổ phần hóa xét về phía người lao động. Năm là, cần phân cấp rộng hơn các ngành, các cấp trong việc giải quyết các tồn tại về tài chính của DNNN cổ phần hóa: Cần phân cấp rộng hơn nữa cho các địa phương và bộ ngành, đặc biệt là các Ban chỉ đạo đổi mới DN ở các cấp chính quyền quy định và chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề cụ thể về tài chính của DNNN cổ phần hóa. Trên cơ sở phân cấp đó, nếu bộ ngành cơ quan chức năng được phân cấp nào không xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của đơn vị trực thuộc mình quản lý làm trì trệ tiến độ CPH thì các cấp lãnh đạo của bộ ngành cơ quan liên quan đó phải chịu sự kiểm điểm của cơ quan của Chính phủ. Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát sao đối với công tác CPH. Có như thế những vấn đề xử lý nợ, xử lý tài sản không cần dùng mới có thể tiến hành nhanh. Đồng thời, Nhà nước cần rà soát lại các văn bản pháp luật đã có. Bởi lẽ, cổ phần hóa DNNN là công cuộc cải cách lớn và có vai trò quan trọng, nhưng lại chỉ có thời hạn nhất định, do vậy nếu có một quy chế hành động riêng để thúc đẩy tiến trình CPH là cần thiết. Cải thiện môi trường pháp lý chung tạo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng và được sự quan tâm về tài chính, thông tin, thủ tục hành chánh như nhau của Nhà nước đối với DNNN và Nhà nước đối với DNNN đã cổ phần hóa. Sáu là, đổi mới công tác chỉ đạo cổ phần hóa DNNN: Tăng cường quyền lực cho các Ban chỉ đạo đổi mới DN ở các ngành, địa phương để đủ tư cách tổ chức độc lập và có quyền điều hành mọi hoạt động theo quy định Nhà nước. Mô hình tổ chức độc lập đòi hỏi Ban chỉ đạo phải có đủ chuyên gia, có quyền hành động độc lập và các cá nhân tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, không phụ thuộc vào các chủ trương ngành, địa phương. Bảy là, quan tâm hỗ trợ các DNNN cả trong và sau cổ phần hóa: Các cơ quan hữu trách cần quan tâm chỉ đạo sâu sát cụ thể nắm chắc tình hình các DNNN, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của từng DNNN bằng các hình thức hỗ trợ cần thiết nhằm giúp các DNNN tiến hành CPH thuận lợi, ngăn chặn việc gây phiền hà sách nhiễu phân biệt đối xử với các doanh nghiệp CPH, thực hiện đầy đủ những ưu đãi đối với DN và người lao động, cụ thể như sau: Bộ tài chính cần có quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN cổ phần hóa mua cổ phiếu đáp ứng yêu cầu CPH doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ xem xét việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNN cổ phần hóa trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phép các DNNN thực hiện CPH được áp dụng khấu hao nhanh. Tám là, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín: Kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm cho thấy sức ép đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN tăng lên đòi hỏi tiến trình CPH phải có sự chuyển biến về chất đó là “ Cổ phần hóa nhanh và vững chắc”. CPH khép kín phải nhường chỗ cho CPH theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ trong Nghị định 109/2007/NĐ_CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa. Có hai hướng được xác định: CPH toàn tổng công ty với những công ty lớn chưa CPH toàn bộ được, trước mắt CPH công ty thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Thu hẹp diện có cổ phần chi phối của Nhà nước. Phương pháp định giá doanh nghiệp được chuyển sang sử dụng công ty tư vấn, kiểm toán. Và có tính đến giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp CPH. Việc bán cổ phần được tiến hành thông qua bán đấu giá và người lao động được mua với mức giá ưu đãi giảm 40% so với đấu giá kết thúc bình quân. Chín là, thành lập hội các DNNN cổ phần hóa: Hội các DNNN cổ phần hóa sẽ phát huy tác dụng tố, đặc biệt trong những năm đầu sau CPH. Hội là nơi DN trao đổi kinh nghiệm về cách thức huy động vốn, phương thức mở rộng hoạt động kinh doanh trao đổi thông tin, cơ chế chính sách của Đảng, của Nhà nước. Các DN có thể cùng trao đổi, tư vấn cho nhau để giải quyết vướng mắc về thủ tục nhà đất, vay vốn Nhà nước, các vấn đề tranh chấp trong mua bán cổ phần. Hội đồng thời là cầu nối để các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp xúc, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, các vấn đề xã hội trong các DNNN sau cổ phần hóa. 3.4.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin Thông tin không cân xứng là một trong những khuyết tật mang tính cố hữu đối với nền kinh tế thị trường nói chung và TTCK nói riêng. Để hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thông tin không cân xứng có liên quan đến vấn đề công bố thông tin trên TTCK Việt Nam cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục: Thứ nhất là: Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố thông tin. Nền tảng của chế độ công bố thông tin doanh nghiệp là Luật Kế toán Việt Nam và Luật chứng khoán. Tuy nhiên, mặc dù Luật kế toán đã được Quốc hội ban hành từ ngày 17/06/2003 nhưng đến nay các văn bản dưới luật vẫn chưa được ban hành đồng bộ. Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng ban hành đồng bộ các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn nhằm triển khai thực hiện khung pháp lý cao nhất, toàn diện nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, cần phải có những quy định chi tiết về giao dịch trong nội bộ, nhằm đưa ra những ràng buộc để người thuộc tổ chức phát hành không thể có một đặc quyền cũng như những ưu thế nào có thể đưa đến sự cạnh tranh không công bằng với các nhà đầu tư bên ngoài nhằm hạn chế tối đa khả năng những chủ thể này lợi dụng ưu thế của mình, mua bán chứng khoán để trục lợi cá nhân trong tình huống những nhà đầu tư khác không biết. Thứ hai là: Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quy định việc công bố thông tin định kỳ phải trở thành điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp đặc biệt là đối với công ty cổ phần. Hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê đối với các doanh nghiệp, áp dụng chế độ kiểm toán bắt buộc và thực hiện chế độ công khai thông tin tài chính đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch trên thị trường; làm lành mạnh hóa và bình đẳng môi trường kinh doanh. Các nhà quản lý cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn công bố thông tin sao cho thích ứng với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Củng cố và phát triển các tổ chức kiểm toán độc lập, tiếp tục triển khai nhanh chóng và hiệu quả việc áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty, trong đó có việc nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp cho các tổ chức kiểm toán độc lập. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo điều kiện cho công tác công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hoạt động tốt. Thứ ba là: Hoàn thiện công tác thanh tra và giám sát thị trường với mục đích ngăn ngừa và phát triển các hành vi gian lận về công bố thông tin trên TTCK. Công tác quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm đối với hoạt động trên TTCK cho các doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo cho thị trường được vận hành tốt. Các vi phạm về chế độ công bố thông tin cũng như các hành vi bị pháp luật cấm thực hiện luôn nảy sinh và ngày càng đa dạng về hình thức và mức độ. Chính vì vậy, công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động trên TTCK cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công bố thông tin là một yêu cầu không thể thiếu đối với hoạt động trên TTCK. Cuối cùng là: Xây dựng các chế tài về xử lý vi phạm về công bố thông tin trên TTCK. Đối với vấn đề này, trước hết UBCKNN cần thực hiện việc xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết các xử lý vi phạm về công bố thông tin trong Luật chứng khoán. Xác định và chuẩn hóa những nội dung vi phạm về công bố thông tin. Đồng thời, cần làm rõ các nội hàm của những hành vi bị cấm trong lĩnh vực công bố thông tin trên TTCK đã được ghi nhận. Ngoài ra, cũng cần chuẩn hóa một số khái niệm cũng như giải thích làm rõ để xác định một cách cụ thể hành vi vi phạm cũng như phân loại các cấp độ vi phạm. Bên cạnh đó, cũng cần có các chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp tung tin thất thiệt, làm sai lệch tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá cả của chứng khoán… làm nhiễu loạn thông tin. Trong một số trường hợp, cần có các biện pháp xử lý hình sự đối với tội danh liên quan tới vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin trên TTCK. 3.4.4. Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường 3.4.4.1. Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nội Trên thế giới, TTCK phi tập trung luôn tồn tại với thị trường tập trung. Theo tổng kết kinh nghiệm của hầu hết các nước có TTCK phi tập trung trên thế giới, thị trường này hoạt động mạnh và phát triển là nhờ có yếu tố tạo lập giá của các nhà tạo lập thị trường bởi thị trường phi tập trung là thị trường giữa nhà tạo lập thị trường và các nhà buôn với nhau. Chính vì vậy, việc tạo lập một mô hình hoạt động cho TTCK phi tập trung ở nước ta trong đó, mô hình về sở hữu cần được xác định rõ ngay từ khi chuẩn bị thành lập. Từ đó, cần xác định rõ vai trò của Nhà nước, công ty chứng khoán, nhà tạo lập thị trường, quỹ đầu tư… trong hoạt động thị trường. Hoạt động của thị trường sẽ do TTGDCK Hà Nội quản lý hay do hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán quản lý, điều hành,… cũng cần phải làm rõ ngay từ khi chuẩn bị xây dựng. TTCK phi tập trung và thị trường tập trung là thị trường tập trung nhiều hàng hóa đa dạng và phức tạp, do đó sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rõ vai trò và mức độ quản lý của Nhà nước đối với thị trường này. Thực tế kinh nghiệm phát triển TTCK tại các nước trên thế giới cho thấy, Nhà nước không nhất thiết phải sở hữu 100% vốn của TTCK. Mô hình TTCK phi tập trung của các nước trên thế giới hiện nay chủ yếu là mô hình thành viên. Từ thực tế khách quan, các cơ quan quản lý cần xem xét phương án xây dựng TTGDCK Hà Nội theo mô hình cổ phần trong đó Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối. Theo phương án này, nhà nước nắm giữ 51% số cổ phần và 49% số cổ phần còn lại thuộc về sở hữu của các thành viên. Việc cổ phần hóa nguồn vốn hoạt động của TTGDCK Hà Nội có tính khả thi cao, bởi vì: Bản chất của tổ chức quản lý điều hành TTCK phi tập trung là do các thành viên cùng nhau tham gia quản lý. Trách nhiệm quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ nguồn vốn đóng góp của mỗi thành viên. Vì vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm quản lý, chất lượng dịch vụ TTGDCK Hà Nội. TTGDCK Hà Nội là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK do UBCKNN thực hiện. Khi chuyển sang mô hình cổ phần, TTGDCK Hà Nội vẫn phải chịu cơ chế hoạt động nghiệp vụ do UBCKNN quy định. Do đó, khi thực hiện chuyển đổi sẽ không làm biến đổi chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Các thành viên TTGDCK Hà Nội lúc này cũng đã có thể hội tụ được kinh nghiệm hoạt động trên TTCK, tích lũy được nguồn tài chính do chính sách khuyến khích tài chính (miễn, giảm phí; hỗ trợ kinh phí hoạt động tại TTGDCK,…) trong những năm trước đây của Nhà nước. Điều quan trọng là phải xác định giá trị vốn của Nhà nước trong khâu chuẩn bị thành lập và đưa vào vận hành TTGDCK Hà Nội. Số vốn này phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của TTGDCK Hà Nội từ khi chuẩn bị thành lập đến khi xác định phần vốn góp của các bên để tránh thất thoát tài sản của nhà nước. 3.4.4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho thị trường Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định cho sự phát triển TTCK Việt Nam nói chung và TTCK phi tập trung nói riêng. Nguồn nhân lực có trình độ cao và hoạt động có hiệu quả làm tăng cường khả năng phát triển nền kinh tế nói chung và là điều kiện rất cần thiết cho sự phát triển các khu vực dịch vụ như TTCK. Tuy nhiên, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển TTCK phi tập trung ở nước ta hiện nay, cần phải có sự nổ lực tập trung nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, trình độ quản lý đối với tất cả các đối tác tham gia thị trường. Tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của thông tin liên lạc đã chuyển đổi các thị trường tài chính trên toàn cầu bằng cách giúp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời đòi hỏi xem xét lại các tiêu chí nghề nghiệp truyền thống. Vì vậy, các chức năng và kỹ năng cần thiết của chuyên gia TTCK phải tham gia vào việc đáp ứng sự thay đổi liên tục của thị trường. Môi trường năng động này đòi hỏi những người làm việc trên thị trường phải được trang bị phương tiện làm việc với các kỹ năng cần thiết, có tính linh hoạt đáp ứng yêu cầu biến đổi nhanh của thị trường. Chính vì thế, TTCK phi tập trung cần phải có nhiều chuyên gia có kiến thức và kỹ năng để xây dựng một TTCK nhằm mục tiêu công bằng, an toàn và hiệu quả. Nguồn vốn nhân lực có kỹ năng là một tài sản vô hình mà Việt Nam hiện rất cần cho phát triển và nâng cao giá trị của TTCK và toàn bộ nền kinh tế. Chất lượng của các chuyên gia thị trường cần được nuôi dưỡng cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp. Đây là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển TTCK và cho tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển nguồn vốn nhân lực cho TTCK phi tập trung ở nước ta thời gian tới cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Thành viên Viện Nghiên cứu chứng khoán Việt Nam như một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chính cho thị trường vốn để tổ chức về TTCK, đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà quản lý thị trường, lãnh đạo của các công ty chứng khoán, nhân viên hành nghề chứng khoán, nhà tạo lập thị trường… Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời có kế hoạch đưa môn học thị trường tài chính vào các trường trung học phổ thông, trung học dạy nghề, các trường học như môn học bắt buộc. Cập nhật và chuẩn hóa các chương trình đào tạo về chứng khoán theo đúng chuẩn mực quốc tế trước hết là đối với những người giảng dạy về chứng khoán và TTCK, những người đang làm việc tại UBCKNN. Mặt khác, cần cập nhật cho những người kinh doanh chứng khoán, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Việc làm này sẽ nâng cao chất lượng đào tạo về chứng khoán và TTCK, nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về TTCK, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị doanh nghiệp. Khai thác có hệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Tuyển chọn những sinh viên giỏi có năng khiếu kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ cao ở các trường Đại học để gởi đi đào tạo và thực tập ở các TTCK các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho TTCK OTC trong những năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả những nội dung chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho TTCK OTC nêu trên, cần có nhiều biện pháp tác động, trong đó một số giải pháp về phía Nhà nước cần được áp dụng đó là: Thứ nhất là: Nhà nước dành kinh phí ưu tiên cho các chương trình nghiên cứu về phát triển TTCK trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam; hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, tập trung ưu tiên cho chương trình đào tạo phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đến toàn dân nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TTCK. Thứ hai là: Đổi mới cơ chế tài chính đối với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo về chứng khoán và TTCK theo hướng khuyến khích sự sáng tạo, tính tự chủ, mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các tổ chức này. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, nhất là các tổ chức tham gia vào TTCK đầu tư cho công tác nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho thị trường bằng các chính sách như: khuyến khích doanh nghiệp lớn thành lập quỹ đào tạo, doanh nghiệp được hoạch toán các khoản chi cho đào tạo vào giá thành sản phẩm, được vay vốn với các điều kiện ưu đãi từ quỹ phát triển hoạt động nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho TTCK. Mở rộng chính sách ưu đãi tín dụng đối với hoạt động nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho TTCK bằng các chính sách như: tổ chức, cá nhân có thể vay vốn ưu đãi để tiến hành hoạt động nghiên cứu và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK từ quỹ tập trung của Nhà nước hoặc từ các quỹ khác của các tổ chức, doanh nghiệp; có thể vay vốn tại các ngân hàng thương mại được quỹ tập trung của Nhà nước hỗ trợ lãi suất hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật. Thứ ba là: Tăng cường khai thác các nguồn vốn ngoài nước bằng việc Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế qua nhiều hình thức khác nhau như: Hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tổ chức nghiên cứu và đào tạo về chứng khoán và TTCK tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. 3.4.5. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung thì đòi hỏi chúng ta có các giải pháp đồng bộ và các giải pháp phải chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được hiệu quả hiển nhiên khi tham gia vào thị trường này. Các giải pháp đó bao gồm: Một là, thực hiện chính sách về thuế đối với nhà đầu tư, như không đánh thuế thu nhập từ mua bán chứng khoán. Trong giai đoạn đầu để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia TTCK phi tập trung nhằm thúc đẩy TTCK phát triển do đó việc đánh thuế thu nhập từ chênh lệch mua bán là chưa nên áp dụng. Hai là, để thu hút các nhà đầu tư cá nhân, phần lớn đối tượng này không có sự am hiểu nhiều về TTCK nên cần chú trọng: Tư vấn nghiệp vụ, phân tích tài chính, hỗ trợ giai đoạn đầu. Thành lập và phát triển các loại hình quỹ đầu tư như là một tổ chức thay mặt cho các nhà đầu tư cá nhân. Song song với các nổ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, cần nhanh chóng thiết lập và triển khai trên diện rộng chương trình giúp đỡ các tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình có điều kiện để mua chứng khoán. Mục tiêu của chương trình này là hỗ trợ về mặt tài chính để khuyến khích người lao động nghèo mua cổ phiếu tại chính doanh nghiệp mà mình đã gắn bó nhằm tạo cho người lao động tham gia làm chủ doanh nghiệp, mở rộng đối tượng đầu tư hạn chế đầu cơ, lũng đoạn thị trường và tăng tính linh hoạt cho thị trường. Ba là, khuyến khích và tạo điều kiện để các định chế như ngân hàng, công ty bảo hiểm,… các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia TTCK. Bốn là, mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, tiến tới xóa bỏ giới hạn về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông nước ngoài đối với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm quyền kiểm soát. Năm là, ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK cần chú trọng phát triển đồng bộ cả TTCK tập trung và phi tập trung, thị trường tiền tệ và hướng đến đồng tiền tự do chuyển đổi. Sáu là, khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn, mua cổ phiếu hoặc thành lập công ty chứng khoán liên doanh với các pháp nhân trong nước, các công ty quản lý quỹ tham gia TTCK Việt Nam, như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu hoạt động. Bảy là, tăng cường quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng ra nước ngoài nhằm thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK Việt Nam. 3.4.6. Thành lập công ty định mức tín nhiệm trên TTCK Việt Nam Qua diễn biến thực trạng chung cũng như những hạn chế trên TTCK Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa những chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam với những chủ thể tham gia trên TTCK nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư Việt Nam. Trước sự kiện Việt Nam hòa nhập cùng môi trường mậu dịch tự do quốc tế, chúng ta rất cần một công ty ĐMTN chuyên nghiệp hổ trợ và định hướng TTCK Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. UBCNNN ban hành khung pháp lý bắt buộc tất cả các DN niêm yết đồng loạt thực hiện xếp hạng tín nhiệm. Để phát triển loại hình này, Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước không nên dừng lại việc khuyến khích xếp hạng tín nhiệm mà phải thông qua việc ban hành các quy định về ĐMTN bắt buộc, yêu cầu các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK phải xác định mức tín nhiệm, nhất là những DN phát hành trái phiếu dù chào bán ra công chúng hay chào bán riêng lẻ. Vừa tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, vừa tạo uy tín cho bản thân DN được xếp hạng tín nhiệm.Việc xây dựng khung pháp lý cho công ty ĐMTN, Bộ tài chính và UBCKNN nên quy định khung pháp lý cụ thể cho hoạt động công ty ĐMTN như lĩnh vực hoạt động cho phép hay hạn chế, qui mô vốn tối thiểu, hạn chế về cổ đông, công bố thông tin, phân bổ nguồn nhân lực … Về hình thức tổ chức của Công ty ĐMTN thì mỗi quốc gia sẽ có mô hình tổ chức riêng biệt nhằm phù hợp với đặc điểm từng quốc gia. Phân loại theo hình thức thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những loại mô hình doanh nghiệp cơ bản sau: - Doanh nghiệp nhà nước (Luật DNNN năm 2004). - Công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật doanh nghiệp năm 2005). - Công ty cổ phần (Luật DN năm 2005). - Công ty hợp danh (Luật DN năm 2005). - DN tư nhân (Luật DN năm 2005). - Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sửa đổi bổ sung 09/06/2000). Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, trong thời gian qua, mô hình công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả trên tất cả các ngành nghề tại Việt Nam (trừ những ngành nghề mang tính chất độc quyền hay các thành phần kinh tế khác không đầu tư). Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn tuy là mô hình phổ biến nhất Việt Nam hiện nay nhưng thông thường các thành viên góp vốn quen biết, tin cậy lẫn nhau, hạn chế huy động vốn... Mô hình DN tư nhân hoàn toàn không phù hợp lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm rất mới tại Việt Nam, phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề truyền thống với quy mô quản lý mang tính chất gia đình. Mô hình công ty cổ phần và liên doanh là phù hợp nhất cho công ty ĐMTN chuyên nghiệp vì TTCK Việt Nam còn lạ lẫm với hoạt động xếp hạng tín nhiệm, chúng ta cần những cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm phát huy lợi thế của một quốc gia đi sau. Tóm tắt chương 3 Mục tiêu chính là xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường và các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển TTCK phi tập trung cần được thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản sau: Phát triển TTCK phi tập trung trên cơ sở quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường hoạt động và phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia trên thị trường. Việc phát triển thị trường này phải đảm bảo an toàn, minh bạch, hiệu quả, góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Việc phát triển TTCK phi tập trung phải trên cơ sở chiến lược phát triển một TTCK thống nhất cho cả nước do TTCK phi tập trung là bộ phận không thể tách rời trong hệ thống TTCK. Xây dựng một TTCK phi tập trung hiện đại có quy mô từ nhỏ đến lớn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam trong từng giai đoạn. Việc phát triển TTCK phi tập trung trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, để từng bước có thể hội nhập với thị trường thế giới. Trên thực tế xây dựng TTCK phi tập trung với các phương thức giao dịch hiện đại là xu hướng phổ biến của TTCK thế giới. Thị trường này sẽ tạo ra sự linh hoạt thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư, xong khó quản lý hơn và có độ rủi ro cao hơn TTCK tập trung. Trong giai đoạn hiện nay, nếu áp dụng mô hình TTCK phi tập trung, do vai trò của các tổ chức như TTGDCK Hà Nội, các công ty chứng khoán chưa cao nên UBCKNN sẽ thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của TTCK phi tập trung. Với 3 hệ thống giao dịch: hệ thống giao dịch thỏa thuận, hệ thống báo giá trung tâm và hệ thống nhà tạo lập thị trường (một hệ thống giao dịch mới). Vì vậy, để thúc đẩy việc hình thành và phát triển TTCK phi tập trung cần đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam với mục đích hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán phi tập trung nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2006 đến nửa đầu năm 2007 với sự phát triển nhanh về quy mô vốn, số lượng chứng khoán, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch. Tuy thị trường có sự điều chỉnh giảm trong thời gian qua nhưng tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn. Theo đề án phát triển thị trường vốn Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu là đến 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Với mục tiêu đó, thị trường chứng khoán là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam, và đến năm 2020 thị trường vốn của chúng ta sẽ phát triển tương đương với các thị trường các nước trong khu vực. Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng TTGDCK Hà Nội thành thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường sau năm 2010 là hết sức cấp bách và thiết thực. Thị trường chứng khoán phi tập trung cùng với thị trường chứng khoán tập trung sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, và có khả năng liên kết với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế để trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế-xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Với các hạn chế về nguồn lực, thời gian và kinh phí khi thực hiện đề tài này nên khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định như: Một là, chưa có các thống kê định lượng thăm dò ý kiến của nhà đầu tư, người dân đánh giá về lợi ích cũng như tính cấp thiết về việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có cơ hội đi nghiên cứu tình hình thực tế về cơ cấu, tổ chức, vận hành và hoạt động của các mô hình TTCK phi tập trung nổi tiếng trên thế giới nên tính hoàn chỉnh của mô hình còn hạn chế. Hai là, khi xây dựng mô hình còn ít nhiều còn gắn kết mô hình của các nước trên thế giới với mô hình hiện có của TTGDCK Hà Nội để hình thành mô hình. Chính vì điều này đã làm hạn chế đến tính sáng tạo của đề tài. Ba là, một điều cũng cần đề cập đến là khi xây dựng lộ trình áp dụng của mô hình thì lại phụ thuộc vào chủ trương, định hướng của Nhà nước nên việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung đáp ứng ngay theo yêu cầu của thực tiễn sẽ bị hạn chế. Cuối cùng, mô hình này trong tương lai gần, từ nay đến năm 2020 chưa áp dụng cho các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, theo tác giả cùng với xu hướng của thế giới, chúng ta cũng nên nghiên cứu tiếp tục để có thể áp dụng mô hình này cho các sản phẩm phái sinh, dự kiến sau năm 2020. Vì vậy, với ý thức sâu sắc của bản thân về các hạn chế của đề tài này như đã nêu trên, tác giả hy vọng đây sẽ là các hướng gợi mở của đề tài để tiếp tục các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. PHỤ LỤC Bảng 1.1: Tên, hình thức và số lượng nhà tạo lập thị trường ở các nước trên thế giới Nước Tên Hình thức sàn Số lượng nhà tạo lập thị trường Châu Mỹ Mỹ NYSE Sàn cổ điển đấu lệnh 1 Mỹ NASDAQ Sàn điện tử đấu giá (NASDAQ) Ít nhất 1 (tối đa l 3 với chứng khoán mới niêm yết) Canada Sàn GD Toronto Sàn điện tử đấu lệnh 1 Châu Âu Anh Sàn GD London Sàn điện tử đấu giá (SEAQ) Sàn điện tử đấu lệnh (SETS) Ít nhất 1 Không có Đức Deutsche Borse Sàn cổ điển đấu lệnh Sàn điện tử đấu giá (XETRA) 1                             1 hoặc nhiều Pháp Euronext Paris Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Hà Lan Euronext Amsterdam Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Bỉ Euronext Brussels Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Bồ Đào Nha Euronext Lisbon Sàn điện tử đấu lệnh (NSC) 1 hoặc nhiều Tây Ban Nha Sàn GD Maldrid Sàn điện tử đấu lệnh (SIBE) 1 hoặc nhiều Ý Sàn GD Ý Sàn điện tử đấu lệnh (MTA) Tối đa là 1 Hi Lạp Sàn GD Athens Sàn điện tử đấu lệnh (OASIS) 1 hoặc nhiều MM riêng cho trái phiếu Đan Mạch Sàn GD Copenhagen Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều Áo Wiener Borse Sàn điện tử đấu lệnh 1 Phần Lan Sàn GD Hensilki Sàn điện tử đấu lệnh Tối đa là 1 Na Uy Sàn GD Oslo Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều Thuỵ Sĩ Sàn GD Thuỵ Sĩ Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều Ai Len Sàn GD Ailen Sàn điện tử đấu lệnh 1 hoặc nhiều MM  cho trái phiếu Châu Á Nhật Bản Sàn GD Tokyo Sàn điện tử đấu lệnh Không có Israel Sàn GD Tel-Aviv Sàn điện tử đấu lệnh Không có Thị trường mới nổi (Gia nhập khối Châu Âu) Ba Lan Sàn GD Warsaw Sàn điện tử đấu lệnh Ít nhất 1 Czech Sàn GD Prague Sàn điện tử đấu lệnh Ít nhất 1 Slovakia Sàn GD Ljubjana Sàn điện tử đấu lệnh Không có Malta Sàn GD Malta Sàn điện tử đấu lệnh Không có Estonia Sàn GD Estonia Sàn điện tử đấu lệnh Tối đa là 1 Cyprus Sàn GD Cyprus Sàn điện tử đấu lệnh Không có Thị trường mới nổi Ai Cập Sàn GD Cairo Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho trái phiếu Thổ Nhĩ Kì Sàn GD Istanbul Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho chứng khoán phái sinh Hồng Kông Sàn GD Hongkong Sàn điện tử đấu lệnh MM riêng cho chứng khoán phái sinh Ấn Độ Sàn GD Bombay Sàn điện tử đấu lệnh Không có Bảng 1.2: Tên nhà tạo lập thị trường tương ứng ở mỗi dạng thị trường trên thế giới và thời gian tồn tại Dạng thị trường Sàn giao dịch điện tử đấu giá theo giá Sàn giao dịch điện tử đấu giá theo lệnh Sàn giao dịch thủ công đấu giá theo lệnh Thời gian tồn tại Phi tập trung Tập trung Tập trung NYSE Chuyên gia Từ thế kỷ 19 NASDAQ Công ty giao dịch 1971 LSE Công ty giao dịch 1986 Deutsche Borse Nhà bảo trợ chỉ định Tổ chức môi giới chính thức TK19, extra 1997 AMS Hoekman Đến 2001 Euronext Tổ chức cung cấp thanh khoản 2001 Italia Stock Exchange Chuyên gia 2001 Bảng 1.3: Cơ chế hoạt động của nhà tạo lập thị trường Hệ thống tạo lập thị trường trên sàn điện tử đấu giá thao giá (khớp giá) Hệ thống tạo lập thị trường phi tập trung trên sàn giao dịch điện tử khớp lệnh (Sàn Athens,Euronext,Italia) Hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn giao dịch điện tử khớp lệnh (Sàn AMS trước đây) Hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn thủ công, khớp lệnh (NYSE và Deutsche Borse) Các nhà tạo lập thị trường (hầu như) chỉ cạnh tranh lẫn nhau để nhận lệnh từ phía nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng không thể tiến hành giao dịch với nhau do trong các giao dịch luôn có một nhà tạo lập thị trường đóng vai trò đối tác ở một trong hai phía (giao dịch bằng tài khoản của chính công ty đó) Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh với chính các nhà đầu tư công chúng. Nhà đầu tư khi đặt lệnh (lệnh giới hạn) thì cũng đồng thời cùng với nhà tạo lập thị trường tạo tính thanh khoản cho thị trường. Với mỗi giao dịch, thường cả hai phía đối tác đều là nhà đầu tư công chúng, nhà tạo lập thị trường thưởng chỉ thực hiện chức năng môi giới hoặc tự động kết nối các lệnh tương thích. Một hoặc một số nhà tạo lập thị trường sử dụng chứng khoán trong tài khoản của mình để liên tục yết giá. Nhà tạo lập thị trường chỉ phỉa tuân theo quy định về khối lượng đặt giao dịch nhỏ nhất và khoảng chênh lệch mua/bán lớn nhất Chỉ có một nhà tạo lập thị trường duy nhất làm chức năng người quản lý hay người xướng giá để nhận và kết hợp các lệnh phù hợp. Giá yết lên thường phản ánh mức giá đặt lên tốt nhất có trong sổ ghi lệnh giới hạn. Nhà tạo lập thị trường ở đây chỉ tham gia thực hiện các giao dịch khi các lệnh đặt lên trong sổ ghi lệnh không cung cấp đủ tính thanh khoản. Không có sàn thực và cũng không có nhân viên môi giới sàn. Các lệnh thông qua hệ thống điện tử được chuuyển trực tiếp đến nhà tạo lập thị trường. Họ sẽ đóng cai trò như những nhà quản lý thực hiện chức năng kết nối các lệnh phù hợp. Sàn giao dịch là nơi mà các nhân viên môi giới sàn có thể thương lượng trực tiếp một cách hiệu quả mà không sợ bị lộ các mục đích của mình ra ngoài. Nhà tạo lập thị trường ở đây đóng vai trò như một người điều khiển cuộc đấu gá cho các lệnh mà các nhân viên môi giới chuyển lên. Bảng 1.4: Quyền lợi và trách nhiệm của nhà tạo lập thị trường trên mỗi thị trường NYSE: Chuyên gia Liên tục yết các mức giá chào mua hoặc chào bán bằng hoặc tốt hơn mức giá tốt nhất trong sổ ghi lệnh giới hạn; Tự tham gia giao dịch và điền vào sổ ghi giá yết khi có mất cân đối trong các lệnh đặt lên hoặc khi đóng trò là đại lý đối với các nhân viên môi giới sàn; Xác định giá mở cửa hàng ngày; Duy trì một thị trường cân bằng và liên tục. Đặc quyền nắm thông tin trong sổ ghi lệnh giới hạn; Nhận phần trăm hoa hồng khi đóng vai trò đại lý để giao dịch với nhân viên môi giới sàn. Vị trí độc quyền (duy nhất) Không mất phí giao dịch. NASDAQ: Công ty giao dịch Liên tục yết các mức giá chào mua hoặc chào bán với khoảng chênh lệch thích hợp và tiến hành giao dịch với các lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường do các nhà tạo lập thị trường khác (công ty giao dịch) hoặc nhà đầu tư đặt. Giá đặt mua (bán) không được phép cao hơn (thấp hơn) giá đặt bán (mua) của các công ty giao dịch khác. Không mất phí giao dịch. Không cùng lúc tiến hành giao dịch trên cả hai phía (cùng một lúc mua và bán một loại chứng khoán), điều này cũng giúp cho hạn chế rủi ro đối với các chứng khoán 'trong kho' (trong tài khoản) Luôn chịu sự cạnh tranh thường xuyên từ phía các công ty giao dịch khác để nhận được lệnh do nhà đầu tư đặt. Lệnh giới hạn thường không được sử dụng nhiều và cũng kém cạnh tranh. LSE: Công ty giao dịch. Liên tục yết các mức giá chào mua hoặc chào bán với khoảng chênh lệch thích hợp và tiến hành giao dịch với các lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường do các nhà tạo lập thị trường khác (công ty giao dịch) hoặc nhà đầu tư đặt. Không mất phí giao dịch. Không cùng lúc tiến hành giao dịch trên cả hai phía (cùng một lúc mua và bán một loại chứng khoán), điều này cũng giúp cho hạn chế rủi ro đối với các chứng khoán 'trong kho' (trong tài khoản) Luôn chịu sự cạnh tranh thường xuyên từ phía các công ty giao dịch khác để nhận được lệnh do nhà đầu tư đặt. Lệnh giới hạn thường không được sử dụng nhiều và cũng kém cạnh tranh. Deutsche Borse Nhà môi giới giao dịch chính thức. Liên tục yết các mức giá chào mua hoặc chào bán bằng hoặc tốt hơn mức giá tốt nhất trong sổ ghi lệnh giới hạn; Tự tham gia giao dịch và điền vào sổ ghi giá yết khi có mất cân đối trong các lệnh đặt lên hoặc khi đóng trò là đại lý đối với các nhân viên môi giới sàn; Xác định giá mở cửa hàng ngày. Đặc quyền nắm thông tin trong sổ ghi lệnh giới hạn ; Nhận phần trăm hoa hồng khi đóng vai trò đại lý để giao dịch với nhân viên môi giới sàn. Vị trí độc quyền (duy nhất). Không mất phí giao dịch. Deutsche Borse Nhà bảo trợ chỉ định Yết giá cùng lúc trên cả hai phía thị trường (mua và bán) khi có yêu cầu từ phía các thành viên, khối lượng yết là tối thiểu nhưng khoảng chênh lệch là tối đa. Đặt lệnh trên thị trường báo giá. Không mất phí giao dịch. Nắm bắt thông tin về đối tượng đặt giá. Can thiệp vào thị trường báo giá khi có dư thừa ở một phía. Euronext tại Paris/Amsterdam/ Brussels và Lisbon: Tổ chức cung cấp thanh khoản Liên tục yết giá mua và giá bán với khối lượng nhỏ nhất và khoảng chênh lệch lớn nhất để đảm bảo đạt được khối lượng giao dịch tối thiểu trong ngày.Đặt lệnh trên thị trường báo giá. Không mất phí giao dịch. Chứng khoán trong tài khoản có thể do các cổ đông chính của công ty niêm yết loại chứng khoán đó cung cấp. Sàn giao dịch Italia: Chuyên gia Liên tục yết giá mua và giá bán với khối lượng nhỏ nhất và khoảng chênh lệch lớn nhất để đảm bảo đạt được khối lượng giao dịch tối thiểu trong ngày; Lập hai bản báo cáo tài chính mỗi năm cho công ty niêm yết mà chuyên gia đó phụ trách. Tổ chức hai buổi gặp gỡ giữa ban lãnh đạo công ty và các nhà đầu tư chuyên nghiệp mỗi năm Đặc quyền nắm thông tin về công ty niêm yết. Không mất phí giao dịch. Sàn giao dịch Athens: Nhà tạo lập thị trường "Gần như" liên tục yết giá mua và giá bán với khối lượng nhỏ nhất và khoảng chênh lệch lớn nhất để đảm bảo đạt được khối lượng giao dịch tối thiểu trong ngày. Cung cấp tính thanh khoản bằng cách mua lại các hợp đồng phái sinh; Miễn thuế; Chứng khoán trong tài khoản có thể do các cổ đông chính của công ty niêm yết loại chứng khoán đó cung cấp. Nguồn các bảng: Marios Panayides & Andreas Charitou, Working Papers, 1994 Bảng 2.1: Diễn biến niêm yết cổ phiếu tại SGDCK Tp. Hồ Chí Minh qua các năm NĂM LOẠI CỔ PHIẾU KHỐI LƯỢNG NIÊM YẾT (TRIỆU CK) 2000 5 32.117 2001 5 16.244 2002 10 51.602 2003 2 12.038 2004 4 21.585 2005 6 58.164 2006 74 1,170.050 2007 32 2,181.051 TỔNG 138 3,542.851 Nguồn: SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.2: Quy mô giao dịch toàn thị trường tại SGDCK Tp. Hồ Chí Minh qua các năm NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khối lượng giao dịch (triệu đơn vị) 3.6 19.7 37 53.2 248 353 1,121 2,390 Gía trị giao dịch (tỷ đồng) 92.3 1,035 1,081 2,998 19,887 26,878 86,829 245,651 Nguồn: SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.3: Số lượng tài khoản GDCK của nhà đầu tư tại SGDCK Tp. Hồ Chí Minh qua các năm NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng tài khoản 2,997 8,774 13,651 16,502 21,616 31,316 106,393 300,000 Nguồn: SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh BIỂU ĐỒ 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP QUA CÁC NĂM Nguồn kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2006-2007 và Tổng cục thống kê Bảng 2.6: Thống kê hoạt động đấu giá của TTGDCK Hà Nội từ năm 2005-2007 STT CHỈ TIÊU 2007 2005-2006 1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 53 68 2 Tổng số cổ phần chào bán 331,134,518 462,715,590 3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 3,311,345,180,000 4,727,776,869,750 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 59,808 33,748 5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1 207,024,357 1,399,019,252 6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 51,057 33,422 7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá: 17,973 8,159                     Tổ chức: 371 327                     Cá nhân: 17,602 7,832 8 Tổng số cổ phần trúng giá 285,299,763 398,045,650 9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 14,847,720,279,200 9,785,356,454,660 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 11,993,569,569,200 5,918,561,994,660 11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 6,628,471,662,800 5,479,989,306,890 Nguồn: TTGDCK Hà Nội Bảng 2.7: Thống kê hoạt động đấu thầu của TTGDCK Hà Nội từ năm 2005-2007 STT CHỈ TIÊU 2007 2005-2006 1 Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện 44 26 2 Tổng số loại trái phiếu đấu thầu 3 8 3 Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu 29,016,000,000,000 7,710,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 2 năm - 200,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 1,900,000,000,000 200,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 20,960,000,000,000 5,250,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 10 năm 2,806,000,000,000 1,260,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 15 năm 3,350,000,000,000 800,000,000,000 4 Tổng số phiếu đăng ký tham gia đấu thầu 403,296 125 Phiếu đăng ký cho thành viên 305 97 Phiếu đăng ký dành cho khách hàng của thành viên 98 28 5 Tổng số phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ 403 125  6 Tổng khối lượng đăng ký đầu thầu hợp lệ 88,627,000,000,000 14,200,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 2 năm - 135,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 1,770,000,000,000 30,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 75,748,000,000,000 12,261,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 10 năm 5,845,000,000,000 1,039,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 15 năm 52,640,000,000,000 735,000,000,000  7 Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu 18,939,000,000,000 4,473,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 2 năm - - Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 850,000,000,000 - Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 15,620,000,000,000 3,913,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 10 năm 1,095,000,000,000 370,000,000,000 Trái phiếu kỳ hạn 15 năm 1,374,000,000,000 190,000,000,000  8 Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu 18,966,046,522,563 4,473,000,000,000 Nguồn: TTGDCK Hà Nội Bảng 2.8: Giá tham khảo cổ phiếu OTC cập nhật ngày 28/12/2007 Đơn vị tính: 1,000 đồng STT Tên chứng khoán Tên viết tắt Giá thấp nhất Giá cao nhất Giá trung bình Mệnh giá NHÓM TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 1 Ngân hàng TMCP Vietcombank VCB   106   107   107 10 2 Ngân hàng TMCP Đông Á EAB   11.400   11.600   11.500 2 3 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam EIB   6.550   6.580   6.565 1 4 Ngân hàng TMCP Habubank HBB   38   39   39 10 5 Ngân hàng TMCP Quân đội MB   45   46   46 10 6 Trái phiếu NH TMCP Quân đội (02 năm) TMB   2.000   2.050   2.025 1 7 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB   43   44   44 10 8 Ngân hàng TMCP Phương Nam PNB   36   37   37 10 9 Ngân hàng TMCP An Bình ABB   27   28   28 10 10 Ngân hàng TMCP Hàng hải MSB   30   31   31 10 11 Ngân hàng TMCP Các DN ngoài QD VPB   34   35   35 10 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB   29   30   30 10 13 CTCP Bảo hiểm Việt Nam BVI   72   73   73 10 14 Ngân hàng TMCP Techcombank TCB   58   60   59 10 15 CTCP Tài chính Dầu khí PVFC   62   64   63 10 NHÓM NGÀNH DƯỢC PHẨM 16 CTCP Dược phẩm TRAPHACO TRAPHACO   124   126   125 10 17 CTCP Dược phẩm Hà Tây HATAPHAR   57   59   58 10 NHÓM NGÀNH CAO SU VÀ GỖ 18 CTCP Quốc Cường Gia Lai QCGL   84   85   85 10 19 CTCP Hoàng Anh Gia Lai HAGL   171   173   172 10 20 CTCP Cao su Miền Nam CASUMINA   124   126   125 10 NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM - GIẢI KHÁT 21 CTCP Bia Sài Gòn Miền Tây SWB   73   74   74 10 22 CTCP Bia Thanh Hoá THB   710   720   715 100 NHÓM NGÀNH VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI 23 CTCP Vận tải Biển Bắc NOSCO   47   49   48 10 24 CTCP Vận tải Biển Việt Nam VOSCO   35   36   36 10 NHÓM NGÀNH ĐIỆN TỬ, XÂY DỰNG & VL VIỄN THÔNG 25 Tổng CTCP XNK Xây dựng Việt Nam VINACONEX   76   78   77 10 26 CTCP Nam Vang NVC   40   41   41 10 27 CTCP Licogi 18 LICOGI 18   49   50   50 10 28 CTCP Bóng đèn Điện Quang DQL   250   252   251 10 29 CTCP Hà Đô - Bộ Quốc phòng HADO   245   250   248 10 30 CTCP Nhà Bình Chánh BCCI   84   85   85 10 31 Xí nghiệp DV và PT Khu CN Tam Phước TAMPHUOC   50   51   51 10 32 CTCP Xi măng Quảng Ninh QNC   55   57   56 10 33 CTCP Xi măng Đồng Bành DBCC   13   14   14 10 34 CTCP Xi măng Hà Tiên 2 XMHT2   29   30   30 10 35 CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai SMCC   97   99   98 10 36 CTCP Vật liệu Bưu điện PMC   85   87   86 10 37 CTCP Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ KTV ITASCO   170   173   172 10 NHÓM NGÀNH KHÁC 38 CTCP Xuất nhập khẩu Hà Anh HAC   290   295   293 100 39 CTCP Khoáng sản Bắc Kạn BAMCORP   275   280   278 10 40 CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn VHC   77   78   78 10 41 CTCP PT Phụ gia và SP Dầu Mỏ APP   21   22   22 9 42 CTCP Than Hà Lầm VHLC   48   49   49 10  Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán FPT TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Ngọc Thơ (2005), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản thống kê. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2002), “Tài chính quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê. Phan Thị Bích Nguyệt, (2006), “Đầu tư tài chính”, Nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, “Phân tích tài chính”, Nhà xuất bản thống kê. Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, Nguyễn Văn Hà (2005), “Thị trường chứng khoán tại Việt Nam”, Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước - Đào Lê Minh (2002), “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. TS. Bùi Kim Yến (2006), “Hướng phát triển cho thị trường OTC Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế số 188 tháng 07/2006. Mạng thông tin tài chính Bloomberg. Báo đầu tư chứng khoán, Thời báo ngân hàng, Thời báo kinh tế Sài gòn, Báo Đầu Tư. Bản tin thị trường chứng khoán – SGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (2006), "Báo cáo thường niên- năm 2006", Hà Nội 8/2007 Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: www.ssc.gov.vn Website các công ty chứng khoán: www.ssi.com.vn, www.hsc.com.vn, www.acbs.com.vn, www.bsc.com.vn,... Bài viết của Saga về “Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tạo lập thị trường của công ty chứng khoán”. Các trang web, báo, tạp chí khác. Các văn bản luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LVCH2008.doc
Tài liệu liên quan