Luận văn Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên hóa trung học phổ thông

Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên hóa Trung Học Phổ Thông MS: LVHH-PPDH057 SỐ TRANG: 137 NGÀNH: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong các năm gần đây dư luận xã hội quan tâm nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học, THCS, THPT trong toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài báo nói đến chất lượng yếu kém của của học sinh các cấp. Nhiều nguyên nhân được các nhà quản lý giáo dục và dư luận xã hội đưa ra để lý giải cho kết quả còn yếu kém trong giảng dạy và học tập của học sinh, trong đó có nguyên nhân từ phía giáo viên và vấn đề bồi dưỡng giáo viên luôn được đặt ra. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm nhận biết tình hình trên, đặc biệt là từ lúc cả nước bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Bộ đã tổ chức BDGV với các nội dung phục vụ cho nhiệm vụ cấp thiết của từng năm học. Ngoài việc tổ chức các đợt BDGV ở cấp Bộ, Bộ còn giao nhiệm vụ cho các Sở tự tổ chức BDGV cho đơn vị mình. Theo đánh giá chung của một số cán bộ quản lý và dư luận trong ngành tình hình BDGV trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác BDGV chưa cao bao gồm nội dung bồi dưỡng, cách tổ chức và cả thời gian bồi dưỡng. Theo Chỉ thị số 40-CT/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chúng ta cần phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu đặt ra là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng. Chỉ thị này đã đề cập đến tính cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Chỉ thị số 18/2001/CT-TTG ngày 27 – 8 – 2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định ngành giáo dục – đào tạo cần sàng lọc và bố trí lại những giáo viên không còn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục. Thực tế cho thấy, có một số giáo viên hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu giảng dạy do trước đây không được đào tạo chuẩn mực hoặc nội dung đào tạo không thích ứng với tình hình mới. Nếu không được bồi dưỡng thêm thì số giáo viên này không đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ. Trong các nguyên nhân dẫn đến chất lượng học sinh yếu kém có nguyên nhân từ phía giáo viên, do vậy công tác bồi dưỡng giáo viên là cần thiết. Thầy có giỏi thì trò mới giỏi, thầy dở kéo theo trò dở. Việc bồi dưỡng giáo viên càng trở nên cấp thiết hơn trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đã dạy bộ SGK mới mà theo đánh giá của các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên trực tiếp đứng lớp thì nội dung kiến thức của SGK mới còn khó đối với đa số học sinh. Đây là điều hiển nhiên, vì nếu biên soạn một bộ SGK dễ thì bộ sách này sẽ sớm lạc hậu. Đa số giáo viên đều đánh giá rằng bộ SGK hiện hành rất hay, nhưng khó dạy (vì còn có học sinh không tiếp thu được). Nếu giáo viên cảm thấy khó dạy thì Bộ và Sở, phòng GD – ĐT, trường và Tổ bộ môn phải có trách nhiệm bồi dưỡng cho họ (kể cả việc yêu cầu họ phải tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức). Không kể đến việc phải dạy một bộ SGK mà đa số giáo viên cho là khó dạy như hiện nay, việc rơi rớt kiến thức sau nhiều năm giảng dạy tính từ thời điểm giáo viên tốt nghiệp trường đại học cho đến thời điểm hiện tại, kể cả nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (PPGD) mà giáo viên học được ở trường Đại học chưa đáp ứng được thực tế giảng dạy tại trường phổ thông cũng đặt ra vấn đề phải bồi dưỡng cho giáo viên. Việc bồi dưỡng nhằm mục đích trang bị cho giáo viên kiến thức chuyên môn và kiến thức về PPGD mới, hiện đại, nhằm giảng dạy đạt hiệu quả cao. Nếu công tác BDGV không mang lại lợi ích thiết thực thì tình trạng chất lượng giảng dạy kém khó được khắc phục. Chất lượng giảng dạy kém sẽ kéo theo kết quả chất lượng học tập kém. Nếu không khắc phục được tình trạng chất lượng học sinh yếu kém, ngành GD – ĐT không thực hiện được tốt việc chuẩn bị cho học sinh phổ thông học tiếp ở các bậc học cao hơn. Như vậy bồi dưỡng giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. 1.2. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên THPT hiện nay Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội Trần Thị Tâm Đan trình bày ngày 07-11-2006 [17]. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đã có chính sách chăm lo cho thầy, cô giáo. Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo nước ta, với gần một triệu thầy, cô giáo và hơn 90.000 cán bộ quản lý giáo dục, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta với quy mô trên 22 triệu người đi học. Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề bức bách, cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và của ngành Giáo dục. 1.2.1. Tình hình đội ngũ nhà giáo Qua nhiều năm phát triển, nước ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và đội ngũ này đang tích cực lao động thực hiện nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. – Tỷ lệ giáo viên mầm non, phổ thông đạt trình độ chuẩn theo quy định khá cao, ở giáo dục mầm non đạt 77,5%, tiểu học 96,5%, THCS 95%, THPT 97%. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông không đồng bộ, vừa thừa, vừa thiếu. Hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nên ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện về trí, đức, thể, mỹ cho học sinh. – Giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, nhìn chung có trình độ đại học và một số là công nhân lành nghề dạy thực hành. Đội ngũ giảng viên đại học đang thiếu trầm trọng, thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình là 28 sinh viên/giảng viên, ở một số lĩnh vực như kinh tế, dịch vụ thì tỷ lệ là gần 40 sinh viên/giảng viên. Trong khi đó ở nhiều nước, tỷ lệ này trung bình là 15-20 sinh viên/giảng viên. Đặc biệt là sự hụt hẫng đội ngũ giảng viên đầu ngành. Những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo một cách hệ thống ở nước ngoài, có kinh nghiệm sư phạm, đang là những người chủ trì các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước thì nay hầu hết đã ở độ tuổi 70 và đã nghỉ hưu, trong khi đó đội ngũ kế cận thì chưa được chuẩn bị ngang tầm để thay thế. Những năm gần đây, tốc độ phát triển quy mô giáo dục đại học tăng nhanh, từ năm học 2001-2002 đến năm học 2005-2006, số sinh viên được đào tạo đại học chính quy trung bình mỗi năm tăng 7,36% và đại học thường xuyên tăng 7,49%; số sinh viên được đào tạo cao đẳng chính quy tăng 9,47% và cao đẳng thường xuyên tăng 25,12%. Các trường đại học, cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo hệ chính quy, còn mở các lớp đại học, cao đẳng tại chức; đồng thời lại tổ chức liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên của nhiều tỉnh, với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức để mở các lớp tại chức ngoài nhà trường. Do đó, dẫn đến tình trạng số giờ giảng dạy của một giảng viên đại học ở nước ta khá cao, có trường hợp lên tới 800-1.000 giờ/năm (ở nước ngoài khoảng 300-400 giờ/năm). Như vậy, nhiều giảng viên không còn thời gian tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. – Trường đại học có hai nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH). Tỷ lệ thời gian giữa hai nhiệm vụ này của giảng viên ở nhiều trường đại học nước ngoài thường là 50/50, trong khi ở nước ta, tại các trường đại học có truyền thống NCKH, tỷ lệ này ở một số giảng viên chủ chốt là 70/30 (giảng dạy là 70%, NCKH là 30%). Nhìn chung, công tác NCKH của đại đa số giảng viên ở đại học rất hạn chế. Đây là mặt yếu khá cơ bản, rất đáng quan tâm đối với đội ngũ giảng viên đại học cũng như các trường đại học nước ta. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao chất lượng giáo dục. – Về cơ bản, đại bộ phận nhà giáo nước ta có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Những thành tựu của giáo dục đạt được trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp Đổi mới đất nước, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. – Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo nước ta đã được tăng về số lượng thuộc một số chuyên ngành đã góp phần giảm bớt sự bất hợp lý về cơ cấu. Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện, thiết bị hiện đại đã được chú trọng đầu tư ở một số trường đại học trọng điểm. Đội ngũ nhà giáo đã vươn lên, tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, học thêm ngoại ngữ, đồng thời phấn đấu đạt trình độ chuẩn theo quy định. – Đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đạt trình độ chuẩn khá cao và, về cơ bản, đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, mặt yếu của đội ngũ này là rất hạn chế trong việc cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục nên không phát huy được tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh đến trường, nhất là ở tiểu học và THCS. – Đội ngũ giảng viên đại học vừa thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, trình độ, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đầu đàn đang bị hẫng hụt; nhiều giảng viên không triển khai được nhiệm vụ NCKH. – Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo nước ta ở các cấp học, do nhiều nguyên nhân, đều có hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giáo dục. Cách tổ chức quá trình học tập cho người học ở nhà trường vẫn còn tình trạng nhà giáo chưa hướng dẫn được cho học sinh biết tự học, biết cách chủ động, sáng tạo để tiếp nhận kiến thức một cách tự giác. Nhà trường chưa chăm lo được đến sự phát triển của từng học sinh. Sự quan tâm của nhà giáo đến việc chăm lo cho học sinh, sinh viên phát triển phẩm chất đạo đức, biết tôn trọng giá trị thẩm mỹ, có thái độ thân thiện trong quan hệ xã hội, xây dựng niềm tin, hoài bão, ý chí vươn lên, hướng dẫn kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm công dân trong những năm qua còn rất hạn chế. – Thu nhập của nhà giáo không đồng đều, có sự phân hoá, một số ít có thu nhập khá, một bộ phận còn khó khăn. ở đô thị, nhìn chung việc giải quyết nhà ở cho giáo viên còn hạn chế. Giáo viên ở miền xuôi lên miền núi dạy học, đời sống văn hoá nghèo nàn, nhất là ở vùng cao, nhiều nơi không có nhà ở nội trú. – Một bộ phận nhà giáo không vượt qua được những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, không đấu tranh với những gian dối trong giáo dục, thỏa hiệp, thậm chí còn bị lôi cuốn tham gia vào các tiêu cực trong thi cử, đánh giá luận văn, luận án tốt nghiệp, cá biệt có những nhà giáo coi giáo dục như là phương tiện để trục lợi, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo.

pdf137 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên hóa trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am quan. Thực hiện không tốt khâu tổng kết cũng như là nước chảy lá môn, không mấy lợi ích. – Học sinh cần làm tốt một số việc cơ bản sau đây:  Kiểm tra chỉnh lý tài liệu thu thập được (xử lý thông tin bằng cách phân tích số liệu, tổng hợp và khái quát hóa bằng các đồ thị hay bảng phân phối tần số và tần suất).  Viết thu hoạch (hay viết báo cáo) về một đề tài nhỏ trên nền nội dung tổng quát.  Làm bài tập (hay thí nghiệm nhỏ,…).  Đưa vào mô hình xây dựng bộ sưu tập. 3.3.6.2. Câu lạc bộ hóa học a) Khái niệm – Câu lạc bộ hóa học: kết hợp những HS yêu thích tìm hiểu, đào sâu chuyên ngành được nhóm họp theo lịch trình cụ thể để thảo luận về một chủ đề, chung sức làm tập san tri thức hóa học hay giao lưu với các câu lạc bộ trường bạn. – Tổ chức này mang tính mềm dẻo và có diện rộng hơn so với tổ ngoại khóa, cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức. – Câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như:  Nói chuyện có tính chất phổ biến khoa học, có thể mời chuyên gia.  Tham quan tìm hiểu rộng về sản xuất hóa học.  Chiếu phim về các đề tài hóa học. – Câu lạc bộ có thể huy động rộng rãi người tham gia và cũng có thể liên kết với các bộ môn khác: vật lí, sinh học, địa lí…). b) Các bước tổ chức Thành lập CLB  Chuẩn bị thành lập CLB  Khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS.  Bàn bạc để thống nhất loại hình CLB.  Thành lập Ban chủ nhiệm CLB.  Hoàn tất mọi thủ tục xin phép thành lập CLB (được Ban Giám hiệu cho phép bằng văn bản).  Tuyên truyền vận động HS tham gia CLB và lập danh sách thành viên CLB (phát tờ rơi quảng cáo, có thể đến từng lớp để giới thiệu CLB,…).  Chuẩn bị buổi ra mắt CLB:  Những điều kiện cần thiết (địa điểm, nội dung, phương tiện, kinh phí,…) để ra mắt CLB.  Chuẩn bị những văn bản và những nội dung cần thiết.  Thông báo thời gian và địa điểm ra mắt.  Mời đại biểu và những người tham dự. – Tổ chức buổi ra mắt CLB  Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.  Đọc quyết định thành lập CLB.  Đọc quyết định và ra mắt Ban Chủ nhiệm CLB.  Giới thiệu nội quy, quy chế của CLB.  Công bố nội dung, chương trình hoạt động của CLB trong thời gian tới.  Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho Ban Chủ nhiệm CLB.  Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng buổi ra mắt. – Ổn định tổ chức hoạt động của CLB  Ban Chủ nhiệm CLB phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thành lập các tiểu ban của CLB, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban.  Lập kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng quý của CLB.  Chỉ đạo các tiểu ban lập kế họach cụ thể cho tiểu ban.  Triển khai hoạt động và từng bước đưa hoạt động của CLB đi vào nề nếp. Tổ chức hoạt động của CLB Bước 1 : Lập kế hoạch – Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, có các nội dung rõ ràng, có tính khả thi. Trong bản kế hoạch cần xác định rõ: nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tiến hành, phân công người phụ trách, các lực lượng tham gia (nếu có thêm khách mời), các điều kiện phương tiện cần thiết, dự kiến kết quả đạt được. – Thông báo kế hoạch cho từng tiểu ban và mọi thành viên CLB để nắm rõ. Bước 2 : Tổ chức thực hiện kế hoạch Một số yêu cầu chung: – Các tiểu ban và thành viên thực hiện công việc theo sự phân công trong sự hợp tác với các thành viên khác. – Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của mọi thành viên trong quá trình hoạt động. – Ban chủ nhiệm CLB phải giám sát để điều chỉnh linh hoạt các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể (cần thay đổi nội dung, thay đổi báo cáo viên, giải quyết những yêu cầu phát sinh…). Tổ chức hoạt động theo chương trình đã xây dựng: – Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người dẫn chương trình. – Người điều khiển các nội dung hoạt động theo chương trình đã sắp xếp, xen kẽ các nội dung hài hòa sao cho buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, tránh nhàm chán nhưng đảm bảo thời gian quy định. 3.3.6.3. Đố vui hóa học a) Khái niệm Đây là một hình thức thư giãn để học tập, góp phần vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và rất hữu hiệu trong việc giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh. b) Mục đích – Thể hiện sự nhạy bén, óc sáng tạo, linh hoạt xử lý tình huống, bồi dưỡng tinh thần đồng đội (trong cơ cấu thi tập thể) và kích thích sự tìm tòi học hỏi của sinh viên về kiến thức hóa học “phổ thông”. – Đối tượng thi: tất cả học sinh biết và yêu hóa học. c) Nội dung thi Các tri thức hóa học rộng khắp (từ sách giáo khoa đến các tài liệu liên quan, cả tin tức thời sự về hóa mà chưa ra tài liệu). d) Thể lệ thi – Có thể có nhiều vòng (tùy theo lựa chọn của Ban giám khảo để có các vòng thi hợp lý). – Có thể lựa chọn các vòng thi sau:  Vòng 1 : Bấm chuông nhanh để trả lời câu trắc nghiệm Thể lệ  Ban Tổ chức đưa ra câu hỏi trắc nghiệm và khi nào người dẫn chương đọc “hết” thì đội nào bấm trước sẽ được ưu tiên trả lời. Nếu trả lời sai, đội khác có thể bổ sung.  Nếu phạm quy sẽ mất quyền ưu tiên. Ưu điểm  HS sẽ tập khả năng ứng phó, nhanh nhạy trong mọi tình huống.  Lượng câu hỏi trắc nghiệm sẽ được trả lời trong thời gian ngắn.  Cách tính điểm, cho điểm đơn giản dễ thực hiện Nhược điểm  Câu hỏi về kiến thức, không được quá khó, và có thể dễ dàng trả lời trong thời gian ngắn nên sẽ hạn chế loại câu hỏi, không có câu hỏi về rèn luyện kĩ năng giải bài tập…  Phải chuẩn bị chuông báo thật chu đáo và tốn nhiều chi phí.  Vòng 2: Giải ô chữ Thể lệ  Ban tổ chức đưa ra một bảng chữ. Mỗi hàng ngang có một câu hỏi, trả lời ta sẽ có được một từ ở ô hàng dọc đặc biệt, giải được ô hàng dọc đặc biệt ta sẽ có số điểm nhân 3. Hàng dọc đặc biệt cũng có sự gợi ý về chủ đề mà cuộc thi muốn hướng đến.  Đội thi tự do chọn lựa hàng ngang để trả lời, tuy nhiên đội nào nhanh sẽ có quyền ưu tiên trả lời. Ưu điểm  Hấp dẫn, gợi được sự tò mò về ý nghĩa của từ hàng dọc cho HS.  Kích thích sự tư duy để suy đoán từ hàng dọc.  Kiến thức được truyền tải nhiều và đa dạng thông qua câu hỏi của từng hàng ngang.  Không mất quá nhiều thời gian để giải ô chữ. Nhược điểm  Tạo ra bảng ô chữ rất khó và công phu; nếu quá dễ học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra từ hàng dọc; nếu quá khó không đội nào đoán được thì cuộc thi mất vui và ý nghĩa của từ hàng dọc sẽ giảm xuống.  Nếu không giữ được trật tự tốt thì từ hàng dọc có thể bị nhắc to từ phía khán giả, như vậy tính công bằng của cuộc thi không được đảm bảo.  Nếu từ hàng dọc được đoán nhanh chóng từ lúc đầu, thì những câu hỏi hàng ngang không được thực hiện, giảm đi một số câu hỏi bổ sung củng cố kiến thức cho các em.  Vòng 3 : Giải thích hiện tượng thí nghiệm Thể lệ  Ban tổ chức sẽ đưa ra một hình ảnh thí nghiệm, đội nào nhanh bấm chuông trước sẽ được ưu tiên giải thích kết quả của thí nghiệm.  Thí nghiệm có thể làm trực tiếp hay có thể biểu diễn thông qua máy chiếu hay video.  Đội nào trả lời sai sẽ bị trừ điểm và đội khác có quyền bổ sung.  Nếu trả lời gần đúng cũng sẽ được cho điểm nhưng số điểm không trọn vẹn. Sau đó Ban cố vấn sẽ hướng dẫn và giải đáp câu hỏi. Ưu điểm  Tập khả năng nhanh nhạy, ứng phó trước mọi tình huống.  Rèn luyện kĩ năng quan sát và giải thích thí nghiệm.  Chứng minh một số tính chất hóa học thông qua thí nghiệm.  Giúp các em củng cố và ôn tập những kiến thức đã học.  Kích thích sự tò mò và tạo hứng thú cho các em về thí nghiệm hóa học. Nhược điểm  Nếu làm thí nghiệm trực tiếp thì có nhiều rủi ro, thời gian làm thí nghiệm không đảm bảo; do đó nên chọn những thí nghiệm xảy ra nhanh chóng và thực hiện dễ dàng, không quá độc hại và nguy hiểm.  Nếu thí nghiệm thực hiện thông qua máy chiếu hay video thì cần trang bị máy móc thiết bị, gây tốn kém, và nhiều phiền hà khi lắp đặt.  Vòng 4 : Dự đoán hiện tượng thí nghiệm sẽ xảy ra Thể lệ : thí sinh sẽ quan sát công việc chuẩn bị thí nghiệm, và thực hiện thí nghiệm nhưng chưa biết kết quả, thí sinh cần dự đoán kết quả của thí ngiệm và giải thích. Ưu nhược điểm : tương tự phần giải thích hiện tượng thí nghiệm. 3.3.7. Trao đổi thảo luận về kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoá học có thể được đưa vào HĐNGLL rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Để hoạt động thành công thì rất cần chú trọng về chuyên môn và sự linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng nó. – Nội dung hóa học phải phù hợp và vừa sức với học sinh: kiến thức dễ hiểu, gần gũi, đã được học hoặc có điều kiện tìm hiểu. – Các thí nghiệm được lựa chọn thực hiện cần đạt được các yêu cầu:  Tính an toàn, khả năng thành công cao.  Hiện tượng rõ ràng, hấp dẫn, dễ tạo yếu tố bất ngờ.  Có đủ hóa chất và dụng cụ để thực hiện. – Có rất nhiều hình thức thể hiện nội dung hóa học, tùy theo hoạt động, sở thích và năng lực của học sinh mà các hình thức này có thể được lựa chọn, kết hợp đưa vào xây dựng hoạt động một cách phù hợp.  Biểu diễn thí nghiệm vui, ảo thuật hóa học.  Trò chơi hóa học: đố vui, giải ô chữ…  Biểu diễn thời trang với tinh thần bảo vệ môi trường.  Diễn tiểu phẩm có nội dung hóa học hướng tới một chủ đề nào đó.  Thuyết trình những vấn đề có liên quan tới hóa học theo chủ đề (khoa học, môi trường, đời sống, giao thông…).  Kể chuyện về hóa học: chuyện về các nguyên tố hóa học, tiểu sử và những tấm gương học tập, lao động của các nhà hóa học, những thành tựu và ứng dụng hóa học…  Nhảy múa cũng có thể có nội dung hóa học: Đội hình nhảy múa là nhóm các nguyên tố thể hiện công thức hóa học của một chất, nhóm chất, một chu kỳ… – Hướng dẫn và khuyến khích học sinh tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại, công nghệ thông tin làm phong phú, đa dạng và tăng tính mới mẻ, hấp dẫn, hiệu quả của hoạt động.  Sự tìm kiếm thông tin, tư liệu trên internet.  Sử dụng phần mềm Powerpoint và một số phần mềm khác trong thuyết trình, kể chuyện, xây dựng trò chơi ô chữ, đố vui… 3.4. Nội dung bồi dưỡng “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập” 3.4.1. Kiểm tra và đánh giá 3.4.1.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá 3.4.1.2. Chức năng của kiểm tra – đánh giá 3.4.1.3. Các yêu cầu cơ bản với việc kiểm tra – đánh giá 3.4.2. Phương pháp trắc nghiệm trong dạy học 3.4.2.1. Các loại câu trắc nghiệm khách quan thông dụng 3.4.2.2. Qui trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan 3.4.3. Ra đề và tổ chức thi, kiểm tra 3.4.3.1. Các yêu cầu của một đề kiểm tra 3.4.3.2. Các bước thực hiện khi ra đề và tổ chức thi, kiểm tra 3.4.3.3. Những lỗi hay mắc khi ra đề kiểm tra 3.4.3.4. Một số kinh nghiệm khi soạn thảo đề kiểm tra 3.4.4. Một số phần mềm thiết kế đề thi trắc nghiệm 3.5. Nội dung bồi dưỡng “Phương pháp dạy học tích cực” 3.5.1. Phát huy tính tích cực của người học 3.5.1.1. Khái niệm 3.5.1.2. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực 3.5.1.3. Những cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập 3.5.1.4. Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập và hứng thú nhận thức 3.5.1.5. Những biện pháp phát huy tính tích cực của người học 3.5.2. Một số phương pháp dạy học tích cực 3.5.2.1. Dạy học theo mục tiêu 3.5.2.2. Dạy học theo dự án 3.5.2.3. Dạy học tích hợp 3.5.2.4. Phương pháp seminar 3.5.2.5. Phương pháp dạy học theo chủ đề 3.5.2.6. Phương pháp thuyết trình theo chủ đề 3.5.2.7. Phương pháp nghiên cứu 3.5.2.8. Phương pháp đàm thoại 3.5.2.9. Phương pháp đóng vai 3.5.2.10. Phương pháp động não 3.5.2.11. Phương pháp họat động nhóm 3.5.2.12. Phương pháp bể cá 3.5.2.13. Phương pháp sử dụng tài liệu 3.5.2.14. Phương pháp kể chuyện tích cực 3.5.2.15. Phương pháp người học đặt câu hỏi 3.5.3. Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực 3.5.3.1. Tác dụng của câu hỏi 3.5.3.2. Phân loại câu hỏi trong dạy học 3.5.3.3. Bộ câu hỏi định hướng bài hoc của Intel 3.5.3.4. Các hình thức sử dụng câu hỏi 3.5.3.5. Những chú ý khi sử dụng câu hỏi 3.5.4. Một số bài dạy theo phương pháp tích cực ở trường THPT 3.6. Nội dung bồi dưỡng “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ” 3.6.1. Kiến thức thông tin 3.6.2. Kĩ năng thông tin 3.6.3. Khai thác thông tin 3.6.4. Sử dụng thông tin 3.6.5. Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá 3.6.5.1. Phần mềm Violet 3.6.5.2. Phần mềm Hot Potatoes 3.6.5.3. Phần mềm EMF 3.6.5.4. Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm MCMIX 1.2 3.6.5.5. Phần mềm Test Question system 3.6.5.6. Phần mềm Emptest ………………… ………….. 3.6.6. Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học 3.6.6.1. Phần mềm Chemoffice 3.6.6.2. Phần mềm Powerpoint 3.6.6.3. Phần mềm Violet 3.6.6.4. Phần mềm Photo story 3.6.6.5. Phần mềm Novosoft Sienceword 3.6.6.6. Phần mềm Page Player 3.7. Nội dung bồi dưỡng “Gây hứng thú trong dạy học hóa học ” 3.7.1. Khái niệm 3.7.2 . Đặc điểm của hứng thú 3.7.3. Tác dụng của hứng thú 3.7.4. Phân loại hứng thú 3.7.5. Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học 3.7.6. Một số ví dụ 3.7.7. Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học 3.8. Khảo sát ý kiến về nội dung bồi dưỡng đã xây dựng 3.8.1. Mục đích khảo sát – Thu thập các ý kiến phản hồi về nội dung bồi dưỡng đã xây dựng. – Từ đó chọn lựa nội dung phù hợp với thực tiễn để hoàn thành tài liệu bồi dưỡng. 3.8.2. Đối tượng khảo sát Chúng tôi đã khảo sát 52 giáo viên hiện đang là học viên cao học trường ĐHSP.TPHCM. 3.8.3. Tiến hành khảo sát Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với các nội dung sau: Chuyên đề 1 : “Thiết kế sử dụng bài tập” 1. Ý nghĩa tác dụng của bài tập 2. Phân loại bài tập 3. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học 4. Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm 5. Bản chất việc giải bài toán hóa học 6. Các chuyên đề bài tập hóa học Phản ứng oxi hóa khử Phản ứng các chất trong dung dịch Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố Sử dụng phương pháp tăng giảm Muối cacbonat Lập CTPT hợp chất vô cơ, hữu cơ Điện phân Biện luận 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 8. Nội dung khác: …. Chuyên đề 2: “Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học” 1. Khái niệm – 2.Mục tiêu và nhiệm vụ 3. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 4. Một số phương pháp tổ chức 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động 6. Hình thức tổ chức hoạt động 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm Chuyên đề 3 : “Kiểm tra - đánh giá” 1. Yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra – đánh giá 2. Các hình thức kiểm tra 3. Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá 4. Ra đề thi kiểm tra 5. Tổ chức thi kiểm tra 6. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm Chuyên đề 4 : “ Phương pháp – phương tiện dạy học” 1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 2. Phương pháp sắm vai 3. Phương pháp động não 4. Dạy học theo nhóm 5. Dạy học theo dự án 6. Dạy học theo mục tiêu 7. Thuyết trình theo chủ đề 8. Sử dụng phiếu học tập 9. Phương tiện dạy học Chuyên đề 5 : “Phương pháp dạy học tích cực” 1. Phát huy tính tích cực của người học 2. Một số phương pháp dạy học tích cực 3. Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực 4. Một số bài dạy theo phương pháp tích cực ở trường THPT Chuyên đề 6 : “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ” 1. Kiến thức thông tin 2. Kĩ năng thông tin 3. Khai thác thông tin 4. Sử dụng thông tin 5. Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá 6. Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học Chuyên đề 7 : “Gây hứng thú trong dạy học hóa học” 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của hứng thú 3. Tác dụng của hứng thú 4. Phân loại hứng thú 5. Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học 6. Một số ví dụ 7. Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học 3.8.4. Kết quả khảo sát Ý kiến của giáo viên THPT Phiếu điều tra gồm 5 bảng đánh giá của giáo viên về nội dung các chuyên đề đã được xây dựng. Tổng số phiếu điều tra : 52. Cách tính điểm trung bình ĐTB =  (số phiếu ở từng mức độ × điểm ứng với từng hệ số) / 52 Bảng 3.1: Ý kiến về chuyên đề : “Thiết kế sử dụng bài tập” Nội dung Mức độ cần thiết (số phiếu) ĐTB Số tiết đề nghị 1 2 3 4 5 1. Ý nghĩa tác dụng của bài tập 3 9 8 16 18 3,83 1 2. Phân loại bài tập 0 7 6 21 18 3,96 1→4 3. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học 0 1 3 12 36 4,60 1→3 4. Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm 0 0 3 16 33 4,58 1→5 5. Bản chất việc giải bài toán hóa học 0 2 10 19 21 4,13 1→5 6. Các chuyên đề bài tập hóa học 0 0 4 8 40 4,69 8→16 Phản ứng oxi hóa khử 0 1 7 12 32 4,44 Phản ứng các chất trong dung dịch 0 1 7 10 34 4,48 Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố 0 0 7 14 31 4,46 Sử dụng phương pháp tăng giảm 0 0 6 16 30 4,46 Muối cacbonat 0 0 7 26 19 4,23 Lập CTPT hợp chất vô cơ, hữu cơ 0 0 5 19 28 4,44 Điện phân 0 0 9 21 22 4,25 Biện luận 0 2 6 19 25 4,29 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 0 1 5 14 32 4,48 2→5 8. Nội dung khác: ….  Nhận xét – Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là :  Các chuyên đề bài tập hóa học : 4,69.  Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học : 4,6.  Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm : 4,58.  Thảo luận trao đổi kinh nghiệm : 4,48.  Phân loại bài tập : 3,96.  Ý nghĩa tác dụng của bài tập : 3,83. – Các chuyên đề bài tập hóa học theo thứ tự giảm dần :  Bài toán về dung dịch : 4,48.  Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố - phương pháp tăng giảm : 4,46.  Phản ứng oxi hóa khử - Lập CTPT hợp chất vô cơ, hữu cơ : 4,44.  Biện luận : 4,29.  Điện phân : 4,25.  Muối cacbonat : 4,23. Bảng 3.2 : Ý kiến về chuyên đề : “Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học” Nội dung Mức độ cần thiết (số phiếu) ĐTB Số tiết đề nghị 1 2 3 4 5 1. Khái niệm – 2.Mục tiêu và nhiệm vụ 4 5 18 20 5 3,33 1→2 3. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 0 0 14 18 20 4,11 2→5 4. Một số phương pháp tổ chức 0 2 7 15 28 4,33 1→10 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động 0 2 8 25 17 4,10 1→5 6. Hình thức tổ chức hoạt động 0 1 3 18 30 4,48 2→6 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 0 1 3 15 33 4,53 2→5  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Thảo luận trao đổi kinh nghiệm : 4,53. – Hình thức tổ chức hoạt động : 4,48. – Một số phương pháp tổ chức : 4,33. – Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trường THPT : 4,11. – Nguyên tắc tổ chức hoạt động : 4,1. – Khái niệm – Mục tiêu và nhiệm vụ : 3,33. Bảng 3.3 : Ý kiến về chuyên đề : “Kiểm tra - đánh giá” Nội dung Mức độ cần thiết ĐTB Số tiết 1 2 3 4 5 1. Yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra – đánh giá 1 2 14 16 19 3,96 1→2 2. Các hình thức kiểm tra 2 2 16 24 8 3,65 1→4 3. Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá 0 1 6 22 23 4,29 1→6 4. Ra đề thi kiểm tra 0 1 1 11 39 4,69 2→12 5. Tổ chức thi kiểm tra 0 1 12 22 17 4,06 1→4 6. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 0 0 2 13 37 4,67 3→6  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Ra đề thi kiểm tra : 4,69. – Thảo luận trao đổi kinh nghiệm : 4,67. – Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá : 4,29. – Tổ chức thi kiểm tra : 4,06. – Yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra – đánh giá : 3,96. – Các hình thức kiểm tra : 3,65. Bảng 3.4 : Ý kiến về chuyên đề : “ Phương pháp – phương tiện dạy học” Nội dung Mức độ cần thiết ĐTB Số tiết đề nghị 1 2 3 4 5 1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 0 4 11 20 17 3,96 1→3 2. Phương pháp sắm vai 0 3 12 25 12 3,88 1→3 3. Phương pháp động não 0 1 7 20 24 4,29 1→3 4. Dạy học theo nhóm 0 0 2 19 31 4,56 2→3 5. Dạy học theo dự án 1 0 6 24 21 4,23 1→3 6. Dạy học theo mục tiêu 0 0 8 26 18 4,19 1→3 7. Thuyết trình theo chủ đề 0 0 11 25 16 4,10 1→3 8. Sử dụng phiếu học tập 0 0 2 24 26 4,46 1→3 9. Phương tiện dạy học 0 1 5 21 25 4,35 2→5  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Dạy học theo nhóm : 4,56. – Sử dụng phiếu học tập : 4,46. – Phương tiện dạy học : 4,35. – Phương pháp động não : 4,29. – Dạy học theo dự án : 4,23. – Dạy học theo mục tiêu : 4,19. – Thuyết trình theo chủ đề : 4,1. – Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học : 3,96. – Phương pháp sắm vai : 3,88. Bảng 3.5 : Ý kiến về chuyên đề : “Phương pháp dạy học tích cực” Nội dung Mức độ cần thiết ĐTB Số tiết 1 2 3 4 5 1. Phát huy tính tích cực của người học 0 3 15 20 14 3.86 1→3 2. Một số phương pháp dạy học tích cực 1 3 12 13 23 4,04 1→5 3. Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực 0 1 6 22 23 4,29 1→3 4. Một số bài dạy theo phương pháp tích cực ở trường THPT 0 0 2 24 26 4,46 3→6  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Một số bài dạy theo phương pháp tích cực : 4,46. – Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực : 4,29. – Một số phương pháp dạy học tích cực : 4,04. – Phát huy tính tích cực của người học : 3,86. Bảng 3.6 : Ý kiến về chuyên đề : “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” Nội dung Mức độ cần thiết ĐTB Số tiết 1 2 3 4 5 1. Kiến thức thông tin 2 2 16 24 8 3,65 1→2 2. Kĩ năng thông tin 0 3 12 25 12 3,88 1→3 3. Khai thác thông tin 0 0 11 25 16 4,10 2→4 4. Sử dụng thông tin 0 2 17 18 15 3,88 1→3 5. Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá 0 1 7 20 24 4,29 1→3 6. Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học 0 1 5 21 25 4,35 2→5  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học : 4,35. – Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá : 4,29. – Khai thác thông tin : 4,10. – Kĩ năng thông tin - Sử dụng thông tin : 3,88. – Kiến thức thông tin : 3,65. Bảng 3.7 : Ý kiến về chuyên đề : “Gây hứng thú trong dạy học hóa học” Nội dung Mức độ cần thiết ĐTB Số tiết đề nghị 1 2 3 4 5 1. Khái niệm 4 4 20 19 5 3,33 1→2 2. Đặc điểm của hứng thú 3 9 8 17 17 3,80 1→3 3. Tác dụng của hứng thú 1 5 9 18 19 3,94 1→3 4. Phân loại hứng thú 0 7 6 21 18 3,96 1→3 5. Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học 0 1 9 20 22 4,21 1→4 6. Một số ví dụ 0 0 7 23 22 4,29 2→3 7. Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học 0 1 5 14 32 4,48 2→5  Nhận xét Các nội dung được giáo viên yêu cầu theo thứ tự giảm dần là : – Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học : 4,48. – Một số ví dụ : 4,29. – Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học : 4,21. – Phân loại hứng thú : 3,96. – Tác dụng của hứng thú : 3,94. – Đặc điểm của hứng thú : 3,80. – Khái niệm : 3,33. Bảng 3.8 : Ý kiến (số phiếu) về tính thiết thực của các chuyên đề Chuyên đề Mức độ thiết thực ĐTB 1 2 3 4 5 1. Thiết kế và sử dụng bài tập 0 1 1 14 36 4,63 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 0 0 7 30 15 4,15 3. Kiểm tra – đánh giá 0 0 1 13 38 4,71 4. Phương pháp – phương tiện dạy học 0 0 4 26 22 4,35 5. Phương pháp dạy học tích cực 0 0 5 27 20 4,29 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 0 0 5 19 28 4,44 7. Gây hứng thú trong dạy học hóa học 0 0 6 16 30 4,46  Nhận xét Tính thiết thực của các chuyên đề xếp theo thứ tự giảm dần : – Kiểm tra – đánh giá : 4,71. – Thiết kế và sử dụng bài tập : 4,63. – Gây hứng thú trong dạy học hóa học : 4,46. – Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học : 4,44. – Phương pháp – phương tiện dạy học : 4,35. – Phương pháp dạy học tích cực : 4,29. – Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học : 4,15. Bảng 3.9 : Ý kiến (số phiếu) về tính hợp lí của các chuyên đề Chuyên đề Mức độ hợp lí ĐTB 1 2 3 4 5 1. Thiết kế và sử dụng bài tập 0 1 0 13 38 4,69 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 0 1 5 32 14 4,13 có nội dung hóa học 3. Kiểm tra – đánh giá 0 0 0 21 31 4,60 4. Phương pháp – phương tiện dạy học 0 0 5 23 24 4,37 5. Phương pháp dạy học tích cực 0 1 3 15 33 4,54 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 0 1 8 18 25 4,29 7. Gây hứng thú trong dạy học hóa học 0 0 7 14 31 4,46  Nhận xét Tính hợp lí của các chuyên đề xếp theo thứ tự giảm dần: – Thiết kế và sử dụng bài tập : 4,69. – Kiểm tra – đánh giá : 4,60. – Phương pháp dạy học tích cực : 4,54. – Gây hứng thú trong dạy học hóa học : 4,46. – Phương pháp – phương tiện dạy học : 4,37. – Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học : 4,29. – Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học : 4,13. 3.8.5. Nhận xét tổng quát các ý kiến về nội dung bồi dưỡng – Các chuyên đề đã xây dựng đều nhận được đánh giá tốt của các giáo viên tham gia đợt điều tra ( điểm trung bình đạt được của các chuyên đề đều trên 4 theo thang điểm 1: ứng với mức độ thấp nhất – 5: ứng với mức độ cao nhất). – Trong số đó 2 chuyên đề được đánh giá cao nhất về tính thiết thực đối với hoạt động dạy học là :  Kiểm tra – đánh giá.  Thiết kế sử dụng bài tập. – Từ kết quả điều tra cho thấy yêu cầu học tập kinh nghiệm của giáo viên là rất lớn ( các nội dung thảo luận trao đổi kinh nghiệm đều đạt điểm trung bình cao xấp xỉ 4,5) và đây cũng là một yếu tố chưa được quan tâm nhiều trong các đợt bồi dưỡng giáo viên. – Giáo viên yêu cầu thời gian bồi dưỡng của từng chuyên đề đều nhiều hơn so với thời gian dự định khi xây dựng chuyên đề, điều này cho thấy giáo viên rất quan tâm đến việc được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng được sự đổi mới của việc dạy học trong thời đại mới. KẾT LUẬN 1. Kết luận Tuy gặp không ít khó khăn khi tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình nghiên cứu, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra đề tài cũng đã thực hiện được một số kết quả sau : – Nghiên cứu làm rõ một số nội dung về cơ sở lí luận của đề tài.  Từ nội dung các cuộc hội nghị của ngành Giáo dục, quy định về chuẩn giáo viên THCS, THPT được ban hành năm 2009, và nhất là kết quả điều tra thực tế đề tài đã xác định được vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng giáo viên THPT.  Tổng hợp, lựa chọn tin tức từ những phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, diễn đàn trên Internet… đề tài đã phân tích được thuận lợi và khó khăn về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hiện nay, đặc biệt là về vấn đề bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên hóa học nói riêng. – Điều tra thực tế về thực trạng của giáo viên trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ.  Chúng tôi đã tiến hành điều tra 253 giáo viên ở 34 trường THPT trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Trong đó số lượng giáo viên trẻ có thời gian công tác từ 1 đến 5 năm là 117 người (chiếm tỷ lệ 46,25%), số giáo viên có trình độ thạc sỹ là 10 người và có 70 người đang theo học cao học.  Kết quả điều tra cho thấy đợt bồi dưỡng định kỳ chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên (đạt mức trung bình khá). Bồi dưỡng thông qua tài liệu được giáo viên đánh giá là một trong những cách thức phù hợp và hiệu quả cao nhất (chiếm tỷ lệ 47,43%).  Phần lớn những kỹ năng của giáo viên trong việc đáp ứng nhu cầu dạy học đạt mức độ tốt chỉ ở những nội dung cơ bản và truyền thống sau :  Phương pháp dạy học : phương pháp thuyết trình và đàm thoại.  Phương tiện dạy học là : sử dụng bài tập và hệ thống câu hỏi.  Thực hiện hoạt động dạy học là : kiểm tra đầu giờ và củng cố kiến thức.  Thiết kế bài tập là bài tập tự luận. – Xây dựng nội dung bồi dưỡng của đề tài.  Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất được một số chuyên đề bồi dưỡng giáo viên hóa THPT như sau :  Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học.  Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học.  Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.  Phương pháp dạy học tích cực.  Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.  Gây hứng thú trong dạy học hóa học.  Trong mỗi chuyên đề, chúng tôi đều lựa chọn những nội dung phù yêu cầu của giáo viên và phù hợp với xu thế đổi mới của ngành giáo dục hiện nay.  Sau khi xây dựng dàn ý chi tiết của các chuyên đề, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nhận được những nhận xét tích cực và đánh giá cao từ phía giáo viên tham gia đợt điều tra. Điều này cho thấy những chuyên đề được xây dựng đều cần thiết và quan trọng đối với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên hóa THPT.  Trong các chuyên đề trên, chúng tôi nghiên cứu sâu vào 2 chuyên đề “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học” và “Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học”.  Chuyên đề “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học” gồm 4 chuyên đề về bài tập hóa học : + Phản ứng oxi hóa khử + Bài toán về dung dịch + Giải bài toán theo định luật bảo toàn nguyên tố + Sử dụng phương pháp tăng giảm  Chúng tôi lựa chọn chuyên đề : “ Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học” bởi vì hóa học là một môn học vừa có tính lý thuyết vừa có tính thực nghiệm, do đó bài tập là một phần tất yếu có ý nghĩa quan trong làm sáng tỏ các nội dung lý thuyết trừu tượng mà học sinh chưa hiểu rõ. Chuyên đề “Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học” lại mang ý nghĩa gắn môn học với thực tế đời sống giúp tăng hứng thú trong học tập làm học sinh yêu mến môn hóa, góp phần nâng cao khả năng tự học, tự tìm kiếm kiến thức ở học sinh. Do thời gian có hạn và vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ nên đề tài còn có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên việc xây dựng được một số nội dung bồi dưỡng cho giáo viên hóa THPT qua việc nghiên cứu điều tra thực tế là một thành công của đề tài. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều đóng góp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị và đề xuất 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐHSP TPHCM – Tất cả giáo viên tham gia phiếu điều tra đều cho rằng công tác bồi dưỡng giáo viên là hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên hiện nay việc bồi dưỡng giáo viên chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần sửa đổi một số vấn đề trong việc bồi dưỡng để phù hợp với yêu cầu của giáo viên. – Tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng cần cập nhật các nội dung mới về phương pháp dạy học hiện đại. – Cần thực hiện nhiều dạng tài liệu khác nhau như : sách bồi dưỡng, trang web, diễn đàn chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc của trường ĐHSP TPHCM có hẳn một chuyên mục về bồi dưỡng giáo viên. – Tổ chức các hội thảo khoa học theo định kỳ, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để tìm ra phương pháp bồi dưỡng đạt hiệu qua cao. 2.2. Đối với giáo viên – Chúng ta đều biết rằng, cuộc sống luôn vận động và biến đổi vì vậy yêu cầu của xã hội đối với công tác dạy và học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để phù hợp với những phát triển tất yếu đó thì người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, các kỹ năng dạy học trong thời đại mới. – Công tác bồi dưỡng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự quan tâm, hưởng ứng, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của giáo viên cho các nhà quản lý và các cấp lãnh đạo. 3. Hướng phát triển của đề tài Hiện nay công tác bồi dưỡng giáo viên THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học đang là vấn đề đang được quan tâm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó là các cuộc hội thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học Sư Phạm, và Sở Giáo dục các địa phương về vấn đề này. Từ đó cho thấy nghiên cứu về đề tài “ Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên Hóa THPT.” là một việc làm thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định, chỉ xây dựng được một số nội dung cơ bản và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được bổ sung để việc nghiên cứu về công tác bồi dưỡng ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn hóa học THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An, Nồng độ dung dịch và sự điện ly, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Ngô Ngọc An, Nguyễn Trọng Thọ (1998) Phản ứng oxi hóa khử và sự điện phân, NXBGD. 3. Ngô Ngọc An (1998), Hóa học nâng cao lớp 10, NXBGD. 4. Ngô Ngọc An (2000), Hóa học nâng cao lớp 11, NXB TP.HCM. 5. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, NXBGD. 6. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 7. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư shạm Tp. Hồ Chí Minh. 8. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 9. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 10. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn Hóa học , Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004- 2007) – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Quyển 1, NXBGD. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, NXBGD. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 - Sách giáo viên, NXBGD. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10 - Sách giáo viên, NXBGD. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11- Sách giáo viên, NXBGD. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 17. Trần Thị Tâm Đan (2006), Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. 18. Đặng Vũ Hoạt(1999), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở, NXBGD. 19. Nguyễn Sinh Huy chủ biên (1995), Giáo dục học đại cương, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 20. Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai ( 2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, lưu hành nội bộ. 21. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả,- NXBGD. 22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, NXBGD. 23. Quan Hán Thành (2003), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập tự luận và trắc nghiệm hóa học 11, NXB ĐHQG TP.HCM. 24. Lê Trọng Tín, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III 2004 – 2007, Trường ĐHSP TP.HCM. 25. Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng (1997) Các loại bài tập hóa học và phương pháp giải – Tập 1 NXB Khoa học và Kỹ thuật. 26. Nguyễn Xuân Trường (1995), Thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học, NXBGD. 27. Nguyễn Xuân Trường, Bài tập hóa học ở trường phổ thông,NXB ĐHQG Hà Nội 28. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở trường phổ thông , NXBGD 29. Trường Đại học Sư phạm TP. HCM (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cốt cán trường THPT môn hoạt động ngoài giờ. 30. Trường Đại học Sư phạm TP. HCM (2005) Kỷ yếu hội nghị “Sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Hóa 2005. 31. Trường Đại học Sư phạm TP. HCM (2007) Kỷ yếu hội nghị “Sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Hóa 2007 32. Thái Duy Tuyên (2000), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXBGD. 33. Bùi Sỹ Tụng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Phi Long, Trần Quốc Thành (2006) Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10– Sách giáo viên, NXBGD. 34. Từ Đức Văn (2005), Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III ( 2004-2007), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 35. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội. 36. Các nguồn thông tin trên Internet: - www.tuoitre.com - www.thanhnien.com.vn - www.giaovien.net PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1 Kính gửi quý thầy cô! Nhóm nghiên cứu trường ĐHSP TP.HCM đang thực hiện đề tài “ Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên hóa học THPT. ” Kính mong quý thầy cô cho ý kiến về các vấn đề dưới đây. Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của thầy cô. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN  Họ và tên : (có thể ghi hoặc không) ...........................................................  Tuổi :......... Số năm giảng dạy ở phổ thông :........  Trình độ đào tạo cao nhất: Cử nhân  Học viên cao học  Thạc sĩ  Tiến sĩ   Trường hiện đang công tác : (có thể ghi hoặc không)....................................... Địa điểm trường: Thành phố  Nông thôn  Vùng sâu  Loại hình trường: Công lập  Công lập tự chủ  Chuyên  Dân lập, tư thục   Thầy cô đã sử dụng Internet : Thường xuyên  Đôi khi  Chưa sử dụng   Thầy cô có trang bị máy tính cá nhân : Máy tính nối mạng  Máy tính không nối mạng  Không có máy tính  II. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC HIỆN NAY CỦA THẦY CÔ Khả năng đáp ứng Tốt Khá Tr.bình Yếu 5. Kiến thức cơ bản về môn học đang giảng dạy 6. Kiến thức về các phương pháp dạy học tích cực 7. Khả năng vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy 8. Khả năng biên soạn các bài giảng điện tử 5. Khả năng thực hiện các bài giảng điện tử 6. Khả năng làm cho tiết học hấp dẫn, sinh động 7. Khả năng cuốn hút học sinh vào bài giảng 8. Khả năng tìm kiếm, sáng tạo thí nghiệm mới 9. Khả năng tự bổ sung kiến thức, “làm mới” bản thân Nam  Nữ  10. Khả năng tin học 11. Khả năng ngoại ngữ  Khả năng sử dụng các phương pháp dạy học của thầy cô. Phương pháp dạy học Tốt Khá Tr.bình Yếu Chưa sử dụng 1. Phương pháp thuyết trình 2. Phương pháp đàm thoại 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phương pháp sắm vai 5. Phương pháp động não 6. Dạy học tương tác 7. Dạy học nêu vấn đề 8. Dạy học tình huống 9. Dạy học theo mục tiêu 10. Dạy học theo dự án 11. Dạy học theo nhóm 12. Thuyết trình theo chủ đề  Khả năng sử dụng các phương tiện dạy học của thầy cô. Phương tiện dạy học Tốt Khá Tr. bình Yếu Chưa sử dụng 9. Sử dụng các phần mềm dạy học 10. Sử dụng Internet để tìm thông tin 11. Sử dụng hệ thống câu hỏi 12. Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ 13. Sử dụng phiếu học tập 14. Sử dụng bài tập 15. Thí nghiệm biểu diễn trên lớp 16. Thí nghiệm ở phòng thực hành bộ môn  Khả năng thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp của thầy cô. Hoạt động dạy học Tốt Khá Tr.bình Yếu 8. Kiểm tra đầu giờ 9. Mở đầu bài giảng 10. Củng cố kiến thức 11. Phối hợp các phương pháp dạy học 12. Tạo không khí lớp học 13. Xử lí tình huống 14. Tổ chức hoạt động tập thể  Thầy cô cho biết mức độ thành thạo những phương pháp giải bài tập của bản thân Trong các bảng dưới đây : 1: ứng với mức độ thấp nhất – 5: ứng với mức độ cao nhất Phương pháp Mức độ thành thạo 1 2 3 4 5 11. Tính theo công thức và phương trình phản ứng 12. Bảo toàn khối lượng 13. Bảo toàn nguyên tố 14. Bảo toàn electron 15. Tăng giảm khối lượng 16. Dùng các giá trị trung bình 17. Ghép ẩn số 18. Tự chọn lượng chất 19. Biện luận 20. Giải nhanh một số bài tập  Thầy cô cho biết mức độ thành thạo khi thiết kế bài tập hóa học của bản thân. Kĩ năng thiết kế Mức độ thành thạo 1 2 3 4 5 6. Câu hỏi tự luận về hóa học 7. Câu hỏi trắc nghiệm về hóa học 8. Bài tập tự luận về hóa học 9. Bài tập trắc nghiệm về hóa học 10. Hệ thống bài tập cho một chương  Thầy cô cho biết mức độ thành thạo khi sử dụng bài tập hóa học của bản thân. Kĩ năng sử dụng bài tập Mức độ thành thạo 1 2 3 4 5 9. Để củng cố kiến thức 10. Để phát triển tư duy 11. Để rèn trí thông minh cho học sinh 12. Để gây hứng thú học tập 13. Hỗ trợ học sinh tự học 14. Phụ đạo học sinh trung bình, yếu 15. Bồi dưỡng học sinh giỏi 16. Thiết kế các đề kiểm tra, đề thi III. VIỆC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TẾ  Thầy cô hãy cho biết mức độ đáp ứng của đợt bồi dưởng giáo viên THPT vừa qua Nội dung Mức độ đáp ứng 1 2 3 4 5 5. Bổ sung kiến thức chuyên môn 6. Nâng cao năng lực sư phạm 7. Nội dung bồi dưỡng phù hợp yêu cầu thực tế 8. Tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế  Theo thầy cô việc bồi dưỡng giáo viên theo cách thức nào đem lại hiệu quả cao? a. Bồi dưỡng trực tiếp theo định kì. b. Bồi dưỡng qua mạng Internet. c. Bồi dưỡng thông qua các tài liệu. d. Các thức khác .................................  Thầy cô cho biết mức độ cần thiết của những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên hóa THPT sau : Chuyên đề Mức độ cần thiết 1 2 3 4 5 1. Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả ở trường PT 2. Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT 3. Sử dụng một số phần mềm trong dạy học hóa học ở THPT 4. Thí nghiệm vui và thí nghiệm gắn với đời sống 5. Phương tiện dạy học hóa học ở trường THPT 6. Tổ chức hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp 7. Bồi dưỡng học sinh yếu và học sinh trung bình môn hóa học 8. Gây hứng thú trong dạy học hóa học PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 Kính thưa quý thầy cô! Để chuẩn bị cho đợt bồi dưỡng giáo viên THPT sắp tới, chúng tôi muốn các thầy cô cho ý kiến về chương trình bồi dưỡng dự kiến. Xin cám ơn sư gúp đỡ của quý thầy cô. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN  Họ và tên : (có thể ghi hoặc không) ...........................................................  Tuổi :......... Số năm giảng dạy ở phổ thông :........  Trình độ đào tạo cao nhất: Cử nhân  Học viên cao học  Thạc sĩ  Tiến sĩ   Trường hiện đang công tác : (có thể ghi hoặc không)....................................... Địa điểm trường: Thành phố  Nông thôn  Vùng sâu  Loại hình trường: Công lập  Công lập tự chủ  Chuyên  Dân lập, tư thục  II. DÀN Ý NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Chuyên đề 1. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC 1.Ý nghĩa tác dụng của bài tập đối với việc dạy học hóa học (1t) 2. Phân loại bài tập (4t) 2.1. Cơ sở phân loại 2.2. Phân loại bài tập hóa học 2.3. Bài tập trắc nghiệm – tự luận 2.3.1 Khái niệm 2.3.2 Điểm khác biệt và tương đồng 2.3.3 Tình huống khi sử dụng bài tập trắc nghiệm và tự luận 3. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học (2t) 3.1. Điều khiển quá trình dạy học 3.2. Rèn tư duy và kĩ năng 3.3. Tăng cường tính suy luận 3.4. Khai thác định lượng các quá trình 4. Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm (3t) 4.1. Giai đoạn chuẩn bị 4.2. Giai đoạn thực hiện 4.3. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm Thảo luận : Kinh nghiệm biên soạn bài trắc nghiệm ( 2t) Nam  Nữ  5. Bản chất việc giải bài toán hóa học (5t) 5.1. Cấu trúc bài toán hóa 5.2. Các bước giải tổng quát 5.3. Các phương pháp giải Thảo luận : Dạy hs các phương pháp giải toán trong chương trình cơ bản ở THPT (3t) 6. Một số chuyên đề về bài tập hóa học (8t) 6.1. Phản ứng oxi hóa khử 6.2. Phản ứng các chất trong dung dịch 6.3. Định luật bảo toàn nguyên tố 6.4. Sử dụng phương pháp tăng giảm 6.5. Muối cacbonat 6.6. Lập CTPT hợp chất vô cơ, hữu cơ 6.7. Điện phân 6.8. Biện luận Chuyên đề 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC 1. Khái niệm 2. Mục tiêu và nhiệm vụ (phần 1 và 2: 2 tiết) 2.1.Mục tiêu 2.2.Nhiệm vụ 3. Phương hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐNGLL ở trường THPT ( 2t) 4. Một số phương pháp tổ chức (8t) 4.1. Phương pháp thảo luận 4.2. Phương pháp sắm vai, diễn kịch 4.3. Phương pháp giải quyết vấn đề 4.4. Phương pháp xử lý tình huống 4.5. Phương pháp giao nhiệm vụ 4.6. Phương pháp trò chơi 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động (2t) 6. Hình thức tổ chức hoạt động (4t) 6.1. Tham quan dã ngoại 6.2. Câu lạc bộ hóa học 6.3. Hoạt động trên lớp 6.4. Đố vui hóa học Thảo luận : Kinh ngiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (2t) Chuyên đề 3. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ 1. Yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra – đánh giá (2t) 2. Các hình thức kiểm tra (4t) 3. Một số hướng đổi mới kiểm tra – đánh giá (5t) 4. Ra đề kiểm tra (12t) 4.1. Yêu cầu của một đề kiểm tra (1t) 4.2. Lỗi cần tránh khi soạn đề (2t) 4.3. Kinh nghiệm khi soạn đề (2t) Thảo luận : Bổ sung kinh nghiệm thực tế của giáo viên trong quá trình ra đề (5t) 5. Tổ chức thi kiểm tra (2t) Chuyên đề 4. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học (2t) 2. Một số phương pháp phát huy tính tích cực của người học (10t) 2.1. Phương pháp sắm vai 2.2. Phương pháp động não 2.3. Dạy học theo nhóm 2.4. Dạy học theo dự án 2.5. Dạy học theo mục tiêu 2.6. Thuyết trình theo chủ đề 2.7. Sử dụng phiếu học tập 3. Phương tiện dạy học (3t) 3.1 Định nghĩa 3.2 Phương tiện dạy học ở trường pt -Thí nghiệm hóa học -Hình vẽ, sơ đồ -Máy chiếu đa năng -Mô hình, hình mẫu -Vật thực -Phim ảnh Chuyên đề 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Phát huy tính tích cực của người học (2t) 1.1. Khái niệm 1.2. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực 1.3. Những cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập 1.4. Mối quan hệ giữa tính tích cực học tập và hứng thú nhận thức 1.5. Những biện pháp phát huy tính tích cực của người học 2. Một số phương pháp dạy học tích cực(5t) 2.1. Dạy học theo mục tiêu 2.2. Dạy học theo dự án 2.3. Dạy học tích hợp 2.4. Phương pháp seminar 2.5. Phương pháp dạy học theo chủ đề 2.6. Phương pháp thuyết trình theo chủ đề 2.7. Phương pháp nghiên cứu 2.8. Phương pháp đàm thoại 2.9. Phương pháp đóng vai 2.10. Phương pháp động não 2.11. Phương pháp họat động nhóm 2.12. Phương pháp bể cá 2.13. Phương pháp sử dụng tài liệu 2.14. Phương pháp kể chuyện tích cực 2.15. Phương pháp người học đặt câu hỏi 3. Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực (3t) 3.1. Tác dụng của câu hỏi 3.2. Phân loại câu hỏi trong dạy học 3.3. Bộ câu hỏi định hướng bài hoc của Intel 3.4. Các hình thức sử dụng câu hỏi 3.5. Những chú ý khi sử dụng câu hỏi 4. Một số bài dạy theo phương pháp tích cực ở trường THPT (3t) Chuyên đề 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 1. Kiến thức thông tin (1t) 2. Kĩ năng thông tin (1t) 3. Khai thác thông tin (3t) 4. Sử dụng thông tin(3t) 5. Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá(5t) 5.1. Phần mềm Violet 5.2. Phần mềm Hot Potato 5.3. Phần mềm EMF 5.4. Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm MCMIX 1.2 5.5. Phần mềm Test Question system 5.6. Phần mềm Emptest 6. Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học (5t) 6.1. Phần mềm Chemoffice 6.2. Phần mềm Powerpoint 6.3. Phần mềm Violet 6.4. Phần mềm Photo story 6.5. Phần mềm Novosoft Sienceword 6.6. Phần mềm Page Player Chuyên đề 7. GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 1. Khái niệm (1t) 2 . Đặc điểm của hứng thú (1t) 3. Tác dụng của hứng thú (2t) 4. Phân loại hứng thú (2t) 5. Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học (3t) 6. Một số ví dụ (3t) 7. Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học(4t) III. NỘI DUNG GÓP Ý Trong các bảng dưới đây : 1: ứng với mức độ thấp nhất – 5: ứng với mức độ cao nhất A. Quý thầy cô cho ý kiến về mức độ cần thiết và thời gian dự kiến với từng nội dung, có thể bổ xung thêm các nội dung cần bồi dưỡng. Chuyên đề 1. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC Nội dung Mức độ cần thiết Số tiết 1 2 3 4 5 1. Ý nghĩa tác dụng của bài tập 2. Phân loại bài tập 3. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học 4. Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm 5. Bản chất việc giải bài toán hóa học 6. Các chuyên đề bài tập hóa học Phản ứng oxi hóa khử Phản ứng các chất trong dung dịch Sử dụng định luật bảo toàn nguyêntố Sử dụng phương pháp tăng giảm Muối cacbonat Lập CTPT hợp chất vô cơ, hữu cơ Điện phân Biện luận 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 8. Nd khác: …. 9. 10. Chuyên đề 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC Nội dung Mức độ cần thiết Số 1 2 3 4 5 tiết 1. Khái niệm – 2.Mục tiêu và nhiệm vụ 3. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 4. Một số phương pháp tổ chức 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động 6. Hình thức tổ chức hoạt động 7. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 8. 9. Chuyên đề 3. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Nội dung Mức độ cần thiết Số tiết 1 2 3 4 5 1. Yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra – đánh giá 2. Các hình thức kiểm tra 3. Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá 4. Ra đề thi kiểm tra 5. Tổ chức thi kiểm tra 6. Thảo luận trao đổi kinh nghiệm 7. 8. Chuyên đề 4. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Nội dung Mức độ cần thiết Số tiết 1 2 3 4 5 1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 2. Phương pháp sắm vai 3. Phương pháp động não 4. Dạy học theo nhóm 5. Dạy học theo dự án 6. Dạy học theo mục tiêu 7. Thuyết trình theo chủ đề 8. Sử dụng phiếu học tập 9. Phương tiện dạy học 10. 11. 12. Chuyên đề 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Nội dung Mức độ cần thiết Số tiết 1 2 3 4 5 1. Phát huy tính tích cực của người học 2. Một số phương pháp dạy học tích cực 3. Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực 4. Một số bài dạy theo phương pháp tích cực ở trường THPT Chuyên đề 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Nội dung Mức độ cần thiết Số tiết 1 2 3 4 5 1. Kiến thức thông tin 2. Kĩ năng thông tin 3. Khai thác thông tin 4. Sử dụng thông tin 5. Sử dụng một số phần mềm tin học trong kiểm tra đánh giá 6. Sử dụng một số phần mềm tin học trong dạy học hóa học Chuyên đề 7. GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Nội dung Mức độ cần thiết Số 1 2 3 4 5 tiết 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của hứng thú 3. Tác dụng của hứng thú 4. Phân loại hứng thú 5. Các biện pháp gây hứng thú trong dạy học 6. Một số ví dụ 7. Trao đổi thảo luận kinh nghiệm gây hứng thú trong dạy học hóa học B. Quý thầy cô cho ý kiến về tính thiết thực và tính hợp lí của từng chuyên đề Chuyên đề Mức độ thiết thực Mức độ hợp lí 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1. Thiết kế và sử dụng bài tập 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 3. Kiểm tra – đánh giá 4. Phương pháp – phương tiện dạy học 5. Phương pháp dạy học tích cực 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 7. Gây hứng thú trong dạy học hóa học C. Các ý kiến khác ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Xin cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH057.pdf
Tài liệu liên quan