PHẦN MỞ ĐẦU
a) Giới thiệu
Với sự chuyển dịch của nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự hiểu biết và nhận thức về việc quản lý đất đai, phát triển nhà và thị trường bất động sản ở Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Thị trường bất động sản đã đạt được những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển Kinh tế - xã hội của Việt Nam và các chính sách phát triển nhà, sử dụng đất đai của chính phủ. Theo số liệu của Cục Thống kê thì dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2007 là 6,6 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất và năng động nhất ở Việt Nam với GDP hàng năm chiếm 20% GDP quốc gia và tốc độ tăng trưởng GDP trên 12% mỗi năm. Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và người nhập cư trong những năm qua. Vì vậy, thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường sôi động vào bậc nhất ở Việt Nam. Thực tế, nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhưng thị trường bất động sản vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu với những rủi ro tiềm tàng, và bất ổn do sự không tương xứng giữa định hướng chiến lược sử dụng đất, quy hoạch tổng thể với khung pháp lý và các công cụ hỗ trợ cho thị trường. Về cơ bản, thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn còn tập trung chủ yếu vào kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài những nhu cầu thực sự về các bất động sản của cư dân và bất động sản để kinh doanh mua bán, thì có rất nhiều nhu cầu đầu tư vào đất đai của những người đầu cơ. Những người đầu tư vào đất thường nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở các vùng ngoại thành để kiếm phần chênh lệch khi đất tăng như những người đầu cơ.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 2000 đến cuối năm 2006, đã có 2.500 dự án đầu tư bất động sản với tổng diện tích đất sử dụng lên tới 13.500 hecta (tương đương với điện tích của 12 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, đa số các dự án này vẫn chưa được các nhà đầu tư thực hiện trọn vẹn. Nói cách khác, nghĩa là không có một sản phẩm bất động sản hoàn chỉnh nào như cơ sở hạ tầng, nhà ở và các bất động sản khác được tiến hành để tạo ra lợi nhuận trên thị trường sơ cấp. Chẳng qua thực tế trong thời gian qua, trên thị trường bất động sản, hoạt động chủ yếu là chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kinh doanh trên thị trường thứ cấp. Tình hình này làm nảy sinh rủi ro tiềm tàng và trầm trọng đối với thị trường còn non trẻ, bởi vì tình hình này có thể dẫn tới giá bất động động sản quá cao và không thực tế, vượt ngoài khả năng thanh toán của những người có nhu cầu nhà ở thực sự và của cả những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Sẽ càng rủi ro hơn nếu như nhiều nhà đầu tư pháp nhân và thể nhân cứ lao vào đầu tư bất động sản nhưng không có chiến lược kinh doanh phù hợp và thận trọng, trong khi nguồn đất đai thì có giới hạn. Hơn nữa, trong vài năm gần đây, mọi người có khuynh hướng thay đổi cách thức để dành tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm từ vàng hoặc tiền mặt sang đầu tư địa ốc với kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn là để tiết kiệm. Chính vì điều này đã làm cho thị trường “nóng” lên vào những năm 1995, 2000, 2002, 2007.
Từ năm 2004, chính phủ đã ban hành một số chính sách và quy định để giúp thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ và hạn chế những rủi ro co thể xảy ra. Từ khi có chỉ thị 08/2002/CT-UB ngày 22/04/2002 của Ủy Ban nhân dân thành phố và đặc biệt là Nghị Định 181/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/10/2004 với các quy định liên quan đến việc cấm phân lô bán nền, thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương khác có dấu hiệu chững lại, giá đất giảm, đặc biệt là giá đất nông nghiệp, trường hợp chuyển nhượng bất hợp pháp giảm hẳn. Số lượng hồ sơ mua bán chuyển nhượng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh giảm 28% năm 2005, giảm 68% vào năm 2006. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã thay đổi dần chiến lược kinh doanh để đầu tư vào thị trường sơ cấp với một mục đích dài hạn bởi vì nhà đầu tư tin rằng thị trường bất động sản tiếp tục sôi động và hứa hẹn triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới.
b) Đặt vấn đề
Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư bất động sản là nguồn vốn tài trợ. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực này thường cần có lượng vốn lớn và dài hạn. Tuy nhiên, thực lực các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản hiện nay đa số không đủ năng lực tài chính để tự mình thực hiện những dự án nhằm tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh cho thị trường sơ cấp. Phần lớn các chủ đầu tư chỉ thực hiện những dự án có quy mô nhỏ, nhưng cũng chỉ có khả năng thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hoặc đền bù đất nông nghiệp. Còn nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật xã hội, xây dựng nhà để bán phải dựa vào nguồn vốn ứng trước của người mua và nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại. Thông thường, đa số các dự án bất động sản được tài trợ từ (i) vốn của các nhà đầu tư – nhưng rất nhỏ, (ii) nguồn vốn ứng trước của người mua và (iii) nguồn tín dụng trung và ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các nguồn tài chính này luôn có giới hạn trong khi nhu cầu về vốn thì không ngừng tăng. Hơn nữa, thị trường vốn chưa giữ một vai trò trọng yếu trong việc phát triển thị trường bất động sản trong nhiều năm qua, là do thiếu các công cụ tài chính hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản. Chúng ta có thể nhận thấy rằng những nhà đầu tư chưa có đủ năng lực tài chính để hoàn thành các dự án bất động sản. Khi Chính phủ ban hành các chính sách và quy định đã nêu ở trên, thì các nhà đầu tư bất động sản có thể giải quyết được bài toán vốn nan giải để thực hiện dự án.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Tài nguyên - Môi trường và Đăng ký Nhà đất Thực tế là có rất nhiều nhà đầu tư pháp nhân và thể nhân mong muốn đầu tư vào thị trường bất động sản nhưng không đủ tài chính để mua trọn vẹn một sản phẩm đơn lẻ và mặt khác, nhà đầu tư cũng quan tâm đến tính thanh khoản trong kinh doanh bất động sản và nhu cầu đa dạng hóa đầu tư vào những tài sản khác. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, một trong những giải pháp tích cực giải quyết bài toán vốn trong thị trường bất động sản là phải tìm ra những cơ chế, công cụ huy động vốn hữu hiệu có thể kết nối thị trường bất động sản với các kênh dẫn vốn từ thị trường tài chính. Vì lý do đó, chúng tôi muốn đề cập đến việc xem xét mô hình REIT với chiến lược huy động vốn rộng rãi trong công chúng có nhu cầu đầu tư bất động sản nhưng có số vốn nhất định sẽ góp phần hạn chế những rủi ro liên quan đến việc đầu cơ nhà đất cũng như những rủi ro liên quan đến tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ đầu tư bất động sản. Chúng tôi mong muốn thông qua đề tài “Xây dựng Quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ gợi mở những nghiên cứu sâu hơn để tìm kiếm giải pháp mới huy động nguồn vốn tài trợ cho thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Mục đích nghiên cứu
Đề tài này sẽ tập trung trả lời 02 câu hỏi lớn sau:
i. Công cụ nào thích hợp để huy động vốn rộng rãi trong công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của thị trường bất động sản?
ii. Xác định điều kiện và nguyên tắc cơ bản để xây dựng một mô hình như vậy ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay?
d) Phạm vi nghiên cứu
Do loại hình Quỹ tín thác đầu tư bất động sản còn mới lạ với Việt Nam, nhưng thật ra đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore nên đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào :
Khu vực nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động kinh doanh bất động sản (bao gồm: thực trạng thị trường bất động sản, nhu cầu phát triển sản phẩm, các nguồn vốn tài trợ ) tại các mảng thị trường bất động sản sơ cấp chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này không bao gồm nghiên cứu thị trường bất động sản thứ cấp, các quy định pháp luật, các chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản. Các ngân hàng nhà nước và cổ phần, các quỹ đầu tư nước ngoài và nhà nước, các công ty bất động sản tư nhân và nước ngoài hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh Một số kiểu mẫu REIT tiêu biểu tại châu Á, châu Mỹ và châu Âu Góc độ của nhà đầu tư kinh doanh bất động sản và một số nguồn tài trợ sẵn có trong nước, nhưng không đi sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ chứng khoán hóa.
Đề tài này được nghiên cứu nhằm nhận biết mô hình đầu tư thích hợp để trả lời các vấn đề đặt ra. Các kiến nghị về giải pháp thành lập REIT ở nghiên cứu này là những ý tưởng mang tính chiến lược. Việc đề xuất nên hình thành REIT ở thành phố Hồ Chí Minh được xem như một trong những giải pháp huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm việc đưa ra các giải pháp về mô hình, nguyên tắc vận hành REIT ở thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp hỗ trợ. Các khuyến nghị này cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trên nhiều phương diện để áp dụng trong thực tiễn.
e) Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu định tính các lý thuyết đã có cơ sở vững chắc trước đó.
Các lý thuyết này được tìm kiếm và khai thác trên cơ sở các dữ liệu đã được tập hợp một cách có hệ thống. Dựa trên việc thiết lập các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích nhằm làm rõ nhu cầu về các sản phẩm bất động sản và xác định mô hình công cụ huy động vốn mới để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư bất động sản. Mặt khác, phân tích làm rõ lợi ích của kênh đầu tư mới để các nhà đầu tư có thể sử dụng khi muốn đầu tư kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh REIT tại các quốc gia trên thế giới để có thể rút ra những bài học thực tiễn khi áp dụng vào Việt Nam. Các phương pháp hỗ trợ khác như khảo sát kinh nghiệm, phỏng vấn chuyên sâu cũng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề về thực tiễn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phần lớn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp – tức là những dữ liệu đã có được trong quá khứ. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận văn này, bao gồm các tài liệu lý thuyết từ các tác giả nước ngoài và các dữ liệu trong nước từ các tư liệu chuyên môn, báo chí, website
f) Kết cấu luận văn
Luận văn này được kết cấu thành 03 chương (không kể phần mở đầu và phần kết luận) như sau:
Chương 1. “Tổng quan về Quỹ Tín thác đầu tư bất động sản (REITs)” sẽ phác họa được vị trí của REIT trong thị trường tài chính bất động sản; mang đến những hiểu biết cơ bản về REIT cho người đọc và đúc kết nguyên tắc hoạt động của REIT và lợi ích do REIT mang lại; Đồng thời cũng nêu ra những khác biệt của REIT với các Công ty đầu tư kinh doanh bất động sản thông thường.
Chương 2. “Hoạt động thị trường bất động sản và các nguồn tài trợ cho kinh doanh bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến thực trạng thị trường bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu phát triển thị trường trong tương lai. Đồng thời, sẽ phân tích các nguồn tài trợ chính cho thị trường bất động sản, những khó khăn trong nguồn tài trợ và những bất lợi do thiếu công cụ huy động vốn phù hợp. Từ đó, sẽ khảo sát nghiên cứu mô hình REIT và xác định sự cần thiết phải thí điểm lập REIT ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. “Giải pháp thành lập Quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh”. Qua kết quả phân tích ở chương 01 và 02, chúng tôi sẽ đưa ra mô hình đề nghị, cơ sở pháp lý vận hành và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để xây dựng REIT trong điều kiện hiện tại.
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động
sản vào cuối năm 2007 là 4,8%. Trước tình trạng trên, sau một thời gian
“mở cửa” cho vay bất động sản thì hiện nay, các ngân hàng đã trở nên thận
trọng hơn, từ chối nhiều dự án đầu tư kinh doanh bất động sản. Vì vậy, tỷ
trọng cho vay đầu tư bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn
của hệ thống ngân hàng đã giảm từ 40,3% năm 2005, xuống còn 35,6% năm
2006 và năm 2007 là 26,9%.
Vào giữa tháng 2 năm 2008, các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động
lên tới 12%/năm, có ngân hàng huy động tới 14%/năm nhằm thu hút lượng
tiền gởi tiết kiệm. Chính vì vậy, lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Đồng thời,
Ngân hàng nhà nước cũng yêu cầu các Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc
cho vay bất động sản. Điều đó sẽ dẫn tới việc làm hạn chế nguồn cung tiền
cho các nhà đầu tư bất động sản.
Ngoài ra, Luật Đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất
thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao
dịch bất động sản (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc
xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước
được giao đất trước đây nay chuyển sang thuê…đã khiến nhiều doanh
59
nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
2.2.3.2 Hoạt động mua bán tài sản nợ và chứng khoán hóa nợ vay trên thị
trường tài chính thứ cấp chưa phát triển mạnh
Các ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi mở rộng thời hạn vay trong
khi hầu hết các khoản tiền gửi đều là ngắn hạn. Trên thế giới, một số ngân
hàng có thể đưa ra những khoản vay có thời gian từ 20 tới 30 năm bởi vì
ngân hàng có thể bán những khoản nợ như thế cho một số tổ chức đặc biệt
như quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi … khi cần thu hồi vốn.
Một tổ chức thứ cấp như vậy hoạt động ở cấp độ quốc gia đã hình thành ở
Việt Nam, đó là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) thuộc Bộ
Tài Chính đã được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày
5/6/2003 của Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004. Công ty
này cũng đã thực hiện mua nợ tồn đọng của một số đơn vị như Ngân hàng
Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank, Ngân
hàng Việt Hoa…Thông qua hoạt động mua bán nợ, Công ty đã giúp các
ngân hàng này giải phóng được lượng vốn chết từ nhiều năm nay trở lại
thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính. DATC cũng được
phát hành trái phiếu mua nợ để mua các khoản nợ lớn có tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, chức năng mua bán nợ của công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ
mua bán các khoản nợ tồn đọng chứ chưa xem xét đến các khoản nợ vay dài
hạn đang còn hiệu lực như các khoản nợ vay có tài sản đảm bảo. Hiện nay,
ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã có một số tổ
chức trung gian (đa số là các Công ty khai thác tài sản thuộc các Ngân
hàng) thường mua lại hay đầu tư vào các khoản nợ vay dài hạn có đảm bảo
nhưng cũng chỉ có rất ít khoản vay được mua bán lại như vậy.
Trên thế giới, một công cụ trên thị trường tài chính thứ cấp thường được sử
dụng là chứng khoán hóa. Đây là một quá trình tập hợp và tái cấu trúc các
tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong
60
tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi thành chứng
khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Chứng khoán được đảm
bảo bằng chính tài sản đó hoặc khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm
tài sản đảm bảo, chứ không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát
hành. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của
chứng khoán phát hành, mà khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài
sản đảm bảo sẽ quyết định thu nhập và độ an toàn của chứng khoán phát
hành. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đã từng có Công ty cổ phần Đầu Tư hạ
tầng kỹ thuật (CII) được thành lập năm 2002 đã phát hành hành cổ phần
mua quyền khai thác thu phí 2 con đường Hùng Vương và Điện Biên Phủ
trong 10 năm. Đổi lại, CII phải hoàn trả vốn đầu tư cho Ngân sách thành
phố và vốn vay đầu tư trong vòng 18 tháng. Việc phát hành cổ phiếu được
bảo đảm bằng quyền khai thác 2 con đường như trên là một dạng nghiệp vụ
chứng khoán hóa. Sau này, CII còn đầu tư vào nhiều dự án khác nên mô
hình này không còn mang tính chất chứng khoán hóa như trước nữa.
Tuy nhiên, nếu xem xét về nghiệp vụ chứng khoán hóa nợ vay trên thị
trường tài chính thứ cấp trong lĩnh vực bất động sản, thì trái phiếu có thế
chấp CDO (Collateralized Debt Obligations) rất phổ biến ở các nước như
Mỹ, Tây Âu.. nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa phổ biến. Điều này sẽ là
ảnh hưởng đến tính linh hoạt cho quá trình “thoát vốn” của bên cho vay,
làm hạn chế nguồn cho vay cũng như làm cản trở kênh dẫn vốn mới vào thị
trường bất động sản.
2.2.3.3 Thiếu chính sách hợp lý và các kênh huy động vốn từ các khoản tiết
kiệm cá nhân cho thị trường bất động sản
Tài khoản tiết kiệm cá nhân là nguồn tài trợ rất quan trọng có xu hướng
ngày càng lớn hơn và bền vững hơn so với các nguồn tài trợ nuớc ngoài.
Lượng tiền nhà rỗi trong dân cư rất lớn nhưng việc thu hút đầu tư vào thị
trường bất động sản vẫn còn hạn chế. Lý do là bởi sản phẩm bất động sản
61
có giá trị lớn, trong khi vốn nhàn rỗi của người dân thường lại nhỏ lẻ nên
khó có thể tham gia vào được.
Việc quản lý đối với các tài khoản tiết kiệm thay đổi dần dần theo điều kiện
kinh tế cũng như chính sách cải cách kinh tế của chính phủ. Những thay
đổi này có xu hướng linh hoạt hơn và hiệu quả hơn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Thay vì giữ một khoản lớn tiền mặt, vàng và các ngoại tệ ở
nhà như nhiều năm trước đây thì bây giờ các cá nhân đã đầu tư nhiều hơn
vào các kênh đầu tư để sinh lợi nhiều hơn như gởi ngân hàng, đất đai và nhà
cửa. Theo Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, kể từ năm 2003, cấu trúc
tiết kiệm cá nhân như sau: dự trữ tiền mặt giảm từ 50% xuống 40%, tiết
kiệm vàng và nữ trang giảm từ 35% xuống 13%, gởi ngân hàng tăng từ 3%
đến 10% , đặc biệt trong đầu tư nhà đất, hầu hết là đầu cơ nhưng không
chuyên nghiệp- tăng tới 32% tổng số tiết kiệm. Tháng 2/2008, theo khảo sát
của Công ty VietRees, thì có tới 61,81% cho rằng sẽ tiếp tục đầu tư vào bất
động sản (tỷ lệ này đối với chứng khoán là 18,08%; gởi tiết kiệm là 5,2%)
Gần đây, vì sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, càng ngày có nhiều tiết
kiệm đổ vào mua bán cổ phiếu đã tạo nên lợi nhuận có tính thanh khoản
nhiều hơn. Tuy nhiên, kênh đầu tư này dường như có nhiều rủi ro vì cơn
bùng sốt cổ phiếu chỉ trong thời gian ngắn
Tình trạng đề cập ở trên đã thể hiện là các nguồn tài trợ cá nhân trong
những năm tới là to lớn và sẵn sàng cho các dự án bất động sản dài hạn nếu
như bất kỳ các kênh đầu tư hay hình thức đầu tư nào có thể kết hợp lại để
đầu tư quản lý một cách chuyên nghiệp trên thị trường bất động sản.
2.2.4 Những bất lợi trong kinh doanh bất động sản do thiếu nguồn tài trợ
thích hợp
2.2.4.1 Khó hoàn tất các dự án bất động sản dài hạn
Trước năm 2004, vì thiếu tài trợ nên có nhiều dự án bất động sản bị đình trệ
trong một thời gian dài, gây nên nhiều hệ quả tiêu cực trong phát triển kinh
62
tế - xã hội thành phố.
Sau năm 2004, do những quy định và chính sách mới về kinh doanh bất
động sản nên các chủ đầu tư đã dùng một lượng vốn lớn để hoàn tất việc
đầu tư trước khi kiếm được lợi nhuận. Tại thời điểm đó, những nguồn vốn
đầu tư ban đầu thường rất lớn, đến nỗi các chủ đầu tư hoặc các ngân hàng
không thể tiến hành một mình. Thực tế, một số dự án đã được chia thành
nhiều dự án nhỏ được đầu tư riêng lẽ bởi các chủ đầu tư khác nhau. Kết quả
là, nhiều dự án ban đầu có quy mô lớn đã bị thất bại về mặt tổng thể.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15-
10-2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động
sản. Trong đó, theo điều 5 Nghị định quy định về điều kiện năng lực tài
chính: “Đối với dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp, chủ đầu tư dự án phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu 3 không thấp hơn
20% tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt. Đối với dự án khu nhà
ở thì không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng
đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô
sử dụng đất từ 20 ha trở lên đã được phê duyệt”. Rõ ràng những doanh
nghiệp có đủ năng lực để triển khai cùng lúc nhiều dự án là rất ít, nhất là
những dự án lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau.
2.2.4.2 Khó thâm nhập vào phân khúc thị trường của các hàng hóa cao cấp và
sang trọng như cao ốc, văn phòng, khu mua sắm giải trí
Gần đây có một số công ty trong nước tham gia vào thị trường này. Tuy
nhiên, vì công ty này không thật sự chuyên nghiệp và không có đủ vốn, thị
trường đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài vốn có thể huy động các
3 Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư là vốn thực có tính đến năm trước liền kề của năm thực hiện dự án,
được thể hiện trong báo cáo tài chính và có cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận.
63
quỹ từ bên ngoài và rất chuyên nghiệp trong quản lý tài sản.
Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15-10-2007 quy định chỉ cho phép
doanh nghiệp huy động vốn khi bắt đầu triển khai hạ tầng, nên sẽ có nhiều
doanh nghiệp ít vốn lâm vào tình trạng khó khăn. Bởi trong thực tế, khi đền
bù giải tỏa xong và đóng tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp đã bỏ vào dự án
ít nhất 50 - 60% vốn trên tổng vốn đầu tư. Số vốn này trước đây doanh
nghiệp thường huy động từ khách hàng. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư kinh
doanh bất động sản phải có thực lực, bỏ vốn ra ít nhất là 70% trên tổng giá
trị dự án thì mới làm được. Nếu không chủ động về nguồn tài chính, các
doanh nghiệp trong nước sẽ không thể tham gia vào những dự án lớn và
thâm nhập thị trường bất động sản cao cấp được.
2.2.4.3 Khó phát triển các dự án nhà cho thuê hay thế chấp
Những dự án này là một thị trường tốt trong dài hạn và cũng đáp ứng nhu
cầu nhà cửa của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Tuy nhiên,
toàn thành phố hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản, nhưng hầu hết doanh nghiệp đều nhắm đến thị phần nhà ở cao cấp. Do
đó, nhà ở cho người thu nhập thấp cũng cần có sự hỗ trợ từ chính quyền
như giảm thuế, hỗ trợ đền bù và giải tỏa …Tuy nhiên, theo ước tính, những
dự án trên cần đến 20-30 năm để thu hồi chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp
vừa phải đảm bảo giá nhà bán hoặc nhà cho thuê thấp, trong khi các doanh
nghiệp còn phải đối mặt với một khoản nợ vay lớn từ ngân hàng phải trả và
vốn huy động.
Đầu tư nhà cho thuê và thế chấp đang rất phổ biến trên thế giới nhưng ở
Việt Nam thì lĩnh vực này chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư. Hiện tại, có
một vài ngân hàng Việt Nam đề nghị cho vay thế chấp với thời hạn tối đa là
20 năm nhưng còn bị hạn chế vì vẫn chưa có một định chế tài chính chuyên
biệt như REITs...có thể mua lại hay bảo đảm cho những khoản vay này.
64
2.3 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH REIT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY
DỰNG REIT Ở THÀNH HỒ CHÍ MINH
2.3.1 Sự tồn tại của mô hình hoạt động của REIT ở Việt Nam
2.3.1.1. REIT với cấu trúc như một Công ty
Cho dù đến nay Việt Nam vẫn chưa có một quy định pháp lý chính thức nào,
nhưng một hình thức của REIT với mô hình cấu trúc như là một công ty đã
tồn tại ở Việt Nam. Đó là Công ty CII (Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh) – là một Công ty cổ phần, được hình thành
theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
Với cơ chế huy động vốn rộng rãi trong công chúng qua hình thức bán cổ
phần, đã hình thành một công ty đại chúng có hơn 900 cổ đông, thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng và các thành phần kinh tế khác.
Vốn huy động từ việc bán cổ phần được dùng để mua quyền thu phí 2 con
đường Hùng Vương và Điện Biên Phủ trong 13 năm theo một hợp đồng
chuyển nhượng giữa CII và Ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh. Bằng sự
nhượng quyền này, chính quyền Tp.Hồ Chí Minh đã thu hồi nhanh chóng tất
cả khoản vốn đầu tư 2 con đường này và dùng khoản tiền thu hồi này được
để đầu tư vào các công trình khác. Trong khi đó, cổ đông CII có thể thu được
lợi nhuận từ việc thu phí 2 con đường nói trên.
Thông qua việc bán cổ phần của công ty ra công chúng, sẽ tạo điều kiện để
người dân được đóng góp và hưởng lợi ích từ hoạt động đầu tư khai thác cơ
sở hạ tầng của công ty.
CII cũng đã được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ
Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh - HOSE) từ
năm 2006. Do đó, cổ phiếu CII có thể được mua bán dễ dàng trên thị trường
chứng khoán và các cổ đông có thể hưởng lợi từ việc tăng giá của chứng
65
khoán CII (đầu tháng 2/2008, giá cổ phiếu CII gấp 5,6 lần mệnh giá).
Như đã đề cập ở trên, việc điều hành ở công ty này tương tự như một REIT
(Loại hình cấu trúc như một Công ty).
Thực ra, cho dù vẫn chưa có một quy định pháp lý phù hợp nhưng với sự hỗ
trợ từ chính quyền Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua, CII đã thành
công trong việc điều hành như một REIT.
2.3.1.2. REIT với mô hình như một Quỹ Đầu tư
Loại REIT với những mô hình UPREIT và DOWNREIT cho đến nay vẫn
chưa xuất hiện ở Việt Nam
2.3.1.3. REIT nước ngoài tại Việt Nam
Gần đây, có nhiều REIT do nước ngoài thành lập (như VINA Land,
Indochina) đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn lên tới 300 triệu. Các
REIT này đầu tư vào một số dự án lớn tại Việt Nam như các cao ốc phức
hợp, các resort sang trọng.
2.3.2 Sự khác nhau giữa REIT và các Quỹ đầu tƣ khác ở Việt Nam
Ở Việt nam, có một vài Quỹ đầu tư nhà nước liên quan tới thị trường bất
động sản nhưng thực tế thì phần lớn những quỹ này được cấp vốn có phần rất
hạn chế từ ngân sách nhà nước, mà không phải từ những nhà đầu tư khác.
Hoạt động đầu tư của các quỹ này được tiến hành thông qua một số chương
trình phát triển đặc biệt của chính phủ. Chính những đặc điểm này làm cho
Quỹ đầu tư khác với REIT.
Từ năm 2002, theo Luật Chứng khoán Việt nam, ngoài những quỹ đó, các
quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ thành lập ngày càng
nhiều, ví dụ như VF1, VF2, VOF, và PBF1, đã đưa chứng chỉ quỹ ra công
chúng. Tuy nhiên, theo quy định của luật hiện hành thì các quỹ này không
được đầu tư quá 10 % tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản và
66
đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản. Hiện nay, tất cả các quỹ đã đa dạng
hóa danh mục vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và không niêm yết và chỉ tập
trung vào việc kinh doanh cổ phiếu. Trong khi đó, các REIT yêu cầu đầu tư
phần lớn vốn vào những dự án bất động sản có thể sinh lời từ tiền thuê hay
khai thác tài sản trong thời gian dài. Vì vậy, trên thực tế, mô hình quỹ đầu tư
theo Luật Chứng khoán Việt nam không thể hoàn toàn đáp ứng để phát triển
REIT ở Việt nam.
Những quỹ này ít năng động hơn REIT về mặt tham gia vào việc quản lý
kinh doanh của những công ty đã đầu tư vào. Ngược lại, REIT có thể tham
gia xây dựng hay mua lại hoặc cho thuê toàn bộ tài sản và quản lý tài sản này
để kiếm lợi nhuận.
Về vấn đề thuế, các quỹ chứng khoán như vậy không phải nộp thuế trên phần
thu nhập. Thuế thu nhập được chuyển sang những nhà đầu tư của họ. Hiện
nay, những cá nhân không phải trả thuế thu nhập trên lãi cổ tức và khoản thu
từ vốn (capital gain) nhưng tổ chức thì bị đánh thuế.
2.3.3 Sự cần thiết phải thí điểm xây dựng REIT tại thành phố Hồ Chí Minh
Ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang có những điều kiện và các nhân tố
thuận lợi để áp dụng thí điểm một mô hình REIT. Đó là:
Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, công ty quản lý tài sản,
và các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp hơn so với các tỉnh, thành phố
khác trong cả nước.
Thị trường bất động sản ớ thành phố Hồ Chí Minh đang nổi lên với
những triển vọng đầy hứa hẹn trong tương lai
Thị trường chứng khoán đang phát triển với chiều hướng tăng trưởng tốt
hơn các địa phương khác. Có thể nói, sàn giao dịch chứng khoán chính là
67
ở thành phố Hồ Chí Minh
Có rất nhiều tổ chức tài chính trung gian tầm cỡ có thể cung cấp vốn và
hạn mức tín dụng lớn trong ngắn và trung hạn để khởi động bất kỳ một
dự án bất động sản nào
Người dân thành phố Hồ Chí Minh dường như rất quen thuộc với việc
kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường
Chính phủ cho phép thành phố Hồ Chí Minh phát triển một số cơ chế
mới ở mức độ thí điểm.
Kết luậnChương 2:
Tiềm lực tài chính của hầu hết doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn
còn hạn chế nên chưa thể tự tạo được những sản phẩm hoàn chỉnh, dồi dào
để cung cấp cho thị trường bất động sản. Mặt khác, Việt Nam chưa có cơ
chế tài chính phù hợp để thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát
triển. Thị trường bất động sản cần phải liên thông với thị trường vốn, trong
khi đó hệ thống ngân hàng chưa sẵn sàng cho vay dài hạn, lãi suất cho vay
trung hạn vẫn còn rất cao. Vì vậy, cần có công cụ huy động vốn dựa vào
nguồn lực dồi dào từ phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Qua đó, có thể mở ra cơ
hội đầu tư cho những ai mong muốn tham gia thị trường bất động sản để
thu lợi nhuận có tính thanh khoản. Một trong những giải pháp đó là xây
dựng REIT càng sớm càng tốt.
68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÀNH LẬP QUỸ TÍN THÁC
ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH REIT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.1 Các loại REIT nên thiết lập
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư bất động sản
thông qua REIT bởi 05 yếu tố:
Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
Được quản lý chuyên nghiệp
Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền hoặc các đơn vị chuyên
nghiệp
Tính năng động, đa dạng của quỹ đầu tư
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh
mục đầu tư của REIT. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu
chứng khoán do REIT phát hành. Các thành viên tham gia vừa có thể là thể
nhân, vừa có thể là cá nhân có những mức độ đóng góp vào REIT cũng khác
nhau về nguồn tài chính, kinh nghiệm quản lý…
Vì vậy, chúng tôi đề nghị xây dựng 2 loại REIT (chia theo tính chất nguồn
vốn huy động) dựa trên những đặc tính riêng có của mỗi loại để có thể phân
khúc thị trường một cách tương đối như sau:
3.1.1.1. REIT đại chúng (Public REIT)
REIT đại chúng có những đặc điểm như sau:
Huy động vốn đại chúng từ những nhà đầu tư nhỏ và trung bình (gồm
các cá nhân và các công ty)
Tiền huy động thu được từ việc phát hành cổ phần được sử dụng để mua
69
tài sản và sau đó đem cho thuê tài sản đó
Thu nhập chủ yếu của loại REIT này hình thành từ tiền cho thuê tài sản
đã đầu tư. Cổ tức sẽ được chi trả bằng tối thiểu là 90% tổng thu nhập từ
việc cho thuê tài sản.
Thiết lập quy định chặt chẽ bao gồm các quy tắc chung đối với hoạt
động của REIT (đã đề cập tại mục 1.1.3 chương 1)
REIT có thể thuê các công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp để quản lý
hoạt động cho thuê bất động sản
Niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) càng sớm càng tốt
3.1.1.2. REIT thành viên (Private REIT)
REIT thành viên có những đặc điểm như sau:
Huy động vốn riêng lẻ từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chiến lược, đặc
biệt là từ các định chế tài chánh (như các ngân hàng, các công ty bảo
hiểm…)
Phần lớn tiền từ phát hành cổ phần được dùng để đầu tư xây dựng các tài
sản để bán sau khi công trình hoàn thành; hoặc cũng có thể cho thuê
Thiết lập các quy tắc chung đối với hoạt động của REIT (đã đề cập tại
mục 1.1.3 chương 1)
REIT có thể thuê công ty quản lý chuyên nghiệp để quản lý các hoạt
động xây dựng và tiếp thị.
Không cần niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh
3.1.1.3. Mối quan hệ giữa REIT đại chúng và REIT thành viên
Về cơ bản, so với REIT đại chúng thì REIT thành viên có được nhiều thuận
70
lợi hơn khi tham gia vào các dự án bất động sản trong thị trường sơ cấp. Các
REIT thành viên sẽ đầu tư vốn vào bất động sản mà sau đó, REIT đại chúng
có thể mua lại hoặc thuê dài hạn sau khi bất động sản được xây dựng hoàn
tất. Một điều quan trong nữa là REIT thành viên có thể chuyển thành REIT
đại chúng sau khi IPO (phát hành lần đầu ra công chúng)
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Về mặt pháp lý, dựa trên các điều kiện và môi trường kinh tế hiện tại thì
REIT thí điểm nên được thiết lập theo mô hình tổ chức kiểu Công ty. Đây sẽ
là cơ sở để xây dựng REIT trong tương lai theo mô hình Quỹ với đầy đủ quy
tắc hoạt động của REIT.
Hình 6: Mô hình Công ty REIT
Coå ñoâng cuûa REIT
REIT Coâng ty Quaûn lyù taøi saûn
Baát ñoäng saûn
Beân thueâ
hoaëc söû duïng
taøi saûn
Ñaàu töLôïi nhuaän
Xaây döïng, mua, sôû höõu,
nhaän quyeàn khai thaùc
Thu nhaäp cho thueâ,
söû duïng
Hôïp ñoàng quaûn lyù
taøi saûn
Quaûn lyù, khai thaùc
Hôïp ñoàng
thueâ
Tieàn thueâ
hoaëc söû duïng (phí)
REIT theo mô hình là Công ty (Công ty REIT) sẽ vừa là người tài trợ, vừa là
người quản lý quỹ. Công ty REIT sẽ phát hành cổ phần để huy động động
vốn. Mỗi công ty REIT sẽ huy động vốn và tự quản lý một quỹ duy nhất
trong cùng một thời điểm.
71
Về tương lai, cần có quy định pháp lý riêng dành cho REIT, khi đó REIT nên
được tổ chức như một quỹ chuyên đầu tư bất động sản theo mô hình như sau:
Hình 7: Mô hình Quỹ REIT ở Việt Nam
Cô quan
Nhaø nöôùc coù
thaåm quyeàn
Nhaø taøi trôï
Coâng ty
Quaûn lyù Quyõ
Ngaân haøng
giaùm saùt
REIT
Ñònh giaù
Taøi saûn
Kieåm toaùn
Tö vaán
Baát ñoäng saûn
Coâng ty
Quaûn lyù taøi saûn
Nhaø ñaàu tö
Mô hình này có sự tham gia của các chủ thể sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: là cơ quan cho phép thành lập và có
trách nhiệm quản lý chuyên môn đối với Công ty Quản lý Quỹ, Quỹ tín
thác đầu tư bất động sản. Cơ quan này có thể là Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (bổ sung thêm chức năng) hoặc cơ quan nhà nước chuyên trách
về chứng khoán hóa
Công ty Quản lý quỹ: phải được cấp phép hoạt động theo quy định và độc
lập với Ngân hàng giám sát. Toàn bộ các giao dịch kinh doanh của REIT
được công ty quản lý quỹ thay mặt cho REIT tiến hành theo thẩm quyền
72
được cho phép theo Điều lệ của Quỹ.
Ngân hàng giám sát: được Công ty Quản lý Quỹ lựa chọn và được Đại
hội Nhà đầu tư thông qua. Ngân hàng giám sát phải có giấy phép lưu ký
chứng khoán do Ủy ban chứng khoán cấp, không sở hữu bất kỳ tài sản
nào của Quỹ và không có liên quan đến Công ty Quản lý Quỹ
Tổ chức định giá tài sản, kiểm toán, tư vấn: việc lựa chọn được Công ty
Quản lý Quỹ đề xuất và được Đại hội Nhà đầu tư thông qua. Các tổ chức
này hoàn toàn độc lập, không có liên quan đến Công ty Quản lý Quỹ và
phải được cấp phép hoạt động theo quy định
Nhà tài trợ: các công ty quản lý cũng đồng thời là các nhà tài trợ hoặc hỗ
trợ thành lập các REIT
Nhà đầu tư: là các thể nhân hoặc pháp nhân đầu tư vốn vào REIT
Công ty Quản lý tài sản: việc lựa chọn được Công ty Quản lý Quỹ đề
xuất và được Đại hội Nhà đầu tư thông qua. Công ty Quản lý tài sản sẽ
trực tiếp quản lý, duy trì, cho thuê các tài sản. Các tổ chức này hoàn toàn
độc lập, không có liên quan đến Công ty Quản lý Quỹ và phải được cấp
phép hoạt động theo quy định
3.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH
Với tình hình thị trường bất động sản hiện nay thì việc hình thành một Quỹ
REIT lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết để tạo nguồn vốn đầu tư dài hạn vào
thị trường bất động sản. Việc phát triển mô hình REIT với chiến lược huy
động vốn rộng rãi trong công chúng có nhu cầu đầu tư bất động sản nhưng có
số vốn nhất định sẽ góp phần hạn chế những rủi ro liên quan đến việc đầu cơ
nhà đất cũng như những rủi ro liên quan đến việc tín dụng ngân hàng trong
lĩnh vực tài trợ đầu tư bất động sản. Trước mắt, trong bối cảnh và khung
pháp lý hiện nay, có thể xúc tiến thành lập Công ty REIT dựa trên những
điều kiện và nguyên tắc như sau:
73
3.2.1 Cơ sở hình thành Công ty REIT
Với quan điểm của nhà đầu tư, chúng tôi thấy rằng : do chưa có khung pháp
lý riêng cho mô hình này cũng như do hạn chế của mô hình quỹ đầu tư theo
luật chứng khoán đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thì trước mắt có
thể thành lập REIT dưới dạng Công ty theo Luật Doanh nghiệp. REIT dưới
hình thức Công ty Cổ phần (là một pháp nhân được thành lập theo Luật
Doanh nghiệp, có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
do cổ đông bầu ra) với mô hình hoạt động vận dụng theo mô hình REIT đại
chúng hoặc thành viên như đã nêu ở mục 3.1.1. Theo đó, cổ phiếu REIT
được chia cổ tức, có thể được mua bán trên thị trường chứng khoán sơ cấp và
thứ cấp. Vì vậy, tên gọi của một REIT dạng Công ty có thể là: Công ty tín
thác đầu tư bất động sản. Các cổ đông sáng lập nên bao gồm các cá nhân, tổ
chức có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm điều hành, quản lý trong kinh
doanh bất động sản. Đây sẽ là tiền đề quan trọng có thể tạo nên một uy tín
nhất định để hấp dẫn công chúng muốn đầu tư thông qua Công ty REIT này.
Theo đề xuất nêu trên, mô hình REIT thành viên có thể chuyển thành REIT
đại chúng sau khi IPO (phát hành lần đầu ra công chúng)
Hoạt động của Công ty tín thác đầu tư bất động sản (Công ty REIT) có liên
quan đến lãnh vực kinh doanh có điều kiện là đầu tư, kinh doanh bất động
sản nên cũng sẽ chịu sự chi phối của Luật kinh doanh bất động sản. Theo
điều 3 Nghị định 153/2007NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 6 (sáu) tỷ đồng Việt Nam.
Ngoài ra, Công ty REIT sẽ chịu tác động của các Luật khác, chủ yếu bao
gồm: Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật dân sự, Luật đất đai… như đối với
một công ty cổ phần và Công ty niêm yết trên Sở/Trung tâm giao dịch chứng
khoán.
74
3.2.2 Một số nguyên tắc vận hành của Công ty REIT
Hoạt động kinh doanh:
Công ty REIT dùng vốn thu được qua việc bán cổ phần để:
- Mua hoặc xây dựng các bất động sản cho thuê hoặc bán
- Mua quyền khai thác bất động sản trong một khoảng thời gian
- Hợp tác với chủ sở hữu bất động sản hiện hữu để nâng cấp, phát triển bất
động sản và khai thác
Công ty REIT sẽ phát hành thêm cổ phần khi cần huy động vốn cho một dự
án bất động sản được xác định trước với điều kiện phải thông qua đại hội
đồng cổ đông như một công ty cổ phần thông thường.
Quản lý và điều hành: Hội đồng quản trị (HĐQT) do Đại hội đồng cổ
đông bầu chọn, Ban Giám Đốc (điều hành hoạt động hàng ngày) sẽ do
HĐQT bổ nhiệm hoặc có thể thuê một đơn vị chuyên nghiệp trong kinh
doanh bất động sản để quản lý các hoạt động của mình thay vì phải xây
dựng một bộ máy điều hành tác nghiệp hàng ngày.
Thực hiện nghĩa vụ thuế: Vì theo Công ty cổ phần thành lập theo Luật
doanh nghiệp nên Công ty vẫn chịu tác động của thuế thu nhập doanh
nghiệp
Chế độ kế toán: như Công ty cổ phần thông thường
Phân phối lợi nhuận: Cổ phiếu Công ty REIT không có lãi suất cố định
như trái phiếu. Tùy theo mục đích hoạt động của REIT công chúng hoặc
REIT thành viên mà chi trả phần lớn (thường trên 90%) thu nhập hàng
năm sau khi đóng thuế hoặc tiếp tục giữ lại một phần thu nhập kiếm được
để tái đầu tư như các REIT thành viên. Điều này cần được nêu rõ trong
Điều lệ Công ty REIT
75
Niêm yết chứng khoán (đối với REIT công chúng): khi đủ điều kiện như
điều 8, 9 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 về Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
3.2.3 Vận hành của Công ty REIT (tổng quát)
Sau khi phát hành cổ phần, REIT dùng vốn huy động được để đầu tư vào
bất động sản được thể hiện chi tiết trong bản cáo bạch của REIT khi phát
hành cổ phiếu. Các khoản đầu tư này không thay đổi theo thời gian.
REIT có thể đầu tư xây dựng hoặc mua các bất động sản để cho thuê,
mua lại quyền khai thác bất động sản trong một khoảng thời gian, hợp tác
với chủ sở hữu bất động sản hiện hữu để nâng cấp, phát triển bất động
sản và khai thác.
Nếu REIT đầu tư xây dựng mới hoặc hợp tác phát triển bất động sản
hiện hữu: REIT thuê Công ty chuyên về xây dựng, Công ty Giám sát
thi công khi triển khai xây dựng bất động sản.
Sau khi bất động sản được xây dựng xong, REIT ký hợp đồng thuê
Công ty Quản lý tài sản thay REIT quản lý, khai thác tài sản và
chuyển nguồn tiền thu được từ tài sản cho REIT. Công ty quản lý tài
sản sẽ tổ chức bộ máy chuyên nghiệp để quán lý, khai thác tài sản của
REIT.
Nguồn tiền thu của REIT sau khi trừ các chi phí sẽ được phân phối cho
các cổ đông hằng năm theo một tỷ lệ được nêu trong Điều lệ đã được Đại
hội cổ đông thông qua. Đây là khoản cổ tức được REIT thanh toán theo
cam kết.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
3.3.1 Củng cố thị trƣờng bất động sản
REIT là một trong những công cụ để nối kết giữa thị trường bất động sản
với thị trường tài chính là nơi mà công chúng có thể cùng tham gia vào để
76
đầu tư cho thị trường bất động sản. Theo đó, thị trường bất động sản cần
phải đi dần vào quỹ đạo là một thị trường kinh doanh chuyên nghiệp và có
tổ chức. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành liên quan đến các hoạt động kinh doanh bất động sản để
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động
sản. Cụ thể, cần ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
về môi giới, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động
sản cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về
kinh doanh bất động sản, tổ chức hệ thống thông tin về thị trường bất động
sản, hoạt động kinh doanh bất động sản và thiết lập được dịch vụ môi giới
bất động sản chuyên nghiệp và trật tự.
3.3.2 Củng cố thị trƣờng chứng khoán và tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ
chứng khoán hóa
REIT là công cụ mà nhà đầu tư với số vốn ít, có thể trực tiếp đầu tư sở hữu
(một phần tỷ lệ tương ứng) một số dự án bất động sản có quy mô lớn hoặc
cực lớn. Chứng chỉ REIT có thể được chuyển nhượng ở thị trường chứng
khoán. Yếu tố này cung cấp tính thanh khoản cho phần vốn đầu tư vào bất
động sản. Năm 2007,
.
Một khi thị trường thiếu sự ổn định, điều đó cũng có nghĩa là làm giảm tính
thanh khoản của chứng chỉ REIT. Để giảm rủi ro giao dịch của chứng chỉ
REIT, thành phố nên chú trọng đến việc cải tiến hệ thống giao dịch và thanh
toán trên thị trường. Việc thiết lập những thị trường OTC chính thức cho
chứng chỉ REIT hoặc cho phép REIT được phát hành và giao dịch trên sàn
giao dịch chứng khoán địa phương sẽ khuyến khích việc đưa công nghệ hiện
đại vào thị trường chứng khoán, qua đó cũng sẽ tăng tính thanh khoản cho
chứng chỉ REIT. Chi phí phát sinh trong giao dịch chứng khoán cũng cần
77
được chú ý để chi phí này không trở thành rào cản ảnh hưởng đến khả năng
thanh khoản của chứng khoán.
Mặt khác, REIT cũng sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trong vận hành.
REIT được thiết lập để chuyên về đầu tư (sở hữu) một hoặc một số bất động
sản. Đa phần các bất động sản này đã đi vào hoạt động và đang tạo ra thu
nhập tương đối cố định. Vì vậy, REIT có mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu
của các công ty chỉ chuyên về đầu tư phát triển các bất động sản mới. Tuy
nhiên, ở Việt Nam chưa có một quy định nào hướng dẫn thực hiện nghiệp
vụ chứng khoán hóa. Trong khi chứng khoán hóa đòi hỏi phải có các điều
kiện về khung pháp lý, sự tham gia của các nhà đầu tư, tổ chức định mức tín
nhiệm, sự phát triển của thị trường chứng khoán… Thực chất, chứng khoán
hóa chỉ mới có ở Việt Nam chứ không hề xa lạ ở các nước khác. Hiện nay,
có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm về chứng khoán hóa. Vì
vậy, cần có một khái niệm chính thống về chứng khoán hóa cũng như quy
trình kỹ thuật chứng khoán hóa ở Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức trung
gian và REIT hoạt động dễ dàng. Đồng thời, cũng nên có cơ quan nhà nước
chuyên trách về chứng khoán hóa để quản lý về mặt chuyên môn.
3.3.3 Xây dựng và ban hành luật về Quỹ REIT
Các phân tích ở trên làm nảy sinh các nhu cầu cần phải có một khung pháp
lý đầy đủ cho REIT. Thực tế cũng cho thấy, một số mô hình mới được xây
dựng thí điểm (như các Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương) sau nhiều năm
hoạt động mà vẫn chưa có hẳn khung pháp lý điều chỉnh hoạt động, thường
phải vay mượn những quy định pháp lý của những tổ chức, doanh nghiệp
tương tự để hoạt động thì luôn gặp khó khăn trong định hướng hoạt động
cũng như là trong tổ chức bộ máy, hay áp dụng chính sách lao động tiền
lương…
Do việc thiếu các quy định pháp lý cho việc hình thành các quỹ đầu tư,
ngoại trừ các quỹ đầu tư chứng khoán tuy có các quy định hiện hành nhưng
78
cũng không thể áp dụng cho các REIT. Đối với các quỹ đầu tư chứng khoán
và các công ty quản lý quỹ thành lập theo Luật Chứng khoán Việt nam thì
không được đầu tư quá 10 % tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động
sản và đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản; Hiện nay, tất cả các quỹ đã
đa dạng hóa danh mục vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và không niêm yết
và chỉ tập trung vào việc kinh doanh cổ phiếu.
Về lâu dài, để REIT có thể tồn tại và phát triển ở Việt Nam và thu hút các
nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam nên sớm ban hành luật về quỹ REIT, các
luật khác liên quan đến thị trường chứng khoán, thuế.. .. cũng cần được điều
chỉnh cho phù hợp với đặc tính riêng có của REIT. Đồng thời, cũng cần có
luật để bảo vệ các nhà đầu tư tham gia vào REIT. Điều quan trọng là các
luật này phải đảm bảo được tính minh bạch về thông tin cũng như ưu đãi về
thuế.
Tuy đề tài nghiên cứu này đưa ra kiến nghị là cần xây dựng và ban hành luật
về REIT, nhưng trước mắt có thể ban hành Nghị định riêng dành cho REIT.
Sau đây là một số đề xuất về nội dung cơ bản:
Đối tượng, phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về tổ chức và
hoạt động của Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Quỹ thành viên và Quỹ
đại chúng) được thành lập bởi Công ty quản lý Quỹ
Điều kiện và thủ tục thành lập:
Việc thành lập và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng do Công ty
quản lý quỹ thực hiện và phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:
- Quỹ đại chúng được thành lập nếu có ít nhất một trăm nhà đầu tư,
không kể nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp mua chứng chỉ
79
quỹ; Quỹ thành viên có tối đa ba mươi thành viên góp vốn và chỉ
bao gồm thành viên là pháp nhân
- Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 300 (ba trăm) tỷ
đồng Việt Nam
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ
đợt chào bán chứng chỉ quỹ;
- Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ,
quy trình quản lý rủi ro phù hợp
Các quy định về đầu tư: Một số đặc điểm cơ bản làm nền tảng hoạt động
của Quỹ REIT như sau:
Bảng 6 : Một số đặc điểm hoạt động của REIT đại chúng và REIT thành viên
Tiêu chí REIT đại chúng REIT thành viên
Hoạt động kinh
doanh chính
Đầu tư, sở hữu và cho thuê
bất động sản
Xây dựng và phát triển bất động
sản để bán
Nhà đầu tư Cá nhân và công ty cỡ nhỏ và
trung bình
Công ty và tổ chức tài chính lớn
Niêm yết Cần thiết Không cần
Thời hạn hoạt
động
Xác định trong điều lệ của
Quỹ. Ít nhất là 5 năm
Xác định trong điều lệ của Quỹ.
Ít nhất là 5 năm
Các hoạt động
kinh doanh khác
Mua tài sản để bán và cho
thuê
Mua tài sản để bán
80
Tiêu chí REIT đại chúng REIT thành viên
Hợp tác với các chủ sở hữu
bất động sản hiện hữu để cải
tiến và nâng cấp các tài sản
đó để cho thuê. Các đối tác
hiện hữu này có thể trao đổi
tài sản tài sản để lấy cổ phần
của Quỹ hoặc tiền mặt
Hợp tác với các chủ sở hữu bất
động sản hiện hữu để cải tiến và
nâng cấp các tài sản đó để cho
thuê. Các đối tác hiện hữu này có
thể trao đổi tài sản tài sản để lấy
cổ phần của Quỹ, hoặc tiền mặt
hoặc cho thuê
Đầu tư vào việc xây dựng
công trình bất động sản để
cho thuê hoặc bán
Đầu tư vào việc xây dựng công
trình bất động sản để cho thuê
Các hoạt động
kinh doanh khác
Tham gia vào các dự án bất
động sản với điều kiện là
REIT có thể nắm giữ ít nhất
30% tổng số cổ phần để nắm
quyền kiểm soát trong hoạt
động
Tham gia vào bất kỳ giai đoạn
nào của dự án bất động sản để
phân chia lợi nhuận, phân chia
sản phẩm, và nắm quyền kiểm
soát tất cả các bất động sản thu
được để bán hoặc cho thuê.
Đầu tư tối đa 15% tổng vốn
hoạt động của Quỹ vào chứng
khoán của doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản khác
Đầu tư tối đa 15% tổng vốn hoạt
động của Quỹ vào chứng khoán
của doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản khác
Không đầu cơ đất Không đầu cơ đất
Thực hiện dịch vụ quản lý bất
động sản
Thực hiện dịch vụ quản lý bất
động sản
Cung cấp dịch vụ cho người
thuê bất động sản
Cung cấp dịch vụ cho người thuê
bất động sản
81
Tiêu chí REIT đại chúng REIT thành viên
Ưu tiên đầu tư - Các dự án nâng cấp đô thị
- Cơ sở hạ tầng có thu
- Các dự án nhà ở, căn hộ
- Các tòa nhà văn phòng
- Trung tâm thương mại
- Cơ sở hạ tầng có thu
- Các dự án nhà ở, căn hộ
- Bệnh viện, trường học
Một số yêu cầu đối với REIT:
Không được cho vay
Phải có Ban Đại diện Quỹ do Đại hội nhà đầu tư bầu chọn
Phải minh bạch trong báo cáo và công bố thông tin
Có chính sách đánh giá, thẩm định tài sản trong giao dịch kinh doanh
Phải quy định số cổ phần tối đa mà một cổ đông có thể nắm giữ nhằm
ngăn ngừa sự lạm quyền
Các thành viên tham gia REIT phải độc lập về lợi ích nhằm đảm bảo
tính độc lập trong hoạt động của REIT
Thực hiện chính sách thuế thu nhập theo quy định (Việc miễn, giảm
thuế phải phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của đất nước, luật
pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế)
Các bên tham gia kiểm tra, giám sát đối với REIT:
Cơ quan có thẩm quyền của chính phủ: chịu trách nhiệm cấp phép và
kiểm tra
Các nhà đầu tư thể nhân hoặc pháp nhân đầu tư vốn của mình vào
REIT
82
Công ty quản lý: công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn
đủ điều kiện tiến hành các dịch vụ quản lý quỹ. Toàn bộ các giao dịch
kinh doanh của REIT sẽ được các công ty này thay mặt REIT tiến
hành như chuẩn bị danh mục đầu tư, triển khai các kế hoạch đầu tư…
Một công ty quản lý quỹ có thể thiết lập và quản lý nhiều quỹ khác
nhau tại cùng một thời điểm.
Nhà tài trợ: thông thường, các công ty quản lý cũng đồng thời là các
nhà tài trợ hoặc hỗ trợ thành lập các REIT.
Ngân hàng giám sát: chịu trách nhiệm giám sát và bảo vệ tài sản, lợi
ích của các nhà đầu tư.
Kiểm toán, định giá hay thẩm định viên
REIT rất cần khung pháp lý để được thừa nhận. Vì vậy, các cơ quan chức
năng từ địa phương đến các bộ ngành và chính phủ cần có sự nghiên cứu để
sớm có chính sách riêng dành cho REIT, nhân rộng mô hình Công ty REIT
cũng như tạo điều kiện tiền đề cho REIT sẽ hình thành theo cơ cấu là một
Quỹ đại chúng hoặc Quỹ thành viên được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ
nhằm phát huy hết những ưu thế của một Quỹ REIT thực sự. Đồng thời,
cũng cần có luật bảo vệ các nhà đầu tư (tương tự những quy định bảo vệ nhà
đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán)
83
PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội Việt Nam
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã mở ra những cơ hội kinh
doanh lớn và đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển
trong những năm qua. Trong xu thế này, thị trường bất động sản đã xuất hiện và
phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, trong sự phát triển của thị trường bất động sản đã biểu lộ ra rất nhiều
hạn chế, vướng mắc có thể gây ra những tác động tiêu cực, những ảnh hưởng
không tốt cho sư phát triển của chính thị trường bất động sản. Đó là do sự xuất
hiện của những nguyên nhân sau: những người đầu tư cá nhân có tiền nhàn rỗi
thay đổi hình thức tiết kiệm sang đầu tư nên đã đầu tư quá mức vào bất động
sản; chưa có nguồn tài trợ phù hợp cho các dự án bất động sản vốn là các dự án
luôn có nhu cầu vốn lớn và dài hạn…
Do thị trường bất động sản có một vị trí quyết định đối với nền kinh tế quốc gia,
nên cần có các giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản không ngừng phát
triển và phát triển bền vững.
Một trong những giải pháp đó là nghiên cứu này với mong muốn chứng thực
Quỹ Tín thác Bất động sản là mô hình hoàn toàn phổ biến và thông dụng ở các
nước phát triển. Mô hình REIT có thể trả lời 2 câu hỏi chủ yếu sau :
(1) Làm thế nào để huy động một nguồn vốn lớn, dài hạn từ các nguồn tài chính
tiềm năng trong xã hội cho các dự án đầu tư bất động sản?
(2) Kênh đầu tư nào thích hợp cho mọi người muốn đầu tư vào các dự án bất
động sản để có được lợi nhuận và tính thanh khoản cao?
Để mô hình quản lý kinh doanh được chấp nhận ở Việt Nam thì phải khắc phục
trở ngại lớn nhất - đó là phải có khung pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi các
84
nhà đầu tư. Thành phố sẽ cần có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị đầy đủ hệ
thống các điều kiện tiền đề cho việc thành lập REIT. Trong đó, sự hỗ trợ về luật
pháp là một trong những vấn đề cốt lõi. Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn
này, chúng tôi chưa thể đề cập sâu hơn về các vấn đề pháp lý. Đề tài này chỉ
dừng ở chỗ đưa ra các vấn đề cơ bản về mô hình REIT - có thể hoạt động một
cách có hiệu quả trong việc thực hiện các dự án bất động sản khi xét trên quan
điểm tài trợ dự án. Chúng tôi hiểu rằng còn có nhiều khía cạnh cần được nghiên
cứu thêm, dưới góc độ chi tiết hơn để có thể khẳng định tính khả thi cho việc
xây dựng REIT, cũng như nghiên cứu sâu hơn về pháp lý, chính sách thuế, cơ
chế tài chính và các giải pháp vận hành, quản lý hoạt động REIT trong bối cảnh
thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. CB Richard Ellis, Thông cáo báo chí Thị trường bất động sản Việt Nam – Tổng
quan 2007 và dự báo 2008 và Tình hình thành phố Hồ Chí Minh 5 năm tới
2. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Tình hình kinh tế xã hội (năm 2005,
2006, 2007)
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết
về cho vay bất động sản năm 2006
4. Nguyễn Thị Tuyết Như, Quỹ Tín thác đầu tư bất động sản châu Á – Cơ hội và
thách thức, Tạp chí nghiên cứu phát triển 7-2007, 34
5. Hiệp hội bất động sản, Báo cáo về phát triển thị trường bất động sản, 2005
6. Luật đất đai, 2003
7. Luật doanh nghiệp, 2005
8. Luật chứng khoán, 2006
9. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Định hướng phát triển thành phố Hồ
Chí Minh đến 2010
10. Ủy Ban Nhân dân TP.HCM, Tài liệu hội thảo “Giải pháp huy động vốn phát
triển thị trường bất động sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, tháng 08/2005
Tiếng Anh
1. William B. Brueggeman, Jeffrey D. Fisher, Real estate finance and Investment,
Mc Graw Hill, 2004.
2. Brody, Michael J., and David S. Raab, A Primer on Real Estate Investment
Trusts and Umbrella Partnership Real Estate Investment Trusts, Real Estate
Finance Journal, 1994
3. Savills, Hotel Briefing; Retail Briefing; Office Briefing; Apartment for sale
Briefing, Quarter 2- 2007
4. European Public Real Estate Association, EPRA Global REIT Survey, 8-2007
5. Franklin Templeton Investments, Franklin Global REIT Fund, 12-2007
86
PHỤ LỤC 1
Một số REIT trên thế giới
1. Bulgaria
REIT xuất hiện ở Bulgaria vào năm 2003 với bộ luật Công ty đầu tư đặc
biệt (Special Purpose Investment Companies Act). REIT không phải chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng có nhiều giới hạn trong hoạt động.
Năm 2004, REIT được thành lập theo mô hình của Mỹ và Pháp, đầu tư
vào nhà ở, văn phòng và trung tâm bán lẻ
2. Canada
Ở Cannada, REIT được thành lập năm 1993. REIT được quy định là một
định chế ủy thác và không bị đánh thuế nếu REIT phân phối thu nhập
chịu thuế cho tất cả cổ đông. Ưu đãi về thuế được sửa đổi bởi chính
quyền bảo thủ và sẽ hết hiệu lực vào năm 2011.
3. Đức
Năm 2006, Đức có kế hoạch để hình thành REIT nhằm tạo ra một
phương tiện đầu tư bất động sản mới. Chính phủ Đức lo ngại rằng nếu
việc tạo lập REIT thất bại sẽ gây tổn thất đáng kể đến vốn đầu tư cho các
nước khác. Dù đã có làn sóng phản đối từ đảng dân chủ xã hội, nhưng
vào tháng 6/2006, bộ trưởng bộ tài chính đã tuyên bố là chính phủ vẫn sẽ
hình thành REIT. Các cơ sở pháp lý gần như đã chấp nhận phần lớn quy
định về mô hình REIT kiểu Anh (về thuế, niêm yết…). Đến năm 2007,
Đức đã có G-REIT thành lập theo dạng Công ty.
87
4. Úc
Các quỹ tín thác là công cụ nắm giữ bất động sản được ưa chuộng ở Úc.
Đây là thị trường REIT được hình thành sau thị trường Mỹ. Các Quỹ tín
thường được lập dưới dạng quỹ công chúng có niêm yết hoặc quỹ đóng
không niêm yết (nghĩa là nhà đầu tư chỉ đóng góp tiền vào quỹ đóng).
Hiện nay, các quỹ tín thác được chi phối bởi Luật Quỹ tín thác và Vốn cổ
phần ban hành năm 1985. Để lập quỹ tín thác bất động sản thì không cần
phải có yêu cầu đặc biệt, chỉ cần thực hiện thủ tục theo quy định về quản
lý đầu tư như cần phải có một công ty được ủy thác quản lý quỹ.
5. Ấn Độ
Ấn Độ đang trong quá trình cũng cố hệ thống pháp lý cho việc hình thành
và hoạt động của REIT trên thị trường bất động sản Ấn Độ. Ấn Độ đã
từng tạo lập và giới thiệu cho công chúng REIT (dạng I-REITs) để giúp
các nhà đầu tư cá nhân thu hưởng quyền lợi từ lợi tức trên thị trường bất
động sản được chứng khoán hóa. Đây là cách nhà đầu tư thu lợi nhanh và
thanh khoản dễ dàng các khoản đầu tư trên thị trường bất động sản,
không giống như lối kinh doanh bất động sản truyền thống. Chính phủ và
Ủy ban chứng khoán Ấn Độ (SEBI) đã chủ trương một tiến trình làm lắng
dịu tình hình trong đầu tư bất động sản trực tiếp và gián tiếp bằng vốn
đầu tư nước ngoài, hoặc thông qua các công ty bất động sản niêm yết, các
quỹ hỗ tương…Với sự lên ngôi của thị trường bất động sản và sự tràn
ngập những đợt phát hành ra công chúng lần đầu của những công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán sẽ là thời điểm tốt nhất cho các nhà đầu
tư sở hữu cổ phiếu bất động sản tìm kiếm nhiều lợi nhuận. Khung pháp lý
và quy định về đầu tư được sửa đổi, nhiều cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn mở
ra và chính sách thuế rõ ràng, thông thoáng sẽ tạo ra cơ hội đầu tư đúng
nghĩa và thật sự hữu ích cho công chúng trong thời gian tới.
88
6. HongKong/Trung Quốc
Ban đầu, Trung Quốc chỉ có các công ty tín thác bất động sản hoạt động
như một quỹ tín thác thế chấp. Các công ty tín thác bất động sản này là
các pháp nhân không được niêm yết, huy động vốn thông qua thỏa thuận
riêng. Hoạt động của các công ty tín thác chịu sự chi phối quản lý của
Ngân hàng nhân dân Trung Hoa. Các công ty tín thác rất năng động trong
việc cho vay các khoản vay ngắn hạn, thông qua quá trình tương tự như
chứng khoán hóa, là cơ sở để phát triển được Quỹ REIT vào năm 2007.
Riêng ở đặc khu Hồng Kông thì đã thành lập REIT từ tháng 06 năm
2005. Thị trường này hiện có 4 REIT, tốc độ phát triển 100%/năm. Việc
niêm yết thành công 3 quỹ REIT trên thị trường chứng khoán Hồng
Kông, đã đưa Hồng Kông đứng vị trí thứ 3 sau Nhật và Singapore về thị
phần trong thị trường REIT châu Á. Một trong 3 quỹ REIT đó là GZI
REIT xuyên quốc gia về bất động sản ở Quảng Châu.
89
PHỤ LỤC 2
Thống kê số liệu một số REIT trên thế giới (8-2007)
Nƣớc – Tên
viết tắt –
Luật chi phối
(năm)
Loại
(số
lƣợng)
Yêu cầu
Giới hạn trong
hoạt động
Lợi
nhuận
phân
phối
Bulgari – SPIC –
Luật Công ty đặc
biệt (2003)
Công
ty cổ
phần
(45)
- Được Ủy ban Giám sát
tài chính cấp phép hoạt
động.
- Nếu niêm yết, phải
được phép của Sở giao
dịch chứng khoán Bulgari
- Vốn tối thiểu: 255.646
EUR
- Không đầu tư quá
10% vào chứng khoán
nợ
- Chỉ đầu tư vào BĐS
ở Bulgari
90%
thu
nhập
thuần
Đức– G-REIT –
Luật về REIT
(2007)
Công
ty cổ
phần
- Đăng ký với Phòng
đăng ký thương mại
- Chịu tác động của luật
công ty cổ phần
- Vốn tối thiểu: 15 triệu
EURO
75% vào nhà và đất
90%
thu
nhập
thuần
Hàn Quốc – K-
REIT – Luật Công
ty đầu tư bất động
sản (REICA -
2001)
Công
ty (8)
- Phải được sự tán thành
của Bộ Xây dựng.
- REIT dạng Công ty cổ
phần có thể lập theo luật
thương mại Hàn Quốc và
REICA
- Vốn tối thiểu: 25 tỷ
KRW
- Đầu tư 70% vốn vào
bất động sản
- 80% tài sản là bất
động sản, chứng khoán
bất động sản và tiền
mặt
Tối
thiểu
90%
thu
nhập
90
Nƣớc – Tên
viết tắt –
Luật chi phối
(năm)
Loại
(số
lƣợng)
Yêu cầu
Giới hạn trong
hoạt động
Lợi
nhuận
phân
phối
Úc – ALPT –
Luật Quỹ tín thác
và Vốn cổ phần
(1981)
Quỹ
Không có yêu cầu đặc
biệt
- Đầu tư bất động sản
chủ yếu là cho thuê
100%
thu
nhập
Chilê – FII – Luật
về Quỹ Đầu tư
(1989)
Quỹ
- Phải được sự đồng ý
của Ủy Ban chứng khoán
ChiLê
- Được công ty của
ChiLê quản lý
- Đầu tư vào bất động
sản
- Được phép phát triển
bất động sản
- Được lập công ty con
Ít nhất
30%
lợi
nhuận
hàng
năm
HongKong(Trung
Quốc) – HK-
REIT – Luật về
REIT (2003)
Quỹ
(6)
- Phải được phép của Ủy
ban chứng khoán Hong
Kong
- Được Công ty quản lý
Quỹ đề xuất thiết lập
- Không quy định vốn tối
thiểu
- Phải đầu tư vào BĐS
và giữ trong ít nhất là
2 năm
- Được đầu tư vào
tài sản ngoài nước
90%
lợi tức
sau
thuế
91
PHỤ LỤC 3
Thống kê các quốc gia có luật về REIT (12-2007)
92
PHỤ LỤC 4
Danh sách các chuyên gia đƣợc phỏng vấn
STT Họ và tên Cơ quan Chức vụ
1. Th.s Hà Ngọc Lâm
Công ty Quản lý Quỹ
Prudential
Trưởng phòng
Đầu tư
2. Trần Xuân Nam
Công ty Chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh
Giám đốc khối
Tư vấn doanh
nghiệp
3. Th.s Nguyễn Mai Bảo Trâm
Công ty cổ phần đầu tư
hạ tầng kỹ thuật
Giám đốc đầu tư
Kinh doanh
4. Th.s Trần Thị Mỹ Hạnh
Quỹ Đầu tư Phát triển
Đô thị
Phó phòng
Đầu tư
5. Nguyễn Ngọc Thạch Quỹ Phát triển nhà ở
Phó Tổng
Giám đốc
6. TS. Nguyễn Văn Sơn
Trung tâm đầu tư nước
ngoài phía Nam – Bộ
kế hoạch Đầu tư
Trưởng phòng
hành chính
quản trị
7. Trương Quang Minh Vietcombank Tân Bình
Trưởng phòng
quản lý rủi ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVThSKT LTPT 52008.pdf