MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 7
1.1 Lý luận tổng quan: 7
1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất:7
1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất 7
1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất: . 8
1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận8
1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : 9
1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: 9
1.2 Nghiên cứu tổng quan : 10
1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn Độ: 10
1.2.2 Rủi ro lãi suất tại ngân hàng ở các quốc gia thuộc Châu Phi:15
1.2.3 Tại Việt Nam . 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO L ÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM EXIMBANK 21
2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank: 21
2.1.1 Lịch sử hình thành: 21
2.1.2 Quy mô hoạt động21
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ: 21
2.1.4 Cơ cấu tổ chức: 23
2.2 Chính sách lãi suất của Viet Nam Eximbank trong thời gian qua:24
2.2.1 Lãi suất huy động:24
2.2.2 Lãi suất cho vay: 26
2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro l ãi suất tại Viet Nam Eximbank:27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIET NAM EXIMBANK 28
3.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro l ãi suất: 28
3.1.1 Nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị: 28
3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc: 29
3.1.3 Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro: 30
3.1.4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ: 31
3.1.5 Quy định các hạn mức hoạt động 31
3.1.6 Quy định về việc duy trì vốn chủ sở hữu:33
3.2 Quy trình quản lý rủi ro: .33
3.2.1 Nhận dạng rủi ro 33
3.2.1.1 Rủi ro định giá lại: .34
3.2.1.2 Rủi ro cơ bản: 34
3.2.1.3 Rủi ro đường cong lợi nhuận: 35
3.2.1.4 Rủi ro quyền chọn:35
3.2.2 Đo lường rủi ro 36
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu 39
3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản và giả định: 42
3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro 45
3.2.3 Giám sát rủi ro 47
3.2.3.1 Chiến lược đánh giá 48
3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất 48
3.2.4 Kiểm soát rủi ro 50
3.2.4.1 Kiểm toán quá trình quản lý rủi ro lãi suất50
3.2.4.2 Hạn mức rủi ro: 51
3.3 Phương pháp đo lường rủi ro lãi suất: 53
3.3.1 Báo cáo Gap: 53
3.3.1.1 Gap dương 54
3.3.1.2 Gap âm 54
3.3.1.3 Cách xây dựng báo cáo Gap 56
3.3.1.4 Xây dựng hạn mức Gap: 59
3.3.2 Mô hình mô phỏng :60
3.3.2.1 Các thuận lợi của mô hình mô phỏng 60
3.3.2.2 Cách xây dựng mô hình mô phỏng 60
3.3.2.3 Đo lường rủi ro với mô hình mô phỏng 61
3.3.3 Giá trị kinh tế của tài sản có – nợ: 63
3.3.4 Báo cáo giá trị một điểm cơ bản (BVP) 65
3.3.4.1 Cách tính BPV . 66
3.3.4.2 Quản lý rủi ro bằng BPV: 66
3.4 Các bước trong quá trình kiểm toán 70
3.4.1 Các thủ tục chung.71
3.4.2 Xác định phạm vi kiểm tra rủi ro lãi suất71
3.4.2.1 Bước 1 71
3.4.2.2 Bước 2 71
3.4.2.3 Bước 3 72
3.4.2.4 Bước 4. 73
3.4.2.5 Bước 5:73
3.4.2.6 Bước 6. . 73
3.4.3 Đánh giá chất lượng của quá trình quản lý rủi ro lãi suất 76
3.4.4 Đánh giá chất lượng báo cáo đo lường rủi ro lãi suất đang sử dụng 77
3.4.5 Đánh giá chất lượng giám sát rủi ro lãi suất: 78
3.4.6 Đánh giá các cán bộ trong Ban điều hành và Hội đồng quản trị 79
3.4.7 Đánh giá mức độ rủi ro lãi suất qua các tiêu chí kiểm toán: 79
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Biến động lãi suất (kỳ hạn 10 năm) 10
Biểu đồ 1.2: Biên độ giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn 12
Bảng 1.1: Ngân hàng với rủi ro “nghiêm trọng” 13
Bảng 1.2: Các ngân hàng được phòng ngừa rủi ro 14
Bảng 1.3: Các ngân hàng chịu rủi ro nghiêm trọng 15
Biểu đồ 1.3: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Zimbabwe, 1983-199316
Biểu đồ 1.4: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Nigeria, 1983-199317
Biểu đồ 1.5: Biến động lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm v à lãi suất liên
ngân hàng VN kỳ hạn 3 tháng .19
Bảng 3.1: Báo cáo GAP 57
Bảng 3.2: Mô phỏng kịch bản 1 62
Bảng 3.3: Mô phỏng kịch bản 2,3 63
Bảng 3.4: Giá trị kinh tế của t ài sản nợ, tài sản có 64
Bảng 3.5: Bảng báo cáo giá trị 1 điểm c ơ bản(BPV) 70
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. NH: Ngân hàng
2. BGĐ: Ban giám đốc
3. HĐQT: Hội đồng quản trị
4. EIB: Eximbank
5. TSC – TSN: Tài sản có – Tài sản nợ
6. Gap – Gap analysis program – Báo cáo phân tích chênh lệch
7. NII : Net interest income
8. MTM: Mark to market – Ghi nhận theo thị trường
9. Bp: Basic point – Điểm cơ bản
10. PMT: Payment – Thanh toán
11. PV: Present value – Giá trị hiện tại
12. FV: Future value – Giá trị tương lai
13. BPV: Basic point value – Giá trị 1 điểm cơ bản
14. RSA: Risk sensitive asset
15. RSL: Risk sensitive liability
16. A: Asset – Tài sản có
17. L: Liability – Tài sản nợ
18. I: Interest – Lãi suất
19. C: Cost – Chi phí
20. N: number – Số
21. ALCO: Asset Liability Management Committee : Ủy Ban quản lý tài sản
nợ -có
22. RBI: Reserve bank of India (central bank of India): Ngân hàng Trung
Ương của Ấn Độ
MỞ ĐẦU
Sự tập trung chính các quy định v à mối quan tâm về sự suy yếu của ngân
hàng theo truyền thống vẫn là rủi ro tín dụng. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều đã trãi qua thất bại trong hoạt động ngân h àng nghiêm trọng do các
khoản nợ xấu gây ra. Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến
trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút
giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đ ơn vị khác vì không chịu nổi
tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng
Những tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính
phủ, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt
Nam, vốn VNĐ khan hiếm.
Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong “cuộc chiến”
giành giật thị phần., lãi suất huy động rất cao tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân
hàng. Thu nhập lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi
tín dụng, lãi tiền gửi, lãi đầu tư .) là nguồn thu chủ yếu.
So với rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên
sự yếu kém của ngân hàng. Tài sản nợ và có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi lãi suất. Nhìn chung, tác động của sự thay đổi lãi suất lên tài sản
nợ và có không cần bằng nhau. Điều này làm phát sinh một tác động lên
nguồn vốn chủ sở hữu, lãi hay lỗ (nếu có). Trong cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á diễn ra cuối thập kỷ 90, lãi suất tại Indonesia đã tăng trên 30%, ngay
sau đó, nhiều ngân hàng theo nhau phá sản.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro l ãi suất của các
ngân hàng, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được chú trọng đúng mức.
Từ thực tiễn công tác, đề t ài xin đưa ra một số kiến nghị về quy trình cũng
như các biện pháp đo lường, quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[1]
Để thấy được ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất khác nhau, chọn giá trị khác
nhau của cột lãi suất thay đổi bên phải.
Ví dụ, hạ thấp giá trị thay đổi lãi suất xuống mức -1. Lưu ý rằng, không có sự
thay đổi nào bên biểu đồ bên trái, bởi vì tài sản có nhạy lãi và tài sản nợ nhạy
lãi vẫn giữ nguyên không đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất sẽ làm thu nhập
lãi ròng giảm trong biểu đồ bên phải 121.35 tỷ.
Kết quả khác với trường hợp ngân hàng có trạng thái Gap dương. Khi lãi suất
giảm, thu nhập lãi ròng tăng. Khi lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng giảm.
Có sự thay đổi ngược chiều (lãi suất và thu nhập lãi ròng thay đổi theo 2 hướng
khác nhau) giữa lãi suất và thu nhập lãi ròng. Tóm lại, khi nói ngân hàng đang
trong tình trạng Gap âm theo 1 khoảng thời gian xác định, thông th ường là 1
năm) có nghĩa là lãi suất và thu nhập lãi ròng thay đổi theo 2 hướng ngược
chiều nhau.
Công việc phân tích Gap chỉ ra số dư đáo hạn và đánh giá lại tất cả tài sản có
sinh lời tài sản nợ nhạy lãi của ngân hàng. So sánh giá trị tài sản có có thời gian
đáo hạn hay đánh giá lại tại mỗi thời điểm với giá trị tài sản nợ có thời gian đáo
hạn hay đánh giá lại thu nhập kh i có sự thay đổi lãi suất và hình thành nên
trọng tâm của phân tích Gap.
Ví dụ, nếu tài sản có được đánh giá lại nhanh hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất
tăng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng trước khi nó ảnh hưởng đến chi phí trả
lãi, dẫn đến thu nhập của ngân hàng tăng trong ngắn hạn
Tài sản nợ được định giá nhanh hơn tài sản có (điều này thường là trường hợp
của hầu hết các ngân hàng), thì khi lãi suất tăng sẽ làm thu nhập giảm.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
56
3.3.1.3 Cách xây dựng báo cáo Gap
Quy tắc chung:
Quy tắc chung là tất cả tài sản có, tài sản nợ nhạy lãi và cả những giao dịch
ngoại bảng nhạy lãi đều được đưa vào trong báo cáo Gap. Ngân hàng c ũng nên
xem xét đưa các tài sản có khả năng được định giá lại hay đáo hạn và các
khoản tài sản nợ không chịu lãi suất vào trong báo cáo này. Tài sản không sinh
lãi như là các khoản dư nợ không thu được lãi có thể được thu hồi hay thương
lượng lại và sau đó trở thành khoản định giá lại. Tài sản nợ không chịu lãi suất
(số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) cũng n ên đưa vào trong báo cáo Gap
ngay cả khi những khoản tiền gửi n ày không chịu mức lãi suất rõ ràng. Những
khoản tiền gửi này được đưa vào bởi vì kỳ đáo hạn hay ngày nó được rút ra hết
khỏi tài khoản cũng sẽ đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất.
Hiện tại ngân hàng ghi sổ theo 2 loại tiền tệ (VND, USD) thì nên lập các báo
cáo Gap cho mỗi loại tiền. Bởi vì lãi suất ở các quốc gia khác nhau có thể sẽ
thay đổi theo các chiều hướng khác nhau và sự thay đổi các mức lãi suất này có
thể khác nhau một cách đáng kể. Trong tương lai, nếu số dư loại tiền nào chiếm
tối thiểu 10% trên tổng tài sản ngân hàng thì ngân hàng nên lập báo cáo Gap để
theo dõi.
Số dư theo kỳ đánh giá lại lãi suất của tài sản có – tài sản nợ theo các dãy kỳ
hạn sau (bảng 2.1):
Gap = Chênh lệch TSC và TSN
RSA/RSL = Giá trị tích luỹ TSC / Giá trị tích lũy TSN
Gap tích lũy có nghĩa là đánh giá lại tổng rủi ro ròng theo thời gian
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
57
Hạn mục
Dưới 1
tháng
Từ 1 - 3
tháng
Từ 3 - 6
tháng
Từ 6 -
9 tháng
Từ 9- 12
tháng
Từ 1 - 5
năm
Trên 5
năm Tổng
Tài sản có
1. Tiền gửi tại TCTD 4,704 30 0 0 0 0 0 4,734
2. Chứng khoán kinh doanh 0 345 250 464 0 4,425 482 5,966
3. Cho vay khách hàng 860 4,713 5,505 1,110 1,115 2,297 1,602 17,202
Tổng tài sản có (RSA) 5,564 5,088 5,755 1,574 1,115 6,722 2,084 27,902
Tổng tài sản có tích lũy 5,564 10,652 16,407 17,981 19,096 25,819 27,902
Tài sản nợ
1. Tiền gửi tiết kiệm + TGTT 5,731 6,283 1,194 239 1,800 480 0 15,727
2. Tiền gửi của TCTD 40 1 0 0 0 0 0 41
Tổng tài sản nợ (RSL) 5,771 6,284 1,194 239 1,800 480 0 15,767
Tổng tài sản nợ tích lũy 5,771 12,055 13,249 13,488 15,288 15,767 15,767
GAP -207 -1,196 4,561 1,335 -684 6,243 2,084 12,135
Gap tích lũy -207 -1,403 3,158 4,493 3,809 10,051 12,135 24,270
RSA/RSL 0.96 0.88 1.24 1.33 1.25 1.64 1.77 1.77
Bảng 3.1: Báo cáo GAP
Gap đầu tiên là – 207, nhưng vì giá trị định giá lại là 150 trong giai đoạn thời
gian từ 1-3 tháng nên tổng rủi ro ở giai đoạn thời gian n ày là – 1,403. Nếu lãi
suất tăng và duy trì ở mức cao, Gap -207 cho thấy rằng trong quí đầu tiên, P&L
của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc định giá lại của khoảng -207 ròng,
trong khi ở giai đoạn thời gian từ 1 -3 tháng sau thì P&L sẽ chịu ảnh hưởng bởi
việc định giá lại của khoảng -1,403 ròng. Giám đốc quản lí rủi ro sẽ phải đảm
bảo rằng mỗi Gap tích lũy này không quá lớn.
Số lượng dãy thời gian trong báo cáo Gap:
Ngân hàng phải quyết định có bao nhiêu dãy thời gian mà ngân hàng sử dụng
trong báo cáo Gap. Nhìn chung, dãy th ời gian càng hẹp thì việc đo lường rủi ro
càng chính xác. Để đo lường rủi ro đối với thu nhập, báo cáo n ên chi tiết thời
gian từng tháng trong năm đầu tiên và theo từng quý trong năm thứ hai. Nếu
báo cáo Gap được sử dụng để tính toán rủi ro d ài hạn và rủi ro đối với giá trị
kinh tế, dãy thời gian nên được mở rộng đến ngày đáo hạn của tài sản có hay
nợ.
Báo cáo các khoản mục ngoại bảng
Báo cáo Gap không bao gồm các trạng thái lãi suất ngoại bảng thì không đánh
giá tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng một cách toàn diện. Tất cả các trạng
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
58
thái thực tế trong các công cụ ngoại bảng có giá trị có thể ảnh h ưởng bởi rủi ro
lãi suất nên được đưa vào trong báo cáo Gap. Các công c ụ này bao gồm các
hợp đồng lãi suất như là hoán đổi, tương lai và kỳ hạn; hợp đồng quỵền chọn,
và các quyền chọn trong hợp đồng tương lai và các cam kết bán hay mua các
khoản nợ, chứng khoán hay những công cụ t ài chính khác.
Báo cáo trạng thái có liên quan đến quyền chọn
Nhiều sản phẩm có quyền chọn ẩn n ên khách hàng có quyền thay đổi các điều
khoản của hợp đồng hay thực hiện khi t ình hình thị trường thay đổi. Khi khách
hàng thực hiện quyền chọn, ngân hàng tổn thất tài sản mà không phải trả lãi
suầt nữa. Vì những sản phẩm này góp phần tạo thành rủi ro lãi suất cho ngân
hàng nên ngân hàng nên đưa chúng vào báo cáo Gap.
Đối với sản phẩm với quyền chọn ẩn, các d òng tiền tùy thuộc vào hướng đi của
lãi suất; hướng biến động lãi suất khác nhau cần được xem xét bởi vì ngày thực
hiện quyền chọn sẽ thay đổi tương ứng làm ảnh hưởng đến dòng tiền. Báo cáo
Gap cho thấy một bức tranh không hoàn thiện về các sản phẩm với các quyền
chọn ẩn bởi vì nó chỉ có một thời gian định giá lại.
Đo lường rủi ro đối với thu nhập ròng
Sau khi ngân hàng đưa các s ố dư tài sản có, tài sản nợ và các công cụ ngoại
bảng vào trong từng dãy thời gian phù hợp và xác định xử lý các quyền chọn ẩn
như thế nào, ngân hàng phải đo lường thu nhập chịu rủi ro lãi suất (NII). Công
thức chuyển Gap thành số dư thu nhập chịu rủi ro, đo lường rủi ro theo từng
giai đoạn thời gian như sau:
(Gap theo kỳ hạn) x (thay đổi lãi suất) x (thời gian mà Gap kỳ hạn có
hiệu lực) = thay đổi trong NII
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở ph ương pháp đo lường thu nhập lãi ròng
chịu rủi ro của ngân hàng rất thô sơ và sử dụng nhiều giả định rất đơn giản như
sau:
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
59
- Tất cả số dư được định giá lại và đáo hạn trong một dãy thời gian xảy ra đồng
thời (như ví dụ trên), điển hình tại thời điểm bắt đầu, chính giữa hay cuối giai
đoạn.
- Không có thêm giao d ịch mới nào trong danh mục tài sản
- Tất cả các loại lãi suất biến động cùng một khoản giống nhau. Độ nhạy cảm
của các kết quả đối với các giả định n ày có thể được kiểm tra bằng cách sử
dụng mô hình mô phỏng.
3.3.1.4 Xây dựng hạn mức Gap:
Hạn mức Gap (định giá lại hay đến hạn) đ ược đưa ra nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn
đối với thu nhập của ngân hàng hay vốn từ sự thay đổi của lãi suất. Các hạn
mức kiểm soát khối lượng hay số tiền bị định giá lại không cân xứng trong một
khoảng thời gian .
Những hạn mức này thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ tài sản có nhạy lãi
(RSA) đối với tài sản nợ nhạy lãi (RSL) trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lớn
hơn 1 cho biết rằng ngân hàng có tài sản có nhạy lãi và có nhiều tài sản có hơn
tài sản nợ được định giá lại. Tất cả các yếu tố khác đều cố định, thu nhập của
ngân hàng có trạng thái như vậy sẽ giảm khi lãi suất giảm.
Khi tỷ lệ RSA/RSL nhỏ hơn 1 có nghĩa là ngân hàng có tài sản nợ nhạy lãi và
thu nhập có thể giảm khi lãi suất tăng. Các hạn mức Gap khác mà ngân hàng sử
dụng để kiểm soát rủi ro bao gồm tỷ lệ Gap tr ên tài sản có, tỷ lệ Gap trên tài
sản nợ, và hạn mức (số tiền) Gap trên Gap ròng.(net gap)
Mặc dù là tỷ lệ Gap có thể là cách hữu ích để hạn chế số lượng rủi ro định giá
lại của ngân hàng, nhưng các hạn mức này không phải là ước tính thu nhập
ròng mà ngân hàng ch ịu rủi ro. Khi ngân hàng sử dụng Gap để kiểm soát rủi ro
lãi suất thì nên phân tích thêm mức độ thu nhập và vốn chịu rủi ro được thể
hiện qua Gap của nó (sự không cân xứng tài sản-nguồn vốn)
Tỷ lệ tài sản có nhạy lãi/tài sản nợ nhạy lãi (RSA/RSL) được đưa vào trong
chính sách ALCO hay đầu tư. Trước mắt, ngân hàng đặt mục tiêu của mình là
cố gắng giữ tỷ lệ RSA/RSL gần 1. Tại mức 1, t ài sản có nhạy lãi bằng tài sản
nợ nhạy lãi. Sự chênh lệch từ mức 1 chỉ ra rằng rủi ro l ãi suất xảy ra nhiều hơn.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
60
3.3.2 Mô hình mô phỏng :
3.3.2.1 Các thuận lợi của mô hình mô phỏng
Dựa trên báo cáo Gap, ngân hàng đặt ra những giả định điều chỉnh th ành mô
hình mô phỏng. Chẳng hạn, báo cáo Gap giả định l ãi suất biến động cùng
chiều. Mô hình mô phỏng có thể xử lý nhiều dạng chiều h ướng biến động lãi
suất khác nhau bao gồm cả các h ình dạng đường cong lợi tức đa dạng. Báo cáo
Gap luôn luôn giả định trường hợp tất cả tài sản có và nợ hiện tại cạn kiệt và
được tái đầu tư sau một ngày là không thể xảy ra. Mô hình mô phỏng có thể
thực tế hơn. Mô hình mô phỏng có thể thực hiện nhiều chức năng dự báo v à
linh hoạt trong cách vận hành phân tích độ nhạy. Chẳng hạn, rủi ro cơ bản có
thể được đánh giá bằng các biên độ khác nhau giữa các danh mục ngân hàng sử
dụng để định giá sản phầm của m ình.
Có lẽ điểm mạnh nhất của mô h ình mô phỏng là nó có thể thể hiện rủi ro theo
những giả định có ý nghĩa và rõ ràng đối với ban điều hành và hội đồng quản
trị. Kết quả của mô h ình mô phỏng thể hiện rủi ro và thu nhập theo các kịch
bản lãi suất khác nhau theo thu nhập lãi ròng, thu nhập ròng và giá trị hiện tại
(giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu)
3.3.2.2 Cách xây dựng mô hình mô phỏng
Mô hình mô phỏng được thựa hiện dựa trên một chương trình được thiết kế
trên máy vi tính theo đó thực hiện một dãy các phép tính với một dãy các kịch
bản và giả định. Từ dữ liệu trạng thái của ngân h àng hiện tại và các giả định
mang tính chất quản lý biến động lãi suất trong tương lai, hành vi của khách
hàng, và hoạt động kinh doanh mới, một mô h ình mô phỏng dự kiến các dòng
tiền trong tương lai, thu nhập và những tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng
được thay thế như thế nào. Các thành phần chính của mô hình mô phỏng được
thể hiện theo bảng dưới đây
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
61
Tính toán &
kinh doanh
Số hiệu tài khoản Số dư TÍNH TOÁN (TT)
Dữ liệu Lãi suất
Thời lượng hay giá trị
TT PHÂN TÍCH
Kỳ đáo hạn GAP Báo cáo tài chính
Mô phỏng Phân tích kịch bản
Biểu đồ
Cơ cấu cơ bản Mô hình mô phỏng thu nhập
Cơ cấu mô hình
Các giả thuyết dự đóan
Dữ liệu từ sổ cái của ngân hàng và các hệ thống giao dịch chung cung cấp
thông tin trạng thái hiện tại của ngân hàng đối với mỗi danh mục đầu tư trong
sơ đồ tài khoản của mô hình. Thông tin này tương tự thông tin được dung trong
báo cáo Gap và bao gồm số dư hiện tại, lãi suất và kế hoạch định giá lại và đáo
hạn. Các kế hoạch kinh doanh mới v à tái đầu tư, thường mang tính chất chủ
quan, được dựa trên các giả định của Ban điều hành. Các giả định này có thể
xuất phát từ xu hướng trong quá khứ, kế hoạch kinh doanh hay mô h ình kinh tế
học. Cả lãi suất thị trường và hoạt động kinh doanh chung đều đ ược dự đoán.
Thông tin cung cấp của một mô hình mô phỏng điển hình bao gồm: 1) Bảng
cân đối trong tương lai và báo cáo kết quả kinh doanh theo một số mức l ãi suất
và kịch bàn kinh doanh tổng hợp. 2) Một phân tích về tác động của các kịch
bản khác nhau lên giá trị của tài khoản mục tiêu và 3) Báo cáo theo dạng biểu
đồ minh họa phân tích thường được sử dụng để báo cáo kết quả đến Ban điều
hành và Hội đồng quản trị.
3.3.2.3 Đo lường rủi ro với mô h ình mô phỏng
Rủi ro lãi suất càng cao thì thay đổi trong giá trị thu nhập mục ti êu theo những
kịch bản lãi suất khác nhau càng lớn. Tài khoản mục tiêu luôn là thu nhập lãi
ròng hay thu nhập ròng. Nhiều mô hình mô phỏng cũng có khả năng đo lường
sự thay đổi trong giá trị thị tr ường của vốn chủ sở hữu. Nhiều kịch bản kinh
doanh và lãi suất được thực hiện. Kịch bản lãi suất thường tăng, giữ nguyên và
giảm như là một kịch bản có khả năng nhất.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
62
Ngân hàng phải có các hạn mức rủi ro để hạn chế các tổn thất đối với t ài khoản
chịu rủi ro theo một kịch bản lãi suầt xác định trong một khoản thời gian. Ví
dụ, theo bảng số liệu dưới đây, ngân hàng phải hạn chế tổn thất thu nhập lãi
ròng hàng năm khi lãi suất thay đổi 200 điểm cơ bản trên 10% thu nhập lãi
ròng
Đánh giá sự thay đổi thu nhập lãi ròng từ các kịch bản lãi suất. Mô phỏng thực
hiện đối với toàn bộ tài sản bị định giá lại trong vòng 12 tháng
Kịch bản 1 (bảng 3.2) : Giả sử lãi suất thay đổi cùng mức đối với tất cả các kỳ
hạn (lãi suất thay đổi theo hướng tăng và giảm 100bp, 200bp và 300 bp):
Kỳ hạn GAP
Thời gian bị
ảnh hưởng
rủi ro
(tháng) (tỷ đồng) -300 -200 -100 0 100 200 300
1M -3,029 1 8 5 3 -46 (3) -5 (8)
2M 876 2 -4 (3) (1) 13 1 3 4
3M 1,515 3 -11 (8) (4) 20 4 8 11
4M 1,464 4 -15 (10) (5) 21 5 10 15
5M 1,172 5 -15 (10) (5) 18 5 10 15
6M 1,598 6 -24 (16) (8) 21 8 16 24
6M 123 7 -2 (1) (1) 2 1 1 2
8M 123 8 -2 (2) (1) 2 1 2 2
9M 431 9 -10 (6) (3) 7 3 6 10
10M 254 10 -6 (4) (2) 4 2 4 6
11M -315 11 9 6 3 -4 (3) -6 (9)
12M -794 12 24 16 8 -12 (8) -16 (24)
TỔ NG 10,360 (350) (233) (117) 47 117 233 350
Thay đổi NII
Bảng 3.2: Mô phỏng kịch bản 1
+ Mô phỏng theo kịch bản lãi suất thay đổi khác nhau g iữa các kỳ hạn:
Trong thực tế tùy theo nhu cầu vốn của thị trường, lãi suất có thể thay đổi khác
nhau ở mỗi kỳ hạn, chẳng hạn lãi suất thay đổi ở kỳ hạn ngắn hoặc d ài.
Kịch bản 2 (bảng 3.3) : giả sử lãi suất thay đổi trong 6 tháng đầu năm cao h ơn 6
tháng cuối năm.
Kịch bản 3 (bảng 3.3): Giả sử lãi suất thay đổi trong 6 tháng cuối năm cao h ơn
6 tháng cuối năm.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
63
Kỳ hạn GAP
Thời gian
bị ảnh
hưởng rủi
ro
NII (lãi
suất
không
thay
đổi)
Margin
lãi suất
thay đổi
theo
kịch bản
2
Margin
lãi suất
thay đổi
theo
kịch bản
3
NII (khi
lãi suất
thay đổi)
theo kịch
bản 2
NII (khi lãi
suất thay
đổi) theo
kịch bản 3
(tháng) (tỷ đồng) (bp) (bp) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
1M -3,029 1 -46 300 100 -8 -3
2M 876 2 13 300 100 4 1
3M 1,515 3 20 300 100 11 4
4M 1,464 4 21 300 100 15 5
5M 1,172 5 18 300 100 15 5
6M 1,598 6 21 300 100 24 8
7M 123 7 2 100 300 1 2
8M 123 8 2 100 300 1 2
9M 431 9 7 100 300 3 10
10M 254 10 4 100 300 2 6
11M -315 11 -4 100 300 -3 -9
12M -794 12 -12 100 300 -8 -24
TỔNG 10,360 0.0 47 57 9
Bảng 3.3: Mô phỏng kịch bản 2,3
3.3.3 Giá trị kinh tế của tài sản có – nợ:
Đánh giá giá trị kinh tế của tài sản nợ có bằng cách chiết khấu các dòng tiền của
TSC – TSN về giá trị hiện tại theo lãi suất thị trường (giả sử là 23%) tại thời điểm
báo cáo (bảng 3.4)
Theo bảng 3.4 cho thấy giá trị khi lãi suất thị trường là 23%/năm, giá trị tài sản có
của ngân hàng giảm kéo theo thu nhập lãi ròng của ngân hàng giảm 46% .
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
64
Giá trị tài sản có
theo sổ sách
Giá trị tài sản
nợ theo sổ sách
Giá trị tài sản
có theo giá thị
trường
Giá trị tài sản
nợ theo giá
thị trường Giá trị sổ sách
Giá trị thị
trường
Số dư (tỷ
đồng)
Thu
nhập
(tỷ
đồng)
SỐ DƯ
(Tỷ
đồng)
CHI
PHÍ (tỷ
đồng)
Thu
nhập
(Tỷ
đồng)
Số dư
(tỷ
đồng)
CHI
PHÍ
(Tỷ
đồng)
Số dư
(tỷ
đồng)
GAP NII GAP NII
Kỳ hạn
A1 I1 L1 C2 I2 A2 C2 L2
(A1-
L1)
(I1-
C1)
(A2-
L2)
(I2-
L2)
1M 1,730 24 4,759 70 24 1,697 69 4,670 -3,029 -46 -2,972 -45
2M 2,087 29 1,211 16 28 2,010 16 1,166 876 13 843 12
3M 2,040 27 525 7 25 1,927 6 496 1,515 20 1,431 19
4M 1,689 24 225 2 22 1,565 2 209 1,464 21 1,357 20
5M 1,848 26 675 8 24 1,680 7 614 1,172 18 1,066 17
6M 1,858 24 260 3 21 1,658 3 232 1,598 21 1,426 18
6M 233 3 110 1 3 204 1 96 123 2 108 2
8M 233 3 110 1 3 200 1 94 123 2 106 2
9M 485 7 54 1 6 409 0 46 431 7 363 6
10M 383 6 130 2 5 317 1 107 254 4 210 4
11M 424 7 740 11 6 344 9 600 -315 -4 -256 -3
12M 269 4 1,063 16 4 215 13 847 -794 -12 -632 -9
>12M -
18M 345 3 502 6 2 253 4 367 -157 -3 -115 -2
>18M-
24M 231 3 5 0 2 156 0 3 227 3 152 2
>24M-
36M 1,542 14 5 0 8 856 0 3 1,536 14 853 8
>36M-
48M 1,652 14 1 0 6 715 0 0 1,652 14 714 6
>48M-
60M 2,944 25 14 0 9 1,080 0 5 2,930 25 1,075 9
>60M 2,944 25 14 0 3 340 0 2 2,930 25 338 3
TỔNG 28,127 270 17,768 143.62 200 15,628 132 9,558 12,537 126 6,069 68
Bảng 3.4: Giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có
Dựa trên giá trị kinh tế của tài sản có tài sản nợ, ngân hàng cũng có thể tính
thời lượng của một tài sản.có nghĩa là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của
tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Thời lượng
Thời lượng của tài sản có nghĩa là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của t ài
sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Ví dụ:
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
65
Trái phiếu có kỳ đáo hạn 3 năm, lãi suất coupon 10% (R), mệnh giá là 100. Giá
trị của trái phiếu là 95.2 (giá trị thị trường hay còn gọi là giá trị kinh tế ) khi lãi
suất là 12%
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Lãi suất hiện hành
95.2 10 10 110 12%
Thời lượng của trái phiếu được tính như sau:
Thời lượng = 728.2
2.95
12.1
1103
12.1
102
12.1
101 32
năm
Qua trực giác, thời lượng thể hiện kỳ đáo hạn trung b ình của một tài sản. Trong
ví dụ này, thời lượng của trái phiếu là 2.782 năm gần bằng 3 năm bởi v ì chúng
ta nhận một dòng tiền lớn 110 trong năm thứ 3.
Thời lượng là cách đo lường hữu ích giá trị chịu rủi ro của một t ài sản khi các
chuyên gia kinh tế tìm thấy sự thay đổi trong giá của một t ài sản là sản phẩm
của 3 nhân tố: giá, thời lượng và sự thay đổi của lãi suất.
Một khi biết được thời lượng của một tài sản, ta tính được tác động của sự thay
đổi lãi suất lên giá của tài sản như sau:
% Giá = -
R
luongthoi
1
R
Vậy khi lãi suất tăng lên 11% tức R = 1% (11%-10%) thì giá trị của tài sản
thay đổi là 2.5% theo công thức như trên, tương đương 100 * 2.5% = 2.5
Trong khi đó, giả sử tài sản nợ là 95, thời lượng của tài sản nợ là 1.03 năm, giá
trị thị trường của tài sản nợ sẽ bị sụt giảm là 0.9% tương đương 0.9
(95 x 0.009 = - 0.9)
Kết qủa là giá trị của ngân hàng sẽ giảm tương ứng 1.6 (-2.5 –(-0.9) = -1.6)
3.3.4 Báo cáo giá trị một điểm cơ bản (BVP)
BPV là phương pháp được sử dụng để đo lường rủi ro lãi suất. Thường được sử
dụng để đo lường rủi ro lãi suất trong các giao dịch hoán đổi trong kinh doanh
tiền tệ, danh mục kinh doanh trái phiếu v à thị trường tiền tệ.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
66
Phương pháp này đã được sử dụng rất nhiều năm qua. Trong rất nhiều tổ chức
tài chính đã sử dụng nó để thay thế hay sử dụng kết hợp với giá trị chịu rủi ro.
BPV cho biết tổ chức tài chính đạt được hay lỗ bao nhiêu trên trạng thái của
mình khi lãi suất thay đổi 0.01% (1 điểm cơ bản) trên đường cong lợi nhuận
3.3.4.1 Cách tính BPV
Giả sử có $10 triệu trái phiếu, coupon 5.00% và đáo hạn trong 5 năm. Theo
đó, 5 năm sau sẽ nhận được lãi hàng năm và gốc vào ngày đáo hạn. Ngân hàng
có thể đánh giá giá trị của trái phiếu nh ư sau:
A. Sử dụng giá thị trường từ bảng giá giao dịch, hay
B. Chiết khấu các dòng tiền nhận được từ trái phiếu để tính giá trị hiện tại.
Giả sử ngân hàng sử dụng cách thứ 2, chiết khấu các d òng tiền nhận được từ
kinh doanh trái phiếu về giá trị hiện tại
Để cho đơn giản, chúng ta chỉ sử dụng 1 mức l ãi suất để chiết khấu các dòng
tiền của trái phiếu. Lãi suất là 5%. Chiết khấu các dòng tiền với lãi suất này sẽ
cho ra giá trị trái phiếu là 10,000,000,000.
Khi chiết khấu các dòng tiền này về giá trị hiện tại theo lãi suất 5.01%, (giả sử
lãi suất tăng 0.01%). Giá trị trái phiếu bây giờ l à $9,995,671.72.Chênh lệch là
$4,328.28.
Điều này cho thấy khi lãi suất tăng 0.01% sẽ làm giá trị của trái phiếu giảm
xuống. Nếu ngân hàng nắm giữ trái phiếu này thì sẽ gánh chịu mức lỗ là
$4,328.28 theo giá thị trường. Đây là BPV của trái phiếu.
3.3.4.2 Quản lý rủi ro bằng BPV:
BPV là một sự ước tính rủi ro lãi suất, vì thế ngân hàng có thể sử dụng để quản
lý rủi ro lãi suất.
Ngân hàng sử dụng cách này bằng các xác lập hạn mức BPV tối đa cho phép
các nhân viên kinh doanh thực hiên. Ví dụ, hạn mức mà BPV của danh mục
đầu tư không được vượt quá 10% giá trị đầu tư. Càng nhiều rủi ro lãi suất thì
hạn mức này càng cao.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
67
Nhân viên kinh doanh có thể sử dụng BPV để điều chỉnh rủi ro l ãi suất của
mình. Nếu nhân viên kinh doanh tiền tệ kỳ vọng lãi suất tăng thì nhân viên kinh
doanh tiền tệ sẽ giảm BPV của danh mục và ngược lại.
Ưu điểm của BPV là:
Cách tính toán khá đơn giản.
Dễ hiểu và được các nhân viên kinh doanh tiền tệ sử dụng rộng rãi.
Có thể áp dụng đối với các công cụ t ài chính khác có dòng tiền. Có nghĩa là ta
có thể tính BPVs cho các sản phẩm tr ên thị trường tiền tệ và giao dịch hoán
đổi.
Có thể sử dụng phối hợp tất cả các d òng tiền từ danh mục các giao dịch v à tính
BPV của danh mục.
Nhân viên kinh doanh tiền tệ có thể sử dụng để tính tỷ lệ hedge – phòng ngừa
rủi ro (nếu đang nắm giữ trái phiếu trạng thái tr ường và đoản tài sản khác,
nhân viên kinh doanh tiền tệ có thể tính tỷ lệ hedge tương đương từ tỷ lệ BPV
của hai tài sản theo cách dưới đây)
Hạn chế của BPV là:
Ta có thể biết BPV như không biết đường cong lợi nhuận biến động bao nhiêu
trên cơ sở ngày.
BPV giả sử rằng đường cong lợi tức biến động tăng hay giảm theo chiều song
song, trường hợp này thì không luôn luôn xảy ra.
Tuy nhiên có thể cải thiện được BPV bằng cách sử dụng thêm các hạn mức rủi
ro. Những hạn mức này tính được rủi ro mà nhân viên kinh doanh tiền tệ gặp
khi lãi suất không biến động theo chiều song song. Giám đốc quản lý rủi ro
thay đổi hình dạng của đường cong lợi tức. Có thể l àm đường cong lợi nhuận
dốc hơn hay phẳng hơn theo thời gian đáo hạn cụ thể và phân tích tác động đối
với lãi lỗ (P&L). Kỹ thuật thống kê Giá trị chịu rủi ro (Value at risk). cho biết
khả năng tổn thất trong khi BPV th ì không làm được
Nhân viên kinh doanh tiền tệ điều chỉnh BPV bằng cách thay đổi trạng thái
mà nhân viên kinh doanh tiền tệ đang nắm giữ.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
68
Ví dụ khi nhân viên kinh doanh tiền tệ có kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong khi
nhân viên kinh doanh tiền tệ này đang nắm giữ $10 triệu đồng trái phiếu 5 năm
nêu ở trên
Nhân viên kinh doanh tiền tệ muốn giảm BPV đang nắm giữ bằng một trong
những biện pháp sau:
1. Bán $10 triệu trái phiếu 5 năm và gửi kỳ hạn 3 tháng. BPV của $10 triệu tiền
gửi 3 tháng giả sử tương đương $250
2. Bán trái phiếu khác để giá trị trạng thái tr ường và đoản sẽ cho giá trị BPV
ròng thấp hơn.
3. Trả lãi suất cố định dựa trên lãi suất swap để giá trị BPV của swap v à trái
phiếu sẽ cho BPV thấp hơn.
4. Bán hợp đồng tương lai lãi suất hay trái phiếu để giảm tổng BPV cho danh
mục đầu tư.
Để tính chính xác BPV th ì cần có bảng tính hay hệ thống kinh doanh của ph òng
giao dịch để cung cấp lãi suất chiết khấu một cách chính xác theo l ãi suất thị
trường.
Giả sử muốn tính BPV của trái phiếu $10 triệu, thời hạn 5 năm, lãi suất coupon
5% khi lãi suất thị trường là 5%.
Nhập các thông tin sau vào trong máy tính tay theo các bư ớc sau:
N = 5.00
I = 5.00%
PMT = 500,000
FV = 10,000,000
Bấm PV và kết quả có được là 10,000,000
Cũng lập lại các thao tác như vậy với lãi suất thị trường là 5.01% (I). Kết quả tính
được là $9,995,771.72
Chênh lệch $4,328.28 là BPV của trái phiếu.
Đối với trái phiếu kỳ hạn 3 năm, với các thông tin sau:
N = 3.00
I = 5.00%
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
69
PMT = 500,000
FV = 10,000,000
Ta tính được PV là 10,000,000. Trường hợp I = 5.01%, ta có PV là $9,997,277.26
Chênh lệch $2,722.73 là BPV của trái phiếu.
Có thể thấy rằng trái phiếu có kỳ hạn c àng dài (hay giao dịch hoán đổi) thì có BPV
cao hơn và vì vậy rủi ro lãi suất cao hơn.
Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro (hedge):
Nhân viên kinh doanh tiền tệ tận dụng những thay đổi tr ên đường cong lợi
nhuận dự đoán để kinh doanh. Ví dụ khi dự đoán l ãi suất ngắn hạn sẽ tăng và
lãi suất dài hạn giảm. Sử dụng ví dụ trái phiếu 3 năm v à 5 năm để làm ví dụ:
Trái phiếu 3 năm Trái phiếu 5 năm
Giá trị 10,000,000 10,000,000
Lãi suất (%/năm) 5 5
Lãi nhận hàng năm (PMT) 500,000 500,000
Giá trị nhận được khi đáo hạn (FV) 10,000,000 10,000,000
Giá trị hiện tại với lãi suất 5% (PV) 10,000,000 10,000,000
Giá trị hiện tại với lãi suất 5.01% (PV) 9,995,771.72 9,997,277.26
Giá trị một điểm cơ bản (BPV) 4,328.28 2,722.73
Nhân viên kinh doanh tiền tệ sẽ bán trái phiếu 3 năm và mua trái phiếu 5 năm
bởi vì hai trái phiếu này có BPVs khác nhau để có thể đánh giá hay tính toán tỷ
lệ giao dịch kinh doanh theo rủi ro có li ên quan. Vì thế nếu mua $10 triệu trái
phiếu 5 năm, nhân viên kinh doanh tiền tệ sẽ bán:
4,328/2,722 (BPV trái phiếu 5 năm/BPV trái phiếu 3 năm )x $10m = 15.9m
trái phiếu 3 năm BPV của hai giao dịch sẽ bằng 0.
- Để đo lường rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ v à đầu tư tài
chính.. Đồng thời dựa trên tính toán sự thay đổi 1 điểm cơ bản kết hợp các
công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro lãi suất.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
70
- Tập hợp tất cả các dòng tiền TSC-TSN để xác định giá trị BVP của các t ài sản
này theo kỳ hạn tương ứng.
Giá trị sổ sách
(tỷ đồng)
Giá trị TSC-TSN
khi LS tăng 1% (tỷ
đồng)
BPV (tỷ đồng)
TSC TSN TSC TSN TSC TSN
Kỳ hạn
A1 L1 A2 L2 A1-A2 L1-L2
1M 1,730 4,759 1,706.2 4,690 24 69
2M 2,087 1,211 2,030.4 1,179 57 32
3M 2,040 525 1,961.8 505 78 20
4M 1,689 225 1,597.2 216 92 9
5M 1,848 675 1,722.4 638 125 38
6M 1,858 260 1,723.0 244 136 17
6M 233 110 212.0 103 21 7
8M 233 110 209.1 102 24 8
9M 485 54 423.3 50 62 5
10M 383 130 328.6 115 55 14
11M 424 740 352.4 630 72 109
12M 269 1,063 221.4 887 48 176
>12M -
18M 345 502 297.4 417 48 84
>18M-
24M 231 5 181.3 4 50 1
>24M-
36M 1,542 5 1,180.9 4 361 1
>36M-
48M 1,652 1 1,142.3 0 510 0
>48M-
60M 2,944 14 1,881.4 9 1,063 5
>60M 2,944 14 1,102.9 6 1,842 8
TỔNG 28,127 17,768 18,274.10 9,800 9,853 7,968
Bảng 3.5: Bảng báo cáo giá trị 1 điểm cơ bản(BPV)
3.4 Các bước trong quá trình kiểm toán
Các kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thể kiểm tra quy tr ình định kỳ:
- Tính hợp lý và hiệu lực của kịch bản và giả định
- Hiệu lực của việc tính toán cách đo l ường rủi ro
Có thể sử dụng phối hợp các hạn mức để kiểm soát rủi ro l ãi suất. Những hạn
mức này bao gồm hạn mức cơ bản trên mức độ thu nhập rủi ro và giá trị kinh tế
rủi ro (ví dụ, số tiền thu nhập ròng và giá trị kinh tế có thể thay đổi đối với một
kịch bản lãi suất cho trước) cũng như hạn mức thứ hai. Các hạn mức thứ hai
này hình thành một “ hạn mức dự phòng thứ hai” và bao gồm hạn mức số
lượng theo kỳ hạn đến hạn, coupons, thị tr ường hay các công cụ.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
71
Phạm vi và thủ tục của việc xác nhận tính hợp lệ của việc đo l ường tập trung
vào một số nội dung, cách thức như sau:
3.4.1 Các thủ tục chung
Đầu tiên các người kiểm tra tập hợp hay kiểm tra thông tin xuy ên suốt trong
hoạt đông ngân hàng, như là trong các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi, và các
sản phẩm ngoại bảng. Để tránh thủ tục kiểm tra chồng chéo l ên nhau, người
kiểm tra nên thảo luận và chia sẻ dữ liệu kiểm tra rủi ro lãi suất cũng như các
rủi ro đúng chỗ bao gồm tín dụng, giá, thanh khoản v à rủi ro chiến lược trước
khi bắt đầu những bước tiếp theo.
3.4.2 Xác định phạm vi kiểm tra rủi ro lãi suất
3.4.2.1 Bước 1.
Kiểm tra các tài liệu dưới đây để nhận biết bất cứ các vấn đề trước đây:
Các phê bình báo cáo kiểm tra trước đây chỉ ra rủi ro lãi suất
Hồ sơ đánh giá rủi ro gần nhất của ngân hàng
Kiểm toán nội bộ/bên ngoài chỉ ra quá trình quản lý rủi ro lãi suất và biên bản
làm việc nếu cần
3.4.2.2 Bước 2.
Tiếp cận và kiểm tra thông tin dưới đây để thiết lập một khái niệm ban đầu về
rủi ro lãi suất của ngân hàng và quyết định bất cứ thay đổi nào xảy ra trong cơ
cấu bảng cân đối của ngân hàng hay bản chất của các giao dịch ngoại bảng kể
từ kỳ kiểm tra trước:
Lọc ra rủi ro lãi suất quý gần nhất của ngân hàng
Báo cáo thu nhập và bảng cân đối
Bảng cân đối chi tiết đầu tư và danh sách các khoản mục và bán kể từ kỳ kiểm
tra cuối cùng
Báo cáo dự toán và sự khác biệt
Các biên bản họp và chỉ đạo gần nhất của Hội đồng quản trị
Biên bản họp của ALCO kể từ kỳ kiểm tra gần nhất
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
72
3.4.2.3 Bước 3.
Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng v à phân tích xu hướng trong chênh lệch
(margin) lãi suất ròng tính theo quý của ngân hàng kể từ lần kiểm tra cuối và
chênh lệch lãi suất ròng hàng năm trong 2 năm trước. Đánh giá những chênh
lệch này trong ngữ cảnh môi trường lãi suất của các giai đoạn thời gian t ương
ứng.
Phân tích xu hướng trong khối lượng, lãi suất và hỗn hợp các thay đổi để quyết
định có những thay đổi đáng kể n ào trong hổn hợp các danh mục đầu tư trong
ngân hàng hay trong việc thực hiện các thu nhập của ngân h àng có thể cho thấy
một sự thay đổi trong tình hình rủi ro lãi suất hiện tại hay tiềm năng của ngân
hàng.
Đánh giá liệu ngân hàng có nền tảng thu nhập và vốn đủ để hỗ trợ mức độ rủi
ro lãi suất ngắn hạn và dài hạn hay không và rủi ro đó có thể mang đến cho t ình
hình tài chính trong tương lai của ngân hàng không. Cán bộ kiểm tra nên xem
xét những nhân tố sau đây:
Thế mạnh và sự bền vững của nguồn thu nhập nhân h àng và mức độ thu nhập
ngân hàng cần huy động và duy trì các hoạt động kinh doanh b ình thường.
Theo một số mô phỏng về lãi suất hợp lý, mức độ rủi ro cao xảy ra khi sự thay
đổi lãi suất sẽ gây nên tổn thất cho ngân hàng hay làm giảm lợi tức của cổ đông
thường và hoạt động kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy, Ban giám
đốc ngân hàng phải đảm bảo ngân hàng có đủ vốn và thanh khoản để chịu đựng
các tác động ngược có thể xảy ra cho đến khi ngân h àng có thể thực thi hành
động điều chỉnh như là giảm rủi ro hay tăng vốn.
Mức độ giảm giá hiện tại và tiềm năng đối với giá trị kinh tế c ơ bản của ngân
hàng do sự thay đổi lãi suất. Khi ngân hàng có tổn thất không thấy được đáng
kể đối với tài sản của ngân hàng bởi vì sự thay đổi lãi suất (ví dụ sự giảm giá
của danh mục đầu tư hay các khoản cho vay), cán bộ kiềm tra nên đánh giá tác
động của sự giảm giá đối với mức độ v à tỷ lệ vốn của ngân hàng, nếu nhận biết
được. Trong khi quyết định, cán bộ kiểm tra n ên xem xét đến mức độ mà
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
73
nguồn vốn hay trạng thái ngoại bảng của ngân h àng có thể bù lại sự giảm giá
của tài sản. Sự bù đắp đó có thể bao gồm tiền gửi không kỳ hạn m à ban giám
đốc ngân hàng có thể chứng minh như là một nguồn vốn ổn định với lãi suất
không thay đổi. Hay là ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ swap để ngân h àng
có thể trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi. Loại nghiệp vụ swap n ày cần
thiết để chuyển nguồn vốn có lãi suất thả nổi sang nguồn có lãi suất cố định
Những rủi ro khác xảy ro cho ngân h àng có thể làm giảm vốn. Cán bộ kiểm tra
nên xem xét đến toàn bộ tiểu sử rủi ro của ngân hàng có liên quan đến vốn.
3.4.2.4 Bước 4.
Kiểm tra bất cứ báo cáo nào mà ban điều hành sử dụng để nhận biết, đo lường,
theo dõi hay kiểm soát rủi ro lãi suất. Xem xét:
Việc nhập liệu mô hình mô phỏng.
Báo cáo Gap
Báo cáo xác nhận tính hợp lệ của mô h ình
Báo cáo kiểm tra khủng hoảng
3.4.2.5 Bước 5:
Thảo luận với ban điều hành:
Phương pháp đo lường rủi ro mà ban điều hành sử dụng để tính và theo dõi rủi
ro lãi suất
Ban điều hành có thực thi các thay đổi đáng kể trong chiến l ược rủi ro lãi suất
của ngân hàng hay không
Nhân sự và tổ chức của ALCO, phòng Kinh doanh tiền tệ, đầu từ và bộ phận
điều chuyển vốn của ngân hàng
3.4.2.6 Bước 6.
Dựa trên kết quả từ các bước đầu tiên và các cán bộ kiểm soát thích hợp, quyết
định phạm vi của việc kiểm tra n ày.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
74
Danh mục các khoản cho vay:
Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản cho vay với thời gian đáo hạn
không các định, như là nợ thẻ tín dụng, biết chắc chắn thời gian đáo hạn hay
ngày định giá lại đối với các khoản cho vay đó v à đánh giá rủi ro tiềm năng xảy
ra cho ngân hàng
Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản cho vay với l ãi suất cố định
trung hay dài hạn, đánh giá sự tăng giá hay giảm giá của các khoản vay có thể
ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của ngân h àng như thế nào.
Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các sản phẩm cho va y cầm cố với lãi
suất có thể điều chỉnh và các khoản cho vay khác với trần lãi suất xác định,
đánh giá các ảnh hưởng của trần lãi suất đó đến thu nhập trong tương lai của
ngân hàng và tại mức độ lãi suất nào thì các trần đó sẽ có ảnh hưởng.
Đánh giá sự gia tăng đáng kể của lãi suất sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện
tín dụng của các danh mục cho vay của ngân h àng như thế nào.
Nếu ngân hàng không kết hợp và áp dụng các hình thức phạt cho việc thanh
toán trước nợ vay cho các khoản cho vay trung hay d ài hạn, đánh giá ảnh
hưởng của việc áp dụng các h ình thức phạt trong việc chọn lựa các khoản vay.
Danh mục đầu tư
Kiểm tra bảng cân đối tài khoản và danh sách đầu tư để xác định bản chất và
kết cấu đáo hạn/định giá lại của danh mục ngân h àng đầu tư.
Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản đầu tư trung – dài hạn với lãi
suất cố định, xác định sự tăng hay giảm giá tiềm năng của các khoản đầu t ư
này. Đánh giá việc tăng hay giảm giá này có thể ảnh hưởng đến vốn và thu
nhập của ngân hàng như thế nào.
Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các khoản đầu tư với quyền chọn rõ ràng
hay ẩn thì đánh giá tác động của những quyền chọn này đến thu nhập của ngân
hàng trong tương lai và ở mức độ lãi suất nào những quyền chọn này có thể
thực hiện.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
75
Tài khoản tiền gửi
Đánh giá tiền gửi của ngân hàng có thể tác động trở lại trong các môi tr ường
lãi suất khác nhau như thế nào. Xem xét các giả thuyết của ban điều hành đối
với các hạn mức sàn hay trần ẩn hay rõ ràng đối với lãi suất tiền gửi và sự nhạy
cảm lãi suất của người gửi tiền và các sản phẩm tiền gửi
Xác định tính hợp lý của các giả định ngân h àng về đáo hạn có ảnh hưởng của
các khoản tiền gửi và đánh giá ở mức độ tiền gửi nào của ngân hàng có thể bù
đắp được rủi ro lãi suất
Phân tích xu hướng trong các tài khoản tiền gửi. Xem xét: tính ổn định của lãi
suất công bố, số dư tăng hoặc giảm, sự tập trung khách hàng gửi tiền lớn, tính
đa dạng và theo mùa của số dư tiền gửi
Các sản phẩm phái sinh ngoại bảng
Kết hợp các bước với cán bộ kiểm tra được phân công để kiểm tra các hoạt
động ngoại bảng được áp dụng:
Xác định liệu ban điều hành sử dụng các hợp đồng lãi suất giao dịch phái sinh
ngoại bảng để quản lý rủi ro lãi suất. Phân biệt giữa các hoạt động nh ư sau:
- Các hoạt động giảm rủi ro sử dụng các sản phẩm phái sinh để giảm biế n động
của thu nhập hay để ổn định giá trị kinh tế của t ài sản có, tài sản nợ hay việc
kinh doanh riêng biệt.
- Các hoạt động có trạng thái sử dụng các sản phẩm phái sinh nh ư đầu tư thay
thế hay đặc biệt thay đổi t ình trạng rủi ro lãi suất chung của tổ chức
Đánh giá tác động của các giao dịch phái sinh tr ên tình trạng rủi ro lãi suất của
ngân hàng để ban điều hành biết được mục đích của việc sử dụng chúng.
Các nguồn khác của rủi ro lãi suất
Nếu ngân hàng có các nguồn rủi ro lãi suất khác, như là dịch vụ cầm cố, thẻ tín
dụng, hay các cho vay đảm bảo bằng t ài sản khác, thì xác định tính nhạy cảm
của các nguồn khác này đối với sự thay đổi lãi suất và tác động tiềm ẩn đối với
thu nhập và vốn chủ sở hữu.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
76
3.4.3 Đánh giá chất lượng của quá trình quản lý rủi ro lãi suất (cao, trung
bình, kém)
Các chính sách của ngân hàng
Xác định các chính sách của ngân hàng đối với việc kiểm soát bản chất v à số
lượng rủi ro lãi suất thì (vừa phải/không vừa phải) với mục đích xác định tính
hợp lý của các chính sách li ên quan đến rủi ro lãi suất. Các chính sách bao
gồm:
Quy trình quản lý rủi ro để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro
Thiết lập khả năng chịu đựng rủi ro, hạn mức rủi ro v à khả năng quản lý rủi ro:
có phù hợp với bản chất và sự phức tạp của rủi ro lãi suất ngân hàng không và
có được đánh giá lại định kỳ khi có sự thay đổi điều kiện thị tr ường và các hoạt
động của ngân hàng không.
Các hoạt động ngoại bảng của ngân h àng
Xem xét các hoạt động ngoại bảng của ngân h àng để xác định liệu các hoạt
động như thế có nhất quán với chiến lược và chính sách rủi ro lãi suất của Hội
đồng quản trị không.
Nếu có, xác định liệu việc sử dụng các công cụ phái sinh nh ư thế cho phép
ngân hàng đạt được các chiến lược đó một cách hiệu quả.
Xem xét quy trình quản lý
Xem xét quy trình quản lý để xác định Ban điều hành và Hội đồng quản trị
có/không thực thi quy trình hiệu quả để quản lý rủi ro lãi suất nhằm đánh giá
hiệu quả của việc nhận dạng rủi ro l ãi suất của ngân hàng
Đánh giá các chiến lược của ngân hàng đối với việc quản lý rủi ro lãi suất và
các công cụ và danh mục được sử dụng để quản lý rủi ro
Xác định liệu các hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng (MIS) có cung cấp
đủ thông tin quá khứ, xu hướng và khách hàng đầy đủ để giúp nhân viên ngân
hàng thiết lập và đánh giá các giả định có liên quan đến hành vi của khách
hàng. Xem xét tài liệu nào nếu thông tin có sẳn để phân tích: Các khoản thanh
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
77
toán trước nợ vay có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, các khoản tiền gửi rút trước
hạn, các biên độ giữa các sản phẩm có lãi suất như là các khoản cho vay dựa
trên lãi suất cơ bản và các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và các mức lãi suất
thị trường
Xác định liệu hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng (MIS) có cung cấp
thông tin hợp lý và đúng lúc để đánh giá rủi ro lãi suất trong trạng thái cân đối
trong và ngoại bảng
Xác định liệu thông tin có sẳn cho tất cả các danh mục đầu t ư của ngân hàng,
các đơn vị kinh doanh và các bộ phận nghiệp vụ khác . Nội dung cần xem xét là
số dư nợ hiện tại, lãi suất/coupons và danh mục định giá lại, đáo hạn theo hợp
đồng hay ngày định giá lại, hạn mức trần hay sàn lãi suất theo hợp đồng, kế
hoạch trả chậm và thanh toán lại, lãi suất ưu đãi ban đầu
Xác định các phương pháp tập hợp dữ liệu của ngân hàng có đầy đủ cho mục
đích phân tích bản chất và phạm vi của rủi ro lãi suất của ngân hàng
3.4.4 Đánh giá chất lượng báo cáo đo lường rủi ro lãi suất đang sử dụng
Nếu ngân hàng sử dụng báo cáo Gap , thì xem báo cáo này có:
Bao gồm tất cả tài sản có, tài sản nợ, và các khoản mục ngoại bảng hay không
Nếu các khoản mục cụ thể không được bao gồm trong đó th ì xác định lý do tại
sao.
Phản ánh các giả định phù hợp để đưa các khoản mục trong bảng cân đối vào
các nhóm kỳ hạn đáo hạn hay dãy thời gian khác nhau.
Bao gồm các dãy thời gian đầy đủ để tiện cho việc the o dõi cả rủi ro ngắn và
dài hạn.
Cho phép ban điều hành đánh giá thời gian đáo hạn tài sản có và nợ không, có
ngày định giá theo hợp đồng một cách ph ù hợp (chẳng hạn, đối với tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và thẻ tín dụng)
Cho phép ban điều hành xem xét các biến động theo mùa, xu hướng khối
lượng trong quá khứ, và cả đặc điểm hành vi.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
78
Cho phép ban điều hành xem xét các quyền chọn ẩn mà khách hàng có thể
thực hiện không. (ngân hàng nên sử dụng báo cáo Gap khác nhau cho mỗi kịch
bản lãi suất. Quyền chọn ẩn có thể bao gồm quyền rút tiền, thanh toán tiền vay
trước hạn, và các hạn mức trần và sàn của các công cụ lãi suất thả nổi)
Nếu ngân hàng sử dụng mô hình mô phỏng thì xác định:
Liệu mô hình do các nhà cung cấp chương trình bên ngoài hay được thực hiện
bởi ngân hàng
Vai trò của mô hình mô phỏng trong họat động điều hành rủi ro lãi suất. Xác
định liệu mô hình là chỉ số cơ bản của rủi ro lãi suất hiện tại hay nó cũng được
sử dụng để kiểm tra tác động của chiến l ược tương hay thay thế.
Liệu ban điều hành có đánh giá kết quả của mô phỏng so với kết quả thực tế để
thấy rõ bất kỳ các nhược điểm trong mô hình.
Kiểm tra khả năng của mô h ình để xác định liệu mô h ình có: Nhận biết và
lượng hóa được rủi ro đối với thu nhập ròng hay giá trị kinh tế
Cho phép ngân hàng đo lường rủi ro lãi suất từ các nguồn khác nhau và các
khoảng thời gian khác nhau
Cho phép ngân hàng thực hiện các việc kiểm tra độ nhạy của các giả định quan
trọng bao gồm: Mối liên hệ của đường cong lợi tức, biên độ, và việc định giá
lại, việc thanh toán trước các khoản tiền vay và đầu tư và biến động của tiền
gửi không kỳ hạn
3.4.5 Đánh giá chất lượng giám sát rủi ro lãi suất:
Xác định loại hạn mức nào được sử dụng để kiểm soát rủi ro l ãi suất và xác
định rõ hiệu quả của các hạn mức này. Các hạn mức này có xác định dãy lãi
suất có khả năng thay đổi và tác động tiềm năng của sự thay đổi l ãi suất lên thu
nhập và giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu
Xác định liệu ngân hàng có thiết lập mức độ thu nhập mà ngân hàng sẳn sàng
chịu rủi ro khi lãi suất biến động ngược chiều. Nếu ban điều hành sử dụng các
tỷ lệ Gap để hạn chế rủi ro lãi suất, xác liệu các hạn mức này có chuyển thành
hạn mức thu nhập chịu rủi ro không.
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
79
Xác định liệu ban điều hành có thiết lập hạn mức đối với rủi ro d ài hạn hay
định giá lại (Gap).
3.4.6 Đánh giá các cán bộ trong Ban điều hành và Hội đồng quản trị
Đánh giá trình độ và năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ trong Ban điều
hành, Hội đồng quản trị (Có/không có) đáp ứng các kỹ năng cần thiết và kiến
thức để quản lý rủi ro lãi suất một cách hiệu quả không.
Đồng thời đánh giá trình độ và năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ phụ trách
công tác quản lý rủi ro lãi suất
3.4.7 Đánh giá mức độ rủi ro lãi suất qua các tiêu chí kiểm toán:
Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro l ãi suất của ngân
hàng, báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất có thể tóm tắt theo các cấp độ sau đây:
Rủi ro lãi suất
Thấp
Rủi ro lãi suất
Trung bình
Rủi ro lãi suất
Cao
Cán bộ phụ trách hiểu
tường tận tất cả các khía
cạnh liên quan đến rủi ro
lãi suất
Ban điều hành dự đoán và
phản ứng đối với sự thay
đổi tình hình thị trường
tốt.
Kiến thức về rủi ro lãi
suất được hiểu thấu đáo ở
các cấp độ thích hợp trong
ngân hàng.
Trách nhiệm giám sát hạn
mức rủi ro và đo lường rủi
ro độc lập với những
người ra quyết định thực
Có hiểu một cách hợp lý
các khía cạnh chính liên
quan đến rủi ro lãi suất
Phản ứng đối với sự thay
đổi tình hình thị trường
một cách hợp lý.
Kiến thức về rủi ro lãi suất
có ở các cấp độ thích hợp
trong ngân hàng.
Trách nhiệm giám sát hạn
mức rủi ro và đo lường rủi
ro độc lập với những
người ra quyết định thực
Không hiểu, hay bỏ qua
luôn các khía cạnh chính
liên quan đến rủi ro lãi
suất
Không thể dự đoán hay có
phản ứng thích hợp và kịp
thời với sự thay đổi t ình
hình thị trường.
Kiến thức rủi ro lãi suất có
thể tập trung vào một số ít
cá nhân.
Trách nhiệm giám sát hạn
mức rủi ro và đo lường rủi
ro không độc lập với
những người ra quyết định
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
80
hiện các giao dịch có rủi
ro.
Số dư phản ánh ít rủi ro
định giá lại và rủi ro cơ
bản, rủi ro đường cong lợi
nhuận là thấp nhất Trạng
thái quyền chọn dễ dàng
được nhận biết và quản lý
tốt
Trạng thái không cân bằng
trong ngắn hạn
Sự không cân bằng không
có khả năng gây ra biến
động đối với thu nhập hay
vốn do biến động của lãi
suất.
Quy trình quản lý rủi ro lãi
suất hiệu quả và năng
động.
Công cụ đo lường rủi ro
và phương pháp hỗ trợ
quyết định bằng các cung
cấp những thông tin kịp
thời theo những kịch bản
mô phỏng đa dạng và hợp
lý.
Hệ thống thông tin kịp
hiện các giao dịch có rủi
ro.
Số dư phản ánh rủi ro định
giá lại, rủi ro cơ bản, rủi ro
đường cong lợi nhuận, rủi
ro quyền chọn được duy
trì ở mức độ có thể quản
lý.
Trạng thái không cân bằng
có thể trong dài hạn nhưng
được phòng ngừa hiệu
quả.
Có biến động trong thu
nhập và vốn do lãi suất
biến động không được dự
đoán trước.
Quy trình quản lý rủi ro lãi
suất hợp lý.
Công cụ đo lường rủi ro
và phương pháp hỗ trợ có
nhược điểm nhỏ nhưng có
cho thấy được quy mô và
sự phức tạp của rủi ro
trong và ngoài bảng cân
đối của ngân hàng.
Hệ thống thông tin hầu
thực hiện các giao dịch có
rủi ro.
Số dư phản ánh rủi ro định
giá lại, rủi ro cơ bản, rủi ro
đường cong lợi nhuận, rủi
ro quyền chọn được duy
trì ở mức độ nghiêm trọng.
Trạng thái không cân bằng
trong dài hạn và tốn kém
để phòng ngừa.
Khả năng biến động trong
thu nhập và vốn do lãi suất
biến động không được dự
đoán trước cao.
Quy trình quản lý rủi ro lãi
suất không đầy đủ.
Quy trình quá đơn giản,
không cho thấy rõ quy mô
và độ phức tạp của rủi ro
trong và ngoài bảng cân
đối của ngân hàng.
Hệ thống thông tin có
Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất
81
thời, chính xác, hoàn
chỉnh và đáng tin cậy.
Cơ cấu hạn mức cung cấp
các thước đo rõ ràng cho
rủi ro đối với thu nhập và
giá trị kinh tế của vốn theo
nhiều kịch bản lãi suất đa
dạng hợp lý và rõ ràng.
như kịp thời, chính xác,
hoàn chỉnh và đáng tin
cậy.
Cơ cấu hạn mức phù hợp
để kiểm soát rủi ro đối với
thu nhập và giá trị kinh tế
của vốn theo nhiều kịch
bản lãi suất hợp lý và rõ
ràng.
nhiều nhược điểm nghiêm
trọng.
Cơ cấu hạn mức không
hợp lý hay không phản
ánh sự hiểu biết rủi ro đối
với thu nhập và giá trị
kinh tế của vốn .
Kết luận
Việc kiểm soát hiệu quả rủi ro l ãi suất đòi hỏi có một quy trình quản lý rủi ro
toàn diện đảm bảo phát hiện kịp thời, đo l ường, giám sát và kiểm soát rủi ro.
Cách thức thực hiện quy tr ình này có thể đa dạng, phụ thuộc vào quy mô và
sự phức tạp của ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng có thể chọn
việc thiết lập và truyền tải các nguyên tắc và cách thực hiện quản lý rủi ro
bằng văn bản. để có hướng dẫn kiểm soát rủi ro chính thức.
Cho dù ngân hàng sử dụng cơ chế như thế nào thì thủ tục hay quy trình quản
lý rủi ro lãi suất của ngân hàng nên được thiết lập như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền nhận biết rủi ro lãi suất tiềm ẩn đang phát sinh từ
những sản phẩm hay hoạt động mới hay hiện tại; thiết lập v à duy trì hệ thống
đo lường rủi ro lãi suất; lập và thực hiện chiến lược; và những loại trừ chính
sách cho phép.
Một hệ thống đo lường rủi ro lãi suất. Hệ thống đo lường rủi ro của ngân hàng
nên giúp nhận biết và lượng hóa những nguồn chính dẫn đến rủi ro l ãi suất
của ngân hàng một cách kịp thời.
Một hệ thống giám sát và báo cáo tình hình rủi ro. Nhà quản lý cấp cao và hội
đồng quản trị hay ủy ban quản lý n ên nhận các báo cáo về t ình hình rủi ro lãi
suất của ngân hàng ít nhất là hàng quý nhưng thường xuyên hơn nến tính chất
và mức độ rủi ro của ngân hàng đòi hỏi cần có báo cáo. Những báo cáo n ày
nên cho phép nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị đánh giá khoản rủi ro
lãi suất đang chịu, tuân thủ theo hạn mức đ ã được thiết lập và chiến lược quản
lý có phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro mà hội đồng quản trị đã đặt ra
hay không.
Hạn mức rủi ro và kiểm soát theo tính chất và khoản rủi ro lãi suất có thể gặp
phải. Khi quyết định hạn mức rủi ro, nh à quản lý cấp cao nên xem xét bản
chất chiến lược và hoạt động của ngân hàng, quá trình thực hiện trước đây,
mức độ thu nhập và vốn sẳn có để bù đắp những khoản tổn thất và khả năng
chịu đựng rủi ro do Hội đồng quản trị (HĐQT) đặt ra.
83
Lãi suất là yếu tố do thụ trường quyết định, mặt khác tác động rất lớn đến kết
quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, việc quản lý rủi ro lãi suất không
được chú trọng là nguyên nhân dẫn đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng sụt
giảm. Ngân hàng có thể tự thiết kế và thực hiện các mô hình đo lường rủi ro
hay mua các mô hình này từ một nhà cung cấp bên ngoài. Thực hiện một mô
hình tự xây dựng (nếu ngân hàng có khả năng) thì thường được chọn lựa hơn vì
mô hình có thể được thiết kế thích hợp với t ình hình hoạt động đặc trưng riêng
của ngân hàng.
Để thực hiện một mô h ình riêng, ngân hàng phải thiết kế mô hình và cần sự hô
trợ lập trình từ Khối Công nghệ thông tin .
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân h àng – PTS. Nguyễn Văn Tiến chủ
biên – Học viện ngân hàng
2. -te/200804/loi-nhuan-cua-cac-ngan-
hang-nho-giam-manh.70408.html
3. -luc-loi-nhuan-ngan-hang-
2008.htm
Tiếng Anh
1. Basel II
2. Interest rate risk - Comptroller of the Currency Administrator of National
Banks 1997-1998
3. Interest-rate risk in the Indian banking system (Ila Patnaik ICRIER, New
Delhi and NCAER, New Delhi - Ajay Shah Ministry of Finance, New Delhi
and IGIDR, Bombay ajayshah@mayin.org
February 7, 2003
4. Asset and liability management - J.Dermine & Y.F.Bissada
VietNam special report - Vietnamese bank a home-made liquidity squeeze
August
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xaydungquytrinhqlrrlstaieximbank1.pdf