LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc gia. Thế nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn” cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê mà còn của người nông dân thì việc xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nhân thô, tìm hiểu những tồn tại vướng mắc trong các khâu thuộc quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp dựa trên việc ứng dụng hợp đồng giao sau để giảm thiểu tác động biến động giá cà phê, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp phân tích nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, sách báo, Internet có liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh cà phê, các công cụ phái sinh, để cho thấy tổn thất của ngành kinh doanh cà phê do ảnh hưởng của biến động giá và tác dụng của chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua hoạt động của thị trường giao sau.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp khả thi trên nền tảng xây dựng và phát triển thị trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này.
5. Kết cấu của luận văn
§ Lời mở đầu.
§ Chương 1: Tìm hiểu những rủi ro gặp phải do biến động giá đến sản xuất
nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu về vai trò của thị trường giao sau.
§ Chương 2: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng
ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.
§ Chương 3: Đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng và phát triển thị
trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
§ Kết luận
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật phân tích đo lường, ước lượng mô hình mô
phỏng biến động giá cả còn rất thiếu và yếu. Chỉ một bộ phận nhỏ các cán bộ trong
doanh nghiệp được đào tạo nhưng chưa có sự chuyên sâu. Vừa kinh doanh vừa học
do vậy những sai lầm mắc phải là không thể tránh khỏi.
Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp chưa thật sự mạnh
về cả chất lẫn lượng. Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn
thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như
kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, các nhà môi
giới còn quá ít để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này.
Kết luận chương II
Cũng như những mặt hàng nông sản khác của Việt Nam đều chỉ tham gia ở
khâu ít giá trị gia tăng, rủi ro cao và nhiều lệ thuộc, cà phê Việt Nam tuy chiếm giữ
thị phần xuất khẩu không nhỏ trên thế giới nhưng chủ yếu ở khâu trồng cấy và thu
gom sản phẩm thô, cà phê nhân được xuất cho các công ty nước ngoài. Họ chế biến,
chắt lọc, phân đoạn làm nhiều tầng, thu nhiều khoản lời và đóng nhãn mác của họ
bán cho người tiêu dùng. Vì chiếm giữ những phần ít rủi ro, lại nắm được thông tin
đầu nguồn nên họ chủ động tránh được thiệt hại. Phần bất lợi đẩy về phía những
doanh nghiệp xuất khẩu và được doanh nghiệp đẩy về khu vực sản xuất là những
người nông dân trồng cà phê. Nếu không đảm bảo được lợi ích cho người trồng cà
phê thì khả năng họ chuyển sang canh tác cây trồng khác là điều chắc chắn, vấn đề
này về lâu về dài không có lợi cho nền sản xuất quốc gia nói chung và cho ngành
xuất khẩu cà phê nói riêng.
Vấn đề trước mắt là làm thế nào để giúp người nông dân trồng cà phê yên
tâm sản xuất và có thể đương đầu với rủi ro biến động giá ngày càng gia tăng thì
47
ngoài việc thiết lập lại một mô hình sản xuất kinh doanh mới với sự liên kết chặt
chẽ giữa các khâu, chúng ta cần xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê.
Bởi ít nhất cho đến lúc này, người nông dân đã dần mất niềm tin vào cung cách mua
bán, giao dịch cũ theo kiểu phi thương mại từ các đại lý thu mua cà phê truyền
thống, việc họ sẽ tìm đến giao dịch với sàn cà phê Buôn Ma Thuột là điều tất nhiên.
Vấn đề còn lại là làm sao để họ đến với con đường ngắn nhất và trong thời gian sớm
nhất có thể.
Tuy nhiên với những hạn chế đã nêu ở trên trong việc triển khai thị trường
này thì cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế đó. Trong
phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào một số giải pháp chính và giải pháp có tính định
hướng để xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.
Với những khó khăn như vậy nhưng chúng ta cũng vẫn cần phải triển khai
giao dịch cà phê giao sau tại BCEC nhanh chóng vì hai lẽ: một là tăng công cụ bảo
hộ cho người sản xuất và kinh doanh cà phê; hai là hiện tại, ngoài Nybot và Liffe
mà doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia, mới đây, sàn hàng hóa Sicom của
Singapore cũng sang Việt Nam mời doanh nghiệp tham gia, nếu chúng ta chậm nữa
giao dịch cà phê kỳ hạn sẽ trở thành thị trường cho các sàn nước ngoài vào chiếm
chỗ.
48
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ
PHÊ TẠI VIỆT NAM ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN
ĐỘNG GIÁ
3.1. Xây dựng thị trường giao sau trên cơ sở triển khai giao dịch giao sau tại
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
3.1.1. Thay đổi mô hình tổ chức sàn giao dịch
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch
v Khối lãnh đạo:
Giám đốc: gồm 1 giám đốc, có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của
các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp lý cho sàn giao dịch.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trung tâm giao dịch Trung tâm kiểm định ,
chuyển giao sản phẩm
Sàn giao dịch cà
phê
Trung tâm thanh
toán bù trừ
Phòng quản lý
thành viên
Phòng công nghệ
và tin học
Phòng thông tin
thị trường
Văn phòng tổng hợp
Phòng quản lý
kiểm định
Phòng chuyển giao
sản phẩm
Quản lý kho hàng
hóa
Phòng pháp chế
49
Phó Giám đốc: 2 Phó Giám đốc hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý hoạt
động của sàn.
v Trung tâm Kiểm định và chuyển giao sản phẩm:
Bao gồm các phòng ban: phòng quản lý kiểm định, phòng chuyển giao sản
phẩm, phòng quản lý kho hàng hóa có chức năng phục vụ quá trình kiểm tra tính
chuẩn hóa của hàng hóa (người bán có trách nhiệm đem nộp mẫu hàng hoá cho bộ
phận kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá trước khi tiến hành giao dịch trên sàn)
và phục vụ quá trình giao nhận hàng.
v Trung tâm Giao dịch:
Bao gồm các phòng ban: sàn giao dịch cà phê, Trung tâm thanh toán bù trừ,
phòng quản lý thành viên, phòng công nghệ và tin học và phòng thông tin thị
trường.
Sàn giao dịch: nơi diễn ra các giao dịch. Có nhiệm vụ tổ chức và điều hành
các phiên giao dịch. Các thành phần tham gia giao dịch trên sàn:
· Người mua: bao gồm các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước, các doanh
nghiệp lọc dầu nước ngoài (mua dầu thô). Ngoài ra, còn bao gồm tất cả
những người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi giá các nguyên vật liệu đầu
vào cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng.
· Người bán: các doanh nghiệp xuất khẩu hạt nhựa nước ngoài, các doanh
nghiệp xuất khẩu dầu thô trong nước. Đây là những người có nhu cầu phòng
ngừa rủi ro giá và không có mục đích đầu cơ kiếm lời.
· Nhà đầu cơ: là những người mua đi bán lại các hợp đồng giao sau để thu lợi
nhuận từ chênh lệch giá. Họ là những nhân tố chính tạo tính thanh khoản cho
thị trường, khiến cho mục đích tạo lập sàn giao sau để phòng ngừa rủi ro giá
cả trở nên gần với thực tiễn hơn.
· Nhà môi giới trên sàn: thực hiện các giao dịch cho khách hàng, nhà đầu tư
đến giao dịch phải thông qua nhà môi giới trên sàn. Nhà môi giới ở đây có
thể là của công ty môi giới hoặc là nhà môi giới độc lập nhưng phải có tín chỉ
hành nghề do các tổ chức có liên quan cấp giấy chứng nhận.
50
· Công ty môi giới trên sàn: có nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ giao dịch của
khách hàng, sau khi tiến hành kiểm tra kiểm soát tính hợp lý của các hợp
đồng phù hợp với các quy định giao dịch của sàn sẽ tiến hành đẩy lệnh giao
dịch lên sàn.
· Người tạo lập thị trường: có vai trò đảm bảo cho lệnh mua và lệnh bán có
thể thực hiện ở một vài mức giá mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Chính
họ làm tăng tính linh hoạt cho thị trường và tự tạo lợi nhuận cho mình thông
qua chênh lệch giá.
Trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house): theo dõi tất cả các hoạt
động giao dịch trong ngày để tính toán các vị thế của mỗi thành viên. Từ đó loại trừ
các rủi ro tín dụng, quản lý các tài khoản.
Phòng quản lý thành viên: tìm và hướng dẫn cho khách hàng các thủ tục
cần thiết khi tham gia giao dịch trên sàn.
Phòng thông tin thị trường: chịu trách nhiệm thu thập và phân tích các
thông tin về giá cả trên thị trường trong nước và thế giới. Phối hợp với các công ty
mô giới của phòng giao dịch cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết
trên thị trường.
v Khối văn phòng tổng hợp: phòng nhân sự, phòng kế toán, bộ phận kỹ
thuật,….
v Phòng nghiên cứu pháp chế: nghiên cứu ban hành các quy chế hoạt động
của sàn, sửa đổi các quy mô kích thước hợp đồng, đề xuất các mặt hàng mới tham
gia hợp đồng; xử lý các tranh chấp xảy ra giữa các bên giao dịch tại sàn; trực tiếp
chịu trách nhiệm trước ban giám đốc; ký quỹ giao dịch, đánh giá các giao dịch hàng
ngày và thực hiện thanh toán các giao dịch.
3.1.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản)
v Quy định về thời gian làm việc của sàn: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần( trừ
ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật Việt Nam). Mỗi ngày có 1 phiên giao dịch
vào buổi chiều từ 14h đến 17h.
51
v Quy định về chủng loại hàng hoá: Cà phê Robusta loại R2B.
v Quy định cách yết giá: VND/kg và áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng.
v Quy định biên độ giao động giá trong ngày: 10 VND/kg
v Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch: 2 tấn (1.000kg).
v Quy định về khoản ký quỹ: Khi tham gia hợp đồng giao sau, người mua
phải ký quỹ 20% giá trị hợp đồng. Mức ký quỹ duy trì sẽ là 10%, xuống dưới mức
này người tham gia hợp đồng sẽ phải nộp vào khoản ký quĩ cho đủ 20%.
Mức ký quỹ: do sàn giao dịch quy định và có thể thay đổi tuỳ theo tình hình
của thị trường.
v Quy định về thanh toán và giao hàng: Vào ngày cuối cùng của hợp đồng,
nếu người bán quyết định không bù đắp vị thế hợp đồng (không chuyển nhượng lại
hợp đồng và quyết định mua hàng) thì sẽ phải thực hiện việc giao hàng vào tháng
giao hàng bằng việc thực hiện “lệnh giao hàng” đến Sàn. Sau khi “Lệnh giao hàng”
được công bố trên thị trường thì sàn có trách nhiệm tìm kiếm và xác định người
mua theo phương pháp khớp lệnh liên tục. Người mua có thể là người đã mua hợp
đồng giao sau cà phê hoặc có thể là người mua trên thị trường giao ngay do Sàn tìm
được.
Cả người mua và người bán hoặc bên được ủy thác (nếu có) phải cung cấp
đầy đủ thông tin để tiến hành giao dịch và giao nhận hàng. Điều này phục vụ cho
công tác thống kê, kiểm tra giao dịch của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,
nhằm quản lý việc đầu cơ, thao túng thị trường. Ngoài ra, việc chuẩn hóa thông tin
còn nhằm mục đích ràng buộc nghĩa vụ của người mua và người bán khi tham gia
hợp đồng giao sau.
Nếu bên đối tác tham gia hợp đồng không cư trú thường xuyên tại Việt Nam
thì bắt buộc phải có bên ủy thác để chịu mọi trách nhiệm liên đới của hợp đồng.
Thời gian giao hàng: hợp đồng giao sau dầu thô, hạt nhựa: được giao dịch
trong tháng liên tiếp. Sau ngày giao dịch cuối cùng một ngày là ngày giao hàng.
Tháng giao hàng: là tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng chín.
Địa điểm giao hàng:
52
· Giao hàng tại kho của người bán nếu người mua và người bán ở trong cùng
một quốc gia.
· Giao hàng tại cảng của nước xuất khẩu (người bán) nếu người mua và
người bán ở hai quốc gia khác nhau. Chi phí vận chuyển từ kho của người
bán ra cảng do hai bên tự thoả thuận.
Phương thức thanh toán: cách thức thanh toán do các bên tự thoả thuận.
Ngày thông báo đầu tiên: Là ngày làm việc đầu tiên của 05 ngày làm việc
cuối cùng của tháng trước Tháng giao hàng.
Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày làm việc cuối cùng của tháng giao dịch
trước tháng giao hàng. Mọi trạng thái giao dịch phải được đóng bằng một giao dịch
đối ứng hoặc gia hạn bằng một giao dịch mới trước giờ đóng cửa của thị trường
ngày hôm đó.
v Quy định về hoa hồng và phí giao dịch:
Mức hoa hồng trả cho người môi giới là 0.03% trên giá trị một hợp đồng
được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch mà môi giới trả cho sàn giao dịch là 5.60%
của mức hoa hồng mà môi giới nhận được từ khách hàng. Hoa hồng và phí giao
dịch sẽ được trả vào ngày làm việc ngay sau ngày giao dịch.
Phí giao dịch mà người mua và người bán phải trả cho sàn là 0.05% giá trị
hợp đồng trên mỗi hợp đồng được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch này nộp sau khi
phòng đăng ký và lưu trữ phát hành hợp đồng giao dịch.
v Kiểm định chất lượng hàng hóa
Các giấy tờ yêu cầu gồm có:
· Tờ khai quyền sở hữu
· Hợp đồng mẫu có chữ ký bên bán
· Lệnh giao hàng
· Vận đơn hoặc hóa đơn chuyên chở
Quy định về chất lượng hàng hóa:
Người bán phải chứng minh chất lượng hàng hóa thông qua chứng chỉ chất
lượng hàng hóa của bộ phận kiểm định chất lượng hàng hóa tại sàn.
53
Chứng chỉ phải ghi rõ số lượng kiện hàng của mỗi lô hàng. Việc kiểm định
phải được hoàn tất trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được mẫu hàng và chứng chỉ
chất lượng phải gởi đến cho người mua trước 10 ngày làm việc so với ngày cuối
cùng của khoảng thời gian yêu cầu giao hàng. Mỗi lô phải trích ra 3 mẫu và mỗi
mẫu đều phải có con dấu khu vực tồn trữ thuộc sàn giao dịch.
Một mẫu phải gởi đến tay người mua để họ kiểm tra chất lượng, một mẫu
được bộ phận kiểm định lưu giữ, mẫu còn lại được lưu giữ tại sàn để có cơ sở giải
quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi giao hàng sau này. Các chứng chỉ chất
lượng phải thực thi đủ các yêu cầu trên nếu không sẽ không có giá trị pháp lý.
Nếu hàng hóa khác với tiêu chuẩn quy định của Sàn sẽ không được giao
hàng, phải trả lại cho người bán để đổi hàng đúng chất lượng, tiêu chuẩn trên. (trừ
trường hợp 2 bên chấp thuận phương thức thanh toán bù trừ bằng tiền mặt). Hàng
hóa được lưu trong kho hàng của Sàn là những hàng hóa đảm bảo đúng tiêu chuẩn,
chờ giao cho bên mua.
v Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận
Đến ngày kết thúc giao dịch, nếu bên mua và bên bán thỏa thuận không giao
hàng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt bằng cách tính chênh lệch giữa giá giao sau
vào thời điểm ký hợp đồng giao sau và giá giao ngay thời điểm hiện tại để thanh
toán. Trong vòng 15 ngày, người bán phải thanh toán cho người mua. Quá thời hạn
trên, khoản thanh toán trên sẽ được tính với lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.
Tất cả các hợp đồng được thanh toán và xác định lợi nhuận đều phải thông
qua Trung tâm thanh toán bù trừ của sàn MADEX.
v Bồi thường
Sàn giao dịch có quyền và các biện pháp theo luật hoặc các thỏa thuận khác
buộc khách hàng phải bồi thường hoặc chịu những bất lợi do tổn thất phát sinh do
các nguyên nhân sau:
· Khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện giao dịch.
· Sự đại diện và bảo đảm của Khách hàng trong giao dịch không đúng sự thật.
54
(1b)
(3)
(1a)
(2)
· Những thỏa thuận giữa khách hàng và Sàn không được thực hiện đầy đủ và
đúng hạn
Trường hợp bất khả kháng: Sàn sẽ không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý
đối với Khách hàng về bất cứ những mất mát hay chậm trễ gây ra bởi những sự kiện
vượt quá khả năng kiểm soát của Sàn như hoả hoạn, động đất, lụt lội, đình công, nổi
loạn, chiến tranh, sự đứt đoạn về thông tin viễn thông, hỏng hóc máy tính và những
sự kiện tương tự được gọi chung là bất khả kháng.
v Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa
giải, trung gian hòa giải có thể là Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Trường hợp hòa giải không thành, cơ quan giải quyết sẽ là trọng tài kinh tế
hoặc tòa án theo sự thỏa thuận của hai bên để xét xử theo quy định của Pháp luật
Việt Nam.
v Chuyển nhượng: trong khoảng thời gian được yêu cầu giao nhận hàng, bên
bán và bên mua có quyền yêu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện phải
thông báo cho Sàn giao dịch biết. Mọi trách nhiệm liên đới về chất lượng hàng hóa,
bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng tự thỏa thuận với nhau.
3.1.3. Quy trình giao dịch tại sàn cà phê Buôn Ma Thuột (sơ đồ)
Sơ đồ 3.2: Quy trình giao dịch tại Sàn giao dịch
Doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê
Người nông dân
NHÀ MÔI
GIỚI TẠI
SÀN
Nhà đầu cơ
55
Quy trình:
(1a): Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tìm đến nhà môi giới tại sàn giao sau
đặt mua các hợp đồng giao sau cà phê
(1b): Các hộ nông dân/nhà cung cấp đến gặp nhà môi giới tại sàn để bán giao
sau cà phê cho người cần mua.
(2) : Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người nông dân/nhà cung cấp gặp
nhau và trực tiếp giao dịch thông qua môi giới.
(3) : Ngoài ra, trên thị trường còn có các nhà đầu cơ cũng tham gia giao dịch
tại sàn để tìm kiếm lợi nhuận.
v Quy trình thanh toán
Vào cuối mỗi ngày giao dịch, phòng thanh toán bù trừ xác định giá thanh
toán. Mỗi tài khoản sẽ điều chỉnh theo giá thị trường căn cứ vào biến động giá thanh
toán hàng ngày. Phòng thanh toán bù trừ sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán
hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó.
v Quy trình giao nhận hàng – tiền
Hai ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng: sàn giao sau sẽ nhắc nhở
bộ phận giao dịch yêu cầu khách hàng lượng thép như thoả thuận để đảo ngược vị
thế của họ hoặc mở các vị thế khác.
Ngày cuối cùng của giao dịch: Hợp đồng thanh toán sẽ kết thúc vào lúc 16h.
Thông báo giao nhận hàng: trước 17h ngày giao dịch cuối, bộ phận giao dịch
gửi thông báo giao hàng có nội dung như sau:
· Mã khách hàng
· Hợp đồng
· Qui định mỗi lô hàng: về địa điểm giao hàng, ngày giao hàng, đường kính,
chiều dài của lô hàng, thông tin khác theo quy định.
56
Sơ đồ 3.3: Quy trình giao hàng
(1) Người bán ra lệnh giao hàng
(2) Môi giới của người bán chuyển lệnh đến sàn giao dịch
(3) Người bán chuyển hàng đến kho hàng thuộc sàn giao dịch
(4) Kho hàng khi có kết quả của bộ phận kiểm định tiến hành gởi 3 mẫu và
chứng chỉ chất lượng cho sàn giao dịch. Nếu bộ phận kiểm định xác nhận hàng hóa
không đủ tiêu chuẩn thì khu tồn trữ sẽ gởi 2 mẫu hàng hóa cùng các văn bản chứng
minh chất lượng hàng không phù hợp cho sàn giao dịch, sàn giao dịch gởi 1 mẫu
cho người bán và yêu cầu người bán đổi hàng lại (quay lại bước 3)
(5) Sàn giao dịch chuyển 1 mẫu và chứng chỉ chất lượng cho môi giới của
người bán. Gởi 1 mẫu cho người mua ra lệnh nhận giao hàng hoặc bị chỉ định nhận
giao hàng. Mẫu còn lại sàn giao dịch lưu lại.
(6) Môi giới gởi mẫu và chứng chỉ chất lượng theo quy định của sàn giao
dịch MADEX cho người mua. Môi giới gởi mẫu cho người bán.
(7) Người mua chấp nhận hàng được giao và gởi thông báo đến cho môi giới.
Nếu người mua không chấp nhận thì sàn giao dịch tiến hành xử lý tranh chấp theo
quy định của sàn.
(8) Môi giới phản hồi ý kiến của người mua cho sàn giao dịch.
(9) Sàn giao dịch thông báo chấp nhận giao hàng của người mua.
TT thanh
toán bù trừ
Người
bán giao
Môi
giới
Người
mua giao
sau
Môi
giới
SÀN GIAO
DỊCH
Kho hàng
(1) (2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(5) (6)
(7)
(8)
(9)
(10
(11
57
(10) và (11) Người mua đến kho hàng và trung tâm thanh toán bù trừ tiến
hành thủ tục nhận hàng và thanh toán theo quy định của sàn.
3.2. Xây dựng mô hình sản xuất – xuất khẩu cà phê mới cho thị trường Việt
Nam nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá
Như đã đề cập trong phần 2.3, BCEC hiện nay chỉ thực hiện giao dịch giao
ngay, tuy vậy BCEC vẫn chưa thể dẫn dắt được thị trường do không kiểm soát được
thị trường sơ cấp, nghĩa là vẫn đứng ngoài các giao dịch mua bán cà phê của người
nông dân nên việc triển khai giao dịch giao sau như đề xuất tại mục 3.1 sẽ không
đạt hiệu quả như mong muốn.
Để giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả, đầu tiên và quan trọng nhất là cần
nhanh chóng triển khai giao dịch giao sau tại BCEC, bên cạnh đó cần thay đổi mô
hình sản xuất – xuất khẩu cà phê hiện nay thông qua việc thiết lập các đại lý nhận
lệnh để thu hút nông dân và các đại lý nhỏ lẻ vào tham gia giao dịch tại sàn có như
vậy mới phát huy được thế mạnh của sàn này.
3.2.1. Thành lập các đại lý nhận lệnh của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột
Hiện nay BCEC đang được đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột thuộc Đak Lak,
trung tâm của vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon
Tum và Lâm Đồng. Diện tích sản xuất và sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên chiếm
90% diện tích và sản lượng của cả nước. Các nông trường, chủ trang trại, hộ gia
đình và công ty xuất khẩu cà phê lớn đều tập trung ở đây.
Khảo sát sơ bộ ngành cà phê Đăk Lăk, nơi chiếm hơn 70% diện tích cà phê
và 50% sản lượng cà phê của cả nước, trong đó 90% sản lượng cà phê của tỉnh tập
trung vào một số huyện chủ yếu – thường được gọi là vùng nguyên liệu như sau:
58
STT Tên huyện Số lượng thị trấn + thị xã
1 Huyện Ea H’leo 1 thị trấn và 11 xã
2 Huyện Cư M’gar 2 thị trấn và 15 xã
3 Huyện Krông Búk 1 thị trấn và 14 xã
4 Huyện Krông Pắc 1 thị trấn và 15 xã
5 Huyện Krông Năng 1 thị trấn và 11 xã
6 Huyện Đakmil 1 thị trấn và 9 xã
Trong đó chỉ có huyện Krông Pắc và Cư M’gar là giáp thành phố Buôn Ma
Thuột, do đó nếu người dân trực tiếp mang cà phê ký gửi tại Trung tâm giao dịch cà
phê Buôn Ma Thuột sẽ rất khó khăn vì khoảng cách địa lý từ vùng nguyên liệu đến
trung tâm đều trên 50km đường đồi núi trong khi thiếu thốn phương tiện vận
chuyển và chi phí cao. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông. Nếu BCEC thiết lập một đơn vị trực thuộc tại mỗi
vùng này thì sẽ đáp ứng được nhu cầu ký gửi cà phê cho nông dân.
Hiện nay tại các vùng nguyên liệu đều có các doanh nghiệp lớn xuất khẩu cà
phê với đầy đủ hệ thống sân phơi và kho chứa. Tuy nhiên thường các doanh nghiệp
này không thực hiện mua tồn trữ cà phê vì lý do không đủ năng lực tài chính. Bên
cạnh đó hầu hết các huyện đều có các phòng giao dịch của các ngân hàng. Nếu có
thêm đại diện của BCEC và đơn vị kiểm định Vinacontrol thì chúng ta sẽ thiết lập
được một BCEC thu nhỏ (ta tạm gọi là đại lý nhận lệnh) với mục đích chính là nhận
ký gửi cà phê của nông hộ, hoạt động trên thị trường sơ cấp. Các đại lý nhận lệnh
của BCEC sẽ chuyên về giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn trong khi BCEC sẽ
chuyên về giao dịch giao sau.
Đây sẽ là một hệ thống liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó quy trình vận
hành sẽ như sau:
59
(1)
(5)
(4)
(3)
(1a)
(1b)
(2)
(6b)
(7)
(4) (7)
Sơ đồ 3.4: Quy trình vận hành của đại lý nhận lệnh
(1),(1a), (1b) : Người nông dân giao dịch với đại lý nhận lệnh của BCEC
để đăng ký trở thành thành viên bán của Trung tâm
(2) : Sau khi thu hoạch cà phê, người nông dân mang cà phê đến ký gửi tại
BCEC thông qua hệ thống kho của các DN xuất khẩu cà phê. Cà phê được phân loại
và kiểm định bởi đại diện của Vina Control, sau đó được cấp chứng thư chứng nhận
số lượng và chất lượng lô hàng ký gửi
(3) : Đại lý nhận lệnh của BCEC thông báo kết quả giao dịch về BCEC
(4) : Với chứng thư kiểm định, người nông dân có thể đi vay vốn ngân
hàng để trang trải nợ nần và một phần chi phí cho vụ mùa sau
(5) : Doanh nghiệp xuất khẩu mua cà phê của người nông dân thông qua
môi giới của đại diện BCEC.
(6a), (6b) : Doanh nghiệp xuất khẩu vay tiền ngân hàng để thanh toán tiền
mua cà phê của nông dân.
(7) : Ngân hàng giải ngân tiền vay vào tài khoản của người nông dân và
trích thu nợ gốc và lãi.
Mô hình này rất thuận lợi với những yếu tố sau:
Doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê
BCEC
BUÔN MA THUỘT
Ngân hàng
Người nông dân Đại lý nhận lệnh
của BCEC
(6a)
60
Không tốn nhiều nhân lực, BCEC và đơn vị kiểm định chỉ cần đặt một nhân
viên của mình tại đại lý nhận lệnh.
Người nông dân thuận tiện hơn trong việc mang hàng đến ký gửi tại hệ thống
kho liên kết của BCEC có sẵn tại vùng nguyên liệu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn nắm rõ nguồn cung trên địa bàn để
có kế hoạch thực hiện hợp đồng, chủ động được việc vay vốn và chủ động được
nguồn nguyên liệu.
Đối với các giao dịch giao ngay, các đại lý nhận lệnh có đầy đủ các chức
năng giống như BCEC, được toàn quyền thực hiện các lệnh nhập kho, xuất kho
trong mua bán hàng và chỉ báo cáo lại số liệu giao dịch hàng ngày cho BCEC.
Riêng đối với các giao dịch giao sau, các thành viên có thể lựa chọn giao
dịch trực tiếp tại BCEC, giao dịch qua mạng hoặc tham gia đặt lệnh tại các đại lý
nhận lệnh, các đại lý sẽ chuyển các thông tin cần thiết liên quan đến giao dịch về trụ
sở chính là sàn giao dịch tại BCEC phục vụ cho việc đấu giá.
Như vậy với sự xuất hiện của các đại lý nhận lệnh, không những hỗ trợ đắc
lực cho việc triển khai hoạt động giao sau mà còn giúp BCEC trở thành trung tâm
của mọi giao dịch cà phê trong nước.
Người nông dân sẽ là lực lượng chính tham gia vào thị trường giao sau cà
phê ở nước ta. Tham gia thị trường này, nông dân có một lợi thế là họ nắm giữ hàng
hóa thật. Tuy nhiên, người nông dân chưa có nhận thức được tầm quan trọng và lợi
ích của công cụ giảm thiểu rủi ro trong môi trường cạnh tranh ngày hôm nay để từ
đó cải thiện cuộc sống.
Khó khăn của doanh nghiệp và nông dân là chưa có mối liên kết chặt chẽ đầu
vào và đầu ra. Do đó, việc xây dựng một mô hình mới để doanh nghiệp và nông dân
liên kết với nhau từ khâu sản xuất đến marketing sản phẩm là cần thiết để giảm
những rủi ro biến động số lượng và chất lượng đầu ra hoặc đầu vào.
Dựa trên giải pháp đề xuất thay đổi mô hình tổ chức và cách thức hoạt động
của BCEC ở trên, ta sẽ thiết lập được mô hình sản xuất – kinh doanh mới cho ngành
61
cà phê Việt Nam, trong đó BCEC nắm giữ vai trò trung tâm trong việc chi phối,
điều tiết và kiểm soát thị trường.
Sơ đồ 3.5: Quy trình kinh doanh mới của ngành cà phê Việt Nam
Nông dân sản xuất nhỏ
(chiếm 80% diện tích
trồng cà phê)
Nông trường và trang trại
(chiếm 20% diện tích
gieo trồng)
Cà phê nhân xô
Thị trường nội địa Thị trường quốc tế
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
nhân
(95% tổng sản lượng sản xuất)
Hệ thống kho của BCEC tại mỗi vùng nguyên liệu
Đơn vị ủy thác
quản lý kho:
Doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê nhận ký
gửi hàng
Đơn vị ủy thác
kiểm định:
kiểm định và phân
loại => phát hành
chứng thư
Đơn vị ủy thác
thanh tóan:
hỗ trợ cho vay 70%
trên giá trị hàng ký
gửi
Doanh nghiệp chế biến cà phê
rang xay
(5% tổng sản lượng sản xuất)
62
Tuy nhiên đây mới chỉ giải quyết vấn đề đầu ra cho người nông dân, còn các
vấn đề khác liên quan đến cách thức thu hoạch – khâu quyết định chất lượng và giá
cà phê trên thị trường thế giới – cũng cần có giải pháp bởi vì nếu chỉ đưa ra những
khuyến cáo để người dân không còn bán non và thu hái cà phê quả xanh thì rất khó.
Để giải quyết vấn đề này có lẽ VICOFA cần phải phát huy mạnh hơn nữa vai trò
của mình.
3.2.2. Phát huy vai trò của Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA)
§ Đối với người nông dân:
Cái yếu kém và dễ gặp rủi ro của nhà nông, doanh nghiệp nông nghiệp hiện
nay bắt nguồn từ quy mô sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn. Sản xuất nhỏ lẻ đã ăn sâu
vào tiềm thức nhà nông từ bao đời nay, thể hiện rõ là không có sự liên kết, hợp tác
trong sản xuất, trong cộng đồng. Để hướng người nông dân thực hiện việc tổ chức
thu hoạch, phân loại và bảo quản cà phê đúng quy cách,VICOFA cần tổ chức lại sản
xuất, làm sao để các nông hộ sản xuất cà phê đơn lẻ hiện nay đứng vào hàng ngũ
của Hiệp hội, từ đó thống nhất được một cách làm. Sau đó, áp dụng tiêu chuẩn VN
41932005 vào xuất khẩu, người sản xuất nào không bảo đảm tiêu chuẩn đó sẽ
không bán được hàng cho bất kỳ doanh nghiệp thành viên nào của Hiệp hội, việc
này cũng cần sự cam kết đồng thuận và thực thi từ chính các doanh nghiệp thành
viên.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ nông dân trong khâu thu hái cà phê, Hiệp hội cần trao
đổi với Hội nông dân tại mỗi vùng nguyên liệu đề ra hướng thành lập đội bảo vệ rẫy
kiêm thu hoạch cà phê vào mỗi mùa trên cơ sở tận dụng lao động nhàn rỗi sẵn có tại
địa phương.
Một điểm cần chú ý là do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp chịu ảnh
hưởng của thời tiết, thiết nghĩ VICOFA nên thiết lập chế độ bảo hiểm đối với
phương tiện sản xuất và sản lượng cà phê cho người nông dân. Cơ chế bảo hiểm vận
hành trên cơ sở tự nguyện và trong khuôn khổ quan hệ kết ước bình đẳng: người
được bảo hiểm người nông dân nộp một khoản phí bảo hiểm theo thoả thuận và
63
đúng kỳ hạn; người bảo hiểm cam kết sẽ bù đắp cho người được bảo hiểm theo một
mức nào đó được thoả thuận trước trong trường hợp tổn thất về tài sản, mùa màng
do nguyên nhân khách quan. VICOFA cần có đề xuất lên Nhà nước về việc thành
lập quỹ này nhằm có sự bảo hộ và tài trợ kinh phí hoạt động từ phía Nhà nước.
§ Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
Trong thời gian tới hiệp hội cần phát huy vai trò là tổ chức liên kết các doanh
nghiệp thành một khối vững về tài chính, mạnh về tiềm lực có tác động bảo vệ các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, làm sao để không còn tình trạng mạnh ai
nấy bán khiến giá đã giảm càng giảm thêm.
VICOFA có thể hỗ trợ bằng cách đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo và mời
các chuyên gia, các giảng viên am hiểu sâu, có kinh nghiệm về quản trị rủi ro, về
các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau này cho các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh cà phê. Về nguồn kinh phí cho đào tạo có thể dùng nguồn của hiệp
hội nếu có hoặc trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp thành viên.
§ Đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ngành cà phê
Vừa rổi Hiệp hội đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho một số DN mua để dự
trữ cà phê cho đến giờ có kết quả không được như mong muốn, một số ngân hàng
cũng không muốn làm điều đó.
Chúng ta có thể xem xét việc thành lập một Quỹ hỗ trợ ngành cà phê. Đây là
mô hình Brazil đang thực hiện là rất tốt, hiện nay Brazil có quỹ hỗ trợ ngành cà phê,
Chính phủ có quyền chọn bán, giữ được hàng tuỳ thuộc vào tính hình giá cả trên thị
trường. VICOFA có thể đề xuất lên Chính phủ về việc thành lập Quỹ này với các
nguồn:
Từ Ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng (giao
thông, thủy lợi, phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại…); nghiên
cứu khoa học, khuyến nông, xúc tiến thương mại;
Từ nguồn tài trợ ODA cho đầu tư cải tạo, thâm canh, thực hiện sản xuất an
toàn, bền vững;
Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và nông dân.
64
Về tổ chức thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
các Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội thực hiện.
3.2.3. Thành lập một cơ quan dự báo chuyên nghiệp cho ngành cà phê
Hiện nay khâu dự báo nông sản ở Việt Nam gần như mới khởi đầu từ việc
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu tổ chức hội thảo ngành hàng nông
nghiệp hàng năm từ năm 2007 tới nay, trong khi trên thế giới nhiều nước đã hình
thành các tổ chức phân tích, dự báo chuyên nghiệp từ hàng chục năm nay. Sỡ dĩ các
doanh nghiệp nhập khẩu có thể thao túng và ép giá các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam vì họ nắm rất rõ tình hình sản xuất của chúng ta qua việc thống kê diện
tích cà phê của Việt Nam hiện có bao nhiêu và trong đó bao nhiêu đang trong kỳ thu
hoạch với những chi tiết cụ thể, độ chính xác cao, thậm chí họ biết tường tận từng lô
hàng của từng doanh nghiệp trong nước, giao tháng nào, giá bao nhiêu và lời lỗ bao
nhiêu để ép giá.
Lâu nay các cơ quan chức năng của Việt Nam dự báo sản lượng cà phê từng
niên vụ theo kiểu phỏng đoán chung chung, nên kết quả đều không chính xác, chính
vì vậy khi ta công bố dự báo sản lượng của Việt Nam hàng năm đều không ai tin mà
chỉ dựa vào thông tin của các hãng tư nhân nước ngoài khiến việc thao túng giá của
họ trở nên dễ dàng hơn. Cần có một cơ quan dự báo chuyên nghiệp cho từng ngành
nói chung và ngành cà phê nói riêng, khi số liệu càng chi tiết và chính xác bao nhiêu
càng có lợi cho ngành sản xuất cà phê nước nhà bấy nhiêu. Để thiết lập được một hệ
thống thông tin về ngành có độ chính xác cao cần có sự chia sẻ thông tin, dữ liệu
của các cơ quan quản lý như Tổng cục Hải quan, Bộ nông nghiệp,… và các cơ quan
khoa học như nhiều nước đang áp dụng. Ví dụ về việc thống kê toàn bộ sản lượng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam từng tháng, từng niên vụ sẽ được cung cấp bởi Tổng
cục Hải quan. Bên cạnh đó cần có Chuyên gia tổng hợp và phân tích các số liệu có
được thì kết quả dự báo mới chính xác và hữu dụng.
Ngoài ra cơ quan này còn có chức năng dự báo cung cầu, giá cả, tổ chức
công tác thống kê, phân tích tình hình vụ mua và hoạt động của thị trường cà phê
65
trong nước và quốc tế, dự báo diễn biến thị trường và năng lực sản xuất trung và dài
hạn trong nước cũng như trên thế giới. Cung cấp thông tin tập trung cho các tổ
chức, cá nhân có tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê cả nước. Tạo sự đồng nhất
và chính xác về mặt thông tin. Đồng thời hỗ trợ cho nông dân về thông tin, dịch vụ
ngân hàng, khuyến nông,… giúp người nông dân quen dần với phương thức mua
bán, giao dịch hiện đại trên thị trường giao sau.
3.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc phát triển thị
trường giao sau cà phê
3.3.1. Xây dựng khung pháp lý đồng bộ và hoàn thiện cho các hoạt động
của thị trường giao sau
Hiện nay khung pháp lý để cho sàn giao dịch hàng hoá đối với mặt hàng cà
phê, các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau nói riêng, cũng như
khung pháp lý đối với các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường giao sau cà phê ở
Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ. Chưa có một quy định cụ thể mang tính chất
riêng cho hàng hoá nông sản. Mà mới chỉ là những quy định chung các hàng hoá
khi chúng là sản phẩm được giao dịch trên sàn giao dịch. Như chúng ta đã biết mặt
hàng cà phê và các mặt hàng nông sản chịu rất nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách
quan tác động do vậy nếu chỉ có những quy định chung thì rất khó có thể quản lý và
phù hợp với tình hình kinh doanh. Do vậy, để thị trường giao sau cà phê ở Việt
Nam phát triển và hoạt động có hiệu quả, trở thành một trong những công cụ quan
trọng trong chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh thì nhà nước cần thực hiện một số công việc sau:
Thứ nhất, phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện. Khi có một hệ
thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, các thiết chế kinh tế nói chung, các thị trường
nói riêng mới được hình thành và bảo đảm từ phía Nhà nước, từ phía pháp luật. Hơn
nữa, giao dịch hợp đồng giao sau là một giao dịch tài chính phức tạp, việc phải có
hành lang pháp lý điều chỉnh sẽ giúp cho quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham
66
gia trên thị trường được bảo vệ, đồng thời giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn loại
thị trường mới mẻ này.
Do đó, chúng ta cần sớm hoàn chỉnh các thể chế quản lý Nhà nước thông qua
việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chi tiết và hướng dẫn thực
hiện các luật có liên quan đến sở giao dịch hàng hóa, liên quan đến các giao dịch
qua thị trường giao sau, nhất là Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy
thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong
thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Triển khai thực
hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch
điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo khung pháp lý cho
hoạt động của thị trường giao sau cà phê được thuận lợi.
Đồng thời Nhà nước cũng cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động
của các sở giao dịch hàng hóa (trước mắt là các trung tâm giao dịch hàng hóa do
quy mô nhỏ) đối với sản phẩm cà phê, cũng như hoạt động mua bán cà phê của
những nhà sản xuất, kinh doanh qua sở giao dịch hàng hóa. Trong Luật Thương mại
năm 2005 có đề cập, sau đó Chính phủ đã có Nghị định 158/2006/NĐCP quy định
chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị
định này mới là những quy định chung.
Mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp
phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, nhưng về tổ chức và
hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa vẫn chưa có quy định cụ thể. Vướng mắc
lớn nhất hiện nay là khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch qua các sàn giao
dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng cũng chưa thấy đề cập trong
khung pháp lý hiện hành. Chẳng hạn, doanh nghiệp cà phê băn khoăn khi tham gia
giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức
năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư
vốn ra nước ngoài. Bởi muốn tham gia thị trường kỳ hạn phải có tiền đặt cọc, tiền
mua chỗ.
67
Về cách thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thì Sở cần được quyền
quản lý hoạt động mua bán cà phê của những nhà sản xuất, kinh doanh qua Sở bằng
việc đặt ra các quy tắc của Sở giao dịch nhưng phải đảm bảo đúng quy định của nhà
nước và pháp luật. Đồng thời, thực hiện tự do trong kinh doanh, đảm bảo công bằng
cạnh tranh, đề cao bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng các quy luật khách quan của
nền kinh tế thị trường. Phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm cà phê
của Việt Nam trong sự tác động qua lại với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới,
góp phần thúc đẩy phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường Việt Nam và
nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giảm chi phí giao dịch, đảm bảo lợi
ích của những người tham gia giao dịch mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
Thứ hai, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu
chuẩn hàng hóa. Bởi vì, chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới
được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường
Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay.
Thứ ba, phải có một cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ ban hành các
chính sách quản lý các sàn giao dịch hàng hóa (như UBCK nhà nước đối với Sở
giao dịch chứng khoán: hiện VN chỉ có hai sở giao dịch CK: HN và TP HCM).
Kinh nghiệm, như ở Trung Quốc lúc đầu rất nhiều sàn giao dịch hàng hóa, nhưng
nay đã được gom lại còn ba đến bốn sàn giao dịch. Trung Quốc, Ấn Độ có hẳn cơ
quan quản lý các sàn giao dịch hàng hóa.
3.3.2. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông sản tham gia phòng
ngừa rủi ro biến động giá
3.3.2.1. Tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau
Hiện nay các doanh nghịêp xuất nhập khẩu cà phê có hiểu biết thiếu chính
xác về việc thực hiện hợp đồng giao sau. Các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu
xuất hàng trực tiếp theo giá trên sàn Liffe. Đây là một hình thức của bán giao ngay
hay còn gọi là xuất hàng thực. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên, cán bộ quản lý đã
hiểu như thế là tham gia hợp đồng giao sau. Thực tế này xuất phát từ việc chính bản
68
thân các doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro, bên cạnh
đó với nguồn nhân lực còn yếu về kiến thức và thiếu về kỹ năng thì đa phần các
doanh nghiệp chưa thể chủ động trong việc nhận diện rủi ro biến động giá và chưa
thể xây dựng được các chiến lược phòng ngừa rủi ro mà hợp đồng giao sau đang là
công cụ khá hữu hiệu. Điều này dẫn đến tính bất ổn trong thu nhập và dẫn đến rủi ro
kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam khá
cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến kiệt quệ tài chính,
tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải thay đổi lại cách nhận thức và tìm
hiểu một cách đầy đủ và chính xác các đặc điểm của hợp đồng giao sau song song
với việc đào tạo nhân lực vì lợi ích của chính mình. Đây là một vấn đề lớn nhưng
không khó, quan trọng là có muốn làm hay không mà thôi. Còn về đào tạo để nâng
cao kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro và phòng ngừa rùi ro bằng hợp đồng giao
sau chúng ta có thể thực hiện dưới các hình thức sau: bản thân các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh cà phê có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại
học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến
thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, các kiến thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh,
trong đó có hợp đồng giao sau cho các nhà quản lý, nhân viên của doanh nghiệp
mình. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê vừa và nhỏ thì có
thể một vài doanh nghiệp liên kết với nhau để cùng ký một hợp đồng đào tạo với
các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước hoặc có thể cử
các nhà quản lý, nhân viên của mình tới các cơ sở này để đào tạo, bồi dưỡng.
Một cách chuyên nghiệp hơn, sau các khóa đào tạo các doanh nghiệp cần
phải tự xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro nhằm điều chỉnh rủi ro
của biến động giá cả thị trường tùy theo đặc điểm kinh doanh của ngành mình. Nội
dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển
đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các công cụ
tài chính hiện đại, được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở
doanh nghiệp.
69
3.3.2.2. Tích cực sử dụng công cụ bảo hộ bằng hợp đồng giao sau do
ngân hàng cung cấp
Để có thể đương đầu với rủi ro biến động giá ngày càng gia tăng, tránh
những tổn thất do thiếu thông tin họăc thông tin không chính xác, các doanh nghiệp
có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng công cụ hợp đồng giao sau hoặc các
hiện có trên thị trường VN. Bằng việc sử dụng các công cụ này, các DN và cá nhân
có thể chuyển bất cứ rủi ro nào họ không mong muốn cho các đối tác khác, thường
là các ngân hàng thương mại. Tất nhiên các ngân hàng này lại tiến hành chuyển các
rủi ro này cho các định chế tài chính nước ngoài.
Hệ thống liên kết giữa các ngân hàng môi giới và các doanh nghiệp cũng cần
đẩy mạnh hơn, hai tổ chức này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, sự phát triển của
ngành này kéo theo sự lớn mạnh của ngành kia.
3.3.3. Các ngân hàng tham gia vào thị trường giao sau
Để đưa nông dân vào tham gia sàn giao dịch thì các quỹ tài chính và ngân
hàng chính là nhịp cầu tốt nhất. Hầu hết người nông dân đều thiếu vốn nên sau khi
thu hoạch họ thường ký gửi cho đại lý để nhận tạm ứng về trang trải các chi phí
phát sinh. Chính vì vậy ngân hàng cần hỗ trợ cho nông dân vay vốn thông qua cầm
cố lượng cà phê ký gửi tại hệ thống kho của BCEC, qua đó tạo điều kiện cho nông
dân chủ động trong việc chọn đối tác và thời gian cũng như giá tiêu thụ cà phê phù
hợp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ đang tham gia giao dịch phòng ngừa rủi ro
trên các thị trường giao sau nước ngoài hiện nay và sau này là thị trường giao sau
trong nước do tiềm lực tài chính không đủ mạnh nên thường không theo được mỗi
khi giá biến động bất lợi trong thời gian dài, do vậy lợi ích đem lại đã bị triệt tiêu.
Để doanh nghiệp có thể theo đuổi đến cùng chính sách phòng ngừa rủi ro của mình
cũng cần có sự hỗ trợ vốn từ phía các ngân hàng và các tổ chức tài chính với để
tham gia thị trường giao sau.
70
3.3.4. Các quỹ đầu tư trong nước
Hiện nay thị trường giao sau cà phê Việt Nam chưa phát triển nên các quỹ
đầu tư – những người làm thị trường này trở nên sôi động hơn, hấp dẫn hơn – chưa
có sự chú ý đến thị trường này. Tuy nhiên về lâu về dài đây sẽ là một thị trường đầy
tiềm năng. Với tư cách là một trong những chủ thể tham gia thị trường, các quỹ đầu
tư cũng cần có sự chuẩn bị sẵn về nhân lực với đầy đủ kiến thức để góp phần phát
triển thị trường giao sau một khi thị trường này hình thành.
3.3.4.1. Đào tạo và mở rộng đội ngũ các nhà phân tích, quản lý
Quỹ đầu tư là kênh huy động vốn trung, dài hạn từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ
để thành một tổ chức chuyên nghiệp trong đầu tư và quản lý vốn. Nguồn vốn này sẽ
được công ty quản lý quỹ phân bổ vào nhiều thị trường khác nhau, phù hợp với điều
kiện đầu tư trong bảng cáo bạch. Nhưng tính hiệu quả của quá trình đầu tư luôn là
mối quan tâm của hàng loạt các chủ thể đầu tư, đồng thời là chỉ tiêu xếp hạng cạnh
tranh quan trọng của quỹ. Do đó đội ngũ quản lý – phân tích cùng với đội ngũ tác
nghiệp giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ làm yên lòng
nhiều nhà đầu tư hơn. Điều này đòi hỏi quỹ đầu tư phải :
Xây dựng chế độ đãi ngộ thích đáng, đảm bảo môi trường làm việc thân
thiện và thúc đẩy sự sáng tạo trong tư duy của nhân viên.
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tính
chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán
bộ. Ngoài ra, luôn trau dồi công nghệ quản lý kinh doanh hiện đại, năng lực
đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, tư vấn tái cơ
cấu doanh nghiệp, quy trình quản trị kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội
bộ.
Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo chuyên ngành như thẩm định dự án,
tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư…để
không ngừng bồi dưỡng kiến thức tác nghiệp cho quá trình đầu tư của quỹ.
71
Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia tài chính – ngân hàng
trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc
tại Việt Nam…
3.3.4.2. Tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau và hoạt động
quản lý đầu tư vào thị trường hàng hoá giao sau (manage future)
Để phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao
gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị
trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt
nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế thì tính hoàn thiện
trong kiến thức đầu tư của các chủ thể đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà hoạch định. Đối với thị trường giao sau và hoạt động đầu tư vào thị trường
này cũng không ngoại lệ.
Giao dịch hợp đồng giao sau đầu tiên đối với mua bán cà phê được thực hiện
vào ngày 26/11/2004 giữa Cty đầu tư xuất nhập khẩu Đắc Lắc (Inexim Dak Lak)
với sàn giao dịch Liffe (London Internationnal Financial Futures & Options
Exchange) mà Techcombank là môi giới (Ngân hàng Kỹ thương VN, nơi thực hiện
ký quỹ). Từ đó đến nay, đã có nhiều DN thực hiện phương thức mua bán này,
nhưng qua khảo của Sở thương mại – du lịch thì đa số các doanh nghiệp đều bị thua
lỗ trên thị trường giao dịch với số tiền ước tính khoảng 31 tỷ đồng. Do đó để thị
trường giao sau trở thành một kênh đầu tư, đầu cơ, phòng ngừa rủi ro biến động giá
quan trọng của thị trường vốn thì quỹ đầu tư cần:
Tăng cường phổ cập kiến thức về thị trường giao sau cho các nhà đầu tư
thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, các buổi hội thảo chuyên sâu…
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng cho nhu cầu phát
triển của thị trường.
Sự gia tăng hiểu biết về kiến thức giao dịch giao sau sẽ tạo điều kiện cho các
quỹ đầu tư tiếp cận được hoạt động managed futures một cách dễ dàng.
Các buổi hội thảo chuyên đề là điều cần thiết để quỹ huy động vốn đáp ứng
nhu cầu đầu tư vào thị trường giao sau cà phê.
72
Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các quỹ khác có một phần danh mục cho
hoạt động managed futures.
Kết luận chương III
Để ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững, để người nông dân
có thể sống được với cây cà phê của mình mà không phải thấp thỏm lo âu về giá cà
phê liên tục biến động thì ngoài việc phải xây dựng một quy trình sản xuất kinh
doanh mới trong đó thị trường giao sau cà phê đóng một vai trò quan trọng trong
phòng ngừa rủi ro biến động giá. Chính vì vậy hình thành và phát triển thị trường
giao sau có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành cà phê nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Trên cơ sở thực tế tại Việt Nam người viết đã đưa ra các giải pháp cụ thể bao
gồm cả giải pháp thiết thực và giải pháp mang tính định hướng cho các đối tượng có
vai trò quan trọng giúp thị trường giao sau cà phê phát triển là Nhà nước các cơ
quan chức năng; người nông dân; doanh nghiệp; Hiệp hội cà phê; các tổ chức trung
gian môi giới và các quỹ đầu tư.
73
KẾT LUẬN
Kinh tế thế giới luôn vận động không ngừng và có những biến động bất ngờ,
việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế rủi ro cho người sản
xuất và kinh doanh sẽ luôn là cần thiết. Theo đó đề tài được lựa chọn sẽ tập trung
vào ngành cà phê Việt Nam với mục đích đã được xác định là nghiên cứu, tìm hiểu
phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đề xuất những mô hình kinh
doanh hiệu quả dựa trên việc thiết lập thị trường giao sau cà phê nhằm đảm bảo cho
sự phát triển ổn định và bền vững của ngành này tại Việt Nam. Trong khuôn khổ đề
tài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đã đạt được những nội dung sau:
Một là, khái quát những tác động do biến động giá cả đến lĩnh vực nông
nghiệp, đồng thời mô tả được cấu trúc, cách thức hoạt động và vai trò của thị trường
giao sau đối với việc phòng ngừa rủi ro biến động giá, nhưng hiệu quả của thị
trường giao sau chỉ được phát huy với một mô hình kinh doanh hoàn thiện hơn cả
về quy mô, trình độ và hiệu quả với những hình thức mua bán hiện đại, phù hợp nền
kinh tế thị trường.
Hai là, phác thảo được hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của ngành cả
phê Việt Nam từ người nông dân đến khi xuất khẩu đi nước ngoài thể hiện rõ những
tồn tại, những hạn chế, khó khăn mà ngành này đang gặp phải. Từ đó nêu bật được
lợi ích và sự cần thiết của thị trường giao sau trong việc khắc phục những tồn tại đó
nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng và kinh doanh cà phê.
Ba là, thiết lập mô hình kinh doanh mới trên cơ sở ứng dụng hoạt động giao
sau cà phê tại Việt Nam. Để mô hình trên được hiện thực hóa sẽ đòi hỏi những nỗ
lực của nhiều phía trong hệ thống chính trị và kinh tế bao gồm vai trò của cơ quan
quản lý nhà nước trong việc lèo lái đưa thị trường giao sau phát triển đúng hướng đã
vạch ra và vai trò các nhà tạo lập thị trường nhằm đảm bảo thị trường giao sau thực
sự hoạt động hữu hiệu, phát huy được thế mạnh phòng ngừa rủi ro và tạo cơ hội tìm
kiếm lợi nhuận cho những người tham gia.
74
Tuy nhiên do sự hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp trong nhiều lĩnh vực, do
vậy đề tài không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót nhiều phần chưa đi sâu
vào giải quyết cụ thể chi tiết, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của
Hội đồng khoa học cùng những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu
được hoàn thiện hơn, đóng góp thiết thực hơn cho ngành sản xuất kinh doanh cà phê
ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_thi_truong_giao_sau_nham_phong_ngua_rui_ro_bien_dong_gia_ca_phe_tai_viet_nam.pdf