Luận văn Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nâng cao theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tích cực, tự chủ, bồi dường năng lực sáng tạo của học sinh

Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương "cảm ứng điện từ"vật lí 11 nâng cao theo các giai đoạncủa phương pháp thực nghiệm nhằmphát huy tín MS: LVVL-PPDH031 SỐ TRANG: 151 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cấu trúc và nhiệm vụ của quá trình dạy học . 5 1.2 Bản chất của học và chức năng của dạy . .7 1.3 Phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS 9 1.4 PPTN trong nghiên cứu khoa học và trong nghiên cứu vật lý 17 1.5 Sử dụng PPTN trong dạy học vật lý . .20 1.6 Thiết kế phương án dạy học . .27 1.7 Thực tiễn dạy học chương “Cảm ứng điện từ” ở một số trường THPT thành phố Hồ Chí Minh 32 Chương 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 THPT THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ, BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 2.1 Đặc điểm của chương “Cảm ứng điện từ” . .36 2.1.1 Đặc điểm chung của chương “Cảm ứng điện từ” .36 2.1.2 Phân phối chương trình chương “Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 THPT .37 2.1.3 Đặc điểm phương pháp dạy học . 37 2.2 Cấu trúc logic nội dung các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” 38 2.2.1 Vị trí chương “Cảm ứng điện từ” trong chương trình vật lý phổ thông 38 2.2.2 Sơ đồ logic trình bày các kiến thức trong chương “Cảm ứng điện từ” 39 2.2.3 Sơ đồ phát triển mạch kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” .41 2.3 Mục tiêu cần đạt được khi dạy chương “Cảm ứng điện từ.” .42 2.4 Thiết kế phương án dạy học các bài học cụ thể 44 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích và nhiệm vụ của TNSP 104 3.2 Đối tượng TNSP 104 3.3 Phương pháp TNSP .104 3.4 Thời điểm TNSP 105 3.5 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP .105 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .139 PHỤ LỤC

pdf154 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4949 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nâng cao theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tích cực, tự chủ, bồi dường năng lực sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động " a) Đơn vị kiến thức 1: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - Hoạt động 1: Nêu vấn đề nghiên cứu và giả thuyết 1. + Khi chúng tôi nêu câu hỏi: “Có thể tạo ra dòng điện bằng những cách nào?” thì HS đưa ra câu trả lời: dùng pin, acquy, máy phát điện… + Chúng tôi dùng máy phát điện quay tay làm sáng bóng đèn. Sau đó, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Kết quả thí nghiệm cho biết điều gì?” Đa số các HS đều đưa ra được câu trả lời là: Khung dây quay trong từ trường của nam châm đã sinh ra dòng 111 điện. Khung dây quay trong từ trường của nam châm đóng vai trò như một nguồn điện. + Chúng tôi đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: “Đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường có thể tạo ra 1 suất điện động được không?”. Các HS đã thảo luận và có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau (có 2 giả thuyết khác nhau): Đoạn dây chuyển động trong từ trường không thể là nguồn điện như trường hợp của khung dây. Đoạn dây chuyển động trong từ trường có thể là nguồn điện như trường hợp của khung dây. - Hoạt động 2: Suy ra hệ quả từ giả thuyết. + Khi HS được yêu cầu suy ra hệ quả từ dự đoán thì các HS lúng túng. Sau những câu hỏi gợi ý HS đã nêu ra được những hệ quả như đã dự kiến. - Hoạt động 3: Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra + Sau khi các nhóm thảo luận trong 3 phút thì kết quả như sau: Các HS mô tả cách làm thí nghiệm: Nối hai đầu đoạn dây dẫn với một vôn kế rồi di chuyển nó trong từ trường. Các HS vẽ được sơ đồ thí nghiệm hình 3.2 N S N S Hình3.2 Riêng ở lớp 11A9 có một nhóm đề xuất thay thế vôn kế bằng cách nối hai đầu đoạn dây với 2 bóng đèn led khác màu. Hai đèn led này mắc song song ngược chiều. Đại diện nhóm này giải thích lí do thay vôn kế bằng đèn led vì đèn led dễ có, ít tốn kém. + Sau khi chúng tôi phân tích phương án của mỗi nhóm, chúng tôi thay thế hoạt động tiến hành thí nghiệm thực bằng cách cho HS xem hình ảnh thí nghiệm trên máy chiếu. Sau khi theo dõi, đa số HS có nhận xét như sau: 112 Một số trường hợp đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường có xuất hiện suất điện động hai đầu thanh, một số trường hợp thì không xuất hiện suất điện động. Một số HS nêu thắc mắc: Khi nào thì hai đầu đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường có suất điện động? - Hoạt động 4: Xây dựng giả thuyết mới: + Khi một số HS nêu thắc mắc trên, một số HS khác nhanh chóng trả lời: Khi đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ. - Hoạt động 5: Đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết 2, quan sát hình ảnh thí nghiệm. Chúng tôi yêu cầu HS đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết 2. Sau 2 phút lớp 11CB10 có 7/8 nhóm, lớp 11A9 có 8/8 nhóm đưa ra phương án: + Cho đoạn dây chuyển động: vuông góc với B , song song với B , cắt chéo B  . Nếu hai đầu đoạn dây dẫn có suất điện động thì kim vôn kế sẽ lệch, nếu không có suất điện động thì kim vôn kế sẽ không lệch. Chúng tôi đồng ý với phương án của các nhóm và đề nghị HS cùng theo dõi hình ảnh thí nghiệm trên máy chiếu. Sau khi quan sát hình ảnh trình chiếu các HS đã tự phát biểu được kết luận như dự kiến. - Hoạt động 6: Cách xác định các cực của đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ (quy tắc bàn tay phải) Phần này chúng tôi tiến hành theo hình thức thông báo. - Hoạt động 7: Xây dựng biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ. Phần này chúng tôi tiến hành theo hình thức thông báo. b) Đơn vị kiến thức 2: Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ - Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy phát điện 113 + Chúng tôi yêu cầu HS nêu một vài ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Đa số HS của hai lớp đều nêu lên ứng dụng là máy phát điện, sử dụng trong công-tơ điện. Một số HS nêu ứng dụng trong máy biến thế. + Chúng tôi phát cho mỗi nhóm một máy phát điện quay tay và nêu các yêu cầu kèm theo. Sau 2 phút, chúng tôi gọi ngẫu nhiên 1 HS của mỗi nhóm 1, 5, 8 trình bày về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách lấy ra mạch ngoài dòng điện một chiều hoặc xoay chiều. Những HS được gọi đã trình bày tốt như mong đợi. + Chúng tôi yêu cầu mỗi nhóm thực hiện quay máy phát điện để có dòng điện ra mạch ngoài là dòng điện một chiều, dòng xoay chiều. Các nhóm đều thực hiện tốt. + Chúng tôi hỏi thêm: “Tại sao các em biết dòng điện ở mạch ngoài thực sự là dòng điện một chiều hay xoay chiều?” Có 6/8 nhóm lớp 11A9, 5/8 nhóm lớp 11CB10 trả lời đúng hiện tượng: đèn nhấp nháy thì dòng điện qua nó là dòng điện một chiều, đèn sáng liên tục thì dòng điện qua nó là dòng điện xoay chiều. - Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức. + Chúng tôi yêu cầu các nhóm giải quyết vấn đề đặt ra ở câu 1 trong phiếu học tập nhóm. Thời gian thảo luận là 2 phút. Sau 1 phút có 5/8 nhóm lớp 11CB10, 4/8 nhóm lớp 11A9 cho kết quả đúng. Sau 2 phút các nhóm còn lại cho kết quả đúng. + Với câu 2 trong phiếu học tập nhóm, sau 2 phút thảo luận các nhóm vẫn lúng túng. Chúng tôi sử dụng những câu hỏi gợi ý dự kiến. Thời gian gợi ý là 2 phút. Thời gian các nhóm hoàn thành xong là 3 phút. Chúng tôi chỉnh sửa kết quả trên bảng trong 1 phút. Nhận xét sau giờ dạy - Ưu điểm: + Tiến trình soạn thảo tương đối phù hợp thực tế. + Các HS tham gia dự đoán, đề xuất phương án, thao tác với mô hình nhanh hơn bài học trước. + HS trình bày ý kiến sôi nổi và có logic hơn. - Hạn chế: 114 + Chưa tiến hành thí nghiệm thật để kiểm tra các giả thuyết (đơn vị kiến thức1) vì thiếu dụng cụ. Do đó một số HS chưa thỏa mãn. 3.5.2.3 Bài “Dòng điện Foucault” a) Đơn vị kiến thức 1: Xây dựng khái niệm dòng điện Foucault. Đặc tính và tính chất của dòng điện Foucault - Hoạt động 1. + Chúng tôi trực tiếp nêu câu hỏi đặt vấn đề: Nếu từ thông qua khối vật dẫn biến thiên thì có làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khối vật dẫn không? - Hoạt động 2: Xây dựng giả thuyết và suy ra hệ quả của giả thuyết. 40/46 HS lớp 11A9, 45/50 HS lớp 11CB10 đã nêu dự đoán như mong đợi. + Để suy ra hệ quả của giả thuyết, chúng tôi nêu câu hỏi “Làm thế nào để kiểm tra dự đoán này”. Đa số HS trả lời là làm thí nghiệm cho từ thông biến thiên qua khối vật dẫn xem khối vật dẫn có dòng điện cảm ứng không. - Hoạt động 3: Đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm. + Khi chúng tôi đề nghị HS nêu phương án thí nghiệm thì thu được kết quả sau: 6/8 nhóm đề nghị đưa một miếng nhôm chuyển động so với nam châm. 2/8 nhóm đề nghị cho miếng nhôm dao động trong từ trường. + Chúng tôi yêu cầu mỗi nhóm giải thích lý do chọn phương án và cách phát hiện dòng điện cảm ứng (nếu có) trong khối vật dẫn. Những nhóm đưa ra phương án thứ nhất giải thích đưa miếng nhôm chuyển động so với nam châm là làm cho từ thông qua miếng nhôm thay đổi. Nối miếng nhôm với ampe kế. Nếu có dòng điện qua miếng nhôm thì kim ampe kế lệch khỏi số 0. Nhóm HS đưa ra phương án 2 giải thích: Cho miếng nhôm dao động trong từ trường cũng làm cho từ thông qua miếng nhôm thay đổi. Để phát hiện dòng điện trong miếng nhôm thì dựa vào tác dụng của dòng điện. Dòng điện qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên. Dùng tay sờ vào miếng nhôm hoặc nhiệt kế đo nhiệt độ miếng nhôm khi dao động không có từ trường ngoài và khi có từ trường ngoài. 115 + Chúng tôi yêu cầu HS trình bày các tác dụng của dòng điện cảm ứng và sử dụng câu hỏi gợi ý số 4. Sau đó các nhóm đã đưa ra được phương án thí ghiệm 1, 2. Chúng tôi phát các dụng cụ đã thống nhất như đã dự kiến cho các nhóm. Các nhóm tiến hành thí nghiệm tốt. Sau 3 phút thí nghiệm, HS trình bày kết quả thí nghiệm như dự định của chúng tôi. - Hoạt động 4: Rút ra kết luận về khái niệm dòng điện Foucault. + Các HS đối chiếu kết quả thí nghiệm với giả thuyết. Tất cả HS cho rằng kết quả thí nghiệm xác nhận giả thuyết. + Chúng tôi thông báo dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp vừa nêu là dòng điện Foucault và yêu cầu HS định nghĩa dòng điện Foucault. Các HS đều phát biểu được định nghĩa. + Chúng tôi yêu cầu HS đọc SGK để nêu đặc tính căn bản, tính chất của dòng điện Foucault. Tất cả các HS đều phát biểu chính xác. + Chúng tôi gọi 2 HS cùng làm thí nghiệm cho 2 tấm nhôm liền khối và tấm nhôm xẻ rãnh cùng dao động trong từ trường để minh họa cho tính chất xoáy của dòng điện. Chúng tôi yêu cầu HS nhận xét cách giảm hao phí năng lượng do dòng điện Foucault gây ra. Một số HS nêu nhận xét là tăng điện trở của khối vật dẫn. b) Đơn vị kiến thức 2: Lợi ích và tác hại của dòng điện Foucault + HS tự đọc SGK và trả lời tốt các câu hỏi đã soạn thảo của chúng tôi. Nhận xét sau giờ dạy - Ưu điểm: + HS sôi nổi, thích thú, tích cực chủ động thảo luận nêu giả thuyết, đề xuất phương án, tiến hành thí nghiệm. + HS đưa ra phương thí nghiệm sáng tạo hơn giờ học trước. - Hạn chế: Chúng tôi chưa tìm được cách để HS tự nêu lên vấn đề nghiên cứu của bài học. 3.5.2.4 Bài " Hiện tượng tự cảm " a) Đơn vị kiến thức 1: Hiện tượng tự cảm 116 - Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu. Để làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu; chúng tôi đã tạo tình huống học tập bằng cách giao cho HS bài toán: Trong hai trường hợp dưới, trường hợp nào có dòng điện cảm ứng qua đèn Đ khi ta dịch chuyển con chạy của biến trở Rx. Rx Đ Trường hợp1 (Hình 3.3) Rx Đ Trường hợp 2 (Hình 3.4) Sau khi HS làm việc cá nhân, đa số HS đều trả lời: Chỉ trường hợp 1 có dòng điện cảm ứng qua đèn Đ khi dịch chuyển Rx. Một số HS có ý kiến cả hai trường hợp đều có dòng điện cảm ứng qua đèn Đ khi dịch chuyển Rx. + Chúng tôi đã yêu cầu 2 HS trình bày cách lập luận của mình về hai câu trả lời. Cả 2 HS đã lập luận và đưa ra kết quả đúng trong trường hợp 1. Còn trong trường hợp 2 chỉ là câu trả lời dự đoán. + Hai luồng ý kiến trái ngược của HS về trường hợp 2 đã làm HS thấy xuất hiện vấn đề: “Trong mạch điện kín có dòng điện biến thiên theo thời gian, có xuất hiện dòng điện cảm ứng không?” - Hoạt động 2: Xây dựng giả thuyết. Với hai câu hỏi gợi ý, đa số HS nêu dự đoán: Khi dòng điện biến thiên theo thời gian thì có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong chính mạch đó. - Hoạt động 3: Từ giả thuyết suy ra hệ quả. Phần này chúng tôi phải hướng dẫn HS suy luận như đã soạn thảo. - Hoạt động 4: Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. + Chúng tôi đề nghị HS đề xuất phương án thí nghiệm bằng hai câu hỏi gợi ý. Sau 3 phút thảo luận, kết quả như sau:  Lớp 11A9 có câu trả lời khá đa dạng. Nhóm 1 đề xuất phương án mắc mạch điện như hình 3.5. 117 Đ2 iC im Đ1 Hình 3.5 Nhóm này giải thích khi đóng khóa K thì Đ1 sáng liền vì chỉ có imạch đi qua. Còn Đ2 sáng lên sau vì có thêm dòng điện cảm ứng ngược chiều. Phương án của nhóm chưa chính xác. Nhóm 2 đưa ra phương án mắc mạch như hình 3.6 Đ2 im iC Đ1 im Hình 3.6 Nhóm này giải thích: Khi đóng K đèn Đ2 sáng lên vì chỉ có imạch qua Đ2, đèn Đ1 sáng sau vì có dòng điện cảm ứng ic qua. Phương án của nhóm 2 chưa chính xác. Nhóm 3 đưa ra phương án mắc mạch như hình 3.7 Đ2 iC I2 Đ1 I1 Hình 3.7 Nhóm này giải thích: Khi đóng K đèn Đ1 sáng lên ngay lập tức vì chỉ có i1 qua Đ1. Đèn Đ2 sáng lên sau vì có thêm dòng điện cảm ứng ic ngược chiều i2 qua Đ2. Phương án và cách giải thích của nhóm này có tính khả thi. Cần bổ sung thêm biến trở một cách phù hợp để i1 = i2. Nhóm 4 đưa ra phương án như hình 3.8 118 Đ2 R Đ1 Hình 3.8 Nhóm này giải thích giống nhóm 3 nhưng có bổ sung thêm lí do mắc biến trở R: để điều chỉnh cho điện trở hai nhánh bằng nhau, do đó cường độ dòng điện hai nhánh bằng nhau thì sự xuất hiện của cường độ dòng điện cảm ứng ic ngược chiều imạch mới gây ra hiện tượng đèn Đ2 sáng lên sau đèn Đ1. 4 nhóm còn lại đưa ra phương án như SGK. Những nhóm này chỉ dự đoán được hiện tượng đèn Đ2 nối với cuộn cảm sẽ sáng chậm hơn đèn Đ1. Nguyên nhân của hiện tượng thì các nhóm này không giải thích được.  Lớp 11CB10 có 7/8 nhóm đưa ra phương án thí nghiệm như trong SGK. Trong đó, có 1/8 nhóm giải thích tốt lí do chọn phương án như nhóm 4 lớp 11A9. 6/8 nhóm dự đoán hiện tượng và chưa giải thích được nguyên nhân. Chỉ có 1/8 nhóm không tham khảo SGK mà tự đưa ra phương án như hình 3.9. Đ1 Ä Ä Đ2 L,R I2 I1 iC Hình 3.9 Nhóm này giải thích chiều dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong mạch khi đóng khóa K. Trường hợp ngắt điện, sau 3 phút thảo luận HS trình bày kết quả:  Lớp 11A9: Nhóm 4 đề xuất phương án mắc các dụng cụ thành điện như hình 3.10. 119 Đ1 Đ2 Im K Hình 3.10 Nhóm này giải thích: Khi K đang đóng, thì chỉ có đèn Đ1 sáng, khi ngắt K, nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic cùng chiều Im và chạy qua đèn Đ2 làm đèn Đ2 sáng lên rồi tắt. 7 nhóm khác đề xuất phương án mắc các dụng cụ thành mạch điện như phương án của SKG. Trong đó 5 nhóm dự đoán hiện tượng đèn bừng sáng rồi tắt mà không giải thích nguyên nhân. Có 2 nhóm giải thích đúng nguyên nhân đèn sẽ bừng sáng nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic chạy qua đèn.  Lớp 11CB10: Các nhóm lúng túng không đề xuất được phương án thí nghiệm. Chúng tôi đề nghị HS tham khảo SGK thì sau 3 phút, tất cả các nhóm đề xuất phương án mắc các dụng cụ thành mạch điện như phương án của SGK. Trong đó 6 nhóm dự đoán hiện tượng đèn bừng sáng rồi tắt mà không giải thích nguyên nhân. Có 2 nhóm giải thích đúng nguyên nhân đèn sẽ bừng sáng nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic chạy qua đèn. + Chúng tôi chỉnh sửa, xác nhận phương án thí nghiệm trong 2 trường hợp của HS. Chúng tôi đề nghị HS kết hợp 2 mạch điện trong hai trường hợp thành một mạch điện mà vẫn có thể sử dụng để kiểm tra sự xuất hiện của ic khi đóng hoặc ngắt K. Sau 2 phút thảo luận, các HS trình bày kết quả như sau:  Lớp 11A9 Nhóm 4 đề nghị mắc mạch điện như hình 3.11. Đ2 Đ1 I1 K K1 I2 iC Hình 3.11 120 Nhóm này giải thích: Khi muốn kiểm tra sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng khi đóng mạch điện, trước hết đóng K1, sau đó sẽ đóng K. Dòng điện do nguồn cung cấp I1, I2 và dòng điện cảm ứng ic (nếu xuất hiện) sẽ có chiều như đã vẽ. Trường hợp này đèn Đ2 sẽ sáng lên chậm hơn. Khi muốn kiểm tra sự xuất hiện dòng điện cảm ứng khi ngắt mạch điện, trước hết phải ngắt K1, sau đó đóng K. Lúc này chỉ có đèn Đ2 sáng. Khi ngắt K nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic thì ic sẽ cùng chiều I2 do nguồn cung cấp cho đèn Đ2 lúc chưa ngắt K, ic chạy qua đèn Đ1 và diod nối với Đ1 làm chúng lóe sáng rồi mới tắt. Những diod được sử dụng là đèn led. Nhóm 5 đề nghị mắc mạch điện như hình 3.12. Đ2 Đ3 I1 K K1 I2 iC Đ1 Hình 3.12. Nhóm này giải thích: Khi muốn kiểm tra sự xuất hiện dòng điện cảm ứng ic khi đóng mạch điện, trước hết đóng K1 sau đó đóng K. Nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic thì nó có chiều như đã vẽ. Do đó đèn Đ2 sẽ sáng lên sau đèn Đ1. Trường hợp này nhờ diod nối với đèn Đ3 mà đèn này không tham gia vào mạch điện. Khi muốn kiểm tra sự xuất hiện dòng điện cảm ứng ic khi ngắt mạch, trước hết ngắt K1 để đèn Đ1 không tham gia vào mạch. Đóng K thì chỉ đèn Đ2 sáng. Ngắt K, nếu xuất hiện dòng điện cảm ứng ic thì ic cùng chiều I2 và chạy qua diod nối với đèn Đ3 làm đèn Đ3 và diod (là đèn led) sẽ lóe sáng. 4 nhóm khác đề xuất phương án mắc mạch điện như hình 3.13. Đ2 Đ3 K K1 Đ1 K2 K3 Hình 3.13. 121 Những nhóm này trình bày cách làm như đã dự kiến trong tiến trình soạn thảo. Chúng tôi đề nghị HS nhận xét, chỉnh sửa phương án các nhóm đã trình bày. Một số HS nêu nhận xét nên mắc thêm biến trở nối tiếp với đèn Đ1 trong phương án của nhóm 4. Đèn Đ1, Đ3 trong phương án của nhóm 5 để điều chỉnh điện trở ở các nhánh bằng nhau, các i1 = i2 = i3. Những HS này đã chỉnh sửa lại sơ đồ mạch điện của nhóm 4, 5 như hình 3.14, 3.15 Đ2 Đ1 I1 K K1 I2 Hình 3.14 Đ2 Đ3 I1 K K1 I2 Đ1 Hình 3.15 Chúng tôi hỏi HS về công dụng của đèn Đ3 và diod nối tiếp với đèn Đ2 trong phương án của nhóm 4, 5. HS thảo luận và đề nghị bỏ diod nối với đèn Đ2 có thể đáp ứng yêu cầu của thí nghiệm. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các HS, lưu ý HS nên mắc khóa K vào dây nối với cực dương đèn Đ3 trong hình 3.13 nên dùng đèn có hiệu điện thế định mức nhỏ hoặc diod để có thể phát hiện ic nhỏ và thống nhất như sau: Phương án nhóm 4 chỉnh sửa lại như hình 3.16 Phương án nhóm 5 chỉnh sửa lại như hình 3.17 Phương án 4 nhóm khác (hình3.13) chỉnh sửa lại như hình 3.18 Đ2 Đ1 I1 K K1 I2 Hình 3.16 Đ2 Đ3 I1 K I2 Đ1 Hình 3.17 Đ2 Đ3 K K1 Đ1 K2 K3 Hình 3.18 122  Lớp 11CB10: 6/8 nhóm đề nghị mắc mạch điện như hình 3.13. Chúng tôi đã chỉnh sửa, lưu ý các nhóm và thống nhất lại như hình 3.18 - Hoạt động 5: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra và kết luận. Nêu khái niệm hiện tượng tự cảm. + Chúng tôi phát bộ dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Sau 2 phút tiến hành thí nghiệm, các nhóm đều nêu kết luận khẳng định giả thuyết đã nêu là đúng. + Chúng tôi đề nghị HS phát biểu khái niệm hiện tượng tự cảm. Các HS đều phát biểu được khái niệm như SGK. b) Đơn vị kiến thức 2: Xây dựng công thức tính suất điện động tự cảm Phần kiến thức này chúng tôi xây dựng theo con đường suy luận toán học. Nhận xét sau giờ dạy: Ưu điểm: Tiến trình soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế. HS tham gia các hoạt động trên lớp một cách tích cực, tự chủ. HS đề xuất khá nhiều phương án thí nghiệm một cách nhanh chóng, sáng tạo. Hạn chế: Do HS đề xuất khá nhiều phương án nên thời gian cho bài học kéo dài hơn dự kiến 10 phút. Những phương án thí nghiệm HS đề xuất có tính khả thi nhưng chưa thực hiện được. Chúng tôi công nhận những phương án HS đưa ra và cung cấp bộ thí nghiệm như Hình 3.14 gần giống Hình 3.15 3.5.3 Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS Chúng tôi tiến hành TNSP trên đối tượng là HS chưa bao giờ được học tập trong vai nhà bác học tiến hành nghiên cứu một vấn đề mới. Khi làm việc theo các giai đoạn của PPTN các HS rất hứng thú, tích cực. Những giờ học đầu, với tiến trình chúng tôi đưa ra, các HS còn lúng túng trong giai đoạn phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Những giờ học sau, khi đã quen với phương pháp mới, HS hứng thú học tập, sôi nổi thảo luận, chịu khó suy 123 nghĩ để đề xuất ý kiến. Tính sáng tạo của HS được phát huy nhiều hơn cả trong giai đoạn đề xuất phương án kiểm tra thí nghiệm. Học theo tiến trình chúng tôi đã soạn thảo, HS đã hình thành thói quen dự đoán câu trả lời cho vấn đế mới và tìm phương án để kiểm tra dự đoán của mình. HS thường xuyên trao đổi, thảo luận nên dám nói ra và bảo vệ ý kiến của mình trước người khác. + Qua cách học tập này HS đã biết sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn đạt, mô tả, giải thích một hiện tượng. + HS biết hình thành một kiến thức vật lí theo con đường nhận thức khoa học. + Qua tiến trình dạy học này, HS phát triển được ngôn ngữ viết, biết cách tự ghi chép, đánh dấu những phần quan trọng của bài học. 3.5.4 Đánh giá kết quả TN Chúng tôi đã xác định cách đánh giá tốt nhất là theo dõi, đánh giá hoạt động của HS trong qua trình xây dựng kiến thức mới. Chúng tôi căn cứ vào câu trả lời trong phiếu học tập, kết quả hoạt động học tập của HS trong quá trình dạy học để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Kết hợp với cách đánh giá này, chúng tôi đã soạn một bài kiểm tra viết để đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức, tính sáng tạo của HS. Nội dung bài kiểm tra bao gồm một số kiến thức cơ bản HS cần nắm vững, vận dụng được một số kiến thức cần năng lực sáng tạo của HS. Kết quả bài kiểm tra viết của HS là một trong những căn cứ để đánh giá sự phát triển, năng lực sáng tạo trong giả quyết vấn đề mới [25], [36]. Nội dung bài kiểm tra giúp chúng tôi đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS ở ba mức độ khác nhau: + Hiểu được các kiến thức đã học. + Vận dụng kiến thức vào các vấn đề quen thuộc. + Vận dụng kiến thức và phát huy tính sáng tạo trong các vấn đề mới. 124 3.5.4.1 Nội dung bài kiểm tra (thời gian 45 phút) KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ TÊN : .......................................................................LỚP ..................................... Câu 1. Hãy giải ô chữ dưới đây [36]: Từ hàng ngang 1. Hạt mang điện gọi là gì? 2. Cuộn dây có lõi sắt gọi là gì? 3. Dòng Foucault trong công – tơ điện gây ra đại lượng này 4. Các giá trị tại một thời điểm t 5.Tên định luật xác định chiều dòng điện cảm ứng (tiếng Anh) 6. Đại lượng xuất hiện trong khối kim loại đặt trong từ trường biến thiên hoặc chuyển động trong từ trường (tiếng Việt) 7. Đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ đóng vai trò gì? 8. Điều kiện của từ thông qua khung dây làm xuất hiện suất điện động cảm ứng 9. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng cảm ứng điện từ. 10. Quy tắc xác định chiều suất điện động cảm ứng trên đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ. 11. Hiện tượng đèn bừng sáng rồi mới tắt khi ngắt mạch điện 12. Đại lượng này biến thiên sẽ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Từ hàng dọc trong khung in đậm là gì? Hãy định nghĩa từ ấy: ................................... ...................................................................................................................................... 125 Câu 2. Hiện tượng gì xảy ra khi ngắt mạch điện? ...................................................................................................................................... Giải thích (ngắn gọn, có thể dùng kí hiệu)................................................................... ...................................................................................................................................... Hãy đề xuất phương án kiểm tra cách giải thích trên (vẽ sơ đồ) ................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Câu 3. Hiện tượng gì xảy ra khi đóng mạch điện? ...................................................................................................................................... Giải thích (ngắn gọn, có thể dùng kí hiệu)................................................................... ...................................................................................................................................... Hãy đề xuất phương án kiểm tra cách giải thích trên (vẽ sơ đồ) ................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Câu 4. Hãy bố trí một thí nghiệm có thể kiểm tra được cả hiện tượng xảy ra khi đóng mạch và khi ngắt mạch (vẽ sơ đồ) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Nêu trình tự các bước tiến hành khi: Đóng mạch: .................................................................................................................. ...................................................................................................................................... Ngắt mạch: ................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Câu 5. Viết chữ Đ vào ô có hình đúng, chữ S vào ô có hình sai: B r e vr B r e B r vr B r B r e vr B r e B r vr B r 126 ic S N N S ic ic N S ic S N Hình 3.19 Câu 6. Người ta bố trí thí nghiệm như sau [19]: - Đặt cố định một ống dây có lõi sắt nằm ngang nối với nguồn điện qua một khóa K. - Để một vòng nhôm nhẹ, kín, linh động ở gần đầu ống dây. - Đóng khóa K cho dòng điện qua ống dây ổn định. K Vòng nhôm Lõi sắt ống dây Hình 3.20 Tìm và giải thích hiện tượng đúng sẽ xảy ra trong các dự đoán sau khi ngắt nhanh khóa K: A Vòng nhôm bật sang phải B Vòng nhôm bật sang trái. C Vòng nhôm đứng yên. D Vòng nhôm dao động. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 3.5.4.2 Đáp án và biểu điểm Câu 1: Giải ô chữ dưới đây: .................................................................. 2.5 đ Mỗi từ hàng ngang đúng ......................................................................... 0.2 đ 1. Điện tích 2. Cuộn cảm 3. Mômen cản 127 4. Tức thời 5. Lenz 6. Dòng điện Fu cô 7. Nguồn điện 8. Biến thiên 9. Máy biến thế 10. Bàn tay phải 11. Tự cảm 12. Từ thông Từ hàng dọc trong khung in đậm là CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. ................ 0.25 đ Định nghĩa ............................................................................................ 0.25 đ Câu 2:.................................................................................................... 0.75 đ Hiện tượng gì xảy ra khi ngắt mạch điện............................................. 0.25 đ Tự cảm Giải thích (ngắn gọn, có thể dùng kí hiệu): .......................................... 0.25 đ Khi ngắt mạch I mạch giảm về 0, từ thông do mạch sinh ra giảm về 0 nên xuất hiện itc cùng chiều I mạch Hãy đề xuất phương án kiểm tra cách giải thích trên (vẽ sơ đồ) .......... 0.25 đ Câu 3:.................................................................................................... 0.75 đ Hiện tượng gì xảy ra khi đóng mạch điện............................................ 0.25 đ Tự cảm Giải thích (ngắn gọn, có thể dùng kí hiệu): .......................................... 0.25 đ Khi đóng mạch I mạch tăng lên giá trị ổn định trong thời gian ngắn, từ thông do mạch sinh ra tăng trong thời gian I tăng nên xuất hiện itc ngược chiều I mạch. Hãy đề xuất phương án kiểm tra cách giải thích trên (vẽ sơ đồ) .......... 0.25 đ Câu 4: ..................................................................................................... 1.5 đ Hãy bố trí một thí nghiệm có thể kiểm tra được cả hiện tượng xảy ra khi đóng mạch và khi ngắt mạch (vẽ sơ đồ) .................................................................... 0.5 đ Nêu trình tự các bước tiến hành khi: 128 Đóng mạch: ............................................................................................. 0.5 đ Ngắt mạch: .............................................................................................. 0.5 đ Câu 5 .......................................................................................................... 2 đ Mỗi hình có đáp án chính xác được ..................................................... 0.25 đ S B r e vr B r e Đ B r vr B r S B r e vr B r e S B r vr B r Đ ic S N S N S ic S ic N S S ic S N Hình 3.21 Câu 6 ....................................................................................................... 1.5 đ Chọn đáp án B........................................................................................ 0. 5 đ Giải thích .................................................................................................... 1 đ Ngắt nhanh khóa K sẽ làm iống dây giảm về 0, từ thông do ống dây sinh ra xuyên qua vòng nhôm sẽ giảm về 0 nên xuất hiện icảm ứng vòng nhôm. icảm ứng vòng nhôm sinh ra Bvòng nhôm cùng chiều Bống dây nên ống dây hút vòng nhôm. Suy ra vòng nhôm bật sang trái. 3.5.4.3 Xử lí kết quả bằng thống kê toán học [32], [33] Sau khi cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí các số kiệu từ kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học. Bao gồm: - Bảng phân phối tần số điểm số Xi, biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của 2 nhóm ĐC và TN. - Bảng phân phối tần suất điểm số Xi, đường phân phối tần suất điểm Xi của 2 nhóm ĐC và TN. - Bảng phân phối tần suất lũy tích, đường lũy tích tần suất của 2 nhóm ĐC và TN. - Tính các tham số thống kê [32], [33] bao gồm: 129 + Điểm trung bình: m i i i 1 n X X N   Trong đó: Xi: điểm số của HS. ni: tần số của điểm số Xi . m: số loại điểm số. N: tổng số HS. + Phương sai: m 2 i i 2 i 1 n (X X) S N 1      + Độ lệch chuẩn: m 2 i i 2 i 1 n (X X) S S N 1       + Hệ số biến thiên: SV 100% X  130 * Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số điểm số Xi ĐỒ THỊ TẦN SỐ ĐIỂM Xi 0 2 4 6 8 10 12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ Xi SỐ HS ĐẠT ĐIỂM Xi NHÓM TN NHÓM ĐC * Biểu đồ 3.1a: Đồ thị tần số điểm số Xi ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SỐ ĐIỂM Xi 0 2 4 6 8 10 12 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ĐIỂM SỐ Xi S Ố H S ĐẠ T ĐI ỂM X i NHÓM TN NHÓM ĐC * Biểu đồ 3.1b: Đường phân phối tần số điểm số Xi SỐ ĐẠT ĐIỂM SỐ Xi NHÓM 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN (96) 0 0 1 3 5 6 7 9 10 11 10 9 8 6 5 3 3 ĐC (93) 0 3 4 7 8 9 9 10 9 9 8 6 5 3 1 1 1 131 * Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất điểm số Xi TỈ LỆ (%) HS ĐẠT ĐIỂM SỐ Xi NHÓM 2 2. 5 3 3. 5 4 4. 5 5 5. 5 6 6. 5 7 7. 5 8 8. 5 9 9. 5 1 0 TN (96) 0 0 1 3. 1 5. 2 6. 3 7. 3 9. 4 10. 4 11. 5 10. 4 9. 4 8. 3 6. 3 5. 2 3. 1 3. 1 ĐC (93) 0 3. 2 4. 3 7. 5 8. 6 9. 7 9. 7 10. 8 9. 7 9. 7 8. 6 6. 5. 4 3. 2 1. 1 1. 1 1. 1 ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT ĐIỂM Xi 0 2 4 6 8 10 12 14 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ĐIỂM Xi TỈ LỆ (% ) H S ĐẠ T ĐI ỂM X i NHÓM TN NHÓM ĐC * Biểu đồ 3.2: Đường phân phối tần suất 132 * Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lũy tích TỈ LỆ (%) HS ĐẠT ĐIỂM SỐ Xi TRỞ XUỐNG NHÓM 2 2. 5 3 3. 5 4 4. 5 5 5. 5 6 6. 5 7 7. 5 8 8. 5 9 9. 5 10 TN 0 0 1 4. 1 9. 3 15. 6 22. 9 32. 3 42. 7 54. 2 64. 6 74 82. 3 88. 6 93. 8 96. 9 100 ĐC 0 3. 2 7. 5 15 23. 6 33. 3 43 53. 8 63. 5 73. 2 81. 8 88. 3 93. 7 96. 8 98 99 100 ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT LŨY TÍCH 0 20 40 60 80 100 120 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ĐIỂM Xi TỈ LỆ (% ) H S ĐẠ T ĐI ỂM X i T R Ở XU ỐN G NHÓM TN NHÓM ĐC * Biểu đồ 3.3: Đường phân phối tần suất lũy tích 133 * Bảng 3.4: Các thông số thống kê NHÓM SĨ SỐ X S2 S V(%) TN 96 6.59 2.84 1.68 25.56 ĐC 93 5.63 2.91 1.71 30.29 - Dựa vào bảng 3.4 ta thấy điểm trung bình của HS nhóm TN (6.59) cao hơn HS nhóm ĐC (5.63) - Hệ số biến thiên của nhóm TN (25.56%) nhỏ hơn nhóm ĐC (30.29%). Nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm TN là nhỏ. - Đồ thị đường phân bố tần suất và tần suất lũy tích của nhóm TN nằm về bên phải và phía dưới của đường tần suất và tần suất lũy tích của nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Kết hợp kết quả phân tích định tính và định lượng chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của nhóm TN khá hơn nhóm ĐC. Xong vấn đề đặt ra là rằng kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC có thực sự là do phương pháp dạy học đem lai hay không? Các số liệu thống kê ở trên có đáng tin cậy không? Để trả lời câu hỏi đó chúng trôi áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học theo cách sau: * Kiểm định sự khác nhau của các phương sai: [33] - Chọn xác suất sai lầm là 0.1  - Giả thuyết H0: Sự khác nhau của các phương sai (S2TN = 2.84 , S2ĐC = 2.91) là không có ý nghĩa. - Giả thuyết H: Sự khác nhau của các phương là có ý nghĩa. - Giá trị đại lượng kiểm định: 2 TN 2 DC S 2.84F 0.98 S 2.91    - Giá trị tới hạn F trong bảng phân phối F với mức  và các bậc tự do: TN TN DC DC N 1 96 1 95 N 1 93 1 92             Trong bảng phân phối ta có: / 2 0.05F F 1.35   134 Vì / 2F F nên ta chấp nhận giả thuyết H0: sự khác nhau của các phương sai là không có ý nghĩa hay phương sai của hai mẫu xuất phát là bằng nhau. Với độ tin cậy là 90%. * Kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình: TNX 6.59 và DCX 5.63 với phương sai bằng nhau [33] - Chọn xác suất sai lầm là 0.05  - Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa hai điểm trung bình là không có ý nghĩa ( TN DCX X ) - Giả thuyết H: sự khác nhau giữa hai điểm trung bình là có ý nghĩa ( TN DCX X ) - Phỏng định sai số tiêu chuẩn của hiệu số TN DCX X S  : TN DC 2 2 TN TN DC DC X X TN DC TN DC (N 1)S (N 1)S 1 1S ( ) N N 2 N N (96 1)2.84 (93 1)2.91 1 1( ) 0.245 96 93 2 96 93             - Đại lượng kiệm định t: TN DC TN DC X X X Xt 3.89 S    - Theo bảng phân phối t với 0.05  thì t = 1.960 - Vì t > t nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ kết quả thu được ở lớp TN thực sự tốt hơn kết quả ở lớp ĐC với độ tin cậy 95%. 135 Kết luận chương 3 Bằng cách kết hợp theo dõi, phân tích diễn biến của các giờ TN, xử lí các bài kiểm tra theo kiểm định thống kê toán học, chúng tôi có nhận xét sau: + Nhìn chung, tiến trình dạy học đã soạn thảo có tính khả thi. Việc HS được đặt vào vị trí người nghiên cứu, đóng vai nhà bác học xây dựng kiến thức mới đã làm họ tò mò, hứng thú, tích cực, tự chủ học tập. + Qua hình thức học này, HS đã bộc lộ được suy nghĩ của mình. Năng lực sáng tạo của HS được phát triển đặc biệt ở giai đoạn đề xuất các phương án kiểm tra các giả thuyết. Điều này trước đây HS hiếm có cơ hội được thể hiện, bộc lộ mình. + Các phân tích thực nghiệm đã cho thấy phương án dạy học do chúng tôi soạn thảo đã bước đầu đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học, do đó có thể sử dụng để tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy vẫn còn một số hạn chế: + Dạy học theo tiến trình chúng tôi đã soạn thảo mất nhiều thời gian hơn cách dạy truyền thống khoảng 10 phút. + Đối tượng thực nghiệm còn ít, cần phải mở rộng hơn. + Khó khăn nhất của HS là ở giai đoạn tự nêu vấn đề nghiên cứu. 136 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ Thực hiện mục đích nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi xin có một số kết luận chung như sau: + Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động học, chức năng của hoạt động dạy, lý luận về việc xây dựng tiến trình dạy học theo các giai đoạn của PPTN chúng tôi đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc tổ chức quá trình dạy học theo các giai đoạn của PPTN nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS. + Tìm hiểu tình hình dạy học phần "Cảm ứng điện từ" lớp 11 THPT nhằm xác định những khó khăn chủ yếu và những sai lầm phổ biến của HS khi học phần này. + Trên cơ sở vận dụng lý luận về tổ chức dạy học theo các giai đoạn của PPTN và các luận điểm khoa học trong nghiên cứu chiến lược dạy học phát triển hoạt động tìm tòi, sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học bốn bài "Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng", "Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động", "Dòng điện Fu – cô", "Hiện tượng tự cảm" theo các giai đoạn của PPTN. Thông qua hoạt động này, HS phát huy tính tích cực, tự chủ, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo. + Cải tiến được bộ dụng cụ thí nghiệm để xây dựng định luật Lenz, bộ dụng cụ thí nghiệm minh họa dòng điện Foucault và đưa vào sử dụng trong dạy học. + Quá trình TNSP đã bước đầu chứng tỏ tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã ghi chép, quay phim một số giờ dạy học thực nghiệm để làm tư liệu cho việc tham khảo, phân tích tiến trình để từ đó có thể rút kinh nghiệm, ý kiến đóng góp cho việc dạy học phần "Cảm ứng điện từ" lớp 11 THPT. + Do điều kiện có hạn, chúng tôi soạn thảo được bốn bài thuộc phần "Cảm ứng điện từ". Trong đó có ba bài "Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng", "Dòng điện Fu – cô", "Hiện tượng tự cảm" được xây dựng và tiến hành khá bài bản theo các giai đoạn của PPTN. Riêng bài "Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động" giai đoạn xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm 137 kiểm tra giả thuyết chỉ thực hiện được khâu đề xuất phương án thí nghiệm. Khâu tiến hành làm thí nghiệm thật chúng tôi chưa thực hiện được. + TNSP được tiến hành trên hai lớp. Vì vậy việc đánh giá kết quả chưa mang tính khái quát. + Những kết quả của TNSP và kết luận rút ra từ luận văn này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu sang phần khác của chương trình. - Qua quá trình TNSP chúng tôi có một số đề xuất sau: Để phát huy tối đa tính tích cực, tự chủ học tập, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS trong dạy học theo các giai đoạn của PPTN cần phải: + Cho HS làm quen với cách học trong vai nhà bác học và môi trường học tập theo nhòm từ những lớp dưới. + Cơ sở vật chất của nhà trường cần đầy đủ trong việc phục vụ giảng dạy, đặc biệt là những bộ dụng cụ thí nghiệm cần trang bị thêm về số lượng cũng như chất lượng. + Sĩ số lớp học cần giảm xuống khoảng 30 – 35, để đảm bảo khi chia số nhóm (chia nhóm cho các em thảo luận) cũng như số HS trong mỗi nhóm vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tác dụng của việc thảo luận. Đồng thời GV có thể kịp thời giúp đỡ HS, đủ thời gian cho tất cả các nhóm trình bày ý kiến, góp ý và sửa chữa những đề xuất của các nhóm khác. + Bản thân mỗi GV phải yêu nghề, tự trang bị vốn kiến thức, không ngừng tìm tòi, cải tiến những dụng cụ thí nghiệm, những phương án khác nhau để kiểm tra các vấn đề của bài học. + Các trường THPT cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích GV áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cũng cần được đổi mới. Tăng cường nội dung kiểm tra, năng lực sáng tạo của HS. - Hướng phát triển của đề tài: + Khắc phục những hạn chế về nội dung và hình thức của tiến trình dạy học các bài thuộc chương "Cảm ứng điện từ" theo các giai đoạn của PPTN. 138 + Phát triển thực hiện việc phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS trong học tập với tiến trình xây dựng kiến thức theo các giai đoạn của PPTN cho các nội dung khác của chương trình vật lí phổ thông. + Triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng hơn trong GV và HS ở nhiều nơi để có thể tham khảo, chia sẻ, rút kinh nghiệm. - Cuối cùng, chúng tôi hi vọng rằng luận văn có thể góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) – Vũ Quang – Nguyễn Xuân Chi – Đàm Trung Đồn - Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2007), SGK vật lí 11, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 2. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) – Vũ Quang – Nguyễn Xuân Chi – Đàm Trung Đồn - Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2007), Sách GV vật lí 11, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 3. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (đồng chủ biên) – Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2004), Bài tập vật lí 11 thí điểm ban khoa học tự nhiên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 10 trung học phổ thông môn vật lí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 11 trung học phổ thông môn vật lí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Trọng Sửu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn vật lí, Nxb Giáo Dục. 7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo Dục. 8. David Halliday – Robert Resnick – Jearl Walker (2007), Cơ sở Vật Lí tập 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 9. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội. 10. Đỗ Xuân Hội (2007), Phương pháp giải bài tập và trắc nghiệm vật lí 11, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 11. Hội vật lí Việt Nam (2009), Ôn tập môn vật lí tháng 1 năm 2009, Vật lí & tuổi trẻ, (số 66), tr.14 – 17. 12. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lí học sư phạm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 140 13. Nguyễn Thị Hồng (2006), Thiết kế hoạt động dạy học một số bài thuộc chương "Cảm ứng điện từ" – vật lí 11 THPT nhằm phát huy tính tích cực tự chủ của HS, Khóa luận tốt nghiệp khóa 52, Trường ĐHSP Hà Nội. 14. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 15. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo - giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 16. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học vật lí cao học khóa 17, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) – Nguyễn Phúc Thuần - Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác (2007), Vật lí 11 nâng cao, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) – Nguyễn Phúc Thuần - Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác (2007), Sách GV vật lí 11 nâng cao, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Thế Khôi – Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên) Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác (2007), Bài tập vật lí 11 nâng cao, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Kỳ, Mô hình dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội, Hà Nội. 21. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 22. TS. Ngô Diệu Nga, Chiến lược dạy học vật lí ở trường phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội. 23. Đào Văn Phúc (1983), Tư tưởng vật lí và phương pháp vật lí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 24. Đỗ Thị Phúc (2000), Nghiên cứu xây dựng các tình huống học tập phỏng theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát triển năng lực sáng 141 tạo của học sinh khi dạy học một số kiến thức chương “Ánh sáng” ở vật lí lớp 7 theo chương trình dự án phát triển giáo dục, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 25. PGS.TS Vũ Trọng Rỹ (2007), Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí ở trường phổ thông, Đề cương bài giảng dùng cho cao học khóa 17, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 26. TS. Lê Thị Thanh Thảo (2001), Didactic vật lí, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 27. TS. Lê Thị Thanh Thảo (2007), Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong giảng dạy vật lí ở trường truong học phổ thông, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 29. Bùi Gia Thịnh (chủ biên) – Lương Tất Đạt – Vũ Thị Mai Lan – Ngô Diệu Nga – Đỗ Hương Trà (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nxb Giáo Dục. 30. Phạm Hữu Tòng, Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực - tự chủ - sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại Học Sư Phạm. 31. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lí, tập 1: nghiên cứu mô tả, Nxb Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 32. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục, Tập I: Thống kê mô tả, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 33. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục, Tập II: Thống kê suy diễn, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 34. Đỗ Hương Trà – Nguyễn Đức Thâm (2006), Logic học trong dạy học vật lý, Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 142 35. Nguyễn Minh Tú (2007), Thiết kế hoạt động dạy học bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”, Hội thi nghiệp vụ sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội. 36. Nguyễn Mạnh Tuấn – Mai Lễ – Phạm Phan Hàm (2007), Tự kiểm tra kiến thức vật lí 11, Nxb Giáo Dục. 37. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 38. Viện nghiên cứu sư phạm (2007), Tài liệu hội thảo về đào tạo GV và phương pháp dạy học hiện đại, Hà Nội. Tiếng Anh 39. Leybold Catalogue(2003), Catalogue of Physics Experiments, Leybold Didactic Gmbh. Địa chỉ trang web 40. ật giáo dục 2005. PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Để tìm hiểu thực tế dạy học ở trường THPT nhằm góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, qua đó xây dựng tiến trình dạy học mang tính khả thi. Chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) dành chút thời gian bày tỏ quan điểm của mình. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô)! Thông tin về GV: Quý Thầy (Cô) là GV trường:.......................Tỉnh (TP) .................. Tuổi ................... 1. Qua dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT quý Thầy (Cô) nhận thấy : □ Những thuận lợi cho GV khi dạy học: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... □ Những khó khăn cho GV khi dạy học: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... □ Những khó khăn,vướng mắc, sai lầm HS thường gặp phải: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 2. Khi dạy học, quý Thầy (Cô) nhận thấy chương “Cảm ứng điện từ” ở mức độ nào trong Chương trình vật lý 11 THPT. □ Rất khó dạy cho HS hiểu rõ bản chất □ Khó dạy cho HS hiểu rõ bản chất □ Mức độ trung bình so với những kiến thức khác □ Dễ dạy cho HS hiểu rõ bản chất □ Rất dễ dạy cho HS hiểu rõ bản chất 3. Khi dạy học vật lý THPT quý Thầy (Cô) thường sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học: □ PP thuyết trình □ PP đàm thoại □ PP thí nghiệm biểu diễn □ PP thí nghiệm thực hành □ PP nêu vấn đề □ PP sử dụng các phương tiện dạy học □ Các PP, hình thức dạy học khác .................................................................. Mục đích của quý Thầy (Cô) khi sử dụng những PP trên là để ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 4. Khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” quý Thầy (Cô) thường sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học nào? ...................................................................................................................................... Mục đích của quý Thầy (Cô) khi sử dụng những PP trên là để ...................................................................................................................................... 5. Khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” quý Thầy (Cô) thường sử dụng thí nghiệm ở mức độ: □ Thường xuyên, ở tất cả các bài có làm thí nghiệm □ Thỉnh thoảng, ở một số bài có nội dung ngắn, đủ thời gian □ Không bao giờ sử dụng thí nghiệm 6. Mục đích của quý Thầy (Cô) khi sử dụng thí nghiệm để □ Tạo tình huống học tập, nêu vấn đề mới của bài học. □ Minh họa, kiểm tra những kiến thức, kết luận, quy tắc, định luật. □ Khảo sát, tìm ra những quy luật của hiện tượng mới 7. Quý Thầy (Cô) thường sử dụng thí nghiệm như thế nào? □ GV tiến hành thí nghiệm, HS theo dõi □ GV cùng tiến hành thí nghiệm với một vài HS □ Làm thí nghiệm theo từng nhóm 8. Trước khi tiến hành thí nghiệm, quý Thầy (Cô) thường: □ Giảng giải cho HS hiểu về nội dung kiến thức mới, sau đó tiến hành thí nghiệm minh họa □ Nêu rõ mục đích thí nghiệm, sau đó tiến hành thí nghiệm minh họa □ Đề nghị HS đề xuất phương án thí nghiệm, sau đó làm thí nghiệm theo phương án HS đề xuất 9. Quý Thầy (Cô) có sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý? □ Chưa bao giờ □ Một vài lần, ở những chương khác chương “Cảm ứng điện từ” □ Một vài lần, trong đó có bài thuộc chương “Cảm ứng điện từ” □ Thường xuyên, ở nhiều bài thuộc những chương khác chương “Cảm ứng điện từ” □ Thường xuyên, trong cả những bài thuộc chương “Cảm ứng điện từ” Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, đóng góp của quý Thầy, Cô! Phụ lục 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH031.pdf
Tài liệu liên quan