Luận văn Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam

MỤC LỤC Chương mở đầu: Giới thiệu . 01 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 01 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .01 3. Phương pháp nghiên cứu .02 4. Dữ liệu nghiên cứu 02 5. Nội dung luận văn .02 Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý danh mục đầu tư bảo hiểm 03 1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư 03 1.1.1 Khái quát về đầu tư 03 1.1.2 Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư 03 1.1.3 Tỷ suất sinh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư 04 1.1.4 Đo lường rủi ro của từng tài sản đầu tư 06 1.1.5 Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi, mô hình CAMP 07 1.1.6 Lý thuyết thị trường hiệu quả và sự vận dụng lý thuyết này trong việc xây dựng chính sách đầu tư chứng khoán tối ưu 08 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý danh mục đầu tư 14 1.2.1 Khái quát về danh mục đầu tư 14 1.2.2 Quy trình quản lý danh mục đầu tư 15 1.2.3 Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư 15 1.2.4 Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz 17 1.2.4.1 Lý thuyết đa dạng hoá 17 1.2.4.2 Lý thuyết Markowitz 19 1.2.4.3 Xây dựng mô hình danh mục đầu tư theo Harry Markowitz 24 1.3 Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm 25 1.3.1 Sự cần thiết của hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm 25 1.3.2 Vai trò đầu tư quỹ bảo hiểm 27 1.3.3 Các nguyên tắc trong đầu tư quỹ bảo hiểm 28 1.3.4 Quy định về danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm 30 1.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm 31 1.4 Kinh nghiệm đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển: 37 1.4.1 Các quy định pháp lý 37 1.4.2 Cấu trúc đầu tư trên thị trường bảo hiểm 41 Chương 2: Thực trạng về hoạt động đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004-2008 46 2.1 Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004-2008 46 2.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 46 2.1.2 Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004-2008 48 2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam 2004-2008 57 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam 57 2.2.2 Thực trạng đầu tư 60 2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm 69 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại các công ty bảo hiểm Việt Nam 73 3.1 Nhóm giải pháp về pháp lý 73 3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm 73 3.1.2 Không nên phân biệt các nguồn vốn đầu tư nhằm tạo thuận lợi khi ra quyết đinh đầu tư và công tác kiểm tra của cơ quan quản lý 80 3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật 81 3.2.1 Thay đổi chiến lược đầu tư vào cổ phiếu : 82 3.2.1.1 Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc xây dựng danh mục đầu tư mẫu. 84 3.2.1.2 Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả và tìm tỷ trọng tối ưu của danh mục. 95 3.2.2 Chuyên môn hoá quỹ đầu tư bằng cách thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 99 3.2.3 Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiền mặt tối ưu. 102 3.2.4 Mở rộng hình thức cho vay đối với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 106 3.2.5 Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao 106 3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 107 3.3.1 Xây dựng nền tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường bảo hiểm 107 3.3.2 Phát triển trị trường chứng khoán ổn định, tạo môi trường thu hút đầu tư quỹ BH 109 Kết luận . .111 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Rủi ro hệ thống và không hệ thống 06 Đồ thị 2.1 Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm Việt Nam 61 Biểu đồ 3.1 Phân bổ tài sản năm 2007 & 2008 của Quỹ đầu tư cân bằng PRUBF1 101 Biểu đồ 3.2 Phân bổ tài sản năm 2007 & 2008 của Quỹ đầu tư tăng trưởng MAFPF1: 101 Biểu đồ 3.3 Hệ thống quản trị tiền mặt 103 Hình 3.4 Mô hình Miller-Orr 104 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Cấu trúc đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm PNT ở một số nước 43 Bảng 1.2 Cấu trúc đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm PNT ở Pháp năm 1995- 2004 44 Bảng l.3 Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại một số nước 45 Bảng 2.1 Số lượng DNBH theo khối doanh nghiệp đến 31/12/2008 49 Bảng 2.2 Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp 50 Bảng 2.3 Tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm 51 Bảng 2.4 Hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 52 Bảng 2.5 Năng lực tài chính ngành bảo hiểm Việt Nam 53 Bảng 2.6 Cơ cấu đầu tư vốn trở lại nền kinh tế 62 Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngành bảo hiểm Việt Nam 63 Bảng 2.8 Tỷ lệ đầu tư tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu 2008 67 Bảng 2.9 Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 68 Bảng 3.1 Quy định đầu tư trong nước của các công ty bảo hiểm ở Trung Quốc 76 Bảng 3.2 Quy định đầu tư ra nước ngoài của công ty bảo hiểm ở Trung Quốc 77 Bảng 3.3 Quy định hiện hành về hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam và các kiến nghị sửa đổi. 79 Bảng 3.4 Mẫu quan sát về giá 63 chứng khoán. 86 Bảng 3.5 Các giá trị cần tính. 88 Bảng 3.6 Ma trận tương quan giữa các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam 91 Bảng 3.7 Tìm giá trị nhỏ nhất theo Cột 92 Bảng 3.8 Tìm giá trị nhỏ nhất theo dòng 93 Bảng 3.9 Các cặp tương quan tìm được 94 Bảng 3.10 Thứ tự ưu tiên cổ phiếu 95 Bảng 3.11 Ma trận hiệp phương sai giữa các cổ phiếu 96

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m từ cơ quan quản lý. 3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm: Sau khi phân tích thực trạng quản lý danh mục đầu tư, rõ ràng với các số liệu công bố từ Ủy ban giám sát bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm, hiệu quả của danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân chính là do các công ty bảo hiểm quá chú trọng đến lĩnh vực đầu tư an toàn cao là tiền gởi và trái phiếu chính phủ, bên cạnh đó môi trường đầu tư không ổn định cũng là nguyên nhân tác động đến việc hình thành danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm. Điều này cũng có thể lý giải là do một phần danh mục đầu tư và tỷ trọng góp vốn vào các sản phẩm đầu tư của các công ty bảo hiểm bị khống chế bởi các quy định pháp lý hiện hành. Phân tích ở chương 2 bảng 2.6 cho thấy danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm chủ yếu là trái phiếu chính phủ và tiền gởi, gần đây cơ cấu có thay đổi, TPCP và tiền vẫn chiếm tỷ trọng khá cao nhưng tỷ trọng đầu tư sang lĩnh vực cổ phiếu có xu hướng tăng tuy tỷ trọng vẫn còn thấp, còn lĩnh vực đầu tư và bất động sản do tính bất ổn của thị trường này nên hầu như các công ty không chú trọng nhiều, nếu có chỉ là đầu tư dưới hình thức các cao ốc văn phòng làm việc cho chính công ty đó. Hình thức đầu tư thông qua góp vốn liên danh để hình thành các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất hay dịch vụ cũng là cơ hội để các công ty bảo hiểm nâng cao hiệu quả đồng vốn của mình. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, đòi hỏi các công ty bảo hiểm bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình là bảo hiểm còn phải am tường và có thể sẽ phải tham gia và hoạt động công ty liên doanh, để có thể kiểm soát và quản lý hiệu quả hoạt động của công ty liên doanh đó. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư trong thời gian tới, các công ty bảo hiểm cần thực hiện các giải pháp sau: 3.2.1. Thay đổi chiến lược đầu tư vào cổ phiếu: Rủi ro và lợi nhuận luôn gắn liền với nhau trong hoạt động đầu tư. Mỗi khi nhà đầu tư muốn tăng thêm lợi suất kỳ vọng đều phải trả giá bằng mức độ rủi ro có thể tăng theo. Các tài sản tài chính nhất là các cổ phiếu thường hàm chứa nhiều loại rủi ro. Đối với công ty bảo hiểm, việc sử dụng các quỹ dự phòng nhàn rỗi để tiến hành đầu tư trước hết phải tuân theo nguyên tắc an toàn vốn là quan trọng hàng đầu, tiếp đến việc đầu tư này phải sinh lời ở mức tối thiểu (bằng hoặc lớn hơn lãi suất kỹ thuật khi định phí sản phẩm BHNT). Trong quy định pháp lý của các nước và ở Việt Nam về đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, không đưa ra giới hạn vốn đầu tư vào trái phiếu chính phủ vì xem đây là loại đầu tư không có rủi ro. Nhưng khi đầu tư vào cổ phiếu thì Chính phủ các nước đều đưa ra những mức khống chế về tỷ trọng vốn đầu tư để tránh trường hợp các công ty bảo hiểm chạy theo lợi nhuận mà tập trung đầu tư vào chứng khoán của số ít của các công ty cổ phần có mức sinh lợi cao, rủi ro trong trường hợp này sẽ rất lớn. Thế nhưng nếu quá chú trọng đến nguyên tắc an toàn bằng cách đầu tư toàn bộ nguồn vốn vào trái phiếu chính phủ hoặc gởi ngân hàng thì hiệu quả đầu tư thấp. Nên trong thực tế, các công ty bảo hiểm vẫn đầu tư vào cổ phiếu nhưng cần phải xác định là đầu tư vào cổ phiếu của công ty nào và tỷ trọng vốn đầu tư vào cổ phiếu đó là bao nhiêu để đảm bảo rủi ro thấp nhất nhưng vẫn đạt được mức sinh lợi như mong đợi. Trong thời gian qua, các công ty bảo hiểm có đầu tư vào cổ phiếu nhưng chỉ đầu tư một cách cảm tính nghĩa là cổ phiếu đó có khả năng sinh lợi trong tương lai thì sẽ mua và nắm giữ mà chưa tính đến nếu nắm giữ những cổ phiếu đó thì rủi ro của cả danh mục và mức sinh lợi có thể của danh mục là bao nhiêu. Sau đây xin giới thiệu giải pháp của tác giả để giải quyết vấn đề trên. Phương pháp nghiên cứu dựa vào trọng tâm là lý thuyết Markowitz (đoạt giải Nobel năm 1981) về đo lường giá trị rủi ro VAR của danh mục đầu tư và việc đa dạng hóa & phân tán rủi ro của danh mục đầu tư trên cơ sở lựa chọn một một số chứng khoán không tương quan hoặc tương quan yếu nhằm hạn chế rủi ro toàn cục của danh mục đầu tư. Trên cơ sở đó áp dụng vào thị trường chứng khoán Việc Nam thông qua việc đánh giá các điều kiện, các giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ra mối tương quan của các chứng khoán thông qua phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng danh mục đầu tư mẫu hiệu quả. Sử dụng thang đo định lượng về giá chứng khoán của mẫu gồm nhiều ngày giao dịch khác nhau và dùng phương pháp phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS để tìm ra tỷ trọng đầu tư tối ưu cho danh mục đầu tư mẫu. Để xây dựng được danh mục đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần phải xác định cho được các bước sau đây: Bước 1: Phải xác định mục đích đầu tư của bạn là gì? Đầu tư vào cổ phiếu của công ty nhỏ hay lớn, với hệ số P/E cao hay thấp? Mức sinh lời yêu cầu là bao nhiêu? Rủi ro chấp nhận bạn gánh chịu ở mức nào: Cao hơn, thấp hơn hay bằng rủi ro của thị trường… Bước 2: Chọn loại chứng khoán cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt được bước này, bạn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc là nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để có thể làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất trong phạm vi giới hạn của khoản vốn đầu tư mà mình có, và các chứng khoán này phải hoàn toàn không tương quan với nhau hoặc các chứng khoán này có mức tương quan là thấp nhất. Bước 3: Quyết định cơ cấu của danh mục đầu tư, ở bước này việc phân bổ vốn đầu tư vào các loại chứng khoán thường được thực hiện theo nguyên tắc tìm danh mục tối ưu của mô hình Markowitz. Sau khi nhà đầu tư đã xác định trong đầu các bước trên thì có thể bắt tay vào tính toán để chọn cho mình một danh mục đầu tư như ý muốn. Vậy làm sao có thể biết được chứng khoán nào tương quan với nhau hay không tương quan với nhau, đây là một câu hỏi vô cùng thú vị đối với các nhà đầu tư. Để xác định chúng có tương quan với nhau hay không trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng tiến bộ thì việc xác định chúng là hoàn toàn dễ dàng và chính xác. Ở đây, tác giả xin giới thiệu phương pháp sử dụng phần mềm thống kê thông dụng nhất hiện nay là SPSS để tìm ma trận tương quan giữa các cổ phiếu và tính toán tỷ trọng đầu tư tối ưu vào từng cổ phiếu trong danh mục theo nguyên tắc tìm danh mục tối ưu của mô hình Markowitz. 3.2.1.1. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc xây dựng danh mục đầu tư mẫu: Khi thực hiện giao dịch trên thị trường, các nhà đầu tư chứng khoán không chỉ quan tâm đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán mà còn đặc biệt quan tâm đến nhiều yếu tố khác có thể tác động đến từng chứng khoán của họ như là yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, biến động về giá của các chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán… và còn nhiều yếu tố khác nữa. Trong những yếu tố vừa kể trên, Tác giả chỉ chọn một trong các yếu tố quan trọng nhất để đi vào phân tích đó là sự biến động về giá của các cổ phiếu được niêm yết trong thời gian vừa qua. Do số lượng công ty chứng khoán hiện nay vào khoảng 350 công ty niêm yết (160 tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, và 190 tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong các chứng khoán trên thì khoàng 200 công ty là mới niêm yết trên thị trường năm 2008 nên không có dữ liệu để nghiên cứu, và một số lớn chứng khoán ít thanh khoản trên thị trường (có chứng khoán chỉ giao dịch vài ngàn cổ phiếu một phiên) nên tác giả sẽ chọn lọc 63 chứng khoán tiêu biểu để phân tích danh mục đầu tư là các chứng khoán có thời gian niêm yết từ năm 2007, và có lượng giao dịch thanh khoản khá (trung bình hơn 20,000 CP/phiên) để làm cơ sở dữ liệu phù hợp để nghiên cứu. Dữ liệu được chọn từ số liệu thực tế của các phiên giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM www.vse.org.vn. Thời gian khảo sát là từ năm tháng 01/2007 đến 31/05/2009 với 593 phiên giao dịch (hiện tại một năm có khoảng 250 phiên giao dịch). Mẫu quan sát về giá 63 CP được thể hiện qua bảng 3.4: Bảng 3.4. Mẫu quan sát về giá 63 chứng khoán. Date VNindex ABT AGF ALT BBC BBT BHS BMC BMP BPC BTC BT6 CAN CII CLC COM CYC …. 20070102 741.27 94.17 91.67 44.18 36.61 14.50 45.10 17.37 144.00 23.60 12.80 48.88 24.00 46.03 41.17 29.49 15.10 …. 20070103 757.71 96.67 95.83 46.37 36.79 15.00 43.01 18.19 149.00 23.11 12.60 50.23 23.62 46.51 42.92 28.08 15.00 …. 20070104 788.82 100.83 100.00 48.56 38.57 15.70 45.10 19.02 156.00 23.99 12.10 52.02 23.62 48.48 43.33 29.14 15.10 …. 20070105 818.51 98.33 100.00 48.56 39.29 15.70 47.18 19.85 159.00 23.50 12.00 52.02 24.10 50.46 41.67 28.93 15.80 …. 20070108 825.11 102.50 100.83 46.37 38.57 15.00 46.05 20.84 166.00 23.50 12.00 51.13 24.00 52.05 41.67 29.49 15.50 …. 20070109 844.91 107.50 105.00 47.47 38.57 14.50 45.10 21.83 174.00 23.70 12.00 51.13 24.10 54.03 40.00 29.49 15.00 …. 20070110 865.71 108.33 105.83 45.28 38.39 15.00 45.19 22.82 182.00 23.80 12.00 50.68 24.97 55.61 41.67 29.14 15.00 …. 20070111 885.43 108.33 106.67 43.45 38.13 15.00 43.46 23.82 191.00 24.48 12.00 51.58 24.68 54.42 40.83 29.14 15.00 …. 20070112 914.79 110.83 105.00 43.81 36.96 14.80 43.27 24.97 200.00 24.48 11.70 52.47 24.87 56.80 40.83 29.14 15.00 …. 20070115 947.15 115.83 108.33 44.55 38.75 15.50 45.10 26.13 210.00 25.66 11.20 53.82 24.68 59.17 41.58 27.73 14.90 …. 20070116 983.60 120.83 113.33 44.55 40.63 16.20 44.23 27.29 220.00 26.93 11.50 55.61 24.68 61.55 39.58 29.00 15.00 …. 20070117 964.96 115.00 113.33 43.08 38.66 17.00 44.23 28.61 209.00 26.44 11.70 53.37 24.68 63.13 40.42 29.28 15.00 …. 20070118 983.09 116.67 118.33 44.91 40.18 17.40 43.27 29.93 216.00 25.95 12.00 52.92 24.68 61.55 40.42 29.49 15.20 …. 20070119 1,023.05 122.50 119.17 46.01 42.14 17.00 44.23 31.42 226.00 25.17 12.60 53.37 24.68 62.34 41.67 29.49 15.40 …. 20070122 1,027.70 116.67 113.33 46.01 42.41 16.30 43.27 32.91 226.00 25.26 13.20 51.13 24.10 65.11 42.08 29.56 15.70 …. … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. Và cũng để thuận tiện trong việc phân tích về sau chúng ta sẽ đi tìm luôn giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn từ bảng 3.4 bằng phần mền phân tích dữ liệu SPSS for windows version 12.0 trở về sau (đây là phần mềm thống kê phổ biến được giới thiệu trong môn học nghiên cứu khoa học). Đầu tiên, ta sẽ mở SPSS lên và đặt tên file là “bảng giá chứng khoán” và khai báo 63 biến tương ứng với từng biến là tên của 63 công ty niêm yết được chọn lọc phân tích trên thị trường lần lượt là ABT, AGF, ALT, BBC, BHS, BMC, BMP, BPC, BTC, BT6, CAN, CII, CLC, COM, CYC, DCT, DHA, DHG… và Vnindex . Sau đó, ta nhập dữ liệu thị trường vào. Đến khi nhập xong, ta sẽ vào Analyze\ Descriptive Statistics\ Descriptives… như hình sau: Sau đó sẽ xuất hiện bảng Descriptives, ta sẽ chọn tất cả các biến sang khung Variable(s) và ta khoan hãy nhấn OK mà ta nhấn vào nút Options và chọn những giá trị cần tìm như hình sau: Cuối cùng, ta chỉ việc nhấn Continue/OK thì ta sẽ có được những giá trị cần tìm được thể hiện qua bảng 3.5 dưới đây: Bảng 3.5. Các giá trị cần tính. STT Tên CP Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch Chuẩn σi Lợi suất Hệ số biến động (τi) Beta (βi) Vnindex 235.50 1,170.70 677.98 308.83 46% 1.000 1 PAC 28.50 71.00 45.59 9.67 33% 21% 0.466 2 FPT 37.70 442.91 173.58 120.93 55% 70% 1.529 3 BMC 17.37 601.00 199.58 170.60 58% 85% 1.877 4 LBM 10.10 61.50 25.57 13.36 17% 52% 1.147 5 TAC 14.40 186.00 75.23 42.15 30% 56% 1.230 6 TCR 5.80 43.75 20.32 9.76 50% 48% 1.055 7 VIS 19.20 101.00 37.24 16.10 30% 43% 0.949 8 VNM 68.00 212.00 132.74 42.02 60% 32% 0.695 … … … … … … … … … Lưu ý: Cột lợi suất là tỷ suất sinh lợi về vốn trung bình 4 năm liên tục của cổ phiếu (EPS trung bình 4 năm), số liệu này được lấy tại website: www.vse.org.vn trong tab “công ty niêm yết”, còn lợi suất của VNindex là lợi suất của toàn bộ thị trường cho đến thời điểm 30 tháng 05 năm 2009, có thể một thời gian sau số liệu về vốn của từng cổ phiếu thay đổi tùy theo biến động trên thị trường chứng khoán. Cơ sở dữ liệu của SPSS và danh mục đầu tư sẽ cập nhật theo. Nhìn chung, giá của những cổ phiếu trong quý 2 năm 2009 có chiều hướng tăng đáng kể, Việc phân tích biến động giá cổ phiếu được thể hiện ở bảng 3.4 trên, cột hệ số biến động được giải thích qua công thức sau: Hệ số biến động (τi) Với σi là độ lệch chuẩn của giá chứng khoán i đang xét, là giá trung bình của chứng khoán i trong suốt khoảng thời gian quan sát. Ý nghĩa của hệ số này là mức biến động giá của chứng khoán càng lớn có nghĩa là rủi ro càng cao và ngược lại. Để thể hiện mức độ rủi ro của chứng khoán, ta dùng hệ số βi để đo lường rủi ro của từng chứng khoán, nó cũng có ý nghĩa như hệ số biến động càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Ở đây được tính theo công thức sau : Cũng qua bảng trên, ta có thể biết được cổ phiếu nào là có rủi ro cao nhất. Trong các cổ phiếu trên thì cổ phiếu BMC là có rủi ro cao nhất với hệ số βBMC = 1.877 tương ứng với hệ số biến động là 85%, và cổ phiếu có rủi ro thấp nhất là cổ phiếu PAC với hệ số βPAC = 0.466 tương ứng với hệ số biến động là 21%. Nhìn chung, giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua biến động ở mức tương đối cao, biên độ dao động chung của toàn thị trường lên đến 46%. Vậy với những biến động về giá như vậy, nhà đầu tư sẽ chọn cổ phiếu nào và nên ưu tiên cho cổ phiếu nào trong danh mục đầu tư của mình. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhà đầu tư tính được tỷ trọng vốn đầu tư vào từng chứng khoán trong danh mục đầu tư của mình là bao nhiêu? Mà vẫn đạt được lợi suất danh mục đầu tư đã kỳ vọng vào một số nào đó va sao cho rủi ro là thấp nhất. Để xác định sự tương quan giữa các chứng khoán với nhau, ta sẽ dựa vào 593 mẫu quan sát về giá của 63 công ty chọn lọc thu thập được trong thời gian nghiên cứu (từ 01/01/2007 đến 30/05/2009). Ở đây, tác giả xin dùng SPSS để tìm ma trận tương quan giữa 63 cổ phiếu dựa vào bảng 3.4 ở trên bằng cách bạn mở file có tên “bảng giá chứng khoán” mà ta vừa lưu ở trên, sau đó bạn sẽ vào Analyze\ Correlate\ Bivariate… thì sẽ có một bảng xuất hiện như sau: Sau khi đã chọn những thông tin, ta sẽ có được bảng thể hiện ma trận tương quan giữa các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường ở bảng 3.6. Khi đã có ma trận tương quan, ta sẽ tiến hành tìm số nhỏ nhất theo cột trước rồi sẽ đến dòng sau. Lưu ý: Ma trận trên khi tìm giá trị nhỏ nhất ta chỉ tiến hành các phần tử nằm dưới đường chéo chính mà thôi vì các phần tử trên đường chéo chính có tính chất đối xứng với các phần tử nằm dưới đường chéo chính. Để tìm giá trị nhỏ nhất ta sẽ copy bảng 3.6 trên sang Microsoft Excel, dùng hàm MIN() và chức năng format conditioning để cho excel tự đánh dấu cho ta biết các cặp nào có giá trị nhỏ, ta tìm được bảng 3.7: Bảng 3.6. Ma trận tương quan giữa các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ABT AGF BBC BHS BMC BMP CAN CII DCT DHA DHG DIC … ABT 1 0.993801 0.713588 0.939073 0.67138 0.98656 0.957223 0.969341 0.951217 0.956454 0.599951 0.780466 … AGF 0.993801 1 0.692551 0.938991 0.654671 0.991039 0.963718 0.968105 0.958342 0.956625 0.565555 0.768718 … BBC 0.713588 0.692551 1 0.845583 0.773847 0.68858 0.751042 0.756875 0.76014 0.758302 0.891524 0.93655 … BHS 0.939073 0.938991 0.845583 1 0.658729 0.934721 0.962075 0.943812 0.967133 0.923888 0.700728 0.916812 … BMC 0.67138 0.654671 0.773847 0.658729 1 0.622157 0.676605 0.692893 0.66418 0.782998 0.823088 0.706361 … BMP 0.98656 0.991039 0.68858 0.934721 0.622157 1 0.953999 0.970104 0.95316 0.936607 0.554079 0.771744 … CAN 0.957223 0.963718 0.751042 0.962075 0.676605 0.953999 1 0.963461 0.993794 0.95526 0.595605 0.839041 … CII 0.969341 0.968105 0.756875 0.943812 0.692893 0.970104 0.963461 1 0.957022 0.954042 0.623861 0.826648 … DCT 0.951217 0.958342 0.76014 0.967133 0.66418 0.95316 0.993794 0.957022 1 0.940969 0.605985 0.85581 … DHA 0.956454 0.956625 0.758302 0.923888 0.782998 0.936607 0.95526 0.954042 0.940969 1 0.663468 0.810908 … DHG 0.599951 0.565555 0.891524 0.700728 0.823088 0.554079 0.595605 0.623861 0.605985 0.663468 1 0.837067 … DIC 0.780466 0.768718 0.93655 0.916812 0.706361 0.771744 0.839041 0.826648 0.85581 0.810908 0.837067 1 … DNP 0.94413 0.952726 0.735076 0.922157 0.756565 0.937831 0.965482 0.948749 0.963161 0.969991 0.633566 0.813708 … DRC 0.944449 0.946643 0.806458 0.950907 0.743111 0.946828 0.968851 0.961234 0.972098 0.936045 0.672229 0.855342 … DXP 0.83112 0.834501 0.756867 0.876521 0.703471 0.825062 0.883554 0.890795 0.879775 0.887153 0.677035 0.856709 … FMC 0.973589 0.983629 0.639136 0.928702 0.552394 0.980781 0.948605 0.942064 0.94746 0.921038 0.48953 0.750845 … FPT 0.955276 0.970572 0.567743 0.886534 0.512081 0.978294 0.927346 0.936824 0.925061 0.898717 0.417737 0.691846 … GIL 0.967886 0.967343 0.80157 0.962765 0.74857 0.961345 0.981718 0.97422 0.98036 0.962232 0.67876 0.863427 … GMD 0.973956 0.981978 0.689214 0.940492 0.589529 0.989279 0.952805 0.966459 0.95408 0.923211 0.539456 0.786066 … … … … … … … … … … … … … … … Bảng 3.7. Tìm giá trị nhỏ nhất theo Cột ABT AGF BBC BHS BMC BMP CAN CII DCT DHA DHG ABT 1 0.99 0.71 0.94 0.67 0.99 0.96 0.97 0.95 0.96 0.60 ... AGF 0.99 1 0.69 0.94 0.65 0.99 0.96 0.97 0.96 0.96 0.57 ... BBC 0.71 0.69 1 0.85 0.77 0.69 0.75 0.76 0.76 0.76 0.89 ... BHS 0.94 0.94 0.85 1 0.66 0.93 0.96 0.94 0.97 0.92 0.70 ... BMC 0.67 0.65 0.77 0.66 1 0.62 0.68 0.69 0.66 0.78 0.82 ... BMP 0.99 0.99 0.69 0.93 0.62 1 0.95 0.97 0.95 0.94 0.55 ... CAN 0.96 0.96 0.75 0.96 0.68 0.95 1 0.96 0.99 0.96 0.60 ... CII 0.97 0.97 0.76 0.94 0.69 0.97 0.96 1 0.96 0.95 0.62 ... DCT 0.95 0.96 0.76 0.97 0.66 0.95 0.99 0.96 1 0.94 0.61 ... DHA 0.96 0.96 0.76 0.92 0.78 0.94 0.96 0.95 0.94 1 0.66 ... DHG 0.60 0.57 0.89 0.70 0.82 0.55 0.60 0.62 0.61 0.66 1 ... DIC 0.78 0.77 0.94 0.92 0.71 0.77 0.84 0.83 0.86 0.81 0.84 ... DNP 0.94 0.95 0.74 0.92 0.76 0.94 0.97 0.95 0.96 0.97 0.63 ... DRC 0.94 0.95 0.81 0.95 0.74 0.95 0.97 0.96 0.97 0.94 0.67 ... DXP 0.83 0.83 0.76 0.88 0.70 0.83 0.88 0.89 0.88 0.89 0.68 ... FMC 0.97 0.98 0.64 0.93 0.55 0.98 0.95 0.94 0.95 0.92 0.49 ... FPT 0.96 0.97 * 0.57 0.89 0.51 0.98 0.93 0.94 0.93 0.90 * 0.42 ... GIL 0.97 0.97 0.80 0.96 0.75 0.96 0.98 0.97 0.98 0.96 0.68 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... (Lưu ý: Chữ đậm và có dấu “*” là giá trị nhỏ nhất tìm được theo cột) Sau khi đã tìm được giá trị Min theo cột, bây giờ ta sẽ tìm Min theo dòng của những giá trị Min tìm được theo cột ở trên, cuối cùng ta sẽ có bảng 3.8 sau đây: Bảng 3.8. Tìm giá trị nhỏ nhất theo dòng. LBM MCP MCV MHC NAV NKD NSC PAC PGC ABT 0.54 0.77 0.97 0.89 0.91 0.90 0.87 0.57 0.98 AGF 0.51 0.75 0.97 0.89 0.91 0.89 0.87 0.54 0.98 BBC 0.74 0.93 0.72 0.88 0.82 0.89 0.68 0.80 0.71 BHS 0.56 0.86 0.95 0.95 0.92 0.91 0.87 0.74 0.96 BMC 0.90 0.81 0.65 0.77 0.84 0.83 0.70 * 0.47 0.61 BMP 0.47 0.74 0.96 0.89 0.90 0.87 0.86 0.57 0.98 CAN 0.56 0.81 0.97 0.93 0.92 0.87 0.93 0.63 0.98 CII 0.58 0.83 0.96 0.93 0.92 0.89 0.91 0.66 0.97 DCT 0.54 0.80 0.97 0.93 0.92 0.87 0.92 0.65 0.98 DHA 0.67 0.83 0.96 0.92 0.95 0.91 0.91 0.57 0.95 DHG 0.81 0.86 0.59 0.79 0.77 0.82 0.58 0.71 0.55 DIC 0.67 0.93 0.82 0.94 0.87 0.85 0.79 0.87 0.81 DNP 0.61 0.81 0.96 0.93 0.96 0.87 0.93 0.56 0.95 DRC 0.60 0.84 0.94 0.94 0.94 0.92 0.90 0.65 0.95 DXP 0.67 0.87 0.90 0.93 0.91 0.78 0.92 0.72 0.86 FMC 0.40 0.70 0.96 0.86 0.86 0.82 0.85 0.54 0.98 FPT * 0.37 0.64 0.95 0.82 0.83 0.77 0.84 0.50 0.97 GIL 0.62 0.85 0.96 0.95 0.95 0.92 0.92 0.65 0.97 Vậy với bảng 3.8 trên ta sẽ có 6 cặp tương quan giữa 2 cổ phiếu theo thứ tự hệ số tương quan tăng dần được thể hiện qua bảng 3.9 như sau: Bảng 3.9. Các cặp tương quan tìm được Thứ tự tăng dần Cặp tương quan Hệ số tương quan 1 FPT,LBM 0.367 2 LBM,TCR 0.367 3 FPT,TAC 0.388 4 FPT,VIS 0.399 5 PAC,BMC 0.468 6 VIS,VNM 0.542 Qua bảng 3.6 trên ta có thể biết được cổ phiếu có thể làm danh mục đầu tư của mình bao gồm 8 cổ phiếu như sau: PAC, FPT, BMC, LBM, TAC, TCR, VIS, VNM. Với những cổ phiếu trên chúng ta nên ưu tiên cho cổ phiếu nào trước trong khi lựa chọn để tạo thành một danh mục đầu tư hiệu quả. Do đó, trước khi tiến hành lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư bao giờ cũng phải kết hợp 3 yếu tố theo thứ tự ưu tiên lần lượt là các cổ phiếu có hệ số tương quan là thấp nhất, rủi ro cũng thấp nhất và cuối cùng là tỷ suất sinh lợi là cao nhất. Khi kết hợp được 3 yếu tố này cùng một lúc thì nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu vào danh mục đầu tư của mình. Do đó, với những gì tính toán ở trên, ta sẽ kết hợp bảng 3.9 với bảng 3.5 và sắp xếp chúng theo thứ tự: Hệ số tương quan tăng dần, rủi ro tăng dần tức sắp xếp hệ số beta tăng dần và cuối cùng là sắp xếp cột lợi suất giảm dần, ta sẽ được bảng 3.10 sau đây thể hiện thứ tự ưu tiên cổ phiếu được lựa chọn trước như sau: Bảng 3.10. Thứ tự ưu tiên cổ phiếu. Tên Hệ số tương quan Beta Lợi suất Thứ tự ưu tiên TCR 0.3674 1.055 50% 1 LBM 0.3674 1.147 17% 2 FPT 0.3674 1.529 55% 3 TAC 0.3883 1.230 30% 4 VIS 0.3994 0.949 30% 5 PAC 0.4677 0.466 33% 6 BMC 0.4677 1.877 58% 7 VNM 0.5422 0.695 60% 8 Vậy dựa vào bảng 3.10 trên, ta biết được cổ phiếu TCR được chọn đầu tiên để đưa vào danh mục đầu tư của mình, rồi tiếp đó là chọn cổ phiếu LBM vào danh mục đầu tư, kế đó là cổ phiếu FPT, cứ thế chọn cho đến cổ phiếu được chọn vào danh mục đầu tư cuối cùng của mình là cổ phiếu VNM nếu như nhà đầu tư có đủ số vốn để đầu tư hết các cổ phiếu trên. 3.2.1.2. Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS & MS Excel để thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả và tìm tỷ trọng tối ưu của danh mục: Giả sử nhà đầu tư muốn xây dựng một danh mục đầu tư vào thị trường chứng khoán với số vốn 1 tỷ đồng, và nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lợi tối thiểu là 50% một năm và nhà đầu tư chọn 8 cổ phiếu theo thứ tự ưu tiên như trên là TCR, LBM, FPT, TAC, VIS, PAC, BMC, VNM để làm danh mục đầu tư của mình. Bước 1: Trước tiên, ta lập hàm mục tiêu cho bài toán để xác định ĩp là nhỏ nhất. Gọi wi là tỷ trọng đầu tư của từng cổ phiếu và ta có phương sai danh mục đầu tư: ĩ2p = (với n = 8) (1) Vì wi là tỷ trọng của từng chứng khoán trong danh mục đầu tư nên ta có: (2) Và theo yêu cầu tỷ suất đạt tối thiểu là 50% nên ta có phương trình: (3) Với wi (i=1,2,3,…,8) ≥ 0 (tỷ trọng đầu tư phải không âm) (4) Với những thông tin trên, ta cần đi tính hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi về vốn giữa các cổ phiếu trên. Để tính hiệp phương sai ta sẽ dựa vào bảng 3.4 ở trên và dùng chương trình SPSS để tính ma trận hiệp phương sai giữa 8 cổ phiếu trên. Đầu tiên, bạn mở SPSS và khai báo 8 biến tương ứng với 8 loại cổ phiếu và sau đó bạn nhập dữ liệu, nói chung bạn làm giống như tìm hệ số tương quan về giá của 63 công ty được niêm yết trên thị trường nhưng quan trọng là bạn phải chọn vào Pearson. Sau khi chọn xong bạn nhấn OK với điều kiện là trong nút Options là bạn chọn hai mục check box: Means and standard deviations và Cross-product deviations and covariances. Sau khi đã chọn những thông tin mà bạn muốn. Ta sẽ có được bảng 3.11 sau thể hiện ma trận hiệp phương sai giữa các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường như sau: Bảng 3.11. Ma trận hiệp phương sai giữa các cổ phiếu Ma trận hiệp phương sai SFN ITA FPT HBC FMC NKD TAC TCT SFN 0.00104 0.00036 0.00035 0.00038 0.00036 0.00042 0.00042 0.00050 ITA 0.00036 0.00104 0.00034 0.00036 0.00036 0.00033 0.00047 0.00027 FPT 0.00035 0.00034 0.00101 0.00033 0.00033 0.00034 0.00036 0.00024 HBC 0.00038 0.00036 0.00033 0.00104 0.00032 0.00033 0.00037 0.00037 FMC 0.00036 0.00036 0.00033 0.00032 0.00103 0.00030 0.00036 0.00029 NKD 0.00042 0.00033 0.00034 0.00033 0.00030 0.00102 0.00032 0.00028 TAC 0.00042 0.00047 0.00036 0.00037 0.00036 0.00032 0.00115 0.00035 TCT 0.00050 0.00027 0.00024 0.00037 0.00029 0.00028 0.00035 0.00071 Bước 2: Ta sẽ dùng hàm Solver trong Microsoft Excel để giải bài toán, để có hàm này ta sẽ vào Tools\Add-Ins\ sau đó hiện ra bảng Add-Ins và ta sẽ đánh dấu vào ô Solver Add-Ins, nhấn OK. Sau đó, ta sẽ lại vào Tools lần nữa và chọn Solver thì sẽ hiện ra bảng sau: Set Target Cell: Là ô chứa hàm mục tiêu, ở đây là ô N20 là hàm mục tiêu. Equal To: Có 3 giá trị cần tìm cho hàm mục tiêu: Max: Tìm hàm mục tiêu là lớn nhất. Min: Tìm hàm mục tiêu là nhỏ nhất (ở bài này hàm mục tiêu cần tìm là tiến tới min) Value of: Tìm hàm mục tiêu đạt tại giá trị mong muốn. By Changing Cells: Ô khai báo các biến cần tìm (ở bài này là tỷ trọng đầu tư Wi ). Subject to the Constraints: Điều kiện ràng buộc đi kèm khi giải bài toán. Bước 3: Ta sẽ mở bảng Solver lên và điền vào giá trị như hình sau: Để điền vào ô Subject to the Constraints ta sẽ nhấn vào nút Add điền vào các điều kiện như trong ô bên trái. Sau khi điền xong, ta sẽ nhấn nút Solver ta sẽ tìm được phương án tối ưu như sau: FPT LBM TCR TAC VIS PAC BMC VNM Tỷ Trọng 0.00% 9.77% 0.00% 0.00% 15.17% 13.34% 53.24% 8.47% Phương sai của danh mục sau khi tối ưu hoá: 0.000617 Tức σ2min = 0.000617 và tỷ trọng đầu tư tối ưu ở dòng trên. Như vậy, với tỷ trọng đầu tư như trên thì nhà đầu tư sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư như mong muốn là 50%, và sẽ có rủi ro thấp nhất là: σdanh mục đầu tư = √ 0.000617 = 0.0248 Áp dụng phương pháp tính giá trị rủi ro VAR ở trên để xác định giá trị rủi ro của danh mục đầu tư với độ tin cậy 95% tương ứng với = 1.65 ta có: VARp = α σp W = 1.65 x 0.0248 x 1,000,000,000 đồng = 41,664,000 đồng Vậy với tỷ trọng trên nhà đầu tư khi đầu tư 1 tỷ đồng sẽ đạt lợi nhuận 50%/ năm sẽ gánh chịu một rủi ro thấp nhấp là 0.0248 tương ứng với giá trị rủi ro cũng thấp nhất là 41,664,000 đồng. Trong đó, chỉ số beta được tính theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) theo công thức : rp = rf + βp x (rpm - rf) , nếu cho rf = 10%, thì βp= - 1.33 ( Vnindex trong thời gian nghiên cứu có rpm = -20% ) Thông qua việc sử dụng chương trình phân tích dữ liệu SPSS, với dữ liệu là các chứng khoán đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả đã trình bày ba bước đầu tiên trong bốn bước của quy trình quản lý danh mục đầu tư ở chương 1: ò Bước 1: Lựa chọn các tài sản đầu tư đưa vào danh mục. ò Bước 2: Xác định mức phân bổ vốn đầu tư vào từng tài sản. ò Bước 3: Xác định hiệu quả (mức sinh lợi) và mức độ rủi ro của danh mục từ các tài sản và tỷ trọng vốn vào từng tài sản đã được lựa chọn. ò Bước 4: Điều chỉnh danh mục khi có những tác động bất lợi của thị trường. Để thực hiện bước thứ 4 là điều chỉnh danh mục đầu tư khi có những bất lợi của thị trường, nhà quản trị danh mục đầu tư cần thường xuyên theo dõi biến động của danh mục về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. Nếu tỷ suất sinh lợi và rủi ro biến động vượt quá biên độ cho phép, lúc này nhà quản trị danh mục sẽ cơ cấu và điều chỉnh lại danh mục đầu tư. Về biên độ dao động của tỷ suất sinh lợi và rủi ro sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Mục tiêu của quản trị danh mục đầu tư bảo hiểm là tối thiểu hóa rủi ro với mức tỷ suất sinh lợi của danh mục được xác định trước. Vì vậy, nhà quản trị danh mục đầu tư bảo hiểm sẽ theo dõi sự biến động về rủi ro của danh mục cổ phiếu hiện hành thông qua chỉ tiêu beta β và theo dõi sự thay đổi về phương sai tỷ suất sinh lợi của danh mục để cấu trúc lại danh mục theo mục tiêu đã được xác định. Trở lại với ví dụ ở phần trên, khi nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu về tỷ suất sinh lợi từ 50% lên 60%, cho chương trình thực thi lại kết quả. Kết quả mới sau điều chỉnh sẽ là: FPT LBM TCR TAC VIS PAC BMC VNM Tỷ Trọng 0.00% 7.95% 0.00% 0.00% 14.31% 11.45% 65.67% 0.62% Phương sai của danh mục sau khi tối ưu hoá: σ2min = 0.000730 VARp = α σp W = 1.65 x 0.0270 x 1,000,000,000 đồng = 44,5 triệu đồng Vậy với tỷ trọng trên nhà đầu tư khi đầu tư 1 tỷ đồng sẽ đạt lợi nhuận 60%/ năm sẽ gánh chịu một rủi ro thấp nhấp là 0.0270 tương ứng với giá trị rủi ro cũng thấp nhất là 44,5 triệu đồng. 3.2.2. Chuyên môn hóa quỹ đầu tư bằng cách thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Theo kinh nghiệm tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới, việc thành lập mô hình công ty quản lý quỹ để điều hành, quản lý quỹ tài chính của DNBH là rất phổ biến. Ở trong nước, các công ty bảo hiểm lớn 100% vốn nước ngoài như Công ty Prudential Việt Nam, Manulife Việt Nam cũng đã sớm thành lập công ty quản lý quỹ của riêng mình để ngày càng phát triển lớn mạnh. Hiện tại một số công ty bảo hiểm khác cũng có ý định sẽ đầu tư vốn theo mô hình này. Về cơ bản, việc áp dụng mô hình công ty quản lý quỹ vào hoạt động đầu tư có những ưu điểm so với cách thức quản lý hoạt động theo mô hình Trung tâm đầu tư hoặc Phòng đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam trước đây, cụ thể là: - Thứ nhất, quản lý hoạt động đầu tư theo mô hình công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sẽ giúp các công ty bảo hiểm nâng cao được hiệu quả đầu tư đặc biệt là đầu tư vào chứng khoán do tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư được nâng lên rỏ rệt, góp phần phát huy sức mạnh tài chính và uy tín của các công ty bảo hiểm trong điều kiện cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. - Thứ hai, công ty quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm không chỉ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho chính công ty bảo hiểm của mình mà còn có đầy đủ tư cách pháp nhân cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng bên ngoài. Đồng thời, công ty đóng vai trò làm cầu nối giữa các nhà cung cấp vốn trong và ngoài nước với các nhà phát hành công cụ tài chính (các doanh nghiệp, các ý tưởng kinh doanh mới...) đặc biệt là có thể huy động quỹ đầu tư chứng khoán thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư trở lại thị trường chứng khoán với tư cách là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, góp phần nâng cao uy tín của công ty bảo hiểm trên thị trường. - Thứ ba, mô hình công ty quản lý quỹ có sự phân cấp rõ ràng, gắn trách nhiệm pháp lý đến từng cấp ra quyết định đầu tư và giảm được các cấp trung gian để ra được một quyết định đầu tư, và công ty quản lý quỹ sẽ được tăng tính chủ động trong việc ra các quyết định đầu tư. Chính những ưu điểm của loại hình công ty quản lý quỹ trong việc chuyên môn hóa hoạt động đầu tư mà trong thời gian qua các công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Prudential, Manulife đã nhanh chóng nộp hồ sơ và được cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ của riêng mình từ cuối năm 2005. Để được cấp phép hoạt động, ngoài các điều kiện về nhân lực, trụ sở thì tổ chức xin cấp phép phải có số vốn điều lệ tối thiểu là 25 tỷ đồng. Rõ ràng với yêu cầu vốn này thì các công ty bảo hiểm hiện nay hoàn toàn có đủ khả năng để thành lập công ty quản lý quỹ của riêng mình để chuyên môn hóa hơn nữa hoạt động đầu tư chứng khoán và tham gia vào thị trường chứng khoán một cách tích cực hơn. Theo Luật Chứng khoán, các công ty quản lý quỹ được phép thực hiện hai nghiệp vụ kinh doanh là quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Nếu các công ty bảo hiểm thành lập công ty quản lý quỹ của riêng mình thì tất nhiên công ty quản lý quỹ sẽ quản lý quỹ hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của chính công ty bảo hiểm và danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm sẽ theo yêu cầu của công ty bảo hiểm là rủi ro thấp nhất hoặc mang tính thanh khoản cao (áp dụng cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ). Bên cạnh quản lý quỹ và danh mục đầu tư của chính công ty bảo hiểm thì công ty quản lý quỹ của công ty bảo hiểm sẽ quản lý các quỹ khác cũng như nhận quản lý danh mục đầu tư của các cá nhân hoặc tổ chức khác. Lúc này, tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư và mục tiêu đưa ra ban đầu của quỹ đầu tư là lợi nhuận cao nhất hoặc rủi ro thấp nhất hoặc đạt mục tiêu lợi nhuận mong đợi với rủi ro có thể chấp nhận được mà cơ cấu đầu tư của các quỹ này sẽ phân bổ nguồn vốn vào cổ phiếu hoặc trái phiếu. Biểu đồ 3.1. Phân bổ tài sản năm 2007 & 2008 của Quỹ đầu tư cân bằng PRUBF1 Biểu đồ 3.2. Phân bổ tài sản năm 2007 & 2008 của Quỹ đầu tư tăng trưởng MAFPF1 Nguồn : báo cáo tài chính năm 2007 & 2008 của công ty Prudential & Manulife. Cụ thể, ở báo cáo thường niên 2008, cho thấy Quỹ đầu tư cân bằng Prudential tính đến cuối năm 2008 đầu tư tài sản chủ yếu vào trái phiếu 79%, cổ phiếu 13% trong đó cổ phiếu niêm yết là 8% và cổ phiếu chưa niêm yết là 5%. Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife đến cuối năm 2008 đầu tư tài sản chủ yếu vào cổ phiếu niêm yết là 93% phần còn lại vào tiền gởi 6% cổ phiếu chưa niêm yết 1%, không đầu tư vào trái phiếu. Điều này cho thấy rằng, tùy theo mục tiêu của từng quỹ mà việc phân bổ vốn vào các tài sản đầu tư là khác nhau chứ không phải nhất thiết công ty quản lý quỹ của công ty bảo hiểm phải có mục tiêu đầu tư là tối thiểu hóa rủi ro. Vì vậy, vấn đề còn lại là sau khi thành lập công ty quản lý quỹ của các công ty bảo hiểm thì các công ty này phải hoạt động và quản lý quỹ thật tốt để tạo để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo uy tín không những cho công ty mình mà còn nâng cao hiệu quả đầu tư và uy tín của công ty bảo hiểm đã thành lập công ty quản lý quỹ đó. Muốn vậy, trước mắt các công ty quản lý quỹ của công ty bảo hiểm phải quản lý ngân quỹ của chính các công ty bảo hiểm đó sao cho đạt hiệu quả caơ nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về tối thiểu hóa rủi ro, tính thanh khoản (cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ). Đây là cách thức có hiệu quả nhất để nâng cao uy tín của công ty quản lý quỹ bảo hiểm trong điều kiện cạnh tranh với các công ty quản lý quỹ của các tổ chức tài chính khác. 3.2.3. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiền mặt tối ưu: Nhu cầu tiền mặt của các công ty bảo hiểm là có thực, để đảm bảo chi trả hoặc bồi thường cho các khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng đã ký kết, vì thế các cơ quan quản lý đã yêu cầu các công ty bảo hiểm phải dự trữ tiền mặt ở trạng thái tĩnh với tỷ lệ khá cao (không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 25% tổng dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ). Điều này đã làm giảm hiệu quả đầu tư của các công ty, cho nên các công ty bảo hiểm cần nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi của mình bằng cách triệt để đưa những nguồn tài chính hiện có vào đầu tư nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của mình. Các công ty bảo hiểm cần căn cứ vào đặc thù của công ty mình để chọn ra phương pháp dự trữ tiền mặt tối ưu và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp này. Một phương pháp dự trữ tiền mặt là tối ưu khi với lượng tiền mặt này đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của công ty nhưng đồng thời làm tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do nắm giữ tiền mặt. Chi phí phát sinh do nắm giữ tiền mặt chủ yếu là chi phí cơ hội của lượng tiền mặt nắm giữ. Kieåm soaùt thoâng qua baùo caùo thoâng tin Thu tieàn Chi tieàn Tieàn maët Ñaàu tö chöùng khoaùn ngaén haïn Luoàng tieàn maët Luoàng thoâng tin Biểu đồ 3.3. Hệ thống quản trị tiền mặt Giới thiệu mô hình quản trị tiền mặt Miller-Orr: Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình số dư tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẩu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller-Orr liên quan đến cả luồng thu (inflows) và luồng chi (outflows) tiền mặt và giả định luồng tiền mặt ròng (luồng thu trừ luồng chi) có phân phối chuẩn. Luồng tiền tệ ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Tuy nhiên chúng ta giả định luồng tiền mặt ròng bằng 0, tức là luồng thu đủ bù đắp luồng chi. Biểu đồ sau mô tả hoạt động của mô hình Miller-Orr: Tiền mặt Cao (H) Thấp (L) Mục tiêu (Z) Thời gian X Y Hình 3.4. Mô hình Miller-Orr Có 3 khái niệm cần chú ý trong mô hình này: Giới hạn trên (H), giới hạn dưới (L) và số dư tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản lý công ty thiết lập H căn cứ vào chi phi cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép số dư tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như số dư tiền mặt vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi số dư tiền mặt đụng giới hạn trên (tại điểm X) thì công ty sẽ mua H – Z đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm số dư tiền mặt trở về Z. Ngược lại, khi số dư tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới (tại điểm Y) thì công ty sẽ bán Z – L đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng số dư tiền mặt lên đến Z. Mô hình Miller-Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn là F cố định, chi phi cơ hội do giữ tiền mặt là K bằng lãi suất ngắn hạn. Trong mô hình Miller-Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của luồng thu và luồng chi tiền mặt. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào số dư tiền mặt kỳ vọng. Với số dư tiền mặt thấp nhất L, đã cho giải mô hình Miller-Orr chúng ta tìm được số dư tiền mặt mục tiêu (Z) và giới hạn trên (H). Giá trị của Z và H làm cho mức tổng chi phí tối thiểu được quyết định theo mô hình Miller-Orr là: Trong đó * chỉ giá trị tối ưu và s2 là phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày. Số dư tiền mặt trung bình theo mô hình Miller-Orr là: Để minh hoạ việc sử dụng mô hình Miller-Orr quyết định số dư tiền mặt tối ưu, chúng ta lấy ví dụ sau đây: Giả sử chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn F = 1,000$, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm, độ lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 2,000$. Chi phí giao dịch hàng ngày: (1+K)365 – 1 = 0.1 => K = 0.000261 Phương sai của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là s2 = (2,000)2 = 4,000,000. Giả sử công ty thiết lập mức giới hạn dưới là 0, số dư tiền mặt và giới hạn trên tối ưu sẽ là: H* = 3 x 22,568 = 67,704$ Mô hình Miller-Orr có thể ứng dụng để thiết lập số dư tiền mặt tối ưu cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, để sử dụng mô hình này, giám đốc tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm cần làm 4 việc: Thiết lập giới hạn dưới cho số dư tiền mặt. Giới hạn này liên quan đến tỷ lệ dự trữ tối thiểu theo quy định của Vụ Quản lý bảo hiểm - Bộ Tài chính (không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 25% tổng dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ). Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày. Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày. Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn. Theo các lý thuyết về quản lý tiền mặt hiện đại và theo đánh giá của bản thân tác giả thì phương pháp quản lý tiền mặt theo mô hình Miller-Orr kết hợp với thiết lập danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả ở phần 3.4 là phù hợp với các công ty bảo hiểm nâng cao hiệu quả đầu tư, với điều kiện là thị trường chứng khoán phát triển ổn định. 3.2.4. Mở rộng hình thức cho vay đối với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Trong kỹ thuật bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sau một thời gian nộp phí sẽ có dự phòng toán học, tức là các khoản tiết kiệm được tích lủy. Về bản chất, khoản tiền này là thuộc quyền sở hữu của chủ hợp đồng. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm cho chủ hợp đồng vay thì khoản tiền dự phòng này là tài sản thế chấp. Như vậy đây sẽ là khoản cho vay ít rủi ro nhất của công ty BHNT. Hình thức cho vay này sẽ rất hiệu quả, vừa đảm bảo cho công ty bảo hiểm thu được lãi suất cao hơn lãi suất kỹ thuật, vừa giúp được các chủ hợp đồng vay vốn trong thời điểm khó khăn, điều này sẽ tăng khả năng duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 3.2.5. Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư: Qua các cuộc khảo sát trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, vấn đề biết, hiểu và vận dụng các lý thuyết quản lý danh mục đầu tư hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư tại các công ty bảo hiểm còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm còn kém trong thời gian qua. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt các chiến lược và giải pháp đầu tư, các công ty bảo hiểm cần có sự đầu tư nhất định vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên đầu tư đầu tư chỉ có thể có hiệu quả khi có những người đầu tư sáng tạo, kinh nghiệm và bản lĩnh. Muốn vậy, các công ty bảo hiểm chú trọng tuyển dụng các sinh viên giỏi chuyên ngành tài chính ở các trường đạo hoặc bằng cách cấp học bổng, tiếp tục đưa đi đào tạo ở cấp chuyên sâu. Thiết nghĩ đây là hướng lâu dài hơn là trước mắt tuyển dụng các chuyên gia, chi phí cao lại không có điều kiện ràng buộc. 3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ: Bên cạnh các giải pháp về pháp lý và kỹ thuật, để tăng cường hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm cần thưc hiện đồng thời các giải pháp hỗ trợ sau: 3.3.1. Xây dựng nền tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường bảo hiểm: Thực tế đã cho thấy rằng quy mô và tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia 1% tăng trưởng GDP sẽ kéo theo 4% tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm. Bởi vì, khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân được nâng lên, có tích lũy, họ sẽ tiến hành đầu tư sinh lợi, nhu cầu đảm bảo an toàn về đời sống và tài chính gia tăng, thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm. Và khi thị trường bảo hiểm phát triển thì sẽ bảo vệ lại nền kinh tế trước những rủi ro và thúc đẩy làm cho nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao hơn. Để xây dựng nên tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường bảo hiểm, Chính phủ nên tham khảo các giải pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chinh sách, luật pháp trong nước nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng tạo được một thị trường bản hiểm cạnh tranh lành lạnh, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. - Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước, phát triển mạng luới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối khác. - Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, tín dụng và được quản lý quỹ theo qui định nhà nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài buộc phải sử dựng phí bảo hiểm để đầu tư trong nước nhằm tạo một môi trường đầu tư vổn được bình đẳng và lành mạnh. - Các doanh nghiệp bảo hiểm được bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động, quy mô và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao kiến thức quản lý tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế, được thuê chuyên gia trong và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. - Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, môi giới, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài. - Qui định các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế. - Đổi mới phương thức quản lý nhà nước bằng cách giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua các hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của các doanh nghiệp và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. - Kiện toàn, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nhằm mục tiêu thực hiện được vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan quản lý nhà nước. 3.3.2. Phát triển trị trường chứng khoán ổn định, tạo môi trường thu hút đầu tư quỹ bảo hiểm: Trong giai đoạn sắp tới, để thu hút mạnh hơn nữa sự tham gia của các công ty bảo hiểm trên thị trường chứng khoán cần phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khóan trên các mặt sau đây: - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Một môi trường pháp luật hoàn chỉnh, nhất quán luôn đồng nghĩa với môi trường đầu tư an toàn và hiệu quả. Đây chính là nguyên tắc quan trọng trong đầu tư quỹ bảo hiểm. - Tăng cường số lượng và chất lượng các loại chứng khoán niêm yết trên thị trường. Một trong những hạn chế nổi bật của thị trường chứng khoán là số lượng hàng hóa còn ít và chất lượng hàng hóa chưa cao, cổ phiếu của những công ty niêm yết có quy mô vốn chưa phải là lớn không thể đại diện cho nền kinh tế Việt Nam để các nhà đầu tư có thể nhìn nhận và đánh giá sức khỏe cũng như triển vọng của toàn bộ nền kinh tế nhằm đưa ra các quyết định đầu tư có cơ sở. Vì vậy, để gia tăng số lượng chứng khoán niêm yết trên thị trường, Chính phủ cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước cần được trợ giúp để thực hiện các thủ tục tái cơ cấu, định giá và chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. - Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Hệ số tín nhiệm là đánh giá hiện thời về khả năng và tính sẵn sàng của người đi vay về việc hoàn trả đúng hạn gốc và lãi của một khoản nợ nhất định. Như vậy, nếu nhà phát hành có hệ số tín nhiệm càng cao sẽ tạo được sự tin tưởng cao của các nhà đầu tư và thu hút được nhiều nhà đầu tư mua các chứng khoán của mình, đây cũng là cơ sở để các công ty bảo hiểm đưa ra quyết định đầu tư. Hệ số tín nhiệm còn cho phép nhà phát hành xác định mức lãi suất trái phiếu hợp lý, vừa đảm bảo phản ánh mức độ rủi ro vừa đảm bảo khả năng thanh toán của nhà phát hành. Hệ số tín nhiệm càng cao thì tỷ lệ lãi suất càng giảm, có lợi cho nhà phát hành. Định mức tín nhiệm và công ty định mức tín nhiệm là một khái niệm và một mô hình còn mới ở Việt Nam nhưng trong quá trình phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nới riêng rất cần đến vai trò của hệ thống trung gian này. Vì vậy, Chính phủ ngay từ bây giờ nên quan tâm và tạo điều kiện để tổ chức này sớm ra đời và hoạt động. KẾT LUẬN Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính là bảo hiểm thì hoạt động đầu tư là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một công ty bảo hiểm nào. Thông qua hoạt động đầu tư, vai trò là một định chế tài chính của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế được thể hiện rõ nhất. Trong thời gian qua, các công ty bảo hiểm Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng tài chính trung gian của ngành bảo hiểm bằng cách sử dụng lượng vốn huy động được thông qua các hợp đồng bảo hiểm và sau đó đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay... Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động đầu tư này còn hạn chế. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trong những năm qua để xác định các nguyên nhân để từ đó đưa ra nhóm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư cho các công ty bảo hiểm tại Việt Nam và một số các giải pháp hỗ trợ khác. Với các giải pháp này, tác giả hi vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nói chung và quản lý danh mục đầu tư nói riêng tại các công ty bảo hiểm Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP CAO HOC TRIEULUAN.doc
Tài liệu liên quan