1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng
tâm của ngành giáo dục là: “ .đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”.
1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” không đáp ứng
được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, quá trình, .là
kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải
có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim, .
1.3. Do SGV có những tồn tại: SGV chỉ nêu một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh
có trong SGK; mô hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối
thiểu của Bộ GD & ĐT. Yếu tố phương pháp trong SGV rất mờ nhạt; chỉ gợi ý về
PPDH mà không làm sáng tỏ tiến trình thực hiện PP đó như thế nào, đặc biệt ở
những nội dung khó trong SGK.
1.4. Do sự phát triển những ứng dụng của CNTT trong dạy học, nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt ở một số nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức . đã nghiên cứu và
đang sử dụng nhiều phần mềm dạy học ở trường phổ thông. Ở nước ta cũng có một
vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng
rãi ở trường phổ thông.
1.5. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học,
chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học
có khả năng học tập suốt đời.
1.6. Căn cứ vào nguyên tắc khi vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH. PTDH
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những
PTDH kĩ thuật số. Giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng
giải, thuyết trình, độc thoại . mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích,
trọng tài, cố vấn, . trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động
bằng nghe thầy giảng bài mà học tích cực bằng hành động của chính mình.
1.7. Sự phát triển các loại phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học sẽ góp phần đổi mới
các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và
hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho
việc cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn.
Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt
là PTDH kĩ thuật số.
1.8. Chương trình Sinh học lớp 12 NC mới được chính thức triển khai đại trà từ
năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần STH là kiến thức trừu tượng gây
khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó,
cần có những nghiên cứu về giảng dạy phần STH nhằm nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần
STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử
dụng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT
3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo
hướng TH TTĐPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư
liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH 12 (NC)
theo hướng TH TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
-
Nghiên cứu đồng thời 2 quá trình: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa
2 quá trình này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử phần STH 12 NC
theo hướng TH TTĐPT.
-
Nghiên cứu, xác định vị trí vai trò của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số)
trong lý luận dạy học nói chung và trong dạy học STH nói riêng.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
Điều tra cơ bản bằng phiếu trắc nghiệm về các nội dung sau:
- Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.
- Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet .
-
Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.
5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bộ tư
liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng
THTTĐPT.
5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở
dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo
hướng TH TTĐPT.
5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh
tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) hình thành bài giảng điện
tử theo hướng TH TTĐPT.
5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư
liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính
khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài.
-
Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần STH 12 NC làm cơ sở cho việc
sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng
nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển
khai và nghiên cứu đề tài.
6.3. Phương pháp điều tra cơ bản
- Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.
- Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa
DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet .
-
Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng.
- Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc
xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng TH TTĐPT.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel
thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất.
7. Những đóng góp mới của luận văn
7.1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và vận
dụng vào dạy học phần STH lớp 12 THPT.
7.2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bài
giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây
dựng bài giảng điện tử phần STH.
7.3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 theo
hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kênh hình “tĩnh” của
SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV.
7.4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu
Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
7.5. Xác định được quy trình sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT để
tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy phần STH lớp 12 ở
trường THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC)
theo hướng TH TTĐPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và đề nghị
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận 6
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan .6
1.1.2. Quá trình truyền thông .8
1.1.3. Quá trình dạy học 13
1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH .28
1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trường THPT hiện nay .35
1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực .35
1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet 36
1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học .37
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH
THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HưỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN
THÔNG ĐA PHưƠNG TIỆN
2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT 39
2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH
TTĐPT .48
2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng
TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp .69
Chương 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm 80
3.2. Nội dung thực nghiệm 80
3.3. Kết quả thực nghiệm .80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận .89
2. Đề nghị .90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần sinh thái học, sinh học 12 (nâng cao) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 63: Sinh quyển 32 2
Bài 64: STH và việc quản lí tài
nguyên thiên nhiên
14 6
Tổng 236 38
2.2.4. Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông tin vào
phần mềm PowerPoint
a) Yêu cầu sƣ phạm
- Kịch bản các bài giảng điện tử có chức năng chỉ định trình tự nhập liệu
thông tin ở các dạng (text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh tĩnh và động (image), âm
thanh (sound), hoạt cảnh (video),…
- Thể hiện tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức
cho HS.
- Kịch bản giáo án soạn bằng phần mềm phải thể hiện rõ được tất cả cá yêu
cầu về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học, có thể hỗ trợ cho GV trong
QTDH và giúp HS tự học.
- Bố cục giáo án phải rỏ ràng, khoa học thuận lợi cho việc nhâp liệu thông tin
vào khung chương trình và quá trình sử dụng.
b) Phƣơng pháp thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
Từ việc xác định mục tiêu, phân tích lôgic nội dung, xác định kiến thức mã
hoá thành các dạng câu hỏi và sưu tầm các hình ảnh, đoạn băng hình phù hợp cho
từng nội dung kiến thức đã xác định, GV bắt đầu viết kịch bản để nhập vào phần
mềm. Kịch bản giáo án chính là một bản kế hoạch thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa
mục đích, nôị dung và PPDH cho từng bài học cụ thể sau đó tiến hành nhập liệu
thông tin (lí thuyết, hình ảnh, âm thanh, video..) vào phần mềm đã được thiết kế với
những tính năng mong muốn.
Khi thiết kế bài giảng trên máy cần lưu ý mỗi đơn vị kiến thức cần những
hình ảnh, đoạn băng nào thì phải nêu rõ những câu hỏi và đáp án của phần đó tránh
đưa ra những hình ảnh không phù hợp với câu hỏi và nội dung của bài.
Kịch bản mỗi giáo án đếu có các phần sau:
- Tên bài giảng
- Bố cục các mục chính của bài giảng
- Nội dung các mục nhỏ trong từng mục chính
- Củng cố
Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình đó chúng tôi đã xây dựng kịch bản
giáo án phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT để chính thức đưa vào
phần mềm Powerpoint.
2.2.5. Nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint hình thành bài giảng điện
tử
a. Yêu cầu sƣ phạm
- Khi nhập liệu phải nhập liệu đầy đủ các nội dung trong kịch bản giáo án
vào PMCC PowerPoint.
- Số lượng, khoảng cách, màu và cỡ chữ phải phù hợp với từng slide làm sao
cho HS dễ nhìn.
- Các hình ảnh, phim và hình động phải phù hợp với nội dung trong từng
slide.
- Các hiệu ứng chữ, hình, phim nên thống nhất; không nên chạy quá nhiều
hiệu ứng làm phân tán sự chú ý của HS vào bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
b. Phƣơng pháp thực hiện
Quy trình xây dựng bài giảng điện tử theo hướng tích hợp truyền thông đa
phương tiện:
Bƣớc 1: Tạo giao diện chung cho các slide kiểu giả web của bài giảng
điện tử
- Mở PowerPoint. Vào View → Chọn Toolbars, chọn Drawing làm xuất hiện
thanh công cụ Drawing phía dưới màn hình → nhấn vào biểu tượng ô vuông
(Rectangle) → tạo kích cỡ cột dàn ý bài giảng dọc theo lề bên trái của slide, rồi
chọn màu nền nếu cần.
- Nhập tên bài giảng vào hàng ngang ở trên cùng sau đó copy đủ số lượng
các slide để nhập liệu thông tin cho bài giảng điện tử, rồi tạo riêng slide đầu tiên
giới thiệu cấu trúc bài giảng cùng với những ký hiệu giúp HS tiện theo dõi bài học
và ghi chép.
Bƣớc 2: Nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào phần mềm
PowerPoint hình thành bài giảng điện tử
Sau khi copy đủ số lượng các slide cho bài giảng điện tử, bắt đầu từ slide thứ
2, ta tiến hành nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào các slide đó gồm chữ
(text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh tĩnh và động (image), âm thanh (sound), phim
video,… làm cho bài giảng thể hiện được tính tương tác, đa phương tiện, và tri thức.
slide để nhập liệu thông tin cho bài giảng slide giới thiệu cấu trúc bài giảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
- Nhập chữ (text): Sử dụng Text Box để nhập và tạo hiệu ứng thích hợp cho
các Text Box đó.
- Nhập các file hình ảnh tĩnh
Vào Insert → Chọn Picture →
Chọn From file.
Sau đó tìm đến file chứa ảnh
cần nhập → Chọn Insert.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
Chọn Insert, ta đã đưa được
ảnh tĩnh vào slide của bài giảng
điện tử.
- Nhập các file hình ảnh động và phim
Các file ảnh động thường có đuôi (.gif) được nhập giống như các file ảnh
tĩnh. Những đoạn phim có định dạng (.avi; .mov;.mpg) có thể đưa vào PowerPoint
và chạy trực tiếp được, cách làm như sau:
Trên màn hình PowerPoint
chọn Insert → Movies and
Sounds → Chọn Movie from
File → chọn phim cần nhập và
nhấn OK là được.
Đối với những file ảnh động và phim được tạo bởi phần mềm Flash, sử dụng phần
mềm Swiff Player để chèn các file có định dạng (.swf) vào PowerPoint.
Cũng có thể dùng đường link từ biểu tượng hoặc từ kênh chữ (là tên ảnh
hoặc tên phim) để nhập cho hầu hết các file ảnh động và phim có các định dạng
khác nhau, kể cả file được tạo từ Flash mà không cần sử dụng các phần mềm khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
Trên màn hình PowerPoint,
nhấn chuột phải vào tên phim,
chọn Hyperlink…
Sau đó Link đến đúng vị trí
chứa phim cần nhập → chọn
OK là được.
Bƣớc 3: Tạo liên kết (Hyper link) giữa các mục của bài giảng điện tử với
các slide
Để có thể chuyển từ mục này đến bất kỳ mục nào khác trong bài giảng, sau
khi nhập liệu thông tin cho tất cả các slide. Ở slide thứ nhất tạo cột dàn ý bài giảng,
sau đó tạo liên kết từ từng mục ở cột dàn ý đến từng slide chứa nội dung tương ứng
với mục đó:
- Tạo liên kết giữa mục I trên cột dàn ý tới đúng slide chứa mục I của bài
giảng điện tử mà ta đã nhập. Cách tạo liên kết như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Bôi đen vào mục I ở cột dàn ý
bài giảng, chọn Hyperlink.
Chọn Bookmark → Chọn đúng
số thứ tự của slide chứa nội
dung mục I → Nhấn OK.
- Tiếp tục tạo liên kết từ mục II ở cột dàn ý tới slide chứa mục II của bài
giảng điện tử (làm tương tự như mục I). Tiếp tục làm như vậy cho mục 1, 2, IV,
củng cố, dặn dò ở cột dàn ý.
Như vậy, ta đã tạo được cột dàn ý mà các mục trong đó đã được liên kết với
đầy đủ các phần của bài chứa nội dung tương ứng. Sau đó ta coppy cột dàn ý đó cho
tất cả các slide là được.
Bƣớc 4: Tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của bài giảng điện tử
Ta có thể tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của bài giảng điện tử khi ta dạy đến
mục nào thì mục đó đổi màu khác (hoặc khi dạy đến mục nào thì mục đó được in
đậm lên), còn các mục khác đã dạy qua hoặc chưa dạy đến sẽ có dạng chữ bình
thường. Trước hết bôi đen mục đó → nhấn chuột phải chọn Custom Animation, sau
đó chọn Add Effect → Chọn Emphasis → chọn Change Font Color là được. Thực
hiện tương tự cho các mục còn lại của bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
2.2.6. Xây dựng Website quản lí tƣ liệu kỹ thuật số, giáo án kịch bản và bài
giảng điện tử
Sau khi đã sưu tầm và gia công sư phạm các tư liệu thu được, chúng tôi tiến
hành phân loại và sắp xếp theo từng bài dưới dạng cây thư mục:
Chương I
Chương II
Bài 47
Ảnh tĩnh
Phim - ảnh động
Kịch bản giáo án
Bài giảng điện tử
Bài 48
Bài 49
Bài 50
Chương III
Chương IV
STH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Chúng tôi sử dụng phần mềm MS. FrontPage để xây dựng Website quản lí tư
liệu.
Quy trình xây dựng Website để quản lí dữ liệu
Bƣớc1: Tạo giao diện cho trang chủ, giao diện cho các chƣơng, các bài
(index)
- Tạo giao diện cho trang chủ:
Mở phần mềm Microsoft FrontPage →
Chọn Normal → Tạo giao diện thích
hợp. Sau đó lưu lại (Ctrl + S) lấy tên
“index”.
- Tạo giao diện cho các chương:
Làm tương tự như tạo giao diện cho
trang chủ. Ví dụ giao diện (index) của
chương II sau khi tạo có giao diện như
sau:
- Tạo giao diện cho các bài:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
Làm tương tự như tạo giao diện cho
trang chủ và cho các chương. Ví dụ giao
diện (index) của bài 52 sau khi tạo có
giao diện như sau:
Bƣớc 2: Tạo đƣờng link
- Link giữa các mục của mỗi bài với nội dung tương ứng: Giáo án điện tử,
kịch bản giáo án, ảnh tĩnh, ảnh động.
Kích chuột phải vào kịch bản GAĐT
→ Chọn Hyperlink. Sau đó tìm đến
đúng vị trí chứa Kịch bản GAĐT →
Chọn OK là được. Các mục khác làm
tương tự.
- Link giữa tên các bài của chương với index của bài tương ứng.
Ví dụ: Link bài 51 với index tương ứng, ta kích chuột phải vào Buttom có tên “bài
51” → Chọn Hyperlink, sau đó chọn index của bài 51:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
Các bài khác làm tương tự.
- Link giữa tên các chương của trang chủ với index của từng chương tương
ứng.
Ví dụ: Link chương I với index tương ứng, ta kích chuột phải vào Buttom có tên
“chương I” → Sau đó chọn index của chương I.
Các chương khác cũng làm tương tự như ở trên.
2.2.7. Hoàn thiện và ghi ra đĩa CD
Sau khi nhập liệu thông tin vào PMCC xong, kiểm tra lại lần cuối để chỉnh
sửa lại nếu cần (sửa lỗi chính tả, vị trí hình ảnh, phim…).
Cho chạy thử chương trình và tạo đĩa CD-ROM tạo thành sản phẩm.
2.3. Một số ví dụ thể hiện phƣơng pháp sử dụng bài giảng đã đƣợc thiết kế theo
hƣớng TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp
* Bƣớc 1 : Mở đĩa chƣơng trình
- Cho đĩa CD-ROM bài giảng vào máy (quản lí dưới dạng Web) mở đĩa
- Vì trang web được tạo có sử dụng Flash nên khi mở màn hình sẽ xuất hiện
giao diện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
- Để sử dụng được sản phẩm này, ta kích chuột trái lên thanh màu xanh ở
trên và chọn Allow blocked content → chọn Yes thì trang web sẽ có giao diện như
sau:
Sau đó nháy chuột vào mục nào thì trang web đầy đủ của mục đó sẽ xuất
hiện. Ví dụ muốn vào Chương II, ta nháy chuột vào “Chương II” → trang web có
giao diện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
* Bƣớc 2 : Xem giáo án kịch bản
Trước khi thực hiện bài giảng GV phải nghiên cứu giáo án kịch bản để nắm
vững tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động dạy – học vì bài giảng
điện tử không thể hiện được chi tiết tiến trình thực hiện phương pháp tổ chức các
hoạt động dạy – học.
- Click chuột vào chương/bài giao diện của bài cần mở có dạng như sau:
- Click chuột vào kịch bản GAĐT → chọn open:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
- Sau khi chọn open, trang web có giao diện như sau:
* Bƣớc 3 : Mở bài giảng điện tử
- Click chuột vào chương/bài chọn GAĐT, sau đó nhấn open thì GAĐT sẽ
được mở ra:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
Màn hình sẽ xuất hiện giao diện bố cục của bài
+ Tên bài học (hàng ngang)
+ Các mục chính của bài (hàng ngang)
Slide 1 giới thiệu cấu trúc bài giảng và những lưu ý cho HS để tiện theo dõi
bài giảng và ghi chép.
Phương pháp chủ đạo trong các bài giảng điện tử là sử dụng phương pháp
trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi và tổ chức hoạt động nhóm, trên cơ sở quan
sát các tư liệu kĩ thuật số và công tác độc lập với SGK.
2.3.1. Ví dụ 1: Dạy khái niệm “môi trƣờng” (bài 47, chƣơng I, phần STH lớp
12 NC)
Bước 1: Mở đĩa chương trình (mở trang chủ)
Bước 2: Mở kịch bản giáo án bài 47.
Bước 3: Mở bài giảng điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
- Giới thiệu cho HS về các kí hiệu
trong bài giảng điện tử (slide 1).
- Tiếp tục mở Slide 2 đi vào nội dung bài giảng điện tử: GV cho HS quan sát
hình ảnh về các loại môi trường, sau khi quan sát HS dễ dàng trả lời được câu hỏi:
Có mấy loại môi trường chính? Kể tên những loại môi trường đó? GV tiếp tục cho
HS quan sát hình chú thích về 4 loại môi trường mà các em vừa trả lời
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy môi trường sống là gì?
Sau khi đưa ra câu trả lời (ở slide 3), GV tiếp tục đặt ra câu hỏi cho HS (Slide 4):
Mọi sinh vật đã biến đổi như thế nào giúp chúng thích nghi với môi trường sống?
Cho ví dụ? HS trả lời và GV cho các em quan sát một đoạn phim về sự thích nghi
của các với môi trường nước (Slide 5).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
2.3.2. Ví dụ 2: Dạy khái niệm “hệ sinh thái” (bài 60, chƣơng IV, phần STH lớp
12 NC)
Bước 1: Mở đĩa chương trình (mở trang chủ)
Bước 2: Mở kịch bản giáo án bài 60.
Bước 3: Mở bài giảng điện tử
- Giới thiệu cho HS về các kí hiệu
trong bài giảng điện tử (slide 1).
- Tiếp tục mở Slide 2 đi vào nội dung bài giảng điện tử: GV cho HS quan sát
một đoạn phim về rừng nhiệt đới và đặt ra câu hỏi: Trong rừng có những sinh vật
nào? Sau khi quan sát đoạn phim HS kể ra các sinh vật sống trong rừng, GV hệ
thống lại các quần thể sống trong rừng tập hợp lại thành quần xã sinh vật (slide 3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
GV tiếp tục đặt ra câu hỏi cho HS trả lời: Ngoài các quần thể sinh vật trên, ở
trong rừng còn có những nhân tố vô sinh nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
các quần thể sinh vật đó?
GV tiếp tục cho HS quan sát sơ đồ câm về mối liên hệ giữa các yếu tố cấu
trúc trong quần xã và đặt câu hỏi: Hãy điền các mũi tên vào sơ đồ và giải thích
chiều mũi tên sao cho thích hợp? Sau khi HS đã trả lời xong câu hỏi trên, tiếp tục
đặt câu hỏi khác cho HS: Quần xã sinh vật và môi trường có quan hệ với nhau như
thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Sau quá trình tổ chức cho HS quan sát, nghiên cứu đoạn phim, sơ đồ để trả
lời câu hỏi mà GV đặt ra. HS đã nắm được các thành phần của rừng nhiệt đới và
mối quan hệ giữa các thành phần đó. Lúc này HS đã có thể trả lời câu hỏi mà GV
đưa ra: Thế nào là hệ sinh thái?
Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV đưa ra một số câu hỏi cho HS trả lời: Hãy
chứng minh Hệ sinh thái là một hệ thống sống hoàn chỉnh ?
Một cái hồ mà xung quanh nó được xây lại có còn là một hệ sinh thái không?
Tại sao?
Mặt trăng có phải là một Hệ sinh thái không? Vì sao?
Một giọt nước lấy từ ao, hồ có phải là một Hệ sinh thái không? Vì sao?
Cho HS tiếp tục quan sát những hình ảnh về HST ao hồ, HST đồng cỏ, HST
rừng.
2.3.3. Ví dụ 3: Dạy “Phần I: Các dạng tài nguyên thiên nhiên và sự khai thác
của con ngƣời” (bài 64, chƣơng IV, phần STH lớp 12 NC)
Bước 1: Mở đĩa chương trình (mở trang chủ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
Bước 2: Mở kịch bản giáo án bài 64.
Bước 3: Mở bài giảng điện tử
- Giới thiệu cho HS về các kí hiệu
trong bài giảng điện tử (slide 1).
- Tiếp tục mở Slide 2 đi vào nội dung bài giảng điện tử: Dựa vào kiến thức
có sẵn của HS về tài nguyên thiên nhiên, GV hỏi: Tài nguyên trong thiên nhiên
được chia làm mấy nhóm? Lấy ví dụ? HS trả lời và GV khái quát lại cho chính xác.
GV mở slide tiếp theo cho HS quan sát một đoạn phim về khai thác thủy hải
sản rồi đặt câu hỏi: Từ khi ra đời trên trái đất này con người đã sử dụng những dạng
tài nguyên nào cho cuộc sống của mình? Cho ví dụ? HS trả lời và GV khái quát lại
ở slide tiếp theo (slide 4):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
GV sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng TH TTĐPT để tổ chức
quá trình dạy - học trên lớp ở các phần, các bài, các chương khác tương tự như ba ví
dụ trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng bộ tư liệu và bài giảng phần
sinh học thái lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành dạy 3 bài thuộc phần bảy SGK sinh học 12 – ban
KHTN.
STT Tên bài dạy Số tiết
1 Bài 60: Hệ sinh thái 1 tiết
2 Bài 61. Các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái 1 tiết
3 Bài 64. STH và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên 1 tiết
3.3. Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài trắc nghiệm khách quan với thời gian 10
phút 1 bài. Sau thực nghiệm 3 tuần, chúng tôi kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức
và sự vận dụng kiến thức của HS vào việc nêu và giải thích các biện pháp bảo vệ
tính toàn vẹn của HST bằng 1 bài tự luận 15 phút.
Các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm được chấm theo thang điểm 10.
Các số liệu thu được sẽ được xử lí bằng phần mềm Ecxel kết hợp thống kê toán
học[3].
+ Tính giá trị trung bình (
X
), phƣơng sai (S2) và độ lệch tiêu chuẩn S
Giá trị trung bình, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của mỗi mẫu được tính
bởi hàm fx. Các bước thực hiện như sau:
1. Nhập điểm vào bảng số.
2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. chọn AVERAGE để tính
X
; chọn VAR để tính S2 và chọn STDEV để
tính S.
+ Tính tần số điểm
1. Nhập điểm vào bảng số.
2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.
3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. Chọn COUNTIF để đếm.
+ Tính hệ số biến thiên Cv
Cv(%). = s
x
. 100
+ Tính sai số trung bình cộng m
m =
s
n
+ Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng
td = x x
s
n
s
n
1 2
1
2
1
2
2
2
Giá trị tới hạn của td là t tra trong bảng phân phối Student với = 0,05 và
bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu td t thì sự sai khác của các giá trị trung bình
giữa các khối thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
+ n1, n2 là số HS được kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ s1, s2 là phương sai của các khối lớp TN và ĐC
+ x1, x2 là điểm trung bình của các lớp TN và ĐC
+ fi, xi là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xi trong đó
100 xi
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
3.3.1. Kết quả phân tích 3 bài kiểm tra trong thực nghiệm
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra trong thực nghiệm của 2
khối thực nghiệm và đối chứng (Số HS đạt điểm Xi)
Lần
KT
Số
bài
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
271 TN 0 3 9 26 39 40 50 44 49 11
273 ĐC 3 8 20 53 75 49 33 18 11 3
2
271 TN 0 2 8 31 35 43 71 54 19 8
273 ĐC 1 5 19 51 65 59 48 17 5 3
3
271 TN 0 2 2 10 35 59 58 70 26 9
273 ĐC 0 5 10 25 73 60 44 36 15 5
Tổng
hợp
813 TN 1 7 19 67 108 142 179 168 94 28
819 ĐC 4 18 49 129 213 168 125 71 31 11
Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm (%)
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0.12 0.86 2.34 8.24 13.28 17.47 22.02 20.66 11.56 3.44
ĐC 0.49 2.20 5.98 15.75 26.01 20.51 15.26 8.67 3.79 1.34
Từ số liệu bảng 3.2, dùng quy trình vẽ đồ thị của Excel, lập biểu đồ tần suất
điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm (hình 3.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Trên hình 3.1, nhận thấy giá trị mod điểm trắc nghiệm của các lớp TN là
điểm 7, của các lớp ĐC là điểm 5. Từ đó cho thấy kết quả các bài trắc nghiệm của
lớp TN cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC.
Từ số liệu bảng 3.2, dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ lùi (bảng 3.3) để so
sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở xuống.
Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ lùi (f%)
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0.12 0.98 3.32 11.56 24.85 42.31 64.33 84.99 96.56 100
ĐC 0.49 2.69 8.67 24.42 50.43 70.94 86.20 94.87 98.66 100
Từ số liệu bảng 3.3, vẽ đồ thị tần suất hội tụ lùi của điểm các bài trắc nghiệm
trong thực nghiệm (hình 3.2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ lùi điểm các bài kiểm tra
Trong hình 3.2, đường hội tụ lùi tần suất điểm của các lớp TN nằm về bên
phải và ở bên dưới so với đường cong hội tụ lùi tần suất điểm của các lớp ĐC. Như
vậy, kết quả bài kiểm tra trong thực nghiệm của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Phương án
n
X
m
S Cv (%) dTN-ĐC td
TN 813 6.72 0.6 1.72 25.55
1.09 12.95
ĐC 819 5.63 0.59 1.68 29.85
Từ bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình
X
ở nhóm lớp TN (6.72) cao hơn so
với lớp ĐC (5.63). Trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (25.55%) thấp hơn
hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (29.85%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN
giảm so với lớp ĐC. Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm
ĐC là 1.09, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
Như vậy sau khi thống kê và phân tích kết quả trong thực nghiệm tại hai
trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Lương Bằng, chúng tôi nhận thấy kết
quả điểm bài thi trắc nghiệm của lớp TN cao hơn kết quả ở lớp ĐC.
Để khẳng định lại kết quả trên là do ngẫu nhiên hay do áp dụng bài giảng
điện tử được xây dựng theo hướng TH TTĐPT, chúng tôi tính đại lượng kiểm định
td.
Chúng tôi tính được td = 12.95, với bậc tự do f = 813 + 819 – 2= 1630. Tra
bảng Student với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα tương ứng với việc kiểm
định 2 phía là tα = 1,96. Vậy td > tα , chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và
X
lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp đối
chứng không phải là do ngẫu nhiên.
3.3.2. Kết quả phân tích bài kiểm tra sau thực nghiệm:
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra
Số
bài
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
271 TN 0 0 6 18 42 40 72 62 21 10
273 ĐC 1 3 10 38 61 56 52 38 10 4
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0.00 0.00 2.21 6.64 15.50 14.76 26.57 22.88 7.75 3.69
ĐC 0.37 1.10 3.66 13.92 22.34 20.51 19.05 13.92 3.66 1.47
Từ số liệu bảng 3.6, dùng quy trình vẽ đồ thị của Excel, lập biểu đồ tần
suất điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm (hình 3.3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra
Trên hình 3.3, nhận thấy giá trị mod điểm trắc nghiệm của các lớp TN là
điểm 7, của các lớp ĐC là điểm 5. Từ đó cho thấy kết quả bài kiểm tra của lớp TN
cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC.
Từ số liệu bảng 3.6, dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ lùi (bảng 3.7) để so
sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở xuống.
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy hội tụ lùi
Phương
án
Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0.00 0.00 2.21 8.86 24.35 39.11 65.68 88.56 96.31 100
ĐC 0.37 1.47 5.13 19.05 41.39 61.90 80.95 94.87 98.53 100
Từ số liệu bảng 3.7, vẽ đồ thị tần suất hội tụ lùi của điểm bài kiểm tra
sau thực nghiệm (hình 3.4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ lùi điểm các bài kiểm tra
Trong hình 3.4, đường hội tụ lùi tần suất điểm của các lớp thực nghiệm nằm
về bên phải và ở bên dưới so với đường cong hội tụ lùi tần suất điểm của các lớp
ĐC. Như vậy, kết quả bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Phương án m
X
m S Cv (%) dTN-ĐC td
TN 271 6.75 0.97 1.59 23.60
0.79 5.7
ĐC 273 5.96 0.10 1.64 27.56
Từ bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình
X
ở nhóm lớp TN (6.75) cao hơn so
với lớp ĐC (5.96). Trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (23.60%) thấp hơn
hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (27.56%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN
giảm so với lớp ĐC. Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm
ĐC là 0.79, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
Như vậy, sau khi thống kê và phân tích kết quả sau thực nghiệm tại hai
trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Lương Bằng, chúng tôi nhận thấy kết
quả điểm bài thi tự luận kiểm tra độ bền kiến thức của HS lớp TN cao hơn kết quả ở
lớp ĐC. Đồng thời nếu so với kết quả của bài kiểm tra trong thực nghiệm, kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
bài kiểm tra sau thực nghiệm cũng cao hơn. Mặc dù kết quả bài kiểm tra sau thực
nghiệm không cao hơn nhiều so kết quả của bài kiểm tra trong thực nghiệm nhưng
vì sau thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng một bài kiểm tra tự luận nhằm mục đích
vừa kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức, vừa kiểm tra về khả năng hiểu và vận
dụng của các em. Kết quả cho thấy đa số các em đều hiểu, vận dụng và ghi nhớ kiến
thức tốt.
Để khẳng định lại kết quả trên là do ngẫu nhiên hay do áp dụng bài giảng
điện tử được xây dựng theo hướng TH TTĐPT, chúng tôi tính đại lượng kiểm định
td .
Chúng tôi tính được td =5.7, với bậc tự do f = 271 + 273 – 2 = 542. Tra bảng
Student với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα tương ứng với việc kiểm định 2
phía là tα = 1,96. Vậy td > tα , chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và X lớp
ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp đối chứng
không phải là do ngẫu nhiên.
Tóm lại:
Phân tích kết quả thu được qua đợt TN sư phạm tại hai trường: THPT Chu
Văn An và trường THPT Nguyễn Lương Bằng cho thấy bài giảng điện tử phần STH
lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT đã có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả
học tập trên lớp của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Việc chuyển hóa các phương pháp của khoa học và công nghệ thành PPDH
là một tiếp cận mới về PPDH. Tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp TTĐPT là một
tiếp cận dạy học hiện đại trong bối cảnh xã hội thông tin ngày nay giúp chuyển từ
việc dạy chữ sang dạy cách tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt mục tiêu
đào tạo. Nghiên cứu “xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học
12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện” đã thực sự góp phần đổi
mới PPDH, giải quyết được những khó khăn trong quá trình dạy và học của GV và
HS.
Sản phẩm của đề tài đã khắc phục được những hạn chế của SGK cũng như
SGV hiện nay do yếu tố khách quan đưa lại như: SGK chỉ có những kênh hình
“tĩnh” không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức trừu tượng; và SGV
cũng chỉ sử dụng những kênh hình của SGK nên yếu tố phương pháp trong SGV rất
mờ nhạt, chỉ là sự gợi ý về PPDH do thiếu các PTDH ở dạng kỹ thuật số. Vì vậy,
không phát triển được các PPDH tích cực.
Trong quá trình triển khai tư tưởng về cách tiếp cận của đề tài, căn cứ vào
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:
1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và
vận dụng vào dạy học phần STH lớp 12 THPT.
2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bài
giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây
dựng bài giảng điện tử phần STH.
3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 theo
hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kênh hình “tĩnh” của
SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV.
4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư
liệu Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
5. Xác định được quy trình sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy phần STH lớp 12 ở
trường THPT.
2. Đề nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi xin có một số đề nghị sau:
2.1. Cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn hoá GV,
thay đổi nhận thức của GV về vai trò của PTDH trong dạy học cũng như các PPDH
mà họ đang sử dụng, từ đó, khuyến khích họ tham gia xây dựng và sử dụng hợp lí
các tư liệu Multimedia để thiết kế các bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT.
Đồng thời tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV về các kiến thức và kĩ
năng tin học cơ bản để họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, xây
dựng và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT trong QTDH của mỗi
GV.
2.2. Cần tăng cường đầu tư cho các trường phổ thông về hệ thống các trang thiết bị
hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, phòng học bộ môn, các phần mềm dạy
học... để các GV phổ thông có điều kiện phát triển việc ứng dụng CNTT trong dạy
học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học
sinh học, NXBGD, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa
(2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học, Chuyên đề đào tạo
thạc sĩ, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên), Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học
trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXBGD, Hà nội.
4. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, NXBGD,
Hà Nội.
5. Lê Hồng Diệp (2007), Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy
học bài ôn tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT, Luận văn thạc sỹ
khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
6. Tô Xuân Giáp (1992), Phương tiện dạy học, NXB ĐH và GD chuyên
nghiệp, Hà Nội.
7. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXBGD, Hà Nội.
8. Võ Trần Thị Hậu (2007), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy - học
các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật - Sinh học 11 Trung học phổ thông
(THPT) (Ban KHTN – Bộ 1), Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại
học sư phạm Hà Nội.
9. Nguyễn Như Hiền (2006), Sinh học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.
10. Tạ Thị Thu Hiền (2007), Thiết kế và sử dụng bài giảng phần Sinh học cơ
thể động vật 11 THPT thí điểm - Ban KHXH theo hướng tích hợp tryền thông
đa phương tiện, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm
Hà Nội.
11. Trần Bá Hoành, Đặng Hữu Lanh, Nguyễn Minh Công (2002), Bài tập Sinh
học 12, NXBGD, Hà Nội.
12. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Đỗ Anh Dũng, Hoàng Thanh Hồng (2009), Ôn
luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009 môn Sinh học, NXBGD, Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Hùng (2002), Multimedia và Ứng dụng, NXB Thống Kê , Hà
Nội.
15. Lêônchev A.N. (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXBGD, Hà Nội.
16. Đặng Hữu Lanh (chủ biên), Trần Ngọc Doanh, Mai Sỹ Tuấn (2008), Bài
tập sinh học 12, NXBGD, Hà Nội.
17. Phạm Văn Lập và Vũ Đức Lưu đồng chủ biên (2006), Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên môn Sinh học, NXBGD, Hà Nội.
18.Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương tập 1, NXBGD, Hà
Nội.
19. Dương Tiến Sỹ (1999), Gi¸o dôc m«i tr•êng qua d¹y häc Sinh th¸i häc líp
11 phæ th«ng trung häc, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHHSP Hà
Nội.
20. Dương Tiến Sỹ (2008), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh
học ở trường phổ thông, Chuyên đề đào tạo thạc sĩ chuyên ngành LL&PP dạy
học sinh học – Mã số 60 – 14 – 10, Trường ĐHHSP Hà Nội.
21. T.A.Ilina (1979), Giáo dục học tập 2, NXBGD.
22. Vũ Trung Tạng (2005), Bài tập sinh thái học, NXBGD, Hà Nội.
23. Huỳnh Thị Ái Tâm (2007), Thiết kế và sử dụng bài giảng phần Sinh học
thực vật 11 THPT theo hướng tích hợp tryền thông đa phương tiện, Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
24. Lê Thị Tâm (2007), Thiết kế và sử dụng bài giảng phần 1, 2 SH 10
THPT- Ban KHCB theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, Luận
văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
25. Lê Cao Thắng (2007), Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy - học
phần Sinh thái học lớp 12 Trung Học Phổ Thông theo hướng tích hợp truyền
thông đa phương tiện, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại học sư
phạm Huế.
26. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2004),
Dạy học sinh học ở trường THPT tập 1, NXGD, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27. Phạm Thị Hồng Việt (1998), Phương tiện dạy học, Bài giảng chuyên đề
thạc sĩ PPGD VL, Trường ĐHSP Huế.
28. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức
Lưu (đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008),
Sinh học 12 (SGK), NXBGD, Hà Nội.
29. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức
Lưu (đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008),
Sinh học 12 (SGV), NXBGD, Hà Nội.
30. W.D.Phillips and T.J.Chilton (2004), Sinh học tập 2, NXBGD, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GV
PHIẾU SỐ 1
GV trường......................................................................................
Chúng tôi kính mong quý thầy (cô) giáo đánh dấu x vào ô mà quý thầy (cô) cho
là hợp lý.
1. Các loại PTDH kĩ thuật số hiện có ở trường phổ thông và mức độ sử dụng của
GV?
STT
Nội dung
cần khảo sát
Số lượng Mức độ sử dụng
Nhiều
Vừa
đủ
Ít
Không
có
Nhiều Vừa Ít Không
1 Hình tĩnh
2 Hình động
3 Phim
4
Phần mềm mô
phỏng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Các thầy (cô) thường sưu tầm và gia công PTDH kĩ thuật số nào trong các
PTDH sau đây?
STT
Nội dung
cần khảo sát
Mức độ sưu tầm Mức độ gia công
Nhiều Vừa Ít Không Nhiều Vừa Ít Không
1 Hình tĩnh
2 Hình động
3 Phim
4
Phần mềm mô
phỏng
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU SỐ 2
GV trường: ....................................................................................
Chúng tôi kính mong quý thầy (cô) giáo giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu của mình. Quý thầy (cô) làm 1 bài trắc nghiệm sau:
TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU VỀ PPDH
Thời gian: 15phút
Hướng dẫn làm bài:
- Ghi dấu + vào những câu thầy (cô) đồng ý.
- Ghi dấu – vào những câu thầy (cô) không đồng ý.
- Để trống nếu thầy (cô) còn lưỡng lự.
Chú ý: Tuỳ từng câu hỏi, có thể đồng ý với 1 hoặc nhiều câu trả lời.
1. PPDHlà gì?
a. Cách GV truyền đạt kiến thức cho HS.
b. Cách HS tiếp thu nội dung giảng dạy của GV.
c. Cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của HS nhằm
đạt mục tiêu dạy học.
d. Con đường HS chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Quan hệ giữa dạy và học?
a. Cách dạy chỉ đạo cách học.
b. Cách dạy phải thích ứng với cách học.
c. GV là chủ thể của hoạt động dậy, HS là chủ thể của hoạt động học, cùng hợp tác
với nhau để đạt mục tiêu chung.
d. Trong hoạt động dạy học, GV giữ vai trò chỉ đạo, HS có vai trò chủ động.
3. Quan hệ giữa PPDH với các thành tố khác của quá trình dạy học?
a. Mục đích quy định phương pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
b. Phương pháp phục vụ mục đích.
c. Nội dung quy định phương pháp.
d. Cách đánh giá ảnh hưởng tới lựa chọn phương pháp.
4. Trọng tâm đổi mới phương pháp?
a. Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức.
b. Phát huy tính tích cực chủ động của HS.
c. Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.
d. Giảng dạy tinh giản vững chắc.
5. Những dấu hiệu biểu hiện tính tích cực của HS trong hoạt động học tập?
a. Hăng hái phát biểu ý kiến.
b. Hay nêu thắc mắc.
c. Đi học chuyên cần, làm bài đầy đủ.
d. Kiên trì làm cho xong các bài tập, không nản trước các bài tập khó.
6. Quan hệ giữa tính tích cực và hứng thú?
a. Phong cách học tập tích cực tạo ra hứng thú.
b. Hứng thú là tiền đề của học tập tích cực.
c. Học tập tích cực đòi hỏi cố gắng nhiều nên làm giảm hứng thú.
d. Không khí vui vẻ của lớp học tạo ra hứng thú chứ không phải những hoạt động
học tập đòi hỏi gắng sức.
7. Quan hệ giữa tích cực và sáng tạo?
a. Thói quen suy nghĩ tích cực dẫn đến sáng tạo.
b. Sáng tạo là kết quả của những liên tưởng bất ngờ.
c. Sáng tạo là tiềm năng bẩm sinh của một số ít người.
d. Sáng tạo là kết quả rèn luyện theo cách học tập tích cực.
8. Bản chất của PPDHtích cực?
a. Tăng cường tính tích cực của người dạy.
b. Phát huy tính tích cực của người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
c. Chuyển trọng tâm từ hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của hS.
d. Hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
9. Phương pháp tích cực phân biệt với phương pháp thụ động ở những điểm nào?
a. HS chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động do GV tổ chức.
b. Tăng cường học cá nhân thay vì học tập thể.
c. Chú trọng dạy phương pháp học.
d. Giảm trình bày lý thuyết, tăng thực hành vận dụng.
10. Những phương pháp nào dưới đây thuộc loại phương pháp tích cực?
a. Vấn đáp gợi mở.
b. Dạy học giải quyết vấn đề.
c. Dạy học giải thích – minh hoạ.
d. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
11. Phân biệt mục đích với mục tiêu dạy học?
a. Mục tiêu là mục đích cụ thể, ngắn hạn.
b. Mục đích là mục tiêu khái quát, dài hạn.
c. Mục đích và mục tiêu đều là cái đích phải đạt tới.
d. Mục đích quy định mục tiêu.
12. Quan niệm nào dưới đây về giáo án phù hợp với phương pháp tích cực?
a. Giáo án là bản thiết kế các hoạt động truyền đạt kiến thức của GV trong bài lên
lớp.
b. Giáo án là bản thiết kế các hoạt độn học tập của HS trong tiết học.
c. Phối hợp a và b, trên cơ sở a mà thiết kế b.
d. Phối hợp a và b, trên cơ sở thiết kế b mà xác định a.
13. Để thiết kế thành công bài học theo phương pháp tích cực, cần tuân thủ những
điều nào dưới đây?
a. Xác định đúng trọng tâm bài học.
b. Lựa chọn nội dung có vấn đề để suy nghĩ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
c. Nắm vững trình độ kiến thức, tư duy của HS,
d. Xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập của HS.
14. Phương pháp nào dưới đây có tác dụng nhất trong việc phát huy tính tích cực
của HS?
a. Vấn đáp gợi mở.
b. Ván đáp kiểm tra.
c. Đàm thoại Ơrixtic.
d. Vấn đáp giải thích minh hoạ.
15. Việc phát triển phương pháp tích cực đòi hỏi những điều kiện gì?
a. Phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại.
b. Thay đổi cách thi cử đánh giá HS.
c. Trình độ và kinh nghiệm của GV.
d. Thay đổi cách viết SGK.
ĐÁP ÁN
Trả
lời
Câu hỏi
a b c d a b c d
1 - - + - 9 + - + -
2 + - + + 10 + + - +
3 + + + + 11 + + - +
4 - + - - 12 - + - +
5 + + - + 13 - + + +
6 + + - - 14 - - + -
7 + - - + 15 + + + +
8 - + + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chú ý: mỗi bài làm có 15 x 4= 60 ô.
Cách tính:
- Mỗi ô đúng được 1 điểm.
- Mỗi ô sai bị trừ 1 điểm.
- Mỗi ô trống không có điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU SỐ 3
GV trường......................................................................................
Chúng tôi kính mong quý thầy (cô) giáo đánh dấu x vào ô mà quý thầy (cô) cho là hợp
lý.
Các loại trang thiết bị dạy học hiện có ở trường phổ thông và mức độ sử
dụng của GV:
STT
Nội dung
cần khảo sát
Số lượng Mức độ sử dụng
Nhiều
Vừa
đủ
Ít
Không
có
Nhiều Vừa Ít Không
Máy chiếu
2 Máy vi tính
3 Đầu đĩa DVD
4 Ti vi
5 Mạng internet
6 Radio
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 2
CÁC ĐỀ KIỂM TRA TRONG THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN
Đề số 1. (Bài 60. Hệ sinh thái).
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là:
A. các ví dụ về hệ sinh thái.
B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
D. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.
Câu 2. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần sau:
A. thành phần vô sinh.
B. thành phần hữu sinh.
C. động vật và thực vật.
D. quần xã và thành phần vô sinh.
Câu 3. Các loại hệ sinh thái chủ yếu trong sinh quyển:
A. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp .
B. hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái tự nhiên.
C. hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị .
D. hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị.
Câu 4. Nhóm sinh vật nào dưới đây biến đổi các chất hữu cơ thành chất vô cơ đơn
giản?
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Sinh vật phân huỷ.
Câu 5. Sinh vật nào sau đây là sinh vật phân huỷ trong hệ sinh thái?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A. Trùng cỏ.
B. Trùng đế giày.
C. Giun đất.
D. Con ếch.
Câu 6. Các HST trên cạn nào có vai trò quan trọng đối với đời sống con người?
A. Các HST hoang mạc
B. Các HST thảo nguyên
C. Các HST rừng
D. Các HST nông nghiệp vùng đồng bằng.
Câu 7. Sinh vật nào dưới đây là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái?
A. Khuẩn lam.
B. Nấm mốc.
C. Vi khuẩn gây thối.
D. Trùng roi.
Câu 8. Trong HST, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?
A. SV tiêu thụ, SV phân giải, các chất hữu cơ
B. SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân giải
C. SV sản xuất, SV tiêu thụ, các chất hữu cơ
D. SV sản xuất, SV phân giải, các chất hữu cơ
Câu 9. Hãy chỉ ra đâu là hệ sinh thái?
A. Mặt trăng.
B. Mặt trời.
C. Giọt nước trong ao.
D. Giọt nước sôi.
Câu 10. Sinh vật nào dưới đây là sinh vật ăn thịt?
A. Cây nắp ấm.
B. Con bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
C. Con cừu.
D. Con thỏ.
Đáp án : 1.A; 2.D ; 3.D; 4.D; 5.C ; 6.D; 7.A; 8.B; 9.C; 10.A
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đề số 2. (Bài 61. Các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái).
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau?
A. Chu trình nước và chu trình các bon là chu trình các chất khí, có nguồn dự
trữ trong khí quyển.
B. Chu trình phốtpho và chu trình nitơ là chu trình các chất lắng đọng, không có
nguồn dự trữ trong khí quyển.
C. Chu trình nước, chu trình cacbon và chu trình nitơ là chu trình các chất khí,
có nguồn dự trữ trong khí quyển.
D. Cả 4 chu trình: chu trình nước, chu trình cacbon, chu trình nitơ và chu trình
phôtpho đều có các chất tham gia dự trữ trinh sinh quyển. Ít bị thất thoát, phần lớn
hoàn lại chu trình.
Câu 2. Vừa là cỗ máy điều hoà khí hậu, vừa là nguồn dự trữ nước lớn nhất là:
A. khí quyển.
B. biển và đại dương.
C. trong cơ thể sinh vật.
D. trong lòng đất.
Câu 3. Trong quá trình vận động, vật chất thường thất thoát khỏi chu trình nhiều nhất
thuộc về chu trình:
A. nước.
B. nitơ.
C. cacbon.
D. phôtpho.
Câu 4. Năng lượng khởi nguyên để thực hiện một vòng tuần hoàn vật chất là gì?
A. Mặt trời.
B. Khí quyển.
C. Trái đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
D. Sinh vật.
Câu 5. Nhóm vi sinh vật nào dưới đây không tham gia vào việc cố định nitơ?
A. Rhizobium.
B. Nostoc.
C. Anabaena.
D. Pseudomonas.
Câu 6. Chu trình nước
A. chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. không có ở sa mạc.
C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
D. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu 7. Chu trình nitơ
A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu 8. Nitrat trong tự nhiên được hình thành chủ yếu nhờ:
A. con đường hóa học, vật lí và sinh học.
B. một số loài vi khuẩn
C. con người sản xuất.
D. sự phân hủy xác của các loài sinh vật.
Câu 9. Hằng năm con người sản xuất ra rất nhiều phân lân vì:
A. phân lân dễ sản xuất.
B. nhu cầu sử dụng lân ở cây xanh rất lớn.
C. phôtpho lắng đọng, ít quay lại chu trình.
D. lợi nhuận từ sản xuất phân lân rất cao.
Câu 10. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A. nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất giảm xuống dẫn đến nhiều nơi có băng tuyết
phủ kín.
B. nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên dẫn đến các sinh vật không chịu đựng được
và sẽ bị diệt vong.
C. nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên làm cho băng tan dẫn đến mực nước của đại
dương dâng cao.
D. lượng khí O2 thiếu làm cho sinh vật thiếu khí để hô hấp.
Đáp án: 1.C; 2.B; 3.D; 4.A; 5.D; 6.C; 7.C; 8.A; 9.C; 10.C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đề số 3. (Bài 64. STH và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên).
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Hiện tượng nước “nở hoa” là do:
A. nước chứa nhiều chất độc hại.
B. nước chứa nhiều muối nitơ.
C. nước chứa nhiều muối phôtpho.
D. nước chứa nhiều muối nitơ và muối photpho.
Câu 2: Tài nguyên không tái sinh là:
A. sinh vật
B. nước, đất.
C. than đá, dầu lửa.
D. năng lượng mặt trời..
Câu 3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là:
A. không khai thác.
B. trồng và khai thác theo kế hoạch.
C. khai thác nhiều hơn trồng cây gây rừng.
D. trồng cây nông nghiệp thay cho cây lấy gỗ.
Câu 4. Khí đóng góp chính tới 50% cho hiệu ứng nhà kính là:
A. cacbon điôxit.
B. ôxit nitơ.
C. ôxit lưu huỳnh.
D. mêtan.
Câu 5. Những tác nhân dưới đây đều gây ô nhiễm môi trường, loại trừ:
A. các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp.
B. hậu quả hoạt động của nền nông nghiệp sinh thái.
C. các chất thải sinh hoạt.
D. công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Câu 6: Ý nào không nói về sự phát triển bền vững trong các ý sau?
A. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại, nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu
cầu của các thế hệ tương lai.
B. Khai thác phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất
cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.
C. Khai thác và sử dụng tối đa các loại tài nguyên không tái sinh.
D. Lợi tức thu được tối đa nhưng giảm thiểu những hậu quả sinh thái và nạn ô
nhiễm môi trường.
Câu 7. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân chủ yếu là
do hoạt động của:
A. động vật gây ra.
B. thực vật gây ra.
C. con người gây ra.
D. vi sinh vật gây ra.
Câu 8: Những hoạt động nào dưới đây của con người không gây ô nhiễm môi trường?
A. Đốt phá rừng bừa bãi.
B. Đốt nhiên liệu, dùng không đúng cách thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
C. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp ở khu dân cư.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 9. Các chất không gây ô nhiễm môi trường:
A. các chất khí công nghiệp phổ biến.
B. thuốc trừ sâu và chất độc hoá học.
C. thuốc diệt cỏ.
D. khí O2.
Câu 10. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm
môi trường?
A. Trồng nhiều cây xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
Đáp án: 1.D; 2.C; 3.B; 4.A; 5.B; 6.C; 7.C; 8.D; 9.D; 10.D
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 3
ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
Em hãy trình bày khái niệm và các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái? Nêu
các biện pháp bảo vệ từng yếu tố cấu trúc đó, trong đó việc bảo vệ yếu tố cấu trúc nào
là quan trọng nhất? Tại sao?
Đáp án:
- Khái niệm: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao
gồm các quần xã sinh vật (cơ thể sống) và sinh cảnh của nó (môi trường vật lí mà nó
tồn tại). Trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các
chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên.
- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm quần xã sinh vật (sinh vật
sản xuất, sinh vật tiêu thụ các cấp, sinh vật phân giải) và sinh cảnh có mối quan hệ mật
thiết với nhau được thể hiện trong sơ đồ 1.
Ánh sáng mặt trời
Sinh cảnh Quần xã sinh vật
Sinh vật tiêu thụ các cấp
Ngựa vằn, hổ, báo…
O2, N2, CO2…
C ất mùn,
k oá g,
ước..
Sinh vật sản xuất
Các cây cỏ, cây
bụi…
Sinh vật phân
hủy Vi sinh vật,
nấm
Sơ đồ 1- Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu trúc của Hệ sinh thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Các biện pháp bảo vệ thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
Con người cần phải:
+ Bảo vệ sinh vật sản xuất: Trồng cây gây rừng, không được tàn phá rừng đầu
nguồn, không được đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi, cần phải khai thác rừng hợp lý.
+ Bảo vệ sinh vật tiêu thụ các cấp: không săn bắn các loài động vật quý hiếm,
phát triển các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Bảo vệ sinh vật phân hủy: Bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài vi sinh
vật có lợi.
+ Bảo vệ sinh cảnh (môi trường vật lí của quần xã): Bảo vệ môi trường sống
của sinh vật, không phun thuốc trừ sâu bừa bãi, giữ vệ sinh chung, cần xử lí chất thải,
rác thải làm trong sạch môi trường sống, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo vệ
hòa bình thế giới, không có chiến tranh xảy ra đặc biệt là các cuộc chiến tranh có sử
dụng chất độc hóa học gây ô nhiễm môi trường, gây hậu quả trầm trọng cho sức khỏe
của con người cũng như các loài sinh vật sống trên trái đất.
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, luôn có sự tác động qua lại giữa các
sinh vật sống trong quần xã với nhau và với môi trường sống của nó để tạo nên các chu
trình tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái. Đó chính mối quan hệ khăng khít giữa các
thành phần cấu trúc của hệ sinh thái với nhau và với môi trường (sơ đồ 1). Vì sinh vật
sản xuất là mắt xích đầu tiên trong chuỗi và lưới thức ăn, có vai trò quan trọng là tổng
hợp vật chất sống cho toàn bộ quần xã. Sinh vật tiêu thụ các cấp giúp tiêu thụ và biến
đổi vật chất đó thành những dạng khác nhau được chuyển hóa qua các cấp. Sinh vật
phân hủy giúp phân hủy các chất hữu cơ thành những chất vô cơ đơn giản trả lại môi
trường. Do đó nếu không có sinh vật sản xuất sẽ không có chuỗi thức ăn, lưới thức ăn,
không có chu trình tuần hoàn vật chất, không có hệ sinh thái. Vì vậy trong các yếu tố
cấu trúc của hệ sinh thái việc bảo vệ sinh vật sản xuất là quan trọng nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6LV09_SP_LLampPPDHDuongThanhTu.pdf