Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương "Quang học" vật lý 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập
MS: LVVL-PPDH027
SỐ TRANG: 119
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học trong những
năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Tuy nhiên trong thực tế,
phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ đắc lực để
giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ
nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực
trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn.
Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho
học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm
trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ
quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương
pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác
với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học
giáo dục mới thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của
cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn,
tốt hơn cái đã có để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo
viên, là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực nghĩa là
làm nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự
hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động.
Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá,
hiểu biết. Vì vậy yêu cầu đối với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải
làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri
thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ
rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt
cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, hay nhồi
nhét nữa.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện việc đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá ở bậc THPT.
Câu hỏi trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra, đánh giá, và
phần nào trong dạy học vật lý THPT. Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
vào giảng dạy chưa được quan tâm rộng rãi. Do đó, đề tài: “xây dựng và sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương “quang học” Vật lý lớp 11 nâng cao
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập” là cần thiết trong giai đoạn
giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của đề tài là: “Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học
cụ thể từng bài của chương quang học lớp 11 nâng cao THPT và sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập”.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 11 nâng cao trong quá trình học tập
chương quang học.
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình dạy học hai chương quang học lớp 11 nâng
cao học kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm hai chương “quang học”
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Xây dựng phương án dạy học, kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm
hai chương “quang học” nhằm phát huy tính tích cực, của học sinh trong học tập,
đồng thời nâng cao hiệu của việc dạy và học.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phương án giảng dạy kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc
nghiệm hai chương “quang học” nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
khối 11 ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lý với việc lựa chọn câu hỏi
trắc nghiệm hai chương “quang học” lớp 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
- Phân tích những nội dung, kiến thức cần dạy hai chương quang học lớp 11
nâng cao.
- Tìm hiểu thực tế dạy và học chương quang học lớp 11 nâng cao ở các trường
THPT. Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và sơ bộ
đề ra hướng khắc phục.
- “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học cụ thể từng bài của
hai chương quang học lớp 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập”.
- Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương, kiểm tra cuối chương
“quang học”.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT: nhằm xác định mức độ phù
hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc giảng dạy hai chương “Quang Học” lớp
11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh với việc lựa
chọn các câu hỏi trắc nghiệm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Cách sử dụng các phần khác nhau của bộ câu hỏi trong hoạt động dạy học
của GV làm cho giờ học sinh động, tạo hứng thú cho HS, từ đó giúp các em tự chủ
chiếm lĩnh kiến thức.
- Cách sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho việc chuẩn bị bài, tự học hay học
nhóm.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và xử lý thông tin, dữ liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu mục tiêu đổi mới trong dạy học nói chung và trong dạy học vật
lý nói riêng.
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học nhằm tìm hiểu các quan điểm dạy học
hiện nay, tìm hiểu các phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp giảng dạy
đổi mới và cơ sở của việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của phương pháp trắc
nghiệm.
8.2. Phương pháp điều tra thăm dò:
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình của hai chương “Quang Học”
lớp 11 nâng cao.
- Quan sát sư phạm tại một số trường THPT để đưa ra các nhận xét thực tiễn
về việc dạy và học hai chương này.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia và các giáo viên trực tiếp giảng dạy về tính giá
trị của bộ câu hỏi trắc nghiệm trước khi áp dụng vào thực nghiệm sư phạm.
8.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy học hai chương “Quang Học” lớp 11 nâng cao theo hướng
phát huy tính tích cực học tập của học sinh với việc lựa chọn các câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp.
- Đánh giá tính giá trị và hiệu quả bộ trắc nghiệm trong các phần của tiến trình
dạy học.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Rút ra kết luận, đánh giá cần thiết sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính
khả thi của đề tài. Phân tích những ưu, nhược điểm, điều chỉnh lại cho phù hợp.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương Quang học vật lý 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc;
B. Điểm cực cận rất xa mắt;
C *Không nhìn xa được vô cực;
D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
6. Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây?
A. Điểm cực cận xa mắt. C. *Thủy tinh thể quá mềm.
B. Cơ mắt yếu. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
7. Một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải
điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính
A. hội tụ có tiêu cự 50cm. C. *phân kì có tiêu cự 50cm.
B. hội tụ có tiêu cự 25cm. D. phân kì có tiêu cự 25cm.
8. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100cm. Để nhìn dược vật gần
nhất cách mắt 25cm thì người này phải đeo sát mắt một kính
A. phân kì có tiêu cự 100cm. C. phân kì có tiêu cự 100/3cm.
B. hội tụ có tiêu cự 100cm. D. *hội tụ có tiêu cự 100/3cm.
BÀI 52 : KÍNH LÚP (1TIẾT)
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Trình bày được tác dụng của kính lúp và các cách ngắm chừng.
- Trình bày được khái niệm số bội giác của kính lúp và phân biệt được số bội
giác với số phóng đại ảnh.
- Nêu được tác dụng của các dụng cụ quang nhằm tạo ảnh của vật để mắt
nhìn thấy ảnh dưới góc trông α > αo .
- Tham gia xây dựng được biểu thức số bội giác của kính lúp trong trường
hợp ngắm chừng ở cực cận và ngắm chừng ở vô cực, sau khi đã biết biểu thức về số
bội giác của kính lúp
G = tan
tano o
( các góc α và αo là nhỏ).
2. Kĩ năng : Tính toán xác định được các đại lượng liên quan đến việc sử
dụng kính lúp
II. Chuẩn bị :
1. GV :
- Chuẩn bị một số kính lúp có số bội giác khác nhau.
2. HS :
- Ôn lại kiến thức về kính lúp trong và vận dụng kiến thức.
chương trình vật lý lớp 9.
Phần ghi bảng của giáo viên:
BÀI 52 : KÍNH LÚP (1TIẾT)
I. Kính lúp và công dụng:
- Công dụng: tạo ra ảnh dưới góc trông α > αmin.
- Kính lúp là thấu kính hội tụ tạo ra ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
II. Cách ngắm chừng ở điểm cực cận và cách ngắm chừng ở vô cực:
III. Số bội giác của kính lúp:
- Công thức G =
o
.
- Số bội giác của kính lúp trường hợp tổng quát: G =
/ '/
Dk
d l .
- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận: GC = k .
- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: G = Df .
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Trả lời câu hỏi TN số 1, 2, 3. - Chiếu câu hỏi trắc nghiệm số 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : Giới thiệu về kính lúp và công dụng (10 phút)
- Quan sát hình vẽ và thực tế quan sát
để nêu tác dụng của các dụng cụ quang
học.
- Tiếp nhận định nghĩa số bội giác.
-Yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ 52.1
SGK
- Hỏi HS: cho biết tác dụng của các
dụng cụ quang.
- Cho HS quan sát 1 vật qua kính lúp
để giới thiệu cho HS cấu tạo và tác dụng
- Thảo luận và trả lời.
của nó.
- GV phân tích, gợi ý để HS có thể nêu
điều kiện quan sát được vật qua kính
lúp.
- Chiếu câu hỏi trắc nghiệm số 4.
Hoạt động 3 : Trình bày cách ngắm chừng ở điểm cực cận và ở vô cực(10
phút)
- Đọc SGK thảo luận và trả lời. - Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
câu hỏi trắc nghiệm số 5, 6.
Hoạt động 4 : Trình bày về số bội giác của kính lúp (15 phút)
- Làm việc cùng GV để xây dựng các
công thức xác định số bội giác của kính
lúp.
- Trả lời C1.
- Từ các hình vẽ 52.2 và 52.3 SGK yêu
cầu HS cùng GV xây dựng các công
thức tính số bội giác: G =
o
(công
thức định nghĩa).
- Số bội giác của kính lúp trường hợp
tổng quát: G =
/ '/
Dk
d l .
- Số bội giác của kính lúp trường hợp
ngắm chừng ở vô cực: G = Df .
- Hỏi HS câu C1.
- Số bội giác của kính lúp trường hợp
ngắm chừng ở cực cận: GC = . k
Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò (5 phút)
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi của
GV.
- Tóm tắt bài học.
- Cho HS trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm 7, 8.
- Làm thêm bài tập 4 SGK và SBT.
1. Để mắt cận có thể nhìn rõ được vật ở xa như mắt thường, thì phải đeo loại kính
sao cho khi vật ở vô cực thì:
A. *Ảnh cuối cùng của vật qua thấu kính mắt sẽ hiện rõ trên màng lưới.
B. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên màng lưới.
C. Ảnh được tạo bởi kính đeo không nằm tại điểm cực viễn của mắt.
D. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ vô cực đến điểm cực viễn
của mắt.
2. Chọn câu đúng:
Để mắt viễn có thể nhìn rõ được vật ở gần như mắt thường, thì phải đeo loại kính
sao cho khi vật ở cách mắt 25cm thì:
A. *Ảnh cuối cùng của vật qua thấu kính mắt sẽ hiện rõ trên màng lưới.
B. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên màng lưới.
C. Ảnh được tạo bởi kính đeo không nằm tại điểm cực cận của mắt.
D. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ thấu kính mắt đến điểm cực
viễn sau thấu kính mắt.
3. Câu nào đúng?
Để mắt lão có thể nhìn rõ được vật ở gần như mắt thường, thì phải đeo loại kính sao
cho khi vật ở cách mắt 25cm thì:
A. *Ảnh cuối cùng của vật qua thấu kính mắt nằm trên màng lưới.
B. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên màng lưới.
C. Ảnh được tạo bởi kính đeo không nằm tại điểm cực cận của mắt.
D. Ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ thấu kính mắt đến điểm cực
viễn của mắt.
4. Chọn cậu đúng:
Kính lúp là:
A. Một dụng cụ quang có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh
ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
B. Một gương cầu lõm bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, có tác
dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
C. *Một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.
D. Một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, khi mắt nhìn
qua quang cụ này thấy ảnh của vât dưới góc trông min .
5. Chọn câu đúng:
Ngắm chừng ở điểm cực cận là:
A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
B. *Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc
của mắt.
C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
D. Điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
6. Chọn câu đúng:
Ngắm chừng ở điểm cực viễn là:
A. Điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn Cv của mắt.
B. *Điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn Cv của
mắt.
C. Điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn Cv của mắt.
D. Điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn Cv của mắt.
7. Một người mắt tốt đặt mắt sau kính lúp có độ tụ 10dp một đoạn 5cm để
quan sát vật nhỏ. Độ bội giác của người này khi ngắm chừng ở cực cận và ở cực
viễn là
A. *3 và 2,5. B. 70/7 và 2,5. C. 3 và 250. D. 50/7 và 250.
8 .Một người mắt tốt đặt một kính có tiêu cự 6cm trước mắt 4cm. Để quan sát mà
không phải điều tiết thì vật phải đặt vật cách kính
A. 4cm. B. 5cm. C. *6cm. D. 7cm.
Bài 53 : KÍNH HIỂN VI
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, tác dụng của kính hiển vi, cách ngắm chừng và cách
sử dụng kính.
2.Tư duy:
- Tham gia vào việc đề xuất nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi cũng như các
mô hình cấu tạo kính hiển vi.
- Tham gia xây dựng được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường
hợp ngắm chừng ở vô cực.
3.Kĩ năng:
- Vẽ được ảnh của vật qua kính hiển vi và tính toán xác định được các đại
lượng liên quan đến kính hiển vi.
II-.CHUẦN BỊ:
1.Giáo viên:
- Một vài kính hiển vi có số bội giác khác nhau.
- Một vài giá quang học, giá đỡ thấu kính và thấu kính hội tụ có các tiêu cự
khác nhau (để có thể lắp thành mô hình kính hiển vi).
Bài 53: KÍNH HIỂN VI
1.Nguyên tắc hoạt động của kính hiển vi :
+ Để nhìn rõ các vật rất nhỏ như vi khuẩn cần phải có các dụng cụ quang học
có số bội giác cỡ hàng trăm hàng nghìn. Dụng cụ này là kính hiển vi
+ Định nghĩa và mô hình cấu tạo kính hiển vi: (SGK)
Mô hình kính hiển vi (hình vẽ)
2.Cấu tạo và cách ngắm chừng
-Cấu tạo: Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là: vật kính và thị kính.Vật kính
là TK hội tụ có tiêu cự rất ngắn. Thị kính là TK hội tụ có tiêu cự ngắn, hai kính này
được đặt đồng trục ở hai đầu của một ống hình trụ, khoảng cách giữa chúng không
đổi.
- Ngắm chừng: Muốn ngắm chừng ở kính hiển vi ta phải thay đổi khoảng cách
d1 giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho mắt
nhìn thấy ảnh A2B2 của vật rõ nhất.
-Độ dài kính : O1O2..
3.Số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:
G∞ = │K1│G2 =
21 ff
Đ với Đ= OCc , = F '1 F 2 : độ dài quang học
2.Học sinh :
- Ôn tập về sự tạo ảnh qua kính lúp.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động 1 (3phút) Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời câu hỏi của GV .
GV nêu câu hỏi:
- Nêu tác dụng và trình bày khái
niệm về số bội giác của kính lúp?
Hoạt động 2 (20phút) Nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi
- Đọc SGK thảo luận và trả lời câu
hỏi.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK
và trả lời câu hỏi trắc nghiệm số 1.
Họat động 3 (7phút) Tìm hiểu cấu tạo và cách ngắm chừng của kính hiển vi
- HS dựa trên những suy luận ở trên kết
hợp với hình vẽ 53.2/SGK trả lời: gồm 2
thấu kính:
+ Vật kính
+ Thị kính
- HS lắng nghe.
- HS vẽ sơ đồ tạo ảnh.
- GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của kính
hiển vi.
- GV nhấn mạnh những ý sau:
+ 2 thấu kính đặt đồng trục và có
khoảng cách không đổi.
+ Tiêu cự của vật kính cỡ mm.
+ Tiêu cự của thị kính cỡ cm. AB A2B2 A1B1 O2 O1
- HS trả lời: Ngoài khoảng tiêu cự và
gần tiêu điểm vật.
- HS: Nằm trong khoảng tiêu cự.
- HS: A2B2 là ảnh ảo, rất lớn, và ngược
chiều với vật AB.
- HS: A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rõ
của mắt.
-HS: thay đổi khoảng cách d1 giữa vật
và vật kính.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tạo ảnh qua
kính hiển vi.
- Để A1B1 thật và lớn hơn vật AB thì
AB phải đặt ở đâu ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 ?
- Lúc đó A2B2 ở đâu ?
- Để mắt quan sát được ảnh A2B2 thì
phải đặt ở phạm vi nào đối với mắt ?
- Vì khoảng cách giữa vật kính và thị
kính là không đổi nên để thay đổi vị trí
ảnh A2B2 ta phải làm gì ?
- Giới thiệu cách ngắm chừng.
Hoạt động 4 (10phút) Giới thiệu số bội giác của kính hiển vi.
- HS trả lời.
- HS vẽ hình.
- HS xác định góc 0 .
- HS: từ định nghĩa số bội giác kết hợp
với SGK tìm công thức.
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa số
bội giác của kính lúp.
- GV nhấn mạnh số bội giác của kính
hiển vi cũng giống số bội giác của kính
lúp.
- Yêu cầu HS xác định góc trông ảnh
trên hình vẽ 53.1/SGK (lưu ý: mắt đặt
sát kính).
- Yêu cầu HS xác định góc trông vật
0 ?
- Hướng dẫn HS tìm công thức số bội
giác của kính hiển vi trong trường hợp
ngắm chừng ở vô cực.
- Hướng dẫn HS tìm công thức số bội
giác của kính hiển vi trong trường hợp
ngắm chừng ở vị trí bất kì (phần chữ nhỏ
sgk).
Hoạt động 5 ( 5phút) Củng cố và vận dụng.
- HS trả lời câu hỏi và làm bài tập. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Số bội giác của kính hiển vi trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực có phụ
thuộc vị trí đặt mắt không ?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
3/SGk/263.
- Chiếu câu hỏi trắc nghiệm số 2, 3, 4,
5, 6, 7.
1. Chọn câu đúng:
Kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ.
A. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimét, khoảng cách giữa
chúng có thể thay đổi được.
B. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimét, khoảng cách giữa
chúng không đổi.
C. Vật kính có tiêu cự lớn, khoảng vài xentimét, thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng
cách giữa chúng có thể thay đổi được.
D. *Vật kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimét, thị kính có tiêu cự lớn, khoảng
cách giữa chúng không đổi.
2. Chọn phương án đúng
Công thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực
(G ) là:
A. G = k2.G2
B. = G
1f
C. G =
1f
Đ
D. *G =
21
.
ff
Đ
3. Độ dài quang học của kính hiển vi là
A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
B. *khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
C. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
4. Phải sử dụng kính hiển vi thì mới quan sát được vật nào sau đây ?
A. *Hồng cầu. C. Máy bay.
B. Mặt Trăng. D. Con kiến.
5. Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật
A. *Ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
B. Trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
C Tại tiêu điểm vật của vật kính.
D. Cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
6. Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh
A. *Khoảng cách từ hệ kính đến vật.
B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
C. Tiêu cự của vật kính.
D. Tiêu cự của thị kính.
7. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8cm, thị kính có tiêu cự 8cm. hai kính đặt
cách nhau 12,2cm. Một người mắt tốt (điểm cực cận cách mắt 25cm) đặt mắt sát thị
kính quan sát ảnh. Để quan sát trong trạng thái không điều tiết người đó phải chỉnh
vật kính cách vật
A.* 0,9882cm. B. 0,8cm. C. 80cm. D.
Bài 54: KÍNH THIÊN VĂN
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Trình bày được tác dụng của kính thiên văn, cấu tạo của kính thiên văn khúc
xạ, cách ngắm chừng và cách sử dụng kính thiên văn khúc xạ.
Tư duy:
- Tham gia vào việc đề xuất nguyên tắc cấu tạo kính thiên văn cũng như các
mô hình cấu tạo kính thiên văn.
- Tham gia xây dựng được biểu thức số bội giác của kính thiên văn trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ ảnh của vật qua kính thiên văn và kĩ năng vận dụng các
công thức về kính để tính toán xác định các đại lượng liên quan đến việc sử dụng
kính thiên văn khúc xạ
II. CHUẨN BỊ
1. GV
- Một vài giá quang học, giá đỡ thấu kính và thấu kính hội tụ có các tiêu cự
khác nhau (để có thể lắp thành mô hình kính thiên văn khúc xạ).
- Phần mềm mô phỏng liên quan, máy vi tính, máy chiếu đa năng.
- Nội dung ghi bảng.
2. HS
Bài 54. KÍNH THIÊN VĂN
1. Nguyên tắc cấu tạo kính
Muốn tăng góc trông của kính để nhìn rõ các thiên thể ở xa thì trước hết phải tạo
được một ảnh thật của thiên thể ở gần nhờ linh kiện quang học thứ nhất. Sau đó
nhìn ảnh này qua linh kiện quang học thứ hai để thấy ảnh cuối cùng dưới góc trong
lớn hơn.
+Định nghĩa và mô hình cấu tạo các loại kính thiên văn
- Kính thiên văn khúc xạ
Định nghĩa:(SGK)
Mô hình kính thiên văn khúc xạ (sơ đồ hình vẽ).
- Kính thiên văn phản xạ
Định nghĩa:(SGK)
Mô hình kính thiên văn phản xạ (sơ đồ hình vẽ)
2. Cấu tạo và cách ngắm chừng
-Cấu tạo: Kính thiên văn khúc xạ chủ yếu gồm hai TK hội tụ. Vật kính có tiêu cự
dài, thị kính có tiêu cự ngắn. Hai kính được lắp đồng trục ở hai đầu của một ống
hình trụ. Khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.
-Ngắm chừng: Muốn ngắm chừng ảnh A2B2 trong giới hạn nhìn rõ của mắt, cần
điều chỉnh thị kính đến gần hay xa vật kính sao cho ảnh này nằm trong giới hạn
nhìn rõ của mắt.
- Độ dài kính: O1O2 = f1 +f2
3. Số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực
2
1
0tan
tan
f
fG
Ôn tập về tạo ảnh qua kính hội tụ, cách điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm
chừng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV
Hoạt động 1(5 phút): Kiểm tra bài cũ
Trả lời câu hỏi của HS Đặt câu hỏi cho HS: Khi ngắm chừng
thì phải điều chỉnh kính hiển vi như thế
nào?
Nhận xét câu trả lời
Hoạt động 2(25 phút): Nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn
Ý thức được nhiệm vụ nhận thức (vấn
đề) do Gv đặt ra.
- Trả lời câu C2 và C3
- Cá nhân suy nghĩ.
Trao đổi trong nhóm, thống nhất chọn
các cách giải quyết.
Tranh luận để thống nhất đưa ra các
mô hình cấu tạo kính thiên văn.
Mô hình kính thiên văn khúc xạ.
Mô hình kính thiên văn phản xạ.
Mô hình ống nhòm.
Đặt vấn đề như trong SGK “trong
nghiên cứu thiên văn.... ....cấu tạo như
thế nào?”
Gợi ý cách giải quyết vấn đề: “Muốn
tăng góc trông... trước hết...sau
đó...”(sgk).
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 và C3.
Gợi ý thêm để HS có thể trả lời câu hỏi
C2 và C3.
Trong các loại linh kiện đã học, linh
kiện nào có thể tạo ảnh thật của các vật ở
rất xa ta ?
Linh kiện nào tạo được ảnh của ảnh
thật này dưới một góc lớn hơn ?
Tổ chức thảo luận nhóm xác định linh
kiện nào là linh kiện 1, linh kiện nào là
linh kiện 2 ?
- Tổ chức tranh luận giữa các nhóm
trên phạm vi lớp để thống nhất đưa ra
các mô hình cấu tạo kính thiên văn.
- Sử dụng các hình vẽ mẫu và phần
- HS quan sát vật qua kính để xác nhận
tính đúng đắn của các mô hình đã thống
nhất chọn.
mềm mô phỏng trực quan các mô hình
do HS đưa ra.
- Lắp đặt và giới thiệu các mô hình của
các loại kính đó để kiểm tra tính đúng
đắn của các loại mô hình HS đã thống
nhất chọn.
Hoạt động 3 (7 phút): Trình bày, mô phỏng cấu tạo và cách ngắm chừng.
- Tìm hiểu, ghi nhớ cấu tạo của kính
thiên văn.
- Quan sát, mô tả cấu tạo của kính
thiên văn.
- Thông báo cấu tạo của kính và nhấn
mạnh các điểm chi tiết hơn so với mô
hình.
- Cho HS xem các hình vẽ, hình chụp
kính thiên văn khúc xạ.
- Giới thiệu cặp lăng kính phản xạ toàn
phần để đổi chiều ảnh.
- Thông báo và mô phỏng bằng phần
mềm cách điều chỉnh kính khi ngắm
chừng.
Hoạt động 4 (8 phút): Củng cố và vận dụng kiến thức.
- Tự lực làm việc.
- Trình bày lời giải theo yêu cầu của
GV
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm số 1, 2 và giải bài tập trong
SGK.
- Gợi ý phương hướng giải.
1. Chọn câu đúng
Kính thiên văn khúc xạ gồm hai thấu kính hội tụ:
A. Vật kính có tiêu cự nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn, khoảng cách giữa chúng là
cố định.
B. Vật kính có tiêu cự nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn, khoảng cách giữa chúng có
thể thay đổi được.
C. *Vật kính có tiêu cự lớn, thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng cách giữa chúng có
thể thay đổi được.
D. Vật kính và thị kính có tiêu cự bằng nhau, khoảng cách giữa chúng cố định.
2. Chọn phương án đúng.
Công thức số bội giác của kính thiên văn khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng
ở vô cực G là:
A. *G =
2
1
f
f
B. = G 21. ff
C. G =
2
1
f
Đf
D. =G
21 ff
Đ
Kết luận chương 2
- Các bài kiểm tra, trắc nghiệm được xem như là phương tiện để kiểm tra kiến
thức, kĩ năng trong dạy học. Vì vậy, việc soạn thỏa nội dung cụ thể của bài kiểm tra
có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học
sinh.
- Để xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học phần “Quang
học” nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Việc soạn thảo được
bài trắc nghiệm đảm bảo độ giá trị, tin cậy và độ nhạy là một việc làm rất khó. Để
đạt được điều đó ở chương II chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu nội dung kiến thức
về “Quang học”. Từ đó xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với từng
kiến thức mà học sinh cần đạt.
- Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc kết hợp câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học có thể áp dụng cho các phần khác trong chương trình Vật lý THPT,
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học vật lý. Đặc biệt là phát huy tính
tích cực của học sinh trong học tập.
- Do phạm vi nghiên cứu của đề tài và lần đầu tiên xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm trong dạy học hai chương “Quang học” lớp 11 nâng cao theo định hướng
mục tiêu môn học, theo từng hoạt động của bài học. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả
thực nghiệm sẽ cho chúng tôi những bài học bổ ích trong công tác giảng dạy và
nghiên cứu sau này.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
- Nghiên cứu hiệu quả của việc kết hợp sử dụng CHTN trong dạy học nhằm
phát huy tính tích cực của HS.
- Xử lí, phân tích kết quả bài kiểm tra để đánh giá khả năng kết hợp CHTN mà
chúng tôi đề xuất và rút ra những kết luận để sử dụng CHTN trong dạy học một
cách hiệu quả nhất.
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
HS lớp 11 nâng cao trường THPT Trần Hưng Đạo quận Gò Vấp TP HCM.
Lớp thực nghiệm (TN) là 11A8 và lớp đối chứng (ĐC) là 11A14.
Kết quả học tập bộ môn vật lý ở học kì I của HS hai lớp 11A8 và 11A14
được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả học tập môn vật lý hai lớp 11A8 và 11A14.
Lớp Giỏi Khá T. bình Yếu
TN 11A8 (49) 1 6 20 22
ĐC 11A14 (50) 1 5 25 19
Bảng thống kê trên cho thấy chất lượng học tập bộ môn vật lí của HS khá,
giỏi của hai lớp tương đương nhau còn số học sinh trung bình và yếu của lớp thực
nghiệm cao hơn lớp đối chứng..
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành học kì II năm học 2009.
Ở lớp đối chứng 11A14 chúng tôi sử dụng phương pháp dạy bình thường.
Còn lớp thực nghiệm 11A8 thì kết hợp sử dụng CHTN vào quá trình dạy học mà
chúng tôi đã soạn thảo.
Sau mỗi tiết học chúng tôi đều tự nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết
quả tiết học so với mục đích yêu cầu thực nghiệm sư phạm đề ra.
3.3.1. Phân tích bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá quá trình học tập hai
chương “Quang học” lớp 11 nâng cao
Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đã căn cứ vào phân phối chương trình,
cho hai lớp đối chứng và thực nghiệm làm một bài kiểm tra 1 tiết. Nội dung các bài
kiểm tra phù hợp với yêu cầu của chương trình.
Nhằm đảm bảo tính khách quan kết quả TNSP và hạn chế tối đa tiêu cực trong
khi làm bài kiểm tra của HS, chúng tôi đã dùng chương trình trộn mềm soạn đề
kiểm tra TN100 3.0, tác giả Nguyễn Tâm Phục [21]. Chương trình này có tác dụng
đảo ngẫu nhiên các câu và các phương án lựa chọn của các câu trắc nghiệm khách
quan. Bài kiểm tra 1 tiết gồm 30 câu TNKQ. Nội dung các đề bài kiểm tra 1 tiết
dùng trong TNSP được trình bày trong phụ lục 1.
Bảng 3.2: Cấu trúc đề kiểm tra 1 tiết môn vật lý 11 nâng cao
Phạm vi kiểm tra. Khúc xạ ánh sáng, mắt và các dụng cụ quang học.
MA TRẬN CỦA ĐỀ.
MĐNT
BÀI
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
1.Khúc xạ ánh sáng 1 2 1 4
2. Phản xạ toàn phần 2 2 2 6
3. Lăng kính 1 2 1 4
4. Thấu kính mỏng 4 2 6
5. Mắt 1 2 1 4
6. Kính lúp 1 1 2
7. Kính hiển vi 1 1 2
8. Kính thiên văn 2 2
7 14 9 30
TỔNG 23.3% 46,7% 30% 100%
Kết quả bài kiểm tra của phần TNSP được thống kê trong bảng 3.3
Bảng 3.3: Thống kê các điểm số, tần số và tần suất tích lũy của bài kiểm tra 1 tiết.
Nhóm thực nghiệm 11A8 (sỉ số 49) Nhóm đối chứng 11A14 (sỉ số 50)
Điểm Tần số Tần
suất
Tần
suất
tích lũy
Điểm Tần số Tần
suất
Tần suất
tích lũy
1 0 0% 0% 1 2 4,0% 4,0%
2 1 2.04% 2.04% 2 4 8,0% 12,0%
3 1 2.04% 4.08% 3 1 2,0% 14,0%
4 3 6.12% 10.2% 4 6 12,0% 26,0%
5 3 6.12% 16.32% 5 7 14,0% 40,0%
6 10 20.41% 36.73% 6 11 22.0% 62,0%
7 11 22.45% 59.18% 7 3 6,0% 68,0%
8 7 14.29% 73.47% 8 10 20,0% 88,0%
9 9 18.37% 91.84% 9 6 12,0% 100,0%
10 4 8.16% 100,0% 10 0 0,0% 100,0%
3.3.2. Xử lí số liệu và phân tích kết quả kiểm tra.
* Đánh giá bài kiểm tra.[15]
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 20.101
Do lech TC = 6.155
Do Kho bai TEST = 67.0%
Trung binh LT = 18.750
Do Kho Vua Phai = 62.5%
Chọn xác suất tin cậy là 95% thì z = 1,96
Giá trị biên dưới = 90,18
99
105,6.96,1101.20
Giá trị biên trên = 303,21
99
105,6.96,1101.20
18,90 21,303 20.101
Dễ Vừa sức Khó
So sánh với Trung bình LT = 20.101 với hai giá trị biên, ta thấy Trung bình LT
thuộc vùng vừa sức.
So sánh độ khó vừa phải = 62,5% và độ khó bài TEST = 67.0% thì cũng kết
luận bài kiểm tra này là hơi dễ đối với HS.
Hệ số tin cậy = 0,885: bài kiểm tra này đáng tin cậy.
* Xử lí số liệu của bài kiểm tra[14]
Kết quả bài kiểm tra của phần TNSP được xử lí theo phương pháp thống kê
toán học
* Tính các tham số đặc trưng thống kê và vẽ các biểu đồ
- Điểm trung bình : x = ifxN
1 9
1i
i
(3-1)
trong đó fi là tần số ứng với điểm số xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra.
- Phương sai: s2 =
N
f)x(x i
29
1i
i
(3-2)
- Độ lệch chuẩn:
N
f)x(x
s
i
29
1i
i
(3-3)
- Hệ số biến thiên:
x
s V (%) (3-4)
Từ bảng 3.3 và các công thức (3-1), (3-2), (3-3) và (3-4) ta tính được điểm
trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn của các lớp đối chứng và thực nghiệm thể
hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm đối chứng và thực
nghiệm
Nhóm HS
Điểm trung
bình ( x )
Phương sai
(s2)
Độ lệch chuẩn
(s)
Hệ số biến thiên
(V%)
TN(11A8) 7.061 3.45 1,86 26,34
ĐC(11A14) 5,86 5,00 2,23 38,22
0
2
4
6
8
10
12
Số HS
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm Số
Phân bố điểm của nhóm đối chứng và thực nghiệm
TN
ĐC
Bảng phân bố tần suất của nhóm đối chứng và thực
nghiệm
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm Số
P
hâ
n
bố
tầ
n
su
ất
TN
ĐC
Phân phối tần suất tích lũy của nhóm đối chứng và
thực nghiệm
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐIỂM SỐ
TỶ
L
Ệ
%
H
S
ĐẠ
T
ĐIỂ
M
X
T
R
Ở
X
UỐ
N
G
TN
ĐC
* Kiểm nghiệm kết quả TNSP bằng giả thuyết thống kê
Dùng phương pháp kiểm nghiệm sự khác nhau giữa hai trung bình cộng để
kiểm nghiệm về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình của HS hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng. Đại lượng kiểm nghiệm t cho bởi công thức:
21
12
p
21
nn
nn
s
xx t
(3-5)
với
2nn
s)1n(1)s - (n
s
21
2
22
2
11
p
(3-6)
Trong đó: s1 và s2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, n1 và n2 là kích thước của
các mẫu.
Giả thuyết Ho: “Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình về điểm số của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa”.
Đối giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm
trung bình của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa”.
Thay các giá trị 1x , 2x , s1, s2, n1 và n2 vào các công thức (3-5) và (3-6), tính
được sp và t:
sp = 2.06 và t = 2.90
Kết quả phân tích cho thấy với α = 0,05 thì t = 1,66 (kiểm nghiệm một phía)
và t = 2.90 > t = 1,66. Như vậy giả thuyết Ho bị bác bỏ, ta chấp nhận giả thuyết H1.
Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối
chứng với mức ý nghĩa 0,05.
3.3.3. Kết luận chương 3
Dựa vào kết quả TNSP, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
1. Chất lượng học tập phần quang học của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn
lớp đối chứng, cụ thể như sau:
- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm (7,061) cao hơn điểm trung
bình HS lớp đối chứng (5,86).
- Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm (26,34%) nhỏ hơn lớp đối chứng
(38,22%), điều đó chứng tỏ rằng mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của
lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.
- Các đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và phía dưới các
đường lũy tích của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm
tốt hơn.
2. Nếu GV sử dụng CHTN trong dạy học một cách hợp lí sẽ phát huy tính
tích cực của HS vì các HS được trao đổi, tranh luận, tự tìm kiếm kiến thức, tự mình
có thể thiết kế các CHTN dạng bài tập. Qua đó càng giúp các em phát triển thêm kĩ
năng tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, làm cho các em tự tin hơn trong thời đại
bùng nổ thông tin hiện nay.
3. HS có hứng thú trong lúc học tập trên lớp và ở nhà thì tích cực chuẩn bị
phiếu học tập để tự mình tìm kiếm kiến thức trong sách giáo khoa. HS hoạt động
nhóm cũng tốt hơn. Các bạn cùng giúp nhau tiến bộ và cùng thi đua học tập.
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu đặt ra và thu được các kết quả khoa
học như sau:
1. Đã xây dựng CHTN cho 9 bài của hai chương “Khúc xạ ánh sáng” và “Mắt
và các dụng cụ quang học” trong chương trình Vật lý 11 THPT nâng cao.
2. Đã xây dựng phương án dạy học có sử dụng CHTN cho 9 bài của hai
chương “Khúc xạ ánh sáng” và “Mắt và các dụng cụ quang học” trong chương
trình Vật lý 11 THPT nâng cao.
3. Kết quả TNSP đã chứng tỏ khi sử dụng CHTN trong dạy học thì chất lượng
đào tạo được nâng cao:
- Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
- Điểm trung bình của học sinh lớp thực nghiệm (7,061) cao hơn điểm trung bình
của lớp học đối chứng (5,86).
- Sự phân bố điểm xung quanh điểm trung bình lớp thực nghiệm đồng đều hơn đối
với lớp đối chứng.
4. Về mặt phương pháp, các kết quả trên đây có thể áp dụng cho việc dạy và
học ở các chương khác của chương trình Vật lý THPT. Nội dung của luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm, học viên cao học và giáo viên vật
lý ở các trường THPT trong quá trình giảng dạy.
5. Một số ý kiến đề nghị:
- Ta có thể sử dụng thêm các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc giúp HS lựa chọn
các đáp án và tạo hứng thú cho HS bằng cách thiết kế CHTN mà các lựa chọn sẽ là
một đoạn phim chẳng hạn. Điều này thì ở đề tài này chưa làm được vì thời gian có
hạn.
- Nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HS dưới sự hướng dẫn của GV
vì GV không thể dạy tất cả các kiến thức trình bày trong sách giáo khoa được.
- Xây dựng hệ thống mục tiêu của khối, của chương và từng bài thật chi tiết nhằm
giảng dạy tốt hơn.
- Khuyến khích HS thiết kế các CHTN (có đầu tư thời gian) nhằm đóng góp cho
việc xây dựng ngân hàng CHTN.
- Kết hợp với các phần mềm tạo ra sân chơi khoa học vật lý giúp các em hứng thú
hơn trong học tập và nhớ lâu hơn các kiến thức vật lý đã học.
- Xây dựng bộ câu hỏi vì sao có liên quan đến kiến thức các em đã học dễ vận dụng
vào trả lời sẽ giúp các em thấy rõ vai trò của vật lý trong đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Phúc (1999), Lịch sử vật lý học, NXB GD.
2. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết,
Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2008), Vật lý 11
nâng cao, NXB GD.
3. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Sinh
Quân (2007), Giới thiệu giáo án Vật lý 11, NXB HN.
4. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy
Hinh (2008), Bài tập Vật lý 11, NXB GD.
5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu, Vũ Kim Phượng, Nguyễn Văn Phán
(2007), Giới thiệu giáo án vật lý 11 nâng cao, NXB HN.
6. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
GD.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THPT,
trường ĐHSP TP HCM.
8. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo hướng
phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học,
trường ĐH TP HCM.
9. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học Vật lý ở Trường Phổ Thông theo định hướng
phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb
Đại Học Sư Phạm.
10. Phạm Hữu Tòng (2008), Lý luận dạy học Vật lý , Nxb Đại Học Sư Phạm.
11. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, Nxb Giáo dục.
12. PGS.TS Vũ Trọng Rỹ (2008), Đề cương bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá
kết quả học tập môn Vật lý ở trường phổ thông
13. Lương Quốc Vinh (2007), Xây dựng Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
chương “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử” lớp 12 trung học
phố thông nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm TP HCM.
14. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb
Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
15. Lý Minh Tiên (1995), Chương trình phần mềm xử lý thống kê Test, Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
17. Tài liệu tập huấn Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT môn Vật
lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo xây dựng CT và biên soạn SGK
THPT.
18. Lê Thị Thanh Thảo (2005), Phương pháp giảng dạy Didactic vật lý, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
19. Thái Khắc Định (2001), Xác suất và thống kê toán, Nxb Thống kê.
20. Phạm Thế Dân (2004), Phân tích chương trình vật lí phổ thông, Bài giảng
chuyên đề cao học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Tâm Phục (2007), Phần mềm soạn đề kiểm tra TN100 3.0,
PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Câu 1: Một tia tới đi từ môi trường chiết suất n1 tới mặt phân cách với môi
trường chiết suất n2. biết n2<n1. hình nào dưới đây vẽ đúng tia khúc xạ?
A. B. *C. D.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết
n1 n1 n1 n1
n2 n2 n2 n2
Câu 2: Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng
A làm cho ánh sáng qua máy quang phổ hội tụ tại một điểm.
B. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ đều bị lệch.
C. * phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc.
D. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ được nhuộm màu.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 3: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính tiết diện là tam giác đều với
góc tới i1 = 450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2 Góc lệch của tia sáng qua lăng kính
khi đó là
A. *300 B. 450 C. 600. D. 900
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 4: S là điểm sáng nằm trên trục chính của 1 thấu kính phân kì cách thấu
kính một khoảng d > 0. Ảnh của S là S’. Nhận xét nào sau đây về S’ là đúng?
A. S’ là ảnh thật và khoảng cách từ S’ đến thấu kính lớn hơn khoảng cách từ vật
đến thấu kính.
B. S’ là ảnh ảo và khoảng cách từ S’ đến thấu kính nhỏ hơn khoảng cách từ vật
đến thấu kính.
C. *S’ là ảnh thật và khoảng cách từ S’ đến thấu kính nhỏ hơn khoảng cách từ vật
đến thấu kính.
P.1
D. S’ là ảnh ảo và khoảng cách từ S’ đến thấu kính lớn hơn khoảng cách từ vật
đến thấu kính.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 5: khi một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 thì tia khúc xạ
A. lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang kém.
B. *lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn.
C. Luôn luôn lại gần pháp tuyến.
D. Luôn luôn ra xa pháp tuyến hơn so với tia tới.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu
Câu 6: Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì
thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị là
*A. 400. B. 500. C. 600. D. 700.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về phản xạ toàn phần là không đúng?
A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban
đầu chứa chùm ánh sáng tới.
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn
sang môi trường kém chiết quang hơn.
C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc gới hạn phản xạ toàn phần igh
D. *Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất
của môi trường chiết quang kém với chiết suất của môi trường chiết quang hơn.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết.
Câu 8: một tia sáng đi từ thuỷ tinh tới mặt phân cách giữa thuỷ tinh và không khí
với góc tới lớn hơn góc giới hạn của thuỷ tinh. Hình nào dưới đây vẽ đúng đường đi
tiếp theo của tia sáng này?
*A. B. C. D.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
P.2
Câu 9:Nước có chiết suất 4/3 .Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc
có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. 200 B.300 C. 400 D. *500.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng
Câu 10: câu nào sau đây là không đúng?
A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang
môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. *Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn
sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng
cường độ chùm sáng tới.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 11: một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính, cách thấu kính
20cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 10cm. Tiêu cự của thấu kính này bằng:
A. 20cm.
B. .
3
20 cm
C. .
3
20 cm
D. *- 20cm.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 12: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết
quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần;
B. ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết
quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần;
C. *Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết
quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
P.3
D. ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết
quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 13: khi ánh sáng đi từ nước (n=4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ
toàn phần có giá trị là:
A. *igh = 41048’ B. igh = 48035’ C. igh = 62044’ D. igh = 38026’
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 14: Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n. chiếu một tia tới
nằm trong 1 tiết diện thẳng vào mặt bên, với góc tới i1= 450. Góc lệch D của tia ló so
với tia tới bằng 300 và là góc lệch cực tiểu. Chiết suất n của lăng kính bằng:
A. 1.512.
B. *1.414.
C. 105.
D. 1.7
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 15: Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc
vào
A. Tiêu cự của vật kính.
B. Tiêu cự của thị kính.
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
D. *Độ lớn vật.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu
Câu 16: kính thiên văn khúc xạ có:
A. *vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu
cự ngắn.
B. vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu
cự dài.
C. vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.
D. vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết
P.4
Câu 17: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
B. *ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai
môi trường trong suốt.
C ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi
trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường
trong suốt.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 18: cho một lăng kính tiết diện là tam giác vuông cân chiết suất 1,5 đặt
trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc vuông góc với mặt huyền của tam giác
tới một trong 2 mặt còn lại thì tia sáng
A. Ló ra ngay ở mặt thứ nhất với góc ló 450.
B. phản xạ toàn phần một lần và ló ra với góc 450 ở mặt thứ 2.
C. *phản xạ toàn phần 2 lần và ló ra vuông góc với mặt huyền.
D. Phản xạ toàn phần nhiều lần bên trong lăng kính.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 19: đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có
tiêu cự 30cm, cách thấu kính 45cm. Ảnh A’B’ của AB là:
A. *ảnh thật , ngược chiều với vật. B. ảnh thật , cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo , ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 20: tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì thì:
A. tia ló đi qua tiêu điểm ảnh.
B. *Đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm ảnh.
C. tia ló đi qua tiêu điểm vật.
D. Đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm vật.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
P.5
Câu 21: S là 1 điểm sáng nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. S’ là ảnh
của S. Nếu dịch chuyển S một đoạn nhỏ theo phương vuông góc với trục chính thì S’
:
A. dịch chuyển trên trục chính và ra xa thấu kính.
B. dịch chuyển trên trục chính và lại gần thấu kính.
C. *Dịch chuyển theo phương vuông góc với trục chính và cùng chiều với chiều
dịch chuyển của S.
D. Dịch chuyển theo phương vuông góc với trục chính và ngược chiều với chiều
dịch chuyển của S.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 22: thấu kính hội tụ cho ảnh thật bằng vật khi:
A. vật thật nằm cách thấu kính 1 khoảng d > 2f.
B. vật thật nằm cách thấu kính 1 khoảng f<d<2f.
C. vật thật nằm cách thấu kính 1 khoảng d<f.
D. *vật thật nằm cách thấu kính 1 khoảng d=2f.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 23: một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ D = -2 điôp mới nhìn rõ
được vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết. Nếu bỏ kính ra người này chỉ có thể
nhìn rõ các vật đặt cách mắt tối đa là bao nhiêu? Coi kính đặt sát mắt.
A. 25 cm B. *50 cm C. 100 cm D. 200 cm.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 24: điểm cực viễn của mắt không có tật là
A. điểm xa nhất muốn còn nhìn rõ vật đặt ở điểm đó thì mắt phải điều tiết.
B. *điểm xa nhất trên trục nhìn mà mắt không cần điều tiết vẫn nhìn rõ vật ở
điểm đó.
C. Điểm ở xa và cùng trên trục nhìn.
D. Điểm mà nhìn vào vật đặt tại đó có thể mắt không phải điều tiết.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 25: Sự điều tiết của mắt là
P.6
A.* thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên
màng lưới. .
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào
mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ
nét trên võng mạc.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Câu 26: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc.
B.* Điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt không tật.
C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật.
D. khoảng cách từ mắt tới điểm viễn là hữu hạn.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 27 : một mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm, dùng kính lúp tiêu cự 0,05m
để quan sát vật ở trạng thái không điều tiết. số bội giác trong trường hợp này là:
A. *4 B. 8 C. 10 D. 40
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
Câu 28: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, ngườì ta phải đặt vật
A. Cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. Cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. Tại tiêu điểm của vật kính
D. *Trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
Đây là câu hỏi ở mức độ thông hiểu
Câu 29: kính hiển vi gồm vật kính tiêu cự 2cm, thị kính tiêu cự 10cm đặt cách
nhau 20 cm. mắt của người quan sát có Đ = 20cm. số bội giác của kính khi ngắm
chừng ở vô cực bằng:
A.
3
40 cm B. 80cm C. 8cm D.*20cm
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng.
P.7
Câu 30: Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là
A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.
B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.
C. *dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết.
P.8
PHỤ LỤC 2: XỬ LÍ BÀI KIỂM TRA BẰNG PHẦN MỀM TEST CỦA THẦY LÝ
MINH TIÊN
================================================
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM
# Trac nghiem : QUANG HOC
# Ten nhom : 11 NANG CAO
* So cau TN = 30
* So bai TN = 99
Thuc hien xu ly luc 11g12ph Ngay 12/ 7/2009
=================================================
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 20.101
Do lech TC = 6.155
Do Kho bai TEST = 67.0%
Trung binh LT = 18.750
Do Kho Vua Phai = 62.5%
--------------------------------------------------------------------------------
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
P.9
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.885
* Sai so tieu chuan cua do luong :
SEM = 2.085
--------------------------------------------------------------------------------
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC
NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis
1 99 1.000 0.000 | 20.101 0.000 0.000
2 86 0.869 0.339 | 21.047 13.846 0.395 **
3 68 0.687 0.466 | 21.029 18.065 0.223 *
4 41 0.414 0.495 | 23.659 17.586 0.486 **
5 39 0.394 0.491 | 23.128 18.133 0.397 **
6 25 0.253 0.437 | 24.680 18.554 0.432 **
7 46 0.465 0.501 | 22.304 18.189 0.333 **
8 72 0.727 0.448 | 21.903 15.296 0.478 **
9 50 0.505 0.503 | 22.080 18.082 0.325 **
10 59 0.596 0.493 | 23.203 15.525 0.612 **
11 58 0.586 0.495 | 23.052 15.927 0.570 **
P.10
12 72 0.727 0.448 | 22.264 14.333 0.574 **
13 82 0.828 0.379 | 21.366 14.000 0.451 **
14 88 0.889 0.316 | 21.477 9.091 0.632 **
15 84 0.848 0.360 | 21.714 11.067 0.620 **
16 83 0.838 0.370 | 21.590 12.375 0.551 **
17 73 0.737 0.442 | 22.301 13.923 0.599 **
18 72 0.727 0.448 | 21.458 16.481 0.360 **
19 23 0.232 0.424 | 25.391 18.500 0.473 **
20 88 0.889 0.316 | 21.432 9.455 0.612 **
21 73 0.737 0.442 | 21.890 15.077 0.487 **
22 65 0.657 0.477 | 22.308 15.882 0.496 **
23 26 0.263 0.442 | 23.885 18.753 0.367 **
24 84 0.848 0.360 | 21.464 12.467 0.524 **
25 76 0.768 0.424 | 21.882 14.217 0.526 **
26 87 0.879 0.328 | 21.632 9.000 0.670 **
27 83 0.838 0.370 | 21.566 12.500 0.542 **
28 62 0.626 0.486 | 22.613 15.892 0.528 **
29 62 0.626 0.486 | 22.726 15.703 0.552 **
30 64 0.646 0.480 | 22.813 15.143 0.596 **
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis
Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05
Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01
2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay
3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i
Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i
P.11
* BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN
RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac
4 -2.616 0.000 0 F
5 -2.453 0.093 0 F
6 -2.291 0.418 0 F
7 -2.128 0.743 1 F
8 -1.966 1.068 1 F
9 -1.803 1.393 1 F
10 -1.641 1.718 2 F
11 -1.479 2.043 2 D
12 -1.316 2.368 2 D
13 -1.154 2.693 3 D
14 -0.991 3.018 3 D
15 -0.829 3.343 3 D
16 -0.666 3.667 4 D
17 -0.504 3.992 4 D
18 -0.341 4.317 4 C
19 -0.179 4.642 5 C
20 -0.016 4.967 5 C
21 0.146 5.292 5 C
22 0.309 5.617 6 C
23 0.471 5.942 6 C
24 0.633 6.267 6 B
25 0.796 6.592 7 B
26 0.958 6.917 7 B
27 1.121 7.242 7 B
P.12
28 1.283 7.567 8 B
29 1.446 7.891 8 B
30 1.608 8.216 8 A
--------------------------------------------------------------------------------
*** HET ***
Điểm từng câu và tổng điểm thô của HS
01100010100100111111011101111001 18
02110100010010111110111001111100 18
03111100011111111111011100111111 24
04111000001000111101011101110100 16
05110110010010101011011001111101 18
06110010010101111110010101111111 20
07100000000010001010010101011010 10
08111101011101111111010101111110 23
09111110011111111111111101111111 27
10111101010111111111011111111111 26
11111111101111111111111111111111 29
12111100111111111111011111111111 27
13111110100111111111111101111111 26
14111011011011111111111101111111 26
15111000000000000001000000000000 4
16111101011110111111011101111101 24
17111000011101011110010001000000 13
18111101111111111111111111111111 29
19101000001000100001000000100000 6
20110101000101011100011011011000 15
21110000011000100101000010000100 9
22111000110011111101010001100000 15
23110000111011011011010100110000 15
24110001000101111110011001111011 18
25111011011111110111011001111110 23
26111110010111111111011001111111 24
27111101011111111111011101111111 26
28101000000000000000001000100000 4
29110100010101111111011101111010 20
30111001111101111111011101111101 24
31111010010101111110111001111010 20
32111100111001111111111011111110 24
33111000001000100100001000001000 8
34111010001010110101011011011000 16
35100010010101011110011101111011 18
36111111011111111111111100111111 27
P.13
37111110110101111111011111111001 24
38101000100101011110010101010000 13
39110100100110111111011001111110 20
40110010010000111111011101111111 20
41110100001010111010011011111011 18
42100110011001110100011001111111 18
43111000010000000001000000101000 7
44101000110011010110011100011010 15
45111001010110111111011001011001 19
46111000111000111001001100100010 14
47101000110100111101011101111110 19
48111000111101111111111111111000 23
49100101000010011111010011111011 17
50111111111111111111111101111111 29
51111110010111111111011101111011 24
52111001110111111110011101111111 24
53111100010010111100011001111101 18
54111000100000111101010001010100 13
55111000110101111111011101111001 21
56111111111111111111111111111111 30
57111010001101011101011101011111 20
58111000111111111111111111111111 27
59111100110111111111011111111111 26
60111000111011111110011101111010 21
61111010010111111111011101111111 24
62111000000000100000110000001101 9
63101010100001100110010101011000 13
64111101011111111111111101111111 27
65111111111111111111111111111111 30
66110000110101111001010101011010 16
67101010001100000011001100101100 12
68111111111111111111111111111111 30
69111110011111111111111101111111 27
70110010100010111100011101111111 19
71110100010001111111011101011100 18
72111000110001111101010001110111 18
73111010010011111110011001111111 21
74111001110011111100010111111011 21
75111110111111111110110111111111 27
76110000110010111001011001011011 16
77110100011011011101011101011100 18
78111110110111111111011111111111 27
79110010001011011111010101110101 18
80110100011001111110010100111011 18
81111001010111111011010001111111 21
82110010110111111111010101111001 21
P.14
P.15
83111000000001110000000001000000 7
84111100010101111110011101111011 21
85111000110111011111111101111111 24
86111111111111111111111111111111 30
87111010111111111111111101111111 27
88111010111111111111011111111111 27
89111010111111111111011101111010 24
90110010010101111101011001111101 19
91110100001001111110101011110110 18
92101000110101111101010101010101 17
93110100011011111011010101111111 21
94110000111000010111001100011011 15
95111101111111111111011101111111 27
96110010101111111111011011111111 24
97111000011011111111011101011101 21
98110001101111111111011011011101 22
99110010111111111111011111111101 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH027.pdf