Luận văn Xây dựng website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (problem based learning) để dạy phần mặt trời và các hành tinh cho sinh viên vật lý

Xây dựng website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (PROBLEM BASED LEARNING) để dạy phần mặt trời và các hành tinh cho SV vật lý MS: LVVL-PPDH030 SỐ TRANG: 151 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục đại học nước ta đã được Luật Giáo dục xác định: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.” [36] Để thực hiện mục tiêu trên, việc đổi mới PPDH đại học trong giai đoạn hiện nay đã được nêu ra trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010, chỉ thị số 40-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Luật Giáo dục 2005. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 đã khẳng định: “Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.” [33] Chỉ thị 40CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí Thư Khóa IX về việc Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục cũng đã xác định: “ đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các hương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học ” Những trích dẫn các văn bản trên đây cho thấy sự quyết tâm đổi mới ngành giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Sự quyết tâm ấy thể hiện trong những nội dung cơ bản sau: - Đào tạo cho SV các năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành để họ có thể nhanh chóng giải quyết các tình huống thuộc chuyên ngành đào tạo của mình. - Tạo điều kiện cho SV ứng dụng các lý thuyết đã học vào thực tế cuộc sống và nghề nghiệp. - Tích cực ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là khai thác một cách hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động dạy và học. Thế kỷ XXI được nhận định là thế kỷ của nền kinh tế tri thức - Kỷ nguyên thông tin. Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology - ICT): Web, Internet/Intranet, multimedia, . đã và đang mang lại những “cơ hội điện tử”, cung cấp các phương tiện chưa từng có để tiếp nhận, tích lũy và truyền thông tin. Trong xu thế đó, vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trở nên hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện tối đa cho cán bộ giáo viên (GV) khai thác sử dụng ICT cho việc dạy của mình, hướng dẫn cho sinh viên (SV) khai thác phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của họ. Người lao động trong xã hội ngày nay phải đáp ứng được nhu cầu mới phải vừa vững về chuyên môn vừa có khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo, làm việc độc lập và học tập suốt đời. Hiện nay, tuy nhiều GV ở các Trường Đại học (ĐH) đã bắt đầu thay đổi phương pháp dạy học (PPDH) để SV học tập tích cực hơn, song theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, việc sử dụng PPDH ở đại học, cao đẳng của ta vẫn còn lạc hậu. Phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phương pháp giảng bài truyền thống theo kiểu thông báo đồng loạt. Giáo viên chỉ chú trọng tới việc thông tin đầy đủ những nội dung cần truyền đạt trong chương trình, cố gắng làm cho sinh viên hiểu và nhớ bài giảng trên lớp, do vậy đã đặt người học vào trong thói quen thụ động, lắng nghe, ghi chép bài giảng và học thuộc lòng, ít có cơ hội động não. Trong những năm qua, nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực đã được nghiên cứu và vận dụng ở các góc độ khác nhau. Ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong dạy học rất được chú ý và tận dụng. Trong đó, việc sử dụng internet hỗ trợ dạy học với môi trường đa phương tiện góp phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nâng cao thật sự hiệu quả giáo dục. Cùng với các PPDH tích cực, công nghệ thông tin được xem là công cụ không thể thiếu của quá trình dạy học trong kỷ nguyên này. Các trường đại học ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã và đang sử dụng một cách hiệu quả PPDH theo vấn đề (Problem Based Learning – PBL). Đây là một phương pháp rất có ý nghĩa trong việc cải tiến các PPDH ở Trường ĐH. PPDH theo vấn đề (PBL) kết hợp với việc khai thác internet cho ta hình ảnh rõ nét nhất về việc đổi mới phương pháp theo tin thần lấy người học làm trung tâm. Nếu sử dụng internet hợp lí, biết tận dụng những lợi thế của môi trường đa phương tiện thì sử dụng PBL sẽ thiết thực và dễ dàng hơn. Ở nước ta, sử dụng PBL ở bậc đại học bước đầu được nhiều trường quan tâm áp dụng. Một số hội thảo, tập huấn đã được tổ chức. Tuy nhiên, thiết kế các vấn đề dạy học theo PBL có sử dụng internet, có hỗ trợ của các phần mềm máy tính sẽ có nhiều lợi thế và rất lí thú. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, GV ứng dụng vấn đề này còn khá hạn chế. Các vấn đề dạy học theo PBL có kết hợp internet có những đặc trưng gì? Có công cụ nào hỗ trợ GV biên soạn các vấn đề dạy học theo PBL trực tuyến trên internet nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên hay không? Đây là những câu hỏi mà nhiều GV (trong đó có nhiều người cũng đã sử dụng máy tính thông thạo) vẫn còn canh cánh bên lòng. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố đặc thù khi thiết kế các vấn đề dạy học theo PBL qua môi trường internet, đồng thời xây dựng website hỗ trợ GV tổ chức dạy học theo PBL sẽ góp phần nào giải quyết những câu hỏi trên. GV sẽ tự xây dựng các vấn đề dạy học theo PBL có chất lượng hơn, tạo điều kiện để sinh viên phát huy tính tích cực, sáng tạo cùng với kỹ năng khai thác thông tin giải quyết vấn đề. Với điều kiện thuận lợi của trường Đai học An Giang như thư viện của trường đã được trang bị trên 100 máy nối mạng internet, SV của trường có thể lên mạng miễn phí tại thư viện, khuôn viên trường có phủ mạng không dây (wireless). SV cũng được trang bị các kiến thức cơ bản về tin học cũng như các thủ thuật tìm kiếm thông tin trên Internet. Đặc biệt, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để GV, SV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phần Mặt trời và các hành tinh trong môn Thiên văn học (giáo trình dành cho sinh viên sư phạm vật lí) có nội dung không quá trừu tượng và cũng rất lôi cuốn, hấp dẫn tuổi trẻ. Nếu dạy nội dung phần này mà không khai thác những lợi thế của ICT thì khó kích thích sự tích cực, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (Problem Based Learning) để dạy phần Mặt trời và các hành tinh cho sinh viên vật lí”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học theo tình huống ở bậc đại học có kết hợp sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (xây dựng website chuyên biệt cho môn học để giảng viên và sinh viên sử dụng), tăng tính tích cực và sáng tạo của sinh viên trong các hoạt động học (tự lực tìm kiếm và làm việc nhóm), góp phần nâng cao các năng lực nghiên cứu và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên. 3. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng phương pháp dạy học theo vấn đề (PBL) trong dạy học ở đại học có kết hợp với một website hỗ trợ riêng thì sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng trong đào tạo giáo viên vật lí nói chung. Phương pháp dạy học theo vấn đề (Problem Based Learning – PBL) đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học các nước tiên tiến. Vài chục năm gần đây, trong các hội thảo, tạp chí, các nhà sư phạm có bàn nhiều về phương pháp dạy học này. Ở Trường Đại học An Giang, một số giảng viên cũng đã thử nghiệm dạy học theo tình huống và đã rất thành công. Đi sâu nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi thấy rõ một điều là, những môn học có nội dung gần với cuộc sống, có nhiều ứng dụng thực tế sẽ có thuận lợi nhiều trong việc triển khai. Phương pháp PBL không nằm ngoài cảm nhận này. Chúng tôi có ý định xây dựng một website chuyên biệt cho một môn học để thử nghiệm hỗ trợ giảng viên và sinh viên học môn học ấy theo phương pháp dạy học PBL. Chúng tôi cũng đã chọn môn Thiên văn – môn học thoả mãn nhiều điều kiện thuận lợi cho phương pháp dạy học PBL - để thử nghiệm cho giả thuyết của chúng tôi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Việc sử dụng PPDH theo vấn đề (PBL) trong dạy học vật lí và thiên văn. - Chương trình Thiên văn học cho SV ngành sư phạm vật lí. - Các phần mềm lập trình, thiết kế và xây dựng website. - Đối tượng thực nghiệm: Sinh viên ngành sư phạm vật lí của Trường Đại học An Giang. * Phạm vi nghiên cứu - Về lí thuyết: nghiên cứu các PPDH tích cực, trong đó tập trung nghiên cứu PPDH theo vấn đề - Problem Based Learning. - Về tin học:  Nghiên cứu một số phần mềm ứng dụng trong Vật lí và Thiên văn học.  Lí thuyết và lập trình ứng dụng xây dựng website. - Ứng dụng trong dạy học các “vấn đề” về phần Mặt trời và các hành tinh trong môn Thiên văn học. - Thực nghiệm tại trường Đại học An Giang với phần Mặt trời và các hành tinh trong môn Thiên văn học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, các nhiệm vụ mà chúng tôi đề ra để thực hiện trong đề tài như sau: - Nghiên cứu những định hướng cơ bản trong việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay (Tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin). - Nghiên cứu lý luận dạy học đại học, các PPDH tích cực với sự hỗ trợ của ICT. Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp dạy học theo vấn đề với sự hỗ trợ của internet. - Xây dựng website hỗ trợ GV, SV theo PBL. - Xây dựng một số vấn đề dạy học theo PBL cho phần Mặt trời và các hành tinh trong môn Thiên văn học và đưa vào website hỗ trợ. 6. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: * Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của Nhà trường về những định hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học đại học trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu các vấn đề về tâm lí học nói chung, ở bậc đại học nói riêng, các vần đề về lí luận dạy học đại học, cơ sở cho việc thay đổi phương pháp dạy học ở đại học thông qua các tài liệu đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên các trường đại học, các bài viết, tạp chí về dạy học đại học. - Nghiên cứu phương pháp dạy học theo vấn đề áp dụng trong các trường đại học trên thế giới và trong nước. - Nghiên cứu lí thuyết xây dựng website * Phương pháp quan sát: - Quan sát các hoạt động của SV trong quá trình giải quyết vấn đề - Quan sát các buổi báo cáo kết quả học tập của SV - Quan sát các giờ học Thiên văn trong các giờ giảng thực nghiệm * Phương pháp điều tra: thăm dò ý kiến SV sau thực nghiệm * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức cho các nhóm SV thực hiện các nhiệm vụ học tập theo các phương pháp khác nhau để so sánh với kết quả các nhóm SV thực hiện nhiệm vụ học tập theo PPDH theo vấn đề (PBL) * Phương pháp thống kê: Thống kê, mô tả và phân tích các kết quả thực nghiệm thu được. 7. Cấu trúc của luận văn Phần I. Mở đầu Phần II. Nghiên cứu và kết quả Chương 1. Cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài Chương 2. Xây dựng website hỗ trợ dạy học theo vấn đề (PBL) và ứng dụng cho dạy học thiên văn ở đại học Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Phần III. Kết luận Phụ lục

pdf151 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (problem based learning) để dạy phần mặt trời và các hành tinh cho sinh viên vật lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học NXB Giáo dục – 2005 (Nguyễn Kim Dung dịch) 31. Lê Hải Yến: Nghe nhìn & Công nghệ thông tin với dạy học ngày nay Dạy học ngày nay (2.2006) 32. Lê Hải Yến: Làm quen với e-learning Dạy học ngày nay (9.2006) 33. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010: QĐ số 201/2001/QĐ-TTg –2001 34. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020: QĐ số 14/2005/NQ-CP 35. Dùng công nghệ thông tin dể cải tiến việc dạy và họ: Microsoft Your potential, Our pasion,Partners in Learning – 2005 36. Luật giáo dục: NXB Chính trị quốc gia – 2005 37. Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử – viễn thông và vật lý tại một số trường đại học VN Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - 2006 38. Văn Kiện nghị quyết lần 2 BCH Trung ương Đảng khóa VIII NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996 Tiếng Anh 39. Derek Raine, Sarah Symons: A Practice Guide to Problem-based Learning in Physics and Astronomy The Higher Education Academy Physical Sciences Centre, Physical Sciences Centre Department of Chemistry University of Hull - 2005 40. W. Chickering and Zelda F. Gamson, Seven principles for good practice in undergraduate education Internet 41. (truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2008) 42. (truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2009) 43. (truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008) 44. (truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2008) 45. (truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008) 46. (truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009) 47. (truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008) 48. (truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009) 49. (truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008) 50. (truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2008) 51. (truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008) 52. (truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008) 53. (truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008) Phụ lục 1 DANH SÁCH PHÂN NHÓM SINH VIÊN LỚP DH6L Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng MSSV Họv & tên Nhóm Điểm MSSV Họ & tên Nhóm Điểm DLY055593 Trần Thị Kim Yến 5 9,07 DLY055592 Hồ Thúy Vân 3 8,9 DLY055587 Nguyễn Thị Diễm Trang 5 9,07 DLY055591 Nguyễn Hữu Trường 1 9,3 DLY055578 Đỗ Hoài Thanh 5(NT) 9,07 DLY055590 Trần T Thanh Trúc 1 9,3 DLY055566 Võ Văn Nhãn 5 9,07 DLY055588 Trần Thị Ngọc Trân 1 9,3 DLY055540 Võ Duy Bình 5 9,07 DLY055586 Nguyễn HuỳnhHuyền Trang 6 8,58 DLY055582 Lê Thị Thu Thuỷ 4 9,24 DLY055584 Nguyễn Văn Toàn 4 8,63 DLY055575 Nguyễn Phước Sang 4(NT) 9,24 DLY055581 Trịnh Thị Phương Thảo 6 8,58 DLY055571 Bùi Thị Trúc Phương 4 9,24 DLY055579 Trần Duy Thanh 4 8,63 DLY055563 Nguyễn Thị Bảo Ngọc 4 9,24 DLY055576 Chau Sôm 5 8,46 DLY055542 Trần Thị Kim Bồng 4 9,14 DLY055574 Ma Ry 1 9,3 DLY055589 Lê Thanh Trọng 3(NT) 9,24 DLY055570 La Thiên Phi 5 8,46 DLY055577 Nguyễn Phước Tấn 3 9,24 DLY055569 Nguyễn Hữu Phát 6 8,58 DLY055573 Phạm Thị Quỳnh 3 9,24 DLY055568 Trần Thị Hồng Nhung 1 (NT) 9,3 DLY055572 Hh Thị Mỹ Phượng 3 9,24 DLY055567 Nguyễn Thị Hồng Nhung 3 8,9 DLY055564 Phạm ánh Ngọc 3 9,24 DLY055565 Trần Kiều Nhanh 6 8,58 DLY055562 Trần Thị Kim Ngân 3 9,24 DLY055561 Thời Thị Kim Ngân 6 8,58 DLY055585 Võ Bảo Toàn 2 8,98 DLY055560 Nguyễn Thị Nga 3 8,9 DLY055583 Ngô Kim Tiền 2 8,98 DLY055557 Nguyễn Văn Lội 4 8,63 DLY055558 Nguyễn Thị Mỹ 2(NT) 8,98 DLY055556 Nguyễn Thị Cẩm Loan 3 8,9 DLY055550 Trần Thị Hờ 2 8,98 DLY055555 Nguyễn Thị Bích Liễu 2 8,4 DLY055545 Võ Văn Dương 2 8,98 DLY055554 Lê Văn Lăm 2 8,4 DLY055580 Huỳnh Tất Thành 1(NT) 9,64 DLY055553 Nguyễn Quang Huy 6 8,58 DLY055559 Dương Trí Nam 1 9,64 DLY055552 Nguyễn Thị Kim Huệ 4 8,63 DLY055549 Nguyễn Tấn Hoà 1 9,64 DLY055551 Huỳnh Công Hợp 5 8,46 DLY055547 Nguyễn Tấn Đời 1 9,64 DLY055548 Nguyễn Hồng Hải 3(NT) 8,9 DLY055543 Nguyễn Phú Cường 1 9,64 DLY055546 Lê Văn Đôi 3 8,9 DLY055544 Lê Quốc Dũng 2(NT) 8,4 DLY055541 Võ Thái Bình 6(NT) 8,58 DLY055539 Phạm Thị Kim Anh 4(NT) 8,63 DLY055538 Lê Tuấn An 5 (NT) 8,46 Phụ lục 10 MỘT SỐ SLIDE BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ SLIDE BÁO CÁO CỦA NHÓM 1 04 slide đầu tiên Các slide kết quả quan sát vị trí mặt mọc tại An Giang tháng 10 năm 2008 BÁO CÁO NHÓM 2(04 slide đầu tiên) BÁO CÁO NHÓM 3 (Từ slide 17 đến slide 20) BÁO CÁO NHÓM 4 (04 slide đầu tiên) BÁO CÁO NHÓM 5 (04 slide đầu tiên) Phụ lục 11 DANH SÁCH CÁC PBL VÀ CÁC TIỂU LUẬN Tên nhóm Tên PBL/ Tiểu luận Ghi chú D1 Ngắm bình minh trên quê hương An giang, mô tả và giải thích chuyển động của bầu trời Nhóm TN D2 Hiện tượng Nhật thực cơ hội 1-1 của đời người Nhóm TN D3 Hành trình xuyên thái dương hệ Nhóm TN D4 Đến với chị Hằng huyền bí – Người đẹp che nửa mặt Nhóm TN D5 Trái đất – Con tàu vũ trụ đầy ấp sự sống duy nhất của Thái dương hệ Nhóm TN H1 Tìm hiểu về Trái đất (chương 2) Nhóm ĐC H2 Bốn mùa. Thời gian, lịch (chương 5) Nhóm ĐC H3 Tuần trăng. Nhật nguyệt thực. Thủy triều (chương 8) Nhóm ĐC H4 Tìm hiểu hệ Mặt trời Nhóm ĐC H5 Tìm hiểu Big-Bang Nhóm ĐC H6 Sự hình thành hệ mặt trời Nhóm ĐC Phụ lục 12 ĐỀ CƯƠNG MÔN THIÊN VĂN HỌC (Giáo trình Thiên văn của Phạm Viết Trinh) Chương 1. Hệ Mặt trời trong vũ trụ Giới thiệu tổng quan về cấu trúc vũ trụ, các đặc điểm chuyển động nhìn thấy của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh trên nền sao. Giới thiệu mô hình nhật tâm và địa tâm Chương 2. Trái Đất Trình bày những nét đặc trưng về Trái Đất: hệ tọa độ, bán kính, gia tốc trọng trường. Chứng minh sự tự quay và sự chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất Chương 3. Quy luật chuyển động của các thiên thể Khảo sát các bài toán đơn giản về chuyển động của các thiên thể trong trường trọng lực. Chương 4. Thiên cầu. Nhật động Tìm hiểu các khái niệm thiên cầu và các hệ tọa độ giúp cho việc quan sát, định vị của thiên thể trong không gian. Chương 5. Bốn mùa. Thời gian, lịch Tìm hiểu nguyên nhân một năm có bốn mùa trên Trái đất, sự khác nhau giữa ngày và đêm ở những nơi có vĩ độ khác nhau,… từ đó xác định cơ sở để xây dựng lịch. Chương 6. Lượng giác cầu và ứng dụng Giới thiệu phương pháp lượng giác cầu, một phương pháp đo đạc phổ biến trong thiên văn. Chương 7. Một số phép đo thiên văn cơ bản Giới thiệu một số phép đo thiên văn cơ bản: xác định thời gian, kinh độ, xác định độ phương, xác định kích thước thiên thể,… Chương 8. Tuần trăng. Nhật nguyệt thực. Thủy triều Tìm hiểu về Mặt Trăng (chuyển động biểu kiến, chu kỳ) và các hiện tượng do ảnh hưởng của Mặt Trăng trên Trái đất (Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều). Chương 9. Phương pháp thiên văn vật lí Giới thiệu một số hiểu biết về lí thuyết cũng như thực nghiệm phân tích các kết quả quan sát nhằm tìm hiểu về lí tính của các thiên thể. Chương 10. Vật lí các thiên thể trong hệ Mặt trời Tìm hiểu bản chất về vật lí của các thiên thể trong hệ Mặt trời. Chương 11. Mặt trời Tìm hiểu các đặc tính vật lí của Mặt Trời Chương 12. Các Sao Tìm hiểu về bản chất của sao, phương pháp xác định các đại lượng đặc trưng của các sao, điểm qua một số kết quả nghiên cứu và khái niệm về sự tiến hóa của các sao. Chương 13. Thiên hà Tìm hiểu về khái niệm Ngân hà và Ngân hà của chúng ta. Chương 14. Một số giả thuyết về sự hình thành và tiến hóa của các thiên thể và của vũ trụ Tìm hiểu một số giả thuyết nhằm giải thích về sự hình thành và tiến hóa của thiên thể và vũ trụ. Phụ lục 13: CÁC PBL TRONG PHẦN MẶT TRỜI VÀ CÁC HÀNH TINH Vấn đề 2. Hiện tượng nhật thực – Cơ hội 1-1 của đời người  Số lượng: 05 SV Thời gian: 03 tuần (Từ …..đến……) 1. Mục đích Tìm hiểu bản chất của hiện tượng Nhật thực. (Ghi chú GV) ………… 2. Giới thiệu Cách đây 15 năm, người dân xôn xao với hiện tượng giữa ban ngày mà trời tự nhiên tối sầm lại, Mặt trời bổng nhiên biến mất. Báo chí thì mô tả, tại Phan Thiết, Mặt trời bị biến mất hoàn toàn trong vài phút, sau đó xuất hiện lại. Gần đây, thông tin về hiện tượng này cũng như vậy nhưng xuất hiện ở vùng đông - bắc nước Canada rồi tiến dần đến Siberia, Mông cổ và sau cùng tiến đến những vùng ở phía bắc Trung Quốc (ngày 01 tháng 8 năm 2008). Giả sử bạn là những GV giảng dạy vật lý ở trường phổ thông. Nhóm bạn được nhà trường phân công báo cáo trong buổi sinh hoạt dưới cờ về hiện tượng này. Sử dụng hình chỉ có tích chất minh họa 3. Nhiệm vụ + Giải thích hiện tượng Nhật thực (có kèm những minh họa). + Nêu những tác động do hiện tượng thiên nhiên này gây ra. + Những lời khuyên cần thiết để bảo vệ mắt khi quan sát hiện tượng (Ghi chú GV) …………… ……… ………… 4. Tiến trình * GV hướng dẫn SV làm việc: - Giao “vấn đề” cho các nhóm - Hướng dẫn cụ thể: + Cá nhân đọc tài liệu để tìm hiểu hiện tượng nhật Key: - Nhật thực - Nhật hoa - Mặt trời thực. + Họp nhóm: Thống nhất về khái niệm nhật thực, cách giải thích, chu kỳ, điều kiện xảy ra, những ảnh hưởng của hiện tượng đến khoa học và đời sống. Phân công các cá nhân tìm hình ảnh, video clip, phần mềm để minh họa từng nội dung trên. + Cá nhân tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm những phần mềm, đoạn phim, hình ảnh để hoàn thiện nội dung đã được phân công. + Họp nhóm thống nhất các nội dung, phân công các công việc cần thiết chuẩn bị cho buổi báo cáo. * Tài liệu: - Giáo trình (Phạm Viết Trinh): chương VIII (§68, §70-72) - Thiên văn vật lý (Donat G.Wentzel, Nguyễn Quang Riệu và các tác giả): chương 3 (trang 83-86) * Các website: an.45388.qdnd query=nh%E1%BA%ADt+th%E1%BB%B1c nhatthuc01082008.htm - Mặt trăng - Sự truyền thẳng ánh sáng - Trái đất - Gió mặt trời 5. Đánh giá - Theo mẫu quy định mục 2.5.4. - Thang và phiếu đánh giá mục 2.5.4. (Ghi chú GV) …………… ……… …………… ……… 6. Tổng kết (Ghi chú GV) Vấn đề 3. Hành trình xuyên Thái Dương hệ  Số lượng: 05 SV Thời gian: 03 tuần (Từ…….đến……) 1. Mục đích Tìm hiểu những nét đặc trưng của các hành tinh trong hệ Mặt trời (Ghi chú GV) …………… …………… 2. Giới thiệu Các bạn hãy đóng vai phi hành gia đang trên con tàu vũ trụ thực hiện cuộc thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt trời. Các bạn có xứ mệnh ghi nhận lại những đặc điểm nổi bậc của các hành tinh (so với ngôi nhà - Trái đất của chúng ta). Các bạn được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thực hiện cuộc hành trình này. Sau cuộc hành trình đầy gian khổ trở về Trái đất, nhóm của bạn được tiếp đón như những anh hùng. Trong buổi họp báo, các bạn báo cáo những kết quả đạt được sau chuyến đi. (Ghi chú GV) Sử dụng hình để minh họa 3. Nhiệm vụ + Tìm định nghĩa một hành tinh theo quan niệm mới. + Nêu những đặc điểm cơ bản của từng hành tinh (theo thứ tự từ trong ra ngoài) và so sánh với Trái đất của chúng ta. + Làm rõ những nét đặc thù của hành tinh thứ ba - Trái đất, thích hợp cho sự sống. (Ghi chú GV) ……………… ……………… 4. Tiến trình * GV hướng dẫn SV làm việc: - Giao “vấn đề” cho các nhóm Key: - Hành tinh - Hướng dẫn cụ thể: + Cá nhân tìm đọc những tài liệu để hiểu về 8 hành tinh trong hệ Mặt trời. + Họp nhóm: Thảo luận về định nghĩa mới về hành tinh và đặc điểm khái quát của hệ Mặt trời. Thống nhất các đặc điểm cần tìm hiểu về các hành tinh như: kích thước, khối lượng, khí quyển, chu kỳ,… Phân công các nhóm nhỏ tìm hiểu một số đặc điểm và tìm các số liệu, hình ảnh, phim (ghi rõ nguồn) và phần mềm để minh họa các nội dung mình phụ trách. + Cá nhân tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm những số liệu, phần mềm, video clip, hình ảnh để hoàn thiện nội dung đã được phân công. + Họp nhóm thống nhất, phân công các công việc cần thiết chuẩn bị cho buổi báo cáo. * Tài liệu: - Giáo trình (Phạm Viết Trinh): chương X, chương XI - Thiên văn vật lý (Donat G.Wentzel, Nguyễn Quang Riệu và các tác giả): chương V, chương VI, chương VII * Các website: cfQ nomie/saturn.htm nomie/vanminhngoaivutru.htm - Tiểu hành tinh - Hệ mặt trời - Thiên thể - Thiên thạch nomie/tomtatthaiduonghe.htm 5. Đánh giá - Theo mẫu quy định mục 2.5.4. - Thang và phiếu đánh giá mục 2.5.4. (Ghi chú GV) ……………… ……………… 6. Tổng kết (Ghi chú GV) ………………. ………………. Vấn đề 4. Đến với chị Hằng huyền bí – Người đẹp che nửa mặt  Số lượng: 05 SV Thời gian: 03 tuần (Từ …..đến……) 1. Mục đích Tìm hiểu về Mặt trăng và những tác động của nó đến Trái đất. (Ghi chú GV) ………………. ……………….. 2. Giới thiệu "Cắt nửa vầng trăng, tôi làm con đò nhỏ Bẻ đôi câu thơ, tôi làm mái chèo lướt sóng " ( Ca dao em và tôi - An Thuyên ) Hình ảnh chị Hằng xinh đẹp, chú cuội ngồi gốc cây đa đã gắn bó với mỗi người chúng ta và đi vào tâm trí ta từ thời ấu thơ. Sự quyến rũ kỳ lạ của vầng trăng đã đi vào bao lời ca tiếng hát. Phải chăng trên (Ghi chú GV) Sử dụng hình 2.vd2 chỉ có tích chất minh họa ánh bạc lơ lửng kia có cả một “Cung Nguyệt Quế”? Những khám phá của người Nga, người Mỹ đã cho ta những hiểu biết cơ bản về chị Hằng. Nhóm các bạn hãy sưu tầm một số kết quả nghiên cứu về mặt trăng để giúp mọi người có cách nhìn dưới góc độ khoa học về nó. 3. Nhiệm vụ + Tìm hiểu về nguồn gốc của mặt trăng + Nêu những đặc điểm của mặt trăng + Giải thích những hiện tượng thiên nhiên do ảnh hưởng mặt trăng đến Trái đất. (Ghi chú GV) …………………… …………………… 4. Tiến trình * GV hướng dẫn SV làm việc: - Giao “vấn đề” cho các nhóm - Hướng dẫn cụ thể: + Cá nhân tìm đọc những tài liệu để tìm hiểu về mặt trăng. + Họp nhóm: Thảo luận các vấn đề sau:  Các giả thuyết về giải thích nguồn gốc mặt trăng.  Một số chương trình không gian thám hiểm mặt trăng.  Những đặc trưng cơ bản (cấu trúc, bán kính, chu kỳ, gia tốc trọng trường, bề mặt,…) về mặt trăng.  Giải thích những hiện tượng do ảnh hưởng của mặt trăng đến trái đất (tuần trăng, nhật thực, nguyệt thực, thủy triều) Phân công các nhóm nhỏ đảm nhiệm từng nội dung cụ thể. + Cá nhân tự làm việc và phối hợp với các thành viên trong nhóm nhỏ tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm những số liệu, phần mềm, video clip, Key: - Mặt trăng - Nhật thực - Nguyệt thực - Thủy triều - Tuần trăng - Phản xạ ánh sáng hình ảnh để hoàn thiện nội dung đã được phân công. + Họp nhóm thống nhất, phân công các công việc cần thiết chuẩn bị cho buổi báo cáo. * Tài liệu: - Giáo trình (Phạm Viết Trinh): chương VIII, chương X (§86) - Thiên văn vật lý (Donat G.Wentzel, Nguyễn Quang Riệu và các tác giả): chương V (tr.124-135) * Các website: 907 mat-trang%3F/20029876/188/ mat-trang,j_l phan,K9p 5. Đánh giá - Theo mẫu quy định mục 2.5.4. - Thang và phiếu đánh giá mục 2.5.4. (Ghi chú GV) …………………… …………………… 6. Tổng kết (Ghi chú GV) Vấn đề 5. Trái đất – Con tàu vũ trụ đầy ấp sự sống duy nhất của Thái dương hệ  Số lượng: 05 SV Thời gian: 03 tuần (Từ …..đến……) 1. Mục (Ghi chú GV) đích Tìm hiểu những đặc trưng thiên văn vật lý của Trái đất …………… 2. Giới thiệu Bí ẩn đầy xa lạ và huyền bí đó chính là vũ trụ - trong đó có trái đất, ngôi nhà xanh xinh đẹp. Nơi mà chúng ta sinh sống và hầu hết mọi sinh vật tồn tại để phát triển. Vậy, Trái đất của chúng ta đang ở vị trí nào trong vũ trụ bao la? Liệu có một hành tinh nào trong hệ mặt trời có sự sống như chúng ta? Trái đất sẽ ra sao khi có một số đặc tính thay đổi (chẳng hạn vận tốc quay, bán kính trái đất tăng lên, vị trí Mặt trời, …). Các bạn hãy đóng vai trò như các nhà “kiến tạo” sự sống, hãy cho mọi người một bức tranh về Trái đất (với những thông số thiên văn, vật lý khác nhau) mà các bạn kiến tạo ra. (Ghi chú GV) Sử dụng hình 2.vd2 chỉ có tích chất minh họa 3. Nhiệm vụ + Xác định vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời và trong Ngân hà của chúng ta. + Nêu những số liệu thiên văn về Trái đất (với tư cách là một hành tinh trong hệ Mặt trời). + “Thiết kế” lại Trái đất với những thông số thiên văn khác nhau và nêu các kết quả tương ứng. (Ghi chú GV) ……………… ……………… 4. Tiến trình * GV hướng dẫn SV làm việc: - Giao “vấn đề” cho các nhóm - Hướng dẫn cụ thể: + Cá nhân tìm đọc những tài liệu, xem những đoạn phim, phần mềm để xác định vị trí Trái đất trong vũ trụ. Truy cập vào trang web sau đây của NASA để tìm hiểu tính năng của trò chơi “kiến tạo” trái đất. Địa chỉ website: Key: - Trái đất - Sinh quyển - Vận tốc quay - Khí hậu - Sự sống + Họp nhóm: Thảo luận thống nhất cách xác định vị trái trái đất trong vũ trụ (lựa chọn minh họa với phần mềm, video clip nào?). Thảo luận các thông số thiên văn của trái đất (chú ý đến các nguyên lý vật lý). Sau đó, cùng nhau “thiết kế” online trên website và giải thích kết quả. + Cá nhân tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm những thông tin để hoàn thiện các nội dung. + Họp nhóm thống nhất, phân công các công việc cần chuẩn bị cho buổi báo cáo. * Tài liệu: - Giáo trình (Phạm Viết Trinh): chương I , chương II, chương X (§85) - Thiên văn vật lý (Donat G.Wentzel, Nguyễn Quang Riệu và các tác giả): chương III * Các website khác: hoc/2008/02/3B9FF6DF attroitraidat.htm sanh_dat_hoatinh.htm 5. ĐG - Theo mẫu quy định mục 2.5.4. - Thang và phiếu đánh giá mục 2.5.4. (Ghi chú GV) ……………… 6. Tổng kết (Ghi chú GV) Phụ lục 14 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHO BÀI BÁO CÁO * Bố cục nội dung  Phần 1 Giới thiệu chung Phân công nhóm Sơ lược nội dung trình bày  Phần 2 Nội dung chính của từng vấn đề được giải quyết Tài liệu tham khảo * Yêu cầu In tập (từ 6-12 trang A4) - Mã Unicode, Times New Roman, size: 13. - Trang bìa: tên đề tài, tên nhóm, tên lớp, thời gian thực hiện (không cần bìa cứng)  Lưu ý: - Mọi hình ảnh, số liệu cần ghi rõ nguồn gốc - Tham khảo thêm sự hướng dẫn ở Website Phụ lục 15 Kế hoạch giảng dạy phần Mặt trời và các hành tinh 1. Thông tin giảng viên - Họ và tên: Võ Văn Dễ - Đơn vị: Bộ môn Vật lý – Đại học An Giang - E-mail: vvde@agu.edu.vn, demen_agu@yahoo.com - Di động: 0979.038.423 - Website - WEB- PBL - Văn phòng Dãy Q – Khu A – Đại học An Giang Các ngày: thứ ba, thứ 5, thứ bảy (từ 7h30’ – 5h00’) 2. Mô tả ngắn gọn nội dung 5 “vấn đề” học tập theo PBL Giới thiệu sơ lược về hệ Mặt trời và các thành viên, đặc biệt là Trái đất – ngôi nhà của chúng ta. Giải thích các hiện tượng liên quan đến mối quan hệ Mặt trời - Trái đất, như: hiện tượng các mùa trong năm, tuần trăng, ngày đêm, nhật thực và nguyệt thực,… 3. Tổ chức dạy học - Thành lập nhóm: mỗi nhóm 5 SV - Các nhóm tự học - Seminar (Báo cáo kết quả) 4. Các vấn đề học tập 5 vấn đề học tập như ở mục 2.4 và phụ lục 13 6. Kiểm tra – đánh giá - Đánh giá từ phía GV: 60% điểm số - Đánh giá về phía SV: 40% điểm số - Chuẩn đánh giá: phụ lục 7 - Tham khảo tự kiểm tra kiến thức (phụ lục 3 và modul Trắc nghiệm) 7. Tiến trình dạy học Thời gian Công việc Hoạt động GV Hoạt động SV Ghi chú (Đối chiếu với mục 2.4.2) Xây dựng các vấn đề học tập Xây dựng 5 vấn đề học tập như ở mục 2.5.2.1 và cập nhật lên WEB-PBL Chuẩn bị Tuần 1 - Tổ chức nhóm - Giao vấn đề - Hướng dẫn làm việc nhóm - Giới thiệu học tập với WEB- PBL - Thành lập nhóm - Tìm hiểu về WEB-PBL và tiếp nhận vấn đề Chuẩn bị Giao nhiệm vụ Tuần 2 - Thuyết giảng những nội dung khó - Hỗ trợ giải quyết vấn đề - Giải thích một số kiến thức khó (nếu SV yêu cầu) - Hỗ trợ SV hoàn thành nhiệm vụ - Cá nhân tự làm việc theo phân công nhóm. - Thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề - Trao đổi GV (nếu cần thiết) Các hoạt động hỗ trợ Tuần 3 - Báo cáo kết quả - Tổng kết, rút kinh nghiệm - Nhận xét, kết luận - Đánh giá - Thảo luận - Rút kinh nghiệm Tổ chức đánh giá Dự trữ Phụ lục 2 CÁC BẢNG TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THANG ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN (Hỗ trợ việc tự đánh giá của SV) Mức điểm Nội dung sản phẩm Kĩ năng sử dụng PTKT Tích cực, hợp tác làm việc theo nhóm 1 - Có ý đúng - Không thứ tự - Hiểu sai một số khái niệm Không sử dụng phương tiện KT Nội dung sai nhiều nhưng không có ai trong nhóm bổ sung 2 - Có trọng tâm nhưng nghèo thông tin ở một phần nào đó. - Còn một số lỗi về khái niệm -Có sử dụng PowerPoint nhưng chỉ đơn thuần chiếu chữ -Tập thể (2 thành viên trở lên) trình bày -Không có ai bổ sung thông tin 3 - Đủ thông tin - Sắp xếp chưa hợp lí Thiết kế PowerPoint tốt nhưng thiếu tính sư phạm Kết hợp các thành viên tốt, trình bày có hiệu quả . 4 - Thông tin đủ, chính xác . -Sắp xếp hợp lí - Thiết kế PowerPoint tốt, - Trình bày lôi cuốn (có thể còn một vài lỗi nhỏ) Các thành viên đều tham gia báo cáo và giải đáp 5 - Nội dung thỏa mãn các mục tiêu đặt ra. - Sắp xếp nội dung hợp lí -Thiết kế PowerPoint tốt -Sử dụng màu sắc, hình ảnh hợp lí - Các thành viên đều tham gia báo cáo và giải đáp - Sản phẩm cuối cùng hoàn thành bởi tất cả các thành viên Điểm cộng (do những sáng kiến, ý tưởng độc đáp,… và ghi rõ nguyên nhân cộng điểm) PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN:……………………………………………….. DÀNH CHO CÁC NHÓM CỤ THỂ NHƯ SAU TÊN NHÓM Điểm sử dụng công nghệ Điểm tích cực, hợp tác làm việc theo nhóm Điểm nội dung sản phẩm Điểm cộng H1     H2     H3     D1     D2     D3     D4     D5     H4     H5     H6     TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN (Dành cho giáo viên)  Quá trình làm việc nhóm: (5/5) - Tính hợp tác trong nhóm (khảo sát + biên bản) - Sự phân công hợp lí giữa các thành viên (biên bản) - Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm (biên bản)  Sản phẩm: (5/5) - Hình thức trình bày: (bản in) + Đảm bảo đúng bố cục và định dạng kỹ thuật theo yêu cầu. + Đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ giữa các mục + Phân bổ dung lượng các nội dung hợp lí, có nhấn mạnh nội dung trọng tâm - Nội dung: (bản in) + Kiến thức khoa học: đầy đủ, chính xác, cập nhật + Các minh họa hình ảnh phong phú, sát với nội dung và hợp lí - Trình bày báo cáo: Khả năng thuyết trình, sử dụng phương tiện, minh họa hợp lí và đảm bảo thời gian (dự báo cáo). BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Tên nhóm:……………….. 1. Thời gian, địa điểm - Địa điểm: ...................................................................................................................................... - Thời gian: từ ...........giờ ....... đến .........giờ ......... Ngày .............tháng .........năm 2008 - Số thành viên: ..................Số thành viên có mặt: ...............Số thành viên vắng mặt: ................... 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành....) ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... 3. Bảng phân công cụ thể: Stt Họ tên Công việc được giao Mức độ hoàn thành Tự đánh giá Ghi chú (chỉ rõ ai báo cáo) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 4. ý kiến đề xuất ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Thư kí Nhóm trưởng Ghi chú: - Mức độ hoàn : A: tốt , B: Khá: C: Trung bình : D: Kém - Tự đánh giá: Theo điểm số (thang điểm 10) Phụ lục 3 CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ THIÊN VĂN  1. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh nhân tạo của Trái Ðất, với đặc điểm: A. Quỹ đạo luôn nằm trong mặt phẳng chứa trục tự quay của Trái Ðất. B. Quỹ đạo luôn nằm trong mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc. C. Nằm trong mặt phẳng xích đạo trái đất. D. Quỹ đạo nằm trong mặt phẳng bất kỳ chứa tâm trái đất. 2. Trong các đơn vị đo chiều dài sau, đơn vị nào là lớn nhất? A. Pasêc B. Km C. Năm ánh sáng D. Ðơn vị thiên 3. Hành tinh nào có chiều tự quay không cùng chiều với chiều tự quay của các hành tinh còn lại A. Trái đất B. Hỏa tinh C. Thủy tinh D. Kim tinh 4. Các hành tinh trong hệ mặt trời được chia thành 2 nhóm : nhóm Trái Đất và nhóm Mộc Tinh. Tiêu chí để phân loại là gì? A. Kích cỡ và khối lượng riêng. B. Thành phần hóa học. C. Khoảng cách tới Mặt Trời. D. Quá trình hình thành. 5. Ai là người đầu tiên quan niệm Trái Đất có dạng hình cầu? A. Copecnich B. Galileo C. Newton D. Aristotle 6. Theo các nhà khoa học, Mặt trời của chúng ta đến nay được khoảng bao nhiêu tuổi? A. 4000 năm tuổi. B. 98.000 năm tuổi. C. 4,6 tỉ năm tuổi. D. 46 tỉ năm tuổi. 7. Dòng hạt bức xạ từ Mặt trời, ta gọi chúng là: A. Gió Mặt trời. B. Bão Mặt trời. C. Lửa Mặt trời. D. Bụi Mặt trời. 8. Thiên thể nào nằm tại tâm của hệ Mặt trời? A. Trái đất. B. Mặt trời. C. Một lỗ đen. D. Sao Bắt cực. 9. Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt trời? A. Trái đất. B. Kim tinh. C. Thổ tinh. D. Mộc tinh. 10. Vệ tinh tự nhiên nào của các hành tinh quay ngược chiều với chiều chuyển động của hành tinh quanh Mặt trời? A. Triton B. Photon C. Io D. Mặt trăng. 11. Trong các hành tinh sau đây của Hệ Mặt trời, hành tinh nào không có vệ tinh tự nhiên? A. Thổ tinh. B. Hỏa tinh. C. Thủy tinh. D. Mộc tinh. 12. Các hành tinh Thủy tinh, Kim tinh và Hỏa tinh có cùng đặc điểm gì? A. Chúng gần Mặt trời hơn Trái đất. B. Chúng đều không có vệ tinh tự nhiên. C. Chúng đều thuộc nhóm hành tinh Trái đất D. Chúng có khối lượng như nhau. 13. Hành tinh nào trong hệ Mặt trời có kích thước gần bằng kích thước Trái đất? A. Hải vương tinh. B. Kim tinh. C. Thổ tinh. D. Thủy tinh. 14. Điều gì khiến cho chúng ta thấy các ngôi sao như có sự di chuyển trên bầu trời? A. Trái đất tự quay. B. Trái đất chuyển động quanh Mặt trời. C. Nhiễu loạn của tần khí quyển của Trái đất. D. Các ngôi sao chuyển động. 15. Thiên thể lớn nhất trong hệ Mặt trời là: A. Mộc tinh. B. Mặt trời. C. Sao chổi. D. Thiên thạch. 16. Hành tinh nào sao đây gần Mặt trời nhất? A. Kim tinh. B. Hỏa tinh. C. Thủy tinh. D. Mộc tinh. 17. Ai là người đầu tiên quan sát bầu trời qua kính thiên văn? A. Copernicus. B. Galileo. C. Kepler. D. Newton. 18. Ngôi sao của chúng ta – Mặt trời, năng lượng được duy trì bởi A. Phản ứng phân hạch hạt nhân. B. Đốt cháy hạt nhân. C. Bức xạ nhiệt từ lõi của nó. D. Phản ứng tổng hợp hạt nhân. 19. Khi Mặt trời của chúng ta “chết” nó sẽ trở thành một A. lỗ đen. B. siêu sao mới. C. sao lùn trắng. D. sao nơtron. 20. “Mặt trăng” nào (vệ tinh tự nhiên của hành tinh) trong hệ Mặt trời có khí quyển? A. Europa và Titan (Jupiter và Saturn). B. Triton (Neptune). C. Europa và Io (Jupiter). D. Titan (Saturn) 21. Hỏa tinh có A. 4 vệ tinh tự nhiên. B. 2 vệ tinh tự nhiên. C. 3 vệ tinh tự nhiên. d. 1 vệ tinh tự nhiê Phụ lục 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIAO DIỆN CỦA WEB-PBL Hình p4.1. Giao diện làm bài trắc nghiệm Hình p4.2. Giao diện kết quả làm bài trắc nghiệm Hình p4.3. Trang thông tin về giáo viên Hình p4.4. Trang tài nguyên học tập thuộc lĩnh vực Thiên văn Hình p4.5. Thông tin Giới thiệu của vấn đề “Ngắm bình minh trên quê hương An Giang” Hình p4.6. Thông tin Tiến trình của vấn đề “Ngắm bình minh trên quê hương An Giang” Phụ lục 5 CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN ĐƯỢC NHẬP TRÊN MODUL TỪ ĐIỂN 1. Thuật ngữ: Hành tinh (planet) Một hành tinh là một thiên thể, có kích thước đáng kể, xoay chung quanh một ngôi sao và tự nó không toả ra được ánh sáng. Chữ hành tinh là một chữ Hán-Việt có nghĩa là một tinh cầu di động, không đứng yên một chỗ. Hành tinh ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức ... đều có nguồn gốc từ chữ planetes của tiếng Hy Lạp (viết là Πλανήτης). Planetes có nghĩa là dân du mục. Tên của những hành tinh trong Thái Dương Hệ, xét theo tăng dần khoảng cách tới mặt Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Địa Cầu, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Những tên này được chọn dựa theo hệ thống Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và thêm vào đó là trời (thiên) và biển (hải). Hành tinh của chúng ta có một tên đặc biệt (Địa Cầu) không thuộc vào hệ thống tên vừa kể trên nhưng thường được gọi là quả đất, hay trái đất. Hành tinh ở những ngôi sao khác, vì quá xa, rất khó khám phá. Với các kỹ thuật và phương pháp tinh tế hiện nay (2004) người ta tìm thấy, bằng một cách gián tiếp, hơn 130 hành tinh ở những ngôi sao khác. Tất cả hành tinh mới này đều quá to và không có đủ khả năng để bảo đảm một sự sống như trên quả đất. Hành tinh trong Hệ Mặt Trời được định nghĩa (2006): 1. Phải xoay xung quanh Mặt Trời 2. Phải có khối lượng đủ để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua được các sức hút khác sao cho nó có dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu) 3. Lực hấp hẫn của nó đã phải "hút sạch" các vật thể nhỏ hơn nó nằm trong quỹ đạo của nó (ngoại trừ (các) vệ tinh tự nhiên của chính nó) Theo Bách khoa toàn thư 2. Thuật ngữ: Tiểu hành tinh (Asteroid) Một thiên thể nhỏ có quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời, lớn hơn thiên thạch nhưng nhỏ hơn hành tinh. Hầu hết tiểu hành tinh có thể được tìm thấy trong vành đai giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc. Những quỹ đạo của vài tiểu hành tinh làm chúng đến gần Mặt trời, cũng làm chúng ngang qua quỹ đạo của những hành tinh (tạo thành mưa sao băng). Theo Từ điển thiên văn học – Đà Nẵng - 2008 3. Thuật ngữ: Nhật hoa (Corona) Lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt Trời. Nhật hoa gồm lớp khí loãng có mật độ thấp và một nhiệt độ cao hơn một ngàn độ Kelvin. Nó có thể thấy được bằng mắt thường khi nhật thực. Theo Từ điển thiên văn học – Đà Nẵng - 2008 4. Thuật ngữ: Nhật thực (Solar Eclipse) Hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi qua bóng của Mặt Trăng. Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đủ gần để che khuất hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời. Hiện tượng nhật thực bán phần xảy ra khi Mặt Trăng còn cách xa và không thể che khuất hoàn toàn ánh sáng. Hiện tượng này tạo ra một vành sáng xung quanh Mặt Trăng. Theo Từ điển thiên văn học – Đà Nẵng - 2008 5. Thuật ngữ: Nguyệt thực (Lunar Eclipse) Một hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào bóng của Trái Đất. Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối. Trong nguyệt thực toàn phần, mặt trăng đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái Đất. Theo Từ điển thiên văn học – Đà Nẵng - 2008 Phụ lục 6 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEB-PBL Phần 1. CÀI ĐẶT WEB-PBL Nhằm mục đích khai thác, sử dụng và phát triển WEB-PBL, chúng tôi trình bày cách cài đặt WEB-PBL. Hệ thống web như WEB-PBL việc cài đặt để thử nghiệm hay triển khai ứng dụng là tương đối đơn giản. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày một cách chi tiết cách cài đặt WEB-PBL trên nền Windows. 1. Yêu cầu hệ thống  Web server (hỗ trợ PHP): thường sử dụng Apache hoặc IIS (có trên Windows XP Professional, Windows 2003, Windows 2000 server, Windows 2000 advanced server).  PHP (Version 4.0 hay cao hơn)  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL. 2. Chuẩn bị Các thư mục có chứa các tệp tin hỗ trợ (trong đĩa kèm theo), gồm:  Thư mục: webpbl, hotro 3. Cài đặt 3.1. Cài đặt Apache server Trong phần này chúng tôi trình bày cách cài đặt appserv-win32-2.5.1 trên nền Windows. Các bạn cũng có thể dùng Apache 1.3.x. Trong thư mục hotro có tập tin appserv-win32-2.5.1.exe, bạn chạy tập tin này sẽ hiện ra giao diện cài đặt như hình p6.1, bạn chọn đường dẫn chứa tập tin. Hình p6.1. Chọn đường dẫn cho AppServ Khi cài đặt Apache phiên bản 2.5.1 ta có thể tuỳ chọn cài đặt cả PHP, MySQL, phpMyAdmin (đơn giản nhất là chọn tất cả). Hình p6.2. Tùy chọn cài đặt Apache Khi cài đặt Apache có một chú ý là cổng HTTP (mặc định là 80) chọn sao cho không trùng với cổng HTTP của các Server khác đang chạy trên máy của bạn (trong ví dụ này tôi chọn cổng 9000). Tiếp đó thiết lập tên người dùng, mật khẩu, phông chữ. Sau đó thực hiện cài đặt bình thường theo chỉ dẫn của chương trình (Chọn Next). Hình p6.3. Cài đặt Apache Khi bạn chọn cài đặt cả PHP, MySQL, phpMyAdmin của gói Apache ở trên bạn không phải cài đặt thêm các chương trình PHP hay MySQL khác. Trường hợp các bạn không tùy chọn cài đặt như trên thì có thể cài đặt thêm các phiên bản PHP và MySQL tương thích. 3.4. Cấu hình cho cài đặt WEB-PBL Sau khi cài đặt trình chủ web, PHP, MySQL ta tiến hành cấu hình cho việc cài đặt WEB-PBL. * Bước 1. Tạo cơ sở dữ liệu rỗng cho WEB-PBL (đặt tên dữ liệu: webpbl) * Bước 2. Dùng trình chủ web Apache, nhập địa chỉ sau: Hình p6.4. Tạo cơ sở dữ liệu cho WEB-PBL * Bước 3. Mở thư mục "www" (ví dụ C:\AppServ\www) ta sẽ đặt ứng dụng tại đây. Bạn mở thư mục này (ví dụ C:\AppServ\www) và copy cả thư mục webpbl để vào đây. * Bước 4. Đến địa chỉ để bắt đầu cài đặt. Chương trình tự động cài đặt các cơ sở dữ liệu cho WEB-PBL. Trang cài đặt hiện ra và thông báo các thông tin về các dữ liệu. Như hình p6.5, cho ta biết việc cập nhật dữ liệu đã thành công. Nếu thông báo lỗi, bạn cần xem lại việc tạo dữ liệu rỗng ở 3.4 và sự tương thích PHP và MySQL. Sau khi cài đặt thành công, bạn trở lại thư mục C:\AppServ\www\webpbl\sql để xóa tập tin cài đặt data.php. Như vậy, bạn đã hoàn tất việc cài đặt WEB-PBL. Hình p6.5. Cài đặt WEB-PBL thành công Bây giờ bạn có thể vào địa chỉ web: để bắt đầu làm việc với WEB-PBL. Chúc mừng bạn đã cài đặt xong WEB-PBL trên trình chủ Apache. Phần 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEB-PBL DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Đăng ký tài khoản Để đăng ký, GV vào trang chủ, từ menu chính ở phía trên chọn Đăng ký, trang Đăng ký thành viên xuất hiện và điền các thông tin theo mẫu. Mỗi tài khoản cần có tên đăng nhập (ID) và mật khẩu cá nhân (Password). Hình p6.6. Banner và menu chính của WEB-PBL Hình p6.7. Trang đăng ký tài khoản của WEB-PBL 2. Nhập liệu các nội dung 2.1. Đăng nhập hệ thống Từ trang chủ, GV nhập tên tài khoản và mật khẩu tại mẫu đăng nhập dành cho quản trị viên và GV (hình p6.8). Nếu GV chưa có tài khoản thì hệ thống sẽ báo lỗi như hình p6.9. Hình p6.8. Đăng nhập hệ thống trên WEB-PBL Hình p6.9. Thông báo khi tên tài khoản không hợp lệ Khi đăng nhập thành công, trang quản trị dành cho GV hiện ra như hình p6.9. Hình p6.10. Trang quản trị dành cho GV 2.2. Thay đổi thông tin cá nhân Hình p6.11. Trang quản lí thông tin cá nhân Để thay đổi thông tin cá nhân, GV click chọn vào nút Thông tin cá nhân (biểu tượng hình người), khi đó trang thông tin hiện ra (hình p6.11). Từ trang này bạn có thể thay đổi các thông tin về bạn. Để lưu lại thay đổi bạn click chọn nút Thay đổi. Khi hoàn tất công việc bạn trở về trang quản trị bằng cách click chọn mục Trang quản trị từ thanh menu phía trên. 2.3. Nhập liệu trên PBL Hình p6.12. Một phần trang nhập liệu trên modul PBL Từ trang quản trị chọn nút Nhập liệu trên modul PBL, trang nhập liệu các vấn đề học tập hiện ra như hình p6.12. Đối với mỗi vấn đề học tập khi nhập liệu lên WEB-PBL GV phải điền đầy đủ các mục: Mã, lĩnh vực, bậc học, tiêu đề; Phần giới thiệu, nhiệm vụ, quá trình, đánh giá như form ở hình p6.12. Mã của “vấn đề” là do GV tự đặt (nếu mã này đã tồn tại hệ thống sẽ thông báo) . Hình p6.13. Một phần của trang nhập liệu trên module PBL khi chọn Hiệu chỉnh mã d1 Các phần còn lại với nội dung của một vấn đề học tập của PBL (xem ở chương 2). Thuộc tính Chọn hiệu lực cho PBL có chức năng cho phép xuất bản “vấn đề” lên mạng hoặc chỉ lưu trên web nhưng chưa cho phép xuất bản (chưa xuất hiện trên web). Khi đã hoàn tất, GV chọn nút Thêm để thêm vào cơ sở dữ liệu của web. Khi đã thêm vào cơ sở dữ liệu GV có thể xem trước nội dung hoặc hiệu chỉnh khi cần thiết (hình p6.13). Đối với trình soạn thảo (editor) của WEB-PBL, GV có thể đưa hình ảnh, flash vào nội dung. 2.4. Cập nhật Từ điển Từ trang quản trị, GV chọn nút Cập nhật Từ điển, trang cập nhật từ điển (thuật ngữ) có giao diện như hình p6.14. Mỗi một thuật ngữ (từ điển) khi cập nhật phải đảm bảo các mục: Từ khóa, nội dung, từ gợi ý, lĩnh vực. Trong đó, từ khóa là tên thuật ngữ, từ này dùng khi tìm kiếm, truy vấn dữ liệu. Muốn thêm từ điển vào cơ ở dữ liệu, GV chọn nút Thêm. Nếu các mục còn để trống, hệ thống sẽ thông báo. GV có quyền hiệu chỉnh lại những thuật ngữ do mình phát triển trước đó. Để thay đổi các từ đã có, GV chọn chức năng Hiệu chỉnh ở các thuật ngữ tương ứng. Hình p6.14. Giao diện trang cập nhật Từ điển 2.5. Cập nhật câu trắc nghiệm Từ trang quản trị, GV chọn nút Cập nhật câu trắc nghiệm, trang cập nhật các câu hỏi trắc nghiệm có giao diện như hình p6.15. Hình p6.15. Phần đầu của giao diện trang cập nhật câu hỏi trắc nghiệm Ở trang này GV chỉ có thể thêm hoặc thay đổi được dạng câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn. Còn mức độ nhận thức ở đây chỉ có tính tương đối, do người cập nhật phân loại. Mỗi câu hỏi, GV phải đảm bảo các mục: mã (ID) câu hỏi, nội dung, bốn lựa chọn, đáp án, mức độ (khó), lĩnh vực. Nếu chưa điền đầy đủ các mục trên, hệ thống sẽ nhắc nhở và dữ liệu sẽ chưa được cập nhật. Sau khi điền các nội dung, GV chọn nút Thêm để thêm câu hỏi vào cơ sở dữ liệu. GV cũng có quyền thay đổi các câu hỏi do mình đã phát triển. 2.6. Cập nhật Tài nguyên Từ trang quản trị chọn cập nhật Tài liệu, trang tài liệu xuất hiện với giao diện như hình p6.16. Mỗi tài nguyên phải đảm bảo các mục: số ID (mã riêng), tiêu đề, tóm tắt, nội dung và danh mục. GV phải đảm bảo các nội dung này trước khi chọn nút Thêm. Hệ thống sẽ tự động nhắc nhở nếu GV điền thiếu các mục. Với trình soạn thảo hiện tại (editor) GV có thể đưa các tài liệu định dạng html, MS word, pdf lên mạng. GV cũng được phép hiệu chỉnh các tài nguyên do mình phát triển trước đó. Hình p6.16. Một phần giao diện trang cập nhật Tài nguyên 3. Thoát khỏi hệ thống Sau khi kết thúc phiên làm việc, để đảm bảo an toàn thông tin. GV cần chọn Đăng xuất ở thanh menu phía trên để thoát khỏi hệ thống (hình p6.17). Hình p6.17. Chọn Đăng xuất để thoát khỏi hệ thống web Phần 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEB-PBL DÀNH CHO SINH VIÊN 1. Truy cập vào WEB-PBL Hình p6.18. Trang chủ của WEB-PBL Để vào được trang chủ của WEB-PBL, hãy gõ địa chỉ sau (nếu bạn đã cài đặt thử nghiệm trên máy cá nhân như phần 1) hoặc địa chỉ (nếu muốn sử dụng trực tuyến trên mạng) và nhấn phím Enter. Hiện tại, WEB-PBL SV không cần phải đăng nhập. Ngoài các chức năng cập nhật web (chỉ dành cho GV và người quản trị), SV có quyền truy cập các trang cùng các chức năng hỗ trợ việc học tập. 2. Học tập với module PBL Từ trang chủ WEB-PBL, SV click chọn module PBL (biểu tượng ngôi nhà). Từ trang module PBL, SV có thể tìm các vấn đề học tập mình quan tâm bằng cách click vào các tính năng như hình p6.19. Hình p6.19. Trang module PBL với các tính năng tìm kiếm “vấn đề” Chẳng hạn, SV click chọn lĩnh vực Thiên văn. Trang các “vấn đề” thuộc lĩnh vực thiên văn xuất hiện như hình p6.20 với chi tiết về các “vấn đề”. Tiếp theo, giả sử vấn đề SV quan tâm là vấn đề thứ 2 (từ trên xuống), SV click chọn vào tiêu đề, các thông tin đầy đủ của một vấn đề học tập này sẽ hiện ra trên một trang như hình p6.21. Hình p6.20. Các “vấn đề” thuộc lĩnh vực Thiên văn Từ đây, SV có thể tìm hiểu, nguyên cứu và giải quyết vấn đề học tập nhờ những hỗ trợ và các liên kết sẵn có. Cụ thể, SV có thể tìm hiểu những nhiệm vụ chính (các gợi ý của GV), hướng dẫn nhóm làm việc của GV, thang đánh giá, kinh nghiệm,… từ thanh menu phía trên hoặc thực hiện các hoạt động: tra thuật ngữ, tìm tài liệu hỗ trợ, trao đổi qua diễn đàn,… ở menu trái. Hình p6.21. Vấn đề học tập “Trái đất – con tàu vũ trụ đầy ấp sự sống duy nhất của Thái dưng hệ” 3. Tìm hiểu thuật ngữ với module Từ điển Hình p6.22. Các tính năng tra thuật ngữ của module Từ điển Trong quá giải quyết vấn đề học tập, SV muốn tìm hiểu một thuật ngữ nào đó. SV có thể tra thuật ngữ tại module Từ điển. Việc ta từ điển của hệ thống WEB-PBL bước đầu chỉ phát triển với các tính năng như: tra bằng cánh nhập trực tiếp, theo thứ tự ABC, theo tên GV (xem hình p6.22). 4. Tự kiểm tra kiến thức với module Trắc nghiệm WEB-PBL bước đầu phát triển module Trắc nghiệm để hỗ trợ SV tự kiểm tra kiến thức. Từ trang chủ SV click chọn module Trắc nghiệm (biểu tượng cây viết chì), trang điều khiển của module này có giao diện và chức năng được tóm lượt như hình p6.23. Hình p6.23. Các tính năng cơ bản của trang điều khiển của module Trắc nghiệm 5. Khai thác nguồn tài liệu trên module Tài nguyên Nguồn tài liệu hỗ trợ SV giải quyết vấn đề chủ yếu đã được GV chỉ dẫn từ các nguồn tin cậy của các website bên ngoài. Tuy nhiên, WEB-PBL cũng chú ý đến các tài liệu, các bài soạn do GV biên soạn hoặc sưu tập. Module Tài nguyên sẽ lưu giữ những tài liệu này. Hiện tại, WEB-PBL chỉ phát triển giao diện đơn giản để SV có thể tiếp cận nguồn tài liệu do GV cập nhật. SV có thể tìm các tài liệu theo xếp loại lĩnh vực hoặc theo GV cập nhật (hình p6.24). Hình p6.24. Giao diện và tính năng cơ bản của module Tài nguyên 6. Tham gia diễn đàn tại module diễn đàn Để tham gia diễn đàn SV phải đăng ký thành viên tại diễn đàn. Các hướng dẫn sử dụng SV có thể xem chi tiết tài phần Trợ giúp trên diễn đàn. 7. Đóng góp ý kiến cho WEB-PBL SV có thể tham gia đóng góp ý kiến về WEB-PBL tại trang Góp ý. Hiện tại chương trình chỉ bước đầu thu thập góp ý dưới dạng các câu hỏi nhiều lựa chọn, SV chỉ được phép chọn một phương án. SV có thể đóng góp ý kiến cho nhiều câu bằng cách chọn lần lượt từng câu. Chúc các em học tập tốt! Phục luc 7 PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN   Các bạn SV thân mến, Sau một thời gian làm việc cùng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu, chắc chắn các bạn cũng đã suy nghĩ nhiều về những việc mà chúng ta đã làm. Chúng tôi muốn biết những suy nghĩ đó của các bạn để khẳng định thêm cho kết quả công việc của chúng ta. Xin các bạn hãy trả lời phiếu khảo sát này để giúp tôi hoàn thành công đoạn cuối cùng của công trình nghiên cứu. Cũng xin nói thêm, những thông tin mà các bạn cung cấp chỉ có tính chất nghiên cứu, không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của các bạn. Trong các câu hỏi dưới đây, bạn hãy suy nghĩ và trả lời bằng việc đánh dấu x vào đáp án mà bạn đồng ý (trừ câu 6 – có hướng dẫn riêng). 1. Ở các môn học khác, bạn có được GV giao cho các vấn đề học tập như kiểu giải quyết tình huống hoặc làm tiểu luận hay không? a/ O Thường xuyên b/  Thỉnh thoảng c/  Không hề có 2. Bạn đánh giá thế nào về sự đầy đủ nội dung của bài báo cáo của nhóm bạn? a/ O 100% b/  Trên 50% c/  Dưới 50% 3. Hãy thử đánh giá chất lượng tri thức của bạn (xung quanh vấn đề học tập của nhóm bạn) sau khi nhóm đã giải quyết xong nhiệm vụ so với chất lượng tri thức các bài học mà bạn chỉ nghe thày giảng trên lớp. a/ O Phong phú hơn thày giảng; b/  Thiếu chính xác hơn thày giảng; c/  Không để ý 4. Sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập của bạn là do: a/ O Áp lực về điểm số b/  Sự hưng phấn với nội dung được giao c/  Không để ý 5. Khi giải quyết nhiệm vụ học tập trong môn học Thiên văn, nhóm bạn có khai thác mạng Internet để tìm kiếm nội dung hay không? a/ O Thường xuyên b/  Đôi khi c/  Không cần 6. Bạn thích hoạt động nào nhất trong quá trình giải quyết vấn đề (hoặc làm tiểu luận) vừa mới hoàn thành? a/ O Đọc sách b/  Lên mạng c/ O Thảo luận trong nhóm d/  Viết bài báo cáo e/ O Thiết kế PowerPoint f/  Báo cáo trước lớp 7. Hãy chọn một trong những ô dưới đây để tự đánh giá: Năng lực nào của bạn được tiến bộ rõ nhất thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập trong môn Thiên văn này? a/ O Đọc hiểu b/ O Khai thác internet c/ O Phân tích vấn đề d/ O Tổng hợp vấn đề e/ O Làm việc nhóm f/ O Sử dụng ngôn ngữ để trình bày 8. Hãy xếp thứ tự lợi ích mà bạn có được sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập (đánh số từ 1 đến 5 vào ô tương ứng). a/ O Biết tự nghiên cứu b/ O Biết làm việc tập thể c/ O Hiểu được một số vấn đề Thiên văn có liên quan đến cuộc sống d/ O Biết tranh luận e/ O Biết trình bày trước đám đông 9. Bạn có thể chọn 1 (hoặc không chọn) đề nghị với giảng viên về nhiệm vụ học tập giao cho SV? a/ O Nên giao nhiệm vụ ở cuối giáo trình b/ O Nên giao nhiệm vụ đầu giáo trình c/ O Nên chỉ cho SV nhiều tài liệu hơn d/ O Nên cho đọc ít tài liệu, phù hợp thời gian e/ O Nhiệm vụ học tập cần dễ hơn f/ O Nhiệm vụ học tập cần khó hơn g/ O Thày chỉ cần giảng trên lớp là đủ h/ O Nên cho SV báo cáo bằng một bài luận i/ O Các nhiệm vụ nên sát với cuộc sống j/ O Cần có nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn 10. Bạn hãy cho biết ít nhất một thông tin trong nhiệm vụ học tập của bạn mà bạn cho rằng mình chưa hiểu chính xác. ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................  Bạn thuộc nhóm: (đánh chéo vào tên nhóm của bạn) H1 H2 H3 H4 H5 H6 D1 D2 D3 D4 D5  Cảm ơn bạn đã cung cấp những thông tin cần thiết để chúng tôi có tư liệu quý báu! Phụh lục 8 Kết quả trả lời bảng hỏi của SV (Tính theo phần trăm trong từng nhóm đối tượng) Câu Các đáp án Trả lời (TN) Trả lời (ĐC) Nhận xét a/ Thường xuyên 15.4% 20.0% b/ Thỉnh thoảng 84.6% 80.0% 1 c/ Không hề có 0.0% 0.0% Đa số SV đều chọn phương án a. Đây cũng là thực tế vì các thày cô ít có bài tập như vậy (kiểu giải quyết tình huống hoặc làm tiểu luận). Ai trả lời a là “có vấn đề” và chúng tôi để ý khi phân tích các câu trả lời tiếp theo của người này nếu thấy nghi vấn a/ 100% 15.4% 13.3% b/ Trên 50% 76.9% 66.7% 2 c/ Dưới 50% 7.7% 20.0% Đa số SV chọn phương án b a/ Phong phú hơn thày giảng 73.1% 30.0% b/ Thiếu chính xác hơn thày giảng 26.9% 70.0% 3 c/ Không để ý 0.0% 0.0% Tỉ lệ SV nhóm TN chọn phương án a cao nhất, còn nhóm ĐC chủ yếu chọn phương án b. a/ Áp lực về điểm số 23.1% 36.7% b/ Hưng phấn với nội dung được giao 69.2% 50.0% 4 c/ Không để ý 7.7% 13.3% Đối với nhóm TN, tỉ lệ SV chọn phương án b cao hơn tỉ lệ phương án a. Còn nhóm ĐC thì tỉ lệ chọn phương án a cao hơn phương án c. a/ Thường xuyên 76.9% 46.7% b/ Đôi khi 23.1% 40.0% 5 c/ Không cần 0.0% 13.3% Phương án a được SV 2 nhóm chọn nhiều nhất. Nhóm TN tỉ lệ chọn phương án a cao hơn nhiều phương án b. Còn nhóm ĐC, tỉ lệ SV chọn phương án a và b gần bằng nhau và cao hơn tỉ lệ chọn c. a/ Đọc sách 7.7% 46.7% b/ Lên mạng 38.5% 16.7% c/ Thảo luận nhóm 19.2% 16.7% d/ Viết bài báo cáo 15.4% 6.7% e/ Thiết kế PowerPoint 11.5% 6.7% 6 f/ Trình bày báo cáo 7.7% 6.7% Tất cả các phương án đều có SV chọn, SV nhóm TN có tỉ lệ chọn phương án b cao nhất còn SV nhóm ĐC chọn nhiều nhất là phương án a. a/ Đọc hiểu 3.8% 33.3% b/ Khai thác internet 11.5% 10.0% c/ Phân tích vấn đề 34.6% 6.7% d/ Tổng hợp vấn đề 30.8% 13.3% e/ Làm việc nhóm 11.5% 10.0% 7 f/ Sử dụng ngôn ngữ để trình bày 7.7% 26.7% Nâng lực mà SV nhóm TN thừa nhận họ tiến bộ nhất là phân tích vấn và tổng hợp vấn đề, còn nhóm ĐC cho rằng nâng lực họ tiến bộ là đọc hiểu và sử dụng ngôn ngữ để trình bày. a/ Biết tự nghiên cứu 1(38,5%) 2(7.7%) 3(34.6%) 4(15.4%) 5(3.8%) 1(40.0%) 2(16.7%) 3(20.0%) 4(13.3%) 5(10.0%) b/ Biết làm việc tập thể 1(7.7%) 2(11.5%) 3(26.9%) 4(23.1%) 5(30.8%) 1(33.3%) 2(6.7%) 3(13.3%) 4(23.3%) 5(23.3%) c/ Hiểu một số vấn đề Thiên văn có liên quan 1(34.6%) 2(34.6%) 3(3.8%) 4(11.5%) 5(15.4%) 1(6.7%) 2(30.0%) 3(16.7%) 4(20.0%) 5(26.6%) 8 d/ Biết tranh luận 1(11.5%) 1(10%) SV nhóm TN ưu tiên xếp số 1 là biết tự nghiên cứu (a) và hiểu một vấn đề Thiên văn có liên quan (c). Còn SV nhóm ĐC ưu tiên xếp số 1 là biết tự nghiên cứu (a) và biết làm việc tập thể (b). 2(23.1%) 3(23.1%) 4(11.5%) 5(30.8%) 2(26.7%) 3(20.0%) 4(20.0%) 5(23.3%) e/ Dám trình bày trước đám đông 1(7.7%) 2(23.1%) 3(11.5%) 4(38.5%) 5(19.2%) 1(10.0%) 2(20.0%) 3(30.0%) 4(23.3%) 5(16..7% ) a/ Nên giao nhiệm vụ ở cuối giáo trình 11.5% 6.7% b/ Nên giao nhiệm vụ đầu giáo trình 3.8% 6.7% c/ Nên chỉ cho SV nhiều tài liệu hơn 34.6% 10.0% d/ Nên cho đọc ít tài liệu, .. 7.7% 40.0% e/ Nhiệm vụ học tập cần dễ hơn 3.8% 6.7% f/ Nhiệm vụ học tập cần khó hơn 7.7% 3.3% g/ Thày chỉ cần giảng trên lớp là đủ 3.8% 13.3% h/ Nên cho SV báo cáo bằng bài viết 7.7% 3.3% i/ Các nhiệm vụ nên sát với cuộc sống 7.7% 6.7% 9 j/ Cần có nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn 11.5% 3.3% Tất cả các phương án đều có SV chọn. Tuy nhiên, nhóm TN chọn nhiều nhất phương ám c và nhóm ĐC phương án được chòn nhiều nhất lại là phương án d. Phụ lục 9 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI BÁO CÁO CỦA SV SV đang theo dõi báo cáo Thầy trò cùng tham gia đánh giá Sinh viên đang báo cáo Sinh viên đang báo cáo Thầy “trọng tài” trong các cuộc tranh luận Các nhóm đang bảo vệ kết quả của mình SV tận dụng cả những tài liệu offline để tranh luận SV đang tranh luận SV thảo luận về kết quả các nhóm trình bày SV đang online để “Kiến tạo” Trái đất SV tận dụng cả những tài liệu online để tranh luận SV đang theo dõi bạn báo cáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH030.pdf
Tài liệu liên quan