Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp

Hơn 10 năm qua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về công tác xoá đói giảm nghèo, Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo. Bởi vì thực hiện thành công các mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng chính là thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững. Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tính khoảng trên 4.500 tỷ đồng. Phần lớn nguồn vốn ấy tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông thôn Quảng Bình đã khởi sắc. Nhưng khó khăn vẫn đang chồng chất ở phía trước. Hiện tại Quảng Bình có 36 xã trong diện đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của chính phủ, ngoài ra có thêm 18 xã thuộc vùng bãi ngang thuộc diện nghèo nhất tỉnh. Qua nghiên cứu thực trạng nghèo đói của tỉnh Quảng Bình, xem xét các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhìn chung các nguyên nhân cũng na ná như những vùng khác trong cả nước. Nhưng cũng có đặc thù nổi bật đó là nguyên nhân nghèo đói tập trung ở các nhóm hộ nghèo đông con, văn hoá, trình độ dân trí thấp, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hủ tục, nông nghiệp truyền thống thuần tuý còn nặng nề. Ngoài ra, tình trạng khó khăn đặc thù chung của tỉnh Quảng Bình là điều kiện sản xuất khó khăn, tình trạng rủi ro trong sản xuất còn lớn (do thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt ). Qua nghiên cứu thực tế công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, những nỗ lực từ phía trung ương và tỉnh Quảng Bình trong công tác xoá đói giảm nghèo, bên cạnh những thành quả đạt được trong thời gian qua, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình, xác định rõ những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nghèo đói, những bất cập trong việc triển khai công tác xoá đói giảm nghèo, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng đồng bộ các giải pháp xoá đói giảm nghèo phù hợp với từng địa phương, vùng, tiểu vùng sinh thái của tỉnh, tận dụng được những lợi thế của từng vùng, khai thác một cách có hiệu quả các chương trình của chính phủ như chương trình 135, 327, vv. Việc phối hợp lồng ghép các mục tiêu của dự án sao cho có hiệu quả hợp lý là một trong những công việc đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo. Cốt lõi vấn đề là phát triển kinh tế bền vững là cơ sở để xoá đói giảm nghèo và ngược lại xoá đói giảm nghèo vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển toàn diện kinh tế xã hội.

doc127 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra. Các biện pháp tăng năng suất đất canh tác nông nghiệp. Hiện nay, theo thống kê tỉnh Quảng Bình có khoảng trên 80 % dân số nông thôn và hộ gia đình nông thôn sống chủ yếu dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp. Hầu hết người nghèo lại tập trung trên 90 % ở khu vực nông thôn, miền núi, ven biển bãi ngang đây cũng là khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất, vì vậy biện pháp tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp sẽ có tác dụng tăng khả năng xoá đói giảm nghèo ở toàn bộ khu vực nông thôn Quảng Bình. Trong đó tăng năng suất cây trồng là một giải pháp hữu hiệu nhất ở Quảng Bình trong điều kiện hiện nay. Nội dung của giải pháp tăng năng suất cây trồng ở Quảng Bình phải tập trung vào các điểm mấu chốt sau đây: - Thứ nhất là đất đai và thuỷ lợi là hai yếu tố có thể xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến sản lượng nông nghiệp ở Quảng Bình hiện nay. Khi phân tích điều kiện sản xuất của từng huyện, vùng sinh thái thấy nổi cộm là vấn đề thuỷ lợi hệ thống tưới tiêu xuống cấp nghiêm trọng. Một số xã thiếu kinh phí để qui hoạch giao đất, giao rừng cho hộ nông dân. Do vậy cần phải khẩn trương hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân sử dụng và phải phân bổ đều các cơ hội sử dụng các yếu tố này giữa các nhóm thu nhập, giúp điều hoà thu nhập gia đình từ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là: giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân dưới nhiều hình thức thích hợp. Các diện tích cây lâu năm có thể chuyển giao dần cho các hộ nông dân theo khả năng nhận dưới hình thức bán đất, khoán giá trị hoặc bán trả dần bằng sản phẩm. Hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nông dân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún. Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật, không để nông dân nghèo sống bằng nghề nông phải bán đất, ngăn chặn và xử lý các thủ đoạn chèn ép cưỡng đoạt đất của nông dân nghèo. Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn và sức lao động cùng với sự hỗ trợ từ phía chính quyền để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống kênh mương và giao thông nông thôn. Khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất hợp lý thông qua việc thực hiện quyền chuyển đổi và chuyển nhượng ruộng đất. Mức độ hiệu quả sử dụng đất (thể hiện thông qua năng suất cây trồng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích) phải trở thành tiêu chuẩn để khuyến khích mở rộng diện tích trồng hoặc hỗ trợ đầu tư. - Thứ 2 là đầu tư trang bị công nghệ, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trên thực tế ở Quảng Bình đã thấy rõ những hộ nghèo hầu hết là thuần nông, do vậy nếu chỉ tập trung vào trồng cây lương thực thì cùng lắm được mùa cũng chỉ đủ ăn, nhưng đối với vùng núi nơi chưa có hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu hoàn chỉnh, chăm sóc lúa chỉ chờ vào nước thiên nhiên thì ngay việc đảm bảo duy trì an toàn lương thực cũng rất khó khăn. Do vậy, đa dạng hoá sản xuất chuyển từ thuần nông độc canh cây lúa sang đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi) lựa chọn cải tiến giống và phương thức canh tác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo ra các vùng hàng hoá, vùng nguyên liệu cho công nghiệp như mía đường, cà phê, cao su, chè, tiêu, đậu, lạc... đây là hướng đi rất cơ bản nhằm cải tạo nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá năng suất cao và mang tính hàng hoá rộng rãi và là cơ sở để tận dụng triệt để các tiềm năng đất đai, mặt nước, nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn Quảng Bình. Bên cạnh đó việc hỗ trợ và định hướng của môi trường kinh tế vĩ mô phải được cụ thể hoá bằng việc nhà nước hỗ trợ tạo thị trường tiêu thụ, qui hoạch sản xuất phải đi đôi với qui hoạch phát triển mạng lưới thu mua, mạng lưới chế biến, ưu tiên đầu tư vốn cho công nghiệp chế biến nông sản - Thứ 3 là vấn đề khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm, khuyến ngư) có tác động quan trọng đến tăng sản lượng nông nghiệp, giúp người nghèo tiếp cận được với các biện pháp làm ăn tiến bộ là một lối ra có ý nghĩa quyết định đến việc họ tự vươn lên thoát nghèo. Trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường người nông dân rất cần các thông tin về giá cả, dung lượng thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, các thông tin về giống, cây trồng phân bón và hệ thống phương pháp gieo trồng và khuyến nông sẽ giúp cho người nông dân đặc biệt là người nghèo có các quyết định tối ưu về sử dụng các yếu tố sản xuất. Hệ thống trung tâm khuyến nông cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin thôn, xóm đặc biệt là đến với vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống mạng lưới điện. Hình thức tổ chức các lớp tập huấn công tác khuyến nông cho các hộ nông dân và người nghèo cũng chỉ là một hình thức trong công tác khuyến nông. Vấn đề khuyến nông cần tập trung vào các nội dung quan trọng như: + Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất có hiệu quả với từng loại cây trồng khác nhau nhằm giúp nông dân lựa chọn. + Nghiên cứu thuần dưỡng và phổ biến các loại giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao cho các hộ gia đình. + Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y tới từng thôn xóm. + Hướng dẫn tiếp thị Cụ thể công tác khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm, khuyến ngư) theo từng vùng sinh thái ở Quảng Bình như sau: Đối với vùng đồng bằng: Tập trung cải tạo bổ sung nâng cấp hệ thống cây trồng vật nuôi đặc biệt là giống lúa, lợn, vịt siêu trứng, thuỷ sản, rau mầu, kèm theo các dịch vụ bảo vệ thực vật thuốc thú y. ở miền núi và vùng đồi tập trung giống lúa cây ăn quả, bò, lợn, dê, cây lâm nghiệp. Hiện nay ở các vùng đồi núi ở Quảng Bình nông dân vẫn sản xuất chủ yếu là các giống cũ, năng suất thấp do vậy cần phải đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn để nông dân nắm bắt được qui trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc các giống mới. Ngoài ra cũng cần có kế hoạch cung cấp cá giống cho các xã đồng bằng và vùng đồi có điều kiện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Theo phân tích điều kiện sản xuất theo từng vùng sinh thái và một số cuộc điều tra đã phản ánh lên rằng tình trạng dịch bệnh đối với gia súc thường xuyên xảy ra và chưa được giải quyết triệt để. Do vậy cần phải tăng cường cán bộ thú y và đầu tư hỗ trợ cho các xã nghèo vùng núi trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc. Đối với các xã vùng biển và đồng bằng ven biển (bãi ngang). Tiến hành qui hoạch và hỗ trợ kỹ thuật cung cấp giống cây lâm nghiệp phù hợp với vùng bãi cát để trồng rừng chắn cát bay, tạo điều kiện cho các xã ở vùng này cải thiện môi trường canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng đất cát có hiệu quả. Thời gian vừa qua đã có dự án thí điểm nuôi tôm sú trên cát đã đem lại hiệu quả. Do vậy, thời gian tới cần nhân rộng mô hình này, phát triển nuôi tôm sú phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển các ngành mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Theo số liệu thực tế thì số dân sống bằng nghề biển còn rất thấp so với nghề nông, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dân số. Tuy nhiên, số người sống bằng nghề này thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong các nhóm nghề, do vậy cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư đánh bắt cá xa bờ cho một số xã vùng biển, xã đồng bằng giáp biển. Hiện nay, ngư dân đang thiếu ngư lưới cụ đánh bắt cá, các phương tiện đánh bắt cá hiện đại, ngành thuỷ sản cần tăng cường tổ chức dịch vụ, cung ứng ngư lưới cụ, trang thiết bị cho ngư dân, có chính sách hỗ trợ đối với các hộ nghèo trong việc tổ chức đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản. Tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến thuỷ hải sản bao tiêu đầu ra cho ngư dân. Đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn. Theo như số liệu phân tích về nghề nghiệp tình trạng việc làm ở Quảng Bình chúng ta thấy rằng: nếu chỉ dừng lại ở phát triển nông nghiệp (thuần nông) thì mới chỉ có thể đảm bảo cho cư dân nông thôn một nguồn thu nhập hạn chế nhưng khó có khả năng đưa nông dân ở nông thôn trở nên giầu có. Mà thực tế, chúng ta biết rằng hầu hết các hộ nghèo đều là thuần nông. Do vậy, phải thực hiện các bước đa dạng hoá thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Điều này sẽ có tác dụng: - Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Quảng Bình, đặc biệt là trong lúc nguồn lao động ở nông thôn ngày càng dư thừa nhiều mà đất đai nông nghiệp nguồn tư liệu chủ yếu để mở rộng sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn đồng thời chúng ta biết rằng điều kiện sản xuất của các vùng tại Quảng Bình rất khó khăn đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, do vậy khả năng xen canh, tăng vụ không phải vùng nào cũng có điều kiện thực hiện. Giải quyết việc làm ở nông thôn qua mạng lưới ngành nghề phi nông nghiệp là một phương thức thích hợp và trên thực tế đã đem lại hiệu quả thiết thực ở nhiều nước đang phát triển. Nó không những làm tăng thu nhập cho nông dân mà còn tạo điều kiện để đầu tư lại nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Nếu như lao động nông thôn vừa làm ruộng, vừa làm các nghề khác trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn thì sẽ là hình thức tốt nhất để tăng thu nhập cho người nông dân mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp di dân. 3.2.1.3.1. Phát triển đa dạng các ngành nghề phi nông nghiệp (làng nghề truyền thống, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản), tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân, tăng thu nhập, chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, tiểu vùng. - Thứ nhất khôi phục lại các làng nghề truyền thống, theo số liệu điều tra cho thấy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ở nông thôn Quảng Bình đang gặp nhiều khó khăn, thị phần thị trường bị thu hẹp do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn sản xuất, công nghệ lạc hậu nên nhiều nghề đã bị mai một. Do vậy cần phải khôi phục lại các làng nghề truyền thống. Đó là các làng nghề có quá trình phát triển từ lâu đời, nên nếu khôi phục lại sẽ có điều kiện phát huy các lợi thế về tay nghề của các nghệ nhân, nhãn hiệu truyền thống cũng như các thị trường truyền thống. Chính quyền địa phương cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ các xã và hộ nghèo phát triển ngành nghề bằng cách tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn, qui hoạch vùng nguyên liệu, tìm thị trường, hỗ trợ kỹ thuật về công nghệ, mẫu mã, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý cho phát triển ngành nghề. - Thứ hai lựa chọn những ngành có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho những lao động dư thừa ở nông thôn. Do đặc thù ở Quảng Bình có tới hơn 80 % lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, tình trạng dư thừa lao động trong những lúc giãn vụ, do vậy cần phải phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất phục vụ cho nông nghiệp, kể cả việc khôi phục, đưa vào sử dụng và khai thác các lợi thế về môi trường thuỷ sản, giao thông du lịch, trên các diện tích mặt nước như khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, có động Phong Nha, phát triển du lịch sinh thái thu hút lao động, tăng thu nhập cho người lao động. - Thứ ba phát triển các mạng lưới dịch vụ trong nông nghiệp từ dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, đến các dịch vụ mua bán, chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ sản để cung cấp trong nước và xuất khẩu; kể cả dịch vụ bảo vệ thực vật, giao thông vận tải nông thôn, xây dựng nhà cửa và sửa chữa nhà cửa. Cần tập trung xúc tiến xây dựng dự án khai thác tiềm năng của từng tiểu vùng như vùng cát trắng, cát thuỷ tinh ở các xã vùng ven biển và đồng bằng ở Quảng Bình tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân ở vùng này. Đây là tiềm năng rất lớn mà những xã nghèo, vùng nghèo không có điều kiện để khai thác, do vậy nhà nước, tỉnh cần có qui hoạch phát triển công nghiệp chế biến cát thuỷ tinh hoặc khai thác cát để bán dưới dạng nguyên liệu. 3.2.1.3.2. Vấn đề cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất thông qua thị trường tín dụng nông thôn. Một trong những lý do quan trọng làm cho các hộ gia đình nghèo khó có thể tự mình vươn lên được là thiếu vốn. Theo số liệu điều tra cho thấy hầu hết nông dân thiếu vốn sản xuất và họ đều cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, mặt khác thiếu các điều kiện sản xuất tối thiểu, cùng với điều kiện sống hết sức khó khăn. Nhìn chung người nông dân, đặc biệt là người nghèo bị hạn chế về vốn, do không được tiếp cận đầy đủ tín dụng để có thể đầu tư cho nông nghiệp. Thực tế ở Quảng Bình trong những năm qua cho thấy nông dân nghèo rất ít tiếp cận được với tín dụng chính qui và phần lớn chỉ có được tín dụng phi chính qui với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất của khu vực tín dụng chính qui. Việc tiếp cận không đầy đủ với các thị trường tín dụng là một trở ngại cho việc đầu tư cho hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, những cải tiến trong việc huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn và cơ cấu lãi suất là rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình nông thôn với tín dụng. Cần phải đa dạng hoá các hình thức tín dụng, các nguồn vốn đi liền với việc hoàn thiện thể chế cho các hộ thuộc diện nghèo vay. Cần khắc phục tình trạng quá phân tán các nguồn vốn làm cho vốn bị xé lẻ, không cho vay tập trung được mà chỉ nhỏ giọt với số lượng ít nên người nghèo khó khăn trong sử dụng để tăng gia sản xuất có hiệu quả. Nên tập trung các kênh rót vốn đầu tư trong và ngoài nước thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo. Thực tế chỉ rõ nếu dựa trên nguyên tắc “có vay có trả” người sử dụng các nguồn vốn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo toàn vốn và làm cho nó sinh lời tránh tình trạng cho vay để ăn tiêu lãng phí và phải thống nhất quan điểm giúp người nghèo cho họ cái cần câu và mồi câu và dạy cách họ câu cá chứ không “cho họ con cá” để họ tự vận động vươn lên thoát nghèo. Một thực tế nữa là không những món tiền vay thường nhỏ, manh mún mà thời hạn vay lại ngắn, rất khó triển khai đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Do vậy cần xây dựng chế độ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh chẳng hạn vay chăn nuôi gia cầm thì thời hạn ngắn, vay trồng cây lâu niên, nuôi trồng thuỷ sản, dự án đánh bắt cá xa bờ đối với vùng biển, vùng đồi núi thì phải cho vay với thời hạn dài, trung hạn cùng với số lượng vốn lớn, thông qua nguồn tín dụng của ngân hàng phục vụ người nghèo, quĩ xoá đói giảm nghèo vv... 3.2.1.3.3. Thúc đẩy tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ ở thành thị tạo ra nhiều việc làm mới. Theo như cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình năm 1996 tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm 17,7 % nông nghiệp chiếm 44 %. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 78,6 %, công nghiệp 11,9 %, dịch vụ 9,5 %. Tương ứng với cơ cấu GDP cả tỉnh năm 2001, nông nghiệp 35,7 %, công nghiệp – xây dựng 26 %, dịch vụ là 38,3 %. Nhìn vào cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ năm 1996 – 2001, công nghiệp tăng lên, dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên khi xem xét vào thực chất của tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh Quảng Bình thì rất đơn điệu vì công nghiệp tập trung chủ yếu là lĩnh vực xây dựng cơ bản, các ngành công nghiệp khác của Quảng Bình có nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác triệt để. Do vậy trong thời gian tới tỉnh cần phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào những ngành Quảng Bình có lợi thế như: đầu tư phát triển nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với số lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu lớn. Một số mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát đang được triển khai thí điểm, nếu thành công sẽ mở ra hướng phát triển mạnh trong lĩnh vực thuỷ sản. Tín hiệu mừng là thời gian qua, hải sản của ta bước đầu được xuất trực tiếp qua thị trường Mỹ và EU. Nhà máy chế biến hải sản sông Gianh vừa được đầu tư xây dựng có công suất 1000 tấn/năm, đi vào hoạt động khá ổn định và cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỉnh tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy chế biến hải sản 600 tấn/năm ở Phú Hải - Đồng Hới đưa công suất chế biến hải sản của tỉnh lên 2.300 tấn/năm. Năm 2001, công ty sông Gianh tỉnh Quảng Bình đã xuất sang thị trường Mỹ 16 tấn hải sản đông. Thời điểm xuất lô hàng này đúng vào lúc xảy ra sự kiện 11/9/2001 nên gặp khó khăn nhiều mặt. Tuy lô hàng bán ra không đạt dự kiến nhưng bù lại là lần đầu tiên hàng hải sản của tỉnh được xuất trực tiếp vào thị trường Mỹ, là thị trường rất khó tính. Đây là một thắng lợi lớn trong việc tiếp cận thị trường. Đầu năm 2002, hàng hải sản của tỉnh tiếp tục xuất trực tiếp qua thị trường này và thị trường Nhật Bản và Trung Quốc ... Nhờ vậy trong vòng 2 tháng đầu năm, tỉnh đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1.700.000 USD so với cùng kỳ tăng gấp đôi. Trong đó, Hàng hải sản đông: 140 tấn, hải sản khô 50 tấn và một số mặt hàng khác như: cao su 720 tấn, mặt thảm mây 900 m2, gỗ 330 m3. Trong tất cả các mặt hàng của tỉnh, xuất khẩu mặt hàng hải sản đông đang được giá nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy năm 2002, tỉnh đã đề ra chương trình khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong đó nuôi trồng đánh bắt, chế biển thuỷ hải sản xuất khẩu là ngành ưu tiên phát triển mũi nhọn hàng đầu của tỉnh. Tiếp đến là đầu tư tăng tốc phát triển du lịch, tỉnh đã đầu tư nguồn vốn thích đáng vào ngành du lịch. Nhờ đó mà lượng du khách đến tỉnh năm 2001 đạt 281.000 lượt người tăng 17 % so với năm trước, trong đó du khách quốc tế tăng 36,5 %. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng và các sản phẩm dịch vụ phục cho du lịch còn rất nghèo nàn, do vậy trong thời gian tới cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho du lịch phát triển, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới. Mở rộng khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi tắm Nhật Lệ, du lịch suối Bang vv... Tập trung khai thác phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản xuất khẩu, những sản phẩm truyền thống như chế biến gỗ xuất khẩu, mỗi năm tỉnh được phép khai thác 20.000 m3 gỗ. Sử dụng gỗ vào sản xuất hàng mộc nội thất và gỗ xuất khẩu. Khởi công nhà máy xi măng sông Gianh đạt công suất 1,4 triệu tấn/ năm; nhà máy sản xuất lắp ráp phụ tùng xe gắn máy; dự án chế biến gỗ ván tre, dự án chế biến thức ăn gia súc, chế biến gỗ, cao su ... Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có bước phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cụ thể năm 1999, tỉnh có 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến 31/12/2001 tăng lên 326 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH với tổng số vốn đầu tư lên tới 220 tỷ đồng tăng 210 % so với năm 1999, thu hút lao động 3.000 người. Nhưng chủ yếu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tỉnh giầu tiềm năng. Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung phát triển theo 4 chương trình kinh tế trọng điểm đó là: - Chương trình phát triển hàng xuất khẩu. - Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. - Chương trình phát triển du lịch. - Chương trình đánh bắt nuôi trồng thuỷ, hải sản. Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhân dân hưởng ứng đồng tình, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực này, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển sẽ góp phần giải quyết số lao động dôi dư trong nông nghiệp, chuyển dần số lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo, giảm số lượng lao động phải đi làm thuê ở các tỉnh bạn, giảm bớt chi phí đi lại tăng thu nhập cho người nghèo. Theo số liệu cho thấy thu nhập của lao động làm thuê so với ngành nghề khác là khá cao, tuy nhiên số lượng người đi làm thuê vẫn còn rất hạn chế và thường phải đi làm thuê ở các tỉnh bạn. 3.2.1.4. Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu sẽ giúp tăng năng suất lao động nông nghiệp hoà nhập thị trường, hỗ trợ thương mại và công nghiệp hoá nông thôn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất cần thiết để tăng thu nhập và giảm nghèo đói, đặc biệt là đối với các khu vực nông thôn. 3.2.1.4.1. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đặc biệt là các xã nghèo, vùng nghèo khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc thiểu số như cầu, đường sá, trường học, điện, nước sạch. - Cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các huyện, xã vùng nghèo như: Minh Hoá, Tuyên Hoá. Tạo ra các nguồn tài chính đa dạng để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn, trạm biến thế điện, trường học, chương trình nước sạch... trong đó giao thông nông thôn đóng vai trò huyết mạch trong phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá, tiếp thu khoa học kỹ thuật, hình thành thị trường. Cần ưu tiên nguồn tài chính cho các xã nghèo vùng nghèo. Thực tế thấy rằng, các địa phương nghèo có tỷ lệ hộ nghèo đói cao thường là những vùng thuần nông, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc khép kín, kinh tế hàng hoá chưa phát triển do hệ thống giao thông liên lạc không thuận lợi. Do vậy để có thể nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh cần phải thực hiện các giải pháp sau: - Thứ nhất phải nâng tỷ trọng đầu tư xây dựng cơ bản vào nông thôn từ 20 % hiện nay lên 25 – 30 %. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn tỷ lệ gia tăng GDP nông nghiệp khoảng 3 – 3,5 % hàng năm trong tổng GDP thì tỷ lệ vốn dành cho nông nghiệp không thể nhỏ hơn 20 % tổng vốn đầu tư. Cần phải tăng tỷ trọng đầu tư vào hệ thống đường sá, giao thông, thuỷ lợi, kho tàng, bến bãi và cho nông thôn trong tổng vốn đầu tư. Chú trọng hoàn chỉnh kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi và thuỷ nông. Trong thời gian vừa qua, tỉnh đã xác định được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài nguồn vốn của chính phủ theo chương trình 135 và hai dự án lớn của IFAD – ARCD và nguồn vốn hỗ trợ các tỉnh miền Trung, tỉnh còn có kế hoach bổ sung thêm vào nguồn vốn này. Cụ thể về xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2001 có 102 công trình vốn đầu tư lớn đưa vào sử dụng trong đó tỷ trọng giao thông 40 %, bưu điện 17,5 %, điện nước 7 %. Và kế hoạch năm 2002, tỉnh sẽ bổ sung ngoài chương trình 135 cho 41 xã nghèo của tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo trên 25 % , tổng mức đầu tư cho chương trình này là 8,2 tỷ đồng trung bình mỗi xã 200 triệu đồng. Ngoài ra, ngân sách hỗ trợ của tỉnh khoảng 2,5 tỷ đồng, nguồn vốn phân bổ cụ thể như sau: Quảng Trạch 14 xã với số vốn 3.650 triệu đồng, Bố Trạch 6 xã 1.200 triệu đồng, Quảng Ninh 7 xã 2.265 triệu đồng, Lệ Thuỷ 7 xã 1.846 triệu đồng, Tuyên Hoá 6 xã 1.350 triệu đồng và Minh Hoá là thị trấn Qui Đạt với số vốn được đầu tư là 392 triệu đồng. - Thứ 2 là điện khí hoá nông thôn là một nội dung quan trọng để tạo điều kiện phát triển sản xuất, dịch vụ, thu mua chế biến nông sản cũng như chuyển giao văn minh công nghiệp cho nông dân. Hiện tại điện lưới quốc gia đã cấp được cho trên 80 % số xã của tỉnh. Một thực tế là điện đã về đến thôn bản nhưng do người dân quá nghèo không có tiền để mua dây để kéo điện về nhà. Ví dụ xã Dân Hoá sau 7 tháng đóng điện nhiều bản làng vẫn chưa có điện. Do vậy, nhà nước và chính quyền địa phương cần phải có nguồn ngân sách hỗ trợ đem nguồn sáng đến cho hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, vùng nghèo theo từng mức độ 20 %, 40 %, 60 %, 80 % tổng vốn đầu tư, còn đường dây từ nguồn đến trạm hạ thế do ngành điện đầu tư. - Để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại cần phải có các cơ chế tài trợ của chính quyền địa phương. Các đường nội tỉnh, huyện, xã cần được sự tài trợ bảo dưỡng nâng cấp bởi cấp chính quyền được hưởng lợi từ chính công trình đó. Nhà nước cần tăng quyền tự quản chi tiêu và thực hành tiết kiệm của chính quyền địa phương, để tài trợ cho những dự án đầu tư, hiện đại và bảo dưỡng thích hợp đồng thời bảo đảm hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ nhằm phát triển và duy trì bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng có tính chất sống còn này. 3.2.2. Phát triển con người và xã hội thông qua phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ xã hội cho người nghèo. 3.2.2.1. Coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục. Trên thực tế khi phân tích các nguyên nhân của nghèo đói tuy không được các hộ đặt lên nguyên nhân hàng đầu, nhưng tìm căn nguyên sâu xa nghèo đói thì đó chính là do người nghèo kém hiểu biết, tự ti không năng động, dẫn đến không tự mình vươn lên thoát nghèo được. Mặt khác các hộ nghèo thường lẩn tránh không dám thừa nhận là mình yếu kém về năng lực, trình độ. Do vậy đảm bảo tốt vấn đề tiếp cận giáo dục cho người nghèo sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt của sự nghèo đói đồng thời cũng loại bỏ nguồn gốc của sự nghèo đói. Xác định được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế, loại bỏ tận gốc sự nghèo đói, trong những năm qua Đảng Bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên dành mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã đạt được những thành quả nhất định. Qui mô giáo dục phát triển nhanh chóng, mạng lưới trường, lớp ở các ngành học, cấp học phát triển hợp lý, vươn tới các bản làng xã xôi, hẻo lánh đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 600 trường học và cơ sở giáo dục đã thu hút được 222.525 em học sinh phổ thông và 34.107 cháu mẫu giáo tăng gấp đôi so với những năm đầu thập kỷ 90. Bình quân cứ 3 người dân có 1 người đi học. Tháng 5/1996 Quảng Bình là tỉnh thứ 15 trong cả nước được Bộ giáo dục tặng bằng “chứng nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH – XMC”. Tuy nhiên để đào tạo được lớp người đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ cao, ít nhất là phổ thông trung học và trình độ cao hơn. Do vậy, tỉnh cần phải quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục đào tạo, có cơ chế động viên khuyến khích mọi người học tập nâng cao trình độ, xây dựng thành một phong trào học tập, người người học tập, nhà nhà học tập, xã hội học tập. 3.2.2.2. Tạo ra sự công bằng trong giáo dục và các chương trình chính sách ưu tiên về dịch vụ giáo dục cho người nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo tới vấn đề giáo dục. Cần có chính sách ưu tiên đối với các hộ nghèo, vùng nghèo trong giáo dục dạy nghề. Theo thống kê có tới 15 % dân số miền núi ở Quảng Bình đang mù chữ, trước mắt phải gấp rút xoá tình trạng mù chữ trong số con em các hộ nghèo đói, đặc biệt là người dân tộc, trẻ em gái, người tàn tật. Để làm được điều đó, nhà nước phải xem xét tình hình cụ thể ở từng cộng đồng người nghèo ở nông thôn để đầu tư cơ sở vật chất trong khuôn khổ chương trình trợ giúp 2.162 xã nghèo, trong đó Quảng Bình có 36 xã đặc biệt khó khăn, xoá tình trạng xã trắng, bản trắng về trường tiểu học cơ sở , nâng cấp các trung tâm dạy nghề, chú trọng các nghề thiết thực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. 3.2.2.3. Tăng cường chất lượng hệ thống dịch vụ Y tế phục vụ cho người nghèo. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về y tế, bảo đảm cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Người nghèo thường hay đau ốm do vậy chi phí cho y tế rất tốn kém làm cho kinh tế gia đình sa sút do phải chi tiêu tiền chạy chữa thuốc thang, lại mất thêm lao động. Theo số liệu điều tra đến từng hộ nghèo đói của tỉnh Quảng Bình, thì tỷ lệ hộ nghèo được thụ hưởng phúc lợi y tế vẫn còn quá ít ỏi so với chi phí thực tế cho vấn đề chữa bệnh. Để tăng cường chất lượng và sự tiếp cận của người nghèo với các chương trình chăm sóc sức khoẻ cần phải có các giải pháp khắc phục các vấn đề sau: - Giảm cản trở đối với việc sử dụng các dịch vụ y tế do quãng đường đi lại xa xôi. - Giảm các chi phí về dịch vụ và thuốc chữa bệnh. - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người đã tiếp cận được với dịch vụ y tế. Các giải pháp cụ thể là: Thứ nhất, mở rộng mạng lưới dịch vụ y tế. Đối với tỉnh Quảng Bình tính đến hết năm 2001, 100 % số xã đều có trạm y tế. Tuy nhiên số bác sĩ và y sĩ, y tá còn quá mỏng. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa thì rất khó khăn, người nghèo rất khó tiếp cận với các dịch vụ y tế do đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, chi phí tốn kém. Thứ 2, giảm chi phí sử dụng các dịch vụ y tế cho người nghèo thông qua các chương trình trợ cấp. Theo như số liệu phân tích, chi phí cho y tế đối với người nghèo trong tổng chi tiêu chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm gần 15 % tổng chi tiêu. Do vậy cần phải xây dựng một hệ thống trợ cấp y tế cho người nghèo, người già cả, người neo đơn có hoàn cảnh khó khăn, thông qua các chính sách miễn giảm phí dịch vụ y tế cho các đối tượng nghèo. Tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng nghèo dựa trên số liệu điều tra khảo sát xác định đối tượng nghèo, xã nghèo, vùng nghèo làm cơ sở để cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí. Thứ 3, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người nghèo: Cũng như mạng lưới giáo dục, chất lượng của dịch vụ y tế nông thôn Quảng Bình còn rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất kỹ thuật, dụng cụ y tế của các trạm xá còn rất nghèo nàn, lạc hậu, nguồn nước sạch chưa đảm bảo, nhiều nơi chưa có điện, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ thầy thuốc ở nông thôn còn thấp và thiếu cả về số lượng y bác sĩ. Do vậy, cần phải tăng cường lực lượng y bác sĩ, kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ y bác sĩ, cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh vừa với mức thu nhập của người dân, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm, trạm y tế xã, qui hoạch đội ngũ nhân viên y tế xã và các vùng đói nghèo, nghiên cứu trả lương và trợ cấp cho các nhân viên y tế từ ngân sách nhà nước. Các giải pháp trên nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ y tế, tạo ra sự công bằng xã hội, mặt khác nó là cơ hội để tạo ra các điều kiện về vật chất, tri thức để người nghèo có thể tự vươn lên xoá đói giảm nghèo và đạt được mức sống ngày càng cao. 3.2.2.4. Thực hiện tốt chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tốc độ tăng dân số của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do sinh đẻ quá nhiều, đặc biệt là ở nông thôn vùng đồi, đồng bằng ở Quảng Bình. Việc sinh đẻ quá nhiều khiến cho những hộ gia đình này không có khả năng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và không có khả năng thoát ra khỏi nghèo đói, lam lũ. Người nghèo thường sinh đẻ không có kế hoạch do trình độ dân trí thấp, nhận thức không đúng đắn về sinh đẻ, muốn sinh nhiều con để có nhiều lao động, nuôi dưỡng lúc tuổi già. Bình quân số nhân khẩu của các hộ nghèo thường cao hơn những hộ khác từ 1 đến 2 người, thậm chí có hộ nghèo có hơn 10 người. Đẻ nhiều, đẻ dày nên không có điều kiện chăm sóc, ốm đau luôn dẫn đến tốn tiền chi phí thuốc thang, con cái ốm đau không có thời gian lao động, kéo theo sản xuất kém đời sống khó khăn thiếu thốn sinh ra ốm đau đó là vòng luẩn quẩn của người nghèo. Đẻ nhiều, đẻ dày không những trực tiếp gây nên cảnh nghèo khó của người nghèo mà còn ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, đến phát triển xã hội nói chung. Để thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm đạt được tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,9 – 1%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2005 trong khoảng 1,1 – 1,2 % của tỉnh Quảng Bình, tỉnh cần phải chú trọng đến các giải pháp có tính chất căn bản sau: - Các giải pháp về kinh tế. Để giảm tỷ lệ tăng dân số, phải tìm cách tăng chi phí cơ hội lên. Nghĩa là chúng ta phải ưu tiên giải quyết việc làm, tạo cơ hội có việc làm, đặc biệt là việc làm có thu nhập khá, cao cho phụ nữ, nâng địa vị của người phụ nữ lên, lúc đó chi phí cơ hội để đẻ một đứa con rất cao người phụ nữ sẽ chủ động các biện pháp phòng ngừa sinh con ngoài ý muốn. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Mặt khác tăng cường hoạt động đầu tư công cộng, phúc lợi xã hội và chăm sóc xã hội cho người già như các trung tâm dưỡng lão chuyên chăm sóc người già cũng là một giải pháp quan trọng để giải toả gánh nặng tâm lý cho những người ít con để nương tựa khi về già. - Các giải pháp xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tăng dân số, cần phải nâng cao trình độ giáo dục và mức sống cho người dân; xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền để đi đến xoá bỏ các tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ và các tư tưởng phong kiến lỗi thời khác. - Thực hiện nghiêm các qui định, nội qui, qui chế về độ tuổi sinh đẻ, khoảng cách giữa các lần sinh đẻ; các hình thức khuyến khích, khen thưởng, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm qui chế của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình. Tích cực tổ chức học tập, tuyên truyền cho nhân dân đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo về kế hoạch phát triển dân số và sinh đẻ có kế hoạch, không sinh con thứ 3, không đẻ quá dày để đảm bảo nuôi dạy con tốt, con khoẻ. Để làm tốt công việc này cần phải có kinh phí và lực lượng cán bộ chuyên trách. Đầu tư đặc biệt cho các xã nghèo như sóng truyền thanh, vô tuyến truyền hình đến các xã thôn và các hộ gia đình là hết sức cần thiết đối với các xã nghèo, huyện nghèo. 3.2.3. Một vài giải pháp về quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình. 3.2.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đạt hiệu quả cao. Bao gồm hoàn thiện các điều luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành quả của tăng trưởng kinh tế trong mấy năm gần đây đã thấy được sự đóng góp không nhỏ của thành phần kinh tế tư nhân; trong khi kinh tế quốc doanh chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12 – 13%/ năm thì thành phần kinh tế tư nhân đã đạt tốc độ tăng trưởng trên 20 %/ năm. Kết quả đạt được này một phần là do tác động của luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã đem lại một sân chơi tương đối bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới. Chính phủ cần cương quyết hơn đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả như: giải thể, cổ phần hoá, phá sản, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Gần đây Bộ chính trị đã ban hành NQ TW 4,5 về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường vai trò của kinh tế tập thể mà lực lượng nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới. Đối với thành phần kinh tế tư nhân Đảng, Chính quyền tỉnh, huyện, xã cần quán triệt sâu sắc nghị quyết này nhằm tạo điều kiện tối đa cho thành phần này phát triển góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho nông dân. Khuyến khích tư nhân phát triển các mô hình trang trại nông lâm kết hợp vườn ao chuồng rừng (VACR), khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông, lâm thuỷ, hải sản. Trong đề án CNH – HĐH đất nước đã nêu rõ: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh kinh tế tư nhân nông thôn với hình thức chủ yếu vừa và nhỏ, đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động. Hướng phát triển chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Nghị quyết TW 5 khoá IX nhấn mạnh thêm quan điểm thực hiện chế độ ưu đãi của nhà nước đối với những doanh nghiệp đầu tư vốn vào nông nghiệp nông thôn. Vậy nhưng, thực tế các doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần của tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp quá ít ỏi và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư đến ngày 30/7/2002, toàn tỉnh có 359 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tư nhân là 169, 190 công ty TNHH. Nếu phân theo lĩnh vực đầu tư: xây dựng 42 doanh nghiệp tư nhân, 113 công ty TNHH; thương mại, dịch vụ 86 doanh nghiệp tư nhân và 55 công ty TNHH; riêng nông nghiệp có 4 doanh nghiệp và công ty với số vốn đầu tư 1.965 triệu đồng. Đó là doanh nghiệp tư nhân Hải Âu (Phú Hải - Đồng Hới) chủ yếu kinh doanh giống gia cầm, chế biến thức ăn gia súc với số vốn 360 triệu đồng; xí nghiệp sản xuất cây giống Chí Hiếu (Hưng Thuỷ – Lệ Thuỷ) có số vốn đầu tư 320 triệu đồng; xí nghiệp xây dựng số 1 (Quảng Phong – Quảng Trạch) chủ yếu là phát triển trang trại có số vốn 405 triệu đồng, công ty TNHH Sơn Thịnh (Thanh Trạch – Bố Trạch) đầu tư 1,2 triệu đồng để trồng rừng, chế biến nhựa thông. Nhìn vào số liệu trên có thể thấy rằng các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa kể cả tổng số các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn vẫn ít so với tiềm năng phát triển của tỉnh. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản và lĩnh vực thương mại dịch vụ theo lối ăn xổi ở thì đầu tư ít vốn thu hồi vốn nhanh. Do vậy, tỉnh cần phải định hướng cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sang lĩnh vực tỉnh còn nhiều tiềm năng như: 146.386 ha diện tích đất, trên 8.000 ha mặt nước, bãi bồi chưa được khai thác, hàng vạn tấn lương thực, ngàn tấn hoa mầu cần được chế biến tiêu thụ, lĩnh vực du lịch sinh thái như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi tắm đá nhảy vv... Đối với thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã cần phải có các biện pháp để phát huy vai trò lực lượng nòng cốt. Đối với mô hình này cần áp dụng phổ biến ở các xã vùng ven biển, lập lên các hợp tác xã cổ phần với sự tham gia tự nguyện của các thành viên, cùng nhau góp vốn liên kết lập dự án vay vốn ngân hàng, đầu tư thuê, mua tầu lớn, các trang thiết bị đánh bắt cá xa bờ. Vì trên thực tế từng hộ nông dân không thể có đủ vốn để mua tầu đánh bắt cá xa bờ với các trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra mô hình hợp tác xã áp dụng cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp như khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thuỷ lợi vv... góp phần hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống. Trong thời gian vừa qua mô hình hợp tác ở Quảng Bình tỏ ra kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, chưa phát huy được vai trò nòng cốt, bộ phận đóng vai trò định hướng của nền kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mô hình này kém hiệu quả kể cả phía chủ quan và khách quan. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do chưa gắn kết được quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên trong hợp tác xã dẫn đến các xã viên tự động bỏ hợp tác xã ra đi tìm việc làm mới, đẩy các hợp tác xã rơi vào tình trạng khó khăn không trả được nợ vay ngân hàng đang bên bờ vực phá sản, mặt khác do cơ chế chính sách và luật hợp tác xã chưa chặt chẽ do vậy gây khó khăn cho các hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả của các chính sách trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, thông qua các kênh như: quĩ tín dụng địa phương, ngân hàng người nghèo để người nông dân dễ tiếp cận với nguồn vốn. Cần thành lập riêng một ngân hàng phục vụ người nghèo (ngân hàng chính sách) để chuyên thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo, thực hiện nhận tiền tiết kiệm và tiến hành cho vay đối với các hộ nghèo. Tách hẳn hoạt động của ngân hàng người nghèo ra khỏi ngân hàng nông nghiệp, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Nếu không như thực tế hiện nay, ngân hàng người nghèo hoạt động thông qua các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ mất đi ý nghĩa của ngân hàng chính sách. Cần phải có các chính sách khuyến khích mô hình quĩ tín dụng nông dân để góp phần tạo điều kiện cho người nông dân dễ tiếp cận với nguồn vốn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tránh để tình trạng người nông dân nghèo phải vay nặng lãi vào thời kỳ giáp hạt, đói kém. 3.2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và có hiệu quả. Thực tế cho thấy địa phương nào, xã nào có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo thì xã đó, huyện đó sẽ làm tốt công tác này và tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh hơn. Do vậy, tỉnh cần phải có chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ xã về công tác xoá đói giảm nghèo, làm cho họ có khả năng nắm thật chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của từng hộ, từng thôn, bản từ đó đề xuất các phương án với cấp trên, huy động các nguồn lực, vận động quần chúng giúp đỡ hộ nghèo đói một cách thiết thực và hiệu quả. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính trong sạch vững mạnh và nền hành chính dân chủ sẽ góp phần giảm thiểu tệ nạn tham nhũng, nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của bộ máy chính quyền. 3.2.3.4. Thúc đẩy quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị trường kể cả thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng, đặc biệt là thị trường đầu ra đối với hàng nông sản, thương mại hoá nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân về thông tin, thị trường vv... Một trong những đặc điểm nổi bật của nghèo đói ở Quảng Bình đó là tình trạng sản xuất thuần nông mang nặng tính tự cấp tự túc do vậy việc thúc đẩy quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị trường ở nông thôn Quảng Bình là rất quan trọng trong việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá, thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các vùng phát huy được những lợi thế của từng vùng. Giúp cho người nông dân dễ dàng tiếp cận được với các nguồn lực, tư duy kinh doanh theo kiểu kinh tế thị trường. Việc hình thành đồng bộ hệ thống thị trường có tác dụng không những giảm thiểu rủi ro cho người nông dân mà còn tăng giá trị sản phẩm của nông dân nông thôn, phát huy được lợi thế của từng vùng, phá vỡ thế độc canh sản xuất theo kiểu tự cấp, tự túc của nông dân Quảng Bình. Muốn sớm hình thành được hệ thống thị trường tiêu thụ đối với đầu ra hàng nông sản và thị trường các yếu tố sản xuất cần phải: Đối với thị trường đầu ra hàng nông sản gồm thị trường nội địa là thị trường xuất khẩu. - Với thị trường nội địa: cần phải tiến hành đầu tư xây chợ, hệ thống giao thông nông thôn, từ qui mô chợ xã, phường, huyện, chợ tỉnh nhằm kích thích giao lưu trao đổi mua bán hàng hoá giữa các vùng. - Đối với thị trường xuất khẩu: cần phải có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những sản phẩm mà tỉnh có lợi thế để xuất khẩu. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tiếp cận các thị trường, cung cấp thông tin về giá cả thị trường xuất khẩu, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Thị trường các yếu tố sản xuất. Đối với tư liệu sản xuất, hình thành các công ty thuê tài chính cho thuê các thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, máy móc phụ tùng phục vụ trong nông nghiệp nông thôn để các doanh nghiệp dễ dàng đầu tư mới mà không bị rào cản khó khăn về vốn, cũng như thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập mới. Đối với thị trường sức lao động hình thành các trung tâm xúc tiến việc làm, giới thiệu việc làm thu hút lao động vào đào tạo nghề, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, theo định hướng phát triển ngành nghề của tỉnh. Đối với thị trường bất động sản, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trao đổi, qui tụ đất đai hình thành các trang trại chuyên canh với qui mô tương đối giảm bớt sự phân tán manh mún đất đai, tạo ra các vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến. Ví dụ như vùng nguyên liệu mía đường, vùng nguyên liệu cao su, vùng nuôi tôm sú, vùng nuôi cá lồng vv... 3.2.3.5. Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư hơn nữa cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thu hút các nguồn vốn trong nước, quốc tế trong hoạt động xoá đói giảm nghèo. Muốn thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư thì nhà nước phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình như chương trình 327, chương trình định canh, định cư, chương trình tăng cường năng lực phát triển nông thôn (vừa qua ngân hàng đầu tư phát triển đã tiếp nhận nguồn viện trợ trị giá 300 triệu USD của Mỹ cho dự án tăng cường năng lực phát triển nông thôn), chương trình lâm nghiệp xã hội ... mở rộng chương trình phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá thu hút nguồn đầu tư từ chính phủ, tư nhân trong nước và các tổ chức quốc tế. Kết luận Hơn 10 năm qua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về công tác xoá đói giảm nghèo, Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo. Bởi vì thực hiện thành công các mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng chính là thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững. Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tính khoảng trên 4.500 tỷ đồng. Phần lớn nguồn vốn ấy tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông thôn Quảng Bình đã khởi sắc. Nhưng khó khăn vẫn đang chồng chất ở phía trước. Hiện tại Quảng Bình có 36 xã trong diện đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của chính phủ, ngoài ra có thêm 18 xã thuộc vùng bãi ngang thuộc diện nghèo nhất tỉnh. Qua nghiên cứu thực trạng nghèo đói của tỉnh Quảng Bình, xem xét các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhìn chung các nguyên nhân cũng na ná như những vùng khác trong cả nước. Nhưng cũng có đặc thù nổi bật đó là nguyên nhân nghèo đói tập trung ở các nhóm hộ nghèo đông con, văn hoá, trình độ dân trí thấp, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hủ tục, nông nghiệp truyền thống thuần tuý còn nặng nề. Ngoài ra, tình trạng khó khăn đặc thù chung của tỉnh Quảng Bình là điều kiện sản xuất khó khăn, tình trạng rủi ro trong sản xuất còn lớn (do thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt ). Qua nghiên cứu thực tế công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, những nỗ lực từ phía trung ương và tỉnh Quảng Bình trong công tác xoá đói giảm nghèo, bên cạnh những thành quả đạt được trong thời gian qua, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình, xác định rõ những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nghèo đói, những bất cập trong việc triển khai công tác xoá đói giảm nghèo, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng đồng bộ các giải pháp xoá đói giảm nghèo phù hợp với từng địa phương, vùng, tiểu vùng sinh thái của tỉnh, tận dụng được những lợi thế của từng vùng, khai thác một cách có hiệu quả các chương trình của chính phủ như chương trình 135, 327, vv... Việc phối hợp lồng ghép các mục tiêu của dự án sao cho có hiệu quả hợp lý là một trong những công việc đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo. Cốt lõi vấn đề là phát triển kinh tế bền vững là cơ sở để xoá đói giảm nghèo và ngược lại xoá đói giảm nghèo vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB) tại cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, Hà Nội, 15 – 16/2/2000. [2]. Báo cáo phát triển Việt Nam 2002, thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn. [3]. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 2000/2001, tấn công đói nghèo – Ngân hàng Thế Giới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000. [4]. Báo nhân dân, 12/4/2002; 14/4/2001. [5]. Báo Hà Nội mới, 20/11/2001. [6]. Báo Quảng Bình (từ tháng 1/2002 – 10/2002). [7]. Báo xuân Quảng Bình 2002. [8]. Điều tra mức sống dân cư - VLSS năm 1998 của Tổng cục Thống Kê. [9]. Hội thảo khoa học và thực tiễn “Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo – Bộ LĐ TB & XH, tạp chí Cộng sản Ngân hàng phục vụ người nghèo – Hà Nội, 9 – 1999. [10]. Lào Cai Báo cáo đánh giá về nghèo khổ với sự tham gia của cộng đồng, tháng 11/1999. [11]. Niên giám thống kê từ năm 1991 – 2001. [12]. Phát triển kinh tế xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996. [13]. Tổng quan đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói, Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế Giới, hội thảo Hà Nội, 2000. [14]. Toàn cầu hoá tăng trưởng và nghèo đói. Nxb VH - TT, Hà Nội – 2002. [15]. Thời báo Kinh Tế Việt Nam,7/12/2001 số 147; 11/5/2001. [16]. Thời báo Tài Chính, 11/5/2001 số 57. [17]. Tạp chí con số và sự kiện số 1+2 năm 2001. [18]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 2001. [19]. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII, (tháng1/1994). [20]. Văn bản về chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo tạm thời (dự thảo), ngày 15/11/2000. [21]. Việt Nam tiếng nói của người nghèo, tổng hợp báo cáo đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân, tháng 11/1999. [22]. Việt Nam tấn công nghèo đói, báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000. [23]. TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến Quang, TS Nguyễn Hữu Tiến, TS Lê Xuân Đình, Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội – 2001. [24]. In du Bhushan, erik Bloom, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Hải Hữu, Vốn nhân lực của người ở Việt Nam tình hình và lựa chọn về chính sách, Nxb LĐ - XH, Hà Nội – 2001. [25]. Phan Huy Đường, Những tồn tại chủ yếu trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay, tạp chí Kinh tế & Phát triển số 62 tháng 8 – 2002, Đại học kinh tế quốc dân. [26]. Nguyễn Hải Hữu, Báo cáo tại cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, Hà Nội, 15 – 16/2/2000. [27]. Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Thiều, Đói nghèo ở Việt Nam, Nxb Bộ LĐTB & XH, Hà Nội: 1993. [28]. Va Li Jamal - Đại diện của tổ chức lao động quốc tế, Báo cáo tại cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, Hà Nội, 15 –16/2/2000. [29]. Phạm Văn Khiên, Những biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn của hộ nông dân các tỉnh phía Bắc, Viện kinh tế Nông nghiệp, 1999. [30]. Phạm Ngọc Kiểm, Đầu tư chống đói nghèo, giải pháp quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, tạp chí Kinh tế số 62, tháng 8/2002, Đại học kinh tế quốc dân. [31]. Judi L.Baker, Đánh giá tác động của các dự án phát triển tới đói nghèo, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội – 2002. [32]. Hà Quế Lâm, Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002. [33]. Trần Đình Lý, Báo cáo chuyên đề cơ sở khoa học xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp vùng gò đồi 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. [34]. Trần Đình Lý, Đào Hữu Trọng, Đỗ Hữu Thư, Nghiên cứu cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên, kỷ yếu hội thảo, Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Bình Trị Thiên, Nxb Nông nghiệp, Hà nội,1996. [35]. Nguyễn Phong, TCTK, Báo cáo tại cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, Hà Nội, 15 – 16/2/2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37198.doc
Tài liệu liên quan