Mỹ đã bịsuy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹlà giữa tham vọng bá chủvà khảnăng
thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹkhông muốn thếgiới phát triển theo chiều hướng đa cực nên ra sức
điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tựthếgiới
mới do Mỹlãnh đạo, làmcho sựthay đổi của thếgiới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Tuy là siêu
cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh lạnh, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến Mỹkhông phát huy
được sức mạnh của mình đểlãnh đạo thếgiới hay đưa thếgiới đi theo một trật tựmong muốn. Một là
tuy sức mạnh quân sựMỹlà vô địch song sau Chiến tranh lạnh nó không thể được sửdụng đểgiải
quyết các vấn đềthếgiới. Hai là tính độc lập tựchủcủa nhân dân thếgiới sau Chiến tranh lạnh rất cao,
họkhông dễgì chấp nhận sựáp đặt của Mỹ, không chỉcác nước lớn nhưTrung Quốc, Nga, châu Âu
mà ngay cảcác nước đang phát triển. Ba là vềmặt kinh tếMỹkhông còn mạnh nhưhồi sau chiến tranh
thếgiới thứhai đểtài trợcho vai trò lãnh đạo thếgiới của Mỹ. Trước sựsuy yếu vềkinh tế, nhân dân
Mỹcó xu hướng muốn chính quyền Mỹchú ý hơn đến các vấn đềtrong nước vì đối với họmối đe dọa
của Liên Xô và chủnghĩa cộng sản nay không còn nữa. Mặt khác cũng cần phải thấy rằng với sức
mạnh của mình, tiếng nói của Mỹvẫn còn tiếp tục có trọng lượng trên trường quốc tế. Tuy không còn
đủsức mộtmình giải quyết công việc thếgiới và không thểtẩy chay không can dựvào những vấn đề
diễn ra không hoàn toàn theo ý mình nhưng một sốvấn đềphức tạp trên thếgiới sẽkhông thểgiải
quyết được nếu không có sựtham gia của Mỹ.
144 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố địa chính trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng
biển này. Theo một số thống kê, lòng biển Caspian chứa những mỏ dầu và khí đốt lớn thứ 3 thế giới.
Chỉnh đốn những vấn đề đó không thể thiếu sự góp sức của Iran. Không một quốc gia nào trong khu
vực cần đến một cuộc chiến bên bờ biển Caspian. Mọi cuộc xung đột sẽ là mối đe dọa lớn đối với nền
kinh tế của các nước láng giềng, kể cả khi họ không tham gia chiến tranh: những dòng người nhập cư,
dòng vốn lưu chuyển, lạm phát… Vì vậy Moscow muốn tránh bất kỳ xung đột nào ở khu vực này. Nga
vẫn tiếp tục tăng viện (bán) cho Iran hỏa tiễn, chiến xa, đại pháo, kể cả huấn luyện cho Iran sử dụng
các loại vũ khí hiện đại. Nga không hạn chế và tiếp tục giúp đỡ Iran thiết kế nhà máy Nuclear Power
tại Bushehr. Trên phương diện chính trị, Nga đã gây khó cho Mỹ trong mọi nỗ lực chế tài Iran. Tình
hình mới trên bán đảo Nam Á với một Ấn Độ nay là đối tác của Mỹ trong sáng kiến “Các bước tiếp
trong quan hệ chiến lược” (NSSP), bao gồm cả chương trình phòng thủ tên lửa. Bên cạnh đó là một
Pakistan đồng minh chiến lược “cũ” của Mỹ và một Afghanistan được Mỹ “giải phóng” khỏi phe
Taliban. Những diễn biến này không khỏi gây khó chịu đối với Nga. Nếu Iran rơi tiếp qua phía Mỹ, thì
Mỹ sẽ có một “xa lộ” xuyên Nam và Trung Á đến tận bờ biển Caspian đầy ắp dầu khí nơi vốn là “ao
nhà” của Nga. Về phía Trung Quốc, ý thức được mọi sinh hoạt kỹ nghệ Trung Quốc tùy thuộc một
phần lớn vào kỹ nghệ dầu hỏa Trung Đông, hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu rằng, Mỹ muốn kiểm soát giếng
dầu Trung Đông để phong tỏa kinh tế và không cho phép Trung Quốc có thể phát triển đất nước. Trong
bối cảnh đó, Trung Quốc không thể không hành động. Tháng 2/2006, Trung Quốc và Iran đã công bố
một hiệp định về năng lượng trị giá 100 tỷ USD. Theo khuôn khổ của hiệp định này, công ty dầu mỏ
và hóa chất quốc gia Trung Quốc (Sinopec) được quyền tiến hành khai thác mỏ dầu Yadavaran của
Iran. Bắc Kinh cũng đồng ý mua của Iran 10 triệu tấn khí đốt hóa lỏng/năm trong vòng 25 năm bắt đầu
từ năm 2009. Như vậy là vì nhu cầu phát triển, Trung Quốc đã liên kết cùng Nga để bảo vệ Iran, một
quốc gia có nguồn thu nhập dầu hỏa đứng hàng thứ tư trên thế giới.
3.5. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ
3.5.1. Ở Afghanistan
Sau sự kiện bất ngờ 11/9/2001, chính sách chống khủng bố được chính quyền Mỹ đặt lên hàng
đầu. Để cụ thể hóa chính sách này, Mỹ đã tiến công quân sự vào Afghanistan. Mục tiêu của Mỹ là tiêu
diệt tổ chức Al-Qaeda đang trú trên lãnh thổ Afghanistan. Nhưng để tiêu diệt tổ chức này, Mỹ phải lật
đổ cả chính quyền Taliban của Afghanistan.
Về mặt lịch sử, mạng lưới Al-Qaeda được hình thành xuất phát từ các mạng lưới tình nguyện
quân được người Mỹ, người Saudi Arabia và người Pakistan phái đến Afghanistan để chiến đấu trong
thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Trong thời gian diễn ra chiến tranh vùng Vịnh, mạng lưới đó đã quay súng
chống lại Mỹ và Saudi Arabia, nhưng vẫn liên kết với Pakistan cho đến khi xảy ra các vụ khủng bố
ngày 11/9. Đối với người Mỹ, mạng lưới đó trước đây được nó ủng hộ là nhằm mục đích khuyến khích
những người Hồi giáo cực đoan chống lại chủ nghĩa cộng sản; đối với người Saudi Arabia, họ còn có
một mục đích khác nữa là phát triển một chủ nghĩa chính thống bảo thủ, hoàn toàn theo chính giáo đạo
Hồi và như vậy là chống lại giáo phái Shiite để loại Iran ra ngoài vòng ảnh hưởng. Đối với người
Pakistan, họ còn có một mục tiêu thứ ba nữa: lập ra ở Afghanistan một chế độ thân thiện, chính giáo
đạo Hồi, theo đường lối chính thống và của tộc người Pashtun, để sau đó có khả năng trở thành đầu cầu
dẫn tới khu vực Trung Á.
Đặc trưng của các mạng lưới này là chúng tuyển mộ, đóng quân và hành động ở ngoài rìa của
thế giới Hồi giáo - ngoại trừ Ai Cập. Trọng tâm của nó được đặt ở khu vực biên giới Afghanistan -
Pakistan. Ban lãnh đạo Al-Qaeda đã đóng tại Afghanistan để từ đó điều hành công việc từ năm 1996.
Khi chính quyền Taliban ở Afghanistan bác bỏ tối hậu thư của Mỹ đòi giao nộp Bin Laden thì Mỹ bắt
đầu tiến hành các nỗ lực quân sự để xóa bỏ tổ chức Al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban. Mỹ cũng
bắt đầu tiến hành một chiến dịch ngoại giao để tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài nhằm diệt trừ tận
gốc bất cứ một tổ chức khủng bố còn lại nào. Điều này đã làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ thay
đổi đáng kể: chống khủng bố đã trở thành ưu tiên số một.
Tiến đánh Afghanistan cũng không nằm ngoài chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thiết lập trật tự
thế giới đơn cực sau khi trật tự thế giới hai cực Tanta sụp đổ. Mỹ tự cho mình quyền thực hiện sứ
mệnh bảo vệ hòa bình thế giới bằng việc thực hiện chiến dịch “công lý vô tận” mà sau đó đổi thành
chiến dịch “tự do bền vững”. Ngày 22/9/2001, Cố vấn an ninh Mỹ C.Rice tuyên bố: “Mỹ có quyền tự
vệ và không cần sự đồng ý của Liên hợp quốc trong việc giáng trả các cuộc tấn công 11/9”. Trong cuộc
chiến này, Liên hợp quốc đã không lên tiếng. Trong cuộc chiến Afghanistan, Mỹ đã vận dụng đường
lối “đơn phương khi cần thiết và đa phương khi có thể”.
Cuộc chiến tranh ở Afghanistan được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất: 7/10 -
13/10/2001: Mỹ đã tấn công trực tiếp các mục tiêu trọng điểm của Afghanistan; giai đoạn thứ hai:
13/10 - 15/12/2001: Mỹ hỗ trợ quân sự cho các lực lượng đối lập để tiến đánh Taliban. Đến tháng
1/2002, Taliban bị thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Chiến dịch quân sự được mở màn bằng các trận
không kích và kết thúc bằng sự có mặt của bộ binh Mỹ và Anh trên đất Afghanistan. Như vậy, ở giai
đoạn đầu, Mỹ chủ yếu bằng hành động đơn phương phá hủy gần như hoàn toàn các vị trí chiến lược
như: Kabul, Candahar, Mazar-e-Sharif… Nhưng ở giai đoạn sau, Mỹ thực hiện hợp tác với các lực
lượng chống đối thay vì đơn phương trong giai đoạn đầu. Mỹ thay đổi chiến thuật nhằm tránh vấp phải
sự phản đối của người dân Afghanistan nhất là về lâu dài Mỹ còn chiếm đóng quân sự ở đây. Mỹ đã
nhanh chóng hoàn thành 80% kế hoạch của cuộc chiến là lật đổ Taliban, song 20% còn lại rất khó khăn
để thực hiện là việc bắt Bin Laden và M.Omar. Công việc này không cần đến sức mạnh quân sự hùng
mạnh của Mỹ nhưng cần sự thông thuộc địa hình của các lực lượng chống đối. Do vậy, Mỹ cần phải
hợp tác đa phương với các lực lượng này. Khi kết thúc chiến tranh, một lần nữa Mỹ sử dụng “đa
phương khi có thể”. Để tái thiết đất nước, Afghanistan cần tới hàng chục tỷ USD, một khoản tiền mà
một mình Mỹ không muốn gánh vác. Mỹ đã hợp tác với các nước khác trong việc tái thiết Afghanistan.
Sau cuộc chiến, tình hình ở Afghanistan rất bất ổn. Vì thế, Mỹ đã hợp tác với lực lượng gìn giữ hòa
bình quốc tế (ISAF) do Liên hợp quốc thành lập. Tuy thực hiện cả 2 phương châm ngoại giao đó song
Mỹ chú trọng hơn tới “đơn phương khi cần thiết” nhằm từng bước thành lập một trật tự thế giới mới.
Nhưng nhiều năm đã qua, tình hình Afghanistan vẫn chưa ổn định, Bin Laden và Omar vẫn ngoài vòng
pháp luật Mỹ. Khủng bố không giảm mà còn tăng lên. Nếu nhìn Afghanistan như một trận chiến thì
Mỹ đã thắng nhưng nếu là cuộc chiến chống khủng bố thì Mỹ vẫn chưa chiến thắng.
Afghanistan là đất nước có vị trí địa-chính trị quan trọng, án ngữ ngã tư đường đại lục địa Á -
Âu, khống chế phần đất liền lớn nhất trên quả đất. “Trong cuộc chiến tranh chống Afghanistan, dầu
mỏ đóng vai trò cơ bản chứ không phải là ý đồ trừng phạt một nước chứa chấp những kẻ khủng bố.
Mục tiêu của Mỹ rất rõ ràng: cắm chân vào một vùng có nguồn dầu mỏ còn chưa được biết đến và có
trữ lượng khí đốt rất lớn, ngăn chặn ý đồ bành trướng của Trung Quốc ở châu Á; bảo đảm an toàn cho
các mạng lưới vận chuyển dầu mỏ, trong đó buộc các nước khác chấp nhận dự án đường ống vận
chuyển dầu của Mỹ (đi từ Grudia đến Thổ Nhĩ Kỳ)” [65, tr.19].
Mỹ không chỉ có ý định bình ổn Afghanistan mà còn muốn đóng vai trò quyết định trên toàn bộ
khu vực Á - Âu rộng lớn. Việc Mỹ đưa quân vào Afghanistan mùa đông năm 2001 nằm trong chính
sách đẩy mạnh kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự ngay tại giao điểm của 3 khu vực lớn: Trung Đông,
Trung Á và Nam Á. Không chỉ bởi đó là những khu vực giàu năng lượng mà còn bởi đây là điểm giao
của 3 cường quốc đang nổi: Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
Sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan đã tạo thế hợp pháp cho Mỹ đưa
quân vào Trung Á - nằm giữa hai châu lục Âu - Á - một địa bàn chiến lược quan trọng về địa chính trị,
giao thông Âu - Á và dầu lửa. Theo kinh nghiệm lịch sử nếu khống chế được vùng “trung tâm” Trung
Á bao gồm đại lục Đông Âu thì có thể khống chế được “hòn đảo thế giới” được tạo thành bởi đại lục
Âu - Á và châu Phi, từ đó có thể thống trị toàn thế giới. Từ lâu nay, Trung Á luôn chiếm vị trí quan
trọng, không chỉ ở châu Á mà còn đối với cả an ninh, kinh tế của thế giới.
Cuộc chiến Afghanistan với lập luận ngăn chặn khủng bố và tăng cường ổn định an ninh ở khu
vực này đã tạo lợi thế cho Mỹ thực hiện “bước đột phá mang tính lịch sử đưa quân vào Trung Á, thách
thức nghiêm trọng địa vị chủ đạo của Nga tại khu vực Trung Á” [41, tr.35].
Theo Brzezinzki, tương lai bá quyền của Mỹ phụ thuộc vào việc kiểm soát Trung Á và
Cápcadơ, khu vực “Balkan của Âu - Á”, tuyến đường vận chuyển các nguồn nhiên liệu cho hai đối thủ
kinh tế lớn nhất của Mỹ trong thế kỷ XXI: châu Á - Thái Bình Dương (nơi Trung Quốc đứng hàng
đầu) và Liên minh châu Âu (EU). Bản thân liên minh chống khủng bố chỉ là bức màn che đậy cho mưu
đồ bành trướng của Mỹ sang các khu vực mới.
Người Mỹ đã có mặt ngay tại trung tâm Âu - Á. Lợi dụng việc nước Nga và các nước cộng hòa
Trung Á sẵn sàng giúp đỡ trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, chính quyền của Tổng thống Bush lần
đầu tiên trong lịch sử đã thâm nhập vào những nơi mà sau Tamerlan vốn là “vùng đất thiêng liêng” của
Nga - các nước Trung Á như Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan. Đây là khu đệm, nơi giáp ranh hội đủ
các nền văn minh: Hồi giáo, Trung Hoa và Ấn Độ. Một bãi tập tuyệt vời để kiểm soát vùng Âu - Á từ
cả bốn phía của thế giới. Việc có được các căn cứ quân sự đóng tại các nước cộng hòa Trung Á đã mở
ra cho người Mỹ một đài quan sát mới hướng vào Trung Quốc, Nga, Afghanistan, Trung Á. Nhờ thủ
đoạn địa-chính trị khôn khéo, Washington đã có thể giải quyết ngay một lúc mấy vấn đề:
- tác động vào khu mỏ dầu và khí đốt lớn thứ ba trên thế giới của vùng Kaspi rộng lớn
- cách ly Iran là nước không hợp gu Mỹ
- có thể gây sức ép đối với một điểm yếu của Trung Quốc (khu tự trị Tân Cương-Uyghur) từ hậu
phương
- kiểm soát được Afghanistan không phải chỉ từ bên trong mà cả từ bên ngoài
- hỗ trợ cho nước đồng minh Pakistan từ các căn cứ trên mặt đất
Tất cả những điều vừa nói trên chung quy lại là: Mỹ, một cách khá bất ngờ, đã củng cố được các
vị trí địa-chính trị của mình, trước hết là nhờ Nga, sau nữa là Trung Quốc, Iran, Ấn Độ. Tờ báo Mỹ
“Christian Science Monitor” (March 19, 2002) viết, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở
Afghanistan và lần đầu tiên gửi quân tới các vùng giàu năng lượng của Trung Á và Kavkaz, thì có thể
nói rằng biên giới của đế chế mới của Mỹ đã được thiết lập. Các khu vực chiến lược này, trước đây đã
nằm hẳn trong vòng ảnh hưởng của Liên Xô, mà sau này là của Nga, cùng với các căn cứ ở vùng
Trung Đông, nay đã là nhà của quân Mỹ [80, tr.265-267].
Để thúc đẩy chiến lược Trung Á của mình, Mỹ đã đặt 2 căn cứ quân sự tại Uzbekistan là
Hanabad và Kokaida, 2 căn cứ quân sự tại Tajikistan là Dushanbe và Kyulyab và 1 căn cứ tại
Kyrgyzstan là Manas gần thủ đô Bishkek. Mỹ đã cung cấp cho Uzbekistan khoản tiền trị giá 25 triệu
USD để mua bán vũ khí và các trang thiết bị quân sự. Tại căn cứ không quân Hanabad ở Uzbekistan,
Mỹ đã rót khoản tiền từ 270 đến 300 triệu USD và khoản tiền này còn tăng lên. Mỹ còn ký một hiệp
ước hợp tác với Kyrgyzstan nhằm giúp thu thập các tin tức tình báo và đào tạo, tiến hành các hoạt động
huấn luyện chống khủng bố và diễn tập quân sự với Kyrgyzstan và Tajikistan. Ngân hàng xuất nhập
khẩu Mỹ đã cho Uzbekistan vay khoản tiền trị giá 100 triệu USD để đối phó với nền kinh tế đang ảm
đạm, viện trợ kinh tế cho Kazakhstan 52 triệu USD. Ngoài ra, các khoản tiền cũng được Mỹ rót vào
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikstan và Uzbekistan qua các dự án phát triển năng lượng và khí hydro...
Mỹ đồng thời tham gia vào Tổ chức gìn giữ hòa bình Trung Á trong đó có Uzbekistan, Kazakhstan và
Kyrgyzstan, đồng thời thúc đẩy quy chế thành viên cho các nước này và các nước khác trong khu vực
tham gia chương trình đối tác vì hòa bình của NATO. Sau đó, Mỹ còn ra sức ủng hộ khối Thịnh vượng
chung của các quốc gia Trung Á trong đó có Uzbekistan, Kazakhkstan, Kyrgyzstan, Tajikistan để hợp
tác năng lượng, nông nghiệp, khí hydro và giao thông để từ đó làm giảm những ảnh hưởng của Nga
đến khu vực này.
Sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ tại một số nước Trung Á là nằm trong chiến lược tổng thể
lâu dài của Mỹ, nhằm khống chế các nước trong khu vực này và cả nguồn trữ lượng dầu khí Trung Á.
Mỹ coi các căn cứ quân sự tại Trung Á là đối trọng trong cuộc chạy đua giành ảnh hưởng với Nga và
Trung Quốc tại khu vực này. Với việc có mặt quân sự ngày một gia tăng ở Trung Á, Mỹ đang không
chỉ thay đổi cục diện chính trị-an ninh mà còn ngày càng đẩy Nga ra khỏi thị trường, đặc biệt là khai
thác dầu lửa và từng bước chiếm tỉ trọng cao trong quan hệ kinh tế với các nước Trung Á. Không
những bao vây được Nga, việc đặt các căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Á sẽ gắn kết chuỗi dây quân
sự vòng quanh Trung Đông, kéo dài từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain và Qatar, từ
Pakistan tới Afghanistan. Nếu như Mỹ có thể gắn kết Trung Á với Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ thì
Mỹ còn có thể kiểm soát được toàn vùng Nam Á, mở đường bay và hành lang xuống Ấn Độ Dương.
Hơn nữa, việc xuất hiện những ảnh hưởng to lớn đặc biệt về quân sự của Mỹ tại Trung Á còn tạo lập
một vành đai quân sự xung quanh Trung Quốc hòng kiềm chế nước này thông qua việc đóng quân
quanh Trung Quốc ở phía Đông Bắc (bán đảo Triều Tiên), phía Đông Nam (Philippines, Singapore và
cam kết quân sự tại Đài Loan), phía Tây (Afghanistan).
3.5.2. Ở Iraq
Iraq nằm ở Trung Đông, khu vực có tầm quan trọng về giao thông chiến lược và có trữ lượng
dầu mỏ lớn trên thế giới. Iraq có 97% dân số theo đạo Hồi, theo quan điểm của Mỹ: đạo Hồi đối
nghịch với văn minh phương Tây, là nguồn phát triển vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố. Dưới thời
Saddam Hussein, Iraq có tham vọng trở thành cường quốc quân sự và dầu mỏ tại khu vực vùng Vịnh.
Điều này đe dọa lợi ích của Israel và của Mỹ trong khu vực Trung Đông. Việc Iraq chiếm đóng Kuwait
là mốc khởi đầu tình trạng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iraq.
Sau cuộc chiến vùng Vịnh 1991, phái đoàn thanh sát viên quốc tế (UNSCOM) vào Iraq nhằm
kiểm tra các cơ sở vũ khí sinh - hóa học. Theo các nghị quyết của Liên hợp quốc, lệnh trừng phạt đối
với Baghdad sẽ không được dỡ bỏ chừng nào UNSCOM chưa chứng nhận nước này đã phá hủy toàn
bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Năm 1993, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tìm ra bằng chứng cho
thấy Iraq tham gia âm mưu ám sát cựu tổng thống G.H.W.Bush. Để trả đũa, Tổng thống Clinton đã ra
lệnh tấn công bằng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp vào nước này. Anh và Mỹ thiết lập khu vực cấm
bay ở phía bắc và phía nam. Đồng thời, UNSCOM tiếp tục tìm kiếm vũ khí phá hủy hàng loạt của Iraq.
Năm 1996, Mỹ lại tiến hành tấn công bằng tên lửa. Tuy nhiên, khi đó, các nước, đặc biệt là Nga và
Pháp, rất muốn nối lại quan hệ làm ăn với Iraq, nên sự đối đầu Washington - Baghdad không có gì
đáng kể. Phái đoàn thanh sát viên rời khỏi Iraq trước khi Anh, Mỹ tiến hành không kích với lý do chính
quyền sở tại không hợp tác với UNSCOM. Tháng 12/1998, chính quyền Clinton đã phát động chiến
dịch Con cáo sa mạc để trừng phạt Baghdad. Tổng thống Mỹ lúc đó tuyên bố: “Phương cách tốt nhất
để chấm dứt nguy cơ một lần và mãi mãi là thiết lập một Chính phủ mới ở Iraq”. Quốc hội Mỹ đã
thông qua Đạo luật Giải phóng Iraq, trong đó Washington sẽ trợ giúp tài chính các hoạt động của các tổ
chức đối lập nhằm lật đổ Saddam Hussein. Đầu năm 2002, trong Thông điệp liên bang, Tổng thống
George W. Bush đã đưa Iraq cùng Iran và CHDCND Triều Tiên vào danh sách “trục ma quỷ”. Người
đứng đầu Nhà Trắng cáo buộc các nước này phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tiếp đó, ông coi Tổng
thống Iraq Saddam Hussein là “nguy cơ với thế giới” trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc. Tổng thống Bush cho rằng các nhà lãnh đạo phải hành động thận trọng và kiên quyết với
Baghdad.
Lý do để khởi xướng và ủng hộ cuộc chiến chống Iraq của Mỹ được nêu rõ và đầy đủ trong bản
báo cáo có tựa đề “Một thập kỷ lừa dối và thách thức” được Tổng thống Mỹ G.W.Bush trình bày trước
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 12/9/2002. Ba lập luận cơ bản cho cuộc chiến được ông Bush
phát triển gồm: thứ nhất, Iraq vi phạm một cách nghiêm trọng và có hệ thống 16 nghị quyết của Liên
hợp quốc; thứ hai, Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (hạt nhân, sinh học và hóa học) và tên
lửa đạn đạo cho phép Iraq tấn công các nước khác trong khu vực; thứ ba, chế độ cầm quyền tại Bagdad
bị buộc tội vi phạm những quyền con người cơ bản (tra tấn, hãm hiếp, hành quyết tập thể). Bốn lý do
khác mà bản báo cáo này nêu ra gồm: thứ nhất, sự ủng hộ của chính quyền Saddam Hussein đối với
chủ nghĩa khủng bố (Iraq bị cáo buộc tài trợ cho các tổ chức du kích Palestine và trợ cấp cho mỗi gia
đình thành viên du kích thực hiện đánh bom tự sát chống Israel 25.000 USD); thứ hai, Iraq bị tố cáo
không thực hiện đúng Công ước quốc tế về tù binh chiến tranh vì vẫn còn giam giữ các phi công Mỹ
sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991; thứ ba, Iraq chiếm đoạt nhiều tài sản mà Iraq đã
đánh cắp trong lần xâm lược Kuwait năm 1990 (các tác phẩm nghệ thuật và phương tiện chiến tranh)
và cuối cùng, chính quyền Bagdad bị buộc tội lợi dụng chương trình “dầu lửa đổi lương thực” vào các
mục đích không phục vụ nhu cầu dân sinh.
Thực chất lý do chính là “Iraq, nước có trữ lượng dầu lớn thứ hai trên thế giới, sau Saudi
Arabia, đã chống lại sự thao túng của Mỹ ở vùng Trung Đông, do đó trở thành một vật cản trong chiến
lược kiểm soát nguồn năng lượng thế giới của Mỹ. Mưu đồ lật đổ Saddam Husein của Mỹ lại càng
mạnh mẽ hơn sau khi Iraq ký với Pháp, Nga và Trung Quốc một số hợp đồng khai thác dầu mỏ và
chuẩn bị đi vào thực hiện khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Một cuộc can thiệp quân sự cùng với việc lật
đổ chế độ Baghdad của Saddam Husein và thiết lập một chính quyền thân Mỹ sẽ làm thay đổi sự phân
chia nói trên, trong đó Mỹ và Anh không được tham gia” [65, tr.18].
Các mục tiêu chiến lược của Mỹ trong ý đồ tấn công Iraq là: thử nghiệm Học thuyết chiến lược
mới và xác lập quyền thống trị thế giới. Tinh thần chính của học thuyết này là: không một ai có thể
thách thức ưu thế quân sự của Mỹ mà không bị trừng phạt. Học thuyết ấy đề cao phương thức mới “tấn
công ngăn ngừa”, thay thế cho phương thức “răn đe” từng được áp dụng thành công trong Chiến tranh
lạnh. Kể từ khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ không muốn có những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như vậy nữa. “Là
siêu cường trong lĩnh vực quân sự và kinh tế, Mỹ muốn áp đặt “lối sống” của họ cho phần còn lại của
thế giới. Họ muốn xuất khẩu mô hình kinh tế và văn hóa của họ để đề cao quan điểm về quyền tự do và
dân chủ theo nghĩa rộng. Cuộc thử nghiệm ở Iraq sẽ là bước khởi đầu quyết định đối với chiến lược bá
chủ toàn cầu, răn đe tất cả những nước chống Mỹ đầy nguy hiểm của nhà cầm quyền Mỹ đối với thế
giới tương lai” [65, tr.52-54]. Điều này một phần lý giải tại sao Mỹ kiên quyết ở lại và tái thiết Iraq bất
chấp khó khăn chồng chất và uy tín của nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề.
“Với cuộc chiến chống Iraq, G.W.Bush có tham vọng lớn là thay đổi bàn cờ chính trị ở Trung
Đông, thay đổi một cách có hệ thống những chế độ đe dọa những lợi ích của Mỹ và trật tự chính trị,
chiến lược và kinh tế đã được xác lập, biến Trung Đông thành “sân sau” của Mỹ” [68, tr.32]. Trong
hai bài diễn văn về chính sách của Mỹ trong việc giải quyết xung đột Israel - Palestine (6/2002) và
thay đổi chế độ chính trị tại Baghdad và “chuyển hóa” các nước Trung Đông sang nhà nước “dân chủ
tự do” (26/2/2003), G.W.Bush cho rằng, con đường dẫn tới Jerusalem phải qua Baghdad. Mỹ quyết
tâm thiết lập một chế độ thân Mỹ ở Iraq để tạo cơ sở sắp đặt lại trật tự ở vùng Trung Đông. Theo
P.Cô-xtơ, phóng viên tạp chí “Tin nhanh” (của Pháp số ra ngày 17/3/2003), sở dĩ Mỹ chọn Iraq làm
mục tiêu tiến công là vì phái bảo thủ mới trong Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng Mỹ cho rằng, Trung
Đông là “nguồn sống” của bọn khủng bố quốc tế, nơi có hận thù với Mỹ, nơi có nguồn dầu mỏ lớn
nhất thế giới, nơi có những chế độ độc tài, nơi có các tổ chức cực đoan. Sự có mặt thường xuyên của
Mỹ ở một nước Iraq được “giải phóng” và là bạn của Mỹ thì mới tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ triệt
phá được tận gốc mầm mống đe dọa và thông qua hiệu ứng domino mới dân chủ hóa được từng nước
trong vùng theo ý đồ của Mỹ. Mỹ hy vọng với việc lật đổ chế độ độc tài của Saddam Hussein sẽ là
bước đầu tiên cho tiến trình dân chủ hoá ngay tại Iraq và trong khu vực. Hiệu ứng domino dân chủ hóa
sẽ lan rộng sang các nước Iran, nơi đang diễn ra cuộc tranh đấu gay gắt giữa thế lực Hồi giáo chính
thống với phong trào cải cách dân chủ hóa do Tổng thống Khatami đứng đầu, sang Syria, nơi chế độ
độc tài cha truyền con nối đang ngự trị, tới Saudi Arabia, nơi ảnh hưởng của Hồi giáo đang thống trị
và là nguồn tài chính cho các tổ chức khủng bố quốc tế hay chính tại Ai Cập, nước đồng minh hàng
năm nhận từ tay Mỹ một khoản viện trợ khổng lồ 3 tỷ đôla để duy trì chính quyền thân Mỹ.
Như vậy, cuộc chiến tranh chống Iraq của G.W.Bush là một kế hoạch nhằm sắp đặt lại trật tự ở
Trung Đông, độc chiếm một khu vực xung yếu chiến lược và có nguồn dầu lửa lớn nhất thế giới, răn
đe các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau khi chế độ Saddam Hussein, biểu tượng của tinh thần
dân tộc Arabia dám thách thức Mỹ tại khu vực, bị sụp đổ nhanh chóng, cán cân lực lượng trong khu
vực thay đổi, có lợi nhiều cho Mỹ, Israel và đặt Palestine và nhiều nước cấp tiến khác trong khu vực ở
vào thế yếu, bị bao vây o ép bởi lực lượng Mỹ, Israel. Trên thực tế, toàn bộ vùng Trung Đông nằm
trong thế bao vây của tam giác Thổ Nhĩ Kỳ - Israel - Iraq và lực lượng Mỹ ở vùng Vịnh, Afghanistan,
Trung Á. Tình thế này tạo cho Tổng thống Mỹ G.W.Bush, thực hiện tham vọng “chuyển hóa” Trung
Đông. Các nước Nga, Pháp và Đức cũng mất đi con bài mặc cả quan trọng với Mỹ, ảnh hưởng ngoại
giao của các nước này bị thu hẹp lại.
KẾT LUẬN
Nước Mỹ là một lục địa bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới bởi Đại Tây Dương và Thái
Bình Dương. Vị trí địa lý đó đã tạo nên lối tư duy và cảm nhận biệt lập của người Mỹ trong một thời
gian dài. Với học thuyết Monroe năm 1823, người Mỹ tự cho mình là những người bảo vệ châu Mỹ
chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu. Chậm nhất là vào năm 1865, ngay sau khi kết thúc nội chiến,
người Mỹ đã đạt được một cấp độ an ninh mà hầu hết các nước trong mọi thời đại gần như không thể
tưởng tượng nổi: nước Mỹ được ngăn cách khỏi những kẻ thù tiềm tàng ở phía Đông và phía Tây bởi
khu vực đại dương sâu rộng, còn ở khu vực biên giới phía Bắc và phía Nam là các quốc gia Canada và
Mexico mà cho đến nay vẫn là các quốc gia thân thiện. Được đại dương bảo vệ, nước Mỹ có thể phát
triển trong điều kiện hòa bình. Khi nước Mỹ tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nó đã có
được một tiềm năng công nghiệp vững mạnh và khi người Mỹ tự nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới,
ưu thế của họ so với tất cả các nước khác là không thể sánh kịp.
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ lại từ bỏ chủ nghĩa biệt lập, dấn sâu vào những
cuộc can thiệp về mặt chính trị và quân sự ra bên ngoài phạm vi vùng biển bảo vệ của họ? Câu trả lời
là đại dương đã không còn bảo vệ được họ nữa hoặc là họ cảm thấy như vậy. Khi cuộc chiến tranh thế
giới thứ hai bắt đầu nổ ra, đa số nguời Mỹ phản đối sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến. Nhưng thái độ
đó dần thay đổi sau khi phe Trục giành được chiến thắng ban đầu. Châu Âu dưới sự cai trị của nước
Đức và Viễn Đông dưới sự cai trị của Nhật Bản đồng nghĩa với việc chấm dứt thương mại thế giới tự
do và dẫn tới sự đe dọa đối với chính nền móng của nước Mỹ. Như lời Tổng thống Roosevelt đã nói,
biển cả có thể làm thành những xa lộ cho phe Trục tấn công nước Mỹ. Khi quân Nhật tấn công Trân
Châu Cảng, Mỹ đã bắt đầu tham chiến mà thực ra nó đã có sự chuẩn bị nội bộ từ lâu cho cuộc chiến
này.
Sau khi chiến thắng phát xít và vào lúc Mỹ vẫn chưa kịp rút quân về nước, Stalin đã đặt ra một
mối đe dọa mới cho Mỹ: sự hình thành một châu Âu cộng sản xa cách với nền thương mại thế giới tự
do, một châu Âu có thể tạo cho Liên Xô có đủ sức mạnh để đe dọa ngay cả Mỹ. Kết quả là Mỹ đã cam
kết bảo đảm cho Tây Âu có một nền phòng thủ dài hạn bằng cách lập ra tổ chức NATO. Mỹ đã ràng
buộc Tân thế giới (tức châu Mỹ) với Cựu thế giới (tức châu Âu) và đồng thời còn cam kết bảo vệ cả
Nhật Bản. Đến năm 1950, Mỹ đã thoát ra khỏi lập trường biệt lập nổi tiếng của nó, một chính sách đã
cho phép nó giữ thái độ dửng dưng trong suốt một thế kỷ rưỡi trước những sự kiện không tác động
trực tiếp đến nó.
Theo quan điểm của Mỹ, mối nguy hiểm bắt đầu có quy mô toàn cầu sau khi Mao Trạch Đông
tuyên bố theo phe XHCN, sau khi Kim Nhật Thành bất ngờ tấn công Nam Triều Tiên và sau khi nước
Pháp thất bại trong việc đối phó với Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Giờ đây Mỹ chỉ có thể chống lại chủ
nghĩa cộng sản thế giới trên toàn cầu. Nó bắt đầu phái các tàu chiến đi khắp nơi, thiết lập các căn cứ
quân sự và tham gia các liên minh không chỉ ở châu Âu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Vũ khí
nguyên tử trở thành một công cụ cần thiết cho sự sống còn, bởi vì đại dương không còn có thể bảo vệ
được Mỹ chống lại tên lửa vượt đại châu của Liên Xô, hơn nữa, thậm chí đại dương còn trở thành
những xa lộ cho tàu ngầm mang tên lửa. Cuộc đấu tranh chống lại Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông và
Nhật Bản đã đưa người Mỹ đến châu Âu và Đông Á, chẳng bao lâu, do bị hết nỗ lực kiềm chế này đến
nỗ lực kiềm chế khác thôi thúc, người Mỹ đã rải quân bao quanh khắp cả địa cầu. Người Mỹ thấy
mình bị sa vào một vị trí địa lý và chính trị mà ban đầu họ không muốn, nhưng đến lúc đó họ đã vui
mừng chấp nhận và kiên quyết duy trì. Nước Mỹ không phải là kẻ chinh phục thế giới và cũng không
phải là cường quốc thế giới bất đắc dĩ. Người Mỹ hành động với một niềm tin vững chắc rằng đất
nước họ có một sứ mạng thế giới: Nếu một việc gì có lợi cho nước Mỹ thì nó cũng có lợi cho toàn thế
giới.
Henry Kissinger cho rằng: “Dưới góc độ địa-chính trị, nước Mỹ chỉ là một hòn đảo trên bờ của
lục địa Á - Âu”. Từ thời cận đại đến nay, các nhà địa-chính trị và chiến lược phương Tây đều đưa ra
lập luận cho rằng, nếu làm chủ được lục địa Á - Âu là có thể trở thành bá chủ thế giới. Như vậy, về
mặt địa lý, nằm ở Tây bán cầu, nếu muốn làm bá chủ thế giới, bắt buộc Mỹ phải khống chế và giữ
được vai trò chủ đạo ở lục địa này. Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ đã vượt qua đại dương để có mặt ở lục địa
Á - Âu và cũng từ đó Mỹ bắt đầu vai trò cường quyền trên thế giới, bắt đầu con đường “chủ nghĩa
toàn cầu”. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã xây dựng một hệ thống phòng thủ bao quanh Liên
Xô, nhằm ngăn chặn khả năng mở rộng sức mạnh ảnh hưởng của Liên Xô sang các khu vực chung
quanh. Vì vậy đã xảy ra cuộc tranh giành quyền lực Xô - Mỹ. Từ đó Mỹ đã hình thành một chiến lược
quan trọng khác là ngăn chặn bất kỳ nước lớn hoặc một liên minh nào khác ở châu Âu có khả năng
vươn lên loại bỏ hoặc đe dọa gạt Mỹ ra khỏi lục địa Âu - Á. Mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ là Nga
và Trung Quốc, liên minh Nga - châu Âu (gồm Nga - Đức hoặc Nga - Pháp) [7, tr.20].
Trên thực tế, sau Chiến tranh lạnh, để duy trì vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới, Mỹ đã
cải tạo, củng cố và mở rộng hệ thống đồng minh thời kỳ Chiến tranh lạnh để tăng cường bảo vệ sự tồn
tại mang tính chiến lược của vành đai xung quanh lục địa Á - Âu, tạo nên một thế chiến lược tiến - lui
đều thuận lợi đối với Mỹ, ngăn chặn sự nổi lên của bất kỳ quốc gia hay liên minh nào có thể thách
thức vai trò của Mỹ, từ đó duy trì trật tự thế giới đơn cực - trật tự đế quốc kiểu mới do Mỹ làm bá chủ.
Khi quyền lực không còn bị hạn chế bởi một quyền lực đối địch thì chính trị quyền lực và ý
thức về quyền lực của mình sẽ đạt tới đỉnh cao nhất của nó. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành
cường quốc thế giới duy nhất, không còn bị bất cứ ai gây nguy hiểm thực sự, với vị trí vượt trội so với
tất cả, gần như lúc nào cũng mạnh hơn trong tất cả các mối quan hệ, bị nhiều nước căm ghét và cũng
được nhiều nước yêu cầu bảo vệ, thậm chí cả những nước đồng minh ít thân thiện hơn bình thường,
nhưng nó chỉ phải chịu trách nhiệm với chính mình. Cường quốc thế giới không có đối thủ phải lo chủ
yếu đến việc làm thế nào để không có bất cứ một đối thủ tương lai nào xuất hiện. Vì vậy, nó đặt niềm
tin vào các nước cộng hòa Xô viết cũ, đặc biệt là Ukraina, để kiềm chế nước Nga; nó thâm nhập về
mặt kinh tế vào những khu vực giàu dầu mỏ ở Trung Á, nơi nó ủng hộ những lợi ích không phải của
nước Nga. Nó đặt giới hạn cho nước Nga ở phương Tây và mở rộng thế lực của mình ở châu Âu bằng
cách nhìn nhận các nước đồng minh cũ của Liên Xô vào NATO. Nó duy trì lập trường chính trị và
quân sự của nó chống lại Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc, và nó được hưởng lợi từ một điều là
nói chung phần lớn những nước ở khu vực này đều muốn sự có mặt của nó vì nghĩ rằng điều này sẽ
giúp tạo ra sự ổn định. Trước ngày 11/9/2001, sức mạnh cũng đã trở thành một phương tiện để đạt
được mục đích thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ. Tất cả những điều nói trên dường như đã thay
đổi phần nào kể từ sau vụ tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001. Để tìm ra và trừng phạt những kẻ
dính líu vào vụ tấn công đó và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố, Mỹ đã tìm kiếm sự ủng hộ của các
nước đồng minh cũng như các nước khác trên thế giới. Kết quả là, thế giới được chứng kiến một nước
Mỹ có thái độ hòa giải hơn. Mỹ tìm kiếm sự thông cảm, xem xét đến những quyền lợi và những mối
quan tâm của Nga và Trung Quốc, và Mỹ không ngừng trấn an thế giới Hồi giáo rằng Mỹ không chiến
đấu chống lại tôn giáo của họ mà chỉ chống lại những kẻ khủng bố. Ngay cả quyền hành của Liên hợp
quốc, cái mà trước đây Washington phớt lờ, nay cũng được bàn bạc cho ý kiến. Tuy nhiên, bất kể tác
động khủng khiếp và đáng sợ của nó, chủ nghĩa khủng bố không có đủ sức mạnh để làm thay đổi thói
quen của quốc gia hàng đầu thế giới hoặc thay đổi sự hiểu biết của quốc gia này về các quyền lợi do vị
trí bá quyền mang lại. Mỹ sẽ vẫn tiếp tục sử dụng và chứng minh ưu thế của mình. Mỹ không chấp
nhận bất cứ ai là người ngang hàng và nhanh chóng gọi những người đi theo Mỹ là bạn. Mỹ không
còn biết đến bất cứ một kẻ thù nào, mà đối với họ chỉ còn có những người nổi loạn, những kẻ khủng
bố và những quốc gia lưu manh. Họ không còn phải chiến đấu nữa mà chỉ có trừng phạt. Họ không
còn tiến hành chiến tranh nữa mà chỉ là thiết lập hòa bình. Ngày nay, người Mỹ đã Mỹ hóa một phần
lớn thế giới và họ đang cố Mỹ hóa phần còn lại của thế giới. Mỹ trở thành một cường quốc thế giới
không chỉ vì nó có thể với tới bất cứ nơi nào trên thế giới về mặt quân sự mà còn vì các sản phẩm văn
hóa đại chúng của nó.
Chiến lược thế kỷ XXI của Mỹ mang đậm màu sắc “chủ nghĩa một cực” với việc tiếp tục có lực
lượng quân sự mạnh để duy trì vị trí siêu cường duy nhất và ngăn chặn sự xuất hiện của một nước
hoặc một nhóm nước bá quyền có thể thách thức Mỹ ở đại lục Á - Âu, Đại Tây Dương hay Thái Bình
Dương. Đối với khu vực châu Á, chiến lược thế kỷ XXI của Mỹ còn kèm thêm nguyên tắc lý luận
“mở cửa” và “cây gậy” [41, tr.361].
Bản chất chiến lược thế kỷ XXI của Mỹ là chiến lược “hai đầu Á - Âu” với:
- Đồng minh quân sự ở hai đầu Âu - Á (NATO ở châu Âu và an ninh Nhật - Mỹ ở châu Á).
- Mỹ “thu hẹp không gian chiến lược của Nga” ở châu Âu và “hình thành thị trường châu Âu
rộng lớn không có Nga” bằng việc đầu tư vốn của Mỹ.
- Ngăn chặn trước không cho Trung Quốc và Nhật Bản có thể mở rộng không gian chiến lược ở
châu Á bằng việc “trói buộc Nhật Bản” và “kiềm chế Trung Quốc”.
- Mỹ đi vào toàn bộ đại lục Á - Âu qua việc duy trì quyền chủ đạo ở châu Á. [42, tr.229-230]
Nhìn từ phía Mỹ, củng cố quan hệ đồng minh thời kỳ Chiến tranh lạnh như với châu Âu, Nhật
Bản và việc thiết lập quan hệ với các nước “chuyển đổi loại hình” như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là hai
trụ cột lớn của chiến lược toàn cầu của Mỹ thế kỷ XXI, chức năng tuy khác nhau song vị trí quan
trọng như nhau. Theo ý nghĩa đó, “quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng” Mỹ - Trung, “quan
hệ đối tác hòa bình” NATO - Nga và “quan hệ đối tác kiểu mới” Mỹ - Ấn đều chỉ mang ý nghĩa cần
phải có trong bố cục chiến lược toàn cầu của Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chung can dự và lãnh đạo thế
giới. [...] Mọi việc làm của Mỹ bao giờ cũng xuất phát từ góc độ toàn cầu và lợi ích quốc gia của Mỹ.
Mỹ lấy phương châm “không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” để làm cơ sở phán quyết
bạn - thù. Mỹ có thể làm tất cả vì lợi ích của mình và không làm bất cứ gì nằm ngoài lợi ích đó [40,
tr.155,237].
Nhưng cường quốc thế giới sẽ không thể cứ vĩnh viễn là cường quốc thế giới. Có ba lý do
khiến cho nó có thể suy vong: có các quốc gia mới hoặc các liên minh quốc gia trở nên mạnh hơn so
với nó; có sự bành trướng thế lực riêng của nó một cách quá mức và có sự suy thoái bên trong của
cường quốc thế giới đó. Tuy nhiên, ít nhất là trong vòng hai hoặc ba thập niên tới sẽ không có một
cường quốc duy nhất nào hoặc một liên minh cường quốc nào có thể đe dọa vị trí đế quốc của Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ vẫn có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới, sức sáng tạo khoa học kỹ thuật của Mỹ vẫn
giữ vị trí hàng đầu. Về quân sự, Mỹ vượt xa các nước lớn khác như Nga, Trung Quốc. Mỹ là nước duy
nhất có khả năng triển khai lực lượng ra toàn cầu. Mỹ nắm giữ vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài
chính, thương mại thế giới như IMF, WTO, WB... Mỹ cũng là nước lãnh đạo khối liên minh an ninh
quân sự xuyên Đại Tây Dương, NATO và qua đó duy trì sự phụ thuộc của các nước Tây Âu vào Mỹ
về mặt chính trị và quân sự. Ở Châu Á, hệ thống San Fransico do Mỹ thành lập từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay vẫn được duy trì và củng cố. Như vậy, có thể thấy rằng Mỹ có mục tiêu, ý đồ và biện
pháp cụ thể để thiết lập thế một cực, lãnh đạo và xây dựng thế giới theo mô hình phát triển của Mỹ cả
về kinh tế, chính trị lẫn các giá trị dân chủ và quyền con người. Chỉ có Trung Quốc là có khả năng, có
tham vọng và có ước muốn hiện đại hóa cần thiết để thách thức vị trí đứng đầu thế giới của Mỹ -
nhưng chỉ khi nào Trung Quốc khắc phục trước hết được những khó khăn nội bộ to lớn của nó. Mối
nguy hiểm đối với Mỹ nằm ở sự suy giảm sức mạnh riêng của nó hơn là ở việc gia tăng sức mạnh của
các quốc gia khác. Tạm thời cuộc chiến chống khủng bố đã mở rộng quyền lực của Mỹ nhưng về lâu
dài nó cũng có thể làm suy yếu Mỹ. Việc duy trì một ngân sách quốc phòng khổng lồ để đảm bảo cho
ưu thế quân sự, cộng với một cuộc đấu tranh đa mặt trận trên toàn cầu có nguy cơ làm gia tăng cả số
lượng kẻ thù lẫn thái độ kiên quyết của kẻ thù, có thể trở thành một thách thức quá lớn ngay cả đối với
một đất nước giàu mạnh như Mỹ. Sự bành trướng quá mức là một mối nguy hiểm và sự cạn kiệt
nguồn lực cũng là một mối nguy hiểm.
Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng
thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn thế giới phát triển theo chiều hướng đa cực nên ra sức
điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới
mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Tuy là siêu
cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh lạnh, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến Mỹ không phát huy
được sức mạnh của mình để lãnh đạo thế giới hay đưa thế giới đi theo một trật tự mong muốn. Một là
tuy sức mạnh quân sự Mỹ là vô địch song sau Chiến tranh lạnh nó không thể được sử dụng để giải
quyết các vấn đề thế giới. Hai là tính độc lập tự chủ của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh rất cao,
họ không dễ gì chấp nhận sự áp đặt của Mỹ, không chỉ các nước lớn như Trung Quốc, Nga, châu Âu
mà ngay cả các nước đang phát triển. Ba là về mặt kinh tế Mỹ không còn mạnh như hồi sau chiến tranh
thế giới thứ hai để tài trợ cho vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trước sự suy yếu về kinh tế, nhân dân
Mỹ có xu hướng muốn chính quyền Mỹ chú ý hơn đến các vấn đề trong nước vì đối với họ mối đe dọa
của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nay không còn nữa. Mặt khác cũng cần phải thấy rằng với sức
mạnh của mình, tiếng nói của Mỹ vẫn còn tiếp tục có trọng lượng trên trường quốc tế. Tuy không còn
đủ sức một mình giải quyết công việc thế giới và không thể tẩy chay không can dự vào những vấn đề
diễn ra không hoàn toàn theo ý mình nhưng một số vấn đề phức tạp trên thế giới sẽ không thể giải
quyết được nếu không có sự tham gia của Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2004), “Đông Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, (11),
tr.9-13.
2. Từ Thiên Ân, Lương Chí Minh chủ biên; Phong Đảo dịch (2002), Lịch sử thế giới, Nxb Tp. Hồ Chí
Minh.
3. Phi Bằng (2001), Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Nxb Trẻ, Tp. HCM.
4. Ngô Xuân Bình (1995), Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
5. Brzezinski Z., Lê Phương Thúy dịch (1999), Bàn cờ lớn (The Grand Chessboard), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Châu (2004), “Quan hệ Nga - Mỹ và ảnh hưởng của nó”, Nghiên cứu châu Âu, (4), tr.42-48.
7. Hồ Châu (2005), “Chiến lược Á - Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh nhìn từ góc độ địa - chính trị”,
Nghiên cứu châu Âu, (1), tr.19-26.
8. Hồ Châu (2007), “Quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn hiện nay”, Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.35-41.
9. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa: Sách tham khảo, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Huy Cố (Chủ biên) (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Phạm Cao Cường (2005), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện ngày
11-9”, Châu Mỹ ngày nay, (6), tr.23-40.
12. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Tác động của sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đến
Đông Nam Á”, Nghiên cứu Đông Nam Á, (6), tr.17-23.
13. Nguyễn Hoàng Giáp (2007), “Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu”,
Châu Mỹ ngày nay, (3), tr.33-43.
14. Hoàng Giáp, Hồ Châu (1999), “Khoa học Địa chính trị trong thời đại ngày nay”, Thông tin khoa
học xã hội, (8), tr 7-14.
15. Guardia A.L. (2006), Cuộc chiến không kết thúc - Người Israel & Palestine trong cuộc chiến
giành vùng đất hứa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên) (2001), Nhật Bản - những biến đổi chủ yếu về chính trị trong
những năm 1990 và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong Chiến tranh lạnh (1949-1991),
Đại học Sư phạm TP. HCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.
18. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II
đến cuối Chiến tranh lạnh (1945-1991), Đại học Sư phạm TP. HCM, Tài liệu lưu hành nội
bộ.
19. Lê Phụng Hoàng (2007), Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II, tập 1, Đại học Sư
phạm TP. HCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.
20. Vũ Dương Huân (Chủ biên) (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Kim Huệ (2007), “Bộ tư lệnh Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) và an ninh châu Phi”, Nghiên cứu
Châu Phi & Trung Đông, (8), tr.53-60.
22. Nguyễn Quốc Hùng (2008), “An ninh khu vực Đông Á: nhìn lại lịch sử và hiện tại”, Nghiên cứu
Đông Nam Á, (2), tr.3-9.
23. Hungtington Samuel, Nguyễn Phương Sửu dịch (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb
Lao động, Hà Nội.
24. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga - Mỹ sau Chiến tranh lạnh: Sách tham khảo, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
25. Hà Mỹ Hương (2006), “Quan hệ giữa các nước lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương: một vài
phân tích và dự báo”, Cộng sản, (10), tr.68-72.
26. Hà Mỹ Hương (2007), “Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh”,
Nghiên cứu quốc tế, (1), tr.73-82.
27. Hà Mỹ Hương (2007), “An ninh Đông Nam Á trong chiến lược của Mỹ”, Cộng sản, (17), tr.108-
111.
28. Jentleson Bruce W., Linh Lan, Yên Hương, Diệu Hương...dịch (2004), Chính sách đối ngoại Hoa
Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Kagan R. (2005), Mỹ - EU trong trật tự thế giới mới, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
30. Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều, Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực, chuyên
khảo, Nxb Thế giới, Hà Nội.
31. Trần Khánh (2006), “Môi trường địa-chính trị Đông Nam Á với hội nhập Việt Nam - ASEAN”,
Cộng sản, (16), tr.64-68.
32. Trần Bá Khoa (1999), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Bá Khoa (2006), “An ninh Đông Bắc Á: biến động, thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, (1), tr.17-22.
34. Trần Bá Khoa (2007), “Động hướng mới trên bàn cờ chiến lược thế giới”, Cộng sản, (778), tr.116-
119.
35. Hồ Bất Khuất (2006), “Trung Cận Đông, dầu mỏ, hạt nhân và an ninh năng lượng toàn cầu”, Cộng
sản, (7), tr.78-80.
36. Lê Linh Lan (2005), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Lan (2007), Nhân tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với khu
vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Vũ Hồng Lâm (2005), “Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (42),
tr.18-20.
39. Ngô Mạnh Lân (2006), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tình hình Trung Đông”, Cộng sản, (4),
tr.76-80.
40. Nguyễn Văn Lập (2001), Quan hệ Trung Mỹ có gì mới ?, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11/9 (Sự chuyển hướng đồng loạt trong chính sách),
Nxb Thông tấn, Hà Nội.
42. Nguyễn Văn Lập (2002), Quan hệ Nga - Mỹ: vừa là đối tác vừa là đối thủ, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
43. Thái Văn Long (2007), “Chính sách an ninh của một số nước lớn đối với Châu Á - Thái Bình
Dương những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Khoa học Chính trị, (5), tr.69-78.
44. Thái Văn Long (2007), “Sự điều chỉnh và những định hướng trong chiến lược Trung Đông của Mỹ
hiện nay”, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, (8), tr.16-20.
45. Nguyễn Đình Luân (1997), “Đôi nét về Địa - chính trị ở châu Á sau Chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu
quốc tế, (17), tr.18-21.
46. Nguyễn Đình Luân (2003), “Tìm hiểu logic địa - chính trị trong chiến lược đối ngoại của Mỹ sau
Chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu quốc tế, (2), tr.25-37.
47. Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (2000), “Khái quát lịch sử phát triển tư tưởng địa - chính
trị thế giới”, Khoa học Chính trị, (2), tr.13-16.
48. McCormich T.J., Thùy Dương dịch (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
trong và sau Chiến tranh lạnh: Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Võ Hải Minh (2006), “Lợi ích quốc gia - nền tảng trong quá trình hoạch định chiến lược an ninh
quốc gia Hoa Kỳ”, Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, (12), tr.35-46.
50. Nguyễn Thu Mỹ (2007), “Môi trường an ninh Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI”, Nghiên cứu
Đông Nam Á, (6), tr.20-31.
51. Lê Văn Mỹ (2006), “Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao và quan hệ Mỹ - Trung - Nga sau sự kiện
11/9/2001”, Nghiên cứu châu Âu, (2), tr.29-36.
52. Lê Văn Mỹ (2007), “Vai trò của Trung Quốc và Mỹ với việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán
đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, (3), tr.28-34.
53. Đào Huy Ngọc (chủ biên) (1995), Liên minh châu Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Pham J. Peter (2006), “Lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và tầm quan trọng chiến lược của Châu Phi”,
Châu Mỹ ngày nay, (6), tr.35-37.
55. Trần Anh Phương (Chủ biên) (2007), Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Trần Anh Phương (2008), “Các quan hệ quốc tế trọng yếu tại khu vực Đông Bắc Á”, Nghiên cứu
Đông Bắc Á, (1), tr.11-24.
57. Đỗ Trọng Quang (2006), “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước và sau vụ khủng bố 11/9”,
Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.45-51.
58. Đỗ Trọng Quang (2006), “Quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước châu Mỹ La tinh”, Châu Mỹ ngày
nay, (12), tr 28-34.
59. Đỗ Trọng Quang (2007), “Quan hệ Hoa Kỳ - Iran trong nửa thế kỷ”, Châu Mỹ ngày nay, (3), tr.23-
32.
60. Ripley R.B., Lindsay J.M. (Chủ biên); Người dịch: Trần Văn Tụy (2002), Chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Sbirdsall S., Florin J. (1999), Nguyễn Thị Thanh Hương dịch, Khái quát về địa lý Mỹ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
62. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và Thế giới trong 25 năm tới
(1996 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Nguyễn Anh Thái chủ biên, Đỗ Thanh Bình, Đặng Thanh Toán, Trần Thị Vinh (1998), Lịch sử thế
giới hiện đại từ 1945-1995, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
64. Thông tấn xã Việt Nam (2002), Cuộc xung đột Israel & Arabia, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
65. Thông tấn xã Việt Nam (2002), Mỹ - Iraq: cuộc đối đầu hai thế kỷ, cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ
hai, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
66. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nóng bỏng bán đảo Triều Tiên, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
67. Thông tấn xã Việt Nam, “Vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa có lời giải”, ngày 10/1/2006.
68. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 2/11/2006.
69. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 14/4/2006.
70. Lê Đình Tĩnh (2005), “Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay”, Nghiên cứu quốc tế, (1), tr.63-72.
71. Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn (2002), Lịch sử Trung Cận Đông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
72. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2007), “Chính quyền Bush và những thách thức từ Đông Bắc Á”,
Nghiên cứu Quốc tế, (2), tr.61-73.
73. Trương Thị Thủy (2003), Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
74. Lại Văn Toàn (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu: vấn đề và cách tiếp cận, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Vũ Tung (2008), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh”, Châu Mỹ ngày nay,
(4), tr.40-48.
76. Đặng Cẩm Tú (2005), “Cuộc chiến I-rắc và an ninh Đông Á: Thách thức và triển vọng”, Nghiên
cứu quốc tế, (1), tr.53-62.
77. Tuareno M., Nguyễn Văn Hiến dịch (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Tạ Minh Tuấn (2004), “Chính sách Trung Đông của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001”, Nghiên cứu quốc
tế, (4), tr.39-48.
79. Viện Thông tin KHXH (2001), Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh - Phân tích và dự báo, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội .
80. Viện Thông tin KHXH (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Yahuda M, Văn Khánh biên dịch (2006), Các vấn đề chính trị quốc tế ở châu Á - Thái Bình
Dương, Nxb Văn học, Tp. HCM.
Tiếng Anh
82. Agnew J. (1998), Geopolitics: Re-Visioning World Politics, Routledge, New York.
83. Burnham J. (1947), The Struggle for the World, The John Day Company, Inc., New York.
84. Dobbins J.F. (2003), America’s Role in Nation-building: From Germany to Iraq, Rand
Corporation, Santa Monica, Californie.
85. Foster J.B. (2006), “The New Geopolitics of Empire”, Monthly Review, 57(8), pp.1-5.
86. Gray C.S. (1977), The Geopolitics of the Nuclear Era: Heartland, Rimlands, and the
Technological Revolution, Crane, Russak & Company, New York.
87. Mackinder H. (1919), Democratic Ideals and Reality, Henry Holt and Co., New York.
88. Parker G., Geopolitics - past, present and future, Pinter, London.
89. Short J.R. (1993), An Introduction to Political Geography, Routledge, New York.
90. Spykman N.J. (1942), America’s Strategy in World Politics, Harcourt, Brace, and Co.,New York.
91. Spykman N.J. (1944), The Geography of the Peace, Harcourt, Brace and Company, New York.
92. The National Security Strategy of the United States of
America, September 2002.
The National Security Strategy of the United States of
America, March 2006.
PHỤ LỤC
Alfred Thayer Mahan Halford Mackinder Alexander de Seversky
Hình 1: Các nhà tư tưởng địa-chính trị
Nguồn:
Hình 2: Sự giành giật giữa Tân Thế giới và Vùng trung tâm để giành lấy Vùng rìa của Nicholas
Spykman
Nguồn:
Hình 3: Bản đồ nước Mỹ
Nguồn:
Hình 4: Sự mở rộng về phía Đông của NATO
Nguồn:
Hình 5: Tranh chấp lãnh thổ giữa Israel và Palestine
Nguồn:
Hình 6: Tổng thống Mỹ Bush (giữa) và Thủ tướng IsraelOlmert (trái) và nhà lãnh đạo Palestine
Abbas tại Hội nghị Hòa bình Trung Đông ở Annapolis.
Nguồn:
Hình 7: Chiến trường Trung Đông
Nguồn:
Hình 8: Dầu mỏ và sự hiện diện quân đội Mỹ ở vùng Caspian và Trung Đông
Nguồn:
Hình 9: Bản đồ Kosovo
Nguồn:
Hình 10: Bản đồ chương trình hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên
Nguồn:
Hình 11: Đại diện các quốc gia tham gia đàm phán 6 bên ( Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,
Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên) về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (ngày 3/10/2007)
Nguồn:
Hình 12: Bản đồ dầu mỏ Iran
Nguồn:
Hình 13: Chương trình hạt nhân của Iran
Nguồn:
Hình 14: Vị trí quan trọng của Afghanistan trong đường ống dẫn dầu và khí đốt từ biển Caspi qua
Turkmenistan, Afghanistan và Pakistan đến Ấn Độ và biển Arab
Nguồn: /images/Afghan_oil_pipeline.jpg
Hình 15: Bản đồ dầu mỏ Iraq
Nguồn:
Hình 16: Những nguồn cung cấp dầu của Mỹ
Nguồn:
Hình 17: Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên thế giới
Nguồn:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVLSLSTG005.pdf